You are on page 1of 43

CHƯƠNG 1.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN


1.1. Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm Quản lý Nhà nước về thương mại:
- Quản lý Nhà nước về thương mại là sụ tác động có định hướng,có tổ chức của hệ thống
cơ quan quản lý trên tầm vĩ mô về thương mại các cấp đến hệ thống bị quản lý thống qua
việc sử dụng các công cụ và chính sách quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra trong điều
kiện môi trường xác định
Khái niệm về xuất khẩu gạo:
-Xuất khẩu là việc đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào các khu
vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy
định của pháp luật
- Xuất khẩu gạo là việc gạo được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào các khu
vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy
định của pháp luật
1.2. Nội dung của Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu:
1. Ban hành và thực thi pháp luật liên quan đến xuất nhập khẩu gạo:
Ngày 15/8/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất
khẩu gạo, nghị định có hiệu lực từ 1/10/2018
Theo nghị định trên, thương nhân sẽ tự kê khai hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận, tự
chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã kê khai, về các giấy tờ, tài liệu trong hồ
sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận và việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
quy định nêu trên.
Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ
quan liên quan tổ chức hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, sát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng
điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn của thương nhân sau khi thương nhân
được cấp Giấy chứng nhận.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, Sở Công Thương báo
cáo Bộ Công Thương kết quả kiểm tra bằng văn bản, đề xuất biện pháp xử lý vi phạm
(nếu có) và gửi kèm theo biên bản kiểm tra.
Theo kế hoạch định kỳ hàng năm hoặc đột xuất, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với
các cơ quan liên quan kiểm tra công tác hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, sát, chế biến thóc,
gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn của thương nhân sau khi
thương nhân được cấp Giấy chứng nhận và việc duy trì đáp ứng các điều kiện kinh doanh
xuất khẩu gạo của thương nhân.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình về xuất khẩu gạo
Căn cứ định hướng về xuất khẩu gạo (XKG), xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, đề
án về XKG cho từng thời kỳ.
Kế hoạch về XKG là việc cụ thể hóa các mục tiêu mà nhà nước đã đề ra về XKG. Kế
hoạch thường là trung hạn (3-5 năm) hoặc kế hoạch hàng năm.
Kế hoạch trung hạn là việc xác định hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản của hoạt động
XKG, các chính sách phân bổ nguồn lực, vốn cho các chương trình, dự án về XKG. Nội
dng của các kế hoạch trung hạn bao gồm xác định nhiệm vụ tổng quát, các mục tiêu, chỉ
tiêu XKG, xác định các chương trình cho XKG,..
Kế hoạch hàng năm về XKG là việc cụ thể hóa kế hoạch trung hạn nhằm thực hiện kế
hoạch trung hạn, là cơ sở để chỉ đọa và điều hành các hoạt động XKG trong năm. Nội
dung của kế hoạch hàng năm bao gồm xác định các chỉ tiêu về số lượng, cơ cấu XKG
từng thị trường, từng ngành nghề, dự toán phân bổ kinh phí, phân công, phân cấp thực
hiện.
Nghiên cứu nguồn cung gạo trong nước và nhu cầu tiệp nhận gạo của các nước để xác
định chiến lược, định hướng kế hoạch phát triển hoạt động đưa gạo ra nước ngoài nói
chung và cho từng khu vực, từng nước nói riêng.
3. Xây dựng và ban hành các chính sách về xuất khẩu gạo
Chính sách về XKG là hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và các công cụ,
biện pháp thích hợp mà nhà nước sử udngj để điều chỉnh các hoạt động XKG của quốc
gia trong một thời kỳ nhất định phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của
quốc gia.
Chính sách về XKG bao gồm các nội dung: Chính sách về phát triển thị trường, chính
sách hỗ trợ rủi ro đối với các hợp đồng, chính sách hỗ trợ về tài chính và các chính sách
khác liên quan đến hoạt động XKG.
Để phát triển thị trường XKG, Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề hợp tác quốc tế, đàm
phán, ký kết các thỏa thuân quốc tế, điều ước quốc tế song phương và đa phương về vấn
đề XKG. Nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp về thông tin, tài chính, kết cấu hạ tầng
của thị trường lao động, thự hiện khảo sát thị trường lao động và tăng cường công tác
tuyên truyền về các thị trường XKG mới.
4. Thanh kiểm tra, giám sát hoạt động xuất khẩu gạo.
Thanh kiểm tra, giám sát hoạt động XKG có vai trò rất quan trọng trong QLNN về XKG,
nó giúp cơ quan QLNN đánh giá thực trạng tình hình thực hiện các quy định của Nhà
nước về XKG, trên cơ sở đó có những hướng dẫn, hỗ trợ, điều chỉnh, xử lý, khắc phục
kịp thời các vấn đề phát sinh nhằm đảm bảo thực hiện tốt và hiệu quả mục tiêu XKG đề
ra. Nội dung thanh kiểm tra, giám sát hoạt động XKG bao gồm kiểm tra, giám sát việc
thực hiện các quy định liên quan đến XKG; kiểm tra, giám sát sự tuân thủ về phân phối
lợi ích; sự tuân thủ về tài chính trong XKG,...
Trong quá trình thanh tra, kiểm tra nếu phát hiện doanh nghiệp có vi phạm thì doanh
nghiệp sẽ bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo và phạt tiền, trường hợp
gây hậu quả nghiêm trọng có thể áp dụng biện pháp phạt bổ sung như đình chỉ hoạt động
XKG hoặc thu hồi giấy phép.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN đối với hoạt động xuất khẩu gạo
- Việc ban hành các quy định hướng dẫn
Trong quá trình quản lý, các cơ quan QLNN về hoạt động xuất khẩu gạo cần thực hiện
nhiệm vụ ban hành văn bản, quy định hướng dẫn về xuất khẩu gạo, tạo cơ sở pháp lý thực
hiện hoạt động xuất khẩu. Việc xây dựng, ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản quy
phạm pháp luật và quy định hướng dẫn sẽ có tác động tích cực và mang lại hiệu quả cho
công tác quản lý.
- Bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động xuất khẩu gạo
Bộ máy quản lý là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLNN về hoạt động
xuất khẩu gạo. Việc tổ chức tốt bộ máy triển khai có tính quyết định đến việc thực thi và
hoàn thành các nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý đối với
lĩnh vực này.
- Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ công chức
Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác QLNN về hoạt động xuất nhập khẩu là những
người trực tiếp tham gia xây dựng các văn bản pháp luật về hoạt động xuất khẩu gạo. Do
vậy, năng lực, trình độ của các cán bộ, công chức là một trong những yếu tố ảnh hưởng
đến việc xây dựng các văn bản pháp luật nói chung và QLNN đối với hoạt động xuất
khẩu gạo nói riêng. Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý đòi hỏi phải có tư
duy khoa học, kinh nghiệm thực tế và khả năng nghiên cứu và am hiểu các văn bản chính
sách pháp luật của Nhà nước.
- Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan để thực thi chính sách
Cơ chế phối hợp là phương thức tổ chức hoạt động của các cơ quan, tổ chức lại với nhau
để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao nhằm thực hiện mục tiêu chung. Trong
lĩnh vực QLNN về xuất khẩu gạo, cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý
các cấp có vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả quản lý, ảnh hưởng trực tiếp đến các
DN xuất khẩu là đối tượng quản lý và vừa là mục tiêu của quản lý.
- Quan hệ chính trị với nước ngoài
Việc ký kết các hiệp định thương mại với các nước nhìn chung sẽ giúp cho hoạt động
xuất khẩu nói chung dễ dàng hơn. Tuy nhiên sản phẩm khi xuất khẩu sang các thị trường
đó phải đảm bảo yêu cầu cao hơn về chất lượng. Vì vậy, QLNN về hoạt động xuất khẩu
gạo cần phải có những điều chỉnh phù hợp về các hoạt động quản lý, thanh tra kiểm tra
đảm bảo chất lượng sản phẩm xuất khẩu đạt tiêu chuẩn như cam kết.
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU GẠO CỦA EU
2.1. Khái quát chung về thị trường EU:
2.1.1. Thị trường EU
EU là một thị trường lớn và tiềm năng với 27 quốc gia thành viên và dân số trên 500 triệu
người. Trong thời gian qua, quan hệ thương mại Việt Nam - EU đã phát triển nhanh
chóng và Việt Nam luôn ở vị trí xuất siêu sang thị trường này. Đây là thị trường đòi hỏi
tiêu chuẩn rất cao và nếu thâm nhập thành công, hạt gạo Việt sẽ có một “bàn đạp” vững
chắc để tiến vào nhiều thị trường khác.
Thời gian qua, quan hệ thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU) phát triển nhanh
chóng và Việt Nam luôn xuất siêu sang thị trường này. Tuy nhiên, đây là thị trường đòi
hỏi nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn, kỹ thuật cao nhất thế giới. Đặc biệt,
với nông sản, thủy sản, EU không chỉ đòi hỏi tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm,
dư lượng hóa chất, mà còn chú trọng đến yếu tố môi trường, phát triển bền vững. Thêm
vào đó, thị trường này đang quen thuộc với các sản phẩm gạo của Thái Lan, Campuchia,
Myanmar...
Nguồn: Hiệp hội lương thực Việt Nam - VFA
Hình 1. Cơ cấu nhập khẩu gạo của EU theo chủng loại từ giai đoạn 2018 - 2019.

Các quốc gia mà EU nhập khẩu gạo nhiều nhất có thể kể đến như: Guyana, Cambodia,
India, Pakistan, Myanmar, Thailand. Như vậy, gạo Việt Nam khi xuất khẩu vào EU không
chỉ phải đối mặt mới yêu cầu khắt khe của thị trường về chất lượng mà còn phải cạnh
tranh với mặt hàng gạo của các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia mà thị trường EU
ưa chuộng hơn. Chính vì vậy, việc quản lý nhà nước về xuất khẩu gạo sang EU phải giúp
giải quyết được các thách thức và tạo cơ hội cho gạo Việt Nam tiếp cận mở rộng hơn với
thị trường EU.
2.1.2. Quy trình và thủ tục hải quan đối với mặt hàng gạo xuất khẩu sang thị trường
EU
Chính phủ ban hành nghị định 107/ 2018/ NĐ-CP Về kinh doanh xuất khẩu gạo theo đó
các điều kiện thủ tục về kinh doanh xuất khẩu gạo thay đổi khá nhiều.
Để hiểu rõ về thủ tục kinh doanh xuất khẩu gạo, người xuất khẩu cần đọc kỹ các văn bản
nghị định sau:
- Nghị định 109/ 2010/ NĐ-CP: Kinh doanh xuất khẩu gạo.
- Nghị định 107/ 2018/ NĐ-CP: Về Kinh doanh xuất khẩu gạo.
- Thông tư 30/2028/TT-BCT: Hướng dẫn Nghị định 107/ 2018/ NĐ-CP Về Kinh
doanh xuất khẩu gạo.
- Văn bản 02/VBHN-BCT (2018): Hợp nhất Thông tư về Kinh doanh xuất khẩu
gạo (44/2010/TT-BCT; 28/2017/TT-BCT).
Trong đó, trước khi xuất khẩu gạo, người xuất khẩu cần lưu ý hai vấn đề chính:
- Thứ nhất: Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
- Thứ hai: Đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo.
Sau khi đáp ứng đủ 2 điều kiện trên thì người xuất khẩu chỉ cần tổng hợp bộ
chứng từ và làm thủ tục hải quan.
Bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan - thủ tục xuất khẩu gạo gồm:
- Tờ khai hải quan; Hợp đồng; Invoice; Packing list; Bill of lading; C/O nếu có.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo hoặc là hợp đồng ủy
thác của công ty cần xuất và một công ty đã đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. -
Giấy đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo.
Thuế xuất khẩu đối với gạo là 0%.
2.2. Giới thiệu về hiệp định EVFTA
Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam (EVFTA) là một thỏa thuận
thương mại tự do giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU. EVFTA, cùng với Hiệp định
Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ
cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay.
Ngày 1/12/2015, EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán và đến ngày 1/2/2016 văn bản
hiệp định đã được công bố. Ngày 26/6/2018, EVFTA được tách làm hai Hiệp định, một là
Hiệp định Thương mại (EVFTA), và một là Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA); đồng thời
chính thức kết thúc quá trình rà soát pháp lý đối với Hiệp định EVFTA. Tháng 8/2018,
quá trình rà soát pháp lý đối với EVIPA cũng được hoàn tất.
Hai Hiệp định đã được ký kết vào 30/6/2019. Ngày 21/1/2020, Ủy ban Thương mại quốc
tế của Nghị viện châu Âu (INTA) thông qua Hiệp định, Nghị viện châu Âu ngày
12/2/2020 chính thức thông qua cả hai hiệp định.
Mốc thời gian:
- Tháng 12 năm 2015: Kết thúc đàm phán và bắt đầu rà soát pháp lý để chuẩn bị cho
việc ký kết Hiệp định.
- Tháng 6 năm 2017: Hoàn thành rà soát pháp lý ở cấp kỹ thuật.
- Tháng 9 năm 2017: EU chính thức đề nghị Việt Nam tách riêng nội dung bảo hộ
đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư (ISDS) ra
khỏi Hiệp định EVFTA thành một hiệp định riêng do phát sinh một số vấn đề mới
liên quan đến thẩm quyền phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do của EU hay
từng nước thành viên.
- Tháng 6 năm 2018: Việt Nam và EU đã chính thức thống nhất việc tách riêng
EVFTA thành hai hiệp định gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU
(EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA); chính thức kết thúc toàn bộ quá trình
rà soát pháp lý Hiệp định EVFTA; và thống nhất toàn bộ các nội dung của Hiệp
định IPA.
- Tháng 8 năm 2018: Hoàn tất rà soát pháp lý Hiệp định IPA.
- Ngày 17 tháng 10 năm 2018: Ủy ban châu Âu đã chính thức thông qua EVFTA và
IPA.
- Ngày 25 tháng 6 năm 2019: Hội đồng châu Âu đã phê duyệt cho phép ký Hiệp
định.
- Ngày 30 tháng 6 năm 2019: hai Hiệp định đã được ký kết.
- Ngày 12 tháng 2 năm 2020: Nghị viện châu Âu chính thức thông qua cả hai hiệp
định.
- Ngày 30 tháng 3 năm 2020: Hội đồng châu Âu thông qua Hiệp định EVFTA
- Ngày 8 tháng 6 năm 2020, Quốc Hội Việt Nam biểu quyết thông qua Hiệp định
này.
2.3. Các nội dung cam kết liên quan trong hiệp định EVFTA
2.3.1. Cam kết thuế quan
Trong Hiệp định Thương mại tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA), EU cam kết xóa bỏ
thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu lực đối với hàng hóa của Việt Nam thuộc 85,6% số
dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào
EU.
Trong vòng 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ 99,2% số dòng thuế
trong biểu thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU.
Đối với 0,3 % kim ngạch xuất khẩu còn lại (bao gồm: một số sản phẩm gạo, ngô ngọt,
tỏi, nấm, đường và các sản phẩm chứa hàm lượng đường cao, tinh bột sắn, cá ngừ đóng
hộp), EU cam kết mở cửa cho Việt Nam theo hạn ngạch thuế quan (TRQs) với thuế nhập
khẩu trong hạn ngạch là 0%.
Trong EVFTA, EU cam kết xóa bỏ thuế với các mặt hàng gạo của Việt Nam như sau:
• Đối với các sản phẩm từ gạo: đưa thuế suất về 0% sau 3 đến 5 năm.
• Tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm. Cam kết cắt 50% thuế ngay khi Hiệp định có hiệu
lực và xóa bỏ thuế dần đều sau 5 năm.
• Thông qua cơ chế hạn ngạch thuế quan, trong đó, lượng nhập khẩu trong hạn ngạch sẽ
được hưởng mức thuế suất 0%.
o EU dành cho Việt Nam tổng hạn ngạch là 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay
xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm).
o Áp dụng hạn ngạch thuế quan với 9 giống lúa thơm xuất khẩu sang EU, gồm: Jasmine
85, ST 5, ST 20, Nàng Hoa 9, VĐ 20, RVT, OM 4900, OM 5451 và Tài nguyên Chợ Đào.
o Các lô hàng gạo đáp ứng quy định hạn ngạch này cần đi kèm giấy chứng nhận đúng
chủng loại (authenticity certificate) được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
nêu rõ gạo thuộc một trong các loại gạo được nêu trên và bắt buộc cung cấp chứng từ
chứng nhận xuất xứ khi làm thủ tục hải quan. Chính phủ đã ban hành Nghị định số
103/2020/NĐ-CP ngày 04/9/2020 quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất
khẩu sang EU

Mặt hàng Mã HS Lượng hạn ngạch thuế


( Biểu thuế của EU ) quan
Gạo chưa xay xát 1006.10.21; 1006.10.23 20.000 tấn
1006.10.25; 1006.10.27
1006.10.92; 1006.10.94
1006.10.96; 1006.10.98
1006.20.11; 1006.20.13
1006.20.15; 1006.20.17
1006.20.92; 1006.20.94
1006.20.96; 1006.20.98
Gạo xay xát 1006.30.21; 1006.30.23 30.000 tấn
1006.30.25; 1006.30.27
1006.30.42; 1006.30.44
1006.30.46; 1006.30.48
1006.30.61; 1006.30.63
1006.30.65; 1006.30.98
1006.30.67; 1006.30.92
1006.30.94; 1006.30.96
Gạo thơm 1006.10.21; 1006.10.23 30.000 tấn
1006.10.25; 1006.10.27
1006.10.92; 1006.10.94
1006.10.96; 1006.10.98
1006.20.11; 1006.20.13
1006.20.15; 1006.20.17
1006.20.92; 1006.20.94
1006.20.96; 1006.20.98
1006.30.21; 1006.30.23
1006.30.25; 1006.30.27
1006.30.42; 1006.30.44
1006.30.46; 1006.30.48
1006.30.61; 1006.30.63
1006.30.65; 1006.30.67
1006.30.92; 1006.30.94
1006.30.96; 1006.30.98

Bảng hạn ngạch thuế quan đối với sản phẩm gạo của Việt Nam
Quy định áp đối với gạo trong hạn ngạch EVFTA nhập khẩu có nguồn gốc từ Việt Nam
có hiệu lực từ 1/1/2022. Khoản f, mục 3 Phụ lục I trong quy định này nêu rõ việc thực thi
hạn ngạch EU dành cho Việt Nam 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xát, 20.000
tấn gạo chưa xát và 30.000 tấn gạo thơm). Cụ thể:
- Đối với 20.000 tấn gạo chưa xay phân bổ như sau: 10 ngàn tấn phân bổ cho giai
đoạn từ 1/1- 31/3; 5 ngàn tấn phân bổ cho giai đoạn 1/4 đến 30/6 và 5 ngàn tấn
phân bổ cho giai đoạn 1/7 đến 30/9. Không phân bổ hạn ngạch cho giai đoạn 1/10
đến 31/12.
- Đối với 30.000 tấn gạo xát thường phân bổ như sau: 15 ngàn tấn phân bổ cho giai
đoạn từ 1/1- 31/3; 7,5 ngàn tấn phân bổ cho giai đoạn 1/4 đến 30/6 và 7,5 ngàn tấn
phân bổ cho giai đoạn 1/7 đến 30/9. Không phân bổ hạn ngạch cho giai đoạn 1/10
đến 31/12.
- Đối với 30.000 tấn gạo thơm (9 giống Jasmine 85, ST 5, ST 20, Nàng Hoa 9, VD
20, RVT, OM 4900, OM 5451, Tài nguyên Chợ Đào) phân bổ như sau: 15 ngàn
tấn phân bổ cho giai đoạn từ 1/1- 31/3; 7,5 ngàn tấn phân bổ cho giai đoạn 1/4 đến
30/6 và 7,5 ngàn tấn phân bổ cho giai đoạn 1/7 đến 30/9. Không phân bổ hạn
ngạch cho giai đoạn 1/10 đến 31/12. Việc đặt cọc bảo đảm thực thi giấy phép hạn
ngạch gạo là 30 Euro/tấn.
- Bên cạnh đó tại Quy định này (mục 12 Phụ lục I) phần D nêu về Giấy chứng nhận
chủng loại gạo thơm xuất khẩu vào EU. Mẫu giấy này đã được Việt Nam và EU
thống nhất và được Quy định tại Phụ lục VI của Nghị định 103/2020/NĐ-CP4
ngày 04/09/2020 của Chính phủ quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất
khẩu sang EU

2.3.2. Cam kết về quy tắc xuất xứ


Để được hưởng ưu đãi thuế quan EVFTA, hàng hóa phải đáp ứng được quy tắc
xuất xứ và thủ tục chứng nhận xuất xứ của EVFTA.
Cam kết về xuất xứ trong EVFTA đối với mặt hàng gạo được quy định tại Nghị định thư
1 – Quy định hàng hóa có xuất xứ và phương thức hợp tác quản lý hành chính. Nghị định
thư này gồm 2 phần nội dung chính:
• Phần lời văn: Bao gồm các nguyên tắc chung về quy tắc xuất xứ và thủ tục
chứng nhận xuất xứ và
• 08 Phụ lục: Bao gồm các cam kết chi tiết hoặc hướng dẫn cụ thể một số nội
dung liên quan ở phần Lời văn (mẫu Chứng nhận xuất xứ, các giải thích bổ
sung…). Trong đó có Phụ lục II – Danh mục công đoạn gia công và chế
biến – đây chính là Danh mục về quy tắc xuất xứ riêng cho từng nhóm hàng
hóa (trong đó có mặt hàng gạo).
Việt Nam hiện đã ban hành quy định hướng dẫn về việc thực hiện quy tắc xuất xứ hàng
hóa trong EVFTA tại Thông tư số 11/2020/TT-BCT5 ngày 15/06/2020. Trong EVFTA,
quy tắc xuất xứ đối với tất cả các sản phẩm gạo được quy định tại Chương 10, cụ thể như
sau:
• Để được hưởng các ưu đãi thuế quan theo EVFTA gạo phải có xuất xứ
thuần túy; Nguyên liệu là gạo dùng trong sản xuất thực phẩm phải có xuất
xứ thuần túy;
• Các chế phẩm từ gạo: không tái sản xuất lại từ các sản phẩm không xuất xứ
trong cùng nhóm với sản phẩm đầu ra, và tổng trọng lượng nguyên liệu gạo
≤ 20% trọng lượng sản phẩm.
2.3.3. Các cam kết liên quan đến SPS
Cam kết chung Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có một Hiệp định riêng về SPS
(tiếng Anh: Sanitary and Phytosanitary, viết tắt: SPS) với các nguyên tắc liên quan tới
quy trình và cách thức áp dụng các biện pháp SPS; đây là hiệp định về các biện pháp vệ
sinh và kiểm dịch động vật, được thỏa thuận bởi các thành viên của WTO. Các FTA nói
chung thường tiếp nối các nguyên tắc cơ bản của WTO về các biện pháp SPS, tái khẳng
định các cam kết của các bên trong WTO trong việc hạn chế sử dụng các biện pháp gây
cản trở thương mại này. Chương SPS của EVFTA bên cạnh việc nhấn mạnh trách nhiệm
bảo đảm tuân thủ các nghĩa vụ về SPS theo WTO, còn bổ sung thêm một số cam kết mới,
trong đó đặc biệt là việc thống nhất áp dụng các biện pháp SPS đối với hàng nhập khẩu từ
Bên kia với hàng nội địa và thống nhất về cơ quan có thẩm quyền quản lý SPS của Việt
Nam và EU. Các quy định này áp dụng chung đối với tất cả các sản phẩm liên quan,
trong đó có mặt hàng gạo.
Thống nhất về cơ quan có thẩm quyền về SPS của Việt Nam và EU:
Hiệp định EVFTA có một số cam kết xác định rõ phân quyền quản lý SPS ở mỗi
Bên như sau:
• Cơ quan quản lý SPS của Việt Nam
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm về các biện pháp SPS sau:
Đối với hàng xuất khẩu: thanh tra, kiểm dịch và phát hành giấy chứng nhận bảo đảm đáp
ứng các SPS của EU.
- Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, tùy thuộc vào
chức năng, nhiệm vụ của mình, chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm sử dụng cho
người bao gồm: Đối với hàng xuất khẩu, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận
• Cơ quan quản lý SPS của EU
- Đối với sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam: Mỗi nước thành viên EU chịu trách nhiệm
kiểm tra sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu với các điều kiện nhập khẩu của EU.
- Ủy ban châu Âu (cơ quan cấp Liên minh) chịu trách nhiệm về phối hợp chung, kiểm tra
/ thanh tra hệ thống kiểm soát và hệ thống pháp luật liên quan của các nước thành viên
nhằm bảo đảm việc áp dụng thống nhất các SPS của thị trường nội khối. EVFTA có một
số cam kết về các vấn đề SPS cụ thể, áp dụng chung cho các sản phẩm liên quan, trong
đó có mặt hàng gạo như sau:
o Quyền áp dụng biện pháp SPS theo khu vực địa lý
Theo EVFTA, Việt Nam và EU được quyền áp dụng các biện pháp SPS riêng theo phân
vùng địa lý tùy thuộc nguy cơ dịch bệnh và sâu bệnh.
Cụ thể, đối với hàng hóa nhập khẩu, nếu trên lãnh thổ Bên xuất khẩu có nguy cơ dịch
bệnh cao, có vùng nguy cơ thấp và có vùng không có nguy cơ trong cùng một thời điểm
thì Bên nhập khẩu sẽ có quyền chủ động phân vùng địa lý theo nguy cơ dịch bệnh, áp
dụng các biện pháp SPS khác nhau đối với hàng hóa xuất nhập khẩu phát từ các vùng có
nguy cơ khác nhau của Bên xuất khẩu.
Đối với hàng hóa của mình xuất khẩu đi, Việt Nam/EU cũng có quyền áp dụng các biện
pháp SPS khác nhau đối với các vùng địa lý khác nhau theo nguy cơ dịch bệnh này.
Việc xác định tính chất của mỗi vùng (của cả nước nhập khẩu và nước xuất khẩu) phải
căn cứ vào Hiệp định SPS của WTO, các tiêu chuẩn, khuyến nghị liên quan của Công
ước Bảo vệ thực vật quốc tế (IPPC), Tổ chức Thú y thế giới (OIE).
Trường hợp Bên nhập khẩu phân vùng địa lý để áp dụng biện pháp SPS đối với hàng hóa
nhập khẩu thì cần cân nhắc cả cách phân vùng nguy cơ dịch bệnh của Bên xuất khẩu;
trường hợp không đồng ý với cách phân vùng của Bên xuất khẩu thì phải tạo điều kiện để
hai Bên tham vấn về các bằng chứng liên quan.
2.3.4. Các cam kết về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT)
Trong thương mại quốc tế, hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (technical
barriers to trade, gọi tắt là TBT) là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp
dụng đối với hàng hóa nhập khẩu và/ hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hóa
nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó.
Đối với cam kết về TBT, EVFTA chủ yếu bao gồm các cam kết chung hợp tác, minh bạch
hóa trong lĩnh vực hàng rào kỹ thuật (TBT), để có thể xuất khẩu vào EU, hàng hóa phải
tuân thủ các nguyên tắc TBT trong quá trình chế biến, đóng gói sản phẩm và bảo vệ môi
trường.
Trong EVFTA, các cam kết TBT có khả năng ảnh hưởng đến các mặt hàng gạo là các quy
định về đánh dấu và ghi nhãn hàng hóa.
- Quy định về Đánh dấu và Ghi nhãn hàng hóa trong EVFTA
EU không cấm hay hạn chế các nước trong việc ban hành các quy định về Đánh dấu và
ghi nhãn trên hàng hóa. Tuy nhiên, việc ban hành các quy định này không được tạo ra các
rào cản không cần thiết cho thương mại quốc tế. EVFTA có một số cam kết về ghi nhãn
và đánh dấu trên hàng hóa, đáng chú ý có các cam kết về:
• Thông tin bắt buộc phải có trên dấu, nhãn hàng hóa chỉ bao gồm các thông tin có ý
nghĩa đối với người tiêu dùng/ người sử dụng sản phẩm, hoặc thông tin về sự phù hợp
của sản phẩm với các quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc
• Trừ trường hợp vì lợi ích công cộng, nếu hàng hóa đã đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật
bắt buộc liên quan thì không bắt buộc phải đăng ký hay xin phê duyệt nhãn hoặc dấu của
hàng hóa đó trước khi lưu hành trên thị trường;
• Phải cho phép thực hiện gắn, bổ sung nhãn mác tại một địa điểm được chấp thuận trên
lãnh thổ nước nhập khẩu (ví dụ kho ngoại quan tại cửa khẩu đến), tuy nhiên có thể yêu
cầu giữ (không gỡ bỏ) nhãn cũ trên sản phẩm;
• Cho phép ghi thông tin bằng các ngôn ngữ bổ sung khác ngoài ngôn ngữ theo yêu cầu
của nước nhập khẩu hoặc bổ sung các thuật ngữ, chữ tượng hình, biểu tượng hoặc hình
ảnh được chấp thuận quốc tế và các thông tin khác ngoài thông tin yêu cầu bởi nước nhập
khẩu;
• Khuyến khích việc chấp thuận các loại dấu, nhãn mác không cố định, có thể tách/bóc ra
khỏi hàng hóa hoặc các dạng nhãn mác đi kèm các tài liệu liên quan khác mà không gắn
trực tiếp vào hàng hóa.
2.4. Thông tin chính sách quy định liên quan EU
2.4.1. Thủ tục hải quan
Theo quy định, các hàng hóa bên ngoài EU khi được nhập khẩu phải khai báo hải quan.
Thủ tục hải quan là thủ tục theo đó hàng hóa được trả ra khi hoàn tất khai báo nhập khẩu
đi kèm với các chứng từ liên quan và nộp đầy đủ thuế và các nghĩa vụ hải quan khác cho
cơ quan hải quan.
 Các chứng từ cơ bản trong bộ hồ sơ hải quan:
Theo quy định của EU, khi thông quan hàng hoá, phải xuất trình cho cơ quan Hải quan tờ
khai theo mẫu do Hải quan quy định. Những chứng từ cơ bản cho hàng hoá nhập khẩu
vào các nước thành viên EU không phụ thuộc vào giá trị lô hàng hay loại hình vận
chuyển. Thông thường đối với hàng nhập khẩu vào EU, yêu cầu phải có những chứng từ
cơ bản sau:
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Tờ khai hải quan (Single Administrative Document - SAD)
- Vận đơn (Bill of Lading)
- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O)
- Phiếu đóng gói (Packing list)
- Giấy phép nhập khẩu (Import License)
- Giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hóa (Insurance Certificate)
- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)
- Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary Certificate)
- Và một số chứng từ, tài liệu khác tùy thuộc vào loại hàng hóa nhập khẩu hoặc các
ưu đãi được hưởng.
 Thủ tục hải quan của EU
Khi hàng hóa đến cơ quan hải quan nhập cảnh vào EU, hàng hóa được đưa vào
kho tạm giữ dưới sự giám sát của hải quan (không quá 90 ngày) cho đến khi được thực
hiện một trong các thủ tục hải quan sau (hoặc tái xuất):
Phát hành thủ tục lưu thông tự do (Release for free circulation): Mục đích của việc phát
hành thủ tục lưu thông tự do là hoàn thành tất cả các thủ tục nhập khẩu để hàng hóa có
thể được bán trên thị trường Liên minh.
Hàng hóa được đưa đi tiêu thụ khi đã đáp ứng tất cả yêu cầu nhập khẩu:
- Tất cả loại thuế quan hiện hành và khoản phí khác đã được thanh toán.
- Đã xuất trình giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa theo hạn ngạch.
- Tất cả các giấy phép và giấy chứng nhận hiện hành (ví dụ: giấy chứng nhận
thú y cho một số động vật hoặc sản phẩm động vật) đã được xuất trình.
Hàng hóa nhập khẩu được làm thủ tục khai báo hải quan. Ngày mà tờ khai này được cơ
quan hải quan ở một nước EU chấp nhận cũng là ngày được tính thuế nhập khẩu, thuế giá
trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt, nếu có.
 Các thủ tục đặc biệt (Special procedures)
Hàng hóa có thể được đặt dưới bất kỳ hình thức xử lý nào sau đây:
- Quá cảnh trong Liên minh, bao gồm quá cảnh bên ngoài (External transit) và quá
cảnh nội bộ (Internal transit)
- Kho lưu trữ, bao gồm kho hải quan (Customs Warehouse) và các khu vực tự do
(Free zones)
- Sử dụng cụ thể bao gồm nhập khẩu tạm thời và sử dụng cuối cùng
- Xử lý, bao gồm xử lý bên trong (gia công nội địa) và bên ngoài (gia công bên
ngoài)
2.4.2. Tiêu chuẩn chất lượng
Các tiêu chuẩn của EU được xây dựng theo tiêu chuẩn của Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc
về châu Âu (UNECE) và Tiêu chuẩn Codex (Codex Alimentarius). Các loại gạo nhập
khẩu phải tuân thủ các tiêu chuẩn thị trường chung. Các sản phẩm phù hợp với các tiêu
chuẩn của UNECE sẽ được coi là phù hợp với các tiêu chuẩn thị trường. Các tiêu chuẩn
thị trường bao gồm các quy định liên quan đến chất lượng tối thiểu, phân loại, kích cỡ,
đóng gói và đánh dấu. Ngoài ra, chứng nhận hợp chuẩn được cấp bởi cơ quan kiểm
nghiệm được công nhận chính thức cũng được yêu cầu.
Chất lượng tiêu chuẩn của lúa gạo theo luật pháp châu Âu phải đảm bảo các yếu tố độ
ẩm, sản lượng gạo xát, kích thước do EU đề ra. Ngoài ra còn có một tiêu chuẩn quốc tế
về gạo do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) đặt ra trong Tiêu chuẩn Codex.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho gạo xát, gạo xát và gạo đồ, tất cả đều dùng cho người trực
tiếp.
Gạo, bao gồm cả gạo đặc sản, được chia thành gạo hạt ngắn, trung bình và dài, tùy thuộc
vào kích thước hạt và tỷ lệ chiều dài/chiều rộng. Tiêu chuẩn chất lượng gắn với mức tối
đa tạp chất đối với từng loại gạo xát, xay, gạo đồ đã xát, gạo đồ đã xay.
2.4.3. Quy định vệ sinh và an toàn thực phẩm
Tất cả các sản phẩm gạo lưu hành tại thị trường EU phải tuân theo các quy định pháp luật
của EU về vệ sinh an toàn thực phẩm. An toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc là 2 yêu
cầu được ưu tiên hàng đầu. Việc không tuân thủ có thể dẫn đến việc ngừng nhập khẩu
tạm thời hoặc phải kiểm tra chặt chẽ hơn đối với nước xuất xứ.
Các quy định của EU về vệ sinh thực phẩm bao trùm tất cả các công đoạn sản xuất, chế
biến, phân phối và đưa ra thị trường đối với tất cả thực phẩm dùng cho người.
EU có các quy định về vệ sinh và an toàn thực phẩm như sau:
- Quy định EC số 178/200214 - Luật thực phẩm chung đối với tất cả các giai đoạn
sản xuất và phân phối. Luật thực phẩm chung châu Âu bao gồm các quy trình
chung liên quan đến truy xuất nguồn gốc thực phẩm, các quy định liên quan đến
vệ sinh và chất gây ô nhiễm trong thực phẩm.
- Quy định EC số 852/200415 cập nhật năm 2021 của Nghị viện và Hội đồng châu
Âu về vệ sinh thực phẩm không có nguồn gốc động vật. Đối với các yêu cầu về vệ
sinh và an toàn thực phẩm, doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm ở nước thứ ba cần
tôn trọng các quy tắc sau đây:
o Nghĩa vụ chung đối với người điều hành trong việc giám sát an toàn thực
phẩm của sản phẩm và quy trình;
o Các điều khoản vệ sinh chung và các yêu cầu chi tiết;
o Yêu cầu vệ sinh đối với một số sản phẩm nhất định;
o Các quy trình dựa trên nguyên tắc HACCP16;
o Đăng ký cơ sở

2.4.4. Truy xuất nguồn gốc, tuân thủ và trách nhiệm trong thực phẩm
Các nhà kinh doanh thực phẩm phải có khả năng truy xuất nguồn gốc gạo thông qua tất
cả các giai đoạn sản xuất, chế biến và phân phối. Nhà kinh doanh thực phẩm cần phải xác
định được nhà cung cấp và người nhận hàng gần nhất theo Quy định EC số 178/2002,
ngày 28/01/2002.
2.4.5. Kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (MRL)
Giới hạn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tối đa (MRL) là yêu cầu quan trọng đối với thực
phẩm trong đó có gạo để có thể xuất khẩu vào thị trường EU.
Năm 2017, EU đã thay đổi giới hạn dư lượng Tricyclazole trong gạo nhập khẩu vào EU
giảm từ 1 mg/kg xuống 0,01 mg/kg. Giới hạn dư lượng giảm đồng nghĩa với việc các nhà
sản xuất nên tránh sử dụng Tricyclazole trong trồng lúa.
Quy định EC số 396/200517 ngày 23/02/2005 cập nhật năm 2021 thiết lập mức dư lượng
tối đa của thuốc bảo vệ thực vật trong các sản phẩm thực phẩm. Tất cả các sản phẩm thực
phẩm sẽ bị trục xuất khỏi thị trường châu Âu nếu có chứa thuốc bảo vệ thực vật bất hợp
pháp hoặc lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư cao hơn so với giới hạn mà Quy định đặt
ra.
Quy định (EU) 2021/111018, ngày 06/07/2021 sửa đổi Phụ lục II và III của Quy định
(EC) số 396/2005 của Nghị viện Châu Âu và của Hội đồng liên quan đến mức dư lượng
tối đa đối với ametoctradin, bixafen, fenazaquin, spinetoram, tefluthrin và
thiencarbazone-methyl trong/hoặc trên một số các sản phẩm thực phẩm, trong đó có gạo.
Sửa đổi này sẽ áp dụng từ 27/01/2022.
Quy định EC 2021/180719, ngày 13/10/2021 sửa đổi quy định số 396/2005 của EU về dư
lượng tối đa chất acibenzolar-S-methyl, aqueous chiết xuất từ hạt nẩy mầm của cây
Lupinus albus ngọt, azoxystrobin, clopyralid, cyflufenamid, fludioxonil, fluopyram,
fosetyl, metazachlor, oxathiapiprolin, tebufenozide and thiabendazole ở một số sản phẩm
thực phẩm, trong đó có gạo.
Quy định EU số 540/201120, ngày 25/05/2011 cập nhật năm 2021 xác định các hoạt chất
đã được phê duyệt. Quy định EU số 2019/179321, ngày 22/10/2019 cập nhật năm 2021
xác định một số biện pháp tạm thời về kiểm soát chất lượng hàng nhập khẩu từ nước thứ
ba.
Quy định (EU) 2021/1531, ngày 17/09/021 quy định các chất aclonifen, acrinathrin,
Bacillus pumilus QST 2808, ethirimol, penthiopyrad, picloram và Pseudomonas sp. strain
DSMZ 13134 có trong một số sản phẩm thực phẩm, trong đó có gạo
Ngoài ra, các yêu cầu MRL đối với gạo hữu cơ và gạo được sử dụng trong thực phẩm trẻ
em có yêu cầu nghiêm ngặt rất cao.
2.4.6. Kiểm soát hàm lượng asen trong gạo
Kiểm soát hàm lượng asen trong gạo được đề cập trong Quy định 2015/1006 ngày 25
tháng 06 năm 2015, sửa đổi một số điều trong Quy định (EC) 1881/2006:
- Gạo đã xay chưa đồ (được đánh bóng hoặc gạo trắng)/Non-parboiled
milled rice (polished or white rice): 0,20 mg/kg.
- Gạo đồ và gạo đã xát (gạo nâu)/Parboiled rice and husked rice (brown
rice): 0,25 mg/kg.
- Gạo dành cho sản xuất thực phẩm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ/Rice
destined for the production of food for infants and young children: 0,10
mg/kg.
- Bánh gạo, bánh tráng/Rice waffles, rice wafers, rice crackers and rice
cakes: 0,30 mg/kg
2.4.7. Bao bì và đóng gói
Bao bì khác nhau có thể được sử dụng cho gạo, với các kích cỡ khác nhau lên đến
50 kg. Số lượng phổ biến nhất đối với gạo đặc sản là bao 25 kg hoặc 10 kg để đóng gói
bán buôn (cho dịch vụ ăn uống). Hầu hết gạo đóng gói sẵn cho người tiêu dùng có trọng
lượng không vượt quá 1 hoặc 2 kg.
Có thể sử dụng bao tải nhựa dệt bằng PP hoặc HDPE, tiết kiệm và có lớp PE phù hợp
giúp bảo vệ tốt ở độ ẩm cao. Việc sử dụng bao tải giấy nhiều lớp phổ biến hơn đối với
gạo hữu cơ, đôi khi có lớp lót PE bên trong làm màng chắn ẩm. Bao đay là hình thức
đóng gói gạo truyền thống nhất, nhưng hiện ít được sử dụng. Đối với gạo đặc sản như gạo
thơm hoặc gạo lứt, bao bì LDPE có thể giúp lưu giữ hương thơm và hương vị. Bao bì này
thường được sử dụng để bán lẻ.
Nếu muốn sử dụng các hình thức đóng gói khác, cần tuân thủ luật của EU về vật liệu tiếp
xúc với thực phẩm.
Gạo phải được giữ khô, mát và thông gió tốt trong quá trình bảo quản, bốc xếp và vận
chuyển
CHƯƠNG 3. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG EU
3.1. Thực trạng xuất khẩu gạo sang EU (số liệu 2023, tác động của EVFTA)
3.1.1. Thị trường EU
EU là một thị trường lớn và tiềm năng với 27 quốc gia thành viên và dân số trên
500 triệu người, GDP mỗi người dân trên 35.000 USD/năm, thị trường EU có nhu cầu
nhập khẩu số lượng lớn hàng hóa, nhất là nông sản (mỗi năm nhập khẩu hơn 160 tỷ USD)
từ khắp nơi trên thế giới.
Thời gian qua, quan hệ thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU) phát
triển nhanh chóng và Việt Nam luôn xuất siêu sang thị trường này. Tuy nhiên, đây là
thị trường đòi hỏi nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn, kỹ thuật cao nhất thế
giới. Đặc biệt, với nông sản, thủy sản, EU không chỉ đòi hỏi tiêu chuẩn khắt khe về an
toàn thực phẩm, dư lượng hóa chất, mà còn chú trọng đến yếu tố môi trường, phát triển
bền vững.
Với Việt Nam, đây là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của mặt hàng nông sản, với kim
ngạch khoảng 5,5 tỷ USD/năm. Tuy nhiên nông sản Việt mới chiếm 4% thị phần ngành
hàng nhập khẩu này của EU, riêng gạo chỉ chiếm hơn 1% thị phần. Như vậy, Việt Nam
vẫn còn nhiều dư địa để gia tăng xuất khẩu vào thị trường này. Đồng thời, EU được nhận
định là thị trường tiềm năng về xuất khẩu các loại gạo có giá trị cao, trong đó có một số
giống gạo đặc sản của Việt Nam.
3.1.2. Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU
Trong những năm qua, một trong những nguyên nhân cản trở đà tăng trưởng xuất khẩu
gạo Việt Nam sang thị trường EU là bởi thuế suất EU áp lên gạo nhập khẩu từ Việt Nam
khá cao. Đồng thời, Việt Nam chưa được EU dành hạn ngạch thuế quan nên rất khó cạnh
tranh với gạo của các nước khác như Thái Lan, Mỹ, Australia, Ấn Độ, Pakistan được
phân bổ lượng hạn ngạch thuế quan và các nước như Lào, Campuchia, Myanmar được
miễn thuế và không bị áp dụng hạn ngạch.

Hiệp định EVFTA có hiệu lực tháng 08/2020, xuất khẩu gạo sang một số thị trường EU
tăng cao nhờ được giảm thuế. Đây được đánh giá sẽ là tiền đề tốt để ta tiếp tục khai thác
hiệu quả cơ hội thị trường EU. Theo EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000
tấn gạo (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo
thơm). Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm (cam kết này giúp Việt Nam
có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU hằng năm). Đối với sản phẩm từ gạo,
EU cam kết mở cửa cho Việt Nam theo hạn ngạch thuế quan với thuế suất trong hạn
ngạch là 0% sau 7 năm ngày Hiệp định có hiệu lực. Điều này đã mở ra cơ hội để gạo Việt
Nam có thể cạnh tranh với các nước khác khi xuất khẩu vào EU. Với nhu cầu ổn định,
đặc biệt là ở mức cao đối với các loại gạo đặc sản từ châu Á, trong thời gian tới EU sẽ
tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Với tấm vé thông hành từ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị
trường này đã có kết quả khởi sắc. Năm 2020 do nền kinh tế toàn cầu gặp khó khăn vì
ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 nên xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU không tăng
trưởng về sản lượng. Năm 2021, mặc dù vẫn chịu tác động của Covid 19, sản lượng gạo
của Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt 60.000 tấn, trị giá 41 triệu USD, tăng gần 1% về
lượng, nhưng tăng hơn 20% về trị giá so với năm 2020.
Xuất khẩu xuất khẩu gạo đang dần khẳng định chỗ đứng tại thị trường EU bởi chất lượng
gạo của Việt Nam trong nhiều năm qua đã không ngừng được cải thiện. Các loại gạo
thơm, gạo chất lượng cao như ST24, ST25,…được người dân khu vực này ưa chuộng.
Đây là dòng gạo thơm mà hiện nay Việt Nam đang có thế mạnh để phát triển.
Theo số liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), trong 10 nguồn cung gạo ngoại
khối lớn cho EU, gạo xuất khẩu của Việt Nam vào EU đạt mức tăng giá mạnh nhất, tăng
20,3%, đạt trung bình 781 USD/tấn. Kết quả này cho thấy các doanh nghiệp đã tận dụng
hiệu quả một số lợi thế từ EVFTA để gia tăng giá trị xuất khẩu gạo sang EU, nhất là trong
bối cảnh dịch bệnh, giá cước vận tải biển đi EU tăng mạnh và nhập khẩu gạo của thị
trường này giảm trong năm 2021.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 2022 là một năm khá thành công với ngành gạo Việt
Nam khi xuất khẩu mặt hàng lương thực này mang về gần 3,5 tỷ USD, mức cao nhất
trong 10 năm trở lại đây.
Điển hình là thị trường EU, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này trong
năm 2022 đạt 94.510 tấn, trị giá gần 65 triệu USD, tăng 48% về lượng và tăng
45,5% về trị giá so với năm 2021.
Con số này đã vượt hạn ngạch 80.000 tấn/năm mà EU dành cho Việt Nam theo cam kết
từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Đồng thời đây cũng là khối
lượng xuất khẩu cao nhất của ngành gạo Việt Nam vào EU trong nhiều năm qua.

Kể từ khi EVFTA có hiệu lực, gạo là một trong những mặt hàng tận dụng tốt nhất các ưu
đãi thuế quan với tỷ lệ sử dụng C/O gần như 100%.
Cùng với ưu đãi thuế quan từ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu gạo sang EU còn được thúc
đẩy bởi nhu cầu tăng cao từ khu vực trong bối cảnh hạn hán đã ảnh hưởng tiêu cực đến
sản xuất lúa gạo của châu Âu khiến nhiều nước phải tìm kiếm nguồn cung từ bên ngoài.
Mặt khác, một số quốc gia trong khu vực EU cũng có xu hướng nhập khẩu gạo nhiều
hơn nhằm thay thế cho nguồn cung lúa mì bị sụt giảm do cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Italy, nước sản xuất lúa gạo lớn nhất châu Âu đã nhập khẩu kỷ lục 32.017 tấn gạo từ Việt
Nam trong năm 2022, tăng 3,9 lần so với năm 2021.
Ngoài ra, lượng gạo xuất khẩu sang Đức tăng 9,6% (đạt 15.622 tấn), Hà Lan tăng 31,4%
(đạt 13.040 tấn), Thụy điểm tăng 61,9% (đạt 4.804 tấn), Bỉ tăng 42,4%…Một số thị
trường khác cũng tăng rất mạnh như Tây Ban Nha tăng gấp 3 lần, Rumani và Slovakia
tăng 18 lần….
Xuất khẩu gạo của Việt Nam vào EU tăng cao trong thời gian qua cũng phần nào cho
thấy chất lượng gạo của Việt Nam đang ngày càng được cải thiện và đáp ứng được các
yêu cầu khắt khe từ thị trường.

Về chủng loại, gạo thơm (Jasmine, DT8, ST24, ST25...) tiếp tục là chủng loại được xuất
khẩu nhiều nhất của Việt Nam vào thị trường EU năm 2022 với khối lượng lên đến
38.818 tấn, chiếm hơn 41% tỷ trọng.
Đứng thứ hai là gạo Nhật đạt 24.140 tấn, chiếm 25,5%; tiếp đến là gạo trắng 21.358 tấn,
chiếm 22,6%; còn lại là gạo nếp và nhóm gạo dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe như gạo lứt,
gạo hữu cơ, gạo huyết rồng…
Với đa phần là các loại gạo có giá trị gia tăng cao, giá xuất khẩu gạo của Việt Nam sang
thị trường EU trong năm 2022 đạt bình quân 688 USD/tấn, cao hơn 41,4% so với mức
giá xuất khẩu chung là 486 USD/tấn của cả nước.
Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam vào thị trường EU trong năm
qua có thể kể đến như Công ty TNHH XNK Đại Dương Xanh, Công ty Cổ phần Tập
đoàn Lộc Trời, CTCP Thương mại Dịch vụ Gạo Thịnh, Công Ty CP Chế Biến Và Xuất
Khẩu Lương Thực Đồng Xanh, Công ty TNHH Thành Phát...

EU sẽ tiếp tục tăng nhập khẩu gạo trong năm 2023


Trong báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng gạo của EU trong
niên vụ 2022-2023 dự báo giảm hơn 25% so với niên vụ trước và là mức thấp nhất trong
38 năm kể từ vụ 1984-1985.
Các nhà sản xuất gạo chính trong khu vực là Italy và Tây Ban Nha, chiếm 80% tổng sản
lượng, đều trải qua đợt hạn hán nghiêm trọng.
Trong bối cảnh đó, nhập khẩu gạo của EU dự kiến sẽ tăng lên mức kỷ lục 2,7 triệu tấn
trong năm 2023. Hầu hết gạo nhập khẩu vào EU là loại gạo hạt dài, nhưng trong những
năm gần đây nhu cầu gạo hạt trung bình cũng đang tăng lên.
Còn theo số liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), EU đã nhập khẩu 2,3 triệu tấn
gạo từ thị trường ngoại khối trong 10 tháng năm 2022, tăng 47,2% so với cùng kỳ năm
2021.
Trong đó, Việt Nam đứng thứ 9 về xuất khẩu gạo vào EU, tăng 1 bậc so với năm 2021.
Lượng gạo Việt Nam xuất khẩu vào EU đạt 94.714 tấn, chiếm 4,1% thị phần nhập khẩu
của khu vực, tăng so với mức 3% của cùng kỳ năm 2021.
Bộ Công Thương nhận định với nhu cầu ổn định, đặc biệt đối với các loại gạo đặc sản từ
châu Á, trong thời gian tới, EU sẽ tiếp tục là thị trường nhiều tiềm năng với doanh nghiệp
xuất khẩu gạo Việt Nam.
3.2 Thực trạng quản lý nhà nước về xuất khẩu gạo sang thị trường EU
3.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chương
trình dự án phát triển gạo xuất khẩu sang thị trường EU:
● Chiến lược
Chiến lược xuất khẩu gạo nói chung được Bộ Công thương báo cáo lên Thủ tướng Chính
phủ để xem xét và phê duyệt.
Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển phát triển thị
trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, định hướng năm 2030 theo
Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 03/07/2017.
Theo đó, quan điểm chiến lược chung nhằm phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt
Nam là:
- Phát triển thị trường xuất khẩu gạo để nâng cao hiệu quả và thúc đẩy xuất khẩu gạo, góp
phần tiêu thụ hết thóc, gạo hàng hóa với giá có lợi cho người nông dân, nâng cao thu
nhập của người nông dân, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh lương thực trong nước, bảo vệ
môi trường sinh thái.
- Phát triển thị trường xuất khẩu gạo để định hướng cho công tác quy hoạch và tổ chức
sản xuất lúa gạo hàng hóa trong nước theo hướng đảm bảo chất lượng, an toàn thực
phẩm, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu tiêu thụ, đáp ứng yêu cầu, quy định của thị trường.
- Phát triển thị trường xuất khẩu gạo gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng
thương hiệu của sản phẩm gạo xuất khẩu và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo Việt
Nam; tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, xuất khẩu.
- Phát triển thị trường xuất khẩu gạo theo hướng đa dạng hóa thị trường, giảm phụ thuộc
vào một số thị trường nhất định phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế về kinh tế và hợp tác
quốc tế về đầu tư sản xuất, chế biến, xuất khẩu gạo; khai thác cơ hội, tiềm năng, lợi thế từ
các hiệp định thương mại tự do, các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Phát triển thị trường xuất khẩu gạo nhằm cụ thể hóa và gắn với việc thực hiện Chiến
lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030; Chiến
lược Hội nhập kinh tế quốc tế ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030;
Đề án phát triển các thị trường khu vực thời kỳ 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030;
Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững; Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030; Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Cụ thể, với thị trường EU, Việt Nam cũng có tầm nhìn, định hướng rõ ràng:
- Đẩy mạnh xuất khẩu gạo trắng chất lượng cao, tận dụng các ngách thị trường gạo hạt
ngắn, gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng, gạo đặc sản mà Việt Nam
có lợi thế sản xuất, xuất khẩu.
- Tận dụng tốt các cơ hội từ hiệp định thương mại tự do để tăng thị phần; khai thác tiềm
năng thị trường của cộng đồng người Việt, người châu Á, các nhà hàng, siêu thị để
khuyến khích, tăng nhu cầu tiêu dùng gạo Việt Nam.
- Phấn đấu tăng thị phần gạo Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Liên
minh kinh tế Á - Âu: Thị phần tại thị trường Liên bang Nga tăng từ 17% năm 2015 lên
khoảng 19% vào năm 2020 và 20% vào năm 2030. Thị phần tại thị trường Bê-la-rút ổn
định ở mức 13 - 14%.
- Phấn đấu tăng thị phần tại một số nước châu Âu (Pháp, Đức, Cộng hòa Séc) từ dưới 2%
năm 2015 lên 4% vào năm 2020 và 6% vào năm 2030.
- Hơn hết, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) vừa ký kết cũng đang
tạo điều kiện cho gạo Việt Nam gia tăng xuất khẩu sang thị trường EU. Chính vì vậy, Bộ
trưởng Bộ Công thương và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng
phối hợp với nhau để hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận thị trường EU và hưởng
các ưu đãi từ EVFTA.
● Kế hoạch:
Định hướng sản xuất, chế biến sản phẩm gạo xuất khẩu để thực hiện mục tiêu, định
hướng phát triển thị trường xuất khẩu gạo:
- Tăng tỷ trọng gạo trắng, hạt dài chất lượng cao (5 - 10% tấm), giảm tỷ trọng
gạo trên 15% tấm; tăng tỷ trọng gạo thơm, gạo đồ, gạo Japonica, gạo sản xuất theo quy
trình sạch, gạo hữu cơ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng; đa dạng hóa các sản phẩm
chế biến từ thóc, gạo, bột gạo, mỹ phẩm từ gạo.
- Quy hoạch và tập trung đầu tư xây dựng các vùng nguyên liệu sản xuất lúa
hàng hóa phục vụ các thị trường và phân khúc thị trường cụ thể, nhất là xây dựng các
vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa có chất lượng, giá trị cao tại vùng trọng điểm
sản xuất lúa hàng hóa Đồng bằng sông Cửu Long.
- Tổ chức sản xuất theo quy trình chuẩn, đồng bộ từ khâu giống, canh tác, thu
hoạch, chế biến, bảo quản, đóng gói theo yêu cầu của thị trường; đảm bảo sản phẩm gạo
có chất lượng, an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu, thị hiếu người tiêu dùng trong nước,
nước ngoài và hàng rào kỹ thuật của các thị trường.
- Khẳng định được uy tín và thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường nội địa,
làm cơ sở cho việc quảng bá sản phẩm, xây dựng uy tín, thương hiệu gạo Việt Nam
trên thị trường thế giới.
 Quy hoạch:
Trước đây, năm 2013, Bộ Công Thương đã đưa ra Quyết định số 6139/QĐ-BCT,
Quyết định phê duyệt Quy hoạch thương nhân kinh doanh và xuất khẩu gạo. Tuy
nhiên, do nhiều nguyên nhân về xây dựng vùng nguyên liệu, chính sách nhiều bất cập.
Chính vì thế năm 2017, Bộ trưởng Bộ Công thương - ông Trần Tuấn Anh, đã ký bãi bỏ
quyết định trên nhằm góp phần đảm bảo tính minh bạch của thể chế, môi trường kinh
doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo,
góp phần thúc đẩy xuất khẩu gạo,..
Xác định được lợi thế so sánh về sản xuất, gieo cấy lúa của Đồng Bằng Sông Cửu Long
so với các địa phương khác, cụ thể, sản xuất lúa gạo ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung,
Tây Nguyên và Đông Nam Bộ chủ yếu nhằm mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực tại
chỗ, trong khi Đồng Bằng Sông Cửu Long có vai trò chủ yếu trong sản xuất lúa gạo hàng
hóa để đảm bảo an ninh lương thực cả nước, duy trì giá lương thực phù hợp cho người
tiêu dùng ở các khu vực đô thị và tham gia xuất khẩu. Vì vậy, sản xuất lúa gạo ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long được thị trường hóa cao độ và diễn biến giá lúa nội địa vùng Đồng
Bằng Sông Cửu Long gắn chặt với giá gạo xuất khẩu và giá gạo trên thị trường thế giới.
Theo Cục trưởng Cục Trồng trọt, diện tích gieo cấy lúa thơm tại Đồng Bằng Sông Cửu
Long hàng năm đạt khoảng 25% tổng diện tích gieo cấy, tương đương khoảng 1 triệu
hecta, sản lượng lúa thơm ước đạt 5,5 triệu tấn, tương đương khoảng 3,5 triệu tấn gạo
thơm. Cục Trồng Trọt đã có văn bản gửi các doanh nghiệp để lên kế hoạch thực hiện tốt
các quy định của EU nhằm xuất khẩu thêm được 30000 tấn gạo thơm theo hạn ngạch mà
EU đưa ra. Nếu thành công bước đầu này, đây sẽ là cơ sở để Việt Nam đàm phán mở rộng
hạn ngạch xuất khẩu gạo thơm vào thị trường EU trong thời gian tiếp theo.
Ngoài ra, để đảm bảo thực hiện tốt quy hoạch, Cục Trồng trọt cũng gửi văn bản đề nghị
Hiệp hội Lương thực Việt Nam đề nghị bổ sung một số giống lúa thơm vào danh mục
chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU.
3.2.2. Ban hành các văn bản cụ thể hóa và triển khai hướng dẫn thực thi chính sách,
pháp luật nhà nước về hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường EU trên địa bàn:
 Văn bản quản lý người kinh doanh xuất khẩu gạo sang thị trường EU:
Nhà nước ban hành nhiều văn bản nhằm quản lý người kinh doanh xuất khẩu gạo sang thị
trường EU, cụ thể như sau:
- Nghị định Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo số 107/2018/NĐ-CP có những quy
định về:
+ Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
+ Kiểm tra điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
+ Cấp mới, cấp lại và thu hồi, điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh trong xuất khẩu gạo.
+ Trách nhiệm của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.
- Quy định về chủng loại gạo xuất khẩu sang EU:
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 103/2020/NĐ-CP quy định về chứng nhận
chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu.
Nghị định này quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm thuộc Danh mục quy định tại
điểm 8 tiểu mục 1 mục B Phụ lục 2-A của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và
Liên minh châu Âu (Hiệp định EVFTA) được hưởng miễn thuế nhập khẩu theo hạn
ngạch khi xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU)
Theo đó, điều kiện chủng loại gạo thơm được chứng nhận gồm:
1- Gạo thơm được sản xuất từ giống lúa thơm có chất lượng hạt giống phù hợp theo Quy
chuẩn kỹ thuật Quốc gia; có thông tin rõ ràng về diện tích, địa điểm trồng (tổ/thôn,
phường/xã, quận/huyện/thị xã, tỉnh/thành phố).
2- Lô ruộng lúa thơm được kiểm tra bảo đảm độ thuần giống (% số cây) không nhỏ hơn
95%.
Nghị định cũng quy định về kiểm tra lô ruộng lúa thơm. Theo đó, lô ruộng lúa thơm được
kiểm tra 1 lần trong thời gian 20 ngày trước khi thu hoạch và được lập biên bản kiểm tra
theo mẫu quy định. Phương pháp kiểm tra độ thuần giống lúa thơm theo quy định. Mỗi lô
ruộng lúa thơm kiểm tra được ghi Mã hiệu.
Tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng được công nhận theo quy định tại Điều 21 Luật
Trồng trọt và Điều 7 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác thực hiện
kiểm tra lô ruộng lúa thơm.
Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận, chứng nhận lại, hủy bỏ Giấy chứng nhận chủng loại
gạo thơm là Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
 Văn bản quản lý các hoạt động trong xuất khẩu gạo sang thị trường EU:
Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 08 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh
xuất khẩu gạo được Bộ Công thương ban hành Thông tư quy định chi tiết một số điều của
Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 08 năm 2018 của Chính
phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo. Cụ thể, có các quy định về:
- Giao dịch xuất khẩu gạo vào thị trường có hợp đồng tập trung và việc ký kết, tổ
chức thực hiện hợp đồng tập trung.
- Chế độ báo cáo của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.
Ngoài ra, để đáp ứng tốt yêu cầu của EU về gạo xuất khẩu, ngày 04/09/2020,
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 103/2020/NĐ-CP quy định về chứng nhận chủng
loại gạo thơm xuất khẩu sang EU. Bởi lẽ, muốn được hưởng miễn thuế theo hạn ngạch
theo quy định của EU, gạo thơm xuất khẩu sang EU phải được chứng nhận đảm bảo tính
đúng giống. Cũng ngay sau nghị định này, vào ngày 07/09/2020, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đã ban hành Quyết định hướng dẫn các doanh nghiệp về các thủ tục làm
chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU. Việc gửi hồ sơ đăng ký của các
doanh nghiệp có thể thực hiện qua cổng dịch vụ hành chính công của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn hoặc gửi qua bưu điện. Đồng thời, nhằm tạo nền tảng cho doanh
nghiệp sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu theo đúng quy định, việc chứng nhận cho
doanh nghiệp cũng được thực hiện hoàn toàn miễn phí. Cơ quan có thẩm quyền chứng
nhận, chứng nhận lại, hủy bỏ giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm là Cục Trồng trọt
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo đó, điều kiện chủng loại gạo thơm được chứng nhận ban hành trong Nghị định
103/2020/NĐ-CP Quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU theo
danh mục quy định tại điểm 8, tiểu mục 1 mục B phụ lục 2-A của hiệp định EVFTA.
3.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý, phân công trách nhiệm và phối hợp thực thi chính
sách, pháp luật đối với gạo xuất khẩu sang thị trường EU:
Bộ máy quản lý nhà nước về gạo xuất khẩu sang thị trường EU cấp Trung ương:
- Cơ quan chủ quản thực hiện chức năng QLNN về gạo xuất khẩu sang EU:
Các cơ quan thực hiện quản lý, phân công trách nhiệm và phối hợp thực thi chính sánh,
pháp luật đối với xuất khẩu gạo sang EU gồm:
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ QLNN mà Chính phủ giao, hiện nay ở cấp Trung ương,
Bộ công thương là cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện các chức năng QLNN về gạo
xuất khẩu. Tại Bộ Công thương, cơ quan trực tiếp giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng
QLNN có liên quan đến gạo xuất khẩu nói chung và gạo xuất khẩu sang thị trường EU
nói riêng là Cục Xuất nhập khẩu.
- Các cơ quan tham gia thực hiện chức năng QLNN về gạo xuất khẩu sang thị trường EU:
Tham gia thực hiện chức năng QLNN về gạo xuất khẩu sang thị trường EU ở cấp Trung
ương ngoài cơ quan chủ quản là Bộ Công thương còn có các cơ quan QLNN khác cùng
thực hiện chức năng QLNN có liên quan đến gạo xuất khẩu sang thị trường EU như: Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ tài chính, Bộ Công an.
Theo nghị định Chính phủ số 109/2010/NĐ-CP (Nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo)
quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan có
nêu rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành như sau:
Bộ công thương:
Chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu gạo qua việc tiến hành đàm phán với
các nước có nhu cầu nhập khẩu, ký kết các biên bản thỏa thuận về xuất khẩu gạo với
nước ngoài hoặc vùng lãnh thổ của nước ngoài.
Kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh của thương nhân; phối hợp với cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm về kinh doanh xuất khẩu gạo;
giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo
theo thẩm quyền.
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam tổ chức điều hành xuất khẩu gạo
bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Nghị định này.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Thống nhất chỉ đạo các địa phương lập và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng sản xuất lúa
hàng hóa; hướng dẫn nông dân sản xuất theo hướng chuyên canh các giống lúa có chất
lượng, năng suất cao; áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất, chế biến
thóc, gạo; nâng cao chất lượng, thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường.
Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hiệp hội
Lương thực Việt Nam theo dõi tình hình sản xuất, nắm sản lượng thóc, gạo để cân đối
nguồn thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương,
Hiệp hội Lương thực Việt Nam, các Tổng Công ty Lương thực Nhà nước đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia, bình ổn thị trường nội địa, đáp ứng mục tiêu, nguyên tắc điều
hành xuất khẩu gạo quy định tại Nghị định này.
Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng
hóa xuất khẩu trong việc chỉ đạo mua thóc, gạo trực tiếp từ người sản xuất lúa theo chính
sách hiện hành và quy định tại Nghị định này.
Xây dựng quy hoạch hệ thống kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo; ban hành quy chuẩn
chung về kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo và hướng dẫn thực hiện trên phạm vi cả
nước.
Bộ Tài chính:
Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính
sách, quy định về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu đối với thương nhân xây dựng, mở
rộng, hiện đại hóa kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo và thương nhân kinh doanh xuất
khẩu gạo.
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện các biện pháp bình
ổn giá gạo theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chỉ đạo Tổng cục Hải quan tổng hợp, báo cáo định kỳ hàng tháng gửi Bộ Tài chính, Bộ
Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Chính phủ và Hiệp
hội Lương thực Việt Nam về lượng, giá, thị trường xuất khẩu và kết quả xuất khẩu gạo
của từng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.
Các cơ quan trên đều có những trách nhiệm nhất định trong việc QLNN về gạo xuất khẩu
sang thị trường EU. Tuy nhiên, để đảm bảo các nguyên tắc của quản lý nhà nước về
thương, các cơ quan trên cũng có sự phối hợp với nhau, cụ thể:
- Cân đối nguồn thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu: Hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn thực hiện việc cân đối nhu cầu tiêu dùng gạo trong nước, công bố nguồn thóc,
gạo hàng hóa có thể xuất khẩu trong năm kế hoạch tiếp theo; cập nhật và thông báo với
Bộ Công thương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam về tình hình sản xuất, sản lượng, chủng
loại theo mùa vụ trong năm để điều hành xuất khẩu gạo thực hiện trên cơ sở nguồn thóc,
gạo hàng hóa được cân đối cho xuất khẩu hàng năm.
- Điều tiết giá thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu: Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định, hướng dẫn phương pháp điều tra, xác
định chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất lúa hàng hóa. Bộ Tài chính chủ trì, phối
hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, tổng hợp và xác định giá thành
sản xuất lúa bình quân dự tính cho từng vụ sản xuất của toàn khu vực sản xuất. Từ đó, Bộ
Tài chính xác định, công bố giá thóc định hướng ngay từ đầu vụ để làm cơ sở điều tiết giá
thóc, gạo hàng hóa trên thị trường, góp phần đảm bảo mức lợi nhuận bình quân cho
người trồng lúa theo chính sách hiện hành.
Bộ máy quản lý nhà nước về gạo xuất khẩu sang thị trường EU ở cấp địa phương:
Ở cấp địa phương, UBND các cấp thực hiện QLNN về gạo xuất khẩu sang thị trường EU
trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ. Sở Công thương là cơ quan
tham mưu, trực tiếp giúp UBND thực hiện QLNN về gạo xuất khẩu sang thị trường EU
trong phạm vi địa phương.
Điển hình như, sau khi EVFTA có hiệu lực, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đã phối hợp với UBND TP.HCM để tổ chức Hội nghị hỗ trợ doanh
nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vào thị trường EU, thực thi hiệu quả hiệp định
EVFTA.
Để tổ chức bộ máy quản lý có hiệu quả, cần phải xác định rõ về mục tiêu, nguyên tắc
điều hành xuất khẩu gạo. Điều này được quy định trong điều 10 của nghị định Chính phủ
số 109/2010/NĐ-CP (Nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo), cụ thể như sau:
Việc điều hành xuất khẩu gạo phải đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc sau:
- Góp phần tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa và bảo đảm lợi ích người trồng lúa theo chính
sách hiện hành.
- Bảo đảm cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; góp phần bình ổn giá thóc, gạo trong
nước.
- Bảo đảm các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo: Để đảm bảo các mục tiêu,
nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo, căn cứ yêu cầu thực tế điều hành xuất khẩu, Thủ
tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh hoạt động xuất khẩu gạo trên cơ sở
đề nghị của Bộ trưởng các Bộ: Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài
chính và Hiệp hội Lương thực Việt Nam.
Thực hiện các cam kết quốc tế; bảo đảm xuất khẩu có hiệu quả.
3.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tranh chấp thương mại và xử lý
các vi phạm quy định chính sách, pháp luật về thương mại trên địa bàn:
 Thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành rà soát, kiểm tra, đánh giá về nguồn cung thóc gạo,
tình hình xuất khẩu gạo, thực hiện dự trữ lưu thông và tình hình thực hiện hợp đồng xuất
khẩu gạo:
Việc thanh tra, kiểm tra. rà soát, được quy định theo Quyết định số 987/QĐ-BCT Quyết
định về việc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành đi làm việc với các địa phương và doanh
nghiệp xuất khẩu gạo chủ chốt để rà soát, kiểm tra, đánh giá về nguồn cung thóc gạo, tình
hình xuất khẩu gạo, thực hiện dự trữ lưu thông và tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu
gạo.
Đoàn kiểm tra liên ngành gồm đại diện của các Bộ, ngành liên quan gồm: + Bộ Công
Thương.
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Bộ Tài chính.
+ Hiệp hội Lương thực Việt Nam.
+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
+ Văn phòng Chính phủ.
Theo đó quy định rõ, đoàn kiểm tra có nhiệm vụ làm việc với các địa phương,
các doanh nghiệp xuất khẩu gạo chủ chốt, rà soát, kiểm tra, đánh giá về nguồn cung thóc
gạo, tình hình xuất khẩu gạo, thực hiện dự trữ lưu thông và tình hình thực hiện hợp đồng
xuất khẩu gạo, trên cơ sở đó, xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định
về điều chỉnh hoạt động xuất khẩu gạo theo đúng quy định của Luật Quản lý ngoại
thương, Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 08 năm 2018 của Chính phủ về
kinh doanh xuất khẩu gạo và các quy định khác có liên quan.
- Kiểm tra điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo:
Theo Nghị định Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo số 107/2018/NĐ-CP có quy định
Sở Công thương sẽ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan
liên quan tổ chức hậu kiểm tra kho chứa, cơ sở chế biến để đáp ứng điều kiện kinh doanh
xuất khẩu gạo trên địa bàn của thương nhân.
Theo kế hoạch định kỳ hàng năm hoặc đột xuất, Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với
các cơ quan liên quan kiểm tra công tác hậu kiểm.
Ngoài ra, để đảm bảo bộ thuần, tính đúng giống gạo thơm xuất khẩu, cần thiết phải kiểm
tra ruộng lúa thơm trước khi thu hoạch. Theo quy định, việc kiểm tra ruộng lúa thơm thực
hiện 1 lần trong thời gian 20 ngày trước khi thu hoạch. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu gạo
thơm sang EU cũng phải chịu trách nhiệm về độ thuần, tính đúng giống trong quá trình
thu hoạch, phơi, sấy, sơ chế, bảo quản, xay, xát, chế biến, đóng gói.
 Thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành nắm bắt tình hình về lượng gạo hàng hóa tại các
cảng phục vụ công tác điều hành xuất khẩu gạo:
Việc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành nắm bắt tình hình về lượng gạo hàng hóa tại các
cảng phục vụ công tác điều hành xuất khẩu gạo được quy định theo Quyết định số
1152/QĐ-BCT của Bộ Công Thương Quyết định về việc thành lập Đoàn kiểm tra liên
ngành nắm bắt tình hình về lượng gạo hàng hóa tại các cảng phục vụ công tác điều hành
xuất khẩu gạo. Cụ thể như sau:
Đoàn kiểm tra liên ngành gồm đại diện của các Bộ, ngành liên quan gồm:
+ Bộ Công Thương.
+ Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công thương.
+ Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
+ Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính.
+ Hiệp hội Lương thực Việt Nam.
Theo đó, Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ làm việc với cơ quan hải quan và một số cơ
quan có liên quan để nắm bắt tình hình về lượng gạo hàng hóa tại các cảng, trên cơ sở đó,
xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình xuất khẩu gạo và phương án điều
chỉnh xuất khẩu gạo.
3.3. Đánh giá thành công, hạn chế trong quản lý nhà nước về xuất khẩu gạo của Việt
Nam sang EU
3.3.1. Thành công
Nhờ vào quản lý nhà nước về xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU hiệu quả nên đã đạt
được những thành tựu đáng kể:
- Đến nay mặt hàng gạo của Việt Nam đã thâm nhập được vào toàn bộ thị trường EU,
trong đó thị trường tiêu thụ lớn nhất phải kể đến: Bỉ, Pháp, Đức, Hà Lan.
- Giá gạo ngày một tăng nhờ quá trình tái cơ cấu ngành, khi ngành lúa gạo Việt Nam đã
chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng phân khúc gạo chất lượng cao, giảm phân khúc gạo
chất lượng trung bình thấp.
- Nhà nước đã đưa ra mục tiêu trong ngắn hạn và dài hạn đối với ngành xuất khẩu gạo nói
chung và xuất khẩu gạo sang EU của Việt Nam nói riêng. Nhờ vào tầm nhìn và chiến
lược cụ thể Việt Nam có thể tiến xa hơn nữa khi có kế hoạch đã được vạch ra và chỉ định
thực hiện cụ thể.
- Nhà nước đã tham gia ký kết hiệp định EVFTA giúp cho việc giảm thuế về 0% của Việt
Nam sanh EU bước đầu đạt thuận lợi và có những thành tựu đáng kể.
- Các bộ ban ngành liên quan và Hiệp hội lương thực Việt Nam đã giúp Việt Nam tìm
kiếm, mở rộng thị trường thông qua các chương trình xúc tiến thương mại đặc biệt là thị
trường EU khi mở rộng xuất khẩu sang các nước có nhu cầu cao trong khối.
- Nhà nước đã đưa ra văn bản pháp luật rõ ràng thông qua nghị định về chứng nhận
chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU. Với việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc đảm
bảo chất lượng sang EU, Nhà nước đã góp phần giúp doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy
xuất khẩu gạo sang EU một cách thuận lợi.
- Có sự phân chia, phân công nhiệm vụ cụ thể giữa các ban ngành và phối hợp thực hiện
một cách có hiệu quả trong những năm gần đây.
- Quá trình thanh tra, kiểm tra được các cơ quan phân mức rõ ràng bên thực hiện, đảm
bảo việc chỉ đạo, thực hiện được diễn ra một cách hiệu quả.
- Trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 vẫn chưa hết, Bộ Công Thương cùng với Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn đã theo dõi thống kê sát tình hình thực tế về sản xuất, cơ
cấu, sản lượng theo chủng loại mùa vụ và đã đưa ra định hướng sản xuất để cân đối
nguồn thóc gạo khi xuất khẩu sang các thị trường nói chung và thị trường EU nói riêng
trong khi nguồn lương thực đang khan hiếm.
3.3.2. Hạn chế
Tuy Nhà nước đã đưa ra các chính sách, hỗ trợ, định hướng mục tiêu ngắn hạn, dài hạn
cho việc xuất khẩu gạo nói chung cũng như sang thị trường EU nói riêng dù đạt được
nhiều thành công nhất định nhưng vẫn còn những tồn tại:
- Các doanh nghiệp Nhà nước đang được nhiều ưu đãi về thuế xuất khẩu, về sử dụng vốn
Nhà nước, nhưng chưa tham gia thực sự vào điều tiết thị trường và đã bỏ lửng thị trường
trong nước. Nếu đánh thuế xuất khẩu mà doanh nghiệp không đàm phán được giá với nhà
nhập khẩu khả năng này cao- dĩ nhiên sẽ quay sang hạ giá thu mua, ép nông dân để bảo
đảm lợi nhuận cho mình. Điều này gây bất lợi cho người sản xuất.
- Nhà nước tạo điều kiện cho người nông dân và các doanh nghiệp thu mua lúa gạo được
vay vốn là rất hợp lý và rõ ràng xong trên thực tế thì lại nảy sinh nhiều mâu thuẫn là tục
thủ cho vay rất phức tạp, nhiều khâu, nhiều công đoạn. Trong khi đó do tính thời vụ cấp
bách, sự tăng giá liên lục của các yếu tố đầu vào như phân bón, giống...đã buộc người
nông dân phải đi vay nóng ở thị trường tín dụng chợ đen với lãi suất cao.
- Chính sách ruộng đất mới chỉ được thực hiện ở một số nơi như Hà Nội, Hải Phòng...
còn lại ở rất nhiều tỉnh hoạt động này diễn ra chậm chạp thậm chí cán bộ không có thái
độ tốt trong việc thực hiện những yêu cầu của chính sách. Hơn thế nữa, kinh phí cho việc
làm các thủ tục giao đất vẫn còn hạn hẹp.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ các khâu sau thu hoạch lúa gạo vẫn còn chưa đáp ứng
được yêu cầu giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, do việc
ứng dụng các công nghệ mới chưa được triển khai đồng bộ, cũng như chưa có quy hoạch
cụ thể. Nâng cao chất lượng hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới là xu hướng tất yếu
phải đạt được.
- Về việc chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn khi thường
xuyên thay giống lúa mới vào sản xuất đại trà cho nông dân như kỹ thuật canh tác như
thế nào, làm thế nào để nông dân nắm bắt kịp thời các yêu cầu kỹ thuật canh tác, khả
năng tài chính của các hộ nông dân còn hạn chế. Nhà nước vẫn chưa trú trọng đầu tư, hỗ
trợ công nghệ, máy móc sản xuất gạo cho người dân, bởi vậy kỹ thuật, tay nghề trồng lúa
và sản xuất ở Việt Nam tuy đã được cải thiện nhưng chưa đáng kể.
- Các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo đào tạo chưa được triển khai rộng khắp và phổ
biến, dẫn tới đa phần các doanh nghiệp Việt Nam đều còn khá lạ lẫm, chưa có nhiều hiểu
biết, kinh nghiệm trong việc xây dựng thương hiệu “Made in Vietnam” tại EU. Dù Nhà
nước đã có những hướng dẫn, khuyến khích tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm nhưng
sản phẩm gạo của Việt Nam xuất sang EU vẫn chưa được nhiều người biết đến. Việc tạo
dựng thương hiệu cũng như quảng cáo, xúc tiến bán sang thị trường EU của doanh
nghiệp còn nhiều hạn chế
- Nhà nước chưa có những chính sách hỗ trợ cụ thể cho các hộ nông dân, các thương lái
cũng như doanh nghiệp xuất khẩu nên khả năng sản xuất, xuất khẩu còn nhỏ lẻ, manh
mún, qui mô chưa cao.
CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
.1. Đề xuất đối với Nhà nước
Thứ nhất, về Quy hoạch lại sản xuất lúa gạo.
- Nhà nước cần có các biện pháp quy hoạch lại sản xuất lúa gạo nhằm nâng cao sản lượng
gạo của cả nước đảm bảo đến năm 2030, các vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu ổn định,
hiệu quả và bền vững, đưa gạo Việt Nam trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới về chất
lượng, an toàn thực phẩm.
- Trên cơ sở Quyết định số 124/QĐ-TTg, ngày 02/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Qui hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành Nông nghiệp đến năm 2020 và tầm
nhìn đến 2030, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần hướng dẫn các địa phương rà
soát quy hoạch cho phù hợp với điều kiện cụ thể, phát triển những ngành hàng có lợi thế
của địa phương.
- Thông qua hệ thống khuyến nông để chuyển tải các tiến bộ kỹ thuật mới đến nông dân
và hướng dẫn nông dân phát triển sản xuất theo qui hoạch, sử dụng các công nghệ canh
tác mới, giống mới, đảm bảo nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản
hàng hóa.
- Thực hiện đào tạo nâng cao trình độ cho người nông dân, việc này cần chú trọng ngay
từ các thế hệ nông dân trẻ. Trước tiên là giáo dục nhận thức cho họ, sau đó là đào tạo về
kỹ thuật, nâng cao khả năng tiếp nhận công nghệ... Để hướng tới xây dựng một nền nông
nghiệp hiện đại cần phải có nông dân có trình độ. Bên cạnh đó, đào tạo các cán bộ nghiên
cứu, cán bộ khuyến nông để giúp nông dân áp dụng công nghệ và kĩ thuật vào sản xuất.
- Phát triển thương hiệu gạo vùng, địa phương thông qua phát triển thương hiệu gạo
vùng, địa phương đã được bảo hộ. Xây dựng và phát triển mới các thương hiệu gạo vùng,
địa phương. Ưu tiên lựa chọn 3 giống gạo đặc sản tại vùng đồng bằng sông Cửu Long để
hỗ trợ xây dựng, phát triển thành thương hiệu gạo vùng, địa phương hướng tới trở thành
thương hiệu quốc gia, bao gồm: giống jasmine, giống lúa thơm và giống nếp đặc sản.
Thứ hai, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thu mua gạo tạm trữ xuất khẩu và chính
sách trợ giá cho nông dân.
- Trong cơ chế thị trường, giá cả biến động theo qui luật cung cầu, đa số các mặt hàng
nông sản là loại hàng hóa thường sản xuất theo thời vụ, tiêu thụ cả năm, nên có nơi, có
lúc vào vụ thu hoạch tiêu thụ không kịp giá bị rớt, nhất là khi được mùa lớn. Để hạn chế
tình trạng này, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thu mua gạo tạm trữ xuất
khẩu và có chính sách trợ giá cho nông dân.
- Việc giảm thuế suất sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho gạo Việt Nam trên thị trường EU so
với các sản phẩm, những thương hiệu của nước khác. Hạn ngạch này sẽ giúp doanh
nghiệp gia tăng lượng xuất khẩu gạo vào thị trường EU đồng thời thúc đẩy doanh nghiệp
đầu tư, nghiên cứu sản xuất nhiều chủng loại gạo khác để được xuất vào EU, ngoài 9 loại
gạo đã được thị trường này cho phép.
Thứ ba, hợp tác với các quốc gia xuất khẩu gạo lớn để chiếm lĩnh thị trường.
Vấn đề của Việt Nam là không có đủ gạo có chất lượng cao để xuất khẩu, trong khi gạo
chất lượng thấp và gạo 25% tấm rất nhiều nhưng lại rất khó xuất khẩu, do nhu cầu thị
trường đối với loại gạo này thấp và phải cạnh tranh với gạo của Ấn Độ và Pakistan có giá
thấp hơn nên gạo chất lượng thấp và gạo 25% tấm của Việt Nam rơi vào tình trạng ế ẩm.
Đã đến lúc Việt Nam và các quốc gia xuất khẩu gạo chủ đạo trong khu vực phải hợp tác
thành một khối, nhằm cạnh tranh và giành lại lợi thế trên thị trường gạo của EU
3.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp
Trước hết, cần ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến gạo xuất khẩu.
- Một yếu tố quan trọng gây hạn chế chất lượng gạo là công nghệ sau thu hoạch. Hoàn
thiện công nghệ sau thu hoạch: cần quan tâm đầu tư nâng cấp công nghệ thu hoạch, bảo
quản sau thu hoạch (dùng máy sấy thay cho phơi thóc bằng ánh sáng mặt trời). Tăng
cường đầu tư cho công nghiệp xay xát, chế biến gạo, áp dụng các công nghệ tiên tiến
trong tạm trữ như sử dụng khí cacbon dioxit, nitơ, công nghệ bảo quản mát. Hệ thống cơ
sở vật chất phục vụ cho việc cung cấp cây giống, khuyến nông, mua, bảo quản, tồn trữ,
vận chuyển, bốc xếp... phải thực hiện quản lý theo tiêu chuẩn ISO, đặc biệt là ở những
vùng trọng điểm lúa gạo xuất khẩu.
- Theo Nghị định 103 quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU,
doanh nghiệp muốn xuất khẩu gạo thơm vào EU phải đáp ứng các yêu cầu về nguồn
giống; phải có diện tích vùng trồng, địa điểm sản xuất đáp ứng yêu cầu; có các hoạt động
xuất khẩu vào thị trường này... Thông qua đó, các doanh nghiệp đã có sự thay đổi, cải
thiện về quá trình sản xuất để đáp ứng được tiêu chuẩn của EU và chất lượng gạo Việt
Nam ngày càng được nâng cao, không chỉ đáp ứng được nhu cầu thị trường EU mà còn
đáp ứng được nhiều thị trường khó tính khác.
- Để được xuất khẩu, các thương nhân Việt Nam phải đáp ứng một số tiêu chuẩn được
quy định rõ như Nghị định 107 về kinh doanh xuất khẩu gạo đã quy định chặt chẽ về việc
thương nhân xuất khẩu gạo phải có được cơ sở sản xuất, chế biến; phải đầu tư vùng
trồng, liên kết chặt chẽ với bà con nông dân và đưa ra các quy trình canh tác chặt chẽ để
đưa ra các sản phẩm chất lượng cao vào các thị trường khó tính đặc biệt là EU.
Giải pháp về phát triển thị trường.
- Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các nước về xuất khẩu gạo như hiện nay và
những năm tới, các doanh nghiệp Việt Nam nhất thiết phải có hệ thống các giải pháp hữu
hiệu về thị trường ngoài nước. Để tăng sức cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam trên thị
trường thế giới cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ, không chỉ là tăng năng suất và chất
lượng sản xuất trong nước để giảm chi phí, mà còn phải mở rộng và ổn định thị trường
theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa, đảm bảo chữ tín với khách hàng, tăng cường
tiếp thị, đầu tư nghiên cứu và dự báo thị trường... Các giải pháp cụ thể như: Nghiên cứu
thị trường, Lựa chọn các thị trường mục tiêu.
Giải pháp về xúc tiến thương mại.
- Các doanh nghiệp trực tiếp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm:
nghiên cứu thị trường; tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm... bằng cách thực hiện các chiến
dịch quảng cáo, tham gia hội chợ, triển lãm, lập văn phòng đại diện ở nước ngoài...
- Năm 2019, gạo ST25 của Việt Nam đã đạt danh hiệu gạo ngon nhất thế giới, khẳng định
chất lượng giống gạo của Việt Nam. Bên cạnh đó, thời gian qua các bộ ngành địa phương
triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển ngành nghề lúa gạo như: Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai đề án phát triển thương hiệu gạo Việt
Nam. Các địa phương cũng nên quy hoạch vùng trồng, sản xuất; tạo chuỗi liên kết hợp
tác xã, hộ nông dân với các nhà sản xuất, xuất khẩu để tạo ra nguồn gạo chất lượng,
thương hiệu quảng bá và có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn của EU.
- Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước trong vấn đề thị trường, các doanh nghiệp phải chủ
động tìm bạn hàng và phương thức kinh doanh thích hợp để xâm nhập, duy trì và mở
rộng chỗ đứng trên thị trường gạo thế giới. Các doanh nghiệp cần đa dạng hóa khách
hàng và tận dụng cả những hợp đồng có khối lượng không lớn; đồng thời cũng có thể
thiết lập quan hệ với các tập đoàn xuyên quốc gia là những tổ chức kinh tế vững mạnh có
tầm hoạt động rộng, sự am hiểu về thị trường và khả năng về vốn lớn để đảm bảo thị
trường xuất khẩu ổn định.

You might also like