You are on page 1of 16

CHƯƠNG 6 PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN

Pháp luật về dịch vụ thanh toán


+ khái niệm dịch vụ thanh toán
+ pháp luật về dịch vụ thanh toán
1.1 Khái niệm dịch vụ thanh toán
 Các quan hệ thanh toán thực hiện dưới 2 hình thức
Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt là hình thức thanh toán mà người có nghĩa vụ chi trả
sử dụng tiền mặt để chi trả cho người thụ hưởng
Thanh toán qua tổ chức trung gian thanh toán là việc chi trả không tiến hành trực tiếp
giữa người chi trả với người thụ hưởng mà thông qua việc ủy nhiệm cho các tổ chức được
NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ thanh toán thực hiện
 Tổ chức trung gian thanh toán gồm 2 loại:
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt NHNN; ngân hàng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô
Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Là tổ chức không phải là ngân hàng
được NHNN cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
 Hoạt động dịch vụ thanh toán của tổ chức trung gian thanh toán khác
với hoạt động ủy thác thanh toán khác ở các dấu hiệu sau:
Chủ thể tham gia trung gian thanh toán có chức năng hoạt động dịch vụ thanh toán
trong giấy phép hoạt động, tham gia thường xuyên trong các quan hệ thanh toán qua
trung gian thanh toán
Các hình thức thanh toán thực hiện qua tổ chức trung gian được pháp luật quy định cụ
thể: dịch vụ thanh toán không sử dụng tiền mặt, mà sử dụng đồng tiền ghi sổ, hình thức
“Tiền điện tử”
1.2 Khái niệm pháp luật về dịch vụ thanh toán
Pháp luật về thanh toán qua trung gian là tâp hợp các quy định pháp luật điều chỉnh
các QHXH phát sinh trong quá trình các trung gian thanh toán thực hiện hoạt động dịch
vụ thanh toán và các QPPL quy định hình thức, phương thức thanh toán qua trung gian
thanh toán, các QPPL quy định quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dịch vụ
thanh toán
II. Pháp luật về dịch vụ thanh toán
+ Chủ thể thực hiện dịch vụ thanh toán
+ chế độ mở và sử dụng tài khoản thanh toán
+ chứng từ, phương tiện thanh toán
+ dịch vụ thanh toán
+ xử lý vi phạm pháp luật bao thanh toán
2.1 chủ thể thực hiện dịch vụ thanh toán
- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
- Tổ chức dịch vụ sử dụng trung gian thanh toán
- Người sử dụng dịch vụ thanh toán Chủ tài khoản thanh toán là người đứng tên mở
tài khoản
Tài khoản cá nhân: Chủ tài khoản là cá nhân
Tài khoản là tổ chức: Chủ tài khoản là người đại diện theo pháp luật
 Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán gồm:
+ Ngân hàng nhà nước, kho bạc nhà nước: cung cấp dịch vụ thanh toán không
thuần túy mang tính chất kinh doanh
+ Ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng HTX, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài: cung cấp dịch vụ thanh toán sau khi NHNN chấp thuận
+ Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô: cung ứng dịch vụ chuyển tiền,
thu hộ, chi hộ, chuyển tiền cho khách hàng tài chính vi mô
+ Tổ chức không phải là ngân hàng được NHNN cấp giấy phép hoạt động cung
ứng dịch vụ trung gian thanh toán
 Người sử dụng dịch vụ thanh toán:
Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ chi trả/thụ hưởng các khoản thanh toán gọi là chủ
thể các bên thanh toán, gồm:
Người trả tiền: là người mua hàng, người nhận dịch vụ, người đóng thuế, người trả
nợ, người chuyển nhượng quyền sở hữu một khoản tiền
Người nhận tiền (người thụ hưởng thanh toán): là người được hưởng một khoản
tiền do đã giao hàng/cung ứng dịch vụ hoặc do luât định hoặc do thiện chí của người
khác
2.2 Chế độ mở và sử dụng tài khoản thanh toán
 Khái niệm tài khoản
+ Tài khoản là công cụ để ghi chép, phản ảnh vốn tiền tệ của chủ tài khoản.
+ Tài khoản được sử dụng trong thanh toán gọi là tài khoản thanh toán
+ Tài khoản thanh toán là tài khoản tiền gửi không kì hạn của khách hàng mở tại
ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng.
+ Tài khoản được chia làm các loại:
 Tài khoản bên trả tiền là nơi ghi chép số tiền phải trả
 Tài khoản bên nhận tiền là nơi ghi chép số tiền nhận được
+ Tài khoản trung gian: là tài khoản do các trung gian thanh toán lập ra để ghi nhận
tạm thời số tiền chi trả trước khi chuyển đến cho người nhận
NHNN mở tài khoản cho các TCTD trong nước, các tổ chức khác làm dịch
vụ thanh toán và các ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế.
Các TCTD là ngân hàng mở tài khoản thanh toán cho các TCTD khác, tổ chức
khác, cá nhân.
 Ngân hàng thương mại mở tài khoản thanh toán cho Kho bạc nhà nước ở cấp
huyện.
 Ngân hàng nhà nước cho phép ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt
động ngoại hối được mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ
Kho bạc nhà nước mở tài khoản thanh toán tại NHNN
Mở tài khoản thanh toán của các cá nhân, tổ chức không phải là TCTD:
 Mở tài khoản là cá nhân: Phải có năng lưc pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân
sự.
 Đối với người chưa thành niên: mở tài khoản phải có người giám hộ
Mở tài khoản chung: là tài khoản có ít nhất 2 chủ thể cùng đứng tên mở tài
khoản Kho bạc nhà nước mở và quản lý tài khoản của các đơn vị dự toán ngân sách.
2.3 Quy định về chứng từ thanh toán:
Là cơ sở để thực hiện giao dịch thanh toán, quy định loại chứng từ, các yếu tố của
chứng từ, việc lập, kiểm soát, luân chuyển, bảo quản lưu trữ chứng từ, trách nhiệm
của người sử dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán.
Phương thức thanh toán:
+ Thanh toán bằng séc
+ Thanh toán bằng ủy nhiệm chi
+ Thanh toán bằng ủy nhiệm thu
+ Thanh toán bằng thư ứng dụng
+ Thanh toán bằng thẻ ngân hàng
2.3.1 Thanh toán bằng séc
Séc là: Là một loại giấy tờ có giá, là trị giá được bằng tiền và có thể mua
bán chuyển nhượng.
Do người ký ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc
các TCTD, cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của NHNN
 khách hàng phải mở tài khoản trước tại ngân hàng đó
Các TCTD trích 1 số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho
người thụ hưởng (Khoản 4 Điều 4 Luật Các Công cụ chuyển nhượng)
Séc là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của người phát hành nó với người sở
hữu trong một thời hạn nhất định
 Người phát hành tờ séc: gọi là người ký phát
 Người được thanh toán số tiền ghi trên séc: gọi là người thụ hưởng
 Tổ chức trung gian thanh toán: gọi là người bị ký phát
 Tính chuyển nhượng: Séc là giấy tờ có giá, trị giá được bằng tiền nên séc có thể
được chuyển nhượng với điều kiện là séc không ghi danh.
+ Séc không ghi danh: là Séc vô danh, không ghi tên người thụ hưởng và trả cho
người cầm giữ
+ Séc có ghi danh: khi muốn chuyển nhượng, người thụ hưởng phải làm thủ tục
ký hậu xác nhận việc chuyển nhượng.
+ Trong các công cụ thanh toán, chỉ có séc mới có tính chuyển nhượng
 Tính hình thức: phải tuân theo hình thức nhất định phù hợp quy định của pháp
luật và ngân hàng, nếu vi phạm hình thức thì có thể từ chối thanh toán: tờ séc thiếu
thông tin, rách nhàu nát, không điền đủ thông tin bắt buộc hoặc thông tin không
chính xác
 Tính trừu tượng: Trên tờ séc không thể hiện nội dung của giao dịch đã làm phát
sinh tờ séc.
 Hệ quả: Người thụ hưởng tờ séc không cần chứng minh việc có được tờ séc
thông qua 1 giao dịch hợp pháp. Đồng thời có tranh chấp phát sinh tờ séc không liên
quan đến các giao dịch trước đó.
 Tính bắt buộc thanh toán: nếu người thụ hưởng xuất trình đúng theo quy định thì
ngân hàng không được quyền từ chối thanh toán hay không được quyền yêu cầu
thêm các điều kiện để thực hiện thanh toán
 Tính thời hạn:
Chỉ được thanh toán trong 1 thời hạn nhất định => 30 ngày kể từ ngày kí phát
 Ngày ký phát là ngày ghi trên séc. Nếu quá thời han ghi trên séc (Điều 69 Luật
Công cụ chuyển nhượng):
(1) Trong phạm vi 30 ngày  Ngân hàng không được đình chỉ
(2) Nếu quá 30 ngày mà chưa quá 6 tháng kể từ ngày kí phát nhưng ngân hàng
không nhận được yêu cầu đình chỉ thanh toán séc => trong thòi hạn đó đương
nhiên còn hiệu lực thanh toán
(3) Trong vòng 6 tháng mà bị đình chỉ thì không được thanh toán
(4) Quá 6 tháng => hết hiệu lực.

Thanh toán bằng séc:


+ Cung ứng séc
+ Phát hành séc
+ Bão lãnh séc
+ Chuyển nhượng séc
+ Cầm cố séc
+ Nhờ thu séc
+ Thanh toán séc
+ Truy đòi séc
- Quan hệ thanh toán bằng séc có yếu tố nước ngoài thì áp dụng điều ước
quốc tế mà VN là thành viên (nếu có quy định), các bên được thỏa thuận áp dụng
tập quán thương mại quốc tế
- Séc được phát hành tại VN, mà được bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố,
nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện ở một nước khác thì séc đó phải được phát
hành theo quy định của Luật Công cụ chuyển nhượng
- Séc phát hành ở nước ngoài mà được bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố,
nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện ở VN thì các hoạt động này được thực hiện
theo Luật Công cụ chuyển nhượng
- Quan hệ thanh toán bằng séc có nhiều loại chủ thể tham gia được luật công
cụ chuyển nhượng điều chỉnh
 Chủ thể thưc hiện dịch vụ thanh toán
Chủ thể:
Chủ thể thực hiện dịch vụ thanh toán:
- Các tổ chức cung ứng séc
- Người bị kí phát, người thu hộ, người có liên quan
- Bao gồm: NHNN, kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, ngân hàng
phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín
dụng nhân dân, tổ chức được NHNN cho phép cung ứng, thanh toán, thu hộ séc
Các tổ chức, cá nhân sử dụng séc và liên quan đến việc sử dụng séc: Bao gồm:
người ký phát, người chuyển nhượng, người bảo lãnh, người được bảo lãnh, người
thụ hưởng
 Chủ thể tham gia quan hệ bằng séc:
- Người ký phát: Là người lập và ký phát bằng séc
- Người bị ký phát: Là người có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên séc
theo lệnh của người ký phát
 Chủ thể tham gia quan hệ thanh toán bằng ủy nhiệm chi
Người hưởng thụ:
+ Người được nhận thanh toán sô tiền ghi trên séc theo chỉ định của người kí phát
+ Người nhận chuyển nhượng séc
+ Người cầm giữ séc mà tờ séc có ghi trả cho người cầm giữ
 Chủ thể tham gia quan hệ thanh toán bằng séc
- Người có liên quan: Là người tham gia quan hệ thanh toán séc với tư cách
người chuyển nhượng, người bảo chi, người bảo lãnh
- Người thu hộ: Là ngân hàng/tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép
của NHNN làm dịch vụ thu hộ séc
- Trung tâm thanh toán bù trừ séc: Là ngân hàng Nhà nước
 Những nội dung chủ yếu trong quan hệ thanh toán séc
Cung ứng séc:
NHNN cung ứng séc trắng cho TCTD/tổ chức có tài khoản tại NHNN
 Ngân hàng/tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung ứng séc trắng cho tổ
chức/cá nhân sử dụng tài khoản để ký phát séc
+ Tổ chức cung ứng séc được in séc trắng, phải đăng ký mẫu séc trắng tại NHNN,
thông báo các bên liên quan về mẫu séc
+ Tổ chức cung ứng séc quy định điều kiện, thủ tục bảo quản, sử dụng séc
 Pháp luật quy định thủ tục cung ứng séc trắng như sau:
Khi có nhu cầu, chủ tài khoản lập giấy đề nghị cung ứng séc nộp cho tổ chức
cung ứng séc
 Tổ chức cung ứng séc kiểm tra điều kiện người đề nghị cung ứng séc; tiến hành
in, dập chữ, ghi sẵn nội dung: số séc, tên người bị kí phát, tên người ký phác, địa
điểm thanh toán, các yếu tố trên giải từ, giao séc cho khách hàng; mở sổ theo dõi
(tên, địa chỉ, số tài khoản, số serries, số séc, người ký phát kiểm đếm số lượng tờ
séc, ký vào sổ theo dõi.
Ký phát séc:
 Là việc người ký phát tiến hành kí, chuyển giao séc cho người thụ hưởng
 Tổ chức, cá nhân ký phát séc phải có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức cung ứng
dịch vụ thanh toán
 Người kí phát phải bảo đảm có đủ khả năng thanh toán số tiền ghi trên séc tại
thời điểm séc được xuất trình để thanh toán trong thời hạn xuất trình
 Khả năng thanh toán gồm số dư trên tài khoản, cộng với hạn mức thấu chi được
phép sử dụng
 Khi séc bị từ chối do không đủ khả năng thanh toán, người ký phát phải hoàn trả
số tiền bị truy đòi trên séc
 Séc lập không đúng quy định khiến bị từ chối thanh toán, thì người thụ hưởng
được yêu cầu lập tờ séc khác thay thế

 Việc ký séc phải theo quy định:


Tờ séc trắng phải do người bị ký phát cung ứng.
Ghi rõ ràng bằng bút mực/bút bi; không dùng bút chì, mưc đỏ, không sửa chữa,
tẩy xóa; viết tiếng Việt (trừ có yếu tố nước ngoài)
 Chữ ký bằng tay trực tiếp bằng bút mực/bút bi theo chữ ký mẫu đã đăng ký, kèm
họ tên, dấu (đối với séc do người đại diện của tổ chức kí)
 Người có liên quan chỉ có nghĩa vụ khi trên séc hoặc từ phụ đính kèm có chữ kí
của người có liên quan
 Khi trên séc có chữ kí giả mạo/không được ủy quyền thì chữ ký đó không có giá
trị, nhưng chữ ký của người có liên quan trên tờ séc đó vẫn có giá trị
Số tiền thanh toán trên séc phải được ghi bằng số và bằng chữ, khớp với
nhau, nếu không khớp thì không có giá trị thanh toán
Số tiền bằng chữ: chữ đầu viết hoa và sát đầu dòng đầu tiên, không viết cách
dòng đầu tiên, cách quãng giữa các chữ, không viết thêm chữ vào giữa hai chữ
 Số tiền ghi trả bằng ngoại tệ phải theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại
hối
Trên séc có cụm từ “không chuyển nhượng”, “không trả theo lệnh”
Séc được ký phát để ra lệnh thanh toán cho một người xác định, không được
phép chuyển nhượng
 Trên séc có cụm từ “trả cho người cầm giữ séc”/hoặc không ghi tên người thụ
hưởng
 Séc được kí phát cho người cầm giữ séc
 Trên séc có cụm từ “trả vào tài khoản” ở mặt trước tờ séc ngay dưới chữ “séc”
Người bị ký phát sẽ chuyển số tiền đó vào tài khoản người thụ hưởng, không trả
bằng tiền mặt
 Trên séc có hai gạch chéo song song và ghi tên một ngân hang được chỉ định
giữa hai gạch chéo
 Séc chỉ định số tiền trên séc được thanh toán cho ngân hàng/người thụ hưởng có
tài khoản tại ngân hàng bị kí phát
 Những nội dung chủ yếu trong quan hệ thanh toán séc
 Chuyển nhượng, nhờ thu séc
Chuyển nhượng là việc người thụ hưởng chuyển giao quyền sở hữu séc cho
người nhận chuyển nhượng theo một hình thức “ký chuyển nhượng” hoặc
“chuyển giao”
 Người thụ hưởng séc được chuyển giao séc để nhờ thu bằng kí chuyển
nhượng cho một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (người thu hộ).
 Người thu hộ quyết định chi trả ngay cho người kí chuyển nhượng/hoặc chi
trả sau khi có kết quả thanh toán của tờ séc, có khả năng truy đòi số tiền trên
séc khi séc không được thanh toán
 Người thu hộ có quyền chuyển giao tiếp séc đó cho người thu hộ khác có
quan hệ đại lý khi người thu hộ không thể xuất trình tại địa điểm thanh toán
 Người thu hộ có quyền: thay mặt cho người chuyển giao xuất trình séc, nhận
số tiền ghi trên séc, chuyển giao séc cho người thu hộ khác nhờ thu séc
 Truy đòi số tiền ghi trên séc đối với người ký phát, người chuyển giao séc
nếu người thu hộ đã thanh toán trước số tiền ghi trên séc
 Bảo đảm thanh toán séc
Là biện pháp duy trì khả năng cho người thụ hưởng được thanh toán số tiền
ghi trên séc
 Bao gồm 2 hình thức:
 Bảo chi séc: là việc người bị kí phát bảo đảm thanh toán cho tờ séc khi tờ séc
được xuất trình để thanh toán trong thời hạn xuất trình.
 Bảo lãnh séc: là việc người thứ ba (người bảo lãnh) cam kết với người nhận
bảo lãnh sẽ thanh toán toàn bộ/một phần số tiền ghi trên séc khi người được
bảo lãnh không thanh toán/không thanh toán đầy đủ tờ séc
Người bảo lãnh ghi cụm từ “bảo lãnh”, số tiền bảo lãnh, tên, địa chỉ, chữ kí
và họ tên trên mặt trước tờ séc hoặc trên văn bản đính kèm.
Người bảo lãnh không ghi tên người được bảo lãnh trên tờ séc thì đương
nhiên coi là bảo lãnh cho người được ký phát.
Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, người bảo lãnh được xử lý tài sản
đảm bảo của người được bảo lãnh, yêu cầu người kí phát thực hiện nghĩa vụ
thanh toán số tiền bảo lãnh.
Những nội dung chủ yếu trong quan hệ thanh toán séc
 Xuất trình và thanh toán séc
Việc xuất trình séc để thanh toán được coi là hợp lệ khi séc được người thụ
hưởng/người thu hộ xuất trình séc đúng địa điểm, đúng thời hạn (trong vòng 30
ngày).
Người bị ký phát phải bồi thường thiệt hại cho người thụ hưởng nếu không
tuân thủ quy định
Nếu tờ séc quá hạn thanh toán nhưng không quá 6 tháng thì người bị ký
phát vẫn có thể thanh toán nếu họ không nhận được Thông báo đình chỉ thanh
toán đối với Tờ séc đó và người ký phát đủ khả năng thanh toán.
Người thụ hưởng có thể xuất trình séc để thanh toán theo hình thức thư bảo
đảm qua mạng: bưu chính công cộng
Khi séc được xuất trình để thanh toán trước ngày ghi là ngày kí phát trên
séc thì nó chỉ được thanh toán kể từ ngày kí phát ghi trên séc.
Khoản tiền mà người ký phát được sử dụng để kí phát séc không đủ để
thanh toán toàn bộ thì nếu người thụ hưởng có thể yêu cầu được thanh toán 1
phần số tiền ghi trên séc, khi đó người bị ký phát có nghĩa vụ thanh toán theo
yêu cầu
Séc được xuất trình để thanh toán sau khi người ký phát bị tuyên bố phá
sản, giải thể, chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự thì séc vẫn có hiệu lực
thanh toán
 Xử lý đối với một số trường hợp xảy ra trong quá trình thanh toán séc
 Truy đòi do séc không được thanh toán
Khi séc bị từ chối thanh toán, người thụ hưởng phải thông báo bằng văn bản cho
người ký phát, người chuyển nhượng cho mình, người bảo lãnh của những người
này trong thời hạn 4 ngày, kể từ ngày bị từ chối
 Trong 4 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của người thụ hưởng, mỗi người
chuyển nhượng phải thông báo bằng văn bản cho người chuyển nhượng cho mình
về việc séc bị từ chối, kèm tên, địa chỉ của người đã ra thông báo.
 Việc thực hiện thông báo được thực hiện đến khi người kí phát nhận được thông
báo về việc séc bị từ chối thanh toán.
 Người ký phát, người chuyển nhượng chịu trách nhiệm liên đới thanh toán cho
người thụ hưởng toàn bộ số tiền ghi trên séc
 Người thụ hưởng có quyền yêu cầu thanh toán các khoản tiền sau:
 Số tiền không được thanh toán
 Chi phí truy đòi các chi phí hợp lý
 Tiền lãi trên số tiền chậm trả
 Những nội dung chủ yếu trong quan hệ thanh toán séc
 Trường hợp làm mất séc hoặc séc bị hư hỏng
Người ký phát làm mất tờ séc trắng thì thông báo bằng văn bản cho người bị kí phát
 Người thụ hưởng làm mất séc thì thông báo ngay bằng văn bản cho người bị ký phát,
trực tiếp/thông qua những người chuyển nhượng séc trước đó thông báo cho người ký
phát để người này ra thông báo đình chỉ thanh toán Đồng thời yêu cầu người ký phát phát
lại tờ séc có cùng nội dung với tờ séc bị mất, họ phải có cam kết bằng văn bản sẽ trả trả
thay cho người bị ký phát/người ký phát nếu tờ séc đó được người thụ hưởng hợp pháp
xuất trình để yêu cầu thanh toán.
 Người ký phát có nghĩa vụ ký phát tờ séc mới theo yêu cầu của người thụ hưởng bị
mất séc
 Người bị ký phát khi nhận được thông báo về việc tờ séc bị mất phải kiểm tra ngay các
thông tin về tờ séc bị mất, vào sổ theo dõi séc đã được thông báo mất
 Khi tờ séc đã được báo mất được xuất trình đòi thanh toán, người kí phát lập biên bản
giữ lại tờ séc đó và thông báo cho người ra thông báo mất séc đến giải quyết.
Người bị ký phát không chịu trách nhiệm về thiệt hại do việc lợi dụng tờ séc bị mất gây
ra, nếu trước khi nhận được thông báo mất séc, tờ séc đó đã được xuất trình, thanh toán
đúng quy định.
 Nếu sau khi có thông báo mất séc mà người bị ký phát vẫn thanh toán cho tờ séc đó thì
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thụ hưởng
 Người bị ký phát có trách nhiệm lưu giữ thông tin về séc báo bị mất và thông báo bằng
văn bản cho trung tâm thông tin tín dụng của NHNN
 Khi tờ séc bị hư hỏng, người thụ hưởng có quyền yêu cầu người ký phát ký phát lại tờ
séc có cùng nội dung để thay thế
 Người ký phát séc có nghĩa vụ ký phát lại tờ séc sau khi nhận được tờ séc bị hư hỏng.
 Những nội dung chủ yếu trong quan hệ thanh toán séc
 Xử lý đối với trường hợp ký phát séc không đủ khả năng thanh toán
Ký phát séc không đủ khả năng thanh toán thì tùy mức độ vi phạm, người ký phát
bị áp dụng các chế tài tương xứng. Người bị ký phát lưu giữ thông tin về người kí phát
séc không đủ khả năng thanh toán vào hồ sơ lưu của mình.
 Khởi kiện và giải quyết tranh chấp về séc
Người thụ hưởng có quyền khởi kiện tại tòa án đối với một, một số, tất cả người
có liên quan để yêu cầu thanh toán số tiền, gồm:
Số tiền không được thanh toán
Chi phí truy đòi
Chi phí hợp lý liên quan khác
Tiền lãi trên số tiền chậm trả kể từ ngày séc bị từ chối thanh toán.
2.3.2 Thanh toán bằng ủy nhiệm chi
* Khái niệm:
Là hình thức thanh toán qua tổ chức trung gian thanh toán, theo đó, chủ tài khoản yêu
cầu tổ chức trung gian thanh toán phục vụ mình trích tài khoản tiền gửi thanh toán của
mình để trả cho người thụ hưởng.
 Ủy nhiệm chi là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của ngân
hàng.
 Kho bạc nhà nước yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích tài khoản của mình để trả cho
người thụ hưởng
 Ủy nhiệm chi dùng để trả tiền mua bán hàng hóa, dịch vụ cho người thụ hưởng
 Chủ thể tham gia quan hệ thanh toán bằng ủy nhiệm chi
 Chủ thể:
+ bên trả tiền
+ ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ bên trả tiền
+ ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ bên hưởng thụ
 Quyền và nghĩa vụ của bên trả tiền
+ Bên trả tiền: Có nghĩa vụ lập giấy ủy nhiệm chi nộp vào ngân hàng để trích tài
khoản của mình trả cho bên hưởng thụ
 Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng phục vụ bên trả tiền
+ Ngân hàng phục vụ Bên trả tiền: Có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp
của giấy ủy nhiệm chi, số dư tài khoản tiền gửi cảu khách hàng trước khi thực hiên
thanh toán.
 Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng
+ ngân hàng phục vụ Bên hưởng thụ: Khi nhận được chứng từ thanh toán do ngân
hàng phục vụ bên trả tiền chuyển đến, sau khi kiểm soát nếu đủ điều kiện thanh
toán thì ghi nhận số tiền trong chứng từ thanh toán vào tài khoản bên thụ hưởng
2.3.3 Thanh toán bằng ủy nhiệm thu
Khái niệm: Là hình thức thanh toán qua tổ chức trung gian thanh toán, theo đó, đơn vị
bán (đơn vị thụ hưởng) yêu cầu tổ chức trung gian thanh toán phục vụ mình thu hộ số tiền
về hàng hóa đã chuyển giao, dịch vụ đã cung ứng cho người khác.
 Ủy nhiệm thu là lệnh thu tiền của chủ tài khoản (người thụ hưởng).
 Chủ thể tham gia quan hệ thanh toán ủy nhiệm thu:
*Chủ thể:
+ bên thụ hưởng (bên lập ủy nhiệm thu) => là bên bán hàng, cung ứng dịch vụ
+ ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng => là ngân hàng bên thụ hưởng có tài khoản
+ bên trả tiền => là bên nhận dịch vụ
+ ngân hàng phục vụ bên trả tiền => là ngân hàng bên mua có tài khoản
 Quyền và nghĩa vụ của bên thụ hưởng:
+ Bên thụ hưởng: Có nghĩa vụ lập giấy ủy nhiệm thu kèm theo hóa đơn, chứng từ
giao hàng, cung cấp dịch vụ nộp vào ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ mình
hay nôp trưc tiếp vào ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ bên trả tiền.
 Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng:
+ Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng
- Tiếp nhận và kiểm soát ủy nhiệm thu và các giấy tờ liên quan đến ủy nhiệm
thu, ký tên, đóng dấu ghi vào sổ theo dõi nhận giấy ủy nhiệm thu gửi đi.
- Khi nhận được chứng từ thanh toán, giấy ủy nhiệm thu do ngân hàng, kho bạc
nhà nước bên trả tiền chuyển đến thì chuyển tiền vào tài khoản cho người
thụ hưởng.
 Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng phục vụ bên trả tiền
+ ngân hàng phục vụ bên trả tiền
- Tiếp nhận và kiểm soát ủy nhiệm thu và các giấy tờ liên quan đến ủy nhiệm
thu, ký tên, đóng dấu ghi vào sổ theo dõi nhận giấy ủy nhiệm thu gửi đi
- Khi nhận được giấy ủy nhiệm thu, chứng từ kèm theo về giao hàng hóa, cung
ứng dịch vụ do ngân hàng, kho bạc nhà nước bên thụ hưởng gửi đến hoặc
chính bên thụ hưởng gửi đến thì tiến hành kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện
thanh toán thì làm thủ tục trích tài khoản tiền gửi của bên trả tiền để chuyển
đến ngân hàng bên thụ hưởng.
2.3.4 Thanh toán bằng thư tín dụng:
 Khái niệm 
Là hình thức ủy nhiệm thanh toán qua ngân hàng, theo đó, việc thanh toán đươc
tiến hành từ một khoản tiền được bên mua lưu kí trước ở ngân hàng phục vụ mình để trả
cho bên bán theo các chứng từ của bên bán về số lượng hàng hóa đã giao, dịch vụ đã
cung ứng và theo các điều kiện sử dụng thư tín dụng.
 Là lệnh của người có nghĩa vụ chi trả, lệnh cho ngân hàng phục vu mình trích số tiền
ghi trên thư tín dụng từ tài khoản tiền gửi ra một tài khoản riêng gọi là “tiền gửi thư tín
dụng”
 Mở thư tín dụng là điều kiện bắt buộc để áp dụng hình thức thanh toán này Được áp
dụng khi bên thanh toán đòi hỏi phải có đủ tiền để chi trả ngay, phù hợp với tổng số tiền
hàng đã giao theo hợp đồng/đơn hàng đã ký.
 Chủ thể tham gia quan hệ thanh toán bằng ứng dụng
+ Chủ thể:
- Bên trả tiền
- Người hưởng thụ
- Ngân hàng phục vụ bên trả tiền
- Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng.
 Quyền và nghĩa vụ bên trả tiền:
Bên trả:
+ Lập giấy mở thư tín dụng ghi và nộp vào ngân hàng nơi mình mở tài khoản
Ngân hàng phục vụ bên trả tiền.
+ Nhận mở thư tín dụng cho khách hàng, kiểm tra tín hợp lệ của thư tín dụng;
gửi thông báo về thư tín dụng cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để báo
cho người thụ hưởng biết
+ Khi nhận được giấy báo về thanh toán từ thư tín dụng của ngân hàng phục
vụ bên thụ hưởng gửi đến, thì ngân hàng phục vụ bên trả tiền tiến hành thanh toán
từ tài khoản gửi thư tín dụng
+ Làm thủ tục tất toán tài khoản tiền gửi thư tín dụng, chuyển số tiền còn lại
(nếu có) vào tài khoản tiền gửi cho chủ tài khoản
 Quyền và nghĩa vụ bên hưởng thụ:
Bên hưởng thụ:
+ Nhận giấy mời thư tín dụng của bên trả tiền do ngân hàng phục vụ mình gửi
đến.
+ Phải đối chiếu hợp đồng, đơn đặt hàng đã kí.
+ Lập bảng kê hóa đơn, chứng từ giao hàng gửi ngân hàng phục vụ mình để
thanh toán tiền hàng.
 Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng phụ vụ bên hưởng thụ:
 Ngân hàng phục vụ bên hưởng thụ:
+ Khi nhận được giấy mở thư tín dụng do ngân hàng phuc vụ bên trả tiền gửi
đến, tiến hành kiểm tra, sau đó thông báo cho bên thụ hưởng biết.
+ Khi nhận giấy báo thanh toán do bên thụ hưởng nộp vào, ngân hàng kiểm tra
thủ tục, xem hiệu lực của thư tín dụng, số tiền bên thụ hưởng đề nghị thanh
toán, nếu đúng thì tiếp nhận số tiền thanh toán từ tài khoản thư tín dụng do
ngân hàng phục vụ bên trả tiền chuyển đến.
2.4 Dịch vụ thanh toán
Về không gian, hoạt động trung gian thanh toán bao gồm:
 Thanh toán trong nước: là giao dịch xác lập, thực hiện, kết thúc trên lãnh thổ VN
 Hoạt động quốc tế: là hoạt động thanh toán trong đó có 1 bên liên quan là tổ chức/cá
nhân có tài khoản thanh toán ở ngoài lãnh thổ VN.
 Quan hệ thanh toán:
- Dịch vụ thu hộ: Là tổ chức trung gian thanh toán thực hiện ủy nhiệm của bên
trả tiền để chi trả cho bên thụ hưởng theo thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán và bên thụ hưởng.
- Dịch vụ chi hộ: Là việc tổ chức trung gian thanh toán thực hiện ủy nhiệm
của bên trả tiền thay mặt họ để chi trả cho bên thụ hưởng trên cơ sở thỏa
thuận bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và bên trả
tiền.
- Dịch vụ chuyển tiền: Là việc tổ chức trung gian thực hiện ủy nhiệm của bên
trả tiền thay mặt họ để chi trả cho bên thụ hưởng theo thỏa thuận bằng văn
bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và bên trả tiền.
 Dịch vụ thanh toán qua quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô:
Quỹ tín dụng nhân dân cung ứng dịch vụ thanh toán thông qua tài khoản
thanh toán cho các thành viên của mình.
Tổ chức tài chính vi mô cung ứng dịch vụ thanh toán thông qua tài khoản
cho khách hàng tài chính vi mô.
Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô xây dựng, ban hành quy
trình thanh toán nội bộ nghiệp vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ thông qua tài khoản
thanh toán phù hợp.
 Dịch vụ thanh toán quốc tế:
 Điều kiện thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế:
+ Ngân hàng muốn thực hiện hoạt động ngoại hối:
- Được phép hoạt động ngoại hối
- Có điều kiện vật chất
- Có đội ngủ cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, thực hiện
+ Tổ chức khác không phải là ngân hàng:
- Được ngân hàng nhà nước cho phép
- Được phép hoạt động ngoại hối theo quy định của pháp luật
- Dịch vụ thanh toán quốc tế là cần thiết, có liên quan chặt chẽ đến hoặc động
chính
- Đáp ứng điều kiện phù hợp
- Có đội ngũ cán bộ tình độ chuyên môn và nghiệp vụ để quản lý, thực hiện
dịch vụ thanh toán quốc tế.
 Các phương tiện thanh toán quốc tế:
+ thanh toán bằng thư tín dụng (L/C)
+ thanh toán bằng séc thanh toán quốc tế
+ lệnh chi/ Ủy nhiệm chi quốc tế
+ nhờ thu/ Ủy nhiệm thu quốc tế
+ thẻ quốc tế
 Phòng thương mại quốc tế (ICC) quy định quy tắc chung về tín dụng chứng từ,
quy định việc mở, phát hành, sửa đổi, thông báo, xác nhận, kiểm tra chứng từ
thanh toán, quyền, nghĩa vụ của các bên trong thanh toán thư tín dụng.
 Trình tự, thủ tục thanh toán quốc tế thực hiện theo tập quán, thông lệ quốc tế,
thỏa thuận các bên không trái pháp luật VN.
 Quy trình thanh toán ứng dụng chứng từ:

2.5 Xử lý vi phạm pháp luật thanh toán:


 Xử lý vi phạm pháp luật thanh toán:
+ Lập chứng từ thanh toán không đúng quy định:
- Không thực hiện việc thanh toán
- Chuyển chứng từ đó cho người lập chứng từ làm lại
- Có biện pháp ngăn chặn kịp thời
- Yêu cầu cơ quan bảo vệ pháp luật can thiệp xử lí
+ Chủ tài khoản không đủ tiền trên tài khoản tiền gửi để thanh toán:
- Phạt việc sử dụng, phát hành chứng từ thah toán quá số dư
- Chuyển nợ quá hạn, phạt chậm trả
+ Tái phạm thanh toán quá số dư:
- Đình chỉ không cho phép sử dụng các hình thức thanh toán.
- Truy cứu trách nhiệm pháp lý.
+ Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán vi phạm quy định pháp luật về
dịch vụ thanh toán gây thiệt hại cho khách hàng
- Phải chịu trách nhiệm vật chất
- Có thể bị ngân hàng nhà nước đình chỉ/thu hồi giấy phép hoạt động thanh toán.
+ Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về dịch vụ thanh toán
- Bị xử lý kỷ luật
- Xử phạt hành chính
- Truy cứu TNHS
+ Người sử dụng dịch vụ thanh toán vi phạm:
- Có thể bị NHNN, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đình chỉ tạm thời/vĩnh
viễn quyền sử dụng dịch vụ thanh toán.

You might also like