You are on page 1of 58

Chương 7.

Chế tài và khiếu


nại trong thương mại
Nội dung

3. Các hình
thức chế tài
2. Miễn trách thương mại
nhiệm
1. Khái niệm
chế tài thương
mại
1. Khái niệm về chế tài thương mại
1.1. Khái niệm

Chế tài trong thương mại là các biện pháp pháp lý mà LTM cho phép
một bên trong hợp đồng thương mại áp dụng đối với bên kia nham yêu
cầu bên đó chịu trách nhiệm pháp lý cho hành vi vi phạm hợp đồng của
mình. Không phụ thuộc vào quy định của LTM , có thể hiểu một cách
chung nhất chế tài là những hậu quả pháp lý bất lợi mà bên vi phạm hợp
đồng phải gánh chịu theo thỏa thuận của các bên hoặc do luật ấn định.
Buộc
thực
hiện
đúng
hợp
Hủy bỏ đồng
Phạt vi
hợp
phạm
đồng

Các loại
chế tài
Đình chi
Bồi
thực
thường
hiện hợp
thiệt hại
đồng Tạm
ngừng
thực
hiện hợp
đồng
1.2. Đặc điểm

Thứ nhất, chủ thể áp dụng chế tài trong Thứ hai, điều kiện chung để áp dụng
thương mại là các bên của hợp đồng các loại chế tài trong thương mại là có
thương mại. hành vi vi phạm hợp đồng của một bèn
hoặc của cả hai bên.

Thứ ba, ngoài điều kiện áp dụng chung


là có hành vi vi phạm hợp đồng, còn có
thể có các điều kiện áp dụng riêng đối Thứ tư, có thể đồng thời áp dụng nhiều
với các loại chế tài trong thương mại chế tài trong thương mại khác nhau đối
khác nhau. Các điều kiện riêng đó có với một hành vi vi phạm hợp đồng.
thể là điều kiện “luật định” và/hoặc các
điều kiện do các bên hợp đồng thỏa
thuận.
1.3. Chức năng của chế tài trong thương mại

1.3.1. Chức năng phòng ngừa vi phạm

Các quy định pháp luật về chế tài trong thương mại có khả năng tác
động đen nhận thức và thái độ của thương nhân trong hoạt động thương
mại. Nhận thức của thương nhân về nguy cơ phải chịu trách nhiệm pháp
lý cho một hành vi vi phạm hợp đồng nào đó xảy ra có thề tác động tới
ý thức tuân thủ hay cố gắng hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng của mình.
1.3.2. Chức năng khắc phục vi phạm

Pháp luật hợp đồng nói chung, pháp luật hợp đồng trong thương mại nói
riêng luôn hướng các bên tới ý thức thực hiện nghĩa vụ hợp đồng mà các
bên đã xác lập một cách bình đẳng, tự nguyện nhằm đạt được các mục đích
hợp pháp của họ. Bởi vậy, tổng thể các quy định về chế tài trong thương mại
trước hết hướng đến việc khắc phục các hành vi vi phạm nhằm đảm bảo hợp
đồng vẫn tiếp tục thực hiện. Chức năng này thể hiện rõ nhất trong chế tài
buộc thực hiện đúng hợp đồng.
1.3.3. Chức năng xử lý vi phạm

Chức năng chính của chế tài trong thương mại là xử lý hành vi vi phạm hợp đồng. Tuy
nhiên, chức năng này chỉ được phát huy nếu bên bị vi phạm áp dụng chế tài.
Trong phạm vi chức năng xử lý vi phạm chung này, tùy theo tính chất riêng biệt mà mỗi
chế tài có hướng tác động khác nhau tói trạng thái pháp lý của hợp đồng.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, hậu quả pháp lý của việc áp dụng chế tài không phải là
mặc nhiên. Tòa án hay trọng tài có thể phán quyết việc áp dụng một chế tài nào đó là không
phù hợp quy định của pháp luật hay thỏa thuận hợp đồng. Nếu tòa án hay trọng tài phán
quyết rang việc áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng là vi phạm quy định pháp luật hay thỏa
thuận hợp đồng, thì hậu quả pháp lý của việc áp dụng chế tài đó không xảy ra, nghĩa là hợp
đồng vẫn có hiệu lực.
2. Miễn trách nhiệm
Hành vi vi phạm
Xảy ra sự kiện bất của một bên hoàn
khả kháng toàn do lồi của bên
kia

Hành vi vi phạm của


một bên do thực hiện
Xảy ra trường hợp quyết định của cơ quan
miễn trách nhiệm quản lý nhà nước có
mà các bên đã thẩm quyền mà các bên
thỏa thuận Miễn trách không thể biết được vào
nhiệm thời điểm giao kết hợp
đồng.
2.1. Miễn trách nhiệm theo thỏa thuận

Theo quy định LTM thò bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm
trong trường hợp xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa
thuận.

Điều kiện để miễn trách nhiệm theo quy định này là có thỏa thuận giữa
các bên về (các) trường hợp miễn trách nhiệm.

Nếu thỏa thuận giữa các bên về (các) trường hợp miễn trách nhiệm tồn tại
trước khi và có hiệu lực đến thời điểm bên bị vi phạm áp dụng chế tài, thì
bên vi phạm có thể bác bỏ yêu cầu áp dụng chế tài của bên bị vi phạm.
2.2. Miễn trách nhiệm trong trưởng hợp xảy ra sự kiện bất
khả kháng

Thế nào là sự kiện bất khả kháng?


Thứ hai, đó còn
phải là sự kiện
không thể lường
trước được.
Thứ nhẩt, đó phải
là sự kiện xảy ra Thứ ba, hậu quả của sự kiện
một cách khách đó phải là không thể khắc
quan hay còn gọi phục được mặc dù đã áp
là sự kiện khách dụng mọi biện pháp cần
quan thiết và khả năng cho phép.

Sự kiện bất khả


kháng
2.3. Miễn trách nhiệm, kẻo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợp đồng trong
trường hợp bát khả kháng

Căn cứ các nguyên tắc của pháp luật hợp đồng và tính chất song vụ của hợp đồng trong
hoạt động thương mại có thể giải quyết vấn đề này như sau:

Thứ nhất, nếu việc thực hiện trước nghĩa vụ của một bên là điều kiện để
bên kia thực hiện nghĩa vụ của mình, thì khi bên phải thực hiện trước
nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì
bên kia cũng không phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

Thứ hai, nếu việc thực hiện trước nghĩa vụ cùa một bên là điều kiện đế
bên kia thực hiện nghĩa vụ của mình, nhưng khi rõ ràng bên kia sẽ không
thực hiện được nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng, thì bên phải thực hiện
trước nghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ.
Theo quy định thì trong trường hợp bất khả kháng, các bên có thể
thỏa thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; nếu các bên
không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện
nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra
sự kiện bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả,
nhưng không được kéo dài quá các thời hạn sau đây: a) 05 tháng đối với
hàng hóa, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thỏa
thuận không quá 12 tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng; b) 08 tháng đối
với hàng hóa, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được
thỏa thuận trên 12 tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng.
Tuy nhiên, nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài quá thời hạn do các bên
thỏa thuận hoặc luật định thì theo quy định các bên có quyền từ chối
thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bên kia bồi
thường thiệt hại.
2.4. Miễn trách nhiệm đối với vi phạm do lỗi của bên bị vi phạm

Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong trường
hợp vi phạm do lỗi của bên bị vi phạm. Căn cứ miễn trách nhiệm
này đòi hỏi nguyên nhân của hành vi vi phạm của bên vi phạm
hợp đồng là hành vi có lồi của bên bị vi phạm. Hành vi đó có thể
là hành động hoặc sự không hành động của bên bị vi phạm. Hành
vi đó cũng là hành vi vi phạm hợp đồng của bên bị vi phạm.
2.5. Miễn trách nhiệm đối với vi phạm do thực hiện quyết định của cơ
quan nhà nước

Căn cứ miễn trách này không đòi hỏi quyết định của cơ quan nhà nước phải là
một quyết định hợp pháp. Nhưng sự tồn tại một quyết định bất họp pháp của cơ
quan nhà nước mà bất cứ một người có hiểu biết bình thường nào cũng có thể nhận
thấy tính bất hợp pháp của nó thi không thể được xem là căn cứ miễn trách. Quyết
định của cơ quan nhà nước là căn cứ miễn trách phải làm phát sinh nghĩa vụ của
bên vi phạm phải thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nhất định và việc
tuân thủ nghĩa vụ đó là nguyên nhân dẫn tới hành vi vi phạm hợp đồng.
3. CÁC LOẠI CHẾ TÀI TRONG HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG MẠI

3.1. Buộc thực


3.2. Phạt vi 3.3. Bồi thường
hiện đúng hợp
phạm thiệt hại
đồng

3.5. Đình chỉ 3.4. Tạm


3.6. Hủy bỏ
thực hiện hợp ngừng thực
hợp đồng
đồng hiện hợp đồng
Điều kiện áp dụng
chế tài

Cách thức áp dụng chế tài

Hậu quả pháp lý của việc


áp dụng chế tài

Quan hệ giữa che tài được


đề cập với các chế tài khác
3.1. Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng
3.1.1. Khái niệm và đặc điểm

Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp
đồng hoặc dùng các biện pháp khác đê hợp đông được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí
phát sinh.

Như vậy, đây là loại chế tài có chức năng đàm bảo cho hợp đồng được thực hiện như thỏa thuận,
phù hợp với mục đích hợp đồng mà bên bị vi phạm đã đặt ra vào thời điểm giao kết hợp đồng. Với
chức năng như vậy, loại chế tài này thường được bên bị vi phạm ưu tiên áp dụng, mặc dù không bắt
buộc phải áp dụng trước, vì nó phù hợp hơn cả để đạt được mục đích đặt ra ban đầu của hợp đồng.

Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng là hệ quả lôgic của nguyên tắc pacta sunt servanda trong
pháp luật hợp đồng.
3.1.2. Điều kiện áp dụng
Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng theo LTM có thể được một bên (bên bị vi
phạm) áp dụng đối với bất kỳ hành vi vi phạm hợp đồng nào của bên kia (bên vi
phạm), cho dù đó là vi phạm không cơ bản.

Trong khi đó, theo CISG bên bị vi pham có thể chỉ được yêu cầu một số biện
pháp khắc phục nhất định khi bên vi phạm vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng hoặc
khi yêu cầu đó là hợp lý xét theo hoàn cảnh cụ thể.

Các bên được thỏa thuận miễn nghĩa vụ thực hiện đúng hợp đồng cho bên vi
phạm trong một số trường hợp nhất định.
3.1.3. Cách thức áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng

Chế tài buộc thực hiện hợp đồng có thể được áp dụng theo hai cách
thức

Bên bị vi phạm có thể yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng các thỏa
thuận hợp đồng; hoặc

Bên bị vi phạm có thê dùng các biện pháp khác để hợp đồng được
thực hiện.
Yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng không làm phát sinh nghĩa vụ mới của bên vi
phạm, nhưng là điều kiện đê bên bị vi phạm dùng các biện pháp khác đế hợp đồng
được thực hiện khi bên vi phạm không thực hiện theo yêu cầu đó.

Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp
đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp
đồng. Trường họp bên vi phạm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì
phải loại trừ khuyết tật của hàng hóa, thiếu sót cùa dịch vụ hoặc giao hàng khác thay
thể, cung ứng dịch vụ theo đúng họp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc
hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận
của bên bị vi phạm.
Điều đó có nghĩa là việc gia hạn thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng không loại trừ quyền của
bên vi phạm được yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm (nếu các bên có thỏa thuận phạt vi
phạm) cũng như tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Nhưng chỉ khi thời hạn được gia hạn kết
thúc mà bên vi phạm vẫn không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ thì bên vi phạm
mới được áp dụng chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy hợp đồng.
Bên bị vi phạm áp dụng cách thức yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng thông qua hành vi yêu cầu.
Yêu cầu đó có thể được thực hiện bằng văn bản, bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên văn
bản vẫn là hình thức phù hợp nhất để đảm bảo chứng cứ cho việc chứng minh trong trường hợp cần
thiết.
Việc áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng theo cách thức dùng các biện pháp khác để họp đồng
được thực hiện cũng phải được thông báo cho bên vi phạm biết. Bởi vì hành vi vi phạm của một bên
không loại trừ nghĩa vụ thông tin của bên kia và cũng không vô hiệu hóa nguyên tắc thiện chí trong
pháp luật hợp đồng.
3.1.4. Hậu quả pháp lý của việc áp dụng chế tài

Với chức năng đảm bảo cho hợp đồng được thực hiện như các bên đã thỏa thuận, việc áp
dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng không ảnh hưởng tới hiệu lực của hợp đồng.
Ngay cả khi bên bị vi phạm áp dụng chế tài theo cách thức yêu cầu bên vi phạm thực hiện
đúng các thỏa thuận hợp đồng và gia hạn một thời gian hợp lý đe bôn vi phạm khắc phục vi
phạm thì thời hạn theo hợp đồng (thời hạn gốc) vẫn là mốc để tính thời hạn khiếu nại, thời hiệu
khởi kiện, tính toán thiệt hại xảy ra hay lãi suất chậm trả..., bời vì hành vi gia hạn thời hạn là
hành vi đơn phương của bồn bị vi phạm.
Trường hợp bên bị vi phạm dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện thì các
thỏa thuận hợp đồng vẫn là căn cứ để tính khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan mà
bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm.
3.1.5. Quan hệ với các chế tài khác

Trừ trường hợp có thỏa thuận


Các chế tài khác không được
khác, trong thời gian áp dụng
áp dụng trong thời gian áp
chế tài buộc thực hiện đúng
dụng chế tài buộc thực hiện
hợp đồng, bên bị vi phạm có
đúng hợp đồng chính là chế tài
quyền yêu cầu bồi thường thiệt
tạm ngừng thực hiện họp đồng,
hại và phạt vi phạm nhung
đình chỉ thực hiện hợp đồng và
không được áp dụng các chế tài
hủy bỏ hợp đồng
khác
Trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực
hiện đúng hợp đồng trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định,
bên bị vi phạm được áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền
lợi chính đáng của mình.
3.2. Phạt vi phạm
3.2.1. Khái niệm và chức năng

Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt
do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn
trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.

Chế tài phạt vi phạm là một chế tài thoa thuận, có chức năng bổ sung thêm một
quyền yêu cầu về vật chất (quyền yêu cầu trả tiền phạt) của bên bị vi phạm và
tương ứng là một nghĩa vụ vật chất (nghĩa vụ trá tiền phạt) cúa bên vi phạm và
qua đó giúp cường cường ý thức tuân thủ hợp đồng của các bên

Tạo “sức ép” để bên có nghĩa vụ thực hiện đúng hợp đồng
3.2.2. Điều kiện áp dụng

Sự tồn tại thỏa thuận giữa các


bên hợp đồng về việc một bên
được yêu cầu bên kia trà một
khoản tiền phạt do vi phạm hợp
đồng

Đã xảy ra hành vi vi phạm mà


các bên thỏa thuận là điều kiện
để áp dụng chế tài phạt vi phạm.
3.2.3. Mức phạt vi phạm
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đổi với nhiều vi phạm do các
bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhung không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm,
trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.
Ngoại lệ được quy định trực tiếp trong LTM là trường hợp phạt vi phạm do vô ý giám định sai.
Chế tài phạt vi phạm trong trường hợp này là chế tài luật định, nghĩa là khách hàng có quyền yêu
cầu thương nhân giám định trả một khoản tiền phạt do vô ý giám định sai căn cứ quy định tại câu
1 khoản 1 Điều 266 LTM. Các bên chi cần thỏa thuận mức phạt vi phạm trong phạm vi tối đa
bằng 10 lần phí thù lao giám định.
Việc khống chế mức trần đối với thỏa thuận phạt vi phạm cho thấy, một mặt chế tài phạt vi
phạm theo LTM có chức năng chủ yếu là “trừng phạt” bên vi phạm do sự không tuân thủ hợp
đồng hơn là đền bù thiệt hại thực tế cho bên bị vi phạm, mặt khác cũng nhằm bão đảm cho bên vi
phạm không phải chịu phạt ờ mức quá cao một cách bất hợp lý, bởi vì chức năng đền bù thiệt hại
đã được chế tài bồi thường thiệt hại đảm trách.
3.2.4. Hậu quả pháp lý của việc áp dụng chế tài phạt vi phạm

Nghĩa vụ trả tiền phạt vi phạm không thay thế nghĩa
vụ họp đồng; việc trả tiền phạt vi phạm cũng không giải
phóng bên vi phạm khỏi nghĩa vụ hợp đồng.
3.2.5. Quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm với các chế tài khác

Với tư cách là một chế tài thỏa thuận và là chế tài bổ sung, chế
tài phạt vi phạm và việc áp dụng chế tài này không loại trừ các
chế tài khác.

Chế tài phạt vi phạm có thể đồng thời được áp dụng cùng với
chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bồi thường thiệt hại, tạm
ngừng thực hiện họp đồng, đình chỉ thực hiện họp đồng, chế tài
hủy hợp đồng.
3.3. Bồi thường thiệt hại
3.3.1. Khái niệm và chức năng

Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi
phạm họp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị
tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gày ra và khoản
lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Bồi thường thiệt hại với tư cách là chế tài trong thương mại có chức năng bù đắp
tổn thất vật chất cho bên bị vi phạm, làm cho hành vi vi phạm hợp đồng trở nên vô hại
về mặt vật chất đối với bên bị vi phạm.
3.3.2. Điều kiện áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại

Hành vi vi
phạm hợp
đồng

Có thiệt hại


thực tế

Hành vi vi
phạm hợp
đồng là
nguyên nhân
trực tiếp gây
ra thiệt hại
3.3.3. Phạm vi bồi thường thiệt hại

Tổn thất thực tế là thiệt hại đã xảy ra


Giá trị tổn thất thực tế, trực
tiếp mà bên bị vi phạm phải
chịu do bên vi phạm gây ra
Tổn thất trực tiếp là thiệt hại phát sinh trực
a) Tổn thất tiếp từ hành vi vi phạm của bên vi phạm.
thực tế, trực
tiếp và khoản
lợi đáng lẽ Khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng nếu
được hưởng không có hành vi vi phạm là khoản lợi mà
bên bị vi phạm chưa có trên thực tế, nhưng
Khoản lợi trực tiếp mà bên
nếu không xảy ra hành vi vi phạm và căn
bị vi phạm đáng lẽ được
cứ theo mục đích mà bên bị vi phạm đặt ra
hưởng nếu không có hành
đối với hợp đồng đó cũng như các mối
vi vi phạm.
quan hệ hợp đồng mà bên bị vi phạm đã
hoặc có thể thiết lập với bên thứ ba thì
khoản lợi đó là có thể đạt được.
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý đế
hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được
hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra; nếu bên yêu cầu bồi thường
thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền
yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có
thể hạn chế được.

Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn
thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm
đáng lẽ được hường nếu không có hành vi vi phạm
b) Tiền lãi trên số tiền
chậm trả

Trường hợp bên vi phạm hợp


Thời gian tính lãi
đồng chậm thanh toán tiền hàng Mức tiền lãi trên sổ
chậm trả bắt đầu từ
hay chậm thanh toán thù lao dịch tiền chậm trà đó tính
thời điểm bên có
vụ và các chi phí hợp lý khác thì theo lãi suất nợ quá
nghĩa vụ chậm thanh
bên bị vi phạm hợp đồng có hạn trung bình trên
toán đến thời diêm
quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số thị trường tại thời
bên đó thanh toán
tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ diêm thanh toán, trừ
trên thực tế, trừ
quá hạn trung bình trên thị trường trường hợp các bên
trường hợp các bên
tại thời điếm thanh toán tương có thỏa thuận khác
có thỏa thuận khác
ứng với thời gian chậm trả, trừ hoặc pháp luật có
hoặc pháp luật có
trường hợp có thỏa thuận khác quy định khác
quy định khác.
hoặc pháp luật có quy định khác
3.3.4. Hậu quả pháp lý của việc áp dụng chế tài hồi thường thiệt hại

Việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại không ảnh hướng
tới hiệu lực cùa các thỏa thuận họp đồng. Như vậy, việc bên vi
phạm nghĩa vụ giao hàng trả khoản tiền bồi thường thiệt hại
không giải phóng bên đó khỏi nghĩa vụ giao hàng.
3.3.5. Quan hệ giữa chế tài bồi thường thiệt hại với các chế tài khác

Một bên không bị mất quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tổn
thất do vi phạm hợp đồng của bên kia khi đã áp dụng các chế tài khác”.
Điều đó có nghĩa là bên bị vi phạm luôn luôn được phép yêu cầu bên vi
phạm bồi thường thiệt hại khi hội đủ các căn cứ phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại của bên vi phạm mà không phưong hại đến quyền
được áp dụng các chế tài khác.
3.4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng

3.4.1. Khái niệm

Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là một chế tài trong thương mại, theo đó
một bên có quyền tạm ngừng thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng của mình, khi
bên kia của hợp đồng có hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều
kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc có hành vi vi phạm cơ bân nghía
vụ hợp đồng, nếu các hành vi đó không thuộc một trong các trường hợp miền
trách nhiệm theo quy định.
3.4.2. Điều kiện áp dụng

Thứ nhất, đó là khi một bên có hành vi vi phạm hợp đồng
thuộc trường họp các bên đã thỏa thuận là điều kiện đế bên
kia tạm ngừng thực hiện họp đông.

Thứ hai, không phụ thuộc vào việc các bên có thỏa thuận
hay không, bên bị vi phạm được quyền áp dụng chế tài tạm
ngừng thực hiện họp đồng khi bên kia vi phạm cơ bản
nghĩa vụ hợp đồng.
Tạm ngừng thực hiện họp đồng đối với hoạt động
mua bán hàng hóa

Bên mua có bằng chứng


vê việc bên bán lừa dôi thì
có quyên tạm ngừng việc
thanh toán

Bên mua có bàng chứng Bên mua có bằng chứng
về việc bên bán đã giao về việc hàng hóa đang là
hàng không phù hợp với đối tượng bị tranh chấp thì
hợp đồng thì có quyền tạm có quyền tạm ngừng thanh
ngừng thanh toán cho đến toán cho đến khi việc
khi bên bán đã khắc phục tranh chấp đã được giải
sự không phù hợp đó. quyết
3.4.3. Hậu quả pháp lý

Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn
hiệu lực. Điều này giúp làm rõ rằng, khi căn cứ để áp dụng chế
tài tạm ngừng thực hiện không còn nữa, thì bên bị vi phạm
phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của mình.
3.4.4. Quan hệ với các chế tài khác
Khi áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực, nên không thể áp
dụng chế tài này đồng thời với chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng, vì khi hợp đồng bị đình chỉ thực
hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Chế tài này cũng
không thế đồng thời được áp dụng cùng với chế tài hủy hợp đồng hoặc huỷ một phần hợp đồng (theo
quy định tại Điều 313), vì hủy hợp đồng hay hủy một phần hợp đồng làm hợp đồng hoặc phần hợp
đồng bị hủy không có hiệu lực từ thời điếm giao kết.

Chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng cũng không được áp dụng đồng thời với chế tài buộc thực
hiện đúng hợp đồng.

Khi áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, bên vi phạm đồng thời có quyền yêu cầu bồi
thường thiệt hại nếu có đủ căn cứ để áp dụng chế tài này và có quyền phạt vi phạm (nếu có thoả thuận).
3.5. Đình chỉ thực hiện họp đồng

3.5.1. Khái niệm

Đình chỉ thực hiện hợp đồng là một chế tài trong hoạt động thương mại,
theo đó một bên có quyền chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của mình và
làm hợp đồng chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo
đình chỉ, khi bên kia có hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều
kiện để đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc vi phạm cơ bản nghĩa vụ họp đồng,
trừ trường hợp xảy ra một trong các trường hợp miễn trách nhiệm theo quy
định.
3.5.2. Điều kiện áp
dụng

Thứ nhất, khi một bên vi phạm hợp


Thứ hai, khi một bên vi phạm cơ đồng trong trường hợp các bên đã
bản nghĩa vụ hợp đồng thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ
thực hiện hợp đồng.
3.5.3. Hậu quả pháp lý

Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên
nhận được thông báo đình chỉ. Các bèn không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp
đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực
hiện nghĩa vụ đối ứng. Hợp đồng chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm bên vi phạm
nhận được thông báo đình chỉ nghĩa là các quyền và nghĩa vụ hợp đồng chấm dứt
tồn tại kể từ thời điểm đó, chứ không làm hợp đồng mất hiệu lực (hay không có hiệu
lực) từ thời điểm giao kết.
3.5.4. Quan hệ với chế tài khác

Khi áp dụng chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng, bên bị vi phạm
đồng thời có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại.

Các chế tài còn lại bao gồm buộc thực hiện đúng hợp đồng, tạm
ngừng thực hiện hợp đồng và hủy hợp đồng không thể được áp dụng
đồng thời với chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng, vì hậu quả pháp lý
của chúng mâu thuẫn với nhau.
3.6. Huỷ bỏ hợp đồng
3.6.1. Khái niệm

Hủy bỏ hợp đồng là một loại chế tài trong thương mại, bao gồm hủy bỏ
một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng và
hủy bò toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cã các
nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng, có thê được bên bị vi phạm áp
dụng khi xảy ra trường hợp mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để húy bỏ
hợp đồng hoặc khi bên vi phạm vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng, trà các
trường hợp bên vi phạm được miễn trách nhiệm theo quy định.
3.6.2. Hủy bỏ một phần hợp đồng

Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bên bị vi phạm tuyên bố (thông báo) với bên
vi phạm về việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng.

Thứ nhất, khi xảy ra hành


vi vi phạm mà các bên đã
thỏa thuận là điều kiện để
Thứ hai, khi một bên vi phạm
hủy bỏ một phần hợp
cơ bản nghĩa vụ hợp đồng đối
đồng.
với một phần hợp đồng. Đây là
căn cứ hủy bở hợp
Hậu quả pháp lý

Khi áp dụng chế tài hủy hợp đồng dưới hình thức hủy một phần hợp đồng thì
phần hợp đồng đó (bị xem là) không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên
không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận đối với phần hợp đồng
đó. Các phần còn lại cùa hợp đồng vẫn còn hiệu lực, bao gồm cả thỏa thuận về
các quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bò hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.

Bên cạnh đó, các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa
vụ của mình theo phần hợp đồng bị hủy; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì
nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trá
bang chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.
Quan hệ với các chế tài khác

Trong trường hợp hủy bỏ (một phần) hợp đồng thì bên bị vi
phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
3.6.3. Huỷ toàn bộ hợp đồng
Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa
vụ họp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.

Thứ nhất, đối với thoả thuận của các Thứ hai, đối với vi phạm cơ bản nghĩa
bên về hành vi vi phạm là căn cứ để vụ hợp đồng là căn cứ để huỷ bỏ toàn
hủy bỏ hợp đồng, thì thỏa thuận đó bộ hợp đồng thì vi phạm nghĩa vụ họp
không được giới hạn vào trường hợp đồng đó phải gây thiệt hại cho bên kia
huỷ bỏ một phần hợp đồng. đến mức làm cho bên kia không đạt
được mục đích cùa việc giao kết hợp
đồng đối với toàn bộ hợp đồng.
3.6.4. Hậu quả pháp lý
Sau khi huy bỏ (toàn bộ) hợp đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điếm
giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp
đồng, trừ thởa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi hùy bó hợp đồng và về giãi
quyết tranh chấp. Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa
vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của
họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích
đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.
3.6.5. Quan hệ với các chế tài khác

Bên bị vi phạm (bên áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng) có
quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
3.7. Các chế tài khác theo thỏa thuận giữa các bên

Các bên có thể thỏa thuận các biện pháp khác không trái với nguyên tắc cơ bản
của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.

Thứ nhất, biện pháp đó phải gắn liền với một
hành vi vi phạm họp đồng, nghĩa là một hành vi
vi phạm họp đồng nào đó của một bên sẽ là căn
cứ để bên kia áp dụng biện pháp đã thỏa thuận.

Thứ hai, biện pháp đó không trái với nguyên tắc
cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc
tế mà Việt Nam là thành viên và tập quán
thương mại quốc tế.
4. Khiếu nại trong thương mại

4.1. Chức năng của khiếu nại trong thưong mại

Khiếu nại là một chế định đặc thù cúa pháp luật thương mại,
nhằm buộc bên có quyền và lợi ích bị xâm phạm phải nhanh
chóng yêu cầu bên vi phạm tuân thủ hợp đồng và khắc phục hậu
quả của hành vi vi phạm, đê hậu quả cùa hành vi vi phạm đó
không tiếp tục gày trở ngại đến các quan hệ thương mại khác.
4.2. Các thời hạn khiếu nại

Thứ nhất, thời hạn khiêu nại trong hoạt động logistics có giao nhận hàng hóa thì khiếu nại
về hư hỏng, mất mát đối với hàng hóa là 14 ngày kể từ ngày giao hàng cho người nhận.

Thứ hai, các bên có thể thỏa thuận thời hạn khiếu nại đối với tất cả các hành vi vi
phạm hợp đồng khác với trường hợp nêu trên đây.

Thứ ba, trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời hạn khiếu nại về số lượng
hàng hóa là ba tháng kể từ ngày giao hàng.

Thứ tư, trường hợp các bên không thỏa thuận thì thời hạn khiếu nại là sáu tháng, kề từ
ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hóa; trong trường hợp hàng hóa
có bào hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng, kể từ ngày hết thòi hạn bảo hành.

Thứ năm, trường hợp các bên không thởa thuận thì thời hạn khiếu nại là chín tháng, kế tù'
ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trong trường hợp có báo
hành thì kể từ ngày hết thời hạn báo hành đối với khiếu nại về các vi phạm khác.

You might also like