You are on page 1of 32

CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HOÁ

I. Khái quát về hoạt động mua bán hàng hóa


1. Khái niệm:
Mua bán hàng hóa: là hoạt động thương mại, theo đó bên bán
có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên
mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho
bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.
- Khoản 8 Điều 3 -
Lưu ý: Hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh
doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện
• Điều 25 Luật Thương mại 2005
• Điều 6, Điều 7 Luật đầu tư 2020
Hàng hóa bao gồm:
▪ Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong
tương lai;
▪ Những vật gắn liền với đất đai.
- Khoản 2 Điều 3 -
Tài sản là Hàng hóa?
Điều 105. Tài sản – BLDS 2015
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và
động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong
tương lai.

Pháp luật về MBHH


▪ Quy định chung đối với hoạt động MBHH: Điều 24 – Điều
73 LTM 2005
▪ Quy định chung về Hợp đồng: Điều 385 – 429 BLDS 2015 ▪
Quy định chung về GDDS: Điều 116 – Điều 133 BLDS 2015
2. Đặc điểm của MBHH:
Bao gồm 04 đặc điểm:
▪ Chủ thể
▪ Đối tượng
▪ Dấu hiệu về hành vi ▪ Mục đích
3. Phân loại

Phương thức thực hiện hoạt dộng MBHH:


- Thông thường trực tiếp điều 24 - điều 62 : trong nước –
quốc tế (điều 27 – điều 30, NĐ 69/2018/NĐ-CP).
- Qua SGDHH điều 63 – điều 73, NĐ 158/2006/NĐ-CP
II. Hợp đồng mua bán hàng hóa
1. Khái niệm Hợp đồng MBHH
1.1 Khái niệm Hợp đồng MBHH
- Hợp đồng MBHH là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó
bên bán có NV giao hàng, chuyển QSH HH cho bên mua
và nhận thanh toán; bên mua có NV thanh toán cho bên
bán, nhận hàng và QSH HH theo thỏa thuận.
1.2 Đặc điểm hợp đồng MBHH
Bao gồm 04 đặc điểm:
▪ Chủ thể
▪ Đối tượng
▪ Hình thức (Điều 24)
▪ Mục đích
2. Thực hiện Hợp đồng MBHH
2.1. Nguyên tắc thực hiện HĐMBHH
2.2. Giao, nhận hàng hóa
2.3. Địa điểm giao, nhận HH
2.4. Thời hạn giao, nhận HH
2.5. Hàng hóa phù hợp hợp đồng
2.6. Số lượng HH
2.7. Kiểm tra HH trước khi giao
2.8. Thanh toán tiền hàng
2.9. Chuyển rủi ro về hàng hóa
2.10. Bảo hành hàng hóa
2.11. Đảm bảo quyền sở hữu HH và chuyển quyền sở hữu HH
Lưu ý: Xác lập HĐ, điều kiện có Hiệu lực HĐ
- Giao kết HĐ: Điều385-400 BLDS2015
- Sửa đổi, bổ sung HĐ: Điều421-422 BLDS2015
- Hiệu lực HĐ: Điều401,407,408,123-133 BLDS2015
– Điều kiện có hiệu lực HĐ: Điều117 BLDS – 4 yếu tố

SƠ ĐỒ GIAO KẾT HĐ (mô phỏng theo BLDS 2015

3. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa -
Điều kiện có hiệu lực HĐ: Điều 117 BLDS 2015 - 4 yếu tố
1. Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân
sự phù hợp với GDDS được xác lập;
2. Chủ thể tham gia GDDS hoàn toàn tự nguyện;
3. Mục đích và nội dung của GDDS không vi phạm điều cấm
của luật, không trái đạo đức xã hội.
4. Hình thức của GDDS tuân theo quy định PL.
2.1. Nguyên tắc thực hiện HĐMBHH:
- Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số
lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các khoản thoả
thuận khác.
- Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và
có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau.
- Không được xâm phạm đến lợi ích nhà nước, lợi ích công
cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Bên bán: điều 45 – 49 LTM 2005
Bên mua : điều 47, 50, 54 – 56 LTM 2005

2.2. Giao, nhận hàng hóa:


▪ NV bên bán: Giao hàng (Điều 34) + Chứng từ (Điều 42)
▪ NV bên mua: nhận hàng + thực hiện những công việc hợp lý
(Điều 56)
2.3. Địa điểm giao, nhận hàng hóa: Điều 35
▪ Có thỏa thuận: Căn cứ HĐ
▪ Không có thỏa thuận:
1. HH là vật gắn liền với đất đai
2. HĐ có QĐ về vận chuyển HH
3. HĐ không QĐ về vận chuyển HH
4. TH khác
2.4. Thời hạn giao, nhận HH: Điều 37
▪ Thỏa thuận: Căn cứ theo HĐ
▪ Thỏa thuận thời hạn nhưng không XĐ thời điểm cụ thể:
giao bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn + thông báo trước
▪ Không thỏa thuận: giao trong thời hạn hợp lý sau khi GKHĐ
Lưu ý:
▪ Quyền không nhận hàng của bên mua (Điều 38)
▪ Thời điểm giao hàng và thời điểm nhận hàng trong một số
trường hợp có thể không trùng lặp nhau
2.5. Hàng hóa phù hợp với HĐ: Điều 39 - Điều 40 HH được
coi là không phù hợp HĐ:
▪ Thỏa thuận
▪ Các TH (K1 Điều 39):
1. Mục đích sử dụng thông thường
2. Mục đích cụ thể nào...đã TB/đã biết (MĐ đã được thông báo)
3. Chất lượng so với chất lượng hàng mẫu
4. Bảo quản theo cách thức thông thường/cách thức thích hợp
=> Quyền từ chối nhận hàng (K2 Điều 39)
Trách nhiệm của bên bán đối với HH không phù hợp nếu các
bên không có thỏa thuận khác: Điều 40
▪ KHÔNG chịu TN: K1 Điều 40 ▪ PHẢI chịu TN:

✓ K2 Điều 40 ✓ K3 Điều 40
2.6. Số lượng hàng hóa
- Giao thừa/thiếu: Điều 41, 43 LTM
▪ Quyền khắc phục của bên bán trong TH giao thiếu hàng hoặc
giao hàng không phù hợp với HĐ: Điều 41
▪ TH bên bán giao thừa hàng => bên mua có quyền từ chối hoặc
chấp nhận số hàng thừa đó: Điều 43
2.7. Kiểm tra hàng hóa trước khi giao: Điều 44
 - Điều kiện?
 - Bên mua phải kiểm tra trong một thời gian ngắn nhất mà
hoàn cảnh thực tế cho phép, trừ TH có thỏa thuận khác.
 - Trách nhiệm của Bên bán:
▪ KHÔNG chịu TN: K4 Điều 44
 ▪ PHẢI chịu TN: K5 Điều 44
HH PHÙ HỢP HĐ
2.8. Thanh toán tiền hàng: Điều 50 - Điều 55
- Quy định chung: Điều 50
- Xác định giá:
▪ Theo thỏa thuận
▪ Không có thỏa thuận về Giá; PP xác định giá; Chỉ dẫn khác về
giá: xác định theo Điều 52 - 53
- Địa điểm thanh toán: Điều 54
- Thời hạn thanh toán: Điều 55
-Ngừng thanh toán: Điều 51
▪ Thỏa thuận
▪ Không có thỏa thuận:

✓ Bên bán lừa dối


✓ HH đang là đối tượng bị tranh chấp
✓ Bên bán đã giao hàng không phù hợp với HĐ
2.9. Chuyển rủi ro về hàng hóa:
 - Theo thỏa thuận
 - Không có thỏa thuận: căn cứ các TH được quy định từ
Điều 57 đến Điều 61 LTM

RỦI RO
CHƯƠNG III: HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ
I KHÁI NIỆM
Dịch vụ giám định: là hoạt động thương mại, theo đó một
thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định
tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và
những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.
2. ĐẶC ĐIỂM
2.1. Chủ thể tham gia:
BÊN KDDV giám định (điều 256- 257): Thương nhân
 Liên hiệp hợp tác xã và hộ kinh doanh không được kinh
doanh dịch vụ giám định theo khoản 1 điều 257
Uỷ quyền GĐ (điều 267): là thương nhân kinh doanh dịch vụ
nước ngoài uy quyền lại cho thương nhân dịch vụ Việt Nam.
Bên yêu cầu giám định : TN/ Không là TN/ CQNN
2.2. Nội dung giám định:
Gồm nhiều hoạt động cụ thể khác nhau: số lượng, chất lượng,
bao bì, giá trị hàng hoá, xuất xứ hàng hoá, tổn thất, độ an toàn,
tiêu chuẩn vệ sinh, phòng dịch, kết quả thực hiện dịch vụ,
phương pháp cung ứng dịch vụ,...
Điều 255:

2.3. Kết quả của hoạt động giám định:


Thực hiện theo yêu cầu của:
▪ Một/các bên trong Hợp đồng
▪ Khách hàng khác (tổ chức, cá nhân, CQNN có nhu cầu GĐ)
=> Chứng thư giám định
3. Chứng thư giám định (CTGĐ)
3.1. Khái niệm CTGĐ:
▪ Là văn bản xác nhận tình trạng thực tế của HH, DV theo các
nội dung giám định được khách hàng yêu cầu.
▪ Là hình thức thể hiện kết quả giám định HH, DV
3.2. Giá trị pháp lý của CTGĐ:
▪ Chỉ có giá trị đối với những nội dung được GĐ (K3 Điều 260)
▪ TN KDDV giám định phải chịu trách nhiệm về tính chính xác
của các kết
luận và kết quả nêu trong CTGĐ (K4 Điều 260)
▪ Chỉ có giá trị đối với bên yêu cầu GĐ (Điều 261) => ĐK:
Bên yêu cầu
GĐ không chứng minh được KQGĐ không KQ, không trung
thực, sai về kỹ thuật, nghiệp vụ.
Điều 262. Giá trị pháp lý của chứng thư giám định đối với các
bên trong hợp đồng
1. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc sử dụng
chứng thư giám định của một thương nhân kinh doanh dịch vụ
giám định cụ thể thì chứng thư giám định đó có giá trị pháp lý
đối với tất cả các bên nếu không chứng minh được kết quả giám
định không khách quan, không trung thực hoặc sai về kỹ thuật,
nghiệp vụ giám định.
2. Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về việc sử
dụng chứng thư giám định của một thương nhân kinh doanh
dịch vụ giám định cụ thể thì chứng thư giám định chỉ có giá trị
pháp lý đối với bên yêu cầu giám định theo quy định tại Điều
261 của Luật này. Bên kia trong hợp đồng có quyền yêu cầu
giám định lại.
3. Khi chứng thư giám định lại có kết quả khác với chứng thư
giám định ban đầu thì xử lý như sau:
a) Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp
chứng thư giám định ban đầu thừa nhận kết quả của chứng thư
giám định lại thì kết quả của chứng thư giám định lại có giá trị
pháp lý với tất cả các bên;
b) Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp
chứng thư giám định ban đầu không thừa nhận kết quả của
chứng thư giám định lại thì các bên thoả thuận lựa chọn một
thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định khác giám định lại
lần thứ hai. Kết quả giám định lại lần thứ hai có giá trị pháp lý
với tất cả các bên.
SƠ ĐỒ BÊN BÁN VÀ BÊN MUA

DVGD: dịch vụ giám định

CTGD: chứng thư giám định

Lưu ý: luôn đi đúng quy trình này nếu khác đi thì thoã thuận đó
sai.
CHƯƠNG IV: HOẠT ĐỘNG TRUNG
GIAN THƯƠNG MẠI

I. Khái quát về trung gian thương mại


1. Khái niệm:
Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của
thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một
hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại
diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán
hàng hoá và đại lý thương mại. ( KHOẢN 11 ĐIỀU 3 LTM)
2. Đặc điểm:
▪ Chủ thể
▪ QH ủy quyền đặc biệt
▪ Phương thức giao dịch gián tiếp
▪ Tư cách pháp lý độc lập
▪ Tồn tại 2 nhóm QH
 5 ĐIỂM GIỐNG NHAU GIỮA 4 HÌNH THỨC
TRUNG GIAN
1. Đại diện cho thương nhân (Điều 141 – 149)
1.1. Khái niệm:
Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ
nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên
giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh
nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù
lao về việc đại diện.
1.2. Đặc điểm:
▪ Chủ thể: Đều là Thương nhân, có tư cách PL độc lập
▪ Tư cách pháp lý trong GD với bên thứ 3: Bên ĐD nhân danh
Bên giao ĐD
▪ QH ủy quyền đặc biệt mang tính thường xuyên, liên tục
▪ MQH giữa bên đại diện và bên giao đại diện ràng buộc khá
chặt chẽ

Nội dung và phạm vi hoạt động.


▪ Cơ sở pháp lý của QH đại diện: Hợp đồng lập thành VĂN
BẢN/ hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương VB (Điều
142)
▪ Thù lao: Điều 147
-> phát sinh từ thời điểm do các bên thỏa thuận/ hoặc theo Điều
86

Trừ TH có thỏa thuận khác: K3, K4 Điều 144 - TB chấm dứt
bởi:
✓ Bên giao đại diện: Quyền yêu cầu trả thù lao của BĐD
✓ Bên đại diện: Mất quyền hưởng thù lao đối với các GD đáng
lẽ được hưởng
1.4. Quyền và nghĩa vụ các bên
Bên đại diện:
 Quyền: Điều 147 - Điều 149
 Nghĩa vụ: Điều 145
Bên giao đại diện:
• Nghĩa vụ: Điều 146

Sơ đồ đại diện

2. Môi giới thương mại (Điều 150 – Điều 154)


2.1. Khái niệm:
Môi giới thương mại là hoạt động TM, theo đó một thương
nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán
hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong
việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và
được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới
- Điều 150 LTM -
2.2. Đặc điểm:
▪ Chủthể:BênMGlàTN;BênđượcMGlàTN/khônglàTN
▪ Nhân danh chính mình khi tham gia GD với các bên
được MG
▪ Mục đích: các bên được môi giới giao kết HĐ với nhau
▪ Nội dung và phạm vi hoạt động: theo thỏa thuận (Giới
thiệu về HH, DV
cần môi giới; thu xếp để các bên tiếp xúc với nhau;...)
▪ Cơ sở pháp lý: Hợp đồng môi giới thương mại
2.3. Quyền và nghĩa vụ các bên trong QH MGTM:
▪ Bên MG:
Nghĩa vụ: Điều 151
▪ Bên được MG:
Nghĩa vụ: Điều 152
Lưu ý:
- Quyền hưởng thù lao: Điều 153 => Thời điểm phát sinh là
các bên được MG đã ký kết HĐ với nhau.
- Thanh toán chi phí phát sinh hợp lý liên quan đến việc
MG: Điều 154 kể cả khi việc MG không mang lại KQ cho bên
được MG.
3. Ủy thác mua bán hàng hóa (Điều 155 –
Điều 165)
3.1. Khái niệm:
Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động TM, theo đó bên nhận
uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của
mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và
được nhận thù lao uỷ thác - Điều 155 LTM -

3.2. Đặc điểm:


 ▪ QH ủy thác bao gồm ủy thác mua HH và ủy thác bán HH
 ▪ Bên nhận UT nhân danh chính mình trong quan hệ GD
với bên thứ 3
 ▪ Bên nhận UT trực tiếp giao kết và thực hiện HĐ với bên
thứ ba theo yêu
cầu bên UT
 ▪ Cơ sở pháp lý: Hợp đồng lập thành VĂN BẢN/ hình
thức khác có giá trị
pháp lý tương đương VB (Điều 159)
3.2. Đặc điểm:
▪ Chủ thể (Điều 156-157)
 Bên uỷ thác
✓ Thương nhân/không là TN ✓GiaochoBNUTthựchiện

mua/bán HH cho bên thứ ba ✓ Trả thù lao uỷ thác


 Bên nhận uỷ thác

✓ Thương nhân
✓KD mặt hàng phù hợp với HH
được uỷ thác
✓ Thực hiện MBHH theo những điều
kiện đã thoả thuận.

4. Đại lý thương mại (Điều 166 – Điều 177)


4.1. Khái niệm:
Đại lý thương mại là hoạt động TM, theo đó bên giao đại lý và
bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình
mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ
của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.
- Điều 166 LTM -
4.2. Đặc điểm:
▪ Chủ thể: Đều phải là thương nhân.
▪ Bên giao ĐL: giao hàng/ giao tiền/ ủy quyền thực hiện DV =>
CSH đối với HH/ tiền giao cho BĐL (Điều 170)
▪ Bên ĐL: nhận hàng/ nhận tiền/ nhận UQ CƯDV
▪ TCPL trong giao dịch với bên thứ ba: Bên ĐL nhân danh
chính mình
▪ Đối tượng của QH đại lý: công việc mua HH, bán HH, cung
ứng DV mà bên ĐL thực hiện với KH theo yêu cầu của bên giao
ĐL.
▪ CSPL của QH đại lý: Hợp đồng đại lý phải được lập thành
VĂN BẢN hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương
đương (Điều 168)
4.3. Các hình thức đại lý:
a. Đại lý bao tiêu
b. Đại lý độc quyền
c. Tổng đại lý MBHH, CUDV
d. Hình thức khác theo thỏa thuận
a. Đại lý bao tiêu:
▪ Khái niệm: là HTĐL mà BĐL thực hiện việc mua, bán trọn
vẹn một khối
lượng HH hoặc cung ứng đầy đủ một DV cho BGĐL (K1 Điều
169)
▪ Thù lao: mức chênh lệch giá giữa giá mua/ giá bán thực tế so
với giá
mua/ bán do BGĐL quy định (K3 Điều 171)

✓ Bên đại lý: quyết định giá bán HH/ CƯDV (K4 Điều 174)

✓ Bên giao đại lý: ấn định giá giao ĐL


b. Đại lý độc quyền:
▪ Khái niệm: là HTĐL mà tại một khu vực địa lý nhất định bên
giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số
mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định
(K2 Điều 169).
c. Tổng đại lý MBHH, CƯDV:
▪ Khái niệm: là HTĐL mà BĐL tổ chức một hệ thống đại lý
trực thuộc để thực hiện việc MBHH, CƯDV cho BGĐL (K3
Điều 169).

4.3. Thù lao đại lý (Điều 171): - Hình thức thù lao cho Bên
ĐL:
▪ Hoa hồng: Bên giao ĐL ấn định giá mua, giá bán, giá CƯDV
cho KH => hoa hồng tính theo tỷ lệ % trên giá Bên giao ĐL ấn
định (K2 điều 171)
▪ Chênh lệch giá: Bên giao ĐL chỉ ấn định giá giao đại lý =>
chênh lệch giá (K3 điều 171)
- Mức thù lao đại lý: K4 Điều 171

Thời hạn đại lý ( điều 177)


4.5. Quyền và nghĩa vụ các bên:
▪ Bên giao đại lý: Điều 172, Điều 173 LTM
▪ Bên đại lý: Điều 174, Điều 175 LTM
CHƯƠNG V: CHẾ TÀI TRONG THƯƠNG MẠI
I. Khái niệm & đặc điểm
1. Khái niệm:
Chế tài trong thương mại là các biện pháp pháp lý mà LTM
2005 cho phép một bên áp dụng đối với bên kia trong hợp đồng
thương mại nhằm yêu cầu bên đó chịu trách nhiệm pháp lý cho
hành vi vi phạm hợp đồng của mình.
2. Đặc điểm:
❑ Điều kiện áp dụng CT trong TM
▪ Điều kiện chung:
1. Có hành vi vi phạm hợp đồng (VPHĐ:K12Điều3)
2. HVVP không thuộc miễn trách nhiệm theo K1 Điều 294
▪ Điều kiện riêng:

✓ Phụ thuộc vào từng loại chế tài


MIỄN TRÁCH NHIỆM THEO K1 Điều 294
Bao gồm 04 trường hợp MTN:
1. Cácbênthỏathuận
2. Sự kiện bất khả kháng (Đ 156 BLDS) Sự kiện bất khả
kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể
lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã
áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
3. HVVPcủamộtbênhoàntoàndolỗicủabênkia
4. HVVPcủamộtbêndothựchiệnQĐcủaCQQLNNcóTQ
=> Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh
II. Các loại chế tài trong thương mại
1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng (Điều 297)

❑ Khái niệm:
Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu
bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện
pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải
chịu chi phí phát sinh.

❑ Điều kiện áp dụng:


- Có hành vi vi phạm hợp đồng
- Không thuộc trường hợp miễn trách nhiệm

❑Cách thức áp dụng: 3


 - Yêu cầu thực hiện các thỏa thuận trong HĐ (k2Đ297)
 - Dùng các biện pháp khác để HĐ được thực hiện
(k3Đ297)
❑ Hậu quả pháp lý của việc áp dụng chế tài BTHĐHĐ:
 - KHÔNG ảnh hưởng hiệu lực của HĐ
 - Bên VP phải thực hiện đúng HĐ
- Khi dùng các BP khác, bên VP phải trả khoản tiền chênh
lệch và các chi phí liên quan nếu có

❑ Quan hệ với các chế tài khác: Điều 299


- Trong thời gian AD chế tài BTHĐHĐ: Yêu cầu BTTH
+ Phạt vi phạm ( Khoản 1)
- Không thực hiện chế tài BTHĐHĐ trong thời hạn ấn
định => được AD các chế tài khác ( Khoản 2)
2. Phạt vi phạm (Điều 300)

❑ Khái niệm:
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả
một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng
có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại
Điều 294.

❑ Điều kiện áp dụng: 3


- Có hành vi vi phạm hợp đồng
- Có thỏa thuận áp dụng trong HĐ.
- Không thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm

❑ Mức phạt vi phạm: Điều 301


- Mức phạt đối với VP nghĩa vụ HĐ hoặc tổng mức phạt đối
với nhiều HVVP do các bên thỏa thuận trong HĐ, nhưng
không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ HĐ bị vi phạm.
- Trừ trường hợp quy định tại K2 Điều 4, Điều 266.

❑. Hậu quả pháp lý của việc áp dụng


chế tài PVP:
- Không ảnh hưởng hiệu lực HĐ/nghĩa vụ HĐ...
- NV trả tiền phạt HĐ không thay thế nghĩa vụ HĐ/ không
giải phóng khỏi nghĩa vụ HĐ.

❑ Quan hệ với các chế tài khác:

3. Bồi thường thiệt hại (Điều 302)

❑ Khái niệm:
Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn
thất do hành vi vi phạm hợp đồng của mình gây ra cho bên bị vi
phạm.
=> Có chức năng khôi phục những tổn thất mà bên bị vi phạm
đã phải chịu.

❑ Điều kiện áp dụng: Điều 303


- Có hành vi vi phạm
- Có thiệt hại thực tế
- Hành vi vi phạm HĐ là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt
hại 3
- Không thuộc TH miễn trách nhiệm

❑ Phạm vi bồi thường thiệt hại: K2 Điều 302


- Giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị VP phải chịu do bên
VP gây ra
- Khoản lợi trực tiếp mà bên bị VP đáng lẽ được hưởng nếu
không có HVVP.
Lưu ý:
▪ Nghĩa vụ chứng minh tổn thất - Điều 304
▪ Nghĩa vụ hạn chế tổn thất – Điều 305

❑ Hậu quả pháp lý của việc áp dụng chế tài BTTH:
- Không ảnh hưởng hiệu lực HĐ
- Không giải phóng bên VP khỏi NV thực hiện HĐ

❑ Quan hệ với các chế tài khác: Có thể AD đồng thời với các
chế tài khác (Điều 316)
(AD đồng thời với PVP: Điều 307 => So sánh K3 Đ 418
BLDS?)
4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng (Điều 308-309)

❑ Khái niệm:
TNTHHĐ là một chế tài trong TM, theo đó một bên có quyền
tạm ngừng thực hiện các nghĩa vụ HĐ của mình, khi bên kia của
HĐ có HVVP mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để
TNTHHĐ hoặc có HVVP cơ bản nghĩa vụ hợp đồng, nếu các
hành vi đó không thuộc một trong TH miễn trách nhiệm quy
định tại Điều 294 LTM.

❑ Điều kiện áp dụng: Điều 308 - 01 trong 02 điều kiện:


▪ Xảy ra HVVP mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm
ngừng thực hiện HĐ
3

▪ Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ HĐ (VPCB: Khoản 13 Điều
3) - Không thuộc trường hợp miễn trách nhiệm

❑ Cách thức AD chế tài TNTHHĐ: Điều 315


- Bên bị VP phải thông báo ngay cho bên VP biết về việc tạm
ngừng

 Không thông báo + gây thiệt hại cho bên VP => BTTH ❑
Hậu quả pháp lý của việc AD chế tài: Điều 309
- Hợp đồng vẫn còn hiệu lực
- Khi căn cứ để áp dụng chế tài TNTHHĐ không còn nữa, các
bên tiếp tục thực hiện nghĩa vụ HĐ

❑ Quan hệ với các chế tài khác:


- AD đồng thời:
▪ BTTH (Điều 316)
▪ PVP (có thỏa thuận) 3
- KHÔNG AD đồng thời:
▪ Buộc thực hiện đúng HĐ ▪ Đình chỉ thực hiện HĐ
▪ Hủy HĐ/hủy một phần HĐ

5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng (Điều 310-311)

❑ Khái niệm:
ĐCTHHĐ là một chế tài trong hoạt động TM, theo đó một bên
có quyền
chấm dứt thực hiện nghĩa vụ HĐ của mình và làm hợp đồng
chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm bên kia nhận được thông
báo đình chỉ, khi bên kia có HVVP mà các bên đã thỏa thuận là
điều kiện để ĐC thực hiện HĐ hoặc VP cơ bản nghĩa vụ HĐ, trừ
trường hợp xảy ra một trong các TH miễn trách nhiệm quy định
tại Điều 294.

❑ Điều kiện áp dụng: Điều 310 - 01 trong 02 điều kiện:


▪ Xảy ra HVVP mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm
ngừng thực hiện HĐ
▪ Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ HĐ (VPCB: Khoản 13 Điều
3) - Không thuộc trường hợp miễn trách nhiệm
❑ Cách thức AD chế tài ĐCTHHĐ: Điều 315
- Bên bị VP phải thông báo ngay cho bên VP biết về việc đình
chỉ  Không thông báo + gây thiệt hại cho bên VP => BTTH

❑ Hậu quả pháp lý của việc AD chế tài: Điều 311 3
- Chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm 01 bên TB đình chỉ nhận
được TB đình chỉ.
- Không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ HĐ → Bên đã thực
hiện NV có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện
nghĩa vụ đối ứng.

❑ Quan hệ với các chế tài khác: - AD đồng thời:


▪ BTTH (K2 Điều 311) 3
- KHÔNG AD đồng thời:
▪ Buộc thực hiện đúng HĐ
▪ Tạm ngừng thực hiện HĐ
▪ Hủy bỏ HĐ/hủy một phần HĐ
6. Hủy bỏ hợp đồng (Điều 312-314)

❑ Khái niệm:
- Hủy bỏ toàn bộ HĐ: việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất
cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng (K2 Điều
312).
- Hủy bỏ một phần HĐ: việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa
vụ hợp 3
đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực (K3
Điều 312).

❑ Điều kiện áp dụng: K4 Điều 312, Điều 313 (giống vs đình
chỉ và tạm ngừng)
 - 01 trong 02 điều kiện:
▪ Xảy ra HVVP mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để
tạm ngừng thực hiện HĐ
▪ Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ HĐ (VPCB: Khoản 13 Điều
3)
 - Không thuộc trường hợp miễn trách nhiệm
 - Điều kiện riêng: Điều 313

 ❑ Cách thức AD chế tài HBHĐ: Điều 315


- Bên bị VP phải thông báo ngay cho bên VP biết về việc
hủy bỏ  Không thông báo + gây thiệt hại cho bên VP =>
BTTH

❑ Hậu quả pháp lý của việc AD chế tài: Điều 314
- Hợp đồng không còn hiệu lực kể từ thời điểm giao kết
(một phần/toàn bộ), trừ TH Điều 313
- Các bên không phải tiếp tục thực hiện các NV đã thoả
thuận, trừ thỏa thuận về các Q và NV sau khi HBHĐ và về
giải quyết tranh chấp.
- Có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần NV
theo HĐ; nghĩa vụ hoàn trả (NQ 04/2003/NQ-HĐTP)
❑ Quan hệ với các chế tài khác: - AD đồng thời:
▪ BTTH (K3 Điều 314)

You might also like