You are on page 1of 5

1. Sơ đồ khối của quá trình xử lý dữ liệu? Chức năng chính của các khối?

+ Số hóa: chuyển đổi các tín hiệu dữ liệu như dữ liệu văn bản, âm thanh, hình ảnh, video
thành sang dạng tín hiệu kỹ thuật số.
+ Mã hóa: bao gồm các hoạt động như chỉnh sửa, nén, chuyển đổi…
+ Truyền hoặc lưu trữ: dữ liệu sau khi được số hóa và mã hóa sẽ được khối này tiếp nhận
và thực hiện việc truyền dữ liệu đến thiết bị đích hoặc lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ.
+ Giải mã: bao gồm các hoạt động ngược lại với các hoạt động giải mã như: giải nén, giải
điều chế, khôi phục…
+ Giải số hóa: chuyển đổi dữ liệu được số hóa về dạng thông tin ban đầu của nó.

2. Sơ đồ khối của kỹ thuật nén ảnh không tổn hao? Chức năng chính của các khối?

Ảnh gốc Bộ dự đoán Mã hóa entropy Dữ liệu sau khi nén

Bảng mã entropy

+ Bộ dự đoán: dự đoán giá trị của mỗi pixel trong ảnh dựa trên các giá trị của các pixel
xung quanh nó. Sau đó, giá trị của pixel đó được biểu diễn dưới dạng sự khác biệt giữa
giá trị thực tế và giá trị dự đoán.
+ Mã hóa entropy: mã hóa các giá trị bằng mã hóa entropy và bảng mã entropy tương
ứng, giúp giảm dung lượng của các ký tự.
3. Sơ đồ khối của kỹ thuật nén ảnh tổn hao? Chức năng chính của các khối?

- Trước khi truyền đi, ảnh được chia thành các khối pixel kích thước NxN.
- Mỗi khối NxN được biến đổi sang miền tần số bằng phép biến đổi DCT (Discrete Cosin
Transform).
- Các hệ số DCT được lượng tử hóa và được mã hóa Entropy trước khi được truyền đến
phía giải mã.
- Chức năng chính của các khối:
+ DCT: chuyển đổi các khối pixel trong ảnh thành các tín hiệu tần số, giúp loại bỏ thông
tin dư thừa trong ảnh và giảm dung lượng của dữ liệu.
+ Q (Quantization): lượng tử hóa các giá trị tần số, sử dụng bảng lượng tử.
+ Zigzag scan: lấy các hệ số DCT từ ma trận bằng cách di chuyển theo hình ziczac từ ô
đầu tiên đến ô cuối cùng.
+ VLC: mã hóa các hệ số DCT được sắp xếp theo thứ tự ziczac, sử dụng bảng mã
entropy.
4. Sơ đồ khối của bộ mã hóa và giải mã video theo chuẩn H.264? Các chức năng chính?

Intra mode: chế độ nén nội ảnh; Inter mode: chế độ nén liên ảnh
IQ: lượng tử hóa ngược IDCT: DCT ngược
Mã hóa chuỗi video có N khung hình ký hiệu F1, F2, …, FN.
+ Mã hóa F1 ở chế độ intra mode (tương tự chế độ nén ảnh JPEG), đầu ra là 1 chuỗi bit;
đồng thời các hệ số sau lượng tử sẽ được “IQ và IDCT” để khôi phục lại ảnh F1. Ảnh F1
sau khi khôi phục sẽ được đưa vào trong bộ nhớ (Lưu trữ frame) để phục vụ cho việc dự
đoán ảnh F2.
+ Tại thời điểm tiếp theo, bộ mã hóa đọc F2 và đưa xuống bộ ước lượng chuyển động.
Ảnh F2 cùng ảnh F1 sẽ được ước lượng chuyển động cho các đối tượng trong ảnh F2.
Đầu ra của bộ “Ước lượng chuyển động” là các vector chuyển động, vector chuyển động
cùng ảnh F1 thực hiện “bù chuyển động” cho ảnh F1 để tạo ra ảnh F2’. Ảnh F2’ được đưa
lên “Bộ trừ” cùng ảnh F2 để tạo ra ảnh lỗi dự đoán Δ2 = F2 – F2 ’. Δ2 sẽ được mã hóa
tương tự JPEG. Đầu ra của bộ mã hóa là các luồng bit mã hóa của ảnh Δ2; đồng thời đầu
ra của bộ lượng tử lại được IQ và IDCT để tạo ra ảnh Δ2; ảnh Δ2 “cộng” với F2 ’ để tạo ra
ảnh F2, ảnh F2 lưu vào trong bộ nhớ để dự đoán ảnh F3.
5. Nêu chức năng các lớp trong mô hình OSI
Mô hình OSI gồm 7 lớp: Application (Ứng dụng), Presentation (Biểu diễn), Session
(Phiên), Transportation (Vận chuyển), Network (Mạng), Data Link (Liên kết dữ liệu),
Physical (Vật lý).
+ Application (Ứng dụng): cung cấp giao tiếp giữa chương trình ứng dụng cho người sử
dụng với hệ thống mạng; trình bày các đặc tả kỹ thuật để giải quyết vấn đề giao tiếp giữa
các chương trình ứng dụng với hệ thống mạng.
+ Presentation (Biểu diễn): Đảm bảo các dạng thức biểu diễn thông tin của các ứng dụng
sao cho các hệ thống trên mạng có thể hiểu được; trình bày các đặc tả kỹ thuật các dạng
thức biểu diễn thông tin như mã hóa, giải mã, nén, các dạng thức file ảnh… JPEG, ASCII,
GIF, MPEG, Encryption.
+ Session (Phiên): Thiết lập, quản lý, kết thúc các “phiên” giao dịch, trao đổi dữ liệu trên
mạng giữa các ứng dụng. Trình bày các đặc tả kỹ thuật thực hiện quá trình trên.
+ Transportation (Vận chuyển): Đảm bảo độ tin cậy cho các gói tin truyền tải trong mạng.
Trình bày các đặc tả kỹ thuật thực hiện việc: Đánh thứ tự và đảm bảo thứ tự truyền các
gói tin, ghép/tách dữ liệu từ các gói tin đến từ một ứng dụng, chọn lựa giao thức truyền
nhận dữ liệu có hay không có cơ chế sửa lỗi.
+ Network (Mạng): Đảm bảo quá trình chuyển giao các gói tin giữa các hệ thống trên
mạng thông qua việc xác định đường dẫn, xử lý gói tin, chuyển giao các gói tin đến các
hệ thống; trình bày các đặc tả kỹ thuật về địa chỉ logic cho các thiết bị mạng, cơ chế định
tuyến, các giao thức định tuyến.
+ Data Link (Liên kết dữ liệu): Tiến hành chuyển đổi thông tin dưới dạng chuỗi các bit ở
mức mạng thành từng đoạn thông tin gọi là frame. Sau đó đảm bảo truyền liên tiếp các
frame tới mức vật lý, đồng thời xử lý các thông báo từ trạm thu gửi trả.
+ Physical (Vật lý): Chuyển tải các dòng bit không có cấu trúc trên đường truyền vật lý.
Đơn vị dữ liệu là các bit; trình bày các đặc tả về điện và vật lý của mạng: giao tiếp vật lý,
đặc tính điện của các giao tiếp, cự ly và tốc độ truyền dữ liệu.
6. Nêu chức năng các lớp của bộ giao thức TCP/IP (Transmission Control
Protocol/Internet Protocol)
+ Application: Cung cấp các chương trình ứng dụng trên mạng TCP/IP; thực hiện các
chức năng của các lớp cao nhất trong mô hình 7 lớp bao gồm: mã hóa/giải mã, nén, định
dạng dữ liệu, thiết lập/giải phóng phiên giao dịch.
+ Transport: Thực hiện chức năng vận chuyển luồng dữ liệu giữa 2 trạm; đảm bảo độ tin
cậy, điều khiển luồng, phát hiện và sửa lỗi. Có 2 giao thức chính là TCP (Transmission
Control Protocol) và UDP (User Datagram Protocol).
+ Internet: Thực hiện chức năng xử lý và truyền gói tin trên mạng; các quá trình định
tuyến được thực hiện ở bước này. Có các giao thức gồm IP (Internet Protocol), ICMP
(Internet Control Message Protocol), IGMP (Internet Group Message Protocol).
+ Network Access: thực hiện chức năng giao tiếp môi trường mạng, chuyển giao đường
dữ liệu lên đường truyền vật lý. Thực hiện chức năng tương đương lớp 1, 2 của OSI.

You might also like