You are on page 1of 9

Chương 1

Thiết bị vào ( nguồn tin): Có chức năng nhập thông tin vào và lưu các ký hiệu
thông tin trong bộ nhớ hoặc phần tử trung gian bao gồm các thiết bị như bàn
phím, thiết bị đọc băng từ, đĩa từ,…và các ký hiệu được đưa lần lượt sang thiết
bị đầu cuối.
Thiết bị đầu cuối (gọi tắt là DTE – Data terminal Equipment) có chức năng:
Phía phát - Mã hóa thông tin (mã hóa đơn giản): Quá trình này là quá trình bắt
buộc xảy ra (1 ký hiệu sẽ tương ứng 1 tổ hợp từ mã).
Sau khi chuyển thành các tổ hợp mã hóa, tiến hành bước thứ 2.
- Mã hóa chống nhiễu ( không bắt buộc): thêm một số bít kiểm tra vào các từ
mã đơn giản để phát hiện lỗi hoặc sửa lỗi. Các bít thêm đó gọi là các bít dư. Vd:
mã kiểm tra chẵn lẻ, mã hamming,…
Phía thu -Ghi nhận đúng các bít trong điều kiện có méo tín hiệu:
. Trên trục thời gian phải xác định chính xác các thời điểm đặc
trưng của tín hiệu dựa vào các xung clock để đảm bảo đồng bộ
với xung clock của các phần khác.
. Phải có thuật toán ghi nhận cho phù hợp, sau đó cần chức
năng sau:
. Xác định được điểm đầu điểm cuối của các tổ hợp mã.
Thiết bị truyền (Thiết bị phát , Thiết bị thu) (gọi tắt là DCE – Data
Communication Equipment) có chức năng:
Thiết bị phát - Biến đổi dãy tín hiệu cấp 1 thành dãy tín hiệu cấp 2 phù
hợp với kênh truyền, còn gọi là quá trình điều chế.
Vd: Tín hiệu số biến đổi thành sóng vô tuyến hay sóng ánh sáng,…tùy theo
đường truyền dẫn là gì.
Thiết bị thu -Thu tín hiệu từ kênh truyền và biến đổi từ dãy tín hiệu cấp 2
thành dãy tín hiệu cấp 1 (dãy tín hiệu cấp 1 là khi ta tạo dãy xung tín hiệu tương
ứng với giá trị tổ hợp mã để đưa tới thiết bị truyền – quá trình giải điều chế).
. Giải điều chế.
. Tách kênh (nếu có ghép kênh ở phần phát)
. Giải xáo trộn.
. Giải mã đường. → Dãy xung tín hiệu đưa tới TBĐC.
Một số chức năng khác của phần phát:
-Xáo trộn thông tin (scrambling) để tăng tính ngẫu nhiên của tín hiệu, cải thiện
đặc tính phổ của tín hiệu.
-Mã hóa đường truyền: Tăng mật độ chuyển đổi trạng thái của tín hiệu, giúp cho
việc dễ dàng khôi phục xung đồng bộ ở đầu thu (xung clock).
-Ghép kênh: Thông tin từ nhiều thiết bị đầu cuối có tốc độ thấp có thể ghép lại
thành một luồng tốc độ cao để tăng hiệu suất sử dụng kênh truyền.
Kênh truyền (môi trường truyền):
- Truyền tín hiệu từ đầu phát tới đầu thu với lượng suy hao cho phép. Sự suy
hao tín hiệu do các nhân tố làm suy giảm mức tín hiệu
-Có nhiều môi trường truyền: Cáp kim loại (Cáp đồng trục, xoắn đôi, song
hành,… ); Cáp quang ; Kênh vô tuyến
Nhiễu:
- Là những nguyên tố làm ảnh hưởng đến chất lượng tín hiệu. Có nhiều loại
nhiễu: Nhiễu cộng trắng chuẩn, nhiễu tạp âm nhiệt,…
- Nhiễu trong: Do khâu chế tạo không hoàn hảo của thiết bị.
- Nhiễu ngoài: Do các yếu tố khách quan như điện từ trường của trái đất, bão từ,
nhiễu công nghiệp,…
- Đặc điểm: Có tính ngẫu nhiên, cần có sự khảo sát để tìm biện pháp khắc phục.
Nhiễu gây ra méo tín hiệu, nếu lượng méo vượt qua ngưỡng cho phép sẽ gây sai
lỗi bít, sử dụng các biện pháp phát hiện, sửa lỗi gọi là mã chống nhiễu
Thiết bị ra (nhận tin) có chức năng:
- Đưa thông tin ra, hiển thị, in ấn, lưu trữ thông tin.
Mô hình 7 lớp OSI
NGUYÊN TẮC PHÂN LỚP
- Các module có chức năng giống nhau hoặc tương tự nhau được xếp vào cùng
lớp.
- Ranh giới giữa các lớp phải lựa chọn sao cho lượng thông tin truyền qua nó là
tối thiểu.
- Số lớp của hệ thống không được quá ít để tránh nhiều chức năng dồn vào một
lớp. Nhưng cũng không được quá nhiều để tránh hệ thống cồng kềnh

1.Lớp vật lý (Physical)


• Thiết kế tầng vật lý phải giải quyết các vấn đề ghép nối cơ, điện, tạo ra các
hàm, thủ tục để truy nhập đường truyền, truyền các bít.
• Các đặc tính vật lý của các giao tiếp và môi trường truyền
• Các bit phải được mã hóa thành các tín hiệu điện hoặc quang ,..
• Tốc độ dữ liệu
• Đồng bộ bít
• Kiểu truyền: song công, bán song công, đơn công
2.Lớp liên kết dữ liệu (data link)
• Tầng liên kết dữ liệu chịu trách nhiệm chuyển khung dữ liệu không lỗi từ máy
tính này sang máy tính khác thông qua tầng vật lý.
• Tầng này cho phép tầng mạng truyền dữ liệu gần như không có lỗi qua liên
kết mạng,
• Tạo khung, định dạng khung,định vị bắt đầu và kết thúc khung (frame) trong
suốt dữ liệu.
• Xác định địa chỉ vật lý
• Điều khiển lưu lượng, kiểm soát truy cập
3. Lớp mạng (Network)
- Lập địa chỉ các thông điệp, diễn dịch địa chỉ và tên logic thành địa chỉ
vật lý
- Kiểm soát và điều khiển đường truyền: Định tuyến đường đi của gói
tin, kiểm soát luồng dữ liệu, kiểm soát sự tắc nghẽn và cắt hợp dữ liệu
(nếu cần). Chuyển đổi gói tin
4. Lớp truyền tải (Transport)
• - Thực hiện việc truyền dữ liệu giữa hai đầu nút (end - to - end).
• - Thực hiện kiểm soát lỗi, kiểm soát luồng dữ liệu từ máy tới máy. Đảm bảo
gói tin truyền không phạm lỗi, theo đúng trình tự, không bị mất mát hay sao
chép, không bị nhận 2 lần
• - Thực hiện việc ghép kênh, phân kênh cắt hợp dữ liệu (nếu cần). Đóng gói
thông điệp, chia thông điệp dài thành nhiều gói tin và gộp các gói nhỏ thành
một bộ.
5. Lớp phiên (Session)
• - Cung cấp phương tiện truyền thông giữa các ứng dụng: cho phép người sử
dụng trên các máy khác nhau có thể thiết lập, duy trì, huỷ bỏ và đồng bộ hoá các
phiên truyền thông giữa họ với nhau.
• - Nhiệm vụ chính:
+ Quản lý thẻ bài cho phép truyền dữ liệu
+ Vấn đề đồng bộ
6. Lớp trình diễn (Presentation)
• - Quyết định dạng thức trao đổi dữ liệu giữa các máy tính mạng. Người ta có
thể gọi đây là bộ dịch mạng.
• Ở bên gửi, tầng này chuyển đổi cú pháp dữ liệu từ dạng thức do tầng ứng
dụng gửi xuống sang dạng thức trung gian mà ứng dụng nào cũng có thể nhận
biết.
• Ở bên nhận, tầng này chuyển các dạng thức trung gian thành dạng thức thích
hợp cho tầng ứng dụng của máy nhận.
• mã hóa, mật hóa, nén dữ liệu
7. Lớp ứng dụng (Application)
• - Cung cấp các phương tiện để người sử dụng có thể truy nhập được vào môi
trường OSI, đồng thời cung cấp các dịch vụ thông tin phân tán.
• - Tầng này đóng vai trò như cửa sổ dành cho hoạt động xử lý các trình ứng
dụng nhằm truy nhập các dịch vụ mạng. Nó biểu diễn những dịch vụ hỗ trợ trực
tiếp các ứng dụng người dùng, chẳng hạn như phần mềm truyền tin, truyền file,
truy nhập cơ sở dữ liệu và email.
• - Xử lý truy nhập mạng chung, kiểm soát lỗi và phục hồi lỗi

QuTầng truy nhập mạng - Network Acces Layer


• Tầng truy nhập mạng bao gồm các giao thức mà nó cung cấp khả năng truy
nhập đến một kết nối mạng. Tại tầng này, hệ thống giao tiếp với rất nhiều kiểu
mạng khác nhau.Cung cấp các trình điều khiển để tương tác với các thiết bị
phần cứng ví dụ như Token Ring, Ethernet, FDDI…
Tầng Internet – Internet Layer
• Tầng Internet cung cấp chức năng dẫn đường các gói tin. Vì vậy tại tầng này
bao gồm các thủ tục cần thiết giữa các hosts và gateways để di chuyển các gói
giữa các mạng khác nhau. Một gateway kết nối hai mạng, và sử dụng kết nối
mạng bao gồm IP ( Internet Protocol ), ICMP ( Internet Control Message
Protocol ) á
Tầng truyền tải - Transport Layer
• Tầng giao vận phân phát dữ liệu giữa hai tiến trình khác nhau trên các máy
tính host. Một giao thức đầu vào tại đây cung cấp một kết nối logic giữa các
thực thể cấp cao.Các dịch vụ có thể bao gồm việc điều khiển lỗi và điều khiển
luồng. Tại tầng này bao gồm các giao thức Transmission Control Protocol
( TCP ) và User Datagram Protocol ( UDP )
Tầng ứng dụng – Application Layer
• Tầng này bao gồm các giao thức phục vụ cho việc chia sẻ tài nguyên và điều
khiển từ xa ( remote access ). Tầng này bao gồm các giao thức cấp cao mà
chúng được sử dụng để cung cấp các giao diện với người sử dụng hoặc các ứng
dụng. Một số giao thức quan trọng như File Transfer Protocol ( FTP ) cho
truyền thông, HyperText Transfer Protocol ( HTTP ) cho dịch vụ World Wide
Web, và Simple Network Management Protocol ( SNMP ) cho điều khiển
mạng.
Ngoài ra còn có : Domain Naming Service ( DNS ), Simple MailTransport
Protocol ( SMTP )
• Post Office Protocol ( POP ). Internet Mail Access Protocol ( IMAP), Internet
Control Message Protocol ( ICMP )…. trình ứng dụng củ
Chương 2: GIAO TIẾP VẬT LÝ

You might also like