You are on page 1of 47

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


KHOA DU LỊCH

SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN ĐỖ TRANG VY

LỚP : 19DSK. MSSV : 1921007038

BẬC: ĐẠI HỌC

BÁO CÁO
THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2
HỌC KỲ 2 NĂM 2022

TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH TỔ CHỨC LỄ


HỘI CẦU NGƯ THUỘC HUYỆN TUY AN, THÀNH
PHỐ TUY HÒA TẠI TỈNH PHÚ YÊN

CHUYÊN NGÀNH TỔ CHỨC SỰ KIỆN


GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. TRƯƠNG THỊ THU LÀNH

TP.HCM, Tháng 09 năm 2022


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA DU LỊCH

SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN ĐỖ TRANG VY

BÁO CÁO
THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2

TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH TỔ CHỨC LỄ


HỘI CẦU NGƯ THUỘC HUYỆN TUY AN, THÀNH
PHỐ TUY HÒA TẠI TỈNH PHÚ YÊN

CHUYÊN NGÀNH TỔ CHỨC SỰ KIỆN

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. TRƯƠNG THỊ THU LÀNH

TP.HCM, Tháng 09 năm 2022


LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp
đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Để hoàn thành đề tài báo cáo
thực hành nghề nghiệp này, trước hết em xin gửi đến Nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi
cho em được trải nghiệm thực tế 5 ngày 4 đêm ở Phú Yên, cùng với đó là sự giúp đỡ của
các giảng viên trong khoa Du lịch, Trường Đại học Tài chính – Marketing đã cùng với tri
thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt
thời gian học tập tại trường.

Em xin chân thành cảm ơn cô Trương Thị Thu Lành đã tận tâm hướng dẫn em bài báo
cáo thực hành nghề nghiệp 2 lần này. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của cô
thì em nghĩ bài báo cáo này của em rất khó có thể hoàn thiện được.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn.

i
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan: Đề tài báo cáo thực hành nghề nghiệp 2 “Đánh giá quy trình tổ
chức Lễ hội Cầu Ngư thuộc huyện Tuy An, thành phố Tuy Hòa tại tỉnh Phú Yên” được
tiến hành công khai, dựa trên sự nỗ lực của mình và sự giúp đỡ không nhỏ từ phía giảng
viên Trương Thị Thu Lành.

Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và hoàn toàn không sao
chép hoặc sử dụng kết quả của đề tài nghiên cứu nào tương tự. Nếu phát hiện có sự sao
chép kết quả nghiên cứu của đề tài khác, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

TP.HCM, ngày 15 tháng 09 năm 2022

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Đỗ Trang Vy

ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA DU LỊCH
_______________________________________________________________
PHIẾU NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN

......................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................

Điểm chấm: ……………


Điểm làm tròn...................Điểm chữ:..……….....................................

Ngày ....... tháng ........ năm...........


GIẢNG VIÊN XÁC NHẬN

iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH CỦA TỈNH PHÚ YÊN NHỮNG
NĂM GẦN ĐÂY................................................................................................................ 16
Bảng 2: Timeline phần Hội của Lễ hội Cầu Ngư huyện Tuy An, thành phố Tuy Hòa, tỉnh
Phú Yên: ............................................................................................................................. 23

iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ i

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................ii

PHIẾU NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN .......................................... iii

DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... iv

MỤC LỤC ............................................................................................................................ v

PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài nghiên cứu ................................................ 1

3. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................................ 2

4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 2

5. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................................... 2

6. Bố cục đề tài ............................................................................................................... 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ Ý LUẬN VỀ QUY TRÌNH TỔ CHỨC SỰ KIỆN VÀ LỄ HỘI ...... 4

1.1. Tổ chức sự kiện ....................................................................................................... 4

1.2. Lễ hội ...................................................................................................................... 9

1.2.1. Khái niệm lễ hội ............................................................................................... 9

1.2.2. Mục đích của lễ hội ........................................................................................ 10

1.2.3. Phân loại lễ hội ............................................................................................... 10

1.3. Quy trình tổ chức lễ hội ........................................................................................ 12

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ..................................................................................................... 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH TỔ CHỨC LỄ HỘI CẦU NGƯ THUỘC
HUYỆN TUY AN, THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN .................................... 14

2.1. Tổng quan về Phú Yên ............................................................................................. 14

v
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................. 14

2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ...................................................................................... 14

2.1.3. Kết cấu hạ tầng .................................................................................................. 15

2.1.4. Di sản văn hóa – Tài nguyên du lịch ................................................................. 15

2.2. Tổng quan về các lễ hội truyền thống ở Phú Yên .................................................... 17

2.2.1. Lễ hội Cầu Ngư.................................................................................................. 17

2.2.2. Lễ hội Đầm Ô Loan ........................................................................................... 18

2.2.3. Hội đua ngựa ở An Xuân ................................................................................... 18

2.3. Tổng quan về quy trình tổ chức lễ hội Cầu Ngư thuộc huyện Tuy An, thành phố
Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.................................................................................................... 18

2.3.1. Nguồn gốc của Lễ hội Cầu Ngư ........................................................................ 18

2.3.2. Công tác chuẩn bị .............................................................................................. 19

2.3.3. Quy trình tổ chức Lễ hội Cầu Ngư tại huyện Tuy An, thành phố Tuy Hòa, tỉnh
Phú Yên........................................................................................................................ 19

2.3.4. Một số đặc trưng của Lễ hội Cầu Ngư tại các làng ven biển Phú Yên.............. 24

2.4. Đánh giá về quy trình tổ chức lễ hội Cầu Ngư thuộc huyện Tuy An, thành phố Tuy
Hòa, tỉnh Phú Yên ........................................................................................................... 25

2.4.1. Ưu điểm ............................................................................................................. 25

2.4.2. Nhược điểm ....................................................................................................... 25

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ..................................................................................................... 26

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH TỔ CHỨC LỄ HỘI CẦU ....... 27

NGƯ HUYỆN TUY AN, THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN .......................... 27

3.1. Định hướng phát triển của Phú Yên đến 2050 ......................................................... 27

vi
3.2. Giải pháp hoàn thiện quy trình tổ chức lễ hội Cầu Ngư huyện Tuy An, thành phố
Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.................................................................................................... 31

3.3. Kiến nghị hoàn thiện quy trình tổ chức Lễ hội Cầu Ngư huyện Tuy An, thành phố
Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.................................................................................................... 33

3.3.1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước ............................................................... 33

3.3.2. Đối với các doanh nghiệp du lịch ...................................................................... 33

3.3.3. Đối với chính quyền và cư dân địa phương ....................................................... 34

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ..................................................................................................... 35

KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 37

vii
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phú Yên là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có vị trí kinh tế tốt, nằm trên trục
các đường giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không và đường biển; Hầu như địa phương
nào cũng có những danh thắng, di tích mang giá trị về mặt văn hóa, lịch sử, tâm linh và
nghỉ dưỡng. Những thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng như gành Đá Đĩa, đầm Ô Loan, núi
Đá Bia, hòn Vọng Phu, rừng dừa Sông Cầu, hòn Chùa, Vũng Lắm, Vũng Rô… hay những
di tích lịch sử - văn hóa như tháp Nhạn, di tích lịch sử Thành Hồ, thành An Thổ, Cổ Thành,
Dinh Ông, mộ và đền thờ Lương Văn Chánh, mộ và đền thờ Lê Thành Phương, chùa Đá
Trắng, địa đạo Gò Thì Thùng, làng Ngân Sơn – Chí Thạnh,… và các lễ hội dân gian nhiều
màu sắc với những loại hình phong phú từ núi xuống biển như: Đâm trâu, bỏ mả, cầu ngư,
hát bài chòi, nguyên tiêu, cúng tá điền tá thổ,… Những danh lam thắng cảnh và lễ hội trên
tuy đã tồn tại lâu đời nhưng vẫn được người dân duy trì, gìn giữ. Điển hình là lễ hội Cầu
Ngư ở nơi đây, là một lễ hội ở Phú Yên được các ngư dân ven biển tham gia, hưởng ứng
nhiệt tình và trân trọng.

Là sinh viên của ngành Tổ chức sự kiện, việc áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn có
vai trò rất quan trọng. Vì thế, em muốn rằng trên nền tảng kiến thức của mình, em có thể
nhận định đúng đắn, khách quan về việc nghiên cứu tổ chức lễ hội ở một địa phương, cụ
thể ở đây là em sẽ đánh giá quy trình tổ chức Lễ hội Cầu Ngư ở huyện Tuy An, thành phố
Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài nghiên cứu


- Mục đích nghiên cứu: Đề tài báo cáo được viết với mục tiêu chính:
• Vận dụng các kiến thức đã học để đánh giá quy trình tổ chức lễ hội Cầu ngư ở huyện
Tuy An, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Qua đó đề xuất một số phương hướng, giải
pháp để nhằm cải thiện hơn về quy trình tổ chức Lễ hội Cầu Ngư. Bên cạnh đó, việc lựa
chọn đề tài này giúp em có thể hiểu rõ được công tác tổ chức một lễ hội và hiểu rõ về những
lễ hội truyền thống ở nước ta hơn. Quan trọng hơn hết là từ việc nghiên cứu tìm hiểu, em

1
có thể thu thập những tư liệu và nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân và chuyên ngành mà
em đang theo đuổi.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
• Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quy trình tổ chức một lễ hội và nâng cao chất lượng
lễ hội.
• Nghiên cứu thực trạng về chất lượng quy trình tổ chức lễ hội dành cho thị trường
khách du lịch đến với Phú Yên từ đó rút ra những kết luận chung về thực trạng.
• Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quy trình tổ chức lễ
hội cho thị trường khách du lịch đến với Phú Yên.

3. Đối tượng nghiên cứu:


Nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng của quy trình tổ chức Lễ
hội Cầu Ngư ở huyện Tuy An, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

4. Phạm vi nghiên cứu


Về nội dung:
- Đề tài báo cáo tập trung phân tích quy trình tổ chức Lễ hội Cầu Ngư và những hoạt
động liên quan đến Lễ hội Cầu Ngư.
Về không gian
- Đề tài tập trung nghiên cứu về Lễ hội Cầu Ngư tại huyện Tuy An, thành phố Tuy
Hòa, tỉnh Phú Yên.
Về thời gian
- Bài báo cáo được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ ngày 05/08/2022 đến ngày
15/19/2022
5. Phương pháp nghiên cứu:
a) Phương pháp thu thập dữ liệu: Qua 2 nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp
- Đối với dữ liệu sơ cấp: Thông qua thực hành nghề nghiệp 2 tại Phú Yên được vận
dụng vào để nghiên cứu nội dung ở chương 3.

2
- Đối với dữ liệu thứ cấp: Thông qua sách, báo, tài liệu, giáo trình để phân tích các cơ
sở lý luận và tình hình thực tế của lễ hội tại huyện Tuy An, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú
Yên trong chương 1 và chương 2.
b) Phương pháp phân tích dữ liệu:
- Phương pháp tổng hợp (quy nạp): Được sử dụng thông qua việc tổng hợp số liệu
khách du lịch của tỉnh Phú Yên sau Lễ hội Cầu Ngư diễn ra từ đó đánh giá sự ảnh hưởng
của lễ hội trong việc xúc tiến du lịch của tỉnh và rút ra kết luận chung về thực trạng và đưa
ra giải pháp nâng cao chất lượng của quy trình tổ chức lễ hội.
- Phương pháp phân tích (diễn dịch): Được sử dụng thông qua những thực tế đã nêu
ở chương 2, phân tích các nhân tố tác động đến nâng cao chất lượng quy trình tổ chức lễ
hội để đưa ra nhận xét.
- Phương pháp so sánh: Được sử dụng thông qua việc so sánh số số lượng khách du
lịch qua từng năm dựa trên tác động của Lễ hội Cầu Ngư với vai trò là nhân tố thúc đẩy
khách du lịch đến với tỉnh.

6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo đề tài báo cáo còn bao gồm những
nội dung sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quy trình tổ chức sự kiện và lễ hội.
- Chương 2: Thực trạng quy trình tổ chức Lễ hội Cầu Ngư thuộc huyện Tuy An, thành
phố Tuy Hòa tại tỉnh Phú Yên.
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy trình tổ chức Lễ hội Cầu Ngư thuộc huyện Tuy
An, thành phố Tuy Hòa tại tỉnh Phú Yên.

3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ Ý LUẬN VỀ QUY TRÌNH TỔ CHỨC SỰ KIỆN VÀ LỄ HỘI
1.1. Tổ chức sự kiện
1.1.1. Khái niệm tổ chức sự kiện
Sự kiện là một hoạt động có chủ đích được diễn ra tại thời điểm cụ thể, địa điểm cụ thể
do một cá nhân hay tổ chức làm chủ. Thông qua sự kiện, một thông điệp, ý nghĩa nào đó sẽ
được gửi đến những người tham gia.

Tuy nhiên hiện nay, quan niệm về sự kiện đã được mở rộng, Không chỉ là những hoạt
động cộng đồng có quy mô lớn mà còn bao hàm cả những hoạt động mang ý nghĩa cá nhân
hay cộng đồng trong phạm vi hẹp. Ví dụ cưới hỏi, sinh nhật, hội nghị công ty, hội chợ, giới
thiệu sản phẩm, triển lãm, khai trương,…cũng được xem là sự kiện. (Sơn, 2021)

1.1.2. Đặc điểm của tổ chức sự kiện


Tổ chức sự kiện vừa là hoạt động Marketing, vừa là hoạt động bán hàng
Một số loại hình tổ chức sự kiện như chương trình giới thiệu sản phẩm mới, tiệc khai
trương - khánh thành,… đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động bán hàng, xây dựng
thương hiệu, tạo điểm nhất trong lòng khách hàng, giúp tăng độ thâm nhập thị trường đồng
thời giúp nghiên cứu thị trường.

Tổ chức sự kiện bắt buộc phải xác định rõ mục tiêu, mục đích của sự kiện
Khi tổ chức sự kiện, cần phải xác định rõ được đối tượng khách hàng mà bạn muốn
hướng đến như khách hàng hiện tại hay đánh đến khách hàng tiềm năng. Chính vì thế, cần
phải lập kế hoạch cho một sự kiện như:
• Tổ chức sự kiện phải xác định rõ ràng mục tiêu
• Lập kế hoạch tổ chức sự kiện
• Lên ngân sách tổ chức sự kiện
• Xác định thước đo đánh giá hiệu quả
• Triển khai tổ chức sự kiện,…
Tổ chức sự kiện không phải là công cụ toàn năng

4
Phải biết rằng, tổ chức sự kiện không phải là phương pháp hiệu quả hoàn toàn cho
việc thu thập thông tin khách hàng. Do đó cần phải có kế hoạch Marketing đặc thù và
cụ thể cho việc xây dựng hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.

Tổ chức sự kiện chỉ là một phần trong hoạt động Marketing


Để hiệu quả cần phải xây dựng kế hoạch Marketing tích hợp và sự kiện chỉ là một phần
trong kế hoạch đó.

Truyền thông cho sự kiện: Những hoạt động truyền thông cho sự kiện có thể là một đòn
bẩy lớn thúc đẩy sự thành công. Hoạt động truyền thông sẽ thu hút sự tham gia của khách
hàng.

Thu thập và tận dụng thông tin từ sự kiện


Sau sự kiện là lúc doanh nghiệp thu về lợi ích. Tại thời điểm diễn ra sự kiện, thông tin
thu thập cần chất lượng chứ không phải số lượng.

Yếu tố con người đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức sự kiện
Nếu một chương trình sự kiện là một phương tiện giao tiếp hiệu quả, thì điều kiện để
giao tiếp thành công chính là sự tương tác từ hai phía. Do đó, đòi hỏi nhân viên cần phải
tương tác hiệu quả với nhóm khách hàng mục tiêu.

Tổ chức sự kiện cho mục tiêu kinh doanh dễ dàng đạt được hơn.
Tổ chức thực hiện một sự kiện thương mại là một hoạt động cực kỳ phức tạp: nó phải
vừa là một cuộc triển lãm hàng hoá hấp dẫn, thu hút, vừa phải tạo được tinh thần hiếu khách,
đồng thời bảo đảm các yếu tố hậu cần cũng như vô số những công việc lặt vặt khác. Tuy
nhiên, đó cũng chỉ là một yếu tố, một thành phần trong toàn bộ chiến lược tiếp thị, là phương
tiện để hướng đến mục đích cuối cùng và chịu sự chi phối của toàn bộ chiến lược.
(rangdanhviet, n.d.)

1.1.3. Phân loại sự kiện


a) Phân loại các loại hình sự kiện theo quy mô
Căn cứ vào quy mô, tầm cỡ của sự kiện mà chúng ra có thể đưa ra các loại hình. Thông
thường dựa theo yếu tố này sự kiện sẽ chia thành sự kiện lớn, sự kiện vừa và sự kiện nhỏ:
5
- Loại hình sự kiện lớn: Sự kiện lớn là sự kiện được tổ chức với tầm cỡ, quy mô, mục
đích cũng như độ lan truyền rất lớn. Theo quan điểm của các chuyên gia, đã là một sự kiện
lớn cần có những yếu tố:
• Sự kiện lớn thường nhắm vào thị trường quốc tế, có tính cộng đồng cao. Ví
dụ kinh điển cho loại hình sự kiện này không thể không nhắc đến đại hội lớn
World Cup, Olympic, Hoa hậu thế giới,..
• Số lượng người tham gia trực tiếp tại sự kiện phải vượt quá con số hàng triệu
người.
• Những sự kiện lớn có tác động trực tiếp tới kinh tế, xã hội, văn hóa của một
quốc gia hay nhiều quốc gia.
- Loại hình sự kiện vừa:
• Đây là một loại hình sự kiện nhắm đến một quốc gia, địa phương.
• Thu hút số lượng lớn người có cùng sở thích, đặc thù văn hóa,..
• Thông thường sự kiện vừa là một trong các loại hình sự kiện mang tính chất
nhắc nhở văn hóa truyền thống, vừa duy trì bản sắc riêng của quốc gia, địa
phương.
- Loại hình sự kiện nhỏ:
• Sự kiện được diễn ra lẫn phục vụ cho mục đích tại thời điểm hiện tại.
• Sự kiện bao gồm các hoạt động như lễ trao giải thưởng, tiệc tùng, hội nghị,
triển lãm,...

b) Phân loại các loại hình sự kiện theo hình thức và mục đích
- Sự kiện kinh doanh: là những sự kiện có liên quan đến hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp.
• Các ngày lễ của doanh nghiệp (Corporate events): Như kỷ niệm ngày sinh
nhật, ngày truyền thống của công ty…
• Sự kiện gây quỹ (Fundraising events)
• Triển lãm (Exhibitions)
• Hội chợ thương mại (Trade fairs)

6
• Sự kiện liên quan đến bán hàng (Workshops)
• Sự kiện liên quan tới marketing (Marketing events)
• Sự kiện kết hợp khuyến mãi, xúc tiến thương mại (Promotional events)
• Sự kiện tung thương hiệu, sản phẩm (Brand and product launches)
• Hội nghị khách hàng, giao lưu, gặp gỡ (Customers Meetings; Customers
Conferences, Conventions)
• Các loại hội nghị thường niên: tổng kết các kỳ, đại hội cổ đông…
• Lễ khai trương, khánh thành, động thổ…
• Các sự kiện khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Sự kiện giáo dục, khoa học: Đó là những sự kiện liên quan đến giáo dục, khoa
học như.
• Hội thảo, hội nghị (Education/ Training Meetings; Seminars, Conferences,
Conventions) về văn hóa giáo dục: diễn thuyết, chuyên đề, hội thảo du học…
• Liên hoan, hội giảng, các cuộc thi: Hội giảng giáo viên dạy giỏi, thi học sinh
giỏi, Gặp mặt sinh viên xuất sắc.
• Các trò chơi (game show) mang tính giáo dục
- Sự kiện văn hóa truyền thống: Liên quan đến văn hóa, truyền thống, tôn giáo- tín
ngưỡng và phong tục tập quán, bao gồm:
• Lễ hội truyền thống (Traditional festival events)
• Cưới hỏi
• Ma chay
• Mừng thọ
• Sinh nhật
• Social and cultural events: Event văn hoá xã hội
• Giao lưu văn hóa
• Các lễ kỷ niệm truyền thống khác như: họp đồng hương, kỷ niệm ngày thành
lập…
- Sự kiện âm nhạc, nghệ thuật, giải trí:

7
• Entertainment events: Event giải trí
• Hội thi nghệ thuật (ví dụ: liên hoan tiếng hát học sinh- sinh viên, hội diễn sân
khấu chuyên nghiệp…)
• Concerts/live performances: Hoafnhạc, diễn sống, liveshow
• Festive events: Event lễ hội
• Triển lãm nghệ thuật
• Biểu diễn nghệ thuật
• Khai trương: giới thiệu Album mới, ban nhạc.
• Biểu diễn từ thiện, biểu diễn đánh bóng tên tuổi, tạp kỹ…
- Sự kiện thể thao:
• Thi đấu
• Hội thi, hội khỏe…
• Đón tiếp, chào mừng, báo công, tiễn đoàn…
• Giao lưu thể thao
- Sự kiện chính thống/ Sự kiện của nhà nước (Government events): Loại sự kiện
thường có những chuẩn mực và quy tắc riêng, chủ đầu tư sự kiện chính là các cơ quan nhà
nước.
• Tổng kết; Khen thưởng, tuyên dương
• Phát động phong trào
• Hội thảo, hội nghị…
• Họp báo; Hội nghị hiệp thương
• Đón tiễn…
- Sự kiện truyền thông: là các sự kiện có tính truyền thông cao, thường do một hay
nhiều cơ quan truyền thông báo chí là chủ đầu tư sự kiện, hoặc có sự tham gia của các cơ
quan truyền thông trong quá trình tiến hành sự kiện.
• Lễ ghi nhận thương hiệu
• Thu hút nhà tài trợ
• Kỷ niệm

8
• Gây quỹ
• Phát động phong trào…
• Họp báo, thông cáo báo chí…
1.2. Lễ hội
1.2.1. Khái niệm lễ hội
Mỗi vùng miền, một quốc gia lại có hình thức tổ chức Lễ hội khác nhau. Chính vì thế
mà đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hình thái sinh hoạt văn hóa này. Sau đây là một
số khái niệm điển hình về “Lễ hội” như:
- Khi nghiên cứu về đặc tính và ý nghĩa “Lễ hội” ở nước Nga, Bachie cho rằng: “Lễ
hội là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức tế lễ và trò biểu diễn, đó là cuộc sống chiến
đấu của cộng đồng cư dân. Tuy nhiên bản thân cuộc sống không thể thành lễ hội được nếu
chính nó không được thăng hoa, liên kết và quy tụ lại thành thế giới tâm linh, tư tưởng của
các biểu tượng, vượt lên trên thế giới của những phương tiện và điều kiện tất yếu. Đó là thế
giới, là cuộc sống thứ hai thoát ly tạm thời thực tại hữu hiện, đạt tới hiện thực lý tưởng mà
ở đó, mọi thứ đều trở nên đẹp đẽ, lung linh, siêu việt và cao cả”. (Nếu theo như định nghĩa
này thì một sự kiện hay một cuộc chiến đấu của người dân sẽ không được tưởng nhớ khi
không có sự tác động và ảnh hưởng của con người).
- Ở Việt Nam, khái niệm Lễ hội mới chỉ xuất hiện cách đây không lâu. Trước hết chỉ
có khái niệm lễ hoặc hội. Cả hai khái niệm này đều là từ gốc Hán được dùng để gọi một
nhóm loại hình phong tục, chẳng hạn như: Lễ Thành Hoàng, lễ gia tiên…, cũng như vậy
trong hội cũng có nhiều hội khác nhau như: Hội Gióng, Hội Lim, Hội chọi trâu,….Thêm
chữ “Lễ” cho “hội”, thời nay mong muốn gắn hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng này
có ít nhất hai yếu tố cũng là hai đặc trưng đi liền với nhau. Trước hết là lễ bái, tế lễ thần
linh, cầu phúc và sau là thăm thú vui chơi ở nơi đông đúc, vui vẻ (hội).
- Trong “Từ điển tiếng Việt” lại có định nghĩa về “Lễ hội” như sau: Lễ là hệ thống
các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản
ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả
năng thực hiện. Hội là sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ

9
nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân,
hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự sinh sôi nảy nở của gia
súc, sự bội thu của mùa màng, mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ước chung vào bốn chữ
“nhân khang, vật thịnh”.
- Trong cuốn “Hội hè Việt Nam” các tác giả cho rằng “Hội và lễ là một sinh hoạt văn
hóa lâu đời của dân tộc Việt”. Hội và lễ có sức hấp dẫn, lôi cuốc các tầng lớp trong xã hội
cũng tham gia để trở thành một nhu cầu, một khát vọng của nhân dân trong nhiều thập kỷ.
- Trong cuốn “Lễ hội cổ truyền” – Phan Đăng Nhật cho rằng “Lễ hội là một pho lịch
sử khổng lồ, ở đó tích tụ vố số những phong tục, tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật và cả các
sự kiện xã hội – lịch sử quan trọng của dân tộc. Lễ hội còn là nơi bảo tồn, tích tụ văn hóa
(theo nghĩa rộng) của nhiều thời kỳ lịch sử trong quá khứ dồn nén lại cho tương lai”.
Như vậy ta thấy “Lễ hội” là một thể thống nhất không thể tách rời. Lễ là phần đạo đức
tín ngưỡng, phần tâm linh sâu xa trong mỗi con người. Hội là các trò diễn mang tính nghi
thức, gồm các trò chơi dân gian phản ánh cuộc sống thường nhật của người dân và một
phần đời sống cá nhân nhằm kỷ niệm một sự kiện quan trọng với cả cộng đồng. (Lý Tưởng,
2022)

1.2.2. Mục đích của lễ hội


Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hóa lâu đời, lễ hội là dịp để các cộng đồng dân
cư cùng sinh sống trên địa bàn thể hiện mối quan hệ gắn bó, tình đoàn kết, giúp đỡ, tương
trợ lẫn nhau trong cuộc sống cũng như trong lao động, sản xuất, đáp ứng nhu cầu hưởng
thụ về mặt đời sống tinh thần cho nhân dân, đồng thời là hình thức giáo dục, chuyển giao
cho các thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý
báu của dân tộc. (Lan, 2022)

1.2.3. Phân loại lễ hội


Trên thực tế có rất nhiều cách để phân loại, dựa trên ý nghĩa, cội nguồn của các hội làng
cùng những tiết mục chính yếu và độc đáo mà có thể chia thành 5 loại Hội:

10
- Hội lễ nông nghiệp: là loại hội mô tả nhưng lễ nghi liên quan đến chu trình (hoặc
một phần chu trình) sản xuất nông nghiệp hoặc biểu dương các sản vật làm từ nông nghiệp
như hội tịch điền, trò rước lúa, lễ hội trình nghề…

- Hội lễ phồn thực giao duyên: là lễ hội gắn với quan niệm tín ngưỡng phồn thực
cầu mong cho sự sinh sôi nảy nở của con người và vạn vật, chẳng hạn như: việc rước thờ
hay cướp các hình ảnh mô phỏng sinh thực khí có khi diễn các trò diễn những hành động
tình ái giữa nam và nữ như: lễ hội Trò Trám (Nõ và Nường) ở Tứ Xã (Lâm Thao), ở Hà
Lộc (Phù Ninh), xã Hà Thạch (thị xã Phú Thọ). Hay “Hội ôm” ở An Đạo (Phù Ninh), Thanh
Uyên (Tam Nông), Dữu Lâu (TP Việt Trì).
- Lễ hội văn nghệ: là các hội thi hát các làn điệu dân ca, như hội Lim ở Bắc Ninh,…
- Lễ hội thi tài: là các hội thi thể hiện tài năng như thi nấu cơm, thi bắn nỏ, thi kéo
co, bơi chải…
- Hội lịch sử: là hội có các trò diễn nhắc lại công ơn của các vị Thành hoàng là những
người có công với nước, diễn tả các trận đánh lịch sử… như Hội Gióng, hội Giá…
- Trong lễ hội cổ truyền của người Việt ở Bắc Bộ các tác giả đã chia thành các loại
sau:

+ Lễ hội phản ánh cuộc sống lao động sản xuất của người dân – gồm các tiểu loại hình
thành lễ hội về săn bắt, đánh cá…
+ Lễ hội về sinh hoạt nông nghiệp hay liên quan đến các hoạt động sản xuất nông
nghiệp….
+ Lễ hội phản ánh cuộc đấu tranh giữ nước giữ làng: gồm việc thờ các vị thành hoàng,
các anh hùng dân tộc.
+ Lễ thờ những vị thần là người có công bảo vệ làng xóm, chống thú dữ, trộm cướp…
+ Lễ hội các trò diễn đáp ứng đời sống văn hóa tinh thần, phong tục, hội tham gia hành
lễ.
+ Lễ hôi dân tộc hay lễ hội quốc tế đã được dân tộc hóa như: tết Noel, lễ thiên chúa,
ngày hiến chương các nhà giáo…
+ Lễ hội có quy mô Quốc gia: Đền Hùng, hội giỗ trận Gò Đống Đa…

11
+ Lễ hội của một vùng miền gồm nhiều làng: hội chọi trâu Đò Sơn, Hội Phủ Giày….
+ Lễ hội của từng làng như lễ thờ thành hoàng, hội chùa, tết Thanh Minh…
+ Lễ hội của các nhóm nhỏ, thường là nhóm gia đình hay dòng họ. (Lý Tưởng, 2022)

1.3. Quy trình tổ chức lễ hội


Thông thường địa phương nào mở hội cũng đều tiến hành theo ba bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị
Chuẩn bị lễ hội được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn chuẩn bị cho mùa lễ hội sau và
khi ngày hội đã đến gần. Chuẩn bị cho mùa lễ hội sau được tiến hành ngay sau khi mùa hội
trước kết thúc, mọi khâu chuẩn bị đã có sự phân công, cắt cử mọi việc để đón mùa lễ hội
năm sau. Khi ngày hội sắp diễn ra, công việc kiểm tra lại đồ tế lễ, trang phục, quét dọn, mở
cửa di tích, rước nước làm lễ tắm tượng (mộc dục) cùng các đồ tế tự, thay trang phục mũ
cho thần...Bước chuẩn bị gồm có những hạng mục sau:
+ Xác định số lượng người tham dự lễ hội
+ Lựa chọn địa điểm và thời gian tổ chức lễ hội
+ Phân công công việc cho các bộ phận trực tiếp
+ Đặt vật phẩm đạo cụ cho lễ hội
+ Duyệt chương trình và tiến hành lễ hội
- Bước 2: Vào hội
Nhiều hoạt động diễn ra trong các ngày lễ hội, đó là các nghi thức tế lễ, lễ rước, dâng
hương, tổ chức các trò vui. Đây là toàn bộ những hoạt động chính có ý nghĩa nhất của một
lễ hội. Lễ hội thu hút nhiều đối tượng hay ít khách đến với lễ hội, diễn ra trong nhiều ngày
hay một ngày hoàn toàn chi phối bởi các hoạt động trong những ngày này.
- Bước 3: Kết thúc hội (xuất tịch, giã đám, giã hội)
Ban tổ chức làm lễ tạ, đóng cửa di tích.

12
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Nhìn chung, chương 1 đã nêu lên mốt số khái niệm cơ bản về sự kiện, phân loại sự
kiện, khái niệm lễ hội, quy trình tổ chức 1 lễ hội, phân loại lễ hội và mục đích của lễ hội.
Từ những nội dung trên là cơ sở lý thuyết để nghiên cứu thực trạng quy trình tổ chức Lễ
hội Cầu Ngư thuộc huyện Tuy An, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên ở chương 2.

13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH TỔ CHỨC LỄ HỘI CẦU NGƯ THUỘC
HUYỆN TUY AN, THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN
2.1. Tổng quan về Phú Yên
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Phú Yên là tỉnh ven biển Nam Trung bộ, nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn. Diện tích
tự nhiên toàn tỉnh là 5.060 km2, trong đó, đồi núi chiếm 70% diện tích, địa hình dốc từ Tây
sang Đông và bị chia cắt mạnh, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh
Hòa, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, phía Đông giáp biển Đông. Phú Yên có vị trí
địa lý và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện tại, tỉnh Phú Yên có 9 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm: Thành phố Tuy Hòa,
Thị xã Sông Cầu, Thị xã Đông Hòa và các huyện: Đồng Xuân, Sông Hinh, Sơn Hòa, Phú
Hòa, Tây Hòa, Tuy An. Với 110 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 21 phường, 6 thị trấn
và 83 xã.

2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên


Tài nguyên đất Phú Yên khá đa dạng về nhóm, các loại đất phân bố trên nhiều dạng địa
hình khác nhau tạo ra những tiểu vùng sinh thái nông - lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại
cây trồng, đặc biệt là cây trồng lâu năm vùng đồi núi.

Phú Yên có hệ thống sông ngòi phân bổ tương đối đều trên toàn tỉnh, các sông đều bắt
nguồn từ phía Đông của dãy Trường Sơn, chảy trên địa hình đồi, núi ở trung và thượng lưu,
đồng bằng nhỏ hẹp ở hạ lưu rồi đổ ra biển. Phú Yên có trên 50 con sông lớn nhỏ, đáng chú
ý là 3 con sông chính: sông Kỳ Lộ, Sông Ba, Sông Bàn Thạch với tổng diện tích lưu vực là
16.400 km2, tổng lượng dòng chảy 11.8 tỷ m3, phục vụ nước tưới cho nông nghiệp, thủy
điện và sinh hoạt của người dân Phú Yên.

Phú Yên có sinh thái rừng đặc sắc, như Khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng Krông
Trai. Đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển đa dạng dịch vụ du lịch sinh thái rừng.
Đồng thời, có lợi thế cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, với nguồn
khoáng sản phong phú với nhiều loại khác nhau.

14
Với bờ biển dài 189 km, có nhiều vịnh, bãi, vũng, đầm phá, gành còn mang vẻ đẹp hoang
sơ tạo nên những cảnh quan sinh thái phong phú, đa dạng là tiềm năng rất lớn cho du lịch
biển, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, Phú Yên có nhiều vùng bãi triều
nước lợ, cửa sông, đầm phá, vịnh rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản xuất khẩu.
Đây là tiềm năng, lợi thế để Phú Yên phát triển kinh tế biển.

2.1.3. Kết cấu hạ tầng


Phú Yên có quốc lộ 1 và đường sắt Bắc - Nam chạy qua, quốc lộ 25 nối tỉnh Gia Lai,
quốc lộ 29 nối tỉnh Đắk Lắk, phía Nam có cảng biển Vũng Rô, sân bay Tuy Hòa. Các tuyến
giao thông Bắc - Nam, Đông - Tây, cảng biển, sân bay, hầm đường bộ Đèo Cả, Đèo Cù
Mông… có tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho hợp tác,
trao đổi kinh tế, văn hóa giữa Phú Yên với các tỉnh thành trong vùng, cả nước và quốc tế.
Mặt khác, Phú Yên nằm trong vùng ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Trong các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, Phú Yên là nơi có điều kiện thuận lợi nhất trong
việc xây dựng tuyến đường sắt lên Tây Nguyên. Đây là một trong những điều kiện thuận
lợi đưa Phú Yên trở thành đầu mối giao lưu kinh tế Bắc - Nam và Đông - Tây. Có trục giao
thông ven biển nằm trong tuyến đường bộ ven biển Việt Nam nối các huyện vùng biển và
ven biển; Giao thông đường sắt, có tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua với chiều dài đoạn
tuyến là 117 km, có 2 ga chính là Tuy Hòa và Đông Tác; Hàng không, Phú Yên có sân bay
Tuy Hòa cách thành phố Tuy Hòa 5 km về phía Đông Nam, diện tích sân bay 700 ha, hiện
đang nâng cấp cảng hàng không Tuy Hòa theo tiêu chuẩn 4C; Cảng Vũng Rô, Vũng Rô
là cảng biển nước sâu có thể đón nhận tàu trọng tải 30 nghìn DWT.

2.1.4. Di sản văn hóa – Tài nguyên du lịch


Phú Yên là tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung bộ, một vùng đất có bề dày lịch sử - văn
hóa, có vị trí rất quan trọng trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Hiện tại, trên
địa bàn tỉnh có 84 di tích. Trong đó, có 1 di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt, 21 di tích
quốc gia và 62 di tích cấp tỉnh. Toàn tỉnh có 185 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê,
trong đó có 4 di sản được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn

15
hóa phi vật thể quốc gia (Nghệ thuật bài chòi; Lễ hội cầu ngư; Nghệ thuật trình diễn trống
đôi, cồng ba, chiêng năm; Lễ cúng trưởng thành của người Ê đê).
Cùng với hệ thống di sản văn hóa vật thể, Phú Yên còn bảo tồn và phát huy được nhiều
di sản văn hóa phi vật thể với nhiều loại hình đa dạng, phong phú như: Lễ hội truyền thống,
trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca dân vũ; đặc biệt lễ hội Cầu ngư của ngư dân miền
biển và nghệ thuật trình diễn Trống đôi, Cồng ba, Chiêng năm của đồng bào dân tộc Chăm,
Bana ở miền núi Phú Yên, được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Phú
Yên còn có các lễ hội liên quan đến danh nhân lịch sử (Lương Văn Chánh, Lê Thành
Phương), các lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng…

Về cảnh quan thiên nhiên, Phú Yên còn sở hữu nhiều bãi biển rộng lớn, nước trong xanh,
bờ cát mịn trải dài gần 200 km bờ biển, gắn với nhiều đầm, vịnh cảnh quan thiên nhiên đẹp,
nổi bật nét kiến tạo địa chất độc đáo như gành Đá Đĩa, Hòn Yến, vịnh Xuân Đài, đầm Ô
Loan, Bãi Xép, Bãi Môn - Mũi Điện, Vũng Rô, núi Đá Bia, Hòn Nưa. Ngoài ra, nhờ thiên
nhiên ưu đãi, Phú Yên có nhiều đặc sản văn hóa ẩm thực như sò huyết Ô Loan, ốc nhảy,
ghẹ đầm Cù Mông, cá ngừ, bánh tráng lòng heo Hòa Đa, bò một nắng, các sản vật tôm,
mực, cá miền biển và nước ngọt có vai trò quan trọng trong việc tạo dấu ấn đối với khách
du lịch. (Cổng thông tin điện tử - Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên, n.d.)

Bảng 1: THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH CỦA TỈNH PHÚ YÊN


NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
SỐ LIỆU THỐNG KÊ LĨNH VỰC DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN QUA CÁC NĂM
Đơn
Tên chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm Năm
STT vị
sự nghiệp 2017 2018 2019 2020 2021
tính
Số lượng
khách quốc
1 Lượt 35.500 41.005 45.000 7.200 1.880
tế đến tỉnh
Phú Yên

16
Số lượng
khách nội
2 Lượt 1.368.500 1.558.995 1.805.000 1.192.800 368.120
địa đến tỉnh
Phú Yên
(Nguồn: Tác giả điều tra)
Tóm lại, những lễ hội truyền thống đã giúp một phần không nhỏ vào công cuộc thúc đẩy,
thu hút thêm khách du lịch cho địa phương nói riêng và tỉnh Phú Yên nói chung. Như ta có
thể thấy ở bảng 1, khách du lịch có xu hướng tăng lên vào những năm nước khi có đại dịch
Covid-19 xảy ra, chứng tỏ Phú Yên cũng đã làm rất tốt trong công việc thu hút khách du
lịch đến với mình thông qua tổ chức những lễ hội để tăng phần thú vị cho du khách đi đến
tham quan, vui chơi ở Phú Yên.

2.2. Tổng quan về các lễ hội truyền thống ở Phú Yên


Mỗi đất nước, mỗi vùng đất đều có đặc điểm văn hóa riêng biệt. Điều này không chỉ góp
phần làm tăng sự đa dạng văn hóa mà còn tạo nên nét riêng cho vùng đất đó.
Đến với Phú Yên, mảnh đất giáp biển không chỉ có nhiều cảnh đẹp mà còn có các lễ hội
truyền thống làm cho vùng đất này ngày càng nhiều người đến đây.

2.2.1. Lễ hội Cầu Ngư


Đây là lễ hội truyền thống lâu đời ở Phú Yên được tổ chức hàng năm ở các địa phương
ven biển thuộc các huyện như huyện Sông Cầu, huyện Tuy An, Tuy Hòa và thị xã Tuy Hòa.

Cũng chính vì vậy mà ở tất cả các làng chài ven biển của Phú Yên có đến gần 50 lăng
thờ cá ông. Lễ hội được chia làm 2 phần, phần lễ được thực hiện với nhiều nghi thức ở các
nơi trang nghiêm như điện thờ của làng, xã. Tại lễ có các nghi thức như lễ cúng vật phẩm,
lễ đọc văn tế cùng các tiết mục múa thiêng, hò bá trạo hay hát khứ lễ.

Phần hội của lễ hội là buổi tiệc chiêu đãi khách, hát bội và các trò chơi dân gian tạo nên
thêm không khí cho lễ hội. Do đó, lễ hội cầu ngư thực chất là nơi để gặp gỡ, trò chuyện và
tham dự vào sinh hoạt của dân địa phương.

17
2.2.2. Lễ hội Đầm Ô Loan
Lễ hội được diễn ra vào mồng 7 tháng Giêng âm lịch mỗi năm với mục đích thờ cúng
các vị thần quanh vùng như thần Biển, thần Đầm, thần Sông và cũng là nơi thể hiện được
nét riêng biệt của những người dân ở vùng sông nước Tuy An.

Lễ hội cũng mang đậm chất của văn hóa cổ truyền chính vì thế ở đây có các hoạt động
truyền thống như đua thuyền, quăng chài đánh cá, bơi bộ, hát bội, vật võ, lắt thúng chai…
hòa chung với các hoạt động ấy là âm thanh của những nhạc cụ truyền thốn như trống, kèn,
đàn cò….

2.2.3. Hội đua ngựa ở An Xuân


Mục đích của lễ hội là gợi lại cũng như nâng cao tinh thần thượng võ, thể hiện được ý
chí quật cường và sức mạnh phi thường của con người. Cuộc thi được diễn ra ở một thảm
cỏ rộng, bằng phằng. Cùng với đó là những kị sĩ uy nghiêm, ăn mặc chỉnh tề trên lưng ngựa.
Sau một hồi tù và báo hiệu xuất phát thì những chàng kị sĩ này thúc ngựa phóng về phía
trước. (Canh Viet Travel, n.d.)

2.3. Tổng quan về quy trình tổ chức lễ hội Cầu Ngư thuộc huyện Tuy An, thành phố
Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
2.3.1. Nguồn gốc của Lễ hội Cầu Ngư
Từ xa xưa tín ngưỡng thờ cúng đã trở thành một nét độc đáo trong văn hóa của người
Việt. Đối với những người dân vùng biển, cá Ông luôn được tôn thờ và có một vị trí đặc
biệt trong đời sống của ngư dân

Cá Ông chính là tên gọi tôn kính của ngư dân dành riêng cho cá voi – Loài cá thường
giúp con người vượt qua những hiểm nguy khi lênh đênh trên biển cả. Đặc biệt là những
người dân quanh năm gắn liền với nghề biển.

Lễ hội vừa là một nét đẹp, một phong tục trong đời sống văn hóa nhằm thể hiện sự biết
ơn của ngư dân dành cho Cá Ông, đồng thời là dịp để họ cầu mong, gửi gắm những hy vọng
về một năm dong buồm ra khơi suôn sẻ, thuận lợi và bình an với những khoang thuyền đầy
ắp ‘lộc trời’.

18
Thời gian tổ chức: Không có ngày thống nhất chung tổ chức lễ hội cầu ngư mà tùy vào
mỗi nơi tại Phú Yên lễ hội lại diễn ra vào thời gian khác nhau. Ngày được chọn có thể là
ngày cá Ông đầu tiên lụy hoặc ngày nhận sắc phong vua hoặc theo phong tục, công việc
làm ăn mà bà con trong làng tự định ngày mở hội. Nhưng nhìn chung, các lễ hội cầu ngư
ở Phú Yên thường diễn ra từ tháng Giêng đến tháng 8 âm lịch. Thời gian tổ chức lễ cầu
ngư thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày, có nơi tổ chức đến 7 ngày.

2.3.2. Công tác chuẩn bị


Tổ chức lễ hội cầu ngư là một việc đại sự của dân làng, vì vậy ngư dân chuẩn bị và tiến
hành lễ hết sức chu đáo, cẩn thận. Dù đã được tổ chức rất nhiều lần, nhưng hàng năm trước
khi tiến hành tổ chức lễ cầu ngư, đầu tiên phải họp dân làng để bàn việc đóng góp tiền để
mua sắm lễ vật cúng và đãi khách; luyện tập đội chèo; mời đoàn hát; chuẩn bị văn tế thần;
chuẩn bị thuyền, quần áo, mũ mão cho các đội chèo, đội lân, sắm sanh chèo, đèn, cờ, trống
và lễ vật cúng như heo, hương hoa. Sau đó, tu bổ sơn vẽ lại tường, điện thờ, dọn dẹp xung
quanh lăng, bến cá đường thôn cũng được quét dọn sạch sẽ. Để điều hành cuộc lễ, vạn chài
thành lập Ban tổ chức lễ cúng gồm bộ phận hành lễ, bộ phận soạn viết văn tế, bộ phận luyện
tập đội chèo bả trạo và đội siêu, bộ phận vật chất, bộ phận tu sửa lăng, làm sân khấu hát
bội. Trước khi tổ chức lễ cầu ngư, vạn chài còn thực hiện các lễ thức khác như: tắm tượng,
rửa ngọc cốt.

2.3.3. Quy trình tổ chức Lễ hội Cầu Ngư tại huyện Tuy An, thành phố Tuy Hòa, tỉnh
Phú Yên
2.3.3.1. Phần lễ của Lễ hội Cầu Ngư
Các phần Lễ sẽ diễn ra theo trình tự dưới đây:
• Lễ rước Ông Sanh:
Được xem như nghi thức mở đầu của lễ hội cầu ngư. Lễ Ông Sanh được tổ chức quy mô,
long trọng để rước Ông Sanh về Lăng Ông, huyện Tuy An, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú
Yên.

Địa điểm tổ chức: tại Lăng Ông ở huyện Tuy An, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

19
Công tác tuyên truyền: trước ngày diễn ra lễ hội, ban tổ chức sẽ sắp xếp thông báo ngày
tổ chức lễ hội trên TV, báo giấy, loa phát thanh để cho người dân nắm bắt được thông tin
và tham gia lễ hội.

Thời gian bắt đầu: Vào lúc 6 giờ sáng ngày 21 tháng 8

Nhân sự phục vụ nghi lễ: Ban Chánh tế, ban bộ hổ, ban cờ lọng, ban chèo bả trạo và ban
nhạc lễ. Bên cạnh những thành phần tham dự chính, còn có các ghe lớn, nhỏ theo sau để hộ
tống cho Lễ rước ổng Sanh. Đi đầu là cờ tiết và cờ mao biểu hiện công đức của Ông Nam
Hải (hay còn được gọi là Cá Ông); tiếp đến là cờ ngũ hành và cờ bát quái; sau cùng là đoàn
Bá trạo học trò lễ và các hào lão cùng đoàn người đi dự.

• Lễ nghinh thủy triều:

Gọi là “lễ nghinh thủy triều” bởi vì lễ được bắt đầu khi nước triều lên. Lễ hội cầu ngư ở
các làng không trùng nhau về thời gian nên giờ tiến hành lễ nghinh thủy triều ở mỗi làng
cũng khác nhau. Lễ được kéo dài khoảng hai tiếng rưỡi đồng hồ.

Thời gian bắt đầu: lúc 15 giờ ngày 21 tháng 8

Nhân sự phục vụ nghi lễ: Đi đầu là đội múa bóng với tám cô gái trong điệu “múa dâng
bông”; theo sau là tám thanh niên trong điệu “múa siêu”. Sau đoàn “múa siêu” là ban tế lễ
gồm: Chủ tế, bồi tế, tiếp theo là linh vị Ông Nam Hải và cuối cùng 10 lễ sinh mặc áo xanh,
mũ vải đỏ, quần trắng.

• Hát bả trạo:

“Bả” là nắm chắc, “trạo” là mái chèo. Hát “bả trạo” là hát vững tay chèo theo động tác
chèo thuyền. Hát bả trạo còn được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như hát chèo bả trạo,
chèo cầu ngư, chèo cạn, hò rước Ông.

- Đội hát bả trạo, gồm có:


+ Tổng mũi (tổng thuyền): Đứng trước mũi thuyền, người chỉ đường, hai tay cầm cặp
sênh để gõ chỉ huy đội hát bả trạo từ đầu đến cuối buổi diễn.

20
+ Tổng khoang (tổng thương): Đứng ở khoang thuyền, khi thuyền neo lại thì canh gác,
tay cầm cần câu và gàu tát nước.
+ Tổng lái (tổng hậu): Đứng cuối đuôi thuyền, hai tay nắm chèo lái để điều khiển con
thuyền đi đúng hướng.
- Trang phục biểu diễn:
+ Ông Tổng mũi trang phục áo dài màu xanh, cổ tay bóp màu tím, lưng thắt đai màu
tím, quần tím, đầu đội mão, chân quấn xà cạp, đi giày vải.
+ Ông Tổng khoang: mặc áo ngắn màu xanh nước biển viền cổ trắng xanh, lưng thắt
đai màu xanh, quần màu xanh nước biển, chân quấn xà cạp, đi giày vải, đầu đội nón lá.
+ Ông Tổng lái: đầu đội mão, áo dài màu tím nhạt, viền áo màu xanh nước biển, lưng
thắt đai màu xanh nước biển, quần dài màu tím, chân quấn xà cạp, mang giày vải. Khuôn
mặt của ba ông Tổng được vẽ như trong hát Tuồng.
- Con trạo: gồm 12 đến 16 người, tùy theo từng địa phương. Trước năm 1975, con
trạo thường là thanh niên còn trẻ, từ 17 đến 20 tuổi, có sức khỏe, chưa vợ. Hiện nay, con
trạo là các em nữ, độ tuổi từ 13 đến 15 tuổi. Con trạo mặc trang phục xanh lá cây, đầu đội
nón lá, lưng thắt đai xanh, chân mang xà cạp, tay cầm mái chèo dài 1,2m sơn đỏ, vàng.
- Dàn nhạc cụ biểu diễn: trống, chiêng, kèn, đàn cò, sênh.
Trong buổi biểu diễn, ông Tổng mũi sử dụng cặp sênh điều khiển cả đội. Theo hiệu lệnh,
các con trạo có sự phối hợp nhịp nhàng, các con trạo nghiên mình tư thế giống như đang
chèo thuyền, vừa hát vừa múa mái chèo.

• Lễ tế sanh:
Thời gian bắt đầu: vào 10 giờ đêm ngày 21 tháng 08
Vật phẩm hiến lễ tế sanh trong lễ hội cầu ngư ngoài hương đăng, trà quả còn phải có đủ
3 con heo và những con heo đó phải là loại heo toàn sắc, toàn sinh (Tức là loại heo chỉ có
1 màu và tế nguyên con). Trước khi hiến tế heo phải làm “lễ tĩnh sanh”; người ta cho heo
tắm thật sạch sẽ, sau đó mời vị chủ tế ra chủ trì và tiến hành các bước tiếp theo của lễ tế
sanh.

21
• Tế chánh:
Lễ Tế chánh bao giờ cũng là giờ phút thiêng liêng, quan trọng nhất. Là thời khắc giao
cảm giữa thần linh và người thường; giữa thế giới siêu nhiên và con người trần thế mà cầu
nối của sự giao cảm ấy chính là ban tế lễ và các nghi thức tế lễ. Vì vậy, trong lễ tế chánh
không được có bất cứ sự sai sót nào dù là nhỏ nhất. Người ta tin rằng cuộc tế chánh càng
trang nghiêm, long trọng bao nhiêu thì sẽ có bấy nhiêu sự độ trì của các đấng siêu nhiên.

Nhân sự phục vụ nghi lễ: Ban Nghi lễ, Ban Phụng sự lễ hội, đội nhạc lễ, các vị hào lão
trong vạn cùng đông đảo dân làng tại Lăng Ông.

Thời gian bắt đầu: Lễ tế chánh được cử hành vào cuối giờ Tý ngày 22 tháng 08.

• Thứ lễ:
Là phần tiếp theo của lễ tế chánh được tiến hành bằng hình thức hát bội. Mở đầu thứ lễ
là đại bái không được quá 10 phút; Để thực hiện nghi thức này đoàn hát cử một người đại
diện để dâng hương lên Ông Nam Hải và đọc lời chúc cho vạn lạch được an khang, thịnh
vượng. Hát thứ lễ là hát cúng thần, hát dâng lễ thần linh.

Sau thứ lễ là tôn vương mọi người dân vào lăng thắp hương cho Ông Nam Hải.

2.3.3.2. Phần hội của Lễ hội Cầu Ngư


Theo các ngư dân, phần hội trong lễ hội Cầu Ngư có thể được xem như những yếu tố
làm cân bằng nhiều nỗi lo âu, khắc khoải trong cuộc sống đời thường; thôi thúc hào hứng
vui tươi và lôi kéo khách hành hương gần xa. Lễ hội còn là dịp thăm viếng lẫn nhau giữa
chủ ghe và bạn chài, giữa chủ vạn với ngư dân để tình làng nghĩa xóm được thắt chặt. Đây
còn là dịp để ngư dân vui chơi, giải trí sau những tháng ngày lao động nhọc nhằn, gắn kết
cộng đồng và du khách.

Ngày giỗ cá Ông được xem như là ngày tết của vạn chài, tâm thức luôn nhắc nhở và
mách bảo ngư dân rằng, hướng về thần sẽ có sự phù trợ, giúp đỡ và chắc chắn những chuyến
ra khơi cá mực đầy khoan. Vì vậy, năm nào tổ chức được lễ cầu ngư, ngư dân trút bỏ được

22
những sợ sệt, lo âu trong đánh bắt cá. Họ hồ hởi, phấn khởi tin rằng những chuyến ra khơi
an bình và nhiều cá. Cá Ông thật sự trở thành biểu tượng tốt lành trong cuộc sống và tâm
linh của cư dân làng ven biển Phú Yên

Bảng 2: Kịch bản phần Hội của Lễ hội Cầu Ngư huyện Tuy An, thành phố Tuy Hòa,
tỉnh Phú Yên:

Ngày Số lượng
Thời
diễn Trò chơi Mô tả người tham Địa điểm
gian
ra gia
Có sự tham gia của
các dân cư ven biển
thành phố Tuy Hòa, 30 người,
được chia ra thành chia ra Tại bãi tắm
Đua thuyền trên 6h30’ –
các đọi ứng mới mỗi thành 5 đội, thành phố
trên biển 13h
chiếc thuyền đua, mỗi đội 5 Tuy Hòa
thuyền nào về đích thành viên
trước thì đợi đó
23/8 thắng.
Đây là phần thi cá
nhân, nên mỗi người
sẽ đăng ký để được
Tại bãi tắm
Lướt sóng trên tham gia trò chơi 13h30’ –
10 người thành phố
biển trước. Trong lúc 16h30’
Tuy Hòa
chơi, cá nhân nào
hoàn thành nhất sẽ
giành chiến thắng.

23
Người chơi sẽ đăng
ký và ban tổ chức sẽ Tại bãi tắm
Hội thi bóng 15h –
chia thành 2 đội, luật 12 người thành phố
chuyền bãi biển 17h
chơi sẽ dựa vào luật Tuy Hòa
chơi bóng chuyền.
Người tham gia Tùy vào
đăng ký và tập duyệt lượng người Tại bãi tắm
Văn nghệ quần 19h –
văn nghệ từ trước để đăng ký thành phố
chúng 23h
góp vui cho chương tham gia Tuy Hòa
trình. trước đó

2.3.4. Một số đặc trưng của Lễ hội Cầu Ngư tại các làng ven biển Phú Yên
- Ngư dân Phú Yên có phong tục thờ cúng cá Ông tại gia đình, cá Ông không chỉ thờ
cúng tại lăng Ông, mà còn được các gia đình ngư dân ở tất cả các làng ven biển Phú Yên
rước về nhà lập bàn thờ và thờ cúng.
- Những ngày tổ chức lễ hội cầu ngư, tất cả ngư dân trong lạch đều tạm nghỉ việc đánh
bắt, đi xa để phục vụ lễ cúng và ngày giỗ cá Ông được xem như là ngày Tết của vạn chài.
- Vạn trưởng vạn chài là người đại diện cho lạch đứng ra chịu trách nhiệm tất cả các
việc từ khâu họp ngư dân thống nhất thời gian, quy mô tổ chức lễ cầu ngư, lễ vật cúng, mời
đoàn hát bội, luyện tập đội chèo…
- Những quy định bắt buộc đối với người tham gia Ban tế lễ, đó là những người tiêu
biểu của làng, làm ăn phát đạt, giỏi nghề thạo việc. Họ đều không mắc tang chế, phu phụ
song toàn, không bị khuyết tật…
- Không còn những quy định ngặt nghèo như xưa đối với những người tham gia lễ
hội, nếu trong lễ hội cầu ngư có người nào làm điều thất kính, thì chỉ bị dân làng quở trách,
không phải nộp phạt bằng rượu hoặc bằng heo.

24
- Lễ nghinh Ông hiện nay thường có xu hướng là nghinh tại bờ, sau phần lễ là phần
hội một số trò chơi mới được tổ chức như thi đấu bóng chuyền, bóng đá được các vạn chài
lồng ghép vào lễ cầu ngư, tạo thành một ngày hội văn hóa thể thao sôi nổi. (Hải)

2.4. Đánh giá về quy trình tổ chức lễ hội Cầu Ngư thuộc huyện Tuy An, thành phố
Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
2.4.1. Ưu điểm
- Lễ hội chính là một nét đẹp văn hóa truyền thống của các chài ven biển, góp phần
quảng bá nét độc đáo của mình ra thế giới.
- Lễ hội cầu ngư giúp cho việc bảo tồn, phát huy các truyền thống, các giá trị tốt đẹp
tại địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung. Đồng thời phát huy các giá trị truyền thống
và thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương.
- Có vai trò rất lớn trong đời sống cộng đồng dân cư cũng như trong phát triển du lịch.
Đó là hoạt động để tôn vinh sức mạnh cộng đồng và cũng là chất kết dính tạo nên sự cố kết
cộng đồng, là tài nguyên nhân văn để phát triển du lịch:

2.4.2. Nhược điểm


- Tình trạng đảm bảo trật tự - an ninh ở nhiều lễ hội chưa được quản lý chặt chẽ.
- Nhiều lễ hội không được quản lý chặt chẽ, thiếu người chuyên hướng dẫn nên để du
khách thắp hương, đốt vàng mã quá nhiều có nguy cơ gây cháy.
- Các hoạt đông vui chơi có thưởng ở nhiều lễ hội đã biến tướng thành hình thức đánh
bạc trá hình, bung ra quá mức làm ảnh hưởng nhiều mặt như trật tự, cảnh quan nơi cần được
giữ tôn nghiêm.
- Những hành vi vi phạm, làm sai lệch hoặc hủy hoại và thất thoát cổ vật, hiện vật ở
di tích, có thể gây hại đến công tác tổ chức sự kiện lễ hội.
- Công tác tuyên truyền, quảng bá cho lễ hội ở địa phương chưa được chú trọng, thông
tin về di tích còn hạn chế.

25
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã làm rõ về thực trạng quy trình tổ chức lễ hội Cầu Ngư thuộc huyện Tuy
An, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, hay đã nêu lên được ưu điểm và và nhược điểm
trong quy trình ấy. Đó cũng là cơ sở để đưa ra một số giải pháp để giải quyết những ưu
nhược điểm trên và cũng như đưa ra một số kiến nghị để thực hiện được các giải pháp đó
ở chương 3.

26
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH TỔ CHỨC LỄ HỘI CẦU
NGƯ HUYỆN TUY AN, THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN
3.1. Định hướng phát triển của Phú Yên đến 2050
Trong bối cảnh các tỉnh thành trên toàn quốc đang gấp rút quy hoạch vùng tỉnh theo
hướng tích hợp, trên nền tảng Luật Quy hoạch (2017) và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày
05/02/2018 của Chính phủ về triển khai thi hành Luật Quy hoạch 2017, tỉnh Phú Yên rất
cần xác định lại định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực và các huyện, thị xã, TP có liên
quan đến kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh có tính
tới yếu tố liên vùng và hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong đó, cần phải đảm bảo phát triển Phú Yên một cách bền vững, về mặt kinh tế, xã
hội, cũng như về mặt môi trường. Trong đó phát huy vai trò hợp tác công tư giữa Nhà nước
– Doanh nghiệp – Người dân.
Sáu Định hướng Chiến lược phát triển dài hạn cho tỉnh Phú Yên
1) Tổ chức quy hoạch kinh tế xã hội và đô thị trong tương quan chiến lược liên kết và
hợp tác vùng đô thị
- Với vị trí nằm xa các trung tâm kinh tế ở hai đầu của đất nước, phía Bắc giáp tỉnh
Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hoà, phía Tây giáp hai tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai,
phía Đông giáp biển Đông, thì việc kết nối và hợp tác trong mối liên kết vùng là một vấn
đề chiến lược quan trọng hàng đầu đến sự phát triển tương lai của Phú Yên. Trong đó, cần
phải:
- Tích cực góp phần trong việc cùng phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng kinh tế
động lực ven biển Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung;
- Phối hợp với Khánh Hòa để hình thành vùng kinh tế động lực Bắc Khánh Hòa –
Nam Phú Yên;
- Phối hợp với Bình Định để hình thành vùng kinh tế động lực Nam Bình Định – Bắc
Phú Yên;
- Hình thành các hành lang kinh tế Quốc lộ 25, Quốc lộ 29, Quốc lộ 19C, đường
Trường Sơn với các tỉnh Tây Nguyên, kết nối khu vực Đông Bắc Campuchia và Nam Lào,
trong đó địa bàn Phú Yên là một trong các cửa mở ra biển Đông cho các tỉnh Tây Nguyên;

27
- Phát triển các dự án kết nối vùng theo hướng khắc phục dần dần ba yếu tố bất lợi
quan trọng, đang có ảnh hưởng lớn đến tương lai phát triển kinh tế của tỉnh:
- Thứ nhất là kết hợp với giáo dục đào tạo và các chính sách thu hút nhân lực chất
lượng cao để tăng nguồn cung lao động;
- Thứ hai, là tổ chức lại quy hoạch sử dụng đất hiệu quả để tăng quỹ đất phát triển,
giúp khắc phục hạn chế về chiều rộng không gian phát triển;
- Thứ ba, kết nối hợp tác với các thị trường nội địa và quốc ngoại để nâng quy mô và
ảnh hưởng thị trường của tỉnh lên, giúp nâng cao đời sống kinh tế xã hội.
2) Hình thành các trục động lực phát triển kinh tế biển
- Với điều kiện phát triển thuận lợi về kinh tế biển của Phú Yên, trục đô thị ven biển,
có thể xem là trục động lực chính cho việc phát triển Phú Yên, với chuỗi đô thị ven biển
Sông Cầu – Tuy An – Tuy Hòa – Đông Hòa, chạy dài khoảng 190 Km, với trên 50% dân
số toàn tỉnh, và có tiềm lực kinh tế đóng góp cho khoảng 3/4 ngân sách của tỉnh. Trong đó:
- Khu kinh tế Nam Phú Yên có thể trở thành một trong những trung tâm công nghiệp,
cảng biển lớn của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên;
- Khu du lịch quốc gia Vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông, bãi Từ Nham, gành Đá Dĩa,
đầm Ô Loan, và khu vực vịnh Vũng Rô có thể trở thành những điểm du lịch mang đẳng cấp
quốc tế;
- Với quỹ đất ven biển còn dồi dào, nhiều tiềm năng cho phát triển đô thị và dịch vụ,
các khu đô thị du lịch sinh thái có thể phát triển dọc theo tuyến đường ven biển và các tuyến
đường nối từ quốc lộ 1A đến các bãi ngang ven biển;
- Các khu công nghiệp năng lượng, năng lượng sạch; công nghiệp cơ khí, điện tử;
công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản… có thể được phát triển gắn kết với công nghệ
cao, nhằm hạn chế tác động xấu đến môi trường.
- Bên cạnh việc phát triển khu vực ven biển, cần quy hoạch gắn kết khu vực đồi núi
và khu vực đồng bằng vào hệ thống phát triển kinh tế biển cho toàn tỉnh, gắn kết chặt chẽ
với phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giảm nghèo bền vững,
nhất là tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Trong đó,
cần:

28
- Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng diện tích rừng tự nhiên, thay thế
các diện tích kém hiệu quả bằng rừng trồng có năng suất cao.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế và người dân trồng rừng sản xuất kết hợp với
bảo vệ rừng tự nhiên.
- Khuyến khích xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn
nuôi.
- Xây dựng nền công nghiệp chế biến nông lâm sản.
- Phát triển mạnh du lịch miền núi gắn liền với văn hóa các dân tộc và cảnh quan thiên
nhiên.
- Cần định hướng lại quy hoạch khu vực đồng bằng trong tương quan phát triển kinh
tế biển. Trong đó:
- Hình thành các vùng sản xuất tập trung nông nghiệp (lúa, mía, nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến,…) trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và nâng cấp
hệ thống thủy lợi.
- Phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, kết hợp với các cơ sở công
nghiệp chế biến với trình độ công nghệ phù hợp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, phát triển
dịch vụ, …
- Điều chỉnh cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và cây
trồng có giá trị kinh tế cao.
3) Tổ chức không gian đô thị theo hướng mở ra biển kết hợp với việc gia tăng quỹ đất
phát triển
- Cần tổ chức không gian đô thị theo hướng mở ra biển theo hướng Đông Tây và
hướng Bắc Nam cho:
- Cụm công nghiệp – dịch vụ phía Đông Nam: Trung tâm là Khu kinh tế Nam Phú
Yên với các dự án công nghiệp, du lịch, dịch vụ hàng hải, cảng biển, logistic…
- Cụm đô thị – dịch vụ trung tâm: Trung tâm là thành phố Tuy Hòa và khu vực sân
bay, với chức năng là trung tâm đa chức năng, và dịch vụ thương mại, và giao thương kết
nối vùng, là hạt nhân không gian phát triển toàn tỉnh Phú Yên.

29
- Cụm du lịch – dịch vụ phía Đông Bắc: Trung tâm là đô thị Sông Cầu và vịnh Xuân
Đài, với với các dự án phát triển dịch vụ du lịch tổng hợp.
- Hành lang động lực ven biển Bắc – Nam nối đến Quy Nhơn về phía Bắc và Vân
Phong về phía Nam
- Hành lang động lực Đông – Tây nối lên Tây Nguyên và về phía biên giới phía Tây.
4) Xây dựng mạng lưới hạ tầng chiến lược trọng điểm theo hướng Bắc Nam và Đông
Tây
- Phú Yên cần nâng tầm kết nối thuận lợi hơn với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và
Duyên hải miền Trung nằm trên trục giao thông chính Bắc-Nam với các tuyến đường bộ
quan trọng gồm QL1A, QL1D, QL19C,…;
- Phú Yên cũng cần gia tăng kết nối Đông – Tây với Tây Nguyên và khu vực Đông
Bắc Campuchia, đặc biệt là thông qua các tuyến QL25, QL29.
- Cảng biển Vũng Rô đóng vai trò rất quan trọng trong công tác logistics vận tải biển,
liên kết với các cảng biển lớn trong vùng tại Vân Phong, Cam Ranh, và Quy Nhơn.
- Sân bay Tuy Hòa có tiềm năng phát triển về quy mô và tầm quan trọng quốc gia và
quốc tế, khi đặt trong mối liên kết chiến lược giao thông phục vụ cho khu Kinh tế Vịnh Vân
Phong (Khánh Hòa), gần hơn với khoảng cách đến sân bay Tuy Hòa (khoảng 40 Km) so
với khoảng cách đến sân bay Cam Ranh (trên 100 km).
- Hệ thống đường sắt nối kết các khu kinh tế và công nghiệp của Phú Yên đến các
cảng biển lớn trong vùng (cảng trung chuyển quốc tế ở Vân Phong và cảng nước sâu tại
Cam Ranh) cũng là tiền đề quan trọng cho việc phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh.
5) Phát triển Bền vững gắn kết với việc bảo vệ môi trường
- Cần phát triển Phú Yên theo hướng bền vững với các tiêu chí đô thị tăng trưởng
xanh, đô thị sinh thái, đô thị thông minh, và kiến trúc xanh làm nền tảng, và trọng tâm là
phục vụ nhu cầu đa dạng và dài hạn của người dân.
- Phát triển kinh tế đô thị cần gắn với việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên,
bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ tác động thiên tai. Trong đó,
cần:
• Bảo vệ môi trường tự nhiên;

30
• Khôi phục các khu vực sinh thái ven biển và ven sông bị xuống cấp;
• Bảo vệ các khu vực túi nước tự nhiên;
• Bảo vệ môi trường sống ven bờ;
- Lập kế hoạch ứng phó Nguy cơ Biến đổi Khí hậu – Xác định nguy cơ và đưa ra các
giải pháp ứng phó nhằm tăng khả năng phục hồi của thành phố trước nguy cơ biến đổi khí
hậu và nước biển dâng. Ứng xử với biến đổi khí hậu cần phù hợp với nhu cầu sử dụng, cải
thiện vi khí hậu, giữ gìn hệ sinh thái tự nhiên, và giảm thiểu các tác hại có thể xảy ra do
nước biển dâng, thủy triều thất thường, hoặc do nhiễm mặn;
- Chú ý phát triển hệ thống xử lý nước thải và chất thải với quy mô phù hợp, trong
quá trình phát triển công nghiệp và phát triển đô thị, để đảm bảo sự ô nhiễm môi trường
nằm dưới ngưỡng cho phép.
- Đưa ra những hướng dẫn và chính sách khuyến khích việc xây dựng các công trình
đạt tiêu chuẩn xanh Việt Nam (Lotus) hoặc quốc tế (LEED, Green Star, Greenmark).
6) Xây dựng nền tảng cho phát triển Kinh tế số và đô thị thông minh
- Trước nhu cầu nhân lực cho việc định hướng lại phát triển theo hướng công nghiệp
sạch và công nghệ cao, gắn kết với bảo vệ môi trường biển, thì Phú Yên cần lưu tâm xây
dựng các khu đô thị đại học – công nghệ và công nghiệp, kết nối hoạt động nghiên cứu thực
hành (practical research) và giảng dạy của các trường đại học và chuyên nghiệp để cung
ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh trong tương lai.
- Việc phát triển công nông – lâm – ngư nghiệp cần được chuyển hóa theo hướng phát
triển ứng dụng công nghệ cao và tiên tiến của thế kỷ 21 để tạo nên tiềm lực kinh tế mạnh
trong khu vực.
- Trong thế kỷ của thông tin mạng và toàn cầu hóa, song song với việc phát triển đô
thị du lịch biển và đô thị sinh thái, việc hình thành nền tảng công nghệ cao và liên kết mạng
sẽ tạo điều kiện tốt cho việc phát triển nền kinh tế số và đô thị thông minh tương lai cho
tỉnh. (Sơn N. V., 2022)
3.2. Giải pháp hoàn thiện quy trình tổ chức lễ hội Cầu Ngư huyện Tuy An, thành phố
Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
3.2.1. Tổ chức truyền dạy, thực hành di sản
31
Để tránh nguy cơ mai một Lễ hội Cầu Ngư ở Phú Yên cần phải được trao truyền cho các
thế hệ trong cộng đồng, chủ thể trong bảo vệ và phát huy giá trị lễ hội. Hoạt động trao
truyền di sản là quá trình chuyển giao những kỹ năng, bí quyết, kinh nghiệm, sáng tạo và
thực hành lễ hội, từ một cá nhân hoặc một nhóm người khác để bảo đảm sự tồn tại lâu dài
của di sản. Vì vậy, huy động các lực hỗ trợ truyền dạy thực hành nghi lễ, trình diễn nghệ
thuật dân gian là hiện pháp hữu hiệu để bảo vệ và phát huy giá trị của lễ hội.

3.2.2. Huy động sự tham gia của cộng đồng chủ thể di sản
Sự tham gia của cộng đồng vào quá trình bảo vệ và phát huy các giá trị lễ hội Cầu Ngư
và phát triển bền vững là vô cùng quan trọng, bởi lẽ cộng đồng là chủ nhân chính thức của
di sản, sáng tạo ra di sản, sử dụng di sản và cũng hưởng lợi từ di sản; sự tham gia của cộng
đồng vào quá trình này được thể hiện theo nhiều cấp độ khác nhau, tuy nhiên người dân
phải được thể hiện vai trò là một chủ thể thực sự. Vì vậy sự tham gia không chỉ là biết, hiểu
mà còn phải hợp tác hành động và thu được những giá trị mong đợi. Sự tham gia chủ động
của người dân trong việc thực hành, truyền dạy và bảo vệ lễ hội Cầu Ngư là chìa khóa bảo
vệ và phát huy giá trị lễ hội trong xã hội đương đại. Do đó, các chính sách và phương pháp
bảo tồn cần phải trả lại vai trò chủ động vốn có của cộng đồng trong việc quản lý, thực hành
và truyền dạy di sản.

3.2.3. Tu bổ, tôn đạo không gian thực hành di sản


Trong quá trình tồn tại, ngân sách Nhà nước và sự đóng góp của cộng đồng là hai nguồn
kinh phí chính để tu bổ, tôn tạo các di sản vật thể liên quan đến Lễ hội Cầu Ngư ở các địa
phương, bao gồm các di tích tích đền, miếu đã được xếp hạng. Công tác tu bổ các di tích
phải đáp ứng được yêu cầu giữ lại tối đa những yếu tố nguyên gốc, loại bỏ khỏi di tích tất
cả các lớp bổ sung xa lạ, gây ảnh hưởng xấu tới các mặt giá trị của di tích; trên cơ sở khoa
học đáng tin cậy khôi phục lại một cách chính xác những yếu tố đã bị mất mát trong quá
trình tồn tại của di tích; trả lại cho di tích hình dáng vốn có của nó; làm cho di tích có độ
bền vững về mặt kết cấu để tồn tại lâu dài trước tác động của điều kiện khí hậu và thời tiết
khắc nghiệt, cũng như thử thách của thời gian.

3.2.4. Tăng cường các hoạt động phối hợp liên ngành
32
Thực tế đã minh chứng, di sản văn hóa tạo sức hấp dẫn cho điểm đến du lịch. Di sản văn
hóa là động cơ, là duyên cớ thôi thúc chuyến đi, là môi trường tương tác và là những trai
nghiệm đáng giá cho du khách, qua đó trở thành tài nguyên, nguồn lực chiến lược cho phát
triển du lịch. Cần có sự phối hợp liên ngành giữa ngành Văn hóa và ngành Du lịch và các
ngành khác để đạt được hiệu quả cao nhất, vừa bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa,
vừa đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, thưởng thức di sản của du khách, nâng cao nhận thức về di
sản văn hóa cho chính cộng đồng sở hữu di sản và cộng đồng nói chung, phát triển kinh tế
gia đình, địa phương và đầu tư quay trở lại cho di sản.

3.3. Kiến nghị hoàn thiện quy trình tổ chức Lễ hội Cầu Ngư huyện Tuy An, thành phố
Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
3.3.1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả về quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp
và lao động nghề du lịch. Chú trọng nâng cao kỹ năng nghề, ngoại ngữ và đạo đức nghề
nghiệp cho lực lượng lao động ngành du lịch.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cộng đồng dân cư tham gia kinh doanh phát triển
kinh tế địa phương nói riêng và du lịch tỉnh nói chung.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của các tầng lớp
nhân dân, nhất là ngư dân và thế hệ trẻ về ý nghĩa, giá trị của lễ hội. Từ đó khơi dậy ý thức
tự hào, phát huy hơn nữa tinh thần trách nhiệm bảo vệ, duy trì giá trị di sản văn hóa phi vật
thể lễ hội cầu ngư trong đời sống và quá trình phát triển kinh tế, xã hội.
- Cần có cơ chế, chính sách để hỗ trợ, trùng tu tôn tạo, xây dựng các thiết chế thờ tự,
không gian văn hóa lăng, đình, đền, miếu; nơi thờ tự cá Ông tại các địa phương. Đồng thời
tăng cường công tác quảng bá, phát huy giá trị lễ hội cầu ngư để phát triển du lịch.

3.3.2. Đối với các doanh nghiệp du lịch


- Thường xuyên câng cấp cơ sở hạ tầng, đổi mới, thay thế các trang thiết bị đã hỏng,
đã lỗi thời, hiệu quả sử dụng kém.

33
3.3.3. Đối với chính quyền và cư dân địa phương
- Chính quyền địa phương nên có các hình thức vận động, tuyên tuyền, quảng bá rộng
rãi cho nhân dân có các hoạt động hưởng ứng, thái độ tích cực, thân thiện hơn với du khách
trong thời gian diễn ra sự kiện.
- Người dân địa phương nên ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường văn hóa
của mình, hướng dẫn cho du khách để cùng thực hiện.

34
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Ở chương 3 đã nêu lên một số định hướng của tỉnh Phú Yên đến năm 2050, bên cạnh đó
còn nêu một số các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình tổ chức lễ hội Cầu Ngư huyện Tuy
An, thành phố Tuy Hòa nói riêng và tỉnh Phú Yên nói chung và một số các kiến nghị đối
với nhà nước, đối với cơ quan du lịch, đối với chính quyền địa phương và cư dân địa để có
thể thực hiện các giải pháp nêu trên.

35
KẾT LUẬN

Từ bao đời nay, lễ hội cầu ngư là một sản phẩm văn hóa đặc trưng của cộng đồng cư dân
làng ven biển Phú Yên. Đối với đời sống cộng đồng cư dân biển, lễ hội cầu ngư là lễ quan
trọng lớn nhất trong năm, là lễ hội cầu mùa, lễ tế ngư thần và cầu xin thần ban cho được
một năm “trời yên biển lặng, tôm cá đầy khoang”. Lễ hội cầu ngư là dịp để người dân gửi
gắm những khát vọng về nghề đánh cá, ra khơi vào lộng, được gió lặng, sóng yên, khát
vọng về mùa màng, về cuộc sống thanh bình của ngư dân. Là nơi tái hiện không gian văn
hóa truyền thống của một làng cổ ven biển, tái hiện các phong tục tập quán cũng như các
nghi lễ truyền thống của người dân, cùng các trò chơi dân gian, văn hóa dân gian và tri thức
dân gian khác... Đây cũng là dịp để mỗi người nêu cao tinh thần làng xã, sự cố kết cộng
đồng. Ngày hội làng không chỉ có các hoạt động vui chơi giải trí của cộng đồng mà còn là
dịp để người dân thể hiện nét tài hoa giữa các thôn làng với nhau trong các trò diễn dân
gian, nhằm tăng cường rèn luyện thể chất, trí thông minh, lòng dũng cảm, cũng như biểu
dương sức mạnh của cộng đồng làng xã trước môi trường sống của họ. Lễ hội còn thể hiện
ý thức "uống nước nhớ nguồn", tưởng nhớ công đức của các vị tiền hiền, có công lập làng,
dựng nghề và thông qua lễ hội thắt chặt thêm tình đoàn kết gắn bó giữa các ngư dân làng
chài ven biển.

36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. (n.d.). Retrieved from rangdanhviet: https://rangdanhviet.com/blog/cam-nang/mot-
so-dac-diem-ve-to-chuc-su-kien-buoc-phai-biet

2. (n.d.). Retrieved from Cổng thông tin điện tử - Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên:
https://phuyen.gov.vn/wps/portal/

3. (n.d.). Retrieved from Canh Viet Travel: https://dulichcanhviet.com.vn/event/tin-


du-lich-canh-viet/o-phu-yen-co-nhung-le-hoi-nao.htm

4. Hải, L. T. (n.d.). MỘT SỐ NÉT ĐẶC SẮC CỦA LỄ HỘI CẦU NGƯ .

5. Lan, T. (2022, 09 04). Cổng thông tin điện tử huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.
Retrieved from https://donghy.thainguyen.gov.vn/van-hoa-xa-hoi/-
/asset_publisher/Pd5HkZs9ZQIG/content/le-hoi-truyen-thong-net-ep-van-hoa-
ngay-
xuan#:~:text=L%E1%BB%85%20h%E1%BB%99i%20truy%E1%BB%81n%20th
%E1%BB%91ng%20l%C3%A0,cho%20nh%C3%A2n%20d%C3%A2n%2C%20
%C4%91%E1%BB%93

6. Lý Tưởng. (2022, 08 13). Retrieved from https://lytuong.net/le-hoi-la-gi/

7. Phát Hoàng Gia. (n.d.). Retrieved from http://phathoanggia.com.vn/quy-trinh-to-


chuc-su-kien-chi-tiet-va-chuyen-nghiep-nhat-1-2-237700.html

8. Sơn, K. T. (2021). TỔ CHỨC SỰ KIỆN LÀ GÌ? BÍ QUYẾT TỔ CHỨC SỰ KIỆN


CHUYÊN NGHIỆP VÀ THÀNH CÔNG.

9. Sơn, N. V. (2022, 06 07). Tạo chí kiến trúc. Retrieved from


https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/dinh-huong-chien-luoc-phat-trien-
phu-yen.html

10. Vietpower. (n.d.). Retrieved from https://viet-power.vn/to-chuc-su-


kien/#:~:text=T%E1%BB%95%20ch%E1%BB%A9c%20s%E1%BB%B1%20ki%

37
E1%BB%87n%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20hi%E1%BB%83u%20
%C4%91%C6%A1n%20gi%E1%BA%A3n%20l%C3%A0%20qu%C3%A1,s%E1
%BB%B1%20ki%E1%BB%87n%20v%C3%A0%20x%C3%A3%20h%E1%BB%
99i.

38

You might also like