You are on page 1of 2

Cảm nhận bài thơ (1)

Nếu phải tìm bản nhạc hay nhất, có lẽ tôi sẽ chọn văn chương. Bởi chỉ khi đến với văn chương,
người nghệ sĩ mới được tự do để trái tim dẫn dắt, được thể hiện chính mình và rồi mang cho
người đọc biết bao giai điệu cảm xúc. Và tác giả Thích Nhuận Hạnh đã để tác phẩm “Lục bát về
cha” là nôt ngân đầy sáng tạo ca ngợi tình cha đẹp đẽ, bao la, vĩ đại.
Bài thơ nói về tác giả khi bộc lộ tình yêu, lòng biết ơn sắc cũng như xót xa, thương cảm trước
những hi sinh thầm lặng, gian truân vất vả của cuộc đời cha. Trong khổ đầu những lời thơ đã nói
lên những khổ đau, vất vả mà cha đã phải chịu đựng. Biện pháp tu từ nghệ thuật nhân hóa được
thể hiện qua hình ảnh “Cánh cò cõng nắng”. Phép giúp biến sự vật vô tri có hành động như con
người, từ đó mà làm nổi bật nỗi nhọc nhằn kiếm ăn của cha. Còn phép ẩn dụ được sử dụng qua
“nước mắt cay nồng”, ta cảm nhận được hình ảnh người cha hiện lên với nhọc nhằn kiếm sống:
“Cánh cò cõng nắng qua sông
Chở luôn nước mắt cay nồng của cha”
Phép tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ là phép so sánh nhằm so sánh hai hình ảnh “cha” và
“dải ngân hà”; “con” và “giọt nước sinh ra từ nguồn”. Tình cảm của người cha dành cho con
trong câu thơ được so sánh với dải ngân hà mang tầm vũ trụ, bao la, rộng lớn như sự hi sinh cao
cả của cha. Còn người con được ví như giọt nước từ nguồn nhỏ bé, yếu ớt và thuần khiết. Qua
đó, tác giả muốn khẳng định với chúng ta sự hi sinh, công ơn sinh thành và bao bọc của người
cha là không bao giờ có thể đong đếm được:

“Cha là một dải ngân hà

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn”

Ở khổ hai, cha hiện lên như một người vô cùng tần tảo, yêu thương con khi chịu đưng mưa
nắng cùng với những câu thơ cha dệt, thương con cha vẫn ráng sức, cô gắng ngâm và bảo vệ con.
Hình ảnh “hoa” được tác giả sử dụng biện pháp ẩn dụ để nói lên những “khổ đau” – công sức của
cha đều nở mầm thành hạnh phúc:

“Quê nghèo mưa nắng trào tuôn

Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm

Thương con cha ráng sức ngâm

Khổ đau hạnh phúc nảy mầm thành hoa”

Vẻ đẹp “hao gầy” của cha hòa với lúa xanh xanh mướt đồng quê miêu tả vóc dáng của người
cha gầy gò, yếu ớt cũng bởi vì người đã hi sinh và yêu thương con mình mà quên cả bản thân:

“ Lúa xanh xanh mướt đồng xa

Dáng quê hòa với dáng cha hao gầy”


Cánh diều của con hay tựa như những ước mơ bé bỏng của con được dang cánh lướt trên trời
cao, mang theo mình những câu lục bát đầy tình phụ tử và bóng hình của cha khi dành cả cuộc
đời của mình để dành cho con mình những điều tốt đẹp nhất trên thế giới này và hi vọng con sẽ
thắp lên những mong ước:

“ Cánh diều con lướt trời mây

Chở câu lục bát hao gầy tình cha”

Lời thơ nhẹ nhàng tựa câu hát yêu thương, đi vào trong lòng ta, khiến trào dâng trong tim ta
tình yêu thương cha dạt dào tha thiết. Tình cảm của cha không bộc lộ như mẹ, cha lặng thầm tiếp
bước con đi. Vì vậy, để có thể viết nên những câu thơ hay như vậy, hẳn nhà thơ Thích Nhuận
Hạnh phải mang theo mình trí tưởng tượng phong phú và tình yêu thương của mình dành cho cha
vô cùng sâu sắc.

Bài thơ đã khép lại trong niềm xúc động dạt dào. Thích Nhuận Hạnh đã để lại cho đời những
vần thơ hay đầy ý nghĩa, những vần thơ đó đã khơi dậy trong tôi niềm kính yêu vô hạn vị cho
cha. Qua bài thơ này tôi tự nhủ bản thân phải trân trọng những khoảnh khắc còn cha bên cạnh và
hãy yêu thương cha như cách cha đã yêu thương và hi sinh cho chúng ta.

You might also like