You are on page 1of 21

1.

Table of Contents

2. ATSH phòng thí nghiệm...................................................................................................2


2.1. Khái niệm Biosafety?...........................................................................................................2
2.2. Mục đích của việc xử lý các vật liệu nguy hiểm sinh học?...................................................2
2.3. Nguyên liệu nguy hiểm sinh học (Biohazardious materials)?..............................................2
2.4. Phân biệt Biohazard và Biorisk?..........................................................................................2
2.5. Quản lý rủi ro (Risk management) là gì?.............................................................................4
2.6. Lab Biosafety........................................................................................................................4
2.7. Risk group (RG)...................................................................................................................4
2.8. Biosafety level (BSL)............................................................................................................4
2.9. Rào chắn sơ cấp (Primary barrier)......................................................................................5
2.10. Rào chắn thứ cấp (Second barriers)....................................................................................5
2.11. Biện pháp ngăn chặn sinh học (Biosafety containment)......................................................5
2.12. Biosafety level 1 (RG1).........................................................................................................5
2.12.1. Rào chắn sơ cấp (Primary barriers)....................................................................................................6
2.12.2. Rào chắn thứ cấp – Second barriers (facility design – thiết kế cơ sở)...............................................6
2.13. Biosafety level 2 (BLS2)........................................................................................................7
2.13.1. Rào chắn sơ cấp (Primary barriers)....................................................................................................7
2.13.2. Rào chắn thứ cấp – Second barriers (facility design – thiết kế cơ sở)...............................................8
2.14. Biosafety level 3 (BSL3)........................................................................................................8
2.14.1. Rào chắn sơ cấp (Primary barriers)....................................................................................................8
2.14.2. Rào chắn thứ cấp – Second barriers (facility design – thiết kế cơ sở)...............................................9
2.15. Biosafety level 4 (BSL4)......................................................................................................10
2.15.1. Rào chắn sơ cấp (Primary barriers)..................................................................................................10
2.15.2. Rào chắn thứ cấp – Second barriers (facility design – thiết kế cơ sở).............................................10

3. ATSH chất thải sinh học, y tế..........................................................................................11


3.1. Cách thức đóng gói, thu thập, xử lý, loại bỏ, tồn trữ, dán nhãn nguy cơ sinh học............11
3.1.1. Đóng gói:...............................................................................................................................................11
3.1.2. Khử nhiễm:............................................................................................................................................12
3.1.3. Các phương pháp xử lý tiêu hủy chất thải y tế lây nhiễm....................................................................12
3.1.4. Tồn trữ..................................................................................................................................................13
3.1.5. Màu của vật chứa.................................................................................................................................14
3.1.6. Dán nhãn...............................................................................................................................................14
3.2. Nguyên tắc quản lý chất thải..............................................................................................15
3.3. Biện pháp quản lý chất thải................................................................................................15
3.4. Yêu cầu về độ an toàn và Quy định bắt buộc.....................................................................15

1
4. ATSH sinh vật biến đổi gen.............................................................................................16
4.1. Lợi ích và tác động tiềm ẩn................................................................................................16
4.2. Vấn đề tồn tại.....................................................................................................................18
4.3. Phân tích, đánh giá, quản lý GMCs...................................................................................19

2. ATSH phòng thí nghiệm


• Nhóm rủi ro sinh học
• Cấp độ an toàn sinh học
• Hàng rào bảo vệ sơ cấp & thứ cấp (theo cấp độ)
• Biện pháp ngăn chặn sinh học (theo cấp độ)

2.1. Khái niệm Biosafety?


- An toàn sinh học là việc áp dụng kiến thức, kỹ thuật và thiết bị để ngăn ngừa phơi
nhiễm cá nhân, phòng thí nghiệm và môi trường với các tác nhân có khả năng lây
nhiễm hoặc nguy hiểm sinh học.
2.2. Mục đích của việc xử lý các vật liệu nguy hiểm sinh học?
- Bảo vệ nhân viên khỏi tiếp xúc với các tác nhân truyền nhiễm
- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường
- Cung cấp một môi trường cho nghiên cứu chất lượng cao trong khi vẫn duy trì một
nơi làm việc an toàn.
2.3. Nguyên liệu nguy hiểm sinh học (Biohazardious materials)?
- Microorganisms (như vi khuẩn, virus, nấm)
- Nuôi cấy mô lây nhiễm (infected tissue cultures)
- Máu người hoặc máu động vật, dịch cơ thể
- Dị ứng
- Chất độc hại từ vi khuẩn, nấm, thực vật…
- Dòng tế bào biển đổi gen
- DNA tái tổ hợp

2
2.4. Phân biệt Biohazard và Biorisk?
- Biohazard đề cập đến các chất sinh học
- gây ra mối đe dọa cho sức khỏe của sinh vật sống, chủ yếu là của con người
- Biorisk đề cập đến nguy cơ liên quan đến vật liệu sinh học và/hoặc tác nhân truyền
nhiễm.

3
2.5. Quản lý rủi ro (Risk management) là gì?
- là quá trình tiếp tục xác định, phân tích, đánh giá và điều trị phơi nhiễm mất mát
và theo dõi kiểm soát rủi ro để giảm thiểu tác động bất lợi của tổn thất.

Phân Kế Biện
Giám
Xác tích, hoạch pháp,
sát,
định đánh hành kiểm
theo dõi
giá động soát
2.6. Lab Biosafety
2.7. Risk group (RG)
- Các tác nhân sinh học được phân loại trong một lớp, sao cho mức độ nguy hiểm
liên quan đến RG1 ở mức thấp nhất và RG4 là cao nhất.
2.8. Biosafety level (BSL)
- Các quy trình và mức độ ngăn chặn đối với các vi sinh vật hoặc vật liệu cụ thể
(bao gồm tổng hợp các phân tử axit nucleic hoặc tái tổ hợp). Tương tự như RG,
BLS được phân loại từ 1-4.

4
RG1 RG2 RG3 RG4

BSL1 BSL2 BSL3 BSL4


PTN cơ bản PTN kiểm PTN kiểm
soát soát tối đa

2.9. Rào chắn sơ cấp (Primary barrier)


- Là rào chắn có tác dụng ngăn chặn các nguy cơ ngay tại nguồn, nơi chứa nguồn
nguy cơ.
- Bao gồm: kỹ thuật và thực hành PTN; trang thiết bị an toàn
2.10. Rào chắn thứ cấp (Second barriers)
- Là cấu trúc bao quanh rào chắn sơ cấp, gồm có thiết kế cơ sở vật chất
2.11. Biện pháp ngăn chặn sinh học (Biosafety containment)
- Là các biện pháp an toàn để quản lý các tác nhân lây nhiễm đang được xử lý hoặc
duy trì
- Có 4 cấp độ biện pháp ngăn chặn sinh học dựa trên 4 cấp độ an toàn sinh học
- Nhằm giảm hoặc loại trừ sự lây nhiễm tới những nhân viên PTN, những người
xung quanh và môi trường bên ngoài để tránh những tác nhân có nguy cơ tiềm
tàng
- Yếu tố ngăn chặn bao gồm thực hành và kỹ thuật phòng thí nghiệm, thiết bị an
toàn và thiết kế cơ sở.
2.12. Biosafety level 1 (RG1)
Thuộc loại Phòng thí nghiệm cơ bản: Nghiên cứu, giảng dạy cơ bản
Risk group 1 (RG1)

5
- Vi sinh vật không thường xuyên gây ra bệnh ở người lớn khỏe mạnh
- VD: E.coli , S.cerevisiae , polymavirus
2.12.1.Rào chắn sơ cấp (Primary barriers)
Thực hành PTN (laboratory practices)
- Tiêu chuẩn thực hành PTN: thực hành vi sinh tiêu chuẩn (Standard
Microbiological Practices)
- Công việc được thực hiện tại phòng thí nghiệm
Thiết bị an toàn (safety equipment)
- Các trang bị bảo hộ cá nhân (PPEs) cơ bản: bảo vệ mắt và áo khoác hoặc áo
choàng phòng thí nghiệm
- Găng tay latex hoặc găng tay nitrile
2.12.2.Rào chắn thứ cấp – Second barriers (facility design – thiết kế cơ sở)
- Các trang thiết bị thông thường, cơ bản (pipet, pipet Pasteur, que cấy, lọ, ống
nghiệm có nắp xoáy, nồi hấp, các thiết bị khử trùng khác, tủ an toàn sinh học có
thể không có…)
- Bàn làm việc bằng vật liệu không thấm
- Bàn ghế cứng chắc
- Có bồn rửa
- Chỗ làm việc dễ dọn sạch
- Vị trí PTN không cần biệt lập
- Có cửa ra vào, không cần cửa 2 lớp
- Có dấu hiệu Biohazard ở trước cửa
- Cửa sổ có lưới chắn
- Hệ thống thông gió cơ học (hướng luồng khí vào trong phòng, không tái luân
chuyển)
- Tủ đựng đồ dùng cá nhân đặt bên ngoài khu vực PTN
- Hệ thống an toàn cần trang bị thiết bị cứu hỏa, xử lý sự cố điện khẩn cấp, rửa mắt
và vòi xả nước khẩn cấp
- Hệ thống cấp nước sạch, uy tín
6
- Hệ thống điện ổn định và đầy đủ
2.13. Biosafety level 2 (BLS2)
- Thuộc loại Phòng thí nghiệm cơ bản: Nghiên cứu, ngành y tế cơ sở, cơ bản, dịch
vụ chẩn đoán…
Risk group 2 (RG2)
- Vi sinh vật có nguy cơ tiềm ẩn trung bình, lây truyền qua tiếp xúc, nuốt phải, đâm
thủng.
- VD: Salmonella, herpesvirus, human blood…
- Có thể gây bệnh
- Có thể gây nguy cơ cho nhân viên
- Chưa lây lan ra cộng đồng
- Có biện pháp phòng ngừa và xử lý
2.13.1.Rào chắn sơ cấp (Primary barriers)
Thực hành PTN (laboratory practices)
- Tiêu chuẩn thực hành PTN: thực hành vi sinh tiêu chuẩn tăng cường (Standard
Microbiological Practices Plus)
- Hạn chế ra vào PTN
- Cảnh báo nguy cơ sinh học dấu hiệu
- Các biện pháp phòng ngừa vật sắc nhọn
- Sổ tay an toàn sinh học xác định bất kỳ cần thiết chất thải khử nhiễm
- Huấn luyện nhân viên cách xử lý mầm bệnh
- Đánh giá chương trình y tế
Thiết bị an toàn (Safety equipment)
- BSC loại 1 hoặc loại 2.
- Thiết bị vật lý ngăn chặn khác.
- Các trang bị bảo hộ cá nhân (PPEs) thích hợp (bảo vệ mắt, tấm che mặt, áo khoác
hoặc áo choàng phòng thí nghiệm và gang tay) được sử dụng cho tất cả các thao
tác của tác nhân gây ra bắn tung tóe hoặc bình xịt của vật liệu lây nhiễm.
- Biểu hiện nguy hiểm sinh học.
7
2.13.2.Rào chắn thứ cấp – Second barriers (facility design – thiết kế cơ sở)
- PTN BSL1 tăng cường (BSL1 lab plus)
- Có bồn rửa và và thiết bị rửa mắt
- Có tủ an toàn sinh học
- Có nồi hấp tiệt trùng
- Cửa ra vào có khóa lockable doors
- Đóng cửa khi đang làm việc
- Yêu cầu không khí không tuần hoàn
- Nên có bộ lọc khí thải HEPA
2.14. Biosafety level 3 (BSL3)
- Thuộc loại Phòng thí nghiệm kiểm soát: Nghiên cứu, cơ sở chẩn đoán đặc biệt…
Risk group 3 (RG3)
- Vi sinh vật bản địa hoặc ngoại lai và có thể gây ra bệnh nghiêm trọng hoặc có khả
năng
- gây chết người qua đường hô hấp
- VD: Mycobacterium tuberculosis, yellow fever virus, hantavirus, Yersinia pestis
(plague)…
- Thường gây bệnh nấm ở người hay động vật.
- Mức độ nguy hiểm cao đối với cá nhân và mức độ thấp đối với cộng đồng nhưng
có phương pháp điều trị.
2.14.1.Rào chắn sơ cấp (Primary barriers)
Thực hành PTN (laboratory practices)
- Tiêu chuẩn thực hành PTN: thực hành BLS2 tăng cường (BLS2 Practices Plus)
- Luôn làm việc trong tủ cấy
- PTN được giám sát y tế và có thể nhận được chủng ngừa cho các vi khuẩn mà họ
làm việc với
- Quyền truy cập có kiểm soát
- Dòng khí định hướng
- Lối vào được khóa khí
8
- Khử nhiễm tất cả chất thải
- Thực hiện tắm trước khi ra khỏi PTN
- Khử nhiễm quần áo phòng thí nghiệm trước khi giặt
Thiết bị an toàn (Safety equipment)
- BCS loại 1 hoặc loại 2.
- Thiết bị vật lý ngăn chặn khác được sử dụng cho tất cả thao tác mở tác nhân nguy
hiểm.
- Các trang bị bảo hộ cá nhân (PPEs): Phải mang thiết bị bảo hộ cá nhân đặc biệt,
găng tay latex hoặc nitrile dùng 1 lần và có thể sử dụng mặt nạ phòng độc
2.14.2.Rào chắn thứ cấp – Second barriers (facility design – thiết kế cơ sở)
- PTN BSL2 tăng cường (BSL2 lab plus)
- Có bồn rửa và và thiết bị rửa mắt
- Có tủ an toàn sinh học được đặt tránh lối đi lại, cửa và hệ thống thông hơi
- Có nồi hấp tiệt trùng
- PTN khép kín để tiệt trùng
- Lối vào PTN được thiết kế 2 lớp (cửa tự đóng và cửa khóa trực tiếp)
- PTN phải tách biệt khỏi khu vực có đông người, được thiết kế để duy trì áp suất
giữa PTN với không khí lân cận
- Phòng chờ được trang bị thiết bị phân loại quần áo và vòi tắm.
- Hệ thống thông gió định hướng luồng khí vào PTN
- Tất cả các bộ lọc HEPA được lắp đặt để khử nhiễm và kiểm tra khí
- Có thể có hệ thống xử lý nước thải
- Nên có khả năng kiểm soát an toàn cho nhân viên (VD: liên lạc 2 chiều…)
- Các quy trình thiết kế cơ sở và vận hành phải được thể hiện bằng văn bản

9
2.15. Biosafety level 4 (BSL4)
- Thuộc loại Phòng thí nghiệm kiểm soát tối đa: Đơn vị có bệnh phẩm nguy hiểm
Risk group 4 (RG4)
- Vi sinh vật gây bệnh chết người, không có phương pháp điều trị hoặc vaccine xác
định.
- VD: Ebola virus, Marburg virus (bệnh sốt xuất huyết), Corona-19 virus…
- Có thể lan truyền trực tiếp hoặc gián tiếp nhanh chóng từ người sang người.
- Mức độ nguy hiểm cao đối với cá nhân và cộng đồng
2.15.1.Rào chắn sơ cấp (Primary barriers)
Thực hành PTN (laboratory practices)
- Tiêu chuẩn thực hành PTN: thực hành BLS3 tăng cường (BLS3 Practices Plus)
- Áp dụng quy tắc hai người, đây là quy tắc đặc biệt quan trọng.
- Nhân viên cần được đào tạo về các quy trình cấp cứu cơ bản
- Thiết lập hệ thống liên lạc thông thường và khẩn cấp giữa nhân viên PTN và nhân
viên bên ngoài PTN.
- Thay quần áo trước khi bắt đầu
- Vòi hoa sen trên lối ra
- Tất cả vật liệu khử nhiễm khi ra khỏi cơ sở
Thiết bị an toàn (Safety equipment)
- Luôn làm việc trong BSC loại 3
- Các trang bị bảo hộ cá nhân (PPEs): Phải mang thiết bị bảo hộ cá nhân đặc biệt
toàn thân cung cấp không khí và áp suất dương.
2.15.2.Rào chắn thứ cấp – Second barriers (facility design – thiết kế cơ sở)
- PTN BSL3 tăng cường (BSL3 lab plus)
- Thiết kế và xây dựng dưới sự kiểm soát của chương trình ATSH thuộc tổ chức
WHO
- Được xây dựng ở trong tòa nhà riêng biệt hoặc trong khu vực bị cô lập và hạn chế
của tòa nhà.

10
- Phải có hệ thống kiểm soát cơ bản hiểu quả bao gồm: BSC III, phải mặc đồ bảo
hộ…
- Luồng khí vào và ra phải được lọc bằng bộ lọc HEPA. Áp lực âm được duy trì
trong PTN
- Khử nhiễm khuẩn chất thải lỏng
- Có nồi hấp hai cửa ở khu vực phòng thí nghiệm
- Thiết lập đường dây điện chuyên dụng và nguồn điện riêng
- Lắp đặt hệ thống cống rãnh ngăn chặn

3. ATSH chất thải sinh học, y tế


• Cách thức đóng gói, thu thập, xử lý, loại bỏ, tồn trữ, dán nhãn nguy cơ sinh
học
• Nguyên tắc quản lý chất thải
• Biện pháp quản lý chất thải
3.1. Cách thức đóng gói, thu thập, xử lý, loại bỏ, tồn trữ, dán nhãn nguy cơ sinh
học
3.1.1. Đóng gói:
- Chất rắn khô (dry solids): đối với chất rắn khô không phải là vật dụng bén nhọn thì
ta có thùng chứa có túi chứa bên trong (Primary container).
 Primary container: túi đựng chất thải khô rắn, có màu đỏ và có dấu hiệu
“Biohazard” quốc tế, có dán nhãn ghi địa chỉ.
 Secondary container: túi chứa đặt ở thùng chứa bên ngoài trong suốt quá trình sử
dụng, tồn trữ và vận chuyển. Là thùng cứng có nắp đậy không bị đâm thủng hay rò
rỉ, thùng chứa cũng được dán nhãn và mang kí hiệu “Biohazard” ở 3 hoặc 4 mặt
trên thùng và trên nắp.
- Vật bén nhọn (Sharps): đối với vật dụng bén nhọn:

 Thùng chứa vật dụng bén nhọn không bị đâm thủng và rò rỉ


 Có dán nhãn “Biohazadous waste”

11
 Có biểu tượng Chất thải nguy cơ sinh học theo chuẩn quốc tế.
 Có ghi địa chỉ và số điện thoại.
- Chất thải lỏng (Liquid waste): chỉ tồn trữ tạm thời

 Chất thải chứa trong thùng không bị bể, có nắp, dán nhãn biểu tượng Biohazard và
có dòng chữ “Biohazard”
 Cần thiết có thêm thùng chứa bên ngoài không bị rò rỉ.
3.1.2. Khử nhiễm:
- Chất thải rắn khô hoặc bén nhọn (Sharp and dry solid waste):
 Đặt trong những thùng chứa đặc biệt và chuyên dụng, được khử trùng bằng
autoclaved hoặc được tiêu hủy bằng cách thiêu đốt hoặc chôn lắp.
 Những thùng chứa được thu nhận bởi một công ty chuyên biệt.
- Chất thải lỏng (Liquid waste):

 Xử lí chất thải lỏng với dung dịch khử trùng nồng độ 10%, sau đó để yên dung
dịch trong khoảng 20 phút rồi loại bỏ rồi dội nước.
 Có thể hấp khử trùng chất thải lỏng này, sau đó thải ra bằng hệ thống cống được
vệ sinh.
3.1.3. Các phương pháp xử lý tiêu hủy chất thải y tế lây nhiễm
- Xử lý nhiệt: đốt, nhiệt phân plasma, hấp nhiệt, vi sóng
 Công nghệ đốt là quá trình ô xy hóa ở nhiệt độ cao (900-1200 độ C) trong các lò
đốt. Tiêu hủy hoàn toàn mầm bệnh, làm giảm đáng kể thể tích và trọng lượng chất
thải. Tuy nhiên, đốt làm phát sinh các chất khí, bụi vào môi trường.
 Nhiệt phân plasma là sử dụng một chất khí bị ion hóa trong trạng thái plasma để
chuyển đổi năng lượng điện thành điện cực plasma có nhiệt độ cao hàng nghìn độ.
Được sử dụng để nhiệt phân chất thải trong điều kiện thiếu hoặc không có không
khí. Giúp tiêu hủy hoàn toàn mầm bệnh, làm giảm đáng kể thể tích và trọng lượng
chất thải. Nhược điểm, làm phát sinh các chất khí, bụi vào môi trường.

12
 Hấp khô là sử dụng không khí nóng tốc độ cao để khử trùng trong buồng hấp,
dùng thiết bị sấy hồng ngoại hoặc điện trở. Hấp ướt là sử dụng hơi nước để khử
trùng chất thải và thường được thực hiện trong nồi hấp dùng hơi nước hoặc lò vi
sóng. Cần áp dụng các công nghệ khác để xử lý triệt để.
- Xử lý hóa chất: là sử dụng hóa chất để khử khuẩn, tiêu diệt mầm bệnh bằng các
hợp chất clo, aldehyde, vôi bột, khí ozone, muối amoni và các hợp chất phenolic…
- Xử lý bằng chiếu xạ: là sử dụng tia electron từ nguồn Coban-60 hoặc tia cực tím
để tiêu diệt mầm gây bệnh trong chất thải. Dùng bổ trợ cho các phương pháp xử lí
khác.
- Xử lý cơ học bao gồm băm, nghiền, trộn và nén chất thải để giảm thể tích chất
thải. Sử dụng bổ trợ cho các phương pháp xử lí khác.
- Chôn lấp và chôn lấp đặc biệt: Chôn lấp là phương pháp lưu giữ, phân hủy chất
thải trong các ô, bể chôn lấp được kiểm soát.
- Các công nghệ khác: xử lí khí Ozon, đóng băng khô, trơ hóa chất thải
 Xử lí khí Ozone (O3): khí ozone được sử dụng tiêu diệt mầm bệnh trong chất thải.
Để quá trình xử lý bằng ozone đạt hiệu quả cao, chất thải phải được cắt, nghiền và
khuấy trộn trong quá trình xử lý.
 Đóng băng khô: là dùng nitơ lỏng để đóng băng khô chất thải và sau đó rung để
làm tan rã chất thải thành bột trước khi chôn lấp.
 Trơ hóa: thích hợp cho dược phẩm và tro xỉ có hàm lượng kim loại cao, chất thải
được nghiền nhỏ, trộn với các phụ gia như xi măng, cát và polymer để đóng rắn,
làm cho các thành phần ô nhiễm hoàn toàn bị cô lập. Khối rắn sẽ được kiểm tra
cường độ chịu nén, khả năng rò rỉ và lưu giữ cẩn thận tại kho, bãi chôn lấp an
toàn.
3.1.4. Tồn trữ
- Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt hoặc
xuyên thủng như kim tiêm, ống mao dẫn, lưỡi dao mổ, dao lam, kim châm cứu,… Được
đựng trong thùng hoặc hộp cứng không bị đâm thủng, có màu vàng.

13
- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: chất thải thấm, dính, chứa máu hoặc dịch
sinh học của cơ thể, chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly, dây truyền dính máu,
truyền plasma, găng tay y tế, ống thông tiểu,... Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi
và có màu vàng.
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng hoặc chứa
mẫu bệnh phẩm. Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng.
- Chất thải giải phẩu: các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người được thải ra sau phẩu
thuật, xác động vật thí nhiệm,... . Đựng trong hai lần túi hoặc trong thùng có lót túi và có
màu vàng.
3.1.5. Màu của vật chứa
- Màu vàng: túi nhựa: chất thải giải phẫu người, chất thải động vật, chất thải vi sinh,
chất thải rắn
- Màu đỏ: thùng khử trùng, túi nhựa: chất thải vi sinh, chất thải rắn
- Màu xanh / trắng: túi nhựa / hộp chống đâm thủng: chất thải sắc nhọn (kim, lưỡi
v.v ...)
- Đen: túi nhựa: chất thải bỏ đi, chất thải đốt, chất thải hóa học
3.1.6. Dán nhãn
Bảo đảm quyền tự do lựa chọn sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng. Quy định về
dán nhãn phải nhất quán, chặt chẽ và rõ ràng. Ngưỡng quy định là cần thiết đối với
sản phẩm
- Ghi nhãn sản phẩm GMO cần thiết khi sản phẩm khác biệt về mặt vật liệu so
với sản phẩm không biến đổi gen (chất lượng, an toàn, thành phần dinh
dưỡng)
- Bắt buộc thử nghiệm sản phẩm GMO trước khi đưa ra thị trường
- Phát triển, triển khai công nghệ truy nguyên nguồn gốc GMO
- Ghi nhãn bắt buộc các sản phẩm thực phẩm nếu có chứa trên 1% hàm lượng
DNA hoặc protein được đưa vào trong sản phẩm GMO
- Yêu cầu ghi nhãn GMO bắt buộc dựa trên những thông tin thực phẩm được
ghi rõ trong nhãn hiệu, đòi hỏi đúng sự thật và không có sự dối trá
14
- Trong nhãn hiệu phải ghi rõ thành phần sản phẩm và hậu quả có thể xuất hiện
từ việc sử dụng sản phẩm GMO đó
- Đặc biệt nếu thành phần thực phẩm là do kỹ thuật di truyền không giống với
sản phẩm truyền thống cần phải ghi thông tin đầy đủ đối với người tiêu dùng
(ví dụ trong thức ăn có thành phần nào gây dị ứng)

3.2. Nguyên tắc quản lý chất thải


- Theo nguyên tắc chung, đối với chất thải có chứa sự kết hợp của các tác nhân hóa
học, phóng xạ và sinh học thì cần lưu ý các tác nhân gây nguy cơ sinh học phải
được bất hoạt trước hết.
3.3. Biện pháp quản lý chất thải
- Tất cả các phòng thí nghiệm làm việc với các tác nhân và vật liệu nguy cơ sinh
học thì phải có trách nhiệm phân loại, đóng gói và xử lý chất thải này trước khi
loại bỏ.
- Việc bất hoạt các tác nhân sinh học thì được thực hiện bằng các khử trùng bằng
hóa chất hoặc là hấp tiệt trung bằng nồi hấp tiệt trùng.
- Vật liệu bị nhiễm các tác nhân nguy cơ sinh học phải được thu nhận trong các
thùng chứa thích hợp và được khử trùng, trước khi loại bỏ cũng phải được khử
trùng.
- Không sử dụng nhãn với dòng chữ là chất thải nguy cơ cho các chất thải nguy cơ
sinh học, nghĩa là sử dụng nhãn Chất thải nguy cơ sinh học.
- Không lưu trữ chất thải nguy cơ sinh học ở nơi công cộng.
3.4. Yêu cầu về độ an toàn và Quy định bắt buộc
- Dán nhãn cho sản phẩm biến đổi gene là cần thiết khi sản phẩm có vật liệu khác so
với sản phẩm không biến đổi gene. Ví dụ: thay đổi về Chất lượng, Sự an toàn,
Thành phần dinh dưỡng.
- Bắt buộc phải thử nghiệm sản phẩm GMO trước khi đưa ra thị trường. Phát triển
và triển khai công nghệ, truy nguyên nguồn gốc GMO. Ghi nhãn bắt buộc với các

15
sản phẩm thực phẩm mới chứa hàm lượng DNA hoặc protein được làm biến đổi
đưa vào sản phẩm > 1%.
- Tạo ra các yêu cầu ghi nhãn bắt buộc dựa trên nội dung cho các sản phẩm có
nguồn gốc từ GMO. Thông tin về sản phẩm GMO cần được ghi rõ trong nhãn
hiệu. Tất cả nhãn hiệu bắt buộc phải đúng sự thật.
- Thành phần được ghi trên nhãn và hậu quả có thể xuất hiện từ việc sử dụng sản
phẩm GMO, nếu thành phần sản phẩm do kỹ thuật di truyền không giống với sản
phẩm truyền thống. Ví dụ: trong thực phẩm có thành phần gây dị ứng. 

4. ATSH sinh vật biến đổi gen


• Phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro
• giai đoạn khảo nghiệm
• giai đoạn trồng
• giai đoạn sản xuất sản phẩm
• Lợi ích và tác động tiềm ẩn
• Vấn đề tồn tại, vấn đề quan tâm
• Yêu cầu về độ an toàn
• Quy định bắt buộc
• Trình bày quan điểm

4.1. Lợi ích và tác động tiềm ẩn


 Lợi ích và rủi ro? Nguy cơ tiềm ẩn?

Lợi ích của sinh vật biến đổi gene:

16
- Đối với cây trồng biến đổi gene: cây trồng phát triển nhanh hơn, chất lượng của
trái cây và rau củ tốt hơn, bảo quản được lâu hơn và có khả năng chống chịu côn
trùng, sâu bệnh, hạn hán, chịu mặn tốt hơn.
- Giá cả phải chăng, có thể sản xuất ở các quốc gia đang phát triển để tăng sản
lượng lương thực và hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng do thiếu lương thực.
- Chứa vaccine thực phẩm (hay vaccine ăn được) từ các loại rau, củ, quả như cà
chua, khoai tây… làm tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
- Các loại thực phẩm biến đổi gen có thể có các vitamin và khoáng chất bổ sung
thông qua sửa đổi di truyền để cung cấp những lợi ích dinh dưỡng lớn hơn. Điều
này đặc biệt có lợi cho các nước không có điều kiện thuận lợi về nguồn thực
phẩm.
Rủi ro của sinh vật biến đổi gene:
- Ảnh hưởng đến môi trường:

 Gây ô nhiễm hoặc gây ra độc tố cho đất.


 Làm chết côn trùng có lợi.
 Các giống cây trồng có thể bị tiệt chủng do bị cạnh tranh với các loài cây trồng
biến đổi gene sức sống cao hơn.
 Gây ra hiện tượng siêu cỏ, siêu côn trùng khó bị tiêu diệt.
 Sự phá hủy đời sống rừng, ranh giới tự nhiên bị xâm phạm. Có thể làm giảm đa
dạng sinh học.
 Gây ra sự biến đổi gene cho các cây trồng thuần chủng trong tự nhiên một cách
không kiểm soát.
- Ảnh hưởng đối với con người:

 Thực phẩm biến đổi gene tạo ra những phản ứng phụ không mong muốn.
 Gây các bệnh hoặc các biến chứng như: dị ứng, ung thư, dư lượng kháng sinh vượt
mức cho phép, vô sinh, dị tật bẩm sinh, cân nặng khi sinh thấp, tuổi thọ thấp, gây
độc tính, thậm chí chết người

17
4.2. Vấn đề tồn tại
Các chất gây dị ứng
- Một trong những quan tâm lớn nhất về thực phẩm chuyển gen là chất gây dị ứng
( một loại protein gây ra phản ứng dị ứng) có thể chuyển vào thực phẩm. Các nhà
khoa học đã hiểu biết về các thực phẩm gây ra dị ứng ở trẻ em và người trưởng
thành nên việc xác định các chất gây dị ứng trong thực phẩm chuyển gen rất thuận
lợi. Thông thương 90% sự dị ứng trong thức ăn có liên quan đến 8 thực phẩm và
nhóm thực phẩm ở động vật có vỏ ( tôm, cua ,ốc,… ), trứng, cá, sữa, lạc đậu
tương, lúa mạch và lúa mì. Những loại thực phẩm này và những chất dị ứng khác
đã được xác định rất rõ nên chúng khó đưa vào thực phẩm chuyển gen. Song việc
kiểm tra tính dị ứng vẫn là một khâu quang trong trọng việc kiểm tra an toàn trướ
khi giống cây trồng được đưa ra làm thực phẩm. Hàng loạt các thí nghiệm và câu
hỏi được xem xét kỹ để quyết định liệu thực phẩm này có làm tăng sự dị ứng hay
không?
- Các chất dị ứng thường có những đặc tính chung là không bị phân hủy trong quá
trình tiêu hóa, có xu hướng không bị phân hủy trong quá trình chế biến thực phẩm.
Các nhà khoa học đã cố gắng không có bất kì một protein nào được chuyển vào
thực phẩm chuyển gen lại mang những đặc tính trên, đồng thời chúng phải không
có tiền sử và khả năng dị ứng hay độc tính, chúng không giống các chất gây dị ứng
đã biết và chức năng của chúng được biết rõ. Chúng phải có một hàm lượng rất
thấp trong thực phẩm chuyển gen, sẽ nhanh chóng bị phân hủy trong dạ dày và
được kiểm tra lại xem có an toàn trong các nghiên cứu về thực phẩm cho động vật

Kháng thuốc kháng sinh


- Vấn đề chuyển gen ngang và khả năng kháng thuốc kháng sinh là mối lo ngại về
an toàn thực phẩm vì rất nhiều cay trong GM thế hệ đầu tiên tạo ra co mang gen
đánh dấu là gen kháng kháng sinh. Nếu những gen này được chuyển từ thực phẩm
vào các tế bào trong cơ thế hay cào các loài vi khuẩn trong hệ tiêu hóa có thể dẫn
đến sự phát triển của các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh, gây ra những hậu quả

18
xấu tới sức khỏe con người. Mặc đù các nhà khoa học tin rằng, khả năng chuyển
gen là cực kì thấp (GM Science Review Panel), cá chuyên gia vẫn khuyến cáo việc
sử dụng gen này. Các nhà nghiên cứu đang phát triển những phương pháp nhằm
loại bỏ các gen đánh dấu là gen kháng kháng sinh. Đã có nhiều nghiên cứu và thử
nghiệm khoa học về vấn đề này để đi đến các kết luận sau:
- Khả năng cá gen kháng kháng sinh có thể được phát tán từ các cây trong chuyển
gen sang các sinh vật khác là vô cùng nhỏ.
- Thậm chỉ sự kiện ít xảy ra là một gen kháng kháng sinh được phát tán sang một
sinh vật khác thì tác động của việc này cũng không đáng kể do các chỉ thị được sử
dụng trong cây trồng chuyển gen có ứng dụng trong thú y và y học rất hạn chêt
- Tuy nhiên, để làm dịu những lo lăng của xã hội, các nhà nghiên cứu được yêu cầu
tránh sử dụng gen kháng kháng sinh trong cây trông chuyển gen và đang phát triển
sử dụng chỉ thị thay thế
4.3. Phân tích, đánh giá, quản lý GMCs
Phân tích
 Gen chuyển nạp có ổn định không?
 Gen không mong muốn du nhập vào cây trồng?
 Cây trồng thay đổi kiểu hình?
 Cỏ dại hóa (weediness hoặc invasiveness)?
 Gen chuyển dịch sang quần thể khác (gene flow)?
 Sản phẩm chuyển gen có an toàn không?
Khái niệm đánh giá rủi ro
 Là quá trình đánh giá khoa học nhằm xem xét các khả năng trước mắt hoặc lâu
dài, diễn ra các rủi ro đối với sức khỏe con người và môi trường, hệ sinh thái tự
nhiên khi sử dụng các đối tượng GMO cụ thể.
 Là nội dung quan trọng nhất trong quá trình quản lý ATSH
Quy trình đánh giá rủi ro
 Xác định các nguy cơ rủi ro đối với sức khỏe con người cũng như đối với môi
trường
 Ước tính khả năng xảy ra các ảnh hưởng có hại của các nguy cơ này
 Đánh giá rủi ro phát sinh từ các ảnh hưởng không tốt
 Đưa ra các biện pháp phù hợp để quản lý rủi ro
 Ước tính các ảnh hưởng tổng thể đến môi trường
Nguy cơ rủi ro
 Nguy cơ lây nhiễm: khả năng gây bệnh cho người, vật nuôi và thực vật

19
 Ảnh hưởng của độc tố, chất gây dị ứng và những tác động sinh học khác
 Ảnh hưởng của độc tố, chất gây dị ứng và những tác động sinh học của những sản
phẩm do các sinh vật tạo ra
 Ảnh hưởng tới môi trường
Các nguyên tắc chung đánh giá rủi ro
 Bảo đảm tính khoa học, minh bạch, tiến hành theo các phương pháp, kỹ thuật
trong nước và quốc tế
 Tiến hành theo từng trường hợp cụ thể phụ thuộc vào mục đích sử dụng và môi
trường tiếp nhận sinh vật biến đổi gen đó
 Trên cơ sở so sánh sự khác biệt giữa sinh vật biến đổi gen và sinh vật nhận trong
cùng điều kiện
Các thông số cần xem xét khi đánh giá rủi ro
 Sinh vật nhận
 Sinh vật cho (sv bố mẹ)
 Phương pháp biến đổi gen
 Các đặc tính phân tử
 Sự ổn định, bền vững của tính trạng mới tạo được
 Sản phẩm biểu hiện
 Thông tin dinh dưỡng
 Độc tố
 Các đặc tính môi trường nhận tiềm tang
Các vấn đề ảnh hưởng đến quá trình đánh giá rủi ro
 Tính chủ quan
 Thông tin không đầy đủ
 Vấn đề quy mô
 Định kỳ đánh giá lại thông tin
 Sự tham gia của Hội đồng Tư vấn
Quản lý rủi ro
Tạo GMC (các vấn đề chính)
 Xác định trình tự DNA mã hóa cho các tính trạng mong muốn
 Lựa chọn gen làm chỉ thị chọn lọc, sàng lọc
 Sử dụng các tín hiệu điều khiển thích hợp
 Hạn chế tối thiểu các DNA ngoại lai
Đưa GMC từ PTN ra nhà kính
 Lưu ý đặc biệt thu hạt cẩn thận để loại bỏ hoặc tiếp tục sử dụng nghiên cứu
 Dán nhãn cẩn thận, chi tiết, tránh nhầm lẫn
 Khử trùng bằng áp suất
 Sử dụng dung dịch tẩy rửa có thành phần thích hợp
 Nhà kính được thiết kế cách ly cây trồng với côn trùng, động vật và thực vật bên
ngoài.
 Tùy vào mục đích thí nghiệm mà mức độ ATSH khác nhau để thiết kế xây dựng

20
 Nhà kính được trang bị thiết bị điều khiển và lọc luồng khí đi vào và ra.
 Nhà kính trang bị hệ thống làm sạch nguồn nước
 Hệ thống khử trùng tại chỗ
 Áp dụng các biện pháp phòng ngừa phát tán GMC khi vận chuyển GMC vào hoăc
ra nhà kính
 Giám sát sự phát tán GMC
Trồng thử nghiệm đồng ruộng
 Cách ly vật lý (thiết bị chuyên dụng nhằm khống chế hiệu quả sâu bệnh)
 Cách ly sinh học (cách ly côn trùng, xử lý độ ẩm…)
 Cách ly khác (sử dụng hóa chất như thuốc diệt cỏ hoặc hóa chất độc khác để hạn
chế sự sinh sản, sống sót hoặc phát tán GMC ra ngoài môi trường thực nghiệm)
Kết thúc thử nghiệm
 Áp dụng các biện pháp đảm bảo GMC được loại bỏ hoàn toàn khỏi khu vực thí
nghiệm
 Xác định cơ sở từng trường hợp cụ thể để đưa yêu cầu làm sạch phù hợp
 Công việc khử trùng rất quan trọng đối với vsv
 Thu hoạch hạt, cày xới đất hoặc tiêu hủy các phần còn lại của thực vật nhằm
khống chế sự phát triển.
 Hạt và các vật liệu thực vật sau thu hoạch được lưu trữ, bảo quản hay loại bỏ tùy
theo yêu cầu
 Lưu giữ và báo cáo các thông tin liên quan đến GMC
Phân tích an toàn thực phẩm
Thực phẩm biến đổi di truyền có giống với một sản phẩm cổ truyền mà có lịch sử sử
dụng an toàn không?
Nồng độ của các chất độc, hoặc chất dị ứng tự nhiên trong thực phẩm có thay đổi không?
Các chất mới trong thực phẩm chuyển gen có lịch sử an toàn sử dụng hay không?
Sự tiêu hóa thực phẩm có ảnh hưởng không?
Thực phẩm có được sản xuất dựa trên quy trình công nhận không?
Đánh giá độ an toàn thực phẩm (dựa trên các chỉ tiêu)
 Đánh giá an toàn (đặc tính phân tử, xác định hệ thống niến nạp gen vào)
 Tính trạng nông học
 Đánh giá dinh dưỡng
 Đánh giá độc tính
 Đánh giá an toàn (tập trung vào các tính trạng và sản phẩm protein biểu hiện)

21

You might also like