You are on page 1of 4

Nguyễn Thị Vân- Khoa Ngân Hàng

Bài đọc – Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng


1. Vụ án EPCO - Minh Phụng
Vụ án Epco-Minh Phụng là một trong những vụ án kinh tế nổi tiếng nhất của Việt Nam thập niên
90. Minh Phụng là công ty TNHH do Tăng Minh Phụng là Tổng Giám đốc, EPCO là công ty
TNHH Epco do Liên Khui Thìn làm Tổng Giám đốc.
Cho đến tận bây giờ, vụ án này vẫn đang giữ khá nhiều kỷ lục, đặc biệt về giá trị tài sản phải
thi hành án, theo đó các bị cáo và các doanh nghiệp thuộc 2 nhóm Epco và Minh Phụng phải bồi
thường và thanh toán các khoản nợ cho 6 Ngân hàng Thương mại: Công thương Việt Nam
(Incombank), Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Thương mại cổ phần xuất nhập
khẩu Việt Nam (Eximbank), Sài Gòn Công thương Ngân hàng; Ngân hàng Thương mại cổ phần
Đại Nam; Ngân hàng Thương mại cổ phần Gia Định, tổng số tiền gần 6.000 tỷ đồng và 32,6 triệu
USD.
Giai đoạn này từ 1993-1996, thị trường BĐS chưa hình thành rõ nét, cơ chế, chính sách về
đất đai không đồng bộ, tình trạng tranh mua, tranh bán rất phổ biến. Để tận dụng cơ hội này, ngay
từ đầu Minh Phụng đã xác định đầu tư trên quy mô lớn, Minh Phụng đầu tư vào một loạt bất động
sản trải dài suốt từ Đà Lạt, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, thậm chí cả Hà Nội.
Về hình thức huy động vốn, Để đầu tư vào BĐS, Minh Phụng vay ngân hang rất nhiều
khoản vay ngắn hạn.
Vào thời gian năm 1993-1996, Tính đến trước khi xảy ra vụ án, Minh Phụng có tới 15 phân
xưởng sản xuất gồm 10 phân xưởng may mặc, 1 phân xưởng chuyên ngành nhựa, một phân xưởng
dệt gòn, một phân xưởng bao bì PP, 1 phân xưởng thiết kế mỹ thuật cho hàng hóa ngành may và 1
phân xưởng thiết kế vi tính. Quy mô sản xuất thời điểm cao nhất có trên 9.000 lao động.
Để vay được lượng vốn lớn từ ngân hang, Minh Phụng đã thành lập các doanh nghiệp ảo
không hề có thực, toàn bộ số vốn đều là ảo, giám đốc, kế toán đều là những người làm thuê, thậm
chí đó là những người vốn là bảo vệ, lái xe, lao công, các công ty này có nhiệm vụ duy nhất được
sinh ra để vay vốn ngân hàng, mọi hoạt động vẫn hoàn toàn do Tăng Minh Phụng điều hành. 
Ngoài ra, , Minh Phụng còn áp dụng làm giả các giao dịch kinh tế, đó là ký các hợp đồng
mua bán, nhập khẩu hàng hóa để thông qua các hợp đồng này các ngân hàng có căn cứ để mở L/C
hoặc ký bảo lãnh cho Minh Phụng có tiền. 
Sự câu kết giữa Minh Phụng và một số cán bộ ngân hàng biến chất còn thể hiện ở việc nâng
khống giá trị tài sản thế chấp lên nhiều lần, đến khi xét xử vụ án, Tòa án đã xác định giá trị tài sản
thế chấp thấp hơn giá trị thực hàng ngàn tỷ đồng.
Nguyễn Thị Vân- Khoa Ngân Hàng
2. Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như
Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt hơn 4.911 tỷ Việt Nam đồng xảy ra tại VietinBank là
vụ án lớn nhất trong lịch sử ngành Ngân hàng Việt Nam. Đây là một trong những vụ án kinh tế lớn
nhất tại Việt Nam trong lịch sử hiện đại, với 23 bị cáo, và 47 luật sư bảo vệ cho bị cáo cũng như
nguyên cáo. Thời gian phạm tội kéo dài từ năm 2007 đến thời điểm khởi tố (tháng 9.2011). Tổng số
tiền các đối tượng đã huy động trong vụ án này lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng.

Diễn biến
Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên là Phó phòng quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam (Vietinbank) chi nhánh TP.HCM, Quyền Trưởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, đã lừa đảo
chiếm đoạt tiền của 9 công ty, 4 ngân hàng, 3 cá nhân. Các ngân hàng bị lừa là Ngân hàng Công
Thương (Vietinbank), Ngân hàng ACB, Ngân hàng Nam Việt và Ngân hàng TMCP Tiên Phong
(TPB), Ngân hàng Quốc tế VIB chi nhánh TP.HCM 180 tỷ đồng. Công ty cổ phần chứng khoán
SaigonBank - Berjaya (viết tắt là SBBS)bị gạt 210 tỷ đồng.
Đánh tráo hồ sơ mở tài khoản, giả chứng từ để chuyển tiền rút tiền
Là Giám đốc Phòng Giao dịch của Ngân hàng Công thương, hiểu biết rõ về nghiệp vụ ngân hàng,
sau khi Ngân hàng Công thương nhận hồ sơ mở tài khoản của khách hàng, Huyền Như đã lập hồ sơ
mở tài khoản giả, chữ ký giả, dấu giả để đánh tráo hồ sơ mở tài khoản do khách hàng lập. Sau khi
khách hàng chuyển tiền vào tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng Công thương, Huyền Như lập
lệnh chi giả, lệnh chuyển tiền giả để chiếm đoạt tiền trên tài khoản tiền gửi của khách hàng tại Ngân
hàng Công thương.
Với thủ đoạn như vậy, Huyền Như đã làm giả 127 lệnh chi, chiếm đoạt 1.598 tỷ từ tài khoản tiền
gửi của ba công ty Phúc Vinh, Thịnh Phát và Hưng yên, 50 tỷ đồng của hai cá nhân Nguyệt và Bé
Năm.
Giả chứng từ để chuyển tiền, rút tiền
Huyền Như đã dùng chữ ký giả, dấu giả lập các lệnh chi, chứng từ chuyển tiền, rút tiền chiếm đoạt
tiền gửi tại Ngân hàng Công thương, chiếm đoạt 210 tỷ đồng từ tài khoản của Công ty CP CK
Saigonbank-Berjaya (SBBS), chiếm đoạt 550,35 tỷ từ tài khoản của Công ty Phương Đông và Công
ty An Lộc.
Huyền Như còn tự ý lập 16 thẻ tiết kiệm với số tiền hơn 81 tỷ đứng tên khách hàng gửi tiền, làm giả
16 Lệnh chi, ký giả chữ ký của 9 chủ thẻ tiết kiệm này để rút tiền, chiếm đoạt.
Dùng hồ sơ giả để vay tiền của Ngân hàng Công Thương
Theo kết luận điều tra, Huyền Như tự ý giả chữ ký, lập 83 thẻ tiết kiệm do Ngân hàng Công thương
phát hành trị giá 533,55 tỷ đồng đứng tên các khách hàng gửi tiền. trên cơ sở hợp đồng tiền ký gửi
với Vietinbank, các nhân viên Ngân hàng ACB, ngân hàng Nam Việt đã chuyển tiền vào tài khoản
của từng người mở tại Ngân hàng Công thương. Sau đó Huyền Như sử dụng trái phép các thẻ tiết
kiệm này làm tài sản bảo đảm, lập hợp đồng vay tiền giả, ký giả chữ ký của chủ thẻ để vay 514,54
tỷ đồng tại 2 phòng giao dịch Điên Biên Phủ và Đinh Tiên Hoàng thuộc Ngân hàng Công thương
TP.HCM. Các cán bộ của Phòng giao dịch Ngân hàng Công thương đã vi phạm quy định về cho
vay, đề xuất lãnh đạo duyệt cho vay, ký hợp đồng cho vay mà không có mặt của người vay hoặc
người bảo lãnh tại Ngân hàng.
Nguyễn Thị Vân- Khoa Ngân Hàng
3. Vụ án Barings Bank (1995)
Trước khi giải thể vào năm 1995, Baring Bank là ngân hàng thương mại lâu đời, thành lập
vào năm 1762, và có uy tín nhất London . Đây cũng là ngân hàng cá nhân của Nữ Hoàng và đã từng
tài trợ cho cuộc chiến của Napoleon vào thế kỷ 19.
Căn nguyên của mọi chuyện bắt nguồn từ việc một trong những nhân viên của ngân hàng tại
chi nhánh Singapore, Nick Leeson, 28 tuổi, gây nên khoản lỗ tới 827 triệu bảng, tương đương 1,4 tỷ
đôla, do đầu cơ vào các hợp đồng tương lai.
Lúc đầu, Leeson được cấp trên phê chuẩn việc thực hiện kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage), cụ
thể là tìm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá của các hợp đồng tương lai chỉ số Nikkei 225 (Nikkei
stock index futures contract) được niêm yết trên thị trường chứng khoán Osaka của Nhật và Sở giao
dịch tiền tệ quốc tế Singapore. Tuy nhiên, thay vì thực hiện kinh doanh chênh lệch giá giữa các sàn
giao dịch khác nhau để có những khoản lợi nhuận từ chênh lệch giá nhỏ với rủi ro thấp, Leeson lại
tiến hành thiếp lập các chiến lược mang tính chất đầu cơ dựa trên các phán đoán của mình về tương
lai. Từ các sản phẩm phái sinh –hợp đồng tương lai, ông Leeson đã xây dựng một chiến lược để đặt
cược rằng thị trường chứng khoán Nhật Bản sẽ không giảm điểm hoặc tăng quá mạnh – bất kỳ một
sự sụt giảm hoặc sự gia tăng quá mức trong giá cổ phiếu Nhật Bản sẽ dẫn tới thua lỗ cho ông
Leeson.
Tuy nhiên, vào ngày 17/01/1995, một cơn động đất kinh hoàng đã diễn ra ở Kobe (Nhật
Bản), đẩy thị trường chứng khoán Nhật Bản tụt dốc không phanh và liên tục sụt giảm trong nhiều
ngày sau đó.
Thay vì công khai sai lầm của mình, Leeson che giấu mọi thứ bằng một serie các bản báo
cáo kế toán phức tạp, với hy vọng kéo dài thời gian chờ thị trường hồi phục nhưng mọi việc đi theo
hướng ngược lại. Tuy nhiên, tới tận tháng 3/1995, mọi chuyện mới được đưa ra ánh sáng. Thông tin
được công bố, đã đặt dấu chấm hết cho ngân hàng thương mại lâu đời và uy tín nhất London.

Với việc không thể bù đắp nổi khoản thua lỗ do ông Leeson gây ra, Barings đã phải cầu cứu tới
Bank of England. Tuy nhiên, vào ngày 26/02/1995, Bank of England đã buộc phải thực hiện tiến
trình tái cấu trúc của bộ luật phá sản Mỹ.
Baring Bank bị bán cho ING, Tập đoàn Tài chính có trụ sở tại Hà Lan, với giá 1 bảng.
Câu chuyện sai lầm của Nick Leeson đã được dựng thành phim vào năm 2005
Nguyễn Thị Vân- Khoa Ngân Hàng
4. Vụ án Northern Rock (2007)
Northern Rock là  ngân hàng thương mại trung bình, riêng trong lĩnh vực thế chấp nhà đất
(mortgage) là ngân hàng lớn thứ 5 của Anh và có lịch sử hoạt động hơn 100 năm. Nhưng ngân hàng
này đã trải qua một đợt sóng gió làm rung chuyển hệ thống tài chính ngân hàng của Anh. 
Sự việc bắt đầu từ những thông tin cho rằng Northern Rock cho vay thế chấp tràn lan ở thị trường
Mỹ.
Năm 2006 khi ngân hàng này mở rộng hoạt động sang lĩnh vực cho vay thế chấp bằng bất
động sản với đối tác là Lehman Brothers. Khi thị trường cho vay dưới chuẩn ở Mỹ gặp khó khăn và
khủng hoàng, ngân hàng này bị ảnh hưởng và bị khan hiếm tiền mặt.
Thông tin này nhanh chóng lan rộng trên các phương tiện truyền thông, làm ảnh hưởng tâm
lý người gửi tiền. Hậu quả là hàng ngàn người gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng Northern Rock
đã xếp hàng từ sáng đến tối tại toàn bộ 76 chi nhánh của Ngân hàng này để rút ra bằng được tất cả
tiền gửi của mình. Trong 3 ngày 14,15,17.9.2007 người dân đã đổ xô đi rút ra 3 tỉ bảng Anh.
Ngay lập tức trên thị trường chứng khoán giá cổ phiếu của ngân hàng này đã giảm 31,46%
và kéo theo đồng Bảng Anh bị sụt giảm nghiêm trọng. Trước tình hình khó khăn, Northern Rock đã
phải kêu gọi sự giúp đỡ của Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) bằng cách bơm tiền để ngân hàng
này chi trả cho người gửi tiền.
Vài ngày sau khi yêu cầu Bank of England hỗ trợ thanh khoản, vào thứ sáu, ngày 17/9/2007,
khoảng 4 tỷ đôla đã bị khách hàng rút khỏi ngân hàng.
Sự hỗ trợ của NHTW Anh đã giúp Northern Rock thoát khỏi tình trạng thiếu tiền mặt, nhưng không
giúp giảm số người đến rút tiền. Những phát biểu mang tính trấn an dư luận của NHTW Anh, Bộ tài
chính khẳng định Northern Rock là ngân hàng an toàn, làm ăn có lãi đã không mang lại kết quả như
mong đợi.
Northern Rock mất thanh khoản và được Chính phủ Anh tiếp quản vào ngày 22/3/2008.

Yêu cầu:
- Anh/chị hãy xác định các ngân hàng trong các vụ án trên đã gặp phải rủi ro gì?
- Phân tích nguyên nhân dẫn đến các loại rủi ro này.
- Hậu quả của rủi ro và biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro?

You might also like