You are on page 1of 4

Liên quan pháp luật

Chắc hẳn mọi người không quên tin đồn gây xôn xao dư luận vào thời điểm năm 2003 về việc Tổng Giám
đốc Ngân hàng Á Châu (ACB) bỏ trốn! Hàng ngàn người xếp hàng trước trụ sở của ACB để rút tiền. Tổng
Giám đốc ACB nhiều lần xuất hiện để giải thích nhưng nhiều người vẫn không tin. Đích thân Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước phải đứng ra tuyên bố đảm bảo cho ACB thì “cơn bão” mới qua đi. Có vẻ tin này còn
tác dụng khi mới đây đến lượt bà Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vincom được đưa vào danh sách những
người “bỏ trốn”! Tin bỏ trốn được ưa thích sử dụng vì việc xử lý tin này không chỉ xuất hiện trên truyền
hình, báo chí là xong. Khi đó mới chỉ giải quyết được phần ngọn. Nhà đầu tư sẽ suy luận rằng nếu bỏ trốn
dù thật hay không thì công ty đó đang "có vấn đề", nên dù “người bỏ trốn” vẫn xuất hiện thì niềm tin của
nhà đầu tư vẫn chưa được giải quyết tận gốc. Họ sẽ phản ứng theo kiểu chắc ăn như rút tiền hay bán cổ
phiếu…Để giải quyết tận gốc doanh nghiệp cần phải công bố tình hình tài chính của công ty, kết quả sản
xuất, kinh doanh…
Một loại tin đồn khác có liên quan đến pháp luật là tung tin doanh nghiệp đang trong “tầm ngắm” của các
cơ quan hành pháp. Tin này có thể còn được sử dụng nhiều vì thời gian gần đây các cơ quan hành pháp đã
“ngắm” và “bắn” khá nhiều các doanh nghiệp trong các ngành dầu khí, bưu điện, điện lực… Ngoài ra, với
tin đồn liên quan đến công an thì cơ quan quản lý TTCK và doanh nghiệp cũng khó có thể đưa ra lời giải
thích vẹn toàn.

“Tát nước theo mưa”.


Lợi dụng một số sự kiện đang được nhà đầu tư quan tâm như công bố đối tác chiến lược, thưởng cổ phiếu,
công bố dự án mới... nhiều tin đồn đã biết “nương” theo để hưởng lợi. Trường hợp giá cổ phiếu của Công
ty chứng khoán T đã tăng một cách nhanh chóng sau khi xuất hiện tin công ty này có đối tác chiến lược là
một tập đoàn nổi tiếng của nước ngoài ! Sự việc vỡ lở khi giới báo chí vào cuộc và xác định đây chỉ là…tin
vịt !

Tung tin đồn ngược với tin thật cũng xuất hiện thời gian gần đây. Như việc 4 ngân hàng thương mại cổ
phần Việt Hoa, Vũng Tàu, Châu Á- Thái Bình Dương, Nam Đô bị Ngân hàng Nhà nước đưa vào danh sách
“kiểm soát đặc biệt” thì có tin đồn các ngân hàng này đã được bãi bỏ lệnh kiểm soát ! Hoặc trường hợp sau
khi công bố đối tác chiến lược, mua cổ phần của nhau giữa Kinh Đô và Eximbank thì xuất hiện tin đồn
Kinh Đô bán cổ phiếu Eximbank. Đối với nhà đầu tư có kinh nghiệm, những tin kiểu này thường không có
tác dụng vì sẽ không thể có việc Ngân hàng Nhà nước gỡ bỏ lệnh kiểm soát một cách nhanh đến như vậy,
cũng như đối tác chiến lược phải có sự chọn lựa kỹ và có nhiều ràng buộc chặt chẽ.

“Bán khống”
Đây không phải là thuật ngữ bán khống (short selling) của TTCK mà là tin đồn rao bán cái chưa có. Khi thị
trường đang khan hiếm "hàng" liền xuất hiện nhiều tin rao bán cổ phiếu của những doanh nghiệp chưa phát
hành cổ phiếu như Công ty chứng khoán Kiên Long, Tổng Công ty thương mại Hà Nội (Hapro), thậm chí
rao bán cả cổ phiếu Ngân hàng dầu khí khi giấy phép thành lập ngân hàng này vẫn đang nằm trên bàn của
Ngân hàng Nhà nước…Những tin này có tác dụng vì biết tung ra đúng thời điểm nhà đầu tư đang "khát
hàng". Mặt khác, cũng có thể đây là thủ thuật kích giá cổ phiếu nhằm tạo ra “cơn sốt” săn lùng trên thị
trường, đến lúc các cổ phiếu này xuất hiện thật thì giá đã được đẩy lên ở mức cao. Tin này sẽ ít tác dụng
trong thời gian sắp tới vì thị trường đã có nhiều "hàng tốt" cho nhà đầu tư lựa chọn.

VietNamNet) - Bà Song Anh, nhân viên đối ngoại của Ngân hàng TMCP Á châu
(ACB)cho PV VietNamNet biết, ACB trao giải thưởng 200 triệu đồng cho ai cung cấp nguồn tin cho
cơ quan chức năng tìm ra đối tượng tung tin thất thiệt. Sáng nay, Chi nhánh ACB tại Hà Nội (đường
Bà Triệu) không có động thái gì bất thường, số người đến rút tiền không đông hơn mọi ngày. Những
biến động của ACB TP.HCM dường như không tác động đến chi nhánh Hà Nội.

Tuy nhiên đến nay, số người đến rút tiền tại Hội sở chính của ACB chưa giảm. Bà Song Anh - nhân viên
đối ngoại của Ngân hàng TMCP Á châu (ACB) vừa cho PV VietNamNet biết, từ đầu giờ sáng nay số
lượng người đến yêu cầu rút tiền tại chi nhánh trên địa bàn TP.HCM của Ngân hàng ACB vẫn chưa ''thuyên
giảm''. ACB hứa sẽ giải quyết hết nhu cầu của khách để chứng minh luôn tình hình tài chính lành mạnh của
mình.
Bà Song Anh cho biết, trong ngày hôm qua đã có tới hơn 4.000 người đến Ngân hàng ACB đòi rút
tiền. Một số sở giao dịch của ngân hàng này chật cứng khách hàng, vì số lượng khách hàng quá lớn nên dù
làm việc đến hơn 21h đêm nhưng tất cả các sở giao dịch của Ngân hàng này mới giải quyết được yêu cầu
của trên dưới 2.000 người. Do lượng người đến quá đông, ACB đã phải cho bốc số thứ tự để rút tiền. Theo
ghi nhận của PV VietNamNet, tại Hội sở chính, người chờ tụ tập trước ngân hàng tràn xuống đường đã
phần nào khiến giao thông bị ách tắc.

Tuy nhiên, cũng có không ít khách hàng sau khi chầu chực cả ngày hôm qua không rút được tiền. Họ vẫn
giữ giấy hẹn nhưng sáng nay đã bỏ cuộc sau khi biết tin đồn Tổng giám đốc ACB bỏ trốn là thất thiệt

Trong trường hợp thiếu tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng cam kết ''Đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu
về VND, ngoại tệ và vàng để ACB bảo đảm an toàn tiền gửi bằng VND, ngoại tệ hay vàng và mọi lợi ích
khác của khách hàng gửi tiền và giao dịch với Á Châu; Chi trả đầy đủ, đúng hẹn mọi nhu cầu rút tiền bằng
VND, ngoại tệ hay vàng khi người gửi tiền yêu cầu''. Tuy nhiên, hiện ACB chưa cần đến sự hỗ trợ của
Ngân hàng Nhà nước.

''Lãnh đạo TP. HCM sẽ hỗ trợ tích cực các biện pháp để giúp ACB!''

8h sáng nay, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đã tới Sở giao dịch
của ACB tại 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q3, TP.HCM để trấn an dân chúng và họp báo. Đồng thời, ông
Nhân cũng bàn biện pháp đối phó cùng ACB và hứa ''Lãnh đạo TP. HCM sẽ hỗ trợ tích cực các biện pháp
để giúp ACB''.

Cả nghìn tờ thông báo của ngân hàng Nhà nước và các bản photo có hình lãnh đạo ACB đã được photo
phát đến mọi người có mặt tại các sở giao dịch của ACB.

Theo nhận định của NH Nhà nước, tình hình sẽ được cải thiện bởi dân chúng đã và đang nhận được thông
tin chính thức từ các cơ quan chức năng.

ACB treo giải 200 triệu đồng cho người tìm ra đối tượng tung tin

Bà Song Anh cũng cho PV VietNamNet biết, ACB trao giải thưởng 200 triệu đồng nếu ai cung cấp nguồn
tin cho cơ quan chức năng tìm ra đối tượng tung tin thất thiệt.

Theo Ngân hàng Nhà nước, ACB hiện vẫn được coi là ngân hàng Thương mại cổ phần đứng đầu hiện nay
với tổng tài sản 11 nghìn tỷ. Lợi nhuận liên tục tăng trong 10 năm qua: Năm 2001 đạt 90 tỷ, năm 2002 là
123 tỷ và kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm nay lãi 148 tỷ. Công ty Tài chính IFC (thuộc Ngân hàng Thế
giới - WB) vừa mới mua cổ phần ở ACB . Ngân hàng Nhà nước cũng đã xếp hạng ACB, Đông Á,
Sacombank... là những ngân hàng hoạt động lành mạnh, có hiệu quả cao, ổn định không chỉ về mặt tài
chính mà cả về mặt nhân sự.

Tin đồn về tổng giám đốc ACB bỏ trốn đã gây nên một tâm lý hoang mang, hốt hoảng ở khách hàng
có quan hệ giao dịch với ACB. Từ cuối tuần trước, kéo dài cho đến những ngày đầu tuần này, rất
đông khách hàng đã tập trung tại hội sở chính và chi nhánh Sài Gòn của ACB đồng loạt đòi rút tiền.
Chiều và tối 14.10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Ðức Thuý, các phó chủ tịch UBND TP.HCM đã
trực tiếp đến ACB, lên tiếng bác bỏ tin đồn thất thiệt này, tình hình có bớt căng thẳng hơn.

Tuy nhiên, cho đến sáng 15.10, dòng người vẫn rồng rắn xếp hàng tại hội sở ACB tiếp tục tạo ra áp lực
căng thẳng về việc rút tiền. Trên tay mọi người đều có cầm các tờ báo phát hành sáng sớm và đều đã rõ đây
chỉ là tin đồn thất thiệt, thế nhưng, vẫn giữ ý định rút tiền. Một số người phát biểu rằng, tuy đã biết được là
tin đồn nhưng do ai cũng rút tiền nên họ vẫn cảm thấy không yên tâm dù đã được thông tin liên tục. Tại các
địa điểm này, màn hình lớn liên tục phát đi cuộc nói chuyện của các lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và
thông báo của UBND TP.HCM bác bỏ tin đồn này đồng thời khẳng định năng lực của ACB.

Một vụ phá hoại

Ðược biết, tin đồn được nghe sớm nhất là cách đây 8 ngày, xuất phát từ một người ở một ngân hàng liên
doanh với nước ngoài báo tin cho một cán bộ quản lý của ACB. Cho đến những ngày cuối tuần qua thì tin
đồn ảnh hưởng thực sự, một số người đã đến hội sở ACB rút tiền, tất toán sổ tiết kiệm trước hạn. Trong số
này, phần đông là có số tiền gửi không lớn, nhưng cũng có vài trường hợp rút tiền đến cả tỉ đồng. Uỷ ban
nhân dân TP.HCM trong thông báo ra ngày 14.10 cũng xác định đây là một tin đồn thất thiệt có tính chất
phá hoại. Thống đốc Lê Ðức Thuý cũng nhìn nhận sự việc theo hướng này. Theo ông Nguyễn Thiện Nhân,
đến chiều 15.10 tin đồn nói trên đã ngừng lan toả và cơ quan công an đang tích cực truy tìm thủ phạm.

ACB không mất khả năng chi trả

Theo báo cáo tài chính của ACB, tổng tài sản có của ngân hàng này hiện đến 11.000 tỉ đồng, lợi nhuận liên
tục tăng trong 10 năm qua, và 9 tháng đầu năm nay lãi trước thuế ước tính 148 tỉ đồng. Giải toả mối nghi
ngờ liệu việc rút tiền ồ ạt có dẫn đến làm phá sản ACB hay không, ông Thiệt nhấn mạnh, ACB đảm bảo
thừa khả năng để giải quyết việc rút tiền của khách hàng. Ðiều này cũng được Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Lê Ðức Thuý khẳng định khi trả lời trên mạng vnexpress.net, rằng sẽ đáp ứng mọi nhu cầu dù cho tất
cả khách hàng rút tiền và ACB vẫn không bị phá sản.

Ông Phạm Văn Thiệt cũng cho biết đang chuẩn bị cho Hội nghị khách hàng được tổ chức vào thứ sáu này
(17.10) để báo cáo tình hình hoạt động ACB 9 tháng đầu năm. Tính đến cuối tháng 9, huy động vốn của
ACB đạt 10.683 tỉ đồng, dư nợ cho vay 5.364 tỉ đồng, nợ quá hạn 0,71%, lợi nhuận trước thuế đạt 148 tỉ
đồng.

Ðối với các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế, về sự cố liên quan tin đồn thất thiệt này, cho biết vẫn
hoàn toàn tin tưởng vào năng lực của ACB.

Công ty tài chính quốc tế IFC đã đầu tư đến 5,5 triệu đô la Mỹ để mua cổ phần của ACB. Tương tự, các tổ
chức tài chính như Bảo Việt, Dragon Capital cũng là những cổ đông lớn của ngân hàng này. Ông Ðặng
Ngọc Thanh, giám đốc Bảo Việt nhân thọ Miền Nam, nhận định rằng ACB mạnh về tài chính, có công
nghệ ngân hàng tốt, có uy tín đủ để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào ngân hàng này.

Về phía Ngân hàng Nhà nước, sau khi hỗ trợ cho ACB vay 500 tỉ đồng vào tối 14.10, sáng 15.10 Ngân
hàng Nhà nước đã tiếp tục hỗ trợ Á Châu 1.400 tỉ đồng, nhưng ngân hàng chỉ mới nhận khoảng 800 tỉ đồng
do số lượng khách hàng đến rút tiền giảm hẳn. Lượng tiền ACB chi trả cho khách hàng, tính đến 15 giờ
ngày 15.10, theo ghi nhận của chúng tôi khoảng 520 tỉ đồng. Như vậy, tổng cộng ACB đã chi trả cho người
gửi tiền trong hai ngày 14 -15.10 khoảng 1.200 tỉ đồng, kể cả bằng ngoại tệ và vàng.
Ðáng chú ý là không có khách hàng doanh nghiệp nào rút tiền khỏi ACB, thậm chí họ còn gửi tiền vào
ngân hàng như thường lệ. Công ty TNHH Khải Hoàn vào lúc 10g sáng đã gửi vào ACB 1,150 triệu USD
tiền mặt và 680 triệu đồng. Tổng giám đốc Pepsi Phạm Phú Ngọc Trai có mặt tại ACB đến tận 12 giờ đêm
14.10 cho biết công ty ông chi trả lương cho cán bộ công nhân viên qua hệ thống thẻ của ACB và ông hoàn
toàn yên tâm về hoạt động cũng như sự lành mạnh của ngân hàng.

Các ngân hàng khác cũng tích cực hỗ trợ ACB. Ngay trong ngày 14.10 ngân hàng Vietcombank TP.HCM
đã cho ACB vay 7 triệu USD, ngân hàng Sài Gòn Thương tín cho vay 2 triệu USD. Các ngân hàng Ðông
Á, Eximbank, chi nhánh Ngân hàng Ðầu tư và phát triển TP.HCM đều ủng hộ ACB hết mình cả về vật chất
và tinh thần.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:


Cam kết chi trả đầy đủ mọi nhu cầu rút tiền mặt

Tiếp theo phát biểu tại hội sở ACB vào hôm trước, ngày 15.10, Thống đốc Lê Ðức Thuý đã ra văn bản nói
rõ cam kết nói trên của mình.

Văn bản của Thống đốc ghi: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cam kết đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu về
VNÐ, ngoại tệ và vàng để ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu thực hiện tốt các điều kiện sau đây:

1. Bảo đảm an toàn tiền gửi bằng VNÐ, ngoại tệ hay bằng vàng và mọi lợi ích khác của khách hàng gửi tiền
và giao dịch với ngân hàng như ngân hàng Á Châu đã cam kết.

2. Chi trả đầy đủ, đúng hẹn mọi nhu cầu rút tiền bằng VNÐ, ngoại tệ hay bằng vàng của người gửi tiền khi
người gửi tiền yêu cầu.

Văn bản nói trên được ông Thống đốc ký ngay tại TP.HCM nên đã phải có chữ ký xác nhận của giám đốc
chi nhánh Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM bên dưới để kịp ban hành.

Chuyên gia ngân hàng Trần Bá Tước:


Vấn đề bây giờ là giữ trật tự

“Tin đồn có tác động truyền miệng với nhau rất nguy hiểm, có khi tác động mạnh hơn cả tin chính thức.
Ðây có khả năng là âm mưu phá hoại kinh tế, cũng có thể do cạnh tranh. Nếu lôi thôi sẽ kéo ảnh hưởng cả
hệ thống ngân hàng. Vì ACB được cho là ngân hàng tốt nhất còn bị tin đồn như vậy thì các ngân hàng khác
cần rút kinh nghiệm. Bất kỳ ngân hàng nào cũng không đủ khả năng chi trả khi khách hàng ùn ùn kéo đến
rút tiền, cần có sự can thiệp.

Ứng phó của các quan chức để trấn an người dân như vậy là đúng. Thống đốc ngân hàng đã xuất hiện bên
cạnh UBND TP.HCM thể hiện kiên quyết. Ông Phạm Văn Thiệt bị đồn là trốn cũng đã xuất hiện trước
công chúng. Vấn đề bây giờ là giữ trật tự. Cố gắng nhanh chóng tìm ra thủ phạm tin đồn"

You might also like