You are on page 1of 14

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

-------*-------*-------

-------*-------*-------

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


MÔN: LUẬT KINH DOANH

ĐỀ TÀI: CÁC CHỦ NỢ CẦN LÀM GÌ ĐỂ ĐƯỢC THANH TOÁN NỢ TỪ


DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ?

Giảng viên: Trần Đoàn Hạnh


Nhóm: 03
Thành viên:
Phạm Gia Hiển B21DCTC005
Vũ Quỳnh Anh B21DCTC003
Cao Việt Phương B21DCTC081
Phùng Tiến Cường B21DCTC026
Nguyễn Đình Hải Minh B21DCTC010
Nguyễn Tuấn Hưng B21DCTC050
Nguyễn Văn Thành B21DCTC092

Hà Nội, 2023

1
Mục lục:
SƠ ĐỒ CÁC BƯỚC CHỦ NỢ THỰC HIỆN...................................................................................................... 4
I. Chủ nợ yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã mở thủ tục phá sản................................................................5
II. Chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản................................................................................................ 6
III. Tòa xem xét, thụ lí yêu cầu.................................................................................................................................. 7
IV. Tòa thụ lí đơn............................................................................................................................................................ 8
V. Mở thủ tục phá sản................................................................................................................................................... 8
VI. Thành lập danh sách chủ nợ............................................................................................................................... 9
VII. Tham gia hội nghị chủ nợ................................................................................................................................ 10
VIII. Ra quyết định tuyên bố phá sản.................................................................................................................. 12
IX. Thi hành tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản...........................................................................12
X. Đòi được nợ............................................................................................................................................................... 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................................... 14

2
3
SƠ ĐỒ CÁC BƯỚC CHỦ NỢ THỰC HIỆN

4
I. Chủ nợ yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã mở thủ tục phá sản
Đầu tiên về điều kiện để mở thủ tục phá sản là doanh nghiệp phải mất khả năng thanh
toán điều này được ghi rõ trong khoản 1 điều 4 của luật phá sản 2014:
“Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã
không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến
hạn thanh toán”.
Theo quy định trên, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp bao gồm
các dấu hiệu sau:
– Thứ nhất, khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thanh toán được là khoản nợ
không có đảm bảo và khoản nợ có đảm bảo một phần. Như vậy, nếu khoản nợ đến hạn
mà doanh nghiệp không thanh toán được là khoản nợ có đảm bảo thì đây không được
coi là dấu hiệu của việc doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
– Thứ hai, mất khả năng thanh toán không có nghĩa là doanh nghiệp không còn tài
sản để trả nợ mà mặc dù doanh nghiệp còn tài sản để trả nợ nhưng đã không thực hiện
nghĩa vụ trả nợ đúng hạn cho chủ nợ không có đảm bảo và chủ nợ có đảm bảo một
phần.
– Thứ ba, pháp luật hiện hành không quy định một mức khoản nợ cụ thể nào để xác
định là doanh nghiệp không có khả năng thanh toán. Do đó, không thể căn cứ vào
khoản nợ ít hay nhiều để xác định doanh nghiệp mất khả năng thanh toán mà căn cứ
vào thời điểm trả nợ đã được các bên thỏa thuận trước đó. Cụ thể là trong thời hạn 03
tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
– Thứ tư, khoản nợ được coi là mất khả năng thanh toán là khoản nợ mà chủ doanh
nghiệp tạo ra từ hoạt động kinh doanh hợp pháp của mình.

Chủ nợ có quyền được mở thủ tục phá sản theo điều 5 của luật phá sản 2014:
 – Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh
nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Theo đó, chủ nợ là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác
xã thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ, bao gồm chủ nợ không có bảo đảm, chủ
nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ có bảo đảm:
+ Chủ nợ không có bảo đảm là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh
nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ không được bảo đảm
bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.
+ Chủ nợ có bảo đảm là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp,
hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản
của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.
+ Chủ nợ có bảo đảm một phần là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh
nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng

5
tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản bảo đảm
thấp hơn khoản nợ đó.
Ngoài ra khi doanh nghiệp có các dấu hiệu theo khoản 1 điều 4 thì các chủ thể sau có
nghĩa vụ phải mở thủ tục phá sản:
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
– Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ
tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ
sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty
hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả
năng thanh toán.

Như vậy, doanh nghiệp bị coi là mất khả năng thanh toán khi doanh nghiệp đó không
thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ đến hạn (khoản nợ không có bảo đảm và
khoản nợ có bảo đảm một phần) trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh
toán. Chỉ khi doanh nghiệp có đầy đủ các dấu hiệu trên thì Tòa án mới ra quyết định
mở thủ tục phá sản theo yêu cầu của các chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản.

II. Chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
-Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ, chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa
án Kinh tế từ cấp huyện trở lên. Đơn bao gồm những thông tin sau:
+ Ngày, tháng, năm;
+ Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;
+ Tên, địa chỉ của người làm đơn;
+ Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;
+ Tổng số tiền lương và các khoản nợ khác đã đến hạn mà doanh nghiệp, hợp
tác xã không trả cho người lao động.
Kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh các khoản nợ khác đến hạn.

- Trường hợp có đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý
tài sản thì đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ghi rõ tên, địa chỉ của Quản tài viên,
doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
- Người có yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp đơn và tài liệu, chứng cứ kèm
theo đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền bằng một trong các phương thức sau:
+ Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân;
+ Gửi đến Tòa án nhân dân qua bưu điện.

6
- Ngày nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được tính từ ngày Tòa án nhân dân
nhận đơn hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.

III. Tòa xem xét, thụ lí yêu cầu


1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải
xem xét đơn yêu cầu và xử lý như sau:
a) Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Thẩm phán thông báo
cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc nộp lệ phí phá sản, tạm
ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi
phí phá sản;
b) Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ các nội dung quy định
tại Điều 26 của Luật Phá sản thì Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn sửa
đổi, bổ sung đơn;
c) Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền
nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân khác;
d) Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

2. Thông báo việc xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải bằng văn bản và
gửi cho người nộp đơn và doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
biết.

3. Nếu trong trường hợp chuyển đơn theo ý c mục 1 Điều 32, trong thời hạn 03
ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định chuyển đơn thì người nộp đơn
hoặc Tòa án nhân dân được chuyển đơn có quyền đề nghị Chánh án Tòa án
nhân dân cấp trên trực tiếp xem xét lại việc chuyển đơn. Trong thời hạn 03 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, Chánh án Tòa án nhân dân cấp trên
trực tiếp giải quyết đề nghị xem xét lại việc chuyển đơn. Quyết định của Chánh
án Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng.
 Các trường hợp tòa trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
+ Người nộp đơn không đúng theo quy định tại Điều 5 của Luật Phá sản;
+ Người nộp đơn không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản theo quy định tại Điều 34 của Luật Phá sản;
+ Tòa án nhân dân khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác
xã mất khả năng thanh toán;
+ Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút đơn yêu cầu theo quy định
tại khoản 2 Điều 37 của Luật Phá sản;

7
+ Theo Điều 19, người nộp đơn nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản,
trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.

4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản hợp lệ, Tòa án nhân dân dự tính số tiền tạm ứng chi phí phá sản và
thông báo cho người yêu cầu mở thủ tục phá sản để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng
chi phí phá sản. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc
nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản phải thực hiện việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản như sau:
- Nộp lệ phí phá sản cho cơ quan thi hành án dân sự;
- Nộp tạm ứng chi phí phá sản vào tài khoản do Tòa án nhân dân mở tại ngân
hàng.

IV. Tòa thụ lí đơn


- Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai
nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản. Trường hợp không
phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì thời điểm thụ lý được tính
từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn, Tòa án nhân dân phải
thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

V. Mở thủ tục phá sản


Theo khoản 1 Điều 42 Luật Phá sản 2014, trừ các trường hợp quy định tại Điều
105 theo thủ tục rút gọn, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ
tục phá sản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản. Cụ thể như sau:
 Quyết định mở thủ tục phá sản:
- Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã
mất khả năng thanh toán.
- Trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm
phán có thể triệu tập phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh
nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức có liên
quan để xem xét, kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã
mất khả năng thanh toán.

8
(Khoản 2, 3 Điều 42 Luật Phá sản 2014)
 Không mở thủ tục phá sản:
- Tòa án nhân dân ra quyết định không mở thủ tục phá sản nếu xét thấy
doanh nghiệp, hợp tác xã không có mất khả năng thanh toán
Trong trường hợp này, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được trả
lại tiền tạm ứng chi phí phá sản; yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả
năng thanh toán thực hiện nghĩa vụ về tài sản đã bị tạm đình chỉ theo quy
định tại Điều 41 Luật Phá sản 2014 được tiếp tục giải quyết.
(Khoản 5 Điều 42 Luật Phá sản 2014)

VI. Thành lập danh sách chủ nợ


Theo Điều 67 thuộc Luật Kinh Doanh 2014, lập danh sách chủ nợ quy định:
1. “Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn gửi giấy đòi nợ, Quản tài viên,
doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải lập danh sách chủ nợ, thu thập tài
liệu liên quan đến khoản nợ và niêm yết công khai danh sách chủ nợ.”
- Tại đây, chủ nợ phải cung cấp đòi nợ giữa hai bên.
- Chủ nợ cung cấp tên, địa chỉ, quốc tịch, căn cước của chủ nợ hoặc đại diện chủ
nợ, số nợ của chủ nợ, trong đó phân rõ khoản nợ có bảo đảm, nợ không có bảo
đảm, nợ đến hạn, nợ chưa đến hạn.
2. “Danh sách chủ nợ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án nhân dân
tiến hành thủ tục phá sản, trụ sở chính của doanh nghiệp, hợp tác xã và đăng
trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp, Cổng thông tin điện tử của Tòa án
nhân dân và phải gửi cho chủ nợ đã gửi giấy đòi nợ trong 10 ngày làm việc kể
từ ngày niêm yết.”
- Tại đây, chủ nợ phải kiểm tra xem các yếu tố của chủ nợ thuộc danh sách có
chính xác không.
- Chủ nợ phải để ý thời gian nhận giấy đòi nợ trong vòng 10 ngày kể từ ngày
niêm yết.
3. “Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn niêm yết, chủ
nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có quyền đề nghị
Thẩm phán xem xét lại danh sách chủ nợ. Trường hợp bất khả kháng hoặc có
trở ngại khách quan thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách
quan không tính vào thời hạn quy định tại khoản này.”
- Nếu danh sách chủ nợ có sai sót, chủ nợ có quyền đề nghị Thẩm phán xem xét
lại danh sách chủ nợ khi có căn cứ sai sót.

9
4. “Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị xem xét
lại, Thẩm phán phải xem xét, giải quyết đề nghị, nếu thấy đề nghị có căn cứ thì
sửa đổi, bổ sung vào danh sách chủ nợ”
- Tại đây, chủ nợ phải xem xét những thay đổi và đối chiếu với giấy đòi nợ.

Như vậy, danh sách chủ nợ được lập bởi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý,
thanh lý tài sản. Thời hạn lập danh sách chủ nợ là 15 ngày kể từ ngày hết hạn
gửi giấy đòi nợ.

VII. Tham gia hội nghị chủ nợ


Khi có tên trong danh sách chủ nợ, các chủ nợ có quyền tham gia hội nghị chủ
nợ để xem xét, thông qua phương hướng hòa giải, tổ chức lại hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc thảo luận và kiến nghị với Thẩm phán
về việc phân chia giá trị tài sản còn lại nếu không có phương án hòa giải hoặc
phương án hòa giải không được thông qua.

1, Theo Điều 77 Luật Phá sản năm 2014 quy định như sau:
Điều 77. Quyền tham gia Hội nghị chủ nợ
Những người có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ bao gồm:
“Chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ. Chủ nợ có thể ủy quyền bằng văn bản
cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được ủy quyền có quyền,
nghĩa vụ như chủ nợ”
- Có thể thấy theo quy định của Luật Phá sản 2014, thành phần chủ yếu của Hội
nghị chủ nợ là các chủ nợ, điều đó chứng tỏ chủ nợ có vai trò rất lớn trong hoạt
động của Hội nghị chủ nợ và pháp luật phá sản rất quan tâm đến quyền lợi của
chủ nợ trong hội nghị này. Quy định này xuất phát từ mục đích cơ bản của Luật
Phá sản năm 2014 là việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ nợ (là những
người chịu ảnh hưởng nặng nề khi doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản). Vì vậy họ
phải được tham gia Hội nghị chủ nợ để nói lên tiếng nói của chính mình cũng
như phát huy rõ nét hơn vai trò của mình trong thủ tục phá sản.

2, Theo Điều 79 Luật Phá sản năm 2014 quy định như sau:
Điều 79: Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ:
  “Có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo
đảm.”
- Tại đây chủ nợ phải thực hiện quyền tham gia hội nghị chủ nợ, đối với những
chủ nợ không thể tham gia hội nghị chủ nợ, phải có ý kiến bằng văn bản gửi cho

10
Thẩm phán trước ngày tổ chức Hội nghị chủ nợ. Trong đó ghi rõ ý kiến về
những nội dung sau đây được quy định tại khoản 1 Điều 83 của Luật phá sản
năm 2014 thì được coi như chủ nợ tham gia Hội nghị chủ nợ:
 Đề nghị đình chỉ giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu thuộc
trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 86 của Luật này;
 Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh đối với
doanh nghiệp, hợp tác xã;
 Đề nghị tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

3, Trong trường hợp không có những thành phần trên thì sẽ phải tiến hành tạm
hoãn hội nghị chủ nợ theo quy định tại Điều 80 của Luật phá sản năm 2014 như
sau:
Hội nghị chủ nợ được hoãn nếu không đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều
79 của Luật này; trường hợp hoãn Hội nghị chủ nợ thì Thẩm phán lập biên bản
và ghi ý kiến của người tham gia Hội nghị chủ nợ. Thẩm phán phải thông báo
ngay trong ngày hoãn Hội nghị chủ nợ cho người tham gia thủ tục phá sản về
việc hoãn Hội nghị chủ nợ.
- Tại đây chủ nợ có tham gia hội nghị chủ nợ phải lập biên bản và ghi lại ý kiến
của chủ nợ:
 Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoãn Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán
phải triệu tập lại Hội nghị chủ nợ.
 Trường hợp triệu tập lại Hội nghị chủ nợ theo quy định tại khoản 2 Điều
này mà vẫn không đáp ứng quy định tại Điều 79 của Luật này thì Thẩm
phán lập biên bản và quyết định tuyên bố phá sản.

4, Tại hội nghị chủ nợ, chủ nợ phải thực hiện những công việc sau theo đúng
trình tự:
- Chủ nợ hoặc người đại diện hợp pháp của chủ nợ trình bày về những vấn đề cụ
thể yêu cầu giải quyết, lý do, mục đích và căn cứ của việc yêu cầu giải quyết
phá sản
- Trường hợp có người vắng mặt thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh
lý tài sản cho công bố ý kiến bằng văn bản, tài liệu, chứng cứ do người đó cung
cấp
- Hội nghị chủ nợ thảo luận về các nội dung do Quản tài viên, doanh nghiệp
quản lý, thanh lý tài sản đã thông báo và ý kiến của những người tham gia Hội
nghị chủ nợ;

11
- Người tham gia Hội nghị chủ nợ có quyền đề nghị Thẩm phán ra quyết định
thay người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh
toán;
- Các chủ nợ có quyền thành lập Ban đại diện chủ nợ;
- Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ được thông qua khi có quá nửa tổng số chủ nợ
không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm
trở lên biểu quyết tán thành. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ có hiệu lực ràng
buộc đối với tất cả các chủ nợ;

VIII. Ra quyết định tuyên bố phá sản


Tuyên bố phá sản sẽ xảy ra với các trường hợp:
 Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh: Không thực hiện được
phương án và hết thời hạn thực hiện nhưng vẫn mất khả năng thanh toán;
 Thông qua nội dung tại Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ là tuyên bố phá
sản;
 Hội nghị chủ nợ tổ chức lần 2 không đáp ứng đủ điều kiện; 
 Thủ tục rút gọn; 
Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản có hiệu lực thi hành kể từ
ngày ra quyết định

IX. Thi hành tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
Tại khoản 1 Điều 120 Luật Phá sản 2014 có quy định , trong thời hạn 5 ngày
làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, khi nhận được phân công
thì Chấp hành viên sẽ thực hiện nhiệm vụ sau:
 Mở tài khoản ngân hàng đứng tên cơ quan thi hành án dân sự có thẩm
quyền để gửi các khoản tiền thu hồi được từ doanh nghiệp phá sản
 Giám sát viên, doanh nghiệp thanh lý, quản lý tài sản thực hiện thanh lý
tài sản
 Thực hiện cưỡng chế thu hồi tài sản, giao tài sản cho người mua được tài
sản trong vụ việc phá sản
 Sau đó Chấp hành viên sẽ phân chia tài sản theo quyết định tuyên bố phá
sản.
Thanh lý theo các phương thức như Định giá tài sản, Định giá lại tài sản, Bán
lại tài sản. 

12
Thời hạn để Quản tài viên, DN quản lý, thanh lý TS thực hiện thanh lý tài sản là
sau 2 năm nếu không thực hiện được thì việc thanh lý sẽ do Cơ quan thi hành án
dân sự thực hiện thanh lý.

Tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp sẽ được phân chia theo thứ
tự quy định tại điều 54, Luật phá sản 2014:
a) Chi phí phá sản;
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với
người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động
tập thể đã ký kết;
c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả
cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán
do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ”.

X. Đòi được nợ
Doanh nghiệp mà phá sản thì bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ
tài sản khác của doanh nghiệp không phải là điều kiện bắt buộc. Nếu đã thanh
toán xong các khoản về chi phí phá sản; khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp
đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết; khoản nợ phát sinh sau
khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, hợp tác xã; nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước mà vẫn còn tài
sản để chia thì sẽ tiếp tục trả cho các khoản nợ cho chủ nợ trong danh sách chủ
nợ cho tới hết. Nếu số tiền còn lại mà không đủ để trả lại hết các khoản nợ thì
các chủ nợ sẽ nhận được nợ tùy theo tỷ lệ khoản cho nợ của mình. Còn nếu khi
thanh toán xong các khoản trên mà không còn tài sản để thanh toán nợ không
bảo đảm hoặc nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm
không đủ thanh toán nợ thì sẽ không được thanh toán nữa.

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật phá sản 2014

14

You might also like