You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC UEH – TRƯỜNG KINH DOANH UEH


KHOA KẾ TOÁN
🕮

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ


MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Giảng viên : Phạm Thành Tâm

Sinh viên thực hiện : Trần Diễm Quỳnh- 31221023596


Lớp học phần : 22C1HIS51002654

TP. HCM, ngày 25 tháng 12 năm 2022

1
Câu 1: Trình bày những bài học lớn về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
từ khi ra đời (2/1930) cho đến nay

Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, với đường lối lãnh đạo
đúng đắn đã dẫn dắt cách mạng Việt Nam đạt được vô vàn thành tựu thực tiễn thành
công trong hơn 9 thập kỷ qua, nhân dân ta đã và đang vận dụng và phát huy các bài
học kinh nghiệm lớn về sự lãnh đạo của Đảng.

• Một là, bài học về nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Độc lập dân tộc và CNXH là lý tưởng, mục tiêu, là nguồn gốc sức mạnh của cách
mạng, của đảng và của dân tộc VN

Chúng ta đã được biết cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX những phong trào yêu nước ở
Việt Nam ở cả hệ tư tưởng phong kiến hay tư sản, tiểu tư sản đều có mục đích chung
là giành độc lập cho dân tộc, nhưng lại sai lầm trong việc định hướng phương pháp
đấu tranh và con đường phát triển, chỉ thiên về chủ nghĩa yêu nước theo lập trường của
giai cấp vô sản, gắn giải phóng dân tộc với giải phóng xã hội trên cả hai phương diện
khoa học và thực tiễn, được phong trào công nhân và các tầng lớp nhân dân chấp nhận.
Nhận thấy thực tiễn lịch sử khách quan đã lựa chọn con đường cách mạng cho phong
trào yêu nước của Việt Nam của giai cấp vô sản, đó là con đường giải phóng dân tộc,
cứu nước theo chủ nghĩa xã hội. Quỷ đạo của sự phát triển cách mạng vô sản đã dẫn
đến thành công của sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam, là nền tảng vững chắc cho
sự phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Trong giai đoạn cách mạng 1930 - 1945, nhiệm vụ hàng đầu là độc lập dân tộc, còn
nội dung chủ yếu là đấu tranh giành độc lập dân tộc. Từ năm 1945 đến năm 1954, vừa
trong thời kỳ kháng chiến vừa trong thời kỳ xây dựng đất nước, Đảng ta đã quyết định
bảo vệ độc lập dân tộc là đường lối chiến lược cách mạng lấy tư tưởng “Tổ quốc trên
hết”, “dân tộc trên hết” làm đầu. Từ năm 1954 đến năm 1975, ĐLDT gắn liền với
CNXH thể hiện ở đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng là cách
mạng dân tộc dân chủ ở miền nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc. Năm
1975, trải qua hàng chục năm gian khổ đấu tranh, nhân dân Việt Nam đã thành công
thống nhất đất nước, giành lại hoàn toàn độc lập dân tộc. Điều này đã đánh dấu sự mở
đầu một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước Việt ta. Ở
giai đoạn này, năng lực và lợi thế của hai miền đã được nâng cao, sự nghiệp cách
mạng xã hội chủ nghĩa được đưa lên hàng đầu. Tuy nhiên, cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ
có nguy cơ xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Chính vì vậy,
Đảng ta luôn khẳng định phải kết hợp song song giữa tự chủ dân tộc và chủ nghĩa xã
hội. Trong đó, điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội là độc lập dân tộc và thống nhất
đất nước, củng cố độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội để tăng cường
sức mạnh chủ nghĩa xã hội.

bài học lớn đầu tiên được ghi trong Cương lĩnh là nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội. Bài học này đã chỉ rõ: Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để
thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở vững chắc cho độc lập dân tộc.
Không nắm vững lá cờ này sẽ là một sai lầm chính trị chết người.
2
•Hai là, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong đấu tranh
giành độc lập, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Đại đoàn kết là nguồn sức mạnh giúp dân tộc Việt Nam vượt qua những thử thách, khó
khắn để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Đại đoàn kết dân tộc lấy điểm tương đồng làm
mục tiêu chung, đồng thời từng giai cấp, tầng lớp, bộ phận, cá nhân phải bảo đảm lợi
ích riêng không trái với lợi ích chung của dân tộc, đất nước. Đảng coi trọng tổ chức đa
dạng hoá các hình thức tổ chức của Mặt trận thống nhất toàn dân tộc để các ngành, các
lực lượng của dân tộc và xã hội đoàn kết rộng rãi, tập hợp và nêu cao vai trò và ngành
nghề của các tổ chức quần chúng. Đường lối của Đảng và bài học đại đoàn kết toàn
dân tộc là di sản, dựa vào đó truyền thống yêu nước, đoàn kết cũng được hình thành và
phát triển trong lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc. Đại đoàn kết toàn dân tộc còn là
sự nối tiếp truyền thống nhân ái, nghĩa tình tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam.

Trong công cuộc xây dưng và đổi mới đất nước “đàng hơn, to đẹp hơn” trên con
đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong các kỳ đại hội thì sợi chỉ đỏ mang tên đoàn
kết luôn là yếu tố chủ chốt.Tiêu biểu là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII nhấn
mạnh: “Đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động
lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường khối đại đoàn
kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và
đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo”(1).

•Ba là, không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết toàn đảng, đoàn kết dân tộc,
đoàn kết quốc tế.

Cương lĩnh khẳng định: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn
kết quốc tế là nguồn sức mạnh to lớn của cách mạng nước ta. Sự kết hợp của bốn yếu
tố đó làm nên sức mạnh lớn lao trong cách mạng nước ta, bảo đảm cho cách mạng
thắng lợi. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết: Đoàn kết, đoàn kết, đại
đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công. Văn kiện Đại hội XI đã khẳng
định: "Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư
tưởng và tổ chức; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí
tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo. Giữ vững truyền thống
đoàn kết thống nhất trong Đảng"(2). Do đó, phát huy truyền thống thống nhất, đoàn kết
trong Đảng đã được Đại hội xác định là giải pháp tất yếu để Đảng vững mạnh về tư
tưởng, tổ chức và chính trị cũng như đảm đương vai trò lãnh đạo trong điều kiện bây
giờ. Song, Đại hội cũng đưa ra những giải pháp cần thiết để phát huy truyền thống ấy:
"tăng cường dân chủ và kỷ luật trong hoạt động của Đảng. Thường xuyên tự phê bình
và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, tệ quan liêu, tham
nhũng, lãng phí và mọi hành động chia rẽ, bè phái"(3).

•Bốn là, kết hợp nội lực với ngoại lực, sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời
đại.

Ngay từ đầu, Cương lĩnh, đường lối của Đảng đã tổ chức và huy động sức mạnh toàn
dân tộc, coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, được cách
mạng thế giới đồng tình ủng hộ. Trong Đường lối cách mạng (1927), Chủ tịch Hồ Chí
Minh từng nói: “Muốn người ta giúp mình thì mình phải tự giúp mình trước đã”. Ở

3
phong trào giải phóng dân tộc, Người kêu gọi toàn dân tộc đứng lên dùng sức mạnh
của mình để tự giải phóng mình. Nhờ hợp lực sức mạnh toàn dân, khát vọng tự cường,
tự lực của cả dân tộc, bắt lấy thời điểm thuận lợi dẫn đến thành công của Cách mạng
Tháng Tám năm 1945. Trải qua các cuộc kháng chiến trường kỳ giành độc lập dân tộc,
đoàn kết thống nhất nay chuyển sang vận động phát huy sâu rộng sức mạnh toàn dân
tộc, nêu cao tinh thần độc lập tự lực, sáng tạo, tranh thủ sự đồng tình, giúp đỡ của quốc
tế, gây sức mạnh tổng hợp để giành chiến thắng. Thực tiễn lịch sử cho thấy, trong quá
trình phục hưng chủ nghĩa xã hội trên thế giới có sự khủng hoảng và kéo theo sự sụp
đổ của các nước Đông Âu và Liên Xô. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam cần nêu cao
tinh thần độc lập, tự lực, tự cường, nâng cao bản lĩnh chính trị để đứng vững trước
những khó khăn, thách thức, kiên quyết đi theo con đường xây dựng xã hội. Tuy
nhiên, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thành lập các khối đoàn kết các nước xã hội chủ
nghĩa còn lại, giữ vững lập trường chủ nghĩa quốc tế. Xây dựng và thực hiện đường lối
đối ngoại coi Việt Nam là bạn, chủ động độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa
quan hệ quốc tế, là đối tác tin cậy của các nước, thành viên có trách nhiệm trong cộng
đồng kinh tế. Đảng và Nhà nước cũng được hưởng lợi từ những thách thức mới của
thời đại: hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa, kết quả của cuộc cách mạng khoa học
và công nghệ, kinh nghiệm quản lý của các nước tiên tiến, kinh tế tri thức... sức mạnh
dân tộc luôn có ý nghĩa quyết định, thuận lợi khi có sự kết hợp đúng đắn giữa thời gian
và ngoại lực.

•Năm là, nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam là sự
lãnh đạo đúng đắn của Đảng.

Đánh giá khách quan, trung thực là không phải sự lãnh đạo của Đảng lúc nào cũng dẫn
đến thành công mà lãnh đạo làm sao cho đúng đắn và phù hợp. Nếu lãnh đạo không
phù hợp, kết quả sẽ hoàn toàn ngược lại.

Từ đó đến nay, đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng cho cách mạng ta đã giành
được nhiều chiến thắng vẻ vang. Điển hình là chiến thắng Cách mạng Tháng Tám năm
1945, đã xoá bỏ chế độ thuộc địa nửa phong kiến, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
nhờ đó mà được thành lập. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản
tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa. Đến nay, gần 100 triệu người dân Việt Nam với thu nhập bình quân đầu
người là 2.800 USD; ngoài ra nước ta còn nỗ lực tham gia hầu hết các tổ chức quốc tế,
trở thành thành viên chính thức và tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng
quốc tế. Những thành tựu to lớn mà trong hơn 80 năm lqua ta đã đạt được, một lần nữa
chứng tỏ đường lối lãnh đạo của Đảng là đúng đắn và phù hợp. Nhưng bên cạnh đó,
đường lối ấy đôi khi do giáo điều, chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan
đã gây ra những sai sót, khuyết điểm nghiêm trọng. Điều đáng ghi nhận là Đảng đã
nghiêm túc tự phê bình khuyết điểm, tự sửa chữa, tự đổi mới để sự nghiệp cách mạng
tiếp tục đẩy mạnh.

2. Phân tích và liên hệ thực tế lịch sử bài học kinh nghiệm: Đảng không ngừng
củng cố, tăng cường đoàn kết, đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết
dân tộc, đoàn kết quốc tế. Bạn học được gì từ bài học đại đoàn kết của Đảng
Cộng sản Việt Nam

• Đầu tiên, về tầm quan trọng của sự đoàn kết

4
Cương lĩnh cho rằng nguồn sức mạnh to lớn của cách mạng nước ta là sự đoàn kết
toàn Đảng, toàn dân đoàn kết và đoàn kết quốc tế. Chính sách này đã được Chủ tịch
Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định và tuy không mới nhưng cần lưu ý rằng trong các
văn bản trước đây của đảng, đảng ta đã tuyên bố: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết -
Thành công, thành công, đại thành công.”, song đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn
dân "là nguồn sức mạnh tất thắng của cách mạng"(4).

Cương lĩnh khẳng định và chỉ ra, đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết toàn
dân tộc và đoàn kết quốc tế có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Sự kết hợp của bốn nhân
tố đó sẽ tạo nên sức mạnh to lớn, bảo đảm cho cách mạng nước ta thắng lợi. Lực lượng
chính trị và lực lượng vũ trang nhân dân do một Đảng cách mạng tổ chức, huấn luyện
và chỉ đạo một cách bài bản, chặt chẽ, thống nhất. Như vậy, trong suốt trường kỳ
kháng chiến, sức mạnh từ đoàn kết dân tộc, lòng yêu nước đã thức đẩy từ các phong
trào thi đua rộng lớn trong toàn Đảng, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân cũng như
chiến tranh nhân dân không ngừng được nhân lên. Ở miền Nam, những phong trào
diễn ra như: “Bám đất, giữ làng”, “Tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”...; còn các
phong trào ở miền Bắc: “Ba nhất”, “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang”, “Hai tốt”,… Cả
dân tộc dồn mọi sức lực, chung sức thực hiện quyết tâm của Đảng, ra quân tiến hành
cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân lịch sử 1975. Mở đầu là Chiến dịch Tây
Nguyên, tiếp theo là Huế - Đà Nẵng, Chiến dịch Nàng, chiến dịch mang tên Hồ Chí
Minh toàn thắng là cuối cùng. Sau 55 ngày đêm, hơn một triệu bộ máy ngụy quyền và
ngụy quân bị tiêu diệt, làm sụp đổ hoàn toàn chế độ thực dân kiểu mới do đế quốc Mỹ
xây dựng qua 5 đời tổng thống.

Hơn 20 năm trường kỳ kháng chiến, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc hợp
lại tại thời khắc lịch sử. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn
toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, dân tộc ta đã
vinh quang giành thắng lợi hoàn toàn. Đó cũng là minh chứng rõ ràng nhất cho sức mạnh
vô địch của khối đại đoàn kết dân tộc thời đại Hồ Chí Minh.

• Thứ hai, về vai trò và vị trí của đoàn kết trong Đảng.

Cương lĩnh đặt sự đoàn kết toàn Đảng trong mối quan hệ chặt chẽ với đoàn kết toàn
dân, đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. Trong mối quan hệ này, ưu tiên hàng đầu là
sự đoàn kết toàn Đảng, là cốt lõi của đoàn kết các dân tộc trong nước và quốc tế.

Trước hết phải có đảng cách mạng để vận động, tổ chức quần chúng trong nội bộ, liên
lạc khắp nơi với dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản. Cơ sở trực tiếp của sự đoàn kết
toàn Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Sự thống nhất về lợi
ích là cơ sở sâu xa nhất, chủ yếu nhất của sự đoàn kết toàn Đảng. Theo đó, một khối
thống nhất về ý chí và hành động nghĩa là toàn thể đảng viên hợp thành, các dân tộc ta
và các dân tộc anh em hợp thành một khối dưới sự lãnh đạo của Đảng; do đó sẽ giành
được sự ủng hộ của các dân tộc tiến bộ trên thế giới; Cách mạng nước ta đã có nhiều
thắng lợi vẻ vang.
• Thứ ba, về đoàn kết quốc tế
Từ lịch sử thực tiễn các phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỷ 20 đã đúc kết được
rằng “có đoàn kết quốc tế mới mau thắng lợi”. Kể cả nhà yêu nước Phan Bội Châu, nhờ
nhiều lần thất bại đã giúp ông rút ra được kinh nghiệm là “phải liên kết với những người
đồng bệnh”, nghĩa là các dân tộc cùng bị thực dân phong kiến áp bức, bóc lột. "Đường
5
lối cách mạng" nhấn mạnh nội dung về đoàn kết quốc tế đó là nền tảng, cơ sở khoa học,
góp phần quan trọng đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi trong những năm dân
tộc đấu tranh giành độc lập trong thời kỳ đế quốc Mỹ và thực dân Pháp xâm lược, cho
đến khi cả nước đứng lên xây dựng quá độ chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Những
thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của đất nước ta qua hơn 35 năm đổi mới, từng bước
mở cửa, hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện đã được cộng đồng quốc tế công nhận
Bản thân em rút ra được từ bài học Đại đoàn kết của Đảng chính là:

Là một học sinh cũng như đoàn viên, em luôn ý thức được trách nhiệm của mình trong
việc góp phần xây dựng và giữ vững truyền thống đoàn kết cũng như các bài học mà
ông cha ta đã để lại. Trước hết phải đặt mục tiêu và lợi ích chung lên trên lợi ích riêng,
luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

Luôn phấn đấu và học hỏi theo tư tưởng Hồ Chí Minh, sẵn sàng tiên phong trong các
hoạt động xã hội, học hỏi và sáng tạo để góp phần đưa đất nước ngày càng phát triển
mạnh mẽ hơn. Luôn cố gắng giữ gìn và phát huy những chuẩn mực đạo đức của ông
cha ta từ ngàn xưa.

Trong xu thế toàn cầu hiện nay có rất nhiều thông tin sai lệch và được truyền bá một
cách dễ dàng. Với bản thân là một sinh viên, em ý thức được bản thân có trách nhiệm
phải tỉnh táo trong việc lựa chọn thông tin. Tuyệt đối không để bản thân sa ngã vào các
hội phản động, kích động. Tuyên truyền thông điệp các bạn sinh viên hãy tích cực
tham gia các hoạt động tình nguyện để góp phần lan tinh thần của Đảng đó là ý thức
giúp đỡ cộng đồng để công tác xây dựng Đảng được diễn ra nhanh chóng. Lên án tuyệt
đối và tìm mọi cách ngăn chặn sự suy thoái về phẩm chất đạo đức.

6
TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII.

(2), (3). Đảng Cộng sản Việt Nam. (2011). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI. CTQG.

(4) Đảng Cộng sản Việt Nam. (1991). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII.
Sự thật.

You might also like