You are on page 1of 4

Dạng 1: Tư bản bất biến, tư bản khả biến, tư bản cố định, tư bản lưu động

Tư bản ( đầu tư)

C ( tư bản bất biến)= C1+C2 V( tư bản khả biến)


C1: máy móc, thiết bị, nhà xưởng ( mua sức lao động người công nhân)
C2: nguyên, nhiên vật liệu
C1: tư bản cố định C2a+V: tư bản lưu động
Giá trị hh: G= c+v+m
Tỉ suất giá trị thặng dư m’= (m/v). 100%

Bài 1: Trong quá trình sx sp, hao mòn máy móc, thiết bị, nhà xưởng là 100.000
phrăng. Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu là 300.000 phrăng.
Hãy xác định chi phí tư bản khả biến nếu biết rằng giá trị sp là 1 triệu phrăng và
trình độ bóc lột giá trị thặng dư ( tỉ suất giá trị thặng dư m’) là 200%.
Giải:
Có: C1= 100.000, C2= 300.000
G= 1 triệu
m’= 200%
Tính v?
Tư bản bất biến : c=c1+c2=400.000
Tỉ suất giá trị thặng dư m’= (m/v). 100%=200%
 m/v=2 => m=2v
G= c+v+m= 400.000+v+2v=1.000.000
=>3v= 600.000
=> v= 200.000
Bài 2: Tư bản ứng trước (K) là 500.000$, trong đó bỏ vào nhà xưởng 200.000$,
máy móc, thiết bị là 100.000$. Nguyên, nhiên liệu gấp 3 lần tiền thuê công nhân.
Hãy xác định lượng tư bản cố định, tư bản lưu động, tư bản bất biến, tư bản khả
biến. Căn cứ để phân chia tư bản thành các loại tư bản trên.
Giải:

Có : (K) c+v= 500.000


Nhà xưởng: 200.000
Thiết bị: 100.000
C2=3v
Tìm c1, (c2+v),c,v?

C+v= 500.000
=>c1+c2+v= 500.000
C1= 200.000+ 100.000= 300.000 ( Tư bản cố định)
 300.000 + 3v+v= 500.000
 4v=200.000
 V=50.000 ( tư bản khả biến)
 C2=150.000 => c2+v= 300.000 ( tư bản lưu động)
 C= 450.000 ( tư bản bất biến)

Tư bản khả biến: nguồn gốc của giá trị thặng dư do bộ phận tư bản khả biến tạo ra

Tư bản lưu động: phương thức dịch chuyển giá trị vào sản phẩm

Bài 3: Tư bản ứng ra 100.000$, trong đó 70.000 $ bỏ vào máy móc và thiết bị, nhà
xưởng, 20.000$ vào nguyên vật liệu, tỷ suất giá trị thặng dư là 200%. Vậy, số
lượng người lao động sẽ giảm bao nhiêu%, nếu khối lượng giá trị thặng dư không
đổi, còn tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên 250%.

Giải
Có: (K) c+v= 100.000

C1: 70.000

C2: 20.000

M’= 200%

M1’=250%

Tìm v,v1

C+v= 100.000=>c1+c2+v= 100.000

 V= 10.000

m’= (m/v). 100%= 200%

 M=2v=20.000

M1’= (m/v1).100%= 250%

 V1= 8.000

Số lượng tư bản khả biến giảm: 10.000 – 8.000= 2.000

Tổng số người lao động giảm:

( 2000/10000).100%= 20%

Dạng 2: Bài toán tích lũy

Bản chất của tích lũy tư bản là quá trình tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa,
thông qua việc biến giá trị thặng dư

You might also like