You are on page 1of 93

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


BỘ MÔN CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌC
------o0o-------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH CHẾ TẠO LUYỆN


SU TẠI CÔNG TY TNHH SAILUN VIỆT NAM.

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Anh Tuấn


Mã số sinh viên : 19128098
Giảng viên hướng dẫn : TS. Huỳnh Nguyễn Anh Tuấn

Tây Ninh, tháng 10 năm 2022


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài báo cáo thực tập hoàn chỉnh như hiện tại, trong suốt quá trình
thực tập tại công ty em đã gặp không ít những khó khăn, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em
còn nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô trong bộ môn Công Nghệ Hóa Học,
Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM. Thầy/Cô đã hướng dẫn, truyền đạt những
kiến thức, kinh nghiệm thực tế để giúp em có thể tiếp thu kiến thức, kỹ năng tại doanh
nghiệp một cách dễ dàng và hoàn thành bài báo cáo thực tập này.

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Công ty TNHH
Sailun Việt Nam nói chung và bộ kỹ thuật chế tạo luyện su nói riêng đã tạo điều kiện cho
em được học tập, tìm hiểu về công ty. Trong suốt quá trình làm báo cáo, em đã có cơ hội
được tìm hiểu thêm về những kiến thức chuyên ngành đã học và áp dụng chúng trong thực
tế. Ngoài ra, em còn được làm quen và trao đổi với các Anh/Chị ở các phòng ban, bộ phận
khác nhau và được các anh chị truyền đạt được những kinh nghiệm thực tế khi đi làm. Em
xin chân thành cảm ơn các Anh/Chị và chúc các Anh/Chị trong trong bộ phận kỹ thuật chất
lượng luyện su thật nhiều sức khỏe, có nhiều niềm vui, ngày càng thành đạt, thành công
hơn trong công việc và trong cuộc sống. Kính chúc công ty TNHH Sailun Việt Nam ngày
càng phát triển mạnh hơn, vũng vàng hơn và đạt được nhiều thành công rực rỡ, chúc công
ty sẽ sớm hoàn thành được mục tiêu trở thành một trong những doanh nghiệp đứng đầu
trong khu vực và trên thế giới về lĩnh vực sản xuất lốp xe radial.

Lời kết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Huỳnh Nguyễn Anh Tuấn và
công ty TNHH Sailun Việt Nam đã tạo điều kiện cho em có cơ hội thực tập tại Công ty.
Em xin chúc các Thầy/Cô và các Anh/Chị thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt và
thành công.

Em xin chân thành cảm ơn!


KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
(Trích mẫu “Kế hoạch đào tạo thực tập sinh” thuộc bộ phận nhân sự, công ty TNHH
Sailun Việt Nam)
Bộ phận thực tập: Bộ phận chế tạo luyện su
Vị trí thực tập: Chuyên viên giám sát hiện trường
Người hướng dẫn chính tại nhà máy: Trợ lý Giám đốc bộ phận – KS. Đoàn Phúc Luân

Thời gian Thời gian


STT Chương trình đào tạo Người hướng dẫn Địa điểm
bắt đầu kết thúc

Nội quy công ty – An toàn Phòng nhân sự - Trung tâm đào


1 20220825 20220826
lao động – Chất lượng HSE - QLCL tạo

Tổng quan về quy trình Văn phòng


2 20220827 20220827 Đoàn Phúc Luân
công nghệ chế tạo luyện su luyện su

Giới thiệu nguyên liệu -


Văn phòng
3 hóa chất - bột liệu sản xuất 20220829 20220829 Đoàn Phúc Luân
luyện su
cao su A và cao su Q

Xử lý các lỗi nguyên liệu Văn phòng


4 20220830 20220830 Đoàn Phúc Luân
thường gặp luyện su

Giới thiệu quy trình/công Văn phòng


5 20220831 20220901 Đoàn Phúc Luân
nghệ luyện kín - luyện hở luyện su

Giới thiệu quy trình/công Văn phòng


6 20220905 20220905 Đoàn Phúc Luân
nghệ ép đùn - cán tấm luyện su

Xử lý lỗi trong luyện kín -


Văn phòng
7 luyện hở - ép đùn - cán 20220906 20220906 Đoàn Phúc Luân
luyện su
tấm
Tham quan thực tế tại Xưởng luyện
8 xưởng chế tạo luyện su 20220906 20220906 Đoàn Phúc Luân su giai đoạn 1
giai đoạn 1 và giai đoạn 2 &2

Tham gia tìm nguyên nhân


Văn phòng
9 các lỗi đột nhớt monney 20220907 20220916 Đoàn Phúc Luân
luyện su
cao/thấp, ML, MH

Tham gia học việc công


Xưởng luyện
10 việc QC tại xưởng chế tạo 20220917 20220918 Nguyễn Thanh Bình
su giai đoạn 1
luyện su giai đoạn 1

Tham gia hỗ trợ công việc


Xưởng luyện
11 QC tại xưởng chế tạo 20220919 20221001 Nguyễn Thanh Bình
su giai đoạn 1
luyện su giai đoạn 1

Hỗ trợ kiểm tra su cuối – Xưởng luyện


12 20221003 20221022 Chấu Minh Khiền
su Q đi Campuchia su giai đoạn 1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP ..................................................... 2
1.1 Tổng quan về tập đoàn Sailun ..................................................................................... 2
1.2 Công ty Sailun Việt Nam ............................................................................................. 4
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển nhà máy Sailun Việt Nam .................................... 4
1.2.2 Mục tiêu chiến lược của Sailun Việt Nam tới năm 2025 ......................................... 7
1.2.3 Sứ mệnh – văn hóa làm việc của Sailun Việt Nam trong thời kì hội nhập .............. 9
CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT LỐP XE ........... 11
2.1 Một số kiến thức cơ bản về lốp xe ............................................................................. 11
2.1.1 Chức năng cơ bản của lốp xe ................................................................................. 11
2.1.2 Các yêu cầu về lốp xe ............................................................................................ 11
2.1.3 Phân loại ................................................................................................................. 11
2.1.3.1 Phân loại theo cấu tạo thân lốp ....................................................................... 11
2.1.3.2 Phân loại theo phương thức giữ khí ................................................................ 12
2.1.3.3 Phân loại theo hình dáng mặt cắt .................................................................... 12
2.2 Quy trình sản xuất lốp xe PCR ................................................................................. 13
2.2.1 Mặt cắt của lốp xe PCR.......................................................................................... 13
2.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất lốp xe bán thép PCR .............................................. 15
CHƯƠNG 3 NGUYÊN LIỆU - QUY TRÌNH CHUNG VỀ CHẾ TẠO LUYỆN SU
TẠI NHÀ MÁY SAILUN VIỆT NAM. .......................................................................... 17
3.1 Tổng thể khu vực chế tạo luyện su ............................................................................ 17
3.2 Nguyên liệu .................................................................................................................. 19
3.2.1 Mã kí tự nguyên liệu được sử dụng tại nhà máy .................................................... 19
3.2.2 Cao su ..................................................................................................................... 20
3.2.3 Bột liệu – dầu ......................................................................................................... 22
3.2.4 Hóa chất ................................................................................................................. 22
3.3 Quy trình chế tạo luyện su ......................................................................................... 26
3.3.1 Tìm hiểu về công nghệ luyện kín ........................................................................... 26
3.3.1.1 Luyện kín là gì ? .............................................................................................. 26
3.3.1.2 Mục đích của quá trình luyện kín .................................................................... 27
3.2.1.3 Yêu cầu chất lượng của cao su trộn luyện ....................................................... 28
3.3.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công đoạn luyện kín .............................................. 28
3.4 Thiết bị sử dụng trong công đoạn chế tạo luyện su ................................................. 29
3.4.1 Hệ thống phụ trợ trên ............................................................................................. 29
3.4.2 Hệ thống lò luyện kín ............................................................................................. 33
3.4.3 Hệ thống phụ trợ dưới ............................................................................................ 36
3.5 Sơ đồ công nghệ xưởng chế tạo luyện su .................................................................. 45
3.6 Công nghệ B/M và công nghệ cán luyện một lần trong chế tạo luyện su .............. 46
3.6.1 Công nghệ B/M ...................................................................................................... 46
3.6.1.1 Sản xuất su công đoạn – su A .......................................................................... 46
3.6.1.2 Sản xuất su cuối – su Q.................................................................................... 49
3.6.2 Công nghệ cán luyện một lần ................................................................................. 50
3.7 Những lỗi thường gặp và phương pháp xử lí ........................................................... 54
3.7.1 Trong nguyên liệu cao su thiên nhiên .................................................................... 54
3.7.2 Trong quy trình chế tạo luyện su ........................................................................... 55
3.7.3 Một số lỗi tại hiện trường ....................................................................................... 58
CHƯƠNG 4 ĐƠN PHỐI LIỆU SẢN XUẤT MỘT SỐ LOẠI MÃ CAO SU .............. 63
4.1 Đơn phối liệu và một số thông số sản xuất cao su mã AQU473S003 ..................... 63
4.1.1 Đơn phối liệu .......................................................................................................... 63
4.1.2 Đồ thị biểu diễn quá trình luyện kín ...................................................................... 63
4.2 Đơn phối liệu và một số thông số sản xuất cao su mã AQS123S029...................... 68
4.2.1 Đơn phối liệu .......................................................................................................... 68
4.2.2 Đồ thị biểu diễn và một số yếu tố công nghệ của quá trình ................................... 69
CHƯƠNG: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................. 73
5.1 Kết luận ....................................................................................................................... 73
5.2 Đề xuất và kiến nghị ................................................................................................... 73
PHỤ LỤC 1 ....................................................................................................................... 76
PHỤ LỤC 2 ....................................................................................................................... 77
PHỤ LỤC 3 ....................................................................................................................... 78
PHỤ LỤC 4 ....................................................................................................................... 79
DANH MỤC HÌNH ẢNH
CHƯƠNG 1

Hình 1.1: Lốp xe OTR .......................................................................................................... 5


Hình 1.2: Lốp xe TBR .......................................................................................................... 6
Hình 1.3: Lốp xe PCR .......................................................................................................... 7
Hình 1.4: Công ty Sailun Việt Nam ..................................................................................... 8
Hình 1.5: Logo công ty Sailun ............................................................................................. 9
CHƯƠNG 2
Hình 2.1: Lốp radial ........................................................................................................... 11
Hình 2.2: Lốp bias .............................................................................................................. 11
Hình 2.3: Lốp xe không săm .............................................................................................. 12
Hình 2.4: Lốp xe có săm..................................................................................................... 12
Hình 2.5: Lốp xe dòng 90 ................................................................................................... 12
Hình 2.6: Lốp xe dòng 35 ................................................................................................... 12
Hình 2.7: Mặt cắt lốp xe PCR ............................................................................................ 13
CHƯƠNG 3
Hình 3.1: Tầng 1 tòa nhà luyện su ...................................................................................... 17
Hình 3.2: Tầng 2 tòa nhà luyện su ...................................................................................... 18
Hình 3.3: Tầng 3 tòa nhà luyện su ...................................................................................... 18
Hình 3.4: Tầng 4 tòa nhà luyện su ...................................................................................... 18
Hình 3.5: Cao su định chuẩn CSR 10 ................................................................................. 20
Hình 3.6: Cao su định chuẩn SVR 10................................................................................. 20
Hình 3.7: Cao su SBR 1502 ............................................................................................... 20
Hình 3.8: Cao su SBR 1712 ............................................................................................... 20
Hình 3.9: Thế phản hồi ....................................................................................................... 21
Hình 3.10: Than .................................................................................................................. 22
Hình 3.11: Dầu ................................................................................................................... 22
Hình 3.12: Một số loại hóa chất lưu trữ ............................................................................. 24
Hình 3.13: Hóa chất cao su Q ............................................................................................. 25
Hình 3.14: Hóa chất cao su A ............................................................................................. 26
Hình 3.15: Hệ thống lò luyện kín ....................................................................................... 27
Hình 3.16: Cân than ............................................................................................................ 29
Hình 3.17: Bồn chứa dầu .................................................................................................... 30
Hình 3.18: Bảng điện tử thể hiện nhiệt độ bảo quản dầu ................................................... 30
Hình 3.19: Bồn chứa bột liệu dạng rắn............................................................................... 31
Hình 3.20: Bồn chứa hóa chất Q ........................................................................................ 31
Hình 3.21: Bồn chứa hóa chất A ........................................................................................ 31
Hình 3.22: Bảng điện tử cân hóa chất ................................................................................ 32
Hình 3.23: Hệ thống cân hóa chất ...................................................................................... 32
Hình 3.24: Máy cắt cao su .................................................................................................. 32
Hình 3.25: Cân cao su trên băng tải ................................................................................... 32
Hình 3.26: Hệ thống 2 máy cắt cao su................................................................................ 33
Hình 3.27: Lò luyện kín...................................................................................................... 34
Hình 3.28: Cửa nạp liệu...................................................................................................... 35
Hình 3.29: Cửa xả liệu ........................................................................................................ 35
Hình 3.30: Máy ép đùn ....................................................................................................... 38
Hình 3.31: Trục lô cán tấm ................................................................................................. 39
Hình 3.32: Máy luyện hở .................................................................................................... 39
Hình 3.33: Chất cách ly dạng nước .................................................................................... 40
Hình 3.34: Chất cách ly dạng bột ....................................................................................... 40
Hình 3.35: Bồn nhúng chất cách ly .................................................................................... 40
Hình 3.36: In dấu thép ........................................................................................................ 40
Hình 3.37: Lấy mẫu B/T ..................................................................................................... 41
Hình 3.38: Trục lô cán tấm ................................................................................................. 41
Hình 3.39: Dàn treo cao su ................................................................................................. 42
Hình 3.40: Dàn làm khô ..................................................................................................... 43
Hình 3.41: Hệ thống xếp cao su ......................................................................................... 44
Hình 3.42: Cấp liệu hóa chất .............................................................................................. 53
Hình 3.43: Phối trộn hóa chất ............................................................................................. 53
Hình 3.44: Luyện hở ........................................................................................................... 54
Hình 3.45: Su cháy ............................................................................................................. 60
Hình 3.46: Su quá hạn ........................................................................................................ 60
Hình 3.47: Su cán mỏng ..................................................................................................... 61
Hình 3.48: Su dính .............................................................................................................. 61
Hình 3.49: Su lẫn kim loại .................................................................................................. 62
Hình 3.50: Su phản hồi ....................................................................................................... 62
CHƯƠNG 4
Hình 4.1: Đồ thị luyện kín 1 xe cao su A1U473 ............................................................... 64
Hình 4.2: Đồ thị luyện kín 1 xe cao su A2U473 ............................................................... 65
Hình 4.3: Đồ thị luyện kín 1 xe cao su A3U473 ................................................................ 66
Hình 4.4: Đồ thị luyện kín 1 xe cao su AQU473 ............................................................... 67
Hình 4.5: Đồ thị luyện kín 1 xe cao su A1S123 ................................................................. 69
Hình 4.6: Đồ thị luyện kín 1 xe cao su A2S123 ................................................................. 70
Hình 4.7: Đồ thị luyện kín 1 xe cao su AQS123 ................................................................ 71
DANH MỤC BẢNG
CHƯƠNG 2
Bảng 2.1: Vai trò của các bộ phận trong lốp xe ................................................................. 13
CHƯƠNG 3
Bảng 3.1: Mã kí tự nguyên liệu được sử dụng tại nhà máy ............................................... 19
Bảng 3.2: Một số mã cao su dùng cho các vị trí trong lốp xe ............................................ 21
Bảng 3.3: Bột liệu ............................................................................................................... 22
Bảng 3.4: Một số hóa chất cao su A ................................................................................... 23
Bảng 3.5: Một số hóa chất cao su Q ................................................................................... 23
Bảng 3.6: Hạng mục kiểm soát máy luyện kín ................................................................... 35
Bảng 3.7: Vệ sinh máy luyện kín ....................................................................................... 36
Bảng 3.8: Thông số kỹ thuật máy luyện kín....................................................................... 36
Bảng 3.9: Thông số máy ép đùn ......................................................................................... 36
Bảng 3.10: Vệ sinh máy ép đùn.......................................................................................... 37
Bảng 3.11: Kiểm soát độ chính xác máy luyện hở ............................................................. 38
Bảng 3.12: Vệ sinh máy luyện hở ...................................................................................... 38
Bảng 3.13: Hướng dẫn pha cách ly .................................................................................... 39
Bảng 3.14: Xử lý lỗi cao su nguyên liệu ............................................................................ 54
Bảng 3.15: Xử lý lỗi trong quy trình chế tạo luyện su ....................................................... 55
Bảng 3.16: Xử lý lỗi tại hiện trường................................................................................... 58
CHƯƠNG 4
Bảng 4.1: Đơn phối liệu sản xuất AQU473S003 ............................................................... 63
Bảng 4.2: Một số thông số công nghệ sản xuất A1U473 ................................................... 64
Bảng 4.3: Một số thông số công nghệ sản xuất A2U473 ................................................... 65
Bảng 4.4: Một số thông số công nghệ sản xuất A3U473 ................................................... 66
Bảng 4.5: Một số thông số công nghệ sản xuất AQU473 .................................................. 67
Bảng 4.6: Các tiêu chí và giới hạn đánh giá kiểm tra nhanh B/T....................................... 68
Bảng 4.7: Đơn phối liệu sản suất AQS123S029 ................................................................ 68
Bảng 4.8: Một số thông số công nghệ sản xuất A1S123 .................................................... 69
Bảng 4.9: Một số thông số công nghệ sản xuất A2S123 .................................................... 70
Bảng 4.10: Một số yếu tố công nghệ sản xuất AQS123..................................................... 71
Bảng 4.11: Các tiêu chí và giới hạn đánh giá kiểm tra nhanh B/T..................................... 72
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

OTR Off The Road Radial Tire


PCR Passenger Car Radial Tire
TBR Truck Bus Radial Tire
B/T Bộ tiêu chuẩn BATCH của Tập đoàn
MR Material Requistion
MH Mommet High
ML Momment Low
KTCL Kỹ thuật chất lượng
QC Quality Control
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
CHÚ THÍCH THUẬT NGỮ TIẾNG ANH

Off The Road Radial Tire Lốp xe công trình


Passenger Car Radial Tire Lốp xe ô tô
Truck Bus Radial Tire Lốp xe buýt
Material Requistion Phiếu tồn trữ sản phẩm
Mommet High Mô men cao
Momment Low Mô men thấp
Quality Control Kiểm soát chất lượng
LỜI MỞ ĐẦU

Lốp xe là bộ phận duy nhất trên mỗi chiếc xe tiếp xúc trực tiếp với mặt đường và
chịu toàn bộ tải trọng của xe. Chức năng chính là truyền lực kéo của động cơ xuống mặt
đường giúp xe di chuyển, mang lại sự linh hoạt cho chuyển động của xe và giảm các rung
chấn truyền ngược lại từ mặt đường. Do đó, chất lượng của lốp xe ảnh hưởng rất lớn tới
khả năng vận hành, tính an toàn, độ tiêu hao nhiên liệu của xe, ảnh hưởng tới cảm giác, sự
thoải mái của người điều khiển và người ngồi trên hoặc trong xe.

Trong công đoạn sản xuất lốp xe đó, công đoạn luyện su đóng vai trò quan trọng,
quyết định tính chất của lốp xe thành phẩm, việc thêm hoặc bớt hóa chất, gia giảm bột liệu,
lựa chọn loại cao su nguyên liệu phù hợp nào để luyện ra một tấm su tốt hoàn toàn nằm ở
công đoạn luyện su của mỗi nhà máy sản xuất lốp xe.

Một số công ty sản xuất lốp xe nổi tiếng như: Casumina, Cao su Đà Nẵng,
Yokohama, Sailun. Trong đó Công ty TNHH Sailun là một trong những công ty sản xuất
lốp xe hàng đầu trên thế giới.

Hiện nay, năng lực sản xuất hàng năm là lên đến 4,2 triệu lốp TBR, 32 triệu lốp
PCR và hơn 40 nghìn tấn lốp OTR. Bên cạnh đó, hiện tại nhà máy đang thi công, xây dựng
và lắp ráp xưởng sản xuất giai đoạn 3, hợp tác với Cooper với năng suất mỗi năm 2,4 triệu
lốp TBR. Sản phẩm của Sailun có thể được tìm thấy ở hơn 100 quốc gia.

1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

1.1 Tổng quan về tập đoàn Sailun

Sailun là một tập đoàn phát triển lốp xe radial. Công ty cam kết sản xuất và cung
cấp các sản phẩm lốp xe chất lượng cao và dịch vụ tốt cho người tiêu dùng trên toàn thế
giới. Được thành lập vào năm 2002 sau chiến lược sáp nhập Công ty lốp xe Sailun và Công
ty Công nghiệp Sơn Đông Jinyu, Sailun Jinyu Group ra đời và là doanh nghiệp tư nhân đầu
tiên của Trung Quốc có mặt trên thị trường Chứng khoán (mã Chứng khoán: 601058) trên
Sở giao dịch Chứng khoán Thượng Hải.

Sailun là tập đoàn sản xuất lốp xe hạng A, đồng thời là cơ sở thực hiện nghiên cứu
khoa học của Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Chế tạo Săm lốp và Cao su Quốc gia của
Trung Quốc. Đây cũng là cơ sở thực hiện sản xuất dựa trên thông tin đầu tiên trong nước,
tích hợp vật liệu mới, công nghệ mới, thiết bị mới, quy trình mới và các mô hình quản lý
mới.

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, tập đoàn đã có hơn 140 bằng sáng chế và là
nhà lãnh đạo trong việc phát triển và sửa đổi 70 tiêu chuẩn quốc gia và ngành công nghiệp.
Nền tảng tập đoàn đã tạo ra các trung tâm nghiên cứu và mở mang sự đổi mới sâu rộng,
tiếp tục thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của ngành.

Tập đoàn đã xây dựng các nhà máy sản xuất lốp xe hiện đại tại Qingdao (Thanh
Đảo), Dongying (Đông Dương), Shenyang (Thẩm Dương), Weifang (Duy Phường), Việt
Nam và vài nơi khác, đồng thời bắt đầu xây dựng các nhà máy sản xuất lốp xe tại
Campuchia. Có mạng lưới bán hàng và trung tâm hỗ trợ phục vụ Châu Mỹ và Châu Âu đặt
tại Canada, Đức và các nơi khác.

Tập đoàn Sailun lấy “Làm một lốp xe tốt” làm sứ mệnh của mình, với tầm nhìn “đạt
được sự tự chủ về công nghệ, trí tuệ sản xuất và thương hiệu quốc tế để trở thành một công
ty lốp xe có ảnh hưởng trên thế giới” vào năm 2025. Tuân thủ khái niệm nhân văn về “Tín
nhiệm là sự tôn trọng tối cao”, nhân viên được khuyến khích thể hiện đầy đủ tài năng của

2
mình và nhận ra giá trị của chính họ, đồng thời đóng góp lớn hơn cho doanh nghiệp và xã
hội.

“Vì lợi ích chung” là phương châm mà tập đoàn luôn hướng đến. Sailun cam kết
cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho các cổ đông, nhân viên, khách hàng, người tiêu
dùng, nhà cung cấp, người bán và cộng đồng. Sailun hy vọng rằng định hướng thị trường
và chuỗi giá trị dựa trên nhu cầu của khách hàng, mô hình phát triển sẽ giúp chúng tôi phát
triển thành một công ty lốp radial có ảnh hưởng trên toàn thế giới nhờ vào việc cung cấp
sản phẩm và dịch vụ tốt hơn cho phép các tổ chức và cá nhân đi du lịch an toàn hơn và tự
do hơn.

Hiện tại, Tập đoàn Sailun có năng lực sản xuất hàng năm là lên đến 4,2 triệu lốp
TBR, 32 triệu lốp PCR, và hơn 40 nghìn tấn lốp OTR. Tập đoàn Sailun có kế hoạch sản
xuất 13,8 triệu lốp radial toàn thép, 68 triệu lốp radial bán thép và 160.000 tấn lốp địa hình.
Các sản phẩm được bán tốt tại hơn 180 quốc gia và khu vực ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu
Á và Châu Phi.

Năm 2019, Tập đoàn Sailun đạt doanh thu khoảng 15,1 tỷ nhân dân tệ, đứng thứ ba
trong các công ty lốp xe Trung Quốc và thứ 17 trên thế giới, và xuất khẩu lốp radial bán
thép đã đi đầu trong ngành công nghiệp lốp xe Trung Quốc trong 6 năm liên tiếp. Tập đoàn
Sailun tiếp tục phát triển với tốc độ cao và lợi nhuận ròng năm 2019 tăng khoảng 79% so
với cùng kỳ năm ngoái.

Sự tăng trưởng đáng kể trong thời gian ngắn như vậy là do tập đoàn tập trung vào
nghiên cứu, phát triển và đổi mới công nghệ. Công ty hợp tác chặt chẽ với các trường đại
học, viện nghiên cứu, và các phòng thí nghiệm cao cấp, cả trong và ngoài nước, để tiến
hành trao đổi kỹ thuật sâu rộng trong việc theo đuổi sự phát triển và cải tiến liên tục. Với
đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế đã củng cố khả năng đổi mới của Công ty về
nghiên cứu và phát triển công nghệ, mở rộng quyền sở hữu trí tuệ.

Sailun luôn luôn đặt niềm tin vào sự trung thực, thiết thực và bền vững. Để đạt được
hiệu quả cao, tập đoàn đã đầu tư đáng kể một lượng thời gian và tiền bạc, luôn sử nguồn

3
nguyên liệu đáng tin cậy, các thiết bị tiên tiến, quản lý hiệu quả và thực tiễn, và các tiêu
chuẩn kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt. Những nỗ lực tăng cường này, tạo cơ sở tốt cho
sự phát triển, tăng trưởng lành mạnh và bền vững.

Doanh thu quý 1 năm 2022 đạt 293 Sailun đạt 293 triệu tệ tăng 34,67% so với cùng
kì năm ngoái

Năm 2008, thương hiệu Sailun được công nhận là “Thương hiệu trứ danh tỉnh Sơn
Đông”

1.2 Công ty Sailun Việt Nam

Công ty trách nhiệm hữu hạn Sailun Việt Nam là một doanh nghiệp chuyên sản xuất
lốp xe ô tô, lốp xe tải, lốp xe công trình (100% vốn Trung Quốc) được thành lập bởi Công
ty cổ phần Sailun Thanh Đảo.

Công Ty TNHH Sailun Việt Nam được thành lập vào ngày 20 tháng 3 năm 2012 là
nhà máy có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, có diện tích khoảng 60 hecta với tổng vốn đầu
tư gần 800 triệu đô la, tọa lạc ở Khu công nghiệp Phước Đông, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây
Ninh, cách thành phố Hồ Chí Minh 55 km về phía Bắc

Tháng 8/2013 công ty chính thức đi vào sản xuất, kế hoạch tổng thể của Công ty
TNHH Sailun Việt Nam là sản xuất lốp xe ô-tô, lốp xe tải, lốp xe công trình đặc chủng với
mức vốn đầu tư 790 triệu đô la Mỹ, vốn điều lệ 280 triệu đô la Mỹ.

Hoạt động đến nay đã hơn 9 năm, hiện đang là nhà máy chế tạo lốp xe sở hữu công
nghệ hiện đại với công suất sản xuất lớn nhất tại Việt Nam (trung bình khoảng 30.000
lốp/ngày). Năng suất của nhà máy ước tính đạt 30.000 lốp/ngày đêm.

Số lượng nhân viên hiện tại khoảng 12.000 người, thu nhập 14 tỷ USD/năm, đóng
thuế 740 triệu USD/năm. Có 3 xưởng sản xuất chính: PCR, TBR, OTR.

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển nhà máy Sailun Việt Nam

Năm 2012, xây dựng nhà máy Sailun Việt Nam giai đoạn 1 và 2

Năm 2019, tập đoàn Sailun liên kết với Cooper thành lập nhà máy ACTR

4
Cũng cùng năm này, Sailun đã đưa vào xây dựng nhà máy Sailun Việt Nam giai
đoạn 3

Một số sản phẩm của công ty Sailun Việt Nam:

Hình 1.1: Lốp xe OTR

5
Hình 1.2: Lốp xe TBR

6
Hình 1.3: Lốp xe PCR

1.2.2 Mục tiêu chiến lược của Sailun Việt Nam tới năm 2025

Với ưu thế về công nghệ, nhân lực và mạng lưới nhà máy phủ khắp các khu vực trên
thế giới, Sailun đã đặt ra các mục tiêu chiến lượt nhằm phát triển bền vững trên thị trường.

Các mục tiêu chiến lược là:

+ Trở thành công ty lốp xe có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu

+ Chỉ tiêu đánh giá trực tiếp: tương lai chúng ta sẽ đạt được 10% thị phần, đứng top
9 thế giới trong ngành

7
+ Tập đoàn đã nhảy vọt từ nhóm ngành C1 sang nhóm ngành B, từ đang phát triển
thành trưởng thành trong ngành

Thông qua cải thiện quản lý nội bộ, tăng cường nghiên cứu cơ sở, tối ưu hóa phân
bố nguồn lực và sáng kiến.

Hình 1.4: Công ty Sailun Việt Nam

Nguồn: Dữ liệu hình ảnh công ty Sailun

8
Hình 1.5: Logo công ty Sailun

Nguồn: Dữ liệu hình ảnh công ty Sailun

1.2.3 Sứ mệnh – văn hóa làm việc của Sailun Việt Nam trong thời kì hội nhập

Tập trung vào sự phát triển của công nghệ lốp và các dịch vụ ứng dụng cho phép
các tổ chức và cá nhân di chuyển an toàn hơn và tự do hơn. Sứ mệnh: “Làm ra lốp xe tốt”.
Làm ra lốp xe tốt là cam kết của Sailun đối với khách hàng và xã hội. Làm ra lốp xe tốt là
nguyên tắc tối cao mà mọi công nhân Sailun tuân theo, là biểu hiện tốt nhất của quá trình
lao động không ngừng. Để làm ra lốp xe tốt không chỉ là điều kiện quan trọng nhất để tạo
ra giá trị và lợi nhuận bền vững, mà còn liên quan đến nền kinh tế quốc gia và sinh tế của
người dân, liên quan đến sự phát triển và tiến bộ của văn minh xã hội. Với sứ mệnh này,
Sailun tập trung vào phát triển ứng dụng công nghệ và dịch vụ, liên tục cung cấp cho người
dùng và xã hội những sản phẩm và dịch vụ tốt hơn, giúp chuyển động của con người an
toàn và tự do hơn, giúp xã hội vận hành hiệu quả và hiệu quả hơn

9
Tập trung vào thị trường, định hướng theo nhu cầu, giải quyết bằng cách điều hành
nhóm. Tập đoàn có kế hoạch trở thành nhà sản xuất lớn thứ mười lăm trên thị trường lốp
xe thế giới và là nhà sản xuất lốp xe lớn thứ hai tại Trung Quốc. Tập đoàn là công ty đầu
tiên ở Trung Quốc sử dụng công nghệ thông tin để kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất lốp
xe. Năm 2015, nó được chọn là dự án thí điểm sản xuất thông minh của Bộ Công nghiệp
và Công nghệ thông tin (dự án trình diễn sản xuất lốp thông minh duy nhất trong số 46 dự
án), lấy tư duy mới về chuyển đổi công nghiệp với việc tạo ra giá trị làm cốt lõi và tích cực
thực hiện việc chuyển đổi và nâng cấp ngành công nghiệp lốp xe với Công nghiệp 4.0

10
CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT LỐP XE

2.1 Một số kiến thức cơ bản về lốp xe

2.1.1 Chức năng cơ bản của lốp xe

+ Chịu được sức nặng của xe

+ Truyền động lực và lực phanh

+ Giảm sốc

+ Duy trì và chuyển hướng khi di chuyển

2.1.2 Các yêu cầu về lốp xe

+ Tính an toàn

+ Tính kinh tế

+ Tính thoải mái

+ Tính ô nhiễm thấp

2.1.3 Phân loại

2.1.3.1 Phân loại theo cấu tạo thân lốp

+ Lốp radial

+ Lốp bias

Hình 2.1: Lốp radial Hình 2.2: Lốp bias

Nguồn: Dữ liệu hình ảnh công ty Sailun

11
2.1.3.2 Phân loại theo phương thức giữ khí

+ Lốp xe không săm

+ Lốp xe có săm

Hình 2.3: Lốp xe không săm Hình 2.4: Lốp xe có săm

Nguồn: Dữ liệu hình ảnh công ty Sailun

2.1.3.3 Phân loại theo hình dáng mặt cắt

+ Lốp xe dòng 90

+ Lốp xe dòng 35

Hình 2.5: Lốp xe dòng 90 Hình 2.6: Lốp xe dòng 35

Nguồn: Dữ liệu hình ảnh công ty Sailun

Ngoài ra còn có các cách phân loại khác như phân loại theo mục đích sử dụng (lốp xe 4
mùa, lốp xe mùa đông), phân loại theo phương tiện sử dụng,…

12
2.2 Quy trình sản xuất lốp xe PCR

2.2.1 Mặt cắt của lốp xe PCR

Hình 2.7: Mặt cắt lốp xe PCR

Nguồn: Dữ liệu hình ảnh công ty Sailun

Bảng 2.1: Vai trò của các bộ phận trong lốp xe

Bộ phận Tính năng


Bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đất,
Mặt lốp truyền lực truyền động và thắng lại của xe
với sức đổi hướng đi
Khung xương của lốp xe, duy trì áp suất khi
Thân lốp
bên trong

13
Chia sẻ với thân lốp lực tác dụng lên lốp xe,
duy trì tính bền vững, có sức ảnh hưởng
Lớp chịu tải
quan trọng đến cảm giác ngồi trên xe, khả
năng đổi phương hướng
Là tầng vải poly tăng cường nhằm tránh
làm cho belt bị biến dạng khi chịu tác dụng
Sợi buộc
của lực ly tâm khi xe chạy, nâng cao tính
bền vững
Bảo vệ thân lốp không bị lực bên ngoài tác
động trực tiếp, thông qua bộ phận tanh lốp,
Hông lốp
chuyển hết những lực chuyển hướng của
lốp xe đến vị trí trung tâm của mặt lốp
Màng nội bộ Phòng tránh lốp xe bị xì hơi
Quyết định độ cứng của phần hông, ảnh
Cao su tam giác hướng đến cảm giác ngồi trên xe và khả
năng chuyển hướng
Cố định lốp xe vào niềng xe, chịu tải trọng,
Vòng thép của tanh lốp chuyển lực làm bánh xe quay hoặc thắng
dừng lại, chuyển hướng
Bổ sung tăng cường cho bộ phận tiếp xúc
Má tiếp vành
của tanh lốp với niềng xe

14
2.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất lốp xe bán thép PCR

Có 5 giai đoạn chính:

Hóa chất Nguyên liệu Tanh trần


cao su

Trộn luyện

Ép đùn Cán tráng Tanh lốp

Cắt vải

Thành hình

Lưu hóa

Kiểm tra Lỗi Sửa lỗi

Đạt Không đạt Phế


Lốp xe

Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất lốp bán thép PCR

Mục đích của từng giai đoạn:

Luyện su: Để cao su trong các bộ phận của lốp xe đạt được những đặc tính như mong
muốn, các chất được trộn luyện một cách đều đặn (nguyên vật liệu và xúc tác)

15
Bán thành phẩm gồm các công đoạn:

+ Công đoạn ép đùn: Ép nguyên liệu su thành những bán thành phẩm có độ rộng và dày
nhất định dựa vào mục đích và yêu cầu sử dụng

+ Công đoạn tanh lốp: Quấn sợi thép đã được phủ cao su thành hình dạng nhất định sau đó
dán cao su tam giác lên

+ Công đoạn cán tráng: Phủ 1 lớp cao su có độ dày nhất định lên lớp vải sợi poly

+ Công đoạn cắt vải: Căn cứ vào độ rộng và góc độ quy định để cắt và quấn lại

Thành hình: Dán tát cả các bán thành phẩm theo thứ tự quy định để tạo thành phôi lớp

Lưu hóa: Đặt phôi lốp vào khuôn, dưới thời gian, áp suất và nhiệt độ nhất định sẽ tạo ra
phản ứng hóa học → lốp xe

Kiểm tra: Kiểm tra bằng mắt hoặc bằng thiết bị nhằm đảm bảo tính chất của lốp xe

16
CHƯƠNG 3 NGUYÊN LIỆU - QUY TRÌNH CHUNG VỀ CHẾ TẠO LUYỆN SU
TẠI NHÀ MÁY SAILUN VIỆT NAM.

3.1 Tổng thể khu vực chế tạo luyện su

Khu vực luyện su giai đoạn 1 tại nhà máy Sailun Việt Nam có 4 tầng:

+ Tầng 1: Khu vực luyện hở, ép đùn, cán tấm, chứa cao su Q

Hình 3.1: Tầng 1 tòa nhà luyện su

+ Tầng 2: Nạp liệu vào bồn luyện kín (máy luyện kín) và kho chứa cao su A

17
Hình 3.2: Tầng 2 tòa nhà luyện su

+ Tầng 3: Hệ thống cân, chứa bột liệu, hóa chất và dầu

Hình 3.3: Tầng 3 tòa nhà luyện su


+ Tầng 4: Kho chứa than đen và đổ liệu than đen

Hình 3.4: Tầng 4 tòa nhà luyện su

18
Ngoài ra còn có phòng ca trưởng, văn phòng bộ phận chế tạo luyện su, phòng kiểm
tra nhanh B/T, hệ thống than máy vận chuyển hóa chất, pallet,…

Trong khu vực chế tạo luyện su hiện có 4 máy sản xuất cao su A với các mã hiệu
máy (A1201, A1301, A1401, A1701), 2 máy sản xuất cao su Q (A1501, A1701) và một
máy sản xuất cao su cục lên cao su Q không qua gián đoạn ở cao su A (A1101)

3.2 Nguyên liệu

3.2.1 Mã kí tự nguyên liệu được sử dụng tại nhà máy

Bảng 3.1: Mã kí tự nguyên liệu được sử dụng tại nhà máy

Kí tự Nguyên liệu Ví dụ Tên


A Cao su thiên nhiên 1A191, 1A291,.. RSS3, SVR 3L,…
B, C, D Cao su tổng hợp 1C126, 1D136 SBR1712, Br-IIR6222,..
Cao su butyl thân thiện với môi
E Cao su tái sinh 1E200
trường
F Than đen 1F155, 1F550,.. N155, N550,...
K Chất xúc tác 1K901, 1K206,… DPG, TBBS,..,
N Chất bảo vệ 1N101, 1N121,.. 6PPD, TMQ,…
M Chất hoạt tính 1J210, 1J213,… OT10, OT20,…
Lưu huỳnh không hòa tan HDOT
J Lưu huỳnh 1J231
20/OT 20

P Chất tăng dính 1P304, 1P305,.. TYC-0411/T5600, TYC-0413,..

Q Chất kết dính 1Q108, 1Q322,… RA-65, SL-30221,…


(40%DBD)p-40, (20%DBD)p-
T Chất hỗ trợ gia công 1T141, 1T121,..
20,..
L Chất ngừa cháy xém 1L101,.. CTP,…
Couping Agent Si69/(MB-69),
H Chất độn 1H111, 1H241,..
Reg-Silica Z175/833R,…

19
U Dầu 1U105, 1U107,… TDAE, napthenic nặng V700
G Màu sắc 1G106, 1G319,.. TiO2, sắc tố lục lam 462

3.2.2 Cao su

Hiện tại nhà máy sử dụng chủ yếu 3 loại cao su nguyên liệu là:

+ Cao su thiên nhiên: SVR 10, RSS3,..

Hình 3.5: Cao su định chuẩn CSR 10 Hình 3.6: Cao su định chuẩn SVR 10

+ Cao su tổng hợp: Cao su butyl, cao su SBR

Hình 3.7: Cao su SBR 1502 Hình 3.8: Cao su SBR 1712

+ Cao su phức hợp: Cao su công đoạn sau trả về

20
Hình 3.9: Thế phản hồi

Nguyên liệu cao su đóng vai trò là chất nền, chiếm khối lượng nhiều nhất trong lốp xe. Hầu
như quyết định tính chất của lốp xe.

Tùy thuộc vào vị trí của su tấm trong lốp xe mà nhà máy sẽ lựa chọn các loại cao su nguyên
liệu khác nhau:

Bảng 3.2: Một số mã cao su dùng cho các vị trí trong lốp xe

Mã hiệu su Vị trí Loại cao su


Hung khói, RSS3
AQT Su chính Hỗn hợp SVR10 và
SBR1712
Mặt lớp
AQU Su đáy SVR10
SVR10 (cán sợi thép,
AQC Su dán
still core)
AQS Su chính SVR10
AQB Su mài mòn SVR10 (cán tanh lốp)
Hông lớp
SVR10 (cán sợi poly,
AQC Su dán
sợi nylon)
AQB Tanh trần Su phủ tanh SVR10, SBR1502
AQH Màng nội bộ Su kín khí Cao su butyl

21
3.2.3 Bột liệu – dầu

Các dạng bột liệu và dầu có hệ thống bồn chứa và được cân hoàn toàn tự động.

Bảng 3.3: Bột liệu

Phân loại Tên Đặc điểm


Acid stearic Dạng bột màu trắng
ZnO Dạng bột màu trắng
(40%DBD)p-40 Dạng viên, màu xanh đậm
Bột liệu
(chất cách mạch) hoặc dạng phiến màu xám
Couping Agent
Dạng bột màu đen
Si69/(MB-69),…
Aromatic
Dạng sánh, điều kiện bảo
Dầu TDAE
quản 70℃
Dầu napthenic nặng

Hình 3.10: Than Hình 3.11: Dầu

3.2.4 Hóa chất

Hóa chất được sử dụng tại nhà máy Sailun chia ra làm 2 loại, hóa chất cao su A và hóa
chất cao su Q.
22
Bảng sau đây liệt kê một số loại hóa chất tại nhà máy:

Bảng 3.4: Một số hóa chất cao su A

Tên Đặc điểm


TMQ Dạng hạt, màu hổ phách
6PPD Dạng hạt, màu nâu đậm
DPG Dạng bột, màu trắng
PRI-100 Dạng hạt, màu vàng đậm
CSR 300 Dạng hạt, màu hổ phách
Su A PTPD Dạng phiến, màu đen nhạt
SL - Co2,5 Màu tím
HT – 1005 Màu nâu
Peptizer A Màu vàng nhạt
Butyl phenol
Màu xám
acetylen resin
Sino legend Dạng hạt, màu vàng

Bảng 3.5: Một số hóa chất cao su Q

Tên Đặc điểm


HMT Dạng bột, màu trắng
Vulcuren 9188 Dạng bột, màu vàng nhạt
6PPD Màu nâu đậm
CBS Màu hơi vàng
Su Q ZBEC Màu trắng
ZnO Màu trắng
CTP Dạng kết tinh, màu trắng
TBBS Dạng trụ, màu trắng
HMMM Dạng bột, màu trắng
DCBS Dạng viên, hơi vàng

23
Vultac-5 Màu vàng nhạt
MBTS Dạng bột, màu vàng

Hình 3.12: Một số loại hóa chất lưu trữ

24
Hình 3.13: Hóa chất cao su Q

25
Hình 3.14: Hóa chất cao su A

3.3 Quy trình chế tạo luyện su

Trong quy trình chế tạo luyện su, công đoạn luyện kín đóng vai trò quan trọng nhất trong
quy trình.

3.3.1 Tìm hiểu về công nghệ luyện kín

3.3.1.1 Luyện kín là gì ?

Luyện kín là quá trình công nghệ sản xuất cao su bằng cách sử dụng cao su luyện
dẻo hoặc cao su có độ dẻo nhất định đem trộn với các chất trộn dựa theo tỉ lệ công thức
trong bảng thi công dưới tác dụng của lực cơ học.

26
Hình 3.15: Hệ thống lò luyện kín

3.3.1.2 Mục đích của quá trình luyện kín

+ Tạo ra loại cao su có tính năng vật lý cơ học đồng nhất, đạt được yêu cầu về thiết lập
công thức

+ Cải thiện công nghệ gia công cao su, đáp ứng yêu cầu gia công

+ Giảm chi phí, đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm, đảm bảo tính năng sử dụng của lốp
xe

+ Nâng cao tính năng của sản phẩm

27
3.2.1.3 Yêu cầu chất lượng của cao su trộn luyện

+ Đảm bảo các chỉ tiêu kiểm tra nhanh của cao su đều đạt (phòng B/T kiểm tra theo tiêu
chuẩn BATCH của tập đoàn) (tham khảo phụ lục 1,2,3)

+ Các chất phối trộn phân tán đồng đều, tránh hiện tượng đóng cục hóa chất

+ Phải làm cho cao su sống và hình thành một lượng cao su liên kết, các kết quả gia cường
đều tốt (MH, ML)

3.3.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công đoạn luyện kín

+ Dung tích hệ số trộn luyện: Được xác định dựa vào công thức cao su, đặc điểm máy
luyện kín, phương pháp trộn luyện, điều kiện công nghệ. Thông thường cao su tổng hợp là
0,6 – 0,7, cao su thiên nhiên (cao su NR) là 0,7 – 0,8. Dung tích quá lớn thì ram đè xuống
sẽ khó, độ đều đặn của cao su trộn luyện sẽ giảm, dẫn đến hiện tượng cao su sẽ cháy hay
là trộn luyện quá mức

+ Thứ tự thêm liệu: Trong đó thứ tự thêm liệu và thời gian thêm cao su sống, than đen và
dầu, căn cứ vào công thức

+ Áp lực Ram: Áp lực Ram máy luyện kín tốc độ chậm là 0,3 – 0,6 Mpa (Su cuối – su Q),
tốc độ vừa và nhanh là 0,6 – 0,8 Mpa (Su công đoạn – su A) . Tối đa là 1 Mpa. Nếu áp lực
Ram lớn, gây khó khăn cho trục quay dẫn tới độ đồng đều của cao su không đạt yêu cầu

+ Vận tốc trục: Nâng cao vận tốc trục có thể rút ngắn chu kì trộn luyện. Tốt nhất sử dụng
máy luyện kín có từ 2 vận tốc trở lên. Khi mới trộn luyện thì cho trục xoay nhanh, duy trì
nhiệt độ cao nhằm mục đích tăng tốc độ phản ứng (tốc độ ăn hóa chất của cao su) rồi hạ
dần.

+ Nhiệt độ thải su: Cao su A chứa cobalt thì kiểm soát nhiệt độ thải su ≤ 150℃, nếu lớn
hơn sẽ làm cho cao su dính dưới nóc xà dưới (cửa xả liệu), nhiệt độ tối đa là 185℃, vượt
ngưỡng nhiệt độ này sẽ làm cho cao su bị lão hóa, giảm tính năng do tăng sự đứt gãy của
các phân tử cao su. Ngoài ra trong cao su Q còn chứa lưu huỳnh, nên kiểm soát nhiệt độ
thải su khoảng 105℃ tránh hiện tượng lưu hóa cao su.

28
+ Thời gian trộn luyện: Thời gian trộn luyện quá dài → trộn luyện quá mức → tính năng
cao su kém → chống lão hóa kém. Thời gian trộn luyện ngắn dẫn đến chất phối trộn phân
tán không đều. Sản phẩm bất lợi về mặt cơ tính.

3.4 Thiết bị sử dụng trong công đoạn chế tạo luyện su

3.4.1 Hệ thống phụ trợ trên

Hệ thống phụ trợ trên gồm có hệ thống cân và bơm tự động, hệ thống bồn chứa dầu, hóa
chất, bột liệu và cao su với các vai trò khác nhau. Tất cả các hệ thống cân tự động được
kiểm tra bằng các quả tạ có độ chính xác cao.

+ Hệ thống cân và bơm than tự động: Than đen trong bồn chứa than đen thông qua trục vít
đưa tới cân than đen tiến hành cân dựa vào công thức đã cài đặt trước. Hệ thống cân và
bơm tự động được kiểm soát chặt chẻ từ khâu đổ nguyên liệu vào bồn và hệ thống cân được
kiểm tra định kì

Hình 3.16: Cân than

+ Hệ thống chứa dầu: Dầu đưa tới cân dầu tự động của máy, dựa vào công thức đã cài đặt
loại nào và trọng lượng tiến hành cân tự động, cân dầu cần được giữa nhiệt, đảm bảo dầu
được cân chính xác. Nhiệt độ bồn chứa dầu được cài đặt cho tất cả các loại dầu là 70oC
± 5℃

29
Hình 3.17: Bồn chứa dầu

Hình 3.18: Bảng điện tử thể hiện nhiệt độ bảo quản dầu

30
+ Hệ thống cân bột liệu tự động: Dựa vào công thức đã cài đặt trước, được cân tự động.

Hình 3.19: Bồn chứa bột liệu dạng rắn

+ Hệ thống cân hóa chất tự động: Hóa chất được quét tem đổ vào bột liệu tương ứng, dựa
vào công thức cài đặt loại hóa chất và trọng lượng để cân tự động

Hình 3.20: Bồn chứa hóa chất Q Hình 3.21: Bồn chứa hóa chất A

31
Hình 3.22: Bảng điện tử cân hóa chất Hình 3.23: Hệ thống cân hóa chất

+ Hệ thống cân cao su: Cân cao su và chuyển cao su đến băng tải nạp liệu, thực hiện thủ
công.

Hình 3.24: Máy cắt cao su Hình 3.25: Cân cao su trên băng tải

32
Hình 3.26: Hệ thống 2 máy cắt cao su

3.4.2 Hệ thống lò luyện kín

Cấu tạo gồm có: Vách buồng luyện kín, kệ đỡ, trục, cửa xả liệu và miếng niêm phong
chống bụi

Nguyên lí làm việc của lò luyện kín: Cao su và các chất phối trộn được thêm vào lò luyện
kín thông qua phễu nạp liệu hoặc cửa nạp liệu. Sau khi nạp liệu xong thì đóng cửa nạp liệu,
ram trên đè xuống tiến hành cung cấp áp suất thêm cho vật liệu trong buồng luyện kín. Hai
trục trong buồng luyện kín quay hướng vào nhau nhưng với tốc độ khác nhau làm cho vật
liệu cần gia công chui vào giữa khe hở giữa 2 trục và vách buồng luyện kín, khe hở giữa 2
trục, ram trên, cửa xả liệu, cao su chịu tác dụng nhào luyện mạnh như cắt xé, kéo đúc, đảo
trộn, cuộng gập, ma sát,…làm cho nhiệt độ cao su tăng lên, sản sinh các chuỗi oxy hóa,
tăng thêm tính dẻo cho cao su, làm cho các chất phối trộn phân tán đồng đều hơn từ đó đạt
được mục đích trộn luyện hoặc luyện dẻo cần có. Sau khi trộn luyện đều đặn xong thì cửa
xả liệu mở ra, cao su từ cửa xả liệu dưới máy luyện kín xả ra ngoài

33
Thời gian luyện kín tính từ khi cao su và chất phối trộn được cho vào máy luyện kín cho
đến khi cao su trộn luyện kết thúc thải ra ngoài được gọi là chu kì luyện su.

Có 3 khu vực ảnh hưởng đến chất lượng của cao su trộn luyện trong buồng luyện kín:

+ Cửa xả liệu

+ Trục xoay trong buồng luyện kín

+ Vách buồng luyện kín

Tùy theo loại cao su trộn luyện mà nhà máy sẽ cài đặt nhiệt độ của 3 vị trí này tại buồng
luyện kín. Sau 1 quá trình trộn luyện, nhiệt độ 3 khu vực cũng như buồng luyện kín được
làm nguội bằng nước lạnh, khi đạt được nhiệt độ đã cài đặt mới tiến hành cho phép nạp
liệu mới vào buồng luyện, đảm bảo chất lượng của cao su trộn luyện.

Hình 3.27: Lò luyện kín

34
Hình 3.28: Cửa nạp liệu Hình 3.29: Cửa xả liệu

Hạng mục kiểm tra buồng luyện kín:

Bảng 3.6: Hạng mục kiểm soát máy luyện kín

Tần suất
STT Hạng mục Dụng cụ Điều kiện
đo
A(B) < 15,5mm, áp dụng cho
loại hình máy GE320, GK400 Khi thêm
Khe hở giữa cạnh
Thước căn A(B) < 13,5 mm, áp dụng cho mới hoặc
1 trục và buồng
lá loại hình máy GK300N sửa chữa
luyện trước (sau)
A < 11mm, B < 10,5mm, áp lớn
dụng cho loại hình máy BB430
P < 13mm, áp dụng loại hình
Khe hở giữa trục máy GE320 Khi thêm
và trục (gồm trục Thước căn P < 15mm, áp dụng loại hình mới hoặc
2
đồng bộ và lá máy GK400, BB430 sửa chữa
không đồng bộ) P < 10mm, áp dụng loại hình lớn
máy GK300N

35
Vệ sinh máy luyện kín:

Bảng 3.7: Vệ sinh máy luyện kín

Thiết bị Vị trí Chu kì vệ sinh


Máy dùng nước mềm: 1 lần/ 2 năm
Máy luyện kín 3 khu vực
Nước làm lạnh thường: 1 lần/ 1 năm

Thiết bị luyện kín chủ yếu sử dụng tại nhà máy là thiết bị luyện kín GE320, GK400 với
các thông số kỹ thuật như sau:

Bảng 3.8: Thông số kỹ thuật máy luyện kín

Thông số Giá trị


Mã máy GE320 GK400
Hệ số lắp đầy 0,65 0,75
Tốc độ rotor (r/min) 10 – 60 10 – 60
Áp lực ram (Mpa) 0,8 0,6
Nước làm mát (m3/h) 50 40
Áp suất hơi (Mpa) 0,3 0,3
Công suất của động cơ (KW) 1680 2 × 1250

3.4.3 Hệ thống phụ trợ dưới

Hệ thống phụ trợ dưới gồm có: Máy ép đùn, máy luyện hở, máy cán tấm, bồn nước làm
nguội, bồn chứa chất cách ly, dàn treo su, dàn lạnh (làm nguội), máy xếp cao su.

+ Máy ép đùn: Dùng để thải (đùn) cao su từ bên trong máy ép đùn ra ngoài 1 cách nhanh
chống hơn

Thông số kỹ thuật máy ép đùn:

Bảng 3.9: Thông số máy ép đùn

Thông số Giá trị

36
Mã máy XJY-ZS
Trục trước: 416
Đường kính trục vít (mm)
Trục sau: 936
Tốc độ trục vít (r/min) 2,2 – 32
Công suất động cơ trục vít (KW) 160 – 220
Chiều dài của trục vít (mm) 1100 – 1200
Chiều rộng cao su dạng tấm (cm) 750 – 800

Vệ sinh máy ép đùn:

Bảng 3.10: Vệ sinh máy ép đùn

Thiết bị Vị trí Chu kì vệ sinh

Máy ép đùn Trục vít và thân máy 1 lần/1 năm

37
Hình 3.30: Máy ép đùn

+ Máy luyện hở hay máy luyện su dạng hở: Chủ yếu dùng để luyện nóng cao su, ép tấm
và trộn luyện

Hạng mục kiểm soát độ chính xác máy luyện hở cao su:

Bảng 3.11: Kiểm soát độ chính xác máy luyện hở

STT Hạng mục Dụng cụ Tần suất đo


Khe hở trục máy Thước căn lá, miếng chì,
1 1 lần/tháng
luyện hở thước kẹp

Vệ sinh máy luyện hở:

Bảng 3.12: Vệ sinh máy luyện hở

Thiết bị Vị trí Chu kì vệ sinh


Máy luyện hở Quả lô 1 lần/ 1 năm

38
Hình 3.31: Trục lô cán tấm Hình 3.32: Máy luyện hở

+ Bồn chất cách ly: Chứa lượng lớn chất cách ly, chất cách ly được sử dụng tại nhà máy
có 2 dạng, dạng bột và dạng nước. Được pha theo tỷ lệ công thức đã được quy định. Chất
cách ly với vai trò không cho cao su dính vào nhau

Một số chất cách ly và phương pháp pha chất cách ly:

Bảng 3.13: Hướng dẫn pha cách ly

STT Loại chất cách ly Tỉ lệ chất cách ly/nước Máy sử dụng


1 BO_7665-2 20 kg DIP:450L nước Máy cao su Q
2 BARBE 12kg DIP:540L nước Máy cao su A
3 LNS-GF-PRA 18kg DIP:180 – 230L nước Máy cao su A

39
Hình 3.33: Chất cách ly dạng nước Hình 3.34: Chất cách ly dạng bột

Hình 3.35: Bồn nhúng chất cách ly Hình 3.36: In dấu thép

40
Hình 3.37: Lấy mẫu B/T Hình 3.38: Trục lô cán tấm

+ Dàn treo su: Cho chất cách ly không dính vào tấm su nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho
công đoạn làm nguội

41
Hình 3.39: Dàn treo cao su
42
+ Thiết bị làm lạnh cao su tấm: Dùng để làm khô chất cách ly và làm nguội cao su tấm

Hình 3.40: Dàn làm khô

43
+ Thiết bị xếp su: Dùng để xếp cao su trên pallet

Hình 3.41: Hệ thống xếp cao su

44
3.5 Sơ đồ công nghệ xưởng chế tạo luyện su

Bồn đổ liệu than đen: Tồn trữ lượng lớn than đen và lượng nhỏ than trắng, thông
qua thiết bị cẩu trục để đổ than đen vào bồn chứa. Than đen trong bồn chứa than đen được
chuyển động thông qua motor điện dẫn động trục vít để chuyển than đen đến hệ thống cân
ở dàn phụ trợ trên của xưởng luyện kín

Hệ thống cân hóa chất: tự động, chính xác, nhanh chống cân các loại hóa chất cần
thiết cho các loại cao su. Lấy hóa chất đã cân cho vào túi đựng, khi luyện kín cho vào máy
luyện kín để trộn. Hóa chất sau khi cân xong thì bảo quản nhỏ hơn 7 ngày, căn cứ vào năng
lực kiểm soát của nhà máy mà có thể có thời gian bảo quản ngắn hơn, chặt chẻ hơn, hóa
chất quá hạn sử dụng thì phải căn cứ theo ý kiến xử lí của bộ phận KTCL, muối coban còn
thừa phải để nơi tránh ánh sáng, magie oxit còn thừa phải dán kín để bảo quản. Hóa chất
su A dán tem đỏ/hồng, su Q sử dụng tem trắng, phân khu để quản lí.

Hệ thống máy luyện kín: Bao gồm than đen, dầu, bột liệu đã cân sẵn bằng hệ thống
phụ trợ trên, hóa chất đã cân sẵn tại cân hóa chất kết hợp với cao su để cho vào máy luyện
kín để trộn. Hiện nhà máy sử dụng máy luyện kín với trục vít dạng nghiền hoặc trục vít
dạng cắt. Trục vít dạng nghiền có nhiệt độ tăng chậm do ma sát ít hơn, phù hợp để sản xuất
cao su Q.

Hệ thống máy luyện hở (cao su Q): Với sự hỗ trợ của hệ thống rùa đảo. Tùy theo
tính chất của cao su mà người ta sẽ bố trí bao nhiêu máy luyện hở sau công đoạn luyện kín,
nếu cao su cứng, khó gia công, người ta sẽ bố trí 2 hoặc nhiều máy luyện hở sau công đoạn
luyện kín nhằm mục đích cho hóa chất thấm vào mạng cao su, bên cạnh đó còn làm mạng
cao su đứt gãy các liên kết làm cho cao su mềm dẻo hơn. Thời gian luyện hở cũng phụ
thuộc vào tính chất của cao su. Tương tự như máy ép đùn, máy luyện hở sau khi cán tấm
cũng cần in dấu thép gồm mã cao su, ngày, tháng và máy vận hành

Hệ thống máy ép đùn: Hệ thống máy ép đùn được sử dụng là máy ép đùn 2 trục vít,
cao su di chuyển trong máy ép đùn nhờ sự chuyển động của 2 trục vít này. Khi đùn cao su

45
A lưu ý không ngắt đầu, lượng su trong máy phải đảm bảo nhỏ hơn 1,5 xe. Mỗi xe đều phải
in dấu thép, nội dung mã cao su, ngày, tháng và máy vận hành.

Hệ thống cán ra tấm: Cao su sau khi trộn luyện xong thông qua máy ép đùn ra tấm
đến máy cán 2 trục để cán thành tấm, đến bồn làm lạnh (cao su A) đến bồn nhúng chất cách
ly, chuyển tới hệ thống làm lạnh để thổi khô sau đó xếp su (su A lầu 2, su Q lầu 1)

3.6 Công nghệ B/M và công nghệ cán luyện một lần trong chế tạo luyện su

3.6.1 Công nghệ B/M

Công nghệ B/M chia thành trộn luyện tạo cao su A và cao su Q. Tại nhà máy Sailun giai
đoạn 1 chủ yếu sử dụng công nghệ này trong sản xuất cao su tấm.

3.6.1.1 Sản xuất su công đoạn – su A

Lấy cao su sống, than đen, dầu, bột liệu, hóa chất trộn luyện thành cao su A

46
Cao su sống, than đen, dầu, Nguyên vật liệu
bột liệu

Máy phụ trợ trên – cân băng Cân thủ công


tải

Máy luyện kín

Máy ép đùn – trục vít đôi

Cán tấm

In dấu thép

Nhúng chất cách ly

Làm nguội

Xếp su

Sơ đồ 3.1: Sản xuất su công đoạn – su A

47
Nhiệt độ bảo quản cao su A là 20 – 50oC

Độ dày 6 – 10mm

Thời giạn sử dụng 60 ngày kể từ ngày sản xuất

Sau khi sản xuất cao su A, không được sản xuất cao su Q ngay, phải có thời gian cách
tiếng. Vì sau một loạt các quá trình trộn luyện, cán trộn, bề mặt cao su đã tích một phần
điện tích, nếu sản xuất cao su Q ngay sẽ gây cháy cao su.

Sau khi su A hoàn tất các công đoạn sản xuất và được lưu trữ tại lầu 2 của xưởng luyện su.
Và được ghi các kí tự theo quy định của nhà máy

Ví dụ A2S123S004 hoặc A2S123S0040910A1201

Giải thích mã kí tự như sau:

+ A: Là cao su A

+ 2: Cao su giai đoạn 2

+ S123: Mã cao su

+ S: Cao su chính qui, có công thức hoàn chỉnh và ổn định

+ 004: Số thứ tự

+ 0910: Tháng, ngày sản xuất

+ A: Ca sản xuất

+ 1201: Máy sản xuất

48
3.6.1.2 Sản xuất su cuối – su Q

Cao su A

Cân cao su – băng tải Lưu huỳnh, chất xúc tác,


chất chống tự lưu

Máy luyện kín

Máy luyện hở

In dấu thép

Cán tấm

Phòng B/T

Nhúng chất cách ly

Làm nguội

Xếp su

Sơ đồ 3.2: Sản xuất su cuối - su Q

Nhiệt độ bảo quản là 20 – 40oC

49
Độ dày 5 – 8mm

Hạn sử dụng 30 ngày

Sau khi sản xuất cao su Q, phòng B/T sẽ kiểm tra chất lượng tấm su (ML, MH, ML (1+4),
t5, t30, t90) và trả kết quả cho bộ phận phát liệu suất sang công đoạn sau. Nhân viên kỹ thuật
chất lượng của công đoạn chịu trách nhiệm cho ý kiến các lot cao su có số liệu bất thường

Tương tự như cao su A, cao su Q sau khi được tạo ra cũng được đánh số các mã kí tự

Ví dụ: AQP165S001 hay AQP165S0010910A1501

Giải thích mã kí tự như sau:

+ AQ: Là cao su Q

+ P165: Mã nguyên liệu cao su

+ S: Cao su chính qui, có công thức hoàn chỉnh và ổn định

+ 001: Số thứ tự

+ 0910: Tháng, ngày sản xuất

+ A: Ca sản xuất

+ 1501: Máy sản xuất

3.6.2 Công nghệ cán luyện một lần

Công nghệ trộn luyện qua nhiều giai đoạn chủ yếu làm đứt gãy liên kết chuỗi phân
tử cao su nhờ vào sự nhiệt phân khi oxy hóa ở nhiệt độ cao, còn lực cắt xé cơ học chủ yếu
là yếu tố phụ

Công nghệ trộn luyện một lần nhiệt độ thấp sử dụng phương pháp trộn luyện chỉ 1
giai đoạn tại máy luyện kín thêm lưu huỳnh tại máy luyện hở, tăng cường lực cắt xé cơ học
đối với cao su, giảm bớt tác động nhiệt phân khi oxy hóa ở nhiệt độ cao

Công nghệ trộn luyện một lần nhiệt độ thấp là một cuộc cách tân kỹ thuật trong lĩnh
vực luyện su có nhiều lợi thế hơn so với công nghệ trộn luyện qua nhiều giai đoạn, nâng

50
cao hiệu suất sản xuất, tính năng vật lý của cao su thuộc hạng ưu, chịu mài mòn tốt, đạt
được những cải tiến về tính chất sản phẩm

Tuy nhiên công nghệ cán luyện một lần yêu cầu chi phí đầu tư cao, do lưu huỳnh
thêm trực tiếp vào công đoạn luyện hở nên hóa chất dễ rơi ra ngoài, đây là nhược điểm lớn
nhất và có ảnh hưởng lớn nhất của công nghệ này, một số cao su có tính dính tốt thường
dính vào băng chuyền.

Tại nhà máy Sailun giai đoạn 1, có 1 máy sử dụng công nghệ cán luyện một lần.
Người ta bố trí 6 máy luyện hở sau công đoạn luyện kín và ép đùn, với hệ thống cân hóa
chất thông minh và hoàn toàn tự động. Hóa chất sử dụng tại máy này là hóa chất dạng viên,
được xử lý ở khu vực cân hoàn chất tách biệt với các máy còn lại.

51
Quy trình sản xuất theo công nghệ cán luyện một lần:

Cao su sống

Cân băng tải Hệ thống cân hóa chất

Luyện kín

Ép đùn

Luyện hở Luyện hở Luyện hở Luyện hở Luyện hở Luyện hở


1 2 3 4 5 6

In dấu thép
Ra tấm

Phòng B/T
Làm lạnh – quạt thổi

Xếp su

Sơ đồ 3.3: Sản xuất su tại máy A1101

52
Hình 3.42: Cấp liệu hóa chất

Hình 3.43: Phối trộn hóa chất

53
Hình 3.44: Luyện hở

3.7 Những lỗi thường gặp và phương pháp xử lí

3.7.1 Trong nguyên liệu cao su thiên nhiên

Bảng 3.14: Xử lý lỗi cao su nguyên liệu

Vấn đề
STT Nguyên nhân Hậu quả Đối sách
thường gặp
Hàm lượng nước cao Làm cho cao su Trộn tỉ lệ 1:1 với
Đốm ẩm/su
trong cao su thiên khó ăn được than cao su cùng loại,
1 sống/điểm
nhiên tạo thành các đen nâng nhiệt độ thải
trắng
đốm su
Trong phân tử polymer Không bị hòa tan
2 Su gel đã hình thành 1 phần trong dung môi,
liên kết ngang trong quá trình gia

54
công không ăn bột
liệu, không phân
tán
Do sấy khô không hoàn Trên bề mặt tấm Phơi nắng hoặc
toàn hoặc quá trình vận su xuất hiện đốm sấy, trộn tỉ lệ 1:1,
Đốm mốc/lên
3 chuyển tích trữ lượng mốc màu trắng, công nhân tiến
mốc
ẩm cao, thông gió xanh, vàng, hành xử lý, hiện
không tốt đen,… trường dùng thử
Lẫn sỏi đá, kim loại Bán thành phẩm Dùng trong mặt
dễ bị đứt gãy, tạo lốp toàn thép, nếu
4 Tạp chất thành lỗi FM, hao hàm lượng tạp
mòn thiết bị chất ≥ 20% báo
RD xử lý
Bị hao hụt dưới tác Ảnh hưởng đến ≤ 20% dùng
dụng của áp lực trục và tính năng gia công trong thân lốp, lớp
nhiệt độ của cao su, khi belt
trộn luyện chất
Hàm lượng phối trộn bị kết
5
chất bay hơi cục khó phân tán, ≥ 20% lấy 10
cán tráng, ép đùn, mẫu/200 tấn, báo
lưu hóa dễ bị bọt RD xử lý
khí

3.7.2 Trong quy trình chế tạo luyện su

Bảng 3.15: Xử lý lỗi trong quy trình chế tạo luyện su

Vấn đề
STT Nguyên nhân Hậu quả Đối sách
thường gặp

55
+ Nhiệt độ gia công
+ Tính lưu động
hoặc nhiệt độ đặt + Giảm nhiệt độ,
giảm, bề mặt sần
để/chất xếp su cao thời gian gia công
sùi, ảnh hưởng đến
+ Thời gian gia công + Xác định nhiệt độ
tính đồng nhất về
Thời gian dài, hiệu quả làm nước làm lạnh
mức độ lưu hóa,
1 cháy xém lạnh không đủ + Xác định nhiệt độ
thời gian lưu hóa
ngắn (t5) + Không sử dụng dùng chất tự lưu
chính bị mất cân
chất chống tự lưu + Xác nhận hạn sử
bằng giữa các bán
hoặc sử dụng quá ít dụng và môi trường
thành phẩm với
+ ML (1+4) cao, xúc tồn trữ
nhau
tác bị ẩm
+ Hao tốn nhiều
+ Dùng chất tự lưu
năng lượng cần cho
quá nhiều
lưu hóa + Xác định lượng
+ Sử dụng sai chủng
Thời gian + Tăng nguy cơ bị chất tự lưu cần thiết
loại xúc tác
2 cháy xém quá lỗi MC + Sử dụng cẩn thận
+ Bản thân độ nhớt
dài (t5) + Thời gian lưu hóa trong lựa chọn xúc
của cao su sống hoặc
dài ảnh hưởng đến tác
nguyên liệu biến
tình đồng nhất về
động
mức độ lưu hóa
+ Cao su thiên
+ Nhiệt độ ép
+ Cao su sống có độ nhiên sử dụng kèm
đùn/cán tráng/ trộn
nhớt cao nhiều lo với nhau
Độ nhớt luyện cao, tốn
+ Số lần trộn luyện để loại bỏ ảnh
3 Mooney quá nhiều năng lương
không phù hợp hưởng giữa các lô,
cao + Ép đùn dễ bị tách
+ Nhiệt độ trộn luyện trước khi sử dụng
biên, tỷ lệ thay đổi
quá thấp phải xác định đột
kích thước lớn
nhớt Mooney

56
+ Thời gian nhiệt độ + Thao tác cán thông qua thí
sấy su chưa đạt yêu tráng gặp khó khăn, nghiệm
cầu tỷ lệ co rút cao su + Xác định số lần
lớn, cao su thẩm trộn luyện phù hợp
thấu vào khe hở sợi
thép kém, dẫn tới
hiện tượng tách sợi
+ Do cao su (nơi sản
xuất, tuổi thọ cây, + Tính ổn định kích
phương thước gia thước bán thành
+ Tối ưu hóa công
công) phẩm giảm, dễ bị
nghệ
+ Số lần trộn luyện biến dạng, trọng
Độ nhớt + Sử dụng nhiều lô
quá nhiều lượng không đạt
4 Mooney quá cao su khác nhau
+ Nhiệt độ trộn luyện + Không có lợi cho
thấp + Xác định số lần
cao trong thời gian phân bố cao su
trộn luyện phù hợp
dài trong lốp xe
+ Dùng chất cách + Tính năng cao su
mặt nhiều giảm
+ Sai chất độn
+ Khối lượng chất + Xác định khối
độn không đúng theo lượng cân nguyên
yêu cầu trong tiêu liệu có cần tính
+ Độ cứng cao,
chuẩn chính xác không
Moment xoắn cường độ kéo giãn
6 + Chủng loại độn + Xác nhận sự thay
cao (MH cao) và ứng lực kéo giãn
không phù hợp đổi nhà cung ứng
sẽ bị ảnh hưởng
+ Lượng dầu hoặc nguyên liệu
chất tăng dẻo không + Chủng loại hóa
phù hợp chất lưu hóa sử

57
dụng có chính xác
không
+ Xác định chính
+ Sử dụng sai chủng xác chất lưu hóa
loại/khối lượng chất + Bị lỗi lưu hóa cần sử dụng
5 T90 quá dài lưu hóa chưa đủ (MC) hoặc + Không thường
+ Thay đổi nhà cung bị lưu hóa quá mức xuyên thay đổi nhà
ứng cung ứng

+ Cẩn trọng trong


+ Nguyên liệu thêm + Ảnh hưởng đến
việc thêm liệu
7 Tỷ trọng sót/nhiều hơn độ cứng và lực kéo
+ Thao tác chuẩn
+ Có bóng khí giãn
hạn chế bóng khí

3.7.3 Một số lỗi tại hiện trường

Bảng 3.16: Xử lý lỗi tại hiện trường

STT Vấn đề Nguyên nhân Đối sách


Cho cắt su cháy, báo QC xác nhận.
Do thời gian luyện
1 Su cháy Sau đó cho trộn luyện theo bảng trộn
kín/luyện hở quá dài
luyện cao su lỗi
Do trong cao su thiên Cho rà kim loại thủ công, cắt bỏ phần
Su lẫn kim nhiên có kim loại hoặc cao su có kim loại, báo QC xác nhận.
2
loại trong quá trình thao tác Sau đó cho trộn luyện theo bảng trộn
lẫn kim loại luyện cao su lỗi
Do tổ sản xuất chậm trễ
KTCL cho ý kiến, tiến hành trộn theo
3 Su quá hạn sử dụng hoặc su không
bảng trộn luyện cao su lỗi
còn kế hoạch

58
1. Phòng B/T kiểm tra lại cao su theo
ý kiến của chuyên viên KTCL
Su không ML, MH, ML (1+4)
4 2. Nếu su vẫn tiếp tục không đạt yêu
đạt không đạt yêu cầu
cầu thì trộn luyện lại ML cao trộn với
ML thấp,…
1. Tiến hành đo nhiệt độ bằng tay xác
định nguyên nhân do thiết bị hay do
cao su
Cảm biến 2. Nếu do thiết bị, báo thiết bị xử lý
nhiệt tại 3. Nếu do cao su, cho ngừng sản xuất
5 Do thiết bị hoặc cao su
buồng luyện mã cao su đó, tiến hành bảo lưu cao su
kín lỗi, đổi mã cao su khác.
4. Nếu nhiệt độ tại buồng luyện kín và
tại máy tính trùng khớp thì tìm nguyên
nhân khác (nhiệt độ liệu cao,…)
Su ở công đoạn sau quá
Thế phản hạn hoặc gặp một số lỗi Loại bỏ tác nhân. Trộn theo hướng
6
hồi không mong muốn (kim dẫn của bảng trộn luyện cao su lỗi
loại, tạp chất)
Bột liệu bị Do công nhân hoặc do Trộn theo hướng dẫn của bảng trộn
7
hết (than,..) đường ống bị tắc nghẽn luyện cao su lỗi
Bề mặt cao
Làm khô không đủ, su Cho công nhân lao chất cách ly, báo
su dính
8 trên dàn treo cao su không QC xác nhận, nếu các tiêu chí khác
nhiều cách
đủ thời gian đạt tiến hành xuất sang công đoạn sau
ly
Sai/thiếu Do thao tác của công Trộn theo hướng dẫn của bảng trộn
9
dấu thép nhân luyện cao su lỗi

59
Do thiết bị, ram cung cấp Trộn theo hướng dẫn của bảng trộn
10 Cao su sống
không đủ luyện cao su lỗi

Hình 3.45: Su cháy Hình 3.46: Su quá hạn

60
Hình 3.47: Su cán mỏng Hình 3.48: Su dính

61
Hình 3.49: Su lẫn kim loại Hình 3.50: Su phản hồi

62
CHƯƠNG 4 ĐƠN PHỐI LIỆU SẢN XUẤT MỘT SỐ LOẠI MÃ CAO SU

4.1 Đơn phối liệu và một số thông số sản xuất cao su mã AQU473S003

4.1.1 Đơn phối liệu

Bảng 4.1: Đơn phối liệu sản xuất AQU473S003

Mã su Mã nguyên liệu Tên nguyên liệu Khối lượng (kg)


1A341 SVR 10 222
1T141 (40% DBD)p-40 0,6
1T121 (20% DBD)A86 0,16
A1U473S003
1M105 ZnO (oxit kẽm) 11,1
1M308 SA1801/SA1840/800T 5,55
1F330 N330 79,9
A1U473S003 289,3
1N101 6PPD 4
1N201 General wax 672S 2
A2U473S003
1N121 TMQ 2
1H251 955/975 20
1H111 Couping Agent Si69/(MB-69) 6
A3U473S003 A2U473S003 360
A3U473S003 220,2
Lưu huỳnh không hòa tan
1J213 3,406
AQU473S003 HDOT 20/OT 20
1K206 TBBS 1,362
1L101 CTP 0,341

4.1.2 Đồ thị biểu diễn quá trình luyện kín

Đồ thị biểu diễu quá trình sản xuất 1 xe cao su A1U473S003:

63
Hình 4.1: Đồ thị luyện kín 1 xe cao su A1U473

Thông số trong quá trình sản xuất 1 xe cao su A1U473S003:

Bảng 4.2: Một số thông số công nghệ sản xuất A1U473

Yếu tố Giá trị Đơn vị


Thời gian luyện kín 115 - 125 giây
Nhiệt độ tối đa 178 o
C
Áp lực ram 1 0,55 Kpa
Áp lực ram 2 0,55 Kpa
Áp lực ram 3 0,55 Kpa
Tốc độ rotor 1 55 Rpm
Tốc độ rotor 2 55 Rpm
Tốc độ rotor 3 50 Rpm
Nhiệt độ 3 vị trí: cửa xả
o
liệu, vách buồng luyện 30/30/30 C
kín/ rotor

Đồ thị biểu diễu quá trình sản xuất 1 xe cao su A2U473S003:

64
Hình 4.2: Đồ thị luyện kín 1 xe cao su A2U473

Thông số trong quá trình sản xuất 1 xe cao su A2U473S003:

Bảng 4.3: Một số thông số công nghệ sản xuất A2U473

Yếu tố Giá trị Đơn vị


Thời gian luyện kín 85 - 95 Giây
Nhiệt độ luyện kín tối đa 160 o
C
Áp lực ram 1 0,55 Kpa
Áp lực ram 2 0,55 Kpa
Tốc độ rotor 1 40 Rpm
Tốc độ rotor 2 40 Rpm
Nhiệt độ 3 vị trí: cửa xả
o
liệu, vách buồng luyện 30/30/30 C
kín/ rotor

Đồ thị biểu diễu quá trình sản xuất 1 xe cao su A3U473S003:

65
Hình 4.3: Đồ thị luyện kín 1 xe cao su A3U473

Thông số trong quá trình sản xuất 1 xe cao su A3U473S003:

Bảng 4.4: Một số thông số công nghệ sản xuất A3U473

Yếu tố Giá trị Đơn vị


Thời gian luyện kín 75 – 95 Giây
Nhiệt độ luyện kín 160 o
C
Áp lực ram 1 0,55 Kpa
Áp lực ram 2 0,55 Kpa
Tốc độ rotor 1 45 Rpm
Tốc độ rotor 2 40 Rpm
Nhiệt độ 3 vị trí: cửa xả
o
liệu, vách buồng luyện 30/30/30 C
kín/ rotor

Đồ thị biểu diễu quá trình sản xuất 1 xe cao su AQU473S003:

66
Hình 4.4: Đồ thị luyện kín 1 xe cao su AQU473

Thông số trong quá trình sản xuất 1 xe cao su AQU473S003:

Bảng 4.5: Một số thông số công nghệ sản xuất AQU473

Yếu tố Giá trị Đơn vị


Thời gian luyện kín 90 - 105 giây
Nhiệt độ luyện kín 110 o
C
Áp lực ram 1 0,36 Kpa
Áp lực ram 2 0,36 Kpa
Áp lực ram 3 0,36 Kpa
Tốc độ rotor 1 31 Rpm
Tốc độ rotor 2 31 Rpm
Tốc độ rotor 3 31 Rpm
Thời gian luyện hở 880 - 950 0.1s
Nhiệt độ 3 vị trí: cửa xả
o
liệu, vách buồng luyện 30/30/30 C
kín/ rotor

Một số thông số kiểm tra nhanh tại phòng B/T

67
Bảng 4.6: Các tiêu chí và giới hạn đánh giá kiểm tra nhanh B/T

Tiêu chí Giới hạn trên Giới hạn dưới


ML 1,3 2,1
MH 11 15
ML (1+4) 41 51
T5 15 25
T30 42 54
T90 75 95

4.2 Đơn phối liệu và một số thông số sản xuất cao su mã AQS123S029

4.2.1 Đơn phối liệu

Bảng 4.7: Đơn phối liệu sản suất AQS123S029

Mã nguyên Khối lượng


Mã su Tên nguyên liệu
liệu (kg)
1A341 SVR 10 114
1B202 RM-BR(EP) (BR9000/KBR01) 76
1U105 TDAE 8,75
1T141 (40%DBD)p-40 0,2
1M105 Oxit magie 5,25
1M308 Acid stearic 3,5
A1S123S029 1F330 N330 9,1
1N101 6PPD 6,65
1N121 TMQ 2,85
1N201 General wass 6728 2,85
1P106 PRI-100 6,65
Nhựa alkyd phenol formaldehyde
1P311 2,85
SL1801
A2S123S029 A1S123S029

68
A2S123S029 226,6
1J105 Bột lưu huỳnh 2,35
AQS123S029
1K206 TBBS 0,914
1L101 CTP 0,08

4.2.2 Đồ thị biểu diễn và một số yếu tố công nghệ của quá trình

Đồ thị biểu diễu quá trình sản xuất 1 xe cao su A1S123S029:

Hình 4.5: Đồ thị luyện kín 1 xe cao su A1S123

Thông số trong quá trình sản xuất 1 xe cao su A1S123S029:

Bảng 4.8: Một số thông số công nghệ sản xuất A1S123

Yếu tố Giá trị Đơn vị


Thời gian luyện kín 115 – 125 Giây
Nhiệt độ tối đa 190 o
C
Áp lực ram 1 0,55 Kpa
Áp lực ram 2 0,55 Kpa
Áp lực ram 3 0,55 Kpa
Tốc độ rotor 1 50 Rpm
Tốc độ rotor 2 50 Rpm

69
Tốc độ rotor 3 50 Rpm
Nhiệt độ 3 vị trí: cửa xả
o
liệu, vách buồng luyện 30/30/20 C
kín/ rotor

Đồ thị biểu diễu quá trình sản xuất 1 xe cao su A2S123S029:

Hình 4.6: Đồ thị luyện kín 1 xe cao su A2S123

Thông số trong quá trình sản xuất 1 xe cao su A2S123S029:

Bảng 4.9: Một số thông số công nghệ sản xuất A2S123

Yếu tố Giá trị Đơn vị


Thời gian luyện kín 68 – 78 giây
Nhiệt độ tối đa 190 o
C
Áp lực ram 1 0,55 Kpa
Áp lực ram 2 0,55 Kpa
Tốc độ rotor 1 55 Rpm
Tốc độ rotor 2 55 Rpm
Nhiệt độ 3 vị trí: cửa xả
o
liệu, vách buồng luyện 30/30/30 C
kín/ rotor

70
Đồ thị biểu diễu quá trình sản xuất 1 xe cao su AQS123S029:

Hình 4.7: Đồ thị luyện kín 1 xe cao su AQS123

Thông số trong quá trình sản xuất 1 xe cao su AQS123S029:

Bảng 4.10: Một số yếu tố công nghệ sản xuất AQS123

Yếu tố Giá trị Đơn vị


Thời gian luyện kín 103 - 113 giây
Nhiệt độ tối đa 120 o
C
Áp lực ram 1 0,36 Kpa
Áp lực ram 2 0,36 Kpa
Áp lực ram 3 0,36 Kpa
Tốc độ rotor 1 27 Rpm
Tốc độ rotor 2 27 Rpm
Tốc độ rotor 3 27 Rpm
Thời gian luyện hở 880 – 950 0.1s
Nhiệt độ 3 vị trí: cửa xả
o
liệu, vách buồng luyện 30/30/30 C
kín/ rotor

Một số thông số kiểm tra nhanh tại phòng B/T:

71
Bảng 4.11: Các tiêu chí và giới hạn đánh giá kiểm tra nhanh B/T

Tiêu chí Giới hạn trên Giới hạn dưới


ML 1,5 2,3
MH 8,5 11,5
ML (1+4) 40 50
T5 24 38
T30 46 58
T90 83 103

72
CHƯƠNG: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Nói tóm lại, trải qua 8 tuần thực tập tại công ty TNHH Sailun Việt Nam nói chung,
bộ phận kỹ thuật chế tạo luyện su nói riêng, bản thân em đã tích lũy cũng như học hỏi được
một số kiến thức và kỹ năng nhất định.

Về kiến thức:

+ Hiểu và nắm bắt được quy trình sản xuất cao su công đoạn – su A và cao su cuối – su Q

+ Nắm bắt được một số thông số kỹ thuật, vận hành trong sản xuất một số mã cao su công
đoạn và cao su cuối

+ Học tập, vận dụng được một số kiến thức đã tích lũy được tại trường cũng như tại bộ
phận kỹ thuật chất lượng luyện su vào giải quyết một số vấn đề xảy ra tại hiện trường.

Về kỹ năng:

+ Nắm bắt và hiểu được công việc của một kỹ sư Công Nghệ Hóa Học tại nhà máy

+ Hiểu được văn hóa doanh nghiệp, môi trường làm việc, thái độ làm việc và tính chất công
việc của một kỹ sư.

+ Tích lũy được một số kinh nghiệm thực tế và một số vấn đề hiện trường khác.

Tuy nhiên, do thời gian thực tập có hạn, chỉ trong khoảng 8 tuần và do còn nhiều
hạn chế trong kiến thức nên bản thân chắc chắn sẽ xảy ra nhiều thiếu xót và không tích lũy
cũng như tiếp thu được nhiều kiến thức thực tế. Vì vậy, em cũng rất mong có cơ hội quay
lại công ty để có thể cống hiến và làm tốt hơn công việc của mình tại đây.

5.2 Đề xuất và kiến nghị

Trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp, qua những quan sát, theo dõi và đi thực
tế tại hiện trường em có những đề xuất và kiến nghị như sau:

+ Về bồn pha chất cách ly: Hiện nay, nhà máy đã đồng bộ bồn pha chất cách ly dạng nước
cũng như dạng khô nhưng chưa trang bị dụng cụ đo thể tích để pha chất cách ly hoặc bố trí

73
một cách sơ sài, dùng bút xóa để kẻ thể tích trực tiếp lên bồn, nên việc trang bị dụng cụ đo
thể tích để công nhân có thể pha chất cách ly theo đúng thể tích là cần thiết, để tránh việc
chất cách ly quá loãng hoặc quá đặc, theo dõi được mực chất cách ly được chứa trong bồn
từ đó pha chất cách ly một cách phù hợp.

+ Về an toàn lao động tại nhà máy, do nhà máy có diện tích lớn với nhiều chi tiết máy móc
khác nhau, nên việc đảm bảo an toàn lao động là chưa thật sự hiệu quả. Bên cạnh những
khu vực sản xuất khác, thì khu vực cân/đổ hóa chất vào bồn thì rất cần sự tuân thủ an toàn
lao động nghiêm ngặt để tránh nhiễm độc, đặc biệt là đổ hóa chất cao su Q (hóa chất có S).
Vì vậy, công ty nên tổ chức các buổi huấn luyện, tìm hiểu nguy cơ nhiễm độc về ảnh hưởng
của hóa chất đến sức khỏe của người lao động để nâng cao kiến thức cho công nhân về làm
việc trong môi trường độc hại.

74
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]: Tiêu chuẩn kỹ thuật chế tạo công đoạn Luyện su - Kiến thức cơ bản – Văn kiện công
ty TNHH Sailun Việt Nam – Lưu hành nội bộ.

[2]: Báo cáo học tập – Đoàn Phúc Luân.

[3]: Tiêu chuẩn kỹ thuật công đoạn Luyện su – Tiêu chuẩn kỹ thuật kiểm tra BATCH – Văn
kiện công ty TNHH Sailun Việt Nam – Lưu hành nội bộ.

[4]: Tiêu chuẩn kỹ thuật công đoạn chế tạo Luyện su – Cải tiến chất lượng – Văn kiện công
ty TNHH Sailun Việt Nam – Lưu hành nội bộ.

[5]: Công nghệ Cao su thiên nhiên – Nhà xuất bản Trẻ - Nguyễn Hữu Trí.

75
PHỤ LỤC 1

MỘT SỐ TIÊU CHUẨN KIỂM TRA TỶ TRỌNG CAO SU Q

STT Tên cao su Tiêu chuẩn Sai số tiêu chuẩn


1 AQS123 1,110
2 AQB171 1,231
3 AQU132 1,120
4 AQB266 1,200
5 AQC149 1,120
6 AQH161 1,150
7 AQP165 1,140
8 AQP815 1,180 ±0,010
9 AQR010 1,140
10 AQR200 1,130
11 AQH469 1,140
12 AQT105 1,110
13 AQU478 1,110
14 AQR487 1,140
15 AQS325 1,090

76
PHỤ LỤC 2

MỘT SỐ TIÊU CHUẨN VỀ THỜI GIAN KIỂM TRA LƯU HÓA CAO SU Q

STT Tên cao su Thời gian (phút)


1 AQS123 3
2 AQB171 5
3 AQU132 3
4 AQB266 3
5 AQC149 2,5
6 AQH161 3,5
7 AQP165 3,5
8 AQP815 3,5
9 AQR010 2,5
10 AQR200 3
11 AQH646 3,5
12 AQB482 3,5
13 AQB485 3,5
214 AQR487 3,5
15 AQS325 2,5

77
PHỤ LỤC 3

MỘT SỐ TIÊU CHUẨN VỀ KIỂM TRA ĐỘ CỨNG CAO SU

STT Tên cao su Giá trị


1 AQB171 76
2 AQB266 90
3 AQB286 78
4 AQB389 70
5 AQC131 57
6 AQB410 88
7 AQB430 63
8 AQB431 67
9 AQB484 72
10 AQB485 58
11 AQM106 58
12 AQM115 62
13 AQM125 66
14 AQM136 62
15 AQN157 64

78
PHỤ LỤC 4

MỘT SỐ HƯỚNG DẪN TRỘN LUYỆN CAO SU LỖI HOẶC HẾT KẾ HOẠCH

Tên cao su Ý kiến trộn chéo

A1T240 Sản xuất A1T240 trộn 10kg/xe

Sản xuất AQM125, AQM185


AQM726
trộn 10kg/xe
Sản xuất AQN630 trộn ngoài
A2N630 30kg/xe. Sản xuất A1T139 trộn
ngoài 5kg/xe
Sản xuất AQM837 trộn 10kg/xe.
AQM837 Sản xuất AQC651, AQC149
trộn ngoài 5kg/xe
Sản xuất AQT139 trộn 10kg./xe.
AQT139 Sản xuất AQT140, AQM125,
AQM185 trộn ngoài 5kg/xe

79

You might also like