You are on page 1of 64

TRUONGLOC GENSET

THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI CÔNG

Công trình: Đầu tư xây dựng cụm công trình trung tâm Nhà nội khoa, Nhà ngoại khoa +
chuyên khoa, Nhà kỹ thuật nghiệp vụ cận lâm sàng – Bệnh viện TWQĐ 108
Gói thầu số 36: “Cung cấp, lắp đặt hệ thống máy phát điện, UPS”

CƠ SỞ LẬP BIỆN PHÁP THI CÔNG


- Hồ sơ đề xuất.
- Các bản vẽ thiết kế và các tài liệu kỹ thuật khác của Hồ sơ đề xuất.
- Yêu cầu tiến độ thi công của gói thầu xây lắp.
- Điều kiện và năng lực cung cấp vật tư, thiết bị máy móc và nhân lực của Nhà thầu .
- Kết hợp với khảo sát thực tế tại hiện trường.
TRUONGLOC GENSET

Mục lục: Trang

2
TRUONGLOC GENSET

Phần 1: Sự hiểu biết của nhà thầu về gói thầu: 5


I. Khái quát dự án 5
1. Địa điểm xây dựng công trình: Số 1 Trần Hưng Đạo – Hai Bà Trưng – HN 5
2. Gói thầu số 36 “Cung cấp, lắp đặt hệ thống máy phát điện, UPS” 5
3. Đặc điểm công trình 5
II. Phân tích hiện trạng khu vực thi công và các vấn đề cần đặc biệt chú 6
trọng của nhà thầu trong quá trình thi công
1. Về vị trí công trình và các công trình lân cận - Các tác động tiêu cực 6
2. Về mặt bằng và điều kiện thi công 6
III. Các vấn đề cần đặc biệt chú trọng của Nhà thầu trong quá trình thi 6
công
1. Tổ chức mặt bằng thi công
2. Phân luồng đảm bảo toàn giao thông
3. Về giờ giấc làm việc
4. Biện pháp an toàn, bảo vệ các công trình hạ tầng và lân cận
5. Biện pháp đặc biệt bảo vệ môi trường, chống bụi, ồn
6. Biện pháp phòng chống cháy nổ
7. Biện pháp thi công trong các điều kiện thời tiết khác nhau
8. Biện pháp cấp điện nước cho thi công
9. Sự cần thiết phải rút ngắn thời gian thi công công trình
Phần 2: Tổ chức thi công và biện pháp kỹ thuật thi công 10
A. Tổ chức thi công 10
I. Nghiệm thu hàng hóa trước khi vận chuyển đến công trình 10
II. Tổ chức tổng mặt bằng thi công 10
1. Công tác chuẩn bị 10
1.1. Dọn dẹp mặt bằng, di dời các chướng ngại vật
1.2. Đường thi công
1.3. Cổng thi công
1.4. Thiết lập các Công trình tạm thời
2. Tổ chức tổng mặt bằng thi công 11
2.1. Tổ chức tổng mặt bằng thi công hạng mục máy phát điện dự phòng và hệ 12
thống cấp điện cho máy phát điện.
3. An ninh trật tự, phòng chống cháy nổ 12

3
TRUONGLOC GENSET

4. Vệ sinh môi trường 12


III. Bố trí thiết bị thi công 13
1. Công tác chuẩn bị 13
2. Khả năng huy động thiết bị thi công của Nhà thầu 13
3. Bảng kê Thiết bị thi công và thiết bị thí nghiệm kiểm tra công trình 13
IV.Tổ chức nhân lực thi công 13
1. Sơ đồ tổ chức hiện trường 14
2. Thuyết minh sơ đồ tổ chức hiện trường 14
3. Mô tả mối quan hệ giữa trụ sở chính và việc quản lý hiện trường 18
4. Trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết được giao phó cho quản lý hiện trường 18
V. Vật tư, thiết bị, vật liệu cung cấp cho công trình 19
B. Biện pháp kỹ thuật thi công 20
I. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu 20
II. Trình tự thi công 20
Biện pháp vận chuyển hàng hóa tổ máy phát điện vào vị trí lắp đặt 21
III. Biện pháp kỹ thuật chi tiết 22
Thi công phần máy phát điện dự phòng và hệ thống cấp điện cho máy 23
phát điện:
1. Công tác khảo sát hiện trường 24
2. Công tác thi công hệ thống tiếp địa. 25
3. Công tác thi công lắp đặt định vị máy phát điện. 26
4. Công tác thi công phòng tiêu âm và hệ thống thoát khói xả 27
5. Công tác thi công hệ thống nhiên liệu. 28
6. Công tác thi công hệ thanh dẫn điện Busway. 30
7. Công tác lắp đặt tủ cấp điện. 34
8. Lắp đặt hệ thống UPS 37
Phần 3: Hệ thống tổ chức quản lý chất lượng 40
I. Biện pháp quản lý và đảm bảo chất lượng xây lắp theo Hệ thống quản lý 40
chất lượng ISO 9001 - 2008 và tuân thủ theo NĐ 15/2013/NĐ-CP ngày
06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
1. Hệ thống tổ chức thí nghiệm vật liệu của Nhà thầu 40
2. Hệ thống tổ chức đảm bảo và kiểm tra chất lượng KCS của Nhà thầu 40
Quy trình thử tải nghiệm thu 44

4
TRUONGLOC GENSET

Đào tạo chuyển giao công nghệ 49


Phần 4: Biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn lao động, phòng 51
chống cháy nổ, an ninh trật tự
I. Phần chung 51
II. Biện pháp AT cho con người và thiết bị 51
III. Một số biện pháp AT chi tiết 55
IV. Biện pháp AT điện. 56
V. Biện pháp phòng chống cháy nổ 57
VI. Biện pháp đảm bảo VSMT 58
VII. Quy trình về đảm bảo sức khỏe AT; VSMT 59
VIII.Các biện pháp giải quyết khi có sự cố xảy ra 61
Phần 5: Biểu tiến độ thực hiện hợp đồng 64
1. Cơ sở tính toán để lập tiến độ thi công
2. Thuyết minh về năng suất lao động trong tiến độ thi công và biện pháp
đảm bảo thực hiện đúng tiến độ thi công
Phần 6: Bản vẽ biện pháp thi công Kèm theo

PHẦN 1: SỰ HIỂU BIẾT CỦA NHÀ THẦU VỀ GÓI THẦU

5
TRUONGLOC GENSET

I. Khái quát dự án:


1. Địa điểm xây dựng công trình:
Công trình trung tâm Nhà nội khoa, Nhà ngoại khoa + chuyên khoa, Nhà kỹ thuật
nghiệp vụ cận lâm sàng – Bệnh viện TWQĐ 108.
2. Gói thầu số 36: Cung cấp, lắp đặt hệ thống máy phát điện UPS:
Phạm vi công việc:
- Cung cấp và lắp đặt 04 tổ máy phát điện công suất liên tục 1500kW/1875kVA,
Tần số 50Hz, 3pha, 4 dây, điện áp 220/380V:
Tổ máy phát điện Cummins Power Generation thương hiệu Mỹ - lắp ráp tại Anh
Quốc, Mới 100% năm 2015, Model: C2000D5
Kích thước máy trần khoảng (DxRxC): 6175x2286x2537 mm
Trọng lượng máy trần khô khoảng: 14649 kg.
Số lượng ắc quy theo tiêu chuẩn nhà sản xuất.
- Cung cấp và lắp đặt 04 UPS 600KVA Uninterruptible Power Supply (UPS), thời
gian lưu điện 20 phút đầy tải, hiệu Emerson, mới 100% năm 2015, xuất xứ: Italy;
Battery Back up 20 mins @PF0.8 (12V 165Ah, 40 blocks per string; 05 strings/ UPS)
xuấ t xứ : Malaysia.
(Hiện tạ i phạ m vi gó i thầu chưa bao gồm hệ thống tủ đầu vào và đầu ra của UPS)
- Cung cấp và lắp đặt hệ thống tủ hòa đồng bộ cho 04 máy phát, cung cấp, lắp đặt
(đấu nối) busway dẫn từ máy phát điện đến tủ hòa đồng bộ.
(Hiện tại phạm vi gói thầu chưa bao gồm tủ điều khiển Digital Master Control 150)
- Lắp đặt hệ thống thoát khói; hệ thống phòng tiêu âm; hệ thống thoát gió, hút gió; hệ
thống cấp dầu, bồn dầu chính, bồn dầ u ngà y, tiếp địa bồ n dầ u chính.
Phạ m vi cô ng việc liên quan đến cá c hệ thố ng khá c: Tủ ATS, phụ tả i ưu tiên củ a má y
phá t, UPS khô ng nằ m trong phạ m vi gó i thầ u nà y)
3. Đặc điểm công trình:
Quy mô công trình:
1/Giải pháp kiến trúc:
Công trình dựng: Đầu tư xây dựng cụm công trình trung tâm Nhà nội khoa, Nhà
ngoại khoa + chuyên khoa, Nhà kỹ thuật nghiệp vụ cận lâm sàng – Bệnh viện TWQĐ 108:
Giải pháp lắp đặt:
2.1. Giải pháp lắp đặt cho hạng mục máy phát điện dự phòng:

6
TRUONGLOC GENSET

Hệ thống Máy phát điện dự phòng có vai trò cung cấp điện dự phòng cho các tải ưu
tiên của tòa nhà trong trường hợp xảy ra sự cố mất điện lưới nhằm đảm bảo hoạt động bình
thường và ổn định của hệ thống.
Hệ thống sẽ bao gồm 04 máy phát điện Diesel 2000kVA hoạt động ở chế độ chia tải
và hòa đồng bộ để đảm bảo tổng công suất hoạt động của hệ thống.
Hệ thống được lắp đặt kèm theo hệ thống thoát khói, tủ hòa đồng bộ.
Hệ thống UPS bao gồm 04 UPS công suất 600kVA.
2.2. Giải pháp xử lý tiêu âm và thoát khói cho hệ thống Máy phát điện:
Sử dụng giải pháp cách âm chống ồn bằng bông thủy tinh chống cháy và các vách
triệt âm gió cấp và gió nóng cho hệ thống phòng lắp đặt máy phát điện nhằm đảm bảo độ ồn
hoạt động của tổ máy không gây ảnh hưởng tới hoạt động của khu vực văn phòng và nhà
chung cư.
II. Phân tích hiện trạng khu vực thi công và các vấn đề cần đặc biệt chú trọng
của nhà thầu trong quá trình thi công
1. Về vị trí công trình và các công trình lân cận – Các tác động tiêu cực:
Công trình được xây dựng trong khuôn viên đất đã được quy hoạch tại Bệnh viện
Trung Ương Quân đội 108 – số 1 Trần Hưng Đạo – Hà Nội.
Công trình có 2 mặt tiếp giáp với đường giao thông. Khi xây dựng công trình, điều
cần thiết đòi hỏi là đảm bảo an toàn giao thông và sự trong sạch về môi trường, việc thi
công công trình tuy khá thuận lợi về giao thông, tuy nhiên cần chú ý các yêu cầu về vệ sinh
môi trường, đảm bảo an toàn lao động và phòng chống cháy nổ phải được đặc biệt lưu ý và
đặt lên hàng đầu.
2. Về mặt bằng và điều kiện thi công:
Theo thực trạng khu đất xây dựng công trình, từ đây giao thông tới các khu vực khác
trong thành phố tương đối thuận lợi, đường vào công trình rộng rãi, trên đường vào đi qua
nhiều khu chung cư đông dân. Các phương tiện thi công của Nhà thầu khi được phép ra vào
sẽ phải đảm bảo an toàn giao thông. Khi ra vào tập kết và vận chuyển vật liệu phải hạn chế
sự rơi vãi ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường.
- Mặt bằng công trường khá rộng rãi, phía trước và bên phải là đường giao thông,
phía sau tiếp giáp với các khu chung cư nên việc cách ly khu vực thi công với khu vực xung
quanh để chống bụi bẩn ô nhiễm môi trường, đảm bảo giao thông trên đường là ưu tiên hàng
đầu nguồn điện, nước thi công, nước sinh hoạt sẽ làm việc xin cấp phép.
III. Các vấn đề cần đặc biệt chú trọng của Nhà thầu trong quá trình thi công:

7
TRUONGLOC GENSET

- Từ các dữ liệu khảo sát hiện trạng nêu trên Nhà thầu nhận thức rằng khi tổ chức thi
công cần phải đặc biệt lưu tâm các yếu tố sau: (các biện pháp chi tiết xin xem tại các phần
trình bày phía sau của Hồ sơ).
1. Tổ chức mặt bằng thi công:
Tổ chức sử dụng mặt bằng thi công một cách hợp lý, khoa học, cách ly với khu vực
xung quanh, chống bụi, ồn, ô nhiễm môi trường, phát huy hết khả năng phục vụ của mặt
bằng. Căn cứ vào hiện trạng khu vực để có các biện pháp bố trí lán trại kho tàng đủ đáp ứng
nhu cầu thi công. Các thiết bị thi công phải được bố trí trên cơ sở hiện trạng để không ảnh
hưởng đến việc vận hành thiết bị.
2. Phân luồng đảm bảo toàn giao thông:
Tiến hành các biện pháp phân luồng giao thông ra - vào hợp lý cho các phương tiện thi
công, bố trí đầy đủ các biển cảnh báo, rào chắn thi công lưu động và người hướng dẫn giao
thông cho thiết bị ra vào. Có kế hoạch cung ứng, tập kết vật tư, máy móc thiết bị vào các thời
gian hợp lý trong ngày và phải tuân thủ đúng quy định của Thành phố, tránh gây ùn tắc giao
thông do công trình nằm khu dân cư đông.
3. Về giờ giấc làm việc:
Như đã trình bày về đặc thù của công trình ở phần trên, phải tính toán sắp đặt trình tự
các công tác thi công cụ thể và hợp lý theo một dây chuyền nhịp nhàng, ăn khớp. Có các
biện pháp phòng chống tác động xấu đến giao thông trên đường. Do đó trong quá trình thi
công, Nhà thầu sẽ kết hợp với Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát để sao cho hạn chế tới mức thấp
nhất ảnh hưởng tới giao thông. Sau khi nghiên cứu cụ thể đặc điểm công trình và biện pháp
thi công của Nhà thầu. Nhà thầu chúng tôi sẽ đưa ra phương án về thời gian thi công thích
hợp nhất.
4. Biện pháp an toàn, bảo vệ các công trình hạ tầng và lân cận:
- Thực hiện biện pháp rào chắn, hàng rào tạm cách ly khu vực thi công với các khu
vực lân cận. Trong giai đoạn thi công phần ngầm, do công trình tiếp giáp giới hạn bởi
đường giao thông, mặt khác công trình có 2 tầng hầm: đáy móng nằm khá sâu so với mặt
đất tự nhiên, vì vậy Nhà thầu chọn phương án thi công hệ cừ chắn đất theo song song với
trục 1 và trục N còn lại 2 cạnh của công trình lựa chọn phương án đào.
- Đối với các công trình như đường xá, vỉa hè, cống rãnh, cây xanh, Nhà thầu sẽ phải
có biện pháp bảo vệ, tránh hư hỏng như: vận chuyển vật liệu, phế thải phải bằng phương
tiện có tải trọng hợp lý, để không làm hỏng đường đi. Phương tiện thi công khi di chuyển ra
vào công trường phải hết sức chú ý quan sát, đảm bảo an toàn cho người đi lại. Nhà thầu sẽ

8
TRUONGLOC GENSET

thi công hoàn trả lại hiện trạng của các công trình công cộng, hạ tầng giao thông nếu xảy ra
hư hỏng.
- Nhà thầu có đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn khi thi công cho người tham gia
giao thông trên đường và cán bộ công nhân của Nhà thầu. Lắp đặt đầy đủ các biển báo nguy
hiểm, biển báo khu vực đang thi công.
5. Biện pháp đặc biệt bảo vệ môi trường, chống bụi, ồn:
Ngoài các biện pháp thông thường, Nhà thầu sẽ áp dụng thêm các biện pháp đặc biệt
chống gây ô nhiễm môi trường của toàn bộ khu vực:
- Tìm cụ thể nguyên nhân gây ra bụi, ồn từ đó sẽ đưa ra các biện pháp cụ thể và triệt
để. Biện pháp tập kết, tồn trữ vật tư tại công trường phải tuân thủ đúng theo quy định,
không bừa bãi tạo ra nguồn gây bụi.
- Khi thi công các phương tiện trước khi ra khỏi công trình phải được phun rửa sạch.
Nước thải phải được xử lý sạch trước khi cho chảy vào hệ thống thoát nước chung của khu
đô thị.
- Hạn chế tới mức thấp nhất tiếng ồn: cũng như bụi, tìm hiểu rõ tiếng ồn xuất phát từ
đâu, từ các thiết bị cụ thể nào rồi mới tiến hành xử lý chống ồn, giảm thanh cho thiết bị đó.
Nếu là tiếng ồn phát ra từ các thao tác thi công cần sắp xếp lại công đoạn và cố gắng tối ưu
hóa dây chuyền thi công, hạn chế tối đa tiếng ồn. Bên cạnh đó sử dụng các thiết bị thi công
tiên tiến, hiện đại, bố trí thời gian thi công hợp lý không làm ảnh hưởng đến các hoạt động
xung quanh.
- Vị trí công trình là nơi nhạy cảm như đã phân tích ở trên, mật độ người qua lại
nhiều nên phải có các biện pháp bảo đảm mỹ quan trong xây dựng như: làm hệ thống hàng
rào, biển hiệu, biển báo, bảo vệ cây xanh, thường xuyên bố trí lao động vệ sinh đường, vỉa
hè của đường giao thông dọc theo các tuyến vận chuyển, tập kết vật tư vào công trình,
không xếp vật liệu gây cản trở giao thông.
6. Biện pháp phòng chống cháy nổ:
Tuân thủ theo đúng các quy định trong Pháp lệnh Phòng cháy chữa cháy mà Nhà
nước đã ban hành.
- Có biện pháp cụ thể và chi tiết đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ cho người và
công trình cũng như công trình lân cận. Cán bộ công nhân phải được thường xuyên học tập
và quán triệt các yêu cầu về PCCC và biện pháp xử lý khi xảy ra sự cố.
- Trang bị đầy đủ các phương tiện PCCC tại công trường, có các biện pháp phối hợp
kịp thời, hiệu quả trong công tác phòng chống cháy nổ.
7.Biện pháp thi công trong các điều kiện thời tiết khác nhau:

9
TRUONGLOC GENSET

Đặc điểm thời tiết của Thành phố Hà Nội là có 4 mùa rõ rệt do vậy cần liên tục theo
dõi các diễn biến thời tiết trong suốt quá trình thi công để từ đó đề ra các biện pháp kỹ thuật
phù hợp đem lại chất lượng cao nhất cho công trình, đảm bảo an toàn lao động, cụ thể như
sau:
- Chủ động các biện pháp chống ngập úng gây lún sụt, lở đất, nhất là khi thi công đào
đắp hệ thống ống đi ngầm và cột gia cố các hệ thống liên quan đến MPĐ.
- Có các biện pháp che mưa khi thi công, bảo vệ công trình cũng như vật tư, vật liệu.
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn, tiếp địa chống sét cho công trình và thiết
bị thi công.
- Các vật liệu, thiết bị thi công phải được sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn, có biện pháp
neo giữ, chống gió lốc.
- Áp dụng biện pháp và quy trình thi công thích hợp trong từng mùa (trong mùa
Đông và trong mùa Hè).
Ngoài ra căn cứ vào hướng gió theo mùa tại thời điểm thi công, phải có biện pháp bố
trí hợp lý các khu vệ sinh công trường, các bãi tập kết vật liệu để tránh các mùi khó chịu và
bụi gây ô nhiễm môi trường.
8. Biện pháp cấp điện, nước cho thi công:
* Nguồn điện thi công:
- Đơn vị sẽ xin phép nhà thầu chính để đấu nối điện, bố trí 1 đường điện riêng để thi
công và 1 đường điện để phục vụ sinh hoạt.
* Nguồn nước thi công:
- Đơn vị sẽ xin cấp phép nhà thầu chính để xin đấu nối cấp nước phục vụ cho các
hạng mục thi công.
9. Sự cần thiết phải rút ngắn thời gian thi công công trình: (ở mức độ cho phép, trên
cơ sở đảm bảo chất lượng công trình)
- Thời gian thi công công trình là một yếu tố mà cả Chủ đầu tư và Nhà thầu đều rất
quan tâm. Việc sớm đưa công trình vào sử dụng sẽ giảm giá thành công trình. Mặt khác sẽ
làm giảm thời gian tồn tại và giải phóng các tác động tiêu cực trong quá trình thi công đến
giao thông khu vực.
- Về phía Nhà thầu, việc rút ngắn tiến độ thi công cũng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế
cao, dẫn tới việc có thể giảm được giá dự thầu một cách hợp lý trên cơ sở tuân thủ các yêu
cầu về chất lượng của công trình. Chính vì vậy, việc rút ngắn thời gian thi công ở mức thấp
nhất có thể là một sự cần thiết.

10
TRUONGLOC GENSET

PHẦN 2: TỔ CHỨC THI CÔNG VÀ


BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG
A. Tổ chức thi công:
I. Tổ chức nghiệm thu hàng hóa trước khi vận chuyển đến công trình:
- Hàng hóa 04 tổ máy phát điện được vận chuyển từ nhà cung cấp đến cảng Hải
Phòng, nhà thầu sẽ tiến hành mời CĐT, TVGS, đơn vị kiểm định Vinacontrol xuống cảng
trực tiếp cắt chì Container đối chiếu các thông tin thông số theo hợp đồng kinh tế và chỉ dẫn
kỹ thuật. (Thời gian và nhân lực cụ thể sẽ có phương án thống nhất với CĐT, TVGS, đơn vị
kiểm định Vinacontrol cụ thể)
Sau khi thực hiện các công việc kiểm tra đầy đủ các thông tin cần thiết, xác nhận
hàng hóa đúng yêu cầu kỹ thuật và hợp đồng kinh tế sẽ tiến hành niêm phong và cho vận
chuyển về công trường để tiến hành rút Container vận chuyển vào vị trí.
II. Tổ chức tổng mặt bằng thi công:
1. Công tác chuẩn bị:
Sau khi có lệnh thi công, đơn vị sẽ tiến hành các công tác chuẩn bị làm hàng rào ngăn
cách giữa công trình với xung quanh, dựng biển Phối cảnh công trình.
Để bảo đảm việc triển khai thi công được thuận tiện, Nhà thầu sẽ có những chuẩn bị
từ trước đó về: khảo sát mặt bằng, thủ tục, máy, thiết bị, vật tư, nhân lực.... Ngay sau khi
nhận được quyết định khởi công và giao mặt bằng của Chủ đầu tư, Nhà thầu sẽ tiến hành
ngay công tác chuẩn bị mặt bằng thi công. Do mặt bằng thi công khá rộng, công trình nằm
gần đường giao thông, bởi vậy Nhà thầu chúng tôi sẽ tính toán khối lượng vật tư, vật liệu để
vận chuyển đến công trình đầy đủ theo yêu cầu tiến độ đã đề ra. Vật liệu được chở đến công
trình, làm đâu gọn đấy. Kết thúc mỗi ngày làm việc, các vật liệu thừa sẽ được thu dọn gọn
vào một chỗ dưới sự giám sát của Bảo vệ và cán bộ an toàn lao động-vệ sinh môi trường.
Các công việc chuẩn bị mặt bằng bao gồm:
1.1 Dọn dẹp mặt bằng, di dời các chướng ngại vật:
Nhà thầu sẽ liên hệ với Chủ đầu tư và các cơ quan chức năng để thông báo cho các đơn
vị chủ quản di dời các hệ thống kỹ thuật nổi và ngầm (nếu có) trên phạm vi mặt bằng thi công
đảm bảo an toàn cho các hệ thống này và thi công thuận lợi.
Dọn dẹp mặt bằng thi công.
1.2. Đường thi công:
Công trình nằm tiếp giáp với 2 mặt đường. Nhà thầu sẽ sử dụng đường theo sơ đồ
trong BPTC để làm lối vào thi công.
1.3. Cổng thi công:

11
TRUONGLOC GENSET

Sau khi tiếp nhận mặt bằng từ Chủ đầu tư, Nhà thầu sẽ tiến hành làm hàng rào ngăn
công trình với khu vực xung quanh. Cổng và hàng rào được bố trí như trong Tổng mặt bằng
thi công.
1.4. Thiết lập các công trình tạm thời:
Đơn vị sẽ đệ trình lên Ban quản lý các bản vẽ thiết kế và đặc tính kỹ thuật của các
Công trình tạm thời được tuân thủ theo các yêu. Chỉ khi có sự chấp thuận của Ban quản lý,
đơn vị mới tiến hành triển khai chúng trên thực địa.
Công trình tạm thời bao gồm:
1.4.1. Hàng rào bao che công trình, bảng hiệu:
Hiện tại khu đất đã có hàng rào, nhằm tránh những ảnh hưởng bất lợi về các mặt thi
công, an toàn lao động, công tác quản lý, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, giao thông, an
toàn về tài sản, vật tư ...
Nhà thầu cũng sẽ bố trí một bảng hiệu có nội dung tương ứng theo tiêu chuẩn, quy
định hiện hành của Nhà nước bao gồm các thông tin sau:
- Tên và phối cảnh công trình.
- Tên gói thầu.
- Chủ đầu tư.
- Tổ chức Tư vấn Thiết kế.
- Tổ chức Tư vấn Giám sát.
- Tên Nhà thầu.
- Tất cả các công việc trên sẽ được Nhà thầu thực hiện bằng kinh phí của mình.
2. Tổ chức tổng mặt bằng thi công:
2.1. Tổ chức tổng mặt bằng thi công hạng mục Máy phát điện và UPS và hệ thống
cấp điện cho Máy phát điện:
Trong giai đoạn này, các công việc bao gồm: Thi công hạng mục nhà để máy, cách
âm phòng máy, hệ thống thoát gió nóng, hệ thống thoát khí xả, hệ thống nhiên liệu và hệ
thống cấp điện cho Máy phát điện. Nhà thầu sẽ bố trí các hạng mục phụ trợ bao gồm: Văn
phòng điều hành công trường, lán nghỉ tạm cho cán bộ; Lán gia công ống thép, giá đỡ và
các phụ kiện phục vụ công tác lắp đặt, Kho chứa đồ và kho chứa vật tư. Việc bố trí các hạng
mục phụ trợ như vậy, đảm bảo giao thông thuận tiện cho các phương tiện vận chuyển trong
công trường; đảm bảo cho việc thoát hiểm khi có sự cố, kiểm soát được sự ra vào của người
và phương tiện, bao quát được toàn bộ công trường.
Để tránh trồng chéo trong các công tác thi công, toàn bộ vật liệu (ống thép, bồn dầu, tủ
điện, …) và máy móc thi công sẽ được vận chuyển đến công trình theo tiến độ thi công đề ra.

12
TRUONGLOC GENSET

Các máy móc chủ yếu được bố trí trong giai đoạn này bao gồm:

Thiết bị thi công:

Số
TT Tên máy Nhãn máy Ghi chú
lượng
1 Xe cẩu 50 - 100Tấn 01 Doosan Các thiết bị chuyên
2 Xe tải 25 Tấn 01 Huyndai dụng lớn Nhà thầu
3 Xe cẩu bánh lốp KATO 25 tấn 02 Nhật sẽ trình hồ sơ kiểm
4 Máy cắt bàn 02 Trung Quốc định an toàn trước
5 Máy mài cầm tay 05 Trung Quốc khi sử dụng

6 Máy khoan cầm tay 03 Trung Quốc

7 Hộp đồ chuyên dụng cơ khí 05 Trung quốc

8 Kìm bóp đầu cốt 02 Trung quốc

9 Máy hàn điện 02 Trung Quốc

Máy phun sơn 01 Trung Quốc


Xe ô tô bán tải 01 Nhật Bản
Xe tải 1,5 tấn, 10 tấn, 15 tấn 01 Hàn quốc
Xe tải nâng 7 tấn 01 Hàn quốc
Xe cẩu tự hành 2,5 tấn 01 Hàn quốc
Palăng xích 5 tấn 01 Trung Quốc
Kích thủy lực 15 tấn 01 Trung Quốc

Nhà thầu cam kết cung cấp đầy đủ cho đội ngũ công nhân các chủng loại máy cần
thiết để phục vụ cho việc hoàn thành các loại công việc có trong gói thầu này. Các loại máy
này luôn trong tình trạng tốt và được bảo quản, cất giữ trong các nhà xưởng và kho của Nhà
thầu tại công trường.
3. An ninh trật tự, phòng chống cháy nổ:
Trước khi vào thi công, Nhà thầu sẽ báo cáo với các tổ chức liên quan: Chủ đầu tư,
Công an khu vực để thống nhất và lên kế hoạch phối hợp trong công tác đảm bảo ANTT và
phòng chống cháy nổ trên công trường. Tại công trường thành lập tổ bảo vệ trực 24/24h, kết
hợp công an khu vực để quản lý việc ra vào của CBCNV tại công trường, có bảng nội qui
làm việc tại công trường. Thực hiện đăng ký tạm trú cho CBCNV tại địa phương.

13
TRUONGLOC GENSET

Nhà thầu sẽ thành lập tổ phòng chống cháy nổ có đầy đủ dụng cụ phòng chống cháy
nổ để xử lý kịp thời mọi sự cố xẩy ra trên công trường khi cần thiết. Bố trí các hộc cát, bình
bọt tại các vị trí thích hợp cho công tác phòng chống cháy nổ. Nhà thầu sẽ kết hợp chặt chẽ
với Chủ đầu tư để duy trì và đảm bảo trật tự an ninh, phòng chống cháy nổ trong quá trình
thi công.
Số lượng dụng cụ phòng và chữa cháy: bình chữa cháy xách tay khí CO2 MT2: 4
bình hoặc sử dụng thùng nước, hộc cát lắp đặt tại vị trí thuận tiện dễ thấy, dễ lấy. (đặt tại vị
trí cửa ra vào phòng máy phát điện).
4. Vệ sinh môi trường :
Để đảm bảo vệ sinh môi trường, trên công trường, toàn bộ rác thải được thu gom tập
kết vào một chỗ đúng nơi quy định, các rác thải này được cho lên xe ôtô và chở ra khỏi công
trình hàng ngày, những phế thải chưa kịp chuyển đi sẽ có biện pháp đảm bảo vệ sinh như
tưới nước hoặc dùng bạt che.
Nhà thầu sẽ đăng ký và sử dụng nhà vệ sinh công cộng chung của công trường, đảm
bảo giữ vệ sinh chung theo đúng quy định của Công trường.
II. Bố trí thiết bị thi công:
1. Công tác chuẩn bị:
Nhà thầu sẽ chuẩn bị các loại giấy phép cần thiết để triển khai các thiết bị, máy móc
đến công trường. Những máy móc, thiết bị phục vụ thi công Công trình đều được Nhà thầu
đảm bảo về các thông số kỹ thuật theo yêu cầu, có chứng chỉ kiểm định và đáp ứng các tiêu
chuẩn Việt nam mới nhất. (xem bảng kê thiết bị thi công)
2. Khả năng huy động thiết bị thi công của Nhà thầu:
Tất cả các thiết bị của Nhà thầu huy động cho gói thầu này hiện đang ở thành phố Hà
nội với tình trạng kỹ thuật tốt và luôn sẵn sàng phục vụ cho thi công.
Căn cứ vào tiến độ thi công, các yêu cầu của công tác thi công và kế hoạch đã lập,
Nhà thầu sẽ huy động các thiết bị máy móc một cách kịp thời, hợp lý đảm bảo thi công công
trình đạt chất lượng cao.
Trong trường hợp cần thiết, để đẩy nhanh tiến độ thi công, hoặc các máy móc tại
công trường xảy ra sự cố, Nhà thầu đã chuẩn bị đầy đủ phương án tăng cường và thay thế
các máy móc này.
3. Bảng kê Thiết bị thi công và thiết bị thí nghiệm kiểm tra công trình:
Thiết bị thi công bố trí cho gói thầu: (Xem bảng kê thiết bị thi công)
III. tổ chức nhân lực thi công:
Bộ phận quản lý điều hành:

14
TRUONGLOC GENSET

1. Sơ đồ tổ chức hiện trường:

CÔNG TY TRƯỜNG LỘC

Chủ nhiệm dự án
Phó chủ nhiệm dự án

CHỈ HUY TRƯỞNG C.TRÌNH

BỘ PHẬN BỘ PHẬN CÁN BỘ CÁN BỘ BỘ PHẬN CÁC


QUẢN LÝ KỸ THUẬT PHỤC VỤ NHÀ
AN TOÀN THI CÔNG K.H.C.Ư THI CÔNG THẦU
CHẤT
VSMT VẬT TƯ PHỤ
VSMT
LƯỢNG

ĐỘI ĐỘI ĐỘI ĐỘI ĐỘI TỔ TC


TC HT TC HỆ TC HỆ TC THI ĐIỆN,
THOÁT THỐNG THỐNG PHÒNG CÔNG NƯỚC
KHÓI ĐIỆN DẦU TIÊU ÂM T.ĐỊA VSMT

2.Thuyết minh sơ đồ hiện trường:


*/ Về Mô hình tổ chức:
- Tổ chức theo mô hình quản lý điều hành để tập trung trí lực, kỹ thuật, quy
phạm hoá, tiêu chuẩn hoá. Giám Đốc công ty tổ chức và kiểm soát, ban điều hành được trao
quyền quản lý, bố trí lực lượng chuyên nghiệp đảm bảo cho thi công.
- Tại công ty, tập hợp các kỹ sư quản lý và cán bộ kỹ thuật cấu thành bộ máy
quản lý theo kiểu tập trung trí lực kỹ thuật chỉ đạo toàn bộ quá trình điều hành công trình,
bố trí các nguồn yếu tố sản xuất như nhân viên, thiết bị, vật tư, tiền vốn... cho ban điều hành
hoạt động bình thường, giám sát và điều tiết việc thực hiện kế hoạch thi công và hợp đồng...
- Ban điều hành là bộ máy quản lý điều hành trực tiếp thực hiện hợp đồng. Chủ
nhiệm công trình trực tiếp điều hành, thực hiện đầy đủ chức năng quyền hạn của mình trong
phạm vi được trao quyền lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, kiểm soát, phối hợp quản lý đối với
công trình, hoàn thành các mục tiêu tổng hợp như ở mục I.
- Để đảm bảo thực hiện tốt dự án, đơn vị sẽ tập trung lực lượng thi công có ưu
thế kỹ thuật, cải tiến phương thức tổ chức thi công, có thiết bị tốt.

15
TRUONGLOC GENSET

- Coi trọng yếu tố thông tin, báo cáo, kiểm tra và phối hợp chặt chẽ từ các phía.
- Tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam về tổ chức thi công.
Thực hiện quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công, nghiệm thu
theo NĐ 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
2.1 Quản lý chung tại trụ sở:
Giám Đốc công ty theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện thi công công
trình. Điều tiết thi công giữa các đội thi công trong công ty khi cần thiết.
2.2 Quản lý tại hiện trường:
- Chỉ huy trưởng công trình là người đại diện cho công ty tại hiện trường xây dựng,
trực tiếp điều hành công việc thi công, điều phối các hoạt động quản lý các đơn vị thi công,
chịu trách nhiệm hàng ngày về tiến độ thi công, chất lượng và kỹ thuật công trình. Chủ
nhiệm công trình trực tiếp làm việc với bên A giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá
trình thi công.
* Trách nhiệm của chỉ huy trưởng công trình:
- Đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
- Giải quyết những yêu cầu của chủ đầu tư, tư vấn giám sát trong quá trình thi
công.
- Sử dụng hợp lý các cán bộ giúp việc phát huy tối đa khả năng chuyên môn và
nhiệt tình trong công việc của cán bộ công nhân.
- Tổ chức công trường khoa học từ việc ra vào, trang phục và ăn ở nề nếp, vệ
sinh công trường.
- Quan hệ trực tiếp với các cơ quan chức năng địa phương nơi thi công để giải
quyết mọi thủ tục trước khi thi công như: Hợp đồng mua bán điện nước, thông tin liên lạc,
đảm bảo an ninh trật tự trong công trường không để mất mát thiết bị, vật tư và những trục
trặc cản trở khác như ách tắc giao thông, điện lưới.v.v. và làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất
lượng.
- Quyết định mọi giải pháp do thực tế thi công phát sinh trong công tác tổ chức
điều hành.
- Điều chỉnh các nội dung công việc trong hạng mục công trình và thời gian
khởi công các hạng mục công trình cho phù hợp với thực tiễn trên cơ sở vẫn đảm bảo tiến
độ thi công tổng thể.
- Phối hợp tốt các lực lượng thi công cơ giới, thủ công để công việc tiến triển
tốt không chồng chéo. Đảm bảo an toàn trong quá trình thi công xây lắp.

16
TRUONGLOC GENSET

2.3 Bộ phận quản lý chất lượng:


- Bộ phận quản lý chất lượng bao gồm các kỹ sư có nhiều kinh nghiệm thi công kết
hợp với các phòng ban của như Phòng KHTH, P.QLXL. Bộ phận này thực hiện việc kiểm
soát quản lý chất lượng, kiểm tra thường xuyên và định kỳ chất lượng thi công của các hạng
mục theo đúng các yêu cầu kỹ thuật. Khi phát hiện các sai phạm chất lượng tại hiện trường
có quyền kiến nghị với chỉ huy trưởng công trường để có biện pháp xử lý, điều chỉnh kịp
thời.
2.4 Bộ phận quản lý kỹ thuật thi công và an toàn lao động công trình:
- Chỉ huy trưởng công trình cùng với các thành viên tập trung nghiên cứu, vừa
đề xuất vừa thiết kế chi tiết biện pháp thi công.
- Trên cơ sở tiến độ tổng thể đã được phê duyệt, lập tiến độ thi công cụ thể cho
từng tháng, tuần, ngày, bao gồm cả công tác chuẩn bị vật tư, nhân lực, máy móc thiết bị,
những sản phẩm cần gia công trước và những yêu cầu về bậc thợ, dụng cụ cầm tay, thiết bị
kiểm tra, đặc biệt với vật tư phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn
thiết kế và thẩm định đảm bảo chất lượng, tiến độ của công trình.
- Bộ phận này thường xuyên kiểm tra các quá trình thi công ngoài hiện trường.
Kiểm tra các mối nối hàn ghép, các mối liên kết ống thép, kiêm tra công tác đấu nối cáp lực,
rò gỉ hệ thống nhiên liệu ... Ngoài việc kiểm tra ngoài hiện trường, các vật tư đưa vào công
trình cũng phải được kiểm tra chặt chẽ về mặt chất lượng trước khi đưa vào công trường.
- Quản lý hồ sơ thi công và nghiệm thu công trình. Mỗi giai đoạn xây dựng đều
phải nghiệm thu chất lượng để nghiệm thu chuyển bước thi công và luôn luôn kiểm tra giám
sát đảm bảo an toàn lao động trong mọi quá trình thi công.
2.5 Bộ phận giám sát kỹ thuật thi công:
- Bao gồm các kỹ sư thường xuyên có mặt trong thời gian công nhân làm việc.
Được giao nhiệm vụ trực tiếp hướng dẫn và giám sát công nhân thực hiện công việc theo
yêu cầu thiết kế, an toàn cho người và thiết bị.
- Các cán bộ kỹ thuật phải nắm được và báo cáo cụ thể từng nội dung công việc
trên hiện trường để Chủ nhiệm công trình kịp thời điều chỉnh những vấn đề lớn phát sinh,
Chủ nhiệm công trình xin ý kiến Chỉ huy trưởng công trường quyết định nếu ảnh hưởng đến
tiến độ công trình.
- Ngoài các công việc trên, Bộ phận giám sát kỹ thuật thường xuyên phối hợp
cùng với bên A điều chỉnh tiến độ chi tiết cho từng ngày của từng phần việc, giải quyết các
vướng mắc kỹ thuật, làm thủ tục chuyển bước thi công, lập biện pháp thi công chi tiết và

17
TRUONGLOC GENSET

thường xuyên liên hệ với các đơn vị chuyên ngành để đảm bảo chất lượng công trình theo
đúng các qui trình qui phạm kỹ thuật.
2.6 Bộ phận cung ứng vật tư:
- Bộ phận kế hoạch căn cứ vào tiến độ thi công tổng thể và từng giai đoạn để lập kế
hoạch cung ứng tiền vốn, vật tư kịp thời đồng thời tổ chức giám sát nhân lực, khối lượng vật
tư cấp cho công trình hàng ngày. Điều khiển phối hợp phương tiện xe máy, thiết bị thi công
đảm bảo tiến độ thi công công việc trong mọi điều kiện.
2.7 Bộ phận hành chính phục vụ:
- Bộ phận phục vụ bao gồm: Kế toán giải quyết vấn đề về tài chính, lái xe, bảo vệ và
các nhân viên phục vụ khác, quan hệ với địa phương để giải quyết các thủ tục liên quan
trong quá trình thi công như:
- Mặt bằng thi công.
- Trật tự an ninh khu vực.
- Đăng ký tạm trú, tạm vắng với địa phương.
- Tổ chức thực hiện và trực tiếp kiểm tra việc ký các loại hợp đồng lao động.
- Tổ chức việc kiểm tra, khám sức khoẻ cho người lao động, giám sát việc chấp hành
luật lao động cũng như các chế độ chính sách khác…
2.8 Lực lượng thi công trực tiếp:
a) Đội thi công hệ thống thoát khói
- Đơn vị tổ chức một đội thi công hệ thống thoát khói gồm 10 người được hướng dẫn
quy trình an toàn khi lắp đặt hệ thống thoát khói.
- Đối với những máy móc nhỏ (máy cắt, máy đột dập …) sẽ bố trí công nhân lành
nghề vận hành, sử dụng máy.
b) Đội thi công hệ thống điện
- Bố trí 2 tổ đội thực hiện thi công các công việc về kéo thanh dẫn điện, đấu nối
thanh dẫn điện; định vị và lắp đặt tủ điện, hệ thống UPS theo thiết kế và các yêu cầu liên
quan đến an toàn điện. Mỗi tổ bố trí 03 kỹ sư, 03 công nhân lành nghề.
c) Đội thi công hệ thống nhiên liệu:
- Thi công các công việc gia công chế tạo, lắp dựng kết nối ống từ bồn chứa nhiên
liệu chính về các bồn chứa nhiên liệu nhỏ và từ các bồn chứa nhiên liệu nhỏ về các máy
phát điện. Bố trí 05 công nhân lành nghề.
d) Đội thi công phòng tiêu âm:
- Bố trí 03 công nhân lành nghề chỉ đạo thi công phòng tiêu âm chống ồn, hệ thống
thoát gió nóng và lấy khí tươi

18
TRUONGLOC GENSET

e) Đội thi công tiếp địa .


- Thi công hệ thống tiếp địa cho phòng máy, tủ điện và hệ thống máy phát điện.
Được bố trí 02 tổ, mỗi tổ 04 công nhân.
f) Tổ điện, nước phục vụ thi công.
- Tổ điện nước gồm 03 người thường xuyên trực kiểm tra, theo dõi và phục vụ cấp
điện, nước cho công trình.
h) Tổ vệ sinh môi trường.
Tổ vệ sinh môi trường gồm 02 người phụ trách vấn đề vệ sinh, thu dọn rác thải, vật
liệu thừa.
+ Đơn vị thi công có các biện pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý chất
lượng công trình xây dựng và an toàn lao động trong thi công, vệ sinh môi trường:
+ Quán triệt và triển khai thực hiện đến từng các bộ kỹ thuật, các tổ, đội sản xuất nội
dung các văn bản của Chính phủ, Bộ xây dựng và Tổng công ty về công tác quản lý chất
lượng công trình xây dựng, an toàn trong thi công, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi
trường.
+ Cán bộ kỹ thuật của đơn vị tập trung giám sát đối với các công tác thi công bị che khuất
như: san lấp mặt bằng, thi công cọc, phần móng, phần ngầm của công trình...
+ Ngoài biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toàn trong thi công và vệ sinh môi
trường, tiến độ thi công công trình, đơn vị thi công phải phối hợp chặt chẽ với Ban QLDA,
Phòng QLXL về việc thực hiện biện pháp thi công, thời gian làm việc, tiến độ cụ thể.
Trường hợp phải thi công ngoài giờ, đặc biệt là thi công đêm, phải được sự thống nhất của
chủ đầu tư.
+ Đơn vị thi công phải phổ biến về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng
(tùy theo công việc thi công) đến cán bộ kỹ thuật, người lao động trước khi bắt đầu thi công
hạng mục công trình.
+ Đơn vị thi công thực hiện nghiêm túc quy trình, quy phạm trong thi công xây lắp.
+ Đơn vị thi công thực hiện công tác quản lý chất lượng, ghi văn bản nghiệm thu,
khung ký tên xác trong nhận hồ sơ hoàn công theo NĐ 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về
quản lý chất lượng công trình xây dựng…
3. Mô tả mối quan hệ giữa trụ sở chính và việc quản lý hiện trường:
* Trụ sở chính:
- Chịu trách nhiệm về mặt pháp lý với Chủ đầu tư, Nhà nước, chuẩn bị năng lực tài
chính phục vụ cho thi công, phối hợp kiểm tra đôn đốc việc thi công trên hiện trường đảm
bảo chất lượng an toàn tiến độ, kinh tế.

19
TRUONGLOC GENSET

- Thông qua các biện pháp thi công chính của công trình cũng như kiểm tra chủng
loại vật liệu trước khi đưa vào sử dụng.
* Quản lý hiện trường :
- Chịu trách nhiệm điều hành thi công trên hiện trường theo đúng thiết kế, tiến độ,
đảm bảo hạch toán kinh tế .
- Thường xuyên lập báo cáo tình hình thực tế hiện trường về công ty .
- Chuẩn bị nhân công, vật tư theo tiến độ thi công tại hiện trường.
- Quan hệ với chủ đầu tư trực tiếp giải quyết các công việc và mọi phát sinh việc mới
trên hiện trường .
4. Trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết được giao phó cho quản lý hiện trường:
- Giải quyết các công việc đảm bảo chất lượng an toàn tiến độ của công trình tại hiện
trường.
- Báo cáo tình hình thực hiện tiến độ thi công hàng tuần gửi cho chủ đầu tư, TVGS.
- Liên hệ trực tiếp với chủ đầu tư giải quyết những vướng mắc và phát sinh trong quá
trình thi công.
- Lập thanh quyết toán công trình với Chủ đầu tư .
- Chủ động quyết định về tài chính trong suốt quá trình thi công.
- Cung cấp các số liệu, biên bản làm hồ sơ hoàn công công trình để trụ sở chính làm
hồ sơ hoàn công nộp cho Chủ đầu tư.
Lực lượng công nhân:
- Nhà thầu sẽ huy động lực lượng công nhân lành nghề để thi công công trình đạt
chất lượng cao. Công nhân của Nhà thầu sẽ được trang bị đầy đủ các máy móc cầm tay, các
trang thiết bị bảo hộ lao động đồng thời được quán triệt đầy đủ các nội quy khi thi công trên
công trường. Đội ngũ công nhân có tay nghề cao sẽ được thường xuyên duy trì tại công
trình.
Dự kiến số lượng công nhân kỹ thuật thi công:(Xem bảng biểu nhân công)
- Trong trường hợp cần thiết, để đẩy nhanh tiến độ thi công và dự phòng các trường
hợp ốm đau, bệnh tật, Nhà thầu đã có phương án huy động thêm 30% lực lượng công nhân
của mỗi loại để thi công công trình.
IV. Vật tư, thiết bị, vật liệu cung cấp cho công trình:
- Tất cả vật tư, thiết bị, vật liệu được sử dụng cho công trình sẽ được Nhà thầu đảm
bảo, đúng chất lượng yêu cầu, tuân thủ theo các quy định về kỹ thuật theo hợp đồng đã ký
với Chủ đầu tư, theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt. Các loại vật tư đều có kết

20
TRUONGLOC GENSET

quả chứng nhận đảm bảo yêu cầu chất lượng, có hoá đơn xuất xưởng, đăng ký chất lượng
của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm và thoả mãn các TCXDVN.
- Nhà thầu sẽ đệ trình lên Chủ đầu tư các chứng chỉ xác nhận chất lượng, mẫu vật tư,
cũng như nguồn gốc vật tư và chỉ tiến hành ký hợp đồng mua vật tư sau khi có đồng ý duyệt
của Chủ đầu tư.
- Nhà thầu sẽ lưu tại văn phòng công trường một bộ đầy đủ các chứng chỉ xác nhận
nguồn gốc, kết quả thí nghiệm, kiểm định đạt yêu cầu để chủ đầu tư và cơ quan quản lý
thanh tra kiểm tra bất cứ lúc nào. Trong trường hợp nếu có yêu cầu của Chủ đầu tư trong
việc kiểm tra đột xuất chất lượng các chủng loại vật tư có trên công trường, nhà thầu sẽ
tuyệt đối tuân thủ để nhằm mục đích đảm bảo chất lượng của công trình.

CAM KẾT SỬ DỤNG VẬT LIỆU TẠI CÔNG TRÌNH .


Nhà thầu cam kết sử dụng vật liệu tại công trình đúng với hợp đồng kinh tế đã ký với
CĐT và thiết kế được phê duyệt. Trong trường hợp phải điều chỉnh để phù hợp với thực tế
phải được CĐT, TVGS xác nhận và phê duyệt.
B. Biện pháp kỹ thuật thi công:
I. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu:
- Trong quá trình thi công và nghiệm thu công trình, Nhà thầu chúng tôi sẽ đảm bảo
tuân thủ theo NĐ 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây
dựng…
- Nhà thầu sẽ tuyệt đối tuân thủ theo hồ sơ chỉ dẫn kỹ thuật thiết kế, cũng như tất cả các
thay đổi được Chủ đầu tư chấp thuận và các qui định về thi công nghiệm thu theo các tiêu
chuẩn xây dựng, quy phạm hiện hành.
- Nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng TCXDVN 371-2006.
+ Quy phạm trang bị điện TCN 18,19,20,21: 2006.
- Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam;
+ Nghị định 15/2013/NĐCP ngày 06 tháng 02 năm 2013: Quản lý chất lượng công
trình xây dựng.
II. Trình tự thi công:
- Đây là một công trình nằm trong thành phố và gần với khu dân cư đông đúc, điều kiện
thi công nhất là giao thông ra vào công trình tương đối khó khăn, tuy nhiên phải đáp ứng nhu
cầu về tiến độ, đảm bảo an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. Mục tiêu của Nhà thầu
chúng tôi là thi công đúng tiến độ đã đề ra, đạt chất lượng cao.
- Nhà thầu sẽ đưa ra một trình tự thi công hợp lý, khoa học cùng với việc huy động
năng lực về thiết bị và nhân lực, vật tư cần thiết để điều phối tốt và nhịp nhàng, tránh chồng
chéo giữa các đầu mục công việc.

21
TRUONGLOC GENSET

- Trình tự thi công và tiến độ thi công theo bảng tiến độ chi tiết.
- Thời gian thi công được rút ngắn nhất ở mức có thể mà vẫn đảm bảo chất lượng cho
công trình. Theo tiến độ mà chủ đầu tư yêu cầu, trình tự thi công của Nhà thầu sẽ như sau:
TỔNG QUAN
Các tổ máy phát điện công nghiệp sẽ hoạt động ổn định với tuổi thọ dài lâu nếu được
lắp đặt và bảo dưỡng theo các quy trình chuẩn của nhà sản xuất.
Việc lắp đặt hoặc bảo dưỡng không đúng cách sẽ dẫn tới những vấn đề liên tục xảy ra
với tổ máy,

Figure 1: Cấu hình cơ bản của một tổ máy phát điện lắp đặt tĩnh
Trước khi thực hiện việc lắp đặt tổ máy, cần tham khảo các thông tin sau từ
catalogue và bảng thông số kỹ thuật đi kèm theo máy và trong quá trỡnh lắp đặt cần thường
xuyên cập nhật các thông tin này.
Kích thước và trọng lượng máy (cần kiểm tra lại kỹ càng các thông tin này).

22
TRUONGLOC GENSET

Kích thước của đầu ra ống xả và áp suất tối đa cho phép của khí xả.
Dòng khởi động của ắc quy và số lượng ắc quy.
Kích thước đường ống cấp nhiên liệu.
Các yêu cầu về khí vào và ra cấp cho tổ máy.
Do qúa trình cẩu máy và chuyển máy sẽ gây ra các biến dạng và có thể xảy ra các hư
hỏng ngoài ý muốn. Do đó, cần kiểm tra các hạng mục sau, sau khi kết thúc quá trình cẩu
máy và chuyển máy:
Kiểm tra sự thẳng hàng của két nước và các cơ cấu hỗ trợ để đảm bảo khoảng cách từ
két nước tới động cơ và các đế giảm chấn và các cơ cấu hỗ trợ phải còn nguyên dạng và
đảm bảo cố kết khoảng cách.
Kiểm tra khoảng cách tương đối của quạt làm mát so với lồng quạt. Hiệu chỉnh lại
nếu cần.
LẮP ĐẶT
Cẩu hàng
Đảm bảo an toàn khi cẩu hàng
Để đảm bảo lấy hàng an toàn và hiệu quả từ container hay các phương tiện vận
chuyển, cần phải kiểm tra lại các mục sau để đảm bảo an toàn:
Phương tiện hoặc các trang thiết bị hỗ trợ cẩu hàng phải đảm bảo phù hợp với công
việc.
Vị trí neo cáp phải ở phần đế dưới cùng của hệ thống dàn khung máy phát.
Nền đất nơi cẩu hàng phải đủ cứng và rộng để chịu tải trọng của tổ máy, của phương
tiện cẩu máy.
Địa điểm cẩu máy: Container hàng hóa được vận chuyển đến đường mặt đường Trần
Thánh Tông, nhà thầu sẽ tiến hành mời CĐT, TVGS kiểm tra
lại tình trạng niêm phòng hàng hóa và tiến hành cắt chì rút
máy khỏi Container, sử dụng 2 xe nâng chuyên dụng 10-15
tấn, kết hợp với cẩu chuyên dụng 100 tấn để đưa máy ra khỏi
Container và đưa qua vị trí cầu thang thoát hiểm kích thước
5900x2400mm để đưa máy xuống tầng hầm B1.
Xe cẩu chuyên dụng 100 tấn đặt tại vị trí được gia cố
chắc chắn đảm bảo việc cẩu máy đưa vào vị trí an toàn.
Khi máy đã xuống đến tầng hầm B1 sẽ sử dụng, các
thanh I (200x3000) xe nâng 7 tấn kết hợp với con lăn, con rùa
chụi tải 15 tấn để đưa lên bệ máy.

23
TRUONGLOC GENSET

Chi tiết, bản vẽ cụ thể trong biện pháp đưa máy vào vị trí nhà thầu nộp cùng biện
pháp thi công này.
Một số phương tiện cẩu thông dụng
Xe cẩu chuyên dụng, cáp lực, thanh trợ lực cẩu, múc cẩu, mó lý.
Xe nâng.
Phương án nâng hạ
Neo cáp:
Nối cáp với các tai cẩu thiết kế chờ sẵn trên máy phát.
Treo cáp và kiểm tra lại mối nối cẩn thận và tỉ mỉ.
Kiểm tra xem các kết nối đó nối đúng kỹ thuật chưa và các thiết bị phụ trợ có đủ độ
cứng vững chịu sức nặng của thiết bị.
Cẩu máy một cách cẩn thận
Đưa thiết bị từ từ và chắc chắn tới vị trí được chọn để đặt máy.
Cẩn thận hạ độ cao cẩu trong khi tiếp tục quá trình định vị cho tổ máy.
Gỡ cáp, tháo các điểm neo mó lý và bỏ múc cẩu.
Chú ý: Dây cáp phải vuông góc với phần sắt xi máy để đảm bảo không gây trầy
xước hay hỏng hóc các thiết bị xung quanh máy.
Xe nâng hạ:
Vị trí càng xe phải ở dưới phần khung bệ thiết bị, đảm bảo chỉ có phần chịu lực trên
thiết bị nằm trên càng xe nâng.
Nâng và di chuyển thiết bị một cách thận trọng.
Đặt thiết bị vào vị trí đó được chọn trước.
Chuyển máy bằng tay:
Sử dụng 2 kích gắp hai bên máy một cách cẩn thận và đặt 03 con lăn dài ở phần
khung bệ chịu lực của máy.
Nhả kích và đặt toàn bộ tổ máy trên 03 con lăn và đẩy máy bằng tay vào vị trí.
Trong khi di chuyển tổ máy, sử dụng các con lăn khác để hỗ trợ cho việc chuyển
máy.
Khi máy đó vào vị trí, định vị lại máy, sử dụng kích để nâng máy lên.
Bỏ con lăn khỏi đế máy, kiểm tra lại lần nữa xem máy đó để đúng vị trí chưa, rồi nhả
kích và cố định vị trí máy.
Nếu sử dụng xe nâng tay thì cần phải chú ý càng của xe nâng phải dài hơn chiều
ngang của máy.
Lắp đặt tĩnh

24
TRUONGLOC GENSET

Vị trí lắp đặt


Cần phải xem xét dựa trên các yêu cầu thực tế của việc lắp đặt. Không có nguyên tắc
cụ thể nào cho việc chọn địa điểm đặt máy ngoại trừ việc chọn vị trí đặt máy gần hệ thống
cấp điện và tránh các ảnh hưởng do tiếng ồn hoạt động của máy gây ra. Tuy nhiên, các điều
kiện khác về cấp nhiên liệu, thoái khí nóng, đường dẫn khói, giảm tiếng ồn cũng cần phải
được xem xét tới.
Địa điểm được chọn lựa sẽ phải dung hòa giữa những yếu tố này.
Một vài vấn đề có thể gặp phải trong việc chọn địa điểm.
Gặp vấn đề trong việc thoát khói và thoát gió nóng.

25
TRUONGLOC GENSET

Mặt đất quá gồ ghề và đất quá mềm. Đặt không đúng địa điểm.
Hạn chế không gian thao tác
Cách xa nguồn cấp nhiên liệu
Không gian quá chật để thao tác
Tốt nhất nên đặt máy phát điện
Tính toán và bố trí
Yêu cầu căn bản:
Tính toán tới kích thước và vị trí của các trang thiết bị và không gian xung quanh như
bồn dầu, khoang điều khiển, ống giảm thanh, ắc quy v.v…
Yêu cầu về mặt bố trí thiết bị
Đây là các yêu cầu về mặt bố trí các thiết bị đảm bảo khoảng cách tới máy phát sao
cho có thể dễ dàng di chuyển các vật tư và dụng cụ tác nghiệp.
Khoảng cách tối thiểu là 1m xung quanh máy phát để có đủ không gian cho việc mở
cửa thao tác, thực hiện bảo dưỡng và kiểm tra máy phát.
Cách âm phòng máy.
Phòng cách âm máy có chức năng:
Cách âm:
Cách âm truyền qua các vách tường, trong trường hợp này, chiều dày và mật độ vật
liệu làm tường ảnh hưởng nhiều tới khả năng cách õm và cỏch nhiệt của phòng.
Triệt âm:
Vật liệu này triệt tiêu năng lượng âm và được sử dụng ở phần không gian mở để lấy
khí vào và thoát khí. Theo đó kích thước của cửa hút gió và thoát gió sẽ phải tăng lên.
Vật liệu dùng để bọc tường của phòng máy có thể sử dụng vật liệu triệt âm bông thủy
tinh, tôn đột lỗ tráng kẽm, vải thủy tinh, để làm giảm âm trong phòng máy, tường. Cửa lấy
gió và thoát gió sử dụng cách vách tiêu âm để triệt tiêu âm thanh và vẫn đảm bảo lưu lượng
khí cần thiết.
(Chi tiết xem tại bản vẽ thiết kế và BPTC)

26
TRUONGLOC GENSET

Bố trí tổng quan phòng máy.


Kết cấu phòng máy từ khung bê tông hoặc khối xi măng chiều dày tối thiểu 20cm.
Kết cấu thêm tấm giảm chấn dưới đế máy khi lắp đặt tại các vị trí có độ cứng yếu.
Trần và tường phòng máy được kết cấu từ vật liệu triệt âm trong trường hợp có yêu
cầu.
Lựa chọn loại ống giảm thanh.
Cách âm cho cửa phòng máy.
Bẫy triệt âm cho phần lấy khí vào và thoát khí.

Phần triệt âm

Ống giảm thanh

Phần triệt âm

Cửa cách âm

Thoát gió
Khi hoạt động, máy phát điện sinh ra một nhiệt lượng nhất định cho phòng máy, và
nhiệt lượng này cần phải được lấy khỏi phòng máy để đảm bảo hoạt động bình thường của
hệ thống:
Nhiệt lượng phát sinh từ tổ máy bắt nguồn từ những nguồn sinh nhiệt cơ bản như:
Hệ thống làm mát xy lanh.
Nhiệt lượng tỏa ra từ thành động cơ và hệ thống ống dẫn khí thải.
Hệ thống làm mát củ phát.

27
TRUONGLOC GENSET

Theo đó, phòng máy cũng cần được bố trí hệ thống hút gió và thoát gió nóng phù hợp
với loại dàn tản nhiệt và điều kiện hoạt động của tổ máy phát điện. Thông thường, việc làm
mát kém sẽ dấn tới tăng nhiệt độ môi trường hoạt động quanh máy và sinh ra rất nhiều vấn
đề với hoạt động của tổ máy, từ việc giảm hiệu suất cho tới gây lỗi hệ thống và dừng hoàn
toàn tổ máy.
Dòng lưu chuyển của khí phải lưu chuyển theo chiều từ củ phát → động cơ → dàn
tản nhiệt.
Phương án lưu chuyển này đảm bảo đủ không khí tươi cho hệ thống buồng đốt của
máy phát điện. Các phần cửa thoáng có nhiệm vụ đảm bảo lưu lượng không khí này.
Phần không khí lấy vào và phần khí nóng thoát ra nên cùng hướng với nhau. Hệ
thống tản nhiệt có thể được nối với phần gioăng đệm hoặc phần bọc amiang để tránh sự
quẩn lại của khói xả.
Phần không gian mở lấy khí tươi và phần thoát khói xả không được đặt quá sát nhau.
Hệ thống nhiên liệu
Hệ thống nhiên liệu cần được lắp đặt phù hợp với tiêu chuẩn nhà nước và yêu cầu
của chính quyền trong vùng đặt máy phát điện.
Các thành phần cơ bản của hệ thống nhiên liệu Diesel thông thường bao gồm: bồn
chứa chính, bồn dầu ngày, đường cấp nhiên liệu, và hệ thống bơm phụ trợ vận chuyển và
hồi dầu giữa các bồn chứa.
Bồn dầu chính: Do đặc điểm dầu Diesel ít có tính kích nổ hơn so với xăng và khí
gas nên bồn dầu chính được chôn ngầm trong bể xây bên ngoài tòa nhà, có lắp đậy, phao
báo mức.
Dung tích bồn dầu chính: 16000 lít
Thông hơi bồn dầu chính: Lỗ thông hơi đảm bảo thoát khí Gas sinh ra trong quá trình
tích trữ và giãn nở của nhiên liệu nhưng không cho phép rác bẩn, bụi bẩn lọt vào trong bồn.
Dãn nở của nhiên liệu: Không dc bơm nhiên liệu đầy quá 95% dung tích của bồn để
đảm bảo dung tích dãn nở của nhiên liệu.
Sử dụng nhiên liệu Diesel ASTM No. 2 đảm bảo theo yêu cầu tối thiểu mà nhà sản
xuất động cơ đề xuất về độ bão hòa, độ Sunfua, và chỉ số octant cũng như các chỉ số yêu cầu
về khởi động lạnh và công suất hoạt động của động cơ. Khi bồn dầu chính được sử dụng
cho nhiều thiết bị khác nhau thì mỗi thiết bị sử dụng một hệ thống cấp và hồi riêng biệt.
Bồn dầu ngày: dung tích 2000 lít. Sử dụng bồn dầu ngày đặt gần động cơ cho phép
bơm cao áp dễ dàng điền đầy nhiên liệu vào hệ thống trong chu trình khởi động cũng như
kết nối với đường hồi dầu từ động cơ. Sử dụng thêm phao chống tràn hoặc van điện từ tự

28
TRUONGLOC GENSET

động hoạt động theo mức đầy để tránh tràn dầu từ bồn dầu chính vào bồn dầu ngày nếu bồn
dầu chính đặt cao hơn bồn dầu ngày.
Các tùy chọn khác bao gồm: Đồng hồ đo nhiên liệu, công tắc mức điều khiển bơm
nhiên liệu, van chống tràn, bọc hắc ín với bồn dầu chôn ngầm, cảnh báo mức nhiên liệu
thấp.
Ống dẫn dầu sử dụng ống thép dày 2 – 3mm sử dụng theo đúng hợp đồng và hồ sơ
thiết kế đã được phê duyệt.
Đường ống mềm: Sử dụng các đoạn ống mềm có chiều dài từ 152mm trở lên để nối
giữa các đoạn ống cứng với đường cấp và đường hồi dầu trên động cơ.
Đường hồi dầu: Do bơm cao áp cấp lượng dầu nhiên liệu hơn mức cần thiết cho kim
phun cao áp, do đó với hệ thống sử dụng 1 đường cấp thì cũng cần 1 đường hồi dầu từ kim
phun cao áp và kích cỡ của đường cấp và đường hồi là tương đương nhau.
Đường hồi dầu nối về bồn ngày để làm mát, sau đó được bơm ngược ra bồn dầu
chính, đảm bảo nhiên liệu cấp cho máy đạt nhiệt độ cho phép.
Hệ thống thoát khí xả
Hệ thống thoát khí xả sử dụng 02 Pô giảm thanh từ nhà sản xuất thu chữ Y vào 01 Pô
sản xuất trong nước thoát ra ngoài thông qua ống Inox 304 đường kính D485mm dày
1,5mm.
Bao gồm đầy đủ cua, cút góc, mặt bích, cổ nhún, ty treo giá đỡ cần thiết để định vị
theo đúng hồ sơ thiết kế và bản vẽ biện pháp thi công.
Phần trong phòng máy sẽ được bảo ôn bằng bông thủy tinh bọc ngoài bằng áo inox.
Bao gồm cả Pô giảm âm và ông khói.
Phần ngoài phòng máy không có bảo ôn.
Hệ thống làm mát
Nhiệt lượng tỏa ra từ tổ máy phát xuất từ các nguồn sinh nhiệt sau:
Nhiệt lượng sinh ra từ hệ thống làm mát.
Nhiệt lượng sinh ra từ hệ thống động cơ và khí xả
Gió nóng thoát ra từ phòng máy.
Khí xả.
Hệ thống dưới đây có chức năng giải nhiệt và dẫn hướng dùng nhiệt sinh ra từ hệ
thống làm mát động cơ:
Dàn tản nhiệt

29
TRUONGLOC GENSET

Hệ thống làm mát động cơ được nối với dàn tản nhiệt kết cấu bằng các ống tản nhiệt
hình díc dắc, đặt ở phần cuối của hệ thống khung động cơ để hỗ trợ chức năng làm mát hệ
thống. Dàn tản nhiệt này sử dụng quạt gió được lai trực tiếp từ động cơ của tổ máy.
Trong mọi trường hợp không khí được thổi theo chiều từ quạt → dàn tản nhiệt.
Việc làm mát và hạ nhiệt được quyết định bởi chu trình lấy khí tươi và thoát khí nóng
của phòng máy phát.
Một hệ thống làm mát mở rộng sẽ bù lại cho các thay đổi lưu lượng dòng chất lỏng
làm mát chảy trong hệ thống.
Tản nhiệt đối lưu
Hệ thống làm mát động cơ được nối với luồng không khí đối lưu đặt ở trong hoặc
ngoài phòng máy nhằm hỗ trợ chức năng làm mát
Khi đặt ở trong phòng, hệ thống tản nhiệt đối lưu này hoạt động tương tự như hệ
thống dàn tản nhiệt. Quạt tản nhiệt có thể lai trực tiếp vào động cơ hoặc kéo bằng động cơ
điện.
Trong trường hợp đặt phía ngoài phòng máy, lên phần nóc phòng máy hoặc một
không gian khác, thì cần phải có tính toán cẩn thận và chính xác các điều kiện tỏa nhiệt so
với sử dụng dàn tản nhiệt.
Với cả 2 trường hợp sử dụng dàn tản nhiệt và khí đối lưu trong phòng, sự tăng nhiệt
do kích thước của hệ thống cài đặt cũng cần phải được xem xét tới.
Thoát gió phòng máy
Quạt hút gió, hoặc thổi gió có chức năng thoát nhiệt phòng máy và cung cấp không
khí tươi cho phòng máy trong trường hợp sử dụng tản nhiệt đối lưu hay nước làm mát.
Khi sử dụng hệ thống quạt thoát gió phòng máy, cần phải có những tính toán chi tiết
và có xem xét tới nhiệt độ môi trường xung quanh, và tổn thất áp suất trên các phần tử lắp
đặt ở cửa lấy khí vào và thoát khí nóng (lưới, bẫy giảm âm, …)

30
TRUONGLOC GENSET

Hệ thống điện
1. Hệ thống thanh dẫn điện
1.1. Phương pháp thi công trục ngang:

- Tiến hành thi công lắp đặt từ phía phòng kỹ thuật về tủ theo kích thước bản vẽ kỹ
thuật.
- Đo và xác định vị trí của thanh Busway ngang từ phía phòng kĩ thuật.
- Từ vị trí bắt đầu của hệ thống nằm ngang, căng dây đánh dấu đường đi của
Busway.
- Dùng khoan bê tông, dùng nở bờ tông, xiết chặt thanh ti ren sau đú dựng êcu vặn
chặt để cố định thanh ren với nở đóng.
- Từng thanh tiren cách nhau khoảng 2000mm, khoảng cách các cặp tuỳ theo các
thanh busway.
- Trước khi đưa thanh busway lên giá đỡ, lấy giẻ mềm lau các má đồng hai đầu.
Tiến hành đo cách điện (MΩ) của từng đoạn, giá trị của từng thanh phải được ghi chép cẩn
thận vào biên bản.

31
TRUONGLOC GENSET

- Dựng palăng hoặc máy kép để kéo thanh Busway lên vị trí vừa khoan treo thanh
ren, dựng thanh giá đỡ thép chuyên dùng để đỡ thanh Busway (đối với thanh nằm ngang
phải dùng sắt V làm giá đỡ), vặn ốc vớt để định vị thanh đỡ.
- Trong trường hợp địa hình không phù hợp dựng máy kéo hoặc balăng để kéo thanh
busway lên vị trí treo thì phải dùng sức người. Cụ thể phải dùng tới 5 hoặc 6 người để nâng
thanh busway lên vị trí treo tùy thuộc vào trọng lượng của thanh cái busway.
- Khi lắp đặt nối hai thanh busway với nhau, trước khi đưa hai thanh ăn khớp với
nhau cần kiểm tra các má đồng phải được sạch sẽ, không dính bụi, khụng dính mồ hôi.
- Dựng thanh vam (thiết bị đi kèm) kéo dần hai thanh busway lại gần để các má
đồng ăn khớp vào nhau. Sau khi kiểm tra các má đồng đó ăn khớp, dùng tròng siết chặt con
ốc cái trên thanh busway, siết ốc cái phải đều tay, đến khi chắc tay thì dừng lại, tiến hành
lắp bốn tấm nắp ốp ở bốn bên mối nối. Dựng clê hoặc tròng siết chặt các bulong các tấm ốp,
sau đó đậy nở cao su ở vị trớ ốc cái.
- Trước khi lắp thanh busway tiếp theo, cần tiến hành đo cách điện (MΩ) của đoạn
vừa lắp, giá trị đo được phải được ghi chép vào biên bản đo. Cứ như vậy đo lần lượt toàn bộ
hệ thống sau khi lắp thêm mỗi thanh busway.
- Dùng tấm nilon mỏng quấn toàn bộ hệ thống busway sau khi lắp xong. Cuối ngày
thi công, dùng nilon quấn quanh các má đồng tránh bụi, nước rơi vào. Ngày hôm sau trước
khi lắp đặt thanh tiếp theo, cần kiểm tra và vệ sinh lại các má đồng.

32
TRUONGLOC GENSET

Hình ảnh minh họa thanh Busway ngang sau khi được lắp đặt.

1.2. Phương pháp thi công busway trục đứng


- Đo kích thước hộp kỹ thuật để lên phương án giỏ đỡ thanh Busway trục đứng cỏc
tầng.
- Sau khi được phờ duyệt triển khai gia cụng phần giá đỡ, cắt và hàn theo kích
thước đã đo, khoan lỗ để bắt nở rút sắt. Các vết cắt phải được sơn chống gỉ, sau đó sơn màu
ghi. Dùng quả rọi để lắp đặt giá đỡ sao cho từ trên xuống dưới luôn thẳng đứng, khoảng
cách giữa tâm hai giá đỡ busway là không đổi.
- Trước khi lắp đặt busway, tiến hành kiểm tra, sắp xếp thanh Busway theo đúng
thứ tự trong bản vẽ để chuẩn bị thi công.
- Tiến hành đo cách điện (MΩ) các thanh busway trước khi đưa vào lắp đặt. Giá trị
đo được phải ghi chép vào biên bản đo.
- Dùng giẻ mềm lau sạch các má đồng thi công hệ thống trục đứng được tiến hành
từ dưới lên trờn.
- Dùng balăng kéo các đoạn busway kết nối lại với nhau. Thanh busway phải được
giữ thẳng đứng, từ từ hạ xuống để các má đồng ăn khớp vào nhau. Kiểm tra các má đồng
đúng thứ tự mới hạ dần balăng xuống, khi nào các má đồng ăn khớp hết với nhau thì giữ
33
TRUONGLOC GENSET

nguyên vị trí, tiến hành xiết chặt ốc cái, xiết đều tay, đến khi chặt tay thì dừng lại, tiến hành
bắt bulong cho các tấm ốp ở vị trí mối nối. Sau đó tiến hành bắt thanh đỡ lò xo, cố định lò
xo vào giá đỡ bằng bulong m10, dùng ngoàm lò xo bắt vào thân busway, xiết chặt bulong.
Điều chỉnh lò xo sao cho thanh busway thẳng đứng theo 2 hướng.
- Tiến hành đo cách điện (MΩ) đoạn busway vừa lắp, giá trị đo được ghi chép vào
biên bản đo.
- Cuối ngày thi công, dùng tấm nilon quấn quanh toàn bộ thanh busway tránh sự
ảnh hưởng của bụi hoặc nước. Đầu trên của thanh busway chờ thi công tiếp phải được bảo
vệ cẩn thận.
- Trong quá trình vận chuyển thanh busway, chú ý cẩn thận, nhẹ nhàng, không để
thanh busway ở những nơi nhiều bụi, có nước.
- Luôn luôn tiến hành đo cách điện của từng thanh busway và hệ thống busway sau
khi lắp xong.

Hình ảnh minh họa hệ thống busway trục đứng sau khi được lắp đặt

1.3. Bảo quản busway sau khi lắp đặt


- Sau khi lắp đặt từng tầng phần phải dùng nilon bọc lấy busway, tránh bụi bẩn,
nước từ các hạng mục thi công khác.

34
TRUONGLOC GENSET

- Che đậy cẩn thận phía trên hệ thống busway, tránh gạch, đá rơi vào hệ thống
busway.
- Kiểm tra toàn bộ trục kỹ thuật, tránh bị nước mưa chảy vào hệ thống busway.
7. Công tác lắp đặt tủ điện hạ thế

- Các tủ điện khi vận chuyển tới công trình, đưa vào vị trí lắp đặt phải được căn chỉnh
cho có cùng đường tâm và phải được cố định chắc chắn.

- Mọi chi tiết kim loại không cắt điện với hệ thống các tủ điện dùng để cố định các
thiết bị và thanh cái đều phải bắt cho dẫn điện với vỏ tủ.

- Phải kiểm tra để bộ truyền động của các thiết bị phải làm việc nhẹ nhàng, không bị
kẹt và không được tuỳ tiện cắt. Các thiết bị bộ phận báo vị trí làm việc của các bộ truyền
động phải hoạt động chính xác, chiều quay của bộ truyền động cầu dao, aptomat cần đặt bên
cạnh cầu giao tương ứng với quy định sau:

+ Khi quay lên ứng với vị trí động của thiết bị.

+ Khi quay xuống ứng với vị trí cắt của thiết bị, vị trí đặt cầu giao, aptomat phải đặt
sao cho hồ quang phát sinh khi cắt không thể làm hư hỏng các thiết bị và các đồng hồ khác.

- Các hàm cầu dao và cầu chảy ống phải đặt sao cho lưỡi dao cắm vào được nhẹ
nhàng và khít chặt, không có các khe hở, không bị vênh bị kẹt.

- Lắp các thiết bị có tiếp điểm trượt (các khoá chuyển mạch, biến trở ...) phải đảm
bảo cho cá tiếp điểm động áp chặt lên các tiếp điểm cố định.

- Khi các thiết bị điện, các kẹp đầu dây và các dây dẫn điện điện áp 380/220V được
bố trí trên các ngăn gần các trang thiết bị có điện áp dưới 220V thì các bộ phận mạng điện
phải được bảo vệ để tránh trường hợp người vận hành hay thao tác vô ý chạm phải mà gây
tai nạn. Những nơi đó phải có biển báo và phải sơn mầu khác nhau.

- Việc lắp đặt các công tắc, các trang bị khởi động, từ thanh dẫn của mạch nhị thứ và
nối đất với các tủ, bảng điện phải theo đúng thiết kế.

- Các cầu chì đặt trên các tủ điện phải có ống kín.

- Việc nối các thiết bị với thanh cái của tủ phải dùng bulông hay chốt.

- Việc nối thanh ghép chính với thanh dẫn rẽ nhánh cũng như giữa chúng với nhau
trong một tủ điện phải hàn hay ép (trừ những chỗ nối có lúc cần tháo ra) thì nối bằng
bulông.

- Các bulông, đai ốc và vòng đệm bằng thép dùng để nối các thanh cái với nhau hay
nối thanh cái với các thiết bị đều phải mạ kẽm.

35
TRUONGLOC GENSET

- Chỗ tiếp xúc của thiết bị, chỗ nối thanh góp bằng bulông và các kẹp đầu dây ở
mạch đo lường, tín hiệu đều phải bố trí ở chỗ dễ đến gần để kiểm tra.

- Các bulông và chốt chẻ để cố định các thiết bị đóng cắt ở các ngăn tủ đều phải có
biện pháp ngăn ngừa tự nới lỏng.

- Khoảng cách dò điện theo bề mặt không được bé hơn 20mm, các khe hở điện không
được bé hơn 21mm.

- Các thanh cái được nắn thẳng tắp, không được có chỗ cong vênh. Với các thanh cái
có tiết diện chữ nhật thì bán kính cong ở chỗ uốn không được nhỏ hơn hai lần chiều dày
thanh nếu uốn theo phương mặt:

R>2

mà  = chiều dày của thanh

Nếu uốn theo cạnh thì

R>2b

mà b = chiều rộng của cạnh.

- Những chỗ uốn thanh cái không được có vết rịa, nứt. Chiều dài chỗ uốn thanh cái
không nhỏ hơn 2 lần của nó. Chỗ thanh cái bị uốn phải xa chỗ thanh cái bị nối (nếu có) ít
nhất là 10mm kể từ mép mặt tiếp xúc. Hết sức lưu ý rằng khi thay đổi nhiệt độ, thanh cái sẽ
co dãn theo chiều dọc nên chỉ được cố định thanh cái vào vật cách điện ở điểm giữa thanh
cái. Khi thanh cái có những bộ phận bị giãn nở thì vị trí cố định thanh cái nên cố định thanh
cái nằm giữa hai cái bù. Khi nối thanh cái vào thiết bị phải đo, uốn chính xác, không để phát
sinh ứng suất căng và phải đặt cho các mặt nối áp sát vào nhau.

- Thanh cái được nối bằng bulông phải kiểm tra vị trí nối và độ xiết chặt nối. Vị trí
nối phải cách xa các đầu vật cách điện, chỗ đầu phân nhánh ít nhất 50mm.

- Sau khi lắp xong thanh cái, các lỗ của vật cách điện phải được bít bằng các bản đặc
biệt. Thanh cái ghép hở ở chỗ vào và ra khỏi vật cách điện phải được kẹp chặt với nhau.

- Khi dòng điện lớn hơn 5000A thì trên những kết cấu bằng thép để cố định các vật
cách điện đỡ thanh cái mặt hở, phải đặt các vòng nối tắt bằng kim loại dẫn điện để giảm bớt
sự phát nóng các kết cấu do ảnh hưởng của từ trường. Điều này phải tìm kỹ trong chỉ dẫn
của thiết kế. Nếu trong chỉ dẫn của thiết kế thấy sai sót, không ghi, yêu cầu thiết kế bổ sung.

- Khi dòng điện lớn hơn 600A thì các vật cố định thanh cái và các bộ phận kẹp thanh
cái không được tạo nên mạch từ khép kín xung quanh thanh cái. Muốn đạt được điều này,
một trong các tấm ốp hay tất cả các bu lông bố trí ở cùng một phía của thanh cái phải làm
bằng vật liệu không nhiễm từ như đồng thau, nhôm và các hợp kim của nó. Có thể áp dụng
kiểu kết cấu cố định thanh cái không tạo nên mạch từ kín.

36
TRUONGLOC GENSET

- Nói chung những chỗ nối cố định của thanh cái có tiết diện chữ nhật đều nên hàn
điện hay hàn hơi, và nếu có điều kiện nên hàn áp lực. Những chỗ nối có yêu cầu tháo khi
cần thiết thì nối bằng bulông hay bằng tấm kẹp.

- Phải kiểm tra rất kỹ những đầu thanh cái nhôm nối vào đầu cực đồng của các máy
móc, thiết bị, phải tuân theo các qui định dưới đây:

+ Nếu đầu cực nối loại dẹt, được nối trực tiếp, không kể trị số dòng điện là bao nhiêu

+ Nếu đầu cực tròn cho phép nối trực tiếp khi dòng điện dưới 400A

+ Với dòng điện trên 400A và những thiết bị để ngoài trời thì nối phải qua tấm tiếp
xúc đồng nhôm.

- Khi dòng điện dưới 200A, thanh cái bằng thép có thể nối trực tiếp vào đầu cực đồng
của thiết bị. Trong nhà khô ráo, mặt tiếp xúc của thanh cái bằng thép phải đánh sạch và bôi
vadơlin. Trong nhà ẩm ướt hoặc có khí ăn mòn, mặt tiếp xúc phải mạ kẽm, mạ cadmi, mạ
đồng hay tráng thiếc. Mặt tiếp xúc của thanh cái dẹt phải phẳng khi nối bằng bulông, bằng
tấm ép hay nối vào đầu cực bề mặt của thanh cái nhôm, hay thép phải bôi một lớp mỏng
vadơlin công nghiệp.

- Các chỗ nối tiếp xúc bằng bulong có thể tháo mở được ở các thiết bị phân phối
trong nhà phải dùng bulông và đai ốc mạ kẽm. Các bulông và đai ốc bố trí sao cho khi khai
thác dễ kiểm tra. Khi nối các thanh cái bằng đồng và bằng thép thì bulông phải có vòng đệm
bằng thép.

 Các hàng kẹp đấu dây

- Kiểu hàng kẹp đấu dây phải phù hợp với điện áp của mạch điện. Các kép đấu dây
thuộc những đối tượng khác nhau phải chia thành từng nhóm riêng. Khi đặt chung các kẹp
đấu dây có điện áp khác nhau thì các kẹp đấu dây của mạch điện từ 380/220V trở lên phải
được tách riêng, phải có nắp đậy và phải có chữ chỉ rõ số trị điện áp.

- Các kẹp đấu dây của mạch cắt hay mạch rơle tác động cắt đi qua không được đặt
gần những kẹp đấu dây có cực tính hay pha khác tên của nguồn điện thao tác. Giữa các kẹp
đấu dây có cực tính hay tên pha khác nhau nên để một số kẹp trống (không đấu dây vào)

- Các kẹp đấu dây trong thiết trí phân phối trên 1000V, các cụm tiếp điểm của máy
cắt điện và dao cách ly phải bố trí để khi kiểm tra hoặc xử lý chúng vẫn không phải cắt điện
mạch sơ cấp.

- Các kẹp đấu dây không được hư hỏng, cáu bẩn và phải được cố định chắc chắn. Các
hàng kẹp đấu dây đặt trên các ngăn tủ thiết trí phân phối phải có các hộp che đậy chắc chắn.
Khoảng cách giữa các thành hộp dẫn các kẹp đấu dây không được nhỏ hơn 40 mm. Các hộp
kẹp phải cách các dây dẫn ít nhất 15 mm.

37
TRUONGLOC GENSET

- Các hàng kẹp đấu dây có thể đặt đứng hoặc đặt ngang, cho phép đặt nghiêng các
kẹp đấu dây (so với mặt tủ hoặc bảng). Khi đặt ngang thì hàng kẹp đấu dây dưới cùng nên
đặt cao hơn nền ít nhất là 30 mm.

- Khi đặt từ hai hàng kẹp đầu dây trở lên thì khoảng cách giữa các hàng không được
nhỏ hơn 150 mm.

- Cho phép đặt hai vòng khuyên của các ruột đồng vào một vít của kẹp đấu dây.
Không cho phép đặt hai ruột nhôm vào một vít nếu chỗ nối không có những kẹp đấu dây có
cấu tạo đặc biệt.
- Đối với các kẹp đấu dây có kiểu cắm chỉ cho phép đặt vào một ruột đồng hay một
ruột nhôm về một phía.
Hệ thống UPS

 Vận chuyển thiết bị tới vị trí lắp đặt


Vận chuyển thiết bị và vật tư tới vị trí lắp đặt: đối với Hệ thống UPS sau khi được
vận chuyển tới chân công trình sẽ được kiểm tra số lượng vật tư, vật liệu xem có đầy đủ và
đúng quy cách như trong bản thiết kế hay không. Sau đó sẽ được vận chuyển tới vị trí lắp
đặt thông qua hệ thống thang máy của tòa nhà (nếu được phép sử dụng) hoặc vận chuyển
thủ công thông qua đường thang bộ.
 Đảm bảo về môi trường tại vị trí lắp đặt UPS
Hệ thống UPS cần được lắp đặt tại nơi mát, khô, thoáng sạch và có điều kiện lưu
thông không khí tốt. Đảm bảo các yếu tố về môi trường (nhiệt độ, độ ẩm,..) nằm trong
khuyến cáo của nhà sản xuất (trong bảng đặc tính kỹ thuật về môi trường, tài liệu hướng dẫn
sử dụng UPS).
Nếu các điều kiện về môi trường tại nơi lắp đặt thiết bị không đảm bảo (nóng, bụi,..)
thì nhà thầu sẽ đề xuất các phương án bổ sung thiết bị làm mát không khí, thông gió, lọc khí
với Chủ đầu tư để có các biện pháp bổ sung kịp thời.
 Thiết bị được lắp đặt đảm bảo không ảnh hưởng đến việc vận hành hệ
thống
Hệ thống UPS EMERSON 600KVA được lắp đặt đảm bảo mặt sau của thiết bị sẽ có
không gian thoáng rộng tối thiểu 600mm để có thể thao tác các phần tử phía trong thiết bị
trong trường hợp cần thiết.
Không gian trước thiết bị được đảm bảo để không làm ảnh hưởng tới việc vận hành,
kiểm tra, bảo dưỡng. Với UPS EMERSON 600KVA không gian này là W3600 x D1100 x
H2000 (mm). Trọng lượng của riêng khối UPS EMERSON 600KVA là 6260KG (không
bao gồm trọng lượng ắc quy). Vì vậy nhà thầu phải kết hợp với chủ đầu tư về việc lựa chọn
vị trí đặt UPS có đủ khả năng chịu tải trọng trên.

38
TRUONGLOC GENSET

 Triển khai lắp đặt UPS EMERSON 600KVA


- Nguồn điện cấp đầu vào và ra của UPS EMERSON 600KVA: là nguồn
điện 3 pha – 5 dây (3 dây pha + 1 trung tính + 1 dây tiếp địa).
- Aptomat cấp đầu vào/ra cho UPS EMERSON 600KVA yêu cầu là
dòng MCCB, 3P, 1000A.
Lắp đặt cáp nguồn vào UPS theo minh họa sau:
Hình 1: vị trí lắp đặt cáp nguồn cho UPS EMERSON 600KVA

- Lắp đặt cáp điều khiển song song: trong trường hợp các UPS được đấu
nối song song, cáp điều khiển giữa các UPS này sẽ được nối theo sơ đồ sau:

Hình 2: Sơ đồ nguyên lý cáp điều khiển song song UPS EMERSON 600KVA

 Lắp đặt hệ thống ắc quy


Với hệ thống ắc quy, nhiệt độ môi trường là nhân tố chính quyết định đến dung
lượng và tuổi thọ ắc quy. Vì vậy hệ thống ắc quy sẽ được lắp đặt trong điều kiện môi trường
có nhiệt độ ổn định ở mức 20oC. Ắc quy sẽ được lắp đặt cách xa các thiết bị tòa nhiệt lớn.
Toàn bộ ắc quy sẽ được đặt trên giá đỡ theo sơ đồ thiết kế.

39
TRUONGLOC GENSET

Các giá đỡ ắc quy được đặt tại những nơi bằng phẳng, chân đế được gia cố để phân
tán đều trọng lực đặt lên sàn.
Việc đấu nối các ắc quy sẽ chỉ được thực hiện sau khi các công đoạn thi công khác đã
hoàn tất, việc đấu nối được tiến hành bởi những người có chuyên môn cao về nguồn, được
trang bị quần áo bảo hộ, dụng cụ bảo hộ, tool cách điện,..và được giám sát chặt chẽ.
Các tổ ắc quy được gắn mác để phân biệt, các bình trong tổ được gắn số để dễ dàng
quản lý.
 Sơ đồ đấu nối ắc quy như sau:
Hình 4: sơ đồ đấu nối ắc quy Vision 6FM134

 Kiểm tra & cấu hình hệ thống


Sau khi lắp đặt xong toàn bộ thiết bị, nhà thầu tiến hành vệ sinh, thu dọn công
trường. Việc kiểm tra & cấu hình hệ thống sẽ được thực hiện khi có sự đồng ý của Chủ đầu
tư/Giám sát công trình và được thực hiện bởi Kỹ sư được đào tạo của Hãng

PHẦN 3: HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG:

40
TRUONGLOC GENSET

I. Biện pháp quản lý và đảm bảo chất lượng xây lắp theo Hệ thống quản lý chất
lượng ISO 9001 - 2008 và tuân thủ theo NĐ 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý
chất lượng công trình xây dựng.
1. Hệ thống tổ chức thí nghiệm vật liệu của Nhà thầu:
Các thiết bị đóng cắt cần thử nghiệm trước khi đóng điện.
Nhà thầu tổ chức thí nghiệm vật liệu sử dụng cho công trình theo yêu cầu là:
- Tổ chức thí nghiệm trong phòng thí nghiệm.
- Những loại thí nghiệm không thực hiện được tại hiện trường Nhà thầu sẽ tiến hành
thực hiện trong phòng thí nghiệm độc lập do Nhà thầu thuê hoặc một phòng thí nghiệm độc
lập theo yêu cầu của Chủ đầu tư. Tất cả các phòng thí nghiệm này đều có tư cách pháp nhân
với đầy đủ các loại máy móc hiện đại.
- Tất cả các công tác thí nghiệm cần thiết theo quy định và yêu cầu của Chủ đầu tư
trong Hồ sơ mời thầu sẽ được trình kết quả lên Chủ đầu tư và Tư vấn Giám sát. Chi phí cho
các thí nghiệm trên sẽ do Nhà thầu chịu.
2. Hệ thống tổ chức đảm bảo và kiểm tra chất lượng KCS của Nhà thầu:
2.1. Tổ chức Nhân lực:
a. Bộ phận kỹ thuật giám sát của Công ty:
- Là 1 kỹ sư điện và 1 kỹ sư cơ khí động lực có trách nhiệm, có trình độ cao và nhiều
kinh nghiệm thi công phụ trách công tác giám sát kiểm tra kỹ thuật, chất lượng.
- Lập các biện pháp thi công cho từng công việc cụ thể, kiểm tra công nhân thực hiện
công việc theo quy trình kỹ thuật.
- Phối hợp với ban chỉ huy công trình nghiệm thu công việc chi tiết và lập biên bản
nghiệm thu, hồ sơ hoàn công cho công trình.
- Tổ chức thực hiện công tác thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật tư, vật liệu cùng với
ban chỉ huy công trình.
b. Bộ phận kỹ sư, kỹ thuật tại công trường:
- Điều động bố trí cán bộ kỹ thuật tại công trình là những kỹ sư có năng lực tốt, nhiều
kinh nghiệm thi công các công trình, có kinh nghiệm quản lý về chất lượng, kinh tế và kỹ thuật,
có sức khoẻ tốt. Các cán bộ kỹ thuật sẽ trực tiếp hướng dẫn và kiểm tra thường xuyên các công
việc thi công trên công trường theo thiết kế và quy trình kỹ thuật.
- Thực hiện việc nghiệm thu nội bộ giữa cán bộ kỹ thuật giám sát của Công ty và công trình
trước nếu được mới mời đại diện kỹ thuật của Chủ đầu tư nghiệm thu công việc.
- Lập hồ sơ nhật ký thi công công trình, biên bản nghiệm thu các loại công việc.
c. Công nhân:

41
TRUONGLOC GENSET

- Sử dụng đội ngũ các loại thợ có tay nghề cao từ bậc 3/7 trở lên, được đào tạo cơ bản
về các loại công tác xây dựng. Đội ngũ thợ này có nhiều kinh nghiệm do đã thi công qua các
công trình của nhà thầu mà chủ đầu tư là các liên doanh nước ngoài tại Hà Nội, hoặc các
công trình công cộng cao cấp cũng như các công trình có vốn đầu tư từ ngân sách đánh giá
cao về tay nghề.
2.2. Thiết bị phục vụ thi công:
- Trang bị đầy đủ các dụng cụ cầm tay phục vụ cho công việc thi công của công
nhân, nhằm đảm bảo chất lượng, năng suất.
- Sử dụng thiết bị thi công hiện đại, áp dụng công nghệ thi công tiên tiến
2.3. Tổ chức thi công:
- Lập tiến độ thi công hàng tuần chi tiết hợp lý, tránh việc thi công chồng chéo.
- Bố trí mặt bằng hiện trường ngăn nắp, hợp lý không gây bụi và tiếng ồn đối với các
công trình lân cận.
2.4. Vật liệu:
1. Chọn nguồn cung cấp vật liệu có chất lượng vật liệu cao để sử dụng cho thi công
công trình ( Xem phần vật tư sử dụng cho công trình)
2. Công tác kiểm tra chất lượng vật liệu :
- Công việc này rất quan trọng để đảm bảo chất lượng cho công trình. Tất cả vật tư
các loại đều phải được kiểm tra chất lượng trước khi được đưa tới công trình và trình cho
Chủ đầu tư; Tư vấn giám sát chứng chỉ kiểm tra chất lượng vật liệu cũng như nguồn gốc
xuất xứ của hàng hoá.
- Bố trí 1 kỹ sư VLXD phụ trách thí nghiệm và 2 nhân viên kỹ thuật.
- Một số loại vật liệu chính đều phải được thí nghiệm trước khi đưa vào sử dụng như:
+ Bông thủy tinh
+ Tôn đột lỗ
+ ống thép đen
+ Sắt V
2.5. Các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo chất lượng công việc:
- Nhà thầu sẽ có trách nhiệm thi công công trình đúng tiến độ theo hồ sơ thiết kế,
đảm bảo tốt chất lượng công trình theo bản quy định kỹ thuật của hồ sơ mời thầu, các quy
trình, quy phạm về thi công và nghiệm thu, các tiêu chuẩn xây dựng, quy chuẩn xây dựng và
tiêu chuẩn chất lượng Nhà nước ban hành.

42
TRUONGLOC GENSET

- Nhà thầu đảm bảo chất lượng cao đối với bất kỳ hạng mục công tác nào có liên quan
tới công trình. Từ công tác chuẩn bị mặt bằng, trắc địa công trình, độ chính xác của các kích
thước xây dựng, chất lượng vật liệu xây dựng và hoàn thiện công trình.
- Nhà thầu phát hiện có bộ phận công trình không đảm bảo chất lượng thì sẽ thông báo
ngay cho Chủ đầu tư biết để xem xét và thống nhất cách xử lý. Nhà thầu sẽ không làm mất dấu
vết hoặc tự mình xử lý các sai sót đó. Sau khi bàn bạc thống nhất với Chủ đầu tư hay theo yêu cầu
của Chủ đầu tư , Nhà thầu sẽ sửa chữa hay dỡ bỏ ngay những phần công trình do Nhà thầu thi
công bị phát hiện là không đảm bảo chất lượng.
- Nhà thầu có trách nhiệm thông báo cho Chủ đầu tư bất kể sự không đầy đủ hoặc
không thích hợp nào đó của hồ sơ thiết kế đồng thời sẽ kiến nghị biện pháp xử lý để Chủ
đầu tư xem xét và phê duyệt.
2.6. Công tác nghiệm thu, hồ sơ hoàn công:
a) Công tác nghiệm thu:
- Thực hiện nghiệm thu theo trình tự từ chi tiết tới tổng thể, từ nội bộ Nhà thầu rồi
mới đến nghiệm thu giữa Nhà thầu với Tư vấn giám sát kỹ thuật của Chủ đầu tư cho các chi
tiết công việc và sau cùng là Hội đồng nghiệm thu bàn giao công trình. Cơ sở để tiến hành
nghiệm thu sẽ là:
- Tài liệu thiết kế được duyệt.
- Các quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng của Nhà nước và ngành xây
dựng.
- Các quy định và chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất về cách bảo quản sử dụng vật liệu.
- Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm khối lượng và chất lượng vật liệu, thiết bị được
thực hiện trong suốt quá trình xây dựng.
b) Chạy thử kiểm tra

- Trước khi chạy thử hệ thống máy phát điện cần có các thao tác sau:

+Phần động cơ :kiểm tra hệ thống cấp nhiên liệu, điện ác quy, dầu bôi trơn.

+Phần phát điện: kiểm tra đầu bóp bình ắc quy, đấu đầu dây, cân pha, dây điều
khiển, cầu chì, ACB….

- Việc chạy thử kiểm tra toàn bộ hệ thống máy phát điện được chia thành các giai
đoạn sau:

* Giai đoạn 1: Chạy thử đơn động không tải hệ thống máy phát điện

43
TRUONGLOC GENSET

- Khi máy vận hành tiến hành kiểm tra các điều kiện vận hành, thông số kỹ thuật của
máy (hiệu chỉnh các thông số nếu cần thiết). Nếu toàn bộ thông số đảm bảo kỹ thuật
thì tiếp tục thực hiện giai đoạn 2.

Giai đoạn chạy đơn động có tải (đầy tải và quá tải) tiến hành tại nhà máy sản xuất (có
bản test).

* Giai đoạn 2: Chạy thử đơn động có tải

- Cho máy vận hành, kiểm tra thông số kỹ thuật toàn bộ hệ thống máy phát điện.

- Kiểm tra các thông số định mức của máy phát (điện và cơ) và tủ điều khiển (hiệu
chỉnh các thông số kỹ thuật nếu thấy cần thiết). Nếu các thông số kỹ thuật đáp ứng
đúng yêu cầu kỹ thuật thì tiếp tục thực hiện giai đoạn 3.

* Giai đoạn 3: Chạy thử liên động không tải hệ thống máy phát điện (30 phút)

- Cho máy vận hành, kiểm tra thông số kỹ thuật toàn bộ hệ thống máy phát điện.

- Kiểm tra các thông số định mức của máy phát (điện và cơ) và tủ điều khiển (hiệu
chỉnh các thông số kỹ thuật nếu thấy cần thiết). Nếu các thông số kỹ thuật đáp ứng
đúng yêu cầu kỹ thuật thì tiếp tục thực hiện giai đoạn 4.

* Giai đoạn 4: Chạy thử liên động có tải hệ thống máy phát điện (240 phút)

- Nhằm mục đích kiểm tra tình trạng vận hành của hệ thống chuyển đổi nguồn tự động
khi giai đoạn thử nghiệm 1 và 2 đã hoàn tất.
Khi hệ thống vận hành phải đảm bảo sự phối hợp chính xác giữa các bộ điều khiển
(Bộ điều khiển máy phát và bộ điều khiển ATS) theo đúng yêu cầu kỹ thuật đã nêu trong
phần thuyết minh và hồ sơ yêu cầu

44
TRUONGLOC GENSET

QUY TRÌNH KIỂM TRA THỬ TẢI MÁY PHÁT ĐIỆN

* Giai đoạn 1: Chạy thử đơn động không tải hệ thống máy phát điện
- Tắt aptomat trên máy phát và tất cả các aptomat cấp nguồn cho phụ tải
- Tắt máy phát bằng tay
- Chạy máy phát bằng tay
- Kiểm tra các thông số: Điện áp, tần số, áp suất dầu bôi trơn, nhiệt độ nước làm
mát
- Kết thúc.

45
TRUONGLOC GENSET

*Giai đoạn 2: Chạy thử đơn động có tải hệ thống máy phát điện
- Tắt aptomat trên máy phát và tất cả các aptomat cấp nguồn cho phụ tải
- Đấu nối phụ tải
- Tắt máy phát bằng tay
- Chạy máy phát bằng tay, đóng tải
- Kiểm tra các ts: Điện áp, tần số, áp suất dầu bôi trơn, nhiệt độ nước làm mát
- Kết thúc.
* Giai đoạn 3: Chạy thử liên động không tải hệ thống máy phát điện
- Kiểm tra cáp đầu vào máy phát
- Kiểm tra đầu vào ATS, các đấu nối, bu lông, mạch điều khiển, dây điều khiển
- Đo tần số, thứ tự pha lưới
- Cắt aptomat cấp điện ra phụ tải và aptomat cấp điện ra từng phụ tải riêng biệt.
- Đặt máy phát ở chế độ auto
- Ngắt cầu chì tín hiệu khởi động máy phát
- Máy phát hởi động
- Kiểm tra vị trí đóng của ATS
- Đo kiểm tra tần số, thứ tự pha máy phát
- Đóng cầu chì tín hiệu khởi động máy phát
- Dừng máy
- Kết thúc.
* Giai đoạn 4: Chạy thử liên động có tải hệ thống máy phát điện (240 phút)
- Kiểm tra cáp đấu vào máy phát
- Kiểm tra cáp đấu vào ATS, các đấu nối, bu lông, mạch điều khiển, dây điều
khiển.
- Chạy máy phát bằng tay
- Kiểm tra các ts: Điện áp, tần số, áp suất dầu bôi trơn, nhiệt độ nước làm mát.
- (Sau 3-5 phút)
- Đóng aptomat cấp nguồn trên máy
- Đóng bằng tay ATS cấp nguồn máy phát cho phụ tải
- Đóng tải tăng dần, kiểm tra dòng tải tương ứng
- Kiểm tra các thông số trên máy phát và trên dụng cụ đo dòng điện
- Ghi lại các thông số đo được
- Cắt ATS cấp nguồn máy phát cho phụ tải
- Cắt aptomat cấp nguồn trên máy
- Dừng máy
- Kết thúc.

46
TRUONGLOC GENSET

BIÊN BẢN KIỂM TRA THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG MÁY PHÁT ĐIỆN

Cummins
Loại máy: Serial No: …………
C2000D5
THÔNG SỐ CHẠY THỬ NHIỆT ĐỘ HOẠT ĐỘNG
TỔNG THỜI GIAN Phú 10 24
15 30 45 60 75 90
CHẠY THỬ t 5 0
CÔNG SUẤT KW
ĐIỆN ÁP V
L1 A
ĐẦU PHÁT

DÒNG
L2 A
ĐIỆN
L3 A
TẦN SỐ Hz

TỐC ĐỘ rpm
NHIỆT ĐỘ NƯỚC
oC <101oC
LÀM MÁT
ÁP SUẤT DẦU BÔI
Bar >4.5 Bar
ĐỘNG CƠ

TRƠN
TRƯỚC SAU
oC
KÉT KHÉT
MỨC NHIÊN LIỆU
L < 550 oC
TRONG BỒN

NHIỆT ĐỘ PHÒNG oC

47
C¤NG TY Cæ PHÇN X¢Y L¾P Vµ TH¦¥NG M¹I
TR¦êng Léc

QUY TRÌNH THỬ TẢI MÁY PHÁT ĐIỆN TẠI CÔNG TRƯỜNG
Sử dụng phương án thử tải áp dụng tải tòa nhà theo đúng thực tế mà MPĐ sẽ phải hoạt
động cùng với các hệ thống phụ trợ như cáp lực, tủ ATS, tủ hòa đồng bộ, hệ thống nhiên
liệu.

Phương án thử tải là sẽ chạy tải của tòa nhà trong thời gian 2h liên tục sử dụng các tải hiện
hữu của tòa nhà như: điều hòa, bơm cứu hỏa, chiếu sáng, thang máy, bơm nước sinh hoạt

QUY TRÌNH THỬ TẢI.

1. Đặt MPĐ tại chế độ Auto. Sau đó, tiến hành cắt điện lưới để giả tín hiệu mất điện.

2. Kiểm tra tương ứng các thông số hoạt động sau khi đáp đóng toàn bộ tải mà tòa nhà
hiện có vào hệ thống MPĐ dự phòng:

 Thời gian MPĐ bắt đầu khởi động và chạy: …. Giây.

 Thời gian MPĐ chạy và đạt tốc độ định mức 1500rpm (thông qua đồng hồ hiển
thị tần số Hz trên màn hình điều khiển): …. Giây.

 Thời gian điện áp, tần số của MPĐ đạt giá trị ổn định sau khi đóng tải tòa nhà:
…. Giây.

 Thời gian chạy liên động có tải toàn hệ thống: …. Giây.

3. Cho MPĐ chạy liên động có tải và kiểm tra tương ứng các thông số hoạt động như
sau hoặc bảng thông số như trên:

48
Gói thầu số 36: Cung cấp, lắp đặt hệ thống máy phát điện, UPS.
C¤NG TY Cæ PHÇN X¢Y L¾P Vµ TH¦¥NG M¹I
TR¦êng Léc

4. Sau thờ i gian chạ y thử như trên, tiến hà nh cấ p điện lướ i trở lạ i.

5. Đo kiểm và ghi lạ i thô ng số thờ i gian kể từ lú c điện lướ i có trở lạ i đến lú c


hệ thố ng ATS chuyển sang sử dụ ng điện lướ i: …. Giâ y.

6. Kiểm tra thờ i gian kể từ khi có điện lướ i tớ i lú c MPĐ tự tắ t: …. Giâ y.

49
Gói thầu số 36: Cung cấp, lắp đặt hệ thống máy phát điện, UPS.
C¤NG TY Cæ PHÇN X¢Y L¾P Vµ TH¦¥NG M¹I
TR¦êng Léc

c) Hồ sơ hoàn công:
- Trong quá trình thi công, nhà thầu sẽ thực hiện hồ sơ hoàn công công trình của các
hạng mục công trình đã thi công.
- Hồ sơ hoàn công toàn bộ công trình phải được lập và trình cho hội đồng nghiệm
thu công trình xem xét.
- Hồ sơ hoàn công phải được lập theo nội dung và số lượng quy định của nhà nước
gồm:
+ Mặt bằng định vị của hạng mục công trình đã thi công thực tế.
+ Biên bản thí nghiệm liên quan tới vật liệu cần kiểm tra.
+ Biên bản nghiệm thu các công việc trong quá trình thi công.
+ Nhật ký công trình.
d) Kế hoạch đào tạo chuyển giao công nghệ

- Ngay sau khi hoàn thành việc lắp đặt, tích hợp và kết nối hệ thống máy phát điện
dự phòng với hệ thống điện lưới và chạy thử nghiệm thu. Công ty Cổ phần Xây lắp và
Thương mại Trường Lộc tiến hành đào tạo cho cán bội vận hành máy phát điện của đơn vị
tiếp nhận hàng hóa, số cán bộ được đào tạo vận hành máy phát điện do đơn vị tiếp nhận
hàng hóa chỉ định.
- Thời gian đào tạo: 05 ngày (9 tiết học, mỗi tiết học 45 phút)
- Địa điểm đào tạo tại đơn vị tiếp nhận hàng hóa. Giáo viên giảng dạy là các kỹ sư
và chuyên gia do nhà thầu Trường Lộc đề cử đến giảng dạy, cụ thể như sau:
Nội dung đào tạo
TIẾT
TT MÔ TẢ NỘI DUNG
HỌC
A Nội dung đào tạo về lý thuyết
1 Nguyên lý cơ bản về động cơ và các đặc tính kỹ thuật của 01
động cơ Cummins: QSK60G3
- Nguyên lý cơ bản về động cơ.
- Hệ thống khởi động
- Hệ thống bôi trơn
- Hệ thống nạp khí
- Hệ thống giải nhiệt làm mát
- Hệ thống nhiên liệu
- Hệ thống điều tốc

50
Gói thầu số 36: Cung cấp, lắp đặt hệ thống máy phát điện, UPS.
C¤NG TY Cæ PHÇN X¢Y L¾P Vµ TH¦¥NG M¹I
TR¦êng Léc

- Thay thế phụ tùng


- Vận hành bảo trì và giải quyết các sự cố phát sinh
Nguyên lý cơ bản về đầu phát và các đặc tính kỹ thuật của
đầu phát Stamford: P7F
- Nguyên lý cơ bản về đầu phát
- Đặc tính kỹ thuật của đầu phát Stamford
2 01
- Kiểm tra trước khi khởi động
- Điều chỉnh
- Các cảnh báo, bảo vệ
- Giải quyết các lỗi và sự cố phát sinh
Máy phát điện Cummins Power Generation:
- Đặc tính kỹ thuật của máy phát điện Cummins
Power Generation C2000D5
3 01
- Các điều kiện bảo hành
- Giới thiệu các chế độ bảo trì
- Giới thiệu các biện pháp bảo đảm an toàn
Hệ thống điều khiển Cummins PowerCommand
- Đặc tính kỹ thuật của hệ thống điều khiển
4 PowerCommand PCC3201 01
- Ý nghĩa và cách sử dụng
- Giải quyết các lỗi thường gặp
Thiết bị UPS NXL600:
- Đặc tính kỹ thuật của thiết bị UPS
5 01
- Ý nghĩa và cách sử dụng
- Giải quyết các lỗi thường gặp
Hướng dẫn vận hành máy:
- Các cảnh báo an toàn
6 - Kiểm tra trước khi nổ máy 01
- Cách vận hành máy
- Kiểm tra trước khi ngừng máy

51
Gói thầu số 36: Cung cấp, lắp đặt hệ thống máy phát điện, UPS.
C¤NG TY Cæ PHÇN X¢Y L¾P Vµ TH¦¥NG M¹I
TR¦êng Léc

Lịch bảo hành bảo trì:


- Bảo trì hàng ngày
- Bảo trì hàng tuần
7 01
- Bảo trì hàng tháng
- Bảo trì nửa năm
- Bảo trì hàng năm
Giới thiệu về phụ tùng:
- Hệ thống phụ tùng
8 01
- Xác định các thông số phụ tùng
- Cách thay thế phụ tùng
Thực hành:

B Sau khi học lý thuyết giáo viên hướng dẫn trực tiếp trên máy phát 01
điện để cán bộ vận hành thực hành thuần thục cách vận hành, bảo trì, bảo
dưỡng máy phát điện.

Phần 4: Biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn lao động, phòng chống
cháy nổ, an ninh trật tự
I. Phần chung:
- Biện pháp an toàn và vệ sinh môi trường trong dự án này tuân theo các quy định của
Gói thầu và các biện pháp an toàn được trình bày dưới đây.
- Biện pháp an toàn đối với từng phần việc được chỉ ra trong bản vẽ biện pháp và
thuyết minh thi công chi tiết của các hạng mục công trình.
II. Biện pháp an toàn cho con người và thiết bị:
1.Tổ chức:
- Ban điều hành dự án (BĐHDA) bố trí 01 cán bộ thường trực chỉ đạo công tác ATVS
trên công trường để làm nhiệm vụ: hướng dẫn đôn đốc kiểm tra các đơn vị thi công đảm bảo
đúng các biện pháp an toàn đã được duyệt thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách với người
lao động theo Nghị định số 06/1995 của Chính phủ Thông tư Liên Bộ số 14/1998.
- Tại các công trình xây dựng có cán bộ kiêm nhiệm làm công tác giám sát kỹ thuật an
toàn hiện truờng, để đôn đốc nhắc nhở mọi người thực hiện đúng mọi nội qui ATLĐ, biện
pháp thi công.
- Tại các tổ sản xuất có mạng lưới ATVS viên gồm từ 1 đến 3 người để nhắc mọi
người chấp hành tốt các qui trình qui phạm KTAT đã được phổ biến.
52
Gói thầu số 36: Cung cấp, lắp đặt hệ thống máy phát điện, UPS.
C¤NG TY Cæ PHÇN X¢Y L¾P Vµ TH¦¥NG M¹I
TR¦êng Léc

- BĐHDA có trách nhiệm phân công, phân cấp cụ thể nhiệm vụ quản lý và thực hiện
công tác ATVSLĐ trên qui mô toàn công trường cho các đối tượng từ người chỉ huy đến các
cán bộ phụ trách, điều hành sản xuất, cuối cùng đến người lao động.
- Đặc biệt, với đặc điểm công trình nhà cao tầng, cán bộ ATVS có trách nhiệm thường
xuyên giám sát, kiểm tra tình hình an toàn lao động đối với công nhân làm việc trên cao; phát
hiện ngăn chặn kịp thời những trường hợp thiếu an toàn:
- Hàng ngày, trước khi làm việc phải triểm tra an toàn vị trí làm việc của công nhân.
Kiểm tra giàn giáo, sàn thao tác, thang lan can và các phương tiện trên cao khác.
- Kiểm tra việc sử dụng đúng các phương tiện bảo vệ cá nhân: dây an toàn, móc, giầy
và quần áo bảo vệ.
- Thường xuyên theo dõi nhắc nhở công nhân chấp hành kỷ luật lao động, nội qui an
toàn...
- Trường hợp nhắc nhở mà vẫn tiếp tục vi phạm, đình chỉ ngay lao động.
2. Biện pháp ngăn ngừa trong công tác quản lý:
- Trước khi thi công, BĐHDA sẽ được tổ chức mô hình học tập nghiệp vụ về BHLĐ
cho các đối tượng là người sử dụng lao động (NSDLĐ) theo nội dung thông tư 08 và 23 của
bộ LĐTBXH.
- Tổ chức huấn luyện về ATVSLĐ cho người lao động (NLĐ) theo từng ngành nghề,
có cấp thẻ chứng chỉ về ATVSLĐ.
- Khi tuyển chọn NLĐ làm việc trên công trường phải đảm bảo có các yêu cầu sau:
+ Đã đủ độ tuổi lao động với từng ngành nghề.
+ Có giấy chứng nhận bảo đảm sức khoẻ - Định kỳ được kiểm tra sức khoẻ để đảm bảo
làm việc theo ngành nghề.
+ Được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp với điều kiện làm việc.
+ Tất cả NLĐ phải được học tập nội qui ANVSLĐ trước khi làm việc.
+ Khi sử dụng lao động nữ sẽ được thực hiện qui định đúng qui định của thông tư
09/86 của Bộ y tế và Bộ LĐTBXH.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra và tự kiểm tra về công tác BHLĐ trên công trường để
kịp thời khắc phục các sự cố thi công và ngăn ngừa TNLĐ. Thực hiện các kiến nghị của cấp
trên và công nhân lao động về công tác BHLĐ.
- Đối với công nhân làm việc trên cao, cần phải tuyệt đối chấp hành kỷ luật lao động,
nội qui làm việc trên cao:
+ Nhất thiết phải đeo dây an toàn ở nơi đã qui định.
+ Khi làm việc phải đi đúng tuyến, không đi lại tuỳ tiện (cấm đi trên mặt dầm, xà gồ...)

53
Gói thầu số 36: Cung cấp, lắp đặt hệ thống máy phát điện, UPS.
C¤NG TY Cæ PHÇN X¢Y L¾P Vµ TH¦¥NG M¹I
TR¦êng Léc

+ Cấm đùa nghịch leo trèo qua lan can.


+ Không đi dép lê, guốc khi đi lại, làm việc.
+ Trước 3 giờ và trong khi làm việc không được phép uống rượu, bia; khi làm việc
không hút thuốc lá, thuốc lào.
+ Công nhân phải có túi đựng đồ nghề, cấm ném dụng cụ đồ nghề từ trên cao.
3. Biện pháp kỹ thuật ATLĐ:
- Xung quanh khu vực thi công bố trí rào chắn, rào ngăn để kiểm soát người có nhiệm
vụ ra vào công trình.
- Bố trí đường vận chuyển theo đúng sơ đồ thiết kế tổ chức công trường tại các điểm
giao nhau có biển báo, đèn tín hiệu ban đêm.
- Mặt bằng khu vực thi công phải gọn ngàng, ngăn nắp, vệ sinh, vật liệu thải và các
chướng ngại vật được thường xuyên thu dọn.
- Khu vực đang tháo dỡ ván khuôn, dàn giáo, công trình cũ, nơi lắp ráp các bộ phận kết
cấu công trình được bố trí rào chắn, biển báo.
- Khi sử dụng, lắp ráp, tháo dỡ các loại giàn giáo phải được thực hiện theo biện pháp
thi công - thiết kế thuyết minh tính toán phải được cấp có thẩm quyền xét duyệt.
- Các công tác khác phụ thuộc công tác giàn giáo thực hiện theo các điều 8 của TCVN
5308 - 91.
- Công tác hoàn thiện bao che áp dụng các điều 19 của TCVN 5308 - 91.
- Công nhân phải được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động như: quần, áo, mũ, găng tay...
có phù hiệu của từng cá nhân và đơn vị thi công khi làm việc trên công trường.
- Tất cả công nhân được khám sức khoẻ định kỳ, những công nhân làm việc trên cao
và những vị trí nguy hiểm trước khi làm việc phải được khám sức khoẻ.
- Thường xuyên cho công nhân học tập biện pháp thi công và biện pháp an toàn lao
động.
- Có cán bộ chuyên trách của công trường và mỗi hạng mục đều phải có lực lượng an
toàn viên giám sát.
- Có cầu thang lên xuống giữa các tầng nhà, đảm bảo cầu thang vững chắc, an toàn. Cấm
công nhân leo trèo để lên xuống hoặc lên xuống bằng các phương tiên chở vật liệu.
- Dây an toàn phải được thử nghiệm với tải trọng >300kg, trong thời gian 5 phút, định
kỳ 6 tháng kiểm tra lại. Nếu phát hiện thấy dây kém phẩm chất phải loại bỏ.
- Mặt sàn thao tác không quá nhẵn để chống trơn trượt.
- Tuyệt đối cấm bắc sàn thao tác lên các bộ phận kê đỡ tạm (thùng phuy, chồng gạch...)
hoặc đặt lên các giáo, ghế lên các mặt sàn không vững chắc.

54
Gói thầu số 36: Cung cấp, lắp đặt hệ thống máy phát điện, UPS.
C¤NG TY Cæ PHÇN X¢Y L¾P Vµ TH¦¥NG M¹I
TR¦êng Léc

4. An toàn cho thiết bị:


- Thực hiện theo các điều 6 của TCVN 5308 - 91.
- Tất cả xe máy xây dựng đều phải có đầy đủ hồ sơ kỹ thuật - đảm bảo các yêu cầu an
toàn trong suốt quá trình xây dựng.
* Một số yêu cầu với thiết bị làm việc trên cao:
- Về kết cấu: Các bộ phân của giáo phải đủ bền chắc, độ cứng ổn định. Giáo định hình
phải có kiểm định xuất xưởng và phải được kiểm tra trước khi lắp dựng. Giáo tự chế phải
được tính toán chi tiết.
- Sàn thao tác phải vững chắc, không trơn trượt, khe hở giữa các ván sàn không quá
10mm.
- Sàn thao tác ở độ cao từ 1,5m trở lên so với nền phải có lan can an toàn.
- Lan can phải có chiều cao tối thiểu 1m so với mặt sàn, có ít nhất 2 thanh ngang.
Thanh ngang này phải chịu được lực xô ngang >90KG.
- Có hệ thống chống sét đối với giàn giáo cao
* Yêu cầu khi lắp dựng giàn giáo, thang:
- Mặt nền đặt giáo thang phải thẳng, không được đọng nước, không được lún, phải có
ván kê chắc chắn, cấm kê bằng gạch đá, mẩu gỗ.
- Giáo cao phải được neo vào công trình theo chỉ dẫn của thiết kế, hoặc có ít nhất 2
khoang giáo phải neo 1 lần với cáo bộ phận chắc chắn của công trình.
- Giáo cao đứng độc lập phải có giằng neo đảm bảo ổn định.
- Khi dựng các khoang giáo phải lắp đầy đủ các thành giằng chéo, giằng ngang theo
cấu tạo của từng loại giáo, đảm bảo các khoang ở dưới chắc chắn mới chồng khoang tiếp theo.
- Nếu sử dụng gỗ ván làm sàn thao tác thì ván này phải dầy ít nhất 3cm. Không mục mọt,
nứt gẫy. Các tấm ván sàn phải ghép khít, thẳng, khe hở giữa các tấm ván <1cm. Nếu là các tấm
ván gỗ ghép lại thì phải có nẹp liên kết để các tấm không bị xê dịch.
- Thang tựa phải có móc ở trên hoặc chân tựa phải đảm bảo chống trơn trượt.
- Khi tháo dỡ giàn giáo phải có cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, giám sát. Khi tháo dỡ gián
giáo phải dùng cần trục hoặc các thiết bị cơ khí (ròng rọc...) để chuyển các bộ phận xuống đất.
Cấm ném vứt các bộ phận này từ trên cao xuống.
- Hết ca làm việc phải thu dọn đồ nghề và vật liệu thừa trên sàn thao tác.
- Sau khi lắp dựng xong giàn giáo cần phải nghiệm thu, kiểm tra xem xét các vấn đề
sau: nền đất, bộ phận kê đỡ, độ thẳng đứng, các thanh căng, mối liên kết, liên kết với công
trình, sàn thao tác và lan can an toàn.

55
Gói thầu số 36: Cung cấp, lắp đặt hệ thống máy phát điện, UPS.
C¤NG TY Cæ PHÇN X¢Y L¾P Vµ TH¦¥NG M¹I
TR¦êng Léc

- Tải trọng trên sàn thao tác không vượt quá tải trọng tính toàn (cán bộ kỹ thuật chỉ
định số lượng vật liệu và người không vượt quá qui định).
- Khi giàn giáo cao trên 6m phải có ít nhất 2 tầng sàn. Sàn thao tác bên trên, sàn bảo vệ
bên dưới. Khi cần làm việc đồng thời trên cả 2 sàn trên cùng 1 phương thẳng đứng thì giữa 2
sàn này phải có sàn hoặc lưới bảo vệ.
- Việc chuyển vật liệu lên giàn giáo bằng cần trục không được để cho vật nâng chạm
vào giàn giáo, không vừa nâng vừa quay cần, khi vật nâng cách sàn 1m, hạ từ từ lên mặt sàn.
- Chỉ vận chuyển vật liệu trên giàn giáo bằng xe cải tiến khi đã tính toàn với tải trọng
này.
III. Một số biện pháp an toàn chi tiết
1. Công tác xếp dỡ và vận chuyển
- Công tác xếp dỡ và vận chuyển phải tiến hành dưới sự chỉ huy của người được chỉ
định phụ trách, có nhiệm vụ theo dõi việc áp dụng các phương pháp sắp xếp, vận chuyển và
dỡ hàng an toàn.
- Trước lúc làm việc phải kiểm tra sàn để xếp vật liệu, dọn sạch đường đi lối lại, kiểm
tra các phương tiện làm việc đi lại trên cao (cầu ván, thang, lan can an toàn.. .)
- Công việc xếp, dỡ hàng nên thực hiện theo phương pháp cơ giới hoá, đặc biệt đối với
hàng nặng trên 50kg cũng như nâng cao lên trên 3m.
- Khi sử dụng các phương tiện cơ giới hoá (cơ khí hoá nhỏ) để phục vụ công tác xếp,
dỡ, vận chuyển phải chấp hành đúng đắn nội qui an toàn về lắp đặt và sử dụng các loại máy
đó.
- Không được xếp bất kỳ vật gì vào những bộ phận công trình chưa được ổn định .
- Không được chất vật liệu trên sàn công trình, sàn thao tác quá tải trọng cho phép chỉ dẫn.
- Đường đi lại, vận chuyển trên sàn thao tác phải có lan can an toàn chắc chắn cao hơn
1m. Đường hoặc cầu cho công nhân vận chuyển vật liệu lên cao có độ dốc không quá 30 độ và
phải có bậc lên xuống.
- Cấm vận chuyển hàng bằng cáng, xe đẩy trên cầu thang hoặc thang.
- Cấm người ngồi trên hàng chất trên phương tiện vận chuyển.
- Khi vận chuyển hàng lên cao bằng thang tải, bàn nâng phải để sát với sàn của công
nhân ra lấy vật liệu, lúc dừng bàn nâng phải ngang với sàn nhận hàng.
- Công nhân đứng trên sàn lấy vật liệu ở đầu bàn nâng phải đeo giây an toàn.
2. Một số công tác khác
2.1. An toàn sử dụng máy bơm nước :
* Trước khi khởi động:

56
Gói thầu số 36: Cung cấp, lắp đặt hệ thống máy phát điện, UPS.
C¤NG TY Cæ PHÇN X¢Y L¾P Vµ TH¦¥NG M¹I
TR¦êng Léc

- Kiểm tra và siết chặt toàn bộ các mối ghép bulông, đai ốc, đường ống vào van.
- Kiểm tra về đường năng lượng, thiết bị và dụng cụ phụ trợ.
- Kiểm tra dầu bôi trơn trong gối đỡ
- Nhắp điện kiểm tra chiều quay trục động cơ theo chiều quay của bơm
* Hoạt động:
- Mồi nước bơm ngập bánh công tác
- Khởi động động cơ dẫn động
- Mở van điều chỉnh máy bơm làm việc ứng với trị số qui định trên đường đặc tính, khi
dừng bơm đóng hoàn toàn van chặn. Ngắt động cơ điện.
* Thiết bị điện của bơm:
- Kiểm tra động cơ điện, công suất nguồn phải đủ lớn theo qui định: điện áp sai lệch
5%, tần số lưới sai lệch 2%.
- Kiểm tra dây dẫn và các thiết bị phụ trợ, động cơ điện phải đấu dây tiếp đất để đảm
bảo an toàn.
- Việc tháo lắp động cơ điện phải có người có chuyên môn đảm nhiệm.
2.2. An toàn sử dụng máy hàn điện:
- Trước khi làm việc phải kiểm tra máy, dây dẫn điện, hộp che chắn, mặt bằng đặt máy,
cầu dao điện, bộ phận nối đất an toàn.
- Khi không làm việc hoặc nghỉ ngơi phải đóng máy và ngắt cầu dao điện.
- Nghiêm cấm công nhân điều khiển máy hàn điện rời vị trí công tác khi máy hàn đang
hoạt động.
2.3. Biện pháp thi công đêm:
Cung cấp đủ cường độ ánh sáng bằng hệ thống đèn pha chiếu sáng, đảm bảo thi công
an toàn cho người và thiết bị đồng thời thể hiện được tính khoa học.
IV. Biện pháp an toàn điện:
- Khi xây dựng lưới điện ở công trường sẽ có 2 hệ thống lưới điện riêng lẻ:
- Lưới điện động lực.
- Lưới điện chiếu sáng
- Dây dẫn phục vụ thi công phải là dây bọc cách điện, mắc trên cột hoặc giá đỡ ở độ
cao ít nhất là 2.5 mét với mặt bằng thi công và 5 mét đối với nơi có xe qua lại.
- Các đèn chiếu sáng có điện thế lớn hơn 36 vôn được treo cách mặt sàn thao tác ít nhất
2,5 mét.
- Khi sử dụng điện trên công trường sẽ thiết kế sơ đồ mạng điện có cầu dao chung và
cầu dao phân đoạn.

57
Gói thầu số 36: Cung cấp, lắp đặt hệ thống máy phát điện, UPS.
C¤NG TY Cæ PHÇN X¢Y L¾P Vµ TH¦¥NG M¹I
TR¦êng Léc

- Các thiết bị đóng ngắt điện trên hệ thống sẽ được kiểm tra chặt chẽ chỉ giao cho
người có trách nhiệm đóng ngắt điện.
- Chỉ có công nhân điện đã được học an toàn và được cấp chứng chỉ mới được sửa
chữa, đấu nối các thiết bị điện theo theo chế độ phiên công tác.
- Các giàn giáo bằng kim loại, đường ray cầu trục, các bộ phận kim loại của thiết bị xây
dựng sẽ được nối đất bảo vệ theo qui phạm TCVN 4756-89.
- Trên công trường, các thiết bị điện sẽ được mang biển báo theo qui định
- Công nhân vận hành thiết bị điện, quản lý điện trên công trường phải đảm bảo các
yêu cầu về đào tạo, về sức khoẻ, về phương tiện phòng hộ cá nhân
- Trên công trường được bố trí phòng cấp cứu TNLĐ nhất là tai nạn về điện giật.
- Có mạng lưới ATVS viên được huấn luyện thực hành về công tác cấp cứu tai nạn
điện giật.
V. Biện pháp phòng chống cháy nổ:
- Từng hạng mục công trình được thiết lập nội qui phòng chống cháy nổ và tổ chức lực
lượng xung kích tại chỗ để tuyên truyền cho CNLĐ có ý thức chấp hành PCCC của Nhà nước
ban hành về tăng cường các biện pháp PCCC.
- Thực hiện các qui định về an toàn nổ.
- Trên công trường khi sử dụng vật liệu gây cháy nổ, hoặc các bình sinh nén khí sẽ phải
đảm bảo an toàn
- Phải chấp hành đăng trình kiểm định và xin cấp giấy phép sử dụng các thiết bị, vật
liệu gây cháy nổ theo qui định.
- Hạn chế dùng các giàn giáo, vật kiến trúc bằng vật liệu dễ cháy tại các văn phòng, lán
trại của công nhân phải có bể nước, dụng cụ cứu hoả và các bình bọt dập tắt đám cháy như
bình bọt AB-P10 và bình CO2.
- Đảm bảo an toàn hệ thống điện không để xẩy ra chập điện gây cháy.
VI. Biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường:
- Nhà Thầu sẽ chịu trách nhiệm trong suốt quá trình thi công do ô nhiểm môi trường
mà công trường gây ra cho khu vực xung quanh. Nhà thầu sẽ có những biện pháp xử lý chất
thải (sinh hoạt, thi công), có biện pháp giảm khói bụi, tiếng ồn, hạn chế thi công những thiết bị
gây tiếng ồn trong giờ nghỉ ngơi của nhân dân.
- Đối với công tác quản lý môi trường Nhà thầu cũng sẽ phối hợp với một nhóm giám sát
do cộng đồng cử ra (nếu có) như giám sát đất đào, bụi, tiếng ồn, nạo vét bùn... thông qua các
thông số theo tiêu chuẩn về môi trường : tiếng ồn nhiệt độ, độ ẩm, hàm lượng bụi...

58
Gói thầu số 36: Cung cấp, lắp đặt hệ thống máy phát điện, UPS.
C¤NG TY Cæ PHÇN X¢Y L¾P Vµ TH¦¥NG M¹I
TR¦êng Léc

- Sau khi hoàn thiện các công việc nêu trên được cán bộ giám sát Chủ đầu tư ký văn
bản xác nhận, Nhà thầu mới thông báo cho Chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu công trình hoàn
thành.
- Nhà thầu có các biện pháp giảm ô nhiễm như trình bầy dưới đây. Trong trường hợp
các biện pháp của nhà thầu chưa triệt để, Nhà thầu sẽ hợp đồng với một cơ quan chuyên ngành
thực hiện bằng các thiết bị đo lường theo qui định.
- Trên đường vận chuyển vật liệu, phế liệu có tính khô, rời, có bụi phải đảm bảo có bao che
chắn bằng lưới bạt và tạo độ ẩm thích hợp chống gây ô nhiễm trên đường vận chuyển.
- Tại những hố đào sâu, đặc biệt là công tác đào bùn, Nhà thầu tạo lớp vải bao che các
công trình xung quanh, không để bùn đất vương lên. Thường xuyên tưới nước làm ẩm cát,
gạch, đá, nền sân, sàn để chống bụi.
- Các phế thải xây dựng phải được thu gom sạch sẽ, gọn gàng ngay và chuyển khỏi
công trường.
- Sắp xếp vật liệu, dụng cụ, thiết bị thi công....gọn gàng hợp lý sau mỗi ngày thi công.
- Thiết bị thi công phải bảo đảm không gây tiếng ồn quá mức cho phép. Các thiết bị,
máy thi công sẽ được lựa chọn các mức gây ồn và rung động nhỏ. Dùng các biện pháp bao
che chống ồn, cách âm.
- Trên công trường có hệ thống thoát nước mưa bằng kênh hở nối với các hệ thống
rãnh thoát nước từ các công trường theo tổ chức mặt bằng thi công.
- Khi mùa khô tại các tuyến đường ô tô vận tải nội bộ sẽ tiến hành phun nước chống
bụi.
- Các khu lán trại của CBCN có bể xí tự hoại, có khu vệ sinh công cộng và bể nước
sinh hoạt.
- Người lao động khi làm việc trong môi trường bụi, ồn sẽ được trang bị phương tiện bảo
vệ cá nhân như bao tai, nút tai, kính mặt nạ và khẩu trang nhiều lớp màng mỏng.
VII. Quy trình về đảm bảo sức khỏe, an toàn, vsmt:
- Để đảm bảo an toàn lao động cho người và máy móc thiết bị, an toàn phòng cháy
chữa cháy, an toàn môi trường thi công, đơn vị thi công phải chấp hành đầy đủ, nghiêm túc
các nội quy, quy phạm an toàn lao động, bảo hộ lao động theo quy định hiện hành của Nhà
nước. Đồng thời căn cứ các điều kiện khác của công trình đơn vị thi công đưa ra quy trình
nhằm đảm bảo an toàn cho toàn bộ quá trình thi công công trình đồng thời phù hợp với hoàn
cảnh cụ thể.
* Công tác chuẩn bị:

59
Gói thầu số 36: Cung cấp, lắp đặt hệ thống máy phát điện, UPS.
C¤NG TY Cæ PHÇN X¢Y L¾P Vµ TH¦¥NG M¹I
TR¦êng Léc

- Lập kế hoạch an toàn bao gồm đầy đủ các thành phần: an toàn lao động, an toàn cháy
nổ, an toàn môi trường, an ninh trật tự.
- Thiết lập hệ thống tài liệu pháp lý và các tài liệu hướng dẫn liên quan đến quy trình an
toàn, sức khoẻ và vệ sinh môi tường tại công trường. Các tài liệu được chúng tôi sử dụng làm
căn cứ gồm: Luật lao động, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam, Luật môi trường, Bộ tiêu chuẩn
Việt Nam cùng các văn bản pháp quy hiện hành của nhà nước.
- Bố trí, phân công cán bộ chuyên trách, mạng lưới cán bộ an toàn trên công trường.
* Triển khai thực hiện, kiểm soát quy trình:
Nội dung công tác và phương pháp kiểm soát quá trình như sau:
1. Quy trình an toàn tại công trường:
a. Đảm bảo ATLĐ:
- Xây dựng hệ thống biện pháp chi tiết đảm bảo an toàn cho toàn bộ thành phần tham
gia thi công trên công trường gồm:
- Đối với máy móc thi công.
- Quy định tiêu chuẩn xe máy được sử dụng thi công trên công trường. Các quy định
này phù hợp với quy phạm xây dựng cơ bản và các quy định của Nhà nước.
- Quy định tiêu chuẩn công nhân sử dụng, điều khiển thiết bị, máy móc thi công.
- Quy định các nội quy về bảo quản, thời gian sử dụng và các vấn đề liên quan đến yêu
cầu kỹ thuật của thiết bị, máy móc thi công.
- Lập và thường xuyên kiểm tra sổ sách ghi chép tình hình sử dụng bảo quản thiết bị.
- Xem xét, nghiên cứu điều chỉnh việc sử dụng thiết bị máy móc cho phù hợp về công
suất, về thời gian sử dụng cũng như các yêu cầu kỹ thuật khác của thiết bị.
* Đối với xe máy, phương tiện giao thông:
- Quy định về tiêu chuẩn xe máy tham gia thi công.
- Quy định về tiêu chuẩn sử dụng, điều khiển xe máy.
- Các quy định về thời gian hoạt động, biểu đồ bảo hành, bảo trì xe máy.
- Quy định về phạm vi hoạt động trên công trường, các biển báo, hướng dẫn.
- Phối hợp kiểm tra tình hình hoạt động của xe máy giữa đơn vị thi công và đơn vị
chức năng.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng xe máy, rút kinh nghiệm nhằm tìm khả năng tăng năng
suất, hiệu quả sử dụng xe máy.
* Thiết bị nâng, ủi:
- Quy định về tính năng, tiêu chuẩn hoạt động, tiêu chuẩn công nhân điều khiển thiết bị.

60
Gói thầu số 36: Cung cấp, lắp đặt hệ thống máy phát điện, UPS.
C¤NG TY Cæ PHÇN X¢Y L¾P Vµ TH¦¥NG M¹I
TR¦êng Léc

- Nguyên tắc hoạt động trên mặt bằng, thời gian hoạt động, sơ đồ phối hợp tham gia thi
công.
- Quy định về hành lang an toàn đối với thiết bị.
b. Quy trình bảo đảm sức khoẻ CBCN thi công trên công trường:
- Tiêu chuẩn để CBCNV đủ điều kiện tham gia thi công trên công trường. Tiêu chuẩn
này phù hợp với quy định của Bộ lao động - Thương Binh Xã hội.
- Bố trí cán bộ Y tế thường trực tại hiện trường, thường xuyên có kế hoạch theo dõi, khám
chữa bệnh định kỳ, giám sát tình hình thực hiện các quy định về bảo hộ lao động.
- Kiểm soát chặt chẽ điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, lao động của CBCNV để có phương án
xử lý, điều chỉnh ( nếu cần thiết ) cho thích hợp.
- Lập báo cáo định kỳ về tình hình sức khoẻ, bệnh nghề nghiệp cũng như tiến trình theo
dõi trên công trường.
2. Bảo đảm an ninh khu vực:
* Quy trình quản lý mặt bằng:
- Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức quản lý nhân sự theo khu vực hành chính.
- Tổ chức quản lý xe cộ, thiết bị trên mặt bằng công trình.
- Tổ chức quản lý mặt bằng bằng phương pháp hành chính - bảo vệ.
- Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật nâng cao tinh thần tự giác của toàn CBCNV trên
công trường.
* Quy trình đảm bảo an ninh trật tự:
- Rà soát lực lượng lao động, xây dựng các phương án bảo an ninh trật tự trên mặt bằng.
- Giáo dục ý thức CBCNV nhằm nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật.
- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương.
- Thường xuyên có kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ. Có biện pháp điều chỉnh, thay
đổi để tăng cường đảm bảo an ninh trật tự tại công trình và địa phương.
3. Quy trình phòng cháy chữa cháy:
* Cơ sở để thiết lập quy trình an toàn PCCC:
- Pháp lệnh của Nhà nước về PCCC.
- Hệ tiêu chuẩn áp dụng cho công trình.
- Điều kiện mặt bằng, các quy định của địa phương về an toàn PCCC.
* Kế hoạch an toàn PCCC, tiến trình thực hiện, biện pháp kiểm tra quá trình và đánh
giá hiệu quả:
- Ban chỉ huy công trường thiết lập một mạng lưới an toàn PCCC. Qua đó cập nhật
thông tin cần thiết đến từng CBCNV trên công trường về vấn đề này.

61
Gói thầu số 36: Cung cấp, lắp đặt hệ thống máy phát điện, UPS.
C¤NG TY Cæ PHÇN X¢Y L¾P Vµ TH¦¥NG M¹I
TR¦êng Léc

- Lập kế hoạch an toàn PCCC trong đó nêu rõ các vấn đề: Đánh giá, nhận biết các tác
nhân nguy cơ cao tới công tác PCCC, công tác chuẩn bị, công tác mua sắm thiết bị vật tư
PCCC, các phương án di chuyển, sơ tán trong các trường hợp có sự cố, phương án khắc phục
hậu quả.
- Triển khai thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.
- Thường xuyên rút kinh nghiệm công tác PCCC trong các cuộc họp giao ban, bổ sung
hoạt điều chỉnh các biện pháp, các cán bộ hoặc các phương tiện PCCC cho thích hợp.
4. Quy trình bảo vệ an toàn môi trường:
- Nhằm đảm bảo các quy định của nhà nước về môi trường. Nhà thầu chúng tôi sẽ thực
hiện quy trình quản lý bảo vệ an toàn môi trường như sau:
- Lập kế hoạch bảo vệ môi trường: đánh giá các yếu tố có thể gây tác hại đến môi trường
- Lập sơ đồ tổ chức cho mạng lưới bảo vệ môi trường. Tổ chức này có thể kết hợp hoặc
kiêm nghiệm với mạng lưới an ninh trật tự, an toàn PCCC.
- Mua sắm các trang thiết bị, các hoá chất cần thiết để sử lý tình huống.
- Thường xuyên đôn đốc, giáo dục ý thức cho CBCNV về việc thực hiện nhiệm vụ an
toàn môi trường.
- Lập quy chế rõ ràng về chế độ thưởng, phạt đối với vấn đề giữ gìn và bảo vệ môi
trường.
- Trong quá trình thi công luôn luôn có sự theo dõi bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp và
sau khi hoàn thành công trình, cần có báo cáo chính thức về vấn đề bảo vệ môi trường. Đây
cũng là cơ sở cho việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an toàn môi trường cho các công trình sau
của nhà thầu.
VIII. Các biện pháp giải quyết khi có sự cố xảy ra
- Trong quá trình thi công, dù đã có biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ, cẩn trọng
nhưng vẫn có thể không tránh khỏi có các sự cố xảy ra. Thông thường, sự cố được chia thành:
- Sự cố tai nạn.
- Sự cố hư hỏng công trình.
- Sự cố kỹ thuật.
- Căn cứ vào các quy định hiện hành, căn cứ vào lương tâm và trách nhiệm nghề
nghiệp, bằng kinh nghiệm thực tế, nhà thầu đưa ra các biện pháp sử lý sự cố như sau:
1. Đối với sự cố tai nạn
- Khi có tai nạn xảy ra, bất kể đó là ai, bất kể vì lý do gì, nhà thầu lập tức tiến hành
ngay các thao tác sơ cứu, cấp cứu do đồng chí quân y sỹ thường trực tại công trường hướng
dẫn, chỉ định.

62
Gói thầu số 36: Cung cấp, lắp đặt hệ thống máy phát điện, UPS.
C¤NG TY Cæ PHÇN X¢Y L¾P Vµ TH¦¥NG M¹I
TR¦êng Léc

- Mọi vấn đề khác có liên quan tiếp theo sẽ được các nhà chức trách xem xét giải
quyết. Biết rằng tất cả các tai nạn lao động, thương vong, tử vong do bất cẩn hay do quá trình
thi công gây ra đều do nhà thầu chịu trách nhiệm. Tuyệt đối không đòi hỏi hoặc gây phiền hà
cho phía chủ đầu tư.
2. Đối với sự cố hư hỏng công trình
- Khi có sự cố xảy ra, bất luận nguyên nhân nào, nhà thầu cũng tổ chức tiến hành ngay
việc khắc phục sơ bộ, nhằm ngăn chặn các hư hỏng tiếp theo. Sau đó báo cáo với các bên có
liên quan như: chủ đầu tư, cơ quan tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát... để thống nhất ý kiến, xác
định nguyên nhân, xác định trách nhiệm tìm biện pháp khắc phục tối ưu, hữu hiệu nhất.
3. Đối với các sự cố kỹ thuật
- Sự cố kỹ thuật tương đối đa dạng như:
- Sự cố do nhầm lẫn, sót, thiếu hoặc bất hợp lý từ phía cơ quan thiết kế mà khi thi công
mới phát hiện ra. Nếu xảy ra tình trạng này, nhà thầu sẽ lập tức cho tạm dừng thi công phần
việc đó, báo cáo giám sát kỹ thuật bên A, chủ đầu tư và cơ quan tư vấn thiết kế để xin ý kiến
chỉ đạo.
- Sự cố do thi công không đúng thiết kế, không tuân theo quy trình quy phạm chuyên
ngành, hoặc sử dụng vật tư, vật liệu sai quy cách, không đảm bảo chất lượng...
- Khi được phát hiện, bất kể do người có trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm phát
hiện và phản ảnh, nhà thầu sẽ cử đoàn cán bộ gồm Giám đốc (hoặc phó Giám đốc) công ty,
cán bộ phòng Kỹ thuật, phòng Kế hoạch của công ty xuống tận hiện trường xác minh thông
tin. Nếu đúng, lập tức tạm thời đình chỉ phần việc thi công có vi phạm; trao đổi với các bên có
liên quan, xin ý kiến chỉ đạo của chủ đầu tư để khắc phục, sửa chữa các sai sót đã vi phạm; dỡ
bỏ, làm lại tất cả những hạng mục thi công phi kỹ thuật (khi có yêu cầu); xem xét mức độ vi
phạm của người thực hiện, nếu là vi phạm cố tình, vi phạm có hệ thống thì kiên quyết buộc
thôi việc tại công trường để Hội đồng kỷ luật của công ty giải quyết.
- Tất cả các chi phí để khắc phục, sửa chữa, làm lại nêu trên đều do nhà thầu chịu trách
nhiệm vô điều kiện.
Kết luận:
- Trên đây là toàn bộ biện pháp an toàn thi công các hạng mục công trình chính

được đơn vị thi công sẽ áp dụng vào công trình với mục đích đảm bảo chất lượng công

trình, đáp ứng được tiến độ đã đề ra, đảm bảo công tác ATLĐ xuyên suốt trong quá trình

thi công công trình.

63
Gói thầu số 36: Cung cấp, lắp đặt hệ thống máy phát điện, UPS.
C¤NG TY Cæ PHÇN X¢Y L¾P Vµ TH¦¥NG M¹I
TR¦êng Léc

- Với độ ngũ cán bộ kỹ sư giàu kinh nghiệm, lực lượng lao động chuyên ngành có

tính kỷ luật cao. Đơn vị thi công chúng tôi cam kết sẽ hoàn thành công trình đúng tiến độ,

đảm bảo chất lượng, kỹ mỹ thuật, sự an toàn và vệ sinh môi trường.

64
Gói thầu số 36: Cung cấp, lắp đặt hệ thống máy phát điện, UPS.

You might also like