You are on page 1of 13

HÓA THỰC NGHIỆM VÀ PHÒNG THÍ NGHIỆM

Hóa học là môn học thực nghiệm, để cho ra được các lý thuyết về phản ứng hóa học và cơ chế chuyển hóa,
các nhà nghiên cứu phải làm rất nhiều thí nghiệm để tìm bằng chứng và xây dựng giả thuyết. Công việc
trong phòng thí nghiệm tuy khó khăn, thử thách nhưng cũng đầy sự thú vị. Làm nghiên cứu giúp thỏa mãn
trí tò mò của con người, cũng như góp một viên gạch cho tòa lâu đài khoa học của thế giới. Tuy nhiên,
không phải ai có đam mê và kiến thức đều có thể bước vào thế giới nghiên cứu khoa học dễ dàng. Điều đầu
tiên mà mọi người cần biết đó là những kiến thức cơ bản cần được trang bị kĩ lưỡng trước khi thực hành
Hóa học.
1. AN TOÀN PHÒNG THÍ NGHIỆM
Các em xem kĩ đoạn clip trong đường link bên dưới, tham khảo tài liệu đính kèm
(Laboratory_Health_and_safety_manual.pdf) và nghiên cứu thêm bằng công cụ Google để trả lời những
câu hỏi sau:
Clip an toàn phòng thí nghiệm – Hiệp hội Hóa học Mỹ (1991): https://youtu.be/9o77QEeM-68
1) Hãy liệt kê những trang phục và trang bị cần thiết tối thiểu trên cơ thể trước khi tiến hành làm thí
nghiệm.
2) Tại sao không được mang giày sandal hay dép trong phòng thí nghiệm?
3) Khẩu trang có thực sự cần thiết khi làm thí nghiệm hay không? Tại sao?
4) Người bị cận thì có bắt buộc phải mang kính bảo hộ hay không? Nếu có, hãy hướng dẫn họ cách
trang bị.
5) Các bạn nam cần lưu ý gì về trang phục và thái độ khi làm việc trong phòng lab?
6) Các bạn nữ cần lưu ý gì về trang phục và thái độ khi làm việc trong phòng lab?
7) Hãy đưa ra những lời khuyên hoặc lưu ý khi lựa chọn áo khoác phòng lab cho từng đối tượng cụ thể.
8) Có nên mặc áo khoác lab ra khỏi phòng thí nghiệm (ở nơi công cộng) không? Vì sao?
9) Ở Việt Nam, có nên sử dụng găng tay, kính bảo hộ khi thực hiện thí nghiệm không? Vì sao?
10) Tại sao không được mang đồ ăn vào phòng thí nghiệm?
11) Nếu phòng thí nghiệm hiện đại, có tủ hood cho từng phản ứng, bàn làm việc xa nơi thí nghiệm, có
được mang đồ ăn vào không?
12) Cũng trong phòng thí nghiệm hiện đại được nêu ở câu 11, bạn A cần uống café để tỉnh táo cho công
việc nghiên cứu, bạn cẩn thận chuẩn bị ly café có nắp đậy đàng hoàng để mang vào lab và để ly café
ở bàn làm việc (cách xa tủ hood làm thí nghiệm). Liệu bạn A có bị sếp chửi không?
13) Phản ứng hóa học bắt buộc phải làm ở nơi nào trong phòng thí nghiệm?
14) Nếu đổ nitrogen lỏng xuống sàn nhà thì xử lý như thế nào?
15) Nếu đổ đá khô (dry ice) xuống sàn nhà thì xử lý như thế nào?
16) Nếu đổ dichloromethane xuống sàn nhà thì xử lý như thế nào?
17) Nếu đổ nước xuống sàn nhà thì xử lý như thế nào?
18) Nếu đổ dimethylformamide xuống sàn nhà thì xử lý như thế nào?
19) Nếu đổ thủy ngân xuống sàn nhà thì xử lý như thế nào?
20) Ở một phòng TN ở Canada, người ta chia dung môi cần tiêu hủy thành 4 loại: Dung dịch hữu cơ chứa
halogen (1), dung dịch hữu cơ không chứa halogen (2), dung dịch nước có tính acid (3) và dung dịch
nước có tính base (4).
a. Thực hiện sắc kí cột bằng hệ dung môi ethyl acetate và hexane xong thì tiêu hủy dung môi thừa theo
loại nào?
b. Thực hiện oxy hóa alcol bằng PCC trong dung môi DCM, sau khi kết thúc phản ứng, dịch hữu cơ sau
khi tách sản phẩm được tiêu hủy theo loại nào?
c. Dịch hexane có lẫn một ít dichloloromethane thì tiêu hủy theo loại nào?
d. Dịch dichoromethane có lẫn một ít hexane thì tiêu hủy theo loại nào?
e. Sau khi kết thúc phản ứng Vilsmeiyer-Hack, hỗn hợp được trung hòa bằng dung dịch CH3COONa và
NaOH. Dung dịch nước cuối cùng sau khi đã tách sản phẩm được tiêu hủy theo loại nào?
f. Định lượng dung dịch NaOH bằng dung dịch HCl với chỉ thị phenolphthalein, sau khi kết thúc thí
nghiệm, dung dịch sau khi chuẩn độ đươc tiêu hủy theo loại nào?
21) Hỗn hợp -78 oC (dry ice bath) sau khi thực hiện phản ứng được tiêu hủy theo loại nào?
22) Hãy nêu cách xử lý nếu bị đổ dung dịch H2SO4 đậm đặc vào người.
23) Hãy nêu cách xử lý nếu bị đổ dung dịch HCl loãng vào người.
24) Hãy nêu cách xử lý nếu bị đổ dung dịch NaOH đậm đặc vào người.
25) Hãy nêu cách xử lý nếu bị đổ dung môi nước vào người.
26) Hãy nêu cách xử lý nếu bị đổ dung môi acetone vào người.
27) Hãy nêu cách xử lý nếu bị đổ dung môi dimethylsulfoxide (DMSO) vào người.
28) Hãy nêu cách xử lý nếu bị bắn hóa chất vào mắt.
29) Hãy nêu cách xử lý nếu bị kích ứng (nổi mẫn đỏ, dị ứng, rát) với hơi của hóa chất (hữu cơ hay vô cơ)
độc hại.
30) Hãy nêu cách xử lý khi dung môi bị bắt lửa.
31) Hãy nêu cách xử lý khi áo quần bị bắt lửa.
Hóa chất trong môi trường nghiên cứu được sắp xếp và phân loại cẩn thận để lưu trữ nhằm tránh các phản
ứng vô tình xảy ra gây nguy hiểm và hư hao của cải không đáng có trong lúc bảo quản. Các hóa chất trong
phòng thí nghiệm nhìn chung được phân thành các loại như sau:

Bảng bên dưới nêu rõ các hóa chất có thể bảo quản chung với nhau trong cùng 1 ngăn, hàng, tủ (tương hợp
– kí hiệu là O) và không thể bảo quản chung với nhau trong cùng 1 ngăn, hàng, tủ (tương kị – kí hiệu là X).
32) Triethylamine và acid acetic có thể bảo quản chung với nhau được không? Tại sao?
33) Tác nhân Dess-Martin periodinane và DIBAL-H có thể bảo quản chung với nhau được không? Tại
sao?
34) Em hãy nêu cách sắp xếp các lọ hóa chất sau vào kho sao cho hợp lý và tránh tương kị hóa học: Pd/C
100 g, dung dịch DIBAL-H 1M trong toluene 250 mL, EtOAc 20 L, MnO2 1 kg, 4-(N,N-
dimethylamino)pyridine 250 g, dichloromethane 20L, NaBH4 100 g, POCl3 1 L, Na2SO4 500 g, PCC
500 g, mesyl chloride, di-tert-butyl dicarbonate, isopropanol 20 L.
2. CÁC DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM TRONG HÓA HỮU CƠ
Hãy tìm hình ảnh minh họa và công dụng cho các dụng cụ thí nghiệm trong bảng bên dưới. Khuyến khích
sử dụng hình chụp có thật ở Việt Nam! Các em nên ra các chỗ cung cấp thiết bị thí nghiệm trong phòng thí
nghiệm hoặc tham quan phòng lab ở trường ĐH VN để có hình ảnh thực sự thực tế.

Tên dụng cụ Tên dụng cụ Công dụng


STT Hình ảnh
(tiếng Việt) (tiếng Anh) (cách sử dụng nếu cần)

1 Alcohol burner

2 Bản mỏng sắc ký

Bể ổn nhiệt (bể
3 gia nhiệt)

4 Bể siêu âm

Bình cầu 1 cổ 50
5 mL

Bình cầu 2 cổ
6 100 mL
Bình cầu 3 cổ
7 250 mL

8 Bình cô quay

9 Bình định mức

Bình hứng dịch


10 lọc chân không

11 Bình sắc ký

12 Bình tam giác

Bộ giá đỡ dụng
13 cụ thí nghiệm

Cốc có mỏ 250
14 mL

15 Cột sắc ký

16 Crucible

17 Eppendorf

18 Falcon 50 mL

19 Giá phơi dụng cụ

20 Giấy chỉ thị pH

21 Giấy lọc

22 Goggles

Hệ thống chưng
23 cất chất lỏng

Hệ thống cô
24 quay

Khay đựng ống


25 nghiệm

26 Kim tiêm

27 Magnetic stirrer

28 Nhiệt kế
Ống đong 100
29 mL

Ống nghiệm 16 x
30 150 mm

Ống nối thủy


31 tinh cổ mài

Ống sinh hàn


32 bầu

Ống sinh hàn


33 ruột gà

Ống sinh hàn


34 thẳng

35 Ống sừng bò

Phễu chiết (bình


36 lắng gạn)

Phễu lọc
37 Buchner

Phễu lọc thủy


38 tinh thường

Phễu lọc thủy


39 tinh xốp

40 Pipette chính xác

Pipette khắc
41 vạch

42 Pipette Pasteur

43 Quỳ tím

44 Septum

Silicagel dùng
45 cho sắc kí cột

46 Spatula

47 Stirrer/Stir bar
48 Tongs/tweezers

49 Vial 20 mL

Xy-lanh (ống
50 tiêm) 5 mL

Từ những tìm hiểu về dụng cụ thí nghiệm, hãy trả lời các câu hỏi sau:
1) Nêu cách lấy 10 mL dung môi dichloromethane từ bình chứa 5 L.
2) Có thể dùng xi lanh (kim tiêm) thay cho pipette khắc vạch được không? Tại sao?
3) Ống sinh hàn được dùng trong những trường hợp nào?
4) Hãy nêu cách chuẩn bị bể thực hiện phản ứng 0 oC.
5) Hãy nêu cách chuẩn bị bể thực hiện phản ứng -10 oC.
6) Hãy nêu cách chuẩn bị bể thực hiện phản ứng -78 oC. Biết trong quy trình có sử dụng bình thủy tinh
Dewar.
7) Hãy nêu cách đông lạnh hỗn hợp nước – acetonitril ở -196 oC.
8) Có thể thực hiện phản ứng trong bình tam giác hay vial 20 mL được không? Tại sao?
9) Silicagel có bản chất là gì? Trong sắc ký cột cho các chất kém phân cực, người ta thường dùng silicagel
pha thuận, còn trong sắc ký cột cho các chất phân cực, người ta thường dùng silicagel pha đảo. Hãy
cho biết 2 loại silicagel này khác nhau ở điểm nào?
10) Phản ứng hydro hóa thường dùng xúc tác là Pd/C. Sau phản ứng, để lọc bỏ Pd/C, bạn sinh viên đã
dùng phương pháp lọc chân không hoặc lọc qua giấy lọc đều không thấy hiệu quả. Vì sao lại như vậy?
Để lọc bỏ Pd/C, cần phải dùng thêm 1 chất nữa, đó là chất gì và giải thích công dụng của nó ?
3. MỘT SỐ THỦ THUẬT TRONG HÓA HỮU CƠ
Để thực hiện các phản ứng hữu cơ, nhà Hóa học cần phải nắm rõ một số thao tác cho những thủ thuật cơ
bản. Tuy nhiên, do điều kiện không thuận lợi nên chúng ta chỉ khảo sát một số thủ thuật này trên cơ sở lý
thuyết. Thực tế, những thủ thuật này cần sự luyện tập, làm đi làm lại nhiều lần mới thông thạo và không bị
sai sót.
3.1. Thủ thuật chiết tách
Đầu tiên cùng tìm hiểu về thủ thuật chiết tách. Đơn giản nhất là thí nghiệm chiết iodine (I2) từ nước sang
dung môi hữu cơ.
1) Những dung môi hữu cơ nào sau đây có thể dùng để chiết tách iodine: EtOH, MeOH, EtOAc, DCM,
chloroform, hexane, DMF, acetonitrile (ACN), dioxane, DMSO, cyclohexene.
2) Dung dịch nước chứa iodine có màu gì?
3) Dung dịch dichloromethane chứa iodine có màu gì?
4) Làm thế nào để nhận biết quá trình chiết tách được thực hiện hoàn toàn (không còn iodine trong ước)?
5) Trong quá trình chiết tách, nếu có 100 mL dung môi hữu cơ, nên thực hiện chiết 10 lần x 10 mL dung
môi hay là 2 lần x 50 mL dung môi?
Quá trình chiết tách còn phụ thuộc vào pH của môi trường nước. Xét quá trình chiết ibuprofen, môt dược
chất có nhóm COOH.
6) Trong dung dịch NaHCO3, ibuprofen có công thức như thế nào? Dạng này tan tốn trong nước hay dung
môi hữu cơ?
7) Cần làm gì để chiết lấy ibuprofen đang nằm trong dung dịch NaHCO3? Nêu cụ thể quy trình chiết lấy
ibuprofen trong tình huống này, biết tất cả hóa chất và dụng cụ cần thiết đều có sẵn.
8) Cho hỗn hợp 2 chất rắn: napthalene và 4-(N,N-dimethylamino)pyridine (DMAP). Hãy trình bày cụ thể
phương pháp tách riêng 2 chất này bằng các hóa chất sau: dung dịch HCl 5%, dung dịch NaHCO3
10%, dichloromethane (DCM) và các dụng cụ cần thiết xem như có sẵn.
3.2. Thủ thuật cô quay
1) Hãy miêu tả cấu trúc của hệ thống cô quay từ hình ảnh ở phần 2. Lưu ý: hệ thống này gồm 4 bộ phận
chính: bộ phận sinh hàn, bộ phận gia nhiệt, bộ phận quay và bộ phận bơm chân không. Ngoài ra còn
có các thiết bị và bộ phận phụ đi kèm.
2) Hãy so sánh sự khác nhau (ưu điểm và khuyết điểm) giữa 2 phương pháp tách chất lỏng ra khỏi chất
rắn: phương pháp chưng cất và phương pháp cô quay.
3) Hãy giới thiệu cách sử dụng máy cô quay để bay hơi dung dịch EtOAc đang chứa sản phẩm hữu cơ là
chất rắn.
4) Có thể dùng máy cô quay để làm khan chất rắn hữu cơ được hay không?
3.3. Thủ thuật sắc ký bản mỏng (sắc ký lớp mỏng)
Sắc ký lớp mỏng là một thủ thuật tách chất hữu cơ dựa trên sự tương tác giữa chất hữu cơ với bản mỏng và
với pha động (dung môi). Phương pháp này bao gồm: 1 bảng mỏng có trám 1 lớp silicagel mỏng được tẩm
chất huỳnh quang (phát quang màu xanh lá khi chiếu xạ ánh sáng ở bước sóng 254 nm) hay còn gọi là pha
tĩnh, một bình sắc ký (hoặc 1 lọ thủy tinh) chứa dung môi hữu cơ (pha động), silicagel sử dụng thường là
silicagel pha thuận. Thông thường, khi đặt bản mỏng vào lọ chứa dung môi, dòng dung môi sẽ thấm ngược
từ chân bảng mỏng lên trên cùng theo quy luật mao dẫn. Nếu bản mỏng có chấm 1 vết chất hữu cơ, chất
này sẽ bị dòng dung môi lôi kéo lên một đoạn đường nhất định.

Nếu trong vết chấm chứa nhiều hơn 1 thành phần, các thành phần khác nhau sẽ có “tốc độ chạy” khác nhau
trong dung môi tùy thuộc vào tương tác liên phân tử giữa các chất hữu cơ với silicagel và với dung môi.
Pha động thông thường là một hệ gồm nhiều loại dung môi khác nhau hơn là 1 dung môi duy nhất. Các
dung môi thường dùng làm pha động là: hexane, EtOAc, DCM, chloroform, MeOH, petroleum-ether,
acetone,…
Chất hữu cơ thông thường không có màu, vì thế để phát hiện ra chúng đang ở đâu trên bảng mỏng người ta
phải chiếu đèn 254 nm để phát hiện chất. Tuy nhiên không phải chất nào cũng có thể hiện dưới đèn 254
nm.
1) Bức xạ 254 nm nằm ở vùng ánh sáng nào?
2) Vùng ánh sáng này thường dùng để kích thích thành phần electron π trong phân tử. Tuy nhiên, không
phải cứ có nối đôi là sẽ hấp thu ánh sáng ở vùng này. Để có khả năng hấp thu tia 254 nm, electron π
nhất thiết phải linh động hơn. Hãy nêu ra mộ vài cấu trúc mà tại đó các electron π đủ linh động để hấp
thu bước sóng này.
3) Nếu phân tử hấp thu bước sóng 254 nằm trên bảng mỏng, chiếu dưới đèn 254 nm thì chúng ta sẽ thấy
bảng mỏng phát ra màu gì và vết phân tử phát ra màu gì?
4) Trong các chất sau đây, chất nào có thể phát hiện bằng cách chiếu đèn 254 nm: EtOAc, hexane, acetone,
benzene, napthalene, butadiene, cyclohexanone, acetophenone?
Rf là một đại lượng để đánh giá “tốc độ chạy” của phân tử trong hệ dung môi khảo sát. Rf có công thức
tính: Rf = (Đoạn đường di chuyển của chất khảo sát)/(Đoạn đường di chuyển của dung môi). Hãy quan sát
hình bên dưới và trả lời câu hỏi.

5) Hỗn hợp ban đầu có bao nhiêu chất?


6) Tính Rf cho từng chất màu vàng, tím và xanh dương.
Nhìn hình bên dưới và trả lời các câu hỏi liên quan:

7) Tại sao phenol di chuyển chậm hơn toluene? Giải thích bằng lực tương tác liên phân tử.
8) Dự đoán dung môi được sử dụng trong hình trên là có hay không có proton?
9) Nếu dùng MeOH làm dung môi, liệu tốc độ di chuyển của phenol có thể nhanh hơn toluene không? Vì
sao?
Quan sát 2 bản mỏng bên dưới:


10) Cho biết bản nào đang được soi dưới đèn 254 nm?
11) Trong 2 bản mỏng, những gì chúng ta thấy có thực sự là tất cả những chất tồn tại trong mẫu không?
Vì sao?
12) Giả sử trong mẫu có chứa những chất không hấp thu bứt xạ 254 nm hay không có màu sắc thì làm thế
nào để phát hiện ra chúng trên bản mỏng?
Thực hiện phản ứng giữa acid salicylic (1 gram) với lượng dư MeOH (20 mL) có mặt xúc tác H2SO4 98%
(8 mL), đun sôi.
13) Hãy thiết kế dụng cụ thí nghiệm cho phản ứng trên bằng cách miêu tả (bằng lời hoặc hình vẽ). Xem
như các dụng cụ thí nghiệm đều có sẵn.
14) Bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng, hãy nêu phương pháp xác định thời điểm phản ứng xảy ra hoàn
toàn (xem H = 100%). Nêu rõ vị trí tương đối của nguyên liệu và sản phẩm trong bản sắc ký. Biết hệ
dung môi sử dụng là hexane : EtOAc = 1 : 1.
3.4. Thủ thuật sắc ký cột
Sắc ký cột là thủ thuật có bản chất giống với sắc ký lớp mỏng, nhưng thay vì ta chỉ dùng 1 bảng mỏng để
phát hiện một lượng rất nhỏ chất, người ta sử dụng một cột to rồi nhồi vào đó silicagel và dung môi để thực
hiện quá trình tách một lượng lớn chất. Điểm khác nhau cơ bản của sắc ký lớp mỏng với sắc ký cột là chiều
đi của dòng dung môi: trong sắc ký cột, dung môi đi cùng chiều với trọng lực, điều này làm cho sắc ký cột
có sự tách không tốt như sắc ký lớp mỏng. Hình bên dưới miêu tả quá trình sắc ký cột để tách 2 phân tử
hữu cơ:
1) Mẫu chất hữu cơ nạp vào cột (ở hình trên) có bao nhiêu chất?
2) Giả sử silicagel là pha thuận còn pha động là dung môi hữu cơ phi proton. Cho biết giữa chất màu nâu
và chất màu xanh, chất nào phân cực và chất nào kém phân cực?
3) Giả sử các chất trên cột (trong hình) trong thực tế đều không có màu nhưng có chứa các nối đôi liên
hợp. Hãy nêu cách phát hiện khi nào ta hứng được phân đoạn nào chứa chất màu nâu còn khi nào ta
hứng được phân đoạn nào chứa chất màu xanh. Giải thích bằng hình minh họa cụ thể.
3.5. Thủ thuật tách các amino acid và các chất hữu cơ phân cực (tự đọc thêm)
Để tách các amino acid, người ta thường dựa trên khả năng ion hóa của các amino acid khác nhau trong
môi trường đệm với pH khác nhau để tách chúng. Một số thủ thuật thường dùng:
- Thủ thuật điện di trên gel (gel electrophoresis) (thường được dùng trong sinh hóa)
- Thủ thuật sắc ký cột phụ thuộc pH (đề thi HSG QG 2019)
Ngoài ra, để tách các chất hữu cơ phân cực khác, người ta có thể dùng sắc ký cột pha đảo (cột sắc ký
silicagel pha đảo) hoặc các phương pháp khác có liên quan như sắc ký lỏng hiệu năng cao (High
Performance Liquid Chromatography - HPLC) hay sắc ký lỏng siêu hiệu năng (Ultra Performance Liquid
Chromatography – UPLC). Các phương pháp sắc ký bằng máy móc hiện đại như HPLC hay UPLC thậm
chí còn phân tách được cả các đồng phân quang học và phát hiện được các chất không hấp thụ tia UV-Vis.
4. ĐỌC – HIỂU QUY TRÌNH THỰC HIỆN PHẢN ỨNG
4.1. Tổng hợp borneol
A. NGUYÊN TẮC
Khử hóa aldehyde và ketone thường dùng tác nhân khử hydride kim loại (NaBH4 hoặc LiAlH4) để phản
ứng khử xảy ra nhẹ nhàng hơn so với hydro hóa bằng xúc tác Ni, Pd/C, PtO2 … đồng thời khử hóa chọn
lọc liên kết C=O khi có liên kết C=C.

B. TIẾN HÀNH
Giai đoạn 1: Tiến hành phản ứng
Cho lần lượt 1,0 g camphor và 6 ml methanol vào cốc có mỏ 50 ml, khuấy đều cho đến khi hỗn hợp tan
hoàn toàn. Ngâm cốc cỏ mỏ vào thau đá, cho từ từ 0,5 g NaBH4 vào hỗn hợp (chú ý cân nhanh NaBH4 trên
mặt kính đồng hồ để tránh hút ẩm). Sau khi cho hết tác chất, đun cách thủy nhẹ trong 5 phút, khuấy đều thu
được hỗn hợp dạng sệt (chú ý không để nhiệt độ quá cao làm methanol bay hơi).
Giai đoạn 2: Kiểm tra sản phẩm thô bằng sắc ký lớp mỏng
Eppendorf 1: hòa tan một ít sản phẩm bằng methanol.
Eppendorf 2: hòa tan một ít camphor bằng methanol.
Chuẩn bị bảng sắc ký lớp mỏng (SKLM):
Vết 1: Camphor
Vết 2: Hỗn hợp camphor và sản phẩm.
Vết 3: Sản phẩm.
Hệ dung môi khai triển: n-hexane-EtOAc (9:1).
Nếu nguyên liệu vẫn còn, tiếp tục đun cách thuỷ thêm khoảng 5 phút nữa và kiểm tra lại bằng SKLM cho
đến khi phản ứng kết thúc.
Giai đoạn 3: Kết thúc phản ứng
Để nguội hỗn hợp phản ứng, thêm 15 ml nước đá sẽ thấy xuất hiện kết tủa trắng. Lọc qua phễu Buchner
thu kết tủa, rửa tủa bằng 10 ml nước cất lạnh, lọc hút thật khô.
Giai đoạn 4: Tinh chế
Cho sản phẩm thô vào bình nón 50ml, thêm dicloromethane từ từ đến khi sản phẩm tan hết. Làm khan bằng
Na2SO4 khan, gạn bỏ muối, thu được dung dịch trong suốt trong cốc có mỏ 50 ml khô, đun trên bếp cách
thủy cho dicloromethane bay hơi, thu được sản phẩm rắn.
Sấy áp suất giảm ở nhiệt độ 30 oC. Cân tính hiệu suất.
1) Tại sao phải làm lạnh hỗn hợp camphor và methanol trước khi cho NaBH4 vào?
2) Bước đun cách thủy có vai trò gì?
3) Hãy vẽ bản sắc ký lớp mỏng ở giai đoạn 2 (bước kiểm tra sản phẩm thô) trong trường hợp nguyên liệu
camphor vẫn còn. Lưu ý: chỉ quan tâm đến Rf tương đối giữa các chất, không cần quan tâm Rf chính
xác của từng chất.
4) Làm thế nào để phát hiện được sản phẩm và nguyên liệu trên sắc ký lớp mỏng?
5) Ở giai đoạn 3, tại sao khi cho nước đá vào hỗn hợp phản ứng thì xuất hiện kết tủa trắng? Tủa trắng này
là chất gì?
6) Ở giai đoạn 3, khi cho thêm dichloromethane vào hỗn hợp phản ứng thì có xuất hiện tủa trắng không?
Nếu có, tủa trắng này là chất gì?
7) Giai đoạn tinh chế (4) chủ yếu dùng để loại bỏ tạp gì trong sản phẩm thô?
8) Một bạn sinh viên thực hiện quy trình trên thu được 0,9 g sản phẩm sau khi tinh chế hoàn tất. Tính
hiệu suất phản ứng.
9) Có mâu thuẫn không khi trước đó, bạn sinh viên đã kiểm tra bằng sắc ký lớp mỏng thì nhận thấy đã
hết nguyên liệu mà hiệu suất phản ứng không đạt 100%?
4.2. Tổng hợp dibenzalacetone
A. NGUYÊN TẮC
Tổng hợp dibenzalacetone bằng phản ứng aldol hóa giữa acetone và benzaldehyde trong môi trường kiềm
loãng.

B. TIẾN HÀNH
Giai đoạn 1: Phản ứng aldol hóa
Lần lượt hút 1,8 ml acetone và 5,0 ml benzaldehyde cho vào cốc có mỏ 250 ml. Khuấy đều hỗn hợp trong
5 phút.
Trong cốc có mỏ 100 ml (cốc 2), trộn đều hỗn hợp 20 ml dung dịch NaOH 6M và 20 ml ethanol tuyệt đối.
Tiếp tục khuấy thêm 15 phút, ngâm hỗn hợp trong thau đá 10 phút, thu được kết tủa rắn màu vàng. Lọc hút
và rửa tủa bằng 10 ml ethanol lạnh.
Giai đoạn 2: Tinh chế sản phẩm
Kết tinh lại sản phẩm bằng cách hòa tan sản phẩm thô trong cốc có mỏ 100 ml với 15ml ethyl acetat nóng.
Đun cách thủy nhẹ đến khi sản phẩm tan hoàn toàn. Sau đó thêm 15 ml ethanol tuyệt đổi và tiếp tục khuấy
đến khi tinh thể xuất hiện. Để yên, ngâm lạnh để sản phẩm kết tinh hoàn toàn.
Lọc hút, rửa tủa bằng ethanol lạnh, sấy khô sản phẩm. Cân tính hiệu suất.
Giai đoạn 3: Kiểm tra sản phẩm bằng sắc ký lớp mỏng
Eppendorf 1: Hòa tan một ít sản phẩm bằng dicloromethane.
Eppendorf 2: Hòa tan một ít benzaldehyde bằng dicloromethane.
Chuẩn bị bảng sắc ký lớp mỏng:
Vết 1: Benzaldehyde
Vết 2: Hỗn hợp benzaldehyde và sản phẩm.
Vết 3: Sản phẩm.
Hệ dung môi khai triển: n-hexane-EtOAc (4:1).
1) Quá trình tổng hợp dibenzalacetone bao gồm các phản ứng gì?
2) Sản phẩm dibenzalacetone có màu gì? Tại sao nó không tan trong nước? Nó có tan trong ethanol
không?
3) Ở giai đoạn tinh chế sản phẩm, phương pháp được thực hiện gọi là phương pháp gì? Phương pháp này
giúp loại tạp nào trong sản phẩm thô?
4) Hãy vẽ bản sắc ký lớp mỏng ở giai đoạn 3 (bước kiểm tra sản phẩm) trong trường hợp nguyên liệu
benzaldehyde vẫn còn. Lưu ý: chỉ quan tâm đến Rf tương đối giữa các chất, không cần quan tâm Rf
chính xác của từng chất.
5) Làm thế nào để phát hiện được sản phẩm và nguyên liệu trên sắc ký lớp mỏng?
6) Một bạn sinh viên thực hiện quy trình trên thu được 2,78 g sản phẩm sau khi tinh chế hoàn tất. Tính
hiệu suất phản ứng.
5. ĐỌC HIỂU BÀI BÁO KHOA HỌC
Tất cả các phản ứng hóa học đều được lý thuyết hóa từ những báo cáo khoa học. Một cuốn sách Hóa hữu
cơ chuẩn có thể được xây dựng từ hàng ngàn bài báo khoa học uy tín và trong sách, chúng được sắp xếp,
diễn đạt lại thành chương mục để mọi người dễ dàng theo dõi. Như vậy, đọc hiểu các văn bản khoa học là
điều nhất thiết quan trọng trong nghiên cứu cũng như lý thuyết hóa môn Hóa hữu cơ. Tuy nhiên, với mục
tiêu học thi Học sinh giỏi Quốc gia, việc đọc báo là điều có thể vượt quá khả năng và khá xa vời so với kiến
thức, hiểu biết của học sinh. Vì thế, trong nội dung chương trình học, ta chỉ phân tích 1 bài báo duy nhất
với mục đích giúp các em hiểu kiến thức được xây dựng từ thực nghiệm như thế nào. Bài báo khảo sát
thuộc về mảng nghiên cứu phương pháp và cơ chế phản ứng hữu cơ (mechanistic and methodological study)
nhằm phát triển các phản ứng hữu cơ mới và mở rộng ứng dụng của nó lên đa dạng các chất nền khác nhau.
Tải file bài báo đính kèm (“Nucleophilic Organic Base DABCO-Mediated Chemospecific Meinwald
Rearrangement of Terminal Epoxides.pdf”) và trả lời các câu hỏi sau:
Trang 2/9: nội dung của trang này sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi sau:
1) Nhìn vào Scheme 1, hãy nêu điểm khác nhau giữa đề tài này với các đề tài trước đó.
2) Tại sao sự chuyển vị của các phản ứng ở các đề tài trước lại tạo thành sản phẩm aldehyde?
3) Nhìn vào Table 1, mục tiêu khảo sát ở đây là gì (nêu ý nghĩa của Table 1)?
4) Trong các base khảo sát, base nào trong dung môi nào cho hiệu suất cao nhất? Theo tác giả,
lý do gì tạo nên điều này?
5) Các base đóng vai trò là xúc tác hay tác nhân tham gia phản ứng? Theo nghiên cứu, tăng hay
giảm số mol của base có thay đổi hiệu suất phản ứng không?
6) Entry 2, 4, 6 (Table 1) khác nhau chỗ nào?
Trang 3,4/9: nội dung của trang này sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi sau:
7) Nhìn vào Table 2, mục tiêu khảo sát ở đây là gì (nêu ý nghĩa của Table 2)?
8) Như vậy, theo ý đồ tác giả, “Method A” có điều kiện là gì? “Method B” có điều kiện là gì?
9) Các chất 1a – 1e có điểm gì giống nhau? Các chất 1f – 1o có điểm gì giống nhau? Các chất
1p và 1q có điểm gì giống nhau? Các chất 1s và 1t có điểm gì giống nhau?
10) Nhìn vào Table 3, bảo: “hiệu suất tạo sản phẩm của method A khá tương đồng với method
B” là hợp lý hay không? Tại sao?
11) Đối với cả 2 “method”, trên các chất 1f – 1o, theo tác giả , hiệu suất có vẻ tăng khi thực hiện
với các chất nền có đặc điểm gì?
12) Nhìn vào Scheme 2, người ta đang khảo sát điều gì ở đây?
13) Nhìn vào đoạn kết luận, nêu ưu điểm và khuyết điểm của từng method A và method B.
Trang 6/9: nội dung của trang này sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi sau:
14) Các dẫn chất epoxide trong nghiên cứu này được tổng hợp bằng phản ứng gì? Hãy viết phương
trình phản ứng với nguyên liệu đầu là cinnamaldehyde để tổng hợp epoxide tương ứng.
15) Hãy đề nghị cơ chế cho phản ứng ở câu 14).

You might also like