You are on page 1of 10

Chuyên đề: PHƯƠNG TRÌNH VÀ BẤT PHƯƠNG TRÌNH

(Đối tượng dành cho HS sẽ thi vào ngành Toán, Sư phạm Toán)

1. Mục tiêu của chuyên đề:

Nhằm hình thành cho HS những năng lực sau:

- Năng lực tự học: Xác định nhiệm vụ học tập, đặt mục tiêu học tập chi
tiết, cụ thể, điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học tập
riêng của bản thân; tự nhận ra và điều chỉnh những sai lầm thường gặp
thông qua việc giải PT và BPT, từ đó rút kinh nghiệm trong những tình
huống khác.
- Năng lực hợp tác thông qua việc tổ chức học tập theo nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc phân tích, nhận
dạng được các loại PT, BPT, rút ra được các phương pháp giải PT, BPT
nhanh ,tối ưu.
- Năng lực suy luận Toán học thông qua việc sử dụng các quy tắc suy
luận vào giải quyết các bài toán và đưa ra các kết luận.
- Năng lực tính toán thông qua việc giải PT tìm nghiệm.
- Năng lực sử dụng công nghệ công tin (ICT) khám phá bài toán, tìm tòi
kiến thức bằng việc sử dụng trang web học tâp students,… sử dụng máy
tính cầm tay giải phương trình bậc 2, bậc 3, nhẩm nghiệm,.. sử dụng phần
mềm toán học như Maple .
Những năng lực này được thể hiện qua các mặt như sau:
a. Kiến thức:

- HS nắm vững khái niệm PT, BPT một cách chính xác theo quan điểm
của mệnh đề chứa biến và những khái niệm liên quan đến nghiệm của
PT, BPT.

- Nắm được khái niệm quan hệ tương đương giữa 2 PT, BPT, điều kiện
của phương trình, bất phương trình; phương trình, bất phương trình
tương đương và hệ quả.

- Nắm được cách giải PT, BPT: hữu tỷ, vô tỷ, mũ, logarit, lượng giác.

- Hiểu, nhận dạng các dạng PT, BPT từ đó vận dụng các phương pháp
giải PT,BPT một cách hợp lý; vận dụng vào việc giải và biện luận PT,
BPT

- Hiểu được vai trò và ứng dụng của PT, BPT trong các ngành khoa học
khác cũng như trong cuộc sống.

b. Kỹ năng:

- Nắm vững các phương pháp cơ bản ví dụ nhân chia đơn thức, đa thức,
phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử, các phép biến đổi tương
đương…

- Biết tìm nghiệm, biết giải PT, BPT ở các dạng khác nhau
- Sử dụng thành thạo các kí hiệu toán học, logic (kí hiệu giao, hợp, kéo
theo, tương đương).

- Kỹ năng tự nghiên cứu và làm việc theo nhóm.

- Kỹ năng ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin vào việc giải
phương trình, hệ phương trình như phần mềm Maple,…

- Kỹ năng thuyết trình thông qua việc trình bày cách giải bài tập, báo
cáo thảo luận nhóm, viết bảng.

c. Thái độ

- Tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh tri thức theo sự hướng dẫn
của giáo viên;

- Có ý thức tự học, sáng tạo, tự tin trong học tập;

- Có ý thức hợp tác, biết tôn trọng thành quả của mình và người khác,
phát triển khả năng phê bình và tự phê bình thông qua hoạt động nhóm;

- Có đưc tính trung thực, cần cù, chịu khó,…

2. Mô tả tóm tắt nội dung của chuyên đề:

Trong phần này sẽ nghiên cứu về:

+ Đại cương về phương trình, bất phương trình: khái niệm về phương
trình, bất phương trìnhvà phương trình, bất phương trình tương đương
và hệ quả; ma trận và một số mở rộng; định lý lagrage.
+ Phương trình và bất phương trình hữu tỷ: các khái niệm phương trình,
bất phương trình bậc hai, phương trình, bất phương trình bậc cao; Các
phương pháp giải PT, HPT (đặc biệt sử dụng ma trận đối với phương
trình nhiều ẩn bậc nhất).

+ Phương trình và bất phương trình vô tỷ: một số dạng PT,BPT cơ bản;
phương pháp giải các dạng trên.

+ Phương trình và bất phương trình lượng giác: tóm tắt lý thuyết, đưa ra
các công thức lượng giác; các phương pháp giải.
+ Phương trình và bất phương trình mũ, logarit: tóm tắt lý thuyết cơ bản
liên quan đến hàm mũ và logarit, mỗi liên hệ hàm mũ và hàm logarit;các
phương pháp giải

3. Tài liệu học tập:

[1.] Đoàn Quỳnh (tổng chủ biên), Đại số 10 (nâng cao), NXB Giáo dục
2010;

[2.] Đoàn Quỳnh (tổng chủ biên), Đại số và Giải tích 11 (nâng cao),
NXB Giáo dục 2010;

[3.] Đoàn Quỳnh (tổng chủ biên), Giải tích 12 (nâng cao), NXB Giáo
dục 2010;

[4.] Nguyễn Tài Chung, Sáng tạo và giải phương trình hệ phương trình
bất phương trình, NXB Tổng hợp TP.HCM
4. Nội dung của chuyên đề

Số Phương pháp Tài liệu


Tuần Nội dung
tiết dạy học học tập
Chương I: Đại cương về phương
trình
LT: 2 - Phương
1.1 Nhắc lại khái niệm về
BT: 1 pháp dạy học
phương trình, bất phương trình;
tự học
phương trình, bất phương trình
- Phương
tương đương và hệ quả.
pháp dạy học
1.2 Ma trận và một số mở
thuyết trình
rộng
1.3 Định lý Lagrage
1.4 Ví dụ

Chương II: Phương trình, bất LT:5


- Phương
phương trình hữu tỷ BT: 2
pháp dạy học
2.1 Tóm tắt lý thuyết
thuyết trình
2.1.1 Phương trình, bất phương
- Phương
trình bậc nhất, bậc hai, tam thức
pháp dạy học
2.1.2 Phương trình, bất phương
phát hiện và
trình bậc cao giải quyết
2.2 Phương pháp giải vấn đề
2.1.1 Phương pháp hệ số bất
định
2.1.2 Phương pháp đưa về hệ
2.1.3 Phương pháp đưa phương
trình về phương trình hàm
2.1.4 Phương pháp đặt ẩn phụ
2.1.5 Phương pháp sử dụng ma
trận đối với phương trình nhiều
ẩn bậc nhất
2.2 Ví dụ tổng hợp
Chương III: Phương trình, bất LT: 2 - Phương
phương trình vô tỷ BT: 1 pháp dạy học
3.1 Một số dạng phương trình cơ thuyết trình
bản
3.2 Phương pháp giải
3.2.1 Các phương pháp đại số
3.2.2 Các phương pháp lượng
giác và giải tích
3.2 Ví dụ tổng hợp
Chương IV: Phương trình lượng LT: 2 - Phương
giác BT:1 pháp dạy học
4.1 Tóm tắt lý thuyết thuyết trình
4.2 Phương pháp giải - Phương
4.2.1 Phương pháp chuyển đổi pháp dạy học
tổng tích hợp tác
4.2.2 Phương pháp hạ bậc - Phương
4.2.3 Phương pháp dùng hằng pháp dạy học
đẳng thức khám phá
4.2.4 Phương pháp dùng công
thức nhân đôi, nhân ba, công
thức cộng
4.3 Ví dụ tổng hợp
Chương V: Phương trình, bất LT:6 - Phương
phương trình mũ và logarit BT:2 pháp dạy học
5.1 Tóm tắt lý thuyết thuyết trình
5.2 Phương pháp giải - Phương
5.2.1 Phương trình, bất phương pháp dạy học
trình mũ phát hiện và
5.2.1.1 Phương pháp biến đổi giải quyết
về cùng cơ số hoặc lấy logarit vấn đề..
hai vế
5.2.1.2 Phương pháp đặt ẩn
phụ
5.2.1.3 Phương pháp phân
tích
5.2.1.4 Phương pháp đánh giá
5.2.1.5 Phương pháp dùng
hàm số
5.2.1.6 Phương pháp
Lagrange
5.2.1.7 Ví dụ tổng hợp
5.2.2 Phương trình, bất phương
trình logarit
5.2.2.1 Phương pháp biến
đổi về cùng cơ số
5.2.2.2 Phương pháp đặt ẩn
phụ đưa về dạng đại số
5.2.2.3 Phương pháp đặt ẩn
phụ đưa về dạng mũ
5.2.2.4 Phương pháp đánh giá
5.2.2.5 Phương pháp hàm số
đơn điệu
5.2.2.6 Phương pháp Lgrange
5.2.2.7 Ví dụ tổng hợp
5.3 Ví dụ tổng hợp

 Phương pháp dạy học


Định hướng chung về đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo, tự học, kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, phù
hợp đặc điểm của từng lớp học, môn học; tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, tạo hứng thú cho học sinh, tận dụng được công nghệ mới nhất;
khắc phục lối dạy truyền thống truyền thụ một chiều các kiến thức có
sẵn.

Dạy học phương trình - bất phương trình theo hướng tích cực hoá
hoạt động học tập của học sinh sẽ nâng cao chất lượng học tập giải
phương trình - bất phương trình

* Một số phương pháp cụ thể:

- Phương pháp dạy học thuyết trình

- Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

- Phương pháp dạy học khám phá

- Phương pháp dạy học hợp tác

- Phương pháp dạy học tự học

6. Kiểm tra đánh giá

- Trong các tiết học, GV sử dụng phương pháp dạy học vấn đáp, hợp tác
để kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh.

- Kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của bạn, với tự đánh giá.
- Kiểm tra 15’: sau khi kết thúc mỗi chương bằng hình thức kiểm tra
trắc nghiệm hoặc tự luận.

- Kiểm tra 45’: (có 2 bài ktra) sau khi kết thúc chương 3 và chương 5.

You might also like