You are on page 1of 31

Giới thiệu Mô hình Toán kinh tế

(1)
Tạ Anh Sơn

Viện Toán ứng dụng và Tin học, ĐHBK Hà Nội

Hà Nội, tháng 10 năm 2013

Logo-khoa-chu

(1)
Email: taanhson123@gmail.com
Tạ Anh Sơn (SAMI-HUST) Toán kinh tế Hà Nội, tháng 10 năm 2013 1 / 31
Tài liệu tham khảo

http://www.economicsdirect.com
http://www.economodel.com
http://www.adamsmith.org
"Mô hình toán kinh tế"- Bộ môn Điều khiển học kinh tế, ĐHKTQDHN, 1997.
Nguyễn Thị Bạch Kim, "Giáo trình các phương pháp tối ưu, Lý thuyết và thuật
toán", Nhà xuất bản BKHN, 2008.
Bùi Thế Tâm, Trần Vũ Thiệu, "Các phương pháp tối ưu hóa", Nhà xuất bản
GTVT HN, 1998.
Hoàng Đình Tuấn, "Lý thuyết mô hình toán kinh tế", Nhà xuất bản KHKTHN,
2003.
Bùi Minh Trí, "Mô hình toán kinh tế", Nhà xuất bản KHKTHN, 2003.

Logo-khoa-chu

Tạ Anh Sơn (SAMI-HUST) Toán kinh tế Hà Nội, tháng 10 năm 2013 2 / 31


Nội dung

1 Toán học và đời sống

2 Khái niệm hệ thống và mô hình

3 Khái niệm mô hình toán kinh tế


Mô hình vào ra
Các biến số, tham số trong mô hình
Mối liên hệ giữa các biến số trong mô hình

4 Các bước xây dựng mô hình toán học cho một vấn đề thực tế

5 Áp dụng phân tích một vài mô hình kinh tế

Logo-khoa-chu

Tạ Anh Sơn (SAMI-HUST) Toán kinh tế Hà Nội, tháng 10 năm 2013 3 / 31


Toán học và đời sống

Toán học phát triển cùng nền văn minh từ xa xưa...


Chúng ta đang chuyển từ nền kinh tế công nghiệp dựa và tài nguyên thiên nhiên
sang nền kinh tế mới, dựa vào sức mạnh trí tuệ gọi là nền kinh tế tri thức. (Cuộc
cách mạng tri thức đã mang lại sự thay đổi to lớn về kỹ thuật, kinh tế và buộc các
nhà kinh tế, doanh nghiệp hoạt động theo những cách thức hoàn toàn mới)
Một trong những nét đặc trưng của thời đại chúng ta là sự ứng dụng rộng rãi của
các phương pháp Toán học và máy tính trong các lĩnh vực khác nhau của đời
sống, văn hóa, KHKT...
Toán học giúp người kỹ sư thiết kế máy, giúp các nhà vật lý khai thác bí mật của
vũ trụ..."toán học giúp rèn luyện tư duy".

Logo-khoa-chu

Tạ Anh Sơn (SAMI-HUST) Toán kinh tế Hà Nội, tháng 10 năm 2013 4 / 31


Về kinh tế

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên thị trường toàn cầu, trong đó tiền tệ, hàng
hóa được lưu chuyển qua biên giới các quốc gia một cách dễ dàng hơn bao giờ
hết. Người ta có thể sản xuất và bán bất cứ thứ gì, ở bất cứ đâu trên thế giới.
Tất cả mọi người đề theo một luật chơi-đó là luật chơi của nền kinh tế thị trường
toàn cầu.
Việc nâng cao hiểu biết về thị trường quốc tế là một trong những lý do để mọi
người học kinh tế học. Về bản chất kinh tế học không những rất hữu ích mà còn
là một trong những lĩnh vực đáng say mê.
Kinh tế học là gì? Điều gì giúp ta hiểu bản chất của kinh tế học? Toán học có vai
trò gì ở đây?

Logo-khoa-chu

Tạ Anh Sơn (SAMI-HUST) Toán kinh tế Hà Nội, tháng 10 năm 2013 5 / 31


Kinh tế học

Định nghĩa 1.1


Kinh tế học là việc nghiên cứu xã hội sử dụng các nguồn lực khan hiếm như thế nào để
sản xuất ra các hàng hóa có giá trị và phân phối chúng cho các đối tượng khác nhau.

Khan hiếm: Giả sử hàng hóa được sản xuất với số lượng vô hạn, mọi nhu cầu của
con người được thỏa mãn. Trong điều kiện như vậy sẽ không còn khái niệm về
hàng hóa kinh tế, không có hàng hóa nào khan hiếm và hạn chế về cung. Khi đó
giá cả, thị trường, kinh tế học không còn hữu ích!
Việc các nền kinh tế phải sử dụng tốt nhất các nguồn lực hạn chế đưa đến khái
niệm quan trọng là hiệu quả.
Hiệu quả có nghĩa là không lãng phí hoặc sử dụng các nguồn lực kinh tế một cách
tiết kiệm nhất để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của mọi người.

Logo-khoa-chu

Tạ Anh Sơn (SAMI-HUST) Toán kinh tế Hà Nội, tháng 10 năm 2013 6 / 31


Vai trò Toán học và mối quan hệ với thực tiễn

Toán học phát sinh do nhu cầu cuộc sống, tính toán đất đai, đê biển, xây dựng,
buôn bán...
Nhu cầu của tự nhiên và xã hội, KHKT và toàn bộ hoạt động thực tiễn của con
người thường xuyên đặt trước cho toán học những vấn đề mới, kính thích sự phát
triển của nó.
Sự tiến của toán học làm cho các phương pháp toán có hiệu quả hơn, mở rộng
lĩnh vực ảnh hưởng của toán học và nhờ thế, thúc đẩy tiến bộ của KHKT chung.

Logo-khoa-chu

Tạ Anh Sơn (SAMI-HUST) Toán kinh tế Hà Nội, tháng 10 năm 2013 7 / 31


Vai trò Toán học và mối quan hệ với thực tiễn

Vai trò của toán học trong đời sống chịu sự ảnh hưởng của hai yếu tố:
Mức độ phát triển của bộ máy toán học
Độ chín tri thức về đối tượng nghiên cứu, tức khả năng mô tả những đặc điểm và
tính chất của nó bằng ngôn ngữ của các khái niệm toán học và các phương trình
hay còn gọi là khả năng xây dựng mô hình toán học của đối tượng.

Logo-khoa-chu

Tạ Anh Sơn (SAMI-HUST) Toán kinh tế Hà Nội, tháng 10 năm 2013 8 / 31


Nội dung

1 Toán học và đời sống

2 Khái niệm hệ thống và mô hình

3 Khái niệm mô hình toán kinh tế


Mô hình vào ra
Các biến số, tham số trong mô hình
Mối liên hệ giữa các biến số trong mô hình

4 Các bước xây dựng mô hình toán học cho một vấn đề thực tế

5 Áp dụng phân tích một vài mô hình kinh tế

Logo-khoa-chu

Tạ Anh Sơn (SAMI-HUST) Toán kinh tế Hà Nội, tháng 10 năm 2013 9 / 31


Hệ thống

Coi đối tượng nghiên cứu là một hệ thống


Có nhiều định nghĩa khác nhau, ở đây giới thiệu một định nghĩa phổ biến.

Định nghĩa 2.1


Hệ thống là một tổng thể gồm nhiều yếu tố (bộ phận) quan hệ và tương tác với nhau và
với môi trường xung quanh một cách phức tạp.

Do đó không thể tách rời từng yếu tố để nghiên cứu mà phải xét mỗi yếu tố trong
mối tương quan và tác động qua lại của nó và các yếu tố khác và môi trường.

Logo-khoa-chu

Tạ Anh Sơn (SAMI-HUST) Toán kinh tế Hà Nội, tháng 10 năm 2013 10 / 31


Ví dụ

Hệ thống các thị trường có liên hệ với nhau, hoạt động theo quy luật của kinh tế
thị trường thực hiện việc trao đổi, mua bán hàng hóa đáp ứng nhu cầu của người
mua và người bán.
Thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ, nơi diễn ra sự trao đổi mua bán chứng
khoán theo những nguyên tắc được ấn định.
Hệ thống các chính sách nhà nước được ban hành, gắn bó liên quan đồng bộ với
nhau nhằm thực hiện vai trò điều tiết các hoạt động kinh tế của nhà nước.
Hệ thống các máy tính, hệ thống các trường,... là các ví dụ về hệ thống.

Logo-khoa-chu

Tạ Anh Sơn (SAMI-HUST) Toán kinh tế Hà Nội, tháng 10 năm 2013 11 / 31


Mô hình

Mô hình là một trong những công cụ quan trọng nhất của nhận thức khoa học.
Mô hình là thể hiện đơn giản hóa của đối tượng nghiên cứu (là hình ảnh ước lệ
của đối tượng nghiên cứu).
Mô hình được đặt cơ sở trên sự giản lược và lý tưởng hóa nào đó, nó không đồng
nhất với đối tượng mà chỉ là sự phản ánh gần đúng của nó.
Mô hình tốt hay xấu ảnh hưởng quyết định đến thành công hay thất bại.

Logo-khoa-chu

Tạ Anh Sơn (SAMI-HUST) Toán kinh tế Hà Nội, tháng 10 năm 2013 12 / 31


Một số vấn đề chú ý khi mô hình hóa đối tượng

Ưu thế của mô hình là một mặt chúng buộc ta phải thể hiện được một hệ thống lý
thuyết hoàn chỉnh (tức là một lý thuyết tính đến tất cả các hiện tượng và quan
hệ thích hợp), mặt khác chúng mang tính thực tiễn.
Mô hình mang tính mục đích. Cùng một đối tượng nhưng mục tiêu nghiên cứu
khác nhau thì mô hình khác nhau, để giải thích sự phát triển thực tế và tiếp theo,
tìm ra cách thức tác động đến sự phát triển tiếp theo chiều hướng mà ta mong
muốn
Ví dụ 1: Hệ thống sông ngòi, có thể nghiên cứu lũ, tưới tiêu, tính xói ngang, tính
xói sâu, chất lượng nước...
Ví dụ 2: Cùng một hệ thống kinh tế, có thể nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh
tế, mô hình cân đối liên ngành...

Logo-khoa-chu

Tạ Anh Sơn (SAMI-HUST) Toán kinh tế Hà Nội, tháng 10 năm 2013 13 / 31


Phải dựa vào mục tiêu mà xây dựng mô hình

Đối tượng nghiên cứu của ta vô cùng phức tạp. Ta không thể kỳ vọng thâu tóm
vào mô hình mọi chi tiết của nó.
Không có một nhà mô hình nào có thể phản ánh tất cả mọi sự phức tạp của thế
giới hiện thực.
Do đó, phải căn cứ vào mục đích nghiên cứu, và tập chung chú ý vào một số khía
cạnh, một số phương diện nào đó và bỏ qua những khía cạnh khác, những phương
diện khác.
Khi xây dựng mô hình cần phải biết tập trung vào cái gì và nhìn sự vật từ
chỗ đứng nào?
Tuy nhiên không phải khi nào ta cũng nhận thức được mục tiêu cũng rõ ràng ngay.
Vì vậy phải kiểm định mô hình qua thực tế (phải cải tiến và hiệu chỉnh mô hình
qua thực tế).

Logo-khoa-chu

Tạ Anh Sơn (SAMI-HUST) Toán kinh tế Hà Nội, tháng 10 năm 2013 14 / 31


Mô hình cần chi tiết và sát thực tế đến mức nào?

Mô hình cần sát thực tế để có thể thâu tóm được những thành tố chính của đối
tượng nghiên cứu
Mô hình cũng phải đơn giản, không chứa những chi tiết vụn vặt, không tập chung.

Logo-khoa-chu

Tạ Anh Sơn (SAMI-HUST) Toán kinh tế Hà Nội, tháng 10 năm 2013 15 / 31


Nội dung

1 Toán học và đời sống

2 Khái niệm hệ thống và mô hình

3 Khái niệm mô hình toán kinh tế


Mô hình vào ra
Các biến số, tham số trong mô hình
Mối liên hệ giữa các biến số trong mô hình

4 Các bước xây dựng mô hình toán học cho một vấn đề thực tế

5 Áp dụng phân tích một vài mô hình kinh tế

Logo-khoa-chu

Tạ Anh Sơn (SAMI-HUST) Toán kinh tế Hà Nội, tháng 10 năm 2013 16 / 31


Khái niệm mô hình toán kinh tế

Mô hình của một đối tượng là sự phản ánh khách quan về đối tượng đó, bằng
ngôn ngữ nói, viết, hình vẽ, hoặc ngôn ngữ chuyên ngành.
Mô hình của các đối tượng trong lĩnh vực kinh tế, gọi là mô hình kinh tế.
Mô hình toán kinh tế, là mô hình kinh tế, được trình bày bằng ngôn ngữ toán học.

Logo-khoa-chu

Tạ Anh Sơn (SAMI-HUST) Toán kinh tế Hà Nội, tháng 10 năm 2013 17 / 31


Ví dụ

1. Quy luật "Bàn tay vô hình" điều tiết nền kinh tế.
2. Nghiên cứu quá trình hình thành giá của loại hàng hóa A trên thị trường. Mô hình
bằng lời:
- Xét thị trường hàng hóa A, nơi có người bán, người mua gặp nhau.
- Với mức giá p, lượng hàng người bán muốn bán S gọi là lượng hàng cung, lượng
hàng người mua muốn mua D gọi là lượng hàng cầu.
- Khi cung lớn hơn cầu thì giá sẽ có xu hướng giảm, khi cầu lớn hơn cung thì giá
sẽ có xu hướng tăng. Quá trình tiếp diễn như vậy, cho đến khi cung băng cầu, sẽ
hình thành mức giá ,gọi là mức giá cân bằng.

Logo-khoa-chu

Tạ Anh Sơn (SAMI-HUST) Toán kinh tế Hà Nội, tháng 10 năm 2013 18 / 31


Ví dụ

3. Trong hệ trục tọa độ vuông góc p0q, ta vẽ đường cầu D, đường cung S, điểm hai

đường cong gặp nhau là điểm cân bằng.


Với mỗi mức giá p, khối lương hàng cung là S=S(p); khối lượng hàng
cầu D=D(p).
Do người bán sẵn sàng bán giá cao hơn nên: S’(p)>0
Do người mua muốn mua giá thấp hơn nên: D’(p)<0
Tình huống cân bằng thị trường khi: S(p)=D(p)
Ta có mô hình toán kinh tế cân bằng thị trường loại hàng hóa A
(MHIA): Logo-khoa-chu
S=S(p), S’(p)>0 ; D=D(p), D’(p)<0 và D=S

Tạ Anh Sơn (SAMI-HUST) Toán kinh tế Hà Nội, tháng 10 năm 2013 19 / 31


Mô hình vào ra (hộp đen)

Thông thường, người ta không có khả năng đo lường trực tiếp trạng thái của hệ
thống mà chỉ có thể suy ra thông tin về trạng thái từ các số liệu đo lường được về
các giá trị vào ra.
Phần lớn các hệ thống kinh tế là không quan sát được.
Một hệ thống có thể được mmo tả mộc mạc dưới dạng 1 hộp đen, cơ cấu 1 đầu
vào, 1 đầu ra, còn các mối quan hệ bên trong của chúng thì không được phân tích.
Đầu vào (Input): tiếp nhận các thông tin tác động từ bên ngoài: vật liệu, năng
lượng, thông tin...
Đầu ra (Output): phát ra các phản ứng đáp lại các tác động trên.

Logo-khoa-chu

Tạ Anh Sơn (SAMI-HUST) Toán kinh tế Hà Nội, tháng 10 năm 2013 20 / 31


Ví dụ: Hộp đen kinh tế vĩ mô

1. Các yếu tố đầu vào bao gồm:


Những tác động từ bên ngoài, bao gồm các biến số phi kinh tế: thời
tiết, dân số, chiến tranh, công nghệ, tri thức...
Nhũng tác động chính sách bao gồm các công cụ của nhà nước nhằm
điều chỉnh hộp đen kinh tế vĩ mô, hướng tới các mục tiêu đã định trước.
2. Các đầu ra:
Sản lượng, việc làm, giá cả, xuất-nhập khẩu. Đó là các biến do hộp đen
kinh tế vĩ mô tạo ra.
3. Hoạt động của hộp đen thế nào sẽ quyết định chất lượng các biến đầu ra. Hai lực
lượng quyết định sự hoạt động của hộp đen kinh tế vĩ mô là tổng cung và tổng cầu.

Logo-khoa-chu

Tạ Anh Sơn (SAMI-HUST) Toán kinh tế Hà Nội, tháng 10 năm 2013 21 / 31


Các biến số của mô hình

Mỗi yếu tố kinh tế được lượng hóa bằng một đại lượng x,y,z.. gọi là một biến số.
Biến nội sinh (biến được giải thích). Là các biến thể hiện các hiện tượng kinh tế,
mà giá trị của chúng phụ thuộc vào các biến khác trong mô hình.
Biến ngoại sinh (biến giải thích). Là các biến độc lập với các biến khác, và giá trị
của chúng được xem là tồn tại ngoài mô hình.

Logo-khoa-chu

Tạ Anh Sơn (SAMI-HUST) Toán kinh tế Hà Nội, tháng 10 năm 2013 22 / 31


Hàm sản xuất

Sản xuất là hoạt động của các doanh nghiệp. Ở đây sản xuất được hiểu theo nghĩa
rộng bao gồm cả lưu thông và dịch vụ.
Tất cả các doanh nghiệp đều phải đối đầu với một thực tế là để sản xuất ra một
loại hàng hóa phải có chi phí.
Một câu hỏi thiết yếu trong quá trình sản xuất là: cần bao nhiêu nguồn lực để
sản xuất là một sản phẩm nhất định? Câu trả lời phục thuộc vào bí quyết công
nghệ và việc tổ chức sản xuất như thế nào!
Mục đích của hàm sản xuất : là biểu diễn mối liên hệ giữa số lượng sản phẩm mà
doanh nghiệp có thể sản xuất với số lượng các yếu tố đầu vào khác nhau.

Logo-khoa-chu

Tạ Anh Sơn (SAMI-HUST) Toán kinh tế Hà Nội, tháng 10 năm 2013 23 / 31


Ví dụ: Hàm sản xuất

Một doanh nghiệp muốn sản xuất một khối lượng hàng hóa loại A là Q, thì cần có n yếu
tố đầu vào x1 , x2 , ..., xn . Các yếu tố kinh tế này liên hệ với nhau bởi quan hệ hàm
Q = f (x1 , x2 , ..., xn , α, β). Khi đó ta có mô hình hàm sản xuất của doanh nghiệp:

Q = f (x1 , x2 , ..., xn , α, β)

xi ≥ 0, ∀i
Trong mô hình này Q là biến nội sinh, xi là biến ngoại sinh α, β là các tham số.

Logo-khoa-chu

Tạ Anh Sơn (SAMI-HUST) Toán kinh tế Hà Nội, tháng 10 năm 2013 24 / 31


Mối liên hệ giữa các biến

Để mô tả các mối quan hệ kinh tế, các quy luật kinh tế trong các mô hình toán
kinh tế người ta dùng các phương trình hoặc bất phương trình để để mô tả.
Phương trình định nghĩa: là phương trình thể hiện quan hệ định nghĩa giữa các
biến.
Phương trình hành vi: là phương trình mô tả quan hệ giữa các biến do tác động
của các quy luật kinh tế, hoặc do giả thiết.
Phương trình điều kiện: là phương trình mô tả quan hệ giữa các biến trong tình
huống có điều kiện.

Logo-khoa-chu

Tạ Anh Sơn (SAMI-HUST) Toán kinh tế Hà Nội, tháng 10 năm 2013 25 / 31


Nội dung

1 Toán học và đời sống

2 Khái niệm hệ thống và mô hình

3 Khái niệm mô hình toán kinh tế


Mô hình vào ra
Các biến số, tham số trong mô hình
Mối liên hệ giữa các biến số trong mô hình

4 Các bước xây dựng mô hình toán học cho một vấn đề thực tế

5 Áp dụng phân tích một vài mô hình kinh tế

Logo-khoa-chu

Tạ Anh Sơn (SAMI-HUST) Toán kinh tế Hà Nội, tháng 10 năm 2013 26 / 31


Các bước xây dựng mô hình

B 0. Xác định mục tiêu nghiên cứu.


B 1. Thiết lập một danh sách các biến số cần xử lý (đặc trưng định lượng những yếu tố
chính tham gia vào quá trình).
B 2. Đưa ra một danh sách các phương trình, bất phương trình, hay mối liên hệ giữa
các biến số, các hệ số điều khiển hiện tượng, hệ số thực nghiệm và các biến ngẫu
nhiên (Thực chất là xây dựng phương trình trạng thái của hệ thống).

Logo-khoa-chu

Tạ Anh Sơn (SAMI-HUST) Toán kinh tế Hà Nội, tháng 10 năm 2013 27 / 31


Các bước xây dựng mô hình

Như vậy, để xây dựng mô hình của hệ thống cụ thể phải chọn: các biến vào (các
biến điều khiển, các biến ngẫu nhiên), các biến ra, các biến trạng thái... Sau đó
mô tả chúng bằng những phương trình trạng thái.
Trong nhiều trường hợp, các phương trình này dựa trên cơ sở các nguyên lý hay
quy luật cơ bản đã biết về vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế...
Trong một số trường hợp, do hiểu biết của ta chưa đầy đủ về các quy luật cơ bản
chi phối cho nên phải dùng một số hệ thức thực nghiệm và phải dựa vào một số
giả thuyết.

Logo-khoa-chu

Tạ Anh Sơn (SAMI-HUST) Toán kinh tế Hà Nội, tháng 10 năm 2013 28 / 31


Các bước xây dựng mô hình

B 3. Sau khi mô hình đã được xây dựng, vấn đề đặt ra là phải vạch ra một thuật toán
để giải bài toán tương ứng và cách thức thực hiện trên máy tính điện tử.
Việc sử dụng máy tính điện tử cho phép đẩy nhanh sự phát triển của
các ngành mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân, mở ra khả năng mới...
Không có máy tính điện tử thì nhiều dự án khoa học kỹ thuật lớn thời
nay đã không thể thực hiện được.
B 4. Phân tích, kiểm định lai các kết quả tính toán thu được trong Bước 3 qua đánh
giá thực tiễn. Từ đó phải xem lại Bước 1 và Bước 2 để đạt sự thực tiễn của lý
thuyết gắn với Mô hình.

Logo-khoa-chu

Tạ Anh Sơn (SAMI-HUST) Toán kinh tế Hà Nội, tháng 10 năm 2013 29 / 31


Nội dung

1 Toán học và đời sống

2 Khái niệm hệ thống và mô hình

3 Khái niệm mô hình toán kinh tế


Mô hình vào ra
Các biến số, tham số trong mô hình
Mối liên hệ giữa các biến số trong mô hình

4 Các bước xây dựng mô hình toán học cho một vấn đề thực tế

5 Áp dụng phân tích một vài mô hình kinh tế

Logo-khoa-chu

Tạ Anh Sơn (SAMI-HUST) Toán kinh tế Hà Nội, tháng 10 năm 2013 30 / 31


Nội dung phương pháp mô hình

Xây dựng, xác định mô hình của đối tượng. Quá trình này gọi là mô hình hóa đối
tượng.
Dùng mô hình làm công cụ suy luận, phục vụ nghiên cứu. Quá trình này gọi là quá
trình phân tích mô hình (giải mô hình hoặc mô phỏng mô hình).
So sánh kết quả và sửa lại mô hình.

Logo-khoa-chu

Tạ Anh Sơn (SAMI-HUST) Toán kinh tế Hà Nội, tháng 10 năm 2013 31 / 31

You might also like