You are on page 1of 186

BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM KYÕ THUAÄT THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH

TRẦN ĐĂNG THỊNH (Chủ biên)


NGUYỄN THỊ THANH VÂN - HUỲNH THỊ CẨM TÚ - PHAN THỊ KIM PHƯƠNG

GIÁO TRÌNH

KINH TẾ HỌC
ĐẠI CƯƠNG

NHAØ XUAÁT BAÛN


ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA TP. HOÀ CHÍ MINH
LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế sang cơ chế
thị trường có sự quản lý của nhà nước ở nước ta hiện nay , viê ̣c tim̀ hiể u ,
nghiên cứu những vấ n đề cơ bản về kinh tế thi ̣trường trở nên cấ p bách
đố i với các nhà quản lý kinh tế và các nhà quản tri ̣doanh nghiê ̣p.
Nhằ m đáp ứng nhu cầ u trang bi ̣kiế n thức cơ bản về kinh tế ho ̣c cho
sinh viên chuyên ngành kinh tế của các trường đa ̣i ho ̣c kỹ thuâ ̣t, theo
chương triǹ h khung của Bộ Giáo dục – Đào ta ̣o, chúng tôi biên soạn cuốn
giáo trình Kinh tế ho ̣c đa ̣i cƣơng dựa trên các giáo trình Kinh tế ho ̣c đa ̣i
cương hiê ̣n đang lưu hành kế t hơ ̣p tham khảo kinh nghiê ̣m nước ngoài
một cách có chọn lọc.
Đối tượng mà chúng tôi hướng tới là sinh viên tất cả các hệ đào tạo
chuyên ngành kinh tế của các trường đa ̣i ho ̣c , cao đẳ ng thuô ̣c khố i Kỹ
thuâ ̣t – Công nghê .̣ Giáo trình này còn có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho giảng viên , cho các nhà quản lý kinh tế và các nhà quản tri ̣
doanh nghiê ̣p . Giáo trình này sẽ giúp cho người học giảm bớt thời gian
ghi chép ta ̣i lớp để tâ ̣p trung cho viê ̣c nghe giảng và nghiên cứu .
Giáo trình gồ m 3 phầ n với 11 chương
Phầ n 1: Những vấ n đề chung của kinh tế ho ̣c (chương 1, 2)
Phầ n 2: Kinh tế ho ̣c vi mô (chương 3, 4, 5 và 6)
Phầ n 3: Kinh tế ho ̣c vi ̃ mô (chương 7, 8, 9, 10 và 11)
Trong quá triǹ h biên soa ̣n , mă ̣c dù rấ t cố gắ ng , nhưng trình độ có
hạn nên khó tránh khỏi những thiếu sót , chúng tôi mong nhận được sự
thông cảm và những đóng góp chân thành từ ba ̣n đo ̣c.

3
4
Phần 1
NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC

5
6
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KINH TẾ HỌC

1. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ


Các ngành khoa học nói chung có thể được chia ra thành hai nhóm
ngành khoa học là khoa học thực tiễn và khoa học hình thức (hay khoa
học lý tưởng). Hình 1.1 mô tả tóm tắt sự phân chia các ngành khoa học.

Các ngành khoa học

Khoa học thực tiễn Khoa học hình thức

Khoa học tự nhiên Khoa học văn hóa – tinh


thần

Khoa học kinh tế Luật học Khoa học chính trị - xã hội

Học thuyết KTQD Học thuyết kinh tế xí


(kinh tế học) nghiệp
Hình 1.1: Phân ngành khoa học
Khoa học thực tiễn cung cấp những thông tin về thực tiễn. Nhóm
ngành khoa học này tiếp tục được phân làm hai nhánh: Khoa học tự
nhiên và khoa học văn hóa - tinh thần.
Một cách đơn giản có thể hiểu rằng các khoa học văn hóa - tinh
thần quan tâm đến lĩnh vực con người tạo ra. Khác với khoa học văn hóa
- tinh thần, khoa học tự nhiên có đối tượng nghiên cứu là các hiện tượng
tự nhiên tồn tại không có sự tác động của con người.
Nhóm ngành khoa học văn hóa – tinh thần bao gồm ba lĩnh vực khoa
học chủ yếu là: khoa học kinh tế, luật học và khoa học chính trị - xã hội.

7
Các khoa học kinh tế có thể được phân chia theo những phạm trù
khác nhau. Xuất phát từ phương thức nghiên cứu của khoa học kinh tế,
có thể chia các khoa học kinh tế thành ba loại: lý thuyết kinh tế, công
nghệ kinh tế và triết học kinh tế.
Lý thuyết kinh tế phân tích các nguyên nhân và tác động của các
quá trình kinh tế nhằm giải thích và dự đoán tính quy luật của chúng. Có
thể ví dụ một mô hình giải thích lý thuyết như sau: khi tình hình Xi xảy
ra sẽ làm cho giá trị Y theo quy luật Y = a + bX.
Công nghệ kinh tế phân tích các chỉ tiêu và các công cụ của hoạt
động kinh tế xuất phát từ những quy luật do lý thuyết kinh tế nêu ra.
Công nghệ kinh tế thường quan tâm đến những vấn đề (câu hỏi) được đặt
ra, ví dụ như:
- Trong những điều kiện nào thì các mục tiêu kinh tế quan trọng có
thể thống nhất với nhau hay không thể thống nhất với nhau? Các công cụ
(phương tiện) nào có thể sử dụng để đạt những mục tiêu này? Giữa các
công cụ cũng như giữa các mục tiêu tồn tại các mối quan hệ nào?
- Những biện pháp nào có thể nâng cao các quá trình quyết định
kinh tế và những nhân tố nào làm giảm hiệu quả? v.v…
Triết học kinh tế nghiên cứu các quá trình kinh tế dựa trên giá trị
luân lý và sự quy ước của chúng bằng các nguyên tắc và tiêu chuẩn, ví dụ
như các nguyên tắc và tiêu chuẩn quy định trong luật.
Lý thuyết kinh tế, công nghệ kinh tế và triết học kinh tế có thể phân
tích các hoạt động kinh tế từ điểm nhìn tổng thể nền kinh tế quốc dân và
từ điểm nhìn từng đơn vị kinh tế riêng biệt của nền kinh tế.
Một cách phân chia khác được nhiều nhà khoa học kinh tế ủng hộ
là phân biệt các khoa học kinh tế theo hai bộ phận: kinh tế học (học
thuyết kinh tế quốc dân) và kinh tế xí nghiệp.
Kinh tế học nghiên cứu xã hội sử dụng các nguồn lực khan hiếm như
thế nào để sản xuất ra các hàng hóa có giá trị và phân phối chúng cho các
đối tượng khác nhau. Nói một các khác, kinh tế học tìm cách giải thích xã
hội giải quyết như thế nào ba vấn đề kinh tế cơ bản: (1) sản xuất cái gì, (2)
sản xuất như thế nào và (3) sản xuất cho ai. Trong kinh tế xí nghiệp, sự chú
ý đến từng doanh nghiệp và các vấn đề của nó (cơ cấu và các quá trình vận
hành doanh nghiệp) là trọng tâm nghiên cứu quan trọng.
Các doanh nghiệp là những tế bào của nền kinh tế, vì thế khi
nghiên cứu kinh tế xí nghiệp không thể không có các kiến thức về kinh tế
quốc dân (kinh tế học), và ngược lại việc nghiên cứu kinh tế học cũng
không thể thiếu các kiến thức kinh tế xí nghiệp.
8
Các môn khoa học hình thức, đặc biệt như toán học, thống kê học,
logic học (học thuyết về những dạng thức và quy luật nhận thức), cũng
như các môn khoa học văn hóa – tinh thần như: luật học, xã hội học,
chính trị học, … là những phương tiện giúp đỡ quan trọng để đạt được
những kiến thức về khoa học kinh tế nói chung hay kinh tế học nói riêng.
Kinh tế học, một cách phổ biến, được chia thành hai bộ phận là kinh
tế vi mô và kinh tế vĩ mô. Cả hai bộ phận này đều giải thích các hành vi
kinh tế và mối quan hệ của các chủ thể kinh tế của nền kinh tế nhưng giữa
chúng cũng có những dấu hiệu để phân biệt một cách tương đối.
Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô được phân biệt trước hết qua mức
độ tổng hợp trong việc phân tích kinh tế. Kinh tế vi mô quan tâm đến
những quan hệ của từng chủ thể kinh tế (doanh nghiệp, hộ gia đình,
người tiêu dùng,…) trong nền kinh tế trên phương diện mức độ tổng hợp
thấp, trong khi kinh tế vĩ mô lựa chọn mức độ tổng hợp cao nhất (toàn bộ
nền kinh tế) để phân tích các mối quan hệ kinh tế.
Tuy nhiên, nếu để ý tới các hệ thống vấn đề mà thực tế được đề cập
trong kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô thì có thể thấy rằng tiêu chuẩn mức
độ tổng hợp chỉ có thể chấp nhận là dấu hiệu đầu tiêu để phân biệt kinh tế
vi mô và kinh tế vĩ mô. Điều này có thể thấy rõ từ thực tế là:
- Kinh tế vi mô không chỉ quan tâm tới nhu cầu hàng hóa của từng
người tiêu dùng và quyết định cung cấp hàng hóa của từng doanh
nghiệp trong nền kinh tế mà nó tổng hợp nhu cầu (cầu cá nhân) và
khả năng cung cấp (cung cá nhân) của nhiều chủ thể kinh tế trên
một thị trường nhất định thành nhu cầu thị trường (cầu thị trường)
và cung ứng thị trường (cung thị trường)
- Mặt khác, kinh tế vi mô cũng không đứng trên phương diện của từng
thị trường (thị trường riêng lẻ) mà nó phân tích các mối quan hệ phụ
thuộc qua lại giữa các thị trường, thậm chí nó đứng trên phương diện
toàn bộ nền kinh tế khi xem xét sự cân bằng vi mô của một nền kinh
tế.
- Ngược lại, kinh tế vĩ mô không phải bao giờ cũng chỉ phân tích nền
kinh tế ở mức độ tổng hợp cao nhất mà còn phân tích ở mức độ
tổng hợp thấp hơn.
Vì thế, ngoài mức độ tổng hợp khi phân biệt kinh tế vi mô và kinh
tế vĩ mô cần phải để ý tới các hệ thống vấn đề trung tâm của nền
kinh tế mà kinh tế học quan tâm vì tùy theo cách đặt vấn đề khác
nhau mà những vấn đề cần giải quyết được đặt ra thuộc phạm vi
nghiên cứu của kinh tế vi mô hay kinh tế vĩ mô.

9
Thuộc hệ thống các vấn đề của nền kinh tế có thể kể tới là:
- Vấn đề quy mô sản xuất hàng hóa có tính chất toàn bộ nền kinh tế.
- Vấn đề cơ cấu sản xuất hàng hóa có tính chất toàn bộ nền kinh tế.
- Vấn đề phân phối hàng hóa cho người tiêu dùng của một nền kinh tế.
Vấn đề quy mô, khả năng tăng trưởng của sản xuất hàng hóa liên
quan tới mức độ sử dụng các yếu tố sản xuất, sự ổn định và khả năng
tăng trưởng của nền kinh tế. Vấn đề quy mô sản xuất hàng hóa cũng liên
quan đến vấn đề ổn định giá trị tiền tệ. Tất cả các vấn đề vừa nêu thuộc
phạm vi nghiên cứu của kinh tế vĩ mô. Có thể nói, phân tích kinh tế vĩ
mô là sự phân tích quy mô (phân tích trình độ).
Vấn đề cơ cấu sản xuất hàng hóa liên quan tới vấn đề phù hợp của
cơ cấu các nhân tố sản xuất (đầu vào) và cung ứng với sự thay đổi của cơ
cấu nhu cầu (đầu ra). Vấn đề này trở thành đối tượng của kinh tế vi mô,
có thể nói phân tích kinh tế vi mô là sự phân tích cơ cấu.
Vấn đề phân phối hàng hóa cho người tiêu dùng của một nền kinh
tế, một mặt, liên quan tới các hàng hóa có thời gian sống dài (tài sản);
mặt khác, liên quan tới những hàng hóa có thời gian sống ngắn (hàng tiêu
dùng) mà người tiêu dùng có được nó nhờ những thu nhập thường xuyên
nhận được từ các doanh nghiệp do họ cung cấp các yếu tố sản xuất cho
chúng. Như vậy, phân phối hàng hóa có hai vấn đề phải giải quyết là
phân phối tài sản và phân phối thu nhập, vì thu nhập của người tiêu dùng
đạt được từ sự cung ứng cho doanh nghiệp các nhân tố sản xuất của họ
(sức lao động, đất đai, tiền vốn…) nên việc phân tích (nghiên cứu) vấn
đề phân phối thu nhập trước hết phải quan tâm tới sự cung ứng, nhu cầu
và sự hình thành giá cả trên thị trường yếu tố sản xuất. Phân tích những
mối quan hệ này được xem là sự phân tích phân phối có tính chất vi mô.
Phân tích phân phối có tính chất vĩ mô được nói tới khi đặt vấn đề nghiên
cứu phân phối sản phẩm và phân phối thu nhập theo các nhóm người tiêu
dùng với mức tổng hợp cao (ví dụ: những người hưởng lương) trong toàn
bộ nền kinh tế. Như vậy vấn đề phân phối hàng hóa cho người tiêu dùng
của một nền kinh tế, tùy theo cách đặt vấn đề khác nhau, có thể là đối
tượng của kinh tế vi mô hay kinh tế vĩ mô.
Tóm lại: Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô là hai bộ phận cấu thành
quan trọng của kinh tế học, nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế của nền
kinh tế với những mức tổng hợp khác nhau, tùy theo cách đặt vấn đề.Vấn
đề được đặt ra thuộc phạm vi nghiên cứu của kinh tế vi mô hay kinh tê vĩ
mô. Kinh tế vi mô hướng vào việc nghiên cứu chi tiết về một khía cạnh
của hành vi kinh tế, nó nhấn mạnh đến sự thông hiểu chi tiết các thị
trường cụ thể, nghiên cứu chi tiết các quyết định của các chủ thể kinh tế
10
về các hàng hóa cụ thể. Kinh tế vĩ mô quan tâm đến những tổng thể lớn
và nó nhấn mạnh đến sự tương tác trong nền kinh tế nói chung.
Ví dụ: Các nhà kinh tế học vi mô, khi nghiên cứu về tổng sức mua
và tổng sản lượng của một loại hàng hóa nào đó (chẳng hạn xe đạp),
thường phân loại hàng tiêu dùng thành các loại như: xe đạp, ôtô… sau đó
họ nghiên cứu các quyết định của các doanh nghiệp về sản xuất xe đạp,
cuối cùng họ tập hợp tất cả các quyết định lượng xe đạp. Khác với các nhà
kinh tế học vi mô, các nhà kinh tế học vĩ mô ít quan tâm đến những vấn đề
cụ thể trên mà quan tâm nhiều hơn đến vấn đề tương tác giữa quyết định
mua hàng nói chung của các hộ gia đình và quyết định mua sắm tài sản
(máy móc thiết bị sản xuất, nhà xưởng…) của các doanh nghiệp.

2. KINH TẾ HỌC CHUẨN TẮC VÀ KINH TẾ HỌC THỰC


CHỨNG
Kinh tế học chuẩn tắc và kinh tế học thực chứng là hai hướng tiếp
cận khác nhau xuất phát từ hai mục đích (quan điểm) khác nhau của quá
trình nghiên cứu kinh tế học.
Kinh tế học thực chứng xuất phát từ mục tiêu giải thích một cách
khách quan (không phụ thuộc vào các tiêu chuẩn cá nhân của người đánh
giá) xã hội quyết định như thế nào về các vấn đề sản xuất cái gì, như thế
nào và cho ai, nghĩa là giải thích một cách khoa học về hoạt động của
nền kinh tế nên luôn luôn đặt ra những vấn đề hay những giả thiết để suy
luận các mối quan hệ nhân quả. Ví dụ: Vì sao lại có hiện tượng này? Nếu
hiện tượng này thay đổi thì sẽ gây ra hậu quả gì cho nền kinh tế? ...
Sử dụng phương pháp tư duy của kinh tế học thực chứng có thể
giải thích hoặc chứng minh được các hành vi lựa chọn (hành vi kinh tế)
này hay hành vi lựa chọn khác của xã hội. Chẳng hạn, sử dụng kinh tế
học thực chứng có thể lý giải một cách rõ ràng rằng nếu xã hội quyết
định dành phần nguồn lực hiện có của xã hội cho mục đích này thì chỉ có
thể dành cho các mục đích khác phần nguồn lực còn lại.
Kinh tế học chuẩn tắc nhằm vào mục tiêu đưa ra các chỉ dẫn hoặc
các khuyến nghị dựa theo các tiêu chuẩn cá nhân, những đánh giá chủ
quan của người phát biểu. Ví dụ một khuyến nghị mang tính chuẩn tắc:
“Vì mức sống của nông dân nói chung quá thấp nên chính phủ cần trợ cấp
cho nông dân”. Nói chung, những khuyến nghị mang tính “chuẩn tắc” như
thế thường không thể chứng minh được rõ ràng sự đúng sai bằng những
luận cứ khoa học khách quan hay bằng những phân tích kinh tế.
Phần đông các nhà kinh tế thừa nhận nhiều giả thiết của kinh tế học
thực chứng, đồng thời họ đều có các quan điểm chuẩn tắc, và vì thế họ
11
thường sử dụng kinh tế học thực chứng để làm sáng tỏ những ủng hộ của
họ đối với các lựa chọn mang tính chuẩn tắc của xã hội.

3. SỰ KHAN HIẾM CỦA NGUỒN LỰC VÀ CÁC NGUYÊN TẮC


KINH TẾ
Để thỏa mãn nhu cầu của con người dường như ngày càng tăng lên
một các vô hạn đòi hỏi xã hội luôn phải tìm mọi cách để sản xuất ra ngày
càng nhiều hàng hóa và dịch vụ bằng những nguồn lực vật chất (tài
nguyên, sức lao động, đất đai) và kiến thực công nghệ hữu hạn hiện có.
Với sự hữu hạn của nguồn lực hiện có, xã hội không thể sản xuất mọi
hàng hóa và dịch vụ một cách vô hạn để thỏa mãn mọi nhu cầu vô hạn
của con người. Tình hình này buộc xã hội phải suy tính, lựa chọn và
quyết định phương án sử dụng nguồn lực của nền kinh tế một cách hiệu
quả nhất, nghĩa là sử dụng nguồn lực một cách tiết kiệm nhất để thỏa
mãn tốt nhất các nhu cầu của mọi người trong xã hội.
Nguyên nhân sâu xa của sự phải suy tính của xã hội để lựa chọn
phương án sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực của nền kinh tế chính là
sự khan hiếm nguồn lực vì nếu nguồn lực là vô hạn (nghĩa là không khan
hiếm) thì mọi hàng hóa và dịch vụ đều có thể được sản xuất một cách dễ
dàng để thỏa mãn mọi nhu cầu. Khi đó, có thể hình dung là tất cả các
hàng hóa và dịch vụ đều có thể cho không – hàng hóa cho không – và xã
hôi không cần phải giải quyết các vấn đề cái gì, thế nào và cho ai! Xã
hội trong điều kiện đó sẽ không bao giờ phải đương đầu với các cơn sốc
giá dầu mỏ, … và khi đó đương nhiên chẳng cần gì tới kinh tế học.
Trong thực tiễn xã hội, mâu thuẫn giữa nhu cầu vô hạn của con
người và sự hữu hạn của nguồn lực để thỏa mãn mọi nhu cầu ấy không
những luôn tồn tại mà ngày càng trở nên gay gắt vì nhu cầu ngày càng
gia tăng và nguồn lực ngày một cạn kiệt. Sự lựa chọn câu trả lời tốt nhất
của mỗi xã hội đối với ba vấn đề kinh tế cơ bản: Sản xuất cái gì? Sản
xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Do đó sẽ ngày một khó hơn, kinh tế
học cũng từ đó ngày càng trở nên hữu ích hơn và buộc phải đương đầu
ngày càng nhiều với những thách thức nảy sinh của xã hội ngày càng
phát triển.
Khái niệm nguồn lực khan hiếm nói theo ngôn từ của kinh tế học
được hiểu là nguồn lực mà tại điểm giá bằng không thì lượng cầu về nó
lớn hơn lượng cung sẵn có.
Do nguồn lực khan hiếm mà hầu hết các hàng hóa và dịch vụ đều
trở nên khan hiếm và do vậy đều có giá. Khái niệm hàng hóa kinh tế để
chỉ những hàng hóa và dịch vụ khan hiếm.
12
Nguồn lực khan hiếm đã đòi hỏi các doanh nghiệp phải lựa chọn
kinh tế đối với các quyết định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế như mong muốn trong các hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì nguồn lực khan hiếm có thể sử
dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
Nguồn lực khan hiếm cũng đòi hỏi người tiêu dùng phải lựa chọn
kinh tế tối ưu trong tiêu dùng hàng hóa hay dịch vụ.
Có hai nguyên tắc trong việc lựa chọn kinh tế tối ưu: (1) tối đa hóa
lợi ích khi sử dụng mọi nguồn lực xác định và (2) tối thiểu hóa chi phí
nguồn lực đối với những lợi ích xác định.
Đối với doanh nghiệp trong lựa chọn kinh tế tối ưu, các nguyên tắc
trên có thể được mô tả như sau:
 Nguồn lực sử dụng xác định  tối đa hóa sản lượng sản xuất
 Sản lượng sản xuất xác định  tối hiểu hóa nguồn lực sử dụng
Đối với người tiêu dùng trong lựa chọn kinh tế tối ưu, các nguyên
tắc trên có thể được mô tả như sau:
 Nguồn lực sử dụng xác định  tối đa hóa lợi ích tiêu dùng
 Lợi ích tiêu dùng xác định  tối thiểu hóa nguồn lực sử dụng

4. ĐƢỜNG CONG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ CHI


PHÍ CƠ HỘI
Đường cong giới hạn khả năng sản xuất (PPF) là đường đồ thị biểu
diễn phương án sản xuất có hiệu quả hai loại sản phẩm hàng hóa hay dịch
vụ nghĩa là các phương án sử dụng triệt để nguồn lực (các đầu vào và
công nghệ sản xuất) cho trước để có thể đạt được mức sản lượng sản xuất
tối đa. Nó cho biết các lựa chọn phương án sản xuất và tiêu dùng khác
nhau có thể có đối với xã hội.
Nói một cách khác, đường cong giới hạn khả năng sản xuất mô tả
các phương án phối hợp tối đa của sản lượng sản xuất mà nền kinh tế có
thể tạo ra được khi sử dụng toàn bộ nguồn lực sẵn có.
Khái niệm đường cong giới hạn khả năng sản xuất cũng có giá trị
đối với doanh nghiệp, nó mô tả các phương án sản xuất hai loại sản phẩm
hay dịch vụ trong điều kiện sử dụng triệt để nguồn lực sản xuất hiện có
của doanh nghiệp.
Đường cong giới hạn khả năng sản xuất thông thường có dạng
đường cong lồi (hình 1.2)
13
Đường cong giới hạn khả năng sản xuất chỉ ra một ý niệm kinh tế
về sự đánh đối: khi nền kinh tế (hay doanh nghiệp) hoạt động có hiệu quả
(phương án sản xuất nằm trên đường PPF) thì chỉ có thể sản xuất nhiều
hơn hàng hóa này khi chấp nhận phải giảm bớt sản lượng hàng hóa khác,
nghĩa là, theo ngôn từ kinh tế, phải gánh chịu chi phí cơ hội (CPCH)
“Chi phí cơ hội” cho mọi phương án được quyết định lựa chọn có
thể được hiểu là phần thu nhập bị hi sinh từ mội cơ hội (phương án) tốt
nhất đã bị bỏ qua.
Ví dụ: doanh nghiệp có thể sản xuất được 3 loại hàng hóa X,Y và
Z. Nếu tận dụng triệt để nguồn lực sản xuất hiện có để sản xuấn hàng hóa
X thì sản lượng đạt được hàng năm là 120 tỉ đồng. Nếu toàn bộ nguồn
lực sản xuất hiện có được sử dụng để sản xuất hàng hóa Y thì sản lượng
đạt được hàng năm là 100 tỉ đồng. Nếu không sản xuất X và Y mà 100%
nguồn lực sản xuất hiện có được sử dụng để sản xuất hàng hóa Z thì sản
lượng đạt được hàng năm là 150 tỉ đồng
Giả sử doanh nghiệp quyết định sử dụng 100% nguồn lực hiện có
để sản xuất hàng hóa X thì chi phí cơ hội của quyết định này là 150 tỉ
đồng (sản lượng Z =150 tỉ đồng bị hi sinh do cơ hội sản xuất hàng hóa Z
không được lựa chọn)
Cũng tương tự như thế, nếu doanh nghiệp quyết định không sản
xuất hàng hóa X mà dùng toàn bộ nguồn lực hiện có để sản xuất hàng
hóa Y thì chi phí cơ hội của quyết định sản xuất hàng hóa Y cũng là 150
tỉ đồng. Nếu doanh nghiệp quyết định toàn bộ nguồn lực hiện có sẽ sử
dụng để sản xuất hàng hóa Z thì chi phí cơ hội của quyết định là 120 tỉ
đồng (sản lượng X là 120 tỉ đồng bị hi sinh do cơ hội sản xuất hàng hóa
X không được lựa chọn)

800
650
PPF
450

200

0
300 500 650 720

Hình 1.2: Đường cong giới hạn Hình 1.3: Đường cong giới hạn khả
khả năng sản xuất (PPF) năng sản xuất của doanh nghiệp
14
Trong kinh tế học, chi phí cơ hội cho một mặt hàng có thể được đo
bằng số lượng của các mặt hàng khác phải bỏ không sản xuất (hi sinh) để
sản xuất thêm một đơn vị của mặt hàng đó. Có thể dựa và đường cong
giới hạn khả năng sản xuất để xác định chi phí cơ hội của một mặt hàng.
Ví dụ: một doanh nghiệp có khả năng sản xuất 2 loại hàng hóa dịch
vụ X và Y. Giả sử đường cong giới hạn khả năng sản xuất được mô tả
như ở hình 1.3.
Dựa vào đường cong giới hạn khả năng sản xuất có thể xác định
chi phí cơ hội của các quyết định sản xuất sản phẩm X như sau:

CPCH tính cho 1 đơn vị


CPCH của quyết định sản
Quyết định sản sản phẩm X (số lượng sản
xuất sản phẩm X (số
xuất sản phẩm phẩm Y phải hi sinh để
lượng sản phẩm Y bị hi
X với số lượng sản xuất thêm 1 đơn vị sản
sinh)
phẩm X)
300 150 (800 – 650) 0.5 (150/300
+200 200 (650 – 450) 1.0 (200/200)
+150 250 (450 – 200) 1.67 (250/150)
+70 200 (200 – 0) 2.86 (200/70)
Bằng cách tương tự, có thể dựa vào đường cong giới hạn khả năng sản
xuất để xác định chi phí cơ hội của các quyết định sản xuất sản phẩm Y.
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng: những điểm nằm bên trong đường
cong giới hạn khả năng sản xuất mô tả các phương án sản xuất không
hiệu quả (hiệu quả sử dụng triệt để các nguồn lực hiện có), những điểm
nằm bên ngoài đường cong giới hạn khả năng sản xuất mô tả các phương
án sản xuất mà nền kinh tế (hay doanh nghiệp) không có khả năng đạt tới
từ nguồn lực hiện có (các phương án không khả thi). Khi nguồn lực càng
lớn thì đường cong giới hạn khả năng sản xuất càng xa gốc tọa độ và
ngược lại. Về phương diện lý thuyết có thể suy diễn rằng trong trường
hợp nền kinh tế (hay doanh nghiệp) không có nguồn lực cho phép sử
dụng để sản xuất thì đường cong giới hạn khả năng sản xuất suy biến
thành một điểm tại gốc tọa độ.
Khi bổ sung nguồn lực sản xuất (đầu vào) hoặc khi công nghệ sản
xuất được cải tiến (hiện đại hơn), đường cong giới hạn khả năng sản xuất
sẽ dịch chuyển sang phải và ngược lại. (hình 1.4)

15
PPF ban đầu

PPF khi công nghệ


được cải tiến

PPF khi công


nghệ lạc hậu

Hình 1.4: Sự dịch chuyển đường cong giới hạn khả năng sản xuất

5. MÔ HÌNH NỀN KINH TẾ


5.1. Mô hình kinh tế chỉ huy (kế hoạch hóa tập trung)
Có thể phân biệt ba mô hình nền kinh tế điển hình mà lịch sử xã hội
loài người đã trải qua ở quốc gia này hay quốc gia khác ở những mức độ cụ
thể khác nhau: (1) mô hình nền kinh tế chỉ huy (còn gọi là mô hình nền kinh
tế kế hoạch hóa tập trung), (2) mô hình nền kinh tế thị trường (tự do - không
có sự can thiệp của chính phủ) và (3) mô hình nền kinh tế hỗn hợp.
Mô hình nền kinh tế chỉ huy là mô hình mô tả một nền kinh tế mà
trong đó việc giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản chủ yếu do nhà nước
thực hiện theo phương thức kế hoạch hóa tập trung thống nhất. Mô hình
nền kinh tế chỉ huy có những đặc trưng cơ bản là:
- Không chấp nhận sự tồn tại của thị trường và sự chi phối của các
quy luật thị trường như cạnh tranh, quan hệ cung cầu,… trong nền kinh tế.
- Việc lựa chọn phương án giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản của
nền kinh tế cũng như của các cơ sở sản xuất đều do nhà nước thực hiện,
nhà nước can thiệp trực tiếp và toàn diện vào các hoạt động sản xuất kinh
doanh và tiêu dùng trong xã hội.
- Nhà nước quản lý tập trung, theo một kế hoạch thống nhất mọi
hoạt động sản xuất và tiêu dùng.
- Giữa người sản xuất và người tiêu dùng không có mối liên hệ mật
thiết vì các cơ sở sản xuất thực hiện các quá trình sản xuất và giao nộp
sản phẩm cho nhà nước theo các chỉ tiêu kế hoạch nhà nước, để nhà nước
16
thực hiện quá trình phân phối sản phẩm cho người tiêu dùng chứ không
phải xuất phá từ nhu cầu của người tiêu dùng.
- Người tiêu dùng không được tự do lựa chọn tiêu dùng cái mình
cần mà tiêu dùng theo sự phân phối của nhà nước.
Nền kinh tế chỉ huy với những đặc trưng cơ bản nói trên có khả
năng to lớn trong việc giải quyết những nhu cầu công cộng của xã hội,
hạn chế sự phân bố giàu nghèo và bất công xã hội, tuy nhiên, nó cũng
chứa đựng nhiều hạn chế đáng kể như:
- Không thúc đẩy và kích thích sản xuất và tiêu dùng phát triển, cả
người sản xuất và người tiêu dùng đều ỷ lại và trông chờ vào nhà nước.
- Bộ máy quản lý nặng nề, cồng kềnh, kém hiệu quả.
- Phân phối bình quân gây nên những sự trì trệ và bất công xã hội.
- ….
Nền kinh tế nước ta và hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa khác, do
những đặc điểm lịch sử cụ thể của mình, trước đây đã trải qua mội thời
gian khá dài vận hành theo cơ chế kinh tế chỉ huy.
5.2. Mô hình nền kinh tế thị trƣờng
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị
trường, nghĩa là nền kinh tế hàng hóa tự điều chỉnh bằng “bàn tay vô
hình” hay bằng các quy luật kinh tế khách quan của thị trường (quy luật
giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung – cầu hàng hóa…), không có sự
can thiệp của chính phủ.
Trong nền kinh tế này, việc giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản đều
thông qua hoạt động của quan hệ cung cầu trên thị trường, quan hệ cạnh
tranh và giá cả thị trường, trong đó giá cả thị trường có vai trò quyết
định. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ cung cầu trên thị trường xác định
giá cả và lượng cung cầu thị trường, giá cả thị trường là cơ sở để các
doanh nghiệp lựa chọn và quyết định sản xuất cái gì, bao nhiêu và cho ai
sao cho có thể tìm kiếm được lợi nhuận tối đa.
Động cơ lợi nhuận thúc đẩy các doanh nghiệp năng đổi mới công
nghệ sản xuất và phát triển công nghệ tổ chức và quản lý sản xuất kinh
doanh. Ưu điểm này của cơ chế thị trường có tác dụng tích cực trong việc
phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước, của ngành,
của địa phương và của từng cơ sở kinh doanh.
Tuy nhiên, do cạnh tranh vì động cơ lợi nhuận nên nhiều nhu cầu
xã hội không được đáp ứng, đặc biệt là những nhu cầu về các hàng hóa

17
và dịch vụ chi phí sản xuất cao, giá bán thấp, không mang lại lợi nhuận
cao cho doanh nghiệp. Đồng thời, nhiều vấn đề xã hội không được giải
quyết một cách thỏa đáng như vấn đề ô nhiễm môi trường, phân hóa giàu
nghèo, bất công xã hội, những yêu cầu về an ninh, quốc phòng và các
vấn đề xã hội khác. Đó là những khuyết tật của cơ chế thị trường.
5.3. Mô hình nền kinh tế hỗn hợp
Là nền kinh tế thị trường có sự can thiệp của nhà nước, là sự phối
hợp giữa kinh tế thị trường và nhà nước trong tổ chức nền kinh tế; sự
phối hợp này làm cho ưu thế của hai mô hình được phát huy đồng thời
hạn chế được những khuyết tật của chúng.
Mô hình kinh tế hỗn hợp, ngày nay đã trở thành phương thức tổ
chức, phát triển kinh tế của cả thế giới. Nền kinh tế hỗn hợp đòi hỏi phải
coi trọng cả vai trò của thị trường và vai trò của nhà nước trong việc giải
quyết tốt mối quan hệ giữa tính khách quan của thị trường và quy chế của
nhà nước trong tổ chức và phát triển kinh tế.
Nền kinh tế nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH được xác định
là: nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo hướng XHCN.
Vì thế, kinh tế hỗn hợp có khả năng bảo đảm cho sự tăng trưởng
của nền kinh tế, đạt hiệu quả cao về sử dụng các nguồn lực, đồng thời
quan tâm đúng mức tới những vấn đề công bằng xã hội, văn minh, sự bền
vững của môi trường sinh thái và an ninh quốc phòng.
Hiện nay có thể nói không có một quốc gia nào vận hành nền kinh tế
theo mô hình nền kinh tế thị trường tự do mà hầu hết đều tổ chức và quản
lý nền kinh tế theo mô hình nền kinh tế hỗn hợp phù hợp với đặc điểm tình
hình cụ thể của mỗi nước. Sự khác nhau giữa các nước chỉ ở định hướng
phát triển kinh tế và mức độ can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế.
5.4. Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý
của nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta
a. Sự cần thiết phải có sự can thiệp của chính phủ trong nền kinh tế
hỗn hợp
Vấn đề phân bố nguồn lực của nền kinh tế một cách có hiệu quả có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển vững chắc của nền kinh
tế. Về vấn đề này người ta thường đề cập tới chuẩn mực phân bố nguồn
lực – hiệu quả Pareto trong kinh tế học phúc lợi hiện đại.
Sự phân bố nguồn lực được gọi là có hiệu quả pareto khi không thể
phân bố lại nguồn lực để làm cho một số người giàu lên mà không đồng
thời làm cho những người khác nghèo đi.

18
Mục tiêu kinh tế của một nền kinh tế trên giác độ kinh tế phúc lợi là
phải đạt được một cơ cấu sản lượng sản phẩm tối ưu, nghĩa là một cơ cấu
sản lượng sản phẩm phù hợp với những yêu cầu xã hội, nhưng thị trường
không phải bao giờ cũng tạo ra một cơ cấu sản phẩm phù hợp với những
yêu cầu của xã hội do những “trục trặc của thị trường”. Sự trục trặc của thị
trường xảy ra do có sự cạnh tranh không hoàn hảo, do những ưu tiên của
xã hội vì mục tiêu công bằng xã hội, do các ngoại ứng và do những thị
trường còn thiếu khác. Do đó, cần phải có sự can thiệp của chính phủ.
Trong một nền kinh tế luôn xuất hiện những ngọai ứng do hoạt
động kinh tế vi mô gây ra. Khái niệm “ngoại ứng” nói ở đây được hiểu là
những ảnh hưởng của các quyết định sản xuất hoặc tiêu dùng của một cá
nhân đối với người khác trong xã hội mà không thông qua giá cả thị
trường. Chẳng hạn hoạt động sản xuất của một hãng gây ra ô nhiễm môi
trường sinh thái mà không phải chịu một chi phí nào, hoặc một cá nhân
trang hoàng đẹp đẽ cho nhà mình đồng thời làm đẹp cho cả xã hội nhưng
không nhận được một khoản bù đắp nào của xã hội. Các ngoại ứng dẫn
đến sự chênh lệch giữa chi phí hoặc lợi ích của cá nhân và xã hội. Những
ảnh hưởng của các ngoại ứng tự bản thân nền kinh tế thị trường (tự do)
không giải quyết được, đòi hỏi phải có sự can thiệp của chính phủ.
Hàng hóa và dịch vụ công cộng là những hàng hóa và dịch vụ
không thể tiêu dùng cho riêng ai và không có tính cạnh tranh như các
hàng hóa và dịch vụ cá nhân. Do vậy, thị trường tự do thường có xu
hướng sản xuất không đủ hàng hóa công cộng và sản xuất thừa hàng hóa
cá nhân. Do đó, cần có sự can thiệp của chính phủ.
Cơ chế thị trường dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo. Trong xã hội
còn có những người già, tàn tật, thất nghiệp… cần có sự can thiệp của
chính phủ để đảm bảo công bằng xã hội.
Độc quyền trong nền kinh tế thị trường có sức mạnh rất lớn. Nhà
độc quyền có khả năng quy định số lượng sản phẩm được sản xuất, ấn
định mức giá sản phẩm cao nhằm đạt được lợi nhuận độc quyền tối đa.
Do tính bảo thủ rất lớn của nhà độc quyền nên nhà độc quyền thường ít
đổi mới công nghệ sản xuất dẫn tới lãng phí nguồn tài nguyên và cản trở
nền kinh tế đạt mức sản lượng tối ưu. Sự can thiệp của chính phủ bằng
những biện pháp điều tiết độc quyền nhằm hạn chế sức mạnh của thị
trường độc quyền.
Mức độ rủi ro của các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị
trường rất lớn dẫn tới sự hỗn loạn về giá cả, tình trạng lạm phát, thất
nghiệp, khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ, do đó, đòi hỏi sự can thiệp của
chính phủ để ổn định giá cả, phát triển kinh tế.

19
b. Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế hỗn hợp
Trong nền kinh tế hỗn hợp, chính phủ có vai trò đặc biệt quan trọng
đối với việc điều tiết nền kinh tế nhằm khắc phục những khuyết tật vốn
có của cơ chế thị trường tự do.
Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế trước hết được thể hiện qua
ba chức năng kinh tế chủ yếu:
- Chức năng hiệu quả: Chính phủ xây dựng hệ thống luật pháp và
các luật lệ, chính sách điều tiết nền kinh tế nhằm tạo ra môi trường pháp
lý thuận lợi và an toàn cho sự phát triển có hiệu quả của các hoạt động
kinh tế xã hội.
- Chức năng công bằng: Bằng chính sách thuế khóa và chi tiêu của
chính phủ, chính phủ có thể điều tiết vấn đề phân phối sản phẩm (sản
xuất cho ai) trong xã hội, đảm bảo sự công bằng xã hội.
- Chức năng ổn định: Bằng các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là
chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, chính phủ tác động vào sản
lượng, việc làm và lạm phát của nền kinh tế nằm duy trì sự ổn định kinh tế.
Vai trò quan trọng của chính phủ còn được thể hiện rõ qua việc tổ
chức và sử dụng hệ thống kinh tế nhà nước để điều tiết nền kinh tế: kiểm
soát một số ngành kinh tế thông qua sở hữu nhà nước.
Hệ thống kinh tế nhà nước trong nền kinh tế hỗn hợp có tác dụng
quan trọng trong việc khắc phục những khuyết tật của thị trường tự do,
góp phần giải quyết việc làm và tăng thu cho ngân sách nhà nước….
Chính phủ, bằng hệ thống doanh nghiệp nhà nước có thể đảm
nhiệm sản xuất các mặt hàng và dịch vụ công cộng như quốc phòng, cơ
sở hạ tầng kỹ thuật, giáo dục đào tạo, y tế, bảo hiểm,…và một số hàng
hóa dịch vụ cá nhân khác, đặc biệt là hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần
nhưng các doanh nghiệp tư nhân không muốn đầu tư sản xuất do không
có hoặc ít khả năng thu lợi nhuận cao.
c. Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Từ cuối những năm 50 của thế kỷ này, Đảng và Nhà nước ta đã đổi
mới tư duy cho phù hợp với diễn biến của tình hình chính trị và kinh tế
trong nước cũng như trên thế giới, đã chủ trương đường lối xóa bỏ quan
liêu bao cấp, hành chính mệnh lệnh của kinh tế chỉ huy trước đây, tổ
chức nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế mới: nền kinh tế nhiều
thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực chất của mô hình kinh tế này là

20
mô hình kinh tế hỗn hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa: dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Do đặc điểm riêng của nước ta, ngoài việc thực hiện các chức năng
kinh tế để điều tiết các hoạt động kinh tế xã hội, Chính phủ đặt biệt quan
tâm đến việc đổi mới hệ thống doanh nghiệp nhà nước để hệ thống kinh
tế nhà nước thực sự trở thành một công cụ đắc lực để định hướng nền
kinh tế, hướng đến kinh tế phát triển vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng văn minh.
- Đổi mới cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: tập trung vào các doanh
nghiệp sản xuất hàng hóa và dịch vụ công cộng, các doanh nghiệp trọng
yếu trong các ngành và lĩnh vực then chốt, các doanh nghiệp sản xuất các
sản phẩm hàng hóa và dịch vụ mà xã hội có nhu cầu nhưng các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không có điều kiện hoặc không
muốn đầu tư sản xuất.
- Đổi mới quan hệ sở hữu: Xác định rõ người đại diện chủ sở hữu
doanh nghiệp nhà nước, tách biệt rõ ràng quyền sở hữu và quyền quản lý
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, đa dạng hóa các hình
thức sở hữu doanh nghiệp nhà nước.
- Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp
nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật và
bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trước
pháp luật, chống độc quyền, phát triển cạnh tranh, xóa bỏ sự can thiệp
của các cơ quan quản lý hành chính vào hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp nhà nước.

21
22
Chƣơng 2
MÔ HÌNH KINH TẾ

1. BIẾN SỐ KINH TẾ
Biến số kinh tế (hay còn gọi là số liệu kinh tế) là những con số
phản ánh thực tế các kết quả kinh tế, các hiện tượng kinh tế hay các quá
trình kinh tế diễn ra trong nền kinh tế quốc dân. Ví dụ như giá cả hàng
hóa hay dịch vụ nào đó tại những thời điểm khác nhau, chi phí lao động
tính trên một đồng giá trị sản phẩm, số người thất nghiệp theo các lứa
tuổi khác nhau trong một thời kỳ nào đó, …
Biến số kinh tế vì thế mà trở thành một trong những công cụ phân
tích kinh tế quan trọng, nó giúp các nhà kinh tế phát hiện các vấn đề kinh
tế phát sinh trong nền kinh tế để từ đó nghiên cứu tìm hiểu nhằm giải
thích, đánh giá chúng trên cơ sở những lập luận lý thuyết các mối quan
hệ logic.
Biến số kinh tế giúp ích cho các nhà kinh tế trong việc kiểm
nghiệm những lập luận lý thuyết hay những mô hình mang tính lý thuyết
được xây dựng phù hợp với thực tế tương ứng ở mức độ nào.
Các nhà kinh tế thường sử dụng các biến số kinh tế được tổ chức,
sắp xếp với các dạng dãy số thời gian, số liệu chéo và chỉ số:
- Dãy số thời gian: Chuỗi các giá trị đo của một biến số kinh tế ở
các thời điểm khác nhau. Dãy số thời gian cho biết biến số kinh tế đang
xem xét biến động theo xu hướng nào theo thời gian. Dãy số thời gian
thông thường được biểu diễn dưới các dạng: bảng và đồ thị. Các giá trị
đo biến số kinh tế trong dãy số thời gian có thể là số tuyệt đối, số tương
đối hay số bình quân và tùy từng trường hợp mà có thể sử dụng dãy số
thời gian biểu thị dưới dạng này hay dạng khác một cách phù hợp.
- Số liệu chéo: giá trị đo của một biến số kinh tế ở một thời điểm
theo các tiêu thức phân tổ thống kê khác nhau, chẳng hạn số lượng người
thất nghiệp phân theo lứa tuổi, theo nghề nghiệp, theo giới tính hay theo
khu vực địa lý, …
- Chỉ số: số tương đối so sánh giữa giá trị đo của một biến số kinh
tế với một giá trị gốc nào đó, chẳng hạn giá vàng năm 1997 so với giá
vàng năm 1990 tăng gấp 2,5 lần thì có chỉ số giá vàng là 2,5 hay 250%
Biến số kinh tế có đơn vị đo bằng tiền sử dụng trong phân tích kinh
tế thường được phân thành hai loại: biến số danh nghĩa và biến số thực tế.

23
- Biến số danh nghĩa: Biến số kinh tế được đo theo mức giá hiện
hành tại thời điểm đo.
- Biến số thực tế: Biến số kinh tế được đo theo mức giá cố định
(nói cách khác: Biến số danh nghĩa được điều chỉnh theo mức biến động
của giá cả theo thời gian)

2. MÔ HÌNH KINH TẾ DƢỚI DẠNG HÀM SỐ


Mô hình kinh tế có thể được hiểu là cách thức được sử dụng để mô
tả một thực tế kinh tế của nền kinh tế và dựa vào đó để có thể phân tích,
lý giải và rút ra những nhận định về hoạt động kinh tế của nền kinh tế.
Mô hình kinh tế dưới dạng hàm số có thể ví dụ như:
- Hàm số về một hàng hóa X mô tả mối quan hệ giữa lượng cầu
hàng hóa X và các nhân tố ảnh hưởng tới nó.

- Hàm cung về một hàng hóa X mô tả mối quan hệ giữa lượng cung
hàng hóa X và các nhân tố ảnh hưởng tới nó:

- Hàm sản xuất của một nền kinh tế hay của một doanh nghiệp
trong nền kinh tế mô tả mối quan hệ giữa sản lượng sản xuất tối đa trong
một điều kiện công nghệ xác định và lượng tiêu hao các yếu tố sản xuất
đầu vào:
Q = f(X1, X2,X3…..,XN)
- Hàm tổng cung, hàm tổng cầu, hàm tiêu dùng, hàm đầu tư, …
được sử dụng trong nghiên cứu kinh tế vĩ mô.

3. MÔ HÌNH KINH TẾ DƢỚI DẠNG HÌNH ẢNH


Trong nhiều trường hợp, mô hình kinh tế được biểu diễn dưới dạng
hình ảnh như mô hình hay hình vẽ.
Mô hình kinh tế dưới dạng hình ảnh có ví dụ như:
- Mô hình đường cung và đường cầu về một hàng hóa hay dịch vụ
X vẽ bằng các đường cong trên hệ trục POQ mô tả mối quan hệ giữa
lượng cung (lượng cầu) và giá cả hàng hóa hay dịch vụ X.

24
- Mô hình dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô của nền kinh tế đóng
giản đơn (mô hình 2 khu vực: doanh nghiệp (hãng kinh doanh) và hộ gia
đình mô tả luồng thu nhập và chi tiêu của nền kinh tế giả định chỉ có hai
tác nhân kinh tế là doanh nghiệp và hộ gia đình.
- Mô hình dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở (mô
hình 4 khu vực: doanh nghiệp (hãng kinh doanh), hộ gia đình, chính phủ và
khu vực nước ngoài) mô tả luồng thu nhập và chi tiêu của nền kinh tế mở.

4. TÍNH ĐƠN GIẢN HÓA CỦA MÔ HÌNH KINH TẾ


Các mô hình kinh tế được xây dựng để nghiên cứu, luận giải các
hiện tượng hay các hoạt động kinh tế diễn ra trong nền kinh tế thường
được đơn giản hóa thực tế một cách có ý thức nghĩa là bỏ qua một vài
yếu tố hay chi tiết của thực tế để tạo ra những điều kiện dễ dàng hay
thuận lợi hơn trong việc xem xét và phân tích đánh giá, cũng như có thể
tập trung vào những yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình và kết quả
hoạt động của nền kinh tế.
Nghệ thuật trong việc đơn giản hóa mô hình kinh tế là ở chỗ bỏ qua
một vài yếu tố của thực tế trong mô hình nhưng không làm ảnh hưởng tới
việc hình dung thực tế để hiểu hành vi của các tác nhân kinh tế trong nền
kinh tế.
Do tính đơn giản hóa của mô hình kinh tế mà việc tư duy cũng như
việc nghiên cứu phân tích kinh tế các hoạt động của nền kinh tế trong
nhiều trường hợp trở nên dễ dàng hơn.Trên cơ sở những mô hình kinh tế
được xây dựng, bằng phương pháp giả định cố định các điều kiện khác
giữ nguyên khi xem xét một yếu tố ảnh hưởng cũng như phương pháp
suy luận logic có thể lượng hóa từng ảnh hưởng riêng biệt của từng yếu
tố đến hiện tượng kinh tế nghiên cứu hoặc rút ra được những kết luận về
hành vi của các tác nhân của nền kinh tế.
Vì mỗi mô hình kinh tế đều được đưa ra những giả định để đơn
giản hóa mô hình nên có thể coi mô hình kinh tế là một lý thuyết. Cũng
do đó mà các kết luận rút ra từ việc nghiên cứu mô hình cũng mang tính
lý thuyết ở một chừng mực nào đó. Vì thế, các mô hình kinh tế cũng như
những kết luận rút ra từ mô hình luôn cần phải được kiểm tra, kiểm
chứng hay kiểm nghiệm bằng thực tế tức là bằng các biến số kinh tế.

25
26
Phần 2
KINH TẾ HỌC VI MÔ

27
28
Chƣơng 3
CUNG – CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƢỜNG

1. CẦU
1.1. Các khái niệm về cầu
 Cầu (Demand) mô tả số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người
mua muốn mua và có khả năng ở mọi mức giá trong một thời gian nào
đó (các yếu tố khác không đổi).
Thông thường ta thấy rằng khối lượng một mặt hàng mà người tiêu
dùng mua ở bất kỳ thời điểm nào phụ thuộc vào giá cả của nó. Người
mua sẽ mua một loại sản phẩm với số lượng lớn hơn nếu giá của hàng
hóa đó hạ thấp xuống. Giá thấp hơn sẽ lôi cuốn người tiêu dùng sử dụng
nhiều sản phẩm hơn, và cũng hấp dẫn những người mua mới.
Như vậy: Ở bất kỳ thời điểm nào đều tồn tại mối quan hệ nhất định
giữa giá cả thị trường của một mặt hàng và khối lượng hàng hóa mà
người tiêu dùng muốn mua. Mối tương quan giữa giá cả với lượng cầu
được mô tả dưới dạng: biểu cầu, quy luật cầu, đồ thị cầu hay hàm số cầu.
 Đường cầu: là sự mô tả về hàng hoá, trong mối tương quan
với giá cả của nó trên đồ thị với trục hoành biểu thị lượng cầu (Q) trục
tung biểu thị giá cả (P) (với các yếu tố khác không đổi).
Để đơn giản hóa, chúng ta xem đường cầu là đường thẳng.
Giả sử có bảng số liệu về tiêu dùng một mặt hàng cụ thể như là cà
phê của thị trường với quan hệ giữa giá và lượng cầu như sau:
P Số lượng Q P
(1000đ/kg) (triệu kg/ngày)
A
5 5
B
4 10 5
3 15 4 D
2 20
1 25
O 5 10 Q
Hình 3.1: Đường cầu theo giá

29
Đường cầu được vẽ từ biểu cầu, hay từ hàm số cầu. Đường cầu dốc
xuống từ trái sang phải.
 Hàm số cầu có dạng tổng quát (dạng tuyến tính).
P = a.Q + b (với a < 0)
Từ biểu cầu cho trước, có thể viết phương trình đường cầu.
 Quy luật cầu
Giữa giá cả (P) và lượng cầu (Q) của hàng hoá có quan hệ nghịch
biến, vì vậy, khi các yếu tố khác không đổi (giá cả hàng hoá liên quan,
thu nhập người tiêu dùng, thị hiếu…):
- Giá cả hàng hoá tăng thì cầu giảm.
- Giá cả hàng hoá giảm thì cầu tăng.
1.2. Những yếu tố làm thay đổi đƣờng cầu
 Sự thay đổi của cầu dọc theo đường cầu:
Sự thay đổi của cầu dọc theo đường cầu là sự thay đổi lượng cầu về
hàng hóa khi giá cả của nó thay đổi, các yếu tố khác không đổi (hàm số
cầu không thay đổi)
Khi các yếu tố khác không đổi, giá cả thay đổi làm sản lượng thay
đổi (thay đổi lượng cầu), nghĩa là chỉ có sự di chuyển dọc đường cầu đối
với một hàng hoá. Theo hình 3.1, ta thấy khi giá giảm từ 5 xuống 4, làm
sản lượng tăng từ 5 lên 10, lúc đó xảy ra sự trượt trên đường cầu (từ
điểm A xuống điểm B).
 Sự dịch chuyển của đường cầu:
Sự dịch chuyển của đường cầu là sự thay đổi vị trí của đường cầu trên
đồ thị: đường cầu dịch chuyển hoàn toàn sang bên phải hay bên trái đồ thị.
Nguyên nhân sự dịch chuyển của đường cầu: là do các yếu tố ngoài
giá cả của hàng hóa tác động như: thu nhập, giá cả các mặt hàng liên
quan, quy mô thị trường, thị hiếu … Khi các yếu tố này thay đổi, hàm số
cầu thay đổi. Trên thực tế, các yếu tố ngoài giá tác động đồng thời, kết
quả tổng hợp theo hai chiều hướng: cộng hưởng hay bù trừ cho nhau, kết
cục chỉ biểu hiện qua giá cả của hàng hóa trong mối tương quan hàm số
với lượng cầu về hàng hóa .
Nhu cầu đối với một sản phẩm phụ thuộc vào giá của nó, nhưng cũng
phụ thuộc vào những biến số kinh tế khác như: thu nhập, giá cả của hàng
hóa khác, thị hiếu… Các yếu tố này thay đổi sẽ làm đường cầu dịch chuyển.

30
P

D1

Q
Hình 3.2: Sự dịch chuyển của đường cầu
- Thu nhập của dân cư thay đổi.
Khi thu nhập khả dụng thay đổi, người tiêu dùng có khuynh hướng
thay đổi chi tiêu, cho nên cầu về hàng hóa, dịch vụ thay đổi. Đối với
phần lớn các lọai hàng hóa, cầu tăng khi thu nhập tăng. Mức thu nhập
tăng cao hơn sẽ làm đường cầu sang phải. Ngược lại, sẽ làm đường cầu
dịch chuyển sang trái.
- Quy mô của thị trường thay đổi.
Nếu mọi thứ khác đều không đổi, khi tăng số người tiêu dùng sẽ
làm cho lượng cầu tăng lên, có nghĩa là quy mô thị trường càng lớn thì
mức cầu càng cao.
- Sự thay đổi giá cả các mặt hàng có liên quan.
Những thay đổi về mặt giá cả của hàng hóa có liên quan cũng có
tác động đến cầu. Ví dụ: mỡ và dầu là hai hàng hóa thay thế cho nhau,
nên cầu đối với mỡ tăng lên khi giá của dầu tăng lên.
- Sự thay đổi sở thích của người tiêu dùng.
Sở thích là sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với hàng hóa hoặc
dịch vụ. Sở thích có ảnh hưởng lớn đến cầu của người tiêu dùng.
Ví dụ người tiêu dùng ở Việt Nam chưa quen sản phẩm cà phê hòa
tan do vậy cầu đối với cà phê hòa tan còn thấp. Như vậy thị hiếu là một
yếu tố khác hẳn các yếu tố khác của cầu.
Ngoài những nguyên nhân trên còn có một số nguyênn nhân như: hiệu
ứng “bầy đàn”, hiệu ứng “chơi trội”… cũng làm cho đường cầu thay đổi.
1.3. Sự co giãn của cầu (elasticity of demand)
Chúng ta thấy cầu đối với một mặt hàng phụ thuộc vào giá cả của
nó, cũng như thu nhập của người tiêu dùng và vào giá cả của các loại
hàng hóa khác. Ví dụ: giá cà phê tăng, lượng cầu cà phê giảm bao nhiêu?
Cầu sẽ thay đổi bao nhiêu nếu thu nhập tăng lên 10%?
31
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta sử dụng đặc tính co giãn của cầu,
tức là độ co giãn của cầu. Sự co giãn của cầu phản ánh sự thay đổi của
cầu về hàng hoá khi có sự thay đổi của giá cả hàng hoá hay thu nhập,
được tính toán bằng hệ số co giãn của cầu. Độ co giãn của cầu là số đo
tính nhạy cảm của một biến số này đối với một biến số khác.
a. Hệ số co giãn của cầu theo giá: là % biến đổi của lượng cầu so với %
biến đổi của giá cả hàng hoá.
Sự co giãn của cầu theo giá đo sự nhạy cảm của lượng hàng hóa
được yêu cầu đối với những thay đổi giá cả. Nó cho chúng ta biết tỉ lệ
phần trăm thay đổi trong lượng cầu đối với một số mặt hàng sau khi giá
của hàng hóa đó tăng lên 1%.
Trong thực tế, có hai phương pháp tính toán độ co giãn: phương
pháp đoạn cầu và phương pháp điểm cầu.
Biểu thị lượng hàng hóa là Q và giá hàng hóa là P. Chúng ta biết
được độ co giãn của cầu theo giá theo phương pháp điểm cầu như sau:
Q
Q Q P 1 P 1 P
Ep      = độ dốc đường cầu x Q
P P Q P Q
P Q
P
là độ dốc (hệ số gốc a) khi đó hệ số co giãn có thể tính bằng
Q
1 P
công thức EP = 
a Q
Trong trường hợp quan hệ giữa P và Q được biểu diễn bằng phương trình
P = f(Q), chúng ta có thể tính độ co giãn tại một điểm trên đường cầu
bằng công thức:
%Q dQ P
Ep =  . ( P và Q chỉ có một trị số)
%P dP Q
Với: Ep: là hệ số co giãn của cầu theo giá
Q: khối lượng cầu
Q: mức biến đổi của lượng cầu
P: giá cả của hàng hoá
P: mức biến đổi của giá cả

32
Phương pháp đoạn cầu được sử dụng khi các trị số P và Q nằm
trong một quãng nào đó (P1 và P2 tương ứng với Q1 và Q2). Để thuận lợi,
P và Q trong công thức được hiểu là số trung bình của P = (P 1 + P2)/ 2 và
Q = (Q1 + Q2)/ 2, khi đó Ep được tính theo công thức:
(Q2  Q1) ( P1  P 2)
Ep 
( P 2  P1) (Q1  Q2)
+ Do P và Q nghịch biến nên Ep luôn âm, để tiện so sánh chỉ xét trị
số tuyệt đối của Ep.
Nếu Ep > 1: cầu co giãn nhiều (sự thay đổi của cầu lớn hơn sự
thay đổi của giá)
Ep < 1: cầu co giãn ít (sự thay đổi của cầu nhỏ hơn sự thay đổi của giá)
Ep = 1: cầu co giãn 1 đơn vị (sự thay đổi của cầu bằng sự thay đổi
của giá)
Ep = 0: cầu hoàn toàn không co giãn (cầu không thay đổi khi giá thay
đổi), lúc này đường cầu là một đường thẳng đứng song song với trục tung.
Ep tiến đến vô cực thì cầu hoàn toàn co giãn, lúc này đường cầu là
một đường thẳng nằm ngang.
Độ co giãn trong trường hợp này là vô định (lưu ý do mẫu số của
hàm tính độ co giãn bằng 0). Đường cầu có độ co giãn hoàn toàn mà
chúng ta có thể thấy rõ nhất là đường cầu của một xí nghiệp sản xuất một
lượng sản phẩm rất nhỏ trong tổng sản phẩm được sản xuất trên thị
trường. Trong trường hợp này, xí nghiệp này chiếm một phần rất nhỏ nên
phải chấp nhận giá đã được thị trường định trước. Chẳng hạn một nông
dân không có quyền kiểm soát giá mà nông dân này nhận được khi mang
sản phẩm ra bán trên thị trường. Khi nông dân này cung cấp 100 hoặc
200 giạ lúa mì, giá mà nông dân nhận được cho mỗi giạ là giá của thị
trường ngày hôm đó. Ngược lại, một đường cầu thẳng đứng được gọi là
đường cầu không co giãn, nghĩa là giá thay đổi nhưng cầu không đổi.
Trong thực tế, chúng ta không hy vọng thấy đường cầu không co giãn
hoàn toàn. Với một số mức giá của những hàng hóa đặc biệt như dược
phẩm trị bệnh có vẻ như cầu không co giãn. Tuy nhiên, khi giá của
những hàng hóa này tăng, lúc đó lượng cầu có khuynh hướng giảm vì các
cá nhân có ngân sách hạn chế.

33
P D P D
P D
ED>1 ED=1
A A ED<1
10 1.0 4 A

3
B B B
5 D 0.5 D 2 D

P0 1 2 3 q 1.000 2.000 q 5 10 15 20 q
cầu co giãn nhiều cầu co giãn bằng 1 đơn vị cầu không co giãn
ED>1 ED=1 ED<1

P P

10 D 10

ED=0 ED=∞
D
5 5

0 1 3 q 0 1 2 3 q
cầu hoàn toàn co giãn
cầu hoàn toàn không co giãn

2
Hình 3.3: Các loại co giãn của cầu theo giá
+ Hệ số co giãn của cầu và tổng doanh thu (TR)
Có một cách nhanh chóng để xác định một đường cầu co giãn như
thế nào, mà không cần qua tính tóan hệ số co giãn. Cách tính này dựa vào
sự so sánh số tiền mà người tiêu dùng chi tiêu trước và sau khi giá thay
đổi. Tổng số chi tiêu của người tiêu dùng chính là tổng doanh thu của
người sản xuất. Tổng doanh thu do việc bán sản phẩm là:
TR = P *Q = giá cả * số lượng bán được
- Nếu sau khi P giảm mà tổng doanh thu TR cũng giảm, ta có thể
kết luận rằng đường cầu ít co giãn (Ep < 1)
Ep < 1: TR đồng biến với giá cả
34
- Nếu tổng doanh thu TR tăng sau khi giá hạ thì cầu co giãn nhiều
Khi Ep > 1: TR nghịch biến với giá cả
Ep = 1: TR không phụ thuộc giá cả
Chúng ta có thể lưu ý giá giảm dẫn tới:
• Một mức tăng của tổng doanh thu khi cầu có tính co giãn
• Không có sự thay đổi ở tổng doanh thu khi cầu là đơn vị co giãn
• Một mức giảm ở tổng doanh thu khi cầu không có tính co giãn.
Theo cách tương tự, một mức tăng giá sẽ dẫn tới:
• Một mức giảm ở tổng doanh thu khi cầu có tính co giãn
• Không có sự thay đổi ở tổng doanh thu khi cầu là đơn vị co giãn
• Một mức tăng ở tổng doanh thu khi cầu không có tính co giãn
b. Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập (income elasticity of demand):
là % biến đổi của cầu so với % biến đổi của thu nhập (các yếu tố khác
không đổi)
Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập được tính:
Q
Q Q I
EI =  
I I Q
I
Trong đó: EI: hệ số co giãn theo thu nhập
Q: khối lượng cầu
Q: sự thay đổi cung cầu
I: thu nhập của người tiêu dùng
I: sự thay đổi trong thu nhập
Như trong trường hợp độ co giãn của cầu theo giá chéo, dấu của độ
co giãn của cầu theo thu nhập có thể âm hoặc dương. Một giá trị dương
về độ co giãn theo thu nhập xảy ra khi một sự tăng lên về thu nhập dẫn
tới một sự tăng lên về cầu một hàng hoá. Trong trường hợp này, hàng hoá
được gọi là hàng hoá thông thƣờng (normal goods). Trong thực thế,
hầu hết hàng hoá có vẻ là hàng hoá thông thường (và vì vậy có một độ co
giãn theo thu nhập là dương).

35
Một hàng hoá được gọi là hàng hoá thứ cấp (inferior goods) nếu
một sự tăng lên trong thu nhập dẫn tới một sự giảm đi về lượng cầu hàng
hoá. Xem xét kỹ định nghĩa độ co giãn của cầu theo thu nhập sẽ làm sáng
tỏ một hàng hoá thứ cấp sẽ có độ co giãn theo thu nhập âm. Thực phẩm
biến đổi gien, ô tô đã qua sử dụng và những hàng hoá tương tự là những
hàng hoá thứ cấp với nhiều người tiêu dùng.
Một sự phân biệt phổ biến khác được đưa ra là giữa hàng hoá xa xỉ
(luxuries) và thiết yếu (necessities). Một tỉ lệ thu nhập tăng lên được chi
dùng cho những hàng hoá xa xỉ khi thu nhập tăng. Điều này có nghĩa
10% tăng thu nhập phải kéo theo hơn 10% tiêu dùng cho hàng hoá xa xỉ.
Sử dụng định nghĩa độ co giãn của cầu theo thu nhập, chúng ta có thể
thấy một hàng hoá xa xỉ phải có độ co giãn theo thu nhập lớn hơn 1.
Một tỉ lệ thu nhập nhỏ hơn được tiêu dùng cho những hàng hoá
thiết yếu khi thu nhập tăng. Điều này có nghĩa là những hàng hoá thiết
yếu có một độ co giãn theo thu nhập nhỏ hơn 1.
Hãy lưu ý tất cả những hàng hoá xa xỉ là những hàng hoá thông
thường trong khi tất cả những hàng hoá thứ cấp lại là những hàng hoá
thiết yếu. (Nếu điều này không rõ ràng tức thời, hãy lưu ý một độ co giãn
theo thu nhập lớn hơn 1 thì hẳn phải lớn hơn 0 trong khi một độ co giãn
theo thu nhập nhỏ hơn 0 thì hẳn phải nhỏ hơn 1). Hàng hoá thông thường
có thể vừa là hàng hoá thiết yếu hoặc vừa là hàng hoá xa xỉ.
Độ co giãn của cầu đối với thu nhập đo lường mức độ đường cầu
dịch chuyển ra sao đối với những biến đổi của thu nhập. Hệ số co giãn là
dương, có nghĩa là thu nhập tăng làm gia tăng số cầu. Các sản phẩm
thuộc loại này gọi là các sản phẩm bình thường. Ngược lại, nếu thu nhập
gia tăng mà số sản phẩm giảm sút thì sản phẩm đó được gọi là sản phẩm
thứ cấp. Sự khác biệt có thể tóm gọn như sau:
Nếu hệ số EI > 0: sản phẩm bình thường
EI < 0: sản phẩm cấp thấp (khoai, bắp)
Trong sản phẩm bình thường có 2 nhóm:
Nếu: EI > 1: là hàng xa xỉ
EI < 1: là hàng thiết yếu
Do giá cả được giả định là không đổi khi EI > 1 có nghĩa là người tiêu
dùng sẽ dùng một tỉ lệ lớn trong mức gia tăng thu nhập của mình để mua các
hàng hóa lọai này (ăn ở các nhà hàng sang trọng, dùng nước hoa đắt tiền…).
Khi EI < 1 có nghĩa là người tiêu dùng chỉ sử dụng một bộ phận nhỏ trong
mức gia tăng của mình để mua các lọai hàng như: gạo, cá…

36
c. Hệ số co giãn chéo của cầu (cross-price elasticity of demand): là %
biến đổi của một mặt hàng so với % biến đổi của giá mặt hàng khác có
liên hệ.
Qa
Eab = Qa  Qa  Pb
Pb Pb Qa
Pb
Trong đó: Eab: là hệ số co giãn chéo
Qa: khối lượng hàng hoá a
Qa: sự thay đổi lượng cầu hàng hoá a
Pb: giá cả hàng hoá b
Pb: sự thay đổi trong giá của hàng hoá b
Khi Eab > 0: đây là hai hàng hoá thay thế nhau (ví dụ hai sản phẩm như
dầu và mỡ)
Eab < 0: đây là hai hàng hoá bổ sung nhau (ví dụ hai sản phẩm đường
và cà phê)
Eab = 0: a & b là hai hàng hoá không liên quan nhau
Vì vậy, độ co giãn của cầu theo giá chéo giữa hai hàng hoá cho
chúng ta biết liệu hai hàng hoá này là hàng hoá thay thế hay hàng hoá bổ
sung. Dự tính độ lớn của độ co giãn của cầu theo giá chéo có thể được
các công ty sử dụng trong việc đưa ra những quyết định về sản lượng và
giá cả.
Ví dụ: Nhu cầu của sản phẩm X là 200 đơn vị mỗi ngày khi mà giá
của Y là 5 $ và nhu cầu này tăng lên 220 khi giá của Y là 6$. Khi đó độ
co giãn chéo giữa X và Y là:
EXY = (220-200) / 200 x 5 /1 = 0,5
 X và Y là hai sản phẩm thay thế

2. CUNG
2.1. Các khái niệm về cung
 Cung thị trường (Supply): mô tả lượng sản phẩm mà người bán
muốn bán và có khả năng bán ở mọi mức giá trong khỏang thời gian nhất
định (các yếu tố khác không đổi).

37
S

P (1000đ/kg) Số lượng Q


P
(triệu kg/ngày) 
5 18
P2 
4 16 P1
3 12
2 7
O Q1 Q2 Q
1 0
Hình 3.4: Đồ thị đường cung
 Đường cung
Là sự mô tả cung về hàng hoá trong mối tương quan với giá cả của
nó trên đồ thị với trục tung biểu thị giá cả của hàng hoá (P) còn trục
hoành biểu thị lượng cung về hàng hoá (Q) (các yếu tố khác không đổi).
Không giống như đường cầu, đường cung có khuynh hướng đi lên.
Có lẽ dễ dàng giải thích điều này, khi mức giá của một sản phẩm nào đó
tăng lên, nhà sản xuất có khuynh hướng đầu tư sản xuất nhiều hơn, điều
đó làm tăng sản lượng cung ứng ra thị trường khi mức giá tăng lên.
Đường cung được vẽ từ biểu cung, từ hàm số cung.
 Hàm số cung có dạng tổng quát (trường hợp đơn giản nhất) P =
aQ + b (với a > 0)
 Quy luật cung
Giá cả và số lượng cung có quan hệ đồng biến. Khi các yếu tố khác
không đổi,
Giá cả hàng hoá tăng, cung tăng
Giá cả hàng hoá giảm, cung giảm
Tại sao giá cao hơn lại dẫn đến cung cao hơn và ngược lại. Câu trả
lời đó là do lợi nhuận. Nếu như giá của các yếu tố đầu vào dùng để sản
xuất ra hàng hóa không đổi thì giá hàng hóa cao hơn có nghĩa là lợi
nhuận cao hơn và ngược lại.
2.2. Những yếu tố làm thay đổi đƣờng cung
- Sự di chuyển trên đường cung: Các nhà sản xuất sẽ cung ứng sản
lượng ở các mức giá khác nhau, do đó, có sự di chuyển trên đường (trượt
trên đường cung)
- Sự dịch chuyển đường cung: Ngoài giá của bản thân hàng hóa còn
có nhiều yếu tố khác xác định hoặc dịch vụ; các yếu tố cơ bản là:

38
 Công nghệ sản xuất thay đổi.
Công nghệ là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất, giảm
chi phí lao động trong quá trình sản xuất. Sự cải tiến công nghệ làm cho
đường cung dịch chuyển sang bên phải, nghĩa là làm tăng khả năng cung lên.
 Giá cả các yếu tố đầu vào sản xuất thay đổi (chi phí sản
xuất).
Các nhà sản xuất có mục tiêu là lợi nhuận. Khi chi phí sản xuất
giảm sẽ dẫn đến giá thành sản xuất giảm có nghĩa là cơ hội tìm kiếm lợi
nhuận sẽ cao lên
 Các tác động từ phía chính phủ (chính sách thuế, các luật
định…)
 Số lượng người sản xuất.
 Kỳ vọng: mong đợi về sự thay đổi giá cả, chính sách
thuế…..
2.3. Sự co giãn của cung (elasticity of supply)
Một đường cung không co giãn hoàn toàn là đường thẳng đứng,
song song với trục tung. Giá co giãn của cung bằng 0 khi cung không co
giãn hoàn toàn. Với những giá cao hơn một ngưỡng cụ thể, đường cung
không co giãn hoàn toàn với một số hàng hoá chỉ có một số lượng cố
định. Điều này cũng đúng với những hàng hóa dễ bị hỏng cần phải bán
trong ngày trên thị trường. Chẳng hạn, một người câu cá không có thiết
bị cất giữ phải bán tất cả số cá bắt được vào cuối ngày với bất kỳ mức giá
nào. Có thể thấy rằng đường cung không co giãn hoàn toàn rất hiếm, vì
nếu giá quá thấp thì người sản xuất sẽ không chịu bán. Theo ví dụ trên, ví
như người bán cá không có thiết bị cất giữ cá, cuối ngày, giá nào cũng
phải bán. Đúng với một giá tương đối thôi. Nếu như bạn đòi mua 1 kilô
cá với giá 500 đồng VN, thì chắc chắn người bán cá thà đem về cho mèo
ăn, hoặc vứt nó đi còn sướng hơn tốn công cân đo và gói cá cho bạn).
Sự co giãn của cung là mức độ biến đổi lượng của một hàng hoá
cung ứng ra thị trường trước mức độ biến đổi của giá cả hàng hoá đó.
Người ta đo lường sự co giãn của cung bằng hệ số co giãn của cung.
%Q dQ P
ES =  .
%P dP Q
Khi ES > 1: cung co giãn nhiều
ES < 1: cung co giãn ít
ES = 1: cung co giãn 1 đơn vị
39
Lưu ý dấu giá trị tuyệt đối không được sử dụng khi tính giá co giãn
của cung do chúng ta không dự tính quan sát một đường cung dốc xuống.

3. CÂN BẰNG CUNG, CẦU TRÊN THỊ TRƢỜNG


3.1. Sự hình thành điểm cân bằng cung cầu
Cân bằng cung, cầu trên thị trường là trạng thái lượng cung và
lượng cầu bằng nhau tại một mức giá nào đó. Trên đồ thị, đường cung cắt
đường cầu tại một điểm gọi là điểm cân bằng, điểm này xác định lượng
cân bằng và giá cả cân bằng cung cầu.
Ví dụ: Cung cầu về giày da ở Thành phố Hồ Chí Minh 1996.
Giá (P) Lượng cầu (QD) Lượng cung (QS)
Mức
(1000 đôi/tháng) (1000đ/đôi) (1000 đôi/tháng)
A 100 100 600
B 80 200 450
C 60 300 300
D 40 400 150
E 20 500 0
Cân bằng cung cầu trên thị trường
P
dư S
E

D
Thiếu

60
O Q
Hình 3.5: Cân bằng cung cầu trên thị trường
Với các mức giá P > 60, mức cung (Qs) lớn hơn mức cầu (QD ) sẽ
có sự dư thừa sản phẩm trên thị trường. Ngược lại, nếu mức giá P < 60
mức cầu lớn hơn mức cung, sản phẩm thiếu.
3.2. Chuyển dịch của điểm cân bằng
Cung và cầu quyết định số lượng hàng hoá và giá cả cân bằng trên
thị trường. Vì vậy, khi cung, cầu thay đổi thì giá cả và sản lượng cân
bằng trên thị trường thay đổi: Ba trường hợp:

40

P S S

P D

D
Giá cả Giá cả

E

P1 P1 D
E E
’ D
P3 E P2

Q (Số Q (Số
Q1 Q3 lượng) Q1 Q3 lượng)
Hình 3.6a: Thay đổi về phía cung, Hình 3.6b: Thay đổi về
phía cầu,cầu không đổi cung không đổi

S
P D

S
D
Giá cả

E

P1 S D
E

P2 S D

Q (Số
Q1 Q2 lượng)
Hình 3.6 c: Cả cung và cầu cùng thay đổi.
S không đổi S tăng S giảm

D không đổi P và Q giữ nguyên P giảm, Q tăng P tăng, Q giảm

D tăng P tăng Q tăng P không rõ Q P tăng Q không


tăng rõ

D giảm P giảm Q giảm P giảm Q không P không rõ Q


rõ giảm

3.3. Sự vận dụng


a. Kiểm soát giá cả
Đôi khi chúng ta thấy chính phủ thường cố gắng kiểm soát và điều
tiết giá cả thị trường. Tuy nhiên, việc định giá thường không phù hợp với
điều kiện khách quan và làm giảm tính hiệu quả của thị trường.

41
Mức giá tối đa – Giá trần (Price cellings) là giới hạn của giá cả, là
mức giá cao nhất mà nhà nước ấn định, buộc những người bán phải tuân
thủ. Mục tiêu của giá tối đa là giảm giá cho người tiêu dùng, nó thường
được ấn định cho các loại hàng hoá thiết yếu trong thời kỳ khan hiếm.
Mức giá trần khi được kiểm soát thường gây ra hiện tượng thiếu
hụt trên thị trường và làm giảm chất lượng hàng hóa và dịch vụ, bảo vệ
người tiêu dùng, phân phối lại thu nhập, ổn định thị trường.
Mức giá tối thiểu – Giá sàn (Price Floors) là mức giá thấp nhất mà
nhà nước ấn định buộc những người mua phải tuân thủ. Mục tiêu của giá
tối thiểu là hỗ trợ người bán, nó thường được áp dụng cho hàng hoá nông
phẩm, hay hàng hoá sức lao động.
Mức giá sàn khi được kiểm soát thường gây ra hiện tượng dư thừa
trên thị trường (do cầu lớn hơn cung), hỗ trợ nông dân, hỗ trợ nhà sản xuất.
P P
Q

P* Psàn

Ptrần P*

Q Q
Hình 3.7: Giá trần và giá sàn
b. Kiểm soát cung cầu
Kiểm soát cung cầu là một hướng vận dụng khác mà các nhà
nước áp dụng nhằm các mục tiêu như: bảo hộ hàng hoá trong nước,
khuyến khích xuất khẩu, thực hành tiết kiệm, tiêu dùng thông qua chính
sách thuế và can thiệp bằng giá cả…
Đánh thuế, hay trợ cấp trên một đơn vị hàng hóa, là một hình thức
phân phối lại thu nhập, hạn chế sản xuất hay tiêu dùng của một lọai hàng
hóa dịch vụ nào đó. Ta có thể xem tác động của thuế đến cung cầu qua
đồ thị sau:

42
S2

P1 E2
t
S1
E
P1 A P1
B

Q2 Q1 Q
D

P S2 P S2
E2
S1 S1
t
E2 E1 E1
P1 P1

Q2 Q1 Q Q2 Q1 Q

Hình 3.8: Chính phủ kiểm soát cung cầu bằng thuế
Giả sử khi chính phủ đánh thuế t đồng trên một đơn vị sản phẩm
bán ra, người bán muốn bán với mức giá tăng lên t đồng. Lúc đó, đường
cung dịch chuyển lên trên, trong khi đường cầu không đổi. Giá cân bằng
cao hơn có nghĩa là người sản xuất chuyển một phần thuế sang người tiêu
dùng(khoản E2A). Tuy nhiên, người sản xuất vẫn phải chịu một khoản
thuế là (t - E2A). Phần thuế ai chịu nhiều hơn còn phụ thuộc vào sự co
giãn của cầu về hàng hóa.
- Nếu đường cầu hoàn toàn co giãn theo giá thì người sản xuất
phải gánh chịu toàn bộ khoản thuế.
- Nếu đường cầu hoàn toàn không co giãn theo giá thì người
tiêu dùng phải gánh chịu toàn bộ khoản thuế.
Đối với chính sách trợ cấp ta có thể xem đây là một khỏan thuế âm
và tác động ngược lại với trường hợp đánh thuế.

43
44
Chƣơng 4
LÝ THUYẾT VỀ SỰ LỰA CHỌN CỦA NGƢỜI
TIÊU DÙNG
Mục tiêu của chương này là thông qua phân tích lý thuyết về sự lựa
chọn của người tiêu dùng giúp chúng ta nghiên cứu sâu hơn về lý thuyết
cầu, qua đó lý giải kỹ hơn việc hình thành đường cầu bằng cách xây dựng
một mô hình về sự lựa chọn của người tiêu dùng. Mô hình này cho phép
chúng ta dự đoán được người tiêu dùng sẽ phản ứng như thế nào đến sự
thay đổi về điều kiện thị trường. Ngoài ra, mục tiêu của chương này còn
là phân tích hành vi lựa chọn tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng. Dựa
trên những lý thuyết và mô hình, chúng ta sẽ giải thích cách thức lựa
chọn tiêu dùng tối ưu trên cơ sở xem xét sự tác động của các nhân tố chủ
quan và khách quan (sở thích, thị hiếu, giá cả, thu nhập…) đến hành vi
tiêu dùng. Tiêu dùng tối ưu cũng chính là tiêu dùng hợp lý hay còn được
gọi là cân bằng tiêu dùng.

1. LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG


1.1 Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn của ngƣời tiêu dùng
Mỗi chúng ta khi lựa chọn hàng hóa dựa trên các sự ràng buộc bởi
các yếu tố cơ bản nào? Một là, chúng ta chỉ mua những hàng hóa mà
chúng ta thích, sở thích này xếp loại hàng hóa theo mức thỏa mãn mà
chúng đem lại; Hai là, sự lựa chọn của chúng ta phụ thuộc vào khả năng
mua được hàng hóa được quy định bởi thu nhập có được của người tiêu
dùng và giá cả trên thị trường của hàng hóa; Thứ ba, với khả năng thu
nhập có hạn trong khi chúng ta lại cần đến nhiều loại hàng hóa, chúng ta
sẽ chọn mua những tập hợp hàng hóa sao cho tổng lợi ích là tối đa. Như
vậy, có bốn yếu tố cơ bản liên quan đến hành vi tiêu dùng là:
- Thu nhập của người tiêu dùng
- Giá cả của hàng hóa
- Sở thích của người tiêu dùng
- Giả định người tiêu dùng luôn hành động để đem lại lợi ích
tối đa cho bản thân họ.
Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng góp phần giải thích
việc người tiêu dùng làm thế nào để dung hòa giữa những cái mà họ
muốn (sở thích, khẩu vị…) và những cái mà thị trường cho phép, tùy
thuộc vào thu nhập của họ và giả cả các loại hàng hóa trên thị trường.
45
1.2 Một số khái niệm cơ bản
 Lợi ích (hay hữu dụng), kí hiệu U – Utility: Lợi ích là một khái
niệm trừu tượng của kinh tế học. Lợi ích dùng để chỉ sự như ý, sự hài
lòng, sự thích thú hay sự thoả mãn chủ quan nào đó của người tiêu dùng
khi người tiêu dùng tiêu dùng hàng hóa hay dịch vụ mang lại.
Ví dụ: Một người tiêu dùng nào đó ăn để đạt được sự ngon miệng
và no bụng hay nghe nhạc để đạt được sự khoan khoái và thư giãn. Như
vậy cảm giác ngon, no, hết khát hay sự thoải mái, khoan khoái, thư giãn
được coi là lợi ích hay hữu dụng của người tiêu dùng, lợi ích hay hữu
dụng của người tiêu dùng chỉ có được khi người tiêu dùng tiêu dùng hàng
hóa hay dịch vụ.
Tuy nhiên, lợi ích là một khái niệm rất khó lượng hóa. Giả sử lợi
ích là đo được, ta thường đo lường lợi ích qua giá mà người tiêu dùng sẵn
sàng trả cho sản phẩm chứ không phải là giá thị trường của sản phẩm.
Khi hài lòng về một loại hàng hóa nào đó người ta sẵn sàng trả giá cao và
ngược lại. Hay nói cách khác, lợi ích và sự sẵn sàng trả giá của người
tiêu dùng có quan hệ tỉ lệ thuận.
 Tổng lợi ích (hay tổng hữu dụng), kí hiệu TU – Total Utility: là
toàn bộ sự như ý, sự hài lòng, sự thích thú hay sự thoả mãn chủ quan nào
đó của người tiêu dùng khi người tiêu dùng sử dụng số lượng hàng hóa
hay dịch vụ trong một đơn vị thời gian nào đó.
Như vậy, tương tự như lợi ích, nếu tổng lợi ích được lượng hóa, ta
sẽ đo lường lợi ích qua tổng giá cả mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho
số lượng các hàng hóa hay dịch vụ.
Lợi ích hay tổng lợi ích (tính cho việc tiêu dùng nhiều loại sản
phẩm) có thể khái quát hóa dưới dạng hàm số toán học gọi là hàm lợi ích
hay hàm tổng lợi ích. Hàm lợi ích có thể là hàm một biến hoặc hàm nhiều
biến. Mỗi biến số biểu thị cho một loại hàng hóa cụ thể nào đó trong tiêu
dùng của người tiêu dùng, chẳng hạn:
TU = f(X) là hàm TU có một biến X, trong đó X là loại sản phẩm X
TU = f(X,Y) là hàm TU có hai biến X, Y, trong đó X, Y là loại sản
phẩm X, Y
TU = f(X, Y, Z …..): hàm TU có nhiều hơn hai biến. Trong đó X, Y,
Z là loại sản phẩm X, Y, Z….
Công thức tính:
Đối với một hàng hóa hoặc dịch vụ: TUi = Ui

46
Đối với nhiều loại hàng hóa hoặc dịch vụ: TU = TUX + TUY +
TUZ + …..

Ui
T
U
TUmax
3
U1 = 10

0
U2 = 8

U3 = 6

U4 = 4

U5 = 2

U6=0 X X
U7 = -2

0 0 56 T
U
Hình 4.1: Lợi ích và tổng lợi ích
Bảng 4.1 : Lợi ích và tổng lợi ích của một người tiêu dùng khi tiêu dùng
sản phẩm X trong tuần như sau
X 0 1 2 3 4 5 6 7
Ui 0 10 8 6 4 2 0 -2
TU 0 10 18 24 28 30 30 28
Đặc điểm của tổng lợi ích là ban đầu khi tăng số lượng sản phẩm
tiêu thụ thì tổng lợi ích tăng dần, đến số lượng sản phẩm nào đó tổng lợi
ích sẽ cực đại; nếu tiếp tục gia tăng số lượng sản phẩm sử dụng, thì tổng
lợi ích có thể không đổi hoặc giảm.
 Lợi ích biên (hay hữu dụng biên), kí hiệu MU – Marginal Utility:
là lợi ích tăng thêm (hay mức thay đổi của tổng lợi ích) khi người tiêu dùng
tăng tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hóa hay dịch vụ (hay khi người tiêu
dùng thay đổi tiêu dùng một đơn vị hàng hóa hay dịch vụ) trong một đơn vị
thời gian nào đó (với điều kiện các yếu tố khác không đổi).
Chẳng hạn khi ăn que kem đầu tiên đạt được lợi ích là 10, người
tiêu dùng tiếp tục ăn que kem thứ 2 thì cả hai que kem đem lại tổng lợi
ích là 18, như vậy que kem thứ 2 đã làm tăng thêm lợi ích hay mức thay
đổi trong tổng lợi ích là 8, đó chính là lợi ích biên của que kem thứ 2.
Công thức tính lợi ích biên:

47
TU TUn  TU (n  1)
MUX = =
X Xn  X (n  1)
Nếu hàm tổng hữu dụng là một hàm liên tục thì MU chính là đạo hàm
bậc nhất của TU:
dTU
MUX = = TUX’
dX
Ta có thể suy ra công thức tính TU như sau: TU =  MUi
Bảng 4.2: Lợi ích, tổng lợi ích và lợi ích biên của một người tiêu dùng
khi tiêu dùng p X trong tuần
Lượng s.p TU TUn  TU (n  1)
Tổng hữu Hữu dụng biên (MUX) = =
tiêu dùng dụng (TU )
(X)
X X Xn  X(n  1 )
0 0 -
1 10 10
2 18 8
3 24 6
4 28 4
5 30 2
6 30 0
7 28 -2

Mối quan hệ giữa lợi ích biên và tổng lợi ích:


Những đơn vị hàng hóa mang lại lợi ích biên dương cho người tiêu
dùng sẽ làm
cho tổng lợi ích tăng, người tiêu dùng sẵn sàng chi trả giá cao, mức tăng
của tổng lợi ích sẽ chậm dần khi số lượng hàng hóa dịch vụ tiêu dùng
tăng lên. Khi lợi ích biên bằng không thì tổng lợi ích đạt cực đại. Nếu
người tiêu dùng tiếp tục tiêu dùng hàng hóa dịch vụ vượt quá điểm này,
lợi ích biên sẽ âm và tổng lợi ích giảm xuống.
Tóm lại: Khi lợi ích biên dương thì tổng lợi ích tăng (MU > 0 thì
TU tăng), khi lợi ích biên bằng không thì tổng lợi ích sẽ cực đại (MU = 0
thì TU đạt cực đại - TUmax), khi lợi ích biên âm thì tổng lợi ích giảm (MU
< 0 thì TU giảm).

48
MU
TU/MU TUmax

T
T U
U
(TU)
10

MUX > 0
6

MU MUX = 0
X X
0 1 2 3 4 0 6 MUX
5 6 (MU)< 0
Hình 4.2: Mối quan hệ lợi ích biên và tổng lợi ích
Quy luật lợi ích biên giảm dần
Điều kiện xem xét và vận dụng của quy luật: Chỉ xét đối với một
loại hàng hóa, số lượng sản phẩm hay hàng hóa được giữ nguyên, thời
gian ngắn.
Giả sử quan sát người tiêu dùng trong một đơn vị thời gian nhất
định ăn 5 que kem, một điều chắc chắn que kem thứ hai không ngon
bằng cây kem thứ nhất, que kem thứ ba không ngon bằng cây kem thứ
hai, que kem thứ tư không ngon bằng cây kem thứ ba và que kem thứ
năm không ngon bằng cây kem thứ tư. Bởi vì, cảm nhận của người tiêu
dùng về sản phẩm chịu rất nhiều chi phối về mặt giới hạn sinh học trong
cơ thể; người tiêu dùng càng tăng sử dụng nhiều sản phẩm thì sự thích
thú của họ sẽ giảm dần. Như vậy, rõ ràng lợi ích biên của người tiêu dùng
giảm dần là một quy luật của thực tiễn tiêu dùng giống như luật cầu.
Từ lý giải trên, nội dung quy luật lợi ích biên giảm dần được khái
quát như sau: Sự như ý, sự hài lòng, sự thích thú hay sự thỏa mãn của
người tiêu dùng ở một đơn vị hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng
dùng thêm sẽ giảm dần khi người tiêu dùng gia tăng tiêu dùng chúng
trong một đơn vị thời gian nào đó (khi các yếu tố khác không đổi).
Ý nghĩa của quy luật lợi ích biên giảm dần là thông qua quy luật sẽ
góp phần lý giải hình dạng đường cầu dốc xuống vì đường cầu chính là
đường lợi ích biên MU. Ngoài ra, quy luật lợi ích biên giảm dần góp
phần chỉ dẫn cho người tiêu dùng không nên tiêu dùng quá nhiều một
mặt hàng nào đó trong ngắn hạn.

49
1.3 Cân bằng tiêu dùng hay tiêu dùng tối ưu bằng phương pháp
hình học
a. Mục tiêu của ngƣời tiêu dùng
Một là, thu nhập của người tiêu dùng bao giờ cũng có giới hạn so
với nhu cầu vô hạn của họ. Vì vậy người tiêu dùng luôn mong muốn đạt
được mục tiêu tối đa hóa lợi ích với thu nhập hiện có của họ.
Hai là, đôi khi người tiêu dùng không muốn thay đổi mức lợi
ích mình đang có được nhưng chi phí (tức là thu nhập bỏ ra) để có
được mức lợi ích đó là vô cùng. Vì vậy người tiêu dùng luôn mong
muốn đạt được mục tiêu tối thiểu hóa chi phí để duy trì mức lợi ích
nhất định của mình.
Trong thực tiễn với những ràng buộc nhất định nào đó, người tiêu
dùng có vô số lựa chọn trong tiêu dùng nhưng chỉ có một sự lựa chọn
tiêu dùng tốt nhất hay tối ưu, phương án tiêu dùng như vậy còn được gọi
là cân bằng tiêu dùng. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả của
mục tiêu trên được gọi là cân bằng tiêu dùng hay tiêu dùng tối ưu. Trong
chương này chúng ta sẽ dùng phương pháp hình học để định lượng các
mục tiêu trên.
b. Các giả thiết khi nghiên cứu cân bằng tiêu dùng bằng phƣơng
pháp hình học
Giả thiết 1: Sở thích là hoàn chỉnh. Có nghĩa người tiêu dùng có
thể so sánh và xếp hạng được tất cả giỏ hàng hóa, dịch vụ khác nhau theo
mức độ ưa thích mà chúng đem lại không tính đến chi phí.
Ví dụ người tiêu dùng dùng sản phẩm A là cơm, sản phẩm B là phở
và người tiêu dùng này thích phở hơn cơm. Anh ta sẽ sắp xếp A < B hay
B > A.
Giả thiết 2: Sở thích có tính bắc cầu, đó là sự nhất quán trong sở
thích: Khi người tiêu dùng dùng sản phẩm A là cơm, sản phẩm B là phở
và sản phẩm C là kem. Người tiêu dùng này thích phở hơn cơm và kem
hơn phở. Điều đó có nghĩa là anh ta phải ưa thích kem hơn cơm: A< B và
B < C suy ra A < C hay C > A
Giả thiết 3: Nếu bỏ qua chi phí người tiêu dùng thích nhiều hàng
hóa hơn là có ít hàng hóa.
Các giả thiết khác: Mức độ thỏa mãn, lợi ích khi tiêu dùng sản
phẩm có thể định lượng được; sản phẩm có thể chia nhỏ; người tiêu dùng
luôn có sự lựa chọn hợp lý.

50
c. Đƣờng bàng quan (Indifference curve – đường U)
Khái niệm đường bàng quan (hay đường đẳng ích hay đường
đồng mức thoả mãn) là đường thể hiện các tổ hợp điểm có sự phối hợp
tiêu dùng hàng hóa hay dịch vụ ở các tỉ lệ khác nhau nhưng đem lại cho
người tiêu dùng cùng một độ mức thỏa mãn hay lợi ích.
Giả sử có các tập hợp khác nhau A (3, 7), B(4, 4), C(5, 2), D(6, 1)
của lê và bưởi mang lại cho người tiêu dùng cùng một mức lợi ích được
cho trong bảng 4.3.
Bảng 4.3: Các tổ hợp điểm lê và bưởi cho cùng một mức lợi ích

Bó hàng hóa Đơn vị lê (X) Đơn vị bưởi (Y)


A 3 7
B 4 4
C 5 2
D 6 1
Nối các điểm A, B, C, D lại ta có một đường (gọi là đường bàng
quan). Như vậy đường bàng quang U đi qua các điểm A, B, C, D. Đường
này cho thấy người tiêu dùng thỏa mãn như nhau với bốn bó hàng hóa
A(3, 7); B(4, 4); C(5, 2); D(6, 1).
Phương trình và đồ thị đường bàng quan (đường đẳng ích)
Từ khái niệm về đường bàng quan ta có thể xây dựng phương trình
đường bàng quan:
Hàm U: U* = U (X, Y) (với U* mức lợi ích cố định)
Y(bưởi)

B
C
D

X(lê)
0 3 4 2 1
Hình 4.3: Đường bàng quan hay đẳng ích về lê và bưởi

51
Đặc điểm đường bàng quan
- Đường bàng quan có dạng hypecbon, dốc xuống về bên phải, lồi
về phía (0), có độ dốc âm giảm dần về giá trị tuyệt đối. Điều này thể hiện
tác động của quy luật lợi ích biên giảm dần hay sự đánh đổi giữa các sản
phẩm mà người tiêu dùng sử dụng, để tổng lợi ích không đổi là giảm dần.
- Ứng với một mức lợi ích hay sở thích của người tiêu dùng được
đại diện bằng một đường bàng quan, với nhiều mức lợi ích khác nhau của
người tiêu dùng được đại diện bằng tập hợp vô số các đường bàng quan
khác nhau thì đường bàng quan nào càng xa gốc tọa độ sẽ phản ánh mức
lợi ích hay mức hữu dụng phải càng cao (U1 < U2 < U3 - xem hình 4.4)

Y
U1 < U2 < U3

U3
U2
U1
X
0
Hình 4.4
- Hai đường bàng quan khác nhau không cắt nhau vì không thể có
hai mức lợi ích khác nhau cùng nằm trên một đường bàng quan. Có thể
chứng minh như sau:
Giả sử hai đường U1 và U2 cắt nhau tại điểm C. Theo khái niệm của
đường bàng quan ta có: TUC = TUB (nằm trên U2)
TUC = TUA (nằm trên U1)
Ta thấy, tại điểm A và B, số lượng sản phẩm X mà người tiêu dùng
sử dụng là khác nhau, điều này trái với quy luật thích sử dụng nhiều hàng
hóa hơn ít. Do đó, hai đường đẳng ích không cắt nhau.

52
Y

B
• •A

•C U1

U2
X
0
Hình 4.5: Các đường bàng quan không cắt nhau
- Độ dốc của đường bàng quan, khi người tiêu dùng trượt xuống về
phía phải dọc đường bàng quan, cho biết người tiêu dùng nếu muốn tiêu
dùng thêm một đơn vị hàng hóa X thì cần phải đánh đổi bao nhiêu đơn vị
hàng hóa Y mà không làm thay đổi mức lợi ích đạt được. Như vậy: độ
dốc tại mỗi điểm trên cùng một đường bàng quan thể hiện mức thay đổi
giữa hai loại hàng hóa (lê và bưởi) để đảm bảo cho tổng lợi ích không
đổi, độ dốc đường bàng quan chính là tỉ lệ thay thế cận biên của X (lê)
cho Y (bưởi) kí hiệu là (MRSXY). Về mặt toán học, độ dốc đường bàng
quan được mô tả bằng biểu thức:
Y MUX
MRSXY = =-
 MUY
- Ngoài đường bàng quan có dạng ở hình 4.4, đường bàng quan còn
có thể biểu thị ở hình 4.7a và 4.7b.

Y Y
A

• U2
• U1
B X X
0 0

Hình 4.7a X,Y thay thế 4.7b X,Y bổ sung hoàn


hoàn toàn cho nhau toàn cho nhau
53
d. Đƣờng ngân sách (Iso – expenditure line – đƣờng I)
Nói chung, các hàng hóa mà người tiêu dùng có thể đạt được vào
một thời điểm cụ thể bị giới hạn bởi sức mua, vì các hàng hóa không phải
luôn là miễn phí. Để đơn giản hóa, giả định rằng nguồn duy nhất của sức
mua là thu nhập hiện có của người tiêu dùng.
Giả sử X và Y là hai hàng hóa có giá không đổi, giá của X là 1
đồng, giá của Y là 2 đồng, thu nhập của người tiêu dùng là 10 đồng. Nếu
người tiêu dùng chi hết thu nhập cho hàng hóa X (tương đương I = IX =
10 đồng) thì có thể mua được 10 đơn vị sản phẩm X, ta có tổ hợp hàng
hóa A(10X, 0Y). Nếu người tiêu dùng chi hết thu nhập cho hàng hóa Y
(tương đương I = IY = 10 đồng) thì có thể mua được 5 đơn vị sản phẩm X
ta có tổ hợp hàng hóa B(0X, 5Y). Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng có thể
chia thu nhập thành hai phần, phần thu nhập thứ nhất dành để mua hàng
hóa X là 4 đồng (IX = 4 đồng), phần thu nhập thứ hai dành để mua hàng
hóa Y là 6 đồng (IY = 6 đồng). Người tiêu dùng có thể mua được 4 đơn
vị sản phẩm X và 3 đơn vị hàng hóa Y ta có tổ hợp hàng hóa C(4X, 3Y).
Nối tất cả các tổ hợp điểm A, B, C lại ta được đường ngân sách (I) có giá
trị là 10 đồng được biểu thị thông qua hình 4.8.
Khái niệm đường ngân sách: là đường thể hiện các tổ hợp điểm
có sự phối hợp để mua hàng hóa hay dịch vụ ở các tỉ lệ khác nhau nhưng
với cùng một mức ngân sách và giá các sản phẩm đã cho.
Y

Vùng vƣợt giới


hạn chi tiêu
C

Vùng nằm
trong giới
hạn chi tiêu
B
X
0 I/PX
Hình 4.8: Đường ngân sách (I)
Đường ngân sách chia không gian lựa chọn của người tiêu dùng
làm hai miền, miền nằm ngoài đường ngân sách là miền mà người tiêu
dùng không thực hiện được sự lựa chọn của mình vì vượt quá giới hạn
54
của ngân sách, miền nằm trong đường ngân sách phía góc tọa độ là miền
mà người tiêu dùng có thể thực hiện được sự lựa chọn của mình tức là đã
mua được một số hàng hóa X và Y nhưng chưa sử dụng hết ngân sách
của mình. Nếu người tiêu dùng đã chi hết tiền của mình cho hàng hóa và
dịch vụ thì mọi sự chọn của người tiêu dùng buộc phải nằm trên đường
ngân sách. Chính vì vậy đường ngân sách còn được gọi là đường giới hạn
khả năng tiêu dùng.
Phương trình đường ngân sách
I = PX.X + PY.Y = I*
x 
Hay: Y = - 
y y
Với: X là lượng sản phẩm X được mua
Y là lượng sản phẩm Y được mua
PX là giá sản phẩm X
PY là giá sản phẩm Y
I là thu nhập (ngân sách)
Độ dốc của đường ngân sách
x
Độ dốc của đường ngân sách = -
y
(PX/PY) được gọi là giá tương đối, là tỉ lệ mà tại đó thị trường sẵn sàng
đổi sản phẩm này để lấy sản phẩm kia.
Đặc điểm đường ngân sách
- Đường ngân sách là đường dốc xuống về bên phải
- Đường ngân sách của người tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập của
người tiêu dùng và giá cả của hàng hóa và dịch vụ nên không cố định,
đứng im mà có sự thay đổi nếu thu nhập hay giá cả của hàng hóa và dịch
vụ thay đổi, điều này đồng nghĩa với các sự lựa chọn của người tiêu dùng
cũng phải thay đổi theo. Đường ngân sách có thể thay đổi do:
+ Thay đổi của thu nhập: Khi thu nhập thay đổi trong điều kiện
giá cả không đổi sẽ dẫn đến đường ngân sách dịch chuyển song song với
đường ngân sách ban đầu. Đường ngân sách dịch chuyển song song ra
phía ngoài khi ngân sách tăng và ngược lại đường ngân sách dịch
chuyển song song vào trong khi ngân sách giảm.
Ví dụ: I0 = 10; I1 = 20; I3 = 30 và PX = 1, PY = 2.
55
Ta có thể biểu diễn đồ thị các đường ngân sách I0, I1, I2 song song
nhau qua hình 4.9 như sau:
Y

I0 < I1 < I

I/PY=10

I2 = 30
I1 = 20
I0 = 10

X
0 I1/PX=2
Hình 4.9: Đường ngân sách dịch chuyển
+ Thay đổi của giá cả: Khi giá cả của một hàng hóa thay đổi trong
khi thu nhập và giá của hàng hóa còn lại giữ nguyên sẽ dẫn đến hiện
tượng đường ngân sách xoay quanh một điểm.
Ví dụ: I = 10; giá PX = 2; PY = 4.
Giả sử giá sản phẩm X giảm chỉ còn PX = 1, các yếu tố khác không
đổi. Ta có thể biểu diễn hiện tượng đường ngân sách I quay qua hình 4.10.
Y

I/PY=2,5
I = 10
I = 10

X
0 I/PX=5 10
Hình 4.10: Đường ngân sách xoay
e. Cân bằng tiêu dùng hay tiêu dùng tối ƣu
Có thể hiểu trạng thái cân bằng tiêu dùng là trạng thái mà ở đó thỏa
mãn điều kiện: Với thu nhập bằng tiền nhất định, người tiêu dùng sẽ phân
56
phối thu nhập của họ như thế nào cho các loại sản phẩm để đạt mức thỏa
mãn tối đa hoặc với mức thỏa mãn không đổi (nhất định), người tiêu
dùng sẽ lựa chọn mua hàng hóa dịch vụ tiêu dùng với ngân sách tối thiểu.
Điều này có thể hiểu cân bằng tiêu dùng xảy ra thuộc một trong hai
trường hợp sau:
Trường hợp 1: Sự lựa chọn của người tiêu dùng để đạt mục tiêu tối đa
hóa lợi ích.
Để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi ích với thu nhập hữu hạn của
mình thì mọi sự lựa chọn của người tiêu dùng buộc phải nằm trên đường
ngân sách I. Vì có vô số các đường bàng quan nên đường ngân sách I sẽ
cắt nhiều đường bàng quan, đồng thời đường ngân sách I sẽ là tiếp tuyến
với một trong số các đường bàng quan đó. Vậy, người tiêu dùng sẽ lựa
chọn bó hàng hóa nào? Nếu chọn bó hàng hóa nằm trên đường bàng quan
nằm phía ngoài đường ngân sách thì sự lựa chọn tiêu dùng này không
khả thi, người tiêu dùng chỉ chọn những bó hàng hóa nằm trong giới hạn
thu nhập hữu hạn của mình và đó phải là giỏ hàng hóa nằm trên đường
bàng quan cắt hoặc tiếp xúc với đường ngân sách I. Các đường bàng
quan càng xa góc tọa độ thể hiện mức lợi ích càng cao nên để đạt mục
tiêu tối đa hóa lợi ích, người tiêu dùng phải chọn bó hàng hóa tại tiếp
điểm của đường bàng quan và đường ngân sách I, đó chính là bó hàng
hóa B (hình 4.11).

Y
u1 u2 u3

B

I
X
0

Hình 4.11: Cân bằng tiêu dùng để tối đa hóa lợi ích
Như vậy cân bằng tiêu dùng hay tiêu dùng tối ưu của người tiêu
dùng tại tiếp điểm B thỏa mãn điều kiện:
Tại điểm B độ dốc của đường bàng quang và độ dốc của đường
ngân sách bằng nhau với ràng buộc ngân sách là hữu hạn.

57
Y MU X
Độ dốc đường U : 
X MU Y
PX
Độ dốc đường I : 
PY
Như vậy, điểm B phải thỏa mãn điều kiện của hệ phương trình sau:
PX MU X
 và I = XPX + YPY = I*
PY MUY
Suy ra: MU X MU Y
 và I = XPX + YPY = I*
PX PY
Trong đó : - MUX, MUY : hữu dụng biên sản phẩm X, Y.
 PX, PY : giá cả sản phẩm X, sản phẩm Y.
Công thức trên cho biết sự lựa chọn của người tiêu dùng là tối ưu
khi lợi ích biên thu được tính trên một đơn vị tiền tệ của các hàng hóa
dịch vụ đều bằng nhau. Từ điều kiện này ta có thể suy rộng điều kiện tiêu
dùng tối ưu để tối đa hóa lợi ích khi người tiêu dùng dùng nhiều hơn hai
loại hàng hóa, dịch vụ là:
MU X MU Y MUZ
   ........ và I = XPX + YPY +ZPZ+….. = I*
PX PY PZ
Trường hợp 2: Sự lựa chọn của người tiêu dùng để đạt mục tiêu tối thiểu
hóa ngân sách tiêu dùng.
Để đạt được mục tiêu tối thiểu hóa ngân sách với mức lợi ích nhất
định không đổi của mình thì mọi sự lựa chọn của người tiêu dùng buộc
phải nằm trên đường đường bàng quan có mức lợi ích nhất định không
đổi. Vì có vô số các đường ngân sách nên đường bàng quan U sẽ cắt
nhiều đường ngân sách, đồng thời bàng quan U sẽ là tiếp tuyến với một
trong số các đường ngân sách đó. Vậy người tiêu dùng sẽ lựa chọn bó
hàng hóa nào, nếu chọn bó hàng hóa nằm trên đường ngân sách cắt
đường bàng quan thì sự lựa chọn tiêu dùng này không thỏa mãn mục tiêu
tối thiểu hóa ngân sách. Vì vậy người tiêu dùng chỉ chọn những giỏ hàng
hóa nằm trên đường bàng quan U tiếp xúc với đường ngân sách I, bởi lẽ
các đường ngân sách càng xa góc tọa độ thể hiện mức ngân sách càng
cao nên để đạt mục tiêu tối thiểu hóa ngân sách người tiêu dùng phải
chọn bó hàng hóa tại tiếp điểm của đường bàng quan và đường ngân sách
I, đó chính là bó hàng hóa B* (hình 4.12).

58
Y

B
U
X
0 I’ I I’’
Hình 4.12: Cân bằng tiêu dùng để tối thiểu hóa ngân sách tiêu dùng
Như vậy cân bằng tiêu dùng hay tiêu dùng tối ưu của người tiêu
dùng tại tiếp điểm B* thỏa mãn điều kiện:
Tại điểm B độ dốc của đường bàng quang và độ dốc của đường
ngân sách bằng nhau với ràng buộc lợi ích là không đổi.
Y MU X
Độ dốc đường U : 
X MU Y
PX
Độ dốc đường I : 
PY
Như vậy tại điểm B* phải thỏa mãn điều kiện của hệ phương trình
sau:
PX MU X
 và U = f(X, Y) = U*
PY MUY
Suy ra: MU X MU Y
 và U = f(X, Y) = U*
PX PY
Trong đó : - MUX, MUY : hữu dụng biên sản phẩm X, Y.
PX, PY : giá cả sản phẩm X, sản phẩm Y.
2. SỰ HÌNH THÀNH ĐƢỜNG CẦU THÔNG QUA LÝ THUYẾT
NGƢỜI TIÊU DÙNG
2.1. Đƣờng cầu cá nhân về sản phẩm
Đường cầu của người tiêu dùng đối với một hàng hoá được xác
định bởi số lượng sản phẩm mà người ấy mua với những giá khác nhau
(các điều kiện khác không đổi). Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu
59
dùng cho phép chúng ta xác định được các điểm cân bằng tiêu dùng
tương ứng với các mức giá khác nhau, từ các điểm cân bằng tiêu dùng đó
ta có thể xác định được các điểm tương ứng trên đồ thị đường cầu theo
giá, sau đó nối các điểm đã xác định được trên đồ thị ta có đường cầu về
sản phẩm. Đường cầu này hoàn toàn được xây dựng thông qua lý thuyết
của người tiêu dùng.
Giả sử người tiêu dùng có thu nhập là I = 10 đồng, giá của sản
phẩm X là 1 đồng, giá của sản phẩm Y là 2 đồng, sự lựa chọn của người
tiêu dùng tại phương án tiêu dùng tối ưu đó là tại bó hàng hóa B(4X, 3Y)
hình 4.13. Như vậy ta có thể dựng được điểm B* trên đồ thị biểu thị
đường cầu sản phẩm X có trục tung là giá sản phẩm X và trục hoành là
lượng cầu sản phẩm X, đó là điểm B*(4X, PX = 1đồng) hình 4.14.
Nếu giá sản phẩm X trên thị trường tăng lên là 2 đồng, thu nhập và
giá của Y không đổi (I = 10 đồng và PY = 2 đồng). Điều này làm cho
đường ngân sách I xoay vào phía trong góc tọa độ, giới hạn tiêu dùng
giảm làm mức độ thỏa mãn giảm. Sự lựa chọn của người tiêu dùng có sự
thay đổi từ phương án tiêu dùng B sang phương án tiêu dùng tối ưu mới
là tại bó hàng hóa C(1X, 4Y) hình 4.13. Như vậy ta có thể dựng được
điểm C* trên đồ thị biểu thị đường cầu sản phẩm X, đó là điểm C*(1X,
PX = 2đồng) hình 4.14.
Nối điểm B* và C* ta có đường cầu cá nhân về sản phẩm X, đường
cầu này được xác định thông qua lý thuyết về người tiêu dùng.

60
Y

I/PY=2 = 5

4 •C B
3

U2 U1

0 1 4 (I/PX=2 =5)
• (I/PX=1 =10) • X

PX

C*
Hình 4.13
2 •
*
•B
1 (D)
QX
0 1 4

Hình 4.14: Đường cầu sản phẩm qua lý thuyết người tiêu dùng
2.2. Đƣờng cầu thị trƣờng về sản phẩm
Được hình thành bằng cách cộng theo chiều ngang các đường cầu
cá nhân tương ứng với mỗi một mức giá khác nhau (xem hình 4.15a và
4.15b)
Cho biết thị trường chỉ có hai người tiêu dùng là A và B có bảng
thông tin sau về sản phẩm X:
PX QD của ngƣời A QD của ngƣời B QD của thị
trƣờng
2 2 4 6
4 1 2 3
61
Từ thông tin trên ta có thể dựng được đường cầu cá nhân và thị
trường về sản phẩm X như sau:
PX PX

4
4 • • •

A
B
2
• TT

2 (D) (D)
(D)
(X) (X)

0 1 2 4 QD 0 3 6 QD

Hình 4.15a: Đường cầu cá nhân Hình 4.15b: Đường cầu thị trường
3. CÁC VẤN ĐỀ KHÁC
3.1. Đƣờng tiêu dùng theo giá và đƣờng tiêu dùng theo thu nhập
 Đường tiêu dùng theo giá: Là đường thể hiện các tổ hợp điểm
cân bằng tiêu dùng hay tiêu dùng tối ưu giữa hai sản phẩm khi giá của
một sản phẩm thay đổi các yếu tố khác không đổi (hình 4.16)
Ban đầu người tiêu dùng có thu nhập là I = 10 đồng, giá của sản
phẩm X là 1 đồng, giá của sản phẩm Y là 2 đồng, sự lựa chọn của
người tiêu dùng tại phương án tiêu dùng tối ưu là bó hàng hóa B(4X,
3Y). Nếu giá sản phẩm X trên thị trường tăng lên là 2 đồng, thu nhập
và giá của Y không đổi (I = 10 đồng và P Y = 2 đồng), điều này làm
cho đường ngân sách I xoay vào phía trong góc tọa độ, người tiêu
dùng có sự thay đổi từ phương án tiêu dùng B sang phương án tiêu
dùng tối ưu mới là bó hàng hóa C(1X, 4Y). Nếu giá sản phẩm X trên
thị trường giảm xuống còn 0,5 đồng, thu nhập và giá của Y không đổi
(I = 10 đồng và P Y = 2 đồng), đường ngân sách I xoay ra phía ngoài,
người tiêu dùng có sự thay đổi từ phương án tiêu dùng B sang phương
án tiêu dùng tối ưu mới là bó hàng hóa A(6X, 3,5Y). Nối các điểm A,
B, C lại ta có đường tiêu dùng theo giá.

62
Y U1
U2

U3
4 • •C A Đường tiêu dùng theo giá
• •
3,5
• •
3

0 1 4 5
• 6 I = 10
X

B
Hình 4.16: Đường tiêu dùng theo giá
 Đường tiêu dùng theo thu nhập: Là đường thể hiện các tổ hợp
điểm cân bằng tiêu dùng hay tiêu dùng tối ưu giữa hai sản phẩm khi thu
nhập của người tiêu dùng thay đổi, các yếu tố khác không đổi (hình 4.17)
Ban đầu người tiêu dùng có thu nhập là I1 = 10 đồng, giá của sản
phẩm X là 1 đồng, giá của sản phẩm Y là 2 đồng, sự lựa chọn của người
tiêu dùng tại phương án tiêu dùng tối ưu là bó hàng hóa B(4X, 3Y). Nếu
thu nhập của người tiêu dùng tăng lên là 20 đồng, giá sản phẩm X và sản
phẩm Y không đổi (PX = 1 đồng và PY = 2 đồng), đường ngân sách I1 =
10 sẽ dịch chuyển song song sang phải thành đường ngân sách I2 = 20
đồng, người tiêu dùng có sự thay đổi từ phương án tiêu dùng B sang
phương án tiêu dùng tối ưu mới là bó hàng hóa C(8X, 6Y). Nếu thu nhập
của người tiêu dùng giảm còn 5 đồng, giá sản phẩm X và sản phẩm Y
không đổi (PX = 1 đồng và PY = 2 đồng), đường ngân sách I1 = 10 sẽ dịch
chuyển song song sang trái thành đường ngân sách I0 = 5 đồng, người
tiêu dùng có sự thay đổi từ phương án tiêu dùng B sang phương án tiêu
dùng tối ưu mới là bó hàng hóa A(1X, 2Y). Nối các điểm A, B, C lại ta
có đường tiêu dùng theo thu nhập.

63
Y
Đường tiêu dùng theo thu nhập

C
6 • U2
5

B
• U1
A
• U0
3
X
0 1 4 I0 8 I2 = 20

Hình 4.17: Đường tiêu dùng theo thu nhập


3.2 Tác động thay thế và tác động thu nhập
1
 Tác động thay thế: là lượng cầu sản phẩm X thay đổi khi giá của
sản phẩm X thay đổi trong điều kiện các yếu tố khác không đổi (giá của
sản phẩm Y và thu nhập I không đổi) nhưng đảm bảo mức thỏa mãn
không đổi (hay thu nhập thực tế không đổi). Tác động thay thế được biểu
thị qua hình 4.18
Là sự thay đổi lượng cầu của người tiêu dùng đối với một sản phẩm
do sự thay đổi giá cả của nó khi sở thích của NTD và giá cả các sản phẩm
khác không đổi.
Trong hình 4.18 tác động thay thế được đo bằng đoạn (X2 – X1)
lượng cầu giảm X1 xuống X2.
 Tác động thu nhập: khi giá của sản phẩm X thay đổi trong điều
kiện các yếu tố khác không đổi (giá của sản phẩm Y và thu nhập I không
đổi) làm thay đổi lượng cầu sản phẩm X do sức mua giảm xuống (hay thu
nhập thực tế giảm) làm thay đổi mức thỏa mãn. Tác động thu nhập biểu
thị qua hình 4.18
Trong hình 4.18 tác động thu nhập được đo bằng đoạn (X2 – X3)
lượng cầu giảm X2 xuống X3.

64
Y I

sI

B

A

•C U1

U2
I2
X
0 X3 X2 X1 I1

Tác Hình
động thu
4.18: Tác Tác
nhập độngđộng
của thay
thay thế
thếvà
vàthu
thunhập
nhập
3.3 Thăng dƣ sản xuất và thăng dƣ tiêu dùng
Đường cầu mô tả số lượng hàng hóa được cầu tại mỗi mức giá có thể.
Đường cầu có độ dốc âm phản ánh nguyên lý cận biên rằng khi số lượng
hàng hóa tăng lên, người ta sẵn lòng trả ngày càng ít cho mỗi đơn vị được
mua cuối cùng. Điều này có thể hiểu đường cầu phản ánh giá sẵn sàng trả
của người tiêu dùng tương ứng với mỗi mức sản lượng. Mặt khác, giá sẵn
sàng trả của người tiêu dùng không phải là giá thực trả của người tiêu dùng,
đây chính là sơ sở tạo nên thặng dư cho người tiêu dùng.
Đường cung mô tả số lượng hàng hóa được cung tại mỗi mức giá
có thể. Đường cung có độ dốc dương phản ánh chi phí sản xuất cận biên
tăng lên như thế nào khi số lượng sản phẩm sản xuất nhiều hơn. Điều này
có thể hiểu đường cung phản ánh giá sẵn sàng bán của người bán tương
ứng với mỗi mức sản lượng. Mặt khác, giá sẵn sàng bán của người bán
không phải là giá thực nhận của người bán, đây chính là sơ sở tạo nên
thặng dư cho người sản xuất.
65
 Thặng dư của người tiêu dùng (CS): là phần chênh lệch hay
hiệu số giữa số tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho một (hay một
lượng) hàng hóa hoặc dịch vụ với số tiền mà họ thực trả cho một (hay
một lượng) hàng hóa hoặc dịch vụ đó.
Tại hình 4.19: Thặng dư tiêu dùng của đơn vị sản phẩm X thứ nhất
là đoạn AB = AX1 – BX1, thặng dư tiêu dùng của đơn vị sản phẩm X thứ
hai là đoạn CD = CX2 – DX2. Thặng dư tiêu dùng khi người tiêu dùng
dùng XE sản phẩm sẽ là diện tích tam giác NPEE.
Y

A (S)

• • E
PE B D


C* X
0 X1 X2
(D)
Hình 4.19: Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất
 Thặng
A* dư của người sản xuất (PS): là phần chênh lệch hay hiệu
số giữa số tiền mà người bán thực nhận khi bán một (hay một lượng)
hàng hóa hoặc dịch vụ với số tiền mà họ sẵn sàng bán một (hay một
M
lượng) hàng hóa hoặc dịch vụ đó.
Tại hình 4.19: Thặng dư sản xuất của đơn vị sản phẩm X thứ nhất
là đoạn A*B = BX1 – A*X1, thặng dư sản xuất của đơn vị sản phẩm X
thứ hai là đoạn C*D = DX2 – C*X2. Thặng dư sản xuất khi người bán
bán XE sản phẩm sẽ là diện tích tam giác MPEE.

66
Chƣơng 5
LÝ THUYẾT SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT

Doanh nghiệp là đối tượng sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo ra
hàng hóa và dịch vụ cung ứng cho thị trường, vì vậy mục tiêu của doanh
nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt mục tiêu này, trên khía cạnh sản
xuất, doanh nghiệp phải tìm được phương án sản xuất tối ưu. Chương
này sẽ giúp chúng ta trả lời cho vấn đề đó.
A. LÝ THUYẾT SẢN XUẤT
1. YẾU TỐ SẢN XUẤT
- Yếu tố sản xuất cố định (Fixed factor): là những yếu tố sản xuất
mà mức sử dụng không thể thay đổi trong quá trình sản xuất như máy
móc, thiết bị, nhà xưởng…
- Yếu tố sản xuất biến đổi (Variable factor): là những yếu tố sản
xuất mà mức sử dụng có thể dễ dàng thay đổi trong quá trình sản xuất
như nguyên, nhiên, vật liệu, lao động…
2. SẢN XUẤT THEO THỜI GIAN
- Ngắn hạn (Short - Run): là khoảng thời gian trong đó có ít nhất
một yếu tố sản xuất không thể thay đổi về số lượng. Trong ngắn hạn, sản
lượng có thể thay đổi (do thay đổi yếu tố sản xuất biến đổi) nhưng quy
mô sản xuất không đổi.
- Dài hạn (Long - Run): là khoảng thời gian đủ dài để doanh
nghiệp có thể thay đổi tất cả các yếu tố sản xuất. Trong dài hạn, sản
lượng và quy mô đều thay đổi.
Sự phân biệt ngắn hạn hay dài hạn chỉ mang tính tương đối và sẽ
khác nhau ở các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.
3. HÀM SỐ SẢN XUẤT
Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp phối hợp các yếu tố đầu
vào (inputs) khác nhau để sản xuất ra các yếu tố đầu ra (outputs) khác
nhau. Mối quan hệ về mặt kỹ thuật giữa các yếu tố đầu vào và yếu tố đầu
ra được gọi là hàm số sản xuất.
Hàm số sản xuất mô tả những số lượng sản phẩm (đầu ra) tối đa có
thể sản xuất được bởi một số lượng các yếu tố sản xuất (đầu vào) nhất
định, tương ứng với trình độ kỹ thuật nhất định và trong một khoảng thời
gian nhất định

67
Đầu vào Đầu ra
(lao động, Quá trình (hàng hóa,
sản xuất dịch vụ)
vốn, nguyên
liệu…)

Hàm sản xuất có dạng Q = f (X1, X2, …, Xn) với X1 đến Xn là các
yếu tố đầu vào
Để đơn giản, trong quá trình nghiên cứu, chúng ta giả định yếu tố
đầu vào gồm Vốn (K: Capital) và Lao động (L: Labour).
Vì vậy hàm sản xuất có thể viết như sau: Q = f(K, L)
Trong ngắn hạn, vốn (K) được coi là không đổi nên hàm sản xuất
trong ngắn hạn: Q = f (L, K0). Ví dụ: Q = 4L + 6
Trong dài hạn, mọi yếu tố sản xuất đều thay đổi nên hàm sản xuất
trong dài hạn là: Q = f (K, L). Ví dụ: Q = 2K + 4 L
3.1. Hàm sản xuất trong ngắn hạn
a. Năng suất trung bình (Average productivity: AP)
Năng suất trung bình của một yếu tố sản xuất biến đổi là số sản
phẩm sản xuất tính trung bình trên một đơn vị yếu tố sản xuất đó.
Năng suất trung bình được tính bằng cách lấy tổng sản lượng Q
chia cho yếu tố sản xuất biến đổi được sử dụng. Giả sử yếu tố sản xuất
biến đổi là L, ta có:
Số đầu ra Q
APL = =
Số lao động đầu vào L
b. Năng suất biên (Marginal productivity: MP)
Năng suất biên của một yếu tố sản xuất biến đổi là năng suất (hay
sản phẩm) tăng thêm, khi sử dụng thêm 1 đơn vị yếu tố sản xuất biến đổi
đó trong khi các yếu tố sản xuất khác giữ nguyên.
Năng suất biên được tính bằng cách lấy phần tăng thêm trong sản
lượng Q chia cho phần tăng thêm của yếu tố sản xuất biến đổi được sử
dụng. Giả sử yếu tố sản xuất biến đổi là L, ta có:
Số thay đổi đầu ra Q
MPL = =
Số thay đổi của lao động L
Nếu hàm sản xuất là hàm số liên tục thì MP L có thể được tính bằng
cách lấy đạo hàm bậc nhất của hàm số sản xuất (L là biến số)

68
dQ
MPL= = Q’L = độ dốc đƣờng sản lƣợng
dL
Ta có bảng số liệu 5.1 như sau:

K L Q AP MP
L L

10 0 0 - -
10 5 50 10 10
10 10 120 12 14
10 15 165 11 9
10 20 200 10 7
10 25 200 8 0
10 30 180 6 -4
AP
MP

APL max

12 APL giảm
APL tăng

APL

0 5 10 15 20 25 30 Lao động
MPL

Hình 5.1: Đường MPL và đường APL


Theo bảng 5.1 và hình 5.1 thì MPL trải qua hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: MPL tuân theo quy luật tăng dần
+ Giai đoạn 2: MPL tuân theo quy luật giảm dần
 Nội dung quy luật năng suất biên giảm dần: Khi sử dụng ngày
càng tăng yếu tố sản xuất biến đổi, trong khi các yếu tố sản xuất khác
vẫn giữ nguyên thì đến một mức nào đó năng suất biên của yếu tố sản
xuất biến đổi đó giảm dần. Hay sau một mức nào đó của yếu tố biến đổi,

69
các yếu tố sản xuất khác được giữ nguyên, nếu tiếp tục tăng dần yếu tố
đầu vào biến đổi đó sẽ dẫn đến sự giảm dần liên tục mức sản phẩm biên
của yếu tố đầu vào biến đổi đó.
Quy luật năng suất biên giảm dần là cơ sở để xác định mối tương
quan về kỹ thuật trong việc phối hợp các yếu tố đầu vào sản xuất thể hiện
trong hàm số sản xuất.
 Mối quan hệ giữa APL và MPL (xem hình 5.1)
- Khi MPL > APL thì APL tăng dần
- Khi MPL = APL thì APL cực đại
- Khi MPL < APL thì APL giảm dần
 Mối quan hệ giữa MP và Q (xem hình 5.2)
- Khi MP > Q thì Q tăng dần
- Khi MP = Q thì Q cực đại
- Khi MP < Q thì Q giảm dần

MPL

MPL = 0 L
L= 25

MPL
Q

Qmax = 200

L
Q

Hình 5.2: Đường Q và đường MPL

3.2. Hàm sản xuất trong dài hạn


a. Đƣờng đồng mức sản lƣợng (đƣờng đẳng lƣợng)
Là tập hợp các phối hợp số lượng vốn và lao động khác nhau
nhưng cùng tạo một mức sản lượng như nhau.
70
Bảng 5.3: Ví dụ hàm sản xuất của một doanh nghiệp được mô tả
như sau
K L 1 2 3 4 5
1 20 40 55 65 75
2 40 60 75 85 90
3 55 75 90 100 105
4 65 85 100 110 115
5 75 90 105 115 120
Qua bảng số liệu trên ta có thể vẽ được những đường có cùng mức
sản lượng như nhau nhưng có kết hợp đầu vào khác nhau.

3
B
Q90

Q75 L
2 Q55
O
1 3
Hình 5.3: Đường đẳng lượng
Tính chất
1 của đƣờng đẳng lƣợng
- Đường đẳng lượng là đường cong dốc xuống về bên phải. Mỗi
đường đẳng lượng biểu thị cho một mức sản lượng. Các đường đẳng
lượng càng xa gốc tọa độ thì mức sản lượng càng lớn, vì K và L đồng
biến với sản lượng, càng đầu tư nhiều cho K và L thì mức sản lượng thu
được càng lớn.
- Các đường đẳng lượng không bao giờ cắt nhau. Vì giả sử nếu
hai đường đẳng lượng cắt nhau, thì điểm cắt nhau sẽ đồng thời thỏa mãn
giá trị sản lượng của cả hai đường, đây là điều vô lý nên các đường đẳng
lượng không bao giờ cắt nhau.

71
K

B
• •A

•C Q1

Q2
L
0
Hình 5.4: Các đường đẳng lượng không cắt nhau
- Độ dốc của đường đẳng lượng trượt xuống về phía phải dọc
đường đẳng lượng (độ dốc âm giảm dần) cho biết doanh nghiệp phải tăng
(giảm) bao nhiêu yếu tố sản xuất K để giảm (tăng) một đơn vị yếu tố sản
xuất L mà vẫn giữ nguyên mức sản lượng. Độ dốc đường đẳng lượng
chính là tỉ lệ thay thế kỹ thuật cận biên của L (lao động) cho K (vốn) kí
hiệu là MRTSLK.
Về mặt toán học, độ dốc đường đẳng lượng được chứng minh như sau:
MRTSLK = Q’ = f’(K, L) = Q*’
 Q’L dL + Q’K dK = 0
 MPL. dL + MPK. dK = 0
 MPL. dL = - MPK. dK

 -
MPL
 dK = K
MPK dL L
Hoặc về mặt kinh tế, có thể chứng minh như sau:
∆Q = MPK ∆K + MPL∆L
(Phần tăng thêm (Số sản phẩm gia tăng (Số sản phẩm gia
của sản lượng) do tăng yếu tố K) tăng do tăng yếu tố L)
Xét trên cùng đường đẳng lượng thì ∆Q = 0
 0 = MPK ∆K + MPL ∆L
MPL K
 - 
MPK L
72
Các dạng đặc biệt của đƣờng đẳng lƣợng
+ K và L thay thế hoàn toàn: có nghĩa là quá trình sản xuất có thể sử
dụng toàn bộ vốn, không cần lao động hoặc ngược lại, ví dụ như máy rút
tiền ATM và nhân viên ngân hàng… (hình 5.5a)
+ K và L bổ sung hoàn toàn: có nghĩa là vốn và lao động phải được sử
dụng với một tỉ lệ nhất định, ví dụ 1 máy – 1 công nhân, 2 máy - 2 công
nhân… (hình 5.5b)
K K

• Q2

• Q1
B
L L
0 0
Hình 5.5a: K, L thay thế hoàn toàn Hình 5.5b: K, L bổ sung hoàn toàn
b. Đƣờng đồng mức chi phí (đƣờng đẳng phí)
Là đường biểu thị các kết hợp khác nhau mà doanh nghiệp có thể
sử dụng các yếu tố sản xuất với cùng một mức chi phí và giá cả các yếu
tố sản xuất đã cho.
K
TC/PK

A
E

D Vùng vƣợt giới hạn


khả năng chi phí
C

Vùng nằm trong giới
hạn khả năng chi chi

B
L
0 TC/PL

Hình 5.6: Đường đẳng phí

73
Điểm A, B, C: doanh nghiệp sử dụng yếu tố sản xuất vừa đúng khả
năng chi phí
Điểm D: doanh nghiệp sử dụng yếu tố sản xuất không hết khả năng
chi phí
Điểm E: doanh nghiệp sử dụng yếu tố sản xuất vượt quá khả năng
chi phí
Phương trình đường đẳng phí có dạng:
TC PL
KPK + LPL = TC = TC* hay K = P - P L
K K

Trong đó: K: số lượng vốn sử dụng.


L: số lượng lao động được sử dụng
PL: đơn giá của lao động
PK: đơn giá của lao động
TC: chi phí cho hai yếu tố K, L
Độ dốc đường đẳng phí là tỉ lệ giữa giá hai yếu tố sản xuất (-PL / PK)
Tương tự đường ngân sách ở chương 3, đường đẳng phí cũng sẽ thay đổi
khi tổng chi phí thay đổi và giá cả của các yếu tố đầu vào thay đổi.

K K
TC 1 < TC 2 TC 2 < TC 1
TC2 TC/PK
TC1
TC/PK
TC1
TC2

TC/PL TC/PL
L L

Hình 5.7a Đường đẳng phí dịch chuyển Hình 5.7b Đường đẳng phí dịch
ra ngoài khi tổng chi phí tăng vào trong khi tổng chi phí giảm
(Các yếu tố khác không đổi) (Các yếu tố khác không đổi)

74
K
K
PK giảm

TC/PK
TC/PK
PL giảm
PK tăng
PL tăng
L L
TC/PL TC/PL
Hình 5.7c Đường đẳng phí quay khi giá Hình 5.7d Đường đẳng phí
quay khi giá L thay đổi K thay đổi
(Các yếu tố khác không đổi) (Các yếu tố khác không đổi)
c. Phối hợp sản xuất tối ƣu
Sự lựa chọn phối hợp tối ưu các yếu tố sản xuất là sự kết hợp cả
hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế. Có hai mục tiêu trong lựa chọn
phối hợp sản xuất tối ưu.
Mục tiêu 1: Phối hợp đầu vào tối ưu để đạt sản lượng tối đa trong
điều kiện chi phí cho trước.
Để đạt được mục tiêu tối đa hóa sản lượng với chi phí hạn hữu thì
mọi sự kết hợp đầu vào của doanh nghiệp buộc phải nằm trên đường
đẳng phí TC*. Vì có vô số các đường đẳng lượng nên đường đẳng phí
TC* sẽ cắt nhiều đường đẳng lượng, đồng thời đường đẳng phí TC* sẽ
là tiếp tuyến với một trong số các đường đẳng lượng đó. Vậy doanh
nghiệp sẽ lựa chọn phương án kết hợp là tiếp điểm của đường đẳng lượng
và đường đẳng phí TC*, đó chính là phương án E (hình 5.7).
K

B
K* 
E

C
L*  TC*
O L
Hình 5.8: Phối hợp đầu vào K, L tối ưu

75
Ta thấy điểm B, E, C cùng nằm trên một đường đẳng phí nên TCB
= TCE = TCC nhưng QB = QC < QE max.
Như vậy, kết hợp sản xuất tối ưu thì tiếp điểm E thỏa mãn điều
kiện: Tại điểm E độ dốc của đường đẳng lượng và độ dốc của đường
đẳng phí bằng nhau với ràng buộc chi phí cố định.
K MPL
Độ dốc đường đẳng lượng: 
L MPK
PL
Độ dốc đường đẳng phí: 
PK
Vậy nguyên tắc phối hợp yếu tố đầu vào tối ưu phải thỏa mãn hệ
phương trình:
MPK MPL

PK PL
LPL+ KPK = TC = TC*
Trong đó : - MPK, MPL: năng suất biên của yếu tố sản xuất K, L.
PK, PL: giá cả yếu tố sản xuất K, giá yếu tố sản xuất
L.
Mục tiêu 2: Phối hợp đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí với
mức sản lượng không đổi
Để đạt được mục tiêu tối thiểu hóa chi phí với mức sản lượng nhất
định không đổi thì mọi sự lựa chọn của doanh nghiệp buộc phải nằm trên
đường đẳng lượng có mức sản lượng nhất định không đổi. Vì có vô số
các đường đẳng phí nên đường đẳng lượng Q* sẽ cắt nhiều đường đẳng
phí, đồng thời đường đẳng lượng Q* sẽ là tiếp tuyến với một trong số các
đường đẳng phí đó. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ chọn những giỏ hàng hóa
nằm trên đường đẳng lượng Q* tiếp xúc với đường đẳng phí TC’, đó
chính là phương án B* (hình 5.9)
K

B
* Q
0 T T TC *L
C C’

Hình 5.9: Kết hợp sản xuất tối ưu để tối thiểu hóa chi phí

76
Như vậy, kết hợp sản xuất tối ưu thì tiếp điểm B* thỏa mãn điều
kiện: Tại điểm B độ dốc của đường đẳng lượng và độ dốc của đường
đẳng phí bằng nhau với ràng buộc sản lượng đầu ra là không đổi.
K MPL
Độ dốc đường đẳng lượng: 
L MPK
PL
Độ dốc đường đẳng phí: 
PK
Vậy nguyên tắc phối hợp yếu tố đầu vào tối ưu phải thỏa mãn hệ
phương trình sau:
MPK MPL

PK PL
Q = f(X, Y) = Q*
Trong đó: - MPK, MPL: năng suất biên của yếu tố sản xuất K, L.
- PK, PL: giá cả yếu tố sản xuất K, giá yếu tố sản xuất L.
B. PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG NGẮN HẠN
1. CÁC KHÁI NIỆM
Chi phí không chỉ là sự quan tâm của các doanh nghiệp mà còn là
mối quan tâm của người tiêu dùng, của xã hội nói chung. Muốn thắng
trong cạnh tranh, doanh nghiệp phải giảm chi phí sản xuất, vì giảm một
đồng chi phí có thể tăng thêm một đồng lợi nhuận. Thông thường khi nói
đến chi phí sản xuất, người ta thường nghĩ ngay đến chi phí bằng tiền chi
ra cho một hoạt động nào đó, nhưng đấy chỉ là chi phí kế toán, là chi phí
chưa đầy đủ. Vì vậy, chúng ta cần phân biệt rõ các loại chi phí.
 Chi phí kế toán (OPC – Out of Pocket Cost)
Là những chi phí thực – thực sự chi ra để mua các yếu tố sản xuất
bao gồm chi phí để mua máy móc, thiết bị, nhà xưởng... và những chi phí
này được ghi chép trong sổ kế toán
 Chi phí cơ hội (OC – Opportunity Cost)
Là khoản bị mất đi khi làm việc này mà không làm việc khác. Đây
là loại chi phí được lượng hóa bằng tiền nhưng không thực sự chi ra bằng
tiền và do đó không được ghi chép vào sổ sách kế toán.
Ví dụ: Ông A bỏ ra 100 triệu đồng đầu tư sản xuất, đây chỉ là chi
phí kế toán. Chi phí cơ hội là phần thu nhập mà ông A mất đi vì không
đem 100 triệu gửi vào ngân hàng lấy lãi 600 nghìn đồng mỗi tháng.

77
 Chi phí kinh tế (EC – Economic Cost)
Chi phí kinh tế là toàn bộ sự hy sinh để tiến hành công việc kinh
doanh, như vậy chi phí kinh tế bằng chi phí kế toán cộng với chi phí cơ
hội.
EC = OPC + OC
Khi lấy doanh thu trừ đi chi phí kế toán ta được lợi nhuận kế toán,
khi lấy doanh thu trừ đi chi phí kinh tế ta được lợi nhuận kinh tế.
PrOPC = TR – OPC và PrEC = TR – EC
Ví dụ: Một người có một căn nhà mặt tiền trên đường lớn, giá thuê
căn nhà đó là 20 triệu đồng/tháng. Người đó quyết định mở shop bán
quần áo, mỗi tháng có lãi là 18 triệu. Vậy lợi nhuận kế toán là +18 triệu,
còn lợi nhuận kinh tế là – 2 triệu, vì nếu không kinh doanh mà cho thuê
nhà thì cũng được 20 triệu.
2. CÁC DẠNG CHI PHÍ
2.1. Các loại chi phí tổng
 Chi phí cố định: (FC – Fixed Cost hoặc TFC – Total Fixed
Cost) là chi phí dùng để mua các yếu tố sản xuất cố định.
Chi phí này không biến đổi theo sự biến đổi của mức sản lượng.
Hàm tổng chi phí cố định TFC = K (K là hằng số) vì vậy đường biểu
diễn trên đồ thị là đường nằm ngang (hình 5.9)
 Chi phí biến đổi (VC – Variable Cost hoặc TVC – Total
Variable Cost) là chi phí dùng để mua các yếu tố sản xuất biến đổi như
chi phí lao động, chi phí nguyên vật liệu.
Chi phí biến đổi phụ thuộc đồng biến với sản lượng. Hàm tổng chi
phí biến đổi: TVC = VC (Q). Trên đồ thị, đường TVC có dạng dốc lên từ
trái qua phải, bắt đầu từ gốc tọa độ. Do quy luật năng suất biên giảm dần,
đường TVC có độ dốc không bằng nhau tại các mức sản lượng, càng sản
xuất nhiều đường này càng dốc (hình 5.9).
 Tổng chi phí (TC : Total Cost) là số tiền để mua tất cả các yếu
tố sản xuất tức là tổng cộng chi phí cố định và chi phí biến đổi tương ứng
với mức sản lượng đó.
TC = TFC + TVC
Hàm tổng chi phí: TC = K + VC(Q)
Độ dốc của TC là đạo hàm của hàm tổng chi phí TC’ = TFC’ +
TVC’ = 0 + TVC’ vì vậy, độ dốc của đường TC bằng độ dốc của đường
78
chi phí biến đổi TVC tại tất cả các giá trị của sản lượng tương ứng. Trên
hình vẽ đường tổng chi phí có dạng giống đường chi phí biến đổi và nằm
trên đường chi phí biến đổi một đoạn bằng chi phí cố định TFC (hình
5.10).
Lưu ý: tổng chi phí TC bằng chi phí cố định FC khi VC = 0, nghĩa
là khi sản lượng Q = 0.
C
TC
VC

O FC Q
Hình 5.10: Đường TC, TVC, TFC
Bảng 5.3 Ví dụ: Các loại chi phí tổng trong ngắn hạn
Q TFC TVC TC
(đơn vị sp/tuần) (1000đ/tuần) (1000đ/tuần) (1000đ/tuần)
0 30 0 30
1 30 22 52
2 30 38 68
3 30 48 78
4 30 61 91
5 30 79 109
6 30 102 132
7 30 131 161
8 30 166 196
9 30 207 237
10 30 255 285
2.2. Các loại chi phí đơn vị
 Chi phí cố định trung bình (AFC – Average fixed cost):
Là chi phí cố định tính trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm.
FC
AFC =
Q
Chi phí cố định trung bình càng giảm khi sản lượng càng tăng vì
vậy trên đồ thị đường AFC có dạng dốc xuống từ trái qua phải và ngày
càng tiệm cận với trục hoành

79
AFC

AFC

Q
Hình 5.11: Đường AFC

 Chi phí biến đổi trung bình (AVC – Average variable cost)
Là chi phí biến đổi tính trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm
VC
AVC =
Q
Dưới tác động của quy luật năng suất biên giảm dần, đường AVC
có dạng chữ U, ban đầu khi tăng thêm một yếu tố đầu vào trong khi yếu
tố kia giữ nguyên, năng suất biên có thể tăng lên nhưng sau đó năng suất
biên giảm dần nên đường AVC tăng dần

AVC AVC

Hình 5.12: Đường AVC

 Chi phí trung bình (AC - Average cost hoặc ATC – Average
total cost)
Là tổng chi phí tính trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm tương ứng
ở mỗi mức sản lượng, nó có thể được tính bằng hai cách:
TC
AC = hay AC =AFC + AVC
Q
80
Đường AC có dạng hình chữ U và nằm trên đường AVC một
khoảng bằng AFC. Chi phí bình quân chính là cơ sở để các doanh nghiệp
xác định trình trạng lỗ hay lãi trên mỗi đơn vị sản phẩm.

AC AC

AVC

AFC

Hình 5.13: Đường AC

 Chi phí biên (MC – Marginal Cost): là mức thay đổi trong tổng
chi phí khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng.
TC
MC 
Q
Hàm chi phí biên có thể xác định bằng cách lấy đạo hàm bậc nhất
của hàm tổng chi phí TC (hoặc hàm chi phí biến đổi VC) theo biến số sản
lượng Q. Khi được biểu diễn trên đồ thị đường MC có dạng hình chữ U
và là độ dốc của đường TC hay TVC.
dTC dVC
MC  
dQ dQ
$/đơn vị
80

70 Đường cong

60 Tổng chi phí


50

40

30
20
10

0 1 2 3 4 5 6 7

81
$/đơn vị

30 Đường cong

chi phí Đường cong MC


20
bình quân chi phí

biên AC
10

0 1 2 3 4 5 6 7

Hình 5.14: Đường AC và MC


Lƣu ý: các đường AC và MC trông rất giống nhau, đều có dạng
chữ U nên ta cần phân biệt rõ chúng:
Đường chi phí trung bình AC cho biết chi phí sản xuất tính bình
quân trên một đơn vị sản phẩm.
Đường chi phí biên MC cho biết chi phí của một đơn vị sản phẩm
mới vừa làm ra (tăng thêm) (Bảng số liệu 5.4)
Mối quan hệ giữa chi phí trung bình AC và chi phí biên MC:
MC = TC’Q = (AC * Q)’ = AC + AC’Q.Q
Khi MC < AC thì AC’ < 0 nên AC giảm
Khi MC = AC thì AC’ = 0 nên AC min
Khi MC > AC thì AC’ > 0 nên AC tăng
Hoặc theo ý nghĩa kinh tế thì:
Khi MC nằm dưới AC - nghĩa là khi chi phí sản xuất thêm một đơn
vị sản phẩm mới vẫn còn bé hơn chi phí bình quân để sản xuất ra các đơn
vị trước đây- thì chi phí bình quân AC giảm xuống.
Khi MC nằm trên AC - nghĩa là khi chi phí sản xuất thêm một đơn
vị sản phẩm mới tăng cao sẽ đẩy chi phí bình quân tăng lên. (hình 5.13)
Đường MC cắt đường AC tại điểm cực tiểu của AC
Với cách chứng minh như trên ta cũng có thể thấy được mối quan
hệ giữa AVC và MC và đường MC đi qua điểm đáy của đường AVC.

82
Bảng 5.4 Ví dụ về các chi phí đơn vị trong ngắn hạn
Q (đơn vị AFC AVC AC TC MC
HH/tuần) (1000đ/tuần) (1000đ/tuần) (1000đ/tuần) (1000đ/tuần) (1000đ/tuần)
0 30
1 30,00 22,00 52,00 52 22
2 15,00 19,00 34,00 68 16
3 10,00 16,00 20,00 78 10
4 7,50 15,25 22,75 91 13
5 6,00 15,80 21,80 109 18
6 5,00 17,00 22,00 132 23
7 4,29 18,71 23,00 161 29
8 3,75 20,75 24,50 196 35
9 3,33 23,00 26,33 237 41
10 3,00 25,50 28,50 285 48

2.3. Sản lƣợng tối ƣu


Sản lượng tối ưu là mức sản lượng đạt được khi chi phí trung bình
thấp nhất vì lúc này hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất là cao nhất.
Tuy nhiên, chúng ta cũng lưu ý, khi doanh nghiệp sản xuất ở sản
lượng tối ưu không có nghĩa là doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa. Vì
ngoài yếu tố chi phí thì lợi nhuận còn phụ thuộc vào giá cả của hàng hóa
đó. Vậy doanh nghiệp sản xuất ở mức nào để đạt lợi nhuận tối đa sẽ được
phân tích ở chương tiếp theo.
3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC
 Tổng doanh thu (TR - Total Revenue): là toàn bộ số tiền mà
doanh nghiệp nhận được khi tiêu thụ một lượng hàng hóa nhất định.
Tổng doanh thu là tích số giữa giá bán (P) và sản lượng (Q)
TR=P*Q
P

TR
3P

2P

1P
Q
0 1 2 3
Hình 5.15 Đường tổng doanh thu

83
 Doanh thu trung bình (AR - Average Revenue): là mức doanh
thu mà doanh nghiệp nhận được tính trung bình cho một đơn vị hàng hóa
bán được
T P.Q
AR =
R = =P
Q
 Doanh thu biên (MR – Marginal Revenue):
Q là mức tăng của tổng
doanh thu (TR) khi doanh nghiệp bán thêm một đơn vị hàng hóa trong
mỗi đơn vị thời gian.
TR
MR =
Q
 Tổng lợi nhuận (Pr - Profit) là phần chênh lệch giữa tổng doanh
thu (TR) và tổng chi phí (TC)

 hay Pr = TR - TC

84
Chƣơng 6
CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG VÀ HÀNH VI CỦA
DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƢỜNG
Trong chương này chúng ta sẽ đi sâu vào phân loại thị trường dựa
vào đặc điểm của từng loại hình thị trường. Từ những đặc điểm riêng của
từng loại thị trường chúng ta sẽ phân tích cách thức ứng xử của các cá
nhân, doanh nghiệp trước thị trường.
Thị trường là không gian để người mua và người bán giao dịch.
Các thị trường khác biệt với nhau rất nhiều về mặt cấu trúc, chính sự
khác biệt này ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi ứng xử của người mua -
người bán cũng như hình thành các mức giá, sản lượng giao dịch, cách
thức tối đa hóa của họ trên thị trường...
Tùy theo khía cạnh nghiên cứu, người ta chia thị trường ra thành
nhiều loại khác nhau:
Theo hàng hoá: thị trường gạo, cà phê....
Theo địa lý: thị trường Cần thơ, TP. HCM...
Theo hành vi của doanh nghiệp: thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị
trường cạnh tranh không hoàn hảo (độc quyền hoàn toàn, độc quyền
nhóm)
Để tiện lợi, các nhà kinh tế thường dựa trên các tiêu chí sau để
phân loại thị trường: Số lượng người tham gia thị trường, đặc trưng của
sản phẩm trên thị trường, sức mạnh thị trường của người mua, người bán,
điều kiện gia nhập thị trường và quyền kiểm soát của nhà nước. Dựa trên
các tiêu chí này có thể chia thị trường thành bốn loại: thị trường cạnh
tranh hoàn hảo, thị trường độc quyền hoàn toàn, thị trường cạnh tranh
mang tính độc quyền và thị trường độc quyền nhóm.
1. THỊ TRƢỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO
1.1 Đặc điểm của thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo
- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường có vô số người mua,
người bán. Vì có quá nhiều người mua hay người bán nên trong đó mỗi
người bán và người mua đều không thể gây ảnh hưởng gì đến thị trường.
Người bán bán loại sản phẩm được tiêu chuẩn hóa, đồng nhất, có nghĩa là
các doanh nghiệp đều sản xuất một loại sản phẩm giống hệt nhau, có thể
thay thế cho nhau một cách hoàn toàn. Ví dụ: lúa, ngô, khoai… của
những người nông dân bán trên thị trường.

85
- Việc gia nhập ngành hay rút lui khỏi thị trường là vô cùng dễ
dàng, không gặp hay tồn tại bất kỳ một rào cản nào, hay nói cách khác,
người bán hoàn toàn tự do.
- Mỗi người mua hay người bán không có sức mạnh thị trường do
sản lượng của mỗi người mua hay của hãng là quá nhỏ, không có khả
năng tác động và chi phối được giá của sản phẩm trên thị trường nên
doanh nghiệp chỉ là người nhận giá.
- Thông tin của thị trường cạnh tranh hoàn hảo về sản phẩm là hoàn
hảo.
1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
- Sản phẩm có thể thay thế hoàn toàn cho nhau nên các doanh
nghiệp trong một ngành cạnh tranh hoàn hảo đứng trước một đường cầu
nằm ngang tại mức giá của thị trường. Khi đường cầu nằm ngang, đường
cầu có độ dốc bằng không và hàm cầu có dạng: PD = b
Chúng ta cũng cần phân biệt đường cầu của thị trường cạnh tranh
hoàn hảo và đường cầu mà doanh nghiệp đối mặt như nói ở trên. Đường
cầu doanh nghiệp đối mặt là một đường cầu nằm ngang nhưng đường cầu
của thị trường cạnh tranh hoàn hảo vẫn là một đường cầu dốc xuống
(xem hình 6.1). Giao điểm của đường cung thị trường và đường cầu thị
trường xác định mức giá của thị trường cân bằng. Doanh nghiệp là người
nhận giá. Từ đó ta xác định đường cầu sản phẩm của cá nhân hãng. Mức
giá của thị trường thay đổi theo đó đường cầu của doanh nghiệp cũng
thay đổi tương ứng.
P P

S
E
P D
P0 =
E
b
Q Q
Q P
Hình 6.1a: Đường
E cầu của thị trường Hình 6.1b: Đường cầu doanh
nghiệp đối mặt
- Hàm tổng doanh thu có dạng TR = PQ = bQ nên đường tổng
doanh thu của doanh nghiệp là một đường thẳng dốc lên đi qua góc tọa
độ có độ dốc bằng giá của sản phẩm.

86
P TR = bQ

Q
Hình 6.2: Đường doanh thu của doanh nghiệp
- Hàm doanh thu biên (MR) là đạo hàm của hàm tổng doanh thu
(TR) có dạng là MR = P nên đường cầu trùng với đường doanh thu biên
(hình 6.3).
- Doanh thu trung bình (AR) là doanh thu mà doanh nghiệp nhận
được tính trung bình cho một đơn vị sản phẩm bán ra.
AR = TR/ Q = P
Như vậy, trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì đường cầu,
đường doanh thu biên và doanh thu trung bình đều trùng nhau tại mức
giá của thị trường (hình 6.3).
P

Po = b D ≡ (MR) ≡ (AR)

Q
Hình 6.3: Đường cầu, doanh thu trung bình và doanh thu biên của DN
1.3. Hành vi của doanh nghiệp trong thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo
trong ngắn hạn
a. Tối đa hoá lợi nhuận
Hàm lợi nhuận (Pr) của bất kỳ doanh nghiệp nào, hoạt động trong
bất kỳ loại thị trường nào cũng có dạng:
Pr = TR(Q) – TC(Q) = f(Q)
Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận chung cho mọi doanh nghiệp khi
kinh doanh trên bất kỳ thị trường nào là khi lợi nhuận cực đại thì đạo
hàm của hàm lợi nhuận Pr’(Q) phải bằng không, ta có:
Prmax  Pr’Q = 0  (TR – TC)’Q = 0  MR = MC

87
Đối với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo, do đứng trước đường
cầu hoàn toàn co giãn nên để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp phải
điều chỉnh mức sản lượng cung ứng của mình cho phù hợp với từng mức
giá trên thị trường. Mức sản lượng được xác định tại điểm mà ở đó
đường chi phí biên (MC) bằng doanh thu biên (MR). Do thị trường cạnh
tranh hoàn toàn, MR = P, cho nên mức cung của doanh nghiệp trong thị
trường cạnh tranh hoàn hảo được xác định bởi điều kiện biên: P = MC.
Đây cũng chính là điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp cạnh
tranh hoàn hảo.
Phần lợi nhuận giảm thêm
khi tăng sản lượng từ Q* lên
Phần lợi nhuận tăng thêm Q2
khi tăng sản lượng từ Q1 lên MC
P Q*
AC
A
P MR
d
C
B

0 Q1 Q* Q2 Q
Hình 6.4: Tối đa hóa lợi nhuận của xí nghiệp trong ngắn hạn
Xí nghiệp tối đa hoá lợi nhuận tại điểm A tương ứng với mức sản
lượng Q*, tại đó: MC = MR = P.
Tổng lợi nhuận là diện tích hình chữ nhật PABC, được tính bằng:
Pr(Q*) = TR(Q*) – TC(Q*) = (P – AC). Q* = diện tích PABC
Chúng ta đã phân tích ở phần trên đường doanh thu biên có dạng
nằm ngang và đường chi phí biên có dạng hình chữ U. Tại những mức
sản lượng nhỏ hơn Q*, doanh thu cận biên lớn hơn chi phí cận biên, do
đó nếu doanh nghiệp đang sản xuất ở Q1 (nhỏ hơn Q*) thì doanh nghiệp
nên quyết định mở rộng sản xuất đến Q* để tăng lợi nhuận.
Ngược lại, ở những mức sản lượng nhỏ hơn Q* như Q1, doanh thu
cận biên nhỏ hơn chi phí cận biên làm lợi nhuận doanh nghiệp càng
giảm. Do vậy nếu doanh nghiệp đang sản xuất tại mức sản lượng Q2 (lớn
hơn Q*) thì doanh nghiệp nên quyết định thu hẹp sản xuất về mức sản
lượng Q*. Quyết định thu hẹp sản xuất này sẽ giúp doanh nghiệp tăng lợi
nhuận.
Như vậy, doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa hóa lợi nhuận ở mức
sản lượng Q*, tại đó, đảm bảo điều kiện doanh thu cận biên bằng chi phí
88
cận biên. Mọi sự thay đổi sản xuất làm sản lượng khác Q* đều làm doanh
nghiệp giảm tổng lợi nhuận.
Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn
hảo thì doanh thu biên luôn bằng với giá bán của sản phẩm. Vì thế cân
bằng của hãng sẽ đạt được trong ngắn hạn là khi chi phí cân bằng giá bán
MC = P.
b. Quyết định cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp
Hình vẽ 6.5 cho thấy tình trạng chi phí ngắn hạn của doanh nghiệp
trước 4 mức giá P1 , P2 , P3 , P4 của thị trường.

P SMC

SAC
P4
C
P3 SACmin
B SAVC
P2
SAVCmin
P1 A

O
Hình 6.5: Quyết địnhQcung
1 Q2 Q3 Q4
ứng sản lượng củaQdoanh
nghiệp
Nếu giá thị trường của sản phẩm cao hơn chi phí bình quân tối
thiểụ P4 > SACmin , doanh nghiệp đứng trước mức giá P4 doanh nghiệp sẽ
sản xuất tại mức Q4 để tối đa hóa lợi nhuận do P4 = MC tại Q4.
Nếu giá thị trường của sản phẩm ngang bằng chi phí bình quân tối
thiểu P3 = SACmin , doanh nghiệp sản xuất tại mức sản lượng tương ứng
là Q3 và doanh nghiệp đạt lợi nhuận bằng 0. Mức sản lượng Q3 được gọi
là sản lượng hòa vốn của doanh nghiệp.
Nếu giá thị trường của sản phẩm nhỏ hơn chi phí bình quân tối
thiểu P2 = PTT <SACmin thì doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận âm, tức kinh
doanh lỗ. Lúc này có hai tình huống xảy ra:
+ Khi giá thị trường của sản phẩm nhỏ hơn chi phí bình quân tối
thiểu và lớn hơn chi phí biến đổi bình quân tối thiểu SAVC min < P2 <
SACmin , doanh nghiệp sẽ ứng xử và ra quyết định như thế nào?
Một là, nếu doanh nghiệp ngừng sản xuất với q = 0, doanh thu của
doanh nghiệp bằng không nhưng doanh nghiệp vẫn phải chịu toàn bộ chi

89
phí cố định FC điều đó cho thấy doanh nghiệp phải chịu mức lỗ đúng
bằng toàn bộ chi phí cố định FC.
Hai là, nếu doanh nghiệp tiếp tục sản xuất (tại mức sản lượng q2)
và bán sản phẩm, doanh nghiệp có thể trang trải được chi phí biến đổi do
SAVCmin < P2 đồng thời thu được phần chênh lệch giữa giá bán và chi
phí biến đổi và lấy phần chênh lệch này để bù đắp vào phần lỗ chi phí cố
định FC của doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp tối thiểu hóa thua lỗ.
+ Khi giá thị trường của sản phẩm giảm ngang bằng hoặc nhỏ hơn
chi phí biến đổi bình quân tối thiểu, chẳng hạn với giá PTT = P1 =
SAVCmin , doanh nghiệp sản xuất hay không sản xuất đều sẽ lỗ toàn bộ
FC. Quyết định khôn ngoan là nên đóng cửa vì doanh nghiệp không còn
cơ hội tối thiểu hóa thua lỗ và nếu tiếp tục sản xuất thì có nguy cơ lỗ
nhiều hơn nữa.
Như vậy, q1 được gọi là sản lượng đóng cửa và mức giá P1 =
SAVCmin được gọi là giá đóng cửa của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn
hảo.
1.4 Đƣờng cung của doanh nghiệp trong thị trƣờng cạnh tranh hoàn
hảo trong ngắn hạn
Từ những phân tích ở trên, trong ngắn hạn đường cung của doanh
nghiệp tương ứng với mức sản lượng mà doanh nghiệp cung ứng ra thị
trường với điều kiện biên P = MC và điểm đóng cửa P = SAVCmin .
Đó là phần đường MC tính từ điểm đóng cửa đi lên.
2. THỊ TRƢỜNG ĐỘC QUYỀN HOÀN TOÀN
2.1. Đặc điểm của thị trƣờng độc quyền hoàn toàn
Thị trường độc quyền hoàn toàn là trường hợp đối lập hoàn toàn
với thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Thị trường độc quyền hoàn toàn là thị
trường chỉ có một người bán duy nhất về một sản phẩm riêng biệt và
không có sản phẩm thay thế cho nó. Sản phẩm chỉ do duy nhất nhà độc
quyền cung ứng trên thị trường.
- Toàn bộ thị phần trên thị trường (100% thị phần) là của nhà độc
quyền nên trên thị trường độc quyền hoàn toàn, doanh nghiệp độc quyền
hoàn toàn có sức mạnh của thị trường, biểu thị qua việc doanh nghiệp
độc quyền có quyền định giá cũng như kiểm soát và ấn định sản lượng
cung ra thị trường.
- Điều kiện gia nhập thị trường rất khó, thậm chí bị ngăn cản,
phong tỏa vì thực tế thị trường độc quyền chỉ tồn tại một người bán duy
nhất nên họ sẵn sàng ngăn cản sự xâm nhập của các doanh nghiệp khác.
- Việc nhà độc quyền rút lui khỏi ngành hay ngừng cung cấp sản
phẩm sẽ gây tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế. Vì vậy cần phải có một
cơ chế quản lý hữu hiệu của nhà nước nhằm can thiệp vào thị trường.

90
- Những thay đổi trong giá cả và số lượng cung ứng của các doanh
nghiệp kinh doanh các sản phẩm khác không ảnh hưởng gì đến nhà độc
quyền và ngược lại, những thay đổi trong giá cả và số lượng cung ứng
của nhà độc quyền cũng không ảnh hưởng gì đến các doanh nghiệp khác
do sản phẩm của doanh nghiệp độc quyền sản xuất có tính khác biệt so
với các doanh nghiệp khác.
- Thị trường độc quyền vẫn duy trì các hình thức cạnh tranh phi giá
(quảng cáo, khuyến mãi,…) nhằm giới thiệu và quảng bá cho sản phẩm
độc quyền của mình.
2.2. Đặc điểm của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn
- Việc quyết định giá bán và sản lượng của nhà độc quyền không
chỉ phụ thuộc vào đường chi phí biên mà còn phụ thuộc vào đường cầu
của thị trường nên doanh
nghiệp độc quyền không hình thành đường cung của sản phẩm.
- Đường cầu mà nhà độc quyền đối mặt cũng đồng thời là đường
cầu của thị trường vì doanh nghiệp là nhà cung ứng sản phẩm duy nhất
sản phẩm trên thị trường. Do đó, doanh nghiệp có quyền quyết định giá
sản phẩm. Đường cầu nhà độc quyền đối mặt dốc xuống có độ dốc âm
nên hàm cầu có dạng PD = aQ + b (a < 0).
P

(D) ≡ (AR)
Q
PD = aQ + b = AR
Hình 6.6: Đường cầu của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn
- Đường tổng doanh thu của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn đi
qua góc tọa độ và hàm doanh thu có dạng TR = 2aQ2 + bQ
P

Q
TR = aQ2 + bQ
Hình 6.7: Đường doanh thu của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn

91
- Đường doanh thu biên MR có hệ số góc gấp đôi đường cầu, hàm
doanh thu biên có dạng MR = 2aQ + b.
P/MR

X 2a( X a( Q
MR = 2aQ + b PD = aQ + b
Hình 6.8: Đường cầu và đường doanh thu biên của DN độc quyền hoàn toàn
- Đường doanh thu trung bình (AR) trùng với đường cầu do hàm
doanh thu trung bình có dạng AR = TR/ Q = aQ + b (xem hình 6.6).
2.3. Các lý do đƣa đến độc quyền
- Độc quyền do giảm chi phí nhờ quy mô hay độc quyền do tính
kinh tế theo quy mô: Sản xuất ở mức sản lượng càng lớn làm chi phí bình
quân của doanh nghiệp càng giảm là điều kiện cho doanh nghiệp hạ giá
thành, các doanh nghiệp có cơ hội thu được lợi nhuận cao hơn và có thể
trở thành độc quyền trong ngành.
- Độc quyền do sở hữu phần lớn hoặc toàn bộ các yếu tố đầu vào
chủ yếu của quá trình sản xuất sản phẩm: Khả năng kiểm soát và khống
chế hầu hết đầu vào của quá trình sản xuất sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp
chiếm hầu hết thị phần thị trường bán sản phẩm có yếu tố sản xuất mà
doanh nghiệp đã khống chế và doanh nghiệp trở thành độc quyền. Ví dụ:
Một công ty có thể trở thành độc quyền khi nó kiểm soát được toàn bộ
nguồn cung cấp các nguyên liệu để chế tạo ra một loại sản phẩm nào đó.
Chẳng hạn, Canada sở hữu 9/10 lượng Niken của thế giới.
- Độc quyền sở hữu các bằng phát minh, sáng chế, bản quyền, công
nghệ mới: Một doanh nghiệp có thể có vị trí độc quyền nhờ có được bản
quyền đối với sản phẩm hoặc quy trình công nghệ nhất định.
Ví dụ: Ở Mỹ, luật bảo hộ bản quyền cho phép nhà phát minh có
quyền sử dụng độc quyền trong 17 năm.
- Độc quyền do luật lệ, giấy phép của nhà nước: Các luật định của
chính phủ có thể dẫn đến khả năng độc quyền cho một công ty, một
ngành.
Ví dụ: điện nước, đường sắt... là những lĩnh vực mà xã hội cần,
trong khi thị trường tự do không thể cung cấp tốt và đầy đủ các dịch vụ
này.

92
2.4. Hành vi của doanh nghiệp trong thị trƣờng độc quyền hoàn toàn
trong ngắn hạn
a. Tối đa hoá lợi nhuận
Doanh nghiệp độc quyền vẫn phải tuân theo nguyên tắc chung để
tối đa hóa lợi nhuận như đã nói ở phần trên, đó là:
Prmax  Pr’Q = 0  (TR – TC)’Q = 0  MR = MC
Hình 6.9 mô tả doanh nghiệp độc quyền lựa chọn sản lượng để tối
đa hóa lợi nhuận. Cũng như các doanh nghiệp khác trong ngắn hạn,
doanh nghiệp độc quyền lựa chọn mức sản lượng Q1 để tối đa hoá lợi
nhuận tại điều kiện biên là doanh thu biên phải bằng chi phí biên ngắn
hạn MR = SMC
Khi sản lượng nhà độc quyền cung ứng là Q1, giá bán là P1. Doanh
thu (TR) là diện tích tứ giác 0Q1AP1, chi phí sản xuất (TC) là diện tích tứ
giác 0Q1BC. Lợi nhuận cực đại mà nhà độc quyền thu được là diện tích
ABCP1. Tại mức sản lượng này MR = SMC.

P Pr MC

A AC
P1
C1 PD = aQ
+b
B

0 Q1 Q
MR
Hình 6.9: Tối đa hóa lợi nhuận
Nếu doanh nghiệp cung ứng mức sản lượng Q0 < Q1, khi đó MR
còn lớn hơn MC, nghĩa là doanh nghiệp vẫn tiếp tục kiếm được lợi
nhuận. Vì vậy, mức sản lượng nhỏ hơn Q1 chưa đem đến lợi nhuận tối
đa.
Nếu doanh nghiệp cung ứng mức sản lượng Q2 > Q1, khi đó MR
nhỏ hơn MC, nghĩa là doanh nghiệp không thể tiếp tục kiếm được lợi
nhuận. Vì vậy, mức sản lượng lớn hơn Q1 không đem đến lợi nhuận tối
đa.
b. Tối đa hoá doanh thu
Khi theo đuổi mục tiêu này không nhất thiết là tổng lợi nhuận cũng
tăng và cực đại mà lợi nhuận của doanh nghiệp có thể giảm song nó giúp
nhà độc quyền đạt được mục tiêu tối đa hóa doanh thu của mình.

93
Điều kiện tối đa hóa doanh thu dựa trên phương pháp toán học là
đạo hàm của hàm phải bằng không, nghĩa là đạo hàm của hàm doanh thu
phải bằng không, mà đạo hàm của hàm doanh thu là doanh thu biên,
doanh thu biên cũng chính là độ dốc của đường tổng doanh thu.
TRmax  TR’Q = 0  MR = 0
Khi doanh thu biên dương (MR > 0), tức độ dốc của đường doanh
thu lớn hơn không, thì hàm doanh thu đang ở trạng thái tăng. Khi doanh
thu biên âm (MR < 0), tức độ dốc của đường doanh thu nhỏ hơn không,
thì hàm doanh thu đang ở trạng thái giảm. Khi doanh thu biên bằng
không (MR = 0), tức độ dốc của đường doanh thu bằng không, thì hàm
doanh thu đạt cực đại.
Theo đuổi mục tiêu này doanh nghiệp phải sản xuất tại mức sản
lượng Q* tại đó doanh thu biên của doanh nghiệp MR = 0
Ở mức sản lượng Q1 có MR > 0. Do đó, để tăng doanh thu, doanh
nghiệp cần tăng sản lượng. Tại Q2 là giao điểm của trục hoành với đường
doanh thu biên, tại đó MR = 0 việc bán thêm sản lượng không làm tăng
doanh thu. Ở mức sản lượng Q3 cao hơn Q2 tăng sản lượng sẽ làm giảm
doanh thu do MR < 0. Như vậy doanh nghiệp độc quyền tối đa hóa doanh
thu ở mức sản lượng có MR = 0 chính là mức sản lượng Q2.

MR/TR

TRmax

TR

TR
TR = aQ2 + bQ
6.10: Mối quan
HìnhMR>0 hệ giữa doanh thu biên và doanh thu
MR=0
Q
MR<0
MR = 2aQ + b
c. Quyết định cung ứng sản lƣợng của nhà độc quyền
Nếu giá sản phẩm lớn hơn chi phí bình quân P > SAC , Nhà độc
quyền thu được lợi nhuận dương (xem hình 6.11) là phần diện tích tứ
giác PMBAC.

94
P

MC
B
Pm AC

C A

D
Q
O Qm
MR
Hình 6.11
Nếu giá sản phẩm bằng chi phí bình quân P = SAC, nhà độc quyền
không có lợi nhuận (xem hình 6.12).
P

MC

AC

B
Pm

O Qm
MR D

Hình 6.12
Nếu giá sản phẩm nhỏ hơn chi phí bình quân P1 < SAC, doanh
nghiệp độc quyền sẽ có lợi nhuận âm, tức kinh doanh lỗ, xong có hai tình
huống xảy ra:
+ Khi giá sản phẩm nhỏ hơn chi phí bình quân và lớn hơn chi phí
biến đổi bình quân SAVC < P2 < SAC. Doanh nghiệp độc quyền sẽ ứng
xử và ra quyết định như thế nào (hình 6.13):
95
P MC AC

A
C

AV
P m C

D
Q
O Q
m
MR

Hình 6.13
. Nếu doanh nghiệp ngừng sản xuất, nhà độc quyền vẫn phải chịu toàn
bộ chi phí cố định FC và doanh nghiệp độc quyền có mức lỗ đúng bằng
toàn bộ chi phí cố định FC.
. Nếu doanh nghiệp tiếp tục sản xuất và bán sản phẩm, doanh nghiệp
có thể trang trải được chi phí biến đổi do SAVC < P2 , đồng thời thu được
phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí biến đổi và lấy phần chênh lệch
này để bù đắp vào phần lỗ chi phí cố định FC của doanh nghiệp, nhờ đó
doanh nghiệp tối thiểu hóa thua lỗ.
+ Khi giá sản phẩm giảm ngang bằng hoặc nhỏ hơn chi phí biến đổi
bình quân tối thiểu, chẳng hạn SAVC = P3, doanh nghiệp sản xuất hay
không sản xuất đều đã lỗ toàn bộ FC thì quyết định khôn ngoan là nên
đóng cửa và rời bỏ thị trường vì không còn cơ hội tối thiểu hóa thua lỗ và
nếu tiếp tục sản xuất thì có nguy cơ lỗ nhiều hơn.
P MC
AC
C AV
C

Pm FC

Q
O Qm
Hình 6.14
D

96
Từ những phân tích ở trên, trong ngắn hạn nhà độc quyền tiếp tục
cung ứng sản lượng khi P > SAVC.
d. Định giá của doanh nghiệp độc quyền
Hệ số định giá: Hàm số cầu (tức doanh thu bình quân AR) và hàm
doanh thu biên tế (MR) có mối tương quan về toán học. Tương quan này
thể hiện thông qua hệ số co giãn của cầu đối với giá (ED).
Do MR = TR’Q =(PQ)’Q = P’Q + Q’P = (dP/dQ)Q + P từ đó suy ra
giá mà nhà độc quyền ấn định là:

 ED  1
P = MR   hay MR = P(1- E )
 ED  1 D

Tại mức tối đa hoá lợi nhuận MR = MC, vì vậy:

 ED 
P = MC  
E
 D  1 
e. Tối đa hóa sản lƣợng mà không bị lỗ
P

P1
AC

O Q1 Q2
Hình 6.15 Q
P2
Để quảng cáo hay mở rộng quy mô sản xuất sản phẩm trên thị
trường thông qua tối đa hóa sản lượng nhưng không gây lỗ, nhà độc
quyền cần thỏa mãn các điều kiện sau:
Điều kiện trung bình: Qmax và giá của sản phẩm phải lớn hơn hoặc
bằng chi phí bình quân. Trên hình 5.15 nhà độc quyền sẽ sản xuất tại Q2 ,
bán tại mức giá P2 để thoả mãn điều kiện Qmax và P = AC.
Ví dụ: Nhà độc quyền có hàm TC = 300Q + 32.500 và phương
trình cầu của doanh nghiệp là P = 100 – Q. Để tối đa hóa sản lượng mà
không bị lỗ, nhà độc quyền sản xuất tại Q2 là nghiệm của phương trình
P = AC  P = 100 – Q = AC = TC/ Q = 300 – 32.500/Q
Giải phương trình này ta có Q1 = 50 (loại) Q2 = 650 (chọn)

97
Điều kiện tổng: Qmax và tổng doanh thu lớn hơn hoặc bằng tổng
chi phí. Trên đồ thị tại Hình 6.16, nhà độc quyền sẽ sản xuất tại Q2 , bán
tại mức giá P2 để thoả mãn điều kiện Qmax và TR = TC.
TR/TC

Q
Q1 Q2
Hình 6.16 TR
Vẫn ví dụ trên nhưng lúc này, để tối đa hóa sản lượng mà không bị
lỗ, nhà độc quyền sản xuất tại Q2 là nghiệm của phương trình
TR = TC  PQ = 100Q – Q2 = TC = 300Q – 32.500
Giải phương trình này ta có Q1 = 50 (loại) Q2 = 650 (chọn)
f. Mục tiêu đạt định mức phần trăm lợi nhuận trên chi phí bình quân
Nhà độc quyền, muốn đạt mục tiêu lợi nhuận thu được luôn bằng
a% so với chi phí sản xuất bỏ ra, phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Điều kiện trung bình: P = (1 + a) AC. Nhà độc quyền sẽ sản xuất tại Q2
trên hình 6.17
TR/TC TR/TC (1+a)T
CT
C
(1+a)
AC
zz
z

Q Q
Q Q Q Q
1 2
P 1 2
T
R
Hình 6.17 Hình 6.18
- Điều kiện tổng: TR = (1 + a) TC. Nhà độc quyền sẽ sản xuất tại Q2 trên
hình 6.18
98
Trong đó a là phần trăm định mức lợi nhuận.
Ví dụ: Cho a = 10% thì Q2 là nghiệm của phương trình P =
110%AC hoặc TR = 110%TC.
g. Đo lƣờng sức mạnh độc quyền
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, doanh nghiệp không có sức
mạnh thị trường nên, để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp đặt giá bằng
chi phí biên (P = MC). Còn doanh nghiệp độc quyền bán hoàn toàn có
sức mạnh thị trường nên độc quyền định giá bán cao hơn chi phí biên (P
> MC). Vì vậy, sức mạnh độc quyền là khả năng định giá cao hơn chi phí
biên. Để đo lường sức mạnh của độc quyền, người ta sử dụng hệ số
Lerner và hệ số Bsin.
- Hệ số Lerner được xác định theo công thức:
L = (P – MC)/ P = -1/ ED
0≤L≤1
- Hệ số Bsin được xác định theo công thức:
B = (P – AC)/ P
3. THỊ TRƢỜNG CẠNH TRANH MANG TÍNH ĐỘC QUYỀN
3.1. Đặc điểm của thị trƣờng cạnh tranh mang tính độc quyền và
doanh nghiệp trong thị trƣờng cạnh tranh mang tính độc quyền
Là thị trường hỗn hợp đan xen giữa thị trường cạnh tranh và thị
trường độc quyền hoàn toàn nhưng gần gũi với thị trường cạnh tranh
hoàn hảo. Hay nói cách khác, thị trường cạnh tranh mang tính độc quyền
rất giống với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, song sự khác biệt này là ở
chỗ đã xuất hiện một số nhân tố hay mầm mống của độc quyền. Chẳng
hạn để cạnh tranh các hãng phải làm cho sản phẩm của họ có những nét
khác biệt về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng, bao bì … Thị trường cạnh
tranh mang tính độc quyền là kiểu thị trường có nhiều và gắn với thực
tiễn hơn so với thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
Cũng như cạnh tranh hoàn hảo, trong cạnh tranh mang tính độc
quyền còn tồn tại rất nhiều doanh nghiệp nên việc rút lui khỏi ngành hay
gia nhập ngành là khá dễ dàng.
Độc quyền nhóm và cạnh tranh mang tính độc quyền cũng có các
khác biệt, chẳng hạn: Độc quyền nhóm là một số đơn vị độc quyền bán
một loại sản phẩm, còn cạnh tranh mang tính độc quyền là có nhiều
người cùng bán một loại sản phẩm trên thị trường, tuy nhiên mang tính

99
độc quyền vì sản phẩm của những người bán khác nhau (khác nhau về
nhãn hiệu, mẫu mã, chất lượng và giá cả).
Do sản phẩm của các hãng trong thị trường có thể thay thế cho
nhau ở mức độ cao nhưng không phải thay thế hoàn hảo nên đường cầu
rất thoải.
Điều khác biệt căn bản giữa độc quyền nhóm và cạnh tranh mang
tính độc quyền là số lượng các doanh nghiệp. Hệ quả của sự khác biệt
này là trong độc quyền nhóm các doanh nghiệp lệ thuộc lẫn nhau, còn
trong cạnh tranh mang tính độc quyền mỗi doanh nghiệp không gây ảnh
hưởng tới doanh nghiệp khác.
Do có sự khác biệt về sản phẩm nên các hàng hóa do một doanh
nghiệp cạnh tranh mang tính độc quyền bán ra không phải là hàng hóa có
thể thay thế hoàn hảo cho các hàng hóa của các doanh nghiệp khác trong
cùng một ngành sản xuất nên co giãn của cầu theo giá không thể hoàn
toàn như thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Chính vì vậy, đường cầu mà
doanh nghiệp đối mặt sẽ là một đường cầu dốc xuống về bên phải và
đường doanh thu biên cũng nằm dưới đường cầu (xem hình 6.19).
P

MR
Q

Hình 6.19: Đường cầu và doanh thu của doanh nghiệp cạnh tranh
mang tính độc quyền
Như vậy, trong thị trường cạnh tranh mang tính độc quyền, đường
cầu của doanh nghiệp sẽ dốc xuống về bên phải giống thị trường độc
quyền hoàn toàn nhưng rất thoải. Ở mức độ nhất định người bán cũng có
thể điều khiển giá cả sản phẩm. Tuy nhiên, đường cầu dốc xuống cho
thấy doanh nghiệp chỉ có thể bán được số lượng lớn hơn bằng cách hạ giá
bán. Bằng cách hạ giá bán doanh nghiệp sẽ thu hút thêm được những
khác hàng mới. Cùng với đường cầu dốc xuống, doanh nghiệp có thể làm
100
điều ngược lại là tăng giá cao, khác hẳn với thị trường cạnh tranh hoàn
hảo khi sự tăng giá sẽ làm mất thị phần của doanh nghiệp cạnh tranh
mang tính độc quyền vì khách hàng sẽ chuyển sang mua sản phẩm của
nhiều đối thủ cạnh tranh khác cũng bán sản phẩm giống hệt mình.
3.2. Hành vi của doanh nghiệp trong thị trƣờng cạnh tranh mang
tính độc quyền trong ngắn hạn
P 0
SMC SAC

P1 D
C
A

0 Q1 MR Q
Hình 6.20
Do đường cầu dốc xuống nên doanh nghiệp cạnh tranh mang tính
độc quyền cũng có quy tắc tối đa hóa lợi nhuận giống như đối với độc
quyền hoàn toàn, đó là tối đa hoá lợi nhuận ở mức sản lượng theo điều
kiện biên MR = SMC. Tại mức sản lượng Q1, giá bán ấn định là P1,
doanh nghiệp thu lợi nhuận tối đa tại Q1 là diện tích hình tứ giác A1PBQ1
(phần gạch chéo trên đồ thị). Lợi nhuận kinh tế dương sẽ thu hút các
doanh nghiệp mới nhập ngành, việc nhập ngành của các doanh nghiệp
mới tạo ra trạng thái dài hạn của doanh nghiệp và ngành.
4. THỊ TRƢỜNG ĐỘC QUYỀN NHÓM
4.1. Đặc điểm của thị trƣờng độc quyền nhóm và doanh nghiệp độc
quyền nhóm
Là thị trường có quy mô số lượng doanh nghiệp rất nhỏ; sản phẩm
được phân biệt hay đồng nhất, tương đối giống nhau, có thể thay thế lẫn
nhau..
Vì số lượng doanh nghiệp nhỏ nên thị phần của mỗi doanh nghiệp
rất lớn. Doanh nghiệp có quyền ấn định giá nhưng quyết định giá của
doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến hoạt động và lợi nhuận của doanh
nghiệp khác nên các doanh nghiệp khác sẽ phản ứng lại quyết định của
họ. Chính vì vậy, khi ra quyết định về giá và sản lượng, doanh nghiệp
cũng cần phải quan sát đến phản ứng của đối thủ cạnh tranh, có nghĩa là
101
các doanh nghiệp có sự phụ thuộc nhau. Có sự cản trở trong việc tham
gia thị trường.
Đường cầu thị trường về sản phẩm có thể thiết lập dễ dàng nhưng
rất khó để thiết lập đường cầu của từng doanh nghiệp. Để dựng được
đường cầu của doanh nghiệp, phải dựa trên đường cầu thị trường và
lượng cung ứng của các đối thủ để thiết lập.
Độc quyền nhóm có hai loại: một là độc quyền nhóm có hợp tác và
hai là độc quyền nhóm không hợp tác
4.2. Quyết định sản xuất của doanh nghiệp độc quyền nhóm không
hợp tác
a. Quyết định của doanh nghiệp độc quyền nhóm không hợp tác theo
mô hình Cournot
Giả định mô hình đơn giản:
+ Chỉ có hai doanh nghiệp.
+ Sản xuất sản phẩm giống nhau nên chỉ có một mức giá trên thị
trường
+ Doanh nghiệp cùng cạnh tranh về sản lượng
+ Doanh nghiệp không hợp tác
+ Doanh nghiệp đưa ra quyết định một lần và cùng một lúc về sản
lượng sẽ sản xuất bao nhiêu để tối đa hóa lợi nhuận.
Ví dụ: Hàm cầu thị trường về sản phẩm X là P = b – Q. Có hai
doanh nghiệp sản xuất sản phẩm X, cả hai đều có chi phí biên và chi phí
bình quân băng nhau và không đổi là MC1 = MC2 = AC1 = AC2 = d. Sản
lượng của doanh nghiệp một là Q1, doanh nghiệp hai là Q2, của thị trường
là QTT = Q1 + Q2. Hàm cầu thị trường có dạng PTT = - Q + b = - Q1 - Q2 +
b
- Doanh nghiệp một sản xuất sản lượng là bao nhiêu để tối đa hóa
lợi nhuận hoàn toàn phụ thuộc vào dự đoán của doanh nghiệp một về sản
lượng mà doanh nghiệp hai sản xuất.
Giả sử doanh nghiệp một dự đoán doanh nghiệp hai sản xuất sản
lượng là Q2, hàm cầu của doanh nghiệp một có dạng: P1 = - Q1 + (b - Q2),
do đó hàm doanh thu biên của doanh nghiệp một là MR1 = - 2Q1 + b -
Q2. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp một sản xuất theo nguyên tắc:
MR1 = - 2Q1 + b - Q2 = MC1 = d
Từ đây, ta có thể viết Q1 = f(Q2) = (- Q2 + b – MC1)/ 2 = (- Q2 + b
– d)/ 2
Như vậy, sản lượng doanh nghiệp một sản xuất để tối đa hóa lợi
nhuận hoàn toàn phụ thuộc vào dự đoán sản lượng mà doanh nghiệp hai

102
sản xuất. Phương trình Q1 = f(Q2) = (- Q2 + b – d)/ 2 còn được gọi là
phương trình hay hàm phản ứng của doanh nghiệp một.
Phương trình phản ứng của mỗi doanh nghiệp thể hiện số lượng sản
phẩm mà doanh nghiệp sản xuất để tối đa hóa lợi nhuận, khi sản lượng
của đối thủ coi như đã biết trước.
- Tương tự như phân tích ở trên đối với doanh nghiệp hai: Doanh
nghiệp hai sản xuất sản lượng là bao nhiêu để tối đa hóa lợi nhuận hoàn
toàn phụ thuộc vào dự đoán
của doanh nghiệp hai về sản lượng mà doanh nghiệp một sản xuất.
Giả sử doanh nghiệp hai dự đoán doanh nghiệp một sản xuất sản
lượng là Q1, hàm cầu của doanh nghiệp hai có dạng: P2 = - Q2 + (b – Q1),
do đó hàm doanh thu biên của doanh nghiệp hai là MR2 = - 2Q2 + b – Q1.
Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp hai sản xuất theo nguyên tắc:
MR2 = - 2Q2 + b – Q1 = MC2 = d
Từ đây, ta có thể viết Q2 = f(Q1) = (- Q1 + b – MC2)/ 2 = (- Q1 + b
– d)/ 2
Như vậy, sản lượng doanh nghiệp hai sản xuất để tối đa hóa lợi
nhuận hoàn toàn phụ thuộc vào dự đoán sản lượng mà doanh nghiệp một
sản xuất. Phương trình Q2 = f(Q1) = (- Q1 + b – d)/ 2 còn được gọi là
phương trình hay hàm phản ứng của doanh nghiệp hai.
Từ phương trình phản ứng của doanh nghiệp một và doanh nghiệp
hai, ta có thể dựng được đường phản ứng của doanh nghiệp môt và doanh
nghiệp hai qua hình 6.21
Q2

Q2
Đường phản ứng DN1
Q2
E Thế cân bằng Cournot
Q2
Đường phản ứng DN2

Q1
Q1 Q1 Q1
Hình 6.21: Đường phản ứng theo sản lượng của độc quyền nhóm
không hợp tác
Giao điểm của hai đường phản ứng là thế cân bằng Cournot. Giải
hệ phương trình hai hàm ứng trên ta xác định được thế cân bằng Cournot:

103
Q1 = Q2, giá của sản phẩm là P = b – Q1 – Q2, lợi nhuận của hai
doanh nghiệp bằng nhau, Pr1 = Pr2
Ví dụ: Cho doanh nghiệp 1 (DN1) và doanh nghiệp 2 (DN2) đứng
trước hàm cầu thị trường là P = 150 – Q, trong đó QTT = Q1 + Q2 và MC1
= MC2 = 60
Ta có hàm phản ứng của DN1 là: Q1 = (-Q2 + 150 – 60)/ 2
 Q1 = f(Q2) = -0,5Q2 + 45 (1)
Tương tự, ta có hàm phản ứng của DN2 là: Q2 = (-Q1 + 150 – 60)/ 2
 Q2 = f(Q1) = -0,5Q1 + 45 (2)
Thế cân bằng Cournot là nghiệm của phương trình phản ứng (1) và (2)
Q1 = Q2 = 30, QTT = Q1 + Q2 = 60, PTT = P1 = P2 = 90, Pr1 = Pr2 = 900
b. Quyết định của doanh nghiệp độc quyền nhóm hợp tác
Doanh nghiệp độc quyền nhóm hợp tác cấu kết nhau để tối đa hóa
lợi nhuận sẽ trở thành độc quyền hoàn toàn. Nguyên tắc tối đa hóa lợi
nhuận là chi phí biên của thị trường bằng doanh thu biên của thị trường
tại mức sản lượng QTT là nghiệm của phương trình:
MCTT = d = MRTT = b - 2Q
Sản lượng chung để tối đa hóa lợi nhuận chung là QTT = (b – d)/2,
giá bán là P1 = P2 = PTT = b – Q, sau đó hai doanh nghiệp chia đôi sản
lượng để mỗi doanh nghiệp sản xuất một nửa:
Q1 = Q2 = QTT/2 = (b – d)/4
Giả sử chúng ta vẫn sử dụng giải thiết của bài tập trên cho quyết
định về giá bán và sản lượng sản xuất của doanh nghiệp độc quyền nhóm
hợp tác.
Để tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiện giống độc quyền hoàn toàn là:
MRTT = 150 – 2Q = MCTT = 60
 QTT = 45 nên Q1 = Q2 = QTT/2 = 22,5 và P1 = P2 = PTT = 150 – 45 = 105
Pr1 = Pr2 = 1012,5
Như vậy, khi cấu kết tăng giá bán sản phẩm, giảm sản lượng thì lợi
nhuận của cả 2 doanh nghiệp bằng nhau và cao hơn khi không cấu kết.

104
Phần 3
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

105
106
Chƣơng 7
ĐO LƢỜNG SẢN LƢỢNG QUỐC GIA
1. MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ
1.1. Mục tiêu
Bất kỳ quốc gia nào cũng mong muốn đạt được hai mục tiêu là:
-Ổn định: nhằm giải quyết tốt những vấn đề kinh tế cấp bách như:
lạm phát, suy thoái, thất nghiệp. Đây là mục tiêu trong ngắn hạn.
- Tăng trưởng: là mong muốn làm cho tốc độ tăng của sản lượng
đạt được mức cao nhất mà nền kinh tế có thể thực hiện được. Đây là mục
tiêu trong dài hạn.
Một quốc gia không thể tăng trưởng nếu không ổn định, tuy nhiên
nếu chỉ có ổn định mà không có tăng trưởng thì quốc gia đó cũng không
phát triển được. Tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ có cơ hội cải thiện cuộc
sống dân cư và khả năng vượt qua các nước đi trước.
1.2. Công cụ điều tiết vĩ mô
Để thực hiện được hai mục tiêu trên, chính phủ phải có bốn công
cụ sau đây:
- Chính sách tài khoá: nhằm điều chỉnh thu nhập và chi tiêu của
chính phủ để hướng nền kinh tế vào một mức sản lượng và việc làm
mong muốn. Chính sách tài khoá được thực hiện bằng cách thay đổi thuế
và chi tiêu của chính phủ. Việc thay đổi thuế sẽ làm thay đổi thu nhập
cũng như giá cả hàng hoá; thay đổi chi tiêu ảnh hưởng tới các khoản trợ
cấp và tổng chi tiêu của xã hội, ảnh hưởng đến giá cả, sản lượng, việc
làm...
- Chính sách tiền tệ: chủ yếu tác động đến đầu tư tư nhân, hướng
nền kinh tế vào mức sản lượng và việc làm mong muốn, được thực hiện
trên cơ sở thay đổi lượng cung tiền. Lượng cung tiền thay đổi sẽ ảnh
hưởng đến lãi suất, tỉ giá hối đoái ... từ đó ảnh hưởng đến đầu tư; đầu tư
thay đổi làm thay đổi sản lượng, giá cả...
- Chính sách thu nhập: tác động trực tiếp đến tiền công, giá cả để
kiềm chế lạm phát. Chính sách này có thể thực hiện bằng việc ấn định
giá, lương...
- Chính sách kinh tế đối ngoại: bao gồm chính sách ngoại thương
và quản lý thị trường ngoại hối nhằm khuyến khích hoặc hạn chế xuất
nhập khẩu; chủ động thay đổi tỉ giá hối đoái để tác động vào hoạt động
chung của nền kinh tế.
107
2. CHỈ TIÊU GDP VÀ GNP
Để đánh giá mục tiêu ổn định và tăng trưởng của một quốc gia, các
nước thường sử dụng hai chỉ tiêu cơ bản nhất là GDP và GNP
 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Gross Domestic Product)
Tổng sản phẩm quốc nội là chỉ tiêu phản ánh giá trị bằng tiền của
toàn bộ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trên lãnh thổ một quốc
gia trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm.
 Tổng sản phẩm quốc dân (GNP – Gross National Product)
Tổng sản phẩm quốc dân là chỉ tiêu phản ánh giá trị bằng tiền của
toàn bộ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân một nước tạo ra trong
một khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm.
 Phân biệt GDP và GNP
Giữa GDP và GNP có điểm giống nhau và khác nhau
+ Giống nhau:
GDP và GNP đều được tính toán trên cơ sở giá trị mới (giá trị gia
tăng) chứ không phải tính toàn bộ giá trị làm ra trong thời kỳ đó. Nghĩa
là chỉ tính sản phẩm cuối cùng chứ không tính sản phẩm trung gian.
Sản phẩm trung gian là những loại sản phẩm chỉ dùng một lần
trong quá trình sản xuất. Đó chính là các sản phẩm đầu vào dùng để sản
xuất ra các loại sản phẩm khác, ví dụ bột để làm bánh, vải để may áo….
Sản phẩm trung gian được tính bằng cách cộng toàn bộ chi phí trung gian
của các doanh nghiệp
Sản phẩm cuối cùng là những loại sản phẩm còn lại ngoài sản
phẩm trung gian. Nói cách khác, sản phẩm cuối cùng là sản phẩm để đáp
ứng nhu cầu sử dụng cuối cùng của nền kinh tế.
Như vậy, một sản phẩm có thể là sản phẩm trung gian cũng có thể
là sản phẩm cuối cùng, tùy thuộc vào mục đích sử dụng của người tiêu
dùng. Việc phân chia tính toán sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối
cùng nhằm tránh tình trạng tính trùng lắp đối với cùng một sản phẩm,
nhờ đó tạo nên tính chính xác cho chỉ tiêu GDP và GNP
+ Khác nhau:
GDP là giá trị mới được tính dựa theo lãnh thổ. Nghĩa là, mọi
người, không kể mang quốc tịch nước nào, hiện đang sống trên phạm vi
lãnh thổ của quốc gia đó, khi làm ra giá trị mới đều được tính vào GDP.
Ngược lại, nếu công dân mang quốc tịch quốc gia đó nhưng sống ở nước
ngoài khi làm ra giá trị mới thì không được tính vào GDP của quốc gia
đó.
108
GNP là giá trị mới được tính theo quyền sở hữu. Nghĩa là, mọi
công dân mang quốc tịch quốc gia đó khi làm ra giá trị mới đều được tính
vào GNP cho dù hiện họ đang sống ở nước nào đi nữa. Ngược lại các
công dân mang quốc tịch nước khác hiện đang sống ở quốc gia đó khi
làm ra giá trị mới không được tính vào GNP của quốc gia đó.
Như vậy, GDP và GNP khác nhau ở phần thu nhập ròng từ nước
ngoài (NIA – Net Income from Aboard).
NIA = Thu nhập từ các yếu tố - Thu nhập từ các yếu tố
xuất khẩu nhập khẩu
Ví dụ: Gọi A là phần của công dân Việt Nam làm ra trên lãnh thổ
Việt Nam.
Gọi B là phần của công dân Việt Nam làm ra trên lãnh thổ các
nước.
Gọi C là phần của công dân các nước làm ra trên lãnh thổ Việt
Nam.
GNP = A + B (1)
GDP = A + C (2)
Lấy (1) trừ (2), ta có: GNP – GDP = B – C, đây chính là NIA.
Thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu : giá trị mới do công dân một
nước tạo ra được trên lãnh thổ nước khác. Nó bao gồm tiền công của lao
động đang làm việc ở nước ngoài, thu nhập từ việc sở hữu vốn đầu tư ở
nước ngoài…
Thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu: giá trị mới do công dân nước
khác (mang quốc tịch khác) tạo ra trên lãnh thổ nước này. Nó bao gồm :
tiền công của lao động nước ngoài đang làm việc trong nước, thu nhập từ
việc sở hữu vốn đầu tư của nước ngoài vào trong nước…
GNP = GDP + NIA
NIA có thể nhỏ hơn, lớn hơn hoặc bằng không (0)
Nếu NIA = 0 thì GNP = GDP
Nếu NIA > 0 thì GNP > GDP
Nếu NIA < 0 thì GNP < GDP
3. PHƢƠNG PHÁP TÍNH GDP DANH NGHĨA THEO GIÁ THỊ
TRƢỜNG
3.1 Các khái niệm cơ bản
- Tiêu dùng (C – Consumption) là lượng tiền mà hộ gia đình dùng
để mua các tư liệu tiêu dùng.
109
- Tiết kiệm (S – Saving) là phần còn lại của thu nhập khả dụng sau
khi đã tiêu dùng
- Thu nhập khả dụng (Yd hoặc DI: Disposable Income): là thu
nhập mà người tiêu dùng có quyền sử dụng
Yd = Y – Td hoặc Yd = C + S
- Khấu hao (De – Depreciation) là khoản tiền dùng để bù đắp sự
hao mòn hữu hình của tài sản cố định. Tài sản cố định là những tài sản có
giá trị lớn và được sử dụng trong một thời gian dài (tức sử dụng được
nhiều lần).
- Đầu tƣ tƣ nhân (I – Investiment) đầu tư của doanh nghiệp bao
gồm đầu tư mới tăng và hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính là chênh
lệch tồn kho:
Giá trị tồn kho Giá trị tồn kho
Chênh lệch tồn kho = -
cuối năm đầu năm
Xét về mặt nguồn vốn: Đầu tư gồm khấu hao (đầu tư thay thế) và
đầu tư ròng (đầu tư tăng thêm).
I = Khấu hao + Đầu tư ròng (In: net investment)
- Thuế (Tx - Tax) là nguồn thu quan trọng của chính phủ dùng để
đáp ứng nhu cầu chi tiêu của chính phủ, bao gồm 2 loại:
+ Thuế trực thu (Td – Direct taxes) là loại thuế trực tiếp
đánh vào thu nhập của các thành phần dân cư (thuế thu nhập cá nhân,
thuế di sản...)
+ Thuế gián thu (Ti – Indirect Taxes) là loại thuế gián tiếp
đánh vào thu nhập (thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu
thụ đặc biệt...)
- Chi tiêu của chính phủ bao gồm:
+ Chi mua hàng hoá và dịch vụ (G – Government spending
on goods and services) là khoản tiền chính phủ dùng để trả lương, mua
sắm hàng hoá dịch vụ và đầu tư. Phần này thường được chia thành: Cg -
chính phủ tiêu dùng và Ig - chính phủ đầu tư
+ Chi chuyển nhƣợng (Tr – Transfer Payments) là những
khoản chi tiêu của chính phủ không đòi hỏi bất cứ lượng hàng hóa hay
dịch vụ nào đối lưu trở lại (trả lương hưu, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp
người nghèo…)
- Xuất khẩu (X – Exports) là lượng hàng sản xuất trong nước được
bán ra nước ngoài hay lượng tiền người nước ngoài mua hàng trong
nước.
110
- Nhập khẩu (M – Imports) là lượng tiền mà người trong nước
mua hàng của nước ngoài.
(X-M) được gọi là xuất khẩu ròng.
- Tiền lƣơng (W – Wages) là thu nhập nhận được từ việc cung ứng
sức lao động.
- Tiền thuê (R – rent) là thu nhập có được do cho thuê đất đai, nhà
cửa và các loại tài sản khác.
- Tiền lãi (i - interest) là thu nhập nhận được do cho vay, tiền lãi sẽ
dựa trên mức lãi suất mà hai bên ấn định
- Lợi nhuận (Pr – Profit) là thu nhập còn lại sau khi lấy doanh thu
trừ đi chi phí sản xuất.
3.2 Sơ đồ chu chuyển kinh tế vĩ mô.
I=3.000
C = 5.000 C+I+G M=1.000 Nước ngoài X -
M
S = 500

G = 2.000 9.000 X = 1.000


Tr = 500

Hộ gia đình Chính phủ Doanh nghiệp


GDP = 10.000
Yd = 5.500 Td =
T = 2000
W+R+i+Pr=6.000
1.000
De = 2.500

3.3 Phƣơng pháp tính GDP danh nghĩa theo giá thị trƣờng
 Phƣơng pháp sản xuất (hay giá trị gia tăng): tính những cái
doanh nghiệp mới sản xuất ra.
GDP =  VA ( Tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế)

VA là giá trị mới tăng thêm (Value Added)


VA của doanh nghiệp = Xuất lượng của - Chi phí trung gian
doanh nghiệp của doanh nghiệp

Xuất lượng của một doanh nghiệp: là tổng giá trị hàng hoá sản xuất
được trong năm. Chi phí trung gian là những chi phí về vật chất và dịch
vụ mua bên ngoài dùng một lần trong quá trình sản xuất.
111
Ví dụ: có số liệu như sau:
Doanh nghiệp A sản xuất lúa với chi phí trung gian bằng 0, giá trị
xuất lượng là 20 đvt.
Doanh nghiệp B sản xuất gạo, chi phí trung gian là 20đvt (mua
lúa), giá trị xuất lượng là 25đvt.
Doanh nghiệp C sản xuất bột, chi phí trung gian là 25đvt (mua
gạo), giá trị xuất lượng là 30đvt.
Ta có: VA của doanh nghiệp A là: 20 – 0 = 20
VA của doanh nghiệp B là: 25 – 20 = 5
VA của doanh nghiệp A là: 30 – 25 = 5
Vậy : GDP tính theo phương pháp sản xuất = 20 + 5 + 5 = 30
 Phƣơng pháp chi phí (hay thu nhập hay phân phối): tính
những gì mà thành viên trong nền kinh tế nhận được.

GDP = De + W + R + i + Pr + Ti
 Phƣơng pháp chi tiêu (hay luồng sản phẩm): tính những gì
mà các thành viên trong nền kinh tế bỏ tiền ra mua.

GDP = C + I + G + X – M
Lưu ý: Các kí hiệu trong công thức tính đã được giải thích ở mục
3.1
4. MỞ RỘNG CÁC CHỈ TIÊU KHÁC
4.1. GNP danh nghĩa theo giá thị trƣờng
Theo phần 2 ta đã có công thức
GNP = GDP + NIA
= GDP + (thu nhập từ yếu tố xuất khẩu – thu nhập từ yếu tố
nhập khẩu)
4.2. GNP, GDP theo các loại giá khác
 Giá thị trƣờng và giá yếu tố sản xuất
Thông thường khi so sánh giá cả của các hàng hóa ta thường dựa
vào giá thị trường (market price: mp) của hàng hóa đó. Tuy nhiên, giá thị
trường lại bao gồm cả thuế gián thu, nếu chính phủ tác động đến thuế
gián thu sẽ làm giá thị trường thay đổi mà thực chất là giá trị hàng hóa đó
không hề thay đổi. Vì vậy, có một loại giá không bị tác động bởi thuế đó
là giá yếu tố sản xuất (factor cost: fc)
112
Như vậy, ta có
GDPmp = GDPfc + Ti

và GNPmp = GNPfc + Ti

 Giá hiện hành và giá cố định


Giá hiện hành là giá thị trường của năm tính toán (năm nào tính
theo giá năm đó) còn giá cố định là giá thị trường của một năm nào đó
được chọn làm năm gốc dùng để tính toán cho tất cả các năm khác.
Khi tính theo giá hiện hành ta được chỉ tiêu danh nghĩa (nominal).
Khi tính theo giá cố định ta được chỉ tiêu thực (real) thông qua chỉ số giá
cả.
Như vậy, ta có GDP danh nghĩa
GDP thực =
Chỉ số giá
GNP danh nghĩa
Và GNP thực =
Chỉ số giá
Trong đó, chỉ số giá (price index) là chỉ tiêu phản ánh mức giá
trung bình ở một thời điểm nào đó bằng bao nhiêu phần trăm so với thời
điểm gốc. Ví dụ, chỉ số giá năm 2006 bằng 110% năm 2005 nghĩa là giá
trung bình năm 2006 bằng 110% của năm 2005 hay tăng 10%.
Việc tính toán theo chỉ tiêu danh nghĩa và chỉ tiêu thực nhằm loại
bỏ tình trạng đánh giá sai lệch do tác động của giá cả.
4.3. Một số chỉ tiêu suy ra từ GNP và GDP
- Sản phẩm quốc dân ròng (NNP – Net National Product)
GNP được cấu thành một phần là giá trị những tư liệu sản xuất đã
tiêu hao trong quá trình sản xuất. Vì vậy, sau khi tiêu thụ sản phẩm các
doanh nghiệp trong nền kinh tế phải bù đắp ngay phần các tư liệu sản
xuất đã hao mòn, phần này không trở thành nguồn gốc thu nhập cá nhân
và xã hội.
NNP = GNP – De
- Sản phẩm quốc nội ròng (NDP – Net Domestic Product)
Tương tự như NNP, ta có NDP = GDP - De
- Thu nhập quốc dân (NI - National Income)
Thu nhập quốc dân phản ánh mức thu nhập của công dân một nước
tạo ra, không kể phần tham gia của chính phủ dưới dạng thuế gián thu,
hay NI chính là NNP tính theo giá yếu tố sản xuất (NNPfc)
113
NI = NNP – Ti
- Thu nhập cá nhân PI (Personal Income) là thu nhập thực sự
được phân chia cho các cá nhân trong xã hội.
PI = NI – Pr* + Tr
Trong đó : Pr* là lợi nhuận không chia và nộp cho chính phủ, tức là
các khoản trích ra từ lợi nhuận để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, lập
quỹ...
- Thu nhập khả dụng DI (Dispossable Income) hay YD là thu
nhập mà các hộ gia đình có toàn quyền sử dụng, có thể tiêu dùng, có thể
tiết kiệm hoặc cả tiêu dùng và tiết kiệm
DI = PI - Td
4.4. Các chỉ tiêu để so sánh
 So sánh tốc độ tăng trƣởng của một nền kinh tế:
Các quốc gia phải đánh giá kết quả hoạt động của quốc gia mình
sau mỗi thời kỳ nhất định. Khác với các doanh nghiệp chỉ dựa vào kết
quả là lợi nhuận, một quốc gia quan tâm đến kết quả sử dụng các yếu tố
sản xuất của mình đến mức độ nào để tạo ra sản phẩm phục vụ đời sống
nhân dân quốc gia mình.
Chỉ tiêu GNP và GDP được sử dụng để phân tích những thành tựu
kinh tế của một quốc gia trong thời gian khác nhau. Trong trường hợp
này người ta thường tính tốc độ tăng trưởng của GNP hay GDP thực tế
để tránh sự biến động của giá cả.
Có thể phản ánh tốc độ tăng trưởng của GNP hay GDP bằng nhiều
phương pháp:
- Phƣơng pháp tính tốc độ tăng trƣởng trung bình của nền
kinh tế trong một giai đoạn.

 n-1 
GDP; GNP thực tế năm n 
% V = -1 x100
 GDP; GNP thực tế năm 1 

Trong đó: n là năm cuối giai đoạn


1 là năm đầu giai đoạn
V là tốc độ tăng trưởng trung bình của 1 giai đoạn
- Phƣơng pháp tính tốc độ tăng trƣởng của năm tính toán so
với năm trƣớc
114
GDP, GNP thực năm t – GDP, GNP thực năm (t-1)

V(t) = 100

GDP, GNP thực năm (t-1)

 Phân tích sự thay đổi mức sống của dân cƣ một quốc gia
V =Việc sử dụng GNP, GDP còn để phản ánh sự thay đổi mức sống
của dân cư một quốc gia. Lúc này người ta dùng đến các chỉ tiêu bình
quân đầu người, như:
GNP thực tế
GNP thực tế bình quân đầu người = số dân
GDP thực tế
GDP thực tế bình quân đầu người = số dân
- GNP thực tế bình quân đầu người là thước đo tốt khi xét dưới
khía cạnh số lượng hàng hoá và dịch vụ mà mỗi người dân một nước mua
được.
- GDP thực tế bình quân đầu người là thước đo tốt khi xét dưới
khía cạnh số lượng hàng hoá, dịch vụ sản xuất ra tính bình quân cho một
người dân.
Hiện nay, GNP, GDP là cơ sở quan trọng để các chính phủ đề ra
các chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia mình trong dài hạn cũng
như các chính sách tài chính, tiền tệ trong ngắn hạn.
5. CÁC ĐỒNG NHẤT THỨC CƠ BẢN TRONG KINH TẾ VĨ MÔ
Đồng nhất thức là đẳng thức luôn luôn đúng theo giả định. Đồng
nhất thức thể hiện mối quan hệ giữa các đại lượng kinh tế trong hệ thống
hạch toán quốc gia.
Giả định: - Không có khấu hao và không có lợi nhuận giữ lại
- Mọi khoản thu của chính phủ đều được coi là thuế
- GDP = GNP
5.1. Đồng nhất thức thứ nhất
Ta đã có : Yd = Y – T và Yd = C+S
→ Y = Yd + T = C + S + T (1)
Theo công thức tính GDP bằng phương pháp chi tiêu thì
115
GDP = C + I + G + X – M (2)
Từ (1) và (2): C + S + T = C + I + G + X – M
S+T+M=I+G+X
→Tổng các khoản rút ra = tổng các khoản bơm vào
5.2. Đồng nhất thức thứ hai
Từ đồng nhất thức thứ nhất S + T + M = I + G + X
→(S – I) + (T – G) + (M – X) = 0
→Thâm hụt khu vực này luôn luôn đƣợc bù đắp bằng thặng dƣ của
khu vực khác
5.3. Đồng nhất thức thứ ba
Thuế sẽ là ngân sách chi tiêu cho chính phủ gồm: Cg là tiêu dùng
và Sg là tiết kiệm để đầu tư
→T = Cg +Sg (1)
Mà G = Cg + Ig (2)
(1)(2): T – G = Sg –Ig
Thay vào đồng nhất thức thứ hai, ta có:
(S – I) + (T – G) + (M – X) = 0
→(S – I )+ (Sg - Ig) + (M – X) = 0
→(S + Sg) + (M – X) = (I + Ig)
→Tổng tiết kiệm = Tổng đầu tƣ

116
Chƣơng 8
TỔNG CUNG, TỔNG CẦU VÀ SẢN LƢỢNG CÂN BẰNG

Trong nền kinh tế, các chỉ tiêu về sản lượng, việc làm, lạm phát,
giá cả, thất nghiệp là những chỉ tiêu lớn và quan trọng ở góc độ vĩ mô.
Một trong những nhân tố quan trọng tác động và có ảnh hưởng lớn đến
những chỉ tiêu trên chính là tổng cung và tổng cầu. Vì vậy trong chương
này chúng ta đi sâu vào nghiên cứu tổng cung, tổng cầu và cân bằng tổng
cung tổng cầu cũng như sự thay đổi điểm cân bằng tổng cung, tổng cầu.
1. SẢN LƢỢNG TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH LUẬT OKUN
1.1 Sản lƣợng tiềm năng (Yp – potentialouput)
Sản lượng tiềm năng (còn gọi là GNP, GDP thực tế tự nhiên) là
mức sản lượng tối ưu mà nền kinh tế có thể đạt được trong điều kiện toàn
dụng nguồn lực mà không gây lạm phát cao. Sản lượng tiềm năng còn
được gọi là sản lượng toàn dụng.
Tại sản lượng tiềm năng, toàn dụng nguồn lực nghĩa là nền kinh tế
chỉ duy trì một mức thất nghiệp thực tế bằng đúng thất nghiệp tự nhiên
(Un). Sản lượng tiềm năng phụ thuộc vào số lượng và chất lượng các yếu
tố đầu vào của quá trình sản xuất như vốn, lao động, đất đai và công
nghệ. Như vậy, sản lượng tiềm năng không phải là mức sản lượng tối đa
mà nền kinh tế có thể đạt được cũng như tại sản lượng tiềm năng vẫn còn
thất nghiệp.
Sản lượng tiềm năng phản ánh năng lực sản xuất của một quốc gia
tại một thời điểm nhất định. Khi sản lượng thực tế bằng sản lượng tiềm
năng, năng lực sản xuất được khai thác đầy đủ nên nền kinh tế đạt trạng
thái toàn dụng. Ngược lại, khi sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm
năng, năng lực sản xuất không được khai thác đầy đủ nên nền kinh tế đạt
trạng thái khiếm dụng. Sản lượng tiềm năng tại một thời điểm nào đó sẽ
tương ứng với nguồn lực hiện có, theo thời gian nguồn lực có sự thay đổi
theo xu hướng tăng thì sản lượng tiềm năng cũng có xu hướng tăng theo
tương thích và ngược lại.
Các nền kinh tế thị trường thường gặp phải vấn đề chu kỳ kinh tế.
Vì vậy, việc tìm hiểu khái niệm sản lượng tiềm năng có ý nghĩa quan
trọng đối với các phân tích kinh tế vĩ mô. Liên quan đến chu kì kinh tế là
sự đình trệ sản xuất, thất nghiệp, lạm phát. Sản lượng thực tế thấp hơn so
với sản lượng tiềm năng sẽ tạo ra lượng thất nghiệp thực tế cao hơn thất

117
nghiệp tự nhiên. Ngược lại, nếu sản lượng thực tế cao hơn sản lượng tiềm
năng thì nền kinh tế gặp phải lạm phát cao.
Sản lượng tiềm năng không phụ thuộc vào mức giá mà phụ thuộc
vào nguồn lực của nền kinh tế. Nên ta có đồ thị về đường sản lượng tiềm
năng như sau: P

Y
O YP

Hình 8.1: Đường sản lượng tiêm năng YP


1.2 Định luật OKUN
Tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ làm cho thất nghiệp có xu hướng
giảm thấp bởi vì lực lượng lao động đã được sử dụng tốt hơn để sản xuất
một sản lượng quốc gia lớn hơn. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
thất nghiệp được phát hiện bởi nhà kinh tế Arthur Okun (1929 – 1977) và
1
được gọi là định luật Okun (hay định luật 2  1 ). Về sau các nhà kinh tế
2
đã phát triển định luật này dưới các dạng khác.
- Cách phát biểu thứ nhất của định luật khi sản lượng thực tế thấp
hơn sản lượng tiềm năng:
Khi sản lượng thực tế (Yt ) thấp hơn sản lượng tiềm năng (YP)
hai phần trăm sẽ làm thất nghiệp thực tế (Ut ) tăng thêm 1%.
Yp  Yt
Ut(%) = Un + .50
Yp
Trong đó : Ut : tỉ lệ thất nghiệp thực tế.
Un : tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên.
Yp : sản lượng tiềm năng.
Yt : sản lượng thực tế.
Thực vậy, nếu thất nghiệp thực tế thấp hơn sản lượng iềm năng một
lượng X% thì thất nghiệp sẽ tăng thêm: U=X/2
118
[(YP - Yt)*100]
Trong đó X được xác định bởi X=
YP
X [(YP - Yt)*50]
Nên Ut = 2 = YP
Ut là tỉ lệ thất nghiệp tăng thêm do sản lượng thực tế thấp hơn sản
lượng tiềm năng. Mà tại YP, tỉ lệ thất nghiệp thực tế đã bằng với thất
nghiệp tự nhiên Un nên lúc này tỉ lệ thất nghiệp thực tế Ut% = Un% +
[(YP - Yt)*50]
YP
- Cách phát biểu thứ hai của định luật khi sản lượng thực tế cao
hơn sản lượng tiềm năng:
Khi tốc độ tăng của sản lượng thực tế (y) cao hơn tốc độ tăng của
sản lượng tiềm năng (p) là 2,5% thì thất nghiệp sẽ giảm bớt 1%.
Ut = U(t-1) – 0,4(y – p)
Trong đó: Ut : tỉ lệ thất nghiệp thực tế năm t.
U(t – 1) : tỉ lệ thất nghiệp thực tế năm (t – 1).
p : tốc độ tăng của sản lượng tiềm năng ở năm t so
với năm (t – 1).
y : tốc độ tăng của sản lượng thực tế ở năm t so với
năm (t – 1)
U là tỉ lệ thất nghiệp giảm bớt: Khi y lớn hơn p một lượng là 2,5%
thì thất nghiệp giảm bớt 1%, tức U = - 1. Như vậy, khi y lớn hơn p
một lượng là (y – p)% thì thất nghiệp sẽ giảm bớt một lượng:
U = - 1 (y – p) / 2,5 = - 0,4 (y – p)
Mà : U = Ut – U(t – 1)
Lượng thất nghiệp lúc này sẽ là: Ut = U(t – 1) + U
Ut = U(t-1) – 0,4(y – p)
2. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU TRONG MÔ HÌNH THEO GIÁ
2.1. Tổng cung (AS – Aggregate Supply):
Tổng cung là giá trị bằng tiền của toàn bộ lượng hàng hoá và dịch
vụ mà các doanh nghiệp trong nền kinh tế có khả năng và muốn cung
ứng cho nền kinh tế tại mỗi mức giá trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi.

119
Tổng cung chịu tác dụng của các yếu tố: mức giá chung của nền
kinh tế, chi phí sản xuất (các yếu tố liên quan đến chi phí sản xuất như
thuế, lãi suất, tiền lương…), khả năng nguồn lực của quốc gia như nguồn
tài nguyên, vốn lao động, khoa học công nghệ…
Khi mức giá chung thay đổi, các yếu tố khác không đổi (chi phí sản
xuất, thuế, lãi suất, tiền lương, khả năng nguồn lực) thì những người sản
xuất di chuyển trên đường tổng cung có sự di chuyển dọc đường cung.
Khi mức giá chung không thay đổi, các yếu tố khác thay đổi (chi
phí sản xuất, thuế, lãi suất, tiền lương, khả năng nguồn lực) đường tổng
cung sẽ dịch chuyển.
Trong ngắn hạn: Đường tổng cung phản ánh mối quan hệ giữa mức
giá chung của nền kinh tế và tổng cung khi giá của các yếu tố đầu vào
không đổi. Trong ngắn hạn, đường tổng cung dốc lên nhưng rất thoải do:
trong ngắn hạn, một sự thay đổi giá của đầu ra dù là rất nhỏ nhưng do giá
đầu vào (giá các yếu tố sản xuất) chưa kịp phản ứng tăng theo nên kích
thích doanh nghiệp gia tăng mạnh về sản lượng.
Trong dài hạn: Đường tổng cung phản ánh mối quan hệ giữa mức
giá chung của nền kinh tế và tổng cung khi các giá của các yếu tố đầu
vào đã thay đổi theo hướng tỉ lệ thuận cùng với mức giá chung đầu ra của
nền kinh tế. Trong dài hạn, đường tổng cung dốc lên nhưng rất dốc do
cùng với sự thay đổi giá của đầu ra thì giá của đầu vào là giá các yếu tố
sản xuất đã kịp phản ứng tăng cùng tỉ lệ nên không kích thích doanh
nghiệp gia tăng mạnh về sản lượng mà các doanh nghiệp sẽ duy trì sản
lượng ở mức tối ưu. Điều này có nghĩa là đường tổng cung dài hạn là
đường thẳng đứng tại sản lượng tiềm năng.
SAS
P P
LAS

Y Y
O
Tổng cung trong dài hạn Tổng cung trong ngắn
hạn
Hình 8.2: Đường tổng cung theo giá AS = f(P)

120
2.2. Tổng cầu (AD – Aggregate Demand): AD = f(P)
Tổng cầu là giá trị bằng tiền của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ của
một nước mà hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ và người nước ngoài
muốn mua ở mỗi mức giá trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Tổng cầu cũng chính là tổng chi tiêu của toàn bộ nền kinh tế cho
các hàng hóa và dịch vụ. Tổng cầu về phương diện này tương đương với
tổng sản phẩm quốc nội tính theo phương pháp chi tiêu cho các hàng hóa
và dịch vụ cuối cùng của nền kinh tế.
AD = GDP = C + I + G + X - M
Tổng cầu phụ thuộc vào các yếu tố như : mức giá chung, thu nhập
của dân chúng, chính sách thuế, chi tiêu của chính phủ, khối lượng tiền tệ
cung ứng, lãi suất, đầu tư, xuất khẩu ròng... Những yếu tố này đã làm
thay đổi quyết định chi mua hàng hóa và dịch vụ trong nước, tức ảnh
hưởng đến tổng cầu.
Khi mức giá chung thay đổi, các yếu tố khác không đổi (thu nhập
của dân chúng, chính sách thuế, chi tiêu của chính phủ, đầu tư, xuất khẩu
ròng…), những người mua di chuyển trên đường tổng cầu.
Khi mức giá chung không thay đổi, các yếu tố khác thay đổi (thu
nhập của dân chúng, chính sách thuế, chi tiêu của chính phủ đầu tư, xuất
khẩu ròng…), đường tổng cầu sẽ dịch chuyển.
chỉ số
giá

AD
Hình 8.3: Đường tổng cầu theo giá AD = f(P) Y
2.3 Cân bằng tổng cung, tổng cầu trong mô hình theo giá
 Cân bằng tổng cung, tổng cầu

Ch A
ỉ A D
số D E0
giá
Pt

0 Y0 YP
Hình 8.4: Cân bằng tổng cung tổng cầu

121
E0 là điểm cân bằng tại đó ta xác định được sản lượng bằng Y0 (sản
lượng thực tế Yt) và mức giá cân bằng tại P0. Giá cân bằng và sản lượng
cân bằng được xác định tại điểm mà ở đó tổng cung bằng tổng cầu. Trên
hình…., điểm cân bằng tổng cung, tổng cầu được xác định tại giao điểm
của đường tổng cung và tổng cầu.
Nếu giá thực tế lớn hơn P0 sẽ dẫn đến giá trị bằng tiền của tổng
cung lớn hơn giá trị bằng tiền của tổng cầu. Lúc này nền kinh tế xuất hiện
tình trạng dư thừa hàng hóa, hàng hóa thừa tạo nên áp lực buộc nền kinh
tế giảm giá, giá cả có khuynh hướng giảm về lại P0. Ngược lại, nếu giá
thực tế nhỏ hơn P0 sẽ dẫn đến giá trị bằng tiền của tổng cung nhỏ hơn giá
trị bằng tiền của tổng cầu, nền kinh tế xuất hiện tình trạng thiếu hụt hàng
hóa, hàng hóa thiếu hụt tạo nên áp lực buộc nền kinh tế tăng giá, giá cả
có khuynh hướng tăng về lại P0.

Hình 8.5: Các hình thức cân bằng của AS – AD

 Sự thay đổi trạng thái cân bằng tổng cung, tổng cầu
Sự thay đổi trạng thái cân bằng tổng cung, tổng cầu có thể xảy ra
như sau:

122
Trường hợp một đường tổng cung dịch chuyển
P AS
ASđổi

E’
AD
Y
O
Hình 8.6: Điểm cân bằng thay đổi do AS đổi
Trường hợp hai, đường tổng cầu dịch chuyển
P

AS

E’ ADđổi

E
AD

O Y
Hình 8.7: Điểm cân bằng thay đổi do AD đổi
Trường hợp ba, đường tổng cung và tổng cầu cùng dịch chuyển
P ASđổi

AS

E
E ’ ADđổi
A
D Y
O

Hình 8.8: Điểm cân bằng thay đổi do AS đổi và AD đổi

123
3. XÁC ĐỊNH SẢN LƢỢNG CÂN BẰNG TRONG MÔ HÌNH
TỔNG CUNG, TỔNG CẦU THEO SẢN LƢỢNG
Một số giả định theo học thuyết của Keynes để nghiên cứu
phần này.
Sản lượng quốc gia: không phân biệt GNP, GDP chỉ gọi chung là
sản lượng quốc gia, tức NIA = 0. Kí hiệu Y.
Mọi khoản thu của chính phủ từ GDP đều được xem là thuế, kí
hiệu là Tx.
Toàn bộ nền kinh tế của chính phủ sau khi trừ đi chi chuyển
nhượng cho các thành viên của xã hội được gọi là thuế ròng (T).
T = Tx – Tr , Trong đó: Tx = Td + Ti
Nền kinh tế không có khấu hao và không có lợi nhuận giữ lại
doanh nghiệp.
Gọi Yd là thu nhập khả dụng của nền kinh tế, ta có :
Yd = Y – T
3.1 Các yếu tố của tổng cầu
a. Hàm tiêu dùng và hàm tiết kiệm
 Hàm tiêu dùng
- Khái niệm hàm C = f(Yd): Hàm tiêu dùng phản ánh mối quan hệ
giữa tổng chi tiêu tiêu dùng mong muốn của các hộ gia đình tương ứng
với mỗi mức thu nhập khả dụng.
- Hàm tiêu dùng có dạng: C = f(Yd) = C0 + CmYd
Trong đó:
C0: tiêu dùng tự định, là lượng chi tiêu tối thiểu của hộ gia đình cho
tư liệu sinh hoạt thiết yếu khi thu nhập khả dụng bằng 0. Như vậy, C0 > 0
ngay cả khi Yd = 0 nên C0 còn được gọi là phần tiêu dùng không phụ
thuộc vào thu nhập khả dụng.
Cm: tiêu dùng biên (Mariganal consumption), là lượng thay đổi tiêu
dùng của hộ gia đình khi thu nhập khả dụng thay đổi một đơn vị.

0 < Cm =
c<1
Yd
Yd: thu nhập khả dụng. Thu nhập khả dụng và phần thu nhập mà
các hộ gia đình có toàn quyền quyết định hoặc đem tiêu dùng (C), hoặc

124
tiết kiệm (S) hoặc tiêu dùng và tiết kiệm (C + S). Như vậy, ta có thể viết
công thức xác định:
Yd = C + S
Yd : về giá trị = C + S
Yd : về hiện vật = TLTD + TLSX. Tư liệu tiêu dùng phục vụ cho
con người (C), còn tư liệu sản xuất dùng cho sản xuất (I). Vì vậy, suy ra :
S=I
Yd = C + I
Ví dụ: nếu hộ gia đình có thu nhập khả dụng là Yd = 100, hoặc hộ
gia đình tiêu dùng hết Yd = C = 100, hoặc hộ gia đình dành toàn bộ cho
tiết kiệm Yd = S = 100, hoặc hộ gia đình dành cho tiêu dùng 40 thì tiết
kiệm sẽ là:
S = Yd – C = 100 – 40 = 60
- Đồ thị đường tiêu dùng:

450

C0

Yd
O

Hình 8.9: Đường tiêu dùng


- Những yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng của hộ gia đình:
Thu nhập khả dụng, mức sống của hộ gia đình, thói quen chi tiêu,
lãi suất, lạm phát, tập quán tiêu dùng...
 Hàm tiết kiệm
- Khái niệm hàm S = f(Yd): Hàm tiết kiệm phản ánh mối quan hệ
giữa tổng tiết kiệm mong muốn của các hộ gia đình tương ứng với mỗi
mức thu nhập khả dụng.
Tiết kiệm của hộ gia đình chính là phần chênh lệch giữa thu nhập
khả dụng và tiêu dùng của hộ gia đình: S = Yd – C
S = Yd – C0 - CmYd
125
- Hàm tiết kiệm có dạng: S = f(Yd) = - C0 + (1 - Cm)Yd
Đặt: (1 - Cm) = Sm
Suy ra: S = f(Yd) = - C0 + SmYd
Sm được gọi là tiết kiệm biên: Tiết kiệm biên (Kí hiệu Sm) là lượng
thay đổi của tiết kiệm khi thu nhập khả dụng thay đổi 1 đơn vị.

0 < Sm =
S <1
Yd
- Đồ thị đường tiết kiệm (xem hình 7.10)
Cách dựng đường tiết kiệm dựa trên đường tiêu dùng như sau:
Khi Yd = 0 thì S = - C0, ta có điểm A (-C0 , 0)
Khi Yd = C thì S = 0 ta có điểm B ( 0, Yd = C). Điểm B là điểm
tiêu dùng vừa đủ hay điểm trung hoà. Điểm B được xác định qua việc
dựng đường 450, đường này cho ta thấy rõ mối quan hệ giữa C và S. Các
điểm nằm trên đường 450 có khoảng cách đến trực tung và trục hoành
bằng nhau, tức Yd = C.
Nối điểm A và B ta có đường tiết kiệm.
C&S

B’ C
C0
S
B
450
O Yd

-C0
A
Hình 8.10: Đường tiết kiệm
Ví dụ: giả sử có bảng số liệu sau:
Yd 0 300 600 900 1.200 1.500 1.800 2.100
C 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400 1.600
S -200 -100 0 100 200 300 400 500
126
Theo số liệu bảng trên, ta có : C = 200 + 2/3 Yd
S = -200 + 1/3 Yd.
Cho Yd = 600, ta thiết lập được : Đường C : C = 200 + 2/3 . 60
Đường S : S = -200 + 1/3 .
C&S
600
C

C = 200 +2/3Yd

C E
S = -200 +1/3Yd
200
450
O Yd
600 = Yd

-200 Hình 8.11


Lưu ý : Tung độ gốc của đường C và S là giá trị của C và S khi Yd
= 0.
Trong ví dụ trên, 2/3 là tiêu dùng biên (Cm = 2/3), phản ánh khi thu
nhập khả dụng thay đổi một đơn vị thì tiêu dùng thay đổi 2/3 đơn vị còn
con số 1/3 là tiết kiệm biên (Sm = 1/3), phản ánh khi thu nhập khả dụng
thay đổi một đơn vị thì tiết kiệm thay đổi 1/3 đơn vị.
Trên hình 7.10 điểm B’ là “điểm vừa đủ”, là điểm mà hộ gia đình
đã chi hết toàn bộ thu nhập khả dụng của mình cho các hàng hóa và dịch
vụ cuối cùng, không để dành tiết kiệm. Bên trái, tức phần phía dưới của
điểm vừa đủ, cho thấy tiêu dùng vượt quá thu nhập khả dụng; bên phải,
tức phần phía trên của điểm vừa đủ, cho thấy tiêu dùng thấp hơn thu nhập
khả dụng.
b. Hàm đầu tƣ (I)
Đầu tư có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, vì nó ảnh hưởng
đến sản lượng quốc gia trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn. Đầu tư
phụ thuộc vào các yếu tố như: sản lượng quốc gia, chi phí sản xuất, lãi
suất, thuế...Trong chương trình này chúng ta chỉ xét sự phụ thuộc của đầu
tư vào sản lượng.
- Khái niệm hàm I = f(Y): Hàm đầu tư phản ánh sự phụ thuộc của
lượng đầu tư dự kiến vào mức sản lượng quốc gia (Y).
127
- Hàm tiêu đầu tư có dạng: I = f(Y) = I0 + ImY
Trong đó:
I0: đầu tư tự định, là phần đầu tư không phụ thuộc vào sản lượng.
Đầu tư biên (Im) là lượng thay đổi của đầu tư khi sản lượng thay
đổi một đơn vị.

0 < Im =
I <1
Y
- Đồ thị đường đầu tư:

I I

I = I0 + ImY

I=Io
Io
I0

Y Y
O O

Hình 8.12a: Khi hàm đầu tư có dạng Hình 8.12b: Khi hàm
đầu tư có
I = Io + Im . Y dạng: I = Io
Ví dụ: cho hàm đầu tư có dạng: I = 200 + 0,3 Y
Im= 0,3 là khuynh hướng đầu tư biên theo sản lượng. Khuynh hướng này
cho ta biết khi muốn sản lượng của nền kinh tế tăng thêm 1 đơn vị cần
phải tăng đầu tư thêm 0,3 đơn vị.
c. Hàm chi mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ (G) và hàm thuế
ròng (T)
 Hàm chi mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ
Chi mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ (nói tắt là chi tiêu của
chính phủ) có nhiều loại và rất đa dạng. Tùy góc độ nghiên cứu, chúng ta
có thể phân thành hai loại, đó là: chi cho hoạt động thường xuyên của
chính phủ (như chi lương, chi văn phòng phẩm, quốc phòng... ) và chi
cho hoạt động đầu tư (như đầu tư vào cơ sở hạ tầng, bệnh viện, công
viên...).
128
Khái niệm hàm G = f(Y): Chi mua hàng hóa và dịch vụ của chính
phủ G = f(Y) phản ánh lượng chi mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ
ở các mức sản lượng khác nhau.
Hàm chi tiêu của chính phủ – G: là hàm hằng do lượng mua hàng
hóa và dịch vụ được quyết định thông qua các kế hoạch ngân sách.
G = G0
- Đồ thị hàm chi tiêu của chính phủ

G0 G = G0

O Y

Hình 8.13: Đường chi mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ
 Hàm thuế ròng
- Khái niệm hàm thuế ròng T = f(Y): Hàm thuế ròng phản ánh
mối quan hệ giữa các mức thuế ròng mà Chính phủ có thể thu được với
các mức sản lượng khác nhau.
- Hàm thuế ròng có dạng: T = f(Y) = T0 + TmY
Trong đó: T0: thuế ròng tự định, là phần thuế không phụ thuộc vào
sản lượng.
Thuế ròng biên (Tm) phản ánh lượng thay đổi của thuế ròng khi
sản lượng thay đổi một đơn vị.

0 < Tm =
T <1
Y
Ví dụ: cho hàm thuế ròng có dạng: T = 100 + 0,4 Y
Tm = 0,4 là khuynh hướng thuế ròng biên theo sản lượng. Khuynh
hướng này cho ta biết khi sản lượng của nền kinh tế tăng thêm 1 đơn vị
thì chính phủ sẽ được thêm 0,4 đơn vị tiền thuế.
129
- Đồ thị đường thuế ròng:
T

T = T0 + TmY

T0

Y
O
Hình 8.14: Đường thuế ròng
d. Hàm xuất khẩu
Xuất khẩu là lượng chi tiêu của người nước ngoài để mua hàng
hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước
Khái niệm hàm xuất khẩu X = f(Y): Hàm xuất khẩu phản ánh
lượng tiền mà người nước ngoài dự kiến mua sắm hàng hóa và dịch vụ
sản xuất trong nước ứng với từng mức sản lượng sản xuất trong nước
khác nhau.
Hàm xuất khẩu - X: là hàm hằng do có nhiều nhân tố ảnh hưởng
đến lượng mua hàng hóa và dịch vụ của người nước ngoài về hàng hóa
và dịch vụ sản xuất trong nước, như nhu cầu, thị hiếu, sở thích, thu
nhập… của chính người nước ngoài chứ không dựa vào quy mô, số
lượng hàng hóa dịch vụ được sản xuất trong nước.
X = X0
Đồ thị hàm chi tiêu xuất khẩu

X0 X = X0

Y
O

Hình 8.15: Đường xuất khẩu


130
 Hàm nhập khẩu
Nhập khẩu là lượng chi tiêu của người trong nước để mua hàng hóa
và dịch vụ được sản xuất ở nước ngoài.
- Khái niệm hàm nhập khẩu M = f(Y): Hàm nhập khẩu phản ánh
mối quan hệ giữa lượng tiền mà người trong nước dự kiến mua sắm hàng
hóa và dịch vụ nước ngoài tương ứng với từng mức sản lượng trong
nước khác nhau.
Nhập khẩu có thể là các sản phẩm thuộc tư liệu tiêu dùng như quần
áo, giày dép… hoặc các sản phẩm thuộc tư liệu sản xuất như nhiên liệu,
máy móc thiết bị…
- Hàm nhập khẩu có dạng: M = f(Y) = M0 + MmY
Trong đó: M0: nhập khẩu tự định, là phần nhập khẩu không phụ
thuộc vào sản lượng.
Nhập khẩu biên (Mm) là lượng thay đổi của nhập khẩu khi sản
lượng thay đổi một đơn vị

0 < Mm =
M <1
Y
Ví dụ: cho hàm thuế ròng có dạng: M = 50 + 0,2 Y
0,2 là khuynh hướng nhập khẩu biên theo sản lượng. Khuynh
hướng này cho ta biết khi sản lượng của nền kinh tế tăng thêm 1 đơn vị
thì nhập khẩu của nền kinh tế sẽ tăng thêm 0,2 đơn vị.
- Đồ thị đường nhập khẩu:
M

M = M0 + MmY

M0

Y
O Hình 8.16: Đường nhập khẩu
3.2 Phƣơng trình đƣờng AD
Từ những yếu tố của AD ta có thể viết hàm tổng cầu cho các nền kinh tế
như sau:
 Đối với nền kinh tế giản đơn, hàm tổng cầu có dạng: AD = C + I,
sau đó ta thay hàm C = f(Yd) và I = f(Y) vào hàm tổng cầu của
nền kinh tế giản đơn, ta có hàm:

131
AD = f(Y) = C0 + I0 + (Cm + Im)Yd
Đồ thị đường AD trong nền kinh tế giản đơn:
AD

AD = C0+I0+(Cm+ Im)Y

C0 + I0

O Y

Hình 8.17: Đường tổng cầu trong mô hình kinh tế giải đơn
 Đối với nền kinh tế đóng, cách xác định hàm tổng cầu cũng tương
tự nhưng có thêm thành tố G của tổng cầu và Yd = Y – T nên hàm
tổng cầu của nền kinh tế đóng có dạng: AD = C + I + G. Thay
hàm C(Yd), I(Y), G = G0, ta có:
AD = f(Y) = C0 + I0 + G0 – CmT0 + [Cm(1 – Tm) + Im]Y
Đồ thị đường AD trong nền kinh tế đóng:
AD

AD = C0+I0+G0-CmI0+[(Cm(1-Tm)+Im)]Y

C0+I0+G0- CmI0

O Y
Hình 8.18: Đường tổng cầu trong mô hình kinh tế đóng
 Đối với nền kinh tế mở, chúng ta bổ sung thêm hai yếu tố của nền
kinh tế mở là hàm X và hàm M(Y) thì hàm tổng cầu của nền kinh
tế mở có dạng:
AD = C + I + G + X – M, ta có hàm tổng cầu của nền kinh tế mở
như sau:
AD = f(Y) = C0 + I0 + G0 + X0 – M0 – CmT0 + [Cm(1 – Tm) + Im
– Mm]Y
Đồ thị đường AD trong nền kinh tế mở:

132
AD
Da
DD
DD
AD=C0+I0+G0+X0-M0-CmT0+[(Cm(1-Tm)+Im-Mm)]Y

C0+I0+G0+X0-M0-
CmT0
O Y

Hình 8.19: Đường tổng cầu trong mô hình kinh tế mở


3.3 Xác định sản lƣợng cân bằng trong mô hình tổng cung, tổng cầu
theo sản lƣợng
Sản lượng cân bằng là mức sản lượng mà tại đó tổng cung bằng
tổng cầu hay là mức sản lượng đáp ứng vừa đủ tổng cầu của nó.
Như vậy trong mô hình này sản lượng cân bằng vẫn phải tuân theo
một nguyên tắc chung nhất là AD(Y) = AS(Y).
 Xác định sản lượng cân bằng trong nền kinh tế giản đơn
Trong mô hình đơn giản vì không có chính phủ nên Yd = Y
Y = AD = C + I = C0 + I0 + (Cm + Im)Yd
Đây là phương trình cân bằng sản lượng, nó giúp chúng ta tìm được
mức sản lượng cân bằng khi biết được hàm C và hàm I.
Vế trái = Y là tổng cung, vế phải = C + I là tổng cầu. Cân bằng AS
và AD ta xác định được sản lượng quốc gia chính là mức sản lượng cân
bằng, đồng thời là sản lượng thực tế :
AD Yo = Yt = (C0 + I0)/ (1 – Cm – Im)

E AD=AD0+ADmYd

45
O 0 Y
Y0
Hình 8.20: Sản lượng cân bằng trong mô hình kinh tế giản đơn
133
Nếu có mức Y1 < Y0 thì AD > AS sản lượng sẽ tăng dần, nếu có
mức Y2 > Y0 thì AD < AS và sản lượng sẽ giảm dần, Y0 là mức cân bằng
sẽ ổn định lâu dài.
 Xác định sản lượng cân bằng trong nền kinh tế đóng
Trong mô hình này Yd = Y - T

Y = AD = C + I + G = C0 + I0 + G0 – CmT0 + [Cm(1- Tm) + Im]Y

Đây là phương trình cân bằng sản lượng của nền kinh tế đóng. Ta
có sản lượng cân bằng là:
Yo = Yt = (C0 + I0 + G0 – CmT0)/ [1 – Cm(1 – Tm) – Im]

AD

AD
E

450
O Y
Y0

Hình 8.21: Sản lượng cân bằng trong mô hình kinh tế đóng
 Xác định sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở
Y = AD = C + I + G + X - M = f(Y) = ADo + [Cm(1 – Tm) + Im –
Mm]Y.
Đây là phương trình cân bằng sản lượng của nền kinh tế mở. Ta
có sản lượng cân bằng là:
Yo = Yt = (C0 + I0 + G0 +X0 – M0 – CmT0)/ [1 – Cm(1 – Tm) – Im
+ Mm]
134
AD

AD
E

450
O Y
Y0
Hình 8.22: Sản lượng cân bằng trong mô hình kinh tế mở

3.4. Sự dịch chuyển của điểm cân bằng sản lƣợng


Ở phần này, khi nghiên cứu ta chỉ xét trong mô hình nền kinh tế
mở và từ những nguyên lý chung rút ra kết luận cơ bản cho mô hình nền
kinh tế giản đơn và đóng.
Trong mô hình này, sản lượng cân bằng thay đổi do tổng cầu thay
đổi. Tổng cầu AD thay đổi khi C hoặc I hoặc G hoặc X hoặc M , hay cả
C, I, G, X, M thay đổi.
Với ΔAD = ΔC + ΔI + ΔG + ΔX - ΔM
AD

AD2
E2
AD1

E1
AD

Y=kAD
450

0 Y1 Y2 Y

Hình 8.23: Sự thay đổi trạng thái cân bằng sản lượng

135
Khi có lượng ΔAD thì AD1 chuyển thành AD2, sản lượng tăng từ
Y1 -> Y2.
Do: Y1 = (C0 + I0 + G0 +X0 – M0 – CmT0)/ [1 – Cm(1 – Tm) – Im
+ Mm]
Và Y2 = (C0 + I0 + G0 +X0 – M0 – CmT0 + ΔAD)/ [1 – Cm(1 – Tm) – Im
+ Mm]
Khi AD tăng thì sản lượng cân bằng tăng. Tuy nhiên, mức tăng của
sản lượng cân bằng khác mức tăng của AD. Các nhà kinh tế đưa ra khái
niệm số nhân của tổng cầu để mô tả tác động của AD tới Y.
Khi tổng cầu thay đổi một lượng là ΔAD thì sản lượng cân bằng
thay đổi một lượng là ΔY = Y2 – Y1 = ΔAD/ [1 – Cm(1 – Tm) – Im +
Mm]
Ta đặt: k = 1 / [1 – Cm(1 – Tm) – Im + Mm]
Vậy: ΔY = ΔAD. k (1)
Suy ra: k = ΔY / ΔAD trong đó k > 1
k được gọi là số nhân của tổng cầu.
Từ (1) và (2) ta có khái niệm số nhân của tổng cầu như sau:
Số nhân k của tổng cầu: là hệ số phản ánh sự thay đổi của sản
lượng cân bằng khi tổng cầu thay đổi một đơn vị.
Vì nền kinh tế mà ta phân tích ở trên là nền kinh tế mở, nên:
1
kmở = được gọi là số nhân của nền kinh
1  Cm(1  Tm)  Im Mm
tế mở.
Từ đây, có thể suy ra số nhân của nền kinh tế đóng là:
1
kđóng =
1  Cm(1  Tm)  Im
Và số nhân của nền kinh tế giản đơn là:
1
kgiản đơn =
1  Cm  Im
Mô hình số nhân có ý nghĩa đối với một nền kinh tế còn nhiều tài
nguyên, nhân dụng chưa sử dụng hết. Khi sản lượng thực tế đã đến giới
hạn sản lượng tiềm năng thì việc tăng tổng cầu không thể làm tăng thêm
sản lượng thực tế mà chỉ làm tăng giá bởi vì nguồn tài nguyên đã cạn,
nếu tăng thêm đầu tư thì phải tăng giá các máy móc, thiết bị, nhân công,
… Lúc này, nền kinh tế cần thay đổi tổng cung bằng cách tác động đến
sự thay đổi các nguồn lực của nền kinh tế.

136
Chƣơng 9
TIỀN TỆ VÀ NGÂN HÀNG
1. TIỀN TỆ
1.1 Tiền tệ (Money):
Tiền là bất cứ phương tiện nào được thừa nhận chung để làm vật
trung gian nhằm thanh toán cho việc giao hàng hoặc để thanh toán nợ
nần.
1.2 Chức năng của tiền
- Chức năng cất giữ giá trị: Nếu không có sự tồn tại của tiền,
người nông dân phải cất trữ lúa, gạo; điều này rất bất tiện vì lúa, gạo có
thể bị hư hao. Khi có sự tồn tại của tiền thì người nông dân bán lúa lấy
tiền vì đó là phương tiện cất trữ có thể bảo toàn giá trị.
- Chức năng đo lường giá trị: Tiền có vai trò là thước đo giá trị và
trong nền kinh tế giá của tất cả hàng hóa đều được tính bằng tiền; nhờ đó,
việc trao đổi, mua bán hàng hóa trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn.
- Chức năng phương tiện thanh toán: Trong nền kinh tế, nếu
không có vật ngang giá chung để trao đổi hàng hóa này với hàng hóa kia,
việc lưu thông hàng hóa sẽ gặp khó khăn. Bên canh đó, sẽ có rất nhiều
lọai “giá kép”. Ví dụ: Có 3 người: A có gạo, B có gà, C có vải, chúng ta
có 3 loại giá kép, đó là: gà so với vải, vải so với gạo, gạo so với gà. Nếu
chúng ta có 100 loại hàng hóa thì sẽ có vô số giá. Hơn nữa, người A chưa
chắc sẽ chịu trao đổi với người B.
Khi có vật ngang giá chung là tiền thì việc trao đổi sẽ dễ dàng
hơn. Tiền cho phép con người không phải thực hiện những phương thức
trao đổi quá phức tạp, tốn thời gian. Tiền giúp con người được thuận lợi
hơn trong việc trao đổi, mua bán hàng hóa. Do đó, chức năng quan trọng
của tiền là phương tiện thanh toán.
1.3 Các hình thái của tiền tệ
- Hoá tệ: Tiền bằng hàng hoá tồn tại dưới hình thức một hàng
hóa có giá trị cố hữu. Ví dụ: Vàng, bạc, thuốc lá, vỏ sò.
Giá trị của tiền = giá trị của vật dùng làm tiền.
- Tiền pháp định là loại tiền được tạo ra nhờ nghị định của chính
phủ. Nó không có giá trị cố hữu. Ví dụ: tiền đồng, tiền giấy, séc.
Giá trị của tiền lớn hơn giá trị của vật dùng làm tiền

137
- Bút tệ: tiền thông qua ngân hàng. Tiền ngân hàng là những tài
khoản ngân hàng mà người gửi có thể sử dụng theo nhu cầu bằng cách
viết séc, là những con số mà ngân hàng ghi nợ khách hàng dưới dạng tài
khoản séc.
1.4 Khối lƣợng tiền tệ
Là tổng mức cung tiền tệ, kí hiệu: M1
M1 = Tiền mặt ngoài ngân hàng + Tiền ngân hàng
Tiền mặt ngoài ngân hàng: bao gồm các khoản tiền giấy và tiền
kim loại nằm ngoài ngân hàng, lượng tiền này do các tác nhân trong nền
kinh tế nắm giữ.
Tiền ngân hàng là các khoản kí gửi sử sụng séc, hay tài khoản séc
Lưu ý: Trong kinh tế học, khối tiền tệ có thể là M1, M2… với
những định nghĩa rộng hơn. Trong chương trình này chúng ta sử dụng M1
với nghĩa như trên.
Tiền theo nghĩa rộng
M2 = M1 + Những khoản gửi có thể nhanh chóng chuyển thành
tiền mặt mà hầu như không bị mất mát
M3 = M2 + Những khoản gửi có thể chuyển thành tiền mặt nhưng
tương đối chậm hoặc phải chịu mất mát
M4 = M3 + Chứng khoán kho bạc, thương phiếu, hối phiếu nhận
thanh toán ở ngân hàng
2. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
2.1. Hệ thống ngân hàng

138
Hệ thống ngân hàng ở Việt Nam
 Thời kỳ trước 1986: Ngân hàng 1 cấp
 Thời kỳ 1987 - 1990: Ngân hàng 2 cấp
- Ngân hàng nhà nước
- Ngân hàng chuyên doanh
NH ngoại thương
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn
NH công thương
NH đầu tư và xây dựng …..
 Thời kỳ 1991 đến nay: Ngân hàng 2 cấp
 Ngân hàng nhà nước
 Ngân hàng trung gian
- Ngân hàng trung ương: một cơ quan của chính phủ có chức năng
giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng và có trách nhiệm thực hiện
chỉ đạo chính sách tiền tệ.
- Ngân hàng trung gian (thương mại): những ngân hàng giao dịch
với công chúng trong việc nhận tiền gửi và cho vay, hay còn được gọi là
trung gian tài chính.
2.2 Hoạt động kinh doanh của ngân hàng trung gian
- Kinh doanh
Nhận tiền gửi: tiền sử dụng séc, tiền tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn
Cho vay, đầu tư chứng khoán,…
- Dự trữ
Dự trữ bắt buộc: là lượng tiền mặt mà NHTG phải kí gửi vào quỹ dự trữ
của NHTW.
Dự trữ tùy ý: là lượng tiền mà NHTG giữ lại tại quỹ tiền mặt của mình.
 Dự trữ tuỳ ý (Dty): khoản trên tiền mà các ngân hàng
trung gian dùng để đáp ứng nhu cầu chi trả khách hàng ngày. Có
hai yếu tố quyết định lượng dự trữ tuỳ ý: lãi suất và khả năng dự
đoán lượng tiền hàng ngày.

139
 Dự trữ bắt buộc (Dbb): lượng tiền mặt mà các ngân
hàng trung gian buộc phải kí gởi vào quỹ dự trữ của ngân hàng
trung ương.
Dự trữ bắt buộc giúp ngân hàng trung ương có thể thay đổi khối
lượng cung tiền thông qua việc thay đổi tỉ lệ dự trữ và ngân hàng trung
ương có thể cứu vãn hệ thống ngân hàng khi cần thiết.
 Tỉ lệ dự trữ (d):
Là tỉ số giữa số lượng tiền mặt dự trữ trong toàn bộ hệ thống ngân
hàng so với tổng lượng tiền kí thác tại ngân hàng.
d = (tiền dự trữ) / (tiền ngân hàng hay tiền kí thác)
Tiền dự trữ: DT = Dty + Dbb
DT Dty  Dbb
d= .100  .100
KT KT
Dty
KT = dty (tỉ lệ dự trữ tuỳ ý)
Dbb
KT = dbb (tỉ lệ dự trữ bắt buộc)
d = dty + dbb
d: tỉ lệ dự trữ (%)
DT: tiền dự trữ; KT: tiền kí thác
Dty: dự trữ tuỳ ý, Dbb: dự trữ bắt buộc
2.3. Tiền qua ngân hàng và số nhân của tiền tệ
a. Cách tạo tiền và phá huỷ tiền qua ngân hàng
- Khi có một lượng tiền mặt kí thác vào ngân hàng, lượng tiền này
được chuyển thành lượng bút tệ tương ứng cho người kí thác. Ngân hàng
dùng số tiền kí thác ấy cho vay, người vay lại đem kí thác và chuyển
thành bút tệ … quá trình cứ tiếp diễn … Như vậy từ một lượng tiền kí
thác ban đầu. Ngân hàng thương mại đã tạo ra một lượng bút tệ lớn gấp
nhiều lần số tiền ấy. Ngược lại, khi có một lượng tiền mặt bị rút khỏi
ngân hàng, lượng bút tệ do ngân hàng tạo ra giảm đi tương ứng, đó là
cách tạo tiền và phá huỷ tiền qua ngân hàng.

140
Tài khoản chữ T chỉ ra rằng một ngân hàng: nhận tiền gửi, một phần để
dự trữ, và cho vay phần còn lại. Giả sử tỉ lệ dự trữ là 10% (ta có tài khoản
chữ T như trên)
Quá trình tạo tiền của NHTG

Sử dụng
Các thế hệ Tiền NH tăng tiền gửi vào
ngân hàng thêm
Dự trữ Cho vay

Thứ 1 100 10 90

141
Thứ 2 90 9 81

Thứ 3 81 8,1 72,9

Thứ 4 72,9 7,29 65,61

…….. …… ……. ……..

Thứ 0,00295 0,0002 0,0026


100 95 55

……

Tổng 1.000 100 900


số

Gọi M1 là toàn bộ lượng tiền ngân hàng tăng thêm, ta có:
M1= 100 + 90 + 81 + 72,9 + …
= 100 + (0,9)100 + (0,9)2100 + (0,9)3100 + (0,9)4100 + ….
= [1 + 0,9 + (0,9)2 + (0,9)3 + (0,9)4 + …]100
Mà 0< r <1 thì 1 + r + r2 + r3 + r4 + … = 1
1 r
1
M1  100  (10)100  1000
1  0,9
Quá trình tạo tiền và phá huỷ tiền qua ngân hàng cho ta khái niệm số
nhân của tiền tệ.
b. Số nhân của tiền tệ
Là hệ số phản ánh khối lượng tiền M1 được sinh ra từ một đơn vị
tiền phát hành (tiền mạnh hay tiền cơ sở).
Gọi H là lượng tiền mạnh hay lượng tiền cơ sở, ta có:
H= +
Tiền mặt ngoài Dự trữ trong hệ
ngân hàng thống ngân hàng
M1 = +
Tiền mặt ngoài Các khoản ký thác không thời
M
Gọingân
số nhân
hàngcủa tiền tệ là k thì hạn để sử dụng séc
M1 = kM. H hay ΔM1= kM. ΔH

142
Công thức tính kM
1 m
KM =
md
- KM > 1
- KM nghịch biến với d.
- KM tỉ lệ nghịch với tiền ngoài ngân hàng.
Với m: là tỉ lệ tiền mặt so với tiền kí thác
TM
m= .100
KT
m = tiền mặt ngoài ngân hàng/ tiền ngân hàng
d: là tỉ lệ dự trữ của hệ thống ngân hàng
2.4. Ngân hàng trung ƣơng và mức cung tiền tệ
a. Hàm cầu tiền tệ theo lãi suất (DM)
Khái niệm: Cầu về tiền tệ là mức trung bình của khối tiền tệ mà
mọi người muốn nắm giữ, có thể là tiền mặt ngoài ngân hàng hoặc tiền
sử dụng séc. Bao gồm 2 loại:
 Cầu giao dịch và dự phòng: là lượng tiền dân chúng muốn nắm
giữ trong tay để dùng vào việc mua sắm hàng hoá và dịch vụ có
định trước và không thể định trước.
Lưu ý: Cầu giao dịch và dự phòng không phụ thuộc lãi suất mà phụ thuộc
vào thu nhập.
 Cầu đầu cơ theo lãi suất là lượng tiền người đầu cơ muốn nắm giữ
trong tay để mua các loại chứng khoán trên thị trường.
Lưu ý: Người đầu cơ là người mua bán chứng khoán trên thị trường để
hưởng chênh lệch giá.
Hàm cầu tiền tệ theo lãi suất:
Lãi suất là cái giá phải trả khi vay tiền hay cái giá phải có khi
nắm tiền trong tay
Dạng hàm cầu tiền tệ:
D M = f (r, Y) = D0 + D rm. r + DYm. Y
D rm < 0, vì cầu tiền nghịch biến với lãi suất
DYm > 0, vì cầu tiền đồng biến với lãi suất
143
Trong chương này ta chỉ nghiên cứu cầu tiền phụ thuộc vào lãi
suất, nên ta sử dụng hàm cầu tiền:
DM = f(r) = D0 + Drm .r
DM: cầu tiền tệ theo lãi suất
Do: cầu giao dịch và dự phòng
Dmr: cầu đầu cơ theo lãi suất
r: lãi suất Đồ thị
r
DM
r2

r1

Lƣợng tiền
M’1 M1
Hình 9.1: Cầu tiền theo lãi suất
b.
Hàm
cung 24

tiền
tệ theo lãi suất (SM)
b. Hàm cung tiền tệ theo lãi suất (SM)
Cung tiền tệ theo lãi suất là lượng tiền mà ngân hàng trung ương
và dân chúng muốn cung cấp tương ứng với một lãi suất nhất định. Ở góc
độ lý thuyết, có thể nhận thấy có hai loại tiền được cung ứng là: tiền do
ngân hàng trung ương phát hành và tiền xuất phát từ ngân hàng thương
mại (yêu cầu thanh toán hay các khoản thu)
Cung về tiền (SM) là toàn bộ khối lượng tiền được tạo ra trong nền
kinh tế.
Khối lượng tiền này bao gồm: Tiền mặt ngoài ngân hàng và tiền
ngân hàng (tiền sử dụng séc), được xác định bởi:
M1 = kM.H
Giả định hàm cung tiền tệ theo lãi suất là một hàm hằng (Ngân
hàng Trung ương hoàn toàn quyết định mức phát hành tiền).
Từ đó M1 = kM. H và mức cung tiền tệ SM = M1
SM = M1
Với giả định: M1 do NHTW quyết định, không phụ thuộc vào lãi
suất. Hàm cung tiền theo lãi suất l hàm hằng: SM = f(r) = M1.

144
r
SM = M1

M1 Lượng tiền
Hình 9.2: Cung tiền theo lãi suất
Nếu xem xét thận trọng, SM đồng biến r vì:
Khi r tăng làm chi phí cơ hội nắm giữ tiền tăng:
 Các NHTG giảm dbb làm d giảm theo
 Tiền ngoài ngân hàng giảm
Điều này không ảnh hưởng đến phân tích
c. Cân bằng thị trƣờng tiền tệ
Thị trường tiền tệ cân bằng khi cung và cầu về tiền tệ bằng nhau,
tức là khi lãi suất (r) thỏa mãn phương trình: SM = DM
Với SM = DM thị trường tiền tệ cân bằng ở r0
Khi có r1 < r0 => SM ở A, DM ở B (SM < DM tự điều chỉnh tăng r)
Khi có r2 < r0 => SM ở A’. DM ở B’ (SM > DM tự điều chỉnh giảm r)
2.5. Hàm đầu tƣ theo lãi suất
Đầu tư của nền kinh tế bao gồm đầu tư của tư nhân và đầu tư của
chính phủ, gọi chung là tổng đầu tư I. Với I = Io + Im. Y
Irm là mức đầu tư biên theo r, phản ánh lượng đầu tư thay đổi khi
lãi suất thay đổi, r là lãi suất.
Kết hợp sự phụ thuộc của I vào r và sự phụ thuộc của I vào Y ta
có hàm đầu tư với hai biến số I = f(Y;r).
I = Io + Im. Y + Irm. r
3. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
3.1. Các công cụ của ngân hàng trung ƣơng
a. Mua bán chứng khoán của chính phủ
Khi muốn tăng M1, ngân hàng trung ương mua lại các chứng
khoán từ tay nhân dân

145
Khi muốn giảm M1, ngân hàng trung ương bán chứng khoán ra thị
trường
b. Thay đổi tỉ lệ dự trữ bắt buộc
d = dty + dbb
Thay vế bên phải vào công thức tính kM được
m 1
kM 
m  d ty  d bb
Tóm lại: kM nghịch biến với tỉ lệ dự trữ bắt buộc (dbb), vì vậy
muốn tăng M1 phải giảm dbb, muốn giảm M1 phải tăng dbb. (Khi giảm dbb
nghĩa là tỉ lệ cho vay của ngân hàng tăng, các khoản tiền gửi séc tăng, M1
tăng và ngược lại)
c. Thay đổi tỉ suất chiết khấu
Tỉ suất chiết khấu chính là mức lãi suất mà ngân hàng trung gian
phải trả khi vay tiền ngân hàng trung ương.
Thay đổi lãi suất chiết khấu
 Tăng lãi suất chiết khấu làm giảm cung tiền M1
 Giảm lãi suất chiết khấu làm tăng cung tiền M1
d. Các công cụ khác
- Vận dụng lãi suất kí thác
- Kiểm soát tín dụng
- Ấn định lãi suất cho ngân hàng trung gian
3.2. Chính sách tiền tệ
a. Khái niệm
Chính sách tiền tệ là chính sách tăng hay giảm mức cung tiền tệ
cho nền kinh tế nhằm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
- Cơ chế tác động của chính sách tiền tệ
AD thay đổi do sự thay đổi đầu tư (I). Đầu tư thay đổi dưới tác
dụng của thay đổi lãi suất. Lãi suất thay đổi dưới tác động của lượng tiền
tệ cung ứng:
Khi Yt < Yp, ngân hàng trung ương tăng SM làm cho lãi suất (r)
giảm và I tăng dẫn đến AD tăng và Yt tăng. Trường hợp này gọi là chính
sách mở rộng tiền tệ (Sử dụng các công cụ nhằm làm tăng Yt như mua

146
chứng khoán chính phủ, giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất chiết
Biện
khấu, tăng lãi suấtpháp
tiền gửi sử dụng séc. Từ đó, làm tăng cung tiền, giảm
lãi suất, tăng đầu tư, tăng sản lượng).
 Mua chứng khoán của chính phủ
Khi Yt > Yp, ngân hàng trung ương giảm SM quá trình tác động
lại Giảm
ngược  tỷ lệ
gọi là chính sáchdự thắttrữ
chặt bắt
tiền tệbuộc
(Sử dụng các công cụ nhằm
M
làm giảm S như bán
 Giảm lãichứng
suấtkhoánchiếtchính phủ, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc,
khấu
tăng lãi suất chiết khấu, giảm lãi suất tiền gửi sử dụng séc. Từ đó, làm
 Tăng
giảm cung lãilãisuất
tiền, tăng tiền
suất, giảm đầugửi sửsản
tư, giảm dụng
lượng).séc

r S1M S M
2 r
DM
E1 I = f(r)
r1 r1
r2 E2 r2

M1
I

27

M1 M1+ M1 I1 I2

Hình 9.3: Chính sách mở rộng tiền tệ


b. Định lƣợng cho chính sách tiền tệ
Mục tiêu của việc định lượng là tìm ra mức thay đổi cần thiết của
mức cung tiền tệ (M1) để làm thay đổi mức sản lượng (Y) sao cho sản
lượng cân bằng ở mức sản lượng tiềm năng.
M1 rIADY
Muốn điều chỉnh Y, ta cần điều chỉnh AD sao cho
AD = Y/ K và I = Y/ K (i)
Mà: I = Io + Im. Y + Irm.r ; Irm = I/ r
 r = I/ Irm (ii)
Giả sử ta có: SM = M1
DM = f(r) = D0 + Drm .r
Lãi suất cân bằng lúc đầu được xác định bởi: SM = DM
 M1 = D0 + Drm .r
 M1 – D0
r= = r2
Drm
147
Khi thay đổi lượng cung tiền, ta có hàm cung tiền mới S1M = M1 + M1
Khi đó, lãi suất cân bằng mới là: r =M1 + M1 - D0 = r2
Drm
Từ đó suy ra: r = r2 – r1 = M1/ Drm
 M1 = Drm. r (iii)

M1 =D m. I = = DrY/K
r
Từ (i) (ii) (iii) ta được: = Dr m .
m.
Y
Irm Irm
K. Irm
Hay Drm. Y AD
M1 = = Dr m . r
Irm K Im

148
Chƣơng 10
MÔ HÌNH IS – LM
Đây là mô hình do nhà kinh tế học J.R Hicks đưa ra, dựa trên quan
điểm và lý thuyết của J.M Keynes về chính sách tài khóa và chính sách
tiền tệ, nhằm mô tả sự tác động đồng thời giữa thị trường sản phẩm và thị
trường tiền tệ đến sản lượng cân bằng quốc gia. Sự tác động này diễn ra
theo hướng tạo lập sự cân bằng đồng thời của hai loại thị trường mà theo
thuật ngữ chuyên môn gọi là sự cân bằng chung của nền kinh tế. Mô hình
IS – LM bao gồm hai bộ phận chính là đường IS và đường LM. Đường
IS biểu thị thị trường hàng hóa và dịch vụ (đã nghiên cứu trong chương
8). Đường LM biểu thị thị trường tiền tệ (đã nghiên cứu ở chương 9). Lãi
suất là nhân tố liên kết chính các bộ phận trong mô hình IS – LM lại với
nhau. Từ đó, mô hình đưa ra cách thức xác định tổng cầu thông qua tác
động qua lại giữa các lực của thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ,
kéo theo sự tác động đến sản lượng cân bằng quốc gia.
1. ĐƢỜNG IS (INVESTMENT EQUAL SAVING)
1.1. Khái niệm
Đường IS là đường mô tả tất cả các phối hợp khác nhau giữa lãi
suất (r) và sản lượng (Y) mà tại đó thị trường hàng hóa và dịch vụ cân
bằng.
1.2. Mục đích xây dựng đƣờng IS
Mô tả sự tác động của lãi suất đối với sản lượng cân bằng trong
điều kiện những yếu tố khác không đổi (chi tiêu chính phủ, thu nhập khả
dụng, chính sách thuế, chính sách ngoại thương, tỉ giá hối đoái…).
1.3. Cách dựng đƣờng IS
Trong chương 8, chúng ta đã phân tích sự tác động giữa lãi suất và
sản lượng. Vì vậy, để xây dựng đường IS, chúng ta bắt đầu từ việc thay
đổi của lãi suất.
 Khi lãi suất tăng thì đầu tư sẽ giảm, đồng thời tiêu dùng cũng
giảm (vì các hộ gia đình tiết kiệm nhiều hơn) dẫn đến tổng cầu giảm, kéo
theo sản lượng cân bằng cũng sẽ giảm .
 Khi lãi suất giảm thì đầu tư sẽ tăng, đồng thời tiêu dùng tăng (các
hộ gia đình có thể vay nhiều hơn cho tiêu dùng) dẫn đến tổng cầu tăng,
kéo theo sản lượng cân bằng tăng.
 Cách dựng đƣờng IS nhƣ sau :
Trên hình 10.1, với mức lãi suất ban đầu là r1 , đầu tư là I1, tổng
cầu là AD1, lúc này, sản lượng cân bằng là Y1. Kết hợp lãi suất r1 và sản

149
lượng cân bằng Y1 ta được tổ hợp E. Điểm E cho thấy: thị trường hàng
hóa đang cân bằng với mức sản lượng cân bằng là Y1.
Giả sử vì một lý do nào đó, lãi suất tăng lên r2, lúc này đầu tư sẽ
giảm xuống còn I2. Tổng cầu sẽ giảm và dịch chuyển xuống dưới đến vị
trí AD2. Tại đây, sản lượng cân bằng là Y2, giảm so với Y1 ban đầu. Kết
hợp lãi suất r2 và sản lượng cân bằng Y2 ta được tổ hợp F. Tại điểm F cho
thấy: thị trường hàng hóa đang cân bằng với mức sản lượng cân bằng là
Y2.
Nếu tiếp tục cho lãi suất tăng (hoặc giảm) liên tục thành r3, r4…thì
ta cũng sẽ có thêm các tổ hợp tương tự như E, F mà tại đó thị trường
hàng hóa cân bằng.
Tập hợp tất cả tổ hợp trên lại, ta sẽ được đường IS.

Hình 10.1: Cách xây dựng đường IS


1.4. Ý nghĩa của đƣờng IS
 Thứ nhất: Đường IS phản ánh tất cả những tổ hợp khác nhau giữa
lãi suất và sản lượng mà tại đó, thị trường hàng hóa là cân bằng. Vì vậy,
tất cả những điểm (tổ hợp) giữa lãi suất và sản lượng nằm ngoài đường

150
IS đều thể hiện tình trạng không cân bằng của thị trường hàng hóa,
nghĩa là tại những điểm nằm ngoài đường IS thì:
o Y≠C+I+G+X–M
o S+T+M≠I+G+X
o S + Sg + M – X ≠ I + Ig
Thật vậy, hình 10.2 cho thấy: giả sử nền kinh tế đang nằm tại điểm
H, bên trái đường IS. Điểm H tương ứng với lãi suất r1 và sản lượng Y2.
Như phân tích ở trên, tại lãi suất r1 thì tổng cầu là AD1, thị trường
sản phẩm cân bằng tại sản lượng Y1, nghĩa là : tổng cầu bằng tổng cung
hay AD1 = Y1. Trong khi đó, tại điểm H thì: tổng cung = Y2 < Y1. Do
vậy, tại H ta có: Y2 < AD1, nghĩa là tổng cung nhỏ hơn tổng cầu, dẫn đến
mức giá tăng, dự trữ hàng hóa thực tế tại các doanh nghiệp sẽ giảm đi so
với dự kiến, các doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng sản xuất cho đến khi sản
lượng tăng đến Y1. Lúc này, nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng trên thị
trường hàng hóa tại điểm E, nằm trên đường IS. Tình trạng tương tự sẽ
diễn ra cho trường hợp nền kinh tế nằm tại điểm I, bên phải đường IS.
Yêu cầu: Hãy mô tả và giải thích cách thức nền kinh tế tự điều chỉnh
để quay về đường IS khi nền kinh tế nằm tại điểm I, bên phải đường IS.

Hình 10.2: Xu hướng hội tụ về đường IS

151
Tóm lại: Thị trường sản phẩm chỉ cân bằng khi nền kinh tế nằm
trên đường IS. Khi nền kinh tế không nằm trên đường IS, tức là thị
trường sản phẩm không cân bằng thì nền kinh tế sẽ tự điều chỉnh để quay
về điểm cân bằng.
 Thứ hai: Đường IS cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa lãi
suất và sản lượng cân bằng.
 Thứ ba : Độ dốc đường IS phụ thuộc độ nhạy của đầu tư vào lãi
suất
Đường IS dốc xuống từ trái qua phải và độ dốc của đường IS phụ
thuộc “độ nhạy” của đầu tư vào lãi suất, cụ thể:
+ “Độ nhạy” thấp: nếu lãi suất tăng thì đầu tư giảm ít, tổng cầu
giảm ít, sản lượng cân bằng giảm ít, đường IS dốc nhiều: độ dốc lớn.
+ “Độ nhạy” cao: nếu lãi suất tăng, đầu tư giảm mạnh, tổng cầu
giảm mạnh, sản lượng cân bằng giảm mạnh, đường IS thoải: độ dốc bé.
1.5. Phƣơng trình đƣờng IS
Đường IS mô tả mối quan hệ phụ thuộc giữa sản lượng vào lãi suất,
thông qua đầu tư. Vì vậy, ta có thể mô tả mối quan hệ trên bằng hàm số:
Y = f ( r ).
Đồng thời đường IS cũng cho thấy tất cả các điểm nằm trên nó đều
thể hiện tình trạng cân bằng của nền kinh tế trên thị trường sản phẩm, tức
là AS = AD hay Y = AD.
Kết hợp hai điều trên, để tìm phương trình đường IS ta giải phương
trình:
Y = AD = C + I + G + X – M (1)
Trong đó: C = Co + Cm.Yd; I = I0 + Im.Y + Irm.r; G = G0; X = X0; M = M0 +
Mm.Y; T = T0 + Tm.Y
Thay các hàm trên vào (1) ta được:
Y = Co + Cm.Yd+ I0 + Im.Y + Irm.r + G0+ X0 - M0 - Mm.Y.
 Y = (C0 + I0 + G0 + X0 – M0) + Cm (Y – T0 – Tm .Y) + Im.Y + Irm.r -
Mm.Y
 Y = (C0 + I0 + G0 + X0 – M0) – Cm.T0+ Cm (Y– Tm .Y) + Im.Y + Irm.r -
Mm.Y
 Y = (C0 + I0 + G0 + X0 – M0 – Cm.T0) + [Cm (1– Tm) + Im - Mm.]Y +
Irm.r

 C0 + I0 + G0 + X0 – M0 – Cm.T0 + Irm.r
Y = 1 - Cm (1– Tm) - Im + Mm

Y = k (C0 + I0 + G0 + X0 – M0 – Cm.T0) + k.Irm.r
Với k = 1/ 1 - Cm (1– Tm) - Im + Mm
Đó là phương trình đường IS. Có thể viết gọn như sau:

Y = k.A0 + k.Irm.r
Với A0 = C0 + I0 + G0 + X0 – M0 – Cm.T0.
152
Lưu ý: Vì k>1 và Irm < 0 nên k.Irm < 0. Do vậy, Y và r có mối
quan hệ nghịch biến với nhau.
Ví dụ: Sau đây là phương trình của một đường IS:
Y= 3.250 – 153.r
1.6. Sự di chuyển và dịch chuyển đƣờng IS
a. Sự di chuyển
Dựa vào phương trình đường IS, ta nhận thấy: nếu xét theo quan hệ
hàm và biến thì sản lượng Y là hàm còn lãi suất r là biến: Y = f( r ).
Khi lãi suất r thay đổi thì sản lượng Y thay đổi theo (quan hệ
nghịch biến). Lúc này có sự trượt dọc đường IS, hay nói cách khác là có
sự di chuyển trên đường IS.
Thực vậy, hình 10.3 cho thấy: Lãi suất tăng từ r1 lên r2 làm sản
lượng Y giảm từ Y1 xuống Y2. Lúc này có sự di chuyển từ điểm A (r1,
Y1) đến điểm B (r2, Y2).
r

B
r2
A
r1
H

Y2 Y1 Y
Hình 10.3: Sự di chuyển dọc đường IS
b. Sự dịch chuyển
Như đã phân tích trong những chương trước thì ngoài yếu tố lãi
suất, AD còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác (chi tiêu chính phủ, chính
sách thuế, chính sách ngoại thương, tỉ giá hối đoái, tâm lý tiêu dùng, đầu
tư tư nhân…). Khi có bất cứ yếu tố nào, ngoài lãi suất, thay đổi thì sẽ làm
AD thay đổi, do đó sẽ làm thay đổi Y. Từ đó, đường IS cũng sẽ thay đổi
(dịch chuyển) theo.
Trên hình 10.4, giả sử lúc đầu nền kinh tế đang nằm tại điểm E (r1,
Y1). Sau đó, chính phủ thực hiện chính sách gia tăng xuất khẩu làm kim
ngạch xuất khẩu tăng lên, dẫn đến AD tăng thêm một lượng AD =X,

153
làm đường AD dịch chuyển từ vị trí AD1 lên đến vị trí AD2, cắt đường
450 tại điểm mới, cho ra sản lượng cân bằng Y2 mới.
Lúc này, lãi suất vẫn là r1 nhưng sản lượng cân bằng là Y2. Thị
trường sản phẩm cân bằng tại điểm F (r1, Y2). Đường IS sẽ dịch chuyển
sang phải, đi qua điểm F.

AD2
AD
B

AD1

r
Y1 Y2 Y

E
r1 F

IS2

IS1

Y1 Y2 Y

Hình 10.4: Sự dịch chuyển đường IS


Tình trạng tương tự sẽ xảy ra tại các mức lãi suất r2, r3…: Các yếu
tố khác với lãi suất thay đổi sẽ làm AD thay đổi và dẫn đến sản lượng cân
bằng sẽ thay đổi theo, tạo nên các điểm cân bằng mới trên thị trường sản
phẩm. Đường IS sẽ thay đổi vị trí.
Nguyên tắc dịch chuyển của đƣờng IS:
 Khi các yếu tố, khác với lãi suất, thay đổi làm tăng AD thì đường IS
dịch chuyển sang phải tương ứng với sự tăng của sản lượng cân bằng
(chẳng hạn chính sách tài khóa mở rộng tăng G, giảm T làm đường IS
dịch chuyển sang phải).

154
 Khi các yếu tố, khác với lãi suất, thay đổi làm giảm AD thì đường
IS dịch chuyển sang trái tương ứng với sự giảm của sản lượng cân bằng.

2. ĐƢỜNG LM (LIQUIDITY PREFERENCE AND MONEY


SUPPLY)
 Khái niệm
Đường LM là đường tập hợp tất cả các tổ hợp khác nhau giữa sản
lượng và lãi suất mà tại đó thị trường tiền tệ cân bằng.
 Mục đích xây dựng đƣờng LM
Mô tả sự tác động của sản lượng đối với lãi suất cân bằng trong
điều kiện các yếu tố khác không đổi (cung tiền, cầu tiền…).
 Cách xây dựng đƣờng LM
Để vẽ đường LM cần nhớ lại trạng thái cân bằng của thị trường tiền
tệ (đã phân tích ở chương 9). Đó là trạng thái mà cung tiền bằng cầu tiền
tại một mức lãi suất xác định, tức là: SM = DM.
Ta có: DM = f(r, Y) = D0 + Dr m.r + DY m.Y (với Dr m < 0 và DY m
>0).
Từ phương trình trên ta thấy, khi sản lượng Y thay đổi thì cầu tiền
DM cũng thay đổi theo, dẫn đến lãi suất cân bằng cũng sẽ thay đổi (với
điều kiện cung tiền SM không đổi), hình thành sự cân bằng mới trên thị
trường tiền tệ với lãi suất cân bằng mới. Xuất phát từ điều này, ý tưởng
về cách dựng đường LM là dựa vào sự thay đổi
của sản lượng Y.
r r

M
S
LM

r2

M 1
D 2

M r1
D 1
1

M1 Y1 Y2 Y

Hình 10.5: Cách xây dựng đường LM

155
Cách xây dựng đƣờng LM
 Hình 10.5 cho thấy: giả sử ban đầu sản lượng là Y1 tương ứng với
lượng cầu tiền là DM1. Lúc này lãi suất cân bằng là r1 và thị
trường tiền tệ cân bằng tại mức lãi suất này.
 Vì một lý do nào đó, sản lượng tăng lên thành Y2, cầu tiền cũng
sẽ tăng lên thành DM2, lãi suất cân bằng là r2, thị trường tiền tệ
cân bằng tại mức lãi suất r2.
 Tương tự, cho sản lượng Y thay đổi với những mức giá trị khác
nhau thì cầu tiền cũng thay đổi theo, tương ứng lãi suất cân bằng
cũng sẽ thay đổi. Do đó, ta có thể xác định được vô số những tập
hợp khác nhau giữa sản lượng và lãi suất mà tại đó thị trường tiền
tệ cân bằng.
 Tập hợp tất cả những tổ hợp giữa sản lượng và lãi suất mà tại đó
thị trường tiền tệ cân bằng, ta sẽ được đường LM.
Phƣơng trình đƣờng LM
Đường LM mô tả sự tác động của sản lượng đến lãi suất, thông qua
sự thay đổi của cầu tiền, mà tại đó thị trường tiền tệ cân bằng. Vì vậy,
phương trình đường LM phải thỏa các điều kiện sau:
SM = DM (1)
DM = f(r, Y) = D0 + Drm.r + DYm.Y (2)
Thế (2) vào (1) ta được:
M1 = D0 + Drm.r + DYm.Y  Y
r = (M1 - D0) - D m . Y
Dr m D rm

Chính là phương trình đường LM


Ví dụ : Phương trình sau đây là phương trình đường LM : r = - 1
+ 0,002Y (với SM = 600, DM = 500 + 0,2Y – 100r)
Ý nghĩa đƣờng LM
 Thứ nhất: Đường LM phản ánh tất cả những tổ hợp khác nhau
giữa lãi suất và sản lượng mà tại đó, thị trường tiền tệ là cân bằng. Vì vậy,
tất cả những điểm (tổ hợp) giữa lãi suất và sản lượng nằm ngoài đường
LM đều thể hiện tình trạng không cân bằng của thị trường tiền tệ, nghĩa
là tại những điểm nằm ngoài đường LM thì: SM # DM
Thật vậy, hình 10.6 cho thấy: giả sử nền kinh tế đang nằm tại điểm
H, bên trái đường LM. Điểm H tương ứng với lãi suất r2 và sản lượng Y1.
156
Tại đây, với mức sản lượng Y1, cầu tiền là DM1. Thị trường tiền tệ
cân bằng tại đây là r1. Tuy nhiên, tại điểm H thì lãi suất là r2 nên thị
trường tiền tệ không cân bằng.
Tại mức lãi suất r2, cầu tiền < cung tiền (lượng dư cung tiền được
thể hiện bằng đoạn AB). Thị trường tiền tệ sẽ điều chỉnh theo hướng
giảm lãi suất. Lãi suất giảm dẫn đến cầu tiền tăng. Lãi suất giảm cho đến
khi cầu tiền tăng bằng đúng cung tiền. Đó là mức lãi suất r1. Lúc này, nền
kinh tế chuyển từ điểm H sang điểm G và thị trường tiền tệ cân bằng.
Tình trạng tương tự sẽ diễn ra cho trường hợp nền kinh tế nằm tại
điểm I, bên phải đường LM.
r M r
S
LM

B H
r2

1 A M
D 2
r1 I
1 M G
C D 1

M1 Y1 Y2 Y

Hình 10.6 : Xu hướng quay về đường LM


Yêu cầu: Hãy mô tả và giải thích cách thức nền kinh tế tự điều
chỉnh để quay về đường LM khi nền kinh tế nằm tại điểm I, bên phải
đường LM.
Tóm lại: Thị trường tiền tệ chỉ cân bằng khi nền kinh tế nằm trên
đường LM. Khi nền kinh tế không nằm trên đường LM, tức là thị trường
tiền tệ không cân bằng, thì nền kinh tế sẽ tự điều chỉnh để quay về điểm
cân bằng.
 Thứ hai: Đường LM cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa lãi suất
và sản lượng cân bằng.
 Thứ ba: Độ dốc đường LM phụ thuộc “độ nhạy”của cầu tiền vào
sản lượng.
Đường LM dốc lên từ trái qua phải và độ dốc của đường LM phụ
thuộc “độ nhạy” của cầu tiền vào sản lượng, cụ thể:
+ “Độ nhạy” thấp: nếu sản lượng tăng thì cầu về tiền tăng ít, lãi suất
cân bằng tăng ít, đường LM thoải: độ dốc ít.

157
+ “Độ nhạy” cao: nếu sản lượng tăng, cầu về tiền tăng mạnh, lãi
suất cân bằng tăng mạnh, đường LM dốc nhiều: độ dốc lớn.
2.1. Sự di chuyển và dịch chuyển đƣờng LM
a. Sự di chuyển
Dựa vào phương trình đường LM, ta nhận thấy: nếu xét theo quan
hệ hàm và biến thì sản lượng Y là biến còn lãi suất r là hàm: r = f( Y ).
 Khi sản lượng Y thay đổi thì lãi suất r thay đổi theo (quan hệ
đồng biến). Lúc này có sự trượt dọc đường LM, hay nói cách khác là có
sự di chuyển trên đường LM.
Thực vậy, hình 10.7 cho thấy: khi sản lượng tăng từ Y1 lên Y2
làm lãi suất tăng từ r1 lên r2. Lúc này có sự di chuyển từ điểm A (r1, Y1)
đến điểm B (r2, Y2).
r
LM

r2

1 B

r1
A
1

Y1 Y2 Y

Hình 10.7: Sự di chuyển dọc đường LM

Khi sản lượng Y thay đổi (các yếu tố khác không đổi) thì sẽ diễn
ra sự di chuyển dọc đường LM.
b. Sự dịch chuyển
Ngoài sản lượng Y, lãi suất r còn chịu tác động bởi nhiều yếu tố
khác: mức giá chung của nền kinh tế, khủng khoảng kinh tế… (tác động
trực tiếp đến lượng cầu tiền), lượng cung tiền trong nền kinh tế. Khi các
yếu tố này thay đổi thì lãi suất r thay đổi và dẫn đến sự dịch chuyển
đường LM.

158
r r
SM1 SM2
LM1

C LM2
r1

1
r2 DM
1
D

M1 Y1 Y

Hình 10.8: Sự dịch chuyển đường LM do lượng cung tiền thay đổi

Lượng cung tiền tăng -> đường SM dịch chuyển sang phải -> lãi suất
giảm từ r1 xuống r2 -> điểm cân bằng trên thị trường tiền tệ dịch
chuyển từ điểm C xuống điểm D-> đường LM dịch chuyển xuống dưới

2.2. Nguyên tắc dịch chuyển đƣờng LM


 Nếu các yếu tố khác với sản lượng Y thay đổi làm lãi suất thay
đổi theo hướng tăng thì đường LM dịch chuyển lên trên; ví dụ, lượng
cung tiền giảm thì đường Sm sẽ dịch chuyển sang trái, dẫn đến r tăng,
đường LM dịch chuyển lên trên.
 Nếu các yếu tố khác với sản lượng Y thay đổi làm lãi suất thay
đổi theo hướng giảm thì đường LM dịch chuyển xuống dưới; ví dụ, lượng
cung tiền tăng thì đường Sm dịch chuyển sang phải dẫn đến r giảm,
đường LM dịch chuyển xuống dưới.
3. SỰ CÂN BẰNG ĐỒNG THỜI TRÊN THỊ TRƢỜNG HÀNG
HÓA VÀ THỊ TRƢỜNG TIỀN TỆ TRONG MÔ HÌNH IS – LM
Thị trường hàng hóa cân bằng khi nền kinh tế nằm trên đường IS.
Thị trường tiền tệ cân bằng khi nền kinh tế nằm trên đường LM
Sự cân bằng đồng thời của thị trường tiền tệ và thị trường hàng
hóa chỉ xảy ra khi nền kinh tế vừa nằm trên đường IS vừa nằm trên
đường LM, nghĩa là nằm ở giao điểm giữa hai đường.

159
r
LM

r0
E

IS

Y0 Y
Hình 10.9: Sự cân bằng đồng thời trên hai thị trường
Hình 10.9 cho thấy, điểm E là điểm cân bằng chung cho cả hai thị
trường. Tại E:
R0: lãi suất cân bằng của thị trường tiền tệ
Y0 : sản lượng cân bằng của thị trường hàng hóa và dịch vụ
Tại bất kỳ một điểm nào khác thì ít nhất một trong hai thị trường sẽ
không cân bằng. Lúc này, nền kinh tế sẽ tự điều chỉnh để đưa về điểm
cân bằng.
Khi nền kinh tế nằm tại điểm E, lãi suất cân bằng và sản lượng cân
bằng thỏa hệ PT IS – LM: IS: Y =k.(Co + Io + Go + Xo – Mo –
r
Cm.To) + k.I m.r
LM: r = (M1 – Do)/Drm – (DYm/Drm).Y
Giải hệ phương trình trên ta sẽ tìm được lãi suất cân bằng và sản
lượng cân bằng.
4. CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG
MÔ HÌNH IS – LM
4.1. Tác động của chính sách tài khóa trong mô hình IS – LM
Trong chương 7 ta biết rằng chính sách tài khóa với việc thay đổi G
và T sẽ làm thay đổi tổng cầu AD. Vì vậy, trong mô hình IS – LM, chính
sách tài khóa sẽ có tác động làm thay đổi đường IS.
a. Chính sách tài khóa mở rộng
Được sử dụng trong trường hợp sản lượng thực tế xuống thấp hơn
sản lượng tiềm năng, tạo áp lực suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng.
Lúc này, chính phủ sử dụng chính sách tài khóa mở rộng bằng cách tăng
160
G và giảm T để gia tăng tổng cầu AD -> đường IS dịch chuyển sang phải
-> làm dịch chuyển điểm cân bằng (giả sử đường LM không đổi) với lãi
suất cân bằng và sản lượng cân bằng cao hơn.

r IS2
Yp

r2

r1 E

IS1

Y1 Y2 Y

Hình 10.10: Tác động của chính sách tài khóa mở rộng
b. Chính sách tài khóa thu hẹp
Được sử dụng trong trường hợp sản lượng thực tế cao hơn sản
lượng tiềm năng, tạo áp lực lạm phát cho nền kinh tế. Lúc này, chính phủ
sử dụng chính sách tài khóa thu hẹp bằng cách giảm G và tăng T để giảm
tổng cầu AD -> đường IS dịch chuyển sang trái -> làm dịch chuyển điểm
cân bằng (giả sử đường LM không đổi) với lãi suất cân bằng và sản
lượng cân bằng thấp hơn.
Yp
r

r1

r2
IS1

IS2

Y2 Y1 Y
Hình 10.11: Tác động của chính sách tài khóa thu hẹp
161
 Lƣu ý: Mức độ tác động của chính sách tài khóa làm thay đổi sản
lượng cân bằng và lãi suất cân bằng nhiều hay ít là tùy thuộc vào độ dốc
của hai đường IS và LM.

Tác động lấn át (tác động hất ra) của chính sách tài khóa
Tác động lấn át là tác động làm giảm đầu tư tư nhân do việc gia
tăng lãi suất khi tăng chi tiêu chính phủ (hay do việc mở rộng tài khóa
nói chung).

AD2
AD
Yp

AD1

AD
D
Y

r Y2
Y1 Y
LM
F
r2 E
Y
E,
r1

IS2

IS1

Y1 Y0 Y2 Y

Hình 10.12: Tác động lấn át của chính sách tài khóa mở rộng
Trong chương 7, ta biết rằng khi tổng cầu AD tăng một lượng
AD thì làm cho sản lượng cân bằng Y tăng lên một lượng Y = k.
AD. Tuy nhiên, trong thực tế, kết quả sẽ không đúng như thế vì trong
chương 4, ta chưa xét đến sự tác động qua lại giữa thị trường hàng hóa và
thị trường tiền tệ.

162
Trong mô hình IS – LM, giả sử chính phủ tăng chi tiêu làm tăng
tổng cầu một lượng AD thì đường IS dịch chuyển sang phải một lượng
Y = k. AD. Trên hình 10.11, điểm cân bằng dịch chuyển từ điểm E
sang điểm E’.
Nhưng khi sản lượng tăng thì cầu về tiền tăng theo nên lãi suất
cũng tăng, đầu tư giảm, tổng cầu giảm, sản lượng cân bằng giảm. Tác
động của việc giảm lãi suất làm giảm sản lượng cân bằng được thể hiện
bằng sự di chuyển từ điểm E’ sang điểm F. Điều này đồng nghĩa với việc
sản lượng chỉ tăng ít hơn k. AD như ban đầu, đó là mức sản lượng Y0
(chứ không phải Y2 như dự tính). Lúc này, tác động của chính sách tài
khóa bị yếu đi so với dự tính bởi việc mở rộng tài khóa chỉ làm sản lượng
tăng lên ít hơn.
Lƣu ý: Mức độ tác động lấn át nhiều hay ít phụ thuộc vào độ dốc
của đường IS và đường LM. Đường IS càng nằm ngang thì tác động lấn
át càng mạnh; đường LM càng dốc đứng thì tác động lấn át càng mạnh.
4.2. Tác động của chính sách tiền tệ trong mô hình IS – LM
Chính sách tiền tệ có tác động làm thay đổi lãi suất cân bằng, thông
qua việc thay đổi lượng cung tiền M1, làm dịch chuyển đường LM.
a. Chính sách tiền tệ mở rộng
Được sử dụng trong trường hợp sản lượng thực tế xuống thấp hơn
sản lượng tiềm năng, tạo áp lực suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng.
Lúc này, chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng bằng cách mua
các loại giấy tờ có giá, giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc và giảm tỉ suất chiết
khấu để tăng lượng cung tiền, đường LM dịch chuyển sang phải làm dịch
chuyển điểm cân bằng (giả sử đường IS không đổi) với lãi suất cân bằng
thấp hơn trên thị trường tiền tệ và sản lượng cân bằng cao hơn trên thị
trường hàng hóa.

Hình 10.13: Chính sách tiền tệ mở rộng làm lãi suất cân
bằng giảm và sản lượng cân bằng tăng.
163
Bẫy thanh khoản trong chính sách tiền tệ mở rộng
Bẫy thanh khoản là hiện tượng lạm phát tăng nhanh trong khi sản
lượng không tăng hoặc tăng rất ít khi ngân hàng trung ương thực hiện
chính sách tiền tệ mở rộng nhằm mục đích kích thích đầu tư, tăng sản
lượng, chống suy thoái.
Khi NHTW thực hiện chích sách tiền tệ mở rộng thì theo phân tích
ở trên, lãi suất sẽ giảm và dẫn đến đầu tư tư nhân sẽ tăng, làm tổng cầu
tăng và sản lượng cân bằng sẽ tăng lên nhiều hơn sự gia tăng trong tổng
cầu. Tuy nhiên, nếu dân chúng trong quốc gia đó có thói quen giữ tiền
mặt để chi tiêu, dự trữ ngoại tệ mạnh hoặc quý kim thì tổng cầu và sản
lượng cân bằng sẽ không tăng. Vì khi đó, hầu hết lượng cung tiền tăng
lên sẽ được sử dụng để giao dịch, dự phòng nên lãi suất không giảm, vì
vậy đầu tư sẽ không tăng. Nhưng lúc này, nguy cơ lạm phát sẽ tăng
nhanh vì lượng tiền đưa vào lưu thông tăng mạnh. Hiện tượng này được
gọi là bẫy thanh khoản
b. Chính sách tiền tệ thu hẹp
Được sử dụng trong trường hợp sản lượng thực tế cao hơn sản
lượng tiềm năng, tạo áp lực lạm phát trong nền kinh tế. Lúc này, chính
phủ sử dụng chính sách tiền tệ thu hẹp để chống lạm phát bằng cách bán
các loại giấy tờ có giá, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc và tăng tỉ suất chiết khấu
để tăng giảm cung tiền -> đường LM dịch chuyển sang trái -> làm dịch
chuyển điểm cân bằng (giả sử đường IS không đổi) với lãi suất cân bằng
cao hơn trên thị trường tiền tệ và sản lượng cân bằng thấp hơn trên thị
trường hàng hóa.

r
Yp

r2

r1 IS

LM2
LM1

Y2 Y1 Y

Hình 10.14: Chính sách tiền tệ thu hẹp làm lãi suất cân bằng
164
tăng và sản lượng cân bằng giảm
Lƣu ý: Mức độ tác động của chính sách tiền tệ với sản lượng
nhiều hay ít là phụ thuộc vào độ dốc của 2 đường IS và LM.
4.3. Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong mô hình
IS – LM
Phối hợp chính sách là việc kết hợp đồng thời cả chính sách tài
khóa và chính sách tiền tệ nhằm thực hiện 2 mục tiêu: ổn định và tăng
trưởng.
a. Đối với mục tiêu ổn định nền kinh tế
 Chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng
Được sử dụng khi sản lượng thực tế nhỏ hơn sản lượng tiềm năng,
nền kinh tế có nguy cơ suy thoái. Lúc này, để chống suy thoái, chính phủ
có thể sử dụng chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ mở
rộng. Tài khóa mở rộng có tác động làm tăng tổng cầu, đường IS dịch
chuyển sang phải. Mở rộng tiền tệ có tác động làm tăng lượng cung tiền,
đường LM dịch chuyển sang phải. Kết quả, điểm cân bằng của nền kinh
tế thay đổi với sản lượng cân bằng tăng, lãi suất cân bằng có thể tăng,
giảm hoặc không đổi tùy thuộc vào mức độ dịch chuyển của đường IS và
LM (hay nói cách khác là tùy thuộc vào chính sách mở rộng nhiều hay ít)
và phụ thuộc vào độ dốc của cả 2 đường IS, LM.
r
Yp
IS2

IS1
r1

r2

LM1
LM2

Y1 Y2 Y

Hình 10.15: Chính sách mở rộng tài khóa và tiền tệ có tác động làm Ycb
tăng
 Chính sách tài khóa thu hẹp và chính sách tiền tệ thu hẹp
Được sử dụng khi sản lượng thực tế lớn hơn sản lượng tiềm năng,
nền kinh tế có nguy cơ lạm phát. Lúc này, để chống lạm phát, chính phủ
165
có thể sử dụng chính sách tài khóa thu hẹp và chính sách tiền tệ thu hẹp.
Tài khóa thu hẹp có tác động làm giảm tổng cầu, đường IS dịch chuyển
sang trái. Thu hẹp tiền tệ có tác động làm giảm lượng cung tiền, đường
LM dịch chuyển sang trái. Kết quả, điểm cân bằng của nền kinh tế thay
đổi với sản lượng cân bằng giảm, lãi suất cân bằng có thể tăng, giảm
hoặc không đổi tùy thuộc vào mức độ dịch chuyển của đường IS và LM
(hay nói cách khác là tùy thuộc vào chính sách mở rộng nhiều hay ít) và
phụ thuộc vào độ dốc của cả 2 đường IS, LM. Sản lượng cân bằng giảm
về sản lượng tiềm năng sẽ làm giảm áp lực lạm phát.
r
Yp
IS1

IS2
r2

r1

LM2
LM1

Y2 Y
Y1

Hình 10.16: Chính sách thu hẹp tài khóa và tiền tệ làm Ycb giảm
a. Đối với mục tiêu tăng trƣởng nền kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là làm gia tăng sản lượng thực qua các năm.
Để tăng trưởng mà vẫn đảm bảo sự ổn định kinh tế thì phải giữ cho sản
lượng thực tế bằng sản lượng tiềm năng. Để làm được điều này thì phải
gia tăng năng lực sản xuất quốc gia song song với việc tăng sản lượng
thực tế. Muốn tăng năng lực sản xuất thì yếu tố quyết định chính là gia
tăng vốn đầu tư. Muốn tăng vốn đầu tư, chính phủ có thể sử dụng chính
sách tiền tệ để giảm lãi suất.
Giả sử sản lượng đang nằm tại sản lượng tiềm năng, chính phủ
muốn giảm lãi suất để tăng đầu tư. Muốn vậy, chính phủ phải sử dụng
chính sách tiền tệ mở rộng để tăng lượng cung tiền. Lúc này, đường LM
sẽ dịch chuyển sang phải làm sản lượng cân bằng tăng, nghĩa là sản
lượng cân bằng sẽ lớn hơn sản lượng tiềm năng. Nền kinh tế có nguy cơ
lạm phát.
166
Để chống nguy cơ lạm phát, chính phủ có thể sử dụng chính sách
tài khóa thu hẹp nhằm đưa đường IS về bên trái. Kết quả điểm cân bằng
mới có lãi suất cân bằng giảm và sản lượng cân bằng không đổi.
Như vậy, để khuyến khích đầu tư bằng cách giảm lãi suất trong khi
vẫn giữ cho sản lượng cân bằng như cũ thì phải kết hợp chính sách
tiền tệ mở rộng và chính sách tài khóa thu hẹp.

r
Yp
IS1

IS2

r1

r2
LM1
LM2

Y1 Y

Hình 10.17: Kết hợp chính sách mở rộng tiền tệ và thu hẹp tài khóa

167
168
Chƣơng 11
LẠM PHÁT – THẤT NGHIỆP

1. LẠM PHÁT
1.1 Khái niệm và cách tính tỉ lệ lạm phát
a. Khái niệm
Lạm phát (inflation) là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế
tăng liên tục trong một khoảng thời gian nhất định.
Giảm phát (deflation) là tình trạng mức giá chung nền kinh tế giảm
liên tục trong một khoảng thời gian nhất định.
Giảm lạm phát (disinflation) là sự sụt giảm của tỉ lệ lạm phát.
Mức giá chung là mức giá trung bình của các loại hàng hoá trong
nền kinh tế, được đo bằng chỉ số giá. Phân theo phạm vi tính toán, chỉ số
giá được chia thành ba loại:
 Chỉ số giá tiêu dùng CPI (Consumer Price Index CPI): đo lường
mức giá trung bình của những hàng hóa và dịch vụ mà một hộ gia đình
điển hình mua ở kỳ hiện hành so với kỳ gốc. Có hai cách tính CPI :
+ Cách 1:


t 0
P .q
CPI t  i i
 100
 P .q
0 0
i i

Với CPIt: chỉ số giá tiêu dùng của năm t


Pit, Pi0: giá của sản phẩm i trong năm hiện hành (năm t) và năm
gốc
qi0: số lượng sản phẩm i trong năm gốc.
Lƣu ý : Chỉ số giá tiêu dùng được tính theo giá bán lẻ các mặt hàng
tiêu dùng của nền kinh tế và chủng loại mặt hàng khác nhau đối với mỗi
quốc gia. Cục thống kê sẽ xác định chủng loại những mặt hàng này.
+ Cách 2:


t
P
CPI t  i
.di 0
P i
0

169
Trong đó: di0 là tỉ trọng chi tiêu cho hàng hóa i chiếm trong tổng chi tiêu
ở năm gốc
p0q0
di0 =
∑p0q0

 Chỉ số giá sản xuất (PPI – Producer Price Index): được tính theo
giá bán buôn của ba nhóm hàng như: lương thực và thực phẩm; các sản
phẩm ngành chế tạo công nghiệp ; các sản phẩm ngành khai thác.
 Chỉ số giá toàn bộ (Overall Price Index) hay chỉ số điều chỉnh
GDP hay chỉ số giảm phát GDP): tính theo giá của tất cả các loại hàng
hóa sản xuất trong nền kinh tế.
Ở nước ta hiện nay chỉ số được dùng để tính lạm phát là chỉ số giá
cả hàng hoá tiêu dùng (CPI được tính hàng tháng, quý, năm). Trong
chương này chúng ta chỉ dùng chỉ số giá cả hàng hoá tiêu dùng để phân
tích.
b. Cách tính tỉ lệ lạm phát
Tỉ lệ lạm phát là chỉ tiêu phản ánh tỉ lệ tăng thêm hay giảm bớt
của mức giá chung ở một thời điểm nào đó so với thời điểm trước.
Chỉ số giá hàng tiêu Chỉ số giá hàng tiêu
dùng năm hiện hành dùng năm trước
Tỉ lệ lạm phát 
hàng năm (%) = × 100
Chỉ số giá tiêu dùng năm trước
Nếu tỉ lệ lạm phát là con số dương thì nền kinh tế bị lạm phát, là
con số âm thì nền kinh tế bị giảm phát.
1.2. Phân loại lạm phát
Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, lạm phát được chia làm ba loại:
* Lạm phát vừa phải (moderate inflation): loại lạm phát có tỉ lệ
dưới 10%/năm. Mức lạm phát này không gây tác hại đối với nền kinh tế
mà còn có phần kích thích nền kinh tế tăng trưởng.
* Lạm phát phi mã (galloping inflation): loại lạm phát có tỉ lệ từ
2-3 con số, đồng tiền mất giá nhanh chóng, kinh tế mất ổn định.
* Siêu lạm phát (hyperinflation): loại lạm phát có tỉ lệ từ 4 con số
trở lên. Đây là loại lạm phát mang lại tình trạng tồi tệ nhất cho nền kinh
tế.
170
1.3 Nguyên nhân gây ra lạm phát
a. Lạm phát do cầu kéo (demand pull inflation)
Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng quá nhanh trong điều
kiện tổng cung không đổi hoặc không tăng bằng tổng cầu.
AD0 AS
P
AD1

0 Yp Y
Hình 11.1: Lạm phát xảy ra do tổng cầu tăng
Tổng cầu AD = C + I + G + X – M có thể tăng lên do : hộ gia đình
tăng chi tiêu C, các doanh nghiệp tăng đầu tư I, chính phủ tăng chi tiêu
hoặc giảm thuế, xuất khẩu ròng NX = X – M tăng do chính phủ thực hiện
chính sách gia tăng xuất khẩu, tỉ giá hối đoái thay đổi…Tuy nhiên, trong
thực tế, có hai nguyên nhân chính làm tăng tổng cầu AD và thường gây
ra tình trạng lạm phát do cầu kéo, đó là:
- Do chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng: tăng chi
tiêu, giảm thuế.
- Chính phủ thông qua NHTW thực hiện chính sách tiền tệ mở
rộng làm tăng cung tiền, dẫn đến lãi suất giảm, kích thích đầu tư tư nhân,
làm tăng tổng cầu.
Lƣu ý: Độ dốc của đường tổng cung càng cao thì tỉ lệ lạm phát
càng lớn.
b. Lạm phát do cung (lạm phát do chi phí đẩy – cost push inflation).
Lạm phát do cung xảy ra khi tổng cung bị thu hẹp do chi phí sản
xuất gia tăng hoặc năng lực sản xuất quốc gia giảm sút. Lúc này, đường
AS dịch sang trái.
 Chi phí sản xuất bao gồm: tiền lương, thuế, lãi suất, giá nguyên
liệu,… Khi các nhân tố này tăng thì các DN muốn tăng giá bán nên
đường AS dịch chuyển lên trên.

171
AS2

AS1

P2

P1

Y2 Y1 Yp
Hình 11.2: Lạm phát xảy ra do chi phí sản xuất tăng
 Năng lực sản xuất quốc gia giảm có thể do sự sụt giảm nguồn
nhân lực, giảm nguồn vốn quốc gia hay do tăng tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên,
do chiến tranh, bất ổn chính trị… Tác động này làm đường AS dịch
chuyển sang trái.

AS2
AS1

P2

P1

Y2 Y1 Yp

Hình 11.3: Lạm phát xảy ra do năng lực sản xuất giảm
Kết quả: Nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát đồng thời sản
lượng quốc gia bị sụt giảm. Người ta gọi lạm phát này là lạm phát đình
đốn. Tình trạng lạm phát này cực kỳ nguy hiểm đối với nền kinh tế.

172
c. Lạm phát quán tính (inertial inflation) hay lạm phát ỳ, lạm phát
dự kiến.
Là loại lạm phát xảy ra khi lạm phát thực sự đã xảy ra trong một
thời gian tương đối dài với một tỉ lệ nhất định. Nếu không có sự thay đổi
lớn nào về phía cung và cầu, lúc đó, mọi người dự đoán lạm phát sẽ tiếp
tục xảy ra trong tương lai. Vì vậy, trong tất cả các hợp đồng, các thỏa
thuận kinh tế, người ta tự động cộng tỉ lệ lạm phát dự kiến vào. Kết quả,
tỉ lệ lạm phát dự kiến trên sẽ trở thành tỉ lệ lạm phát thực tế, gọi là lạm
phát quán tính.

Yp

P3

P2

P1

Hình 11.4: Lạm phát xảy ra do quán tính


1.4 Tác động của lạm phát
a. Tác động của lạm phát đối với sản lƣợng quốc gia
- Lạm phát do cầu: Nếu sản lượng chưa đạt mức sản lượng tiềm
năng thì lạm phát sẽ làm tăng sản lượng quốc gia; Nếu sản lượng bằng
hoặc cao hơn sản lượng tiềm năng thì lạm phát thông thường sẽ không
làm tăng sản lượng mà có khi còn làm sụt giảm sản lượng.
- Lạm phát do cung sẽ làm giảm sản lượng quốc gia, gây ra tình
trạng vừa lạm phát vừa suy thoái kinh tế.
- Lạm phát do cả cung và cầu: Tuỳ theo mức độ tăng cầu, giảm
cung như thế nào mà sản lượng có thể tăng, giảm hay không đổi.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế học đã
cho thấy, trong dài hạn thì: tăng trưởng kinh tế cao chỉ diễn ra ở những
nước có lạm phát thấp và ngược lại. Điều đó đồng nghĩa với quan điểm
của P.A Samuelson và W.D. Nordhaus: “một mức giá ổn định và dự
173
đoán được hay chỉ tăng nhẹ sẽ tạo ra môi trường tốt nhất cho sự tăng
trưởng kinh tế lành mạnh”.
b. Tác động của lạm phát đến việc phân phối lại thu nhập
 Người cho vay và người đi vay

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỉ lệ lạm phát phát

Trong đó, lãi suất danh nghĩa là mức lãi suất đang tồn tại trong
thực tế.
Để xác định lãi suất thực phải dự kiến được tỉ lệ lạm phát. Tuy
nhiên tỉ lệ lạm phát thực tế thường chênh lệch so với dự kiến
Khi tỉ lệ lạm phát dự kiến cao hơn tỉ lệ lạm phát thực, người cho
vay được lợi; khi tỉ lệ lạm phát dự kiến thấp hơn tỉ lệ thực, người cho vay
bị thiệt. Tỉ lệ lạm phát thực tế bằng tỉ lệ lạm phát dự kiến thì không có sự
phân phối lại thu nhập, người cho vay và người đi vay không được lợi
hơn cũng như không bị thiệt đi.
 Người hưởng lương và người trả lương

Tiền lương thực = Tiền lương danh nghĩa – Tỉ lệ lạm phát

Nếu tiền lương danh nghĩa tăng chậm hơn lạm phát, người hưởng
lương bị thiệt, người trả lương được lợi. Phần lợi của trả lương chính là
phần lợi của người trả lương. Nếu tiền lương danh nghĩa tăng bằng tỉ lệ
lạm phát thì sẽ không có việc phân phối lại lợi ích giữa người hưởng
lương và người trả lương.
 Giữa người mua và người bán tài sản
Khi có lạm phát xảy ra, người bán tài sản hiện vật bị thiệt, người
mua được lợi. Trái lại, người mua các loại tài sản tài chính như trái phiếu
của chính phủ, trái phiếu công ty, bảo hiểm nhân thọ…với mức lãi suất
cố định sẽ bị thiệt vì khi lấy lại tiền thì tiền đó đã bị mất giá trị theo tỉ lệ
lạm phát; ngược lại, người bán được lợi.
 Giữa các doanh nghiệp với nhau
Do tỉ lệ tăng giá giữa các loại hàng hoá khác nhau vì vậy khi lạm
phát xảy ra, doanh nghiệp sản xuất và tồn kho loại hàng có tỉ lệ tăng giá
cao được lợi, doanh nghiệp sản xuất và tồn kho loại hàng hoá có tỉ lệ tăng
giá thấp bị thiệt.

174
 Giữa chính phủ và dân chúng
Chính phủ thường là người nợ của dân chúng những tài sản tài
chính như trái phiếu với mức lãi suất cố định. Chính phủ cũng là người
chi trả lương cho người lao động, trợ cấp hưu trí, học bổng…Các khoản
này thường cố định trong thời gian dài hoặc tăng chậm hơn so với tỉ lệ
tăng của lạm phát. Vì vậy, khi lạm phát xảy ra, phần nhiều chính phủ là
người được lợi và khoản lợi này được chuyển từ phần thiệt của dân
chúng.
c. Tác động của lạm phát đối với cơ cấu kinh tế
Lạm phát xảy ra có thể dẫn đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế do giá
các loại hàng hóa không thay đổi cùng một tỉ lệ. Những ngành có tỉ lệ
tăng giá nhanh sẽ tăng tỉ trọng trong tổng sản lượng của nền kinh tế.
Nếu sự sụt giảm tỉ trọng trong tổng sản lượng của các ngành quan
trọng đối với sự tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế sẽ dẫn đến tác động
bất lợi đối với nền kinh tế.
d. Tác động của lạm phát đối với hiệu quả kinh tế
Lạm phát có thể tạo ra một số tác động làm cho việc sử dụng
nguồn lực trở nên lãng phí, cụ thể:
- Lạm phát làm sai lệch tín hiệu giá có thể làm giảm hiệu quả của người
tiêu dùng và nhà sản xuất trong các quyết định chi tiêu hay sản xuất, đặc
biệt trong thời kỳ lạm phát quá cao vì sự thay đổi quá nhanh của giá.
- Lạm phát làm phát sinh chi phí điều chỉnh giá
- Lạm phát làm biến dạng các hoạt động đầu tư, gây ảnh hưởng xấu đến
hiệu quả đầu tư của nền kinh tế trong dài hạn.
- Lạm phát làm phát sinh chi phí cho việc đối phó với việc bảo toàn giá
trị đồng tiền.
- Lạm phát làm suy yếu thị trường vốn do lãi suất thực bị giảm nên các tổ
chức tín dụng khó huy động vốn.
- Lạm phát làm giảm sức cạnh tranh với nước ngoài do giá hàng trong
nước trở nên đắt hơn, vì tỉ giá hối đoái thực bị sụt giảm.
- Lạm phát có thể dẫn đến tình trạng ngoại tệ hóa, gây bất ổn chính trị vì
lúc này dân chúng chỉ muốn nắm giữ những đồng tiền mạnh hoặc đưa
tiền ra nước ngoài.

175
1.5 Biện pháp chống lạm phát
Trong thực tế có khá nhiều biện pháp đươc đưa ra, nhưng thực chất
đều nằm trong hai nhóm: nhóm tác động lên phía cầu và nhóm tác động
lên phía cung.
a. Tác động làm giảm cầu: Thực hiện bằng chính sách tài khóa và tiền
tệ thu hẹp. Chính sách tài khóa thu hẹp bằng cách: tăng thuế, giảm chi
tiêu của chính phủ. Chính sách tiền tệ thu hẹp được thực hiện bằng cách:
tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu, bán các loại chứng
khoán của chính phủ nhằm giảm mức cung tiền. Ngoài ra, chính phủ có
thể sử dụng chính sách kiểm soát tiền lương để giảm cung tiền.
Nhóm biện pháp này có tác dụng kéo đường tổng cầu AD về bên
trái.

AD3 AS

P2 AD2
P3

P1 AD1

Y1 Y3

Hình 11.5: Chống lạm phát bằng cách giảm cầu làm giảm mức
độ lạm phát
Lƣu ý: Mọi tác động lên phía cầu như trên dẫn đến sự hy sinh một
mức sản lượng nhất định. Vì vậy, người ta hết sức thận trọng đối với
trường hợp này.
b. Tác động làm tăng cung: Dùng các chính sách nhằm giảm chi
phí sản xuất và gia tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế. Để làm
được điều đó, chính phủ có thể sử dụng một số chính sách nhằm khuyến
khích các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư, gia tăng sản xuất, tăng sản
lượng đồng thời kiểm soát mức tăng tiền lương; trong một số trường hợp
có thể thực hiện việc giảm, miễn, giãn thuế đối với một số đối tượng
doanh nghiệp để kích thích đầu tư sản xuất. Áp dụng một số chính sách
nhằm khuyến khích cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý, nâng cao hiệu quả
lao động.

176
Nhóm biện pháp này có tác động đẩy đường tổng cung AS về bên
phải hoặc xuống dưới.

AS2

AS3

AS1

P2

P3
P1

Y2 Y3 Y1 Yp

Hình 11.6: Chống lạm phát bằng cách tăng cung làm giảm lạm
phát
Tóm lại: Phải vận dụng tổng hợp nhiều chính sách phù hợp trong
các hoàn cảnh cụ thể, đồng thời nên tác động lên cả cầu và cung để mang
lại hiệu quả cao nhất.
2. THẤT NGHIỆP
2.1. Khái niệm
Là thuật ngữ mô tả những người trong độ tuổi lao động theo qui
định, có khả năng lao động, đang nỗ lực tìm việc làm nhưng chưa có việc
làm hoặc đang chờ nhận việc.
Lực lượng lao động là thuật ngữ mô tả tất cả những người đang
làm việc và những người thất nghiệp.
Tỉ lệ thất nghiệp: phản ánh % số người thất nghiệp so với toàn bộ
lực lượng lao động.
Số người thất nghiệp
Tỉ lệ thất nghiệp (%) = × 100 (%)
Lực lượng lao động

Lƣu ý: Sinh viên, học sinh, người về hưu, những người không có việc
làm nhưng không đi tìm việc làm thì không thuộc lực lượng lao động

177
2.2. Các dạng thất nghiệp
a. Phân loại theo nguyên nhân
 Thất nghiệp cơ học (frictional unemployment)
Là những người thất nghiệp tạm thời trong thời gian chuyển công
tác hoặc chuyển chỗ ở, bao gồm những thành phần thất nghiệp như: thất
nghiệp trong thời gian bỏ việc làm cũ để tìm việc làm mới; mới gia nhập
hay tái nhập lực lượng lao động; thất nghiệp thời vụ; thất nghiệp do tàn
tật một phần (nhưng vẫn có khả năng lao động và đang tìm việc làm).
 Thất nghiệp cơ cấu (structural unemployment)
Là trạng thái thất nghiệp xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và
cầu về sức lao động, do sự thay đổi cơ cấu nền kinh tế, có thể là cơ cấu
ngành hay cơ cấu vùng.
Thất nghiệp tự nhiên (Un – Natural Unemployment) hay thất
nghiệp tự nguyện: bao gồm hai thành phần thất nghiệp cơ học và thất
nghiệp cơ cấu gộp chung lại, chỉ những người thuộc lực lượng lao động
nhưng không chấp nhận mức lương hiện có trên thị trường lao động.
 Thất nghiệp chu kỳ (Cyclical unemployment)
Là trạng thái thất nghiệp gắn với suy thoái kinh tế có tính chu kỳ do
tổng cầu sụt giảm, sản xuất thu hẹp, doanh nghiệp sa thải bớt công nhân,
dẫn đến khắp nơi đều thiếu việc làm.
b. Phân loại theo cung và cầu lao động
Khi xem xét cân bằng của thị trường lao động, người ta đưa ra khái
niệm: thất nghiệp tự nguyện (thất nghiệp tự nhiên) và thất nghiệp không
tự nguyện.
 Thất nghiệp tự nguyện (voluntary unemployment): những người
tự nguyện chấp nhận tình trạng thất nghiệp của mình tại một mức lương
nào đó trên thị trường
Lý do của tình trạng thất nghiệp tự nguyện: những người thất
nghiệp không muốn làm những công việc có mức tiền lương thấp hơn
mức mà họ mong muốn.
 Thất nghiệp không tự nguyện (involuntary unemployment):
những người mong muốn có việc làm tại một mức lương nào đó nhưng
không tìm được việc do thiếu cầu về lao động.
Lý do của tình trạng thất nghiệp không tự nguyện: thiếu cầu lao
động xảy ra do các quy định của chính phủ: luật tiền lương tối thiểu; do
quy định của công đoàn (nghiệp đoàn) … quy định mức tiền lương cao
hơn mức tiền lương cân bằng trên thị trường lao động. Vì vậy, dù người
lao động có muốn và sẵn sàng làm việc với mức lương cân bằng thì vẫn
178
không thể, do các doanh nghiệp không dám kí hợp đồng thuê lao động
với mức lương đó.
2.3. Tác động của thất nghiệp
 Về mặt kinh tế
Thất nghiệp làm cho nền kinh tế không có hiệu quả, làm giảm thu
nhập của dân cư, gây lãng phí các nguồn tài nguyên, tạo ra nhiều khó
khăn về kinh tế khi xã hội phải chi phí cho đội quân thất nghiệp.
 Về mặt cá nhân và gia đình người bị thất nghiệp
Thất nghiệp không chỉ làm mất thu nhập của mỗi người mà còn
làm mất dần khả năng chuyên môn, mất niềm tin vào cuộc sống; sức
khoẻ và tâm lý sa sút, bệnh tật tăng lên, trẻ em thất học, hạnh phúc gia
đình có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng…
 Về mặt xã hội
Xã hội tăng chi phí cho đội ngũ thất nghiệp (tiền trợ cấp thất
nghiệp), chi nhiều tiền hơn cho việc chữa bệnh, các tệ nạn xã hội tăng lên
nên phải tốn kém chi phí để giải quyết vấn đề này. Các vấn đề an sinh xã
hội cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do chính phủ phải đảm trách nhiều
nhiệm vụ hơn và tốn chi phí nhiều hơn…
2.3. Các giải pháp hạ thấp thất nghiệp
Có hai nhóm giải pháp
a. Về cung lao động
+ Giảm thuế thu nhập: làm cho tiền lương thực tế cao hơn so với mức
lương danh nghĩa; giải pháp này có tác động làm giảm tỉ lệ thất nghiệp tự
nguyện. Giảm thuế thu nhập cũng có nghĩa là doanh nghiệp không phải
tăng thêm lương nên có khả năng thuê mướn nhiều lao động hơn với quỹ
lương như cũ
+ Giảm trợ cấp thất nghiệp có tác động tương tự như giảm thuế thu
nhập. Bởi vì, trợ cấp thất nghiệp thấp không bảo đảm đời sống tối thiểu
cho người bị thất nghiệp, buộc họ phải chấp nhận làm việc với mức
lương hiện tại tương xứng với công việc họ làm.
+ Các giải pháp giúp những người thất nghiệp tự đào tạo lại nghề
nghiệp cho phù hợp với sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế. Các giải pháp
này làm giảm tỉ lệ thất nghiệp cơ cấu.

179
+ Các giải pháp giúp học sinh sinh viên sớm có kĩ năng nghề nghiệp
phù hợp với chuyên môn đã học ở trường để sớm tìm việc sau khi ra
trường. Các giải pháp này nhằm giảm tỉ lệ thất nghiệp tạm thời
b. Về cầu lao động
Là các giải pháp nhằm khuyến khích các nhà đầu tư, các doanh
nghiệp mở rộng đầu tư sản xuất, kinh doanh để thu hút thêm lao động
đang bị thất nghiệp như :
+ Miễn giảm các loại thuế đối với các loại đầu tư mới.
+ Giảm lãi suất cho vay
+ Giảm, miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu …
+ Các giải pháp này có tác động làm giảm tỉ lệ thất nghiệp chu kỳ

180
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS Dƣơng Tấn Diệp, Kinh tế học vĩ mô, NXB Thống kê, 2006.
2. PGS.TS. Lê Thế Giới, Kinh tế vi mô, NXB. Tài chính, 2006.
3. Michel HerLand, Cẩm nang tự học kinh tế học vi ̃ mô, NXB Giáo
dục, 1996.
4. N. Gregory Mankiw, Nguyên lý Kinh tế học, NXB. Thống kê,
2003.
5. PGS.TS Lê Bảo Lâm - TS Nguyễn Nhƣ Ý - TS Trần Thị Bích
Dung - TS Trần Bá Thọ, Kinh tế vi mô, NXB Lao động – Xã
hội, 2007.
6. Paul A. Samuelson, William D. Nordhaus, Kinh tế học , NXB
Chính trị Quốc gia, HN 1997.
7. Đinh Đăng Quang, Kinh tế học cho kỹ sư kinh tế , NXB Xây
dựng, HN 2001.
8. TS. Trần Nguyễn Ngọc Anh Thƣ – TS Phan Nữ Thanh Thủy,
Kinh tế vĩ mô, NXB Phương Đông, 2006.
9. TS. Trần Đăng Thịnh, Giáo trình Kinh tế học đại cương, NXB
Đại học Quốc gia TPHCM, 2009.

181
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................... 3


Phần 1: Nhập môn Kinh tế học
Chương 1: Những vấn đề cơ bản của kinh tế học ................................. 7
1. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô.............................................. 7
2. Kinh tế học chuẩn tắc và kinh tế học thực chứng ............................. 11
3. Sự khan hiếm của nguồn lực và các nguyên tắc kinh tế ..................... 12
4. Đường cong giới hạn khả năng sản xuất và chi phí cơ hội… ........... 13
5. Mô hình nền kinh tế .......................................................................... 16
Chương 2: Mô hình kinh tế................................................................... 23
1. Biến số kinh tế .................................................................................. 23
2. Mô hình kinh tế dưới dạng hàm số ................................................... 24
3. Mô hình kinh tế dưới dạng hình ảnh................................................... 24
4. Tính đơn giản hóa của mô hình kinh tế ............................................ 25
Phần 2: Kinh tế học vi mô
Chương 3: Cung – cầu và giá cả thị trường ........................................ 29
1. Cầu .................................................................................................... 29
2. Cung.................................................................................................. 37
3. Cân bằng cung cầu trên thị trường ...................................................... 40
Chương 4: Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng ................. 45
1. Lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng ....................................... 45
2. Sự hình thành đường cầu thông qua lý thuyết người tiêu dùng........ 59
3. Các vấn đề khác ................................................................................ 62
Chương 5: Lý thuyết sản xuất và chi phí sản xuất ............................ 67
A. Lý thuyết sản xuất............................................................................. 67

1. Yếu tố sản xuất ................................................................................. 67

183
2. Sản xuất theo thời gian ....................................................................... 67
3. Hàm số sản xuất ................................................................................ 67
B. Phân tích chi phí trong ngắn hạn ...................................................... 77

1. Các khái niệm ................................................................................... 77


2. Các dạng chi phí ............................................................................... 78
3. Một số vấn đề khác ........................................................................... 83
Chương 6: Cơ cấu thị trường và hành vi của doanh nghiệp trên thị
trường ..................................................................................................... 85
1. Thị trường cạnh tranh hoàn toàn ...................................................... 85
2. Thị trường độc quyền hoàn toàn ....................................................... 90
3. Thị trường cạnh tranh mang tính độc quyền .................................... 99
4. Thị trường độc quyền nhóm ........................................................... 101
Phần 3: Kinh tế học vĩ mô
Chương 7: Đo lường sản lượng quốc gia ........................................... 107
1. Mục tiêu và công cụ điều tiết vĩ mô ............................................... 107
2. Chỉ tiêu GDP và GNP ..................................................................... 108
3. Phương pháp tính GDP danh nghĩa theo giá thị trường ................. 110
4. Mở rộng các chỉ tiêu khác .............................................................. 112
5. Các đồng nhất thức cơ bản trong kinh tế vĩ mô .............................. 115
Chương 8: Tổng cung, tổng cầu và sản lượng cân bằng .................. 117
1. Sản lượng tiềm năng và định luật Okun ......................................... 117
2. Tổng cung và tổng cầu trong mô hình theo giá .............................. 119
3. Xác định sản lượng cân bằng trong mô hình tổng cung, tổng cầu theo
sản lượng................................................................................................ 124
Chương 9: Tiền tệ và ngân hàng ........................................................ 137
1. Tiền tệ ............................................................................................. 137
2. Hệ thống ngân hàng ........................................................................ 138
3. Chính sách tiền tệ ........................................................................... 145

184
Chương 10: Mô hình IS – LM ........................................................... 149
1. Đường IS ........................................................................................ 149
2. Đường LM ...................................................................................... 155
3. Sự cân bằng đồng thời trên thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ
trong mô hình IS – LM .......................................................................... 159
4. Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong mô hình IS - LM . 160
Chương 11: Thất nghiệp và lạm phát ................................................ 169
1. Lạm phát ......................................................................................... 169
2. Thất nghiệp ..................................................................................... 177
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 181
MỤC LỤC ............................................................................................ 183

185
Giáo trình
KINH TẾ HỌC ĐẠI CƢƠNG
TS. Trần Đăng Thịnh (chủ biên) – ThS. Nguyễn Thị Thanh Vân
ThS. Huỳnh Thị Cẩm Tú – ThS. Phan Thị Kim Phƣơng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH


Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TPHCM
Số 3 Công trường Quốc tế, Quận 3, TP. HCM
ĐT: 38 239 172 - 38 239 170
Fax: 38 239 172
E-mail: vnuhp@vnuhcm.edu.vn


Chịu trách nhiệm xuất bản
TS. HUỲNH BÁ LÂN

Tổ chức bản thảo và chịu trách nhiệm về tác quyền


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM

Biên tập
THÙY DƢƠNG

Sửa bản in
PHẠM THỊ BÌNH

Thiết kế bìa
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
GT.01.KT (V) 155-2012/CXB/564-08/ĐHQGTPHCM
ĐHQG.HCM-13 KTh.GT. 277-13 (T)

In 300 cuốn khổ 16 x 24cm, tại Công ty TNHH In và Bao bì Hưng


Phú. Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 155-2012/CXB/564-
08/ĐHQGTPHCM. Quyết định xuất bản số: 79/QĐ-ĐHQGTPHCM/ cấp
ngày 13/5/2013 của Nhà xuất bản ĐHQGTPHCM. In xong và nộp lưu
chiểu Quí II năm 2013.
ISBN: 978-604-73-1288-7

9 786047 312887

You might also like