You are on page 1of 76

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG


TỈNH

BÌNH DƯƠNG
LỚP 10

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

1
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH

Mỗi hoạt động trong cuốn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bình Dương lớp 10 đều được
chỉ dẫn bằng một kí hiệu. Thầy cô giáo sẽ hướng dẫn học sinh theo những chỉ dẫn này.
Học sinh cũng có thể theo các chỉ dẫn này để tự học.

KHỞI ĐỘNG / MỞ ĐẦU


Gợi mở những vấn đề liên quan đến nội dung chủ đề, tạo hứng thú cho học sinh
tìm hiểu bài mới

KHÁM PHÁ / HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI / TÌM HIỂU BÀI ĐỌC
Phát hiện, hình thành các kiến thức, kĩ năng mới

LUYỆN TẬP / THỰC HÀNH


Củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng theo nội dung, yêu cầu cần đạt của
chủ đề

VẬN DỤNG
Vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn
cuộc sống

Hãy bảo quản, giữ gìn tài liệu này


để dành tặng các em học sinh lớp sau.

2
LỜI NÓI ĐẦU

Các em học sinh thân mến!


Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam. Vùng đất Bình Dương từ lâu đã được biết đến với hình ảnh nhộn nhịp của sự
giao thương và hội tụ từ nhiều vùng miền trong cả nước. Vì vậy, Bình Dương vừa mang
những nét văn hoá đặc trưng riêng của vùng đất Nam Bộ, vừa tiếp thu những tinh hoa văn
hoá tiên tiến của cả nước trên con đường hội nhập. Trong tiến trình hình thành và phát
triển, Bình Dương luôn là vùng đất của sự hội tụ. Sự ưu đãi của tự nhiên và vị trí địa lí cùng
những phẩm chất hiếu học, cần cù lao động của các thế hệ cư dân đã không ngừng làm
thay đổi diện mạo về đời sống vật chất, tinh thần của mảnh đất này. Những thành tựu của
Bình Dương hôm nay là kết quả của quá trình đấu tranh, phấn đấu kiên cường, năng động,
sáng tạo không ngừng nghỉ của các thế hệ lãnh đạo và nhân dân qua các thời kì. Việc giữ
gìn và phát huy những giá trị văn hoá, gìn giữ những nét đẹp truyền thống của đất và
người Bình Dương chính là những thách thức không nhỏ trong xu thế giao thoa hiện nay
khi tỉnh nhà đang bước vào thời kì hội nhập và phát triển. Đó là hành trang quan trọng để
Bình Dương cất cánh trong thời kì mới – thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu
sớm trở thành đô thị văn minh, giàu đẹp.
Triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, Tài liệu giáo dục địa
phương tỉnh Bình Dương lớp 10 được biên soạn hướng đến mục tiêu phát triển phẩm chất và
năng lực cho học sinh. Với những bài học mới, các hoạt động thiết thực được lựa chọn đưa vào
tài liệu sẽ đồng hành cùng các em trong việc tìm hiểu về vùng đất và con người Bình Dương.
Nội dung tài liệu giáo dục của địa phương tỉnh Bình Dương được thiết kế theo chủ đề,
dựa trên các kiến thức về lịch sử, văn hoá; địa lí, kinh tế, hướng nghiệp, môi trường; chính trị,
xã hội. Mỗi chủ đề được xây dựng theo một cấu trúc thống nhất, gồm các phần Khởi động,
Khám phá, Luyện tập, Vận dụng; qua đó, khơi gợi nguồn cảm hứng tự học, sáng tạo trong quá
trình dạy và học, rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống,...
Khi tham gia các hoạt động học tập trong Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bình Dương
lớp 10, các em sẽ càng yêu quý, tự hào; hiểu biết sâu sắc hơn về nơi mình đang sinh sống, tự
bồi dưỡng tình yêu quê hương cũng như phát huy ý thức trách nhiệm công dân trong việc
góp phần xây dựng quê hương Bình Dương ngày càng giàu đẹp và hiện đại.
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bình Dương lớp 10 được đưa vào giảng dạy, học tập
từ năm học 2022 – 2023. Chúc các em có nhiều trải nghiệm thú vị với từng chủ đề và
thành công trong học tập!

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

3
MỤC LỤC

Trang
Hướng dẫn sử dụng sách..........................................................................................................................................................................2
Lời nói đầu.................................................................................................................................................................................................................3

Chủ đề 1: Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá tỉnh Bình Dương...........................6
Khởi động.................................................................................................................................................................6
Hình thành kiến thức mới....................................................................................................................................6
Khái niệm di sản văn hoá...................................................................................................................................6
Một số di sản văn hoá tiêu biểu ở tình Bình Dương................................................................................7
Biện pháp bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá ở tỉnh Bình Dương............................ 11
Luyện tập............................................................................................................................................................... 14
Vận dụng............................................................................................................................................................... 14

Chủ đề 2: Khái quát văn học dân gian Bình Dương........................................................................ 15


Khởi động.............................................................................................................................................................. 15
Hình thành kiến thức mới................................................................................................................................. 15
Khái quát văn học dân gian Bình Dương.................................................................................................. 16
Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Bình Dương.......................................................................... 19
Giá trị nội dung và nghệ thuật .................................................................................................................... 21
Đóng góp của văn học dân gian Bình Dương........................................................................................ 22
Luyện tập............................................................................................................................................................... 23
Vận dụng............................................................................................................................................................... 24

Chủ đề 3: Chân dung nhân vật văn hoá nghệ thuật Bình Dương............................................ 26
Khởi động.............................................................................................................................................................. 26
Hình thành kiến thức mới................................................................................................................................. 27
Văn bản 1: Huỳnh Văn Nghệ – Người mài gươm múa bút................................................................. 27
Văn bản 2: Lư Nhất Vũ – Người nghệ sĩ tài hoa....................................................................................... 33
Luyện tập............................................................................................................................................................... 35
Vận dụng............................................................................................................................................................... 35

Chủ đề 4: Định hướng nghề nghiệp liên quan đến ngành trồng trọt và chăn nuôi
ở tỉnh Bình Dương.......................................................................................................................................... 36
Khởi động.............................................................................................................................................................. 36
Hình thành kiến thức mới................................................................................................................................. 36
Một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở tỉnh Bình Dương....................................................................... 36

4
Xu hướng phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi ở tỉnh Bình Dương.......................................... 37
Đặc điểm lao động, yêu cầu nghề nghiệp và việc làm trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi....... 39
Luyện tập............................................................................................................................................................... 42
Vận dụng............................................................................................................................................................... 42

Chủ đề 5: Nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dương........................................... 45
Khởi động.............................................................................................................................................................. 45
Hình thành kiến thức mới................................................................................................................................. 45
Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tỉnh Bình Dương................................................................................... 45
Nguồn lực tự nhiên tỉnh Bình Dương......................................................................................................... 48
Nguồn lực kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dương........................................................................................... 54
Luyện tập............................................................................................................................................................... 60
Vận dụng............................................................................................................................................................... 60

Chủ đề 6: Kinh tế tỉnh Bình Dương......................................................................................................... 61


Khởi động.............................................................................................................................................................. 61
Hình thành kiến thức mới................................................................................................................................. 61
Khái quát chung................................................................................................................................................ 61
Các ngành kinh tế............................................................................................................................................. 62
Luyện tập............................................................................................................................................................... 68
Vận dụng............................................................................................................................................................... 68

Chủ đề 7: Hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương.................................................................................. 69


Khởi động.............................................................................................................................................................. 69
Hình thành kiến thức mới................................................................................................................................. 69
Cơ cấu tổ chức hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương............................................................................. 69
Đặc điểm hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương....................................................................................... 70
Vai trò của hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương đối với việc phát triển kinh tế – xã hội
ở Bình Dương ..................................................................................................................................................... 72
Luyện tập............................................................................................................................................................... 75
Vận dụng............................................................................................................................................................... 75

5
CHỦ ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ
1 DI SẢN VĂN HOÁ TỈNH BÌNH DƯƠNG

Yêu cầu cần đạt


– Nêu được các khái niệm: Di sản văn hoá vật thể, di sản văn hoá phi vật thể.
– Nêu được một số di sản văn hoá tiêu biểu của tỉnh Bình Dương.
– Trình bày được một số giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá
vật thể, văn hoá phi vật thể của tỉnh Bình Dương.
– Tự hào về các di sản văn hoá của tỉnh Bình Dương, có trách nhiệm và tích cực tham gia
vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản đó.

Xem video về Di tích lịch sử quốc gia đình Tân An ở Bình Dương và chia sẻ ấn tượng
của em về di tích này. Hãy kể tên các di tích lịch sử – văn hoá khác ở Bình Dương mà
em biết.

I. KHÁI NIỆM DI SẢN VĂN HOÁ


Di sản văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người
sáng tạo và tích luỹ trong một quá trình lịch sử lâu dài được lưu truyền từ thế hệ trước cho
thế hệ sau.
Theo Luật Di sản văn hoá, Di sản văn hoá bao gồm: di sản văn hoá vật thể và di sản văn
hoá phi vật thể.
Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử – văn hoá, khoa học, bao
gồm di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
(Theo Luật Di sản văn hoá, 2002)

Luật Di sản văn hoá cũng quy định:


Di tích lịch sử – văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh
quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mĩ, khoa học.

6
Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có
từ một trăm năm tuổi trở lên.
Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của
đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học.
Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật
thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc
của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng
truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
(Theo Luật số 32/2009/QH12: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Di sản văn hoá, 2002)

Em hiểu như thế nào là di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể? Lấy một số
ví dụ về di sản văn hoá vật thể, di sản văn hoá phi vật thể ở Bình Dương.

II. MỘT SỐ DI SẢN VĂN HOÁ TIÊU BIỂU Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG
1 Di sản văn hoá vật thể
Theo thống kê đến năm 2022, tỉnh Bình Dương có 13 di tích và danh thắng được xếp
hạng quốc gia và 50 di tích, danh thắng được xếp hạng cấp tỉnh. Các di tích được xếp hạng
gồm nhiều loại hình khác nhau, gồm:
• Di tích lịch sử – văn hoá: chùa Hội Khánh (thành phố Thủ Dầu Một), đình Phú Long
(thành phố Thuận An),…
• Di tích kiến trúc – nghệ thuật: nhà cổ bác sĩ Trần Công Vàng, nhà cổ Trần Văn Hổ
(thành phố Thủ Dầu Một),…

Hình 1. Nhà cổ Trần Văn Hổ


(Nguồn: Hội Văn học nghệ thuật Bình Dương)

7
• Di tích lịch sử cách mạng: nhà tù Phú Lợi (thành phố Thủ Dầu Một), Chiến khu D (huyện
Bắc Tân Uyên),…
• Di tích danh thắng: danh thắng núi Châu Thới (thành phố Dĩ An), danh thắng Núi Cậu –
Lòng hồ Dầu Tiếng (huyện Dầu Tiếng),...
• Di tích khảo cổ: di tích Cù lao Rùa (thị xã Tân Uyên), di tích Dốc Chùa (thị xã Tân Uyên),…
• Bảo vật quốc gia
Bình Dương có ba hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia.
Tượng động vật Dốc chùa: Hiện vật được phát
hiện tại di tích khảo cổ Dốc Chùa (thị xã Tân Uyên),
có niên đại cách ngày nay khoảng 3 000 năm. Tượng
nhỏ (dài 6,4 cm; cao 5,4 cm), hình con vật có bốn
chân đứng trên bệ hình chữ nhật. Đây là hiện vật
gốc độc bản, tiêu biểu cho nghệ thuật đúc đồng mĩ
thuật của người thời tiền sử ở Bình Dương. Hiện nay,
tượng động vật Dốc Chùa đang lưu giữ tại Bảo tàng
tỉnh Bình Dương. Hiện vật được Thủ tướng Chính
phủ công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2013. Hình 2. Tượng động vật Dốc Chùa

Mộ táng chum gỗ trống đồng: Hiện vật được


tìm thấy tại ấp Phú Bưng, xã Phú Chánh (thị xã Tân
Uyên), có niên đại khoảng từ thế kỉ I đến thế kỉ II Công
nguyên). Đây là kiểu mộ táng mới lạ, sử dụng “áo
quan” bằng chum gỗ dùng trống đồng làm nắp đậy
được phát hiện lần đầu tiên trong lịch sử khảo cổ học
Việt Nam. Hiện vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh
Bình Dương, được Thủ tướng Chính phủ công nhận là
Hình 3. Mộ chum gỗ, nắp trống đồng Bảo vật quốc gia năm 2018.

Bộ dụng cụ dệt gỗ: Bộ hiện vật được phát hiện


tại di chỉ khảo cổ thuộc ấp Phú Bưng, xã Phú Chánh
(thị xã Tân Uyên), có niên đại khoảng từ cuối thế kỉ
III trước Công nguyên đến thế kỉ I Công nguyên).
Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh có 23 hiện vật gồm
2 dao dệt, 3 trục dệt, 18 thanh gỗ. Đây là những
kết cấu của loại khung dệt mà hiện nay một số
Hình 4. Bộ dụng cụ dệt gỗ
dân tộc ít người ở Tây Nguyên và Đông Nam Á vẫn
còn sử dụng. Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh được
Thủ tướng Chính phủ công nhận công nhận là Bảo
vật quốc gia năm 2020.

8
1. Nêu các loại hình di tích ở Bình Dương. Lấy một số ví dụ minh họa cho mỗi loại
hình đó.
2. Kể tên các Bảo vật quốc gia ở tỉnh Bình Dương. Nêu một số nét đặc sắc về các bảo
vật đó.

2 Di sản văn hoá phi vật thể


Tỉnh Bình Dương có ba di sản văn hoá phi vật thể được công nhận cấp quốc gia đó là:
làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp, nghề gốm Bình Dương và môn phái võ Tân Khánh – Bà Trà.
a. Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp
Tương Bình Hiệp là ngôi làng nhỏ làm
tranh cổ trên vùng đất mới của huyện Bình An
từ thế kỉ XVII. Nghề sơn mài hình thành từ thế
kỉ XVIII ở làng Tương Bình Hiệp. Chủ nhân xưa
kia của làng nghề là những người di dân từ miền
Trung, miền Bắc vào vùng đất mới. Nghề sơn
mài từ làng Tương Bình Hiệp phát triển sang
Hình 5. Một sản phẩm của làng nghề sơn mài
các vùng lân cận như: Chánh Nghĩa, Phú Cường, ở Tương Bình Hiệp
Tân An, Định Hoà,… (Nguồn ảnh: Kim Ánh)

Nghề sơn mài ở Tương Bình Hiệp không những kế thừa nét văn hoá mĩ thuật truyền
thống của dân tộc, mà còn phát huy những giá trị văn hoá của địa phương để tạo nên nét
đặc sắc riêng của làng nghề. Với những giá trị đặc sắc, làng nghề đã được ghi danh vào
Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia năm 2017.
b. Nghề gốm Bình Dương
Nghề gốm xuất hiện vào khoảng giữa thế kỉ XIX, chủ nhân là những lưu dân người Hoa
sang Việt Nam định cư. Ba làng nghề sản xuất gốm sứ là: Tân Phước Khánh (thị xã Tân Uyên),
Lái Thiêu (thành phố Thuận An) và Chánh Nghĩa (thành phố Thủ Dầu Một).
Nghề làm gốm trên đất Bình Dương không
chỉ có những đóng góp to lớn vào quá trình
lập ấp, lập làng, mà hiện nay đã trở thành một
nghề có đóng góp kinh tế cao, đóng vai trò là
“sứ giả” văn hoá, lan toả hình ảnh vùng đất, con
người Bình Dương ra trong và ngoài nước. Nhiều
thương hiệu gốm nổi tiếng của nghề gốm Bình
Dương như Minh Long, Cường Phát, Nam Việt,…
đã cạnh tranh được với những mặt hàng nổi Hình 6. Một bộ sản phẩm của gốm sứ Minh Long

tiếng của Nhật Bản, châu Âu,…

9
Với những giá trị kinh tế, văn hoá mang lại, nghề gốm Bình Dương đã được ghi danh
vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia năm 2021.
c. Võ Tân Khánh – Bà Trà
Võ Tân Khánh – Bà Trà (hay Võ Tân Khánh, Võ Bà Trà, Ta-ka-đô,...) được hình thành và
phát triển ở Bình Dương vào nửa đầu thế kỉ XIX, sau đó phát triển rộng khắp nhiều vùng ở
Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Ngoài sử dụng binh khí cổ truyền, Võ Tân Khánh – Bà Trà còn có
nhiều loại binh khí riêng của môn phái như: khăn, đòn xóc, đòn gánh, ghế, cờ, liềm,...
Đặc trưng nổi bật nhất của Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà là tính linh hoạt, tinh giản và hiệu
quả; các chiêu thức, đòn thế liên tiếp – nối tiếp, không có điểm dừng, đó cũng là điểm khác
biệt lớn với võ thuật Việt Nam.
Võ Tân Khánh – Bà Trà được ghi danh vào Danh mục Di sản sản văn hoá phi vật thể
quốc gia năm 2021.
d. Một số di sản văn hoá phi vật thế khác
Bên cạnh ba di sản đã được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia,
Bình Dương còn có nhiều di sản văn hoá phi vật thể khác thuộc nhiều loại hình khác nhau.
• Nghệ thuật vẽ tranh trên kiếng ở Lái Thiêu, nghệ thuật điêu khắc gỗ (nghề làm
guốc mộc, Lái Thiêu – Bình Nhâm, điêu khắc gỗ Phú Thọ (thành phố Thủ Dầu Một),…
• Văn học dân gian ở Bình Dương: ca dao, hát đưa em, hò, đồng dao,…
• Các lễ hội tiêu biểu
Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu tổ chức vào tháng Giêng hằng năm ở tỉnh Bình Dương, đây
là một trong những lễ hội tầm cỡ quốc gia;

Hình 7. Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu

10
Lễ hội thờ Ông Bổn của người Hoa với những giá trị văn hoá – nghệ thuật: múa hẩu, múa
lân – sư – rồng và nhạc lễ cổ truyền; Lễ hội Kỳ Yên (cầu an);
Lễ hội trái cây ở Lái Thiêu (thành phố Thuận An) được tổ chức mỗi năm vào khoảng cuối
tháng 5, đầu tháng 6 dương lịch vào mùa trái cây chín. Lễ hội trái cây nhằm quảng bá các loại
trái cây đặc sản của Lái Thiêu;
Lễ hội Hương bưởi Bạch Đằng (thị xã Tân Uyên) thường tổ chức vào mùa thu hoạch bưởi
trước tết Nguyên đán khoảng tháng Một dương lịch. Ngoài mục đích giới thiệu bưởi và các
sản phẩm được chế biến từ bưởi như: tinh dầu bưởi, rượu bưởi, chè bưởi, mứt bưởi, chả giò
bưởi,… Lễ hội còn là nơi tôn vinh các nhà vườn trồng bưởi và tạo điều kiện cho các nhà vườn
trao đổi kinh nghiệm với nhau. Qua lễ hội Hương bưởi Bạch Đằng, sản phẩm bưởi được tiếp
thị và quảng bá khắp thị trường trong và ngoài nước.
Trong lễ hội còn có nhiều hoạt động vui chơi như liên hoan đờn ca tài tử, hội thi
“Người đẹp xứ bưởi”.

Hình 8. Hội thi "Người đẹp xứ bưởi" trong lễ hội

1. Kể tên các loại hình di sản văn hoá phi vật thể ở Bình Dương và lấy ví dụ minh hoạ.
2. Tỉnh Bình Dương có những di sản văn hoá phi vật thể nào được ghi danh vào
Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia? Nêu một số nét đặc sắc về các di sản đó.

III. BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ Ở TỈNH
BÌNH DƯƠNG
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá không chỉ gìn giữ các sản phẩm vật thể mà
còn góp phần làm thăng hoa di sản văn hoá phi vật thể, từ đó giữ gìn và lưu truyền bản sắc
văn hoá dân tộc, đem lại những hiệu quả thiết thực cho phát triển kinh tế – xã hội, là nhân
tố phát triển bền vững và là chiến lược của tỉnh Bình Dương nói riêng và nước ta nói chung.

11
1 Một số biện pháp bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá vật thể
Tăng cường quản lí nhà nước về lĩnh vực văn hoá, du lịch bằng các văn bản pháp luật:
như xây dựng đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di tích tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030” của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
• Địa phương đã đầu từ kinh phí để trùng tu, tôn tạo nhiều di sản lịch sử – văn hoá, như:
nhà cổ Trần Công Vàng, Trần Văn Hổ, nhà tù Phú Lợi,…
• Kết nối di sản với học đường, tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản cho
thế hệ trẻ: Tổ chức triễn lãm nhằm giới thiệu về các di sản văn hoá tại trường học; tổ chức các
cuộc thi sưu tầm tư liệu di sản văn hoá cho học sinh; thi đố em tìm hiểu di sản văn hoá, thi
thuyết trình về biện pháp bảo vệ và phát huy các di sản văn hoá; tổ chức học sinh tham quan
các di sản văn hoá;… Thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” đưa học sinh đến tham quan, hội trại, tổ chức kết nạp Đoàn, về nguồn,… ở các
di sản văn hoá.
• Tuyên truyền quảng bá các di sản văn hoá, nâng cao ý thức của người dân tham gia bảo
vệ các di sản văn hoá
Bảo tàng tỉnh Bình Dương đã xây dựng các bộ phim tư liệu về di tích: nhà cổ Trần Công
Vàng, Trần Văn Hổ,…
Sở Thể thao, Văn hoá và Du lịch tỉnh Bình Dương đã in và phát hành tờ bản đồ Du lịch
Bình Dương và tập gấp giới thiệu các di tích tiêu biểu của tỉnh Bình Dương đến với du khách
trong và ngoài nước.
Các chương trình lễ hội được tổ chức ở di tích: Di tích lịch sử Nhà tù Phú Lợi, Chiến khu
Thuận An Hoà, Chiến khu Đ,…
Ứng dụng công nghệ vào việc quảng bá di tích cấp quốc gia: mỗi di tích nên lập một
trang web riêng để cập nhật hình ảnh, bài viết và các hoạt động của di tích. Các phương tiện
thông tin đại chúng bao gồm: đài truyền hình Bình Dương, báo Bình Dương,… làm phóng sự
về các di sản văn hoá. Quảng bá thông tin di sản qua sách, mạng xã hội,…
Kết nối với các tour du lịch để giới thiệu các giá trị di sản văn hoá của tỉnh Bình Dương
ở phạm vi toàn quốc và quốc tế. Hiện nay, một số di sản văn hoá đã kết nối các tour du lịch lữ
hành, có khách trong và ngoài nước đến tham quan như: di tích Lò lu Đại Hưng, các nhà cổ,
bảo tàng Bình Dương, các làng nghề,…
• Tuyên truyền, giáo dục học sinh và nhân dân có ý thức bảo vệ các di sản văn hoá,
có thái độ văn minh, lịch sự, trang phục nghiêm túc và giữ gìn trật tự khi tham gia lễ hội.
Tổ chức cho học sinh tham gia làm sạch môi trường tại các khu di tích, khu du lịch tâm linh,…
• Đào tạo lực lượng chuyên nghiệp trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch văn hoá, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản
lí văn hoá, hướng dẫn viên du lịch, thuyết minh viên tại điểm tham quan. Đặc biệt, công tác

12
trùng tu các di sản văn hoá vật thể đòi hỏi phải có chuyên gia. Khi trùng tu, các chuyên gia
phải chọn những nguyên vật liệu đúng như nguyên bản của di sản để thay thế. Nếu xây mới
di sản phi vật thể, chuyên gia phải giữ nguyên hình dạng, kiểu kiến trúc ban đầu của di sản.

1. Nêu biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá vật thể.
2. Theo em, cần lưu ý gì khi tiến hành trùng tu bảo tồn di sản văn hoá vật thể.

2 Một số biện pháp bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá phi vật thể
• Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể của tỉnh qua một số
văn bản
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương thông qua đề án “Phát triển các sản phẩm du lịch
đặc thù của Bình Dương đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”, ưu tiên phát triển du lịch
tham quan làng nghề, du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch tâm linh,…
Chính quyền tỉnh Bình Dương cần hỗ trợ vốn, tìm thị trường cho các nghề thủ công mĩ
nghệ truyền thống như: sơn mài, nghề làm guốc,…
Đối với các di sản văn hoá loại hình sân khấu, diễn xướng: Đờn ca tài tử, cải lương ở
Bình Dương vẫn còn lưu giữ khá tốt. Các câu lạc bộ đờn ca tài tử với nhiều hoạt động thường
xuyên diễn ra trong các dịp lễ hội,…
• Sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian: Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ và nhà thơ
Lê Giang cùng nhóm nghiên cứu đã điền dã phỏng vấn các nghệ nhân cao tuổi về văn hoá
dân gian và lưu lại các điệu hò, bài hát ru, điệu lí, bảo tồn và quảng bá cho văn hoá dân gian
của Bình Dương qua sách Dân ca và Thơ ca dân gian Bình Dương,…
Bên cạnh việc văn học dân gian được giảng dạy trong trường học, nhà trường cần
phát động cho học sinh sưu tầm, diễn xướng các loại hình văn học dân gian trong các đêm
văn nghệ trường tổ chức, trong câu lạc bộ văn học, tổ chức cắm trại. Phục hồi các trò chơi
dân gian, tổ chức ngày hội ẩm thực, khuyến khích trao giải những món ăn cổ truyền của
Bình Dương…
• Tổ chức các cuộc triễn lãm, các lễ hội, sử dụng các phương tiện truyền thông tôn vinh và
quảng bá các di sản văn hoá phi vật thể
Nhiều cuộc triển lãm, lễ hội được tổ chức nhằm quảng bá các di sản của tỉnh như:
Triển lãm “Gốm sứ Bình Dương truyền thống và hiện đại” năm 2019, triển lãm các gian hàng
sơn mài trong đường hoa nhận dịp tết Nguyên đán hằng năm ở tỉnh Bình Dương; tổ chức các
lễ hội như: lễ hội “Hương bưởi Bạch Đằng”, lễ hội “Lái Thiêu mùa trái chín”,…
Tỉnh khuyến khích việc tổ chức các lễ hội cổ truyền như: lễ hội Chùa Bà Thiên hậu, lễ hội
thờ ông Bổn, lễ hội cúng đình,…

13
Các phương tiện truyền thông đại chúng ở Bình Dương như báo, đài truyền hình,…
thường xuyên làm các bài phóng sự, phim tư liệu về các nghề thủ công mĩ nghệ cổ truyền
của Bình Dương như: gốm sứ, sơn mài, điêu khắc gỗ, nghề làm bếp lò, heo đất, nghề làm
guốc, nghề đóng xe thổ mộ(1), các loại trái cây đặc sản của Bình Dương, món ăn đặc sản, tôn
vinh nghệ nhân,…

Em hãy nêu những biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể ở tỉnh
Bình Dương?

1. Lập bảng hệ thống về các di sản văn hoá tiêu biểu của tỉnh Bình Dương theo gợi
ý sau.
STT Tên di sản Loại hình di sản
1
2

2. Có quan điểm cho rằng: Có thể sử dụng các biện pháp giống nhau để bảo tồn và
phát huy các giá trị di sản văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể. Em có đồng ý với quan điểm
này không? Giải thích tại sao?
3. Em cần làm gì để gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá của tỉnh
Bình Dương?

Đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu cho du khách về một di sản
văn hoá tiêu biểu của địa phương theo gợi ý:
– Tên di sản.
– Nét đặc sắc của di sản.

(1)
Xe thổ mộ: xe ngựa (một ngựa kéo) là loại phương tiện đi lại phổ biến của Bình Dương vào giữa thế kỉ XIX.

14
CHỦ ĐỀ KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN
2 BÌNH DƯƠNG

Yêu cầu cần đạt


– Nhận biết và phân tích được đặc trưng cơ bản về từng thể loại của văn học dân gian
qua một số tác phẩm văn học dân gian tiêu biểu của tỉnh Bình Dương.
– Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, giá trị của các tác phẩm văn học dân gian
Bình Dương.
– Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và những nét đặc sắc
về nghệ thuật của các tác phẩm văn học dân gian Bình Dương.
– Biết thuyết trình (giới thiệu, đánh giá) về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm
văn học dân gian Bình Dương.
– Tự hào về truyền thống văn học của quê hương; có ý thức tìm hiểu và sưu tầm tác
phẩm văn học dân gian Bình Dương.

Đọc các câu ca dao dưới đây, quan sát và lựa chọn hình ảnh tương ứng với địa danh
được nhắc đến.
a. Anh về chợ Búng nhớ em
Hình 1
Sầu riêng, măng cụt nhớ đem quà về... (Nguồn: binhduong.
gov.vn)
b. Hương khơi biêng biếc nỗi niềm
Trái sầu riêng – dễ – sầu riêng – riêng mình
Cầu Ngang bắc nhịp vô tình!
Hình 2
Chân qua mê mãi nước nhìn bóng quen…
(Ảnh: Trần Tình)

c. Chiều chiều mượn ngựa ông Đô,


Mượn ba chú lính đưa cô tôi về
Đưa về chợ Thủ bán hủ, bán ve Hình 3
(Ảnh: Phùng Hiếu)
Bán bộ đồ chè, bán cối đâm tiêu.

d. Trăng rằm mười sáu trăng treo


Anh đóng giường lèo cưới vợ Lái Thiêu.
Hình 4
(Nguồn: HinhanhVietNam.com)
(Tổng tập thơ Bình Dương 1945 – 2005, Hội Văn học Nghệ thuật Bình Dương, 2004)
15
Tiểu dẫn
Bình Dương là một tỉnh ở miền Đông Nam Bộ, là nơi gặp gỡ, giao thoa của nhiều vùng
văn hoá trong cả nước. Điều đó tạo nên sự đa dạng trong văn hoá của Bình Dương, nhất là
văn hoá dân gian.
Văn học dân gian Bình Dương đã nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người con sinh ra và lớn lên
trên mảnh đất này. Qua các tác phẩm văn học dân gian Bình Dương, chúng ta có cơ hội tìm
hiểu về lịch sử vùng đất, về hình ảnh con người chân chất cùng đời sống vật chất, tinh thần,
đặc sản quê hương,... với những nét đặc trưng độc đáo vùng miền.
1 Khái quát về văn học dân gian Bình Dương
a. Sự ra đời của văn học dân gian Bình Dương
Văn học dân gian là một bộ phận của văn hoá dân gian, là những tác phẩm nghệ thuật
ngôn từ truyền miệng do tập thể nhân dân sáng tạo ra nhằm biểu đạt, ghi lại những hiểu
biết, kinh nghiệm, tư tưởng, tình cảm về cuộc sống xã hội và thiên nhiên, vũ trụ với mục đích
phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt trong đời sống cộng đồng.
Bình Dương là một trong những vùng đất có khối lượng tác phẩm văn học dân gian
khá phong phú và đa dạng. Bình Dương là tỉnh đầu tiên của miền Đông Nam Bộ đã tiến hành
sưu tầm các tác phẩm văn học dân gian tương đối cơ bản và rộng khắp. Do đặc điểm địa lí và
lịch sử di dân khai hoang lập nghiệp, Bình Dương đã trở thành nơi hội tụ của nhiều thể loại
văn học dân gian trong cả nước, nhất là dân ca; là đầu cầu chuyển tiếp và thu nhận dân ca
miền Bắc, dân ca miền Trung. Và từ lưu vực sông Tiền, sông Hậu, dân ca đã dội ngược lại, tác
động đến miền Đông Nam Bộ, trong đó có Bình Dương.
Vì thế, văn học dân gian Bình Dương vừa mang đặc điểm chung của Nam Bộ, vừa thể
hiện nét đặc trưng tiêu biểu cho loại hình văn nghệ dân gian nơi đây. Trải qua thời gian, các
tác phẩm nghệ thuật dân gian được “Bình Dương hoá” ít nhiều, trở nên phong phú, đa dạng
và đặc sắc.
b. Một số thể loại tiêu biểu của văn học dân gian Bình Dương
Tỉnh Bình Dương là một trong những vùng đất có lượng tác phẩm văn học dân gian
phong phú và đa dạng về thể loại.
– Truyện kể dân gian(1) là những câu chuyện kể về các nhân vật và sự kiện tiêu biểu gắn
liền với cuộc sống của người dân tỉnh Bình Dương. Mỗi câu chuyện đều theo thời gian tuyến
tính. Cũng như những vùng đất xa xôi khác ở miền Đông hoặc khu vực Đồng Tháp, U Minh
hay Cà Mau ở phía Tây, Bình Dương cũng từng phổ biến nhiều giai thoại nửa hư nửa thật, kể
lại cho nhau nghe để giải trí, lần hồi trở thành “chuyện dân gian”.
(1)
Truyện kể dân gian hay còn gọi là truyền thuyết ở Bình Dương.

16
Ví dụ: Câu chuyện về thầy thuốc tên Viễn ở làng Bình Sơn, rạch Bình Nhâm chuyên trị
“mắc xương” (xương cá, xương gà, vịt,...); câu chuyện về ông Huỳnh Công Nhẫn (còn gọi là
Huỳnh Công Thới) chuyên bắt cọp ở vùng Lái Thiêu, Bình Nhâm;...
– Ca dao, dân ca ở Bình Dương là các sáng tác trữ tình dân gian được truyền miệng
dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ
lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc. Những câu ca dao, dân ca được sưu tầm ở Bình Dương có thể
do nhân dân Bình Dương sáng tác, cũng có thể được lưu truyền từ vùng khác tới. Nhân dân
Bình Dương cũng đã gửi gắm vào đó những tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước,
con người.
Ví dụ:
Thương cha dãi nắng dầm mưa
Thương mẹ đi sớm về trưa dãi dầu.
Làm trai chữ hiếu làm đầu
Bánh in bột nếp mua hầu mẹ cha...
(Tổng tập thơ Bình Dương 1945 – 2005, Sđd, tr. 11)

Hay:
Chim đa đa đậu nhánh cây đa
Chồng gần sao em không lậy,(1) em lậy chồng xa.
Mai sau cha yếu mẹ già,
Chén cơm, đôi đũa, tách trà ai dưng.
(Lư Nhất Vũ, Lê Giang (Chủ biên), Dân ca & Thơ ca dân gian Bình Dương,
Hội Văn học Nghệ thuật Bình Dương, 2001, tr. 21)
– Vè giống như những “bài báo truyền miệng” mang sức sống nhạy bén, được lưu hành
một cách rộng rãi trong dân gian ở Nam Bộ. Vè là lối kể “có vần có vè”, là khúc tự sự nói nên
nỗi lòng thống khổ của người bị áp bức, bóc lột. Vè còn thể hiện tài quan sát tinh tế, được
nhân cách hoá bằng lối chơi chữ khi nói về các thứ hoa, các loại trái cây, các thứ bánh,...
Một số bài vè mang nét đặc thù của đất Bình Dương như vè Chợ Thủ ngày xưa, vè Đi
chợ, vè Nước lụt Sông Bé, vè Làm chén,...
– Hát ru(2) người Việt ở Nam Bộ nói chung và ở Bình Dương nói riêng không có nhịp
điệu khúc chiết như các điệu lý, mà hầu như được diễn đạt tự do thoải mái, với nhịp buông
lơi, nhặt khoan tuỳ hứng. Thể thơ dân gian đã chi phối và tạo thành cấu trúc âm nhạc của hát
ru. Đáng lưu ý là mỗi người hát ru đều có những chất giọng hấp dẫn, đặc sắc không ai giống
ai. Hát ru được xem là phần thưởng cao quý nhất đối với trẻ thơ.
Ví dụ:
Sông sâu sào vắn khó dò
Muốn sang thăm bậu sợ đò không đưa.

(1)
Từ mang ý nghĩa dân dã, mang tính địa phương, hiểu theo nghĩa đã chịu rồi nhưng chưa cưới.
(2)
Khu vực Nam Bộ còn gọi hát ru là hát đưa em hay hát ầu ơ ví dầu.

17
Đò đưa một chuyến năm tiền
Mời cô bán bột xuống thuyền tôi đưa.
Hay:
Tôi tưởng giếng sâu tôi nối sợi dây dài,
Chớ ai dè giếng cạn tôi tiếc hoài cái sợi dây.
(Dân ca & Thơ ca dân gian Bình Dương, Sđd)
– Lý là những khúc hát bình dân của người Việt, thể hiện sâu sắc đề tài và nội dung
của mọi khía cạnh, mọi hiện tượng trong cuộc sống, mọi trạng thái tình cảm và ước mơ của
người nông dân. Lý ở Bình Dương không có môi trường diễn xướng đặc hữu, không có lề lối
thủ tục quy định.
– Hò vốn thịnh hành và phát triển trên đất Bình Dương sớm hơn so với một số vùng
ở Tây Nam Bộ. Có thể từ cuối thế kỉ XVI và đầu thế kỉ XVII, ông bà ta rời miền Trung vào đất
Đồng Nai – Gia Định để khai phá khẩn hoang lập nghiệp. Và dĩ nhiên, những di dân khai
hoang thuở ấy mang theo vốn văn hoá truyền thống, trong đó có nhiều giọng hò. Người ta
thường gây cuộc hò khi cấy trên đồng áng, hò thi bên cối xay lúa, hò tâm tình bên cối giã
gạo,... Ở Bình Dương, có hai loại hò tiêu biểu là hò huê tình và hò cấy.
Ví dụ: Hò cấy có đối đáp (thông thường là nữ hò trước, nam đáp sau)
Nữ:
Hò ơ...
Cái chữ gì chôn dưới đất
Cái chữ gì cất trên trang
Cái chữ gì mang không có nổi
Chữ gì gió thổi không có bay
Trai như anh mà đối đặng
Thì em ngửa bàn tay cho anh ngồi!
Nam:
Hò ơ...
Cái chữ thọ đường chôn dưới đất
Còn cái chữ hiếu cất trên trang
Cái chữ tình mang không có nổi
Cái chữ tạc đá bia vàng gió thổi không có bay.
Trai nam nhân anh đà đối đặng...
Vậy em ngửa bàn tay cho anh ngồi!
Bà Đỗ Thị Dần, Bến Cát
(Dân ca & Thơ ca dân gian Bình Dương, Sđd, tr. 58 – 59).
– Đồng dao là những câu hát dân gian truyền miệng, thường do trẻ em hát lúc vui chơi,
sinh hoạt hoặc do người lớn sáng tác cho trẻ trên cơ sở mô phỏng thế giới quan của trẻ.
Một số bài đồng dao đôi lúc có những câu vô nghĩa, nhưng mục đích chính là tạo nên âm điệu,

18
tiết tấu vui nhộn gây sự hứng thú cho trẻ. Hiện nay thể loại này vẫn đang lưu truyền ở
Bình Dương gắn với những hoạt động vui chơi, sinh hoạt đời thường. Ví dụ:
+ Người lớn (ông bà hay cha mẹ,...) thường hay chơi trò chơi và hát đồng dao với những
đứa trẻ ở Bình Dương. Người lớn hướng dẫn các bé úp bàn tay xuống sàn nhà (hoặc mặt
phẳng nào đó), bàn tay xoè rộng các ngón. Người lớn lấy ngón tay của mình hoặc cầm ngón
tay trỏ ở bàn tay còn lại của các bé, di chuyển qua lại từng kẽ trống của ngón tay đang “úp lá
khoai” kết hợp miệng đọc nhẹ nhàng bài đồng dao:
Úp lá khoai
Mười hai chong chóng
Đứa bận áo trắng
Đứa bận áo đen
Đứa xách lồng đèn
Đứa cầm ống thụt
Thụt ra thụt vô
Xoè ra tay này…
(Nguyễn Thị Kim Ánh, Tìm hiểu về thể loại đồng dao,
Hội Văn nghệ dân gian Bình Dương, tr. 4)

+ Khi trẻ bắt đầu chập chững biết đi, người lớn ngồi trên bộ ván, thòng chân xuống cho
trẻ đứng trên bàn chân và gọi đó là trò xích đu tiên: Xích đu tiên, có tiền cưới vợ...
2 Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Bình Dương
– Tính tập thể: Văn học dân gian Bình Dương là sản phẩm sáng tạo của nhiều người,
thuộc nhiều thế hệ qua thời gian và không gian khác nhau ở hầu hết các huyện, thị. Đặc biệt,
những người truyền lại vốn di sản văn hoá dân gian quý hiếm này nhiều nhất ở độ tuổi 70
trở lên.
Mỗi tác phẩm văn học dân gian Bình Dương đều thể hiện và phản ánh được nhiều nét
sinh hoạt, các hiện tượng trong cuộc sống, những trạng thái tình cảm, ước mơ, cách nhìn
nhận về cuộc đời và con người của đông đảo quần chúng nhân dân lao động.
– Tính truyền miệng: Văn học dân gian tỉnh Bình Dương ra đời khi chưa có chữ viết, được
truyền miệng bằng nhiều hình thức như hát ru, hát đồng dao, vè, hô lô tô,… với những giai
điệu đặc trưng mà khó bắt gặp chúng xuất hiện ở bất kì nơi nào.
Ví dụ:
HÔ LÔ TÔ, SỐ 3
Bà Phạm Thị Tiếu, 68 tuổi
Bình An – Dĩ An
Duyên nợ ba sinh
Trời xanh đã định
Phải giữ mối tình
Trước cũng như sau

19
Dầu cho thế nào
Đảo điên duyên nợ
Trời giông đất lở
Biển cạn non mòn
Một tấm lòng son
[…]
Khi thương thương vội
Khi lìa lìa xa
Là con số BA!
(Dân ca & Thơ ca dân gian Bình Dương, Sđd, tr. 406 – 407)

– Tính dị bản: Do tính tập thể và tính truyền miệng quy định, văn học dân gian tỉnh
Bình Dương cũng có nhiều dị bản.
Ví dụ:
Gió đưa gió đẩy bông trang
Bông búp về nàng, bông nở về anh.
(Địa chí tỉnh Sông Bé, NXB Tổng hợp Sông Bé, 1991, tr. 363)
Dị bản khác có câu:
Gió đưa gió đẩy bông trang
Ai đưa ai đẩy duyên nàng tới đây.
Hoặc:
Gió đưa bông cúc, bông trang
Bông búp về nàng, bông nở về anh.
– Tính nguyên hợp: Văn học dân gian Bình Dương là một loại hình nghệ thuật nguyên
hợp cả về nội dung lẫn hình thức phản ánh.
+ Về nội dung: Văn học dân gian Bình Dương phản ánh nhiều phương diện khác nhau
của đời sống vật chất và tinh thần trong xã hội. Do vậy, nó thực hiện các chức năng của văn
học, lịch sử, dân tộc học (phong tục, tập quán, tôn giáo), triết học,... Nghĩa là cùng một lúc tổng
kết các tri thức mà nhân dân Bình Dương gửi gắm trong từng câu ca dao thuộc nhiều lĩnh vực
khác nhau trong dạng thức còn chưa phân chia tách bạch (trong trạng thái nguyên hợp).
+ Về hình thức: Khác với những tác phẩm thuộc về văn học viết chỉ được diễn đạt bằng
phương tiện ngôn ngữ, văn học dân gian còn mang đặc trưng diễn xướng qua nghệ thuật
ngôn từ, âm nhạc, vũ điệu,... Trong môi trường, không gian diễn xướng, văn học dân gian mới
phô diễn hết vẻ đẹp của mình.
Ví dụ: Hát ru, hò đi cấy, hò đánh cá hay những câu chuyện khôi hài, “tiếu lâm” xuất hiện
ở Bình Dương trong tình hình ít sách báo, ít giao lưu như thời xưa thì mang tính giải trí cao.
Nhưng khi chép lại trên giấy trắng, mực đen mà thiếu điệu bộ của người kể chuyện, đôi khi
thành nhạt nhẽo trong tâm lí của người thời nay.

20
3 Giá trị nội dung và nghệ thuật
Văn học dân gian Bình Dương mang đến cho người đọc những tác phẩm đa dạng về
thể loại và có những nét đặc sắc riêng, thể hiện mọi khía cạnh đời sống, hiện tượng thiên
nhiên, những trạng thái cảm xúc và ước mơ của người nông dân. Nội dung và nghệ thuật
của các tác phẩm văn học dân gian Bình Dương phần nhiều mang chất lạc quan, trong sáng,
có lúc hài hước, vui nhộn.
Ví dụ:

VÈ NÓI LÁO
Ông Lê Văn Mai, 72 tuổi
An Thạnh – Thuận An

Tiếng đồn thiệt quả chẳng sai


Có người nói láo không ai dám bì
Lội ngang qua biển một khi
Thấy tàu đương chạy tôi ghì ngừng như không.
Lên rừng tôi vác đá hàn sông
Gặp cọp tôi bồng về để nuôi chơi
Nhà tôi có trồng một bụi cải trời
Lá bằng cái sịa khinh thời tôi quá kinh
Dưa gang của tôi cái hột bằng cái chình
Sức tôi một mình ăn hết nồi ba
Tôi trồng chơi có một dây khổ qua
Nó ra một trái tôi xách mà năm ki
Lại thêm cây ổi cũng dị kì
Bán chơi một lứa tiền thì năm trăm
Ngồi buồn tôi để một con tằm
Mười lăm cân kén ba trăm quan mài
Nhà tôi có một cây xoài
Tam niên quả thực hột rày bằng cái lu
Mía mây của tôi một đám mịt mù
Một lóng năm người ăn đã sức ăn...
(Dân ca & Thơ ca dân gian Bình Dương, Sđd, tr. 399)

Những người con trên đất Bình Dương đã khai thác và phát huy một cách nhuần nhuyễn
những thể loại của văn học dân gian tỉnh nhà, nhiều nhất là ca dao, dân ca để trở thành

21
dạng thức đặc thù làm đa dạng hoá cho văn học dân gian Việt Nam. Nhiều tác phẩm dân
gian của tỉnh có giá trị, in sâu vào tâm trí người dân, làm say đắm lòng người hôm nay và cả
mai sau.

4 Đóng góp của văn học dân gian Bình Dương


Văn học dân gian Bình Dương trong suốt quá trình hình thành và phát triển đã chứng
tỏ được sức sống bền bỉ của mình, góp vào kho tàng văn học dân gian Việt Nam những
tác phẩm đặc sắc và hấp dẫn. Tiêu biểu trong đó là các làn điệu dân ca, các bài vè của Bình
Dương đã gặt hái nhiều huy chương vàng trong phong trào văn nghệ cả nước: Vợ chồng làm
biếng (Hoạt cảnh: lý cây khế, lý kêu đò và nói vè làm biếng), Thi tài nói dóc, Cô vợ ăn hàng,
Vè các chợ, Lý qua rừng, Lý con cò, Lý rẫy lý vườn, Lý miễu lý đình, Lý tang tình, Lý trèo đèo
(Bình Dương quê em), Hò cấy Tân Uyên, Hò cấy Bến Cát, Hò huê tình Thuận An,…

Hình 5. Bài Vợ chồng làm biếng

EM CÓ BIẾT?
Những làn điệu và thơ ca dân gian Bình Dương được lựa chọn, khai thác để sản xuất thành nhiều băng
cát-sét, video, đĩa CD, đĩa VCD của các nơi như: Sài Gòn Audio, Bến Thành Audio, Hãng phim Trẻ,
Phương Nam phim,… Các em thiếu nhi Bình Dương cũng từng đạt giải A cuộc thi Hoa phượng đỏ
toàn quốc tổ chức tại Đắk Lắk với chương trình Điệu lý quê mình.

22
1. Theo em nguyên nhân nào làm nên đặc điểm riêng của văn học dân gian Bình Dương?
2. Kể tên một số thể loại văn học dân gian tiêu biểu của tỉnh Bình Dương và nêu ví dụ
cụ thể cho mỗi thể loại ấy.
3. Hãy cho biết hò được hình thành vào khoảng thời gian nào? Có mấy loại hò tiêu biểu?
4. Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong bài Vè nói láo.
5. Thảo luận cùng bạn và liệt kê một số đề tài, tác phẩm tiêu biểu của các thể loại văn
học dân gian tỉnh Bình Dương mà em biết vào vở theo bảng gợi ý sau:

Thể loại Đề tài Tác phẩm tiêu biểu


Trái cây Lý cây khế, Lý cây đu đủ,...
Lý Những con bay lượn trên trời Lý chim quyên, Lý chim nhạn,...

Hát ru em

Đồng dao
...

Đọc một số bài hát ru tiêu biểu của Bình Dương và thực hiện các yêu cầu:
a. Chiều chiều én liệng diều bay
Cá lội dưới nước, khỉ ngồi trên cây.

b. Chiều chiều vịt lội cò bay


Ông voi bẻ mía chạy ngay vô rừng
Vô rừng bứt một sợi mây
Đem về thắt gióng cho nàng đi buôn
Đi buôn không lỗ thì lời
Đi ra cho thấy mặt trời mặt trăng.

c. Cái cò cái vạc cái nông


Sao mày giậm lúa nhà ông hở cò
Không không tôi đứng trên bờ
Mẹ con nhà nó đổ ngờ cho tôi

23
Chẳng tin thì ông đi coi
Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.
d. Má ơi đừng đánh con đau
Để con bắt ốc hái rau cho má nhờ 
Má ơi đừng đánh con hoài
Để con bắt cá nấu canh xoài cho má ăn.
(Hát ru em, cụ Nguyễn Văn Trơn, 86 tuổi sưu tầm,
xã Tương Bình Hiệp, phường Tương Bình Hiệp)

1. Những bài hát ru trên sử dụng thể thơ gì? Nêu tác dụng của thể thơ ấy.
2. Nêu nhận xét về những hình ảnh được sử dụng trong các bài hát ru.
3. Nêu nội dung bao quát của những câu hát ru trên.
4. Liên hệ đến một số câu ca dao có cấu trúc mở đầu Chiều chiều và có hình ảnh con cò
trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
5. Viết đoạn văn ngắn (khoảng150 chữ) chia sẻ cảm nhận của em về một trong bốn bài
hát ru trên.

Hoạt động 1. Đọc


Tìm đọc và sưu tầm ở xã/ phường/ thị trấn mà em đang sống các tác phẩm văn học
dân gian thuộc nhiều thể loại. Giới thiệu một vài nét về thể loại tiêu biểu nhất ở nơi em sống.
Hoạt động 2. Viết
Viết bài văn cảm nhận về một tác phẩm văn học dân gian đặc sắc của Bình Dương.
Bước 1: Chuẩn bị viết
– Lựa chọn một tác phẩm văn học dân gian Bình Dương mà em yêu thích để viết cảm
nhận. Nên chọn tác phẩm có chủ đề rõ ràng, mang tính địa phương, hình thức nghệ thuật
đặc sắc, độ dài vừa phải.
– Trả lời các câu hỏi có tính định hướng cho bài viết:
+ Tại sao em lại lựa chọn tác phẩm đó?
+ Mục đích viết của em là gì? (thể hiện nhận thức, đánh giá của em về tác phẩm được
lựa chọn, chia sẻ cảm nhận với người khác,...)
– Tìm những nguồn tài liệu liên quan đến văn học dân gian Bình Dương từ các sách
báo, tạp chí, chuyên luận, ở thư viện, trên các trang mạng đáng tin cậy,...
– Khi đọc, tham khảo tư liệu cần ghi chép rõ trích dẫn và nguồn.

24
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
Tìm ý
– Để tìm ý cho việc phân tích, đánh giá về một tác phẩm văn học dân gian Bình Dương,
cần trả lời các câu hỏi: Chủ đề của tác phẩm đó là gì? Tác phẩm mà em yêu thích thuộc thể
loại gì? Thể loại ấy có những điểm gì đáng lưu ý về hình thức? Đặc điểm ấy góp phần thể hiện
chủ đề như thế nào? Có những tác phẩm nào gần gũi về chủ đề, nội dung giữa văn học dân
gian Bình Dương và văn học dân gian Việt Nam mà em biết, giữa chúng có điểm gì tương
đồng và khác biệt?...
– Bài viết cần có mấy luận điểm chính? Sắp xếp các luận điểm theo trình tự nào?
– Lí lẽ cần có cho mỗi luận điểm là gì?
Lập dàn ý
Em hãy sắp xếp, trình bày các ý đã tìm thành một dàn ý. Riêng với phần thân bài, cần
chú ý:
– Xây dựng hệ thống luận điểm cho bài viết.
– Tập trung vào hai luận điểm về nội dung và nghệ thuật.
– Nêu rõ nhận xét, đánh giá của người viết về những nét đặc sắc của tác phẩm.
Bước 3: Viết bài
– Phát triển các luận điểm thành những đoạn văn có câu chủ đề và triển khai ý của câu
chủ đề.
– Làm sáng tỏ chủ đề bằng việc phân tích để làm rõ các hình ảnh, chi tiết mang tính đặc
trưng của vùng đất Bình Dương, biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
– Diễn đạt mạch lạc, rõ ý và đúng quy định chính tả.
Bước 4: Chỉnh sửa bài viết
Hoạt động 3. Nói và nghe
Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian
Bình Dương.
Gợi ý: Học sinh có thể dùng bài văn vừa viết để làm đề tài nói. Chỉnh sửa lại để phù hợp
với bài nói. Hoặc em làm một đề tài mới như: Trình diễn một tiết mục hát ru hoặc bài vè dân
gian của Bình Dương mà em yêu thích để giới thiệu về một tác phẩm văn học dân gian.

25
CHỦ ĐỀ CHÂN DUNG NHÂN VẬT VĂN HOÁ
3 NGHỆ THUẬT BÌNH DƯƠNG

Yêu cầu cần đạt

– Giới thiệu được một số chân dung nhân vật văn hoá nghệ thuật tiêu biểu của tỉnh
Bình Dương.
– Phân tích và đánh giá được các thành tựu, đóng góp của một nhân vật văn hoá
nghệ thuật tiêu biểu tỉnh Bình Dương.
– Biết thuyết trình về chân dung một nhân vật văn hoá nghệ thuật tiêu biểu của tỉnh
Bình Dương.
– Thể hiện lòng kính trọng, tự hào về các nhân vật văn hoá nghệ thuật tiêu biểu của
quê hương.

Quan sát ảnh và cho biết tên những nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ tiêu biểu của tỉnh
Bình Dương mà em biết.

Hình 1 Hình 2 Hình 3

Hình 4 Hình 5

26
VĂN BẢN 1

HUỲNH VĂN NGHỆ – NGƯỜI MÀI GƯƠM MÚA BÚT(1)


1. Cuộc đời
Huỳnh Văn Nghệ (1914 – 1977), sinh ra tại làng Tân Tịch,
tổng Chánh Mỹ Hạ, tỉnh Biên Hoà (nay thuộc xã Thường Tân,
huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương). Ông là một người
yêu nước, một nhà chỉ huy quân sự giỏi, nổi tiếng với
tài thi ca, được nhân dân Đông Nam Bộ ca ngợi, gọi là
“thi tướng”.
Sau khi tốt nghiệp bậc Trung học (1932), Huỳnh Văn Nghệ
vào làm công chức tại Sở Hoả xa Đông Dương ở Sài Gòn.
Ông tham gia phong trào Đông Dương Đại hội và bắt
đầu làm thơ, viết báo bằng hai thứ tiếng Việt và Pháp
đăng trên các báo ở Sài Gòn. Trong cuộc đời cầm bút,
Hình 6. Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ ông mang nhiều bút danh như Hoàng Hồ, Huỳnh Nghệ Sĩ,
(Nguồn: Hội Nhà văn Hà Nội) Huỳnh Văn,…
Năm 1940, Huỳnh Văn Nghệ tham gia khởi nghĩa Nam Kì, chăm lo việc tiếp tế đạn dược,
thuốc men cho lực lượng cách mạng. Năm 1942, Huỳnh Văn Nghệ sang Thái Lan, bên cạnh
việc thành lập chi bộ Đảng ở hải ngoại, ông còn thành lập nhóm Sống mạnh văn đoàn và làm
chủ bút tờ báo Hồn cố hương. Tháng 7 năm 1945, Huỳnh Văn Nghệ được kết nạp vào Đảng
Cộng sản Đông Dương.
Trong quá trình hoạt động cách mạng, ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như:
Phó Tư lệnh Khu 7 kiêm Tỉnh đội trưởng tỉnh Thủ Biên, cố vấn cho Ủy ban Kháng chiến miền
Đông; Khu trưởng Khu 7, Phó cục trưởng Cục Quân Huấn thuộc Bộ tổng tham mưu Quân đội
Nhân dân Việt Nam, Trưởng ban Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (R), Phó Bí thư Đảng ủy
căn cứ Trung ương Cục Miền Nam, Thứ trưởng Bộ Lâm nghiệp(2),… Với tài năng và đóng góp
của một nhà quân sự tài ba, Huỳnh Văn Nghệ đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vào năm 2010.
(1)
Trích từ câu thơ: "Không phân biệt lúc mài gươm múa bút" trong bài thơ Bên bờ sông xanh của tác giả
Huỳnh Văn Nghệ.
(2)
Theo đề tài nghiên cứu khoa học Nhân vật lịch sử tỉnh Bình Dương, Sở Khoa học công nghệ Bình Dương
năm 2019.

27
Hình 7. Nhà lưu niệm và mộ phần Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ đặt tại xã Thường Tân
(Nguồn: Minh Hiếu – Báo Bình Dương)

2. Sự nghiệp
a. Nhà quân sự(1)
Sau những năm hoạt động ở Thái Lan, năm 1944 Huỳnh Văn Nghệ trở về nước và tiếp
tục tham gia kháng chiến. Năm 1945 trở đi, ông tham gia hoạt động chủ yếu tại khu vực
Đông Nam Bộ, nổi bật là vùng chiến khu Đ. Ông từng tham gia cướp vũ khí của Pháp và cướp
chính quyền ở Biên Hoà.
Từ năm 1945 đến năm 1952, Huỳnh Văn Nghệ trực tiếp chỉ huy chiến đấu hơn 20 trận
tại các mặt trận như: Thị Nghè, đường số 1 từ Sài Gòn về Biên Hoà, chiến khu Lạc An – Tân
Uyên, Đồng Xoài, La Ngà, Bến Cát, Trảng Bom,… Trong đó phải kể đến trận chống càn vào
tháng 3 năm 1946 tại chiến khu Đ, Huỳnh Văn Nghệ đã chỉ huy đơn vị tiêu diệt một đại đội
lính viễn chinh Pháp, bắn rơi chiếc máy bay đầu tiên của Pháp ở Nam Bộ. Tiếp đến là trận
chống càn lớn ở chiến khu Đ vào năm 1952, lực lượng của tỉnh lúc đó chỉ có một tiểu đoàn
nhưng Huỳnh Văn Nghệ đã chỉ huy đơn vị chiến đấu suốt 52 ngày đêm đánh với 11 tiểu đoàn
của địch. Riêng với Huỳnh Văn Nghệ, thực dân Pháp tôn xưng ông là “con cọp xám miền Đông”.
Từ tháng 5 năm 1953, Huỳnh Văn Nghệ ra Bắc theo lệnh của Trung ương. Sau đó ông
công tác tại Cục Quân huấn thuộc Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam. Từ năm
1964, Huỳnh Văn Nghệ công tác tại Bộ Lâm nghiệp.
b. Nhà thơ, nhà văn
Bên cạnh hoạt động cách mạng, Huỳnh Văn Nghệ còn được biết đến với sự nghiệp thơ
văn nổi bật. Bài thơ đầu tiên của ông đăng trên báo Sống năm 21 tuổi. Di sản thơ văn của
ông để lại gồm nhiều thể loại (khoảng 60 bài thơ, 7 truyện thơ, 6 truyện ngắn, 12 tuỳ bút và
bút kí,…).
(1)
Theo công trình nghiên cứu của Bùi Quang Huy, Huỳnh Văn Nghệ như một giấc mơ, NXB Đồng Nai, 2010.

28
Huỳnh Văn Nghệ có nhiều tác phẩm hay được truyền tụng rộng rãi và trở thành một
huyền thoại đẹp trong lòng người dân Bình Dương. Các sáng tác của Huỳnh Văn Nghệ đã
được xuất bản gồm tập thơ Bên dòng sông xanh (NXB Tổng hợp Sông Bé) gồm 30 bài thơ và
5 truyện kể và Thơ văn Huỳnh Văn Nghệ (NXB Tổng hợp Đồng Nai) gồm 43 bài thơ, 6 truyện kể
và 2 hồi kí. Ngoài ra còn có hai tập sách Quê hương rừng thẳm sông dài và Những ngày sóng
gió (gồm các truyện kí, tự truyện).
Trong sự nghiệp sáng tác, Huỳnh Văn Nghệ được nhắc đến nhiều nhất qua bài thơ
Nhớ Bắc. Bài thơ được các cán bộ, chiến sĩ chiến khu Đ thuộc và lan truyền ra khắp miền
Đông Nam Bộ ngay từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp:

Ai về Bắc, ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long! (1)

Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng!


Mà ta con cháu mấy đời hoang
Vẫn nghe trong máu sầu xa xứ
Non nước Rồng Tiên nặng nhớ thương.

Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ


Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn
Vẫn thương vẫn nhớ mùa vải đỏ
Mỗi lần mang mác hương sầu riêng…

Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên


Chinh Nam say bước quá xa miền,
Kinh đô nhớ lại… ôi đất Bắc!
Muốn trở về quê, mơ cảnh tiên.
(Bên bờ sông xanh, NXB Tổng hợp Sông Bé, 1988, tr. 36)

Bài thơ đã thể hiện tình yêu đất nước tha thiết, niềm tự hào của người dân Nam Bộ về
“sứ mạng ngàn thu” gìn giữ từng tấc đất thiêng liêng, quyết bảo vệ Tổ quốc và niềm hi vọng
vào ngày hoà bình, thống nhất đất nước để những con người xa quê có thể hồi hương:
Kinh đô nhớ lại… ôi đất Bắc!
Muốn trở về quê mơ cánh tiên.
(1)
Hai câu thơ này được Huỳnh Văn Nghệ viết đầu tiên là: Từ độ mang gươm đi mở cõi/ Trời Nam thương nhớ đất
Thăng Long và đã được khắc bia tại khu tưởng niệm của ông. Vì vậy ở bài thơ Nhớ Bắc trong tài liệu giáo dục
này, chúng tôi giới thiệu hai câu thơ trên theo đúng nguyên bản.

29
Nhớ Bắc đã trở thành “ca dao kháng chiến” mà hầu như người Nam Bộ ai cũng thuộc,
nhất là khi đất nước bị chia cắt từ sau năm 1954 thì những câu thơ này thường được các
mẹ, các chị và các chiến sĩ ở lại miền Nam ngâm lên mỗi khi nhớ về người chồng, người con,
người thân đi tập kết như một sự gửi gắm lòng thương nhớ và niềm mong mỏi được thống
nhất đất nước.
* Quan điểm sáng tác của Huỳnh Văn Nghệ
Mượn lời nhân vật trữ tình:
Trên lưng ngựa múa gươm và ca hát
Lòng ta say chiến trận đến thành thơ.
để thể hiện chí khí và đó cũng là lời tuyên thệ sắt son của Huỳnh Văn Nghệ ngay từ buổi đầu
chạm ngõ thơ văn – người nghệ sĩ cũng là chiến sĩ. Đây được xem là tuyên ngôn nghệ thuật
của Huỳnh Văn Nghệ.
Ngay khi bắt đầu cầm bút, Huỳnh Văn Nghệ đã xác định sẽ làm thi sĩ và muốn dùng
ngòi bút để làm vũ khí tuyên chiến với giặc, ông đã khẳng định trong Mộng làm thơ rằng:
“Chàng chỉ muốn làm thơ bằng máu”. Vì vậy, thơ Huỳnh Văn Nghệ mang nặng nỗi nước nhà
với ý thức dân tộc. Tiêu biểu trong các sáng tác của ông là tập thơ Bên bờ sông xanh. Tập thơ
đã khắc hoạ chân thực, sinh động hiện thực cuộc sống và lịch sử đất nước đương thời và thể
hiện rất rõ mối quan hệ giữa nghệ thuật và chính trị, vai trò và trách nhiệm của người nghệ
sĩ – chiến sĩ trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Vì “Có chiến đấu thơ mới giàu vần
điệu” nên thơ ông thể hiện rõ “tư tưởng nghệ thuật vị nhân sinh”. Với ông, thơ văn phải vì
cuộc sống, vì con người. Bởi hơn ai hết, nhà thơ “hiểu rằng, nghệ thuật phòng có ích gì nếu
nó không là tiếng kêu đau đớn về thân phận con người hay là tiếng ca uất hận, thúc giục con
người đứng lên giành lấy quyền tự do, quyền sống”.
Tác giả tự đặt mình vào vận mệnh của đất nước, nên dù cầm bút hay cầm gươm đều
phải chiến đấu không thôi. Chí khí và lòng yêu nước đã hun đúc cho người chiến sĩ ấy một
cái nhìn lạc quan, muốn cống hiến cho đời. Hình ảnh:
Bờ sông xanh chiều hôm nay buộc ngựa
Kiếm gối đầu, theo gió thả hồn cao
càng tô đậm “chất thép” và “chất tình” trong con người tác giả. “Kiếm gối đầu, theo gió thả
hồn cao” hồn thảnh thơi – “câu thơ đã làm cho gánh nặng nước non trở thành đôi cánh nâng
chí nguyện người chiến sĩ bay bổng theo tâm hồn của thi nhân”(1).

* Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của Huỳnh Văn Nghệ
Là người trực tiếp tham gia hoạt động cách mạng, dùng thơ văn để thể hiện tư tưởng,
nên nội dung các sáng tác của Huỳnh Văn Nghệ đa phần viết về “quê hương rừng thẳm sông
dài”, về cuộc chiến đấu của quân và dân Đông Nam Bộ. Thơ Huỳnh Văn Nghệ được xem
(1)
Lê Sỹ Đồng, Âm hưởng cổ điển trong thơ Huỳnh Văn Nghệ, Tạp chí khoa học, tập 14, số 11, Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh, 2017.

30
“là khúc tráng ca của những người tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp ở miền Đông
Nam Bộ”, nó giàu chất hùng tráng, nặng tình nước, tình dân. Với ông, đánh giặc và làm thơ
phải song hành cùng nhau, làm thơ để thể hiện chí khí của người chiến sĩ. Trong bài Bên bờ
sông xanh, tác giả khẳng định:
Tôi là người lăn lóc trên đường trần
Không phân biệt lúc mài gươm múa bút
Đời chiến sĩ máu hoà chung lệ mực
Còn yêu thương là chiến đấu không thôi
Suốt cuộc đời, gươm chẳng ráo mồ hôi
Thì chẳng lẽ bút phải chờ kiếp khác?
Trên lưng ngựa múa gươm và ca hát
Lòng ta say chiến trận đến thành thơ.
Mục đích làm thơ là để đánh giặc, để động viên những người ra trận, nên đối tượng,
đề tài, cảm hứng và nội dung thơ Huỳnh Văn Nghệ phản ánh rất rõ hiện thực của vùng chiến
khu Đ. Các sự kiện, các nhân vật đời thường như: một trận công đồn, một trận bão lụt, sự
hi sinh của chiến sĩ người Châu Ro, sự dũng cảm của người chiến sĩ phải cưa cánh tay trong
lúc thiếu thuốc tê,… đã mặc nhiên đi vào thơ ông như nó vốn có. Thơ Huỳnh Văn Nghệ như
những thước phim tư liệu về giai đoạn lịch sử hào hùng của quân và dân chiến khu Đ. Những
khó khăn mà nhân dân phải gánh chịu không chỉ là cuộc chiến chống ngoại xâm mà còn
chống cả thiên tai bão lụt được nêu rõ trong bài Chiến khu Đ chống bão:

Những nóc nhà trôi


Những thân cây đổ
Suối ngập thành sông
[...]
Thôi hết rồi, hết lúa, hết khoai
Chiến khu Đồng Nai lại đói
Đó còn là hiện thực đau lòng khi quê hương bị chiếm, tất cả đã không còn gì, từ bờ
sông xanh đến con đường đá đỏ. Trong bài thơ Bờ sông bị chiếm, tác giả lột tả sự thật khi bờ
sông bị giặc chiếm lấy cũng đồng nghĩa với việc:
Mất bờ sông là mất nửa chiến khu
Mất nước ngọt bờ tre gió mát
Thuyền tiếp tế lúa khoai chìm đáy nước
Đường giao thông liên lạc đứt đôi bờ
nhưng hiện thực khốc liệt ấy hiện lên trong thơ Huỳnh Văn Nghệ không bi quan mà đầy
niềm tin vào cuộc chiến chính nghĩa của nhân dân:

31
Đồng bào vẫn cháy bỏng niềm tin:
Việt Minh còn, sẽ lấy lại sông xanh!
Bức tranh chiến khu Đ được ngòi bút Huỳnh Văn Nghệ vẽ nên bởi sự kết tinh của những
con người yêu nước, từ Em bé liên lạc đến Du kích Đồng Nai, Bà mẹ Việt Nam,… tất cả đã tạo
nên một hào khí Đồng Nai rực rỡ, nối tiếp truyền thống yêu nước, chống giặc của ông cha ta.
Chính lòng yêu nước đã giúp ông gần gũi với nhân dân. Ông hướng ngòi bút về phía những
người lao động nghèo, chịu nhiều đau khổ. Ông kêu lên những tiếng đau đớn thay họ qua
hàng loạt bài thơ: Đám ma nghèo, Bà má bán cau, Cảnh nước lụt ở Biên Hoà, Tết quê người,…
Xác định tư tưởng nghệ thuật ngay từ những ngày đầu đến với văn chương, người
chiến sĩ – thi sĩ Huỳnh Văn Nghệ đã sống trọn vẹn với tay gươm – tay bút. “Nghệ thuật thơ
Huỳnh Văn Nghệ được chung đúc bởi cái chân chất của Nam Bộ và Đồng Nai”(1) nên thơ ông
đầy ắp sự chân thực, mộc mạc. Huỳnh Văn Nghệ làm thơ một cách tự nhiên bằng thứ ngôn
ngữ đời thường của người Nam Bộ nên thơ ông có sự giản dị, trong trẻo (Mẹ buồn), sự rắn rỏi,
dứt khoát (Mộng làm thơ), sự chân thực, độc đáo (Nhờ Bà Cơ),…
Ngòi bút của Huỳnh Văn Nghệ đã vẽ nên mảng đời thực của đất nước qua thơ ca bằng
giọng điệu hào sảng, tự hào (Là Ngà, Lịch sử quê hương). Ông cũng khẳng định thơ ca cách
mạng không chỉ có những vần thơ hiện thực, khô cứng mà còn đầy sự uyển chuyển, sống
động. Nhà thơ đã tâm tình về Tân Uyên, về Bến cũ,… với những tâm tư nặng trĩu khi quê
hương vẫn còn chìm trong khói lửa chiến tranh. Sự tinh tế trong giọng điệu tâm tình đó được
kết tinh từ niềm tự hào dân tộc, từ sự gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn của nhà thơ. Để khi
chứng kiến Mất Tân Uyên, Một trận chống càn, Chiến khu Đ chống bão, Đám ma nghèo, Trăng
lên,… tác giả lột tả cảm xúc bằng giọng buồn thương, đau xót, sẻ chia. Tiếng kêu đau thương
đó đồng thời cũng thể hiện nỗi căm hờn, uất hận bọn cướp nước của tác giả. Thơ Huỳnh Văn
Nghệ gần gũi mà sâu sắc, hiện thực mà xúc động vì nó đong đầy tình cảm của người con yêu
nước, thương dân.
Với văn xuôi, Huỳnh Văn Nghệ chủ yếu viết về quê hương, kể lại cuộc chiến đấu của
quân dân chiến khu Đ như: Trận mãng xà, Sấu mũi đỏ, Mất đồn Mĩ Lộc, Tiếng hát trên sông Đồng
Nai, Chùa Ông Mõ,… Ông đã kể các câu chuyện “bằng ngòi bút trân trọng đối với những
người nghĩa khí, quyết hi sinh trừ bạo ngược, như: cha con Bảy Túc diệt mãng xà, Năm Hải
giết sấu dữ trả thù cho vợ, ông Mõ lao vào đầu giặc trước khi hi sinh,…”(2). Dù viết văn hay làm
thơ, nội dung trong các sáng tác của Huỳnh Văn Nghệ đều mang đậm hơi thở của cuộc sống
kháng chiến, của những sự kiện rất thực trong đời sống hằng ngày. Đó là tiếng nói đồng
cảm, sẻ chia và cũng chính là lời tố cáo hiện thực trong các sáng tác của Huỳnh Văn Nghệ.
Không chỉ đa dạng trong nghệ thuật thể hiện thơ ca, các sáng tác văn xuôi của Huỳnh
Văn Nghệ cũng nhuốm màu sắc của vùng đất phóng khoáng phương Nam. Chùm truyện
ngắn: Trận mãng xà, Sấu mũi đỏ, Tiếng hát trên sông Đồng Nai, Chùa Ông Mõ, Mất đồn Mĩ Lộc,…
mang đậm “chất huyền thoại thấm hoà với những yếu tố lịch sử khiến những truyện ngắn
ấy mang một vẻ đẹp khác lạ của con người và đất rừng miền Đông”(4). Văn xuôi Huỳnh Văn
Nghệ in đậm dấu ấn tâm hồn chân thực của tác giả khi viết về Quê hương rừng thẳm sông dài,

(1)
Huỳnh Văn Nghệ, Bên bờ sông xanh, Sđd, tr. 14.
(2), (3)
Bùi Quang Huy, Huỳnh Văn Nghệ như một giấc mơ, Sđd, tr. 441, 424.

32
Những ngày sóng gió, Anh Chín Quỳ,… Đây là những trang viết quý báu được chép lại bằng
chính tài năng và sự trải nghiệm của tác giả từ những điều tai nghe mắt thấy nên tác phẩm
ông giàu hình tượng, sự việc đầy chân thực. Như vậy, Huỳnh Văn Nghệ đã sống, đã viết
bằng trái tim của người nghệ sĩ chân chính và ông xứng đáng là cánh chim đầu đàn của văn
chương chiến khu Đ và Đông Nam Bộ.
Với những đóng góp cho nền văn học Việt Nam, năm 2007 Huỳnh Văn Nghệ đã được
tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật với các tập thơ Chiến khu xanh, Bên bờ
sông xanh, Rừng thẳm sông dài. Ngoài ra, tên ông được đặt cho một ngôi trường trung học
phổ thông tại thị xã Tân Uyên; đặt cho một con đường thuộc phường Phú Lợi, thành phố Thủ
Dầu Một và tên ông cũng được đặt cho giải thưởng văn học nghệ thuật lớn của tỉnh Bình
Dương: Giải thưởng Văn học nghệ thuật Huỳnh Văn Nghệ.

1. Giới thiệu khái quát về cuộc đời của nhà chỉ huy quân sự – thi sĩ Huỳnh Văn Nghệ.
2. Nêu những đóng góp của thi tướng Huỳnh Văn Nghệ đối với quê hương Bình Dương
nói chung và đối với văn học nghệ thuật Bình Dương nói riêng.
3. Chọn một bài thơ của Huỳnh Văn Nghệ mà em ấn tượng và viết đoạn văn (khoảng
150 chữ) chia sẻ về cảm nhận của bản thân sau khi đọc bài thơ ấy.
4. Qua tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của thi tướng Huỳnh Văn Nghệ, em có suy nghĩ
gì về nhân vật này?

VĂN BẢN 2

LƯ NHẤT VŨ – NGƯỜI NGHỆ SĨ TÀI HOA


1. Cuộc đời
Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ (tên khai sinh là Lê Văn Gắt) sinh
ngày 13 tháng 4 năm 1936 tại phường Phú Cường, thành phố
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Lư Nhất Vũ là người yêu âm
nhạc và thơ ca. Lư Nhất Vũ từng có thơ đăng báo Dân Ta ở
Sài gòn từ năm 16 tuổi với bài thơ đầu tay Mồ chiến sĩ (bút
danh Lư Phong).
Ông học tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
(1956 – 1962), sau khi tốt nghiệp, ông đã có 8 tác phẩm được
các đoàn nghệ thuật dàn dựng và trình diễn. Trong số đó, có
những tác phẩm đạt giải thưởng và được phổ biến trên Đài
Tiếng nói Việt Nam. Từ đây, ông trở thành người hoạt động Hình 8. Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ
âm nhạc chuyên nghiệp. (Nguồn: Hà Nguyên)

Năm 1970, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ trở lại miền Nam và tiếp tục con đường hoạt động
nghệ thuật. Ông công tác ở nhiều đơn vị khác nhau, từ thành viên đoàn ca múa miền Nam,

33
Cục Âm nhạc và Múa (Bộ Văn hoá), Tiểu ban Văn nghệ R, Viện nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam
đến Phó Tổng Thư kí Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh (khoá 1, 1981), Ủy viên Thư kí
Hội Nhạc sĩ Việt Nam (khoá III, 1983), Viện trưởng Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại
Thành phố Hồ Chí Minh. 

2. Sự nghiệp
a. Sáng tác âm nhạc
Trong sự nghiệp sáng tác âm nhạc, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ có rất nhiều ca khúc in đậm dấu
ấn trong lòng khán, thính giả như: Chiều trên bản Mèo, Bên tượng đài Bác Hồ, Ra giêng anh
cưới em, Cô gái Sài Gòn đi tải đạn, Khúc hát người đi khai hoang, Hãy yên lòng mẹ ơi, Bài ca đất
phương Nam, Bình Dương nơi mẹ sinh ta, Đất Thủ quê tôi, Đất quê ta Bình Dương (hợp xướng
ba chương),…
Riêng tuyển tập Bài ca đất phương Nam được xem là ấn phẩm đồ sộ nhất của nhạc sĩ
Lư Nhất Vũ, được ông sáng tác trong hơn nửa thế kỉ (1955 – 2012). Tuyển tập với hơn 900
trang gồm 184 tác phẩm, được chia thành 10 mục theo hình thức và nội dung như ca khúc
thiếu nhi, tấu hài, trường ca, hợp xướng, nhạc cảnh, nhạc múa, nhạc sân khấu, nhạc phim
hoạt hoạ, độc tấu,… Tuyển tập Bài ca đất phương Nam tập hợp nhiều thể loại mang phong
cách khác nhau, đặc biệt là ca khúc cùng tên Bài ca đất phương Nam – lời Lê Giang (được viết
cho bộ phim Đất phương Nam) đã chuyển tải đến khán thính giả bằng những “giai điệu, tiết
tấu, âm hưởng về một thời lưu dân mở đất”(1), mang đậm đặc trưng và bản sắc của vùng văn
hoá phương Nam.
b. Công trình nghiên cứu
Ngoài sáng tác âm nhạc, Lư Nhất Vũ cùng nhà thơ Lê Giang (cũng là người bạn đời của
ông) và những người bạn đã rong ruổi khắp các vùng miền của đất nước để sưu tầm, ghi
chép, phân tích,… và hoàn thiện lời ca, điệu hát để cho ra mắt trong các công trình liên quan
đến ca dao, dân ca như: Tìm hiểu dân ca Nam Bộ, Dân ca Sông Bé, Dân ca & Thơ ca dân gian
Bình Dương, Lý trong dân ca người Việt, Hát ru Việt Nam, Hò trong dân ca người Việt, Đi tìm kho
báu vô hình,...
 Trong các công trình kể trên, Dân ca & Thơ ca dân gian Bình Dương là tâm huyết của
nhạc sĩ Lư Nhất Vũ cùng nhà thơ Lê Giang dành cho nơi ông được sinh ra. Công trình đã giới
thiệu về những bài hát ru, những điệu lý, các loại hò và cách nói thơ, nói vè của những nghệ sĩ
dân gian. Tác giả đã tổng hợp, ghi chép những thang âm, điệu thức trong âm nhạc dân gian
và ghi âm, ghi lời, kí âm từ hàng trăm nghệ nhân hát dân ca trong toàn tỉnh từ năm 1987 – 1989
để biến những thỏi đá thô trong dân gian, những lời ăn tiếng nói, các điệu lý, câu hò của đất
Bình Dương,… mài giũa thành viên ngọc quý trong kho tàng làn điệu dân ca Nam Bộ. Đó
cũng chính là cách để tác giả trân quý, giữ gìn âm nhạc truyền thống của ông cha ta.
Với những đóng góp cho nền âm nhạc nước nhà, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ đã nhận được
nhiều giải thưởng cao quý như: Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật (đợt 1, 2001);
Giải thưởng về Văn học – nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (1997 – 1998); Giải thưởng Văn
học nghệ thuật Huỳnh Văn Nghệ của Bình Dương (2005);...
(1)
Lư Nhất Vũ, Đời và nhạc, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2020.

34
1. Giới thiệu những nét chính về cuộc đời và con đường hoạt động nghệ thuật của
nhạc sĩ Lư Nhất Vũ.
2. Kể tên các công trình nghiên cứu tiêu biểu của Lư Nhất Vũ, từ đó nhận xét về đóng
góp của ông cho nền âm nhạc Việt Nam.
3. Trình bày trước lớp về cảm nhận của bản thân sau khi nghe/ xem một trong các ca
khúc sau: Bình Dương nơi mẹ sinh ta, Bên tượng đài Bác Hồ, Khúc hát người đi khai
hoang, Hãy yên lòng mẹ ơi, Bài ca đất phương Nam của nhạc sĩ Lư Nhất Vũ.

1. Trình bày cảm nhận của bản thân sau khi nghe một ca khúc về quê hương Bình Dương.
2. Em có suy nghĩ gì về những đóng góp của nhân vật văn hoá thi tướng Huỳnh Văn
Nghệ và nhạc sĩ Lư Nhất Vũ với quê hương Bình Dương? Hãy giới thiệu thêm những nhân vật
văn hoá có nhiều thành tựu và đóng góp cho địa phương mà em biết.
3. Thuyết minh, giới thiệu về chân dung một nhân vật văn hoá nghệ thuật mà em đã
được học ở trên.

Chọn và thực hiện một trong ba yêu cầu sau:


1. Đóng vai một hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về một nhân vật văn hoá nghệ
thuật của Bình Dương mà em biết.
2. Trải nghiệm (gặp gỡ, trò chuyện, nghe kể chuyện,…) và viết bài giới thiệu về nhân
vật văn hoá nghệ thuật ở địa phương em.
3. Em hãy:
– Tìm và hát một ca khúc của nhạc sĩ Lư Nhất Vũ mà em thích.
– Tìm và đọc bài thơ/ kể truyện ngắn của tác giả Huỳnh Văn Nghệ.

35
CHỦ ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
4 LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH TRỒNG TRỌT
VÀ CHĂN NUÔI Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG

Yêu cầu cần đạt


– Nêu được một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu của tỉnh Bình Dương.
– Trình bày được xu hướng phát triển ngành trồng trọt và chăn nuôi của tỉnh Bình Dương.
– Nêu được các đặc điểm lao động, yêu cầu nghề nghiệp và việc làm trong lĩnh vực
trồng trọt, chăn nuôi.
– Thực hiện tham quan để trải nghiệm, hướng nghiệp ở một cơ sở trồng trọt hoặc
chăn nuôi nhằm định hướng nghề nghiệp cho bản thân.

Trồng trọt và chăn nuôi là hai lĩnh vực sản xuất quan trọng của ngành nông nghiệp,
có vai trò cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; cung cấp nông sản để xuất khẩu;
cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến;…
Ngành trồng trọt và chăn nuôi ở tỉnh Bình Dương đang phát triển theo xu hướng nào?
Lao động và nghề nghiệp ngành trồng trọt, chăn nuôi có yêu cầu và đặc điểm gì?

1 Một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở tỉnh Bình Dương
Tỉnh Bình Dương có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành trồng trọt và
chăn nuôi. Cây trồng chủ yếu của tỉnh gồm cây lâu năm như cao su, điều, hồ tiêu; cây hàng
năm như lúa, ngô, sắn và cây ăn quả như chuối, dưa lưới, măng cụt, cam, quýt, bưởi, xoài,…
Trong đó, chuối và dưa lưới được trồng theo quy mô lớn, hiện đại. Vật nuôi chủ yếu ở tỉnh
Bình Dương gồm gia súc (lợn, bò,…) và gia cầm (gà, vịt, ngan,...). Các loài vật nuôi được nuôi
theo quy mô trang trại, có sự đầu tư hiện đại về cơ sở vật chất.
Một số cây trồng và vật nuôi chủ yếu ở tỉnh Bình Dương được đề cập trong hình 1.

36
CÂY TRỒNG VẬT NUÔI

Cây lâu năm Cây hàng năm Cây ăn quả Gia súc Gia cầm

Cao su, Măng cụt, cam,


Lúa, ngô, sắn Lợn, bò, trâu Gà, vịt, ngan
điều, hồ tiêu quýt, bưởi, xoài
Hình 1. Một số cây trồng và vật nuôi chủ yếu ở tỉnh Bình Dương

2 Xu hướng phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi ở tỉnh Bình Dương
• Hướng đến nền nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp
sinh thái gắn liền với xây dựng nông thôn mới
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Bình Dương đang diễn ra mạnh mẽ theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ngành nông nghiệp tỉnh Bình Dương đang từng bước
phát triển theo hướng hiện đại, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm tạo ra
nguồn sản phẩm đạt yêu cầu về số lượng và chất lượng.

Hình 2. Trang trại bò sữa của Công ty cổ phần Hình 3. Mô hình trồng dưa lưới đạt chuẩn GlobalGAP
Phát triển nông nghiệp Bình Dương của Unifarm, huyện Phú Giáo
(Nguồn: D. Chí) (Nguồn: www.binhduong.gov.vn)
Tỉnh Bình Dương đã có bốn khu nông nghiệp công nghệ cao gồm: Khu nông nghiệp
công nghệ cao Tiến Hùng (huyện Bắc Tân Uyên), Khu nông nghiệp công nghệ cao tại xã
Tân Hiệp và Phước Sang (huyện Phú Giáo), Khu nông nghiệp công nghệ cao An Thái (huyện
Phú Giáo) và Khu nông nghiệp công nghệ cao tại xã Vĩnh Tân (thị xã Tân Uyên).
Để thay đổi diện mạo mới cho ngành nông nghiệp của tỉnh Bình Dương, phù hợp với
nhu cầu của thị trường, gắn liền với xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân,
cần phải đẩy mạnh hơn nữa phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông
nghiệp hữu cơ, đáp ứng theo tiêu chuẩn Organic, VietGAP, GlobalGAP(1).
Organic: là những sản phẩm hữu cơ được trồng mà không sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón tổng hợp, bùn
(1)

thải, sinh vật biến đổi gene hoặc bức xạ ion.


VietGAP: là viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices, nghĩa là “Thực hành sản xuất nông nghiệp
tốt ở Việt Nam”. Bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu
hoạch, xử lí sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội,
sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất.
GlobalGAP: là viết tắt của Global Good Agricultural Practices, nghĩa là “Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu”.
Bao gồm một bộ các tiêu chuẩn quốc tế chứng nhận việc thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.

37
• Phát triển mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, tăng năng suất và chất lượng, hướng đến
xuất khẩu
​ iệc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất các loại cây trồng có giá trị như cây có
V
múi, dưa lưới, chuối,… đang được đầu tư phát triển. Việc áp dụng hệ thống tưới phun tự
động, phun nhỏ giọt; trồng cây theo phương pháp thuỷ canh;… đang mang lại năng suất,
chất lượng, hiệu quả cao. Trong đó, chuối là sản phẩm của Unifarm (Khu nông nghiệp công
nghệ cao An Thái, huyện Phú Giáo) đã được xuất khẩu sang Malaysia, các Tiểu vương quốc
Ả Rập Thống nhất và các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc.

Hình 4. Mô hình trồng dưa lưới, huyện Phú Giáo Hình 5. Chuối Unifam, huyện Phú Giáo
(Nguồn: www.binhduong.gov.vn) (Nguồn: https://unifarm.com.vn/san-pham/chuoi-unifarm/)

• Cơ cấu cây trồng phát triển theo hướng mở rộng diện tích các loại cây trồng có giá trị
kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng địa phương
Đẩy mạnh phát triển các vùng chuyên canh cây lâu năm, cây ăn quả đặc sản, rau sạch,…
gắn liền với chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị, chủ yếu tập trung ở các huyện (thị) phía
bắc của tỉnh gồm Bến Cát, Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo, Tân Uyên và Bắc Tân Uyên. Các cây
trồng chủ lực như cao su, hồ tiêu, chuối, dưa lưới, cam, quýt, bưởi da xanh,...

Hình 6. Măng cụt Lái Thiêu, thành phố Thuận An Hình 7. Mô hình trồng chuối, huyện Phú Giáo
(Nguồn: www.binhduong.gov.vn) (Nguồn: www.binhduong.gov.vn)

38
• Chăn nuôi theo quy mô trang trại, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất,
đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường
Lĩnh vực chăn nuôi đang có sự thay đổi từ hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán
sang phát triển chăn nuôi tập trung quy mô lớn theo mô hình trang trại ứng dụng
công nghệ cao, đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.

Hình 8. Trang trại chăn nuôi gia cầm Hình 9. Trang trại chăn nuôi lợn
ở huyện Bắc Tân Uyên ở huyện Bắc Tân Uyên
(Nguồn: Xuân Thi) (Nguồn: www.binhduong.gov.vn)
Chăn nuôi gia cầm (gà giống, gà đẻ trứng, gà thịt), chăn nuôi lợn (lợn thịt, lợn giống
có chất lượng), chăn nuôi bò sữa,… đang được quan tâm đầu tư theo hướng ứng dụng
dây chuyền sản xuất tiên tiến như máng ăn và máng uống tự động, máy hút sữa, hệ thống
chuồng trại hiện đại, hệ thống làm mát và sưởi ấm cho các vật nuôi được đảm bảo.
3 Đặc điểm lao động, yêu cầu nghề nghiệp và việc làm trong lĩnh vực trồng trọt,
chăn nuôi
Nghề nghiệp là công việc được con người vận dụng tri thức, kĩ năng để tạo ra sản
phẩm cho xã hội, nhờ đó tạo ra thu nhập để duy trì và phát triển cuộc sống cho con người.
Dựa trên năng lực, sở thích của bản thân và hiểu biết về đặc điểm lao động, yêu cầu của nghề
nghiệp, mỗi người sẽ định hướng được nghề nghiệp tương lai phù hợp với bản thân.
Giáo dục nghề nghiệp có ba trình độ đào tạo:
– Trình độ sơ cấp: thời gian đào tạo từ 3 tháng đến dưới 1 năm. Tốt nghiệp được cấp
chứng chỉ sơ cấp.
– Trình độ trung cấp: thời gian đào tạo từ 1 năm đến 2 năm tuỳ theo chuyên ngành hoặc
nghề đào tạo. Tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp trung cấp nhưng không liên thông lên
trình độ cao hơn nếu mới tốt nghiệp cấp Trung học cơ sở và được liên thông lên trình độ cao
hơn nếu đã tốt nghiệp cấp Trung học phổ thông.
– Trình độ cao đẳng: thời gian đào tạo từ 2 năm đến 3 năm nếu tốt nghiệp cấp Trung
học phổ thông; đào tạo từ 1 năm đến 2 năm nếu tốt nghiệp trung cấp và có kiến thức văn
hoá trung học phổ thông theo quy định. Tốt nghiệp sẽ được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng,
được công nhận danh hiệu Cử nhân thực hành hoặc Kĩ sư thực hành).
a. Đặc điểm lao động trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi
Đối tượng lao động
Đối tượng lao động của lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi là các loại cây trồng (cây lâu
năm, cây hàng năm, cây ăn quả, cây thực phẩm,…) và vật nuôi (gia súc, gia cầm). Các đối tượng

39
này phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và có tính mùa vụ, nhất là đối tượng trong lĩnh vực
trồng trọt.
Nội dung lao động
Dựa vào những điều kiện thuận lợi về tự nhiên như đất đai, khí hậu, nguồn nước và
kinh tế xã hội như thị trường, các tiến bộ về khoa học kĩ thuật,… để tạo ra những mặt hàng
nông sản có giá trị như thịt, trứng, lúa gạo, các loại quả và rau,…
Công cụ lao động
Hiện nay, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong ngành nông nghiệp ngày càng
diễn ra mạnh mẽ, từng bước làm cho công cụ lao động của lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi
hiện đại hơn. Các loại máy móc được sử dụng trong trồng trọt như máy cày, máy cấy, máy thu
hoạch,… Các loại máy móc được sử dụng trong chăn nuôi như máy cắt cỏ, máy hút sữa,…
Việc áp dụng cơ giới hoá, điện khí hoá, hoá học hoá, công nghệ sinh học, công nghệ
chế biến, bảo quản,… vào sản xuất đã làm cho các sản phẩm có năng suất và chất lượng cao
hơn, đa dạng hơn về chủng loại, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
b. Yêu cầu cơ bản của nghề nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi đối với
người lao động
Đối với nghề nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, người lao động cần đáp
ứng được các yêu cầu cơ bản sau:
– Hứng thú và yêu thích đối tượng lao động.
– Có đủ sức khoẻ, sự bền bỉ, dẻo dai trong lao động; có khả năng làm việc ngoài trời.
– Đam mê công việc, yêu nghề, chăm chỉ, sáng tạo, có đạo đức nghề nghiệp.
– Có khả năng ghi nhớ tên và phân loại các loài cây trồng, vật nuôi.
– Có kiến thức về các bộ môn Sinh học, Hoá học, Địa lí, Kĩ thuật nông nghiệp.
– Được đào tạo bài bản để trở thành kĩ sư nông nghiệp; có sự hiểu biết trong lĩnh vực
trồng trọt, chăn nuôi, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
– Biết cách tham khảo các khuyến cáo của chuyên gia, nhà khoa học liên quan đến lĩnh
vực trồng trọt, chăn nuôi.
– Có khả năng nghiên cứu, tìm tòi, áp dụng kiến thức để tạo ra các giống cây trồng, vật
nuôi cho năng suất cao.
– Tuân thủ đúng những quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực trồng trọt, chăn
nuôi; có ý thức bảo vệ môi trường.
c. Việc làm trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi
Phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông sản hữu cơ,…
đang và sẽ là xu hướng tất yếu trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bình Dương. Vì vậy,
người lao động, đặc biệt là nguồn nhân lực trẻ trong ngành nông nghiệp đòi hỏi phải được
đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn và khả năng ngoại ngữ tốt, có ý thức tổ chức kỉ luật,
tinh thần trách nhiệm cao, giữ gìn lương tâm nghề nghiệp trong lao động sản xuất, có tác
phong, văn hoá lao động công nghiệp trong sản xuất nông nghiệp,…
Cơ hội việc làm trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi rất phong phú. Các kĩ sư học
ngành nông nghiệp ra trường có thể làm việc tại các công ty giống cây trồng, vật nuôi; công
ty hoá chất nông nghiệp; trang trại, hợp tác xã nông nghiệp; cơ quan quản lí các cấp về

40
nông nghiệp và phát triển nông thôn; nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, cao
đẳng, trung cấp,… hoặc bản thân tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ liên quan đến
trồng trọt, chăn nuôi.
Ở tỉnh Bình Dương, Trường Trung cấp Nông Lâm nghiệp Bình Dương là cơ sở công lập
đào tạo nghề liên quan đến lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi.
Địa chỉ: Khu phố 8, phường Định Hoà, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Email: tc–nonglam@sgdbinhduong.edu.vn.
Website: nonglam.edu.vn.
Hình thức tuyển sinh của Trường Trung cấp Nông Lâm nghiệp Bình Dương chủ yếu là
xét tuyển với các ngành, nghề đa dạng, gồm: Thú y; Trồng trọt – Bảo vệ thực vật; Quản lí
đất đai; Chăn nuôi gia súc, gia cầm; Trồng cây công nghiệp; Trồng và nhân giống nấm;
Kĩ thuật trồng và chăm sóc sinh vật cảnh; Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su; Trồng rau
hữu cơ; Kĩ thuật trồng bưởi.
Trường đã đào tạo được nhiều lao động trình độ trung cấp chính quy, công nhân kĩ
thuật, sơ cấp nghề và kĩ thuật ngắn hạn. Trong nhiều năm qua, trường còn liên kết với nhiều
trường cao đẳng, đại học để đào tạo các hệ vừa làm vừa học, hệ liên thông từ trung cấp, cao
đẳng lên đại học.
Trường hợp tác và liên kết với nhiều công ty, doanh nghiệp để tạo địa điểm thực hành,
thực tập, rèn luyện kĩ năng, nâng cao tay nghề và tạo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có các trường:


– Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ. Trụ sở chính: số 456, Quốc lộ 1K,
khu phố Nội Hoá, phường Bình An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
– Trường Trung cấp nghề Tân Uyên thực hiện đào tạo hệ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng.
Địa chỉ: khu 6, phường Uyên Hưng, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Hình thức tuyển sinh
chủ yếu là xét tuyển. Các ngành nghề đào tạo đa dạng, gồm: Thú y; Lâm sinh; Gia công thiết
kế sản phẩm mộc; Trồng cây lương thực, thực phẩm; Kĩ thuật trồng và nhân giống nấm; Làm
vườn cây cảnh; Nuôi lươn không bùn và nuôi ếch;...

41
Hiện nay, các thông tin tuyển dụng lao động, tuyển sinh, học nghề,… của tỉnh được
đưa lên trên website: www.vieclambinhduong.vn của Trung tâm Dịch vụ việc làm của tỉnh
Bình Dương. Vì vậy, việc tìm kiếm, tuyển dụng việc làm sẽ thuận lợi hơn cho người lao động
và người sử dụng lao động. Vấn đề thu nhập của người lao động được thực hiện theo thoả
thuận với người sử dụng lao động dựa trên vị trí việc làm, năng lực, hiệu quả làm việc theo
quy định của pháp luật.

1. Em hãy trình bày xu hướng phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Bình Dương.
2. Vì sao phải áp dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ vào trong lĩnh vực trồng trọt
và chăn nuôi? Giải thích.
3. Em hãy trình bày các đặc điểm lao động và yêu cầu nghề nghiệp liên quan đến lĩnh
vực trồng trọt, chăn nuôi.

1. Em có yêu thích, hứng thú và nhận thấy bản thân phù hợp với nghề nghiệp thuộc
lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi không? Tại sao?
2. Thực hiện một chuyến tham quan để trải nghiệm, hướng nghiệp ở một cơ sở trồng
trọt hoặc chăn nuôi nhằm định hướng nghề nghiệp cho bản thân.
Gợi ý tiến trình thực hiện tham quan để trải nghiệm, hướng nghiệp ở một cơ sở trồng
trọt hoặc chăn nuôi.
Bước 1: Lập kế hoạch tham quan
– Xác định tên hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
– Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, sản phẩm của chuyến tham quan.
– Lập kế hoạch và phân công nhiệm vụ:
• Lập kế hoạch tham quan:
+ Xác định thời gian, địa điểm, thành phần, số lượng người đi tham quan.
+ Phổ biến mục đích đi tham quan.
+ Xác định nội dung và hình thức tham quan.
• Phân công nhiệm vụ:
Giáo viên:
+ Xây dựng kế hoạch tham quan trình Ban Giám hiệu phê duyệt, thông báo cho phụ
huynh để thống nhất.
+ Lập danh sách học sinh, dự kiến các thành phần cùng đi tham quan (đại diện Ban
Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, bộ phận y tế, đại diện phụ huynh,…).
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho giáo viên và các lực lượng quản lí học sinh an toàn
khi tham quan (quản lí học sinh trước, trong và sau khi tham quan; phụ trách ăn uống, thuốc
và dụng cụ y tế; phương tiện tham quan;…).

42
+ Phân công nhiệm vụ cho các tổ, nhóm hay cá nhân học sinh khi đi tham quan và thời
gian hoàn thành sản phẩm sau khi tham quan.
+ Dự kiến kinh phí tham quan.
+ Xây dựng, phổ biến nội quy nhằm thực hiện an toàn khi đi tham quan cho học sinh.
+ Xây dựng lịch trình tham quan cụ thể.
+ Thông báo kế hoạch tham quan cho học sinh, liên hệ với phụ huynh, Ban Giám hiệu,
giáo viên chủ nhiệm, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, bộ phận y tế,…
+ Chủ động khảo sát, liên hệ trước với nơi đến tham quan.
+ Dự kiến các tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực hiện chuyến tham quan.
Giáo viên cần tăng cường quản lí, kiểm tra và giúp đỡ kịp thời, giải quyết những vướng mắc
của học sinh khi đi tham quan.
Học sinh:
+ Biết được lịch trình tham quan (thời gian, địa điểm, thành phần).
+ Tác phong nhanh nhẹn, tập trung đầy đủ, đúng giờ.
+ Chuẩn bị các dụng cụ: bút, giấy, máy chụp hình (nếu có) để ghi chép các thông tin
cần thiết khi tham quan.
+ Mang theo các đồ dùng cá nhân cần thiết cho chuyến tham quan.
+ Thực hiện tốt nội quy khi đi tham quan để đảm bảo an toàn theo sự hướng dẫn của
giáo viên, các lực lượng quản lí học sinh và nội quy của cơ sở tham quan.
+ Thu thập thông tin, hình ảnh hoàn thành sản phẩm sau khi tham quan.
Bảng 1. Lập kế hoạch tham quan

Số Phân công nhiệm vụ


Hình Cách
Thời lượng, Mục cụ thể
Địa điểm thức, nội tiến
gian thành đích
tham dung hành
tham phần tham Người
quan tham tham Nhiệm
quan tham quan phụ
quan quan vụ
quan trách

Bước 2: Tiến hành tham quan


Học sinh sẽ tiến hành tham quan theo lịch trình đã xây dựng, thu thập thông tin để
hoàn thành sản phẩm sau buổi tham quan.

43
Bước 3: Báo cáo, đánh giá sản phẩm sau khi tham quan
– Cá nhân học sinh viết bài thu hoạch, trình bày trước lớp, nộp sản phẩm cho
giáo viên theo các nội dung tham quan và nêu cảm nhận của bản thân sau khi tham
quan (gợi ý bài thu hoạch theo mẫu phụ lục đính kèm).
– Giáo viên nhận xét, đánh giá những sản phẩm của học sinh sau khi tham quan
và tổng kết.
PHỤ LỤC
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ SAU KHI ĐI THAM QUAN
TẠI: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Họ và tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Lớp: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Trường: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Hình thức báo cáo: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Nội dung báo cáo: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1. BÁO CÁO TÓM TẮT CÁC NỘI DUNG CHÍNH ĐÃ THU HOẠCH ĐƯỢC SAU KHI ĐI
THAM QUAN (liên hệ được đặc điểm lao động và yêu cầu nghề nghiệp)
.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

2. NÊU CẢM NHẬN CỦA BẢN THÂN SAU KHI ĐI THAM QUAN
.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

. . . . . . . . . . . . , ngày . . . . . . tháng . . . . . năm . . . . . .


Người báo cáo

44
CHỦ ĐỀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ –
5 XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƯƠNG

Yêu cầu cần đạt

– Xác định và phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến sự phát
triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Dương.
– Chỉ ra được đặc điểm của các nguồn lực tự nhiên và phân tích ảnh hưởng của chúng
đến sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Dương.
– Phân tích và chứng minh được các nguồn lực kinh tế – xã hội (dân cư, nguồn lao
động, vốn, thị trường, cơ sở vật chất kĩ thuật, chính sách,…) có ảnh hưởng đến sự
phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Dương.
– Xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy vai trò của
các nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Sự phát triển kinh tế của bất kì lãnh thổ nào cũng phụ thuộc vào các nguồn lực.
Bình Dương là tỉnh được tách ra từ tỉnh Sông Bé vào năm 1997. Từ một tỉnh thuần nông,
Bình Dương đã nhanh chóng trở thành tỉnh công nghiệp vững mạnh, hiện đại trong cả nước.
Vậy sự phát triển đó có sự đóng góp như thế nào của các nguồn lực?

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ TỈNH BÌNH DƯƠNG


1 Vị trí địa lí
Tỉnh Bình Dương có hệ toạ độ địa lí từ 10o52’ – 11o30’B và 106o20’ – 106058’Đ.
Tỉnh Bình Dương nằm trong vùng Đông Nam Bộ, đồng thời thuộc vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam. Đây là vùng ở vị trí chuyển tiếp giữa ba vùng: Tây Nguyên, Duyên hải
Nam Trung Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi có nhiều tuyến đường huyết mạch đi qua
tạo lợi thế rất lớn để phát triển kinh tế – xã hội. 

45
B


Q§. Hoµng Sa
(ViÖt Nam)

®¾k n«ng
125 km Hoa L­
Q§. Tr­êng Sa
(ViÖt Nam)

100 km 14

b×nh ph­íc
Xa M¸t
l©m ®ång
75 km

t©y ninh

HCM

13
50 km
b×nh d­¬ng
25 km
b×nh
Méc Bµi ®ång nai thuËn
22 1


T©n S¬n NhÊt 51
®ång th¸p long an 
tp. hå chÝ minh bµ rÞa -
chó gi¶i
vòng tµu
TØnh lÞ tiÒn giang
13 §­êng bé 
§­êng s¾t
Biªn giíi quèc gia
Ranh giíi tØnh
vÜnh long bÕn tre
biÓn ®«ng
S«ng, hå
Cöa khÈu
 S©n bay, c¶ng trµ vinh

Hình 1. Lược đồ vị trí địa lí tỉnh Bình Dương

Mặc dù không giáp biển, không có sân bay, nhưng tỉnh Bình Dương nằm kề với
Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế lớn nhất trong cả nước, có hệ thống đường thuỷ
trên sông Đồng Nai và sông Sài Gòn là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế đối ngoại,
xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài.

Dựa vào thông tin trong mục 1, hình 1 kết hợp với những kiến thức đã học, em hãy:
– Xác định vị trí địa lí tỉnh Bình Dương.
– Xác định khoảng cách từ trung tâm tỉnh đến: trung tâm một số tỉnh khác; một số cửa
khẩu, sân bay, cảng trong vùng.
– Kể tên các tuyến đường giao thông kết nối tỉnh Bình Dương với các tỉnh, thành
phố khác.
– Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh
Bình Dương.

46
2 Phạm vi lãnh thổ
Bình Dương là tỉnh có diện tích nhỏ. Tỉnh Bình Dương có tổng diện tích đất tự nhiên
2 694,64 km2, xếp thứ 43/63 tỉnh, thành phố trong cả nước (năm 2020), tương đương 0,83%
diện tích cả nước và 11,4% diện tích vùng Đông Nam Bộ. 

106°30' 106°45'

B
t©y

ninh
13

b×nh ph­íc  HCM

11° 11°
30' 30'

751


ng
hå DÇu TiÕng s« hå Suèi Giai

HCM

75
0

DÇu tiÕng
750 Phó gi¸o
dÇu tiÕng ph­íc vÜnh
74
9

1
74
11° Bµu bµng 11°
15' 15'
13
748

hå CÇn N«m
lai h­ng
sg. T

TÝnh

s«ng

t©n b×nh
HCM
746
t©n thµnh
741

t©y
sg
.s

hå §¸ Bµn
742
µi

bÕn c¸t B¾C T©n Uyªn


74
744

7
n

ninh
suè
i

sg
i

T©n Uyªn

ån
g
746

na
i

11° chó gi¶i thñ dÇu mét 11°


00' 00'
Thµnh phè
13 1
743

ThÞ x·
ThÞ trÊn
thuËn an ®ång
Ranh giíi tØnh
dÜ an
nai
Ranh giíi huyÖn 22
13 Quèc lé, sè ®­êng
sg

sg
.s

TØnh lé, sè ®­êng 1


. ®å

51
µi

741

ng
n

tp. hå chÝ minh


§­êng s¾t
na
i

0 3 6 9 12km
S«ng, hå, kªnh
106°30' 106°45'

Hình 2. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương

47
Dựa vào hình 2, em hãy:
– Đọc tên và xác định vị trí địa lí các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bình Dương.
– Xác định vị trí địa lí của huyện/thị xã/thành phố nơi em sinh sống.

II. NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN TỈNH BÌNH DƯƠNG


1 Đất
Bình Dương có tài nguyên đất khá đa dạng, tạo thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
106°30' 106°45'
nhiÖt ®é vµ l­îng m­a t¹i tr¹m b×nh d­¬ng
B


r¹ch
Chµ
m

t©y
ninh b×nh ph­íc
11° 11°
30' 30'

 

 ng

hå DÇu TiÕng 
284
 Nói ¤ng
198

Nói Tha La 
B¸n ®¶o
 
Tha La

BÐ 
r¹ch

ph­íc vÜnh
dÇu tiÕng 
11°  11°
15' 15'
hå CÇn N«m

lai h­ng
sg. T

hå Suèi
B«ng Tr¾ng
s«ng
hÞ TÝn


t©n b×nh
h

t©n thµnh
t©y
sg
.s

hå §¸ Bµn
µi

ninh
n

suè
iC¸

sg

chó gi¶i

i

ån
g

c¸c nhãm ®Êt


na
i

11° Nhãm ®Êt x¸m 11°


00' 00'
Nhãm ®Êt ®á vµng
Nhãm ®Êt dèc tô
Nhãm ®Êt phï sa
Nhãm ®Êt kh¸c ®ång
82
Nói Ch©u Thíi
tµi nguyªn kho¸ng s¶n
Cao lanh C¸t x©y dùng
nai
sg

SÐt g¹ch ngãi Than bïn


.s
µi

sg

§¸ x©y dùng

n

ån
g

nguån lùc kh¸c


na

tp. hå chÝ minh


i

284 0 3 6 9 12km
 Rõng S«ng, hå §Ønh nói
106°30' 106°45'

Hình 3. Bản đồ nguồn lực tự nhiên tỉnh Bình Dương

48
Bảng 1. KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CÁC LOẠI ĐẤT Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG

Nhóm Tỉ lệ
STT Phân bố Khả năng sử dụng
đất (%)
Bến Cát, Tân Uyên,
Đất
1 54,85 Thuận An, Phú Giáo, Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.
xám
Thủ Dầu Một

Đất đỏ Trồng cao su, cà phê, tiêu, điều, cây


2 25,12 Tân Uyên, Bến Cát
vàng ăn quả và rau màu.

Trồng lúa, lương thực, rau, quả, đặc


Đất phù Tân Uyên, Bến Cát, Thủ
3 6,05 biệt là trồng cây ăn quả đặc sản, chất
sa Dầu Một
lượng cao.

Trồng lúa, lương thực, rau, quả, đặc


Đất dốc
4 12,65 Tân Uyên, Bến Cát biệt là trồng cây ăn quả đặc sản, chất
tụ
lượng cao.

5 Đất khác

Đất Đất phèn sau khi được cải tạo có thể


1,27 Thuận An, Thủ Dầu Một
phèn trồng lúa, rau và cây ăn quả,...

Đất xói 0,06 Được sử dụng khai thác đá làm vật


mòn trơ Bến Cát, Thuận An
liệu xây dựng.
sỏi đá
(Nguồn: Địa chí tỉnh Bình Dương)

Mặt khác, nền đất ổn định và tương đối bằng phẳng tạo điều kiện thuận lợi cho việc
xây dựng các công trình công nghiệp, kết cấu hạ tầng đô thị, giao thông,…

Dựa vào hình 3 và bảng 1, em hãy:


– Nêu đặc điểm đất ở tỉnh Bình Dương.
– Phân tích ảnh hưởng của tài nguyên đất đến sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

2 Địa hình
Tỉnh Bình Dương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng
bằng sông Cửu Long nên địa hình chủ yếu là những bình nguyên, tương đối bằng phẳng. Độ
cao trung bình khoảng từ 35 đến 60 mét ở phía bắc và từ 10 đến 30 mét ở phía nam của tỉnh.

49
Địa hình tỉnh Bình Dương gồm ba dạng chính: thung lũng bãi bồi (chiếm 5% diện tích
toàn tỉnh), bình nguyên bằng phẳng (chiếm 55% diện tích toàn tỉnh); núi sót và đồi núi thấp
(chiếm 40% diện tích toàn tỉnh).

Hình 4. Địa hình bình nguyên bằng phẳng Hình 5. Núi Châu Thới (Thuận An) cao 82 m
của tỉnh Bình Dương so với mực nước biển
(Nguồn: Đăng Khải) (Nguồn: Cẩm Lý)

Địa hình bằng phẳng, độ dốc thấp tạo thuận lợi cho tỉnh Bình Dương trong việc xây
dựng phát triển mạng lưới giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, hệ thống thuỷ
lợi, các khu dân cư, đô thị; mở rộng diện tích canh tác, xây dựng vùng chuyên canh quy mô
lớn, áp dụng cơ giới hoá, phát triển nông nghiệp. 

Dựa vào thông tin trong mục 2, em hãy cho biết đặc điểm địa hình có ảnh hưởng như
thế nào đến sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Dương.

3 Khí hậu
Tỉnh Bình Dương có khí hậu nhiệt đới, mang tính chất cận xích đạo. Trong năm có hai
mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nền nhiệt cao quanh năm, lượng ẩm phong phú, ánh sáng dồi dào,… thuận lợi cho
tỉnh Bình Dương phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới (cây trồng phát triển quanh năm, cơ
cấu cây trồng phong phú; phát triển chăn nuôi các loại gia súc; có điều kiện thâm canh tăng
vụ, tăng năng suất cây trồng). Mùa khô kéo dài, số ngày nắng cao, thuận lợi cho việc bảo
quản, phơi sấy, thu hoạch các loại nông sản. Bên cạnh đó, tỉnh Bình Dương hầu như không
chịu ảnh hưởng của bão.
Tuy nhiên, nhiệt và ẩm cao dễ làm nảy sinh sâu bệnh, dịch bệnh gây thiệt hại cho mùa
màng và gia súc; làm ngập úng ở các vùng ven sông, suối (An Sơn, An Thạnh, Lái Thiêu,...)
ảnh hưởng đến sinh hoạt và gây thiệt hại cho các vườn cây ăn trái, hoa màu. Trên địa bàn tỉnh
cũng xảy ra những hiện tượng gió lốc, gió xoáy,… làm ảnh hưởng nhất định đến sản xuất và
đời sống.

50
Hình 6. Vườn cây ăn trái của một hộ gia đình ở phường Bình Nhâm, thành phố Thuận An
bị ảnh hưởng của mưa lũ và triều cường
(Nguồn: Xuân Vĩ)

Dựa vào thông tin trong mục 3, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trong hình 3 và kiến thức
đã học, em hãy:
– Nêu đặc điểm khí hậu tỉnh Bình Dương.
– Phân tích ảnh hưởng của khí hậu đến sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Dương.

4 Tài nguyên nước


Diện tích mặt nước toàn tỉnh là hơn 500 ha. Mật độ sông, suối ở tỉnh Bình Dương vào
loại trung bình. Các sông chảy qua tỉnh Bình Dương thường ở đoạn trung lưu và hạ lưu nên
độ dốc trung bình không cao, lòng sông mở rộng, lưu lượng nước khá lớn. 
Chế độ nước sông thay đổi theo mùa, mùa nước lớn: từ tháng 5 đến tháng 10, mùa
nước cạn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nước lên cao nhất vào tháng 9 và tháng 10. Vào
mùa khô, các suối nhỏ cạn nước.
Trên địa bàn tỉnh có bốn sông lớn chảy qua: sông Bé, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai,
sông Thị Tính (một phụ lưu quan trọng của sông Sài Gòn) và nhiều suối, rạch; nhiều hồ tự
nhiên và nhân tạo, như: hồ Dầu Tiếng, Cần Nôm, Đá Bàn,…

51
Bảng 2. CÁC SÔNG LỚN CHẢY QUA ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Chiều dài
Sông Giá trị kinh tế
(km)
Có giá trị thuỷ lợi và là nguồn bổ sung nước ngầm cho
Sông Bé 100,2
vùng phía bắc của tỉnh.
Có giá trị đặc biệt trong giao thông đường thuỷ, cung
Sông Đồng Nai 58,0
cấp nước ngọt.
Có giá trị về cung cấp nước, vận tải, nông nghiệp, thuỷ
Sông Sài Gòn 140,0
sản và du lịch sinh thái.
Sông Thị Tính 40,0 Có giá lớn về vận tải và nông nghiệp.

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2016 – 2020)

Hình 7. Hồ Dầu Tiếng – hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam


(Nguồn: Tác giả)

Tỉnh Bình Dương có nguồn nước dưới đất phong phú, chất lượng tốt và dễ khai thác.
Độ sâu của các tầng nước dưới đất phổ biến từ 20 đến 100 mét. Tổng trữ lượng khai thác
tiềm năng trên địa bàn tỉnh khoảng 2 639,9 nghìn m3/ngày. Nước dưới đất trên địa bàn tỉnh
được khai thác phục vụ cho các mục đích sinh hoạt, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.

Dựa vào thông tin trong mục 4, em hãy phân tích ảnh hưởng của tài nguyên nước đến
phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dương.

5 Khoáng sản
Tỉnh Bình Dương hầu như không có khoáng sản nhóm kim loại, nhưng khá dồi dào
về khoáng sản phi kim loại. Trữ lượng sét gạch ngói đạt khoảng 37,2 triệu m3, đá xây dựng
khoảng 964,4 triệu m3.
Tài nguyên khoáng sản là một nguồn lực kinh tế quan trọng của tỉnh Bình Dương, tạo
cơ sở để phát triển nhiều ngành công nghiệp và đóng góp cho ngân sách tỉnh. Đây là nguồn
cung cấp nguyên liệu cho những ngành công nghiệp truyền thống và thế mạnh của tỉnh
như gốm sứ, vật liệu xây dựng, khai khoáng.

52
Hình 8. Hoạt động khai thác và chế biến vật liệu Hình 9. Khai thác cao lanh ở mỏ Tân Lập
xây dựng ở tỉnh Bình Dương (trong cụm mỏ Đất Cuốc)
(Nguồn: KSB Bimico Bình Dương)

1. Dựa vào hình 3, em hãy xác định các loại khoáng sản và sự phân bố của chúng ở tỉnh
Bình Dương.
2. Ở địa phương nơi em sống có loại tài nguyên khoáng sản nào? Tài nguyên đó có ý
nghĩa như thế nào đối với địa phương em.

6 Sinh vật
Năm 1997, sau khi tách tỉnh, tỉnh Bình Dương có 18 082 ha đất rừng. Trong quá trình
phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, diện tích rừng
của tỉnh ngày càng bị thu hẹp. Đến năm 2020, diện tích rừng của tỉnh Bình Dương còn
10 589,5 ha (trong đó rừng phòng hộ 3 611,5 ha, rừng sản xuất 6 978,0 ha).
Diện tích rừng giảm là nguyên nhân khiến hệ động – thực vật trong tỉnh giảm mạnh.
– Động vật hoang dã của tỉnh hầu như không còn, chỉ còn lại một số ít như cầy hương,
khỉ đuôi dài, lợn rừng, cheo, thỏ rừng, sóc, mèo rừng,... ở các rừng phòng hộ Dầu Tiếng, rừng
chiến khu D, rừng sản xuất lâm trường Phú Tân; những loài thú nhỏ và các loài chim ở những
cánh rừng. Hiện nay ở Bình Dương có một số cơ sở gây nuôi động vật hoang dã với các loài
thú như nhím, hươu sao, mển,...
– Hệ thực vật cũng không còn các loại gỗ quý. Rừng hiện nay chủ yếu là rừng non tái
sinh. Ngoài ra, Bình Dương cũng là nơi có nhiều loài cây ăn trái, phân bố chủ yếu ở nhiều nơi
trong tỉnh với các loại như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, dâu, mít tố nữ,...

Hình 10. Động vật hoang dã nuôi tại vườn bách thú Hình 11. Làng tre Phú An – khu bảo tồn các loài tre
khu du lịch Đại Nam của Việt Nam và thế giới
(Nguồn: Tác giả) (Nguồn: Tác giả)

53
1. Dựa vào hình 3, em hãy xác định sự phân bố tài nguyên rừng ở tỉnh Bình Dương.
2. Đặc điểm tài nguyên sinh vật ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế – xã hội
của tỉnh Bình Dương?

III. NGUỒN LỰC KINH TẾ – XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƯƠNG


1. Dân số và nguồn lao động
Năm 2020, số dân tỉnh Bình Dương là 2 580,6 nghìn người, đứng thứ sáu và chiếm
khoảng 2,6% số dân cả nước. Đây là nguồn lực rất quan trọng của tỉnh để phát triển kinh tế.
106°30' 106°45'

sã d©n tØnh b×nh d­¬ng qua c¸c n¨m


B


(§¬n vÞ: ngh×n ng­¬i)
2 580,6
13
r¹ch

2 069,2
Chµ

1 618,1

b×nh ph­íc
m

t©y
1 109,3
779,4

ninh
11° 2000 2005 2010 2015 2020 11°
30' 14 30'


ng

hå DÇu TiÕng 116 047

97 365


104 350
DÇu tiÕng Phó gi¸o
r¹ch

ph­íc vÜnh
dÇu tiÕng
11° Bµu bµng 11°
15' 15'
hå CÇn N«m 13
lai h­ng
sg. T

HCM hå Suèi
B«ng Tr¾ng
s«ng
hÞ TÝn


t©n b×nh
h

324 392 B¾C T©n Uyªn


t©n thµnh
t©y
sg
.s

hå §¸ Bµn
µi

ninh
71 520
n

bÕn c¸t
T©n Uyªn
suè

416 408
341 830
i

sg

chó gi¶i

i

ån
g

mËt ®é d©n sè
na

thñ dÇu
i

11° (§¬n vÞ: ng­êi/km2) 11°


00' mét 491 051 00'
D­íi 200 200 - 2 000
1
2 001 - 5 000 Trªn 5 000
13
617 587
quy m« vµ c¬ cÊu d©n sè thuËn an
324 392 Quy m« d©n sè ®ång
(ng­êi)
D©n sè n«ng th«n dÜ an

nai
sg

D©n sè thµnh thÞ


.s
µi

sg


n

nguån lùc kh¸c


ån
g
na

Quèc lé §­êng s«ng


tp. hå chÝ minh
13
i

0 3 6 9 12km
TØnh lé §­êng s¾t
106°30' 106°45'

Hình 12. Bản đồ một số nguồn lực kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dương

54
1. Dựa vào biểu đồ số dân tỉnh Bình Dương trong hình 12, em hãy nhận xét về gia tăng
dân số của tỉnh Bình Dương. Gia tăng dân số của tỉnh Bình Dương ảnh hưởng như
thế nào đến sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh?
2. Dựa vào hình 12, em hãy xác định quy mô dân số và ảnh hưởng của nó đến sự phát
triển kinh tế – xã hội của các đơn vị hành chính cấp huyện tỉnh Bình Dương.

Dân số đông, tỉ lệ gia tăng dân số cao (7,45%, năm 2020), nên hằng năm tỉnh Bình Dương
được bổ sung một lượng khá lớn nguồn lao động, đặc biệt là những người nhập cư từ khắp
các địa phương trong cả nước.
Bảng 3. NGUỒN LAO ĐỘNG CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
(Đơn vị: nghìn người)
Năm 2016 2018 2020
Nguồn lao động 1 432 1 572 1 696
Trong đó: 
– Dân số hoạt động kinh tế 1395 1533 1642
– Dân số không hoạt động kinh tế 37 39 54
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2020)

Mặc dù nguồn lao động khá dồi dào, song chất lượng nguồn lao động còn chưa cao.
Năm 2020, tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo ở
Bình Dương mới chỉ đạt 20,3% (cả nước là 24,1%).

Dựa vào bảng 3 và hiểu biết của bản thân, em hãy:


– Nhận xét đặc điểm nguồn lao động của tỉnh Bình Dương.
– Phân tích ảnh hưởng của nguồn lao động đến phát triển kinh tế tỉnh Bình Dương.

2 Nguồn vốn 
Nguồn vốn đóng vai trò là động lực cho sự phát triển kinh tế tỉnh Bình Dương.
Bảng 4. VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
(Đơn vị: tỉ đồng, giá hiện hành)
Năm 2016 2018 2020
Tổng số vốn 82 189 103 593 128 028
– Vốn trong nước: 41 569 54 828 64 429
+ Vốn khu vực Nhà nước 14 527 15 621 15 739
+ Vốn khu vực ngoài Nhà nước 27 043 39 207 48 691
– Vốn khu vực đầu tư trực tiếp của nước ngoài 40 620 48 765 63 599
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2020)
55
Năm 2020, Bình Dương là tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn đứng thứ ba cả nước,
sau Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội.
Dự án Triệu USD

250 4000
231

200 3648,8
186 3000

150 135
132
120 2000
100
1545
51 1000
50
948,6 811,5
737 799,9
0 0
1997 2000 2005 2010 2015 2020 Năm
Số dự án (dự án) Tổng số vốn đăng kí (triệu USD)
Hình 13. Biểu đồ đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 – 2020
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2020)

Những quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư lớn vào tỉnh Bình Dương là: Nhật Bản,
Đài Loan, Xin-ga-po, Xa-moa,…

1. Dựa vào bảng 4, em hãy nhận xét về sự biến động nguồn vốn đầu tư thực hiện trên
địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 – 2020. 
2. Dựa vào hình 13, em hãy nhận xét sự biến động tổng số vốn đăng kí đầu tư trực tiếp
của nước ngoài vào tỉnh Bình Dương. Phân tích ảnh hưởng của sự biến động đó đến
sự phát triển kinh – xã hội tỉnh Bình Dương.

3 Thị trường
Thị trường có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tác động
mạnh mẽ đến hướng chuyên môn hoá sản xuất, quyết định đầu ra của sản phẩm.

Hình 14. Chợ Thủ Dầu Một – Trung tâm buôn bán Hình 15. Trung tâm thương mại Becamex Tower –
sầm uất của tỉnh Bình Dương Trung tâm mua sắm, ăn uống, giải trí lớn của Bình Dương

56
Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, tỉnh Bình Dương tích cực mở rộng
quan hệ hợp tác song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực, tạo đột phá mở rộng thị
trường quốc tế. 
Triệu USD

10000
8478
8000
6916

6000

4000 3605 3758


3155
2669 2502
2078
2000 1564
861

0
Hoa Kỳ Nhật Bản Hàn Quốc Đài Loan Trung Quốc

Trị giá xuất khẩu Trị giá nhập khẩu

Hình 16. Biểu đồ các thị trường lớn của tình Bình Dương, năm 2020
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dương năm 2020)

Tỉnh Bình Dương hiện là thành viên chính thức, là đối tác đáng tin cậy của ba tổ chức
quốc tế gồm: Diễn đàn Cộng đồng thông minh thế giới, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á và
Hiệp hội Trung tâm thương mại thế giới.

1. Dựa vào hình 16, em hãy nhận xét về các thị trường lớn của tỉnh Bình Dương năm 2020.
2. Chứng minh thị trường là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh
Bình Dương.

4 Khoa học kĩ thuật và công nghệ


Tỉnh Bình Dương luôn chú trọng đẩy mạnh phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ
vào các ngành sản xuất.
– Trong công nghiệp: Giảm dần các ngành
sử dụng nhiều lao động, lắp ráp; tăng cường
ứng dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ; công
nghiệp chế tạo giữ vai trò chủ đạo của ngành.

Hình 17. Sản xuất tại Công ty OMRON, KCN VSIP II


(Nguồn: Tiểu My)

57
– Trong nông nghiệp: Chú trọng phát triển
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đầu tư trên
quy mô lớn như: mô hình nông nghiệp đô thị, nông
nghiệp công nghệ cao; phát triển các vùng chuyên
canh, ứng dụng các giống năng suất và chất lượng
cao, chống chịu sâu bệnh,... mang lại hiệu quả kinh
tế và tạo nguồn thu nhập cao cho người nông dân.
Một số mô hình trồng bưởi ứng dụng công nghệ
cao có thu nhập bình quân trên 1 tỉ đồng/ ha/ năm; Hình 18. Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn VietGAP, hiện đại của tỉnh Bình Dương.
GlobalGAP làm cho giá trị bình quân sản xuất nông (Nguồn: Bạch Dương)
nghiệp đạt trên 95 triệu đồng/ ha/ năm,...
Tỉnh Bình Dương cũng triển khai và ứng dụng khoa học và công nghệ vào các lĩnh vực
khác như: xây dựng thành phố thông minh Bình Dương, cải cách thủ tục hành chính, thiết
lập chính quyền số,… tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Em hãy nêu ví dụ về ứng dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ trong các hoạt động sản
xuất hoặc trong các hoạt động kinh tế – xã hội khác ở địa phương em.

5 Cơ sở vật chất, hạ tầng


Tỉnh Bình Dương có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại ở nhiều loại hình.
– Hệ thống lưới điện đã được phủ kín tới các xã, phường trên địa bàn tỉnh, đảm bảo
cung cấp điện ổn định, liên tục phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội và sinh hoạt của
nhân dân. 
– Tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn tỉnh là 7 421 km, trong đó 77,1 km đường quốc
lộ và 500 km tỉnh lộ (năm 2020). Hệ thống các trục giao thông mang tính liên huyện, liên
vùng, tăng tính kết nối giữa các địa phương trong tỉnh, cũng như giữa Bình Dương với các
tỉnh, thành phố khác trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã được quan tâm triển khai
như: đường Mỹ Phước – Tân Vạn – Bàu Bàng; đường Bàu Bàng – Phú Giáo – Bắc Tân Uyên;
nâng cấp mở rộng quốc lộ, tỉnh lộ,… Giao thông vận tải phát triển là động lực thu hút đầu
tư, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, hạ tầng giao thông của tỉnh vẫn chưa theo kịp tốc
độ phát triển kinh tế, tiến độ thực hiện một số quy hoạch còn chậm.
– Cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, nhất là hạ tầng kĩ thuật, đô thị được đầu tư và phát triển
nhanh. Bộ mặt chung đô thị của tỉnh từng bước được cải thiện, nhiều công trình kiến trúc và
cảnh quan tạo ra những không gian đô thị hiện đại, văn minh, chất lượng đời sống người dân
không ngừng được nâng cao, tạo động lực thu hút đầu tư phát triển. 

58
Hình 19. Cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn là trục Hình 20. Hạ tầng khu công nghiệp VSIP I được đầu tư
giao thông đối ngoại chính của tỉnh Bình Dương đồng bộ, hiện đại
(Nguồn: Huyền Cao) (Nguồn: Tác giả)

Dựa vào hình 12, em hãy xác định các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ của tỉnh Bình Dương và
phân tích ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

6 Chính sách phát triển kinh tế – xã hội


Chính sách phát triển kinh tế – xã hội đúng đắn là nhân tố thúc đẩy khai thác có hiệu
quả các nguồn lực khác và định hướng sự phát triển của tỉnh Bình Dương. Sau khi tái lập tỉnh,
Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã đề ra rất nhiều chính sách nhằm định hướng, thúc đẩy sự phát
triển kinh tế – xã hội.
– Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp:
+ Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hướng đến phát triển nông nghiệp
bền vững.
+ Khuyến khích thành lập các doanh nghiệp nông nghiệp và hình thành các vùng
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
+ Khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị.
+ Xây dựng nông thôn mới hiện đại.
– Trong hoạt động sản xuất công nghiệp:
+ Phát triển khu công nghiệp chất lượng cao.
+ Phát triển các dự án khu công nghiệp theo hướng tập trung vào khoa học – công nghệ.
+ Thu hút các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao, thân thiện
môi trường, ít sử dụng lao động.
+ Đơn giản hoá quy trình, thủ tục trong sản xuất, kinh doanh.
– Trong hoạt động dịch vụ:

59
+ Tập trung, ưu tiên phát triển thương mại – dịch vụ thông minh.
+ Phát triển mạnh các ngành dịch vụ chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, bảo
hiểm, thương mại,... nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, nâng cao mức sống vật chất, tinh
thần của các tầng lớp dân cư, đẩy mạnh quá trình đô thị hoá theo hướng văn minh, hiện đại.

1. Nêu vai trò của nguồn lực chính sách phát triển kinh tế – xã hội đối với tỉnh Bình Dương.
2. Tại sao tỉnh Bình Dương nhận được thu hút đầu tư nước ngoài lớn thứ ba cả nước
(năm 2020)? 

1. Lập bảng thể hiện nguồn lực tự nhiên của tỉnh Bình Dương theo mẫu sau:
NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Nguồn lực Đặc điểm Ảnh hưởng

2. Chứng minh rằng: Các nguồn lực kinh tế – xã hội đóng vai trò quyết định đến sự phát
triển kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dương.

Chọn một trong hai nhiệm vụ sau:


1. Đóng vai người lãnh đạo tỉnh, hãy giới thiệu nguồn lực tự nhiên hoặc kinh tế – xã hội
tỉnh Bình Dương trước các nhà đầu tư.
2. Sưu tầm thông tin, tìm hiểu về nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương
nơi em sống.

60
CHỦ ĐỀ
6 KINH TẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG

Yêu cầu cần đạt


– Trình bày được đặc điểm chung của nền kinh tế tỉnh Bình Dương.
– Phân tích được hiện trạng phát triển, nguyên nhân và định hướng phát triển các
ngành kinh tế tỉnh Bình Dương.
– Đọc được bản đồ và phân tích được số liệu thống kê về các ngành kinh tế địa phương.
– Chia sẻ trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế.

Từ năm 1997 đến nay, nền kinh tế tỉnh Bình Dương đã có nhiều chuyển biến tích cực
và đạt được những thành tựu quan trọng. Thành tựu đó được biểu hiện như thế nào trong
các ngành kinh tế của tỉnh? Nguyên nhân nào tạo nên sự phát triển đó? Trong tương lai, các
ngành kinh tế của tỉnh sẽ phát triển theo hướng nào?

I. KHÁI QUÁT CHUNG


Từ một tỉnh nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có xuất phát điểm thấp, Bình Dương
đã trở thành một tỉnh công nghiệp phát triển năng động trong sự nghiệp Đổi mới.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bình Dương luôn cao hơn mức trung bình của cả nước,
giai đoạn 2015 – 2020 đạt 9,35%/ năm, gấp 1,4 lần bình quân chung của cả nước. Quy mô
tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ngày càng tăng. GRDP bình quân đầu người tăng từ 5,8
triệu đồng (năm 1997) lên 158,1 triệu đồng (năm 2020).
Năm 2020, tỉnh Bình Dương đứng thứ ba về quy mô GRDP và GRDP/ người, đứng thứ
tám về tốc độ tăng trưởng trong cả nước.
Trong cơ cấu kinh tế, tỉnh Bình Dương luôn duy trì tăng trưởng tỉ trọng công nghiệp ở
mức cao so với dịch vụ và nông nghiệp.

61
Bảng 1. QUY MÔ VÀ CƠ CẤU GRDP TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1997 – 2020

Chia ra (%)
GRDP
Năm Công nghiệp Nông Thuế
(tỉ đồng) Dịch vụ
và xây dựng nghiệp sản phẩm
1997 3 919 50,4 26,8 22,8 –
2010 117 045 63,9 19,6 5,3 11,2
2015 239 009 66,7 21,5 3,3 8,5
2020 389 500 66,5 22,8 2,5 8,2
Thành tựu kinh tế đạt được trong những năm qua là do tỉnh đã khai thác hiệu quả các
nguồn lực sẵn có cùng với tinh thần phấn đấu vươn lên, sự đoàn kết, tích cực, năng động,
sáng tạo của các cấp, các ngành, các nhà doanh nghiệp cộng với sự nỗ lực của nhân dân
trong toàn tỉnh.

Dựa vào thông tin trong mục I, em hãy:


– Trình bày đặc điểm kinh tế tỉnh Bình Dương.
– Phân tích nguyên nhân sự phát triển kinh tế của tỉnh.

II. CÁC NGÀNH KINH TẾ


1 Công nghiệp
a. Hiện trạng phát triển
Công nghiệp là ngành chủ lực của nền kinh tế tỉnh Bình Dương. Từ năm 1997, sản xuất
công nghiệp liên tục phát triển, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 24,6%/ năm với
các khu, cụm công nghiệp không ngừng được hoàn thiện, mở rộng kết nối.
Bảng 2. CHỈ SỐ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH CÔNG NGHIỆP
TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
(Đơn vị: %)
Năm 2016 2017 2018 2019 2020
Toàn ngành công nghiệp 109,2 109,8 109,8 109,9 108,0
Khai khoáng 107,2 102,6 94,3 112,2 89,5
Công nghiệp chế biến 109,2 109,8 109,9 110,0 108,0
(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bình Dương 2020)
Các ngành công nghiệp quan trọng, có quy mô lớn, có năng lực cạnh tranh và đạt giá
trị xuất khẩu cao của tỉnh là: chế biến thực phẩm; dệt – may, da – giày; chế biến gỗ, giấy và
sản phẩm từ giấy; in ấn và dịch vụ liên quan đến in ấn; sản phẩm từ kim loại; giường tủ, bàn
ghế gỗ; sản phẩm quang học, linh kiện điện tử, dược phẩm, hoá dược;…
Đến nay, toàn tỉnh có hơn 53 000 doanh nghiệp trong nước và hơn 4 000 dự án đầu tư
nước ngoài trong công nghiệp.
62
106°30' 106°45'

B hiÖn tr¹ng sö dông ®Êt

 13 §Êt trång c©y hµng n¨m

r¹ch
§Êt trång c©y l©u n¨m

Chµ
b×nh ph­íc §Êt l©m nghiÖp

m
t©y §Êt chuyªn dïng, ®Êt kh¸c

ninh
11° 11°
30' 14 30'


ng

hå DÇu TiÕng

hå DÇu TiÕng


DÇu tiÕng Phó gi¸o

r¹ch
ph­íc vÜnh
dÇu tiÕng
11° Bµu bµng 11°
15' 15'
hå CÇn N«m 13
lai h­ng
sg. T

HCM
 hå Suèi
B«ng Tr¾ng
Bµu Bµng  s«ng
hÞ TÝ


t©n b×nh
nh

 B¾C T©n Uyªn


R¹ch B¾p
 Mü Ph­íc 1, 2, 3 t©n thµnh
t©y
sg

KÜ nghÖ Singapore
.s

hå §¸ Bµn
µi

  Thíi Hoµ

ninh
n

VSIP II - A
bÕn c¸t §ång An 2 T©n Uyªn më réng
 ViÖt H­¬ng 2 Kim Huy   §Êt Cuèc
T©n Uyªn 
suè

Sãng ThÇn 3
i

 §¹i §¨ng

sg

l¹c c¶nh

i


ån

N«ng ngiÖp §¹i Nam V¨n HiÕn


REMAX 
g

Nam T©n Uyªn


na

thñ dÇu VSIP II 


i

11° Lóa MÝa Cµ phª Tr©u 11°


00' Ng« Hå tiªu C©y ¨n qu¶ Bß mét Mapletree
 00'

c¶ng  B×nh ChuÈn 1
Khoai §iÒu C©y Lîn
thùc phÈm
Bµ Lôa
 ViÖt H­¬ng T©n §«ng HiÖp B
thuËn an 
L¹c Cao su Gia cÇm
T©n §«ng HiÖp A
c«ng nghiÖp c¶ng  VSIP I 
 Sãng ThÇn 1 ®ång
An S¬n     nói chïa Ch©u Thíi
 Khu c«ng nghiÖp Ho¸ chÊt, cao su Trung t©m  dÜ an
L¸i Thiªu §ång An
c«ng nghiÖp Sãng ThÇn 2
nai
C¬ khÝ ChÕ biÕn l©m s¶n
B×nh An

sg
.s

§iÖn tö, tin häc DÖt - may, da - giµy


µi

B×nh §­êng
sg


n

dÞch vô
ån
g
na

13 §­êng bé §­êng s«ng  BÕn xe Thµnh phè


tp. hå chÝ minh
i

0 3 6 9 12km
§­êng s¾t  §iÓm du lÞch  C¶ng s«ng ThÞ x·
106°30' 106°45'

Hình 1. Bản đồ kinh tế tỉnh Bình Dương

Từ 7 khu công nghiệp với diện tích hơn 1 600 ha vào năm 1997, đến năm 2020, toàn
tỉnh có 29 khu công nghiệp, trong đó có 27 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với diện
tích 12 670 ha (diện tích cho thuê trên 87%) và 12 cụm công nghiệp với diện tích gần 800 ha

63
(diện tích cho thuê khoảng 67,4%). Các dự án đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp đã góp
phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Bình Dương theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá.

Hình 2. Một góc khu công nghiệp VSIP II


(Nguồn: binhduong.gov.vn)

Hiện nay, Bình Dương chú trọng phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị, giữ
vững vai trò thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực khác trên cơ sở đẩy mạnh thu hút đầu tư và ứng
dụng tiến bộ kĩ thuật hiện đại.
b. Nguyên nhân
Sự phát triển công nghiệp của tỉnh trong thời gian qua là do:
– Bình Dương có vị trí địa lí thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp.
– Bình Dương có cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đặc biệt là các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp để thu hút các nhà đầu tư.
– Bình Dương tích cực thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư và đẩy mạnh cải cách
thủ tục hành chính để giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Hình 3. Tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn


(Nguồn: binhduong.gov.vn)
64
Dựa vào thông tin trong mục 1 và hình 1, em hãy:
– Trình bày một số nét về sự phát triển ngành công nghiệp tỉnh Bình Dương.
– Xác định và kể tên một số khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương.
– Phân tích nguyên nhân phát triển công nghiệp của tỉnh.

2 Dịch vụ
a. Hiện trạng phát triển
Dịch vụ là ngành đang được phát triển mạnh trong tỉnh, tốc độ tăng trưởng bình quân
của ngành giai đoạn 1997 – 2020 là 25,9%/ năm. Cơ cấu ngành đa dạng.
– Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng nhanh, năm 2020 đạt
252 889 tỉ đồng tăng 83,1 lần so với năm 1997. Năm 2020, Bình Dương có 106 chợ, 3 trung
tâm thương mại, 11 siêu thị, các siêu thị mini, cửa hàng tiện ích phát triển,... Kim ngạch xuất
khẩu năm 2020 đạt 27,4 tỉ USD, gấp 75,5 lần so với năm 1997. Kim ngạch nhập khẩu năm
2020 ước đạt 21,5 tỉ USD, gấp 70 lần so với năm 1997. Nhiều năm liền Bình Dương là một
trong năm tỉnh, thành phố có giá trị xuất siêu lớn nhất cả nước (hơn 6 tỉ USD/ năm).
– Du lịch tỉnh Bình Dương đang được phát triển mạnh, là một trong những lĩnh vực
được các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm.
– Giao thông và logistics ngày càng phát triển. Vận chuyển hàng hoá và hành khách
trong và ngoài tỉnh dễ dàng, thuận tiện với khối lượng và giá trị ngày càng lớn. Logistics
đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực lưu thông phân phối hàng hoá trong nước và xuất,
nhập khẩu. Đến nay, toàn tỉnh có 15 trung tâm logistics đủ khả năng cung cấp dịch vụ cấp
độ 3 và cấp độ 4.
Bảng 3. MỘT SỐ CHỈ SỐ VỀ NGÀNH DỊCH VỤ TỈNH BÌNH DƯƠNG
GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

Năm
2016 2018 2020
Chí số
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ
138 471 191 106 252 889
tiêu dùng (tỉ đồng)
Doanh thu du lịch của các cơ sở lưu trú (triệu đồng) 424 342 492 088 416 860
Doanh thu của các cơ sở lữ hành (triệu đồng) 251 360 416 789 198 693
Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải
15 227 20 423 23 846
(tỉ đồng)
Số lượt hành khách vận chuyển (nghìn người) 72 564 85 189 109 757
Khối lượng hàng hoá vận chuyển (nghìn tấn) 180 380 215 872 236 601
(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bình Dương 2020)

65
Tỉnh chủ trương phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao tương xứng với phát triển
công nghiệp và đô thị, như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thương mại, xuất nhập khẩu, y
tế, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, công nghệ thông tin, thông tin truyền thông,... để tạo
động lực phát triển công nghiệp và nâng cao đời sống nhân dân.
b. Nguyên nhân
– Sự tăng trưởng của công nghiệp và việc hình thành các đô thị, khu dân cư đã thúc
đẩy các ngành dịch vụ phát triển, đặc biệt là các ngành dịch vụ chất lượng cao.
– Thu hút được sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
– Hệ thống hạ tầng thương mại – dịch vụ không ngừng được đầu tư và nâng cấp.
– Cơ chế, chính sách thông thoáng của tỉnh và đời sống nhân dân ngày càng cao đã tạo
động lực cho ngành dịch vụ tăng trưởng.

Dựa vào thông tin mục 2 và hình 1, em hãy:


– Trình bày hiện trạng phát triển ngành dịch vụ tỉnh Bình Dương.
– Cho biết loại hình dịch vụ nào có vai trò thúc đẩy phát triển công nghiệp của tỉnh
Bình Dương.
– Phân tích nguyên nhân phát triển ngành dịch vụ của tỉnh.

3 Nông nghiệp
a. Hiện trạng phát triển
Từ một tỉnh nông nghiệp chuyên canh, lạc hậu, Bình Dương đã trở thành một trong
những tỉnh đi đầu trong việc áp dụng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Các
cây trồng chủ lực của tỉnh Bình Dương là: cao su, hồ tiêu, cam, quýt, bưởi da xanh, bưởi
đường lá cam, măng cụt,... Năm 2020, tổng diện tích ứng dụng công nghệ cao trong trồng
trọt toàn tỉnh đạt khoảng 5 763,5 ha, diện tích nông nghiệp đô thị khoảng 172,2 ha với các
sản phẩm có giá trị như: rau, nấm, hoa lan, cây cảnh,...
Trong chăn nuôi, toàn tỉnh hiện có 03 dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
(tự động hoá hoàn toàn) với quy mô lớn của các công ti: Ba Huân (phường Vĩnh Tân, thị xã
Tân Uyên, diện tích 17,6 ha); Tiến Hùng (xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, diện tích 78,5 ha);
Phát triển nông nghiệp Bình Dương (xã Tân Hiệp và Phước Sang, huyện Phú Giáo, diện tích
471,81 ha).

66
Hình 4. Mô hình chăn nuôi gà ứng dụng công nghệ cao tại xã Tân Hiệp, huyện Phú Giáo của Công ty Emivest
(Nguồn: binhduong.gov.vn)

Bảng 4. MỘT SỐ CHỈ SỐ VỀ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG


GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
Năm 2016 2018 2020
Diện tích cây cao su (ha) 107 866,5 104 782,0 104 995,4
Diện tích hồ tiêu (ha) 107 866,5 104 782,0 104 995,4
Diện tích cam, quýt, bưởi (ha) 1 368,5 1 700,5 1 773,5
Bò (con) 23 240 24 752 24 565
Lợn (con) 549 730 643 695 674 276
Gà (1 000 con) 8 518 9 635 12 519
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản (ha) 383 348 328
Sản lượng thuỷ sản (tấn) 4 051 4 215 4 429
(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bình Dương 2020)

Bình Dương tiếp tục phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp đô
thị để tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có và gia tăng giá trị sản phẩm.
b. Nguyên nhân
– Đất đai tỉnh Bình Dương rất đa dạng, màu mỡ và tập trung, phù hợp với nhiều loại cây
trồng, sản xuất được quy mô lớn theo hướng hiện đại.
– Người nông dân tích cực tăng cường sử dụng giống mới, công nghệ mới, phương
thức canh tác tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.
– Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được đẩy mạnh giúp chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp.

67
– Tỉnh có nhiều chính sách phát triển nông nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng tạo thuận lợi
cho quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá trong nông nghiệp.

Dựa vào thông tin mục 3 và hình 1, em hãy:


– Trình bày và xác định sự phân bố một số cây trồng, vật nuôi trong tỉnh.
– Phân tích nguyên nhân phát triển nông nghiệp tỉnh Bình Dương.
– Giải thích tại sao Bình Dương lại định hình và phát triển mô hình nông nghiệp
công nghệ.

1. Dựa vào bảng 1, em hãy vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu kinh tế tỉnh Bình
Dương trong giai đoạn 1997 – 2020. Nêu nhận xét.
2. Lập bảng theo mẫu sau:
CÁC NGÀNH KINH TẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG

Công nghiệp Dịch vụ Nông nghiệp


Hiện trạng phát triển

Nguyên nhân

Định hướng

Em dự định sau này làm việc trong ngành kinh tế nào của Bình Dương? Hãy lập và
chia sẻ với các bạn về một dự án hoặc một suy nghĩ để góp phần thúc đẩy phát triển ngành
kinh tế đó.

68
CHỦ ĐỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
7 TỈNH BÌNH DƯƠNG

Yêu cầu cần đạt

– Trình bày được đặc điểm và cơ cấu hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương.
– Nêu được những vai trò của hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương đối với sự phát triển
kinh tế – xã hội ở địa phương.
– Vẽ và thuyết minh được sơ đồ, cấu trúc hệ thống chính trị của Bình Dương hoặc một
địa phương trong địa bàn tỉnh.
– Có ý thức, trách nhiệm trong việc tham gia xây dựng, bảo vệ hệ thống chính trị ở
Bình Dương bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với quy định của pháp luật.

Em cùng bạn xem video/ clip hoặc hình ảnh thực tế về hoạt động của hệ thống chính
trị hoặc một cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương và cho biết ý nghĩa
của hoạt động đó.

1 Cơ cấu tổ chức hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương


Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay là một chỉnh thể thống nhất, gắn bó hữu cơ, bao
gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam để thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân và xây dựng đất nước. Hệ thống
chính trị ở nước ta vận hành theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ.
Hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương được cơ cấu và vận hành theo quy định chung của
hệ thống chính trị Việt Nam với phân cấp quản lí từ tỉnh xuống địa phương: huyện (thị xã,
thành phố), xã (phường, thị trấn). Hệ thống chính trị cấp xã (phường, thị trấn) không còn đầy
đủ cơ cấu, tổ chức và các cơ quan như cấp tỉnh và cấp huyện (thị xã, thành phố).

69
Bảng 1. KHÁI QUÁT HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP TỈNH BÌNH DƯƠNG
Tỉnh uỷ, Văn phòng tỉnh uỷ, Ban Tổ chức tỉnh uỷ,
ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƯƠNG Ban Dân vận tỉnh uỷ, Ban Nội chính tỉnh uỷ, Ban Tuyên
giáo tỉnh uỷ, Uỷ ban kiểm tra.
Hội đồng nhân dân.
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Uỷ ban nhân dân.
TỈNH BÌNH DƯƠNG Các cơ quan thực hiện chức năng tư pháp: Toà án
nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân.
MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản
TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI Hồ Chí Minh, Công đoàn, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp
TỈNH BÌNH DƯƠNG Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh.

Dựa vào bảng 1, em hãy vẽ khái quát sơ đồ hệ thống chính trị cấp tỉnh của Bình Dương
hoặc một cấp trực thuộc tỉnh.

2 Đặc điểm hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương


Hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương là bộ phận thống nhất của hệ thống chính trị,
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nên mang đặc điểm chung của hệ thống chính trị
nước ta.
a. Đảng lãnh đạo thống nhất và tuyệt đối
Các tổ chức ở địa phương, đặc biệt là chính quyền, các đoàn thể chính trị – xã hội đều
thừa nhận sự lãnh đạo của tổ chức Đảng cùng cấp và các quyết định, chỉ đạo của cấp uỷ cấp
trên. Mọi định hướng, mục tiêu phát triển của địa phương đều bảo đảm đúng đường lối của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
b. Tính thống nhất
Hệ thống chính trị nước ta được tổ chức theo bốn cấp hành chính. Vì vậy, hệ thống
chính trị tỉnh Bình Dương được tổ chức theo ba cấp: cấp tỉnh, cấp huyện/ thị/ thành phố trực
thuộc tỉnh và cấp xã/ phường/ thị trấn. Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị tỉnh
Bình Dương được thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyền lực thống nhất.
Mặt khác, hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương cũng thể hiện sự phân công, phân cấp
trách nhiệm, tạo điều kiện phát huy vai trò, tính năng động, chủ động của các cơ quan, tổ
chức và chính quyền các cấp.
c. Tính nhân dân
Mọi tổ chức trong hệ thống chính trị được thành lập và hoạt động vì lợi ích chung
của nhân dân và dân tộc. Hệ thống chính trị được vận hành theo cơ chế Đảng lãnh đạo,
Nhà nước quản lí và nhân dân làm chủ. Tính nhân dân được phản ánh qua tính dân chủ rộng rãi.

70
Tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị đều hướng tới sự bảo đảm và tôn trọng quyền làm
chủ của nhân dân. Nhân dân là chủ nhân của đất nước, là chủ thể của quyền lực. Mọi tâm tư,
nguyện vọng của nhân dân, của các giai cấp, tầng lớp, các nhóm xã hội đều được tôn trọng.
Mọi người dân đều có quyền bình đẳng khi tham gia vào công việc chính trị của đất nước,
tham gia quản lí xã hội, tham gia bầu cử, lựa chọn người đại diện cho mình, không có phân
biệt đối xử.

EM CÓ BIẾT?
Về tổ chức bộ máy
Tỉnh Bình Dương luôn chú trọng xây dựng chính quyền và hệ thống chính trị trong sạch, đội ngũ cán bộ
có trình độ, năng lực, tận tuỵ phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Bình Dương
cũng là địa phương đầu tiên của nước ta tập trung các cơ quan hành chính vào một toà tháp. Trong toà
tháp tập trung tất cả các cơ quan, đoàn thể, đơn vị khối Đảng, đoàn thể chính trị, cơ quan quản lí nhà nước,
các sở, ngành, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, ngành. Và đây cũng chính là nơi dành cho các bộ phận
tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả theo cơ chế một cửa, liên thông hiện đại, thân thiện với người dân, tạo đột phá
trong cải cách hành chính, mọi thủ tục hành chính đều được công khai, minh bạch, rõ ràng và đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân. Giúp nhân dân và các tổ
chức thuận lợi khi đến giải quyết công việc.

Hình 1. Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương


(Ảnh: Bá Sơn)
Về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
Nhằm phát hiện, thu hút, trọng dụng những người có đức, có tài để góp sức lực, trí tuệ cho sự phát triển
của tỉnh. Bình Dương là một trong những địa phương đi đầu đổi mới trong công tác tuyển dụng cán bộ,
công chức, viên chức. Các cấp uỷ đảng trong tỉnh luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, ngày càng trẻ hoá đội ngũ cán bộ, nhất là cấp cơ sở. Tỉnh thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức, viên chức và sẵn sàng thay thế những cán bộ hạn chế năng lực,
làm việc không hiệu quả hoặc uy tín giảm sút trong nhân dân. Nhờ vậy, đã đáp ứng được với công cuộc
xây dựng và phát triển đối với tỉnh.

Em hãy cho biết đặc điểm của hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương.

71
3 Vai trò của hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương đối với việc phát triển kinh tế –
xã hội ở Bình Dương
Hệ thống chính trị từ tỉnh cho đến cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức
và vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân,
huy động mọi khả năng phát triển kinh tế – xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư.
Tổ chức đảng và các cấp uỷ vừa là thành viên của hệ thống chính trị vừa là lực lượng
lãnh đạo hệ thống chính trị và địa phương. Chính quyền các cấp là trụ cột của hệ thống
chính trị ở địa phương, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay
mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lí mọi mặt đời sống xã hội. Mặt trận
Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội là những tổ chức hợp pháp được tổ chức ra để tập
hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân ở địa phương; là cơ sở chính trị của chính quyền nhân
dân, nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân; thực hiện đại đoàn kết toàn dân để xây
dựng và bảo vệ đất nước, phát triển địa phương;...
Các cơ quan, tổ chức, đoàn thể của hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương đã thực hiện tốt
vai trò của mình, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Từ cuối năm 1997,
Bình Dương đã được xác định là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đến nay, Bình Dương
đã trở thành một tỉnh có ngành công nghiệp cơ bản hiện đại trong cả nước, hướng đến xây
dựng một thành phố thông minh(1). Đời sống an sinh xã hội của người dân không ngừng
được cải thiện. Để đạt được những kết quả đó, chính là nhờ vào sự vận hành của cả hệ thống
chính trị tỉnh, trong đó có vai trò rất to lớn của hệ thống chính trị cơ sở (là hệ thống chính
trị cấp dưới trực tiếp của hệ thống chính trị cấp huyện, thị xã, thành phố) với nhiệm vụ lãnh
đạo, tuyên truyền, giáo dục, vận động các tầng lớp nhân dân và tổ chức thực hiện đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chỉ thị và nghị quyết của cấp trên
nhằm xây dựng, phát triển địa phương.
Cùng với việc chỉ đạo thực hiện chủ trương, chính sách lớn do Trung ương ban hành,
Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, chương trình, đề án riêng phù
hợp với tình hình thực tế của tỉnh theo từng giai đoạn cụ thể nhằm phát huy được hết lợi thế
vốn có của tỉnh. Cụ thể:
Lĩnh vực kinh tế
Tỉnh uỷ đã triển khai các chính sách và đạt nhiều thành tựu quan trọng, kinh tế của
tỉnh liên tục tăng trưởng cao so với cả nước. (GRDP đầu người năm 2020, đạt 155,7 triệu đồng,
gấp 2,2 lần so với cả nước). Công nghiệp, dịch vụ, đô thị tiếp tục phát triển nhanh và đi vào
chiều sâu; đóng góp của lĩnh vực dịch vụ, thương mại vào tăng trưởng kinh tế ngày càng cao.
Trong lãnh đạo, chỉ đạo, tỉnh luôn nhất quán quan điểm, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ
môi trường và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
(1)
Tỉnh đã liên tiếp ba lần được Diễn đàn Cộng đồng thành phố thông minh (ICF) thế giới vinh danh là 1 trong
21 thành phố, khu vực có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu của thế giới và đến năm 2018
tỉnh đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Đô thị khoa học thế giới (WTA), theo BaoBinhDuong.vn
19/12/2022.

72
Bình Dương lấy công nghiệp làm nền tảng, là khâu đột phá, mà hạt nhân chính là xây
dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp gắn với đô thị hoá. Tỉnh đã xây dựng nhiều chính
sách để hỗ trợ doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục pháp lí, môi trường cạnh
tranh lành mạnh, cơ sở hạ tầng đảm bảo,… cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất,
nhập khẩu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh phát triển công nghiệp, tỉnh cũng ban hành các đề án phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế – xã hội nông thôn; chương trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp kĩ thuật cao gắn với công nghiệp chế biến; chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới,... Các đề án này đã đem lại sự phát triển
cho ngành nông nghiệp cùng với đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân ngày một
nâng cao.

Hình 2. Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương và Ban Quản lí các khu công nghiệp,
các sở ngành lắng nghe ý kiến góp ý của các nhà đầu tư ngày 19/1/2022
(Ảnh: Bá Sơn)

Lĩnh vực văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế


Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được chú trọng, nâng cao. Các chính
sách xã hội, việc làm được quan tâm thực hiện và đạt được nhiều kết quả tích cực. Các hoạt
động văn hoá – thông tin, thể dục – thể thao ngày càng phát triển, góp phần nâng cao
đời sống tinh thần cho người dân. Rất nhiều hoạt động ý nghĩa được các tổ chức đoàn
thể chính trị – xã hội phối hợp thực hiện như: “Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa”,
“Quỹ vì người nghèo”, “Cho yêu thương đi, nhận hạnh phúc về”, “Nuôi heo đất”, “Thanh niên
Bình Dương tình nguyện, sáng tạo vì cộng đồng”,... được nhân dân hưởng ứng tích cực, góp
phần tạo nên một hình ảnh đẹp về Bình Dương không chỉ phát triển về kinh tế mà các giá
trị văn hoá tốt đẹp, tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cũng được coi
trọng, gìn giữ và phát huy.
Tỉnh đã tập trung lãnh đạo, thực hiện nhiều chính sách, giải pháp về nhà ở và giải quyết
việc làm cho người dân. Đồng thời có nhiều chính sách huy động các nguồn lực tham gia
đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người lao động có thu nhập thấp và

73
công tác giảm nghèo đã đạt thành tựu quan trọng, từ năm 2017 tỉnh Bình Dương được công
nhận là tỉnh đầu tiên trong cả nước không còn hộ nghèo theo chuẩn của Trung ương.

Hình 3. Đại diện các bộ ngành, lãnh đạo tỉnh Bình Dương và chủ đầu tư thực hiện nghi thức khởi công xây dựng
khu nhà ở xã hội 3200 căn – dự án Công ty Phú Quang
(Nguồn: Báo Bình Dương, ngày 10/10/2020)

Về giáo dục đào tạo, những năm qua nhờ vào sự quyết tâm của ngành Giáo dục và sự vào
cuộc của cả hệ thống chính trị Bình Dương, sự nghiệp giáo dục đã mang lại những kết quả tích
cực. Tỉnh chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, thường xuyên quan tâm đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao kĩ năng, trình độ cho đội ngũ ngành Giáo dục,... Nhờ đó, chất lượng giáo dục
và đào tạo của Bình Dương đã có bước phát triển đáng tự hào như: kì thi tốt nghiệp Trung học
phổ thông Quốc gia năm 2021 đã xếp hạng 1/63 tỉnh, thành phố trên cả nước; rất nhiều trường
cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp phát triển về quy mô và chất lượng đào tạo (năm
2021 Bình Dương có 8 trường đại học, 8 trường cao đẳng, 13 trường trung cấp).

Hình 4. Mười địa phương có điểm trung bình tốt nghiệp Trung học phổ thông Quốc gia
cao nhất cả nước năm học 2020 – 2021
(Nguồn: Vietnamnet.vn, ngày 27/6/2021)

74
Về y tế, Bình Dương đã ban hành nhiều chế độ, chính sách nhằm hỗ trợ, đào tạo, thu
hút cán bộ y tế, từng bước phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hoạt động của ngành
chăm lo, bảo vệ sức khoẻ nhân dân; tăng cường đầu tư trang thiết bị, áp dụng kĩ thuật cao
trong khám và điều trị, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác khám, chữa bệnh,
mạng lưới y tế cơ sở từng bước được củng cố và hoàn thiện(1); triển khai đầu tư xây dựng mới
và nâng cấp, mở rộng nhiều cơ sở y tế cấp tỉnh(2). Công tác xã hội hoá y tế được đẩy mạnh để
huy động tư nhân tham gia đầu tư và cùng chung tay với y tế công lập phát triển hệ thống
khám, điều trị bệnh, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.

Em hãy nêu vai trò của hệ thống chính trị tỉnh đối với lĩnh vực phát triển kinh tế, văn
hoá, xã hội, giáo dục, y tế của tỉnh Bình Dương.

1. Em hãy cùng các bạn trong nhóm học tập tìm hiểu, chọn và thuyết trình về vai trò
của hệ thống chính trị đối với sự phát triển địa phương qua một lĩnh vực cụ thể (kinh tế, văn
hoá, giáo dục, y tế,...) nơi mình đang sinh sống trong thời gian qua.
2. Em hãy nêu những việc nên làm hoặc không nên làm để thực hiện trách nhiệm của
bản thân trong việc góp phần xây dựng và phát triển hệ thống chính trị ở địa phương thêm
vững mạnh.

1. Tham quan một trung tâm hành chính, cơ quan Đảng – đoàn thể ở địa phương hoặc
tìm hiểu về các tổ, ban điều hành dân cư ở khu phố, ấp, rồi sơ đồ hoá và chia sẻ với các bạn.
2. Đóng vai người lãnh đạo của một cơ quan, đoàn thể ở địa phương, em hãy viết một
bài luận thể hiện vai trò lãnh đạo của mình nhằm xây dựng và phát triển địa phương.

(1)
Đến 2022, Bình Dương có 3 bệnh viện tuyến tỉnh, 9 trung tâm y tế huyện, 19 phòng khám đa khoa khu vực,
91 trạm y tế; 2 bệnh viện ngành, 14 bệnh viện tư nhân, 50 phòng khám đa khoa tư nhân; 20 trạm y tế doanh
nghiệp; 658 phòng khám chuyên khoa tư nhân và 2 585 cơ sở hành nghề dược.
(2)
Bệnh viện Đa khoa tỉnh 1 500 giường, 2 cơ sở bệnh viện chuyên khoa, bệnh viên đa khoa tỉnh đã nâng lên
bệnh viện hạng I.

75
Trong quá trình tổ chức bản thảo, do chưa thể liên hệ được hết với các tác giả, ban biên soạn
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bình Dương lớp 10 xin phép được sử dụng và trân trọng cảm ơn các tác giả
có tác phẩm, tư liệu được sử dụng, trích dẫn trong tài liệu này.

Chịu trách nhiệm xuất bản:


Chủ tịch Hội đồng Thành viên NGUYỄN ĐỨC THÁI
Tổng Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCH

Chịu trách nhiệm nội dung:


Tổng biên tập PHẠM VĨNH THÁI

Tổ chức và chịu trách nhiệm bản thảo:


Phó Tổng biên tập ĐẶNG THANH HẢI
Tổng Giám đốc Công ty CP Sách và Thiết bị Giáo dục Miền Nam ĐỖ THỊ MAI ANH

Biên tập nội dung:


HOÀNG KIM LIÊN – NGUYỄN THỊ SÁNG – LÊ ANH TUẤN
Trình bày bìa:
PHẠM VIỆT QUANG
Thiết kế sách:
NGUYỄN THÀNH TRUNG
Sửa bản in:
VŨ THỊ THANH TÂM
Chế bản:
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ XUẤT BẢN GIÁO DỤC HÀ NỘI

Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,
Công ty CP Sách và Thiết bị Giáo dục Miền Nam và Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương.
Tất cả các phần của nội dung cuốn sách này đều không được sao chép, lưu trữ, chuyển thể dưới bất kì
hình thức nào khi chưa có sự cho phép bằng văn bản của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; Công ty CP Sách
và Thiết bị Giáo dục Miền Nam và Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương.

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÌNH DƯƠNG LỚP 10
Mã số:
In .......... cuốn (QĐ ............... SLK), khổ 19 x 26,5cm.
In tại Công ty cổ phần in ......................................................
Số ĐKXB: ...-.../CXBIPH/...-.../GD
Số QĐXB: ................. / QĐ−GD ngày ... tháng ... năm ...
In xong và nộp lưu chiểu tháng ........ năm ...
Mã số ISBN: 978-604-0-...-...

76

You might also like