You are on page 1of 2

A.

Trắc nghiệm:
Câu 1: Cách sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện thực hiện theo các
bước sau:
1. Cắm đầu nối dây của cổng quang điện 1 vào ổ A, đầu nối dây của cổng quang điện 2 vào ổ
B của đồng hồ đo thời gian hiện số.
2. Cố định cổng quang điện 1 ở vị trí A, cổng quang điện 2 ở vị trí B.
3. Cho xe có gắn tấm chắn sáng chuyển động.
4. Nhấn nút K để chọn kiểu hoạt động là A-B.
5. Đọc số chỉ thời gian xe đi từ cổng quang điện 1 đến cổng quang điện 2 ở ô hiển thị thời gian
của đồng hồ đo thời gian hiện số.
Cách sắp xếp nào sau đây là đúng?
A. 1; 2; 3; 4; 5. B. 2; 1; 4; 3; 5. C. 1; 4; 3; 1; 5. D. 4; 3; 2; 1; 5
Câu 2: Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị đo tốc độ?
A. N. B. Kg. C. m. D. m/s.
Câu 3: Một vận động viên xe đạp đi với tốc độ là 45km/h. Quãng đường người đó đi được
trong vòng 2 giờ là:
A. 45 km. B. 89 km. C. 90 km. D. 100 km.
Câu 4: Bạn Linh đi xe đạp từ nhà đến trường dài 3 km với tốc độ 6km/h. Thời gian bạn Linh
đi từ nhà đến trường là:
A. 1h. B. 30 phút. C. 2h. D. 45 phút.
Câu 5: Nếu đơn vị đo quãng đường là ki lô mét (kí hiệu: km), đơn vị đo thời gian là giờ (kí
hiệu: h) thì đơn vị đo tốc độ là:
A. km.h. B. h/km. C. km. D. km/h.
Câu 6: Quan sát biển báo sau đây và cho biết ý nghĩa của nó?

A. Cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ thấp hơn 100 km/h.
B. Cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ cao hơn 100 km/h.
C. Cấm các loại xe ưu tiên chạy với tốc độ thấp hơn 100 km/h.
D. Cả A và C.
Câu 7: Khi dùng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện để đo tốc độ của một vật
chuyển động, khi đi qua hai cổng quang điện cách nhau 25 m, người ta xác định được tốc độ
của vật là 45 km/h. Hỏi thời gian hiện trên đồng hồ là bao nhiêu?
A. 2s B. 4s C. 0,56 s. D. 5,6s
Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về khoảng cách an toàn giữa các xe đang
lưu thông trên đường?
A. Khoảng cách an toàn là khoảng cách đủ để phản ứng, không đâm vào xe trước khi gặp tình
huống bất ngờ.
B. Khoảng cách an toàn tối thiểu được quy định bởi Luật Giao thông đường bộ.
C. Tốc độ chuyển động càng cao thì khoảng cách an toàn phải giữ càng lớn.
D. Khi trời mưa hoặc thời tiết xấu, lái xe nên giảm khoảng cách an toàn.
Câu 9: Đồ thị quãng đường – thời gian dưới đây mô tả
chuyển động của hai xe xanh và đỏ:
Nhận xét nào dưới đây là đúng?
A. Xe xanh chuyển động nhanh hơn xe đỏ.
B. Xe đỏ chuyển động nhanh hơn xe xanh.
C. Hai xe chuyển động nhanh như nhau.
D. Không so sánh được tốc độ chuyển động của hai xe.
Câu 10: Quan sát biển báo sau đây và cho biết ý nghĩa của
nó?

A. Cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ thấp hơn 30 km/h.
B. Cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ cao hơn 30 km/h.
C. Cấm các loại xe ưu tiên chạy với tốc độ thấp hơn 30 km/h.
D. Cả A và C.
B. Tự luận:
Bài 1: Xe thứ nhất đi trên quãng đường dài 25km hết thời gian 30 phút, xe thứ hai đi trên
quãng đường dài 15000m hết 1/3 giờ.
a. Tính tốc độ của mỗi xe.
b. Xe nào đi nhanh hơn. Vì sao?
c. Tính quãng đường mỗi xe đi được trong 2 giờ. Biết tốc độ của hai xe là không đổi.
Bài 2: Một vật chuyển động trên đoạn đường dài 0,45km hết thời gian 1,5 phút
a. Tính tốc độ của vật.
b. Tính độ dài quãng đường mà vật đi được trong thời gian 5 phút. Biết vật không thay đổi tốc
độ trên suốt đoạn đường.
Bài 3: Một nhóm học sinh khi tiến hành quan sát chuyển động của một vật và ghi lại được kết
quả như bảng sau:
Quãng đường (m) 0 5 10 15 20 20 20
Thời gian (s) 0 1 2 3 4 5 6
a. Dựa vào bảng kết quả thí nghiệm em hãy vẽ đồ thị quãng đường – Thời gian của vật.
b. Dựa vào đồ thị vừa vẽ được em hãy phân tích chuyển động của vật và tính tốc độ của vật
khi đang chuyển động.

You might also like