You are on page 1of 5

V.đề chính : nên ở tpho hay nông thôn sau đại học?

Sườn ND:
Thực trạng:

- Hiện nay xã hội phát triển, xu hướng về số lượng sinh viên ở lại thành phố sau khi
tốt nghiệp đại học phần lớn là tăng. Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp chọn ở lại
thành phố chủ yếu là để tìm kiếm việc làm hoặc tiếp tục học lên cao hơn.
- Tuy nhiên, cũng có không ít sinh viên quyết định trở về nông thôn để tiếp tục phát
triển địa phương của mình, hoặc cũng có những sinh viên cảm thấy chán nản với
cuộc sống ở thành phố và mong muốn trở lại nông thôn để phục vụ cộng đồng
hoặc khám phá những cơ hội mới làm giàu từ nông nghiệp và du lịch.
- Đưa ra bảng thống kê gì gì đó để cho thấy tỉ lệ chọn ở thành phố cao hơn nông
thôn (số liệu lung tung nhé hihi).
Lí do(nguyên nhân) chọn ở lại thành phố và nông thôn sau tốt nghiệp đại học:
*) Đối với quyết định ở lại thành phố:
1. Lương và cơ hội việc làm: Một số sinh viên ở lại thành phố sau khi tốt nghiệp để tìm
kiếm cơ hội việc làm tốt hơn và lương cao hơn. Những công ty lớn và các tổ chức quốc tế
thường có trụ sở ở thành phố, cung cấp cơ hội việc làm với mức lương cao hơn so với
khu vực nông thôn.
2. Học tập : Một số sinh viên quyết định ở lại thành phố để học tập tiếp sau khi tốt nghiệp
đại học, bằng cách theo học các chương trình cao học hoặc chứng chỉ chuyên môn khác.

3. Sự thuận tiện: Thành phố cung cấp các tiện ích tốt hơn, bao gồm các dịch vụ y tế, giáo
dục, giải trí và giao thông thuận tiện. Các sinh viên có thể tận dụng các tiện ích này để
rèn luyện bản thân và phát triển nghề nghiệp.

4. Mạng lưới xã hội: Sinh viên có xu hướng tạo ra các mạng lưới xã hội trong khi họ học
tập tại đại học. Khi ở lại thành phố, họ có thể tiếp tục giữ liên lạc với bạn bè và đồng
nghiệp, cũng như mở rộng mạng lưới của họ để phát triển mối quan hệ mới.

*) Đối với quyết định trở về nông thôn


1. Sự thiếu hụt việc làm trong các đô thị và thành thị: Trong những năm gần đây, việc làm
ở các đô thị và thành thị không đáp ứng đủ nhu cầu của số lượng lớn sinh viên mới tốt
nghiệp. Điều này dẫn đến việc nhiều người chọn trở về quê hương để tìm kiếm cơ hội
làm việc.

2. Lối sống đơn giản và yên bình: Nhiều người tìm kiếm sự bình yên và tiết kiệm hơn so
với cuộc sống náo nhiệt ở các thành phố lớn. Bên cạnh đó, giá cả sinh hoạt và chi phí nhà
ở ở nông thôn thường thấp hơn so với thành thị.

3. Tình yêu quê hương: Nhiều người có một tình yêu sâu sắc và niềm tự hào với quê
hương của mình và muốn trở về đó để đóng góp cho sự phát triển của vùng đất và cộng
đồng của mình.
(cái 3,4 t chả biết tìm ảnh ntn luôn ấy, phiên phiến z nha :)))

4. Kiến thức và kỹ năng: Nhiều sinh viên đã học được những kiến thức và kỹ năng quan
trọng trong quá trình học tập và muốn áp dụng chúng để phát triển kinh tế và xã hội địa
phương của mình.

(ảnh này là phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường cũng hơi liên quan thui kệ đi :)))
Cái phần tích cực, tiêu cực này m làm bảng so sánh nhá coi như tổng hợp lại )
*) Tích cực ở lại thành phố:
- Cơ hội việc làm
- Khám phá và trải nghiệm
- Phát triển trình độ Học vấn
*) Tiêu cực ở lại thành phố:
- Thất nghiệp
- Ô nhiễm môi trường đặc biệt là không khí
- Chật chội, bon chen về giao thông và nhiều mặt khác
*) Tích cực khi trở về nông thôn
- Có được Lối sống đơn giản và yên bình:
- Môi trường nhiều cây xanh và đỡ ô nhiễm:
- Giúp phát triển quê hương, địa phương
*) Tiêu cực khi trở về nông thôn:
- Thiếu cơ hội việc làm: (Nông thôn hiện nay chưa phát triển đủ để đáp ứng nhu cầu
tuyển dụng của số lượng lớn sinh viên trở về. Do đó, các sinh viên có thể gặp khó
khăn trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp với trình độ và kỹ năng của mình.)
- Thiếu sự tiến bộ: (Một số sinh viên có thể tìm thấy cuộc sống ở nông thôn thiếu
tập trung vào công nghệ và sự tiến bộ như các thành phố lớn. Do đó, họ có thể
cảm thấy rằng mình không phát triển được như mong muốn và không có đủ cơ hội
để trau dồi kỹ năng và kiến thức mới)
- Thiếu tiện nghi: (Một số sinh viên có thể cảm thấy thiếu tiện nghi và tiện ích trong
cuộc sống nông thôn, như internet, điện thoại di động và các cơ sở giải trí khác.
Đây là một trở ngại trong việc thích nghi với môi trường mới và có thể ảnh hưởng
đến tâm lý của họ.)
*Chữ đỏ chắc ko cần cho vào slide đâu nhỉ. Cho vào hay không thì tùy nhé t sợ
cần để giải thích nên cứ ghi vào cho chắc hihi^^.
*) Lời khuyên:
Video lời khuyên.
Tải video ở link này nhé
https://drive.google.com/drive/u/0/my-drive?q=type:video
Kết: Ở lại hay về quê hương lập nghiệp luôn là câu hỏi lớn của nhiều bạn sinh viên chuẩn
bị tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, về quê hay ở lại, làm bất cứ công việc gì nếu muốn thành
công thì đều phải thỏa mãn 3 yếu tố quan trọng: Được làm công việc mình giỏi nhất (sở
trường); Công việc mình yêu thích nhất (sở thích); Công việc đem lại cho mình nhiều tiền
nhất. Chính mỗi bạn sinh viên phải đưa ra quyết định cho bản thân vì không ai hiểu bạn
bằng chính bạn.

Trên thực tế, khi đưa ra quyết định, bạn không nên bị chi phối bởi quan điểm riêng của người
khác. Mỗi người có cuộc sống, trải nghiệm khác nhau do đó  nhận định của họ dựa trên nền kiến
thức, kinh nghiệm tích lũy của bản thân để đưa ra. Người ta không phải bạn, ý kiến của họ chưa
chắc đã phù hợp với bạn. Chỉ có bạn mới biết bản thân thật sự cần gì, muốn gì. Hãy lắng nghe
chính mình đề đưa ra quyết định sáng suốt nhất

Nguồn bài viết: https://jobsgo.vn/blog/nen-o-lai-thanh-pho-hay-ve-que/

You might also like