You are on page 1of 3

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ

Câu 1: Tốc độ đô thị hóa càng nhanh thì có phải là càng tốt hay không?

Tốc độ đô thị hóa nhanh không phải đều tốt cho mọi khía cạnh. Mặc dù nó có
thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động, nhưng cũng có thể
gây ra các tác động tiêu cực do cơ sở hạ tầng không đáp ứng được tốc độ đô thị hóa.
Ví dụ những khu vực tốc độ đô thị hóa nhanh chóng mặt, điển hình như trục đường Lê
Văn Lương từ lâu đã là điểm nóng bất động sản của Hà Nội. Tuyến đường này có
chiều dài chỉ 2km nhưng có tới 40 tòa cao ốc. Mỗi tòa cao tới hàng chục tầng, với
khoảng 6.000 căn chung cư áp sát nhau, đan xen cũ mới. Việc đô thị hóa quá nhanh
gây áp lực lên hạ tầng đô thị, vấn đề nhà ở, tệ nạn xã hội và ô nhiễm môi trường... Vậy
nên đô thị hóa cần được tiến hành một cách có kế hoạch và bền vững để đảm bảo cân
bằng giữa phát triển kinh tế và chất lượng sống của người dân.

Câu 2: Tỉ lệ tiếp cận giáo dục cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông giữa
trẻ em di cư và không di cư có khác biệt như thế nào?

Tỷ lệ trẻ di cư từ 11-18 tuổi đang đi học năm 2019 cao hơn so với năm 2009 ở
tất cả các loại hình di cư cho thấy có những tiến bộ trong việc tiếp cận giáo dục của
nhóm trẻ này. Tỷ lệ trẻ từ 11-18 tuổi đang
đi học của nhóm di cư (ở tất cả các loại
hình di cư) năm 2019 đều thấp hơn so với
nhóm không di cư. Trong khi có tới 83,9%
trẻ không di cư từ 11-18 tuổi hiện đang đi
học, chỉ có 55,7% người di cư giữa các tỉnh
trong nhóm tuổi này đang đi học.

Lý do có thể là vì: Hình 1: Tỷ lệ trẻ di cư và không di cư từ 11-18 tuổi


đang đi học, 2009-2019

 Di cư có thể dẫn đến sự không ổn


định về nơi ở và tài chính, làm gián đoạn quá trình học tập của trẻ em.
 Trẻ em di cư có thể phải đối mặt với khó khăn trong giao tiếp và thích nghi với
môi trường học đường mới.
 Trẻ em di cư thường thiếu hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng do phải di chuyển
liên tục.
 Gia đình di cư có thể không đủ khả năng chi trả cho học phí hoặc các chi phí
liên quan đến giáo dục.
 Trẻ em di cư có thể phải đối mặt với sự phân biệt đối xử tại trường học, ảnh
hưởng đến khả năng học tập và tham gia các hoạt động.

Câu 3: Tại sao gần một nửa người di cư phải đi thuê/mượn nhà để ở trong khi
“Hàng nghìn tòa chung cư mọc lên như nấm đã bóp nghẹt không gian của hai đại
đô thị Hà Nội và TP.HCM”?

Vì Theo PGS. TS Đinh Trọng Thịnh giá nhà Việt Nam cao gấp hơn 20 lần so
với thu nhập... bên cạnh đó theo Numbeo.com (chuyên trang khảo sát thống kê chỉ số
mức sống tại các thành phố và quốc gia trên thế giới), cả Hà Nội và TP.HCM đều có
tỷ lệ giá nhà trên thu nhập bình quân đầu người khá cao, lần lượt đứng thứ 12 và 44
trên bảng xếp hạng thành phố.

Câu 4: Tỷ lệ nhập cư có ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp hay không?

Xét về các yếu tố sau:

Cung và Cầu Lao Động: Nếu người nhập cư tăng cung lao động nhưng không
có đủ cầu việc làm, tỉ lệ thất nghiệp có thể tăng.

Kỹ Năng và Trình Độ: Người nhập cư có kỹ năng và trình độ phù hợp với nhu
cầu thị trường có thể giúp giảm tỉ lệ thất nghiệp.

Tác Động Kinh Tế: Người nhập cư có thể góp phần vào tăng trưởng kinh tế,
qua đó tạo ra việc làm và giảm tỉ lệ thất nghiệp.

Vậy nên có thể nói tỷ lệ nhập cư có ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp nhưng tuy nhiên
không phải là nguyên nhân duy nhất.

Câu 5: Tại sao tỷ lệ dân số có chuyên môn kỹ thuật, đặc biệt là có trình độ đại
học trở lên cao nhất tại các đô thị loại đặc biệt và các đô thị loại I nhưng cùng với
đó tỷ lệ không được đào tạo cũng cao nhất?

Tỷ lệ dân số có chuyên môn kỹ thuật, đặc biệt là có trình độ đại học trở lên,
thường cao là do các đô thị lớn thường có nhiều cơ sở giáo dục đại học và chuyên
môn kỹ thuật, thu hút sinh viên và chuyên gia. Cùng với đó các đô thị lớn còn cung
cấp nhiều cơ hội việc làm đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, thu hút lao động có kỹ
năng và bằng cấp.

Nhưng tỷ lệ dân số không được đào tạo cũng cao tại các đô thị lớn vì nhiều
người di cư từ nông thôn đến đô thị không có trình độ chuyên môn hoặc đào tạo chính
quy. Các đô thị lớn thường có khoảng cách giàu nghèo lớn, với một bộ phận dân cư
không có khả năng tiếp cận giáo dục chất lượng.

Câu 6: Ngày nay một lượng lớn đất nông nghiệp được sử dụng để phục vụ cho
việc phát triển công nghiệp và dịch vụ. Vậy thì những người nông dân cần phải
làm gì để thích ứng với sự chuyển dịch đó?

Tìm kiếm các cách thức sản xuất nông nghiệp hiệu quả hơn: Những người
nông dân có thể tìm hiểu và áp dụng các phương pháp sản xuất nông nghiệp hiện đại,
sử dụng công nghệ cao để tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất.

Chuyển đổi sang các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với địa phương: Những
người nông dân có thể tìm hiểu và chuyển đổi sang các loại cây trồng, vật nuôi phù
hợp với địa phương, có khả năng chịu đựng với điều kiện khí hậu và đất đai hiện tại.

Tìm kiếm các nguồn thu nhập khác: Những người nông dân có thể tìm kiếm
các nguồn thu nhập khác bên cạnh nông nghiệp, chẳng hạn như kinh doanh du lịch,
sản xuất đồ thủ công, kinh doanh thực phẩm chế biến, v.v.

Tham gia các chương trình đào tạo và hỗ trợ: Những người nông dân có thể
tham gia các chương trình đào tạo và hỗ trợ của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ
và các tổ chức xã hội để nâng cao kiến thức và kỹ năng sản xuất, kinh doanh và quản
lý.

Tìm kiếm các cơ hội hợp tác: Những người nông dân có thể tìm kiếm các cơ
hội hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức và các nông dân khác để tăng cường sức
mạnh kinh tế và cạnh tranh trên thị trường.

You might also like