You are on page 1of 20

CHƯƠNG IV.

HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU XÁC ĐỊNH VỐN ĐẦU TƯ TRONG


NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ
4.1. Xác định công tác đầu tư địa chất, địa vật lý

4.2. Khoan tìm kiếm thăm dò

4.3. Đầu tư công trình biển


4.3.1. Giàn cố định
4.3.2. Giếng khoan khai thác và bơm ép
4.3.3. Giàn công nghệ trung tâm
4.3.4. Tàu chứa dầu
4.3.5. Đội vận tải biển
4.3.6. Đường ống ngầm dẫn dầu và khí
4.3.7. Chi phí thu gom và dọn mỏ sau khi khai thác

Câu hỏi và bài tập


4.1. Xác định công tác đầu tư địa chất, địa vật lý:
- Công tác khảo sát địa chất, địa vật lý nhằm mục đích nghiên cứu và phát hiện nguồn
phát sinh dầu và khả năng chứa dầu của lô đã được ký kết.
- Công thức tính tổng vốn đầu tư cho công tác khảo sát địa chất địa vật lý:
Kđ/c = σ𝒏𝒕=𝟏 𝑸𝒕 𝒙 𝑪𝒕
Trong đó:
Kđ/c: tổng đầu tư khảo sát địa chấn của toàn bộ lô;
Qt: số km tuyến được tiến hành khảo sát;
Ct: giá thành khảo sát trên 1 km tuyến trong năm tương ứng.
4.2. Khoan tìm kiếm thăm dò:
- Giếng khoan tìm kiếm thăm dò thông thường được khoan từ các tàu khoan tự nâng hoặc tàu khoan nửa nổi nửa
chìm.
- Vốn đầu tư một giếng khoan thăm dò Gt được xác định như sau:
Giá thuê tàu khoan (Gk), phụ thuộc vào các yếu tố sau:
 Loại tàu khoan;
 Trang bị công nghệ trên tàu khoan;
 Điều kiện của hợp đồng thuê tàu.
Giá vật tư thiết bị sử dụng cho giếng khoan (Tb):
 Ống chống;
 Cần khoan;
 Choòng khoan;
 Xi măng;
 Các vật tư khác.
Tiền thuê nhân công và quản lý (Lg)
Tiền thuê máy bay đổi ca (Mb)
Nhiên liệu, hóa phẩm (NL, Hp). Nếu là giếng khoan thăm dò thì tách ra thành một mục riêng, còn giếng khoan
khai thác thì nhập vào mục vật tư
Các dịch vụ khác (Kh)
Gt = Gk + Tb + Lg + Mb + NL, Hp + Kh
Tổng vốn đầu tư của t giếng khoan thăm dò KTtd-kt được tính theo công thức sau:
KTtd-kt = σ𝒏𝒕=𝟏 𝑮𝒕
4.3. Đầu tư công trình biển:
4.3.1. Giàn cố định
a. Phần trên: Bao gồm các loại thiết bị dùng cho công tác khoan, khai thác,
bơm ép, năng lượng, nhà ở sân bay.
Trọng lượng của các thiết bị phần trên của giàn khoan hoàn toàn phụ thuộc vào:
 Số giếng khoan khai thác, bơm ép;
 Lưu lượng dầu khai thác;
 Lưu lượng nước để bơm ép vào vỉa;
 Số người phục vụ trên giàn;
 Số máy phát điện để phục vụ cho công tác khoan khai thác.
 Trọng lượng phần trên của giàn cố định giao động từ 900 – 2500 tấn
a1. Bảng giá quốc tế của các thiết bị trên giàn
Stt Nhóm thiết bị Khối lượng Đơn giá (ngàn
USD/tấn)
1 Thiết bị miệng giếng Tấn 11
2 Thiết bị thu gom và sơ chế dầu Tấn 11
3 Máy bơm các loại Tấn 20
4 Thiết bị Gaslift Tấn 29
5 Thiết bị bơm ép nước Tấn 23
6 Thiết bị năng lượng NW 400
7 Thiết bị khoan Tấn 10
8 Khối nhà ở Tấn 8
9 Kết cấu kim loại Tấn 0.8

a2. Giá lắp ráp các thiết bị phần trên giàn


STT Nhóm thiết bị Khối lượng Đơn giá (Nghìn USD/ tấn)

1 Thiết bị các loại Tấn 1


2 Kết cấu kim loại Tấn 4.5
3 Khối nhà ở Tấn 6.8
a3. Thời gian vận chuyển từ nơi gia công chế tạo đến nơi lắp ráp
𝐾ℎ𝑜ả𝑛𝑔 𝑐á𝑐ℎ
𝑇𝐺𝑣𝑐 = +4
200 𝑘𝑚
Trong đó:
4 : hệ số thời gian
200:vận tốc trung bình/ ngày
Đơn giá cho tàu vận chuyển trung bình là 100 000 USD/ ngày

a4. Giá trị cho thiết kế, a5 quản lý đề án và a6 chứng chỉ quốc tế
Chỉ tiêu Công thức
1. Thiết kế phí 𝑎4 = σ3𝑖=1 ai x 12%
2. Phí quản lý đề án 4

𝑎5 = ෍ ai x 12%
𝑖=1

3. Phí đăng kiểm và cấp chứng chỉ 5

𝑎6 = ෍ ai x 2,5%
𝑖=1

Tổng hợp chi phí của phần trên “a” là:


𝟔

𝒂 = ෍ 𝐚𝐢
𝒊=𝟏
b. Phần chân đế: là phần chịu lực. Trọng lượng của kết cấu hoàn toàn phụ thuộc vào trọng tải
của phần bên trên. Ngoài ra, kết cấu của chân đế còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng
vùng:
 Độ sâu mực nước biển;
 Tốc độ gió trong năm;
 Độ cao của song trong năm.
b1. Giá mua vật tư gia công chân đế (giá tham khảo)
STT Nhóm thiết bị Khối lượng Đơn giá (nghìn USD/tấn)
1 Kết cấu kim loại Tấn 0.9
2 Cọc thép Tấn 0.7
3 Thiết bị chống ăn mòn Tấn 0.4

b2. Đơn giá gia công chế tạo chân đế trên bờ trung bình là: 4500 USD/ tấn (giá tham khảo)
b3. Thời gian vận chuyển và lắp đặt chân đế (công thức tính như phần a): đơn giá khoảng
130 000 USD/ ngày (giá tham khảo)
Các chi phí còn lại: b4 – giá trị thiết kế, b5 – phí quản lý đề án, b6 – phí cấp chứng chỉ quốc
tế, được tính tương tự như a4, a5, a6 nêu trên.

Tổng hợp chi phí cho phần chân đế “b” là:


𝟔

𝒃 = ෍ 𝐛𝐢
𝒊=𝟏
a. Phần trên b. Phần chân đế

Tổng giá trị của giàn cố định 𝑲𝑮𝒄đ = σ𝟔𝒊=𝟏 𝒂𝒊 + σ𝟔𝒊=𝟏 𝒃𝒊


4.3. Đầu tư công trình biển:
4.3.1. Giàn cố định
4.3.2. Giếng khoan khai thác và bơm ép
Các thông số chính để xác định giá của một giếng khoan khai thác:
a. Tham số kỹ thuật:
 Độ sâu;
 Vận tốc khoan thương mại của giếng khoan;
 Thời gian khoan thuần túy;
 Độ lệch đáy giếng khoan so với phương thẳng đứng.
b. Tham số kinh tế:
 Giá thuê tàu khoan (nếu có)
 Vật tư nhiên liệu;
 Tiền lương, tiền thưởng;
 Dịch vụ máy bay;
 Vận tải vật tư, thiết bị từ căn cứ trên bờ;
 Các dịch vụ khác.
4.3. Đầu tư công trình biển
4.3.1. Giàn cố định

4.3.2. Giếng khoan khai thác và bơm ép

4.3.3. Giàn công nghệ trung tâm:

 Giàn công nghệ trung tâm bao gồm một khối thiết bị khổng lồ để xử lý dầu
được chuyển từ các giàn khai khác đến trước khi bơm vào tàu chưa dầu để bảo
quản hoặc bán.

 Cách xác định vốn đầu tư để xây dựng một giàn công nghệ trung tâm được tính
toán giống như giàn khai thác và vốn đầu tư chủ yếu phụ thuộc vào khối lượng
của thiết bị xử lý tách dầu và nước. Đơn giá của thiết bị xử lý phụ thuộc vào uy
tín và chất lượng của các chế tạo.
4.3. Đầu tư công trình biển
4.3.1. Giàn cố định
4.3.2. Giếng khoan khai thác và bơm ép
4.3.3. Giàn công nghệ trung tâm
4.3.4. Tàu chứa dầu:
Thông thường, dầu sau khi được khai thác lên từ các giếng khoan sẽ được vận chuyển về giàn công
nghệ trung tâm để xử lý nhằm tách nước và khí ra khỏi dầu (xử lý ở giai đoạn 1). Sau đó, tiếp tục được duy
trì ở nhiệt độ thích hợp và được vận chuyển về tàu chứa dầu. Tại đây, tùy theo công nghệ và thiết bị xử lý
dầu và khí của giai đoạn 1 mà trên tàu có thể có hoặc không có các thiết bị xử lý dầu và khí giai đoạn 2
nhằm tạo cho dầu đạt đến chất lượng quốc tế để bán hoặc chế biến ra các sản phẩm khác.
Sau đây là một số giá cả tham khảo:
 Tàu có thiết bị xử lý : 70 – 100 triệu USD
 Tàu không có thiết bị xử lý : 30 – 50 triệu USD
 Giàn công nghệ :80 – 150 triệu USD
4.3. Đầu tư công trình biển:
4.3.1. Giàn cố định
4.3.2. Giếng khoan khai thác và bơm ép
4.3.3. Giàn công nghệ trung tâm
4.3.4. Tàu chứa dầu
4.3.5. Đội vận tải biển
Thông thường, trong khai thác dầu khí ngoài khơi, nhà đầu tư phải xây dựng hoặc phải thuê cảng, bến bãi để
gia công và chế tạo các kết cấu của công trình biển tại bờ. Do đó, nhà đầu tư phải thuê hoặc có một đội tàu
gồm có tàu kéo, tàu đẩy, xà lan, tàu cẩu, … để vận chuyển các thiết bị ra biển.

4.3.6. Đường ống ngầm dẫn dầu và khí


- Đường ống dẫn dầu và khí ngầm dưới nước thường được thiết kế 2 hệ thống nhằm bảo đảm vận chuyển dầu
trong nội bộ mỏ và từ giàn công nghệ trung tâm về tàu chứa dầu hay về bờ để chế biến. Đường kính của ống
dẫn khí phụ thuộc hoàn toàn vào lưu lượng dầu và khí khai thác (16’’ hoặc 18’’)
- Tùy theo đường ống dẫn dầu và khí mà đơn giá của đường ống dao động từ 200 000 đến 500 000 đô la
Mỹ/km.

4.3.7. Chi phí thu gom và dọn mỏ sau khi khai thác
Sau khi khai thác hết dầu và khí tại lô đã ký kết, nhà đầu tư phải bỏ chi phí thuê tháo dỡ và vận chuyển tất cả
các công trình đã xây dựng về bờ, lấp tất cả các giếng khoan và dọn sạch các khu vực lân cận để trả lại môi
trường khu vực đã khai thác như tình trạng ban đầu.
CHƯƠNG V. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU XÁC ĐỊNH CHI PHÍ KHAI THÁC
TRONG CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ
5.1. Nhóm chi phí biến đổi
5.1.1. Chi phí hóa phẩm để xử lý dầu và nước
5.1.2. Chi phí hóa phẩm xử lý nước để bơm ép vào vỉa

5.2. Nhóm chi phí cố định


5.2.1. Chi phí duy trì hoạt động của các giàn cố định
5.2.2. Chi phí sửa chữa lớn công trình biển
5.2.3. Chi phí sửa chữa lớn các giếng khoan khai thác và bơm ép
5.2.4. Chi phí bảo vệ môi trường và bảo hiểm

Câu hỏi và bài tập


5.1. Nhóm chi phí biến đổi:
5.1.1. Chi phí hóa phẩm để xử lý dầu và nước:
Dầu sau khi khai thác lên bao giờ cũng chứa nước, khí và các tạp chất khác. Do đó, đầu tiên phải có các
chất xúc tác và hóa phẩm để xử lý sơ bộ qua các hệ thống tách nước và tách khí thải. Cần phải sử dụng
một loạt các loại hóa phẩm khác nhau để xử lý.

𝐶𝑝ℎ = ෍ 𝑄𝑡 𝑥 𝑍ℎ𝑝
𝑡=1
Trong đó:
Cph : tổng chi phí hóa phẩm xử lý dầu và khí;
Qt: Số lượng dầu khai thác trong năm t;
Zhp: Đơn giá hóa phẩm xử lý 1 tần dầu (2-3 USD/tấn)
5.1.2. Chi phí hóa phẩm xử lý nước để bơm ép vào vỉa:

Đây là chi phí các hóa phẩm để xử lý nước bơm ép cho phù hợp với thành phần chủ
yếu của nước dùng để bơm vào đáy vỉa. Đây là một quá trình phải tiến hành đồng
thời với quá trình khai thác dầu và khí nhằm duy trì áp suất vỉa trong quá trình khai
thác sao cho áp suất ở đáy vỉa luôn luôn >= áp suất ở miệng giếng.

Giá hóa phẩm để xử lý 1 m3 nước biển khoảng 0,3 USD/1 m3


𝑛

𝐶𝑁 = ෍ 𝑇𝑡 𝑥 𝑍𝑛
𝑡=1

Trong đó:
Cn: chi phí hóa phẩm xử lý nước;
Tt: khối lượng nước bơm ép vào vỉa;
Zn: giá xử lý nước.
5.2. Nhóm chi phí cố định:
5.2.1. Chi phí duy trì hoạt động của các giàn cố định
Để cho giàn cố định hoạt động bình thường, nhà thầu cần phải bảo đảm các chi phí sau :
 Lương và thưởng các loại cho CBCNV (Lt);
 Chi phí nhiên liệu, dầu mỡ (Nd);
 Chi phí vật tư các loại để sửa chữa giàn cố định (Vsc);
 Chi phí máy bay cho CBCNV thay ca (Mtc);
 Chi phí vận chuyển nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt (Vnn);
 Chi phí tàu thuyền phục vụ cho các giàn (Tpv);
 Chi phí quản lý điều hành (Đh).
Các khoản mục chi phí trên phụ thuộc vào số lượng giếng khoan đang được khai thác
trên giàn. Về cuối đời mỏ thì chi phí này được giảm đi hoặc chấm dứt, bởi vì số lượng
giếng khoan đang khai thác sẽ giảm dần hoặc không còn nữa. Lưu lượng dầu khai thác
được hàng năm không bù lại được chi phí. Các giếng khai thác có lưu lượng bé sẽ được
đóng và chuyên môn gọi là hủy giếng.
Chi phí để duy trì khai thác giàn cố định của một giếng Pt sẽ bao gồm:
Pt = Lt + Nd + Vsc + Mtc + Vnn + Tpv + Đh
5.2. Nhóm chi phí cố định
5.2.1. Chi phí duy trì hoạt động của các giàn cố định
5.2.2. Chi phí sửa chữa lớn công trình biển:
Trong quá trình sử dụng, các công trình biển (giàn cố định, giàn khoan nhẹ, giàn công
nghệ trung tâm, các công trình thủy,…) đều bị hao mòn, hỏng hóc. Do đó, hàng năm
cần phải có kinh phí để bổ sung, thay thế, sửa chữa các các thiết bị, phụ tùng bị hư
hỏng. Tỷ lệ chi phí này đối với vùng biển nước ta chiếm vào khoảng 1,5% - 2% tổng
giá trị cac công trình biển và thủy.

Chi phí cho sửa chữa lớn: 𝑛

𝐶𝐶𝑇𝐵&𝑇 = ෍(𝐾𝐶𝑇𝐵(𝑡) + 𝐾𝐶𝑇𝑇(𝑡) ) ∗ 2%


𝑡=1
Trong đó:
KCTB : tổng giá trị công trình biển;
KCTT : tổng giá trị công trình thủy.
5.2.3. Chi phí sửa chữa lớn các giếng khoan khai thác và bơm ép

- Để duy trì khai thác dầu từ các giếng khoan khai thác hoặc duy trì bơm ép nước vào
vỉa dầu từ các giàn giếng khoan bơm ép, hàng năm cần phải sửa chữa hoặc thay thế các
thiết bị của giếng khoan như: thiết bị miệng giếng, máy bơm, ống khai thác đã bị hư
hỏng trong quá trình sử dụng.

- Định mức để tính toán tổng chi phí cho sửa chữa lớn chiếm vào khoảng 2,5% trên
tổng giá trị của giếng khai thác hoặc bơm ép.
𝒏

𝑪𝒔ử𝒂 𝒄𝒉ữ𝒂 𝒍ớ𝒏 𝑮𝑲 = ෍( 𝑲𝑮𝑲𝑲𝑻 (𝒕) + 𝑲𝑮𝑲𝑩𝑬 (𝒕) − 𝑲𝑮𝒌 𝒉ủ𝒚 𝒕 ) ∗ 𝟐, 𝟓%


𝒕=𝟏

Trong đó:
KGKKT (t) : tổng giá trị các giếng khoan khai thác tính đến năm t
KGKBE (t) : tổng giá trị các giếng khoan bơm ép tính đến năm t
KGK hủy : tổng giá trị các giếng khoan bị hủy tính đến năm t
5.2.4. Chi phí bảo vệ môi trường và bảo hiểm
Chi phí bảo hiểm:
Cơ quan đăng kiểm quốc tế chỉ chấp nhận cấp chứng chỉ cho các công trình biển cũng như các
thiết bị thủy có hồ sơ kỹ thuật đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trong thời gian các công trình đi vào hoạt
động, tùy thuộc vào mỗi loại công trình mà các cơ quan đăng kiểm quốc tế sẽ quy định thời gian
định kỳ khảo sát để gia hạn hoặc không chấp nhận cấp chứng chỉ cho các công trình không đạt
tiêu chuẩn. Trong trường hợp này, chủ đầu tư phải tiến hành sửa chữa hoặc thay mới nhằm đáp
ứng được các yêu cầu của cơ quan đăng kiểm.

Chi phí này chiếm khoảng 2% tổng giá trị các công trình biển và thiết bị thủy.
𝑛

𝐶𝐵𝐻 = ෍(𝐾𝐶𝑇𝐵 (𝑡) + 𝐾𝐶𝑇𝑇 (𝑡) ) 𝑥 2%


𝑡=1
Trong đó:
KCTB (t) : tổng giá trị các công trình biển tính đến năm t
KCTT (t) : tổng giá trị các công trình thủy tính đến năm t
Chi phí bảo vệ môi trường và dự phòng:
Thông thường trong các dự án, dự toán chi phí hàng năm trong lĩnh vực công
nghiệp dầu khí, chủ đầu tư còn phải sử dụng chi phí cho công tác bảo đảm an toàn
môi sinh, môi trường, giải quyết các vấn đề khác khi gặp sự cố dầu loang, hoặc các
sự cố khác do thiên tai gây nên. Chi phí này được tính bằng 10% tổng các chi phí
khác của mỏ trong năm tương ứng.
𝑛

𝐶𝐷𝑃&𝑀𝑇 = ෍( 𝐶𝐻𝑃 (𝑡) + 𝐶𝐵𝐸 (𝑡) + 𝐶𝐺𝐶Đ (𝑡) + ⋯ ) 𝑥 10%


𝑡=1
Trong đó:
CHP (t) : chi phí hóa phẩm
CBE (t) : chi phí bơm ép
CGCĐ (t): chi phí duy trì giàn cố định

You might also like