You are on page 1of 47

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


KHOA MARKETING
------------------

NHÓM 9

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN: HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Trần Thảo My MSSV: 2121007259


Võ Dương Diễm Quỳnh MSSV: 2121001905
Lâm Hoàng Tuấn MSSV: 2121007357
Phạm Thu Huyền MSSV: 2021000752
Nguyễn Thị Thúy MSSV: 2121007517

Giảng viên: ThS. NGÔ VŨ QUỲNH THI


Lớp học phần: 2311101068303

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023

1
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA MARKETING
------------------

NHÓM 9

ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC MARKETING


CHO NHÃN HÀNG MOIDIEN GIAI ĐOẠN NĂM 2023

Trần Thảo My MSSV: 2121007259


Võ Dương Diễm Quỳnh MSSV: 2121001905
Lâm Hoàng Tuấn MSSV: 2121007357
Phạm Thu Huyền MSSV: 2021000752
Nguyễn Thị Thúy MSSV: 2121007517

Giảng viên: ThS. NGÔ VŨ QUỲNH THI


Lớp học phần: 2311101068303

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023

2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................

i
BẢNG PHÂN CÔNG ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC

ii
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH......................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................................................vi
CHƯƠNG 1. MÔ TẢ XU HƯỚNG TIÊU DÙNG CỦA THẾ HỆ Z.....................................................1
1.1 Gen Z Là ai ?................................................................................................................................1
1.2 Định nghĩa “tiêu dùng” của Gen Z...............................................................................................2
1.3 Xu hướng mua sắm các mặt hàng thời trang của Gen Z...............................................................2
1.3.1 Xu hướng thể hiện bản sắc cá nhân thông qua thời trang.......................................................2
1.3.2 Thời trang gắn liền với hình ảnh của cộng đồng....................................................................2
1.3.3 Chi tiêu phóng khoáng hơn....................................................................................................3
1.3.4 Yêu thích đồ dùng Secondhand.............................................................................................3
1.3.5 Thói quen và hành vi mua sắm..............................................................................................3
1.3.6 Sẵn sàng trải nghiệm sản phẩm mới, lòng trung thành không cao.........................................4
1.3.7 Mua sắm kết hợp giải trí........................................................................................................4
1.3.8 Thời trang bền vững..............................................................................................................5
1.3.9 Xu hướng phi giới tính..........................................................................................................5
1.3.10 Hành vi mua sắm gia tăng vào các dịp khuyến mãi.............................................................6
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC.....................................................................7
2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng thời trang của Gen Z Việt Nam....................7
2.1.1 Yếu tố Văn hoá......................................................................................................................7
2.1.2 Yếu tố Xã hội.........................................................................................................................8
2.1.3 Yếu tố Cá nhân......................................................................................................................8
2.1.4 Yếu tố Tâm lý......................................................................................................................10
2.2 Cơ hội.........................................................................................................................................11
2.2.1 Nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thời trang ngày càng cao.....................................................11
2.2.2 Phân phối sản phẩm đa kênh................................................................................................12
2.2.3 Sở hữu tệp khách hàng trung thành vững chắc....................................................................12
2.2.4 Tiến xa hơn đến thị trường quốc tế nếu xây dựng được thương hiệu “song ngữ”................13
2.2.5 Quan điểm về giá gắn với chất lượng sản phẩm..................................................................14
2.3 Thách thức..................................................................................................................................14
2.3.1 Khủng hoảng kinh tế sau dịch Covid-19..............................................................................14
2.3.2 Gen Z thúc đẩy nhu cầu ngày càng tăng trong việc sở hữu những món đồ đã qua sử dụng. 15
2.3.3 Sự chuyển đối xanh hóa tạo ra chi phí quá cao....................................................................15
2.3.4 Sản phẩm thời trang của Gen Z đề cao tính cá nhân hóa......................................................16
2.3.5 Giá cả trở thành yếu tố cạnh tranh khốc liệt.........................................................................16

iii
2.5.6 Mua sắm trực tuyến thâu tóm doanh thu của ngành thời trang.............................................17
2.3.7 Dòng chảy thời trang của Gen Z chuyển động cực nhanh (Bán sản phẩm cũ, ra sản phẩm
mới)..............................................................................................................................................17
2.3.8 Thách thức về phát triển thương hiệu..................................................................................17
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MARKETING CHO NHÃN HÀNG MOIDIEN......................19
3.1 Giới thiệu MOIDIEN..................................................................................................................19
3.1.1 Thông tin chung về MOIDIEN............................................................................................19
3.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh..........................................................................................................19
3.1.3 Đội ngũ nhân viên................................................................................................................20
3.2 S-T-P..........................................................................................................................................20
3.2.1 Phân khúc thị trường............................................................................................................20
3.2.2 Chân dung khách hàng mục tiêu:.........................................................................................22
3.2.3 Định vị.................................................................................................................................23
3.3 Ma trận SWOT...........................................................................................................................23
3.4 Chiến lược Marketing Mix.........................................................................................................27
3.4.1 Chiến lược sản phẩm...........................................................................................................27
3.4.2 Chiến lược giá......................................................................................................................29
3.4.3 Chiến lược phân phối...........................................................................................................31
3.4.4 Chiến lược chiêu thị.............................................................................................................33
DỰ KIẾN NGÂN SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG MARKETING HẰNG QUÝ (3 THÁNG).................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................a
PHỤ LỤC...............................................................................................................................................d

iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Thống Kê Người Dùng Mạng Xã Hội Ở Việt Nam - Social media users in Vietnam..............13
Hình 2: Logo của MOIDIEN................................................................................................................19
Hình 3: Chất liệu và hoa văn vải thổ cẩm của dân tộc Thái..................................................................29
Hình 4: Sơ đồ kênh phân phối..............................................................................................................31
Hình 5: Sơ đồ: Các nền tảng phân phối sản phẩm hiện tại của Moi Dien.............................................31

v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Bảng giá của các dòng sản phẩm.............................................................................................30
Bảng 2: Bảng phân bổ ngân sách..........................................................................................................37
Bảng 3: Nhà cung cấp nguyên liệu vải thổ cẩm...................................................................................37
Bảng 4: Cước phí vận chuyển.................................................................................................................d
Bảng 5: Đơn vị vận chuyển....................................................................................................................d

vi
CHƯƠNG 1. MÔ TẢ XU HƯỚNG TIÊU DÙNG CỦA THẾ HỆ Z
1.1 Gen Z Là ai ?

Theo Forbes, Gen Z được định nghĩa là thế hệ của những người sinh ra trong
khoảng thời gian từ 1996 đến 2010, một thế hệ mà ở đó họ lớn lên và sống trong sự
bùng nổ của thế giới của công nghệ, Internet, mạng xã hội hay thiết bị di động, của kết
nối và những biến động, thay đổi toàn cầu. Thế nên, điều này đã tạo nên sự hiểu biết
sâu sắc của Gen Z về sức mạnh của tin tức, truyền thông xã hội, trải nghiệm ảo và cầu
hoá. Chính nhờ đặc điểm đó mà Thế hệ Z có một tính cách vô cùng đặc biệt, đó là
"luôn tìm kiếm và tôn trọng sự thật". 

So với các thế hệ tiền nhiệm thì Gen Z nổi bật là thế hệ với những nhận thức
sâu sắc về mình, quan điểm, niềm tin, hành động và trải nghiệm đều rất mới mẻ và thú
vị. Tính đến năm 2019, trong khi Gen Y chiếm 35% thì Gen Z đã chiếm khoảng 32%
dân số toàn cầu (thống kê của Liên Hiệp Quốc) và họ được dự đoán là lực lượng sản
xuất và tiêu dùng chính của thế giới trong những năm tới đây. Ở Việt Nam, Gen Z hiện
cũng đang chiếm 1/7 dân số, tương đương khoảng 14.4 triệu người, và sẽ tham gia
25% tổng số lao động cả nước trước 2025. Ngoài ra, họ cũng đề cao cái tôi nhiều hơn
là tự do cá nhân và yêu thích tính sáng tạo cả trong công việc lẫn cuộc sống. Chính các
đặc điểm tính cách trên khiến Gen Z được kì vọng sẽ là nhân tố bùng nổ và gây đột
biến đối với bất cứ mô hình kinh doanh nào.

Sự khác biệt và có phần "nổi trội" hơn những thế hệ trước của Gen Z có lẽ là do
lối tư duy đột phá "dám nghĩ, dám làm". Theo nghiên cứu của Đại học Western
Governors, khi đặt trên bàn cân để so sánh thì Gen Z luôn được nhắc đến với những
cách biệt hoàn toàn với thế hệ "anh chị" trước tại những điểm như:
 Họ mơ mộng hơn so với thực tế
 Họ có tư duy kinh doanh hơn
 Hoạt ngôn hơn
 Cạnh tranh hơn
 Mưu cầu an toàn và được bảo vệ
 Luôn có định hướng về công việc và sự nghiệp rõ ràng
 Dễ hiểu và cảm thông với những vấn đề nhạy cảm, ví dụ như định kiến xã hội,
kỳ thị giới tính, phân biệt chủng tộc, . ..
 Họ quan tâm nhiều hơn đến đời sống cá nhân, vấn đề thể chất và tình cảm, . ..

Song song đó, thế hệ này cũng thường được biết đến như là: thế hệ lo âu/trầm
cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề tâm lý, được bảo bọc quá nhiều,… Ở thế hệ này
thì có rất nhiều điểm mạnh,  mà nhiều điểm mạnh quá sẽ biến thành điểm yếu. Họ rất
cá tính, cá tính đến nổi buông tuồng, thiếu tôn trọng mọi người, bất chấp tất cả.

1
1.2 Định nghĩa “tiêu dùng” của Gen Z

Gen Z sẽ không mua một món đồ chỉ để khoe khoang với bạn bè hay địa vị xã
hội, họ có xu hướng bảo thủ trong chi tiêu, điều này không giống với thế hệ
Millennials trước đó. Khi cân nhắc liệu có tiếp tục mua mặt hàng đó nữa không, thế hệ
Gen Z này sẽ tiếp cận và phân tích dữ liệu trước khi họ mua. Không chỉ phân tích
những thứ họ mua mà cả quá trình tiêu dùng tiếp theo. Bây giờ, khái niệm tiêu dùng đã
mang một ý nghĩa mới. Đối với Gen Z, "tiêu dùng" là "khả năng truy cập" đối với
những hàng hóa hay dịch vụ, mà không cần là sở hữu hay mua lại. 

1.3 Xu hướng mua sắm các mặt hàng thời trang của Gen Z

1.3.1 Xu hướng thể hiện bản sắc cá nhân thông qua thời trang

Thể hiện bản sắc cá nhân là một trong các đặc điểm cốt lõi của Gen Z, còn
phương tiện để thể hiện sự khác biệt đó là mua. Gen Z được giới chuyên gia đánh giá
là “tinh tế”, có “gu” và “chịu chi”. Không chỉ muốn sản phẩm có tính cá nhân hoá cao
hơn nữa mà còn sẵn lòng chi trả cao nhằm có những sản phẩm hợp với tính cách của
họ. Số liệu cho thấy có đến 58% người dùng ở tầng lớp C và 43% tầng lớp B nói rằng
họ sẵn lòng chi cao hơn nữa vào những nhu cầu có tính cá nhân hoá, theo khảo sát của
McKinsey.

Họ đòi hỏi và kỳ vọng nhiều hơn vào một sản phẩm. Được sinh ra với khả năng
tiếp cận thông tin dễ dàng, kinh tế toàn cầu và thương mại điện tử bùng nổ nên Gen Z
có nhiều lựa chọn sản phẩm đa dạng hơn thế hệ trước. Bởi vậy, nhóm này cũng vô
cùng khó tính, yêu cầu cao hơn vào các yếu tố như phong cách, tính bền vững, tính
độc đáo và tính linh hoạt.

1.3.2 Thời trang gắn liền với hình ảnh của cộng đồng

Thế hệ Gen Z sẵn sàng chi ra cho một thương hiệu quan tâm tích cực tới các
vấn đề xã hội, chẳng hạn như khí hậu, môi trường, LGBTQ, phân biệt chủng tộc hay
công bằng xã hội. Hầu hết thế hệ Z đều được giáo dục hoặc có khả năng tìm kiếm
thông tin để có được hiểu biết nhất định về thương hiệu và những sự thật phía sau
thương hiệu đó, từ đó nhanh chóng hình thành quan điểm của mình. Thói quen "tìm
kiếm sự thật" thành trọng tâm của người tiêu dùng và hoạt động kinh doanh, vì người
tiêu dùng đã và đang dần trở nên thông minh và hiểu biết hơn nữa. Người tiêu dùng
đang rất tin tưởng vào sự tồn tại của thương hiệu. Và một vấn đề nghiêm trọng hơn cả
là người tiêu dùng trẻ hiện nay không hiểu rõ hay tường tận về giá trị của thương hiệu
hay công ty như các đại lý hay nhà sản xuất. 

2
1.3.3 Chi tiêu phóng khoáng hơn

Chi tiêu phóng khoáng là một xu hướng của giới trẻ hiện nay. Có thể dễ dàng
nhận thấy, ở các thế hệ trước, họ sống tiết kiệm hơn còn Gen Z tập trung vào làm việc
và hưởng thụ cuộc sống. Giới trẻ hiện nay có mức độ chịu chi cao, đó là điều kiện tiền
đề cho sự phát triển kinh tế nhiều năm trở lại đây. Theo Báo Dân trí cho biết, thu nhập
của một bạn trẻ là 10 triệu đồng trên tháng, nhưng thực tế họ lại chi tiêu hơn mức 10
triệu đó rất nhiều lần, đó là tình trạng “kiếm 10 chi 11” mà báo này đề cập tới.

1.3.4 Yêu thích đồ dùng Secondhand

Trong những năm trở lại đây trên khắp thế giới, Secondhand đang là xu hướng
thời trang rất được ưa chuộng. Tại Việt Nam, xu hướng này cũng đang được các bạn
trẻ Gen Z hưởng ứng nhiệt tình. Giới trẻ bị hấp dẫn bởi giá thành rẻ, sự độc lạ và đặc
biệt là góp phần bảo vệ môi trường. Những cửa hàng quần áo kinh doanh mặt hàng
này xuất hiện khắp mọi nơi từ thành thị cho đến nông thôn. Hàng tháng, Gen Z tổ chức
rất nhiều hội chợ trao đổi quần áo thu hút được nhiều bạn trẻ tham gia. Điều đó cho
chúng ta nhận thấy rằng Secondhand đang thực sự trở thành xu hướng thời trang được
Gen Z ưa chuộng chứ không chỉ là một làn sóng lướt qua thị trường. 

Theo nghiên cứu của RedSeer Strategy Consultants (Ấn Độ), “Thị trường đồ cũ
ở Việt Nam được dự báo sẽ vượt 5 tỷ USD vào năm 2026, tăng lớn so với giá trị hiện
tại là 1,1 tỷ USD. Các mặt hàng đồ cũ được tiêu thụ rộng rãi nhất là đồ điện tử, đồ gia
dụng gia đình, và quần áo. 83% người Việt Nam được hỏi trong nghiên cứu đã từng
mua hàng đã qua sử dụng và sẽ tiếp tục mua tiếp trong tương lai”.

1.3.5 Thói quen và hành vi mua sắm

Người tiêu dùng trẻ Việt Nam hiện nay đặc biệt ưa thích việc mua sắm trực
tuyến. Họ thường xuyên mua sắm trên mạng xã hội, website và các sàn thương mại
điện tử. Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, khách hàng có thể dễ dàng mua sắm
mọi lúc mọi nơi. Gen Z có thể dành rất nhiều thời gian để đọc nhận xét, đánh giá trực
tuyến từ người mua trước, điều đó tác động rất lớn đến quyết định họ có mua sản
phẩm đó hay không. Tính xác thực và niềm tin về sản phẩm cũng được hình thành
thông qua những trải nghiệm trực tuyến. Theo nhiều nghiên cứu, có đến 85% Gen Z
tìm hiểu về sản phẩm thông qua nền tảng xã hội, sàn thương mại điện tử hay website
và 72% trong đó sẽ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn để mua sắm trong cuộc sống hàng
ngày của họ.

“Một khảo sát về hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Gen Z
(05/2022) tại Hà Nội chỉ ra rằng, tần suất mua hàng online trong một tháng của các
bạn trẻ giao động từ 3-5 lần. Điều này được thể hiện rõ qua các mặt hàng được chọn
3
mua nhiều nhất là mỹ phẩm, đồ thời trang (69.6%), đồ gia dụng (47.3%) và thực phẩm
(46%)”.

1.3.6 Sẵn sàng trải nghiệm sản phẩm mới, lòng trung thành không cao

Gen Z là những người tiêu dùng ít trung thành, ít gắn kết và gắn liền với một
thương hiệu nào đó lâu dài. Đặc tính của Gen Z là thích trải nghiệm và khám phá cái
mới, có khi trải nghiệm mang tính nhất thời. Họ dễ bị thu hút và chạy theo các trào
lưu, các trend đang hot trên mạng xã hội. Cùng với đó, có nhiều local brand thời trang
mới lạ ra đời đáp ứng được nhu cầu thích trải nghiệm cái mới của họ, khiến cho lòng
trung thành đối với một sản phẩm hay thương hiệu là không cao. 

Bằng chứng thực tế cho thấy, các thương hiệu thời trang khó có được trung
thành của giới trẻ, do đó trên thị trường số lượng Local Brand mới xuất hiện ngày càng
nhiều. Phải kể đến như là BAD HABITS, BO BỤI, DEGREY, LEVENTS,
NOCTURNAL,...có đến hàng chục các thương hiệu Local Brand đang có mặt trên thị
trường.

1.3.7 Mua sắm kết hợp giải trí

Mới đây, TikTok đã đưa ra một báo cáo về các cơ hội kinh doanh mới ở khu
vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC). Báo cáo này đã chỉ ra rằng “mua sắm online
kết hợp với giải trí” sẽ trở thành xu hướng tiêu dùng mới, đặc biệt là ngành quần áo
thời trang được đánh giá là một trong bốn ngành giàu tiềm năng nhất. Nội dung giải trí
đa phương tiện có khả năng chiêu thị hấp dẫn và tính tương tác cao hơn. Ngành thời
trang đang chiếm khoảng 18% thị phần kinh doanh giải trí với sự độc đáo, dễ thay đổi,
đa dạng do đó rất dễ dàng xây dựng thành những sản phẩm giải trí trực tuyến hấp dẫn.

Việc đưa yếu tố giải trí livestream vào bán hàng thật sự đã thu hút được mọi
người và giới trẻ, bằng chứng là hot TikToker Phạm Thoại đã lập kỷ lục tại Phiên Chợ
Cuối với 3 triệu lượt xem, 22 triệu lượt yêu thích và đạt gần 50.000 đơn hàng chỉ trong
12 tiếng phát trực tiếp trên nền tảng TikTok. Đây là con số cao nhất từ trước tới nay
trên TikTok Shop cho tới thời điểm hiện tại.

1.3.8 Thời trang bền vững

Gen Z được nhận xét là thế hệ có nhận thức và trách nhiệm hơn về vấn đề môi
trường và xã hội. Xu hướng thời trang bền vững là các sản phẩm có chất liệu, quy trình
sản xuất an toàn, thân thiện với thiên nhiên, hạn chế tác động xấu đến môi trường. Xu
hướng thời trang này tạo ra phong cách thời trang mang tính nhân văn và thân thiện
với môi trường. Việc sử dụng sản phẩm liên quan đến phong cách thời trang bền vững

4
giúp giảm tác động tiêu cực đến môi trường, đây là một điều giới trẻ ngày càng quan
tâm và chú trọng. 

Theo Báo Thanh niên, khảo sát cho thấy 82% người dùng ưu tiên lựa chọn
những thương hiệu có cùng giá trị xã hội với họ, đóng góp nhiều hơn cho xã hội thay
vì chỉ quan tâm đến lợi nhuận. Ở Việt Nam, xu hướng này rất nhanh chóng được người
tiêu dùng hưởng ứng, đón nhận đặc biệt là ở giới trẻ dù thông điệp về thời trang bền
vững chỉ mới xuất hiện từ giữa năm 2016.

1.3.9 Xu hướng phi giới tính

Theo báo cáo của Pew Research thì 35% bạn trẻ thuộc Gen Z có quen biết với
người sống theo phong cách phi nhị nguyên giới. Đây là con số cao nhất khi so sánh
với thế hệ Millennials (25%), Gen X (16%) và Boomers (12%). Thêm vào đó, hơn
59% Gen Z tin rằng những form khảo sát có đề cập đến giới tính cần có lựa chọn dành
cho những người phi giới.

Trong vài năm vừa qua, có thể dễ nhìn ra có rất nhiều doanh nghiệp cởi mở tiếp
nhận những sản phẩm không phân biệt giới tính vì: Gen  Z là nhóm khách hàng mục
tiêu của doanh nghiệp là thế hệ tiếp nhận nhiều hơn nữa những sản phẩm phi giới tính.
Không thể phủ nhận rằng thế hệ Z là thế hệ tiên phong cho cuộc vận động vì sự bình
đẳng giới và thúc đẩy một phong trào vận động mới không giới hạn cho bất cứ giới
tính nào. Tại Việt Nam, mọi người cũng đã có cách nhìn cởi mở hơn với vấn đề giới
khi xu hướng thời trang hay trang điểm cũng rộng ra với mọi giới tính, từ người mẫu
chuyển giới đến các beauty blogger phi giới tính như Đào Bá Lộc hay Chieu Dip... Xu
hướng này dự kiến vẫn sẽ tăng trưởng trong các năm tiếp theo khi các doanh nghiệp
sẵn sàng để đáp ứng yêu cầu của thế hệ mới.

1.3.10 Hành vi mua sắm gia tăng vào các dịp khuyến mãi

Ông Kawal Preet, chủ tịch FedEx Express khu vực châu Á - Thái Bình Dương,
Trung Đông và châu Phi (AMEA), cho biết Việt Nam, Philippines và Thái Lan là ba
quốc gia nơi người tiêu dùng cho thấy sự yêu thích lớn nhất đối với các lễ hội mua
sắm. Giới trẻ hiện nay rất thích mua sắm vào các dịp khuyến mãi của các trang thương
mại điện tử, hay các shop thời trang. Khi có dịp khuyến mãi vào các ngày trong năm
như 1/1, 2/2, 3/3 hay các ngày lễ lớn trong năm như 8/3, 30/4, Tết, … thì số lượng
người tiêu dùng mua sắm là rất cao. Đặc biết là những con số này tăng lên rất nhiều
lần vào những ngày cuối năm, các dịp sale cuối năm cùng với nhu cầu mua sắm Tết
làm cho số lượng hàng hóa bán ra tăng lên chóng mặt.

Vào ngày 12/12, các sàn thương mại điện tử ghi nhận lượng truy cập và nhu cầu
tăng lên  hàng chục lần so với ngày thường. Cuối ngày 12-12, đại diện sàn thương mại
5
điện tử Shopee cho biết, thống kê nhanh của nền tảng này cho thấy lượng truy cập
trong hai giờ đầu tiên của ngày 12-12 trên sàn tăng gấp 8 lần so với ngày thường. 

6
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng thời trang của Gen Z Việt
Nam

2.1.1 Yếu tố Văn hoá


2.1.1.1  Giá trị văn hóa

Những giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam đã được khẳng định bao gồm
các giá trị văn hóa truyền thống như lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc,
tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc;
lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao
động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống…. Các giá trị văn hóa truyền
thống trên đã ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi tiêu dùng của người Việt Nam nói chung
và giới trẻ Việt nói riêng.

Ví dụ: Đứng trước những thông tin nghi vấn H&M chấp nhận bản đồ có '
đường lưỡi bò ' phi pháp, ảnh hưởng đến chủ quyền,… giới trẻ Việt Nam đã kêu gọi
tẩy chay, lên án,… dù trước đó rất yêu thích hãng này. Từ đó ta có thể thấy giá trị văn
hóa truyền thống như lòng yêu nước đã ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ và hành vi tiêu
dùng của giới trẻ Việt.
2.1.1.2 Chuẩn mực văn hóa

Những chuẩn mực văn hóa là những quy tắc đơn giản dựa trên các giá trị văn
hóa dùng để chỉ dẫn hoặc ngăn cản những hành vi trong một số trường hợp.   Chuẩn
mực văn hóa không có tính ép buộc như chuẩn mực pháp lý. Nó được điều chỉnh theo
các chuẩn mực văn hóa như tuân theo đạo lý, lẽ phải, lời khuyên bổ ích,… được chi
phối bởi lương tâm, trách nhiệm và dư luận xã hội.

Ví dụ: Trong bối cảnh các nền văn hóa phương Đông và cả phương Tây tự do
du nhập vào nước ta, văn hóa thời trang trở nên đa sắc màu hơn bao giờ hết. Cũng
chính vì sự du nhập giữa các nền văn hóa vô tình làm cho thời trang dễ dàng phá bỏ
những nguyên tắc thuộc về chuẩn mực, về văn hóa truyền thống. 

Chính vì lẽ đó ngày nay, những mặt trái của ngành thời trang dần bộc lộ một
cách rõ nét hơn. Trong đó, vấn đề nổi bật lên vẫn là phong cách ăn mặc và việc đạo
nhái ý tưởng. Sẽ không có gì đáng nói nếu như sự phá cách nằm trong khuôn khổ
những quy tắc, chuẩn mực của xã hội. Thế nhưng, vượt ra khỏi tầm kiểm soát, có
không ít người rơi vào tình trạng bị thời trang dẫn dụ một cách mù quáng. Theo đuổi
xu hướng không phù hợp sẽ tạo nên những lệch chuẩn vô văn hóa, đi theo đó là những
vấn đề xã hội phát sinh để lại hậu quả vô cùng nặng nề.

7
2.1.2 Yếu tố Xã hội
2.1.2.1 Nhóm xã hội
 Gia đình: Theo Kotler & Armstrong, gia đình là một nhóm xã hội giữ một vai
trò quan trọng trong các quyết định tiêu dùng của một cá nhân, là nơi đầu tiên
truyền dạy cho con người nhận biết những niềm tin giá trị, những cảm quan, thị
hiếu tiêu dùng, thói quen mua sắm và nhận thức đầu tiên về thương hiệu. Thành
viên trong gia đình có thể ảnh hưởng đến thành viên khác trong gia đình của
mình hoặc thành viên trong các gia đình khác trong nhóm xã hội mà họ tham
gia. Đối với ngành thời trang, thói quen mua sắm của người tiêu dùng chịu tác
động từ thói quen mua sắm của gia đình, ưu tiên lựa chọn thương hiệu thân
thuộc khi cha mẹ, anh chị đã mua, sử dụng.
 Nhóm bạn bè: Nhóm thanh thiếu niên trong giai đoạn trưởng thành thường
muốn thoát khỏi ràng buộc gia đình và hình thành các mối quan hệ xã hội. Giai
đoạn này họ thường tham khảo ý kiến từ bạn bè trong việc mua sắm và lựa
chọn thương hiệu. Khi mua sản phẩm thời trang họ thường tham khảo nhóm
bạn bè có cùng xu hướng thời trang, phong cách giống mình để ra quyết định
lựa chọn và mua sắm.
 Những nhóm cùng làm việc: khi đi làm, họ cùng làm việc trong một môi
trường và làm việc với nhau thường xuyên nên sẽ tác động rất lớn đến việc lựa
chọn, trao đổi thông tin về sản phẩm với nhau. Ví dụ: phụ nữ thường sẽ có xu
hướng mua sắm các sản phẩm thời trang như quần áo, giày dép, túi xách ở
những thương hiệu giống nhau và tham khảo ý kiến nhau trong quá trình mua
hàng.

2.1.3 Yếu tố Cá nhân


2.1.3.1 Tuổi và giai đoạn sống

Giữa các độ tuổi khác nhau chắc chắn xu hướng mua hàng sẽ khác nhau.
 Người cao tuổi thường sẽ có xu hướng mua các sản phẩm thời trang có thiết kế
đơn điệu, dễ mặc, hợp với nhiều dáng người và giúp che đi khuyết điểm.
 Trung niên sẽ tập trung vào những sản phẩm thời trang sang trọng, tinh tế, tôn
lên giá trị bản thân.
 Người thuộc thanh thiếu niên là nhóm đối tượng chi tiêu nhiều nhất cho thời
trang. Điều này là dễ hiểu bởi người trẻ tuổi luôn dành mối quan tâm cho vẻ
ngoài và chịu đầu tư chăm sóc vẻ ngoài nhất. Bên cạnh đó, đây còn là nhóm
tuổi nhanh chóng nắm bắt xu hướng mới và có hành vi tiêu dùng chịu nhiều chi
phối từ các phương tiện truyền thông, người nổi tiếng.
2.1.3.2 Nghề nghiệp

8
Nghề nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến hành vi mua hàng. Một người có xu hướng
mua những sản phẩm phù hợp với nghề nghiệp của mình.
 Học sinh/sinh viên có xu hướng mua: sản phẩm thời trang trẻ trung, thể hiện cá
tính của bản thân.
 Nhân viên văn phòng: các sản phẩm thời trang công sở, tiện dụng…
 Ca sĩ/ diễn viên: Sản phẩm thời trang theo xu hướng, cá tính, sang trọng.

Tùy vào mỗi ngành nghề, họ sẽ có nhu cầu chi tiêu và xu hướng mua sản phẩm
thời trang khác nhau.
2.1.3.3 Điều kiện kinh tế

Thu nhập cao hơn sẽ mang lại sức chi tiêu cao hơn. Khi mức sống của người
dân tăng và thu nhập tăng, các khái niệm cuộc sống của mọi người luôn thay đổi. Việc
họ lựa chọn sản phẩm, dịch vụ chịu ảnh hưởng từ hoàn cảnh kinh tế của họ. Người tiêu
dùng sẽ sẵn lòng chi nhiều hơn để mua sản phẩm thời trang đắt tiền nếu họ có đủ thu
nhập và thích chi tiêu cho các sản phẩm xa xỉ.

Tác động sau dịch bệnh Covid-19:


 20 - 30% số công ty thuộc chuỗi giá trị - từ các thương hiệu cho đến các nhà
bán buôn, các cửa hàng siêu thị - phải đóng cửa hoặc bị mua lại.
 Trên toàn cầu, đại dịch bệnh COVID-19 cũng đã làm gia tăng thêm khoảng 70 -
100 triệu người sống trong cảnh cực nghèo khổ, với mức sống chưa đến 1,9
USD/người mỗi ngày. 
 Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) dự báo rằng
các doanh nghiệp sẽ cắt giảm khoảng 40% các khoản đầu tư mới ở nước ngoài
trong năm 2020. 
 Theo viện chiến lược và chính sách tài chính “Đánh giá tác động của dịch
Covid-19 đến kinh tế thế giới và Việt Nam”
 Chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, lưu thông hàng hóa không còn được như
trước, do vậy kinh tế và thương mại quốc tế không thể hoạt động bình thường
nên đừng nói đến việc có thể tăng trưởng.
 Làm giảm nhiệt huyết của các nhà đầu tư và các doanh nhân cũng ngần ngại
đẩy mạnh hoạt động sản xuất - kinh doanh
2.1.3.4 Lối sống

Lối sống về cơ bản là cách một người sống. Đó là cách một người thể hiện quan
niệm bản thân họ và được xác định bởi kinh nghiệm trong quá khứ, đặc điểm bẩm sinh
và tình hình hiện tại. 

Ví dụ: những người trẻ có lối sống xanh sẽ quan tâm đến những sản phẩm,
thương hiệu thời trang bền vững.
9
2.1.4 Yếu tố Tâm lý
2.1.4.1 Nhận thức

Trong Marketing, nhận thức của người tiêu dùng được hiểu là cách hiểu và
nhận định về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu hay một hành động liên quan đến mua
sắm, lựa chọn và nhận xét sản phẩm. Các quảng cáo, khuyến mãi, đánh giá và phản
hồi trên các trang mạng xã hội, website mua sắm của thương hiệu thời trang tác động
đến nhận thức của người tiêu dùng và ảnh hưởng lớn đến quyết định mua của họ.
2.1.4.2 Thái độ và niềm tin

Thái độ được hiểu là một cảm giác tích cực hoặc không tích cực mà một cá
nhân đối với một đối tượng, thái độ tạo ra khuynh hướng thể hiện và hành động dẫn
đến cảm giác thích hoặc không thích đối với đối tượng đó. Người tiêu dùng có thái độ,
niềm tin nhất định với sản phẩm thời trang của một thương hiệu sẽ ít nhiều ảnh hưởng
đến quyết định mua hàng của họ. 

Ví dụ: một thương hiệu thời trang cam kết phát triển bền vững, sử dụng những
chất liệu xanh trong thiết kế sẽ được lòng người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng thời
trang bền vững, từ đó những người tiêu dùng này sẽ có thái độ tích cực hơn với thương
hiệu này => khả năng họ mua sản phẩm của thương hiệu này sẽ lớn hơn.
2.1.4.3 Động cơ

Khi người mua có đủ động cơ, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua hàng.
Mỗi người sẽ có những nhu cầu khác nhau như tháp nhu cầu của Maslow đã thể hiện.
 Nhu cầu sinh học: sản phẩm thời trang đóng vai trò là quần áo, đáp ứng nhu cầu
ăn mặc của người tiêu dùng.
 Nhu cầu an toàn: chất liệu thời trang phải đảm bảo an toàn với da, sức khỏe.
 Quan hệ xã hội: sản phẩm thời trang có sự kết nối với cộng đồng.
 Được tôn trọng: thiết kế sang trọng, đắt tiền, hàng cao cấp, xa xỉ.
 Khẳng định bản thân: thể hiện được cá tính bản thân qua các sản phẩm thời
trang.
2.1.4.4 Học hỏi

Về mặt học hỏi của người tiêu dùng, ngụ ý rằng một người tiêu dùng tiếp xúc
với các kích thích marketing, có thể phản ứng với nó thông qua việc mua và tiêu dùng;
nếu kinh nghiệm của họ là sản phẩm hay dịch vụ này thỏa mãn nhu cầu, họ sẽ lặp lại
hành vi mua hàng có lợi cho thương hiệu. Trong trường hợp người tiêu dùng không
hài lòng, họ sẽ chuyển sang một thương hiệu khác. Do đó, chúng ta có thể nói rằng,
học hỏi liên quan đến sự thay đổi trong hành vi.

10
2.2 Cơ hội

2.2.1 Nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thời trang ngày càng cao

Song song với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thời trang
đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người, đặc biệt là
những người sinh sống ở khu vực kinh tế phát triển. (ThS. Nguyễn Thị Kim Oanh-
Khoa Marketing-Trường ĐH Thương mại).

Theo một cuộc khảo sát được thực hiện  năm 2018 về độ lớn của thị trường thời
trang Việt Nam chỉ rõ: mức tiêu thụ các mặt hàng thời trang gồm quần áo và giày dép
tại thị trường Việt Nam là 3.8 tỉ USD, chiếm tỉ trọng khá lớn trong thị trường sản
phẩm tiêu dùng. Hơn hết, mức tiêu thụ này được dự báo sẽ còn phát triển hơn nữa
trong những năm tới.

Thêm vào đó, một minh chứng cho thấy nhu cầu thị trường thời trang Việt Nam
ở phân khúc người tiêu dùng trẻ (Gen Z) đang ngày càng có xu hướng tăng đó là vào
tháng 10/2020, thương hiệu thời trang Việt Nam TeeLab cùng với thiết kế dành cho
người trẻ đã đạt tăng trưởng 200-300%. Điều này không chỉ mở rộng lượng khách
hàng trung thành mà con lan rộng độ phủ hình ảnh thương hiệu.

Như vậy, điều này đã tạo cho ngành hàng thời trang ở thị trường Việt Nam nói
chung và ngành hàng thời trang phục vụ cho phân khúc thế hệ Z nói riêng một khả
năng tiêu thụ rất lớn và đang ngày càng phát triển trong tương lai. 

2.2.2 Phân phối sản phẩm đa kênh

Việc đưa sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đến với nhiều người tiêu
dùng thông qua các địa điểm khác nhau là một trong những chiến lược tốt nhất để thu
hút người mua hơn và tăng doanh thu của doanh nghiệp.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp số 4.0, người tiêu dùng
Thế hệ Z có nhiều cách hơn để đáp ứng nhu cầu mua sắm của mình. Cụ thể, họ không
chỉ mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng mà còn có thể truy cập vào các trang web trực
tuyến, hoặc ứng dụng thông minh của một thương hiệu thời trang nào đó để phục vụ
nhu cầu mua sắm của mình. 

Theo một cuộc nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng nằm trong nhóm tuổi từ 15
- 19 (chiếm 52%) và nhóm tuổi từ 20 - 24 (chiếm 70%) trong việc sử dụng các sàn
thương mại điện tử, thực hiện mua sắm trực tuyến.

Chính vì thế, việc mở rộng kênh phân phối không chỉ để tăng khả năng tương
tác với khách hàng tiềm năng trên các nền tảng khác nhau mà còn là một cách hiệu quả
11
để tăng doanh số cho doanh nghiệp. Sau đây là một số lợi thế của các kênh phân phối
rộng hơn:
 Lợi nhuận lớn hơn: Bán cho nhiều khách hàng hơn có thể tăng doanh thu, cắt
giảm chi phí trên mỗi đơn vị và thúc đẩy lợi nhuận.
 Ít rủi ro hơn: Nếu bạn đang bán qua một kênh, bạn đang đặt tất cả trứng của
mình vào một giỏ. Bán hàng qua nhiều kênh giúp phân tán rủi ro và cho phép
bạn linh hoạt khi thử nghiệm với các kênh mới.
 Xây dựng hình ảnh thương hiệu: Việc cung cấp sản phẩm ở nhiều địa điểm hơn
sẽ nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các sản phẩm và mở rộng thương
hiệu của bạn.

2.2.3 Sở hữu tệp khách hàng trung thành vững chắc

Trong nghiên cứu “Những chiến lược quảng bá hiệu quả của thương hiệu thời
trang Việt trong bối cảnh thương hiệu ngoại chiếm ưu thế trên thị trường” do chị Lâm
Hồng Lan, giảng viên Fashion marketing Đại học RMIT Việt Nam thực hiện từ
07/2018 - 11/2018 cho rằng: Một trong những chìa khóa để có được tệp khách hàng
trung thành bền vững đó là dịch vụ chăm sóc khách hàng ấn tượng của doanh nghiệp. 

Một thực tế nữa cho thấy với việc sử dụng dịch vụ chăm sóc khách hàng ấn
tượng, các nhà thiết kế có khả năng “quản lý” khách hàng mình kỹ hơn khi đặt trên
bàn cân với những thương hiệu đa quốc gia khác. Mặc dù doanh nghiệp vẫn chưa đầu
tư xây dựng hệ thống quản lý khách hàng CRM bài bản. Ngoài ra, việc tư vấn trang
phục đi đôi với việc hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc, bảo quản trang phục cũng giúp
doanh nghiệp làm tăng hình ảnh thương hiệu , gia tăng lòng trung thành của khách
hàng.

Thêm vào đó, việc tương tác với khách hàng thường xuyên tại cửa hàng hoặc
qua mạng xã hội, chủ yếu trên Facebook hoặc Instagram, sẽ giúp doanh nghiệp hiểu
được khách hàng mình nhiều hơn, từ đó đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của họ. Dựa
vào báo cáo thống kê số liệu tháng 6/2021 của Công cụ đo lường các chỉ số Mạng xã
hội cho thấy Facebook đang là trang mạng xã hội dẫn đầu về số lượng người dùng tại
Việt Nam, với gần 76 triệu người. Trong đó, độ tuổi phổ biến nhất vẫn là từ 25 - 34
(khoảng 32% tổng số users) Đối với Instagram, số liệu là 10.717.000 người dùng 
trong đó đối tượng chủ yếu là giới trẻ, độ tuổi từ 18 - 24 (chiếm hơn 30% tổng số).

12
Thố ng kê ngườ i dù ng mạ ng xã hộ i ở Việt Nam nă m 2021
80000000

70000000

60000000

50000000

40000000

30000000

20000000

10000000

0
FACEBOOK INSTAGRAM MESSENGER LINKEDIN

Thống kê ngườ i dù ng mạ ng xã hội ở Việ t Nam nă m 2021


Hình 1: Thống Kê Người Dùng Mạng Xã Hội Ở Việt Nam - Social media users in Vietnam
Nguồn: NapoleonCat.com

2.2.4 Tiến xa hơn đến thị trường quốc tế nếu xây dựng được thương hiệu
“song ngữ”

Các nhãn hàng xây dựng được thương hiệu bằng “song ngữ” không chỉ có thể
tiếp cận khách hàng trong nước và mà còn có thể tiến xa hơn đến với thị trường quốc
tế với điều kiện họ biết cách tận dụng các nền tảng truyền thông hiện nay. Chẳng hạn
như Instagram, mạng xã hội phổ biến nhất ở thế hệ Z trên toàn thế giới ngày nay, để
giới thiệu sản phẩm và kết nối với những khách hàng tiềm năng toàn cầu. 

Minh chứng cho thấy nhờ sự xuất hiện của một vài sản phẩm trong MV “Pink
Venom” (2022) của Blackpink, nhóm nhạc nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới
trẻ và đặc biệt là thế hệ Z, sản phẩm của một thương hiệu Việt có tiếng trong giới thời
trang là Fancì club nhanh chóng được ghé thăm bởi dàn sao quốc tế. Hơn thế nữa, tính
đến thời điểm hiện tại Fancì club đang là một thương hiệu uy tín và được nhiều tạp chí
quốc tế về mảng thời trang “gọi tên” như British Vogue, ELLE Australia, Who What
Wear, Grazia Magazine…  (Theo The New York Times)

2.2.5 Quan điểm về giá gắn với chất lượng sản phẩm

Doanh nghiệp giảm được áp lực về giới hạn giá thành cho sản phẩm vì người
tiêu dùng Gen Z giờ đây chỉ xem giá bán của một sản phẩm là một yếu tố để quyết
định hành vi tiêu dùng chứ không phải là yếu tố duy nhất.

13
Một cuộc khảo sát do hãng nghiên cứu thị trường Nielsen chỉ rằng, tỷ lệ người
tiêu dùng Việt Nam để dành tiền tiết kiệm giảm đến 13% so với đầu năm 2017.Trong
đó, phần lớn đối tượng khảo sát là người tiêu dùng trẻ ở nhóm tuổi từ 21 - 34  chiếm
hơn 34%.

Như vậy, việc tận dụng sự thay đổi quan điểm về giá trong các mặt hàng thời
trang của thế hệ Z, giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực này có khả năng mở rộng
cũng như đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình.

2.3 Thách thức 

2.3.1 Khủng hoảng kinh tế sau dịch Covid-19

Tình hình kinh tế – xã hội trong giai đoạn sau đại dịch Covid 19 của nước ta có
tốc độ tăng chậm. Kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường; lạm phát cao, tăng
trưởng thấp; cạnh tranh chính trị, xung đột vũ trang; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí
hậu, … gia tăng rủi ro đến nền kinh tế. Doanh nghiệp thu hẹp hoạt động kinh doanh vì
đứng trước những khó khăn về thiếu hụt nguồn vốn khi Ngân hàng Nhà nước liên tục
tăng lãi suất để ổn định tình trạng lạm phát.

Như vậy, hành vi người tiêu dùng cũng chịu sự tác động dẫn đến sự thay đổi rõ
rệt sau dịch bệnh (Đại dịch Covid-19 làm suy giảm tiêu dùng của người dân và xã hội.
động lực tăng trưởng đang bị ảnh hưởng nặng nề và tiêu cực nhất). Chính vì lẽ đó, đòi
hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu sâu rộng để có thể xây dựng kế hoạch kinh doanh
một cách hiệu quả nhất. Những sản phẩm chất lượng và an toàn đang là ưu tiên hàng
đầu của người tiêu dùng. 

Vì vậy để có thể phát triển bền vững, cấp thiết phải tạo ra những giá trị cho
cộng đồng bằng việc nâng cấp những sản phẩm hiện hữu, nghiên cứu những sản phẩm
mới, cải thiện mẫu mã và an toàn sức khỏe cộng đồng. Để có thể cạnh tranh với các
đối thủ trong giai đoạn kinh tế toàn cầu suy thoái như hiện nay.

2.3.2 Gen Z thúc đẩy nhu cầu ngày càng tăng trong việc sở hữu những món
đồ đã qua sử dụng. 

Có đến 80% số lượng đồ đã qua sử dụng được mua bởi những công dân kỹ
thuật số và khoảng 20% người được khảo sát cho biết, họ mua đồ cũ để tránh lãng phí
quần áo. Đúng với xu hướng tiêu dùng bền vững, Gen Z có xu hướng quan tâm đến
việc sử dụng lại các sản phẩm thời trang đã qua sử dụng, thay vì mua hàng mới. Điều
này đặc biệt đúng với những sản phẩm mang tính biểu tượng, như các sản phẩm của
các thương hiệu lớn hoặc các mẫu thiết kế thời trang kinh điển.

14
Theo thông tin từ đội nghiên cứu của MaryLeigh Bliss: Gen Z xuất hiện và
được sinh ra trong bóng tối của cuộc suy thoái và sắp trải qua một cuộc suy thoái khác
hậu đại dịch - và giá cả là tất cả đối với họ. Để có thể tối ưu về chi phí cho thời trang
may mặc, họ đứng trước hai gợi ý: thời trang nhanh hoặc mua đồ cũ. Lựa chọn thứ hai
ít ảnh hưởng hơn đến môi trường, vì thế ngày càng nhiều người trẻ tuổi quan tâm đến
thời trang bán lại"

Việc sử dụng lại các sản phẩm thời trang đã qua sử dụng giúp giảm thiểu lượng
rác thải và tiêu thụ tài nguyên, đồng thời giúp người tiêu dùng tiết kiệm chi phí. Ngoài
ra, các sản phẩm thời trang đã qua sử dụng còn có giá trị tình cảm, mang lại cảm giác
độc đáo và phong cách riêng cho người sử dụng.

Do đó, việc kinh doanh thời trang đã qua sử dụng có thể gặp phải một số thách
thức, bao gồm cạnh tranh từ các cửa hàng bán hàng trực tuyến và sự khó khăn trong
việc kiểm soát chất lượng sản phẩm đã qua sử dụng.

2.3.3 Sự chuyển đối xanh hóa tạo ra chi phí quá cao

Tăng cường truyền thông về sản phẩm thân thiện với môi trường, tìm kiếm
nguồn nguyên liệu bền vững

Gen Z đã và đang trở thành thế hệ tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn đối với nền
thời trang, bao gồm cả những mặt hàng xa xỉ, cao cấp. Gen Z xuất hiện trong nền tảng
và sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật, tư duy hiện đại, chủ động trước mọi biến động. 

Họ dành sự quan tâm đặc biệt đến môi trường và đòi hỏi các thương hiệu thời
trang phải có trách nhiệm cũng như nghĩa vụ trong việc tác động tích cực đến môi
trường và xã hội. Do đó, doanh nghiệp kinh doanh về thời trang phải đảm bảo quy
trình sản xuất bền vững, giảm thiểu những rủi ro, tổn hại của sản phẩm có thể gây ra
cho môi trường, đồng thời đảm bảo điều kiện làm việc tốt cho người lao động.

Tuy nhiên, chi phí chuyển đổi giữa những chất liệu, dây chuyền sản xuất thông
thường sang chất liệu, dây chuyền thân thiện với môi trường không phải là điều dễ
dàng. Tạo nên rất nhiều áp lực về nguồn vốn, tiêu hao nhiều chất xám, đòi hỏi sự
chuyên môn cao độ của những nhà kinh doanh.

MaryLeigh Bliss, Trưởng bộ phận nội dung của Công ty thông tin Ypulse, cho
biết Trong mỗi cuộc khảo được đơn vị triển khai, xác định được thế hệ Gen Z dành sự
quan tâm nhất định đến môi trường hơn bất kỳ điều gì khác. 

15
2.3.4 Sản phẩm thời trang của Gen Z đề cao tính cá nhân hóa

Thời trang đánh bật phong cách của người tiêu dùng, thể hiện tính cá nhân hóa
(Personalized fashion) là những sản phẩm thời trang được thiết kế, linh hoạt thay đổi
để phù hợp với nhiều nhu cầu, gu thẩm mỹ và phong cách cụ thể cho từng đối tượng.
Nó cho phép người mặc thể hiện cá tính riêng và phong cách của mình thông qua quần
áo và phụ kiện được thiết kế dành riêng cho họ. 

Nó cung cấp cho khách hàng Gen Z trải nghiệm mua sắm độc đáo và tạo sự kết
nối giữa khách hàng và nhà sản xuất, thương hiệu thời trang. Đây cũng chính là bước
ngoặt mới của ngành công nghiệp thời trang cho Gen Z, khi kết hợp công nghệ để cho
ra những thiết kế đúng với yêu cầu của khách hàng.

Từ sự ưa chuộng và đề cao tính cá nhân hóa trong tiêu dùng thời trang của Gen
Z vì những ưu điểm trên. Nên hiện nay, các nhà kinh doanh thời trang luôn phải cố
gắng thể hiện được yếu tố đó trong sản phẩm, thương hiệu kinh doanh, để thu hút và
lôi kéo sự ủng hộ của Gen Z, dẫu biết mỗi khách hàng có một biến thể nhu cầu phức
tạp khác nhau.

2.3.5 Giá cả trở thành yếu tố cạnh tranh khốc liệt

Gen Z có thu nhập thấp hơn các thế hệ trước đó, do đó, doanh nghiệp phải tìm
cách cung cấp sản phẩm với giá cả phù hợp và tối ưu chi phí sản xuất. Sự khắt khe về
giá cả: Gen Z là những người tiêu dùng khó tính và thường tìm kiếm giá cả cạnh tranh.
Vì vậy, các doanh nghiệp thời trang phải cân nhắc đến việc giữ giá cả cạnh tranh trong
khi vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Tình trạng tài chính hạn hẹp: Gen Z thường chưa có thu nhập ổn định và có xu
hướng dựa dẫm vào khoản chi tiêu được tài trợ từ gia đình, do đó các doanh nghiệp
cần đưa ra giải pháp để giảm giá cả và tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.

2.5.6 Mua sắm trực tuyến thâu tóm doanh thu của ngành thời trang

Gen Z thích mua sắm trực tuyến và có xu hướng tìm kiếm thông tin về sản
phẩm trên mạng. Do đó, các doanh nghiệp cần tạo ra chiến lược tiếp cận khách hàng
thông minh và đa kênh để thu hút trên nhiều nền tảng khác nhau. Gen Z là thế hệ đã
lớn lên với công nghệ, do đó, các doanh nghiệp kinh doanh thời trang phải sử dụng
công cụ của công nghệ mới, tạo ra trải nghiệm mua sắm tốt hơn cho khách hàng. Đòi
hỏi, đội ngũ đơn vị kinh doanh phải không ngừng trau dồi kiến thức về nền tảng số
4.0, để bắt kịp nhịp độ sống và sự phát triển nhanh chóng.

16
2.3.7 Dòng chảy thời trang của Gen Z chuyển động cực nhanh (Bán sản
phẩm cũ, ra sản phẩm mới)

Thế hệ Gen Z có xu hướng thích sự nhanh chóng và linh hoạt, do đó, doanh
nghiệp phải có khả năng phản ứng nhanh chóng đối với các thay đổi và xu hướng mới
trên thị trường thời trang.

2.3.8 Thách thức về phát triển thương hiệu

Gen Z yêu cầu các thương hiệu thời trang phải có giá trị đích thực và đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng. Do đó, các doanh nghiệp phải đầu tư xây dựng và phát
triển thương hiệu nhằm tạo sự tin tưởng và tạo niềm tin trong lòng khách hàng. Sau
đây là những khó khăn mà các đơn vị phải đối diện trong quá trình khẳng định tên
tuổi:
2.3.8.1 Gen Z có cách giao tiếp và tiếp cận riêng 

Do Gen Z là thế hệ thích sự tương tác và giao tiếp nên doanh nghiệp muốn đề ra
chiến lược thật sự thu hút với đối tượng khách hàng này, đòi hỏi đội ngũ phải nghiên
cứu, tìm hiểu, phân tích và đánh giá sâu sắc hệ sinh thái riêng biệt. Từ đó, tạo ra được
sự đồng điệu, đồng cảm, xem như là một bước tâm lý khách hàng, trong quá trình
truyền tải hình ảnh sản phẩm nói riêng và doanh nghiệp nói chung.
2.3.8.2 Tình trạng sao chép sản phẩm, cạnh tranh với những thương hiệu
thời trang quốc tế (sự hội nhập)

Hiện nay, tình trạng sao chép ý tưởng của doanh nghiệp đến từ vị trí của đối thủ
cạnh tranh là một trong những áp lực mà các thương hiệu kinh doanh mặt hàng thời
trang, không thể tránh khỏi. Đồng thời, vừa phải đối diện với những tên tuổi có tiếng
trong khu vực nội địa, lẫn sự thâm nhập của các mặt hàng quốc tế, do chính sách mở
cửa hội nhập kinh tế. 

17
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MARKETING CHO NHÃN
HÀNG MOIDIEN
3.1 Giới thiệu MOIDIEN

3.1.1 Thông tin chung về MOIDIEN

Hình 2: Logo của MOIDIEN

MOIDIEN

Ngày ra mắt bộ sưu tập đầu tiên: 11/2016

Nhà sáng lập/ nhà thiết kế: Tom Trandt

Website:   www.moidien.com

Kênh Social Media: Instagram: moidienstudio

Facebook: Môi Điên

Địa chỉ: 28 Tôn Thất Thiệp, Bến Nghé, Quận 1, Thành


phố Hồ Chí Minh.

Hotline: (+84) 90 395 12 12

3.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh


 Moi Dien được biết đến là thương hiệu thời trang bền vững, thân thiện với môi
trường cùng tiêu chí không sản xuất đại trà.
 Moi Dien tham vọng xây dựng được thương hiệu thời trang được biết đến rộng
rãi và ươm mầm cho các tài năng thiết kế trẻ tại Việt Nam.

19
 Nhà sáng lập Moi Dien với tầm nhìn vững chắc về thị trường thời trang, đã xây
dựng thương hiệu bằng sự kiên định trong lý tưởng riêng và tính nhất quán
trong định hướng thời trang của mình. 
 Tom Trandt tự tin với chỗ đứng trên thị trường hiện tại và tin rằng thương hiệu
của mình phù hợp với xu hướng thời trang trong tương lai và chỗ đứng trên thị
trường.

3.1.3 Đội ngũ nhân viên

Toàn bộ đội ngũ nhân viên tại MoiDien đều thuộc thế hệ Gen Z. Họ là những
người trẻ vừa ra trường hoặc những người đã có kinh nghiệm ở các lĩnh vực khác
muốn làm việc trong ngành thời trang.

3.2 S-T-P

3.2.1 Phân khúc thị trường


3.2.1.1 Theo khu vực địa lý
Thành Dân số đông đúc, mật độ dân cư cao, đa dạng, mức sống cao và thu nhập
thị ổn định, cập nhật xu hướng thời trang nhanh chóng

Nông Tỷ lệ tăng dân số bình quân thấp, mật độ dân cư thưa thớt, mức sống thấp
thôn và thu nhập không ổn định, ít có sự quan tâm về xu hướng thời trang.

3.2.1.2 Theo nhân khẩu học


Tiêu thức Đặc điểm
Tuổi 18 - 28 Bao gồm: Sinh viên, mới có việc làm hoặc còn là thực tập sinh.
Thu nhập có thể đến từ tiền chu cấp của ba mẹ, tiền lương hàng
tháng, tiền làm thêm,... Nhóm người này thường có sự quan tâm
mạnh đến thời trang và xu hướng thời trang. Đa phần là họ đều có
dành thời gian cho việc chăm sóc, chăm chút cho bản thân, thích
tương tác với những biến động của xã hội.
28-40 Công việc đã đi vào vào quỹ đạo ổn định, thu nhập tăng và dần tiết
kiệm cho bản thân, gia đình ở hiện tại và trong tương lai.
40 trở Độ tuổi đã có tài sản riêng và đạt được thành tựu nhất định, có thể
lên đang giữ vị trí cao trong công việc, sở hữu mức lương hàng chục
triệu.
Giới Nam Quan tâm, đề cao chất lượng, tính năng và thương hiệu hơn mẫu
tính mã. Đối tượng này ít có sự nhạy cảm về giá, thường ưa chuộng
những mẫu đơn giản, dễ phối hợp.
Nữ Quan tâm về mẫu mã, kiểu dáng, thương hiệu,… Đối tượng này có
20
sự nhảy cảm về giá.
Thu Cao Chiếm tỷ lệ thấp nhưng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường.
nhập Nhóm khách hàng này tập trung vào chất lượng chứ không phải số
lượng hay giá thành sản phẩm. Ưu tiên những thương hiệu thể hiện
được giá trị của bản thân.
Trung Chiếm tỷ lệ tương đối lớn, có sự nhạy cảm về giá. Nhóm khách
bình hàng này nhắm đến phân khúc sản phẩm mà theo họ là có chất
lượng vừa phải, thường không trung thành. Đề cao sự tiện lợi, đa
dụng, ví dụ như một chiếc áo phối được với nhiều đồ.
Thấp Chiếm tỷ lệ cao nhất, có khả năng trở thành khách hàng của nhiều
thương hiệu thời trang may mặc, may sẵn,... Nhóm này thường chú
trọng số lượng hơn chất lượng và ưu tiên sản phẩm có giá tối ưu,
không quan tâm nhiều về mẫu mã, chất liệu như những phân khúc
thu thập khác.

3.2.1.3 Lòng trung thành


Tiêu thức Đặc điểm
Lòng Không Thích sự đa dạng, khám phá cái mới, thích trải nghiệm
trung trung nhiều, sẵn sàng chấp nhận rủi ro về việc chênh lệch so với
thành thành sản phẩm đã dùng.
Dễ thay Không nhất quán trong tiêu dùng một dòng sản phẩm. Khi
đổi sở thích thay đổi vì bất kỳ lý nào cũng dẫn đến việc không
còn quan tâm đến thương hiệu chỉ ưu tiên sự thuận tiện.
Trung Yêu thích sự an toàn, e ngại và nghi ngờ về những cái tên
thành cao mới, luôn nhất quán trong lựa chọn tiêu dùng nhãn hiệu.
Đề cao giá trị và sự uy tín lâu bền.
Lợi ích Chất Chất lượng đi đôi với giá tiền là trên hết, quan tâm đến tính
tìm kiếm lượng thẩm mỹ,  sự thỏa mãn, tính năng mà sản phẩm đem lại.
Giá bán Giá phải có sự ưu đãi và tương xứng với sản phẩm, nếu có
khuyến mãi là một lợi thế.
Mức độ Ít và vừa -Mua khi cần thiết, quyết định có sự nghiên cứu, tìm hiểu
sử dụng phải rõ ràng.
-Tuy nhiên, đôi khi lại bắt gặp những tình huống trái
ngược, mua trong sự tình cờ hoặc một sự kiện đặc biệt,
không có sẵn trong kế hoạch. 
Thường Mua thường xuyên vì mục đích thiết yếu cho cuộc sống
xuyên sinh hoạt.

21
3.2.2 Chân dung khách hàng mục tiêu:

Nhân Giới tính Đối tượng khách hàng mục tiêu của Môi Điên gồm Nam và
khẩu Nữ. 
học
Vị trí địa Đối tượng khách hàng mục tiêu của Môi Điện là Thành thị
lí (Hà Nội, Hồ Chí Minh có cửa hàng). Mua sắm kênh trực
tuyến (toàn quốc)

Tuổi Tập trung chủ yếu ở giới trẻ  18 - 28 tuổi

Thu Đối tượng khách hàng mục tiêu của Môi Điện được xác định
nhập dựa trên giá bán sản phẩm ở Website (dao động từ 400.000
đồng - 2.000.000 đồng), đa phần là những người có thu nhập
ổn định, thuộc nhóm trung bình, cao. 

Vòng đời Tập trung ở nhóm Trẻ chưa có gia đình.


gia đình

Thái độ, Yêu thời trang, yêu môi trường, yêu cái đẹp, yêu cuộc sống,
nhận có cá tính và đam mê. Thể hiện bản thân qua cách ăn mặc,
thức trưởng thành, độc lập và có sở thích, phong cách sống riêng.

Hành vi Nơi mua Các kênh tiêu thụ tại chỗ chủ yếu cơ sở ở Hồ Chí Minh & Hà
mua sắm Nội và các kênh tiêu dùng thương mại điện tử.
sắm
 
Dịp mua Bình thường mua để tự thưởng cho bản thân, bổ sung lượng
sắm quần áo cho tủ đồ, làm đẹp, biếu tặng,... Những sự kiện đặc
biệt như lễ, tết, giảm giá,...

Mục đích -Tự tin và thoải mái khi mặc quần áo đẹp và phù hợp với
mua sắm phong cách cá nhân 
-Thể hiện cá tính, gu thẩm mỹ và phong cách riêng của mình.
-Giúp người mặc cập nhật được những xu hướng thời trang
nhanh chóng, trở nên nổi bật
-Người mặc điều chỉnh, làm mới, nâng cấp phong cách cá
nhân của mình.
-Tạo cảm giác hài lòng, tự thưởng.

Hành vi Tần suất Đối tượng khách hàng mục tiêu của Môi Điên thường mua
sử dụng mua sản phẩm khi có mẫu mới, vì sự trung thành với uy tín thương
hàng hiệu.

22
  Lượng Sử dụng sản phẩm của Môi Điên trong các tình huống khác
sử dụng nhau, mọi sự kiện, theo cách riêng của khách hàng, tự do phối
đồ, sáng tạo và biến tấu.

3.2.3 Định vị
 Về giá bán: Sản phẩm của MOIDIEN dao động từ 400.000 đồng - 2.000.000
đồng, hướng đến những đối tượng thuộc nhóm có thu nhập trung bình và cao.
 Về chất lượng: MOIDIEN được đánh giá cao về chất lượng sản phẩm, kiểu
dáng độc đáo sử dụng những chất liệu thân thiện với môi trường, đề cao sự sáng
tạo trong các thiết kế, nói không với sao chép ý tưởng.
 Về lợi ích khi sử dụng: Thể hiện được phong cách cá tính, hiện đại, nghệ thuật
của người tiêu dùng. Nâng cao gu thẩm mỹ, giúp người tiêu dùng cảm thấy tự
tin hơn, thoải mái, trẻ trung,...

3.3 Ma trận SWOT

  Cơ hội Thách thức


O1: Nhu cầu tiêu thụ các mặt T1: Khủng hoảng kinh tế
hàng thời trang ngày càng sau dịch Covid-19
cao T2: Gen Z thúc đẩy nhu
O2: Phân phối sản phẩm đa cầu ngày càng tăng trong
kênh việc sở hữu những món
O3: Sở hữu tệp khách hàng đồ đã qua sử dụng. 
trung thành vững chắc (bền T3: Sự chuyển đối xanh
vững) hóa tạo ra chi phí quá
O4: Tiến xa hơn đến thị cao
trường quốc tế nếu xây dựng Sản phẩm thời trang của
được thương hiệu “song T4: Gen Z đề cao tính cá
ngữ” nhân hóa
O5: Quan điểm về giá gắn T5: Giá cả trở thành yếu
với chất lượng sản phẩm tố cạnh tranh khốc liệt
T6: Mua sắm trực tuyến
thâu tóm doanh thu của
ngành thời trang.
T7: Thách thức về phát
triển thương hiệu.

Điểm mạnh S1O1,S2O2:  S2S3T2: 


S1: Thiết kế độc đáo và -Thiết kế những sản phẩm có -Tận dụng điểm mạnh về
sáng tạo: MOIDIEN có tính độc đáo, thu hút, chẳng chất lượng sản phẩm để
một đội ngũ thiết kế tài hạn như lồng ghép yếu tố phát triển các sản phẩm

23
năng, luôn tạo ra những dân tộc vào bản vẽ. Tìm sử dụng lại hoặc tái chế,
sản phẩm mới lạ, độc đáo kiếm những thị trường mới, đáp ứng nhu cầu của
và đẹp mắt. Điều này mở rộng mạng lưới khách khách hàng Gen Z
giúp thương hiệu này thu hàng. -Tạo ra các sản phẩm
hút được sự quan tâm và S1S2S3O3O4:  mới từ các sản phẩm đã
tín nhiệm của khách hàng. -Xây dựng thương hiệu Quốc qua sử dụng, cũng như
tế, thay vì dừng lại ở thương thúc đẩy khách hàng
S2: Chất lượng sản phẩm: hiệu nội địa Việt Nam, đầu Gen Z đổi mới và tư duy
MOIDIEN chú trọng đến tư mạnh vào việc xây dựng sáng tạo.
việc sử dụng những chất thương hiệu song ngữ để tận -Tăng cường hoạt động
liệu tốt nhất để tạo ra dụng cơ hội mở rộng thị tiếp thị và quảng bá
những sản phẩm chất trường quốc tế. thương hiệu đến khách
lượng cao. Điều này đảm -Tăng cường các khóa học hàng tiềm năng trong thị
bảo rằng các sản phẩm tiếng Anh cho nhân viên và trường đang tăng trưởng
của MOIDIEN có độ bền phát triển các kênh truyền đáng kể của sản phẩm sử
cao và đáp ứng được nhu thông như website, mạng xã dụng lại.
cầu của khách hàng. hội, quảng cáo để tăng khả -Xây dựng mối quan hệ
năng giao tiếp và quảng bá bền vững với khách hàng
S3: Thương hiệu có tiếng: thương hiệu. Gen Z, đặc biệt là những
MOIDIEN đã trở thành khách hàng quan tâm
một thương hiệu có tiếng đến môi trường và sự
tại Việt Nam và nhiều phát triển bền vững,
quốc gia khác. Điều này thông qua các hoạt động
cho thấy sự uy tín và chất giáo dục và tuyên truyền
lượng của thương hiệu về các sản phẩm sử dụng
này. lại của doanh nghiệp.
S1S2S4T6:
-Sử dụng công nghệ để
S4: Chiến lược tiếp thị cải thiện trải nghiệm
tốt: MOIDIEN có một mua sắm của khách
chiến lược tiếp thị tốt, bao hàng, hỗ trợ họ chọn lựa
gồm quảng cáo trên mạng sản phẩm và giải đáp các
xã hội, mạng lưới bán lẻ thắc mắc của khách
và bán hàng trực tuyến. hàng. 
Điều này giúp thương
-Đồng thời, sử dụng trí
hiệu này tiếp cận được
tuệ nhân tạo để phân tích
với nhiều khách hàng và
và đánh giá sự phát triển
tăng cường doanh số bán
của thị trường, cung cầu
hàng.
của sản phẩm, từ đó đưa
ra các quyết định kinh
doanh phù hợp.
 
-Tạo ra những hệ sinh
thái thông minh, cho
phép người dùng phối đồ

24
online.

Điểm yếu W1O5: Tập trung vào các W1W3T1: Áp dụng các
W1: Giá cả: MOIDIEN là mặt hàng cao cấp, nâng tầm chiến lược marketing đặc
một thương hiệu trung và và thể hiện giá trị thương biệt trong thời gian khó
cao cấp, vì vậy giá cả của hiệu. khăn: Trong bối cảnh
các sản phẩm của họ -Định giá sản phẩm dựa trên kinh tế khó khăn do dịch
thường rất cao. Điều này giá trị sản phẩm: Giá cả được Covid-19, MOIDIEN có
có thể làm cho khách xác định dựa vào giá trị sản thể áp dụng các chiến
hàng khó khăn trong việc phẩm mang lại cho người lược marketing đặc biệt
tiếp cận với sản phẩm của dùng từ mặt vật chất, lẫn tinh như tạo ra các sản phẩm
thương hiệu này. thần. Tuyệt đối không thay đặc biệt, cấp thiết với
đổi thay đổi chiến lược giá, tình hình như (khẩu
chỉ điều chỉnh, củng cố trang bằng chất liệu tái
W2: Không đa dạng về
hướng định vị thương hiệu. chế, kính bảo hộ chất
phong cách: MOIDIEN
W2W4W6O2O3:  liệu thân thiện với môi
tập trung vào các sản
-Tập trung vào khách hàng trường, khăn kháng
phẩm thời trang trung
mục tiêu thay vì cố gắng bán khuẩn,...), thay vì giảm
và cao cấp, có thể làm
sản phẩm của mình cho tất giá mạnh sẽ làm mất đi
cho khách hàng không
cả mọi người. Giúp tập trung hình ảnh đã và đang xây
có nhiều lựa chọn về
vào nhóm khách hàng có nhu dựng, thay vào đó là tặng
phong cách và thị hiếu
cầu mua hàng của đơn vị và những phần quà độc
cá nhân.
tạo ra chiến lược phân phối quyền.
đúng đắn để tiếp cận đối
W3: Tập trung vào thị
tượng.
trường trung và cao cấp:
MOIDIEN tập trung vào -Tăng cường chiến lược
thị trường cao cấp, điều quảng cáo và marketing:
này có thể làm cho Bằng cách tăng cường chiến
thương hiệu này bỏ qua lược quảng cáo và
các cơ hội kinh doanh từ marketing, tiếp cận với nhiều
thị trường khác. khách hàng mới.
-Tận dụng công nghệ: sử
dụng các công nghệ mới để
W4: Không phổ biến rộng cải thiện quy trình phân phối
rãi: MOIDIEN là một và tăng cường khả năng tiếp
thương hiệu khá mới, cận với khách hàng. Ví dụ
chưa phổ biến rộng rãi như sử dụng chatbot để hỗ
như một số thương hiệu trợ khách hàng trực tuyến
khác. Điều này có thể hoặc sử dụng các ứng dụng
khiến cho thương hiệu di động.
này khó khăn khi tìm
kiếm khách hàng mới, chỉ
tập trung ở khách hàng
trung thành. 

25
W5: Cạnh tranh với các
thương hiệu khác: Thị
trường thời trang hiện nay
rất cạnh tranh, và
MOIDIEN phải cạnh
tranh với nhiều thương
hiệu khác để giành được
thị phần. Điều này đòi hỏi
thương hiệu này phải có
những chiến lược tiếp thị
và phát triển sản phẩm
phù hợp.
W6: Điểm bán hàng có
hạn: Hiện tại, MOIDIEN
chỉ có một số điểm bán
hàng tại Việt Nam và một
số quốc gia khác. Điều
này có thể làm giới hạn
khả năng tiếp cận sản
phẩm của thương hiệu
này với một số khách
hàng.

3.4 Chiến lược Marketing Mix

3.4.1 Chiến lược sản phẩm

Tên chiến lược: “HÀNH TRÌNH CỦA SỢI VẢI BỀN VỮNG”

Mô tả: Đây là một chiến lược vận dụng xu hướng chuộng thời trang bền vững,
và thích tìm hiểu văn hóa dân tộc Việt Nam đang được giới trẻ hưởng ứng. Chiến dịch
sẽ cung cấp và thay đổi sản phẩm của Moi Dien thân thiện với môi trường, và giúp
khách hàng tiếp cận với phong cách ăn mặc của người dân tộc thiểu số qua loại vải thổ
cẩm.

Mục đích: Moi Dien muốn mang đến người tiêu dùng các sản phẩm thời trang
xanh, sạch, đẹp. Đồng thời cũng quảng bá văn hóa của dân tộc ta, đưa loại vải thổ cẩm
trở nên phổ biến trong mắt người tiêu dùng chứ không riêng gì các dân tộc thiểu số.
Ngoài ra điều này góp phần tạo việc làm cho dân tộc thiểu số, làm tăng bản sắc dân tộc
Việt Nam qua từng sản phẩm, và góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường.
Người tiêu dùng sẽ nhìn nhận những yếu tố trên theo hướng tích cực. Từ đó, đưa
thương hiệu Moi Dien đến gần hơn với người tiêu dùng, nhận được sự quan tâm cũng
như bán ra nhiều sản phẩm hơn. 

26
 Kích thước tập hợp sản phẩm:

Ý tưởng thiết kế và tên gọi từng sản phẩm của Môi Điên đều có nguồn gốc từ
các câu chuyện dân gian, nhưng qua lăng kính hài hước, dí dỏm như quần "cánh diều",
túi "ba gang" hay áo "cái bang"... Khi có thêm chất liệu mới vào, tên gọi của các sản
phẩm sẽ thêm tính truyền thống của dân tộc ta ví dụ như áo sẽ được gọi là áo thổ cẩm,
túi thổ cẩm ba gang, hay nón thổ cẩm. 

Chiều Áo Quần Túi Nón Váy Khăn


rộng

Chiều Áo thổ Quần thổ Túi thổ Nón thổ Váy thổ Khăn thổ
dài cẩm cẩm cẩm cẩm cẩm cẩm

 Lợi ích lý tính của sản phẩm:

Môi Điên nổi tiếng việc cho ra đời các thiết kế sáng tạo trong xử lý chất liệu,
độc đáo trong kiểu dáng, và thân thiện với môi trường. Gần đây, Môi Điên cũng dần
giảm thiểu việc dùng túi giấy để giao hàng cho khách hàng, mà thay vào đó là dùng túi
vải mà khách hàng có thể dùng lại nhiều lần. Nhưng yếu tố thân thiện với của môi
trường chưa được môi điên đẩy mạnh. Moi Dien chỉ dừng lại ở phát triển sản phẩm
bền vững là tại studio, Tom và đội ngũ thường tìm cách dùng những tấm vải thừa để
làm ra những sản phẩm mới, sau đó còn thừa nữa thì sẽ sáng tạo nên những phụ kiện
nhỏ hơn.

Dựa vào xu hướng chuộng thời trang bền vững của giới trẻ, qua đó đề xuất giải
pháp là đưa ra bộ sưu tập mới bằng chất liệu thủ công đó là vải thổ cẩm . Đây là chất
liệu tiêu biểu của thời trang bền vững góp phần hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực của
thời trang đối với hệ sinh thái. Lý do chọn loại vải này là vì: yếu tố văn hóa Việt Nam
được đưa vào các sản phẩm của Môi Điên bởi kho tàng các câu chuyện dân gian rất
phong phú của Việt Nam và thổ cẩm sẽ góp phần tăng thêm giá trị cho quan điểm đó.

 Đặc tính của sản phẩm:

Về chất liệu: vải sẽ được dệt may thủ công từ những người thợ thủ công thuộc
dân tộc Thái . Thổ cẩm đa dạng hoạ tiết và màu sắc, vải thổ cẩm được nhuộm bằng
những nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên. Có 6 màu sắc đặc trưng gồm có: màu đen,
màu tím, màu xanh lam, màu đỏ, màu nâu đỏ, màu vàng. Do được làm 100% từ thiên
nhiên nên vải có sự mềm mại, thấm hút tốt và rất thoáng mát, khi mặc sẽ thấy thoải
mái và mát mẻ, an toàn cho da, thân thiện với môi trường.

27
Hình 3: Chất liệu và hoa văn vải thổ cẩm của dân tộc Thái
Nguồn: baodantoc.vn

 Thiết kế sản phẩm

Vẫn giữ cách thiết kế “unisex” (cả nam và nữ đều mặc được), sử dụng chất liệu
"pop culture" (văn hoá đại chúng) nhiều hơn và tận dụng các chủ đề cả người Việt lẫn
người nước ngoài đều hiểu. Các sản phẩm sẽ được thiết kế theo sự mới lạ, nghệ thuật
và độc đáo,sáng tạo. Đa phần sẽ giữ lại ý tưởng thiết kế ban đầu những chỉ chỉnh sửa,
thay đổi, hoặc cải tiến để phù hợp hơn với chất liệu vải thổ cẩm những vẫn giữ được
chất táo bạo và độc đáo trong thiết kế.

3.4.2 Chiến lược giá

Mức giá các sản phẩm của MOI DIEN dao động từ 400.000 đồng - 2.000.000
đồng, nhìn chung mức giá tương đối cao vì hãng này hướng đến đối tượng thuộc nhóm
có thu nhập trung bình và cao. Thế nên việc hạ giá  xuống là không thể mà giải pháp
được đưa ra sẽ là tăng giá bán các sản phẩm (dựa vào chiến lược định giá tâm lý ). Giá
cả sẽ phản ánh thuộc tính của sản phẩm, sản phẩm của Moi Dien độc đáo, sang trọng
không giống với bất kỳ thương hiệu nào trên thị trường Việt, ngoài ra chất liệu làm sản
phẩm thân thiện với môi trường. Vì vậy mà khi định giá cao tác động đến tâm lý khách
hàng, rất nhiều người dùng giá cả để đo lường, đánh giá chất lượng sản phẩm. 

Mặt khác, khi áp dụng chính sách giá tâm lý, khách hàng sẽ xem xét yếu tố
tâm lý của giá chứ không đơn thuần về khía cạnh kinh tế. Giá cao khiến cho tâm lý
khách hàng nghĩ sản phẩm của Moi Dien là chất lượng cao, và câu nói “tiền nào của
nấy” sẽ xuất hiện khi họ nghĩ đến Moi Dien , đồng thời tạo ra nhận thức rằng các sản
phẩm phải có giá trị cao hơn các sản phẩm cạnh tranh vì giá cao hơn. Ngoài ra, khách
hàng sẽ có cái nhìn tốt hơn về thương hiệu, họ sẽ biết đến Moi Dien là một hãng thời
trang cao cấp dành cho những khách hàng sang trọng. Hơn nữa, khi định giá sản phẩm
cao, thì sẽ có ít các đối thủ cạnh tranh hơn trên thị trường, vì hiện tại trên thị trường có
rất nhiều thương hiệu thời trang cho Gen Z định giá sản phẩm thấp để tăng sức cạnh
tranh.
28
Mức giá mới sẽ dao động từ 700.000 đồng đến - 2.500.000 đồng và các sản
phẩm sẽ có giá tăng từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng tùy theo sản phẩm.

Sản phẩm Giá hiện tại Giá mới

Áo khoác thổ Từ 1.172.500đ (50$) đến Có giá từ 1.672.500đ đến


cẩm 2.133.950đ (91$) 2.633.950đ 
(Thuộc dòng áo (Tăng 500.000 đồng)
khoác)

Áo sơ mi thổ Từ 656.600đ (28$) đến Có giá từ 1.056.600đ đến


cẩm 1.899.450đ (81$) 2,299,450đ 
(Thuộc dòng áo (Tăng 400.000đ)
sơ mi)

Áo thổ cẩm Từ 750.400đ (32$) đến Có giá từ 1,150,400đ đến


(Thuộc dòng áo 1.008.350đ (43$) 1.408.350đ
thun) (Tăng 400.000đ)
Quần thổ cẩm Từ 984.900đ (42$) đến Có giá từ 1.484.900đ đến
(Thuộc dòng 1.829.100đ (78$) 2.329.100đ
quần dài) (Tăng 500.000đ)

Túi thổ cẩm Từ 656.600đ(28$) đến Có giá từ  956.600đ đến


(Thuộc dòng 2.485.700đ(106$) 2.785.700đ
túi) (Tăng 300.000đ)
Nón thổ cẩm Từ 398.650đ (17$) đến Có giá từ 698.650đ đến
(Thuộc dòng 750.400 (32$) 950.400đ
nón) (Tăng 300.000đ)

Váy thổ cẩm Hiện tại Moi Dien chưa bán Có giá từ 1.400.000đ đến
(Sản phẩm mới các sản phẩm về váy. 2.500.000đ
nhóm tự đề
xuất)

Khăn thổ cẩm Hiện tại Moi Dien chưa bán Có giá từ 500.000đ đến
(Sản phẩm mới các sản phẩm về khăn. 1.000.000đ
nhóm tự đề
xuất)
Bảng 1: Bảng giá của các dòng sản phẩm

3.4.3 Chiến lược phân phối 


3.4.3.1 Kênh phân phối hiện tại của Moi Dien
- Năm 2016, Moi Dien xuất phát từ kênh phân phối online (Website, Fanpage,
Instagram) phân phối trực tiếp sản phẩm đến tay khách hàng.
29
- Năm 2019, Moi Dien chính thức có thêm kênh phân phối truyền thống khi khai
trương một cửa hàng truyền thống tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- MoiDien sử dụng kênh phân phối trực tiếp.

Hình 4: Sơ đồ kênh phân phối

MOIDIEN hiện tại sử dụng chiến lược phân phối độc quyền

Website:
www.moidien.com

Cử a hà ng: 28 Tô n
Thấ t Thiệ p, Bế n KÊ NH ABC
Nghé , Quậ n 1, Fanpage:
CỦ A MOI
Thà nh phố Hồ Chí DIEN Mô i ĐIên
Minh

Instagram:
moidienstudio

Hình 5: Sơ đồ: Các nền tảng phân phối sản phẩm hiện tại của Moi Dien.

3.4.3.2 Đề xuất điều chỉnh và mở rộng kênh phân phối

a. Điều chỉnh kênh phân phối online

 Nâng cấp Website, tăng tốc độ truy cập: Do hiện nay người tiêu dùng thường
 

rất khó chịu với việc chờ đợi. Cùng với đó MoiDien nên cung cấp thêm nhiều

30
thông tin về thương hiệu thời trang của mình tại Website để khách hàng có
thêm thông tin chính xác về doanh nghiệp.
 Chọn Instagram là kênh phân phối duy nhất trên nền tảng mạng xã hội: Vì việc
bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội là Facebook và Instagram phải đăng
nhiều hình ảnh sản phẩm, điều đó rất dễ làm loãng hình ảnh thương hiệu. Sau
khi tìm kiếm và đánh giá thông tin, chúng tôi đề xuất chọn xây dựng hình ảnh
thương hiệu trên nền tảng Facebook qua Fanpage và lựa chọn Instagram là kênh
phân phối với lý do sau: Instagram là một mạng xã hội cực kỳ phổ biến, lượng
khách hàng trẻ tuổi trên kênh này đang là rất lớn, phù hợp với tệp khách hàng
của doanh nghiệp. Tâm lý khách hàng khi mua hàng trên Instagram là tin rằng
sản phẩm chất lượng, đảm bảo, uy tín,... còn Facebook không có được niềm tin
đó của khách hàng.

b. Mở rộng kênh phân phối online

 Phân phối sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử: Shopee, Lazada. Với tâm
lý tiết kiệm, khách hàng dễ bị thu hút bởi các chương trình khuyến mãi, ưu đãi
và mua nhiều vào các dịp flashsale. Sự phát triển mạnh của các sàn thương mại
điện tử hiện nay đang là kênh phân phối hấp dẫn mà thương hiệu có thể tham
gia. Khi sản phẩm của thương hiệu có mặt trên Shopee Mall và Lazada Mall,
khách hàng sẽ yên tâm mua hàng mà không lo ngại hàng kém chất lượng.
 Phân phối hữu hạn: Moi Dien sẽ thiết kế những BST đặc biệt được sản xuất với
số lượng giới hạn.  BST này sẽ được ra mắt vào những dịp đặc biệt (lễ, tết, sinh
nhật nhãn hàng,...). Điển hình là chiếc túi Himalayan Crocodile Birkin  của Hermes
làm bằng da cá sấu bạch tạng mỗi năm chỉ sản xuất 2 cái bán với giá gần 10 tỷ
đồng. Sự giới hạn và đắt đỏ đó càng làm cho khách hàng muốn sở hữu bằng
được chiếc túi đó. Sức hút của các sản phẩm thời trang sản xuất giới là không
cần bàn cãi. Nó thể hiện sự được sự độc nhất, khác biệt quyền lực và dẫn đầu
xu hướng. Từ đó, Moi Dien có thể xem xét đưa ra BST với những sản phẩm
chất lượng, đặc biệt với số lượng giới hạn để tăng thêm giá trị sản phẩm và
thương hiệu, kích thích nhu cầu sở hữu của khách hàng.
 Phân phối đồng phục đến sinh viên Khoa Thiết kế Trường Đại học Văn Lang:
Khoa Thiết kế, đặc biệt là Thiết kế Thời Trang tại VLU nhiều năm qua đang là
thế mạnh của trường, thu hút đông đảo sự quan tâm của công chúng. Nhận thấy
sự đồng điệu về cá tính, sáng tạo, ủng hộ sự dị biệt, thông điệp mang đến xã
hội,... Do đó, Moi Dien có thể kết hợp cùng Trường nhằm thiết kế sản phẩm
đồng phục cho viên Khoa Thiết kế và Ngành Thiết kế Thời trang, nhờ đó đưa
sản phẩm đến gần đối tượng khách hàng của mình, đặc biệt là đối tượng sinh
viên.
3.4.3.3. Đề xuất tránh thực hiện

a. Kênh phân phối truyền thống

31
Không mở thêm cửa hàng truyền thống: Hiện tại MoiDien đã có một cửa hàng
tại Thành phố Hồ Chí Minh, do chi phí mở cửa hàng truyền thống rất cao, từ đó chi
phí bị đẩy lên làm tăng giá thành sản phẩm. Cùng với đó, giới trẻ Việt Nam hiện nay
đang rất ưa thích việc mua sắm trực tuyến thì việc mở thêm cửa hàng truyền thống là
chưa cần thiết.

b. Kênh phân phối Online

Khôn phân phối trên Tik Tok Shop:  Với xu hướng Mua sắm kết hợp giải trí,
Tik Tok Shop đang là một kênh phân phối hấp dẫn với doanh nghiệp thời trang.  Tuy
nhiên, Tik Tok Shop đang bị người dùng trên khắp thế giới trong đó có cả Việt Nam
phản ánh tình trạng hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái tràn lan. Do đó Tik Tok
Shop đang dần đánh mất niềm tin của khách hàng. Các mặt hàng được bán trên nền
tảng này cũng đang dần bị mặc định là hàng không chất lượng. Vì vậy, khi xây dựng
kênh phân phối trên nền tảng này có nguy cơ làm xấu hình ảnh thương hiệu, giảm giá
trị sản phẩm, …

3.4.4 Chiến lược chiêu thị


3.4.4.1 Bán hàng trực tiếp

Mục tiêu: 
 Tăng khả năng quyết định mua hàng của khách hàng
 Chăm sóc khách hàng tốt hơn
 Tạo được lòng yêu mến thương hiệu qua việc chăm sóc khách hàng và phong
cách bán hàng chuyên nghiệp

Thực thi: 

Khách hàng của MOIDIEN là những người có tầm nhìn cởi mở,thích trải
nghiệm và không có một giới hạn nào trong phong cách. Họ thường là các nhà thiết
kế, nghệ sĩ trẻ và dân marketing. Vì vậy, việc bán hàng cho nhóm khách hàng này cần
sự đầu tư cẩn trọng vì họ là những khách hàng không chỉ quan tâm đến sản phẩm và
giá tiền, mà còn quan tâm đến những ý nghĩa mà sản phẩm mang lại.

MOIDIEN cần xác định mục tiêu cụ thể, rõ ràng cho lực lượng bán hàng để có
thể thỏa mãn khách hàng tốt nhất. Ưu tiên lựa chọn các nhân viên thuộc thế hệ GenZ
vì họ có chung hệ tư tưởng và cách kết nối riêng, dễ dàng khám phá những điểm
chung
 Mở các buổi training bán hàng thường xuyên cho nhân viên, khuyến khích nhân
viên tận tình tư vấn khách hàng bất kể họ có mua ngay hay không.
 Lập quy chuẩn bán hàng cho toàn bộ hệ thống đảm bảo được các tiêu chí chăm
sóc khách hàng, tư vấn về sản phẩm và luôn đúng theo định vị thương hiệu.
32
3.4.4.2 Khuyến mãi 

Mục tiêu:
 Kích cầu tiêu dùng
 Tăng doanh số bán hàng

Thực thi:
 Khuyến mãi hướng đến người tiêu dùng bằng cách giảm giá trên một số sản
phẩm vào dịp đặc biệt: Vào các dịp này, nhu cầu mua sắm quần áo, thời trang
để cho các dịp lễ đặc biệt tăng cao. MOIDIEN triển khai giảm giá các sản phẩm
của mình vào thời gian này để kích thích người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn,
tạo động cơ mua sắm vào các dịp nghỉ lễ, du lịch và cuối năm.

Thời gian Chương trình áp dụng

30/05 - 10/06: Chào mừng Ngày Giảm giá 20% các sản phẩm áo sơ mi và jacket.
Môi trường thế giới (05/06)

28/09 - Ngày Người tiêu dùng - Giảm giá 5% trên tổng giá trị đơn hàng
xanh - Giảm thêm 2% cho các khách hàng mang theo
túi mua sắm bền vững khi mua hàng.
15/12 - 30/12: Khuyến mãi dịp - Giảm 10% các sản phẩm thuộc BST
Giáng Sinh FW2023.
- Giảm 15% các sản phẩm sơ mi và jacket.

 Tặng quà tặng đính kèm: Thay vì sử dụng các chương trình khuyến mãi giảm
giá nhiều quá mức cần thiết như một số thương hiệu đang áp dụng hiện nay,
MOIDIEN sẽ tặng một túi mua sắm được làm từ vải tái chế (một loại vải được
kéo sợi từ plastic đã qua sử dụng). Túi vải này sẽ được tặng khi khách hàng
mua sắm các sản phẩm bền vững từ MOIDIEN với tổng hóa đơn trên 2 triệu
đồng, khách hàng sẽ được tặng cả khi mua hàng online và offline.
3.4.4.3 PR

Mục tiêu: 
 Duy trì danh tiếng thương hiệu 
 Tạo được hình ảnh tốt về thương hiệu trong mắt công chúng, đối tác, khách
hàng tiềm năng, nhân viên và các bên liên quan.
 Tạo được vị thế cho thương hiệu trên thị trường

Thực thi:
 Quan hệ với báo chí: tạo mối quan hệ với các trang báo chí, các tổ chức truyền
thông để đưa các thông tin tốt về MOIDIEN xuất hiện trên các trang báo thời
33
trang như: L’Officiel Vietnam, Men’s Folio, LocalbrandVN… hay Vietcetera là
nơi khai thác thông tin về nghệ thuật, đời sống và các vấn đề văn hóa.
 Công chúng hóa sản phẩm: 
 Gây quỹ bảo vệ môi trường thông qua các buổi diễn kết hợp với tổ chức
Change Vietnam - một tổ chức phi lợi nhuận ra đời nhằm tạo nên những thay
đổi bền vững trong lĩnh vực môi trường thông qua truyền thông sáng tạo.
 Ra mắt BST “Xanh” với các sản phẩm được làm hoàn toàn bằng vật liệu thân
thiện với môi trường, trích 10% lợi nhuận để đóng góp vào Tổ chức Hành động
vì môi trường (AFEO).
 Truyền thông doanh nghiệp: đẩy mạnh truyền thông nội bộ và truyền thông bên
ngoài về thương hiệu, về văn hóa làm việc tại MOIDIEN và những giá trị mà
MOIDIEN theo đuổi… để công chúng hiểu hơn về MOIDIEN và thương hiệu
có thể đến gần hơn với công chúng nói chung và khách hàng mục tiêu nói
riêng. 
 Sử dụng công cụ trong PR là sự kiện: ở đây MOIDIEN sẽ tài trợ các sản phẩm
thời trang cho chương trình Rap Việt. Đây là một chương trình nhận được nhiều
sự quan tâm từ khán giả trẻ, đặc biệt là các bạn GenZ. Các sản phẩm của
MOIDIEN đề cao tính nghệ thuật và thời trang, thể hiện được phong cách cá
nhân của người mặc, với các thiết kế mang hơi thở thời trang đường phố kết
hợp với các rapper với dòng âm nhạc nghệ thuật underground, street vibe của
MOIDIEN kết hợp với Rap Việt tạo nên một thảm đỏ của âm nhạc và nghệ
thuật đường phố. 
3.4.4.4 Marketing trực tiếp

Mục tiêu: 
 Duy trì tương tác với khách hàng
 Thắt chặt mối quan hệ cá nhân giữa khách hàng và MOIDIEN

Thực thi:
 Tài trợ sản phẩm cho các người mẫu trên trang bìa tạp chí thời trang như
Happer’s Bazaar, VOGUE Vietnam… để các thiết kế của MOIDIEN đến gần
hơn với giới mộ điệu. Truyền thông quảng bá thương hiệu thời trang bền vững
rộng rãi đến khách hàng và trực tiếp tạo được niềm tin thương hiệu.
 Gửi khảo sát trực tiếp/ thư trực tiếp đến khách hàng: gửi thư giới thiệu BST mới
đến các khách hàng mục tiêu khi BST được ra mắt, sử dụng catalog giới thiệu
sản phẩm và thương hiệu để chào hàng trực tiếp đến các khách hàng tiềm năng.
Song song đó, MOIDIEN cũng cần gửi khảo sát trải nghiệm sau khi mua và sử
dụng sản phẩm đến khách hàng đã mua hàng của mình.
 Marketing trực tiếp qua internet: ứng dụng các phương tiện truyền thông kỹ
thuật số vào các hoạt động marketing. Sử dụng các website, email marketing,
34
blog, phần mềm quản trị mối quan hệ với khách hàng CRM… để tạo liên kết
với khách hàng, đưa sản phẩm trực tiếp đến với khách hàng mục tiêu.

35
DỰ KIẾN NGÂN SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG MARKETING
HẰNG QUÝ (3 THÁNG)

Hoạt động Phân bổ

Sản xuất sản phẩm 200 000 000 VND

Chiến lược sản Bao bì đóng gói 100 000 000 VND
phẩm Nguyên vật liệu 150 000 000 VND

Thợ dệt 105 000 000 VND

Duy trì và nâng cấp website 470 000 VND

Cập nhật các trang bán trên sàn


Chiến lược 360 000 VND
thương mại điện tử
phân phối
Vận chuyển sản phẩm 35 000 000 VND

Nhân lực 125 000 000 VND

Bán hàng trực tiếp 180 000 000 VND

Khuyến mãi 180 000 000 VND


Chiến lược
PR 240 000 000 VND
chiêu thị
Marketing trực tiếp 240 000 000 VND

Nhân lực 155 000 000 VND

TỔNG 1 530 830 000 VND


Bảng 2: Bảng phân bổ ngân sách

Nhà cung cấp nguyên vật liệu (vải thổ cẩm)


Nhà cung cấp Địa chỉ liên hệ

Xưởng dệt thổ cẩm Hoa Xã Nà Pòn, bản Lác, Mai Châu
Ban Số điện thoại: 096 929 89 80

Xóm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu,


Thổ cẩm Chiềng Châu tỉnh Hoà Bình, Việt nam
Số điện thoại: 090 641 97 00
Bảng 3: Nhà cung cấp nguyên liệu vải thổ cẩm
37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Xu hướng tiêu dùng của thế hệ Gen Z sau Covid-19 - The Monest. (2021). Retrieved 3 May 2023,
from https://themonest.vn/xu-huong-tieu-dung-cua-the-he-gen-z-sau-covid-19/
Anon (2023). Retrieved 3 May 2023, from https://www.sggp.org.vn/4-xu-huong-duoc-gen-z-uu-tien-
khi-mua-sam-post674519.html
Xu hướng tiêu dùng của Gen Z trong thời đại số | TNEX. (2023). Retrieved 3 May 2023, from
https://www.tnex.com.vn/xu-huong-tieu-dung-gen-z/
What Good Customer Service Looks Like [+Examples]. (2021). Retrieved 3 May 2023, from
https://blog.hubspot.com/service/good-customer-service
Thế hệ Z: Tương lai của kinh tế toàn cầu - YouNet Media. (2018). Retrieved 3 May 2023, from
https://younetmedia.com/the-he-genz-tuong-lai-kinh-te-toan-cau/
‘True Gen’: Generation Z and its implications for companies (2018). Retrieved 3 May 2023, from
https://www.mckinsey.com/industries/consumer-packaged-goods/our-insights/true-gen-generation-z-
and-its-implications-for-companies
Bão, C. (2023). Tổng quan hành vi người tiêu dùng trẻ Việt Nam. Retrieved 3 May 2023, from
https://www.matbao.net/tin-tuc/tong-quan-hanh-vi-nguoi-tieu-dung-tre-viet-nam-134096.html
Le, H. (2021). Ảnh hưởng của trào lưu phi giới tính lên các hoạt động truyền thông - EloQ's Blog.
Retrieved 3 May 2023, from https://blog.eloqasia.com/2021/08/10/anh-huong-cua-trao-luu-phi-gioi-
tinh-len-cac-hoat-dong-truyen-thong/
Chuyên gia nhận định 4 xu hướng tiêu dùng nổi bật trên TMĐT năm 2023. (2023). Retrieved 3 May
2023, from https://thanhnien.vn/chuyen-gia-nhan-dinh-4-xu-huong-tieu-dung-noi-bat-tren-tmdt-
nam-2023-1851541140.htm
Trí, D. (2023). iMoney số 15: Giới trẻ "chết chìm" với kiểu "kiếm 10 tiêu 11." Retrieved 3 May 2023,
from https://dantri.com.vn/kinh-doanh/imoney-so-15-gioi-tre-chet-chim-voi-kieu-kiem-10-tieu-11-
20220309072300038.htm
Lâm Hồng Lan. (2023). “Thời trang Bền vững dành cho ai ?”. Retrieved 3 May 2023, from
https://vietnamfashionacademy.com/tin-tuc/-thoi-trang-ben-vung-danh-cho-ai-by-lam-hong-lan.html
Trí, D. (2023). Xu hướng tiêu dùng của gen Z và sự chuyển mình của ngành thời trang. Retrieved 3
May 2023, from https://dantri.com.vn/kinh-doanh/xu-huong-tieu-dung-cua-gen-z-va-su-chuyen-
minh-cua-nganh-thoi-trang-20220607160342924.htm
Đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế thế giới và Việt Nam (2022). Retrieved 3 May 2023,
from https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM227568
Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 với ngành công nghiệp may mặc ở các nước đang phát triển
(2020). Retrieved 3 May 2023, from https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-
chinh?dDocName=MOFUCM179776
VTV, B. (2022). Thời trang Việt tiến ra thế giới từ nắm bắt cơ hội, tận dụng truyền thông số.
Retrieved 3 May 2023, from https://vtv.vn/van-hoa-giai-tri/thoi-trang-viet-tien-ra-the-gioi-tu-nam-
bat-co-hoi-tan-dung-truyen-thong-so-20221128120125788.htm
The Man Behind the Internet’s Favorite Outfits. (2023). Retrieved 3 May 2023, from
https://www.nytimes.com/2023/04/05/style/fanci-club-duy-tran.html
Lâm Hồng Lan (2020) Fashion Marketing #7: Thời trang Việt – Cơ hội và Thách thức (Phần 1)
Brands Vietnam. Retrieved 3 May 2023, from
https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/23044-Fashion-Marketing-7-Thoi-trang-Viet-Co-
hoi-va-Thach-thuc-Phan-1
Thương hiệu thời trang giới trẻ tăng trưởng hơn 200% nhờ 'lên sàn'. (2023). Retrieved 3 May 2023,
from https://vnexpress.net/thuong-hieu-thoi-trang-gioi-tre-tang-truong-hon-200-nho-len-san-
4558893.html

a
VTV, B. (2019). XU HƯỚNG VÀ TIỀM NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG THỜI TRANG VIỆT NAM
HIỆN NAY. Retrieved 3 May 2023, from https://vtv.vn/vtv6/xu-huong-va-tiem-nang-cua-thi-truong-
thoi-trang-viet-nam-hien-nay-2019091110595949.htm
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng hiện nay?. (2022). Retrieved 3 May 2023,
from https://www.gosell.vn/blog/hanh-vi-nguoi-tieu-dung/
UEH University (2022). Thời trang thân thiện với môi trường - Đã đến lúc phải thay đổi. Retrieved 3
May 2023, from https://www.ueh.edu.vn/cuoc-song-ueh/tin-tuc/thoi-trang-than-thien-voi-moi-
truong-da-den-luc-phai-thay-doi-58919
Thời trang cho người lớn tuổi thu hút doanh nghiệp. (2019). Retrieved 3 May 2023, from
https://www.sggp.org.vn/thoi-trang-cho-nguoi-lon-tuoi-thu-hut-doanh-nghiep-post542073.html
Vietcetera (2023). MOI DIEN và những biên độ sáng tạo. Retrieved 3 May 2023, from
https://vietcetera.com/vn/moi-dien-va-nhung-bien-do-sang-tao
Limited edition fashion là gì? Những món đồ đẹp độc lạ tạo nên chất riêng. (2021). Retrieved 3 May
2023, from https://www.thecoth.com/limited-edition-fashion-la-gi-nhung-mon-do-dep-doc-la-tao-nen-
chat-rieng
Kim Uyên (2022). Show diễn tốt nghiệp ĐH Văn Lang: Bữa tiệc lấp lánh đa chất liệu. Retrieved 3
May 2023, from https://www.lofficielvietnam.com/local/show-dien-tot-nghiep-dh-van-lang-bua-tiec-
lap-lanh-da-chat-lieu
Môi Điên ra mắt cửa hàng đầu tiên tại phố đi bộ đậm chất Sài Gòn xưa và nay - Style-Republik.com
(2019). Retrieved 3 May 2023, from https://style-republik.com/moi-dien-ra-mat-cua-hang-dau-tien-
tai-pho-di-bo-dam-chat-sai-gon-xua-va-nay/
Nguyễn Thị Diệu Uyên (2019). Fashion Marketing #2: Thương hiệu Môi Điên - chất Việt trong từng
sản phẩm Brands Vietnam. Retrieved 3 May 2023, from
https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/14536-Fashion-Marketing-2-Thuong-hieu-Moi-
Dien-chat-Viet-trong-tung-san-pham
MoiDien. (2023). Retrieved 3 May 2023, from https://moidien.com/
Chiến lược để tiếp cận và thu hút khách hàng gen Z. (2023). Retrieved 3 May 2023, from
https://www.mdrt.org/vi/learn/2023/html/communicate-effectively-with-gen-z/
Minh An (2022). Các "ông lớn" ngành thời trang thay đổi chiến lược khi Gen Z không thể mua hàng
hiệu - Doanh nghiệp và Tiếp thị. Retrieved 3 May 2023, from https://doanhnghieptiepthi.vn/cac-ong-
lon-nganh-thoi-trang-thay-doi-chien-luoc-khi-gen-z-khong-the-mua-hang-hieu-
161220825160312933.htm
L'Officiel Vietnam (2022). Thời của Gen Z (P1): Gen Z mua hàng hiệu vì đâu? . Retrieved 3
May 2023, from https://www.lofficielvietnam.com/business/thoi-cua-gen-z-gen-z-mua-hang-hieu-vi-
dau
Gen Z và thời trang bền vững - Mối liên hệ "tưởng gần mà xa". (2022). Retrieved 3 May 2023, from
https://faslink.vn/gen-z-va-thoi-trang-ben-vung/
Nguyễn Thị Bình, Trần Thị Lan Anh, Trần Phan Nhật Hằng, Lê Thanh Thảo, Trần Thị Thu Hiền
(2022). Phân tích hành vi mua sắm trực truyến của gen Z trong đại dịch Covid-19: Trường hợp nghiên
cứu tại Hà Nội.
Trí, D. (2022). Gen Z mua sắm quần áo: Chất lượng hay số lượng quan trọng hơn?. Retrieved 3 May
2023, from https://dantri.com.vn/nhip-song-tre/gen-z-mua-sam-quan-ao-chat-luong-hay-so-luong-
quan-trong-hon-20220106013406827.htm
Team, E. (2021). Gen Z và thay đổi tích cực đối với dòng chảy thời trang | ELLE Việt Nam.
Retrieved 3 May 2023, from https://www.elle.vn/the-gioi-thoi-trang/gen-z-thay-doi-thoi-trang
Trí, D. (2023). Thời trang Gen Z: Khi cá tính thể hiện trong từng bộ quần áo. Retrieved 3 May 2023,
from https://dantri.com.vn/nhip-song-tre/thoi-trang-gen-z-khi-ca-tinh-the-hien-trong-tung-bo-quan-
ao-20220316110537553.htm

b
Gen Z khiến thị trường thời trang xa xỉ phải thay đổi. (2022). Retrieved 3 May 2023, from
https://vneconomy.vn/gen-z-khien-thi-truong-thoi-trang-xa-xi-phai-thay-doi.htm
chủ, T., & hương, Q. (2020). Dệt thổ cẩm Hoa Ban - Sắc màu văn hóa Mai Châu. Retrieved 4 May
2023, from https://quehuongtrongtoi.vn/det-tho-cam-hoa-ban-sac-mau-van-hoa-mai-chau-a383.html
Chi Phí Duy Trì Website, Thiết Kế Website, Duy Trì Tên Miền - One Pixel Media. (2023). Retrieved
4 May 2023, from https://onepixelmedia.com/vi/chi-phi-duy-tri-website/#:~:text=Chi%20ph
%C3%AD%20duy%20tr%C3%AC%20website%20th%C3%B4ng%20th%C6%B0%E1%BB
%9Dng%20t%E1%BB%AB%20100.000%C4%91,th%E1%BB%83%20ho%E1%BA%A1t
%20%C4%91%E1%BB%99ng%20%E1%BB%95n%20%C4%91%E1%BB%8Bnh.

c
PHỤ LỤC

Nấc khối lượng (kg) Giá cước liên tỉnh (VND)


Cùng miền Liên miền Cách miền
Từ 0 – 0.25 25 000 29 000 32 000
Từ 0.25 – 0.5 30 000 35 000 40 000
Từ 0.5 – 1 42 000 54 000 55 000
Từ 1- 1.5 54 000 68 000 71 000
Bảng 4: Cước phí vận chuyển

Đơn vị vận chuyển Địa chỉ liên hệ


Số 14, ngõ 50 Đình Thôn, P. Mỹ Đình I, Q. Nam
Nasco Express Từ Liêm, Tp. Hà Nội
Email: info@nascoexpress.com
Số điện thoại: 1900 1106
Bảng 5: Đơn vị vận chuyển

You might also like