You are on page 1of 9

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK II- LỚP 11- MÔN HÓA HỌC

Năm học 2023-2024


1. Mức độ nhận biết:
ANCOL
● Cấu tạo, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp
Câu 1: Chất nào sau đây là ancol etylic?
A. C2H5OH. B. CH3COOH. C. CH3OH. D. HCHO.
Câu 2: metanol (ancol metylic) có công là
A. C2H5OH. B. C2H4(OH)2. C. CH3OH.D. C3H5(OH)3.
Câu 3: Dãy đồng đẳng của ancol etylic có công thức là
A. CnH2n+2O. B. ROH. C. CnH2n+1OH. D. CnH2n-1OH.
A. C2H5OH. B. C3H5OH. C. CH3OH. D. C6H5CH2OH.
Câu 4: Etylen glicol (etanđiol) có công là
A. C2H5OH. B. C2H4(OH)2. C. CH3OH.D. C3H5(OH)3.
Câu 5: Glixerol có công là
A. C2H5OH. B. C2H4(OH)2. C. CH3OH.D. C3H5(OH)3.
Câu 6: Gần đây, rất nhiều trường hợp tử vong do uống phải rượu giả được pha chế từ cồn công nghiệp. Một
trong những hợp chất độc hại trong cồn công nghiệp chính là metanol (CH 3OH). Tên gọi khác của metanol là
A. ancol metylic. B. etanol. C. phenol. D. ancol etylic.
PHENOL
● Cấu tạo, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp
Câu 1: Phenol có công thức phân tử là
A. C2H5OH. B. C3H5OH. C. C6H5OH. D. C4H5OH.
Câu 2: Ba dạng đồng phân (ortho, meta, para) có ở
A. phenol. B. benzen. C. crezol. D. etanol.
ANĐEHT
● Cấu tạo, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp
Câu 1: Anđehit axetic (etanal) có công thức là
A. HCHO. B. C2H5CHO. C. CH2=CHCHO. D. CH3CHO.
Câu 2: Anđehit propionic (propanal) có công thức là
A. HCHO. B. C2H5CHO. C. CH2=CHCHO. D. CH3CHO.
Câu 3: Tên thay thế của CH3CHO là
A. etanal. B. metanol. C. etanol. D. metanal.
Câu 4: Tên gọi nào sau đây của HCHO là không đúng?
A. anđehit fomic. B. metanal. C. fomanđehit. D. etanal.
Câu 5: Tên gọi nào sau đây của CH3CHO là không đúng?
A. anđehit axetic. B. metanal. C. axetanđehit. D. etanal.
Câu 6: Trước đây người ta hay sử dụng chất này để bánh phở trắng và dai hơn, tuy nhiên nó rất độc với cơ thể nên
hiện nay đã bị cấm sử dụng. Chất đó là 
A. axeton. B. fomon.
C. axetanđehit (hay anđehit axetic). D. băng phiến.
Câu 7: Công thức tổng quát của anđehit no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2n+1CHO. B. CnH2nCHO.
C. CnH2n-1CHO. D. CnH2n-3CHO.
Câu 8: Công thức tổng quát của anđehit đơn chức, mạch hở có 1 liên kết đôi C=C là
A. CnH2n+1CHO. B. CnH2nCHO.
C. CnH2n-1CHO. D. CnH2n-3CHO.
2. Mức độ thông hiểu:
ANCOL
● Danh pháp, cấu tạo, đồng đẳng, đồng phân
Câu 1: Tên gọi của hợp chất X có công thức cấu tạo CH 3CH2CH(OH)CH3 là 
A. butan-2-ol. B. butan-3-ol. C. ancol butylic. D. ancol anlylic.
Câu 2: Tên gọi của ancol: (CH3)2CHCH2CH2OH là
A. 2-metylbutan-1-ol B. 3-metylbutan-1-ol. C. 3-metylbutan-2-ol. D. 1,1-
đimetylpropan-2-ol.
Câu 3: Hợp chất (CH3)3COH có tên thay thế là
A. 2-metylpropan-2-ol.B. 1,1-đimetyletanol. C. trimetylmetanol. D. butan-2-
ol.
Câu 4: Tên thay thế của ancol có công thức cấu tạo thu gọn CH 3CH2CH2OH là
A. propan-1-ol. B. propan-2-ol. C. pentan-1-ol. D. pentan-2-ol.
Câu 5: Glixerol là ancol có số nhóm hiđroxyl (-OH) là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 6: Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nhóm -OH?
A. Ancol metylic. B. Ancol etylic. C. Etylen glicol. D. Glixerol.
Câu 7: Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm –OH?
A. Ancol etylic. B. Glixerol. C. Ancol benzylic. D. Propan-1,2-điol.
Câu 8: Bậc của ancol là
A. Bậc cacbon lớn nhất trong phân tử. B. Bậc của cacbon liên kết với nhóm –OH.
C. Số nhóm chức có trong phân tử. D. Số cacbon có trong phân tử ancol.
Câu 9: Chất nào sau đây là ancol bậc 2?
A. HOCH2CH2 OH. B. (CH3)2CHOH. C. (CH3)2CHCH2OH. D. (CH3)3COH.
Câu 10: Bậc ancol của 2-metylbutan-2-ol là
A. Bậc 4. B. Bậc 1. C. Bậc 2. D. Bậc 3.
● Tính chất vật lý
Câu 1: Theo chiều tăng khối lượng mol trong phân tử, độ tan trong nước của các ancol
A. tăng dần. B. không đổi. C. giảm dần. D. biến đổi không theo quy luật.
Câu 2: Nhiệt độ sôi của ancol cao hơn hẳn nhiệt độ sôi của ankan tương ứng là vì giữa các phân tử rượu tồn tại
A. liên kết cộng hóa trị. B. liên kết hiđro. C. liên kết phối trí. D. liên kết ion.
Câu 3: Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của ancol đều cao hơn so với hiđrocacbon, dẫn xuất halogen, ete có
phân tử lượng tương đương là do?
A. trong phân tử ancol có liên kết cộng hoá trị. B. giữa các phân tử ancol có liên kết hiđro.
C. ancol có nguyên tử oxi trong phân tử. D. ancol có phản ứng với Na.
Tính chất hóa học
Câu 1: Phản ứng của butan-2-ol với Na cho sản phẩm là:
A. Muối + H2. B. Bazơ + H2. C. H2O + muối. D. Axit + H2.
Câu 2: Ancol etylic không tác dụng với
A. HCl. B. NaOH. C. CH3COOH. D. C2H5OH.
Câu 3: Ancol etylic không tác dụng với chất nào sau đây?
A. Na. B. KOH. C. CuO. D. O2.
Câu 4: Chất nào sau đây không tác dụng được với CH3OH?
A. Na. B. NaOH. C. C2H5OH. D. CuO.
Câu 5: Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. C2H5OH +CH3COOH. B. C2H5OH + HBr. C. C2H5OH+O2. D. C2H5OH +NaOH.
Câu 6: Ancol tách nước tạo thành anken (olefin) là ancol
A. no đa chức. B. no, đơn chức mạch hở. C. mạch hở. D. đơn
chức mạch hở.
Câu 7: Đun nóng một ancol no, đơn chức mạch hở X với H 2SO4 đặc, thu được một chất Y. X có tỉ khối hơi so
với Y lớn hơn 1. Y là
A. ete. B. anken. C. etan. D. metan.
Câu 8: Khi đun nóng ancol etylic với H2SO4 đặc ở 170oC thì sẽ tạo ra sản phẩm chính là
A. C2H5OC2H5. B. C2H4. C. CH3CHO. D. CH3COOH.
Câu 9: Đun ancol có công thức CH3CH(OH)CH2CH3 với H2SO4 đặc ở 170oC, thu được sản phẩm chính có công
thức cấu tạo như sau:
A. CH2=C(CH3)2. B. CH3CH=CHCH3 C. CH2=CHCH2CH3. D.
CH3CH2OCH2CH3.
Câu 10: Khi đun nóng butan-2-ol với H2SO4 đặc ở 170oC thì nhận được sản phẩm chính là
A. but-2-en. B. đibutyl ete. C. đietyl ete. D. but-1-en.
● Điều chế và ứng dụng
Câu 1: Phương pháp điều chế ancol etylic từ chất nào sau đây là phương pháp sinh hóa?
A. Anđehit axetic. B. Etylclorua. C. Tinh bột. D. Etilen.
Câu 2: Khi ủ men rượu, người ta thu được một hỗn hợp chủ yếu gồm nước, ancol etylic và bã rượu. Muốn thu
được ancol etylic người ta dùng phương pháp nào sau đây?
A. Phương pháp chiết lỏng – lỏng. B. phương pháp chưng chất.
C. Phương pháp kết tinh. D. Phương pháp chiết lỏng – rắn.
PHENOL
● Cấu tạo, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp
Câu 1: Phenol là những hợp chất hữu cơ mà phân tử của chúng có nhóm hiđroxyl
A. liên kết với nguyên tử cacbon no của gốc hiđrocacbon.
B. liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen.
C. gắn trên nhánh của hiđrocacbon thơm.
D. liên kết với nguyên tử cacbon no của gốc hiđrocacbon không no.
● Tính chất hóa học
Câu 1: Phenol phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaHCO3. B. CH3COOH. C. K. D. HCl.
Câu 2: Phenol phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaCl B. KOH. C. NaHCO3 D. HCl
Câu 3: Chất nào sau đây có khả năng tạo kết tủa với dung dịch brom?
A. Phenol. B. Etilen. C. Benzen. D. Axetilen.
Câu 4: Phenol phản ứng được với dung dịch chất nào sau đây?
A. HCl và NaOH. B. NaHCO3 và CH3OH.
C. Br2 và NaOH. D. NaCl và NaHCO3.
Câu 5: Phenol (C6H5OH) không phản ứng với chất nào sau đây?
A. Na. B. NaOH. C. NaHCO3. D. Br2.
Câu 6: Phenol không phản ứng với chất nào dưới đây?
A. Br2. B. Cu(OH )2. C. Na. D. KOH.
Câu 7: Phenol lỏng không có khả năng phản ứng với
A. kim loại Na. B. dung dịch NaOH. C. nước brom. D. dung dịch NaCl.
Câu 8: Cho phenol lỏng tác dụng với chất X. Sau phản ứng thấy có khí không màu thoát ra. X là
A. NaOH. B. Na. C. Fe. D. HNO3.
Câu 9: Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch brom nhưng không tác dụng với dung
dịch NaHCO3. X có thể là
A. phenol. B. metyl axetat. C. axit acrylic. D. anilin.
Câu 10: Nguyên nhân nào sau đây làm cho phenol tác dụng dễ dàng với dung dịch brom?
A. Chỉ do nhóm -OH hút electron.
B. Chỉ do nhân benzen hút electron.
C. Chỉ do nhân benzen đẩy electron.
D. Do nhóm -OH đẩy electron vào nhân benzen và nhân benzen hút electron làm tăng mật độ electron ở các
vị trí o- và p-.
Câu 11: Ảnh hưởng của nhóm –OH đến gốc C6H5– trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với
A. H2 (Ni, nung nóng). B. Na kim loại. C. Dung dịch Br2 D. dung dịch NaOH.
Câu 12: Ảnh hưởng của gốc C6H5– đến nhóm –OH trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với
A. dung dịch H2SO4 đặc. B. H2 (xúc tác: Ni, nung nóng).
C. dung dịch NaOH. D. Br2 trong H2O.
ANĐEHT
● Danh pháp, cấu tạo, đồng đẳng, đồng phân
Câu 1: Tên gọi của CH3CH2CH2CHO là
A. propan-1-al. B. propanal. C. butan-1-al. D. butanal.
Câu 2: Anđehit propionic có công thức cấu tạo là
A. CH3CH2CH2CHO. B. CH3CH2CHO.

C. . D. HCOOCH2CH3.
Câu 3: Công thức của ankanal có 10,345% H theo khối lượng là
A. HCHO. B. CH3CHO. C. C2H5CHO. D. C3H7CHO.
Câu 4: Trong phân tử axetanđehit có số liên kết xich ma () là
A. 7. B. 8. C. 6. D. 9.
● Tính chất vật lý
Câu 1: Trong số các hợp chất sau, chất nào dùng để ngâm xác động vật?
A. HCHO. B. CH3CHO. C. CH3COOH. D. CH3OH.
Câu 2: Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi của các chất CH 3CHO, C2H5OH, H2O là
A. H2O, CH3CHO, C2H5OH. B. H2O, C2H5OH, CH3CHO.
C. CH3CHO, H2O, C2H5OH. D. CH3CHO, C2H5OH, H2O.
Câu 3: Fomalin hay fomon (dùng để bảo quản xác động vật chống thối rữa) là:
A. Dung dịch HCHO 37%-40% về khối lượng trong nước.
B. Dung dịch CH3CHO 40% về thể tích trong nước.
C. Ancol C2H5OH 46o.
D. Dung dịch HCHO 25%- 30% về thể tích trong nước.
Câu 4: Formalin là dung dịch chứa khoảng 40%:
A. Fomanđehit. B. Anđehit axetic. C. Benzanđehit. D. Axeton.
● Tính chất hóa học
Câu 1: Anđehit benzoic C6H5CHO có thể tham gia các phản ứng sau:

Câu nào đúng khi nói về phản ứng trên?


A. Anđehit benzoic chỉ bị oxi hóa.
B. Anđehit benzoic chỉ bị khử.
C. Anđehit benzoic không bị oxi hóa, không bị khử.
D. Anđehit benzoic vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.
Câu 2: Nhận định nào sau đây không đúng với CH2=CH–CHO?
A. Phản ứng với H2 dư có xúc tác Ni tạo CH3–CH2–CHO.
B. Vừa có tính vừa có tính oxi hóa lại vừa có tính khử.
C. Cộng H2 dư có Ni làm xúc tác tạo ancol bậc I.
D. Khi tham gia phản ứng tráng bạc, mỗi phân tử nhường 2 electron.
● Điều chế và ứng dụng
Câu 1: CH3CHO không thể tạo thành trực tiếp từ
A. CH2=CH2. B. C2H2.
C. C2H5OH. D. CH3COOH.
Câu 2: Hiện nay, nguồn nguyên liệu chính để sản xuất anđehit axetic trong công nghiệp là
A. etanol. B. etan. C. axetilen. D. etilen.
3. Mức độ vận dụng
ANCOL
● Tính chất hóa học
Câu 1: Khi cho 9,2 gam ancol etylic tác dụng với Na vừa đủ, thu được V lít H 2 (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24. B. 6,72. C. 4,48. D. 3,36.
Câu 2: Khi cho 6,4 gam ancol metylic tác dụng với Na vừa đủ, thu được V lít H 2 (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24. B. 6,72. C. 1,12. D. 3,36.
Câu 3: Khi cho 7,8 gam hỗn hợp X gồm ancol metylic và ancol etylic tác dụng với K vừa đủ, thu được 2,24 lít H 2
(đktc). Phần trăm khối lượng của ancol etylic trong X là
A. 41,03%. B. 48,82%. C. 51,18%. D. 58,97%.
Câu 4: Cho 5,8 gam hỗn hợp X (chiếm 0,1 mol) gồm 2 ancol no, mạch hở (có số lượng nhóm hiđroxyl hơn kém nhau
một đơn vị) tác dụng với Na dư, thu được 1,568 lít hiđro (đktc). Công thức 2 ancol là:
A. C3H7OH và C3H6(OH)2. B. C3H7OH và C2H4(OH)2.
C. CH3OH và C2H4(OH)2. D. C2H5OH và C3H6(OH)2.
Câu 5: Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,1 mol CH 3OH và 0,2 mol C2H5OH với H2SO4 đặc ở 140oC, khối lượng ete thu
được là
A. 12,4 gam. B. 7 gam. C. 9,7 gam. D. 15,1 gam.
. ANĐEHT
Câu 1: Cho 1,97 gam dung dịch fomalin tác dụng với dung dịch AgNO 3/NH3 dư, thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ
phần trăm của anđehit fomic trong fomalin là
A. 49%. B. 40%. C. 50%. D. 38,07%.
Câu 2: Cho 8,8 gam anđehit axetic (CH3CHO) tham gia phản ứng tráng gương trong dung dịch AgNO 3/NH3 thì thu
được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 21,6. B. 4,32. C. 10,8. D. 43,2.
Câu 3: Cho 3,3 gam anđehit fomic phản ứng với dung dịch AgNO 3/NH3 (dư), thu được m gam kim loại Ag. Giá trị
của m là
A. 21,16. B. 47,52. C. 43,20. D. 23,76.
Câu 4: Cho 10,4 gam hỗn hợp gồm metanal và etanal tác dụng với một lượng vừa dư AgNO 3/NH3, thu được 108 gam
Ag. Khối lượng metanal trong hỗn hợp là
A. 4,4 gam. B. 3 gam. C. 6 gam. D. 8,8 gam.
Câu 5: Cho 7 gam chất hữư cơ X (chứa C, H, O) phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO 3 /NH3, thu được 21,6 gam
Ag. Công thức của X là
A. CH3CHO. B. C2H3CHO. C. C2H5CHO. D. C3H5CHO.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn một anđehit X, thu được số mol CO 2 bằng số mol H2O. Nếu cho X tác dụng hết với lượng
dư AgNO3/NH3 thì số mol Ag thu được gấp 4 lần số mol X đã phản ứng. Công thức phân tử X là
A. C2H5CHO. B. HCHO. C. (CHO)2. D. C2H3CHO.
Câu 7: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol propenal và 0,3 mol khí hiđro. Cho hỗn hợp X qua ống sứ nung nóng có chứa Ni làm
xúc tác, thu được hỗn hợp Y gồm propanal, propanol, propenal và hiđro. Tỉ khối hơi của hỗn hợp Y so với hiđro bằng
12,4. Số mol H2 trong hỗn hợp Y là
A. 0,05. B. 0,15. C. 0,1. D. 0,2.
Câu 8: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol anđehit metacrylic và 0,3 mol khí hiđro. Nung nóng hỗn hợp X một thời gian, có mặt
chất xúc tác Ni, thu được hỗn hợp hơi Y gồm hỗn hợp ancol, anđehit và hiđro. Tỉ khối hơi của Y so với He bằng
95/12. Mặt khác, dẫn toàn bộ hỗn hợp Y qua dung dịch nước Br2 thì làm mất màu vừa đủ a mol Br2. Giá trị của a là
A. 0,16 mol. B. 0,20 mol. C. 0,02 mol. D. 0,04 mol.
Câu 9: Đun 132,8 gam hỗn hợp 3 ancol no, đơn chức với H 2SO4 đặc ở 140 C, thu được hỗn hợp các ete có số mol
o

bằng nhau và có khối lượng là 111,2 gam. Số mol của mỗi ancol trong hỗn hợp là
A. 0,8 mol. B. 0,15 mol. C. 0,4 mol. D. 0,2 mol.
Câu 10: Thực hiện phản ứng tách nước một ancol đơn chức X ở điều kiện thích hợp. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn thu được chất hữu cơ Y có tỉ khối đối với X là 37/23. Công thức phân tử của X là
A. CH3OH. B. C3H7OH. C. C4H9OH. D. C2H5OH.
Câu 11: Đun nóng hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức liên tiếp trong dãy đồng đẳng với H 2SO4 đặc ở 140oC. Sau phản
ứng được hỗn hợp Y gồm 5,4 gam nước và 19,4 gam 3 ete. Hai ancol ban đầu là:
A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H5OH và C4H7OH. D. C3H7OH và C4H9OH.
Câu 12: Oxi hóa không hoàn toàn 23 gam etanol tạo ra 5,5 gam anđehit axetic và 7,5 axit axetic. Hiệu suất của quá
trình oxi hóa là
A. 80%. B. 100%. C. 50%. D. 70%.
Câu 13: Dẫn hơi C2H5OH qua ống đựng CuO nung nóng được 11,76 gam hỗn hợp X gồm anđehit, ancol dư và nước.
Cho X tác dụng với Na dư được 2,24 lít H2 (đktc). Phần trăm ancol bị oxi hoá là
A. 80%. B. 75%. C. 60%. D. 50%.
● Tổng hợp kiến thức
Câu 1: Có các nhận xét sau về ancol:
(1) Các ancol là chất lỏng hoặc rắn ở điều kiện thường.
(2) Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của ancol đều cao hơn so với hiđrocacbon, ete có khối lượng phân tử tương
đương.
(3) Khi đun nóng các ancol no, mạch hở, đơn chức có số nguyên tử cacbon nhỏ hơn 4 với H 2SO4 đặc ở 170oC chỉ
tạo ra tối đa một anken.
(4) Ở điều kiện thường 1 lít dung dịch ancol etylic 45 o có khối lượng là 1,04 kg. Biết khối lượng riêng của ancol
etylic và của nước lần lượt là 0,8 gam/ml và 1 gam/ml.
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 2: Cho các phát biểu sau:

(a) Đốt cháy hoàn toàn ancol no, đơn chức, mạch hở ta luôn thu được .
(b) Oxi hóa hoàn toàn ancol bằng CuO ta thu được anđehit.
(c) Nhiệt độ sôi của ancol anlylic lớn hơn propan-1-ol.
(d) Để phân biệt etylen glicol và glixerol ta dùng thuốc thử Cu(OH) 2.
(e) Đun nóng etanol (H2SO4,ở 140oC) ta thu được etilen.
Số phát biểu không đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 3: Trong số các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):
(1) Phenol tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch HCl.
(2) Phenol có tính axit, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.
(3) Phenol dùng để sản xuất keo dán, chất diệt nấm mốc.
(4) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen.
Các phát biểu đúng là:
A. (1), (3), (4). B. (1), (2), (3). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (4).
Câu 4: Cho các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):
(a) Phenol vừa tác dụng được với dung dịch NaOH vừa tác dụng được với Na.
(b) Phenol phản ứng được với dung dịch nước brom tạo nên kết tủa trắng.
(c) Phenol có tính axit nhưng yếu hơn tính axit của H2CO3.
(d) Phenol phản ứng được với dung dịch KHCO3 tạo CO2.
(e) Phenol là một ancol thơm.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 5: Cho các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):
(a) Phenol tan nhiều trong nước lạnh.
(b) Phenol có tính axit nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím.
(c) Phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc.
(d) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen.
(e) Cho nước brom vào dung dịch phenol thấy xuất hiện kết tủa.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6: Cho các phản ứng sau về phenol (C6H5OH):
(1) Phenol vừa tác dụng được với dung dịch NaOH vừa tác dụng được với Na.
(2) Phenol tan tốt trong dung dịch KOH.
(3) Nhiệt độ nóng chảy của phenol lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của ancol etylic.
(4) Phenol là một ancol thơm.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 7: Cho các phát biểu sau:
(1) Phenol tan vô hạn trong nước ở 66oC.
(2) Phenol có lực axit mạnh hơn ancol etylic.
(3) Phản ứng thế vào benzen dễ hơn phản ứng thế vào nhân thơm của phenol.
(4) Phenol tan tốt trong etanol.
(5) Phenol làm quỳ tím hóa đỏ.
(6) Nhóm OH phenol không bị thế bởi gốc axit như nhóm OH ancol.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.
Câu 8: Cho các phát biểu sau:
(1) Phenol C6H5OH là một rượu thơm.
(2) Phenol tác dụng được với NaOH tạo thành muối và nước.
(3) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen.
(4) Dung dịch phenol làm quỳ tím hóa đỏ do nó là axit.
(5) Giữa nhóm OH và vòng benzen trong phân tử phenol ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
Số nhận xét không đúng là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 9: Cho các phát biểu sau:
(1) Fomanđehit, axetanđehit đều là những chất tan tốt trong nước;
(2) Khử anđehit hay xeton bằng H2 (xúc tác Ni, đun nóng) đều tạo sản phẩm là các ancol cùng bậc;
(3) Oxi hóa axetanđehit bằng O2 (xúc tác Mn2+, to) tạo ra sản phẩm là axit axetic;
(4) Oxi hóa fomanđehit bằng dung dịch AgNO 3 trong NH3 dư thì sản phẩm oxi hóa sinh ra có thể tạo kết tủa với
dung dịch CaCl2;
(5) Axetanđehit có thể điều chế trực tiếp từ etilen, axetilen, hay etanol;
(6) Axeton có thể điều chế trực tiếp từ propin, propan-2-ol.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu là sai?
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 10: Cho các phát biểu sau:
(1) Anđehit chỉ thể hiện tính oxi hóa trong các phản ứng hóa học.
(2) Anđehit phản ứng với H2 (xúc tác Ni, to) luôn tạo ra ancol bậc một.
(3) Axit axetic không tác dụng được với Fe(OH)2.
(4) Oxi hóa etilen là phương pháp hiện đại để sản xuất anđehit axetic.
(5) Nguyên liệu để sản xuất axit axetic theo phương pháp hiện đại là metanol và cacbon oxit.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 11: Cho các phát biểu sau:
(a) Khử xeton bằng H2 thu được ancol bậc 2.
(b) Anđehit làm mất màu dung dịch nước brom và dung dịch kalipemanganat ở điều kiện thường.
(c) Oxi hóa etilen là phương pháp hiện đại dùng để sản xuất axetanđehit.
(d) Axeton không làm mất màu dung dịch nước brom nhưng làm mất màu dung dịch kalipemanganat ở điều kiện
thường.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 12: Cho các phát biểu sau:
(1) Anđehit chỉ thể hiện tính khử;
(2) Anđehit phản ứng với H2 (xúc tác Ni, to) tạo ra ancol bậc một;
(3) Axit axetic không tác dụng được với Cu(OH)2;
(4) Oxi hóa etilen là phương pháp hiện đại để sản xuất anđehit axetic;
(5) Nguyên liệu để sản xuất axit axetic theo phương pháp hiện đại là metanol.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.

4. Mức độ vận dụng cao


Câu 1: Hỗn hợp X gồm ancol đơn chức Y và ancol hai chức Z có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Cho m
gam hỗn hợp X phản ứng hết với Na thu được 5,712 lít H 2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu
được 23,76 gam CO2. Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp X là
A. 91,51%. B. 14,42%. C. 72,94%. D. 85,58%.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm ancol etylic, etylen glicol và glixerol, thu được 11,2 lít CO 2 và
13,05 gam H2O. Mặt khác, cho 16,62 gam hỗn hợp X tác dụng với Na (dư), thu được 5,376 lít khí. Các thể tích đo ở
đktc. Phần trăm khối lượng của etylen glicol trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị
A. 47%. B. 28%. C. 55%. D. 33%.
Câu 3: Cho 10,7 gam hỗn hợp X gồm CH 3CHO, C2H5CHO, (CHO)2 và CH2=CH-CHO tác dụng với lượng dư dung
dịch AgNO3 trong NH3, thu được 54 gam Ag. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 10,7 gam hỗn hợp Y rồi dẫn toàn bộ sản
phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong (dư) thấy tạo thành 50 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm m gam.
Giá trị của m là
A. 21,7. B. 25,6. C. 19,0. D. 20,8.
Câu 4: Cho m gam hỗn hợp X gồm CH2=CH-CHO, HCHO, C2H5CHO và OHC-CHO cho phản ứng với lượng dư
dung dịch AgNO3/NH3, thu được 38,88 gam Ag. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, thu được 0,28 mol
CO2 và 0,22 mol H2O. Giá trị của m là
A. 6,68. B. 7,64. C. 7,32. D. 6,36.
Câu 5: Oxi hóa m gam ancol đơn chức X bằng oxi (có xúc tác), thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành ba phần bằng
nhau: Phần I tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Phần II tác dụng với dung
dịch NaHCO3, dư được 2,24 lít khí (đktc). Phần III tác dụng với Na (vừa đủ), thu được 4,48 lít khí (đktc) và 25,8 gam
rắn khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3CH2CH2OH. B. CH3CH2OH.
C.CH3(CH2)2CH2OH. D. CH3(CH2)3CH2OH.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit cần dùng vừa hết 0,375 mol O 2, sinh ra 0,3 mol CO2 và
0,3 mol H2O. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3 thì lượng kết tủa bạc
thu được tối đa là
A. 75,6 gam. B. 48,6 gam. C. 64,8 gam. D. 32,4 gam.

TỰ LUẬN
Câu 1: Nêu định nghĩa ancol? Viết công thức tổng quát ancol no, đơn chức, mạch hở?
Câu 1: Nêu định nghĩa anđehit? Viết công thức tổng quát anđehit no, đơn chức, mạch hở?
Câu 3: Viết ptpu sau, ghi rõ đều kiện, nếu có:
a, CH3OH + Na
b, CH3- CH2 – OH + Na
b, CH3- CH2 - OH + CuO
c, CH3- CH2 - OH + HCl
d, CH3 – CHO + H2
e, HCHO + H2

You might also like