You are on page 1of 2

 Thành viên: Lê Minh Ngọc, Lê Ngọc Minh, Hoàng Thu Trang, Cao Khánh Linh, Nguyễn Thị

Minh Thư, Hoàng Lê Tú Quyên

Dân tộc Nùng

-Dân số: Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, người Nùng có 1.083.298 người. Trong
đó, có 546.978 nam và 536.320 nữ.

-Địa bàn cư trú: Dân tộc Nùng sống tập trung ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên,
Hà Giang, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lào Cai, Yên Bái.

-Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái – Kađai).

*Đời sống vật chất

-Ẩm thực:

+Người Nùng cũng ăn cơm gạo tẻ, ăn xôi và chế biến nhiều món ăn từ gạo tẻ và gạo nếp. Từ gạo tẻ,
đồng bào làm cao quyển, cao xằng, từ gạo nếp chế biến xôi màu (tím, đen, đỏ, vàng), xôi trám đen,
xôi trứng kiến; chế biến thành các loại bánh.

+Ngoài các món ăn thông thường, người Nùng có một số món ăn đặc sản gắn với các dịp lễ tiết. Vào
dịp tết Nguyên đán, người Nùng hay mổ gà trống thiến, gói bánh chưng (loại bánh dài). Tết cuối
tháng Giêng, đồng bào hay làm bánh ngải (bánh dày với lá ngải cứu non)... Ngày cưới, ngày sinh nhật
nhất định phải có món lợn quay nhồi lá mắc mật.

-Trang phục: Y phục truyền thống của người Nùng khá đơn giản, thường làm bằng vải thô tự dệt,
nhuộm chàm và hầu như không có thêu thùa trang trí. Nam giới mặc áo cổ đứng, xẻ ngực, có hàng
cúc vải. Phụ nữ mặc áo năm thân, cài cúc bên nách phải, thường chỉ dài quá hông. Phụ nữ Nùng đội
khăn vuông, chít kiểu mỏ quạ. Nam giới Nùng đội mũ, nhất là khi tiến hành các nghi lễ mang tính tâm
linh.

-Nhà ở: nhà sàn, lợp ngói máng, có ba tầng sử dụng. Tầng 1 là gầm sàn dành cho gia cầm, gia súc,
công cụ sản xuất; tầng 2 là sàn dành cho người ở và các đồ dùng sinh hoạt; tầng 3 là gác, làm kho
chứa lương thực, các thứ khác được bảo quản ở nơi khô ráo. Phía trước nhà có sàn phơi. Ở một số
vùng, người Nùng làm nhà trình tường. Trong nhà ở của người Nùng, bếp không chỉ để nấu ăn, mà
còn để sưởi ấm, nhất là mùa đông giá lạnh

*Đời sống tinh thần

-Lễ hội:

+Hội tranh đầu pháo: diễn ra vào ngày 2 tháng 2 âm lịch hàng năm tại huyện Quảng Uyên , Cao
Bằng. Hội pháp hoa thể hiện tinh thần thượng võ, lôi cuốn các chàng trai khỏe mạnh từ các địa
phương đến tham gia cướp đầu pháo với hy vọng giành được may mắn về cho người thân, địa
phương mình. Đến với lễ hội pháo hoa của vùng đồng bào dân tộc Nùng, du khách sẽ được hòa mình
vào không gian văn hóa vẫn còn mang đậm giá trị truyền thống thể hiện trên hoa văn trang phục
người dân tộc, tham gia trải nghiệm quay lợn và thưởng thức các món xôi cẩm, ngũ sắc của vùng quê
nơi đây.
+ Hội Lồng Tồng: Thường tổ chức ở những bãi đất trống, rộng hoặc trên cánh đồng vừa thu hoạch.
Thời gian thưởng tổ chức vào sau tết, sau vụ mùa bội thu, bà con dân tộc thường tổ chức các trò
chơi dân gian: tung còn, rước rồng, múa kỳ lân, sư tử, tranh đầu pháo thăng thiên, hát sli lượn và có
các ông tào, bà then đọc lời cầu nguyện…

+Hội Thanh Minh: Được tổ chức tại xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên. Hội do dân tộc Nùng An khởi
xướng và được tổ chức vào ngày thanh minh hàng năm có ý nghĩa cầu mùa cho bản, cầu phúc cho
lứa đôi.

You might also like