You are on page 1of 3

Định lý Dilworth và ứng dụng

Trương Phước Nhân , 23/07/2017


Phát biểu của định lý :
Đầu tiên ta cần làm quen với một số khái niệm cơ bản cần thiết . Một tập sắp thứ tự bộ phận hay poset là
một tập hợp P được trang bị một quan hệ hai ngôi  thỏa mãn :
1) Tính chất phản xạ : a  a với mọi a  P
2) Tính chất bắc cầu : Nếu a  b và b  c thì a  c
3) Tính phản đối xứng : Nếu a  b và b  a thì a  b
Hai phần tử a, b được gọi là so sánh được nếu a  b hoặc b  a . Trong trường hợp còn lại thì ta gọi là
không so sánh được.
Một tập sắp thứ tự không chứa cặp phần tử không so sánh được gọi là tập sắp thứ tự tuyến tính. Ta sử
dụng kí hiệu a  b để chỉ sự kiện a  b và a  b
Ta gọi một xích là một dãy phần tử thỏa a1  a2  ...  as ; một đối xích là một dãy sao cho hai phần tử bất
kì là không so sánh được.
k
Gọi C1 , C2 ,..., Ck là họ các xích sao cho P  Ci (lưu ý là các xích C1 , C2 ,..., Ck này luôn tồn tại theo
i 1

bổ đề Zorn). Giả sử A là một đối xích . Thì khi đó ta phải có k  A , nếu ngược lại A  k thì theo nguyên
lí chuồng bồ câu ( xem bài “ Nguyên lý chuồng bồ câu” ) , ở đây các phần tử của A đóng vai trò các chú bồ
câu còn các tập C1 , C2 ,..., Ck đóng vai trò những chiếc chuồng, ta tìm được hai phần tử của đối xích A cùng
nằm trong một xích , vô lí.
Bài toán 1 ( Dilworth ) Nếu P là một poset hữu hạn thì
m
min{m :  các xích C1 , C2 ,..., Cm sao cho P  Ci }= max{ A : A là đối xích}
i 1

Chứng minh : Từ nhận xét ở trên thì phần việc của ta chỉ là chứng minh : max ...  min ...
Ta chứng minh bất đẳng thức này bằng qui nạp theo số phần tử của poset P . Khẳng định là hiển nhiên đúng
với P  0 .
Bây giờ giả sử qui nạp khẳng định đã được chứng minh là đúng với mọi poset có số phần tử  P . Gọi m là
kích thước tối đa có thể có của một đối xích chứa trong tập P .
Đặt C  xi : x1  x2  ...  xs  là một xích cực đại bất kì chứa trong P . Ta tiến hành xét hai trường hợp sau :
Trường hợp 1: Mọi đối xích chứa trong tập P \ C có số phần tử tối đa là k  m  1 . Sử dụng giả thiết qui
k k
nạp , ta tìm được các xích C1 , C2 ,..., Ck sao cho P \ C  Ci  P  C  Ci  max ...  min ... .
i 1 i 1

Trường hợp 2: Tồn tại một đối xích A  a1 , a2 ,..., am   P \ C .


Đặt: P  {x  P : ai sao cho x  ai }
P  {x  P : ai sao cho x  ai }
Khi đó :
1) P  P  P : nếu ngược lại thì ta sẽ tìm được một phần tử x không so sánh được với các phần tử của
đối xích A , hay nói cách khác  x  A là một đối xích , điều này mâu thuẫn với tính cực đại của A .
2) P  P  A : nếu ngược lại ta sẽ tìm được phần tử x và hai phần tử ai , a j  A sao cho ai  x  a j , điều
này mâu thuẫn với việc A là một đối xích.
3) xs  P  : nếu ngược lại xs  P  thì xs  ai với một chỉ số i , lưu ý rằng dấu bằng không thể nào xảy ra
được vì xs  C còn ai  P \ C , nên xs  ai với một chỉ số i và như vậy thì C  ai  tạo thành một xích mâu
thuẫn với tính cực đại.
Sử dụng giả thiết qui nạp cho poset P  ( bởi vì P   P do 3)) với lưu ý quan trọng là A là một đối xích
m
cực đại chứa trong P  ta tìm được các xích C1 , C2 ,..., Cm sao cho P   Ci  . Do 2) nên các phần tử của
i 1

A được phân bố vào các tập C , mỗi tập nhận duy nhất một phần tử. Không mất tính tổng quát ta có thể
i
giả sử ai  Ci ( vì nếu cần thiết ta có thể thực hiện đánh số lại các tập Ci ). Khi đó ai là phần tử lớn nhất
của tập Ci , vì nếu ngược lại thì ta sẽ tìm được phần tử x  Ci sao cho x  ai hay nói cách khác
x   P   P   \ A , điều này mâu thuẫn với 2). Lập luận tương tự cho P  , lưu ý rằng x1  P  , ta cũng tìm
m

  
được dãy các xích C , C ,..., C sao cho P 
1 2 m Ci  với ai  Ci và ai là phần tử nhỏ nhất của Ci .
i 1
m
Do đó P  Ci với Ci  Ci Ci là các xích.
i 1
Kết hợp kết quả thu được ở hai trường hợp trên ta thu được kết quả mong muốn.
Bài toán 2 : Nếu P là một poset hữu hạn thì
m
min{m :  các đối xích A1 , A2 ,..., Am sao cho P  Ai }= max{ C : C là xích}
i 1

Chứng minh :
Nhận xét : Số nhỏ nhất các đối xích cần thiết để phủ poset P phải bé hơn hoặc bằng kích thước của một xích
bất kì chứa trong P , bởi vì mỗi xích chỉ có thể chứa tối đa là một phần tử của mỗi đối xích trong phép phủ
của poset P .
Công việc của ta là chứng minh chiều ngược lại của đánh giá. Ta thực hiện điều này bằng qui nạp theo chiều
dài cực đại m của một xích trong poset. Khẳng định là hiển nhiên với m  1 , bởi vì khi đó bản thân P là
một đối xích. Giả sử qui nạp khẳng định bài toán là đúng với mọi poset P bất kì có chiều dài xích chứa
trong nó  m  1 . Gọi C  xi : x1  x2  ...  xm  là một xích có chiều dài tối đa chứa trong poset P và A là
tập các phần tử cực đại của P , phần tử x được gọi là cực đại nếu như không tồn tại phần tử y sao cho
y  x . Bây giờ ta xét P  P \ A , P không chứa xích có độ dài m , nếu ngược lại ta tạm gọi xích
y1  y2  ...  ym được chứa trong P thì do ym  A nên tồn tại phần tử x sao cho x  ym ta được xích
y1  y2  ...  ym  x có chiều dài m  1 , mâu thuẫn với tính cực đại của m . Nên một xích bất kì chứa trong
tập P có chiều dài tối đa là k  m  1 . Sử dụng giả thiết qui nạp ta có thể tìm được các đối xích A1 , A2 ,..., Ak
sao cho P  A1  A2  ...  Ak  P \ A  A1  A2  ...  Ak  P  A1  A2  ...  Ak  A . Từ đây suy ra điều
phải chứng minh.
Những áp dụng của định lý Dilworth trong toán sơ cấp
Bài toán 1 : (Erdos-Szekeres)
Một dãy các số thực a1 , a2 ,..., an2 1 phân biệt bất kì luôn chứa một dãy con đơn điệu có chiều dài n  1 .
( xem lại bài viết “ Nguyên lý chuồng bồ câu” có trình bày phép chứng minh sơ cấp cho bài toán này trong
trường hợp tổng quát hơn )
Chứng minh : Đặt P :  i, ai  :1  i  n2  1 ta định nghĩa quan hệ thứ tự  i, ai    j, a j  nếu và chỉ nếu
i  j và ai  a j ( công việc kiểm tra các tiên đề về poset là tầm thường , ta không nhắc đến ở đây) . Một xích
trong poset P tương ứng với một dãy con tăng của dãy các số thực a1 , a2 ,..., an2 1 . Giả sử không có dãy con
 n2  1
tăng nào có độ dài  n  1 . Khi đó số xích tối thiểu cần dùng để phủ poset P là   1  n 1
 n 
n2  1  n2  1
( nếu ta đặt số xích tối thiểu bằng a thì ta có n  a  1  n2  1  a  1  a    1  n 1
n  n 
và nếu a  n thì số phần tử tối đa chứa trong poset P chỉ bằng n 2 nên a  n  1 )
Sử dụng định lý Dilworth ta tìm được một đối xích A có số phần tử tối đa là n  1 .

Không mất tính tổng quát ta giả sử rằng đối xích A chứa đúng n  1 phần tử, A  it ; ait :1  t  n  1 ,  
trong đó i1  i2  ...  in1 . Ta cần chứng minh dãy tương ứng là một dãy giảm . Thật vậy, giả sử ait  ait1 với
   
một chỉ số t thì it , ait  it 1 , ait1 , điều này mâu thuẫn với việc A là một đối xích. Từ đây ta suy ra điều
phải chứng minh.
Bài toán 2: (Hall) Cho G   X  Y , E  là một đồ thị lưỡng phân thỏa mãn điều kiện Hall, có nghĩa là
N  A  A với mọi tập A  X và N  A là tập các lân cận của tập A trong Y .
Chứng minh rằng G có một cặp ghép hoàn hảo.
Chứng minh :
Ta định nghĩa poset P : X  Y và quan hệ thứ tự  như sau : x  y nếu và chỉ nếu x  X , y  Y ,  x, y   E .
( việc các tiên đề là tầm thường , ta bỏ qua không nhắc đến).
Giả sử A là đối xích cực đại chứa trong poset P thì A có dạng : A   x1 ,..., xh , y1 ,..., yk  . Đặt s : h  k .
Khi đó , bởi vì A là đối xích nên ta phải có
N x1 , x2 ,..., xk   Y \  y1 , y2 ,..., yh   N x1 , x2 ,..., xk   Y \  y1, y2 ,..., yh   Y  h
Theo điều kiện Hall, ta có : N  x1 , x2 ,..., xk   x1 , x2 ,..., xk   k . Do đó, Y  k  h  s .
Sử dụng định lý Dilworth , P được phủ bởi s xích. Giả sử ghép cặp M tương ứng với phép phủ này có
kích thước m , khi đó có X  m đỉnh thuộc tập X và Y  m đỉnh thuộc Y không thuộc cặp ghép này.
Do đó ta có hệ thức sau : m   X  m    Y  m   s  Y  m  X  m  X , đpcm.
Tài liệu tham khảo :
[1]. Các bài giảng trên internet
[2]. Stasys Jukna , Extremal Combinatorics: with Applications in Computer Science,Second Edition.
[3]. Trương Phước Nhân, Nguyên lý chuồng bồ câu, 09/07/2017

You might also like