You are on page 1of 6

Định lý Dilworth, định lý Mirsky và ứng dụng

Phan Anh Quân - Nguyễn Tiến Lâm

1 Một số kiến thức chuẩn bị

Định nghĩa 1. Một quan hệ hai ngôi ≤ trên một tập hợp P được gọi là một quan hệ thứ tự
bộ phận nếu thoả mãn các tính chất sau

• Phản xạ: a ≤ a ∀a ∈ P .

• Phản xứng: ∀a, b ∈ P thoả mãn a ≤ b, b ≤ a thì a = b.

• Bắc cầu: ∀a, b, c ∈ P thoả mãn a ≤ b, b ≤ c thì a ≤ c.

Ký hiệu ≤ là ký hiệu tiêu chuẩn dùng để chỉ các quan hệ thứ tự bộ phận. Lưu ý quan hệ thứ
tự bộ phận ở đây được hiểu là quan hệ xếp thứ tự, không phải là quan hệ "nhỏ hơn hoặc bằng"
theo nghĩa thông thường; ta nói a ≤ b hiểu là a "đứng trước" b, chứ không phải là a "nhỏ hơn
hoặc bằng" b. Ví dụ quan hệ "lớn hơn hoặc bằng" (≥) theo nghĩa thông thường là một quan
hệ xếp thứ tự bộ phận trên R. Khi đó ta có 2 ≥ 1 nghĩa là 2 đứng trước 1. Thậm chí nếu ta
dùng cách ký hiệu chuẩn ≤ cho quan hệ này thì ta phải ký hiệu là 2 ≤ 1.

Định nghĩa 2. Tập hợp P với quan hệ thứ tự bộ phận ≤ được gọi là một tập hợp có quan hệ
thứ tự bộ phận, thường được ký hiệu là (P, ≤). Để ngắn gọn thì trong bài viết này ta dùng từ
"poset" (viết tắt của partially ordered set) để chỉ các tập hợp có quan hệ thứ tự bộ phận.

Định nghĩa 3. Cho một poset (P, ≤). Hai phần tử a, b ∈ P được gọi là so sánh được nếu a ≤ b
hoặc b ≤ a. Ngược lại, ta nói a, b là không so sánh được.

Định nghĩa 4. Cho một poset (P, ≤). Một phần tử a ∈ P được gọi là cực đại nếu như không
tồn tại b ∈ P , b 6= a mà a ≤ b. a được gọi là cực tiểu nếu như không tồn tại b ∈ P , b 6= a mà
b ≤ a.

Lưu ý là trong một poset có thể có nhiều phần tử cực đại khác nhau, nhiều phần tử cực tiểu
khác nhau.

Định nghĩa 5. Cho một poset (P, ≤). Một xích trên P là một tập con của P mà hai phần tử
bất kỳ trong đó đều so sánh được. Một phản xích trên P là một tập con của P mà hai phần
tử bất kỳ trong đó đều không so sánh được. Ta gọi số phần tử trong xích (phản xích) là độ dài
của xích (phản xích) đó.

1
Định nghĩa 6. Cho một poset (P, ≤). Chiều cao của P , ký hiệu height(P ), là độ dài lớn nhất
có thể của một xích trong P . Chiều rộng của P , ký hiệu width(P ), là độ dài lớn nhất có thể
của một phản xích trong P .

Định nghĩa 7. Cho một poset (P, ≤). Một phủ xích của P là một họ các xích sao cho hợp của
chúng là toàn bộ P . Một phủ phản xích của P là một họ các phản xích sao cho hợp của chúng
là toàn bộ P .

2 Định lý Dilworth

Định lý 1 (Dilworth). Trong một poset (P, ≤) hữu hạn bất kỳ, độ dài lớn nhất của một phản
xích sẽ bằng với số lượng nhỏ nhất các xích dùng để phủ P . Nói cách khác, width(P ) chính là
số lượng xích nhỏ nhất có trong một phủ xích.

Chứng minh. Định lý sẽ được chứng minh nếu ta làm được hai điều sau:

• Chứng minh được rằng nếu như có một phủ xích và một phản xích bất kỳ, thì số lượng
xích trong phủ xích luôn không nhỏ hơn độ dài của phản xích.

• Chỉ ra một phủ xích và một phản xích sao cho phủ xích có số lượng xích bằng độ dài của
phản xích. Từ đó suy ra phủ xích và phản xích chỉ ra lần lượt là phủ xích có số lượng
xích nhỏ nhất, và phản xích có độ dài lớn nhất.

Ta sẽ chứng minh điều đầu tiên. Thật vậy giả sử ta có một phủ xích và một phản xích bất kỳ.
Ta thấy rằng mỗi xích trong phủ xích đang có chỉ có thể chứa nhiều nhất một phần tử trong
phản xích (hai phần tử bất kỳ trong một phản xích đều không so sánh được, nên chúng không
thể cùng nằm trong một xích). Suy ra số lượng xích trong một phủ xích không thể nhỏ hơn độ
dài của một phản xích.

Tiếp theo ta sẽ chỉ ra một phủ xích và một phản xích sao cho phủ xích có số lượng xích
bằng độ dài của phản xích bằng phương pháp quy nạp theo số phần tử của P . Trường hợp
|P | = 0, |P | = 1 hiển nhiên.

Giả sử khẳng định đúng với mọi poset có số phần tử nhỏ hơn P . Gọi a là một phần tử cực đại
trong P . Xét P 0 = P − {a}. Theo giả thiết quy nạp thì tồn tại các xích C1 , . . . , Ck phủ P và
tồn tại ít nhất một phản xích A0 có độ dài k, k ∈ N. Hiển nhiên khi đó A ∩ Ci có chính xác
một phần tử với mọi i. Khi đó mọi xích Ci đều có chứa ít nhất một phần tử nằm trong một
phản xích nào đó có độ dài k trong P 0 . Khi đó tồn tại xi là phần tử cực đại trong Ci có tính
chất trên, và gọi Ai là phản xích có độ dài k trong P mà chứa xi . Gọi A = {x1 , x2 . . . . , xk }.
Ta sẽ chỉ ra A là một phản xích. Thật vậy, tương tự trên ta có Ai ∩ Cj 6= ∅ với mọi i, j. Xét
y ∈ Ai ∩ Cj , theo định nghĩa của xj thì y ≤ xj . Khi đó nếu xj ≤ xi thì y ≤ xi , vô lý vì y 6= xi
(nếu y = xi thì xi ≤ xj ≤ xi , suy ra xi = xj vô lý), chúng cùng thuộc vào phản xích Ai . Như
vậy xj 6≤ xi ∀i, j ∈ {1, . . . .k}. Điều này cho ta thấy A là một phản xích.

Ta quay lại với P . Nếu như tồn tại i thoả mãn xi ≤ a, đặt K = {a} ∪ {z ∈ Ci , z ≤ xi }, khi
đó K là một xích. Khi đó P − K sẽ không chứa bất cứ phản xích có độ dài K nào (nếu có thì
phản xích đó sẽ giao với xích Ci − K tại một điểm t, xi ≤ t, trái với với định nghĩa của xi ).
Khi đó, A − {xi } là phản xích của P − K có độ dài k − 1 là độ dài lớn nhất, theo giả thiết quy

2
nạp thì tồn tại một phủ xích gồm k − 1 xích của P − K. Khi đó P được phủ bởi k xích (bao
gồm K và k − 1 xích bên trên), đồng thời P chứa một phản xích độ dài k là A.

Nếu như xi 6≤ a với mọi i ∈ {1, 2, . . . , k} thì A ∪ {a} là một phản xích có độ dài k + 1 và P sẽ
được phủ bởi k + 1 xích là {a}, C1 , C2 , . . . , Ck .

3 Định lý Mirsky

Định lý 2 (Mirsky). Trong một poset (P, ≤) hữu hạn bất kỳ, độ dài lớn nhất của một xích sẽ
bằng với số lượng nhỏ nhất các phản xích dùng để phủ P . Nói cách khác, height(P ) chính là
số lượng phản xích nhỏ nhất có trong một phủ phản xích.

Chứng minh. Định lý sẽ được chứng minh nếu ta làm được hai điều sau:

• Chứng minh được rằng nếu như có một xích và một phủ phản xích bất kỳ, thì số lượng
phản xích trong phủ phản xích luôn không nhỏ hơn độ dài của xích.

• Chỉ ra một phủ phản xích có số lượng xích bằng height(P ).

Chứng minh của ý đầu tương tự như chứng minh trong định lý Dilworth (bạn đọc tự làm).

Tiếp theo, ta sẽ xây dựng một phủ phản xích có số lượng phản xích bằng k = height(P ). Định
nghĩa ánh xạ N : P → N thoả mãn với x ∈ P thì N (x) là độ dài lớn nhất của một xích thoả
mãn x là phần tử cực đại trong xích đó. Khi đó

{N −1 (p), 1 ≤ p ≤ k}

là một phân hoạch của P .

Ta sẽ chỉ ra N −1 (p) 6= ∅ và là phản xích với mọi p ∈ {1, 2, . . . , k}. Thật vậy xét x1 ≤ x2 ≤
· · · ≤ xk là xích có độ dài lớn nhất trong P . Khi đó ta có N (xp ) = p ∀1 ≤ p ≤ k. Thật vậy,
hiển nhiên ta thấy N (xp ) ≥ p, do x1 , x2 , . . . , xp là một xích nhận xp làm cực đại. Tuy nhiên
nếu N (xp ) > p thì tồn tại xích y1 ≤ y2 ≤ · · · ≤ yN (xp ) = xp có nhiều hơn p phần tử, khi đó xích
y1 ≤ y2 ≤ · · · , yN (xp ) ≤ xp+1 ≤ · · · ≤ xk có nhiều hơn k phần tử, vô lý. Như vậy N (xp ) = p,
hay xp ∈ N −1 (p), từ đó suy ra N −1 (p) 6= ∅.

Ta cũng có N −1 (p) là một phản xích. Thật vậy, giả sử y, z ∈ N −1 (p), khi đó tồn tại xích
y1 ≤ y2 ≤ · · · ≤ yp = y và z1 ≤ z2 ≤ · · · ≤ zp = z lần lượt là các xích có độ dài lớn nhất nhận
y, z làm phần tử cực đại. Nếu y ≤ z thì xích y1 ≤ y2 ≤ · · · ≤ yp = y ≤ z là một xích có độ dài
bằng p + 1, nhận z làm phần tử cực đại, vô lý. Tương tự z ≤ y vô lý. Suy ra y, z là không so
sánh được, với mọi y, z ∈ N −1 (p), cho nên N −1 (p) là phản xích.

Như vậy {N −1 (p), 1 ≤ p ≤ k} là một phủ phản xích gồm k phần tử của P .

3
4 Ứng dụng trong bài 5 - IMO 2023

Trong kỳ thi IMO năm 2023, bài 5 là một ứng dụng của định lý Mirsky.

Đề bài (Bài 5 - IMO 2023): Cho n là một số nguyên dương. Một tam giác Nhật Bản chứa
1 + 2 + · · · + n hình tròn được xếp thành một hình tam giác đều sao cho với mỗi i = 1, 2, . . . , n,
hàng thứ i chứa ít nhất i hình tròn, trong đó có chính xác một hình tròn được tô màu đỏ. Một
đường đi ninja trong một tam giác Nhật Bản là một dãy gồm n hình tròn thu được bằng cách
bắt đầu tử hàng đầu tiên, sau đó liên tiếp đi từ một hình tròn tới một trong hai hình tròn nằm
ngay dưới đó, và kết thúc tại hàng cuối cùng. Dưới đây là một ví dụ với n = 6, cùng với một
đường đi ninja có chứa hai hình tròn màu đỏ.

n=6

Tìm giá trị k lớn nhất (tính theo n) sao cho với mọi tam giác Nhật Bản thì luôn tồn tại một
đường đi ninja chứa k hình tròn màu đỏ.

Lời giải. Ta định nghĩa quan hệ thứ tự ≤ giữa các hình tròn màu đỏ một cách tự nhiên như
sau: Cho hai hình tròn màu đỏ x, y, ta nói x ≤ y nếu tồn tại một đường đi từ x tới y, nói cách
khác, x nằm tại hàng trước y và tồn tại một đường đi ninja chứa cả x và y.

Khi đó một đường đi ninja chứa nhiều hình tròn màu đỏ nhất chính là một xích có độ dài lớn
nhất trong tập hợp các hình tròn màu đỏ, khi đó theo định lý Mirsky, thì độ dài của xích dài
nhất bằng với số lượng phản xích nhỏ nhất trong một phủ phản xích. Nói cách khác, k chính
là số lượng phản xích nhỏ nhất có thể của một phủ phản xích của tập hợp các hình tròn màu
đỏ.

Ta có nhận xét: Nếu một phản xích bắt đầu từ hình tròn hàng thứ ` thì phản xích đó có tối đa
` phần tử. Thật vậy, nếu như hình tròn đầu tiên của phản xích nằm tại hàng `, thì các hình
tròn khác sẽ không được nằm trong tam giác đều con có đỉnh là hình tròn đầu tiên. Nói cách
khác, các hình tròn còn lại của phản xích phải nằm trên các đường chéo "/" hoặc "\", bắt đầu
từ các hình tròn hàng ` + 1 trừ hai hình tròn nằm trong tam giác đều con nhắc ở trên (tức là
có ` − 1 đường chéo). Mỗi một đường chéo chỉ được chứa tối đa một điểm của phản xích, cho
nên phản xích chỉ có tối đa 1 + ` − 1 = ` hình tròn.

Cuối cùng, ta sẽ chứng minh rằng t phản xích đầu tiên chứa tối đa 2t − 1 hình tròn (các phản
xích được sắp xếp thứ tự dựa theo hình tròn đầu tiên của phản xích). Khẳng định này đúng
với t = 1. Giả sử khẳng định đúng với mọi số tự nhiên nhỏ hơn t (t ≥ 2). Khi đó t − 1 phản
xích đầu tiên chứa tối đa 2t−1 − 1 hình tròn, nên hình tròn đầu tiên của phản xích thứ t sẽ bắt
đầu từ hàng h, với h ≤ 2t − 1. Khi đó phản xích thứ t chứa không quá h ≤ 2t−1 hình tròn, nên
t phản xích đầu tiên chứa không vượt quá 2t−1 − 1 + 2t−1 = 2t − 1 hình tròn.

4
Suy ra k phản xích chứa không quá 2k − 1 hình tròn màu đỏ, cho nên suy ra n ≤ 2k − 1 (do k
phản xích phủ toàn bộ hình tròn màu đỏ). Khi đó k ≥ log2 (n + 1), mà do k ∈ N nên
k ≥ dlog2 (n + 1)e .
Hay viết tương đương là k ≥ blog2 nc + 1.

Ta sẽ chỉ ra bất đẳng thức trên có thể xảy ra dấu bằng. Có nghĩa là ta cần xây dựng một tam
giác Nhật Bản mà mọi đường đi ninja có chứa không quá blog2 nc + 1 tam giác màu đỏ, với
mọi n ∈ N. Ta sẽ tô theo hình dưới đây.

5 Một số ứng dụng khác

Dưới đây là một số kết quả và bài tập có thể sử dụng hai định lý trên để chứng minh.

1. (Kőnig’s theorem for bipartite graph) Trong mọi đồ thị hai phía, số lượng các cạnh trong
một phép nối (matching) cực đại bằng số lượng đỉnh trong một phủ đỉnh (vertex cover)
cực tiểu.
2. (Hall’s marriage theorem) Cho F là một họ hữu hạn các tập hợp (lưu ý các tập hợp trong
F được phép có vô hạn phần tử, và một tập hợp có thể xuất hiện nhiều lần trong F). Ta
nói F thoả mãn "điều kiện kết hôn" (marriage condition) nếu như với mọi họ con G ⊂ F
bất kỳ thì
[
|G| ≤ S
S∈G

Chứng minh rằng F thoả mãn điều kiện kết hôn nếu và chỉ nếu tồn tại một đơn ánh
[
f :F → S
S∈F

thoả mãn f (S) ∈ S với mọi S ∈ F (nói cách khác, tồn tại một cách chọn các phần tử
phân biệt từ các tập hợp trong F, mỗi tập hợp chọn 1 phần tử)

5
3. (Erdős and Szekerés) Cho m, n là các số nguyên dương. Khi đó, trong một dãy số có
mn + 1 phần tử, luôn tồn tại một dãy con đơn điệu tăng có ít nhất m + 1 phần tử, hoặc
một dãy con đơn điệu giảm có ít nhất n + 1 phần tử.

4. Cho n là một số nguyên dương. Tìm giá trị lớn nhất của số nguyên dương k thoả mãn
tồn tại một dãy số nguyên dương 1 ≤ x1 < x2 < · · · < xk ≤ n thoả mãn xi | xi+1 với mọi
i = 1, 2, . . . , k − 1.

5. Cho S là một tập hợp gồm các ước phân biệt của 2024 thoả mãn không có hai số nào
trong S thoả mãn một số là ước của số còn lại. Hỏi S có tối đa bao nhiêu phần tử.

6. Cho F là một họ các tập con của {1, 2, . . . , n} thoả mãn với mọi A, B ∈ F thì A 6⊂ B và
B 6⊂ A. Tìm giá trị lớn nhất của |F|.

7. (Russia 2014) Trên các cạnh của đồ thị đầy đủ Kn , điền các số đôi một phân biệt. Chứng
minh rằng tồn tại một đường đi có độ dài n − 1 sao cho dãy các số trên đường đi là tăng
dần.

8. Cho m, n là các số nguyên dương và cho mn + 1 khoảng đóng trên R. Chứng minh rằng
tồn tại m + 1 khoảng có ít nhất một điểm chung, hoặc n + 1 khoảng đôi một rời nhau.

9. Có 2023 người đi vào một cửa hàng (không nhất thiết cùng lúc), mỗi người chỉ đi vào
một lần, mua đồ xong rồi đi ra. Tìm số k lớn nhất thoả mãn: Ta luôn tìm được k người
sao cho k người này hoặc cùng ở trong cửa hàng tại một thời điểm, hoặc đôi một không
xuất hiện trong cửa hàng tại cùng một thời điểm.

10. Cho m, n là các số nguyên dương. Ta sẽ đánh số các đỉnh của đồ thị đầy đủ Kmn+1 bởi
các số từ 1 đến mn + 1 và tô màu các cạnh của đồ thị bởi hai màu xanh hoặc đỏ. Chứng
minh rằng ít nhất một trong hai sự kiện sau phải xảy ra

(a) Tồn tại một đồ thị con đầy đủ gồm m + 1 đỉnh được tô hoàn toàn bởi màu xanh.
(b) Tồn tại n + 1 đỉnh v1 < v2 < · · · < vn+1 thoả mãn cạnh nối vi , vi+1 có màu đỏ, với
mọi i = 1, 2, . . . , n.

You might also like