You are on page 1of 80

Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

CHƯƠNG 1

THUYẾT TƯƠNG ĐỐI HẸP


1. Giới hạn ứng dụng của thuyết tương đối hẹp
Cơ học Newton, hay còn gọi là cơ học cổ điển, đã chiếm một vị trí quan trọng trong
sự phát triển vật lí học cổ điển. Tuy nhiên, khi nghiên cứu những vật chuyển động với vận
tốc rất lớn so sánh được với vận tốc ánh sáng trong chân không người ta thấy rằng cơ học
Newton không còn thích hợp nữa.
Theo cơ học cổ điển, thế năng tương tác giữa các chất điểm phụ thuộc vào khoảng
cách tương dối giữa chúng. Khi một chất điểm này dịch chuyển thì chất điểm kia lập tức
chịu ảnh hưởng. Như vậy tương tác được truyền đi tức thới và vận tốc truyền tương tác bằng
khoảng cách giữa hai chất điểm chia cho ∆t ≈ 0 là vô cùng lớn. Song, trong tự nhiên không
tồn tại những tương tác xảy ra tức thời như vậy. Khi một chất điểm có xảy ra một sự thay
đổi nào đó thì sự thay đổi này ảnh hưởng lên chất điểm khác sau một khoảng thời gian ∆t
xác định nào đó với ∆t > 0 và vận tốc truyền tương tác có giá trị hữu hạn. Vào cuối thế kỉ
XIX và đầu thế kỉ XX, từ những sự kiện thực nghiệm người ta nhận thấy rằng: vận tốc
truyền tương tác có giá trị hữu hạn và bằng nhau trong mọi hệ quy chiếu quán tính. Như vậy
vận tốc truyền tương tác là một hằng số phổ biến. Thực nghiệm cũng chứng tỏ rằng vận tốc
không đổi này là cực đại và bằng vận tốc lan truyền của ánh sáng trong chân không. Do đó,
vận tốc truyền tương tác không đổi này được gọi là vận tốc của ánh sáng trong chân không
và được kí hiệu bằng chữ c, nó có độ lớn:
c = 2,99793.108 m/s ≈ 3.108 m/s.
Như vậy, quan niệm về vận tốc truyền tương tác vô cùng lớn trong cơ học Newton
không còn đúng nữa. Thừa nhận vận tốc của ánh sáng trong chân không đối với mọi hệ quy
chiếu quán tính đều bằng c thì giải thích được các kết quả thí nghiệm đo vận tốc ánh sáng
nhưng lại mâu thuẫn với công thức tổng hợp vận tốc Galilée. Thật vậy, giả sử hệ quán tính
K’ chuyển động đối với hệ quán tính K với vận tốc không đổi V dọc theo trục x. Khi đó,
theo công thức tổng hợp vận tốc Galilée, vận tốc ánh sáng truyền theo chiều dương của trục
x đối với hệ K’ là c thì đối với hệ K là c + V khác với c. Nhưng như đã nói ở trên, độ lớn
của vận tốc ánh sáng đối với hệ quán tính K và K’ luôn luôn bằng nhau và bằng c. Như vậy,
công thức tổng hợp vận tốc Galilée đối với những hạt chuyển động với vận tốc lớn so sánh
được với vận tốc ánh sáng trong chân không không còn đúng nữa. Chú ý rằng công thức
tổng hợp vận tốc Galilée được xây dựng trên cơ sở thừa nhận t’ = t và r ' = r - V .t . Do sự
thừa nhận này mà dẫn đến mâu thuẫn nói trên. Để xây dựng một lí thuyết thỏa mãn điều
kiện độ lớn của vận tốc ánh sáng trong chân không bằng nhau trong mọi hệ quy chiếu quán

1
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

tính phải coi rằng t’ ≠ t và r ' ¹ r - V .t . Môn cơ học nghiên cứu chuyển động của vật thể có
vận tốc lớn so sánh được với vận tốc của ánh sáng trong chân không và coi t’ ≠ t gọi là môn
cơ học tương đối tính hay thuyết tương đối hẹp Einstein đối với cơ học.
Cơ học cổ điển Newton chỉ là trường hợp giới hạn của cơ học tương đối tính khi vận
tốc của chất điểm rất bé so với vận tốc của ánh sáng trong chân không.
Cuối cùng cần lưu ý rằng, về mặt nội dung, thuyết tương đối là lí thuyết chung cho
tất cả các bộ môn vật lí, nó gồm hai phần: phần thuyết tương đối hẹp chỉ nghiên cứu các hệ
quy chiếu quán tính, phần thuyết tương đối rộng nghiên cứu các hệ quy chiếu không quán
tính và trường hấp dẫn. Chương này chỉ xét thuyết tương đối hẹp đối với cơ học.

2. Nguyên lí tương đối Einstein


Để xây dựng lí thuyết tương đối của mình, năm 1905 Einstein đã đưa ra nguyên lí
tương đối bao gồm hai tiên đề sau:
§ Tiên đề 1: Mọi định luật vật lí đều diễn ra như nhau trong các hệ quy chiếu quán
tính.
§ Tiên đề 2: Vận tốc truyền tương tác c là hữu hạn và không phụ thuộc vào các hệ quy
chiếu quán tính.
Tiên đề 1 là sự mở rộng nguyên lí tương đối Galilée từ sự bình đẳng giữa các hệ quy
chiếu quán tính đối với các định luật cơ học sang sự bình đẳng giữa các hệ quy chiếu quán
tính đối với các định luật vật lí nói chung. Điều đó có nghĩa là tiên đề 1 tổng quát hơn
nguyên lí tương đối Galilée về mặt toán học, được phát biểu như sau: phương trình mô tả
một định luật vật lí nào đó được biểu diễn qua tọa độ và thời gian, sẽ giữ nguyên dạng
trong tất cả các hệ quy chiếu quán tính.
Nội dung tiên đề 2 thực chát là bác bỏ quan niệm về tính tuyệt đối của thời gian và
không gian trong cơ học cổ điển Newton và coi rằng khái niệm không gian và thời gian có
tính chất tương đối. Tiên đề này cũng gọi là tiên đề về tính bất biến (không thay đổi) của
vận tốc truyền tương tác c trong mọi hệ quy chiếu quán tính.
Để biểu diễn nguyên lý bất biến của vận tốc ánh sáng bằng toán học, trước hết ta
định nghĩa khái niệm biến cố. Biến cố (còn gọi là, sự kiện) được hiểu là một hiện tượng vật
lí xảy ra tại một điểm nào đó trong không gian vào một thời điểm nào đó. Giả sử có một
biến cố xảy ra trong tự nhiên. Đối với hệ quán tính K, biến cố xảy ra tại vị trí có tọa độ
(x, y, z) vào thời điểm t, đối với hệ quán tính K’ chuyển động đối với hệ K với vận tốc
không đổi V thì biến cố nói trên xảy ra tại vị trí có tọa độ (x’, y’, z’) vào thời điểm t’. Gọi
x, y, z, t và x’, y’, z’, t’ là tọa độ của cùng một biến cố đối với hệ quán tính K và K’. Trong
lí thuyết tương đối của Einstein coi rằng t ≠ t’.
Bây giờ ta biểu diễn nguyên lí bất biến của vận tốc ánh sáng c bằng toán học. Giả sử
ban đầu t = t’ = 0 hệ quán tính K’ trùng với hệ quán tính K (gốc O’ trùng với gốc O) và sau
2
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

đó hệ K’ chuyển động đối với hệ K theo chiều dương của trục x với vận tốc không đổi V. Ta
hãy xét hai biến cố xảy ra đối với hệ quán tính K và K’. Giả sử biến cố thứ nhất là sự phát
một tín hiệu ánh sáng từ điểm O (x = y = z = 0) với vận tốc ánh sáng c vào thời điểm
t = t’ = 0 ở trong hệ K. Biến cố thứ hai là tín hiệu tới điểm x, y, z vào thời điểm t trong hệ K.
Quãng đường tín hiệu trên đi được bằng c.t. Mặt khác, quãng đường đó bằng:
(x2 + y2 + z2)1/2. Như vậy, ở trong hệ K ta viết được:
c2t2 – (x2 + y2 + z2) = 0 (2.1)
Trong hệ quy chiếu quán tính K’, tọa độ của biến cố thứ nhất và biến cố thứ hai nói trên lần
lượt là: x’ = y’ = z’ = t’ = 0 và x’, y’, z’, t’. Theo tiên đề 2, độ lớn của vận tốc ánh sáng
trong chân không trong hệ quy chiếu K và K’ đều bằng c nên quãng đường tín hiệu đi được
trong hệ K’ bằng c.t’ = (x’2 + y’2 + z’2)1/2. Vậy đối với hệ quy chiếu quán tính K’, ta có:
c2t’2 – (x’2 + y’2 + z’2) = 0 (2.2)
Các công thức (2.1) và (2.2) là những biểu thức toán học của tiên đề 2.

3. Phép biến đổi Lorentz và các hệ quả


3.1. Công thức biến đổi Lorentz
Phép biến đổi các tọa độ không gian và thời gian (tọa độ của biến cố) khi chuyển từ
hệ quán tính này sang hệ quán tính khác, thỏa mãn các tiên đề của Einstein gọi là phép biến
đổi Lorentz. Ta hãy tìm phép biến đổi này. Trước hết chú ý rằng, cơ học cổ điển Newton là
trường hợp giới hạn của cơ học tương đối tính và phép biến đổi Galilée là trường hợp giới
hạn của phép biến đổi Lorentz khi vận tốc của vật thể bé so với vận tốc ánh sáng trong chân
không.
Trong phép biến đổi Galilée, sự phụ thuộc tọa độ của một biến cố trong hệ K’ và K là
phụ thuộc tuyến tính. Nếu ban đầu hệ quán tính K’ trùng với hệ quán tính K và sau đó hệ K’
chuyển động tương đối so với hệ K với vận tốc không đổi V dọc theo trục x thì theo phép
biến đổi Galilée ta có:
x’ = x – V.t x = x’ + V.t
y’ = y y = y’
z’ =z hay z = z’ (3.1)
t’ = t t = t’
Để có thể chuyển từ phép biến đổi Lorentz về phép biến đổi Galilée trong trường hợp
giới hạn thì sự phụ thuộc của x’, y’, z’, t’ vào x, y, z, t (hay ngược lại) trong phép biến đổi
Lorentz cũng là sự phụ thuộc tuyến tính.
Để đơn giản, ta thực hiện phép biến đổi Lorentz trong trường hợp hệ K’ ban đầu
trùng với hệ K và sau đó chuyển động thẳng đều đối với hệ K dọc theo chiều dương của trục
x với vận tốc V. Khi đó chỉ có tọa độ x và t thay đổi còn các tọa độ y = y’ và z = z’ không
thay đổi. Phép biến đổi tuyến tính trong trường hợp tổng quát có dạng:
3
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

X’ = a.x + b.t (3.2)


X = p.x’ + q.t’
Ta hãy xác định các hệ số a, b, p, q. Tọa độ gốc O’ của hệ K’ đối với hệ K’ là x’ = 0,
y’ = 0, z’ = 0 và đối với hệ K là x = V.t, y = 0’ z = 0. Vậy khi x’ = 0 thì x = V.t và do đó ta
có:
0 = a.V.t + b.t hay b = - a.V. (3.4)
Tọa độ gốc O của hệ K đối với hệ K là x = 0, y = 0, z = 0 và đối với hệ K’ là
x’ = - V.t’, y’ = 0, z’ = 0. Vậy khi x = 0 thì x’ = - V.t’ và ta được:
0 = - p.V.t’ + q.t’ hay q = p.V. (3.5)
Các hệ thức (3.2) bây giờ được viết lại như sau:
X’ = a.(x – V.t) (3.6)
X = p.(x’ + V.t)
Khử x’ và x trong các hệ thức (3.6) lần lượt ta tìm được:
æ ap - 1 x ö
t ' = açç t - × ÷
è ap V ÷ø
(3.7)
æ ap - 1 x' ö
t = pçç t '+ × ÷
è ap V ÷ø
Ta cần xác định các hệ số a và p thỏa mãn nguyên lí tương đối Einstein. Chú ý rằng:
c2.t2 – x2 = y2 + z2
c2.t’2 – x’2 = y’2 + z’2 = y2 + z2
Ta có: c2.t2 – x2 = c2.t’2 – x’2 (3.8)
Hệ thức này biểu diễn nguyên lí bất biến của vận tốc ánh sáng trong chân không. Các
hệ số a và p được tìm phải thỏa mãn hệ thức (3.8).
Khi x’ = 0 thì x = V.t và t = p.t’. Khi đó theo (3.8) ta có:
c2.t2 – V2.t2 = c2t2/p2 (3.9)
Từ hệ thức này suy ra:
1
c2 – V2 = c2/p2 hay p = (3.10)
V2
± 1- 2
c
Khi x = 0 thì x’ = - V.t’ và t’ = a.t. Thay các giá trị này vào (3.8) ta được:
1
c2.t2 = c2.a2.t2 – V2.a2.t2 hay a = (3.11)
V2
± 1- 2
c
Khi V = 0 thì x = x’ nên ta chỉ lấy dâu “+” trong các biểu thức của p và a:
1
a= p= (3.12)
V2
1- 2
c

4
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

Đặt các hệ số a và p vừa tìm được vào (3.6) và (3.7) ta xác định công thức biến đổi
tọa độ và thời gian khi chuyển từ hệ quy chiếu quán tính K sang hệ quy chiếu quán tính K’
và ngược lại.
ì x - V .t
ï x' =
ï V2
1- 2
ï c
ï
ïï y ' = y
íz' = z (3.13)
ï
ï Vx
t- 2
ït ' = c
ï
ï V2
1- 2
ïî c

ì x '+Vt '
ïx =
ï V2
1- 2
ï c
ï
ïï y = y '
íz = z' (3.14)
ï
ï Vx '
t '+ 2
ït = c
ï
ï V2
1- 2
ïî c
V
Các công thức (3.13) và (3.14) gọi là các công thức biến đổi Lorentz. Khi << 1 thì
c
các công thức biến đổi Lorentz chuyển thành các công thức biến đổi Galilée (3.1).
Khi V > c thì các tọa độ x và t trở thành đại lượng ảo, điều này tương ứng với sự kiện
chuyển động với vận tốc lớn hơn c không thể xảy ra được. Cũng không thể dùng hệ quy
chiếu quán tính chuyển động với vận tốc bằng c, vì khi đó mẫu số trong các công thức biến
đổi Lorentz sẽ bằng không.
Công thức biến đổi Lorentz thỏa mãn các tiên đề Einstein, nó chỉ ra rằng các tọa độ
và thời gian giữa các hệ quy chiếu quán tính có mối liên hệ với nhau để cho phương trình
mô tả một định luật vật lí nào đó giữ nguyên dạng khi chuyển từ hệ quy chiếu quán tính này
sang hệ quy chiếu quán tính khác. Trong ý nghĩa này người ta nói rằng các định luật vật lí là
bất biến đối với các phép biến đổi Lorentz. Đó là một cách phát biểu khác của nguyên lí
tương đối Einstein.

5
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

3.2. Định lí tổng hợp vận tốc


Lấy vi phân (3.13) ta được:
ì æ dx ö
ï ç - V ÷dt
dx - Vdt è dt ø
ïdx ' = =
ï V 2
V2
ï 1- 2 1- 2
ï c c
ïïdy ' = dy
í (3.15)
ïdz ' = dz
ï V æ V dx ö
ï dt - 2 dx ç1 - 2 ÷dt
ïdt ' = c è c dt ø
=
ï V2 V2
ï 1- 2 1- 2
ïî c c
dx ' dy ' dz '
Gọi u ' x = ; u' y = ; u' z = là các thành phần của vectơ vận tốc u ' của một chất
dt ' dt ' dt '
dx dy dz
điểm đối với hệ K’ và u x = ; u y = ; u z = là các thành phần của vectơ vận tốc u của
dt dt dt
chất điểm nói trên đối với hệ K, dễ dàng thấy rằng:
ux -V
u' x = ,
Vu x
1- 2
c
V2
uy 1-
c2
u' y = (3.16)
Vu
1 - 2x
c
V2
uz 1- 2
c
u' z =
Vu
1 - 2x
c
Phép biến đổi ngược lại cho ta:
u'x +V
ux = ,
Vu ' x
1+ 2
c
V2
u'y 1 - 2
c (3.17)
uy =
Vu '
1+ 2 x
c
V2
u'z 1 -
c2
uz =
Vu '
1+ 2 x
c

6
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

Các công thức (3.16) và (3.17) gọi là định lí tổng hợp vận tốc Einstein.
Ta hãy xét các trường hợp riêng.
u -V
+ Khi uy = 0;uz = 0, ux = u thì u’y = 0; u’z = 0, u’x = u’ với u ' = (3.18)
Vu
1- 2
c
+ Nếu u = c thì u’ = c.
V
+ Khi << 1 ta có: u’x = ux – V; u’y = uy; u’z = uz.
c
Đây chính là công thức tổng hợp vận tốc Galiée.
Bây giờ ta tìm công thức xác định sự thay đổi hướng của vectơ vận tốc khi chuyển từ
hệ quán tính này sang hệ quán tính khác. Chú ý rằng khi uz = 0 thì u’z = 0. Điều đó có nghĩa
rằng đối với hệ quán tính K chất điểm chuyển động trong mặt phẳng xy thì đối với hệ quy
chiếu K’ chất điểm nói trên cũng chuyển động trong mặt phẳng x’y’. Ta chọn các trục tọa
độ sao cho ở thời điểm đang xét vectơ vận tốc u nằm trong mặt phẳng xy thì khi đó vectơ
u ' cũng nằm trong mặt phẳng x’y’. Gọi θ’ là góc hợp bởi vectơ u ' và trục x’, θ là góc hợp
bởi vectơ u và trục x, ta có:
ìïu ' x = u ' cosq ' ; u ' y = u ' sin q '
í (3.19)
ïîu x = u cosq ; u y = u sin q
Đặt (3.19) vào (3.17) ta nhận được:
u ' cosq '+V
u cosq =
Vu ' cosq '
1+
c2
V2
u ' sin q ' 1 -
c2
u sin q =
Vu ' cosq '
1+
c2
Từ hai biểu thức này suy ra:
V2
u ' sin q ' 1 -
c2
tgq = (3.20)
u ' cosq '+V
Đó là công thức biến đổi góc. Khi u = u’ = c ta nhận được công thức xác định góc
lệch của tia sáng khi chuyển từ hệ K’ sang hệ K.
V2
sin q ' 1 - 2
c
tgq = (3.21)
V
+ cosq '
c
Công thức này giải thích hiện tượng quang sai ánh sáng, nghĩa là hiện tượng lệch tia sáng
khi chuyển từ hệ K’ sang hệ K.

7
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

3.3. Sự co chiều dài của các vật theo phương chuyển động
Xét một thanh M1M2 đứng yên đối với hệ quán tính K’ và nằm dọc theo trục x’.
Chiều dài của thanh đo trong hệ quy chiếu K’ mà thanh đứng yên bằng:
∆l0 = x’2 – x’1 (∆l0 còn gọi là độ dài riêng của thanh M1M2)
Đối với hệ quy chiếu quán tính K thanh chuyển động cùng với hệ K’ với vận tốc V.
Muốn đo chiều dài của thanh trong hệ K ta phải xác định các tọa độ đầu mút của thanh x1,
x2 ở cùng thời điểm t1 = t2. Chiều dài của thanh đo trong hệ K là:
∆l = x2 – x1
Theo công thức biến đổi Lorentz, ta có:
x1 - Vt1 x 2 - Vt 2
x'1 = , x' 2 =
V2 V2
1- 1 -
c2 c2
x - x1 - V (t 2 - t1 )
Þ x' 2 - x'1 = 2
V2
1- 2
c
Với t1 = t2 nên ta được:
Dl
Dl 0 =
V2
1-
c2 (3.22)
V2
Þ Dl = Dl 0 1 - < Dl 0
c2
Như vậy chiều dài của thanh đo trong hệ quy chiếu mà thanh đứng yên là lớn nhất.
Đối với hệ quy chiếu mà thanh chuyển động thì chiều dài của thanh theo phương chuyển
V2
động bị co lại theo tỉ lệ 1- . Đó là sự co Lorentz. Sự co này là một hiện tượng thuần
c2
túy động học, xảy ra đối với người quan sát ở trong hệ quy chiếu mà thanh chuyển động.
Không có một nguyên nhân động lực nào làm thanh co ngắn lại. Vì vậy không thể hỏi có
lực nào tác dụng lên thanh làm chiều dài của thanh bị co lại.
Vì vật chỉ bị co lại theo phương chuyển động, các phương vuông góc với phương
chuyển động sự co không xảy ra nên đối với hệ quy chiếu quán tính mà vật chuyển động thì
thể tích của vật bị co lại theo công thức:
V2
V = V0 1 - (3.23)
c2
Trong đó V0 là thể tích của vật đo trong hệ quán tính mà vật đứng yên. Như vậy khái niệm
không gian tương đối, phụ thuộc vào hệ quy chiếu quán tính.

8
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

3.4. Sự chậm lại của các đồng hồ chuyển động


Giả sử có một đồng hồ đứng yên đối với hệ quán tính K’ và hệ K’ chuyển động đối
với hệ quán tính K với vận tốc V dọc theo trục x. Ta xét hai biến cố xảy qa tại cùng một
điểm cố định M có các tọa độ x’, y’, z’ trong hệ K’. Khoảng thời gian giữa hai biến cố đo
trong hệ K’ là:
∆t0 = t’2 – t’1 (∆t0 còn gọi là khoảng thời gian riêng giữa hai biến cố)
Bây giờ ta tìm khoảng thời gian giữa hai biến cố nói trên trong hệ K. Theo công thức
biến đổi Lorentz, ta có:
V
t '1 + 2
x'1
t1 = c
V2
1- 2
c
V
t ' 2 + 2 x' 2
t2 = c
V2
1- 2
c
Vì x’1 = x’2 = x’ nên ta có:
t ' 2 - t '1 Dt 0
Dt = t 2 - t 1 = =
2
V V2
1- 2 1- 2
c c (3.24)
V2
Þ Dt 0 = Dt 1 - < Dt
c2
Như vậy khoảng thời gian của cùng một quá trình được ghi trên đồng hồ đứng yên
đối với hệ quán tính K’ là ∆t0 và ghi trên đồng hồ đứng yên đối với hệ quán tính K là ∆t với
∆t > ∆t0. Vì đồng hồ gắn với hệ K’ chuyển động đối với đồng hồ đứng yên gắn với hệ K với
vận tốc V nên ta có thể nói: đồng hồ chuyển động (đồng hồ gắn với hệ K’) chạy chậm hơn
đồng hồ đứng yên (đồng hồ gắn với hệ K). Như thế, khái niệm thời gian là tương đối, phụ
thuộc vào sự lựa chọn hệ quy chiếu quán tính.
Bây giờ ta xét một ví dụ về sự chậm lại của thời gian. Hạt mezon π+ được tạo thành
trên thượng tầng khí quyển, do va chạm của các hạt proton và notron cực nhanh. Thời gian
sống trung bình của hạt (khoảng thời gian trung bình kể từ khi hạt được sinh ra đến khi hạt
bị hủy) đối với hệ quy chiếu mà hạt đứng yên là ∆t0 ≈ 2,2.10-8 s. Vận tốc của hạt mezon π+
xấp xỉ bằng vận tốc ánh sang trong chân không c:
u = 0,99999999.c.
Nếu không có hiện tượng trôi chậm của thời gian thì trong khoảng thời gian ∆t0,
mezon π+ dịch chuyển được một khoảng ∆t0.u = 6,5 m. Với đoạn đường dịch chuyển này
mezon π+ không thể đi đến mặt đất vì khoảng cách từ thượng tầng khí quyển đến mặt đất
vào khoảng 40 – 50 km. Nhưng trong thực tế ta quan sát được mezon π+ ở ngang mặt biển
9
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

và cả trong các hầm sâu dưới đất. sự kiện này được giải thích trên cơ sở thừa nhận có hiện
tượng trôi chậm của thời gian. Hệ quy chiếu K’ mà hạt mezon π+ đứng yên chuyển dodọng
tương đối so với hệ K gắn liền với mặt đất với vận tốc V = u = 0,99999999c. Thời gian sống
của hạt mezon π+ đối với hệ K là:
Dt 0
Dt = » 7000.Dt 0
2
V
1-
c2
Đối với hệ K, trong khoảng thời gian ∆t, hạt mezon π+ đi được một quãng đường
∆t.u = 46 km và như vậy hạt mezon π+ sinh ở thượng tầng khí quyển có thể tìm thấy ở mặt
đất.
3.5. Tính tương đối của khái niệm đồng thời và quan hệ nhân quả
Giả sử có hai biến cố M1 và M2 xảy ra rong tự nhiên. Tọa độ của biến cố M1 đối với
hệ quán tính K là x1, y1, z1, t1 đối với hệ quán tính K’ là x’1, y’1, z’1, t’1. tọa độ của biến cố
M2 đối với hệ quán tính K và K’ là x2, y2, z2, t2 và x’2, y’2, z’2, t’2. Nếu hệ chuyển động đối
với hệ K với vận tốc V dọc theo trục x thì theo công thức biến đổi Lorentz, ta có:
V V
t1 - x
2 1
t 2 - 2 x2
t '1 = c , t '2 = c ,
2
V V2
1- 2 1- 2
c c
(3.25)
V
t 2 - t1 - 2 ( x 2 - x1 )
Þ t ' 2 -t '1 = c
V2
1- 2
c
Ta xét trường hợp x1 ≠ x2.
Nếu hệ K’ chuyển động so với hệ K với vận tốc V thỏa mãn đẳng thức:
c 2 (t 2 - t1 )
V=
(x2 - x1 )
Thì t’2 – t’1 = 0. Khoảng thời gian t2 – t1 trong hệ K nói chung khác không. Như vậy hai biến
cố xảy ra đồng thời đối với hệ K’ (t’1 = t’2) nhưng có thể xảy ra không đồng thời đối với hệ
K. Tính đồng thời của hai biến cố phụ thuộc vào sự lựa chọn hệ quy chiếu quán tính. Đó là
tính chất tương đối của khái niệm đồng thời.
Lưu ý rằng có những biến cố không có quan hệ gì với nhau nhưng có những biến cố
có quan hệ nhân quả với nhau. Biến cố nguyên nhân xảy ra trước, biến cố kết quả xảy ra
sau. Tính tương đối của thời gian không mâu thuẫn với nguyên lý nhân quả. Thí dụ biến cố
nguyên nhân M1 là một phát sung nổ tại thời điểm x1, y1, z1 và tại thời điểm t1, biến cố kết
quả M2 là viên đạn trúng đích tại điểm x2, y2, z2 và tại thời điểm t2. Gọi u là thành phần vận
tốc trung bính theo phương x, ta có:

10
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

x2 - x1 = u(t 2 - t1 ) với u < c


V æ Vu ö
t 2 - t1 - (x2 - x1 ) (t 2 - t1 )ç1 - c 2 ÷
t ' 2 -t '1 = c 2
= è ø (3.26)
2 2
V V
1- 2 1- 2
c c
Vu
Vì 1 - > 0 nên khi t2 – t1 > 0 thì t’2 – t’1 > 0. Kết quả này phù hợp với nguyên lí nhân quả.
c2
3.6. Các đại lượng bất biến. Khoảng giữa hai biến cố
Thuyết tương đối đã chứng mính được tính tương đối của khoảng thời gian và
khoảng không gian. Thuyết tương đối cũng chứng tỏ tồn tại những lượng không thay đổi
trong hệ quy chiếu quán tính được gọi là những lượng bất biến. Lượng bất biến đầu tiên
chúng ta gặp là vận tốc của ánh sang trong chân không c. Chúng ta hãy xét một lượng bất
biến khác là khoảng giữa hai biến cố.
Xét hai biến cố M1 và M2. Tọa độ của biến cố M1, M2 đối với hệ quán tính K là x1,
y1, z1, t1 và x2, y2, z2, t2. Tọa độ của biến cố M1, M2 nói trên đối với hệ quán tính K’ là x’1,
y’1, z’1, t’1 và x’2, y’2, z’2, t’2. Kí hiệu
∆x = x2 – x1; ∆y = y2 – y1; ∆z = z2 – z1; ∆t = t2 – t1,
∆x’ = x’2 – x’1; ∆y’ = y’2 – y’1; ∆z’ = z’2 – z’1; ∆t’ = t’2 – t’1,
Dl = Dx 2 + Dy 2 + Dz 2 , Dl ' = Dx' 2 +Dy' 2 +Dz' 2
Các lượng ∆l và ∆t là khoảng không gian và khoảng thời gian giữa hai biến cố trong
hệ quán tính K. Các lượng ∆l’ và ∆t’ là khoảng không gian và khoảng thời gian giữa hai
biến cố trong hệ quán tính K’. Trong lí thuyết tương đối, người ta định nghĩa khoảng giữa
hai biến cố trong hệ K là lượng ∆s, trong hệ K’ là lượng ∆s’, xác định bằng:
Ds = c 2 Dt 2 - Dl 2 = c 2 Dt 2 - Dx 2 - Dy 2 - Dz 2
(3.27)
Ds' = c Dt ' -Dl ' = c Dt ' -Dx' -Dy ' -Dz '
2 2 2 2 2 2 2 2

Như vậy khoảng giữa hai biến cố là sự thống nhất các khái niệm khoảng không gian
và khoảng thời gian giữa hai biến cố. Theo phép biến đổi Lorentz, ta có:
Dx - VDt
Dx' = , Dy ' = Dy, Dz ' = Dz ,
V2
1- 2
c
V
Dt - 2 Dx
Dt ' = c
V2
1- 2
c
Dùng các hệ thức này ta tìm được ∆s’ = ∆s. Vậy khoảng giã hai biến cố là một lượng
bất biến. Khi hai biến cố xảy ra rất gần nhau, ta có:

11
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

ds = c 2 dt 2 - dx 2 - dy 2 - dz 2 = ds ' = c 2 dt ' 2 -dx ' 2 -dy ' 2 -dz ' 2


ds v 2 ds ' v' 2
dt 0 = = dt 1 - 2 = = dt ' 0 = dt ' 1 - 2
c c c c
dx 2 + dy 2 + dz 2 2 dx ' 2 +dy ' 2 +dz ' 2
Ở đây v 2 = , v' =
dt 2 dt ' 2
v v'
Khi << 1, << 1 thì dt0 = dt’0 = dt = dt’. Đó là tiên đề về khoảng thời gian trong cơ
c c
học cổ điển Newton thì dt0 chuyển về dt.

4. Động lực học tương đối tính


4.1. Phương trình động lực học của chất điểm
Chúng ta đã biết lượng bất biến dt0 bằng:
ds v2
dt 0 = = dt 1 - 2 (4.1)
c c
v
Khi << 1 nghĩa là khi chuyển từ cơ học tương đối tính về cơ học cổ điển Newton
c
thì dt0 = dt. Chính vì vậy, trong cơ học tương đối tính người ta định nghĩa vectơ vận tốc ba
chiều u là tỉ số của d r với dt0:
dr 1 dr v
u= = = (4.2)
dt 0 v 2 dt v2
1- 2 1- 2
c c
v
Khi << 1 thì u = v .
c
Xung lượng của chất điểm trong thuyết tương đối được định nghĩa bằng:
m0 v
p = m0 u = = mv (4.3)
v2
1- 2
c
m0
Trong đó m = (4.4)
v2
1- 2
c
gọi là khối lượng tương đối tính của chất điểm chuyển động và m0 gọi là khối lượng nghỉ
(khối lượng tĩnh). Khi v = 0 thì m = m0, khi chất điểm chuyển động với vận tốc nhỏ v << c
thì m ≈ m0, khi v tăng thì m tăng và khi v = c thì m ® ¥ . Khi v ≈ c thì khối lượng tăng vô
cùng, do đó muốn tiếp tục tăng tốc độ cho chất điểm, phải tác dụng một lực vô cùng lớn.
Lực đó không thể có trong thực tế và như vậy không có vật nào có thể chuyển động được

12
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

với vận tốc bằng vận tốc ánh sang trong chân không. Khối lượng thường dùng trong cơ học
cổ điển gần đúng bằng m0.
Phương trình động lực học của chất điểm trong thuyết tương đối có dạng:
æ ö
ç ÷
d p d ç m0 v ÷
= ç =F (4.5)
dt dt 2 ÷
ç 1- v ÷
ç ÷
è c2 ø
v
Trong đó F là lực tác dụng lên chất điểm. Khi << 1 thì p0 » m0 v và phương trình (4.5)
c
chuyển về phương trình động lực học chất điểm trong cơ học cổ điển Newton.
4.2. Năng lượng của hạt trong thuyết tương đối

Gọi E là năng lượng của hạt, dA = F .d s là công nguyên tố của ngoại lực F tác dụng
lên hạt, ta có:
dE = dA = F .d s = F .vdt
dE
Hay = v.F (4.6)
dt

Để xác định E, ta tính v.F . Chú ý rằng


dt
( )
d 2
v = 2v.d v ta viết được:

æ ö æ ö
ç ÷ ç ÷
dE d ç m0 .v ÷ d ç m0 .c 2 ÷
= v.F = v ç = ... = ç
dt dt 2 ÷ dt 2 ÷
ç 1- v ÷ ç 1- v ÷
ç ÷ ç ÷
è c2 ø è c2 ø
Từ đây ta nhận được biểu thức năng lượng E của hạt trong lí thuyết tương đối:
m0 .c 2
E= = m.c 2 (4.7)
2
v
1- 2
c
Công thức này cho mối liên hệ giữa năng lượng E và khối lượng m của hạt gọi là công thức
Einstein. Khi vật có khối lượng m thì nó cũng có năng lượng E và ngược lại, khi vật có năng
lượng E thì nó có khối lượng m. Hai đại lượng này luôn luôn tỉ lệ với nhau. Khi năng lượng
thay đổi một lượng ∆E thì khối lượng cũng thay đổi một lượng ∆m tương ứng và ngược lại,
ta có:
∆E = ∆m.c2 (4.8)
Bây giờ ta ứng dụng công thức Einstein vào hiện tượng phân rã hạt nhân. Giả sử ban
đầu hạt nhân đứng yên có khối lượng m và tự phân rã thành hai hạt thành phần có khối
lượng nghỉ m1 và m2. Theo định luật bảo toàn năng lượng, ta viết được:

13
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

m1c 2 m2 c 2
mc 2 = +
v12 v 22
1- 1-
c2 c2
Từ đây suy ra:
m > m1 + m2, ∆m = m – (m1 + m2) > 0
nghĩa là khối lượng hạt nhân trước khi tự phân rã lớn hơn tổng khối lượng nghỉ của các hạt
thành phần. Theo côn thức Einstein, phần năng lượng tương ứng với độ hụt khối lượng này
bằng:
∆E = [m – (m1 + m2)]c2 = ∆m.c2
Phần năng lượng này được tỏa ra dưới dạng bức xạ và nhiệt.
Các trường hợp riêng:
- Khi v = 0 thì E = E0 = m0.c2. Đại lượng m0.c2 gọi là năng lượng nghỉ.
v
- Khi << 1, ta có:
c
1 1 v2
» 1+
v2 2 c2
1- (4.9)
c2
1
E » m0 .c 2 + m0 .v 2
2
4.3. Hệ thức liên hệ giữa xung lượng và năng lượng
Vì xung lượng được bảo toàn nên để thuận tiện người ta thường biểu diễn năng lượng
của vật dưới dạng một hàm của xung lượng của nó. Bình phương hai vế của biểu thức (4.4),
ta có:
m 2 c4 – m 2 v2 c2 = m 0 2 c4
Ta lại có: E = mc2; E0 = m0.c2 và p = mv, ta thu được:
E2 = (pc)2 + E02 (4.10)
hay (K + m0c2)2 = (pc)2 + (m0c2)2

5. Các hiệu ứng tương đối tính


5.1. Hiệu ứng Dopler tương đối tính
5.1.1. Hiệu ứng Dopler
Xét một nguồn sóng điện từ N và một máy thu T, cả hai cùng đứng yên trong hệ K.
c
Khi đó, máy thu ghi được sóng phát ra từ nguồn N với tần số f0 và bước song l0 = .
f0
Nếu máy thu T vẫn đứng yên đối với hệ K, còn nguồn N thì chuyển động với vận tốc
V đối với hệ K (ra xa hoặc lại gần máy thu) thì máy thu sẽ ghi được song phát ra từ nguồn
N với tần số f ≠ f0. Hiện tượng này gọi là hiệu ứng Dopler (tương đối tính).
14
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

Để khảo sát định lượng hiệu ứng này ta dùng hệ quy chiếu K (Oxyz) gắn với máy thu
T và hệ quy chiếu K’ (O’x’y’z’) gắn với nguồn N. Các trục tọa độ tương ứng của hai hệ này
song song với nhau: O’x’//Ox; O’y’//Oy; O’z’//Oz. Trục Ox song song với vận tốc V của
nguồn N đối với hệ K. Vào thời điểm t = 0, gốc tọa độ O’ của K’ trùng với nguồn N, và
trùng với gốc tọa độ O của nguồn K. Mặt phẳng xOy chứa máy thu T (hình 5.1).
5.1.2. Sự thay đổi của tần số
Trong hệ K’, nguồn N đứng yên ở gốc tọa độ, sóng điện từ phát ra là sóng cầu, có tần
w'
số ω’ = ω0, có số sóng k ' = (độ dài của vectơ sóng). Xét trong mặt phẳng x’Oy’ (trùng
c
với măt phẳng xOy) thì phương trình của sóng cầu có thể viết dưới dạng phức như sau:
E’ = A(r’)exp[i(ω’t’ + k’x’cosθ’ + k’y’sinθ’ + δ’)] (5.1)
Với θ là góc giữa vectơ vận tốc v và TN đo trong hệ K’.
Theo nguyên lí tương đối trong hệ K sóng điện từ cũng phải là sóng cầu có tâm ở O,
w
có tần số góc ω và số sóng k = . Như vậy, xét trong mặt phẳng xOy thì phương trình của
c
sóng cầu, viết dưới dạng phức sẽ là:
E = A(r)exp[i(ωt + kxcosθ + kysinθ)] (5.2)
Theo thuyết tương đối, mối liên hệ giữa tọa độ và thời gian xảy ra một biến cố trong
hai hệ quy chiếu quán tính khác nhau: x, y, z, t trong hệ K và x’, y’, z’, t’ trong hệ K’ được
xác định nhờ phép biến đổi Lorentz.
Vx '
t '+
x'+Vt ' c2
x= ; y = y' ; z = z' ; t = (5.3)
V2 V2
1- 2 1- 2
c c
Nếu thực hiện phép biến đổi Lorentz (5.3) thì phương trình (5.2) phải dẫn đến (5.1).
Chú ý đến biểu thức của pha ta sẽ có:
æ ö æ ö
ç t '+ Vx' ÷ ç ÷
ç c2 ÷ ç x'+Vt ' ÷
wç ÷ + kç cosq + ky sin q + d = w ' t '+ k ' x' cosq + k ' y ' sin q '+d ' (5.4)
2 2 ÷
ç 1- V ÷ ç 1- V ÷
ç ÷ ç ÷
è c2 ø è c2 ø
Muốn phương trình này luôn luôn được thỏa mãn thì các hệ số của x’, y’, z’, t’ ở hai
vế phải bằng nhau, cụ thể ta có:

15
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

w æ V ö
w' = ç1 + cos q ÷
V2 è c ø
1-
c2
k æ Vö
(5.5)
k ' cos q ' = ç cos q + ÷
V2
è cø
1-
c2
k ' sin q ' = k sin q
d '= d
Suy ra:
V2
w0 1 -
c2
w= (5.6)
V
1 + cosq
c
V2
f0 1 - 2
Hay là: f = c (5.7)
V
1 + cos q
c
Đó là công thức cho biết sự thay đổi tần số sóng khi nguồn phát sóng N chuyển động
với vận tốc V (hợp với phương quan sát góc θ) ra xa máy thu T.
2

Nếu v << c và chỉ tính gần đúng bậc nhất (giữ lại số hạng nhỏ ), bỏ qua æç ö÷ so
V V
c ècø
với 1, thì ta được công thức:
f0
f = (5.8)
V
1 + cosq
c
Công thức này có dạng giống như trường hợp sóng âm.
Như vậy, nếu nguồn và máy thu (quan sát viên) chuyển động ra xa nhau, θ = 0o, ta
có:
V2
f0 1 - 2
c
f =
V
1+
c
c -V
Hay f = f0 < f0 (5.9)
c +V
Trong trường hợp nguồn thu và máy thu (quan sát viên) chuyển động lại gần nhau,
θ = 180o, ta có:

16
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

V2
f0 1 -
c2
f =
V
1-
c
c +V
Hay f = f0 > f0 (5.10)
c -V

5.1.3. Hiệu ứng Dopler ngang


Nếu vận tốc v của nguồn không quá nhỏ so với vận tốc ánh sáng c thì ta phải tính đến
2

cả số hạng æç ö÷ so với 1. Khi đó có sự khác nhau quan trọng giữa hiệu ứng Dopler của
V
ècø
p
sóng điện từ và của sóng âm học. Cụ thể là đối với sóng điện từ khi cosθ = 0 ( q = , nguồn
2
V2
N chuyển động theo hướng vuông góc với phương quan sát) thì f = f 0 1 - ¹ f 0 , còn đối
c2
với sóng âm khi cosθ = 0 thì f = f0.
Người ta nói rằng, ở sóng điện từ có hiệu ứng Dopler ngang. Đó là hiện tượng tương
đối tính liên quan đến sự trôi chậm của thời gian trong hệ quy chiếu chuyển động. Gọi
T’ = T0 và T là chu kỳ dao động của điện từ trường trong hệ K’ (chuyển động so với máy
thu) và trong hệ K (đứng yên so với máy thu). Ta sẽ có:
T0
T= (5.11)
V2
1- 2
c
1 1
Từ đó ta suy ra hệ thức giữa f = và f 0 = :
T T0

V2
f = f0 1- (5.12)
c2
V2 V
Hiệu ứng Dopler ngang (tỉ lệ 2
) yếu hơn hiệu ứng Dopler dọc (tỉ lệ với ) một cách
c c
đáng kể.
5.1.4. Ứng dụng của hiệu ứng Dopler tương đối tính
Hiệu ứng Dopler có ứng dụng quan trọng trong khoa học kĩ thuật, đặc biệt là trong
thiên văn học.
Khi nguồn phát sóng điện từ đi ra xa máy thu thì tần số sóng ghi bởi máy thu sẽ
giảm, quang phổ vạch phát xạ sẽ bị dịch chuyển về phía đỏ (phía có tần số thấp hơn). Nhà
thiên văn học Mĩ Hubble đã dựa vào sự dịch chuyển về phía đỏ của quang phổ vạch phát xạ
của các sao ngoài thiên hà mà phát hiện ra (năm 1929) rằng các sao đi ra xa chúng ta, tốc độ

17
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

ra xa tỉ lệ với khoảng cách đến Trái đất. Từ đó dẫn đến giả thiết là vũ trụ đang trong giai
đoạn nở ra, điều này phù hợp với kết quả tính toán về lí thuyết của Fridman (1922) trên cơ
sở thuyết tương đối.
Những vật chuyển dodọng khi phản xạ sóng điện từ (phát ra từ các rada hoặc máy
phát laser) cũng tạo nên hiệu ứng Dopler. Do đó, dựa vào sự biến đổi tần số cảu sóng phản
xạ, người ta đo được vận tốc chuyển động của các vật ấy.
Hiệu ứng Dopler còn tạo nên sự mở rộng vạch quang phổ. Nguyên từ của một số
nguyên tố háo học bị kích thích, khi đứng yên phát ra bức xạ có tần số xác định. Nhiều
nguyên tử đứng yên bức xạ tạo nên trong máy quang phổ một vạch quang phổ mảnh, ứng
với một tần số xác định f0. Nếu các nguyên từ bức xạ tham gia chuyển động nhiệt (hỗn loạn)
thì tại một thời điểm có những nguyên tử lại gần máy thu, lại có những nguyên tử đi ra xa.
Do hiệu ứng Dopler nên bức xạ của nguyên từ lại gần được ghi với tần số cao hơn f0 và bức
xạ của các nguyên tử ra xa được ghi với tần số thấp hơn f0. Kết quả là vạch quang phổ được
mở rộng ra. Bề rộng của vạch phụ thuộc vào nhiệt độ của khí nguyên tử bức xạ. Như vậy,
đo bề rộng của vạch có thể tính được nhiệt độ của khí.
5.2. Hiệu ứng Compton
5.2.1. Thí nghiệm
Hiệu ứng Compton được Compton phát hiện ra năm 1923 khi nghiên cứu hiện tượng
tán xạ tia X trên các nguyên tử nhẹ. Sơ đồ thí nghiệm của Compton được biểu diễn trên
hình 5.2.
Chùm tia X đơn sắc bước sóng λ phát ra từ đối F1 F2

âm cực của ống tia X (ống R như hình 5.2) điq au hai
khe hẹp F1, F2 đục trên hai lá chì dày. Chùm tia X hẹp
thu được sau hai khe này gần như song song và rọi vào
A
vật tán xạ A chứa các nguyên tử nhẹ (một khối graphit R
D
hoặc parafin). Một phần chùm sang xuyên qua vật A,
phần còn lại bị tán xạ. Phần tia X tán xạ được thu bằng
K
một máy quang phổ tia X gồm một tinh thể D và kính
ảnh K (hoặc buồng ion hóa). Hình 5. 2
Kết quả thí nghiệm cho thấy, trên kính ảnh ngoài vạch có bước song bằng bước sóng
λ của tia X tới, còn có một vạch cường độ nhỏ hơn, ứng với bước sóng λ’ > λ. Độ chênh
lệch bước sóng ∆λ = λ’ – λ quan sát được tăng theo góc tán xạ φ, nhưng không phụ thuộc
vào λ và chất tán xạ. Từ thực nghiệm đã xác định được mối liên hệ giữa ∆λ và φ như sau:
j
Dl = 2lc sin 2 (5.13)
2

18
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

Trong đó λc là một hằng số xác định từ thực nghiệm, có trị số bằng 0,0241 Ǻ và được gọi là
bước sóng Compton.
5.2.2. Lí thuyết của hiệu ứng Compton
Hiệu ứng Compton chỉ có thể giải thích trên cơ sở thuyết lượng tử ánh sang, coi
chùm tia X tời là chùm hạt photon.
Hiệu ứng tán xạ cảu chùm tia X trên các nguyên tử nhẹ được giải thích như kết quả
của sự va chạm giữa photon tia X và electron của các nguyên tử chất tán xạ. Trong quá trình
đó các định luật bảo toàn năng lượng và bảo toàn xung lượng được thỏa mãn.
Giả sử một photon tia X tần số ν tới theo phương OP và va chạm với một electron tự
do đứng yên tại O.
Trong quá trình va chạm, photon nhường một phần
năng lượng của mính cho electron và biến thành một photon N
khác có tần số nhỏ hơn (bước sóng dài hơn). Sau va chạm,
mv
photon bị bắn đi theo phương OQ, còn electron bị bắn đi theo
O hν/c P
phương ON với vận tốc V (thường gọi là electron giật lùi) φ
(Hình 5.3).
hν’/c
Trước va chạm, electron có khối lượng tĩnh m0 và năng
Q
lượng m0c2, sau va chạm nó có khối lượng m, năng lượng
Hình 5.3
m0
mc , với m =
2
.
2
V
1-
c2
hn
Photon tới có năng lượng hν, xung lượng , còn photon tán xạ có năng lượng hν’,
c
hn '
xung lượng .
c
Theo định luật bảo toàn năng lượng, ta có:
hν + m0c2 = hν’ + mc2 (5.14)
Biểu diễn xung lượng của photon tới, photon tán xạ và electron giật lùi lần lượt bằng
các vectơ OP, OQ và ON , theo định luật bảo toàn xung lượng, ta có:
OP = OQ + ON
Do đó: ON2 = OP2 + OQ2 – 2.OP.OQ.cosφ
hn hn '
Thay OP = , OQ = , ON = mV , ta rút ra:
c c
2 2
æ hn ö æ hn ' ö hn hn '
m V =ç
2 2
÷ +ç ÷ -2 . cos j
è c ø è c ø c c (5.15)
Þ m 2V 2 c 2 = h 2n 2 + h 2n ' 2 -2h 2n .n ' cos j

19
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

Từ phương trình (5.14) rút ra mc2 = h (ν – ν’) + m0c2, bình phương cả hai vế hệ thức
này, ta có:
m2c4 = h2ν2 +h2ν’2 – 2h2.ν.ν’ + m02c4 + 2h.m0c2(ν – ν’) (5.16)
Lấy (5.16) trừ đi (5.15) từng vế một, ta thu được:
æ V2 ö
m 2 c 4 çç1 - 2 ÷÷ = -2h 2n .n ' (1 - cos j ) + 2hm0 c 2 (n - n ') + m02 c 4
è c ø
m0 æ V2 ö
Thay m = , ta có: m çç1 - 2 ÷÷ = m02 ,
2

V2 è c ø
1- 2
c
Do đó ta thu được kết quả cuối cùng:
m0.c2(ν – ν’) = h.ν.ν’(1 - cosφ)
j
Thay 1 - cos j = 2 sin 2 và chia cả hai vế cho m0.cνν’, ta có:
2
c c h j
- = .2 sin 2
n ' n m0 c 2
(5.17)
j
Þ Dl = l '-l = 2k . sin 2

2
h
Trong đó k = gọi là bước sóng Compton còn φ là góc tán xạ.
m0 c
Thay các giá trị của các hằng số h, m0, c ta thu được h/m0.c = 0,02426 Ǻ, phù hợp
với kết quả quan sát được bằng thực nghiệm. Điều đó khẳng định sự đúng đắn của thuyết
lượng tử ánh sáng.
Trong tính toán nói trên, để đơn giản ta đã giả thiết electron hoàn toàn tự do. Thực tế
electron luôn luôn liên kết với nguyên tử. Vì vậy trong công thức (5.15) đúng ra còn phải kể
đến công cần thiết bứt electron khỏi nguyên tử và công để làm nguyên tử dịch chuyển. Tuy
nhiên thực nghiệm cho thấy các electron trong tán xạ Compton thường là các electron liên
kết lỏng lẻo với hạt nhân, nên trong gần đúng bậc nhất có thể coi chúng là các electron tự
do.

20
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

CHƯƠNG 2
MỘT SỐ BÀI TOÁN VỚI THUYẾT TƯƠNG ĐỐI
Bài toán 1: Phép biến đổi Lorentz.
1.1. Các tọa độ của một chớp sang do O đo được là x = 100 km, y = 10 km, z = 1 km ở thời
điểm t = 5.10-4 s. Hãy tính các tọa độ không – thời gian của biến cố đó đối với một quan sát
viên O’ chuyển động so với O với vận tốc – 0,8c dọc theo trục chung x – x’?
Giải. Theo phép biến đổi Lorentz, ta có:
x - Vt 10 - (-0,8.3.10 5 ).5.10 -4
x' = = = 367km
1 - (- 0,8)
2 2
æV ö
1- ç ÷
ècø
y ' = y = 10 km
z ' = z = 1km

Vx (-0,8.3.10 5 ).100
5.10 - 4 -
t' =
t- 2
c =
(3.10 ) 5 2
= 12,8.10 - 4 s
1 - (0,8)
2 2
æV ö
1- ç ÷
ècø
1.2. Cho một hạt chuyển động với vận tốc không đổi c/2 đối với O’ trong mặt phẳng x’y’
sao cho quỹ đạo của nó tạo với trục x’ một góc 60o. Nếu vận tốc của O’ đối với O dọc theo
trục x’ – x là 0,6.c, hãy thiết lập các phương trình chuyển động của hạt xác định bởi O.
Giải. Các phương trình chuyển động xác định bởi O’ là:
c c
x' = u ' x t ' = (cos 60 o ).t ' ; y' = u ' y t ' = (sin 60 o ).t '
2 2
Theo phép biến đổi Lorentz ta có:
Vx
t-
x - Vt
x' =
2
=
c
2
(
cos 60 o ) c2
2
;
æV ö æV ö
1- ç ÷ 1- ç ÷
ècø ècø
c æ 0,6 ö
Þ x - 0,6c.t = . cos 60 o ç t -
2
(

c ø
)
è
Þ x = 0,74c.t
Vx
t-
t - 0,6.0,74t
c
y ' = y = sin 60 o
2
( ) c2 =
c
2
(
sin 60 o ) = 0,30c.t
æV ö
2
1 - (0,6) 2
1- ç ÷
ècø

21
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

1.3. Một đoàn tàu dài 1 km (đo bởi quan sát viên là hành khách trên tàu) chuyển động với
vận tốc 200 km/h. Một quan sát viên trên mặt đất thấy hai chớp sang đồng thời đập vào hai
đầu tàu hỏa. Tìm khoảng thời gian giữa hai chớp sáng đo được bởi quan sát viên là hành
khách trên tàu.
Giải. Chúng ta xác định các biến cố A và B là thời điểm lúc các chớp sang truyền đến hai
đầu tàu. Quan sát viên O ở trên mặt đất, theo phép biến đổi Lorentz, ta có:

(t ' B -t ' A ) + V2 (x' B - x' A )


tB - t A = c
2
æV ö
1- ç ÷
ècø
5
(t ' B -t ' A ) + 2.10 / 3600
.1000
Þ0= 3.10 8
2
æ 2.10 5 ö
1 - çç 8
÷÷
è 3.10 .3600 ø
Þ t ' B -t ' A = -6,18.10 -13 s
Dấu “-” chứng tỏ rằng biến cố A xảy ra trước biến cố B.
1.4. Một quan sát viên O phát hiện hai biến cố riêng rẽ xảy ra cách nhau 600 m và 8.10-7 s.
Tìm vận tốc chuyển động của một quan sát viên O’ đối với O để O’ thấy hai biến cố trên
xảy ra đồng thời.
Giải. Từ phép biến đổi Lorentz, ta có:

(t 2 - t1 ) - V2 (x2 - x1 )
t ' 2 -t '1 = c
2
æV ö
1- ç ÷
ècø
V æ 600 ö
8.10 -7 - .ç ÷
c è 3.10 8 ø
Þ0=
2
æV ö
1- ç ÷
ècø
Từ đó: V/c = 0,4.
1.5. Các tọa độ không – thời gian của hai biến cố đối với một quan sát viên O là
x1 = 6.104 m; y1 = 0; z1 = 0; t1 = 2.10-4 s và x2 = 12.104 m, y2 = z2 = 0, t2 = 1.10-4 s. Tìm vận
tốc chuyển động của O’ đối với O để đối với O’ hai biến cố trên là đồng thời. Từ đó xác
định khoảng không gian giữa hai biến cố đối với O’.
Giải. Từ phép biến đổi Lorentz, ta có:

22
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

(t 2 - t1 ) - V2 (x2 - x1 )
t ' 2 -t '1 = c
2
æV ö
1- ç ÷
ècø
V æ 12.10 4 - 6.10 4 ö
(1.10 -4
)
- 2.10 - 4 - .ç
c çè
÷÷
3.10 8 ø
Þ0=
2
æV ö
1- ç ÷
ècø
Từ đó: V/c = -1/2. Do đó V hướng theo chiều âm của trục Ox.
Thay V/c = -1/2; V = -1,5.108 m/s vào phép biến đối Lorentz, ta có:
(x2 - x1 ) - V (t 2 - t1 )
x' 2 - x'1 = = 5,2.10 4 m
2
æV ö
1- ç ÷
ècø

Bài toán 2. Sự co chiều dài của các vật theo phương chuyển động
2.1. Xác định độ co ngắn của đường kính Trái đất (trong mặt phẳng hoàng đạo) đối với một
quan sát viên O’ đứng yên so với Mặt trời.
Giải. Trái đất có đường kính 12000 km và chuyển động trên quỹ đạo với vận tốc khoảng
3.104 m/s. Ta có:
2
æ 3.10 4 ö
V2
D = D0 1 - 2 = 12.10 3 1 - çç ÷ » 12.10 3. 1 - 0,5.10 -8 km
8 ÷
( )
c è 3.10 ø
Do đó: D0 – D = 6.10-5 km = 6 cm.
Kết quả này chứng tỏ rằng các hiệu ứng tương đối tính là yếu đối với các vận tốc thường
gặp.
2.2. Một thước mét tạo với trục x’ của hệ quy chiếu O’ một góc 30o. Tìm vận tốc V của
thước để nó tạo với trục x của hệ quy chiếu O một góc 45o. Tìm độ dài của thước mét đo
bởi O
Giải. Ta có:
L’y = L’.sinθ’ = 1.sin30o = 0,5 m;
L’x = L’.cosθ’ = 1.cos30o = 0,866 m.
Do hiệu ứng co ngắn chiều chỉ diễn ra theo hướng x – x’ nên:
L y = L' y = 0,5m
V2 V2
L x = L' x 1 - 2 = 0,866. 1 - 2
c c
Vì tgθ = Ly/Lx, ta có:

23
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

0,5m
tg 45 o = 1 =
V2
0,866m 1 - 2
c
Suy ra: V = 0,816.c
Ly
0,5m
Ta có: L = o
=
= 0,707m
sin 45 sin 45 o
2.3. Một vật hình lập phương có thể tích riêng là 1000 cm3. Xác định thể tích của vật đối với
một quan sát viên O’ chuyển động so với vật với vận tốc 0,8c theo hướng song song với một
trong các cạnh của vật.
Giải.
Đối với quan sát viên O’, độ dài của cạnh hình lập phương song song với phương chuyển
động là:
2
æV ö
l'x = lx 1 - ç ÷ = 10. 1 - 0,8 2 = 6cm
ècø
Các độ dài của các cạnh khác đều không thay đổi:
l’y = ly = l’z = lz = 10 cm.
Từ đó:
V’ = l’x.l’y.l’z = 6.10.10 = 600 cm3.

Bài toán 3. Sự chậm lại của các đồng hồ chuyển động


3.1. Một máy bay chuyển động với vận tốc 600 m/s đối với mặt đất. Cần bao nhiêu thời gian
cho máy bay đó bay để đồng hồ trên máy bay chậm đi 2.10-6 s so với đồng hồ trên mặt đất?
Giải. Theo phép biến đổi Lorentz, ta có:
Dt mb Dt mb Dt mb
Dt mđ = = »
V2 æ 6.10 2 ö
2 1 - 2.10 -12
1- 1 - çç ÷
c2 8 ÷
è 3.10 ø
Þ Dt mđ - Dt mb » 2.10 -12.Dt mđ
Þ 2.10 -6 » 2.10 -12.Dt mđ
Vậy ∆tmặt đất = 106 s = 11,6 ngày đêm.
Điều này chứng tỏ rằng các hiệu ứng tương đối tính là yếu đổi với các vận tốc thông
thường.
3.2. Hai quan sát viên O và O’ chuyển động lại gần nhau với vận tốc tương đối 0,6c. Nếu
khoảng cách ban đầu giữa họ đối với O là 20 m, hỏi cần bao nhiêu thời gian (luôn luôn đo
bởi O) để hai quan sát viên gặp nhau? Tính thời gian đo bởi O’ để hai quan sát viên gặp
nhau?
Giải. Đối với quan sát viên O, ta có:

24
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

S 20
Dt = = 8
= 11,1.10 -8 s
V 0,6.3.10
Đối với quan sát viên O’, khoảng thời gian ∆t0 đo bởi O’ là thời gian riêng. Theo phép biến
đổi Lorentz, ta có:
V2
Dt 0 = Dt. 1 - = 11,8.10 -8 1 - 0,6 2 = 8,89.10 -8 s
c2
3.3. Chu kì bán rã của các pion là 1,8.10-8 s. Một chùm pion phát ra từ một máy gia tốc với
vận tốc 0,8c. Tìm quãng đường mà trên quãng đường đó một nửa số hạt pion bị phân hủy,
theo quan điểm: (a) cổ điển; (b) tương đối tính.
Giải.
a) Theo quan điểm cổ điển:
S0 = V.T = 0,8.3.108.1,8.10-8 = 4,32 m.
b) Theo quan điểm tương đối tính:
- Đối với quan sát viên đứng yên so với chùm pion: T0 = 1,8.10-8 s
- Đối với quan sát viên đứng yên đối với phòng thí nghiệm, theo phép biến đổi Lorentz ta
có:
T0 1,8.10 -8
T= = = 3.10 -8 s
V 2
1 - 0,8 2
1-
c2
Do đó, quãng đường đi được là:
S = V.T = 0,8.3.108.3.10-8 = 7,2 m.

Bài toán 4. Tính tương đối của không – thời gian.


4.1. Một thước mét chuyển động với vận tốc 0,6c trước một quan sát viên theo hướng song
song với độ dài của thước. Hỏi cần bao nhiêu thời gian để thước đi qua quan sát viên đứng
yên trong hệ quy chiếu phòng thí nghiệm?
Giải. Trong hệ quy chiếu phòng thí nghiệm ta có:
V2
L = L0 1 - = 1. 1 - 0,6 2 = 0,8m
c2
Vậy khoảng thời gian vượt qua độ dài L sẽ là:
L 0,8
Dt = = = 4,44.10 -9 s
V 0,6.3.10 8
4.2. Ánh sáng đi từ miền xa nhất của thiên hà chúng ta, phải mất 105 năm để đến Trái đất.
Trong vòng 50 năm một hành khách phải du hành với vận tốc bao nhiêu để đến được miền
xa xôi đó?
Giải. Đối với quan sát viên đứng yên trên mặt đất, ta có:
S0 = c.∆t = 105.c, với c tính theo đơn vị (km/năm).

25
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

Đối với hành khách chuyển động với vận tốc V đối với Trái đất, khoảng cách đó sẽ ngắn lại
và bằng:
2
V2 æV ö
S = S0 1 - 2 = 10 5 c 1 - ç ÷
c ècø

S 10 c 1 - (V / c )
5 2

Lại có: V = =
Dt 50
V 1
Do đó: = » 0,999999875
c 1 + 25.10 -8
Với vận tốc này đến đích hành khách sẽ già đi 50 tuổi.
4.3. Thời gian sống trung bình của một hạt μ – mezon được tạo ra trên độ cao 6000 m của
khí quyển là 2.10-6 s. Lúc tạo thành, hạt có vận tốc 0,998c hướng về phía mặt đất.
a) Tìm quãng đường trung bình hạt đi qua trước khi bị phân rã, đối với một quan sát viên
trên mặt đất.
b) Giả sử quan sát viên đứng yên đối với hạt μ – mezon. Vào thời điểm hạt bị phân rã, quan
sát viên O thấy mặt đất cách mình bao nhiêu? So sánh khoảng cách đó với khoảng cách
quan sát viên O – mặt đất vào thời điểm tạo thành hạt μ – mezon.
Giải.
a) Đối với quan sát viên trên mặt đất, ta có:
Dt 2.10 -6
Dt mđ = = = 31,6.10 -6 s
V 2
1 - 0,998 2
1-
c2
Quãng đường hạt đi được đối với quan sát viên này là:
S = V.∆tmđ = 0,998.3.108.31,6.10-6 = 9470 m.
b) Đối với quan sát viên đứng yên đối với hạt μ – mezon, Trái đất đã di chuyển một khoảng:
S = V.∆t0 = 0,998.3.108.2.10-6 = 599 m.
Trong khi đó khoảng cách ban đầu L bị co ngắn lại:
V2
L = L0 1 - 2
= 6000. 1 - 0,9982 = 379m
c
Đối với quan sát viên O đứng yên đối với hạt μ – mezon thì hạt μ – mezon đó sẽ đến được
mặt đất.
4.4. Một tên lửa chuyển động với vận tốc 0,6c đối với Trái đất. Khi bay gần Trái đất, hoa
tiêu điều chỉnh cho đồng hồ của mình trùng với 12 giờ trưa.
a) Vào lúc 12h30 (giờ của hao tiêu) tên lửa bay ngang qua một trạm vũ trụ đứng yên đối với
Trái đất. Hỏi khi tên lửa bay ngang qua trạm vũ trụ thì trên trạm là mấy giờ?
b) Tìm khoảng cách Trái đất – vũ trụ xác định bởi: hoa tiêu của tên lửa; quan sát viên trên
mặt đất.

26
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

c) Vào thời điểm tên lửa bay ngang qua trạm vũ trụ, hoa tiêu tiến hành liên lạc với Trái đất.
Hỏi vào thời điểm nào thì Trái đất nhận được tín hiệu của hoa tiêu: lấy theo thời gian của
Trái đất; lấy theo thời gian của tên lửa.
Giải.
a) Đối với tên lửa: ∆t0 = 30 phút.
Dt 0 30
Đối với trạm vũ trụ: Dt = = = 37,5 min
V2 1 - 0,6 2
1- 2
c
b) Đối với hoa tiêu: S0 = V.∆t0 = 0,6.3.108.30.60 = 3,24.1011 m
Đối với quan sát viên trên mặt đất: S = V.∆t = 0,6.3.108.37,5.60 = 4,05.1011 m.
c) Theo thời gian của tên lửa:
S 0 3,24.1011
Dt 0 = = = 1080s = 18 min Þ t 0 = 12h30 min+ 18 min = 12h48 min
c 3.10 8
Theo thời gian của Trái đất:
S 4,05.1011
Dt = = = 1350s = 22,5 min Þ t = 12h37,5 min+ 22,5 min = 13h
c 3.10 8
4.5. Đối với một quan sát viên O hai biến cố xảy ra đồng thời và cách nhau 600 km. Một
quan sát viên khác O’ thấy hai biến cố trên xảy ra cách nhau 1200 km. Tìm khoảng thời
gian giữa hai biến cố đó đối với O’.
Giải. Giả sử A và B là hai biến cố nói trên, theo phép biến đổi Lorentz ta có:
(x B - x A ) - v(t B - t A )
x' B - x' A =
V2
1-
c2
6.10 5 - V 0
Þ 12.10 5 =
V2
1-
c2
V
Þ = 0,866
c
0,866.6.10 5
(t B - t A ) - V2 (x B - x A ) 0-
Ta lại có: t ' B -t ' A = c = 3.10 8 = -3,46.10 -3 s
V2 1 - 0,866 2
1- 2
c
Dấu “-” chứng tỏ rằng đối với O’ biến cố A xảy ra sau biến cố B.
4.6. Một quan sát viên O’ chuyển động với vận tốc 0,8c đối với trạm vũ trụ và hướng về
phía sao α của chòm sao Nhân Mã ở cách 4 năm ánh sáng.
a) Khi đến nơi, O’ quay xung quanh sao α và trở về ngay trạm vũ trụ và gặp lại người anh
em sinh đôi của mình vẫn thường xuyên ở trên trạm vũ trụ. So sánh tuổi của hai anh em khi
họ gặp nhau.

27
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

b) Bây giờ giả sử rằng mỗi năm O (tính theo thời gian của mình) gửi một tín hiệu ánh sáng
về phía O’. Tìm số tín hiệu sáng mà O’ nhận được trên mỗi chặng đường du hành của anh.
Giải.
a) Đối với quan sát viên O trên Trái đất:
2.S 2.4c
Dt = = = 10 năm (c tính theo đơn vị: m/năm)
V 0,8.c
- Đối với quan sát viên O’ trên tàu vũ trụ:
V2
Dt ' = Dt 1 - 2 = 10. 1 - 0,8 2 = 6 năm
c
Như vậy khi gặp nhau, O’ thấy mình trẻ hơn 4 tuổi so với O. Đây là “nghịch lý anh em sinh
đôi”.
b) Theo O thì O’ đến sao α sau t = 5 năm. Để một tín hiệu sáng đến sao α đồng thời với O’
thì tín hiệu sáng đo phải gửi đi trước một thời gian là:
S 4c
Dt 0 = = = 4 năm
c c
Như vậy, tín hiệu do O phát ra vào lúc t = 1 năm sẽ đến sao α cùng lúc với O’. Còn 9 tín
hiệu còn lại do O phát ra, O’ sẽ nhận được trên chặng đường trở về.
4.7. Một tên lửa chở một quan sát viên O’ chuyển động với vận tốc 0,8c đối với trạm vũ trụ
trên đó có một quán sát viên O. Biết rằng O và O’ đã chỉnh đồng bộ các đồng hồ theo cách
thong thường (nghĩa là t = t’ = 0 khi x = x’ = 0) và rằng O nhìn đồng hồ của O’ bằng một
kính viễn vọng.
a) Tìm thời gian mà O đọc được trên đồng hồ của O’ vào lúc đồng hồ của mình chỉ 30 s.
b) Giả sử bây giờ O’ nhìn đồng hồ của O trong kính viễn vọng. Tìm thời gian mà O’ đọc
được trên đồng hồ của O khi đồng hồ của O’ chỉ 30 s.
Giải.
a) Gọi biến cố A là việc phát tín hiệu sáng bởi O’ và biến cố B là việc O nhận tín hiệu sáng
đó.
Theo phép biến đổi Lorentz ta có:
V V
t' A + x ' A t ' A + 2 .0
c 2
c t'
tA = = = A
V2 1 - 0,8 2 0,6
1- 2
c
x' A + vt ' A 0 + 0,8.3.10 8
xA = = = 4.10 8.t ' A
V 2
1 - 0,8 2
1- 2
c
Tín hiệu sáng truyền về phía x âm với vận tốc c, do đó:
xB – xA = - c.(tB - tA)
Suy ra:
28
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

0 – (4.108).t’A = - 3.108.(30 – t’A/0,6)


Vậy: t’A = 10 s.
b) Gọi A là biến cố O phát ra tín hiệu sáng và B là biến cố O’ nhận được tín hiệu sáng đó.
Theo phép biến đổi Lorentz, ta có:
x A - V .t A 0 - 3.10 8.30
x' A = = = -150.10 8 m
V 2
1 - 0,8 2
1- 2
c
V V
t A - 2 x A 30 - 2 .0
t' A = c = c = 50 s
V 2
1 - 0,8 2
1- 2
c
Khi tín hiệu sáng phát ra từ O đến O’ và được đo bởi O’, tia sáng sẽ truyền theo chiều x > 0
với vận tốc c, do đó:
x’B – x’A = c.(t’B – t’A)
Thay số ta có:
0 – (-150.108) = 3.108.(t’B - 50)
Vậy: t’B = 100 s.

Bài toán 5: Định lý tổng hợp vận tốc


5.1. Một hạt chuyển động với vận tốc 0,8c và tạo với trục x một góc 30o đối với một quan
sát viên O. Xác định vận tốc của hạt đối với một quan sát viên O’ chuyển động dọc theo trục
chung x – x’ với vận tốc – 0,6.c.
Giải. Đối với quan sát viên O, ta có:
ux = 0,8c.cos30o = 0,693c; uy = 0,8c.sin30o = 0,400c
Đối với quan sát viên O’, theo phép biến đổi Lorentz các vận tốc:
ux -V 0,693c - (- 0,6c )
u' x = = = 0,913c
V .u x
1-
(- 0,6c )
1- 2 .0,693c
c c2
V2
uy 1-
c2 0,4c. 1 - 0,6 2
u' y = = = 0,226c
V .u x
1-
(- 0,6c )
1- 2 .0,693c
c c2
Vận tốc của hạt đo bởi quan sát viên O’ là:
2
u' = u' x +u' y =
2
(0,913c)2 + (0,226c)2 = 0,941c
Gọi φ là góc giữa vận tốc đó và trục x’, ta có:
u' y 0,226c
tan j = = = 0,248 Þ j = 13,9 o
u' x 0,913c

29
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

5.2. Một hạt nhân phóng xạ chuyển động với vận tốc 0,5c trong hệ quy chiều phòng thí
nghiệm.
a) Hạt nhân bị phân rã và phát ra một electron, chuyển động với vận tốc 0,9c đối với nhân
và có cùng hướng với chuyển động của nhân. Tìm vận tốc của electron trên đối với hệ
phòng thí nghiệm.
b) Giả sử bây giờ hạt nhân phát ra một electron theo hướng vuông góc với hướng chuyển
động của hạt nhân trong hệ quy chiếu phòng thí nghiệm. Electron này có vận tốc là 0,9c
trong hệ quy chiếu gắn với hạt nhân. Tìm vận tốc của electron trong hệ quy chiếu phòng thí
nghiệm.
Giải.
a) Chọn O, O’ và P lần lượt là quan sát viên đứng yên trong phòng thí nghiệm, hạt nhân
phóng xạ và electron được phát ra. Khi đó:
u ' x +V 0,9c + 0,5c
ux = = = 0,966c
V .u ' x 0,5c.0,9c
1+ 2 1+
c c2
b) Theo phép biến đổi Lorentz, ta có:
u ' x +V 0 + 0,5c
ux = = =,5c
V .u ' x 1+ 0
1+ 2
c
V2
u' y 1 -
c2 0,9c 1 - 0,5 2
uy = = = 0,779c
V .u ' x 1+ 0
1+ 2
c
u = u x2 + u y2 = (0,5c )2 + (0,779c )2 = 0,926c
Từ đó: uy 0,779c
tan j = = = 1,56 Þ j = 57,3o
ux 0,5c
5.3. Vận tốc của ánh sáng trong nước đứng yên là c/n, với n là chiết suất của nước (n = 4/3).
Năm 1851 Fizeau đã tìm thấ rằng vận tốc ánh sáng (đối với phòng thí nghiệm) trong một
dòng nước chuyển động với vận tốc V (đối với phòng thí nghiệm) có thể được biểu diễn
dưới dạng:
c
u= + k .V , trong đó k là hệ số kéo theo. Fizeau đo được k = 0,44.
n
Từ các phương trình Lorentz xác định giá trị của k?
Giải.
Vận tốc ánh sáng đo bởi một quan sát viên đứng yên đối với nước là u’x = c/n. Một quan sát
viên đứng yên đối với phòng thí nghiệm khi coi ánh sáng là một hạt chuyển động, sẽ thấy
vận tốc của nó:

30
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

c
+V
u ' x +V æc öæ V ö
ux = = n » ç + V ÷ç1 - ÷
V .u ' V c èn øè nc ø
1+ 2 x 1+ 2
c c n
c æ 1 ö
Þ u x » + ç1 - 2 ÷.V
n è n ø
1 1
Vậy: k » 1 - = 1- = 0,438
n 2
(4 / 3)2
Kết quả này phù hợp với thực nghiệm của Fizeau.
Bài toán 6: Động lực học tương đối tính
6.1. Một vật đứng yên tự võ thành hai mảnh chuyển động theo hai hướng ngược nhau. Khối
lượng nghỉ của hai mảnh là 3 kg và 5,33 kg với vận tốc lần lượt là 0,8 c và 0,6 c. Tìm khối
lượng của vật ban đầu?
Giải.
Theo định luật bảo toàn năng lượng ta có:
m01c 2 m02 c 2 3.c 2 5,33.c 2
m0 c 2 = + = +
æ v2 ö æ v2 ö 1 - 0,8 2 1 - 0,6 2
1 - çç 12 ÷÷ 1 - çç 22 ÷÷
èc ø èc ø
Suy ra: m0 = 11,66 kg.
Nhận xét: Khối lượng nghỉ của hệ không được bảo toàn.
6.2. a) Tìm vận tốc của một electron được gia tốc dưới hiệu điện thế 105 V.
b) Tính động lượng của electron có động năng là 1 MeV.
c) Tính vận tốc của một electron với động năng 2 MeV.
d) Tính động lượng của một electron với vận tốc 0,8c.
Giải.
a) Ta có: E 2 = ( p.c )2 + E02
Þ (1MeV + 0,511MeV ) = ( pc ) + (0,511MeV )
2 2 2

Þ p = 1,42 MeV / c
b) Ta có: E 2 = ( p.c )2 + E02
2
æ 2MeV ö
Þ (K + 0,511) = ç .c ÷ + (0,511MeV )
2 2

è c ø
Þ K = 1,55 MeV
m0 c 2 0,511MeV
c) K = - m0 c 2 Þ 2MeV = - 0,511MeV
2 2
æV ö æV ö
1- ç ÷ 1- ç ÷
ècø ècø
Vậy V = 0,98c.

31
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein
2
m0 c 2
æV ö 0,511MeV æ 0,8 ö MeV
d) p = mv = ç ÷ = ç ÷ = 0,681
æV ö è c ø 1 - 0,8 è c ø c
2 2

1- ç ÷
ècø
6.3. Khối lượng nghỉ của một hạt mezon μ là 207m0e, thời gian sống trung bình của hạt khi
đứng yên là 2.10-6 s. Tính khối lượng của một hạt mezon μ nếu thời gian sống của hạt đối
với phòng thí nghiệm là 7.10-6 s.
Giải.
Theo phép biến đổi Lorentz, ta có:
Dt 1 7.10 -6 7
= = =
Dt 0 V2 2.10 -6 2
1- 2
c
m0 æ7ö
Þm= = 207m0 e .ç ÷ = 725m0e
V2 è2ø
1-
c2
6.4. a) Một electron được gia tốc đến năng lượng 2 GeV trong một máy gia tốc electron.
Tính tỉ số giữa khối lượng chuyển động và khối lượng nghỉ của hạt.
b) Một electron đứng yên được gia tốc đến vận tốc 0,5 c. Tính độ biến thiên năng lượng của
nó.
c) Vận tốc của một electron là 5.107 m/s. Tính năng lượng cần cung cấp để tăng vận tốc của
electron lên hai lần.
Giải.
a) Ta có: mc2 = K + m0c2
m mc 2 K + m0 c 2 2000MeV + 0,511MeV
Þ = = = = 3915
m0 m 0 c 2 m0 c 2 0,511MeV
m0 c 2 0,511MeV
b) DE = - m0 c 2 = - 0,511MeV = 0,079MeV
V 2
1 - 0,5 2
1- 2
c
m0 c 2 0,511MeV
c) Eđ = = = 0,518MeV
V 2
æ 0,5.10 8
ö
1- 2 1 - çç ÷÷
c è 3.10
8
ø
m0 c 2 0,511MeV
Ec = = = 0,542MeV
2 2
æ 2V ö æ 1.10 ö8
1- ç ÷ 1 - çç ÷
8 ÷
è c ø è 3.10 ø
Vậy năng lượng cần cung cấp:
∆E = Ec – Eđ = 0,542 MeV – 0,518 MeV = 0,024 MeV

32
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein
235
6.5. Một hạt nhân U giải phóng năng lượng 200 MeV trong quá trình vỡ của nó. Năng
lượng giải phòng này bằng bao nhiêu phần trăm năng lượng tổng cộng sẵn có?
Giải.
Năng lượng nghỉ của 235U là:
E0 = m0 c 2 = 235.u.c 2 = 235.931,5MeV = 219.10 3 MeV
DE 200
Þ = = 0,0913%
E0 219.10 3
6.6. Vận tốc của một hạt phải băng bao nhiêu phần vận tốc ánh sáng để động năng của hạt
bằng hai lần năng lượng nghỉ của nó?
Giải.
m0 c 2 1
K= - m0 c 2 = 2 m 0 c 2 Þ = 3 Þ V = 0,943c
V2 V2
1- 2 1- 2
c c
6.7. Một photon năng lượng 1 MeV va chạm với một electron đứng yên ở lân cận một hạt
nhân nặng và bị hấp thụ (electron tự do không thể hấp thụ photon). Trong chừng mực bỏ
qua năng lượng giật lùi của hạt nhân, tính vận tốc của electron sau va chạm.
Giải.
Theo định luật bảo toàn năng lượng ta có:
m0 e c 2
E 0 + m0 e c 2 + m0 n c 2 = + m0 n c 2
2
æV ö
1- ç ÷
ècø
0,511MeV
Þ 1MeV + 0,511MeV =
2
æV ö
1- ç ÷
ècø
Þ V = 0,941c
6.8. Vận tốc của một electron trong hệ quy chiếu phòng thí nghiệm là 0,6c. Một quan sát
viên chuyển động với vận tốc 0,8c theo hướng chuyển động của electron. Đối với quan sát
viên này động năng của electron bằng bao nhiêu?
Giải.
Theo phép biến đổi Lorentz, ta có vận tốc chuyển động của electron đối với quan sát viên:
ux -V 0,6c - 0,8c
u' x = = = 0,385c
V .u x 1 - 0,6.0,8
1- 2
c
m0 c 2 0,511MeV
Þ K'= - m0 c 2 = - 0,511MeV = 0,043MeV
1 - (- 0,385)
2 2
æ u' x ö
1- ç ÷
è c ø

33
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

6.9. Một hạt có năng lượng tổng cộng 6.103 MeV và có động lượng 3,103 MeV/c
a) Tính khối lượng nghỉ của hạt.
b) Tìm năng lượng của một hạt trong hệ quy chiếu mà trong hệ đó động lượng của hạt là
5.103 MeV/c.
Giải.
a) Ta có: E2 = (p.c)2 + E02
Suy ra: (6.103 MeV)2 = [(3.103 MeV/c).c]2 + E02
Nên: E0 = 5,2.103 MeV
æ ö
(
Þ m0 = 5,2.10 3 MeV ç
1u
)
÷ = 5,58u
è 931,5MeV ø
b) Ta có: E 2 = ( pc) 2 + E02 = [(5.10 3 MeV / c).c] + (5,2.10 3 MeV )
2 2

Nên E = 7,2.103 MeV.


6.10. Chứng minh rằng trong chuyển động một chiều:
u =u
K= ò F .d s = mc - m0 c 2
2

u =0

Giải. Đối với chuyển động một chiều, ta có:


u =u u =u u =u
d dx
K= ò F .dx =
u =0
òu =0 dt (mu )dx = uò=0 d (mu) dt
(1)
ò (mdu + udm)u = ò (mudu + u )
u =u u =u
2
= dm
u =0 u =0

m0
Ta lại có: m = Þ m 2 c 2 - m 2 u 2 = m02 c 2
2
V
1-
c2
Lấy vi phân hai vế của phương trình ta có:
2mc2dm – m2.2udu – u2.2mdm = 0
Suy ra: mu.du + u2dm = c2dm (2)
Từ (1) và (2) ta có:
u =u m=m
K= ò (mudu + u dm =) ò c dm = c ( m - m0 ) (ĐPCM)
2 2 2

u =0 m = m0

u
Biện luận: Khi << 1 ta có:
c
éæ u 2
m0 c 2 ö
-1 / 2
ù
K = E - E0 = - m0 c = m0 c êçç1 - 2 2 2
÷÷ - 1ú
u 2
êëè c ø úû
1- 2
c
éæ 1 u 2 ö ù 1
» m0 c 2 êçç1 + 2
÷÷ - 1ú = m0 u 2
ëè 2 c ø û 2

34
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

Đây chính là biểu thức động năng trong cơ học Newton.


6.11. Tìm vận tốc cực đại mà một hạt có thể có để động năng của vật vẫn được viết dưới
1
dạng m0 u 2 với sai số dưới 0,5%.
2
Giải.
Khi hạt có vận tốc cực đại:
1 1
K - m0 u 2 m0 u 2
2 = 0,005 Þ K = 2
K 0,995
Ta lại có:
m0 c 2 éæ u 2 ö
-1 / 2
ù
K = E - E0 = - m0 c = m0 c êçç1 - 2
2 2
÷÷ - 1ú
u2 êëè c ø úû
1- 2
c
éæ 1 u 2 3 u 4 ö ù 1 3 2æ u
2
ö
2
ç
= m0 c êç1 + 2
+ ÷ ç
+ ... ÷ - 1ú = m0 u + m0 u ç 2
2
÷÷ + ...
ëè 2 c 8 c4 ø û 2 8 èc ø
1
m0 u 2
1 3 æ u2 ö
Þ 2 » m0 u 2 + m0 u 2 çç 2 ÷÷
0,995 2 8 èc ø
Þ u » 0,082c
6.12. a) Giả sử lực F tác dụng lên hạt cùng hướng với vận tốc của hạt. Tìm biểu thức tương
ứng của định luật II Newton?
b) Áp dụng định luật II Newtin tìm biểu thức của vận tốc tương đối tính của một hạt điện
tích q chuyển động theo một đường tròn bán kính R vuông góc với một từ trường B.
Giải.
a) Theo định luật II Newton dạng tổng quát ta có:
é ù
ê ú
d ê m0 u ú
F=
dt ê u2 ú
ê 1- 2 ú
ë c û
m0 du m0 u u du
= +
1- 2
[ (
u 2 dt 1 - u 2 / c 2 )]
3 / 2
c 2 dt
c
du du
m0 m0
dt æ u 2
u 2
ö dt
= ç1 - 2 + 2 ÷÷ =
[ (
1- u / c
2
)]
2 3/ 2 ç
è c [ (
c ø 1- u / c2 2
)]
3/ 2

b) Biểu thức vectơ của định luật II Newton có dạng:

35
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

d é ù d é ù
F=
d
mu = ê ( ) mu
ú= ê
m0 u
ú
dt dt ê 1 - u 2 / c 2
ë ( ) ë (
úû dt ê 1 - u.u / c 2 ) ú
û
du
u.
m0 du m0 dt .u
= +
(
1 - u.u / c 2 ) [ (
dt 1 - u.u / c 2 )]
3/ 2
c2

Trong từ trường vận tốc và gia tốc của hạt vuông góc với nhau, do đó:
du
u. =0
dt
du u2
Ta lại có: Fr = quB; =
dt R

Từ đó ta có:
m0 u2 qBR / m0
quB = Þu =
(
1- u2 / c2 ) R 1 + (qBR / m0 c )
2

qBR
Biện luận: Do c >> v nên ta có thể coi c → ∞ sẽ thu được: u =
m0
6.13. Hai vật giống nhau với khối lượng nghỉ mỗi vật là m0 chuyển động lại gần nhau với
cùng vận tốc u và va chạm hoàn toàn không đàn hồi với nhau rồi tạo thành một vật duy
nhất.
a) Xác định khối lượng nghỉ của vật tạo thành.
b) Xác định khối lượng nghỉ của vật tạo thành theo quan điểm của một quan sát viên đứng
yên đối với một trong hai vật lúc đầu.
Giải.
a) Vì rằng các vận tốc ban đầu của hai vật bằng nhau về độ lớn và ngược chiều nên động
lượng lúc sau của hệ phải bằng 0 và năng lượng tạo thành bằng năng lượng nghỉ của nó.
Theo định luật bảo toàn năng lượng:
2m0 c 2
= M 0c 2
(
1- u / c 2 2
)
2m0
Þ M0 = > 2m0
1- u / c( 2 2
)
b) Giả sử vật A chuyển động theo chiều dương của trục x. Vận tốc của quan sát viên O’
đứng yên đối với A bằng vận tốc của A: v = u. Vận tốc của vật thứ hai B đo bởi O sẽ là uB =
- u. Áp dụng phép biến đổi Lorentz về vận tốc ta tìm được u’B của B đo bởi O’:
uB - v 2u
u' B = =-
u v u2
1 - B2 1+ 2
c c

36
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

Vì rằng vật tạo thành C đứng yên trong phòng thí nghiệm (đứng yên đối với quan sát viên
O) nên vận tốc của C đối với O’ sẽ là u’c = - u.
Theo định luật bảo toàn xung lượng đối với O’, ta có:
m0 u ' A m0 u ' B M 0 u 'C
+ =
(
1 - u' / c
2
A
2
) (
1 - u' / c 2
B
2
) (
1 - u ' c2 / c 2 )
Nhưng u’A = 0, do đó ta có:
- 2u
m0
(
1+ u2 / c2 ) =
M 0 (- u )
Þ M0 =
2 m0
é 2u / c ù
2
(
1- u2 / c2 ) (
1- u2 / c2 )
1- ê
(
2 ú
ë1 + u / c û
2
)
Kết quả này trùng với kết quả quan sát viên O nhận được khi xuất phát từ định luật bảo toàn
năng lượng (phần (a)).
6.14. Một hạt khối lượng nghỉ m0 chuyển động với vận tốc 0,8c va chạm hoàn toàn không
đàn hồi với một vật khác có khối lượng nghỉ 3m0 và lúc đầu đứng yên. Xác định khối lượng
nghỉ của vật tạo thành.
Giải. Theo định luật bảo toàn xung lượng ta có:
plúc đầu = plúc sau.
M 0u s m0 u đ m0 .(0,8c ) 4
= = = m0 c
(
1 - u s2 / c 2 ) (
1 - u đ2 / c 2 ) 1 - 0,8 2 3

Theo định luật bảo toàn năng lượng ta có:


Elúc đầu = Elúc sau.
M 0c 2 m0 c 2
= + 3m0 c 2
(
1- u / c2
S
2
) 1- u / c ( 2
đ
2
)
.
m0 c 2
= + 3m0 c = 4,67 m0 c
2 2

1 - (0,8)
2

Giải hệ hai phương trình trên ta được:


us = 0,286c; M0 = 4,47.m0.
6.15. Xác định độ tăng khối lượng của 100 kg đồng khi nhiệt độ tăng thêm 100 oC (Nhiệt
dung riêng của đồng là C = 93 calo/kg.oC).
Giải.
Năng lượng khối đồng hấp thụ là:
(
DE = mCDT = (100kg ). 93calo / kg.o C . 100o C .(4,184J / calo ) = 39.10 5 J )( )
Nếu năng lượng này chuyển thành độ tăng khối lượng thì:
DE 39.10 5
Dm = = = 4,33.10 -11 kg
c 2
3.10 8
(
2
)
Độ tăng khối lượng này quá nhỏ để có thể phát hiện bằng các đo đạc.
37
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

Bài toán 7: Hiệu ứng Doppler tương đối tính


7.1. Tìm biểu thức gần đúng bậc nhất đối với V/c của phương trình Doppler khi nguồn và
quan sát viên chuyển động ra xa nhau.
Giải. Ta có:
V V2
1- 1- 2
c = f c c
f = f0 0 » f0
V V c +V
1+ 1+
c c
Đây là biểu thức cổ điển của hiệu ứng Doppler khi máy thu bức xạ đứng yên đối với môi
trường.
7.2. Một ôtô chạy về phía một trạm kiểm soát bằng rađa với vận tốc 126 km/h. Nếu rađa
hoạt động với tần số 20.109 Hz, tìm độ dich chuyển tần số phát hiện bởi nhân viên cảnh sát
giao thông?
Giải. Tần số nhận được bởi ôtô tính gần đúng bậc nhất theo V/c là:
V
1+
f '= f0 c » f æ1 + V öæ1 + V ö = f æ1 + V ö
0 ç ÷ç ÷ 0ç ÷
V è c øè cø è cø
1-
c
Ôtô bây giờ trở thành nguồn chuyển động phát ra bức xạ điện từ với tần số f’. Bức xạ phản
xạ từ ôtô được truyền đến rađa thu và tần số nhận được có giá trị:
2
æ Vö æ Vö æ 2V ö
f " » f ' ç1 + ÷ » f 0 ç1 + ÷ » f 0 ç1 + ÷
è cø è cø è c ø
Với độ dịch tần số có giá trị:
2V 2.35
f "- f 0 » f0 = 8
.20.10 9 = 4,67.10 3 Hz
c 3.10
7.3. Một ngôi sao chuyển động ra xa Trái đất với vận tốc 5.10-3c. Tìm độ dịch chuyển bước
sóng gây bởi hiệu ứng Doppler đối với vạch D2 của Natri (5890 Ǻ).
Giải. Theo phương trình Doppler ta có:
c c c -V
=
l l0 c +V
V
1+
Þ l = l0 c = 5890 1 + 0,005 = 5920 A
0

V 1 - 0,005
1-
c
Từ đó: ∆λ = 5920 Ǻ - 5890 Ǻ = 30 Ǻ.
Ánh sáng quan sát được bị dịch về phía bước sóng dài hơn.

38
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

7.4. Khi quan sát ánh sáng phát ra từ một ngôi sao ở rất xa người ta phát hiện thấy rằng dịch
chuyển Doppler đối với vạch D2 của Natri (5890 Ǻ) là 100 Ǻ. Tính vận tốc chuyển động ra
xa Trái đất của ngôi sao đó?
V V
1+ 1+
Giải. Ta có: l = l0 c Þ 5990 = 5890 c
V V
1- 1-
c c
Suy ra: V = 0,017c.
7.5. Một tên lửa rời bệ phóng để thực hiện một chuyến bay với vận tốc 0,6c. Một nhà du
hành trên tên lửa phát ra một chùm sáng có bước sóng 5000 Ǻ về phía bãi phóng.
a) Tìm tần số ánh sáng quan sát được ở bãi phóng?
b) Tìm tần số ánh sáng quan sát được bởi nhà du hành của một tên lửa thứ hai rời bãi phóng
với vận tốc 0,8c ngược hướng với tên lửa thứ nhất.
Giải.
V
1-
c = 3.10
8
1 - 0,6
a) Ta có: f = f 0 = 3.1014 Hz
V 5.10 -7 1 + 0,6
1+
c
b) Theo phép biến đổi Lorentz, vận tốc tương đối của hai tên lửa là:
ux -V 0,6c - (- 0,8c )
u' x = = = 0,946c
Vu x
1-
(- 0,8c ).0,6c
1- 2
c c2
Tần số phát hiện bởi nhà du hành của tên lửa thứ hai là:
u' x
1-
c = 3.10
8
1 - 0,946
f = f0 = 1014 Hz
u' 5.10 -7 1 + 0,946
1+ x
c

Bài toán 8: Hiệu ứng Compton


8.1. Một photon X năng lượng 0,3 MeV va chạm trực diện với một electron lúc đầu ở trạng
thái nghỉ.
a) Tính vận tốc lùi của electron bằng cách áp dụng các nguyên lý bảo toàn năng lượng và
xung lượng?
b) Chứng minh rằng vận tốc tìm được trong phần (a) cũng phù hợp với giá trị tìm được khi
dùng công thức Compton.
Giải.
a) Gọi E, p là năng lượng và xung lượng của photon tới, còn E’, p’ là năng lượng và xung
lượng của photon tán xạ.
Gọi m0 là khối lượng nghỉ của electron, V là vận tốc của lùi của electron.
39
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

Theo định luật bảo toàn năng lượng:


m0 c 2 0,511
E + m0 c 2 = E '+ Þ 0,3 + 0,511 = E '+ (1)
V2 V2
1- 2 1- 2
c c
Photon có xung lượng p = E/c. Áp dụng định luật bảo toàn xung lượng đối với trường hợp:
θ = 180o; φ = 0o, ta có:
E E' mV 0,3 E' 0,511 V p’ pe
+0= - + Þ =- + . (2)
c c V2 c c V2 c
1- 1- 2 φ
c2 c θ
p
Giải hệ hai phương trình (1, 2) ta được: V = 0,65c.

b) Ta có: l '-l =
h
m0 c m0 c
(
(1 - cosq ) = h 1 - cos180o = 2h Þ l ' = l + 2h
m0 c m0 c
)
Mà ta lại có: E = hc/λ; E’ = hc/λ’ nên ta có:
l' l 2 1 1 2 1 2 1
= + 2
Þ = + 2
= + = 7,24 Þ E ' = MeV
hc hc m0 c E' E m0 c 0,3 0,511 7,24
Thay E’ vào phương trình (1) ta có: V = 0,65c.
8.2. Một tia X bước sóng 0,4 Ǻ bị một electron làm tán xạ theo một góc 60o do hiệu ứng
Compton. Tìm bước sóng của photon tán xạ và động năng của electron.
Giải. Ta có:
h
( )
o
l' = l + (1 - cosq ) = 0,30 + 0,0243. 1 - cos 60 o = 0,312 A
m0 c
Theo đinh luật bảo toàn năng lượng, ta có:
hc hc 12,4keV 12,4keV
+ m0 c 2 = + K e + m0 c 2 Þ = + Ke
l l' 0,3 0,312
Vậy Ke = 1,59 keV.
8.3. Trong thí nghiệm về hiệu ứng Compton, một electron đã thu được năng lượng
0,100 MeV do một tia X năng lượng 0,500 MeV chiếu tới.
a) Tính bước sóng của photon tán xạ biết rằng lúc đầu electron ở trạng thái nghỉ?
b) Tìm góc hợp thành giữa photon tán xạ và photon tới.
Giải.
a) Theo định luật bảo toàn năng lượng ta có:
(
E + m0 c 2 = E '+ K e + m0 c 2 )
Þ 0,500MeV = E '+0,100MeV
Þ E ' = 0,400MeV
hc 12,4.10 -3 MeV . A
Þ l' = = = 31.10 -3 A
E' 0,490MeV

40
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

b) Photon tới có bước sóng:


hc 12,4.10 -3 MeV . A
l= = = 24,8.10 -3 A
E 0,500MeV
Theo phương trình hiệu ứng Compton:
h
l '-l = (1 - cosq )
m0 c
Þ 31.10 -3 A - 24,8.10 -3 A = 24,3.10 -3 A(1 - cosq )
Từ đó: θ = 42o.
8.4. Trong tán xạ Compton một photon tới đã truyền cho electron bia một năng lượng cực
đại bằng 45 keV. Tìm bước sóng của photon đó?
Giải.
Nếu electron có năng lượng cực đại thì photon sẽ tán xạ ngược trở lại so với chiều của
photon tới. Theo định luật bảo toàn năng lượng ta có:
E + m0c2 = E’ + 45 keV + m0c2
Suy ra: E – E’ = 45 keV (1)
Theo định luật bảo toàn xung lượng ta có:
E E'
= - + pe (2)
c c
Mà ta lại có hệ thức liên hệ giữa năng lượng và xung lượng:
Ee2 = ( pe c ) + E02
2

Do đó: (0,511 MeV + 0,045 MeV)2 = (pec)2 + (0,511 MeV)2


Suy ra: pe = 0,219 MeV/c.
Thay vào (2) ta được: E + E’ = 219 keV (3)
Từ (1) và (3) ta thu được: E = 132 keV
hc 12,4keV . A
Þl = = = 9,39.10 -2 A
E 132keV
8.5. Chứng tỏ rằng một electron tự do ở trạng thái nghỉ không thể hấp thụ một photon.
Giải. Giả sử một electron ở trạng thái nghỉ có thể hấp phụ một photon, khi đó theo đinh luật
bảo toàn xung lượng và năng lượng ta có:
hf
pphoton = pelectron Þ p e = (1)
c
Ephoton = Eelectron Þ hf = ( pe c)2 + (m0 c 2 )2 (2)
Chia cả hai vế của (2) cho c ta có:
hf
= pe2 + m02 c 2 > pe
c
Biểu thức này mâu thuẫn với biểu thức xung lượng (1)
Þ ĐPCM

41
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

8.6. Xác định góc tán xạ Compton cực đại mà trong đó photon tán xạ có thể sinh ra một cặp
pôzitôn – electron.
Giải. Bước sóng ngưỡng để tạo cặp pôzitôn – electron được xác định theo hệ thức:
hc h
= 2m 0 c 2 Þ 2l S = (1)
lS m0 c
Thế (1) vào công thức Compton ta có:
λ’ = λ + 2λs(1 – cosθ)
Vế phải bằng tổng của hai số hạng dương. Vì vậy nếu: 2lS (1 - cosq ) ³ 2lS và λ’ > λs thì
không thể tạo cặp pôzitôn – electron.
Còn khi có: 2l s (1 - cosq s ) = l s Þ cosq s = 1 / 2 Þ q s = 60 o
Chú ý rằng kết quả này không phụ thuộc vào năng lượng của photon tới.
8.7. Thiết lập phương trình hiệu ứng Compton:
h
l '-l = (1 - cosq )
m0 c
Giải.
Photon được coi như một hạt có năng lượng E = h.f = h.c/λ và xung lượng p = h/λ.
Theo định luật bảo toàn năng lượng, ta có:
hc hc p’ pe
+ m0 c 2 = + mc 2
l l' φ
θ
Chuyển vế và bình phương hai vế ta có: p
3
(mc ) ( ) ( )
2 2 2 2
h c 2h c 2hm0 c
2 2
= l2 + l ' 2 - + (l '-l ) + m0 c 2 2
(1)
l l'
2 2
ll ' ll '
Định luật bảo toàn xung lượng dẫn đến giản đồ trên. Vì p e = p - p' nên suy ra:

pe . pe = pe2 = p 2 + p' 2 -2 p. p'. cosq =


h2
(l 2
+ l ' 2 -2ll ' cosq ) (2)
l l' 2 2

Thế (1, 2) vào hệ thức liên hệ: (mc ) = (pec)2 + (m0c2)2, ta có:
2 2

2h 2 c 2 2hm 0 c 3
h 2c 2 2
l(+ l ' 2
- )
ll '
+
ll '
(l '-l ) + m0 c 2 ( )2
=
h2c 2 2
( ) (
l + l ' 2 -2ll ' cosq + m0 c 2 )
2

l l'
2 2
l l'
2 2

h
Þ l '-l = Dl = (1 - cosq )
m0 c
8.8. Khi chịu tán xạ Compton, một electron tán xạ theo một góc φ so với phương ban đầu
của photon tới. Hãy tính động năng của electron đó.
Giải. p’ pe
Theo định luật bảo toàn năng lượng, ta có: φ
θ
2 2
h.f + m0c = h.f’ + Ke + m0c p
Vì h.f = p.c nên ta có: p.c = p’.c + Ke (1)
Theo giản đồ hình bên ta có:

42
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

p' = p - pe Þ p'. p' = p' 2 = p 2 + pe2 - 2 p. pe . cos j (2)


Ta lại có:
E 2 - m0 c 2
p = e
2 ( )
2

=
1
[(
m0 c 2 + K e ) - (m c ) ] = c1 (K
2 2 2 2
+ 2 K e m0 c 2 ) (3)
e 0 e
c2 c 2 2

Thế (1, 3) vào (2) ta có:


æ pö
K e ç m0 + ÷ = pp e cos j (4)
è cø
Bình phương (4) và sử dụng hệ thức (3) ta có:
2
æ pö p2
(
K e2 ç m0 + ÷ = 2 K e2 + 2 K e m0 c 2 cos 2 j

)
è c
Cuối cùng thay p = h.f/c, ta được:
æ h. f ö
2çç 2
÷÷ cos 2 j
K e = h. f . è m0 c ø
2 2
æ h. f ö æ h. f ö
çç 2
+ 1÷÷ - çç 2
÷÷ cos 2 j
è m0 c ø è m0 c ø
Nhận xét: Khi φ = 0 thì Ke cực đại.

43
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

CHƯƠNG 3
MỘT SỐ ĐỀ THI THAM KHẢO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA NĂM 2008
Câu 5.
Xiclôtrôn là máy gia tốc hạt tích điện đầu tiên của vật lý hạt nhân (1931). Nó gồm có hai
hộp rỗng có dạng trụ nửa hình tròn gọi là các D, đặt cách nhau một khoảng rất nhỏ (khe)
trong một buồng đã rút hết không khí (hình 3.1). Các D được nối với hai cực của một nguồn
điện sao cho giữa hai D có một hiệu điện thế với độ lớn U xác định, nhưng dấu lại thay đổi
một cách tuần hoàn theo thời gian với tần số f nào đó. Một nam châm điện mạnh tạo ra một
từ trường đều, có vectơ cảm ứng từ B vuông góc với mặt các D (mặt phẳng hình vẽ). Giữa
hai thành khe của xiclôtr ôn có một nguồn phát ra hạt α (khối lượng mα) với vận tốc ban đầu
v0 = 107 m/s vuông góc với khe, lúc ấy người ta điều chỉnh nguồn điện để cho D bên phải
tích điện âm, D bên trái tích điện dương. Sau đó hạt α chuyển động với vận tốc tăng dần cho
đến khi đủ lớn thì nó được lái ra ngoài cho đập vào các bia để thực hiện các phản ứng hạt
nhân.
Cho mα = 6,64.10-27 kg, điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19 C; B = 1 T; U = 2.105 V.
1. Chứng minh rằng trong lòng các D quỹ đạo của hạt ~
α là nửa đường tròn. Tìm mối liên hệ của bán kính
quỹ đạo vào khối lượng, vận tốc, điện tích của hạt
α và vào cảm ứng từ B. Với chiều đi của hạt α như
trong hình vẽ thì B hướng ra trước hay sau mặt
Bia
phẳng hình vẽ?
2. Nếu lần nào đi qua khe hạt α cũng chuyển động D
cùng chiều với điện trường do U sinh ra thì lần nào
nó cũng được tăng tốc. Để có sự đồng bộ này, f Hình 3.1
phải thỏa mãn điều kiện gì và lấy giá trị bằng bao
nhiêu? Tính vận tốc vn của hạt α khi đi trên nửa đường tròn thứ n và bán kính Rn của
nửa đường tròn đó.
Nếu bán kính của nửa đường tròn cuối là 0,5 m thì hạt α đã chuyển động được
khoảng bao nhiêu vòng? Tính vận tốc trước khi ra ngoài của nó?
3. Nếu tần số f lấy giá trị như đã tính ở ý 2 (của câu này) và giữ không đổi, đồng thời
tiếp tục cho hạt α chuyển động tăng tốc đến vận tốc ngưỡng vng ≈ 105 km/s, thì không
điều chỉnh đồng bộ được nữa.
a. Giải thích nguyên nhân.
b. Nêu mối liên hệ tốc độ góc của hạt α với f.

44
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

c. Để sự tăng tốc của hạt α đồng bộ với dự đảo chiều của hiệu điện thế thì bán kính tối
đa của các D bằng bao nhiêu?
Giải.
1. Trong lòng D chỉ có từ trường tác dụng nên hạt α chịu tác dụng của lực Lorentz:
F = 2e.v Ù B , với e = 1,6.10-19 là điện tích nguyên tố.
ma v 2
Ta có: F ^ v nên đóng vai trò là lực hướng tâm: = 2evB
R
m v
Do đó, quỹ đạo của hạt α là nửa đường tròn, bán kính: R = a (1)
2eB
Vì lực Lorentz đóng vai trò là lực hướng tâm nên có chiều hướng vào tâm của đường tròn
quỹ đạo, dùng quy tắc bàn tay trái ta xác định được: B có chiều hướng từ phía trước ra phía
sau mặt phẳng hình vẽ.
2. Hạt α đi được một vòng thì U phải đổi chiều 2 lần, tức là chu kỳ chuyển động của hạt α
phải bằng chu kỳ đổi chiều của U, ta có:
2pR pma 1 eB
T= = Þ f = = (2)
v eB T pma
eB 1,6.10 -19.1
Do đó: f = = » 7,67 MHz
pma 3,14.6,64.10 -27
1
Động năng ban đầu của hạt α là: K 0 = ma v02 .
2
Cứ mỗi lần đi qua khe, hạt α lại thu thêm được một động năng bằng 2eU. Như vậy nếu hạt α
qua khe lần thứ n và đi trên nửa vòng tròn n, động năng của hạt α tăng thêm một lượng
2neU.
Như vậy động năng của hạt α khi đi trên nửa vòng tròn n là:
1 1
K = K 0 + 2neU = ma v02 + 2neU = ma vn2
2 2
Vận tốc của hạt α khi đi trên nửa vòng tròn n là:
4neU
v n = v02 + (3)
ma
Theo (1) bán kính của nửa vòng tròn n là:
4neU
ma v02 +
ma v n ma
Rn = = (4)
2eB 2eB
Từ (4) ta có:
m éæ 2eBR ö
2
ù 6,64.10 -27 éæ 2.1,6.10 -19.1.0,5 ö 2 ù
n= a êçç n
÷÷ -v 20 ú = -19 5
êçç - 27
÷
÷ - 10 14
ú » 24 lượt
4eU êëè ma ø úû 4.1,6.10 .2.10 êëè 6,64.10 ø úû

45
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

Vậy, số vòng mà hạt α đã chuyển động là: ≈ 12 vòng.


Vận tốc của hạt α sau 12 vòng là: v ≈ 2,4.107 m/s.
3. a. Khi vận tốc của hạt tăng, do hiệu ứng tương đối tính khối lượng của hạt α tăng theo hệ
m0
thức Einstein: m = , nên theo (2) tốc độ góc của hạt sẽ giảm.
2
æV ö
1- ç ÷
ècø
Do đó nếu tần số f của U giữ không đổi thì hạt α sẽ qua khe chậm hơn trước, đáng lẽ hạt đi
vào khe sẽ được tăng tốc nhưng lại ngược chiều điện trường nên sẽ bị hãm lại.
b. Khi xét đến hiệu ứng tương đối tính, tốc độ góc của hạt α là:
2 2
2eB 2eB æV ö æV ö
wa = = 1 - ç ÷ = 2p . f 1 - ç ÷
m ma ècø ècø
c. Để sự tăng tốc của các hạt α đồng bộ với sự đổi chiều của điện trường, thì các D có bán
kính tối đa là:
mv ma v 6,64.10 -27.10 8
Rmax = = = » 2,2m
2eB æV ö
2
æ 10 8 ö
2

2eB 1 - ç ÷ 2.1,6.10 -19.1. 1 - çç ÷


8 ÷
ècø è 3.10 ø
Câu 6.
Xét quá trình va chạm giữa photon và electron tự do đứng yên.
1. Chứng minh rằng trong quá trình va chạm này, năng lượng và xung lượng của photon
không được truyền hoàn toàn cho electron.
2. Sau va chạm, electron sẽ nhận được một phần năng lượng của photon và chuyển
động “giật lùi”, còn photon thì bị tán xạ (tán xạ Compton). Tính độ dịch chuyển bước
sóng trước và sau va chạm của photon.
3. Giả sử photon tới có năng lượng ε = 2E0, còn electron “giật lùi” có động năng
Wđ = E0 (ở đây E0 = 0,512 MeV là năng lượng nghỉ của electron). Tính góc “giật lùi”
của electron (góc giữa hướng photon tới và hướng chuyển động của electron).
Giải
1. Thật vậy dùng định luật bảo toàn năng lượng và xung lượng
trong quá trình tương tác ta có:
θ
1 ü φ
h. f = mv 2 ï
2 ï 1
ýÞc = v
h. f 2
= mv ï
c ïþ
Điều này không thế xảy ra được Þ ĐPCM Hình 3.2
2. Trường hợp tương tác giữa photon và electron tự do, do không bị hấp thụ hoàn toàn nên
photon sau phản ứng có năng lượng giảm và xung lượng thay đổi (tán xạ). Đây chính là hiện
tượng tán xạ Compton.
46
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

Dùng định luật bảo toàn năng lượng và xung lượng, ta có:
ìïh. f + m0 c 2 = h. f ' + mc 2 (1)
í
ïî p = p' + p e = p' + mv (2 )
Từ hình vẽ ta có:
(mv )2 = p 2 + p' 2 -2 pp ' cosq (3)
h. f h. f '
Thay p = ; p' = vào (3) ta có:
c c
m 2 v 2 c 2 = h 2 f 2 + h 2 f ' 2 -2h 2 f . f '.cosq (4)
Từ (1) rút ra:
mc 2 = h. f - h. f '+ m0 c 2 (1a)
Lấy bình phương hai vế (1a):
m 2 c 4 = h 2 f 2 + h 2 f ' 2 + m02 c 4 + 2h.( f - f ')m0 c 2 - 2h 2 f . f ' (5)
Trừ vế với vế của (5) cho (4) ta có:
( )
m 2 c 4 1 - b 2 = -2h 2 f . f ' (1 - cosq ) + 2h( f - f ')m0 c 2 + m02 c 4 (6)
v
với b = .
c

Mà ta lại có: m =
m0
( )
Þ m 2 c 4 1 - b 2 = m02 c 4 . Từ (6) ta có:
1- b 2
m0 c 2
f . f ' (1 - cosq ) = ( f - f ')
h θ Φ
Þ - =
c c h
(1 - cosq ) = 2h sin 2 q Hình 3. 3
f ' f m0 c m0 c 2
c c
Vì f ' = ;f = ; Dl = l '-l nên độ dịchchuyển của bước sóng trong tán xạ Compton là:
l' l
2h q
Dl = sin 2
m0 c 2
3. Tính góc giật lùi φ của electron?
- Định luật bảo toàn năng lượng:
h. f + m0 c 2 = h. f '+Wđ + m0 c 2 (7)
e h. f h. f '
Vì p = = ; p' = nên (7) được viết lại thành:
c c c

p' = p - (7a)
c
- Định luật bảo toàn xung lượng:
p 2 + pe2 - p' 2
p' = p - pe Þ cos j = (8)
2 p. pe

47
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

W 2 - m02 c 4 (Wđ + E 0 ) - E02 Wđ2 + 2Wđ E 0


2
Ta lại có: pe2 = = = (9)
c2 c2 c2
Vì W = pe c 2 + m02 c 4 ; E0 = m0 c 2 = 0,512MeV là năng lượng nghỉ của electron.
e
Thay (7a), (9) và p = vào (8) ta được:
c
E0
1+
cos j = e
E0
1+ 2

3
Thay số ta được: cos j =
2
Vậy góc “giật lùi” của electron là: φ = 30o.

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA NĂM 2007


Câu 6.
Giả sử có một nguồn sáng S gắn với gốc O của hệ quy chiếu quán tính K phát ra sóng điện
từ đơn sắc lan truyền dọc theo trục Ox. Một máy thu gắn với gốc O’ của hệ K’. Hệ K’ có
các trục song song với các trục tương ứng của hệ K và chuyển động với vận tốc v dọc theo
trục Ox.
Sử dụng công thức biến đổi Lorentz, tính hiệu số ∆f = f – f’ giữa tần số f của sóng điện từ
mà nguồn phát ra và tần số f’ của sóng điện từ mà máy thu nhận được. Áp dụng cho các
trường hợp sau:
1. Tên lửa A rời bệ phóng đặt trên một trạm quỹ đạo địa tĩnh với vận tốc 0,6c (c là vận
tốc ánh sáng trong chân không), máy phát bức xạ trên tên lửa A làm việc với bước
sóng 1000 Ǻ. Tìm bước sóng của bức xạ mà máy thu đặt ở bệ phóng nhận được.
2. Tên lửa B rời bệ phóng với vận tốc 0,8c ngược lại với tên lửa A ( đã nói ở trên). Máy
thu trên tên lửa này nhận được bức xạ có bước sóng bằng bao nhiêu?
Giải
Trong hệ K, nguồn sáng S đứng yên ở gốc tọa độ, sóng điện từ lan truyền dọc theo trục Ox,

có tần số f có biểu thức pha: 2p f æç t - ö÷


x
(1)
è cø
Trong hệ K’, máy thu T đứng yên ở gốc tọa độ, sóng điện từ lan truyền dọc theo trục O’x’,

có tần số f’ có biểu thức pha: 2p f ' æç t '- ö÷


x'
(2)
è cø
Theo thuyết tương đối mối liên hệ giữa tọa độ và thời gian xảy ra một biến cố trong hai hệ
quy chiếu quán tính khác nhau: x, y, z, t trong hệ K và x’, y’, z’, t’ trong hệ K’ được xác
định nhờ phép biến đổi Lorentz:

48
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

ì x - V .t
ï x' =
ï V2
1- 2
ï c
ï
ïï y ' = y
íz' = z (3)
ï
ï Vx
t- 2
ït ' = c
ï
ï V2
1- 2
ïî c
Vì mọi hiện tượng vật lý diễn ra như nhau trong các hệ quy chiếu quán tính, nên ta có:
æ xö æ x'ö
2p f ç t - ÷ = 2p f '. ç t '- ÷ (4)
è cø è cø
Muốn phương trình này luôn được thỏa mãn thì các hệ số của x, t ở cả hai vế của (4) phải
bằng nhau, ta có:
V2
f 1- 2
f '= c = f 1- b (6)
1+
V 1+ b
c
Với V là giá trị đại số: V > 0 (β > 0) khi máy thu chuyển động ra xa nguồn sáng, V < 0
(β < 0) khi máy thu chuyển động lại gần nguồn sáng.
Áp dụng:
1. Khi tên lửa rời bệ phóng với vận tốc 0,6 c. Ở đây coi hệ quy chiếu quán tính K có
gốc O gắn với tên lửa, hệ quy chiếu K’ có gốc O’ gắn với máy thu tại bệ phóng. Vậy
khi đó hệ quy chiếu K’ chuyển động so với hệ quy chiếu K với vận tốc 0,6 c.
Áp dụng công thức (6) ta có bước sóng của bức xạ mà máy thu đặt tại bệ phóng thu
được là:
1+ b 1 + 0, 6
l'=l = 1000. = 2000 Ǻ
1- b 1 - 0, 6
Vậy λ’ = 2000 Ǻ
2. Tên lửa B rời bệ phóng với vận tốc 0,8 c ngược lại với tên lửa A.
Khi đó ta coi vận tốc của tên lửa B so với hệ quy chiếu K’ là u’B = 0,8c. Hệ quy
chiếu K’ chuyển động với vận tốc V = 0,6c so với hệ K. Khi đó, uB là vận tốc của tên
lửa B so với hệ quy chiếu K.
Áp dụng công thức tổng hợp vận tốc ta có:
u 'B + V 0,8c + 0, 6c 1, 4c
uB = = =
Vu 'B 0,8c.0, 6c 1, 48
1+ 2 1+
c c2

49
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

Khi đó, hệ quy chiếu K” được xem là gắn với máy thu trên tên lửa B, chuyển động
với vận tốc uB so với hệ quy chiếu K. Như vậy, máy thu trên tên lửa B sẽ nhận được
bức xạ có bước sóng:
1+ b 72
l'=l = 1000. = 6000 Ǻ
1- b 2
Vậy λ’ = 6000 Ǻ.
ĐỀ THI OLYMPIC VẬT LÝ BUNGARI – 1989
Câu 8. a) Một hạt tương đối tính, động lượng p, điện tích q có tổng năng lượng tương đối E
chuyển động trên quỹ đạo tròn trong từ trường đều. Hãy xác định tần số góc ωC và bán kính
quay R.
b) Một electron (năng lượng nghỉ E0 = 0,511 MeV) chuyển động theo quỹ đạo tròn có bán
kính R = 10 cm trong từ trường đều không đổi B ≈ 0,089 T. Hãy tính chu kỳ quay T, động
lượng p và tổng năng lượng tương đối tính của electron.
Câu 9. Máy xilcrophazoton là máy gia tốc hạt năng lượng cao, trong đó từ trường B(t) và
tần số ω(t) của điện thế xoay chiều cũng thay đổi.
1. Hãy tìm biểu thưc liên hệ giữa ω(t) và B(t) với các hạt gia tốc chuyển động trên quỹ đạo
có bán kính không đổi R.
2. Quỹ đạo ổn định gồm các nửa đường tròn và đoạn thẳng. Trong các đoạn cong, dưới tác
dụng của từ trường, các hạt chuyển động tròn với bán kính R = 28 cm và giữ nguyên trong
suốt quá trình tăng tốc. Còn trên đoạn thẳng các chùm hạt được gia tốc và hội tụ. Tổng
chiều dài của quỹ đạo là L = 208 m.
Proton (có năng lượng nghỉ E0 = 938 MeV), động năng ban đầu 9,0 MeV được gia tốc đến
dB
năng lượng 4000 MeV. Trong quá trình này, tốc độ tăng của từ trường là: = 0,4T / s . Hãy
dt
xác định:
a)
Giá trị đầu và cuối của tần số υ của hiệu điện thế xoay chiều.
b)
Khoảng thời gian tăng tốc ∆t.
c)
Độ tăng năng lượng ∆E của proton trong một vòng quay.
d)
Số vòng quay và tổng đường đi của proton trong quá trình tăng tốc này. Bỏ
qua ảnh hưởng của điện trường do sự thay đổi của từ trường gây nên.
Câu 10. a) Hãy chứng tỏ rằng một hệ gồm các hạt động lượng không đổi sẽ có năng lượng
tương đối tính nhỏ nhất nếu tất cả các hạt đều chuyển động một hướng với cùng một vận
tốc.
b) Một cặp electron – poziton (e- - e+) được tạo ra nhờ các proton năng lượng cao. Đi – rắc
(1928) đã dự kiến sự phát sinh cặp này. Sử dụng các định luật bảo toàn động lượng và năng
lượng, hãy chứng tỏ sự sinh cặp này là khả dĩ.

50
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

c) Một cặp electron – poziton được sinh ra trong điện trường của một electron đứng yên.
Hãy xác định năng lượng cực tiểu Et của proton để sinh cặp này.
d) Cặp e- - e+ sinh ra do tương tác giữa một proton và electron tương đối tính, chuyển động
ngược chiều với proton. Tính năng lượng của electron này, nếu năng lượng lúc đầu của
proton là Et = 10 eV.
Giải.
Câu 8.
a) Lực Lorentz FL = qvB tác dụng lên điện tích q có phương vuông góc với vận tốc (động
lượng). Lực FL chỉ làm thay đổi hướng mà không thay đổi độ lớn động lượng.
Trong thời gian dt, góc quay là:
dp
dj = (1) p
p
Theo định luật II Newton: dφ dp
dp p
= qvB (2)
dt
dj qvB
Từ đó: wC = = Hình 3. 4
dt p

pc 2
Ta lại có: v = (3)
E
qB
Suy ra: w C = (4)
E
c2
Mặt khác: v = ωC.R và từ (3) ta tìm được bán kính quỹ đạo:
p
R= (5)
qB
b) Từ (5) ta có: p = RqB = 0,1.0,089.1,6.10 -19 kg.m / s = 2,67 MeV / c
Theo hệ thức liên hệ năng lượng và động lượng ta có:
E 2 = p 2 c 2 + E02 Þ E = p 2 c 2 + E02 = 2,67 2 + 0,5112 = 2,72 MeV
2p 2p .E 2p .2,72.1,6.10 -13
Từ (4) suy ra: T = = = = 2,13.10 -9 s = 2,13ns
wC (
qBc 2 1,6.10 -19.0,089. 3.10 8 )2

Câu 9.
1. Động lượng p và tần số xiclotron ωC của hạt điện tích q khi đi qua từ trường B vuông góc
với phương chuyển động là:
p = qBr
qBc 2 qBc 2
wC = =
E p 2 c 2 + m02 c 4

51
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

Vì vận tốc góc phụ thuộc thời gian ωC = ω(t) nên:


c 1
w (t ) =
r æ mc ö
2

1 + çç 0 ÷÷
è qrB(t ) ø
1
2. a) Tần số của điện áp xoay chiều: u =
T
Với T là thời gian của một vòng quay:
L L
T= =
v æ pc 2 ö
çç ÷÷
è E ø (1)
2
pc 2 c E - E 0
2 2 2
c æE ö
u= = = 1- ç 0 ÷
EL ELc L è E ø
(Bỏ qua độ tăng năng lượng E trong một vòng quay).
Thay số: Eđ = E0 + Kđ = 947 MeV; Ec = E0 + Kc = 4938 MeV.
L = 208 m; c = 3.108 m/s.
Ta được:
Tần số đầu: υ0 = 0,2 MHz.
Tần số cuối: υC = 1,44 MHz.

b) Trên phần quỹ đạo cong:


qBc 2
w= ( 2)
E
(3)
p = qBr
Từ (3) ta có:
p - p 0 = qr (B - B0 )
p - p0
Þ DB = (4 )
qr
dB
Mặt khác: DB = Dt
dt
Với ∆t là tổng thời gian tăng tốc; ∆B là độ tăng của B trong thời gian ∆t; p0, p là động lượng
ban đầu và cuối.
p - p0
Suy ra: Dt = = 3,2s
dB
qr
dt
c) DE = F.L (5)
Với F là lực trung bình có phương tiếp tuyến với quỹ đạo. Lực F chỉ làm thay đổi giá trị
của động lượng.

52
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

dp
F=
dt
Từ điều kiện r = const, ta có:

(3) Þ dp = qr dB (6)
dt dt
dB
Từ (5) và (6) ta được: DE = qrL = 2,33eV .
dt
d) N .DE = E - E0
Trong đó: N là số vòng quay; E – E0 là độ tăng năng lượng trong quá trình gia tốc.
E - E0
Suy ra: N = = 4,3.10 6 vòng quay;
DE
S = N.L = 9.105 km

Câu 10.
a) Tổng năng lượng E và động lượng p của một hệ cô lập gồm các hạt phụ thuộc vào hệ quy
chiếu. Tuy nhiên, đại lượng E2 – p2c2 như nhau với mọi hệ quy chiếu quán tính và được gọi
là bất biến tương đối tính. Trong hệq uy chiếu khối tâm pC = 0 nên:
E 2 = p 2 c 2 + EC2 (1)
b) Với một giá trị động lượng p (xét trong hệ quy chiếu phòng thí nghiệm) năng lượng E có
giá trị cực tiểu khi năng lượng EC trong hệ quy chiếu khối tâm là cực tiểu
EC = å m0i .c 2 + åTCi
Với m0i và Tci là khối lượng nghỉ và động năng của hạt thứ i.
Vì Tci luôn không âm nên Ec cực tiểu khi ∑TCi = 0, nghĩa là trong hệ quy chiếu phòng thí
nghiệm, tất cả các hạt đều chuyển động theo đường thẳng với cùng vận tốc của khối tâm.
c) Năng lượng của proton là cực tiểu nếu sau phản ứng, cả ba hạt đều chuyển động theo
hướng của proton với cùng động lượng p.
Theo định luật bảo toàn động lượng:
pγ = 3p (2)
Với pγ là động lượng của proton.
Theo định luật bảo toàn năng lượng:
Eγ + E0 = 3E (3)
Với E là tổng năng lượng của mỗi hạt; E0 là năng lượng nghỉ.
Từ bất biến tương đối tính:
1
p= E 2 - E02
c ( 4)
Eg (5)
pg =
c

53
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

Từ (1, 2, 3, 4) và sau khi bình phương:


Eγ = 4.E0 (6)
Với E0 = 0,511 MeV
Thì Et = Eγ = 2 MeV
d) Trong hệ quy chiếu đứng yên, electron chuyển động với vận tốc v gần bằng vận tốc ánh
sáng. Chuyển sang hệ quy chiếu gắn với electron đang chuyển động. Vì vậy, electron đứng
yên trong hệ quy chiếu này. Sử dụng phép biến đổi Lorentz, năng lượng proton trong hệ quy
chiếu này là:
E + p.v
E' = (7)
2
v
1-
c2
E, p là năng lượng và động lượng trong hệ quy chiếu đứng yên. Dấu (+) trong (7) chứng tỏ
proton chuyển động ngược chiều với electron.
v E
Đặt b = , p = , E = Et , thay vào (7) ta được:
c c
1+ b
E ' = Et (8)
1- b

Et 2
Do β ≈ 1 nên: E ' » (9)
1- b
Tổng năng lượng Ee của electron:
E0 E0 E0
Ee = = » (10)
1- b 2 (1 - b )(1 + b ) 1(1 - b )
E '.E0
Chia (10) cho (9): Ee =
2 Et
Thay số: E = 2 MeV; E0 = 0,5 MeV; Et = 10 eV ta được: Ee = 500 eV.

ĐỀ THI OLYMPIC VẬT LÝ CANAĐA - 1994


Câu 1. Trong bài toán này ta sẽ tìm hiểu sự trợ giúp máy bay trong quá trình hạ cánh. Ở
cuối đường băng có hai tháp phát sóng vô tuyến. Mỗi
tháp ở một phía của đường băng và chúng cách nhau
một khoảng l = 100m. Cả hai trạm đều phát tín hiệu vô
tuyến tần số 12 MHz và cùng pha với nhau. Một máy θ
l
bay có vận tốc v đối với mặt đất, đang bay tới sân bay
theo hướng hợp với đường băng góc θ như hình 3.5. Khi Hình 3. 5
còn ở rất xa sân bay, máy bay đã bắt được tín hiệu và
hướng thẳng đến trung điểm khoảng giữa hai tháp.

54
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

a) Tại vị trí hiện thời của máy bay, cường độ tín hiệu phát ra từ mỗi tháp riêng biệt đều
là I0. hãy xác định cường độ của sóng tổng hợp mà máy bay nhậ được từ hai tháp khi
bay tới sân bay dưới góc θ = 0; θ = π/2.
b) Hỏi máy bay bay dưới góc θ bằng bao nhiêu thì sẽ không nhận được tín hiệu nào?
Nếu máy bay được lệnh phải bay tới sân bay dưới góc tới 30o thì máy bay sẽ nhận
được tín hiệu loại gì từ hai tháp?
c) Máy bay hơi chệch khỏi đường bay và tiến tới sân bay theo hướng θ = 0o nhưng lại
hướng thẳng tới một trong hai tháp phát sóng. Biết rằng khi máy bay lại gần thì tín
hiệu nhận được từ hai tháp bắt đầu giảm. Hỏi máy bay cách tháp gần nhất bao xa khi
tín hiệu giảm đến cực tiểu?
d) Bây giờ máy bay trở lại đường cũ, tiến gần đến sân bay với vận tốc v = 500 km/h và
θ = 30o. Máy bay có một mạch điện phát tín hiệu chuẩn có tần số 12 MHz để so sánh
với tín hiệu nhận được từ hai tháp. Người ta nhận thấy có phách trong tổng của hai
tín hiệu. Xác định tần số của phách. Người lái nhanh chóng lập trình trên máy tính có
ở buồng lái để tính vận tốc đối với đất qua tần số phách ∆f đó. Khi tần số phách là 10
Hz và tín hiệu nhận được từ hai tháp thấp hơn tín hiệu chuẩn của máy bay, hãy xác
định vận tốc của máy bay?
Giải.
c
a) Bước sóng của tín hiệu vô tuyến là l = = 25m . Rõ rang là với các góc θ = 0 và θ = π/2
f0
thì các sóng giao thoa tăng cường nhau. Biên độ của sóng tổng hợp gấp đôi biên độ của mỗi
sóng thành phần, mà biên độ sóng lại tỉ lệ với bình phương cường độ sóng, do vậy cường độ
của sóng tổng hợp là I = 4I0.
b) Để máy bay không nhận được tín hiệu thì ta phải giải phương trình:

l sin q =
(2n + 1)l
2
Trong đó l = 100 m là khoảng cách giữa hai tháp, n là số nguyên, với các giá trị phù hợp của
n ta dễ dàng tìm được các giá trị của góc θ = 7,2o; 22o; 38,7o và 61o.
Với góc θ = 30o thì dễ dàng thấy hai tín hiệu từ hai tháp thỏa mãn điều kiện cho tín hiệu
tổng hợp là cực đại.
c) Hiệu quang trình của hai sóng là: Dr = l 2 + x 2 - x , trong đó x là khoảng cách từ máy bay
đến tháp gần nhất. Với cực tiểu giao thoa đầu tiên thì ta phải có:
l
Dr = l + x - x =
2 2

2
Giải phương trình này cho ta:

55
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

æ 2 l2 ö
çç l - ÷÷
4 ø
x=è = 394m
l
d) Máy bay nhận được tín hiệu có tần số:
V
1+
f = f0 c
V
1-
c
Trong phần này ta dùng công thức Doppler cổ điển do: V << c.
Bình phương phương trình trên ta được:
æ Vö 2 æ Vö 2
ç1 - ÷ f = ç1 + ÷ f 0
è cø è cø
Từ đó rút ra biểu thức:

(f - f 0 )( f + f 0
(
)= f
2
)
+ f 02 v
c
f0v
Do f gần bằng f0 nên f – f0 = ∆f và f + f0 ≈ 2f0, từ đó ta được: Df =
c
Thay số ta được ∆f = 5,6 Hz.
Khi tần số phách là ∆f = 10 Hz thì ta sẽ tính được v = 150 m/s = 900 km/h.

Bài 3 – AphO4 năm 2003.


Thấu kính Plasma.
Vật lý các chùm hạt cường độ lớn có ảnh hưởng mạnh không chỉ tới nghiên cứu cơ bản mà
còn tới cả các ứng dụng trong y học và công nghiệp. Thấu kính Plasma là một dụng cụ tạo
ra sự hội tụ cực mạnh ở cuối của buồng va chạm tuyến tính. Để thấy rõ các khả năng của
thấu kính Plasma, có thể so sánh nó với các thấu kính từ và tĩnh điện thường gặp. Trong các
thấu kính từ, khả năng hội tụ tỉ lệ với gradient từ trường. Trong thực tế, giới hạn trên của
thấu kính hội tụ tứ cực vào khoảng 102 T/m, trong khi đó với thấu kính Plasma có mật độ
1017 cm-3, khả năng hội tụ của nó tương đương với một từ trường có gradient 3.106 T/m (lớn
hơn khoảng bậc so với thấu kính tứ cực từ). Dưới đây, chúng ta sẽ làm rõ tại sao các chùm
hạt tương đối tính có cường độ lớn lại có thể tạo ra những chùm tự hội tụ mà không đẩy
nhau ra xa.
a) Xét một chùm tia electron hình trụ dài có mật độ hạt đồng nhất n và vận tốc trung
bình v (cả hai đại lượng đều xét trong hệ quy chiếu phòng thí nghiệm). Tìm biểu thức
56
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

của điện trường tại một điểm bên trong chùm tia, cách trục giữa của chùm tia một
khoảng r, bằng cách sử dụng Điện từ học cổ điển.
b) Tìm biểu thức của từ trường ở cùng điểm như trong câu a.
c) Tìm lực tổng hợp hướng ra ngoài, tác dụng lên một electron trong chùm tia khi
electron đi qua điểm đó.
d) Giả thiết rằng biểu thức thu được ở câu c áp dụng được cho các vận tốc tương đối
tính, hãy tìm lực từ tác dụng lên electron khi v tiến gần đến vận tốc ánh sáng, trong
1
đó c = .
e 0 µ0
e) Nếu chùm tia electron đó (có bán kính R) đi vào tron một plasma có mật độ đều n0 <
n (plasma là khí bị ion hóa, gồm các ion và electron có mật độ điện tích bằng nhau),
tìm lực tổng hợp tác dụng lên một ion của plasma dừng, tại một điểm ở bên ngoài
chùm tia, cách trục của chùm tia một khoảng r’, ở một thời điểm cách lúc chùm tia đi
vào plasma một khoảng thời gian dài. Em có thể giả thiết rằng mật độ ion của plasma
giữ không đổi và tính đối xứng trụ vẫn được duy trì.
f) Sau một thời gian đủ dài, tính lực tổng hợp tác dụng lên một electron của chùm tia
nằm trong plasma, tại điểm cách trục giữa của chùm tia một khoảng r, giả thiết v → c
với điều kiện là mật độ ion của plasma giữ không đổi và tính đối xứng trụ vẫn được
duy trì.
Giải
a) Xét một mặt trụ Gauss có bán kính r, chiều dài l nằm dọc theo trục trung tâm.

Từ định luật Gauss: E.2p .r.l =


(
n.e. p .r 2 .l )
e0
n.e.r n.e.r
Suy ra: E r = hay E r = - eˆr với êr là vectơ đơn vị nằm theo phương bán kính.
2e 2e 0
b) Từ định luật Ampe: B.2p .r = µ 0 .n.e.r.v
µ 0 n.e.r.v µ 0 .n.e.r.v
Suy ra: B0 = hay B 0 = - .eˆ0
2 2
Với ê0 là vectơ đơn vị theo phương tiếp tuyến với đường tròn.
c) Lực tổng cộng tác dụng lên electron là:
æ n.e 2 .r µ 0 n.e 2 .r.v 2 ö n.e 2 .r æ v 2 ö
F = çç - ÷÷eˆr = çç1 - 2 ÷÷eˆr
è 2e 0 2 ø 2e 0 è c ø
1
Với: c =
e 0 µ0
d) Fr → 0 khi v → c
Điều đó có nghĩa là lực điện và lực từ triệt tiêu nhau.

57
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

e) Hạt plasma tĩnh có v = 0, do đó ion chỉ chịu tác dụng của lực điện. Các electron của
plasma ở gần chùm do có khối lượng nhỏ nên bị đẩy ra xa. Mật độ các ion được coi là đều.
Do đó đienẹ trường được tạo bởi chùm electron và các ion dương có cường độ là:
n.e.R 2 n0 .e.r '
Er ' = - +
2e 0 r ' 2e 0
n.e 2 R 2 n0 e 2 r '
Lực tác dụng lên ion dương là: Fr ' = - +
2e 0 r ' 2e 0
f) Lực tổng hợp tác dụng lên chùm electron trong môi trường plasma là:
n.e 2 .r æ v 2 ö n e2r
F= çç1 - 2 ÷÷eˆr - 0 eˆr
2e 0 è c ø 2e 0
n0 e 2 r
Trường hợp giới hạn v → c ta được: F » - rˆ
2e 0

OLYMPIC VẬT LÝ XIV – RUMANI 1983


Câu 4.
Một photon có bước sóng λi va chạm vào một electron tự do đang chuyển động. Sau va
chạm electron dừng lại, còn photon có bước sóng λ0 và có phương lệch một góc θ = 60o so
với phương ban đầu của nó. Photon λ0 lại va chạm vào một electron đứng yên và kết quả
của va chạm này là photon có bước sóng λf = 1,25.10-10 m và có phương lệch góc θ = 60o so
với phương của photon λ0. Tính năng lượng và bước sóng De Broglie của electron đã tương
tác với photon ban đầu.
Cho biết: hằng số Plăng h = 6,6.10-34 J.s; khối lượng nghỉ của electron me = 9,1.10-31 kg; vận
tốc ánh sáng c = 3,0.108 m/s.
Giải
Va chạm thứ hai là hiệu ứng Compton: photon λ0 va chạm vào electron thứ hai đứng yên
làm electron này bật ra (có xung lượng p2), photon tán xạ có bước sóng λf > λ0. Theo công
thức Compton:
h
l f - l0 = (1 - cosq ) (1)
mc
Va chạm thứ nhất nếu đổi chiều thời gian thì cũng là hiệu ứng Compton: photon λ0 va chạm
vào electron thứ nhất đứng yên, làm electron này bật ra (có xung lượng p1) photon tán xạ có
bước sóng λi > λ0 và
h
li - l 0 = (1 - cosq ) (2)
mc
Trong thực tế va chạm này gọi là hiệu ứng Compton ngược: Photon λi nhờ va chạm với
electron 1 mà thu được toàn bộ động năng của electron này nên tán xạ với năng lượng E0
lớn hơn (λ0 < λi).

58
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

(1) và (2) cho ta λi = λf = 1,25. 10-10 m


Đưa giá trị này vào (1) hoặc (2) ta tính được: λ0 = 1,238.10-10 m.
Động năng của electron 1 là:
æ 1 1 ö
K1 = E0 - Ei = hcçç - ÷÷ = 1,56.10 -17 J
è l 0 li ø
Động lượng tương đối tính của electron 1 được xác đinh bởi công thức:
(
p12 c 2 = K1 K1 + 2mc 2 )
p1 =
1
c
( )
K1 K1 + 2mc 2 = 5,33.10 -24 kg .ms -1

Bước sóng De Broglie của electron này là:


h
l= = 1,24.10 -10 m .
p1

OLYMPIC VẬT LÝ XIX – ÁO 1988


Câu 1. Xác định phổ vận tốc các hạt bằng hiệu ứng Doppler.
Giới thiệu: Sự hấp thụ và phát ra photon bởi các nguyên tử là những quá trình thuận
nghịch, gắn với sự kích thích của nguyên tử và sau đó trở lại trạng thái có bản của nguyên
tử. Do đó có thể phát hiện sự hấp thụ photon bằng cách quan sát các photon lại tự động phát
ra (huỳnh quang). Hiện tượng này được sử dụng trong các phương pháp hiện đại để phát
hiện, xác định bản chất và xác định phổ vận tốc của các chùm nguyên tử.
Trong một thí nghiệm lí tưởng hóa (Hình 3.6) các ion mang một điện tích nguyên tố
chuyển động với vận tốc v ngược chiều một chùm tia laser có bước sóng λ có thể biến đổi.
Những hạt đứng yên (v = 0) có thể được kích thích bằng bước sóng λ = 600 nm. Nhưng để
kích thích các hạt chuyển động cần một bước sóng khác vì có hiệu ứng Doppler.

Kích thích
v
Laser có λ biến đổi +

Huỳnh
quang

Máy đếm

Hình 3.6
Phổ vận tốc các ion được đặc trưng bởi sự phân bố không đổi giữa v1 = 0 và
v2 = 6000 m/s (Hình 3.7).

59
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

Số ion trong khoảng vận tốc

v (m/s)

5000 10000 15000 20000

Hình 3. 7
Giải 3 bài tập sau đây:
1. a) Bước sóng của chùm laser phải biến đổi trong những giới hạn nào để kích thích tất cả
các ion. Vẽ dạng của đường phân bố số photon phát ra, theo bước sóng của chùm laser. Chú
ý: Dùng công thức Doppler cổ điển trong bài tập này.
b) Muốn giải chính xác bài tập này phải dùng công thức Doppler tương đối tính:
1+ v / c
f '= f . Tính cỡ của sai số mắc phải khi dùng công thức cổ điển.
1- v / c
2. Giả sử trước khi bị kích thích, các ion được tăng tốc bởi một hiệu điện thế U. Tìm liên hệ
định lượng giữa bề rộng mới của phổ vận tốc và hiệu điện thế tăng tốc. Hiệu điện thế này có
tác dụng làm tăng hay giảm bề rộng của phổ vận tốc?
3. Một ion với e/m = 4.106 C.kg-1 có hai trạng thái ứng với các bước sóng kích thích
λ1 = 600 nm; λ2 = λ1 + 10-3 nm. Chứng minh rằng hai khoảng bước sóng tương ứng của phổ
laser, trong trường hợp không có U tăng tốc và tất cả các ion đều bị kích thích, có phần
chồng lên nhau. Có thể chọn hiệu điện thế tăng tốc để hai khoảng đó không chồng lên nhau
hay không? Nếu được, tính giá trị cực tiểu của hiệu điện thế ấy.

Giải
1. a) Bước sóng để kích thích các hạt đứng yên là λ1 = 600.10-9 m ứng với tần số:
c 3.10 8 ms -1
f1 = = = 5.1014 Hz
l 6.10 m-7

Với các hạt có vận tốc v2 hiệu ứng Doppler làm tần số photon nhận được tăng lên, vật tần số
photon mà laser phát ra phải giảm một lượng đúng bằng độ tăng. Nếu f2 là tần số mới thích
hợp thì theo công thức Doppler:
f1 - f 2 v2 æ v ö
= Þ f 2 = f 1 ç1 - 2 ÷
f1 c è c ø

Þ l2 =
c
f2
c æ v ö
» ç1 + 2 ÷ = 600nmç1 +
f1 è c ø
æ 6000 ö
8 ÷
(
= 600 + 12.10 -3 nm)
è 3.10 ø

60
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

Vậy bước sóng của laser phải biến đổi tỏng khoảng từ λ1 đến λ2 và số photon phát ra (cường
độ chùm laser) cũng phải phân bố không đổi trong khoảng bước sóng (Hình 3.8)
b) Nếu dùng công thức tương đối tính thì thay cho f2 là f’ với
1/ 2
æ vö l
ç 1+ ÷ éæ v öæ v v 2
1/ 2
f' ç c÷ öù
= = êç1 + ÷çç1 + + 2 + ... ÷÷ú
f ç v÷ ëè c øè c c øû
ç1- ÷
è cø
æ ö
ç ÷
f ' æ v öç v 2
λ
= ç1 + ÷ 1 + + ... ÷
f è cø ç 2æ vö ÷
ç 2c ç1 + ÷ ÷ 600 nm (600 +1.10-3) nm
è è cø ø
Hình 3. 8
Với v/c = 2.10-5 nên số hạng bậc 2 có cỡ 2.10-10 đó cũng là cỡ của sai số.
2. Ion không được tăng tốc có vận tốc trung bình v1 = 0, v2 thì có động năng trong khoảng
m 2
E1 = 0, E 2 = v2
2
Đi qua hiệu điện thế U thì động năng tăng thêm một lượng bằng e.U nên khoảng động năng
mới là:
m 2
E1' = eU ; E 2' = v 2 + eU
2
Ứng với khoảng vận tốc:
v'1 = 2eU / m , v' 2 = v22 + 2eU / m
Bề rộng mới của phổ vận tốc là:
v' 2 -v'1 = v22 + 2eU / m - 2eU / m < v2
Vậy hiệu điện thế có tác dụng làm giảm bề rộng của phổ vận tốc.

3. Không có U tăng tốc.


Khoảng bước sóng của laser cho mức kích thích
dưới (bước sóng kích thích λ1 = 600 nm) là từ λ1 l
đến λ2 = (600 + 12.10-3) nm.
Cho mức kích thích trên (kí hiệu có gạch ở trên) là
từ l1 = (600 + 10 -3 )nm đến l 2
Vì l1 < l 2 nên hai phổ có phần chồng lên nhau λ

(Hình 3.9). λ1 λ2
Có U tăng tốc (các kí hiệu có thêm dấu phẩy). Điều
kiện để hai phổ không chồng lên nhau là l '1 ³ l ' 2 . Hình 3. 9

Giới hạn ứng với dấu “=”:

61
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

æ v'1 ö æ 1 2eU ö
l '1 = l1 ç1 + ÷ = (l1 + 10 -3 )nmçç1 + ÷
÷
è c ø è c m ø
l1 2eU 10 -3 nm 2eU
= l1 + 10 -3 nm + +
c m c m
Số hạng thứ ba có thể bỏ qua:
æ v' 2 ö l 2eU
l ' 2 = l1 ç1 + ÷ = l1 + 1 v 2 +
2

è c ø c m
Viết phương trình l ' 2 = l '1 ta có:
l1 2eU l 2eU
l1 + v 22 + = l1 + 10 -3 nm + 1
c m c m
2eU 2eU c
v 22 + - = .10 -3 nm
m m l1
2eU c
Đặt x = , a = v 22 , b = .10 -3 nm ta có phương trình:
m l1
a+x - x =b
Bình phương hai vế của phương trình ta được:
( ) ( )
2
a ax + x 2 = b 2 - a + 4 x 2 - 4 x b 2 - a ( )
2
éæ c ö
2
ù
êçç .10 nm ÷÷ - v 22 ú
-3

Þx=
(b 2
-a ) 2

Þ
2eU êëè l1
=
ø úû
4b 2 m æ c ö
2

4çç .10 -3 nm ÷÷
è l1 ø
Thay số vào ta được: U = 150 V.
OLYMPIC VẬT LÝ XX – BA LAN 1989
Câu 3.
Nghiên cứu khả năng và kết quả của việc biến đổi kính hiển vi điện tử (với electron
được tăng tốc bởi hiệu điện thế U = 511 kV rồi đi qua từ trường) thành kính hiển vi proton
được tăng tốc bởi hiệu điện thế U rồi đi qua từ trường. Muốn vậy hãy giải hai bài toán sau
đây:
1. Trong kính hiển vi điện từ từ trường không đều B do một số cuộn dây cố định L1, L2…
Ln có dòng điện i1, i2… in sinh ra. Electron trong từ trường này đi theo một quỹ đạo T.
Các dòng trong các cuộn L1…Ln phải có giá trị i’1, i’2…i’n bằng bao nhiêu để một
proton sau khi được tăng tốc bởi hiệu điện thế V sẽ được từ trường lái cho đi cũng theo quỹ
đạo T (và theo cùng chiều).

62
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

2. Năng suất phân giải của kính hiển vi proton tăng hay giảm bao nhiêu lần so với kính hiển
vi điện tử. Năng suất phân giải là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm vật có ảnh là hai
đường tròn không chồng lên nhau. Giả thiết năng suất này chỉ phụ thuộc tính chất sóng.
Ta cũng giả thiết rằng:
- vận tốc của electron hay proton trước khi được tăng tốc là bằng 0.
- Tương tác giữa từ trường và các moment từ riêng của electron hay proton
không đáng kể.
- Bỏ qua bức xạ điện từ của các hạt chuyển động.
Gợi ý câu 1: Tìm điều kiện để phương trình chuyển động là như nhau cho hai hạt. Có thể
dùng hệ thức:
d p 1 d 2 1 dp 2
p = p =
dt 2 dt 2 dt
Cho biết các năng lượng nghỉ của electron là Ee = mec2 = 511 keV; của proton là
Ep = mpc2 = 938 keV.
Giải
1. Trước hết cần nhận xét rằng động năng của electron được thế hiệu 511 kV tăng tốc là
511 keV, bằng năng lượng nghỉ của nó. Nếu vậy ta phải dùng các công thức của Thuyết
tương đối.
Phương trình chuyển động tương đối tính của hạt có khối lượng nghỉ m0 là:
dp
=F (1)
dt
1
Với: p = m0g v là động lượng tương đối tính, g = .
1 - (v / c )
2

Nếu hạt có điện tích e chuyển động trong từ trường B thì F là lực Lorentz:
F = ev Ù B
Lực Lorent vuông góc với v và p nên:
F.v = F . p = 0
d 2
Nhân vô hướng (1) với p và dùng gợi ý trong đầu bài ta có p = 0 nghĩa là:
dt
p (môđun) = m0.γ.v = const (v = const)
Có thể lập luận đơn giản để có kết luận này. Lực Lorent vuông góc với v và p (và
với quỹ đạo) nên không làm biến đổi các môđun của v và p. Nhưng phương của v và p có
thể biến đổi.
Nếu s là độ dài đường đi trên quỹ đạo thì ta biết rằng
ds
=v
dt
63
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

Và có thể viết lại phương trình chuyển động (1) như sau:
ds d d
p=v p=F
dt ds ds
d p F
Chia cho pv ta có: =
ds p pv

p v
Mà = = t là vectơ đơn vị tiếp tuyến
p v

d F
t= (2)
ds pv
Phương trình này xác định sự biến đổi của phương tiếp tuyến, nghĩa là dạng của quỹ
đạo.
Trong lập luận trên đây có thể là electron có điện tích –e0 hoặc proton có điện tích
e’ = e0. Dạng của 2 quỹ đạo sẽ như nhau nếu vế phải của (2) như nhau, nghĩa là nếu có:
F F'
= (3)
pv p ' v'
Dấu (’) chỉ các đại lượng trong trường hợp proton. Có thể bỏ v và v’ trong (3) vì các lực
Lorent tỉ lệ với vận tốc. Ta có:
F F'
= (4)
p p'
Có thể thay F và F ' trong (4) bằng - B và B' vì: về môđun lực Lorent tỉ lệ với từ trường,
còn hướng (phương và chiều) của lực ấy được suy ra từ quy tắc tam diện thuận. Hai quỹ đạo
có cùng dạng nghĩa là v và v' có cùng hướng ở mọi điểm. Vậy thay cho (4) ta viết:
B B'
- = (5)
p p'
p'
Hay B' = - B (6)
p
Nghĩa là từ trường B' trong kính hiển vi proton phải cùng phương, ngược chiều từ trường
p'
B trong kính hiển vi điện tử, và có môđun lớn hơn lần.
p
p'
Tính tỉ số . Động năng của electron và proton đều bằng K = e0.│U│= 511 keV (và
p
không đổi trên cả quỹ đạo).
Năng lượng toàn phần của hạt tương đối tính là tổng của năng lượng nghỉ và động
năng
E = E0 + K
Công thức liên hệ E, E0 và động lượng p là:

64
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

E 2 = (E0 + K ) = E02 + p 2 c 2
2

K
Với electron: E0 = K suy ra p = 3
c
Với proton: E0 = Ep; (E p + K )2 = E p2 + p' 2 c 2
2 2
K æ Ep ö æ Ep ö
Suy ra: p' = çç + 1÷÷ - çç ÷÷
c è K ø è K ø
2 2
p' 1 æ Ep ö æ Ep ö
Và = çç + 1÷÷ - çç ÷÷ = 35
p 3 è K ø è K ø
Nhận xét: Vì K = 511 keV << Ep = 938 MeV nên đối với proton có thể dùng công thức cổ
điển:
p' 2 p' 2 c 2 1 p' 2E p
K= = ; p'= 2 E p .K ; = » 35
2m p 2E p c p 3K
h
2. Năng suất phân li tỉ lệ với bước sóng Đơ Brơi l = nghĩa là tỉ lệ nghịch với động lượng
p
p. Vậy thay electron bằng proton thì năng suất phân li giảm 35 lần, nghĩa là có thể giúp ta
quan sát các vật nhỏ hơn 35 lần.

ÔLYMPIC VẬT LÝ XXII – CUBA 1991


Câu 2. Một khung hình vuông có cạnh chiều dài L làm bằng chất cách điện, mỗi đơn vị dài
của khng mang cùng một điện tích. Có rất nhiều hạt xâu vào khung mỗi hạt có kích thước
không đáng kể và điện tích q (Hình 3.10). Đối với mỗi hệ quy chiếu gắn với khung các hạt
chuyển động với vận tốc u, khoảng cách giữa chúng là a, không đổi (a << L). Tổng điện tích
của các hạt bằng và trái dấu với điện tích của khung.
Một quan sát viên nhìn thấy khung ấy chuyển động với vận tốc v song song với cạnh Ab
trong một điện trường có cường độ E, vectơ E vuông góc với v và làm với mặt phẳng của
khung một góc θ.
Có xét các hiệu ứng tương đối tính, hãy tính các đại lượng sau đây đối với hệ quy chiếu gắn
với quan sát viên:
a. Khoảng cách giữa các hạt trên mỗi cạnh: aAB, aBC, aCD và aDA.
b. Điện tích tổng hợp của mỗi cạnh cộng với các hạt của nó QAB, QBC, QCD, QDA.
c. Môđun M của ngẫu lực có khuynh hướng làm quay khung cùng với các hạt.
d. Năng lượng W của tương tác giữa khung và các hạt với điện trường.
Chú thích: Điện tích của vật cô lập không phụ thuộc hệ quy chiếu. Bỏ qua các hiệu ứng bức
xạ điện từ.

65
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

D θ B

L v

C
Hình 3. 10

Một số công thức của thuyết tương đối hẹp:


Hệ quy chiếu S’ chuyển động với vận tốc V so với hệ quy chiếu S. Các trục của hai hệ song
song nhau và các gốc trùng nhau lúc t = 0. Vectơ V có chiều của x > 0.
Công vận tốc: Nếu một hạt chuyển dodọng vận tốc u’ đối với S’; u’ có chiều của x’ > 0 thì
vận tốc của nó đối với S là
u '+V
u=
V
1 + u' 2
c
Co chiều dài: Nếu một vật nằm yên đối với S có chiều dài L0 theo phương x, thì đối với
quan sát viên gắn với S’, chiều dài của vật là
2
æV ö
L = L0 1 - ç ÷ < L0
ècø
Giải
Gọi hệ quy chiếu (HQC) gắn với quan sát viên là S. Gọi HQC gắn với khung là S’. Các trục
x, x’ đều song song và cùng chiều với v ; các trục y, y’ song song với DA, các trục zz’
vuông góc với mặt phẳng của khung. Hai gốc trùng nhau lúc t = 0.
a) Tính khoảng cách giữa các hạt
1) Cạnh AB. Gọi S” là một HQC có trục song song với các trục của S và S’, nhưng trong đó
các hạt đứng yên. S” có vận tốc u đối với S’.
Gọi a0 là khoảng cách đối với S”. Dữ kiện a là khoảng cách đối với S’ có vận tốc – u đối với
S”. Vậy theo sự co Lorent:
a = a0 1 - u 2 / c 2 (1)

66
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

Các hạt trên AB có vận tốc u đối với S’, S’ có vận tốc v đối với S, vậy theo công thức cộng
vận tốc quan sát viên trong S thấy các hạt có vận tốc:
u+v
u AB = (2)
uv
1+ 2
c
Đối với quan sát viên khoảng cách riêng do bị co lại thành:
2
u AB
a AB = a 0 1 - (3)
c2
Đưa (1) và (2) vào (3) ta được:
1- v2 / c2
a AB = a <a (4)
1 + uv / c 2
2) Cạnh CD
Các hạt có vận tốc – u đối với S’, vậy đối với S chúng có vận tốc
v-u
u CD = (5)
1 - uv / c 2
Quan sát viên thấy khoảng cách riêng giữa các hạt a0 bị co lại thành:
2
u CD
aCD = a 0 1 - (6)
c2
a0 vẫn liên hệ với dữ kiện a bằng công thức (1). Đưa (1) và (3) vào (6) ta được:
1- v2 / c2
aCD = a (7)
1 - uv / c 2
3) Các cạnh BC và DA
Đối với S’ (gắn với khung) khoảng cách là a. S’ chuyển động đối với S nhưng không có sự
co theo phương vuông góc với v nên đối với S khoảng cách vẫn là a
aBC = aDA = a (8)

b) Tính điện tích tổng hợp


Điện tích của khung. Có thể giả thiết điện tích mỗi cạnh của khung bằng và trái dấu với tổng
điện tích các hạt. Trong HQC S’ gắn với khung, mỗi cạnh chiều dài L mang L/a hạt, vậy
điện tích của cạnh là:
L
Qcanh = - q (9)
a
Điện tích là bất biến nên (9) cũng là điện tích đối với S.
1) Điện tích tổng hợp của cạnh AB đối với S
Đối với S thì chiều dài L co lại thành L 1 - v 2 / c 2 và khoảng cách các hạt là aAB theo (4),
L 1- v2 / c2 L
nên số hạt là
a AB a
( )
= 1 + uv / c 2 >
L
a

67
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

Lq æ uv ö
Số hạt này có điện tích: Q AB = ç1 + ÷ (10)
a è c2 ø
Cộng (9) và (10) ta có:
Lq.uv
Q= (11)
a.c 2
L
2) Cạnh CD. Tính tương tự ta có, với số hạt ít hơn .
a
Lq æ uv ö
QCD = ç1 - ÷ (12)
a è c2 ø
Cộng (9) và (12) ta có:
Lq uv
QCD = - (13)
a c2
3) Các cạnh BC và DA. Đối với S chiều dài cạnh và khoảng cách các hạt vẫn là L và a, vậy
Lq
QBC = QDA =
a
Do đó, QBC = 0, QDA = 0
c) Tính ngẫu lực
Lực điện tác dụng lên cạnh AB là
Lq uv
F AB = Q AB .E = E
a c2
Lực điện tác dụng lên cạnh CD là
Lq uv
F CD = QCD .E = E
a c2
Ngẫu lực điện này có môđun của mômen bằng
L2 uv
M = F .L. sin q = q .E. sin q
a c2

d) Tính năng lượng. Điện trường E sinh ra thế tĩnh điện V(x) = - Ex, x là tọa dộ theo
phương của E, tính từ một mặt phẳng tùy ý vuông góc với E (Hình 3.11).
VAB = - E.x0
VCD = - E.(x0 + L.cosθ) θ
L
Năng lượng x
x0
W = VAB.QAB + VCD.QCD = - Ex0.φAB – E.(x0 + L.cosθ).QCD
Lq uv
Nhưng QCD = -Q AB = -
a c2 Hình 3. 11
L .quv.E cosq
2
Vậy W =
a.c 2

68
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

ÔLYMPIC VẬT LÝ XXV – TRUNG QUỐC 1994


Câu 1. Hạt tương đối tính.
Trong thuyết tương đối hẹp, hệ thức giữa năng lượng E và xung lượng p của hạt tự do khối
lượng nghỉ m0 là:
E= p 2 c 2 + m02 c 4 = mc 2
Khi hạt như vậy chịu tác dụng của lực bảo toàn thì năng lượng toàn phần của hạt tức là tổng
của p 2 c 2 + m02 c 4 và thế năng được bảo toàn. Nếu năng lượng của hạt rất lớn, có thể không
cần đếy đến khối lượng nghỉ của hạt (Hạt như vậy được gọi là hạt siêu tương đối tính).
1. Xét chuyển động của một chiều của hạt có nanưg lượng rất lớn (mà ta có thể bỏ qua
khối lượng nghỉ), chịu tác dụng của lực hút xuyên tâm có độ lớn không đổi f. Cho
rằng ở thời điểm t = 0 hạt nằm tại tâm của trường lực và có xung lượng ban đầu là p0.
Mô tả chuyển động của hạt bằng cách vẽ hai đồ thị x theo t và xung lượng p theo tọa
độ x, ít nhất là trong một chu kỳ chuyển động của hạt. Ghi rõ chiều diễn biến của
chuyển động trên đồ thị (p, x) bằng dấu mũi tên. Có thể trong lúc chuyển động có
một khoảng thời gian mà hạt không phải siêu tương đối tính, song ta bỏ qua phần đó.
2. Một hạt meson cấu tạo từ hai hạt Quark. Khối lượng nghỉ của meson bằng tổng năng
lượng của hệ 2 hạt Quark chia cho c2.
Xét mô hình 1 chiều của hạt meson đứng yên, trong đó hai hạt Quark chuyển động
theo trục x và hút nhau bằng lực không đổi f. Cho rằng chúng có thể chui qua nhau
một cách tự do. Khi phân tích chuyển động của hạt Quark có năng lượng lớn, khối
lượng nghỉ của Quark có thể bỏ qua. Ở thời điểm t = 0, hai hạt Quark đều ở điểm x =
0. Hãy trình bày chuyển động của hai hạt Quark bằng đồ thị trên giản đồ (x, t) và (p,
x). Xác định tọa độ của các “điểm lùi” theo M và f, ghi rõ chiều diễn biến trên giản
đồ (p, x) và xác định khoảng cách tối đa giữa hai hạt Quark.
3. Hệ quy chiếu dùng trong phần 2 gọi là hệ quy chiếu S, hệ quy chiếu gắn với phòng
thí nghiệm gọi là S’, chuyển động theo chiều âm của trục x với tốc độ không đổi v =
0,6c. Tọa độ của hai hệ quy chiếu đã được chọn sao cho ở thời điểm t = t’ = 0, thì tọa
độ x = 0 của hệ S trùng với điểm x’ = 0 của hệ S’. Vẽ đồ thị biểu diễn chuyển
động của 2 hạt Quark trên giản đồ (x’, t’). Xác định tọa độ của điểm lùi theo M, f, c
và xác định khoảng cách tối đa giữa hai hạt Quark trong hệ quy chiếu S’ gắn với
phòng thí nghiệm.
Tọa độ của hạt trong hệ quy chiếu S và S’ liên hệ với nhau bằng công thức biến đổi
Lorent:
x' = g ( x + b ct )
æ xö
t' = g çt + b ÷
è cø

69
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

v 1
Trong đó b = ; g = và v là tốc độ chuyển động của hệ quy chiếu S đối với
c 1- b 2
hệ quy chiếu S’.
4. Một meson có khối lượng nghỉ Mc2 = 140 MeV và tốc độ 0,6c đối với hệ quy chiếu
gắn với phòng thí nghiệm S’. Xác định năng lượng E’ trong hệ quy chiếu S’ gắn với
phòng thí nghiệm.
Giải
1. a) Lấy tâm lực hút làm gốc tọa độ x, và là điểm thế năng bằng không, thế năng của hạt là:
U ( x) = f x (1)
Năng lượng toàn phần của hạt là:
W = p 2 c 2 + m02 c 4 + f x
b) Bỏ qua năng lượng nghỉ, ta có:
W = p .c + f x (2)
Vì khi chuyển động W bảo toàn nên ta có:
W = p .c + f x = p0 c (3)
Lấy trục x trùng với chiều của động lượng ban đầu của hạt, ta có:
pc + fx = p0 c, x > 0, p > 0 ü
- pc + fx = p0 c, x > 0, p < 0ïï
ý (4)
pc - fx = p0 c, x < 0, p > 0 ï
- pc - fx = p0 c, x < 0, p < 0 ïþ
Khoảng cách tối đa từ hạt đến gốc tọa độ là L. Nó ứng với khi p = 0, nếu L = p0.c/f.
c) Từ phương trình (3) và định luật Newton:
dp ì- f , x > 0
=F =í (5)
dt îf,x < 0
Ta thu được tốc độ của hạt bằng:
dx c dp
= . =c (6)
dt f dt
Nghĩa là hạt có năng lượng rất lớn luôn chuyển động với tốc độ của ánh sáng trừ khi nó rất
gần các điểm x = ± L. Gọi τ là thời gian cần để cho hạt chuyển từ gốc tọa độ đến điểm x =
L. Ta có:
L p0
t= =
c f
Như vậy hạt chuyển động qua lại giữa các điểm x = L và x = - L, với tốc độ bằng c, và chu
kỳ bằng 4τ = 4p0/f. Hệ thức giữa x và t là:

70
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

x = ct ,0 £ t £ t ü
x = 2 L - ct ,t £ t £ 2t ïï
ý (7)
x = 2 L - ct ,2t £ t £ 3t ï
x = ct - 4 L,3t £ t £ 4t ïþ
Đáp số được vẽ trên các hình 3.12 và 3.13.
p
x
p0
A
L

B D t x
0 τ 2τ 3τ 4τ -L +L

-L
C
- p0
τ = p0/f
L = p0.c/f L = p0.c/f
Hình 3. 13
Hình 3. 12

2. Năng lượng tổng cộng của hệ hai hạt Quark có thể viết như sau:
Mc 2 = p1 c + p2 c + f x1 - x2 (8)
Trong đó x1 và x2 là các tọa độ và p1, p2 là các động lượng của hạt Quark 1 và 2. Đối với
meson đứng yên, tổng động lượn của hai hạt Quark bằng không; hai hạt Quark chuyển động
như nhau theo hai chiều ngược nhau nên ta có:
p = p1 + p2 = 0, p1 = - p2 , x1 = - x2 (9)
Gọi p0 là động lượng của hạt Quark 1 khi nó ở vị trí x = 0. Khi ấy ta có:
Mc
Mc 2 = 2 p0 c Þ p0 = (10)
2
Từ các phương trình (8, 9, 10), ta có thể biểu thị nửa năng lượng toàn phần theo p1 và x1 của
hạt Quark 1:
p0 c = p1 c + f x1 (11)
Giống như đã làm trong bài toán một hạt ở phần 1, (phương trình 3) với động lượng ban đầu
p0 = Mc/2. Từ đáp số phần 1, ta được giản đồ (x, t) và giản đồ (p, x) của chuyển động của
hạt Quark 1 như đã vẽ trong hình dưới. Đối với hạt Quark 2 ta được kết quả tương tự nhưng
dấu của x và p đổi ngược lại. Giản đồ (x, t) và (p, x) của nó cũng được vẽ trên hình dưới
đây.
Trên hình 3, ta thấy độ cách cực đại giữa 2 hạt Quark là:
d = 2L = 2p0.c/f = Mc2/f (12)

71
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

3. Hệ quy chiếu S chuyển động với tốc độ không đổi v = 0,6c đối với hệ quy chiếu S’ gắn
với phòng thí nghiệm và theo phương trục x’. Gốc của 2 hệ quy chiếu tại thời điểm ban đầu
(t = t’ = 0) thì trùng nhau. Công thức biến đổi Lorentz giữa hai hệ quy chiếu ấy là:
x’ = γ.(x + β.c.t); t’ = γ.(t + β.x/c)
trong đó β = v/c và g = 1/ 1 - b 2 . Với v = 0,6c ta có β = 3/5 và γ = 5/4. Vì biến đổi Lorentz
là tuyến tính, nên một đường thẳng trong giản đồ (x, t) chuyển thành một đường thẳng trong
giản đồ (x’, t’). Như vậy ta chỉ cần tính tọa độ của các điểm lùi trong hệ quy chiếu S’.
Với hạt Quark 1, tọa độ của các điểm lùi trong hệ quy chiếu S và S’ là:
Hệ quy chiếu S Hệ quy chiếu S’
x1 t1 x '1 = g ( x1 + b .c.t1 ) t '1 = g (t1 + b x1 / c )
5 3 5 3
= x1 + ct1 = t1 + x1 / c
4 4 4 4

0 0 0 0
L τ γ.(1 + β).L = 2.L γ.(1 + β).τ = 2.τ
3 5
0 2τ 2.g .b .L = L 2.g .t = t
2 2
-L 3τ γ.(3β – 1) L = L γ.(3 - β) τ = 3τ
0 4τ 4γβ.L = 3L 4γ.τ = 5τ
Trong đó L = p0c/f = Mc2/2f; τ = p0/f = Mc/2f

Với hạt Quark 2 ta có:


Hệ quy chiếu S Hệ quy chiếu S’
x2 t2 x' 2 = g ( x 2 + b .c.t 2 ) t ' 2 = g (t 2 + b x 2 / c )
5 3 5 3
= x 2 + ct 2 = t 2 + x2 / c
4 4 4 4

0 0 0 0
-L τ - γ.(1 - β).L = -0,5.L γ.(1 - β).τ = 0,5.τ

72
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

0 2τ 3 5
2.g .b .L = L 2.g .t = t
L 3τ 2 2
γ.(3β + 1) L = 3,5.L γ.(3 + β) τ = 4,5.τ
0 4τ
4γβ.L = 3L 4γ.τ = 5τ
Từ những kết quả áy, các giản đồ (x’, t’) của hai hạt Quark được vẽ trên hình 3.14 và 3.15.

x1: đường liền nét


x1; x2 x2: đường đứt nét p1 p2
p0 p0
A E
L

C F t x1 x2
0 τ 2τ 3τ 4τ -L 0 +L -L 0 +L

-L
B D
- p0 L = Mc2/2f - p0
τ = Mc/2f p0 = Mc/2
L = Mc2/2f
Hình 3. 14 Hình 3. 15
Phương trình của các đường thẳng OA và OB là:
x'1 (t ) = ct ' ;0 £ t ' £ g (1 + b )t = 2t
(14 a )
1
x' 2 (t ) = -ct ' ;0 £ t ' £ g (1 - b )t = t (14b )
2
Khoảng cách giữa hai hạt Quark đạt cực đại bằng d’ lúc t’ = 1/2τ, do đó khoảng cách cực
đại đó bằng:
Mc 2
d ' = 2cg (1 - b )t = 2g (1 - b )L = (15)
2f
4. Meson chuyển động với tốc độ v = 0,6 c đối với hệ quy chiếu gắn với phòng thí nghiệm.
Năng lượng của nó đo trong hệ quy chiếu gắn với phòng thí nghiệm là:
Mc 2 1
E' = = .140 = 175MeV
1- b 2 0,8

ÔLYMPIC VẬT LÝ XXVI – AUSTRALIA 1995


Câu 1. Sự dịch về phía đỏ do hấp dẫn và phép đo khối lượng của các sao.
a) Một photon tần số f có khối lượng quán tính hiệu dụng m, xác định theo năng lượng.
Giả thiết rằng nó có khối lượng hấp dẫn bằng khối lượng quán tính. Như thế, photon
phát ra từ bề mặt các sao sẽ bị mất bớt năng lượng khi nó thoát khỏi trường hấp dẫn
của ngôi sao. Chứng minh rằng sự dịch tần số ∆f khi photon rời bề mặt ngôi sao để đi
ra vô hạn cho bởi hệ thức:

73
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

Df GM
=-
f R.c 2
Với ∆f << f, G là hằng số hấp dẫn; R là bán kính của ngôi sao, c là vận tốc ánh sáng,
M là khối lượng của ngôi sao.
Như vậy sự dịch chuyển về phía đỏ của một vạch phổ đo ở rất xa ngôi sao, có thể
dùng để đo tỉ số M/R. Biết R ta có thể tính được khối lượng của ngôi sao.
b) Một tàu vũ trụ không người lái được phóng lên để đo khối lượng và bán kính của một
ngôi sao trong giải ngân hà. Các photon được phát ra từ ion He+ ở bề mặt của ngôi
sao. Những photon này được đưa tới một bình thí nghiệm đặt trên con tàu, và bị các
ion He+ trong đó hấp thụ cộng hưởng. Sự hấp thụ cộng hưởng chỉ xảy ra nếu các ion
He+ có được một tốc độ về phía ngôi sao đủ để bù trừ hoàn toàn sự dịch về phía đỏ.
Khi con tàu lại gần ngôi sao theo phương bán kính, tốc độ tỉ đối so với ngôi sao v =
βc của các ion He+ trong bình thí nghiệm có thể hấp thụ cộng hưởng, được đo theo
khoảng cách d tới điểm gần nhất trên bề mặt của ngôi sao. Kết quả đo được ghi trên
bảng kèm theo. Dùng các dữ kiện này để xác định đồ thị khối lượng M và bán kính R
của ngôi sao (không cần tính sai số của kết quả).
Dữ liệu về điều kiện cộng hưởng:

Thông số của tốc độ β = v/c (x.10-5) 3,352 3,279 3,195 3,077 2,955
Khoảng cách tới ngôi sao d (x.108 m) 38,90 19,98 13,32 8,99 6,67

Để xác định R và M trong phòng thí nghiệm như vậy cần phải hiệu chỉnh tần số do sự
giật lùi của nguyên tử phát ra photon (chuyển động nhiệt cũng làm cho vạch phổ phát
xạ bị mở rộng nhưng không làm dịch chuyển cực đại của đường phân bố phổ và ta có
thê xem như ảnh hưởng của hiệu ứng nhiệt đã được tính đến rồi).
i) Cho rằng nguyên tử phát xạ đang đứng yên, khi phát ra photon thì bị giật lùi. Hãy
tìm biểu thức tương đối tính của năng lượng của photon phát rah f, theo ∆F (hiệu
năng lượng của 2 mức năng lượng của nguyên tử khi đứng yên) và khối lượng nghỉ
m0 của nguyên tử.
æ Df ö
ii) Ước tính bằng số sự dịch tần số tương đối tính do nguyên tử giật lùi çç ÷÷ giật lùi
è f ø
của ion He+. Đáp số của em phải rất nhỏ so với sự dịch chuyển về phía đỏ do hấp
dẫn đã tính trong phần (b).
Cho biết tốc độ ánh sáng: c = 3.108 m/s; năng lượng nguyên tử của He:
13,6.Z 2
m0c = 4.98 MeV; năng lượng Bohr: E n = -
2
eV ; hằng số hấp dẫn:
n
G = 6,7.10-11 Nm2/kg2.

74
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

Giải
a) Nếu photon có khối lượng quán tính hiệu dụng m xác định bởi năng lượng của nó thì:
hf
hf = mc 2 Þ m =
c2
Cho rằng khối lượng quán tính bằng khối lượng hấp dẫn, và xét một photon có năng lượng
hf (khối lượng m = hf/c2), ở cách tâm ngôi sao là r, và được truyền đi từ ngôi sao. Nó sẽ mất
một phần năng lượng khi thoát khỏi trường hấp dẫn của ngôi sao.
Dùng định luật bảo toàn năng lượng ta có:
Biến thiên năng lượng của photon (hfi - hff) = biến thiên năng lượng của trường hấp dẫn.
Trong đó, i chỉ trạng thái đầu, f chỉ trạng thái cuối.
GMm f é - GMmi ù
hf i - hf f = - -ê ú
¥ ë r û
GMmi
hf f = hf i -
r
Vì biến thiên năng lượng của photon rất nhỏ (∆f << f) nên:
hf i é GM ù
m f » mi = hf f » hf i ê1 - 2 ú
c2 ë rc û
ff GM Df f f - fi GM
= 1- 2 = =- 2
fi rc f fi rc
Dấu “-” chứng tỏ đây là sự dịch về phía đỏ nghĩa là một sự giảm về tần số hoặc sự tăng về
bước sóng.
Với photon phát ra từ bề mặt ngôi sao bán kính R ta có:
Df GM
=
f Rc 2
b) Sự thay đổi năng lượng của photon khi từ độ cách ri đến rf cho bởi công thức:
GMm f GMmi GMhfi é1 1 ù
hf i - hf f = - + » ê - ú
rf ri c2 ëê ri r f úû
hf i ff GM é1 1 ù
Cho rằng m f » mi » 2
; = 1- 2 ê - ú
c fi c ëê ri r f úû
Trong thí nghiệm, R là bán kính ngôi sao, d là khoảng cách tới bề mặt ngôi sao (tính từ con
tàu) nên phương trình trên trở thành:
ff GM é1 1 ù
= 1- êR - R + d ú (1)
fi c2 ë û
Để photon có thể kích thích cộng hưởng ion He+ thì nó phải bị dịch chuyển Doppler từ ff về
fi. Dùng công thức của hiệu ứng Doppler tương đối tính ta được:
f1 1+ b
=
ff 1- b

75
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

Trong đó f1 là tần số của ion He+ trong con tàu nhận được và β = v/c.
Như vậy tần số đã bị trường hấp dẫn làm giảm đi ff được nhận tăng lên thành f’ do các ion
trong con tàu di chuyển về phía ngôi sao. Vì β << 1:
ff
= (1 - b ) .(1 + b )
-1 / 2
» 1- b
1/ 2
1
f
Như vậy vì β << 1, có thể dùng công thức Doppler cổ điển:
1 ff
f1 = ff. Þ 1 = 1- b
1- b f
Vì f1 phải bằng fi để có thể có hấp thụ cộng hưởng nên:
ff
= 1- b (2)
fi
Thay (2) vào (1) ta được:
GM é 1 1 ù
b= - (3)
c ë R R + a úû
2 ê

Các dữ liệu thực nghiệm đã cho là sự phụ thuộc


β(d) do đó để giải bằng đồ thị ta viết lại (3) dưới
dạng: Độ dốc:
GM é R + d - R ù GM d
b= 2 ê ú = 2 .
c ë R (R + d ) û c R (R + d )
1 c2R é R ù c2R2 1 c2R Điểm cắt:
Þ = 1+ = . +
b GM êë d úû GM d GM
1 1
Vẽ đồ thị theo , ta được:
b d
æ Rc 2 ö
Độ dốc của đồ thị là: çç ÷÷ R = aR (A)
è GM ø
Hình 3. 16

1 Rc 2
Điểm cắt trục là =a (B)
b GM
1
Điểm cắt trục là -1/R. (C)
d
R và M có thể xác định từ (A) và (B).
Phương trình (C) là thừa, nhưng có thể dùng nó để kiểm tra lại nếu thấy cần thiết.
Từ các dữ liệu đã cho suy ra:
R = 1,11.108 m; M = 5,2.1030 kg.
Trên đồ thị, độ dốc αR = 3,2.1012 m (A)

76
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

1 Rc 2
Điểm cắt trục :a= = 0,29.10 5 (B)
b GM
Chia (A) cho (B) suy ra:
3,2.1012 m
R= 5
= 1,104.10 8 m
0,29.10
Thay giá trị của R vào (B) ta được:

M =
Rc 2 1,104.10 8. 3.10 8
=
( )
2

= 5,11.10 30 kg
Ga 6,7.10 .0,29.10
-11 5

c) i) m0 ® m'0 +hf
Trong đó: m0 là nguyên tử trước khi phân rã;
m’0 và hf là photon sau khi phân rã.
Với photon:
Xung lượng của photon: p = hf/c
Năng lượng của photon: hf.
Dùng hệ thức tương đương giữa khối lượng và năng lượng E = mc2 ta có:
∆E = (m0 – m’0).c2
Trong hệ quy chiếu gắn với phòng thí nghiệm:
+ Năng lượng của nguyên tử trước phát xạ là E = m0c2.
+ Năng lượng tương đối tính của nguyên tử sau phát xạ là: p 2 c 2 + m02 c 4
Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng:
p 2 c 2 + (m' 0 ) c 4 + hf = m0 c 2
2

Thay pc = hf ta suy ra:


m0 c 2 - hf = (hf )2 + (m'0 )2 c 4
Þ m02 c 4 + (hf ) - 2m0 c 2 .hf = (hf ) + (m' 0 ) c 4
2 2 2

Þ hf =
[m02 - (m'0 )2 ]c 4 (m0 + m'0 )(m0 - m'0 )c 4
=
2 m0 c 2 2 m0 c 2
é DE ù
Vậy: hf = DE ê1 - 2ú
ë 2m0 c û
ii) Đối với photon phát ra, nếu không để ý đến hiệu ứng tương đối tính thì hf0 = ∆E. Do đó:
hf 0 - hf Df Df 1 é æ DE öù
= ; = êDE - DEçç1 - ÷
2 ÷ú
hf 0 f 0 f 0 DE êë è 2m0 c øúû
Df DE
Vậy: =
f 0 2m0 c 2
Đối với ion He+ chuyển mức từ n = 2 xuống n = 1, áp dụng thuyết Bohr với nguyên từ giống
Hiđrô, ta có:

77
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

æ1 1 ö
DE = 13,6 ´ 2 2 ´ ç 2 - 2 ÷ = 40,8eV
è1 2 ø
Với m0c2 = 3,752.109 eV suy ra:
Df 40,8
= = 5,44.10 -9
f 0 2 ´ 3,752.10 9

Sự dịch tần số do nguyên tử giật lùi là:


Df
= 5,44.10 -9
f0
Df
Sự dịch này rất nhỏ so với sự dịch về phía đỏ do hấp dẫn (vào cỡ » 3,5.10 -5 ) cho nên có
f
thể bỏ qua trong thí nghiệm về sự dịch về phía đỏ do hấp dẫn.
Đề thi chọn đội dự tuyển IPhO 2009
!
Hệ quy chiếu K’ (O’x’y’z’) chuyển động với vận tốc V không đổi dọc theo trục O’x’ (O’x’ trùng
với trục Ox, O’y’ và O’z’ lần lượt song song với Oy và Oz) đối với hệ quy chiếu K (Oxyz). Tìm gia
tốc a’ tương ứng của một hạt trong hệ K’ tại thời điểm trong hệ K hạt này chuyển động với vận tốc
u và gia tốc a dọc theo một đường thẳng
!
1. song song với V.
!
2. vuông góc với V.
!
3. nằm trong mặt phẳng xOy có phương lập với V một góc a.
Bài giải
1. Xét trong hệ K, vận tốc của hạt tại các thời điểm t và t +dt là u và u + adt dọc theo trục x
! !
(song song với V ). Trong hệ K’ chuyển động với vận tốc V đối với K các vận tốc tương
ứng là

u-V u + adt - V
u'= và u '+ a 'dt ' = ........................... 0,5 điểm
uV V
1- 2 1 - (u + adt) 2
c c
Biểu thức thứ hai có thể viết lại như sau:
u + adt - V u + adt - V
=
uV aVdt æ uV ö aVdt uV
1- 2 - 2 ç 1 - 2 ÷ (1 - 2 /(1 - 2 ))
c c è c ø c c
-1
æ ö
u + adt - V ç aVdt ÷ u-V adt (u - V)aVdt
= ç1 - ÷ = + +
uV uV uV
1 - 2 çç c2 æç1 - 2 ö÷ ÷÷
2
uV
1 - 2 1 - 2 c2 æ1 - uV ö
c è c øø c c ç ÷
è è c2 ø
(ở đây đã bỏ qua số hạng chứa (dt)2 )

78
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

é ù
u-V adt ê (u - V)V ú u - V adt c2 - uV + uV - V 2 u-V
= + ê1 + ú= + =
uV uV uV uV
1 - 2 1 - 2 ê c 2 æç1 - 2 ö÷ ú 1 - 2 æ1 - uV ö
2
uV c 2
1- 2
c c êë è c ø úû c ç ÷ c
è c2 ø
æ V2 ö
adt ç1 - 2 ÷
è c ø
+ 2
æ uV ö
ç1 - 2 ÷
è c ø
æ V2 ö
adt ç1 - 2 ÷
è c ø
Suy ra a 'dt ' = 2
(1).................................................................................. 0,5 điểm
æ uV ö
ç1 - 2 ÷
è c ø
dt - Vdx / c 2 1 - uV / c2
Theo phép biến đổi Lorentz dt ' = = dt (2) ...................... 0,25 điểm
V2 V2
1- 2 1- 2
c c
3/ 2
æ V2 ö a
Chia hai vế của (1) và (2) cho nhau, ta được a ' = 3 ç
1 - 2 ÷ ................... 0,25 điểm
æ uV ö è c ø
ç1 - 2 ÷
è c ø
2. Trong hệ K vận tốc của hạt ở thời điểm t và t + dt lần lượt là ( 0, u, 0 ) và (0, u + adt, 0)
Trong hệ K’, các vận tốc tương ứng là

( -V, u 1 - V 2 / c 2 , 0) và
( -V, (u + adt) 1 - V 2 / c 2 ,0)

Suy ra a 'dt ' = adt 1 - V2 / c2 (3) ......................................................................... 0,25 điểm


dt
Chú ý rằng theo phép biến đổi Lorentz: dt ' = (4)
V2
1- 2
c
æ V ö 2
Chi hai vế của (3) cho (4), ta được a ' = a ç1 - 2 ÷ dọc theo trục y............................ 0,25 điểm
è c ø
3. Trong hệ K vận tốc của hạt ở các thời điểm t và t+dt lần lượt có các thành phần (
ucosa, u sin a, 0) và ( ucosa + acosadt, u sin a + a sin adt, 0) . .......................................... 0,25 điểm
* Đối với thành phần theo trục x’ của gia tốc làm tương tự như ở câu a) ta được
3/ 2
æ V2 ö
acosa ç 1- 2 ÷
a ¢x ' = è c ø ................................................................... 0,25 điểm
3
æ uVcosa ö
ç 1 - ÷
è c2 ø
• Đối với thành phần theo trục y’, ta có:

79
Chuyên đề: Thuyết tương đối hẹp của Einstein

u sin a 1 - b2 (u sin a + a sin adt) 1 - b2


u¢y' = và u¢y' + a ¢y'dt¢ = . ........... 0,25 điểm
V V
1 - 2 ucosa 1 - 2 (ucosa + acosadt)
c c
V
với b =
c
hay
(u sin a + a sin adt) 1 - b2 (u sin a + a sin adt) 1 - b2
u¢y' + a ¢y'dt ¢ = =
V V V
1 - 2 (ucosa + acosadt) 1 - 2 ucosa - 2 acosadt
c c c

-1
é ù
(u sin a + a sin adt) 1 - b2 (u y + a sin adt) 1 - b2 ê Vacosadt ú
= = ê1 - ú
é ù V ê 2æ V ö
ê ú (1 - 2 ucosa) c ç1 - 2 ucosa ÷ ú
V Vacosadt c ê
ë è c ø úû
(1 - 2 ucosa) ê1 - ú
c ê c2 æ1 - V ucosa ö ú
êë ç 2 ÷ú
è c øû
é ù
(u sin a + a sin adt) 1 - b2 ê Vacosadt ú
= ê1 + ú
V ê 2æ V ö
(1 - 2 ucosa) c ç1 - 2 ucosa ÷ ú
c ê
ë è c ø úû
é ù
u sin a 1 - b2 ê asina Vusinaacosa ú
= + 1 - b dt ê
2
+ ú . .......................... 0,25 điểm
V V V
(1 - 2 ucosa) ê (1 - 2 ucosa) c (1 - 2 ucosa) ú
2 2

c ë c c û
Suy ra
dt 1 - b2 ù asinadt 1 - b
2
é 2 V
a ¢y 'dt ¢ = êë ac sin a (1 - ucos a ) + Vu sin a acos a úû = ......... 0,25 điểm
V c2 V
c2 (1 - 2 ucosa)2 (1 - 2 ucosa) 2

c c
dt
Chú ý rằng trong trường hợp này dt ' = . Cuối cùng ta được:
V2
1- 2
c
asina æ V ö 2
a ¢y' = 2 ç
1 - 2 ÷ . ........................................................................................ 0,25 điểm
æ V ö è c ø
ç1- 2 ucosa ÷
è c ø

---------- THE END ---------

80

You might also like