You are on page 1of 4

ĐỀ ÔN LUYỆN HSG TP – ĐỀ 1 – 2023

Câu 1 (2,0 điểm): Những câu sau đây đúng hay sai? Nếu sai thì sửa lại cho đúng.
1. Thế giới sống được tổ chức một cách chặt chẽ, theo nguyên tắc đa phân.
2. Theo hệ thống phân loại 5 giới, vi khuẩn lam được xếp vào giới nguyên sinh vì chúng có khả năng
quang hợp.
3. Prôtêin có tính đa dạng vì chúng thực hiện hầu hết các chức năng sống trong tế bào và cơ thể.
4. Nói chung, vi khuẩn Gram dương mẫn cảm với penicilin hơn so với vi khuẩn Gram âm.
5. Tế bào thực vật nếu để trong dung dịch nhược trương sẽ bị trương lên và vỡ ra.
6. Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, quần thể vi khuẩn sinh trưởng mạnh nhất vào pha cân bằng.
Câu 2 (3,5 điểm)
1. Hai loại mẫu tế bào khác nhau (mẫu A và mẫu B) phân lập từ cùng một người được xử lý phá màng
tế bào. Sau đó tiến hành ly tâm phân đoạn các thành phần trong từng mẫu. Kết quả thí nghiệm được thể
hiện như Hình 1.

Hình 1
a. Dựa trên dữ liệu được cung cấp, hãy mô tả sự khác biệt chính giữa hai loại tế bào A và tế bào B. Từ
đó, hãy đề xuất chức năng khác nhau cho từng loại tế bào.
b. Dự đoán tên loại tế bào của tế bào A và tế bào B. Giải thích.
2. Để nghiên cứu hình thức vận chuyển ion A và ion B qua màng tế bào, người ta đã thay đổi nồng độ
các chất này ở bên ngoài và đo tốc độ vận chuyển các chất đó vào trong các tế bào của cùng một mô. Kết
quả thí nghiệm thu được như sau:
Nồng độ bên ngoài tế bào 70
10 20 30 40 50 60
(mmol/l)
Tốc độ vận chuyển Ion A 2,5 5 7,5 10 12 12,5 12,5
(µmol/phút) Ion B 10 10 10 10 10 10 10
a. Vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa tốc độ vận chuyển ion A và ion B qua màng tế bào với nồng độ
các ion đó bên ngoài tế bào.
b. Dựa trên kết quả thí nghiệm, bạn An đã kết luận: “ion A được vận chuyển theo hình thức khuếch tán
qua kênh prôtêin, ion B được vận chuyển theo hình thức vận chuyển chủ động”. Theo em, kết luận như
vậy đã thỏa đáng chưa? Vì sao?
c. Nếu tế bào bị hỏng bộ máy Gôngi thì quá trình vận chuyển ion A và ion B qua màng có bị ảnh hưởng
không? Vì sao?
Câu 3 (2,0 điểm)
Hình 2A mô tả quá trình tiết insulin và cơ chế insulin làm tăng hấp thu glucose vào tế bào. Cơ chế này
gồm bốn bước được biểu diễn bởi 4 số được đánh dấu tròn từ 1 đến 4. Bốn bệnh nhân E, F, G và H mỗi
người bị rối loạn tại một bước, tương ứng là bước 1, 2, 3, 4 trong quá trình gồm bốn bước này. Có hai test
kiểm tra cho những bệnh nhân này.
- Test 1: tách tế bào cơ từ mỗi bệnh nhân và tỉ lệ phần trăm tế bào gắn với insulin ở các nồng độ insulin
khác nhau được xác định (Hình 2B).
- Test 2 : mỗi bệnh nhân được tiêm một lượng insulin tương ứng với khối lượng cơ thể và nồng độ
glucose máu của họ được đo tại các thời điểm khác nhau sau khi tiêm (Hình 2C).

Hình 2. A - quá trình tiết insulin và cơ chế insulin làm tăng hấp thu glucose vào tế bào.
B - tỉ lệ phần trăm tế bào gắn với insulin ở các nồng độ insulin khác nhau.
C - nồng độ glucose trong huyết tương tại các thời điểm khác nhau.
Hãy xác định mỗi câu sau đây (a - d) là đúng hay sai. Giải thích.
(a) Kết quả của Test 1 của bệnh nhân G được chỉ ra ở đường 1.
(b) Đường 2 và 3 tương ứng ghi kết quả của Test 1 và 2 của bệnh nhân F.
(c) Đường 3 ghi kết quả kiểm tra của bệnh nhân E.
(d) Đường 1 và 4 tương ứng ghi kết quả của Test 1 và 2 của bệnh nhân H.
Câu 4 (4,0 điểm)
1. Khi nghiên cứu tác dụng của auxin (IAA) lên sự kéo dài của đoạn cắt bao lá mầm lấy từ cây mầm
của một loài thực vật, một nhà sinh lí học thực vật cắt các đoạn bao lá mầm có chiều dài 10 mm chia
thành 3 lô thí nghiệm:
Lô I: Các đoạn cắt được ngâm trong dung dịch 0,1M sucrose.
Lô II: Các đoạn cắt được ngâm trong dung dịch 10-5M IAA.
Lô III: Các đoạn cắt được ngâm trong dung dịch chứa 10-5M IAA và 0,1M sucrose.
Khả năng kéo dài của đoạn cắt bao lá mầm ở 3 lô thí nghiệm được tính theo phần trăm tăng thêm so với
kích thước ban đầu (Hình 3A); riêng ở lô II được tính theo cả đơn vị đo chiều dài mm (Hình 3B).
T ỉ lệ tă n g th ê m (% )

120 2,0
S ự k é o d à i (m m )

Lô III Lô II
100 1,6
80
1,2
60
Lô II 0,8
40

20 0,4
Lô I

0 0,0
0
0 4 8 12 16 20 24 0 10 20 30 40

Thời gian ngâm mẫu (phút)


Thời gian ngâm mẫu (giờ)
Hình 1 Hình 2

a. Sự kéo dài của đoạn cắt bao lá mầm bắt đầu tăng nhanh ở thời điểm nào sau khi ngâm trong dung dịch
chứa 10-5M IAA?
b. Phân biệt cơ chế tác dụng của IAA và sucrose đến tế bào trong sự kéo dài đoạn cắt bao lá mầm khi
được sử dụng riêng biệt.
c. Sucrose đã phối hợp hoạt động với IAA như thế nào để tăng cường sự kéo dài đoạn cắt bao lá mầm ở
thí nghiệm này?
2. Để chứng minh sự cần thiết của CO2 đối với quang hợp, người ta tiến hành thí nghiệm như sau:
- Giữ cây trồng trong chậu ở chỗ tối 2 ngày.
- Tiếp theo lồng 1 lá của cây vào 1 bình tam giác A chứa nước ở đáy và đậy kín; lồng 1 lá tương tự vào
bình tam giác B chứa dung dịch KOH và đậy kín.
- Sau đó để cây ngoài sáng trong 5 giờ.
- Cuối cùng tiến hành thử tinh bột ở 2 lá (bằng thuốc thử iot).
Hãy cho biết:
a. Vì sao phải để cây trong tối trước 2 ngày ?
b. Kết quả thử tinh bột ở mỗi lá cuối thí nghiệm cho kết quả như thế nào ? Giải thích.
c. Nhận xét vai trò của khí CO2 đối với quang hợp?
Câu 5 (1,5 điểm). Hình 4 cho thấy các chuyển động diễn ra trong
tế bào khi tế bào thực hiện trình nguyên phân (trên thang thời gian,
thời điểm 0 đánh dấu thời điểm các NST xếp hàng trên mặt phẳng
xích đạo). Ba đường cong trong đồ thị cho thấy khoảng cách giữa:
(1) tâm động của các cromatid chị em
(2) trung thể ở hai cực của tế bào
(3) tâm động và các trung thể ở hai cực của tế bào
Hãy xác định các đường cong A, B, C tương ứng với các khoảng
cách nào nói trên? Giải thích. Hình 4

Câu 6 (3,5 điểm)


1. Để nghiên cứu ứng dụng của vi sinh vật trong sản xuất thuốc kháng sinh và vitamin, người ta nuôi
cấy hai loài vi khuẩn Streptomyces aureofaciens (thu kháng sinh Tetracylin) và Propionibacterium
freudenreichii (thu vitamin B12) vào từng môi trường với điều kiện dinh dưỡng thích hợp ở 28 0C. Đường
cong sinh trưởng của từng loài vi khuẩn và sự biến đổi về hàm lượng sản phẩm được thể hiện ở hình dưới
đây:

a. Đồ thị nào biểu diễn sự sinh trưởng của mỗi loài vi khuẩn trên? Giải thích.
b. Để thu được sinh khối tối đa cần phải nuôi cấy mỗi loài vi khuẩn trên trong điều kiện nào? Giải thích.
2. Hình 5 mô tả cấu trúc của virus SAR-CoV 2 thuộc nhóm
Coronavirus với vật chất di truyền là ssRNA (+) nhưng lại được
tái bản nhờ enzyme Replicase (RdRP) là một enzyme ARN
polymerase dùng ARN làm mạch khuôn. Virus này có màng
ngoài chứa gai protein (S), màng lipid (M) và vỏ E.
a) Nguồn gốc và vai trò của gai S đối với chu trình sống của
virus SAR-CoV 2?
b) Bằng cách nào virus SAR-CoV 2 có thể tổng hợp mARN
của bản thân nó trong tế bào chủ? Quá trình này có trùng với
quá trình tự sao không? Hình 5
c) Dựa trên các thông tin đã mô tả ở trên giải thích tại sao tốc độ tạo ra chủng mới của virus SAR-CoV
2 lại rất nhanh?
d) Một nhóm nghiên cứu của Đức – Cure Vac sử dụng một cách tiếp cận khác để nghiên cứu và sản
xuất vaccine COVID–19. Họ tiến hành tổng hợp nhân tạo mARN mã hóa protein bề mặt của virus này rồi
đóng gói trong 1 túi nano lipid gọi là micelle và sản xuất với số lượng lớn làm vaccine mà không cần nuôi
cấy virus. Sản phẩm này có hoạt tính vaccine hay không? Giải thích.
Câu 7 (3,5 điểm)
1. Ở vi khuẩn E.coli kiểu dại, sự biểu hiện của gen lac Z (mã hóa β-galactozidaza), gen lac Y (mã hóa
permase) thuộc operon Lac phụ thuộc vào sự có mặt của lactose trong môi trường nuôi cấy. Bằng kỹ thuật
gây đột biến nhân tạo, người ta đã tạo ra được các chủng vi khuẩn khác nhau và được nuôi cấy trong hai
môi trường: không có lactose và có lactose. Sự biểu hiện gen của các chủng vi khuẩn được thể hiện ở
bảng dưới
Chủng vi khuẩn Môi trường không có lactose Môi trường có lactose
β-galactozidaza Permase β-galactozidaza Permase
A - - + +
B - - - +
C - - + -
D + + + +
(+ là có sản phẩm; - là không có sản phẩm)
Dựa vào kết quả, hãy viết kiểu gen đơn bội liên quan đến gen điều hòa LacI và operon Lac của mỗi
chủng vi khuẩn E. coli trên. Giải thích.
2. Một nhà khoa học nghiên cứu về trình tự của một đoạn DNA. Ông tách đoạn DNA kép này thành 2
mạch đơn rồi phân tích thành phần bazơ nitơ của từng mạch. Mạch làm khuôn cho phiên mã được bổ
sung các yếu tố cần thiết cho quá trình phiên mã xảy ra gọi là hỗn hợp A. Riêng hỗn hợp B và hỗn
hợp C còn bổ sung thêm một số thành phần khác có liên quan đến xử lý mRNA. Tỉ lệ phần trăm các
loại bazơ nitơ của từng mạch đơn DNA và mRNA từ 3 hỗn hợp trên được thể hiện ở bảng dưới.
Tỷ lệ các Nu (%)
Thành phần
A G C T U
Mạch đơn DNA I 19.1 26.0 31.0 23.9 0
Mạch đơn DNA II 24.2 30.8 25.7 19.3 0
mRNA từ hỗn hợp A 19.0 25.9 30.8 0 24.3
mRNA từ hỗn hợp B 23.2 27.6 22.9 0 26.3
mRNA từ hỗn hợp C 36.0 23.0 19.1 0 21.9
a) Từ dữ liệu đã cho, hãy chứng minh mạch đơn DNA I và mạch đơn DNA II là 2 mạch của một
đoạn DNA kép.
b) Mạch DNA nào đóng vai trò là mạch khuôn cho quá trình phiên mã? Giải thích.
c) Dự đoán thành phần đã được bổ sung vào hỗn hợp B để có kết quả như trên. Giải thích.
d) Giải thích sự hình thành mRNA thu được từ hỗn hợp C.

You might also like