You are on page 1of 7

Thầy giáo Lê Huy Chiến  Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi (0979.599.

575)
KIỂM TRA
SINH HỌC THỰC VẬT (2)
Thời gian: 90 Phút

Câu 1.

Câu 2

Ở cây đậu tương (Glycine max) còn non thì hệ rễ chưa có vi khuẩn Rhizobium japonicum sống cộng
sinh nhưng vi khuẩn này xuất hiện ở rễ cây đậu tương trưởng thành.

a Hãy cho biết vi khuẩn và rễ cây đậu tương nhận ra nhau bằng cách nào trong quá trình thiết lập sự
cộng sinh.

b Sự tương tác giữa vi khuẩn và rễ cây đậu tương dẫn đến sự hình thành nốt sần như thế nào?

Câu 3.

Các vi khuẩn cố định đạm có những đặc điểm cấu tạo nào đặc biệt giúp chúng thực hiện được
việc cố định nitơ khí quyển? Ý nghĩa của nhóm vi khuẩn này trong tự nhiên.

Câu 4
Thầy giáo Lê Huy Chiến  Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi (0979.599.575)
Để có thể cố định nitơ trong các nốt sần của cây đậu, vi khuẩn Rhizobium cần phải có điều
kiện kỵ khí và phải cần một lượng lớn ATP. Tuy nhiên, cả tế bào rễ cây và vi khuẩn
Rhizobium đều là loại hiếu khí. Hãy cho biết chọn lọc tự nhiên đã giải quyết mâu thuẫn này
như thế nào thông qua các đặc điểm thích nghi ở cả cây đậu lẫn vi khuẩn Rhizobium để sự hỗ
sinh giữa 2 loài có được như ngày nay? Giải thích. Biết rằng tế bào của cây đậu có một loại
protein được gọi là leghemoglobin có khả năng vận chuyển ôxi giống như hemoglobin ở
động vật
Câu 5.

a) Ánh sáng và nhiệt độ có liên quan như thế nào đến quá trình trao đổi nitơ của thực vật
?
b) Tại sao gquang hợp của cây giảm thì giảm hấp thụ nitơ?
Câu 6 .
Nitrate reductase là enzyme xúc tác phản ứng khử nitrate thành nitrite trong quá trình đồng hóa
nitơ của thực vật và biểu hiện chức năng khi nồng độ cơ chất nitrate đủ lớn. Để nghiên cứu khả năng
sinh tổng hợp và hoạt tính của nitrate reductase, một nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm như
sau: cây mầm lúa mạch 5 ngày tuổi được cảm ứng bởi môi trường có Ca(NO 3)2 với nồng độ 5 mM,
sau đó được chuyển sang môi trường nuôi có nồng độ Ca(NO 3)2 luôn được duy trì ở mức 0,5 mM.
Mức độ biểu hiện mARN mã hóa nitrate reductase và hoạt tính của enzyme này ở thân và rễ được
xác định trong 24 giờ sau khi cảm ứng. Hình dưới đây biểu thị hoạt tính của nitrate reductase và
mức độ biểu hiện mARN (được tính theo tỉ lệ phần trăm của mức biểu hiện tối đa trong quá trình thí
nghiệm).
a) Tại sao mức độ biểu hiện của mARN trong 120 20
Mức biểu hiện mARN (%)

Hoạt tính nitrate reductase


thân luôn cao hơn trong rễ từ thời điểm 4 giờ 100 16

đến 24 giờ sau cảm ứng? 80

(μmol.g-1.h-1)
12

b) Nitrate được đồng hóa chủ yếu ở thân hay 60


8 rễ
40
cây lúa mạch? Giải thích. 4
20
c) Nêu tên 2 nguyên tố khoáng giúp tăng hoạt 0 0
tính của nitrate reductase. 0 4 8 12 16 20 24

Thời gian sau cảm ứng bởi nitrate (giờ)


d) Hoạt tính của nitrate reductase ở thân sẽ có xu mARN rễ mARN thân
nitrate reductase rễ nitrate reductase thân
hướng thay đổi như thế nào nếu bổ sung thêm
phenylglyoxal (chất ức chế bơm proton trên màng tế bào) vào môi trường nuôi?
Câu 7.
Celand (1995) đã nghiên cứu tác dụng của auxin lên sự kéo dài của đoạn cắt bao lá mầm lấy từ
cây mầm yến mạch Avena. Các đoạn cắt bao lá mầm có chiều dài 10 mm được chia thành 3 lô thí
nghiệm:
Lô I: Các đoạn cắt được ngâm trong dung dịch 0,1 M sucrose;
Lô II: Các đoạn cắt được ngâm trong dung dịch 10-5 M IAA;
Lô III: Các đoạn cắt được ngâm trong dung dịch chứa 10-5 M IAA và 0,1 M sucrose.
Thầy giáo Lê Huy Chiến  Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi (0979.599.575)
Khả năng kéo dài của đoạn cắt bao lá mầm ở 3 lô thí nghiệm được tính theo phần trăm tăng thêm
so với kích thước ban đầu (Hình 1); riêng ở lô II được tính theo cả đơn vị đo chiều dài mm (Hình 2).
120 2,0
Lô III Lô II
100 1,6
Tỉ lệ tăng thêm (%)

Sự kéo dài (mm)


80
1,2
60
Lô II 0,8
40

20 0,4
Lô I

0 0,0
0
0 4 8 12 16 20 24 0 10 20 30 40

Thời gian ngâm mẫu (phút)


Thời gian ngâm mẫu (giờ)
Hình 1 Hình 2
a) Sự kéo dài của đoạn cắt bao lá mầm bắt đầu tăng nhanh ở thời điểm nào sau khi ngâm trong
dung dịch chứa 10-5 M IAA?
b) Phân biệt cơ chế tác dụng của IAA và sucrose đến tế bào trong sự kéo dài đoạn cắt bao lá mầm
khi được sử dụng riêng biệt?
c) Sucrose đã phối hợp hoạt động với IAA như thế nào để tăng cường sự kéo dài đoạn cắt bao lá
mầm ở thí nghiệm này?

Câu 8.
Đất nhiễm mặn là một trong các bất lợi môi trường ảnh hưởng lớn đến thực vật. Đất nhiễm mặn
có nồng độ Na+ cao gây độc tế bào và làm mất cân bằng thẩm thấu cũng như cân bằng ion nội môi
của thực vật. Trong tế bào, nhiều enzyme mẫn cảm với nồng độ Na + cao và việc duy trì được tỉ lệ
K+/Na+ rất cần thiết để tế bào tồn tại dưới điều kiện nhiễm mặn. Qua nghiên cứu cây mô hình
Arabidopsis, các protein SOS quá mẫn cảm với muối (salt overly sensitive) được biết đến có vai trò
trong điều hòa hàm lượng ion trong tế bào chất. Hình 24 mô tả cơ chế đáp ứng liên quan đến SOS
trong tế bào cây Arabidopsis.
Thầy giáo Lê Huy Chiến  Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi (0979.599.575)

Hình 24
Mỗi nhận định sau đây về cơ chế nêu trên là ĐÚNG hay SAI?
A. Các protein SOS đóng vai trò chất vận chuyển trên màng và giúp giảm nồng độ Na + trong tế
bào.
B. Nồng độ Na+ cao được tế bào nhận biết qua một protein trên màng dẫn đến sự truyền tín hiệu
có khả năng hoạt hóa protein khác.
C. Để vận chuyển Na+ ra khỏi tế bào chất, tế bào sử dụng các loại protein khác nhau nhưng có cơ
chế hoạt động như nhau phân bố trên màng tế bào và màng không bào.
D. Từ cơ chế trên có thể thấy rằng để chống chịu mặn hiệu quả, tế bào phải giảm cường độ hô
hấp.

Câu 9.
Các nhà khoa học đã biết đến khoảng 450 loài cây (metallophyte) có khả năng hấp thu hàm lượng
lớn kim loại, bao gồm cả kim loại nặng. Nồng độ các nguyên tố kim loại ở các cây này có thể cao
hơn gấp 100 đến 1000 lần so với các loài cây bình thường.
Mỗi nhận định sau đây về nhóm thực vật này là ĐÚNG hay SAI?
A. Rễ cây hấp thu được hàm lượng lớn các kim loại nặng nhờ duy trì mức biểu hiện tăng cường
của các gene liên quan đến hấp thu dinh dưỡng khoáng thông thường.
B. Khác với các loài thực vật thông thường, các loài thực vật này dùng không bào ở các tế bào
rễ làm nơi tích lũy các kim loại nặng hấp thu được.
C. Ở các loài thực vật này có các hợp chất hữu cơ có khả năng liên kết với các ion kim loại nên
giảm bớt được độc tính của kim loại nặng trong cây khi ở nồng độ cao.
D. Hàm lượng lớn kim loại nặng tích lũy ở các loài thực vật này giúp chúng chống lại các sinh
vật gây hại cho cây.
Thầy giáo Lê Huy Chiến  Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi (0979.599.575)
Câu 10.
Các vi sinh vật cố định nitơ có vai trò lớn trong chu trình nitơ tự nhiên do chúng tạo NO 3- và
NH4+ là dạng nitơ thực vật có thể hấp thu. Các vi sinh vật này có hai dạng sống: tự do và cộng sinh
với rễ cây (điển hình là cây họ Đậu). Các vi sinh vật cố định nitơ nhờ hoạt tính của enzyme
nitrogenase của chúng. Enzyme này cần điều kiện kị khí để hoạt động và cần được cung cấp lực khử
lớn để khử N2 thành NH4+. Liên quan đến hoạt động của enzyme nitrogenase và các vi sinh vật cố
định nitơ, mỗi nhận định sau đây là ĐÚNG hay SAI?
A. Vi khuẩn lam (Cyanobacterium) khi quang hợp sản sinh nhiều O 2 gây ức chế nitrogenase nên
có một số tế bào chuyên hóa (heterocyst) có chức năng cố định nitơ và hoàn toàn không
quang hợp, trong khi các tế bào khác (vegetative cell) quang hợp bình thường.
B. Để tạo điều kiện cho enzyme nitrogenase hoạt động, các cây họ Đậu có Rhizobium cộng sinh
sử dụng leghemoglobin làm chất điều tiết lượng O2 vào bacteroid.
C. Vi khuẩn cố định đạm sống cộng sinh với rễ cây họ Đậu sử dụng NADH và ATP của cây để
làm nguồn cung cấp năng lượng thực hiện khử nitơ.
D. Khi vi sinh vật cộng sinh với cây, ferredoxin, có hoạt tính khử mạnh được hình thành trong
pha sáng của quang hợp, chính là chất vận chuyển điện tử đặc hiệu cung cấp điện tử cho
nitrogenase hoạt động.
Câu 11.

Câu 12.
Ảnh hưởng của vi khuẩn nốt sần Rhizobium đối với sự phát triển của cây họ đậu Lotus japonicus đã
được nghiên cứu, ví dụ, enzym và hệ thống gen của quá trình tương tác (Hình ). 
Thầy giáo Lê Huy Chiến  Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi (0979.599.575)

A, mối tương quan giữa số lượng nốt sần Rhizobium và lượng nitơ (N) của đất;

B, enzym CaMK với mARN của nó và các gen liên quan.

Miền chức năng (domain) có chức năng là enzym kinase (vùng xám đậm lớn) điều khiển các enzym
khác.

Băng màu đen là domain CaM, và bốn băng nhỏ màu xám là các domain EF-hand (các vùng cấu
trúc giống bàn tay liên kết với ADN). Các hộp trên gen là các exon.

Câu 13.

A. Sự tạo thành nốt sần chủ yếu xảy ra ở đất chứa ít nitơ
B. Rhizobium  kích thích sự phát triển của Lotus bằng cách làm tăng bề mặt của hệ rễ; và kết quả
làm tăng sự hấp thụ NO3- 
C. Đột biến 3G ở Hình B ức chế sự dịch mã của CaMK
D. Mỗi exon mã hóa cho một domain riêng biệt của phân tử protein

Câu 14.
Mỗi phát biểu sau đây về sợi liên bào ở tế bào thực vật là ĐÚNG hay SAI?
A. Các sợi liên bào giống với các liên kết hở (gap junction) đều có thể cho các phân tử protein và
RNA đi qua.
B. Sợi liên bào có thể điều hòa đóng mở nhanh chóng khi đáp ứng với các biến đổi về áp suất
trương, nồng độ Ca2+ hay pH bào tương.
C. Một số virus có thể tạo ra các protein vận chuyển có khả năng làm giãn nở kích thước sợi liên
bào để RNA của virus có thể di chuyển qua.
D. Tế bào thực vật không có thụ thể trên màng tế bào vì đã có sợi liên bào để thực hiện nhiệm vụ
truyền thông tin.
Thầy giáo Lê Huy Chiến  Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi (0979.599.575)
Câu 15.
Dựa trên những đặc điểm cấu tạo tế bào động vật và tế bào thực vật điển hình, người ta có thể
giải thích cách thức tế bào động vật và tế bào thực vật thích nghi với điều kiện bất lợi về nhiệt độ và
duy trì ổn định khả năng trao đổi chất qua màng tế bào.
Mỗi phát biểu sau đây là ĐÚNG hay SAI?
A. Cholesterol trong màng tế bào động vật và các acid béo không no trong phân tử phospholipid
ở màng tế bào thực vật đóng vai trò chất đệm nhiệt cho màng.
B. Khả năng trao đổi chất qua màng trong điều kiện bất lợi về nhiệt độ được hỗ trợ nhờ vai trò
bảo vệ, nâng đỡ và định hình cho tế bào thực vật của thành tế bào.
C. Sự thay đổi thành phần và tỉ lệ acid béo không no trên màng tế bào thực vật có thể điều tiết
độ lỏng và tính thấm của màng.
D. Các vi sợi bên trong màng tế bào (bộ khung xương tế bào) có vai trò như nhau đối với màng
tế bào thực vật và màng tế bào động vật.
Câu 17.

You might also like