You are on page 1of 16

SỞ GD&ĐT HƯNG YÊN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XIV
ĐỀ ĐỀ XUẤT MÔN: SINH HỌC - LỚP 10
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1 (2,0 điểm). Thành phần hoá học của tế bào


1. Cấu trúc protein bậc 3, 4 được duy trì bởi các lực liên kết hoá học khác nhau. Quan sát hình
bên dưới và trả lời các câu hỏi liên quan:

a. Tên gọi các lực liên kết (1), (2), (3), (4).
b. Chuỗi polipeptide mới được tạo thành phải chịu những tác động nào để tạo thành protein cấu
trúc bậc 3 trên?
2. Dựa trên những hiểu biết hiện nay về cách thức protein gập cuộn, chúng ta có thể dự đoán cấu
trúc một phân tử protein bất kỳ dựa trên trình tự chuỗi polipeptide của chúng. Một đoạn polypeptide
được cung cấp như sau:
Ile – Ala – His – Thr – Tyr – Gly – Pro – Phe – Glu – Ala – Ala – Met – Cys – Lys – Trp – Glu – Ala

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
Gln – Pro – Asp – Gly – Met – Glu – Cys – Ala – Phe – His - Arg
18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
a. Hãy xác định vị trí hình thành gập beta trong cấu trúc bậc 2 của protein? Giải thích.
b. Giả sử đoạn polipeptide này là một phần của protein hình cầu lớn, hãy chỉ ra vị trí có thể có các
gốc amino acid sau: Asp, Ile, Ala, Gln, Lys nằm tại bề mặt bên ngoài hoặc bên trong protein. Giải
thích.

Câu 2 (2,0 điểm). Cấu trúc tế bào


1. X là một loại protein ngoại tiết.
a. Em hãy chỉ ra các bào quan tham gia tổng hợp và vận chuyển X (tính từ gen mã hóa X).
b. Khi dùng đồng vị phóng xạ đánh dấu đường đi của X trong một tế bào nuôi cấy trong ống
nghiệm, người ta thấy X không hề đi ra khỏi tế bào. Hiện tượng này có bình thường hay không? Em
hãy giải thích.
2. Trong tế bào cơ, có một bào quan giữ vai trò quan trọng đối với sự trượt của các sợi actin và
myôzin, bào quan này là gì? Nêu cơ chế hoạt động của nó đối với sự co dãn của tế bào cơ.
Câu 3 (2,0 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
Quá trình phân giải hiếu khí phân tử glucose được chia thành ba giai đoạn: đường phân, chu
trình Krebs và chuỗi chuyền electron. Hình dưới mô tả chuỗi chuyền electron với tổng hợp ATP theo
cơ chế hóa thẩm.
a. Chú thích các kí hiệu (1), (2), (3), (4), (5) cho thích hợp.
b. Giải thích quá trình tổng hợp ATP theo cơ chế hóa thẩm trong hô hấp.

c. Một số chất có thể ức chế chuỗi truyền điện tử và ATP synthase trong hô hấp tế bào. Dưới
đây là tác động của một số chất độc:
- Cyanide: Chất ức chế cạnh tranh với O2, bám vào trung tâm của cytochrome c oxidase.
- Oligomycin: Ức chế tiểu phần F0 của ATP synthase.
- 2,4 - DNP: Giảm chênh lệch nồng độ proton hai bên màng trong ti thể.
Hãy cho biết, ở đồ thị bên, X, Y có thể là những chất nào? Giải thích.

Câu 4: (2 điểm) Truyền tin và phương án thực hành


Hình 4 biểu thị sơ đồ của một đường truyền tín hiệu nội bào kích hoạt
bởi hormone Y. Một nhóm nhà khoa học đã thực hiện một thí nghiệm để tìm
ra thứ tự của năm phân tử (m, n, o, p, q) (được mô tả bởi dấu “?” ở hình 4)
tham gia vào dòng thác tín hiệu nhờ phương pháp Western blot. Bảng 1
biểu thị kết quả thí nghiệm khi có mặt hoặc không có bốn chất ức chế (1, 2,
3, 4), mỗi chất này có thể bất hoạt đặc hiệu một trong bốn loại enzym (A,
Bảng 4

Ghi chú:
“+”: Có biểu hiện
trên băng điện di
“-”: Không có biểu
hiện trên băng điện
Hình 4
di
B, C, D) của dòng thác
tín hiệu.
(1) Hãy vẽ lại sơ đồ trong hình 1 vào bài làm và thay thế những dấu “?” bằng các ký hiệu chữ (m,
n, o, p và q) tương ứng với các phân tử tín hiệu của dòng thác tín hiệu. Giải thích.
(2) Mỗi chất ức chế (1, 2, 3, 4) bất hoạt đặc hiệu enzym nào trong bốn loại enzyme (A, B, C, D)
trong dòng thác tín hiệu? Giải thích.
2. Tiến hành thí nghiệm nuôi cấy vi khuẩn Clostridium trong nồi lên men không liên tục. Sau đó:
- Lấy 10 ml dịch ở cuối pha log cho vào ống nghiệm I.
- Lấy 10 ml dịch ở cuối pha cân bằng cho vào ống nghiệm II.
- Nhỏ vào mỗi ống nghiệm 0,5 ml dịch lizozim.
- Sau 5 phút, lấy một giọt dịch huyền phù ở ống nghiệm I cấy vào hộp lồng I, một giọt dịch huyền phù
ở ống nghiệm II cấy vào hộp lồng II.
- Đặt cả 2 hộp lồng vào tủ ấm 30oC. Sau 2 ngày, lấy ra và đếm khuẩn lạc.
Số lượng khuẩn lạc xuất hiện nhiều hơn ở hộp lồng nào? Tại sao?

Câu 5 (2,0 điểm). Phân bào


1. Ở một loài thực vật thụ tinh kép có bộ nhiễm sắc thể 2n, xét các tế bào giảm phân bình
thường tạo giao tử. Hãy xác định:
- Số thoi vô sắc hình thành trong quá trình tạo một túi phôi.
- Nguyên liệu (số NST đơn) môi trường cung cấp cho quá trình một tế bào mẹ hạt phấn sinh ra
4 hạt phấn.

2. Các giai đoạn của chu kỳ tế bào đối với một dòng tế
bào động vật có vú được nuôi cấy yêu cầu khoảng thời gian sau:
G1 = 8 giờ, S = 5 giờ, G2 = 1 giờ, M = 1 giờ. Quá trình nuôi cấy
không đồng bộ của những tế bào này được tiếp xúc với
thymidine phóng xạ trong năm phút và sau đó được phép tiếp
tục phát triển trong môi trường không phóng xạ. Hình dưới đây
cho thấy phần trăm tế bào phân bào được đánh dấu phóng xạ
theo thời gian sau khi tiếp xúc với thymidine phóng xạ.
a. Vì sao phải mất khoảng một giờ mới phát hiện tế bào
con được đánh dấu phóng xạ?
b. Hãy xác định phần trăm tế bào ở pha M trong trường hợp sau:
- Quan sát tiêu bản hiển vi quần thể tế bào.
- Đã được đánh dấu tại thời điểm 2 giờ sau khi đánh dấu phóng xạ.
c. Nếu thời gian của pha G2 là 2 giờ, thì đồ thị phần trăm tế bào phân bào được đánh dấu phóng
xạ sẽ thay đổi như thế nào?
Câu 6 (2,0 điểm). Cấu trúc, chuyển hoá vật chất của VSV
Nuôi cấy vi khuẩn E. Coli trên môi trường thạch. Cho 1 loại phage nhiễm vào vi khuẩn E. Coli và
nhận thấy: trong giai đoạn đầu, có sự sinh trưởng bình thường của E. Coli trên môi trường nuôi cấy;
giai đoạn sau, do tác động của yếu tố môi trường mà người ta thấy trên đĩa thạch xuất hiện những vết
tan.
1. Giải thích tại sao giai đoạn đầu khi bị nhiễm phage, sự sinh trưởng của E. Coli vẫn bình thường?
Dạng phage này có tên là gì? Yếu tố nào trong tế bào vi khuẩn giúp vi khuẩn sinh trưởng bình thường
khi nhiễm phage?
2. Yếu tố môi trường tác động vào vi khuẩn ở giai đoạn sau này gọi là gì? Tác động của các yếu tố
này như thế nào? Mô tả các giai đoạn dẫn đến sự xuất hiện các vết tan ở giai đoạn sau.
3. Có thể định lượng virut bằng phương pháp đếm vết tan trên không? Giải thích?
Câu 7 (2,0 điểm).
1. Một nhà khoa học phân lập được loài vi khuẩn Escherichia coli. Nuôi cấy vi khuẩn này trên môi
trường cơ bản gồm các chất sau đây: 7 g K 2HPO4; 2 g KH2PO4; 1 g (NH4)2SO4; 0,1 g MgSO4; 0,02 g
CaCl2; 5 g glucozo; 10-5 g mỗi loại nguyên tố vi lượng Fe, Co, Mn, Zn, Cu và thêm nước cho vừa đủ 1 lít
(L). Ủ trong điều kiện kị khí 48 giờ thấy không có khuẩn lạc phát triển. Nếu ban đầu cho thêm 5 g
NaNO3 vào môi trường cơ bản thì sau 48 giờ ủ kị khí (không có O 2) thấy được khuẩn lạc phát triển và
trong môi trường xuất hiện khí NO2. Nếu tiếp tục sục khí O2 vào môi trường thì trên đĩa thạch sẽ xuất
hiện thêm nhiều khuẩn lạc hơn nhưng không sinh thêm khí NO2 nữa.
a. Hãy cho biết kiểu dinh dưỡng và kiểu hô hấp của vi khuẩn Escherichia coli.
b. Giải thích những hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm khi ủ kị khí nhưng không thêm
NaNO3, khi ủ kị khí nhưng thêm NaNO3 vào môi trường và khi tiếp tục sục khí O2 vào môi trường.
2. Có hai loại prion, một loại bình thường không gây bệnh (PrP C), một loại gây bệnh đặc hiệu
(PrPSC). Chúng không có khả năng tự sao chép nhưng có thể lây lan được.
a. Prion PrPSC có khả năng nhân lên giống virus hay không? Tại sao?
b. Có thể dùng kĩ thuật tìm kháng nguyên hoặc kháng thể chống lại prion để chẩn đoán bệnh do
prion PrPSC gây ra hay không? Giải thích.
Câu 8 (2,0 điểm).
Hệ gen virut cúm A gồm 8 phân tử ARN mạch đơn mã hóa cho 11 protein virut. Các virut
cúm A được chia nhóm dựa vào 2 kháng nguyên bề mặt: hemagglutinin (H) là kháng nguyên có 18
subtype khác nhau (H1-H18); và neuraminidase (N) là kháng nguyên có 11 subtype khác nhau (N1-
N11). Chu trình sống của virut cúm A được thể hiện trong Hình 8.

Hình 8

1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu chủng virut cúm A? Giải thích.


2. Bằng cách nào virut cúm A có thể tổng hợp được mARN của nó trong tế bào chủ?
3. Vì sao virut cúm A có khả năng tiến hóa rất nhanh?
4. Nêu những điểm khác nhau của quá trình phiên mã và quá trình sao chép trong tế bào chủ ở
virut có hệ gen ARN (+) sợi đơn với virut có hệ gen ADN sợi kép về: nơi phiên mã và enzim phiên
mã, nơi sao chép và enzim sao chép.
Câu 9 (2 điểm). Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng
1. Một tế bào thực vật sống (tế bào A) đang có dấu hiệu bị
mất nước, khi đo có thế chất tan ᴪs = - 0,725 Mpa. Đưa tế bào A vào
cốc nước có chứa 200mM NaCl. Sau khoảng 15 phút, hãy xác định
các thành phần thế nước (ᴪw) , thế áp suất (ᴪp), thế thẩm thấu của tế
bào (ᴪs). Biết rằng thí nghiệm được tiến hành ở nhiệt độ 27 oC, hằng
số khí R=0,00821 L.Mpa/mol.K.

2. Tiến hành đo áp suất thẩm thấu trong dịch tế bào lông hút của 3 loài thực vật thu được số
liệu sau:
- Cây A: 9,82 atm - Cây B: 2,86 atm - Cây C: 22,56 atm
Dựa vào áp suất thẩm thấu trong tế bào lông hút hãy xác định môi trường sống của 3 loài trên.
Giải thích?
3. Khi hàm lượng O2 trong đất bị giảm dưới 5% thì quá trình khử nitrat trong cây bị ảnh hưởng
như thế nào?

Câu 10 (2 điểm). Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật
1. Đặt hai cây A và B vào một nhà kính được chiếu sáng với cường thích hợp, được cung cấp đầy đủ CO2. Theo dõi
cường độ quang hợp của hai cây A và B khi thay đổi hàm lượng O2 trong không khí thu được kết quả như sau:
Hàm lượng O2 (%) Cường độ quang hợp (mg CO2 /dm2/ giờ)
Cây A Cây B
21% 25 52
5% 48 52
Em hãy cho biết cây A và B thuộc thực vật C3 hay C4 ? Giải thích.
2. Phân tích một số ý nghĩa của quá trình hô hấp sáng. Điều gì xảy ra nếu ở 1 cây thực vật C3 bị đột biến làm mất hoạt
tính oxidaza của enzim Rubisco?

-------- HẾT --------


Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

SỞ GD&ĐT HƯNG YÊN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI


TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
ĐỀ ĐỀ XUẤT LẦN THỨ XIV
MÔN: SINH HỌC - LỚP 10

HƯỚNG DẪN CHẤM


Câu 1 (2,0 điểm). Thành phần hoá học của tế bào
1. Cấu trúc protein bậc 3, 4 được duy trì bởi các lực liên kết hoá học khác nhau. Quan sát hình
bên dưới và trả lời các câu hỏi liên quan:

a. Tên gọi các lực liên kết (1), (2), (3), (4).
b. Chuỗi polipeptide mới được tạo thành phải chịu những tác động nào để tạo thành protein cấu
trúc bậc 3 trên?
2. Dựa trên những hiểu biết hiện nay về cách thức protein gập cuộn, chúng ta có thể dự đoán cấu
trúc một phân tử protein bất kỳ dựa trên trình tự chuỗi polipeptide của chúng. Một đoạn polypeptide
được cung cấp như sau:
Ile – Ala – His – Thr – Tyr – Gly – Pro – Phe – Glu – Ala – Ala – Met – Cys – Lys – Trp – Glu – Ala

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
Gln – Pro – Asp – Gly – Met – Glu – Cys – Ala – Phe – His - Arg
18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
a. Hãy xác định vị trí hình thành gập beta trong cấu trúc bậc 2 của protein? Giải thích.
b. Giả sử đoạn polipeptide này là một phần của protein hình cầu lớn, hãy chỉ ra vị trí có thể có các
gốc amino acid sau: Asp, Ile, Ala, Gln, Lys nằm tại bề mặt bên ngoài hoặc bên trong protein. Giải
thích.

Ý Nội dung Điểm


1 a. (1): Tương tác kị nước (2). Cầu nối disulfua 0.5
(3): Liên kết ion. (4): Liên kết hidro.
b.
- Sự gấp cuộn: Khi protein vừa được tổng hợp xong, nó gấp cuộn thành cấu trúc
không gian ba chiều xác định chức năng sinh học. Một số protein bắt đầu gấp cuộn 0.25
ngay khi còn đang được tổng hợp. Mặc dù về nguyên tắc, polipeptit có thể hình thành
nhiều cấu hình không gian khác nhau, nhưng tất cả các protein chỉ có 1 cấu hình tự
nhiên là trạng thái cấu trúc ổn định nhất với mức năng lượng tự do thấp nhất. Ngoài
vai trò chủ yếu của cấu trúc bậc I còn có các nhóm protein chapreron giúp polipeptit
gấp cuộn đúng hình dạng không gian có đủ hoạt tính sinh học.
- Biến đổi các gốc axit amin tùy trường hợp hoặc các biến đổi sau dịch mã như cắt 0.25
xén bởi proteaza, thêm nhóm đường, nhóm photphat,…
2 a)
- Cấu trúc gập beta thường xảy ra ở vị trí có amino acid Proline và Glycine do:
Proline thường tồn tại ở dạng cis – dạng phù hợp cho việc gập lại chuỗi polipeptide, 0.25
Glycine có gốc R là nguyên tử H chiếm không gian nhỏ, linh động, phù hợp ở gần
proline trong cấu trúc gập.
Gập beta xảy ra tại vị trí Proline thứ 7 và 19, Glycine số 6 và 21 (Proline ưu tiên
0,25
hơn so với Glycine)
b)
- Protein mặt ngoài phải chứa amino acid phân cực vì tiếp xúc với nước; còn bên 0,25
trong là các amino acid không phân cực vì bị nước đẩy vào (tương tác kị nước).
- Do vậy vị trí có thể có các gốc amino acid Asp, Ile, Ala, Gln, Lys:
+ Mặt ngoài protein là các gốc amino acid phân cực: Asp, Gln, Lys 0,25
+ Mặt trong protein là các gốc amino acid không phân cực: Ala, Ile
Câu 2 (2,0 điểm).
1. X là một loại protein ngoại tiết.
a. Em hãy chỉ ra các bào quan tham gia tổng hợp và vận chuyển X (tính từ gen mã hóa X).
b. Khi dùng đồng vị phóng xạ đánh dấu đường đi của X trong một tế bào nuôi cấy trong ống
nghiệm, người ta thấy X không hề đi ra khỏi tế bào. Hiện tượng này có bình thường hay không? Em
hãy giải thích.
2. Trong tế bào cơ, có một bào quan giữ vai trò quan trọng đối với sự trượt của các sợi actin và
myôzin, bào quan này là gì? Nêu cơ chế hoạt động của nó đối với sự co dãn của tế bào cơ.

Hướng dẫn chấm:


Ý Hướng dẫn chấm Điểm

1.a - X là protein ngoại tiết nên sẽ được đưa ra khỏi tế bào qua cơ chế xuất bào. 0,25
- Cơ chế tổng hợp và vận chuyển X tính từ gen:
0,25
1.b Hiện tượng này cũng có thể bình thường hoặc không:
- Bình thường: Cơ thể chưa có nhu cầu với chất X, chưa có tín hiệu để bài xuất X nên 0,25
X sẽ không được xuất bào: Ví dụ: X là chất trung gian hóa học trong truyền xung thần kinh
qua xinap, khi chưa có tín hiệu kích thích thì không thể có tín hiệu xuất bào.
- Bất thường:
+ Bộ khung xương tế bào bị hỏng làm cho các túi bóng chứa X không thể di chuyển
0,25
tới màng sinh chất để xuất bào.
+ Thụ thể trên màng sinh chất bị hỏng, không thể nhận diện được tín hiệu tương ứng
trên các túi, bóng chứa X nên không cho xuất bào.

2 - Bào quan đó là lưới nội chất trơn. 0,25

- Điện thế hoạt động xuất hiện ở màng tế bào cơ (màng sau xinap) kích hoạt bơm Ca 2+
trên màng LNCT  bơm Ca2+ từ xoang LNCT ra bào tương. 0,25

- Ca2+ hoạt hóa trôpolin, kéo trôpomiozin ra khỏi vị trí liên kết giữa actin và miozin,
miozin trượt trên actin làm cơ co. 0,25

- Khi điện thế hoạt động ở màng tế bào cơ tắt – kênh Ca2+ trên màng LNCT mở 
2+
Ca từ bào tương đi vào xoang LNCT. 0,25

Câu 3 (2,0 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
Quá trình phân giải hiếu khí phân tử glucose được chia thành ba giai đoạn: đường phân, chu
trình Krebs và chuỗi chuyền electron. Hình dưới mô tả chuỗi chuyền electron với tổng hợp ATP theo
cơ chế hóa thẩm.
a. Chú thích các kí hiệu (1), (2), (3), (4), (5) cho thích hợp.
b. Giải thích quá trình tổng hợp ATP theo cơ chế hóa thẩm trong hô hấp.

c. Một số chất có thể ức chế chuỗi truyền điện tử và ATP synthase trong hô hấp tế bào. Dưới
đây là tác động của một số chất độc:
- Cyanide: Chất ức chế cạnh tranh với O2, bám vào trung tâm của cytochrome c oxidase.
- Oligomycin: Ức chế tiểu phần F0 của ATP synthase.
- 2,4 - DNP: Giảm chênh lệch nồng độ proton hai bên màng trong ti thể.
Hãy cho biết, ở đồ thị bên, X, Y có thể là những chất nào? Giải thích.
Ý Nội dung Điểm

a. (1) : tế bào chất 0,5

(2) : màng ngoài ti thể

(3) : khoảng không gian giữa 2 màng

(4) : màng trong ti thể

(5) : chất nền ti thể.

b Quá trình tổng hợp ATP theo cơ chế hóa thẩm trong hô hấp: 0,5
Chuỗi chuyền e trên màng trong tạo động lực vận chuyển H+ từ chất nền sang xoang
gian màng --> tăng H+ ở xoang gian màng --> để giải tỏa sự chênh lệnh H+, điện thế --> H+
được vận chuyển từ xoang gian màng vào chất nền qua ATP Synthase --> tổng hợp ATP từ
ADP và Pi.

c - Sau khi bổ sung chất X, sự tổng hợp ATP và tiêu thụ O2 bị dừng lại, chứng tỏ X có
thể là Cyanide hoặc Oligomycin: 0,25
+ Cyanide là chất cạnh tranh với oxi, nên gây ảnh hưởng âm tính đến chuỗi truyền
điện tử, qua đó ảnh hưởng gián tiếp đến ATP synthase.
+ Oligomycin ức chế ATP synthase, qua đó khiến chuỗi truyền điện tử bị dừng
0,25
lại.
- Sau khi bổ sung chất Y, sự tiêu thụ O2 tiếp tục diễn ra bình thường, chứng tỏ proton
được vận chuyển qua màng trong ti thể. Tuy nhiên, sự tổng hợp ATP vẫn không phục hồi,
chứng tỏ gradient proton giảm dần theo thời gian. 0,25
Vì thế, Y là 2,4 – DNP.
- Nếu chất X là Cyanide thì sau khi bổ sung Y, sự tiêu thụ O 2 vẫn không hồi phục vì
cạnh tranh vẫn xảy ra. Chứng tỏ, X chỉ có thể là Oligomycin. 0,25

Câu 4: (2 điểm) Truyền tin và phương án thực hành


Hình 4 biểu thị sơ đồ của một đường truyền tín hiệu nội bào kích hoạt
bởi hormone Y. Một nhóm nhà khoa học đã thực hiện một thí nghiệm để tìm
ra thứ tự của năm phân tử (m, n, o, p, q) (được mô tả bởi dấu “?” ở hình 4)
tham gia vào dòng thác tín hiệu nhờ phương pháp Western blot. Bảng 1
biểu thị kết quả thí nghiệm khi có mặt hoặc không có bốn chất ức chế (1, 2,
3, 4), mỗi chất này có thể bất hoạt đặc hiệu một trong bốn loại enzym (A, B, C, D) của dòng thác tín
hiệu.

(1) Hãy vẽ lại sơ đồ trong hình 1 vào bài làm và thay thế những dấu “?” bằng các ký hiệu chữ (m,
n, o, p và q) tương ứng với các phân tử tín hiệu của dòng thác tín hiệu. Giải thích.
(2) Mỗi chất ức chế (1, 2, 3, 4) bất hoạt đặc hiệu enzym nào trong bốn loại enzyme (A, B, C, D)
trong dòng thác tín hiệu? Giải thích.
2. Tiến hành thí nghiệm nuôi cấy vi khuẩn Clostridium trong nồi lên men không liên tục. Sau đó:
- Lấy 10 ml dịch ở cuối pha log cho vào ống nghiệm I.
- Lấy 10 ml dịch ở cuối pha cân bằng cho vào ống nghiệm II.
- Nhỏ vào mỗi ống nghiệm 0,5 ml dịch lizozim.
- Sau 5 phút, lấy một giọt dịch huyền phù ở ống nghiệm I cấy vào hộp lồng I, một giọt dịch huyền phù
ở ống nghiệm II cấy vào hộp lồng II.
- Đặt cả 2 hộp lồng vào tủ ấm 30oC. Sau 2 ngày, lấy ra và đếm khuẩn lạc.
Số lượng khuẩn lạc xuất hiện nhiều hơn ở hộp lồng nào? Tại sao?
Hướng dẫn chấm

(1) Vẽ đúng (0,25 điểm). Giải thích (0,5 điểm):


- p là phân tử đầu tiên vì khi có mặt chất 1, p vẫn được tạo ra còn những chất
khác thì không.
- q là phân tử tạo ra từ enzym C vì khi có mặt chất 4, q được tạo ra nhưng khi có
mặt chất 2, q không được tạo ra.
- n là phân tử cơ chất của enzym B và C vì khi có mặt chất 2, 3 và 4, n luôn được tạo ra.
- o là phân tử tạo ra từ enzym D vì khi có mặt của chất 3 và 4, o luôn không được tạo
ra.
(2) Chất 1 ức chế enzym A; chất 2 ức chế enzym C; chất 3 ức chế enzym D và chất
4 ức chế enzym B. (0,25 điểm)
- Bởi vì: Khi có mặt chất 1, chỉ có p được tạo ra. Khi có mặt chất 2, chỉ có q không được tạo ra. Khi có
mặt chất 3, chỉ có o không được tạo ra. Khi có mặt chất 4, cả m và o đều không được tạo ra. (0,25
điểm)
2. - Ở cuối pha log, hầu hết tế bào ở dạng sinh dưỡng. Khi bổ sung lizozim, thành tế bào bị mất, tạo tế
bào trần (protoplast). Tế bào mất thành sẽ không sinh sản được, nên hộp lồng I có số lượng khuẩn lạc
ít hơn. (0,25 điểm)
- Ở cuối pha cân bằng, chất dinh dưỡng cạn dần, chất độc tích lũy nhiều nên bào tử xuất hiện nhiều.
Lizozim không tác động lên bào tử, nên ở hộp lồng II, bào tử nảy mầm sẽ cho số lượng khuẩn lạc
nhiều hơn. (0,5 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Phân bào
1. Ở một loài thực vật thụ tinh kép có bộ nhiễm sắc thể 2n, xét các tế bào giảm phân bình
thường tạo giao tử. Hãy xác định:
- Số thoi vô sắc hình thành trong quá trình tạo một túi
phôi.
- Nguyên liệu (số NST đơn) môi trường cung cấp cho
quá trình một tế bào mẹ hạt phấn sinh ra 4 hạt phấn.
2. Các giai đoạn của chu kỳ tế bào đối với một dòng tế bào động vật có vú được nuôi cấy yêu
cầu khoảng thời gian sau: G1 = 8 giờ, S = 5 giờ, G2 = 1 giờ, M = 1 giờ. Quá trình nuôi cấy không đồng
bộ của những tế bào này được tiếp xúc với thymidine phóng xạ trong năm phút và sau đó được phép
tiếp tục phát triển trong môi trường không phóng xạ. Hình dưới đây cho thấy phần trăm tế bào phân
bào được đánh dấu phóng xạ theo thời gian sau khi tiếp xúc với thymidine phóng xạ.
a. Vì sao phải mất khoảng một giờ mới phát hiện tế bào con được đánh dấu phóng xạ?
b. Hãy xác định phần trăm tế bào ở pha M trong trường hợp sau:
- Quan sát tiêu bản hiển vi quần thể tế bào.
- Đã được đánh dấu tại thời điểm 2 giờ sau khi đánh dấu phóng xạ.
c. Nếu thời gian của pha G2 là 2 giờ, thì đồ thị phần trăm tế bào phân bào được đánh dấu phóng
xạ sẽ thay đổi như thế nào?
HDC
Ý Nội dung Điểm
1 Quá trình tạo một túi phôi:
- Tế bào sinh noãn giảm phân tạo 4 tế bào đơn bội n (3 thoi vô sắc hình thành), chỉ một trong 4 tế 0,25
bào đó nguyên phân liên tiếp 3 lần tạo ra túi phôi (7 thoi vô sắc hình thành) => có tất cả 10 thoi
vô sắc đã hình thành.
- Tế bào sinh hạt phấn giảm phân tạo 4 tế bào con môi trường cung cấp 2n nhiễm sắc thể. 0,25
+ Mỗi tế bào đơn bội nguyên phân lần 1 tạo nhân sinh dưỡng và nhân sinh sản => môi trường
cung cấp 4n nhiễm sắc thể.
+ Nhân sinh sản nguyên phân tiếp 1 đợt tạo hai tinh tử => môi trường cung cấp tiếp 4n nhiễm sắc 0,25
thể.

 tổng cộng môi trường cung cấp tất cả 10n nhiễm sắc thể. 0,25

2 a. - Thymine đánh dấu phóng xạ chỉ được sử dụng khi tế bào ở pha S. Sau khi các tế bào ở pha S 0,25
sử dụng thymine phóng xạ, chúng trải qua pha G2 (1 giờ) rồi tiến vào pha M để thực hiện phân
chia tạo ra tế bào con có mang dấu phóng xạ.
b. Phần trăm tế bào ở pha M
- Quan sát tiêu bản hiển vi quần thể tế bào: 1/15 ≈ 6%.
0,25
- Đã được đánh dấu tại thời điểm 2 giờ sau khi đánh dấu phóng xạ: 1/5 = 20% 0,25

0,25

c.

Câu 6 (2,0 điểm). Cấu trúc, chuyển hoá vật chất của VSV
Nuôi cấy vi khuẩn E. Coli trên môi trường thạch. Cho 1 loại phage nhiễm vào vi khuẩn E. Coli và
nhận thấy: trong giai đoạn đầu, có sự sinh trưởng bình thường của E. Coli trên môi trường nuôi cấy;
giai đoạn sau, do tác động của yếu tố môi trường mà người ta thấy trên đĩa thạch xuất hiện những vết
tan.
1. Giải thích tại sao giai đoạn đầu khi bị nhiễm phage, sự sinh trưởng của E. Coli vẫn bình thường?
Dạng phage này có tên là gì? Yếu tố nào trong tế bào vi khuẩn giúp vi khuẩn sinh trưởng bình thường
khi nhiễm phage?
2. Yếu tố môi trường tác động vào vi khuẩn ở giai đoạn sau này gọi là gì? Tác động của các yếu tố
này như thế nào? Mô tả các giai đoạn dẫn đến sự xuất hiện các vết tan ở giai đoạn sau.
3. Có thể định lượng virut bằng phương pháp đếm vết tan trên không? Giải thích?
Hướng dẫn chấm
Ý Nội dung Điểm
1 - Giai đoạn đầu khi bị nhiễm phage, sự sinh trưởng của E. Coli vẫn bình thường vì 0.25
phage nhiễm vào vi khuẩn không làm tan tế bào vi khuẩn mà AND của phage gia nhập
vào nhiễm sắc thể của vi khuẩn và nhân lên cùng nhiễm sắc thể vi khuẩn.
- Dạng phage này có tên là phage ôn hòa.
- Yếu tố trong tế bào vi khuẩn giúp vi khuẩn sinh trưởng bình thường khi nhiễm phage: 0.25
đó là do tế bào vi khuẩn hình thành hợp chất protein : chất ức chế giúp tính gây độc của
phage không biểu hiện và phage sau khi xâm nhập vào tế bào chủ sẽ biến thành
prophage.
2 - Yếu tố môi trường tác động vào vi khuẩn ở giai đoạn sau này gọi là tác nhân cảm ứng, 0.5
có thể các tác nhân vật lí – hóa học như tia UV, X, etylen peroxyde hữu cơ,… làm
chuyển chu trình tiềm tan thành chu trình tan.
- Mô tả các giai đoạn dẫn đến sự xuất hiện các vết tan ở giai đoạn sau: 0.5
Chất cảm ứng tác động vào vi khuẩn làm prophage tách khỏi nhiễm sắc thể của vi
khuẩn và trở thành ADN độc. ADN virut tiến hành các giai đoạn sinh tổng hợp – lắp
ráp – phóng thích làm tan tế bào và giải phóng virut ra ngoài.
3 Có thể định lượng virut bằng phương pháp đếm vết tan trên.
- Sự hình thành các vết tan là do các vi rut tạo ra chu trình tan. Vết tan tạo ra trên đĩa
khi một virion làm tan một tế bào chủ, virut tái bản trong tế bào chủ phá vỡ tế bào chủ 0.25
và giải phóng nhiều virion con. Những virion mới sinh lại tiếp tục xâm nhiễm vào các
tế bào bên cạnh trên đĩa và sau một số ít chu trình xâm nhiễm sẽ dần tạo ra vùng trong
suốt (vết tan).
- Như vậy mỗi vết tan có nguồn gốc từ một virion ban đầu và số vết tan trên đĩa tương
ứng với số virion ban đầu đã xâm nhiễm bào tế bào chủ. 0.25

Câu 7 (2,0 điểm).


1. Một nhà khoa học phân lập được loài vi khuẩn Escherichia coli. Nuôi cấy vi khuẩn này trên môi
trường cơ bản gồm các chất sau đây: 7 g K 2HPO4; 2 g KH2PO4; 1 g (NH4)2SO4; 0,1 g MgSO4; 0,02 g
CaCl2; 5 g glucozo; 10-5 g mỗi loại nguyên tố vi lượng Fe, Co, Mn, Zn, Cu và thêm nước cho vừa đủ 1 lít
(L). Ủ trong điều kiện kị khí 48 giờ thấy không có khuẩn lạc phát triển. Nếu ban đầu cho thêm 5 g
NaNO3 vào môi trường cơ bản thì sau 48 giờ ủ kị khí (không có O 2) thấy được khuẩn lạc phát triển và
trong môi trường xuất hiện khí NO2. Nếu tiếp tục sục khí O2 vào môi trường thì trên đĩa thạch sẽ xuất
hiện thêm nhiều khuẩn lạc hơn nhưng không sinh thêm khí NO2 nữa.
a. Hãy cho biết kiểu dinh dưỡng và kiểu hô hấp của vi khuẩn Escherichia coli.
b. Giải thích những hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm khi ủ kị khí nhưng không thêm
NaNO3, khi ủ kị khí nhưng thêm NaNO3 vào môi trường và khi tiếp tục sục khí O2 vào môi trường.
2. Có hai loại prion, một loại bình thường không gây bệnh (PrP C), một loại gây bệnh đặc hiệu
(PrPSC). Chúng không có khả năng tự sao chép nhưng có thể lây lan được.
a. Prion PrPSC có khả năng nhân lên giống virus hay không? Tại sao?
b. Có thể dùng kĩ thuật tìm kháng nguyên hoặc kháng thể chống lại prion để chẩn đoán bệnh do
prion PrPSC gây ra hay không? Giải thích.
Hướng dẫn chấm
Ý Nội dung Điểm
1 - Kiểu dinh dưỡng: Hóa dị dưỡng; kiểu hô hấp: Kị khí tùy nghi (hiếu khí không bắt buộc). 0,25
- Khi ủ kị khí nhưng không thêm NaNO3: Không có khuẩn lạc do thiếu chất nhận điện tử.
- Khi ủ kị khí nhưng thêm NaNO3: Có chất nhận điện tử là NO3-, sản phẩm khử của nó là NO2. 0,25
- Khi sục khí O2: O2 thay thế NO3- là chất nhận điện tử, sản phẩm khử của nó là H 2O, NO2 không
được tạo ra thêm nữa. 0,25

0,25
2 - Prion PrPSC không nhân lên giống virus. Prion PrP SC thực chất là một loại protein của cơ thể chủ
nhưng gập cuộn sai và có thể chuyển các protein bình thường khác thành protein bất thường giống 0,5
nó  cứ như vậy tạo ra một loạt các prion bất thường gây tổn thương mô, cơ quan của cơ thể chủ.
- Không thể dùng kĩ thuật tìm kháng nguyên hoặc kháng thể. Bởi vì: prion là protein của cơ thể
chủ, cơ thể không tạo ra kháng thể chống nó  tìm kháng nguyên luôn dương tính, tìm kháng thể luôn
âm tính. 0,5

Câu 8 (2,0 điểm).


Hệ gen virut cúm A gồm 8 phân tử ARN mạch đơn mã hóa cho 11 protein virut. Các virut
cúm A được chia nhóm dựa vào 2 kháng nguyên bề mặt: hemagglutinin (H) là kháng nguyên có 18
subtype khác nhau (H1-H18); và neuraminidase (N) là kháng nguyên có 11 subtype khác nhau (N1-
N11). Chu trình sống của virut cúm A được thể hiện trong Hình 3.

1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu chủng virut cúm A? Giải thích.


Hìnhcúm
2. Bằng cách nào virut 3 A có thể tổng hợp được mARN của nó trong tế bào chủ?

3. Vì sao virut cúm A có khả năng tiến hóa rất nhanh?


4. Nêu những điểm khác nhau của quá trình phiên mã và quá trình sao chép trong tế bào chủ ở
virut có hệ gen ARN (+) sợi đơn với virut có hệ gen ADN sợi kép về: nơi phiên mã và enzim phiên
mã, nơi sao chép và enzim sao chép.
Hướng dẫn chấm
Ý Nội dung Điểm
1 Số chủng virus cúm A theo lý thuyết là số tổ hợp có thể có. 0,5
Số tổ hợp này được tính bằng 18 x 11 = 198 (tổ hợp).
2 Virus cúm A có hệ gen: ssRNA (-), genome phân đoạn, có mang theo RdRp trong virion. 0,5
vRNA (RNA virus) nhập vào nhân tế bào, virus dùng enzyme RdRP (RNA polymerase phụ thuộc
RNA) mang theo trong virion tạo ra các bản phiên mã mRNA ban đầu (pre-mRNA), sau đó mARN
trải qua giai đoạn trưởng thành (bao gồm cả quá trình nối) rồi vào tế bào chất tham gia dịch mã để tạo
ra các protein virus mới.
3 Các chủng virut cúm A thể hiện động học tiến hoá nhanh vì có hệ gen gồm nhiều phân chuỗi 0,25
(segmented): Hệ gen phân chuỗi giúp virus có thể tạo nên nhiều tổ hợp gen khác nhau.
- Virut cúm A có hệ gen là ARN mạch đơn và sử dụng RNA-polymerase cho quá trình tái bản, tuy
nhiên, enzyme này không có chức năng đọc-sửa. Chính vì vậy, tỷ lệ sai sót khi thực hiện nhiệm vụ
của RNA- polymerase là cao hơn so với tỷ lệ này ở DNA-polymerase -> dễ đột biến.
0,25
4 Virut ARNss (+) Virut ADNds
Nơi phiên mã Tế bào chất tế bào chủ Nhân tế bào chủ 0,5
Enzim phiên mã ARN polimeraza phụ ARN polimeraza phụ
thuộc ARN virut thuộc ADN của tế bào
Nơi sao chép Tế bào chất tế bào chủ Trong nhân tế bào chủ
Enzim sao chép ARN polimeraza phụ ADN polimeraza phụ
thuộc ARN của tế bào thuộc ADN của virut

Câu 9 (2 điểm). Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng


1. Một tế bào thực vật sống (tế bào A) đang có dấu hiệu bị
mất nước, khi đo có thế chất tan ᴪs = - 0,725 Mpa. Đưa tế bào A vào
cốc nước có chứa 200mM NaCl. Sau khoảng 15 phút, hãy xác định
các thành phần thế nước (ᴪw) , thế áp suất (ᴪp), thế thẩm thấu của tế
bào (ᴪs). Biết rằng thí nghiệm được tiến hành ở nhiệt độ 27 oC, hằng
số khí R=0,00821 L.Mpa/mol.K.

2. Tiến hành đo áp suất thẩm thấu trong dịch tế bào lông hút của 3 loài thực vật thu được số
liệu sau:
- Cây A: 9,82 atm - Cây B: 2,86 atm - Cây C: 22,56 atm
Dựa vào áp suất thẩm thấu trong tế bào lông hút hãy xác định môi trường sống của 3 loài trên.
Giải thích?
3. Khi hàm lượng O2 trong đất bị giảm dưới 5% thì quá trình khử nitrat trong cây bị ảnh hưởng
như thế nào?
Hướng dẫn chấm
Ý Nội dung Điểm
1 * Tế bào ban đầu:
ᴪs (thế chất tan) = -0,725 Mpa, ᴪp (thế áp suất) = 0  ᴪw = -0,725 Mpa (1)
* Dung dịch 0,25
ᴪs (thế chất tan) = -iRCT = -2. 0,00821. 0,2. (273+27) = - 0,9852 Mpa, ᴪp (thế áp
suất) = 0  ᴪw = -0,9852 Mpa (2)
Từ (1) và (2)  ᴪw tế bào > ᴪw dung dịch nên nước di chuyển từ tế bào ra ngoài 0,25
dung dịch. Sau 15’ ᴪw tế bào và dung dịch cân bằng nhau. Vì tế bào có kích thước rất
nhỏ nên được xem không làm thay đổi thế nước của dung dịch NaCl
Vậy tế bào sau 15 phút có:
+ ᴪw = -0,9852 Mpa
+ ᴪs = -0,725 Mpa 0,25
+ ᴪp = -0,9852 – (-0,725) = -0,2602 Mpa
2 - Ở những môi trường sinh thái khác nhau, thế nước trong đất khác nhau, cây 0.25
muốn hút được nước thì phải tạo ra một tiềm năng thẩm thấu lớn hơn tiềm năng thẩm
thấu trong đất (P dịch bào > P dịch đất). Vì ở môi trường nước, P môi trường nhỏ =>
P dịch bào thấp, còn ở môi trường đất khô cằn, P dịch đất lớn => P dịch bào lớn.
 Dựa vào áp suất thẩm thấu của dịch tế bào, ta có thể xếp các cây trên vào các
nhóm theo chiều tăng dần của áp suất thẩm thấu:
0.25
- Cây A. cây trung sinh.
- Cây B. cây ưa ẩm hay ẩm sinh.
-Cây C. cây ưa hạn hay hạn sinh.
3 * Quá trình khử nitrat bị giảm vì
- Quá trình khử nitrat: Đó là quá trình chuyển hóa NO3- thành NH4+ được thực hiện
trong mô rễ và mô lá theo sơ đồ sau :
NO3- (nitrat) → NO2- (nitrit) → NH4+ (amôni) 0.25
NO3- + NADH + H+ +2e-  NO2-+ NAD+ +H2O
NO2-+6 Feredoxin khử + 8H++ 6e-  NH4+ + 2H2O 0,25
- NADH, Feredoxin khử được cung cấp từ tế bào rễ hô hấp hiếu khí. Khi hàm lượng
O2 trong đất bị giảm dưới 5% cây chuyển sang lên men làm giảm NADH, không có 0,25
feredoxin khử → quá trình bị giảm.
Câu 10 (2 điểm). Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật
1. Đặt hai cây A và B vào một nhà kính được chiếu sáng với cường thích hợp, được cung cấp đầy đủ
CO2. Theo dõi cường độ quang hợp của hai cây A và B khi thay đổi hàm lượng O2 trong không khí thu
được kết quả như sau:
Hàm lượng O2 (%) Cường độ quang hợp (mg CO2 /dm2/ giờ)
Cây A Cây B
21% 25 52
5% 48 52
Em hãy cho biết cây A và B thuộc thực vật C3 hay C4 ? Giải thích.
2. Phân tích một số ý nghĩa của quá trình hô hấp sáng. Điều gì xảy ra nếu ở 1 cây thực vật C3 bị đột
biến làm mất hoạt tính oxidaza của enzim Rubisco?
Hướng dẫn chấm
Ý Nội dung Điểm
1 1. Cây A là thực vật C3 và cây B là thực vật C4. Vì: 0.25
- Cây B là thực vật C4, có chu trình C4 với enzyme PEP cacboxylase có hoạt tính
mạnh hơn Rubisco cacboxylase khi CO2 ở nồng độ thấp. Vậy lượng CO2 cung cấp 0,25
đủ cho RuDP nên hô hấp sáng không xảy ra.
- Cây A là thực vật C3, không có chu trình C4 khi lượng O2 ~ 21% làm tỷ lệ 0,25
O2/CO2 trong lá cao, enzim Rubisco có hoạt tính oxidaza  hô hấp sáng xảy ra,
giảm năng suất quang hợp.
Khi nồng độ O2 5% đã làm giảm hô hấp sáng đến mức tối đa và do đó cường độ 0,25
quang hợp tăng lên .
2 - Vai trò của quá trình hô hấp sáng:
+ Làm giảm nồng độ O2 trong không gian của khí khổng vì nếu nồng độ O2 quá cao
dẫn tới gây độc và có thể làm chết tế bào. 0.25
+ Ở ti thể, hô hấp sáng tạo ra CO2 cho quá trình cố định CO2 để thủ tiêu toàn bộ
lượng NADPH và ATP dư thừa trong pha sáng của quang hợp, nhờ đó không cho
chúng thực hiện các phản ứng ôxi hóa sản sinh ra các gốc tự do làm hại đến thành 0,25
phần cấu trúc của bào quan và tế bào.
+ Hô hấp sáng còn giúp tạo ra một số axit amin cung cấp cho tế bào. 0,25
- Vì vậy nếu nếu ở 1 cây thực vật C3 bị đột biến làm mất hoạt tính oxidaza của enzim 0,25
Rubisco thì khi ánh sáng mạnh, quá trình hô hấp sáng không xảy ra gây hại cho các tế
bào làm nhiệm vụ quang hợp.
---------HẾT--------
Người ra đề
(ký và ghi rõ họ, tên)
Nguyễn Văn Bình – ĐT 0968606155
Hoàng Thị Thu Hà – ĐT 0966592899

You might also like