You are on page 1of 12

Phạn xạ có điều kiện kèm theo

(Pavlov)
1.Pavlov – nhà sinh lý học.
Ivan Petrovich Pavlov (14 tháng 9 năm 1849 - 27 tháng 2 năm 1936)
 Nghề nghiệp: Nhà sinh lý học, tâm lý học
 Nghiên cứu nổi tiếng: “Những con chó của Pavlov”, cha đẻ của thuyết điều kiện
cổ điển
 Trình độ học vấn: Bác sĩ, Học viện Y khoa Hoàng gia ở St.Petersburg, Nga
Thành tự chính : Giải Nobel Sinh lý học (1904)

Sơ lược:
Ông sinh ngày 14/09/1849 tại Ryazan, Nga. Lớn lên trong hi vọng trở thành người tiếp
nối truyền thống linh mục của cha ông, Peter Dmitrievich Pavlov, ông đã theo học tại một
trường nhà thờ và một chủng viện thần học. Nhưng ngay khi tiếp xúc với các tác phẩm
vủa Charles Darwin và Ivan Sechenov, niềm yêu thích khoa học tự nhiên của ông đã trỗi
dậy. Năm 1870, ông đăng kí vào đại học St.Petersburg để học vật lí, toán học và khoa học
tự nhiên nhưng sinh lý học mới là con đường học thuật ông theo đuổi. Năm 1875, ông lấy
bằng MD của Học viện Y khoa Hoàng gia trước khi tiếp tục theo học với Rudolf
Heidenhain và Carl Ludwig, hai nhà sinh lý học nổi tiếng.

Nguồn tham khảo :

Ivan Pavlov và lý thuyết của ông về điều kiện cổ điển (greelane.com)


Tiểu sử của Ivan Pávlov về tài liệu tham khảo về chủ nghĩa hành vi này / Tiểu sử |
Tâm lý, triết lý và suy nghĩ về cuộc sống. (sainte-anastasie.org)

2.Thí nghiệm con chó của Pavlov


2.1Ý tưởng và mục tiêu ban đầu của thí nghiệm
- Ông nghiên cứu về hệ thống tiêu hóa, do đó tập trung vào việc tiết nước bọt
ở chó
- Khi quan sát, Pavlov phát hiện rằng khi thức ăn được đặt vào miệng một con
chó, nó bắt đầu chảy nước miếng. Điều này cũng tương tự khi con chó thấy
hoặc ngửi thấy mùi thức ăn.
- Sau đó, hành vi của con chó đã làm Pavlov ngạc nhiên khi nó bắt đầu tiết
nước bọt khi nhìn thấy dĩa đựng thức ăn của mình hay nhìn thấy người nhân
viên hay cho nó ăn. Hơn thế nữa, điều này cũng xảy ra khi con chó nghe
thấy bước chân của anh nhân viên.
2.2 Thí nghiệm về hành vi “học tập” của con chó
- Ông và các cộng sự đã cố tìm hiểu xem trong suốt quá trình tiết nước bọt khi
thấy thức ăn, con chó đã có những nhận thức gì nhưng điều này không dẫn
đến bất kì kết quả nào
- Họ bắt đầu lại thí nghiệm với một kích thích trung tính(một kích thích không
có mối liên hệ với thức ăn hay có ý nghĩa với con chó) liệu có thể trở thành
một dấu hiệu cho thấy thức ăn sẽ xuất hiện hay không.
- Họ quуết định ѕử dụng âm thanh của tiếng chuông như một kích thích trung
tính. Bằng cách nàу, họ đã rung chuông ngaу trước khi đưa thịt cho chó.
- Sau nhiều lần lặp lại thức ăn chuông, họ phát hiện ra rằng con ᴠật bắt đầu
chảу nước miếng chỉ bằng tiếng chuông, ngaу cả khi thức ăn không хuất
hiện.
- Do đó, họ đã đạt được rằng một kích thích trung tính, không có ý nghĩa, ѕẽ
gâу ra phản ứng tương tự như thức ăn: nước bọt.
- Từ thí nghiệm, Paᴠloᴠ đã huấn luуện những con chó khác chảу nước miếng
trước những kích thích khác như ánh ѕáng, âm thanh ù, khi nó chạm ᴠào bàn
chân hoặc ngaу cả khi nó chỉ cho nó một ᴠòng tròn được ᴠẽ. Ông phát hiện
ra rằng con chó đã học cách liên kết bất kỳ kích thích nào ᴠới ѕự хuất hiện
của thức ăn, khiến chúng tự chảу nước miếng.
Một số khái niệm thường thấy trong thí nghiệm của Pavlov
- Kích thích trung tính (NS): như đã được giải thích, nó là một tác nhân
kích thích mà không có nghĩa là có thể bao gồm ánh sáng, âm thanh, hình
ảnh, v.v..
- Kích thích vô điều kiện (UCS): Đó là một kích thích gây ra phản ứng tự
nhiên và bẩm sinh của sinh vật. Trong trường hợp này, một kích thích vô
điều kiện là thức ăn.
- Phản xạ không điều kiện hoặc phản ứng vô điều kiện (UCR): nó là thứ
được tạo ra bởi sự xuất hiện của một kích thích vô điều kiện. Ví dụ là nước
bọt khi phản ứng bẩm sinh của con chó với thức ăn trong miệng.
- Đáp ứng có điều kiện (CR): đó là phản ứng kích thích bởi một kích thích
có điều kiện. Điều này xảy ra với tiếng chuông, có thể kích hoạt nước bọt
(phản ứng có điều kiện) như thể đó là một kích thích vô điều kiện (thức ăn).
-Kích thích có điều kiện(CS): Tên của kích thích có điều kiện được đặt cho
tất cả các yếu tố, ban đầu là trung tính và không gây ra bất kỳ phản ứng nào
ở người hoặc động vật, có được đặc tính của tạo ra phản ứng đối với sự kết
hợp với một kích thích khác tạo ra phản ứng.

Thí nghiệm có thể được mô tả thông qua quá trình sau đây.

3.Thuyết phản xạ có điều kiện


3.1Phản xạ
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể đối với kích thích của môi trường bên ngoài
cũng như bên trong của cơ thể. Phản ứng này thực hiện nhờ hệ thần kinh,
qua năm phần cơ bản hợp thành cung phản xạ:
 Bộ phận cảm thụ: Các phân tử cảm thụ thường nằm trên da, bề mặt
da, bề mặt khớp, thành mạch, bề mặt các tạng, cơ quan trong cơ thể.
 Dây thần kinh truyền vào: Dây cảm giác hoặc dây thần kinh thực vật.
 Trung tâm thần kinh.
 Dây thần kinh truyền ra: Dây thần kinh vận động hoặc dây thần kinh
thực vật.
 Bộ phận đáp ứng là cơ hoặc tuyến.

3.2Phản xạ vô điều kiện


- Phản xạ không điều kiện là một trong hai loại phản xạ của cơ thể. Khi vừa
mới sinh ra, mọi sinh vật đều đã có loại phản xạ này. Khác với phản xạ có
điều kiện, phản xạ không điều kiện không cần phải có quá trình rèn luyện,
mang tính bản năng và tính loài và tồn tại vĩnh viễn suốt đời, có một số hoạt
động không điều kiện vô thức như thở... nói tóm lại là phản xạ tồn tại trong
bản năng của mỗi người từ khi sinh ra. Phản xạ không điều kiện còn có thể
di truyền.

- Phản xạ không điều kiện phụ thuộc vào tác nhân kích thích và bộ phận cảm
thụ bị kích thích. Có thể nói nó là mối liên kết ràng buộc vĩnh viễn giữa con
người và môi trường xung quanh.

3.3 Phản xạ có điều kiện:


- Phản xạ có điều kiện là một phương thức phản xạ ở sinh vật bật cao ,phản xạ
được thành lập trong cuộc sống, sau quá trình luyện tập và phải dựa trên cơ
sở của phản xạ không điều kiện, hay nói một cách khác muốn tạo phản xạ
có điều kiện cần phải có tác nhân kích thích không điều kiện.
- Phản xạ có điều kiện là phản ứng linh hoạt của cơ thể, giúp có thể thích nghi
với mọi sự biến đổi của môi trường, đảm bảo sự thăng bằng cơ thể và môi
trường, giúp đề phòng trước những tai nạn, biết hướng tìm kiếm thức ăn,
biết đường phát triển bản thân trong cuộc sống.

*Bảng so sánh phân biệt phản xạ không điều kiện


và phản xạ có điều kiện.
Phản xạ có điều kiện Phản xạ vô điều kiện
- Hình thành trong đời sống - Mang tính bẩm sinh, không
qua quá trình rèn luyện cần rèn luyện.
- Mang tính cá thể và không di - Mang tính chất loài và di
truyển truyền
- Mang tính tạm thời và có thể - Có tính bền vững, tồn tại rất
mất đi nếu đi không củng cố lâu có khi suốt đời
- Phản xạ không tương ứng với
kích thích

Nguồn tham khảo, trích dẫn :


So sánh phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện - Lê Bảo An
(hoc247.net)
Classical Conditioning: How It Works With Examples (verywellmind.com)
Phản xạ có điều kiện là gì? Ví dụ về phản xạ có điều kiện Sinh 8
(luatminhkhue.vn)
Phản xạ có điều kiện là gì? Cơ sở hình thành Phản xạ có điều kiện
(25giay.vn)
Classical Conditioning – The Pavlov’s Dogs Experiment
(communicationtheory.org)
CÁC NHÀ LÝ THUYẾT GIÁO DỤC (KỲ 4) – TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC
(tamlyhocgiaoducwordpress.info)
Pavlov's Dog: Pavlov's Theory of Classical Conditioning
(verywellmind.com)
Thí Nghiệm Chó Pavlov (điều Hòa Cổ điển) / Tâm Lý Học (vietlike.vn)
Thí Nghiệm Của Paplop - Classical Conditioning (6struyenky.vn)
Classical Conditioning: Definition and Examples (thoughtco.com)

4.Ứng dụng phản xạ có điều kiện


Kết quả nghiên cứu Phản xạ có điều kiện của Pavlov được ứng
dụng rất nhiều trong các lĩnh vực giáo dục, tâm lý, y học,… (Nổi
bật với thuyết hành vi của Watson : Mọi khác biệt về hành vi là do
sự khác biệt của trải nghiệm học hỏi và điều kiện môi trường học
tập.)

4.1Trong giáo dục


4.1.1 Lý thuyết học tập
**Giới thiệu mô hình dạy học theo điều kiện hoá cổ điển
Dạy học theo mô hình điều kiện hoá cổ điển có cơ sở lý luận
là thuyết hành vi cổ điển của J.Watson
- Cơ sở sinh lý của việc hình thành hành vi là các phản ứng
trong phản xạ có điều kiện cổ điển do I.P.Pavlov phát hiện:
Từ một kích thích không điều kiện dẫn đến một phản ứng không
điều kiện của cơ thể. Khi có một kích thích khác đi cùng một
kích thích không điều kiện và được củng cố nhiều lần thì đến
một lúc nào đó, sự xuất hiện riêng của kích thích đi kèm dẫn
đến phản ứng vô điều kiện. Khi đó kích thích đi kèm được gọi là
kích thích có điều kiện, còn phản ứng được nảy sinh do kích thích
có điều kiện được gọi là phản ứng có điều kiện. 
 
- Nguyên lý chung của dạy học theo điều kiện hoá cổ điển là phản
ứng R (Response) chỉ xuất hiện khi có tác động của một kích
thích S (Stimulus) nhằm đáp lại kích thích đó. Nói cách khác, một
kích thích bất kỳ sẽ mang lại một hành vi tương ứng. Công thức
của nó là: S R, trong đó có thể phân giải kích thích S thành các
thành phần S1 Sn và sẽ có R1 Rn tương ứng
 
Đặc điểm của mô hình dạy học học theo điều kiện hóa cổ được
thể hiện qua bảng sau:
Tiêu chí Đặc điểm
Cơ sở sinh phản xạ  có điều kiện
lý thần kinh
Nguyên lý Có kích thích (Stimulus) thì sẽ có phản ứng
chung (Response)
Công thức S→R

Củng cố Kích thích cố định, lặp đi lặp lại để duy trì phản
ứng; hoặc giảm dần kích thích đi đến dừng hẳn
kích thích để xóa bỏ phản ứng
Điều kiện Người học khỏe mạnh về thể chất
Môi trường Cứng nhắc, rập khuôn
 
**Các loại điều kiện hóa cổ điển được vận dụng trong giảng
dạy:
 Khái quát hóa: Hành vi được hình thành bởi kích thích
tương tự với kích thích có điều kiện ban đầu
 Phân biệt: Hình thành các phản ứng khác nhau với những
kích thích gần giống nhau
 Sự dập tắt: Làm mất hành vi đã được hình thành bằng cách
giảm hoặc làm mất kích thích có điều kiện (thay thế một thói
quen xấu bằng một thói quen tốt)
 
 
 
  Đối với giáo viên:
 Giáo viên có thể áp dụng điều kiện hóa cổ điển trong lớp
bằng cách tạo ra một môi trường học tập thân thiện, tích cực
giúp học sinh vượt qua lo âu hay sợ hãi. Bằng cách tạo một
tình huống gây lo âu, như biểu diễn trước lớp, với một bối
cảnh dễ chịu sẽ giúp học sinh học được những liên kết mới.
Thay vì cảm thấy lo lắng hay căng thẳng trong những tính
huống này, học sinh sẽ học cách thư giãn và bình tĩnh. 
 Tạo cảm hứng học tập cho học sinh/sinh viên bằng cách
thiết kế các hoạt động đòi hỏi học sinh/sinh viên chủ động
đóng góp kiến thức, kỹ năng…
 
  Đối với học sinh
 Vận dụng Phản xạ có điều kiện trong việc học ngôn ngữ mới
Ví dụ: học sinh tiếp xúc thường xuyên với tiếng Anh
qua việc đọc sách, báo tiếng Anh (Stimulus) → vốn từ
vựng tăng lên, nhanh nhạy hơn trong khả năng đọc
hiểu, sử dụng ngữ pháp, cấu trúc câu thành tạo hơn
(Response)
 Rèn luyện thói quen học tập tích cực, chủ động.
Ví dụ: như việc học cách sắp xếp thời gian đi ngủ và
thức dậy cùng một giờ mỗi ngày dần thành thói quen->
Chủ động được hơn trong việc quản lý thời gian làm
việc và học tập
4.1.2 Ưu nhược điểm mô hình

Ưu điểm của mô hình: 


Mô hình dạy học theo điều kiện hoá cổ điển rất hữu hiệu để giúp
HS học được
các phản xạ đơn giản nhằm tạo ra sự thích ứng trong cuộc sống.
 
Nhược điểm: quá nhấn mạnh tác động trực tiếp từ phía người
điều
khiển nên yếu tố chủ thể của người học đã bị bỏ qua, coi HS là
các cá thể thụ động đối với
các áp lực của môi trường dạy học.

4.2 Một vài ứng dụng khác.
Không chỉ trong giáo dục, phản xạ có điều kiện được ứng dụng
rộng rãi trong mọi khía cạnh cuộc sống.
-  Trong việc rèn luyện thói quen 
Ví dụ: thói quen tập thể dục <3
** Sau khi tập thể dục, bạn cảm thấy sảng khoái, vui vẻ ( một
phần nhờ Endorphin - một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ
có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, giảm đau…
lan truyền mạnh mẽ hơn khi chúng ta tham gia hoạt động vận
động thể chất), bạn yêu thích cảm giác đó → tập thể dục điều độ 
-  Rèn luyện tính kỷ luật <3
**Kỷ luật trong giờ giấc sinh hoạt, học tập, làm việc giúp bạn hoàn
thành nhiệm vụ tốt hơn, năng suất hơn, việc kỷ luật bản thân
khiến bạn cảm thấy thỏa mãn, tự hào về bản thân → bạn đề cao
tính kỷ luật và có xu hướng tự kỷ luật bản thân.

5.Ý nghĩa của phản xạ có điều kiện


Ý nghĩa của thuyết phản xạ có điều kiện kèm theo Pavlova chia
làm ý nghĩa sinh học và ý nghĩa từ. 

Ý nghĩa sinh học: trong môi trường sống, có rất nhiều kích thích
chẳng hạn như đi tìm nguồn thức ăn, nơi ở, sự nguy hiểm lo sợ
trở thành con mồi mà con vật trải nghiệm. Từ đó con vật sẽ định
hướng hành vi của mình dựa trên các kích thích đó. 

Ý nghĩa của từ. Phản xạ có điều kiện ở người không chỉ được
hình thành như ở các loài động vật khác, trên cơ sở hệ thống tín
hiệu lời nói, khi các kích thích có điều kiện là từ biểu thị khái niệm
về sự vật, hiện tượng. "Từ "là một loại kích thích cho nhiều phản
xạ có điều kiện. Ví dụ, chỉ cần nói về trái cây hoặc diễn tả nó có
thể khiến một người chảy nước miếng.

Tóm lại ý nghĩa chính của thuyết phản xạ có điều kiện kèm theo
Pavlova hình thành các thói quen tốt cho chủ thể. Đảm bảo mang
lại sự thích nghi hoàn hảo nhất của chủ thể đối với các điều kiện
môi trường thay đổi. Ngoài ra chúng còn giúp tìm thức ăn bằng
mùi, điều hướng và tránh nguy hiểm

Nguồn dẫn: 
https://m.hoc247.net/hoi-dap/sinh-hoc-8/neu-y-nghia-cua-phan-
xa-co-dieu-kien-trong-doi-song-con-nguoi-faq436893.html?
zarsrc=410&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaig
n=zalo

https://kerchtt.ru/vi/chto-takoe-refleks-bezuslovnye-i-uslovnye-
refleksy/

Mở rộng.

Áp dụng lý thuyết của Pavlov về phản xạ có điều kiện, Ta có


biện pháp sinh con không dung thuốc mê của Lamaze biện pháp
này dạy cách sử dụng các kỹ thuật đánh lạc hướng để giảm nhận
thức của phụ nữ về sự khó chịu trong các cơn co thắt chuyển dạ.
Những kỹ thuật này bao gồm các hoạt động thúc đẩy sự kỳ vọng
của người mẹ với đứa con, cho họ thấy những khó chịu là bình
thương của thai kì, tập trung thư giản vài tuần
trước sinh và quan trong nhất là các kĩ thuật thở Kỹ thuật
thở Lamaze dạy cách định hình nhịp thở để giảm đau các bà mẹ
sẽ thực hiện các bài tập làm săn chắc vùng bụng và thư
giãn các cơ xung quanh ống sinh; sự chuẩn bị này giúp
giảm căng thẳng khi rặn đẻ. Một bài tập khác là tập thở
sâu lồng ngực và thở nhanh, nông trong thời gian căng
thẳng tối đa; kỹ thuật này giúp giảm căng thẳng tử
cung.Khi mỗi cơn co bắt đầu, hãy hít thở sâu bằng mũi. Sau đó
thở ra bằng đôi môi mím chặt. Việc tập trung vào việc hít thở
một cách cẩn thận sẽ làm phân tâm và giảm mức độ khó chịu mà
người mẹ cảm thấy. .Một phương pháp thở khác là thở hổn hển
chậm rãi trong khi lặp lại những âm thanh “hee, hee, hee.”
Người chồng sẽ hỗ trợ, thở cùng và động viên người vợ. Nếu
cảm thấy muốn rặn trước khi cổ tử cung giãn ra hoàn toàn,
người mẹ có thể phải thở gấp và thở gấp hơn. Người mẹ được
khuyến khích tìm hiểu và thực hành trước các kỹ thuật thở này,
tìm những kỹ thuật bạn thấy hữu ích nhất trong quá trình chuyển
dạ. Bằng cách lặp lại thường xuyên, các kỹ thuật thở thích hợp
nó trở dần trở nên bán tự động và quá trình “vượt cạn”
của người mẹ tuy không thể nhẹ nhàng hoàn toàn sẻ diên ra
thoải mái, suôn sẻ hơn.

You might also like