You are on page 1of 3

12.4.1.

Quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế


Quy luật này cho thấy mối liên hệ giữa hưng phấn và ức chế. Quá trình chuyển từ hưng
phấn sang ức chế có thể diễn ra một cách nhanh chóng, đột ngột. Ví dụ, có những cháu bé
vừa mới rồi còn cười đùa, mà ngay sau đó đã lăn ra ngủ. Nhưng sự chuyển hóa ấy cũng có
thể xảy ra một cách dần dần, qua một số giai đoạn. Quá trình chuyển từ hưng phấn sang
ức chế trải qua 4 pha khác nhau:
- Pha san bằng: bắt đầu ngay khi quá trình hưng phấn chuyển sang ức chế với đặc điểm là
các kích thích có cường độ khác nhau đều cho phản ứng giống nhau bằng cách tạo các ổ
hưng phấn khác nhau trên vỏ não. Kết quả xảy ra cạnh tranh giữa các ổ hưng phấn và ức
chế trên vỏ não.
- Pha trái ngược: là giai đoạn tiếp theo của quá trình chuyển từ hưng phấn sang ức chế, có
đặc điểm là các kích thích có cường độ mạnh không gây ra phản ứng, nhưng các kích thích
có cường độ yếu hay trung bình lại gây ra phản ứng. Kết quả não gần như không có phản
ứng gì rõ rệt đối với môi trường xung quanh.
- Pha cực kỳ trái ngược: có đặc điểm là các kích thích dương tính sẽ tạo ra ức chế, còn
kích thích âm tính lại cho phản ứng dương tính. Người ta mới thấy hiện tượng này xảy ra
trên vỏ não.
- Pha ức chế hoàn toàn : có đặc điểm là não không có phản ứng đối với bất kỳ một loại kích
thích nào.
12.4.2. Quy luật lan tỏa và tập trung
Hưng phấn và ức chế sau khi xuất hiện trên vỏ não có thể lan tỏa ra các phần khác nhau,
khi đủ mức sẽ thu hẹp về vị trí ban đầu.
+ Quy luật tập trung. Một kích thích hay một nhóm kích thích được truyền về não lúc đầu
gây hưng phấn hay ức chế một cách lan tràn, có thể là trên toàn bộ não, nhất là các kích
thích mạnh. Tuy nhiên, sau một thời gian, các trung tâm hưng phấn hay ức chế trên não sẽ
giảm bớt dần, cuối cùng tập trung ở một số trung khu tiêu biểu nhất, nhờ đó mà các phản
ứng chỉ xảy ra ở những cơ quan đặc trưng nhất. Quá trình tập trung có tính chất bảo vệ mô
não khỏi làm việc quá căng hoặc quá lâu. Đồng thời còn làm chính xác hóa và tăng hiệu
quả của phản ứng trả lời.
Ví dụ, khi nghe một tin người thân mất đột ngột, lúc đầu gây ức chế toàn thân không nói
nên lời, khóc và có thể ngất đi, nhưng sau đó ức chế thu hẹp dần, các cơ quan sẽ trở lại
hoạt động làm người đó tỉnh lại, chỉ còn khóc thút thít và ngay lập tức đi đến gặp người
thân. Hay khi nghe một tin vui như đậu vào đại học, mừng quá có thể nhảy cẫng lên, la hét
“đậu rồi, đậu rồi”, cười, nói, báo với người thân hay những người bạn đang ở gần rồi sau
đó từ từ hết la hét, cười nói, đi đứng bình thường.
+ Quy luật lan tỏa. Một kích thích lúc đầu có thể chỉ gây hưng phấn hay ức chế cục bộ trên
một vài vùng não xác định. Nhưng nếu khác của não. Lan tỏa có tác dụng huy động các bộ
phận trong cơ thể tham gia mỗi lúc mỗi nhiều vào một hành động chung, nhằm tăng hiệu
quả phản ứng.
Ví dụ, quá trình từ buồn ngủ, ngáp, “díp mắt”, ngủ gật, rồi ngủ say thực sự, chính là quá
trình lan toả của một ức chế từ một điểm ban đầu nào đó trên vỏ não. Và quá trình ngược
lại, từ ngủ đến thức dậy – là quá trình tập trung của ức chế sau khi đã lan rộng khắp vỏ
não.
Quy luật lan toả có tác dụng huy động các bộ phận trong cơ thể tham gia mỗi lúc một
nhiều vào một hành động chung nhằm tăng hiệu quả phản ứng. Lan tỏa ức chế trên não
còn mang tính chất bảo vệ.
12.4.3. Quy luật cảm ứng qua lại
Cảm ứng là khả năng gây ra quá trình đối lập ở xung quanh mình (cảm ứng không gian)
hoặc tiếp sau mình (cảm ứng thời gian) của các quá trình thần kinh cơ bản (hưng phấn và
ức chế).
Ví dụ: khi một điểm nào đó trên vỏ não hưng phấn thì sẽ làm cho các điểm khác ở xung
quanh ở vào trạng thái ức chế. Đó là cảm ứng theo không gian, hay còn gọi là cảm ứng
đồng thời. Hoặc một điểm nào đó của vỏ não lúc này ở trạng thái ức chế, thì sau một thời
gian, cũng chính điểm đó lại chuyển sang trạng thái hưng phấn mà không cần tác động hỗ
trợ của một tác nhân ngoại lai nào. Đó là hiện tượng cảm ứng theo thời gian, hay còn gọi là
cảm ứng nối tiếp.
Người ta phân biệt một số hiện tượng cảm ứng sau:
- Cảm ứng dương tính (hay cảm ứng hỗ trợ, cùng hướng): là hiện tượng tăng cường độ
hoạt động của các nơron sau tác động của các kích thích âm tính. Ví dụ, khi gây phản xạ
nhảy, hai trung khu trên vỏ não gây sự co các cơ tham gia động tác nhảy ở cả hai chân.
- Cảm ứng âm tính (hay cảm ứng đối lập, ngược chiều): là hiện tượng ức chế xuất hiện
trong các tế bào thần kinh bao quanh ổ hưng phấn. Nhờ có cảm ứng âm tính mà hưng
phấn không lan tỏa đựợc ra các phần khác nhau trên vỏ não. Ví dụ, cơ co ở tay hưng phấn
thì cơ duỗi ở tay ức chế, và ngược lại. Có như vậy mới không ảnh hưởng nhau.
- Cảm ứng đồng thời. Ví dụ, động tác hít vào, thở ra thì hai trung khu điều khiển hít vào và
thở ra hoạt động đồng thời cùng lúc.
Cảm ứng qua lại đồng tliời (giữa nhiều trung khu) là hưng phấn ở điểm này gây ra ức chế ở
điểm kia hay ngược lại. Ví dụ: khi tập trung đọc sách thì không nghe thấy tiếng ồn ào xung
quanh.
Cảm ứng qua lại tiếp diễn (trong một trung khu) là hưng phấn ở trong một diểm chuyển
sang ức chế ử chính điổm dó hay ngược lại. Ví dụ: Khi học sinh ngồi học, các trung khu
vận động ít nhiều giảm bớt hoạt dộng; khi giải lao, học sinh thích hoạt dộng tay chân.
Cảm ứng dương tính là hiện tượng hưng phấn làm cho ức chế sâu hơn hay ngược lại, ức
chế làm hưng phấn mạnh hơn. Ví dụ: giữ người không cử động, nín thở dể lắng nghe cho
rõ.
Cảm ứng âm tính là khi hưng phấn gày ra ức chế, ức chế làm giảm hưng phấn, hưng phấn
làm giảm ức chế. Ví dụ: Sợ hãi làm cho ta líu lưỡi lại không nói được.
Tóm lại, để xuất hiện hiện tượng cảm ứng, không đòi hỏi bất kỳ một sự luyện tập nào. Cảm
ứng có thể xuất hiện ngay lập tức, vào một thời điểm nhất định nào đó trên vỏ não. Để xảy
ra hiện tượng này chỉ cần tồn tại một cứ điểm tập trung của hưng phấn hay ức chế.
Các cứ điểm hưng phấn và ức chế trên vỏ não luôn thay đổi tạo cho ta cảm giác đó là bức
khảm khổng lồ luôn thay đổi. Quá trình tạo thành bức khảm sinh lý trên vỏ não do hiện
tượng vận động của hưng phấn và ức chế tạo nên. Chính vì vậy, quá trình vận động này
được gọi là động hình chức năng. Đó là cơ chế thích nghi của cơ thể với môi trường luôn
thay đổi.

You might also like