You are on page 1of 7

3.2.

TPM
Khái niệm và phương pháp TPM được Viện bảo dưỡng nhà nước Nhật Bản
( Japan Institute of Plant Maintenance) nghiên cứu và giới thiệu lần đầu tiên vào năm
1971.
Bắt đầu từ năm 1980, TPM bắt đầu được phổ biến rộng ra bên ngoài Nhật Bản
nhờ cuốn sách “Introduction to TPM and TPM Development Program” của tác giả
Seiichi Nakajima. TPM không chỉ được áp dụng ở hàng trăm công ty tại Nhật Bản mà
còn được rất nhiều công ty của Mỹ như For Motor, Allen Bradley, Motorola,
Boeing… tích cực áp dụng.
3.2.1 Khái niệm
TPM - Total Productive Maintenance là bảo trì năng suất toàn diện.
TPM là một hệ thống bao gồm các hoạt động bảo trì và cải tiến thiết bị cũng như
máy móc nhằm đạt được hiệu quả sản xuất tối đa của thiết bị và máy móc. Điều này
tạo thế chủ động cho doanh nghiệp trong việc ngăn chặn các sự cố của thiết bị và máy
móc cũng như gia tăng tuổi thọ của chúng. (Tạ Thị Kiều An, 06/2010)
3.2.2 Mục tiêu
TPM chỉ ra công việc bảo dưỡng là rất quan trọng, góp phần không nhỏ vào kết
quả kinh doanh của nhà máy, từ đó mang lại lợi nhuận đột phá cho nhà đầu tư.
Nó có thể giải quyết các yếu tố: năng suất, chất lượng, chi phí, giao hàng, tinh
thần làm việc, an toàn – sức khỏe và môi trường trong cạnh tranh.
Tóm lại, mục tiêu của TPM là tăng tối đa hiệu suất sử dụng máy móc, thiết bị
với một hệ thống bảo trì được thực hiện trong suốt quá trình tồn tại của máy móc thiết
bị.
Mục tiêu của TPM gói gọn trong 4 không:

 Không có sự cố dừng máy


 Không có phế phẩm
 Không có hao hụt
 Không tai nạn
3.2.3 Nội dung
 Bảo dưỡng dự phòng thường xuyên
Định kì sau một khoảng thời gian, doanh nghiệp cần tiến hành thực hiện bảo
dưỡng máy móc nhằm hồi phục trạng thái hoạt động bình thường. Ngay cả khi máy
móc đang hoạt động bình thường, chúng ta cũng cần tiến hành bảo dưỡng để phòng
ngừa máy móc bị hỏng. Bảo dưỡng không thể loại bỏ hoàn toàn việc hư hỏng của máy
móc nhưng có thể giúp nó xảy ra ít hơn. Bênh cạnh đó, chi phí sửa chữa thường lớn
hơn chi phí bảo dưỡng nhiều.

 Thay thế định kỳ hoặc đại tu


Nhiệm vụ của các chuyên viên bảo dưỡng là qui định đến khoảng thời gian nào
phải thay thế phụ tùng hoặc thay cả máy và trong bao lâu thì thay nhớt một lần. Dù là
máy móc hư hỏng cần phải sửa chữa hoặc thay thế thì việc phân tích trên căn bản là
giống nhau.

 Không được để máy hỏng


Đa phần khi máy móc hỏng sẽ gây tổn thất rất lớn cho doanh nghiệp nên người
ta phải sắm nguồn dự phòng. Sắm nguồn dự phòng thì phải tốn một khoảng tiền
nhưng đây là cách chọn lựa cho trường hợp bảo dưỡng phức tạp nhằm giảm khả năng
hư hỏng của máy móc.
3.2.4 8 trụ cột của TPM
 Bảo trì tự quản
Khái niệm: Người vận hành thiết bị sẽ được đào tạo nghiệp vụ cơ bản về kết cấu
và chức năng của máy móc, về cách sữa chữa, bảo trì thiết bị, hiểu về quan hệ giữa
máy móc và chất lượng.
Tác dụng:

 Trao quyền sở hữu nhiều hơn cho các doanh nghiệp khai thác thiết bị.
 Trao trực tiếp các kiến thức về thiết bị cho chính người vận hành.
 Đảm bảo thiết bị được làm sạch và bôi trơn trong suốt quá trình vận hành.
 Xác định các vấn đề khẩn cấp trước khi chúng có thể gây ra tổn thất.
 Giảm gánh nặng cho các nhân viên bảo trì.
 Bảo trì có kế hoạch
Khái niệm: Lập kế hoạch bảo trì máy móc theo định kỳ hoặc dựa trên tỷ lệ sai
sót đo lường được để bảo quản và tìm hướng khắc phục sự cố giúp máy móc có thể
kéo dài tuổi thọ và tăng năng suất làm việc hơn.
Tác dụng:
 Giảm đáng kể các trường hợp dừng sản xuất không có kế hoạch.
 Hầu hết các hoạt động bảo trì được lên kế hoạch theo thời gian khi thiết bị
không được sử dụng.
 Giảm hàng tồn kho thông qua kiểm soát các bộ phận dễ bị hao mòn và dễ
bị hỏng.
 Bảo trì chất lượng
Khái niệm: Xây dựng hệ thống phát hiện và phòng ngừa lỗi vào quá trình sản
xuất. Áp dụng phân tích nguyên nhân gốc để loại bỏ các nguồn lỗi liên quan đến chất
lượng.
Tác dụng:

 Hướng vào các vấn đề chất lượng với trọng tâm là xây dựng các dự án cải
thiện tập trung vào nguyên nhân gốc gây ra các lỗi chất lượng.
 Giảm số lượng khiếm khuyết.
 Giảm chi phí bằng cách phát hiện lỗi sớm.
 Cải tiến có trọng điểm
Khái niệm: Trong doanh nghiệp, việc tồn động nhiều vấn đề khác nhau là điều
hiển nhiên, tuy biết chúng có vấn đề nhưng doanh nghiệp không thể giải quyết dứt
điểm chúng cùng lúc. Vì vậy, doanh nghiệp phải chủ động chọn lọc ra những vấn đề
nào đang cần giải quyết trước tiên.
Tác dụng:
• Các vấn đề phát sinh được xác định và giải quyết bởi các nhóm nhỏ đảm nhận
các chức năng khác nhau.
• Các nhân viên được kết hợp với nhau để tạo nên một “bộ máy” thúc đẩy quá
trình cải tiến liên tục.
 Quản lý thiết bị sớm
Khái niệm: Trong quản lý thiết bị, đầu tiên, người vận hành cần hiểu cả lý thuyết
và cách sử dụng thiết bị trong thực tiễn. Thông qua phương pháp TPM, họ có thể tìm
ra các vấn đề cần được cải tiến của thiết bị này dựa trên các kiến thức đã có.
Tác dụng:

 Các thiết bị mới sẽ ít gặp các trục trặc trong quá trình sử dụng, thậm chí
đạt đúng hiệu suất kỳ vọng của doanh nghiệp.
 Hoạt động bảo trì sẽ đơn giản, hiệu quả hơn do các đánh giá thực tế và
khách quan từ đội ngũ vận hành trước khi tiến hành cài đặt.
 Huấn luyện và Đào tạo
Khái niệm: TPM là quá trình học tập không ngừng đối với các nhân viên vận
hành và nhà quản lý. Việc huấn luyện là vô cùng cần thiết và nên diễn ra liên tục để
đạt được các mục tiêu TPM.
Tác dụng:

 Nhân viên vận hành có thể phát triển các kỹ năng để thực hiện thành thạo
hoạt động bảo trì thiết bị và xác định các vấn đề mới phát sinh trong việc
sử dụng thiết bị.
 Nhân viên bảo trì có cơ hội trau dồi các kỹ thuật để chủ động bảo dưỡng
và ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra với thiết bị.
 Các nhà quản lý được đào tạo về các nguyên tắc TPM cũng như về công
tác đào tạo và phát triển nhân viên.
 An toàn và Sức khỏe
Khái niệm: Dù mục tiêu của doanh nghiệp là gì thì việc duy trì môi trường làm
việc an toàn và lành mạnh là vô cùng cần thiết.
Tác dụng:

 Loại bỏ các rủi ro tiềm ẩn về sức khỏe và an toàn.


 Hướng đến khu vực làm việc không có nguy cơ tai nạn.4
 Hệ thống hỗ trợ
Khái niệm: Áp dụng các kỹ thuật TPM cho các chức năng quản lý hành chính.
Tác dụng:

 Mở rộng các tính năng của TPM ngoài khu vực sản xuất vì chúng có thể
giúp hạn chế các lãng phí trong hoạt động hành chính.
 Hỗ trợ sản xuất thông qua cải thiện các hoạt động hành chính (ví dụ: xử
lý đơn hàng, mua hàng và lên lịch…
3.2.5 Các thông số đánh giá độ bảo dưỡng
Trong sản xuất luôn tồn tại mối quan hệ giữa bảo dưỡng và chất lượng. Vì chỉ
khi thiết bị được bảo dưỡng tốt thì sản phẩm do thiết bị đó sản xuất mới có thể đạt
được chất lượng như mong muốn. Các thông số để đánh giá độ bảo dưỡng như:

 Dễ bảo trì: nói lên mức độ dễ dàng của việc bảo trì.
 Thời gian trung bình giữa các lần hỏng: là thời gian trung bình giữa các
lần sai hỏng của chi tiết sửa chữa được hoặc các hư hỏng lần đầu tiên đối
với chi tiết không sửa chữa được.
 Thời gian sửa chữa trung bình: là thời gian trung bình cần có để sửa chữa
hoặc thay thế các bộ phận.
 Mức độ sử dụng: là phần thời gian sẵn cũng như sẵn sàng để sử dụng.
 Tốc độ sai hỏng: là nghịch đảo của thời gian trung bình giữa các lần
hỏng.
 Độ tin cậy: là xác suất mà một chi tiết có thể phục vụ trong suốt chu kỳ
thời gian qui định.
3.2.6 Lợi ích của TPM
Tiến hành tốt phương pháp TPM sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong kế hoạch
cũng như nâng cao năng suất, chất lượng và giảm chi phí tác nghiệp. Ngoài ra, TPM
còn đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người lao động.
Thực hiện được TPM là thắng lợi của tinh thần đồng đội trong doanh nghiệp vì
nó bắt nguồn từ sự cố gắng của toàn thể nhân viên.
 Lợi ích trực tiếp
 Tăng năng suất và hiệu suất tổng thể của nhà máy lên 1.5 hoặc 2 lần.
 Các khiếu nại của khách hàng được khắc phục nhanh chóng.
 Chi phí sản xuất giảm đáng kể tới 30%.
 Tỷ lệ hài lòng của khách hàng đạt 100% khi các sản phẩm hoặc dịch vụ
được đưa tới khách hàng đúng thời điểm.
 Tai nạn lao động được giảm đáng kể.
 Giảm mức độ ô nhiễm tại khu vực sản xuất bằng cách làm theo các biện
pháp kiểm soát ô nhiễm.
 Lợi ích gián tiếp
 TPM đảm bảo mức độ tự tin cao hơn của nhân viên trong sản xuất.
 Nơi làm việc sạch sẽ, gọn gàng nâng cao chất lượng bảo trì toàn diện.
 Thái độ của các nhà khai thác thiết bị được thay đổi tích cực.
 TPM giúp nâng cao khả năng làm việc theo nhóm và tăng cơ hội đạt được
mục tiêu sản xuất.
 Toàn bộ các phòng ban và khu vực sản xuất đều có thể sử dụng được
phương pháp mới.
 TPM khuyến khích sự chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm giữa các nhân
viên trong doanh nghiệp.
 Các nhân viên có được cảm giác làm chủ thiết bị.
3.2.7 Ưu điểm và nhược điểm của TPM:
 Ưu điểm:
 Nâng cao tuổi thọ của máy móc, thiết bị trong dây chuyền sản xuất cũng
như ở văn phòng. Khai thác tối đa công suất và thời gian sử dụng máy
móc cũng như luôn chủ động trong quá trình sản xuất.
 Tiết kiệm được chi phí sửa chữa và tăng độ an toàn khi sử dụng máy do
được theo dõi và bảo trì thường xuyên.
 Giúp mối quan hệ giữa các bộ phận trong công ty trở nên khăng khít hơn.
 Nhược điểm:
 Do thực hiện bảo trì trong suốt vòng đời của thiết bị nên tốn nhiều thời
gian và công sức của công nhân bảo dưỡng.
 Với TPM thì mọi người cần phải hợp lực và tương tác với nhau nhằm
nâng cao hiệu suất. Vì vậy, nếu ý thức của nhân viên trong doanh nghiệp
kém, chưa nhận thức đúng vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc
bảo trì thiết bị sản xuất, hệ thống TPM sẽ không đạt được hiệu quả như
mong muốn. Ngoài ra, nó còn gây tâm lý khó chịu dẫn đến kết quả ngược
lại.
 Chi phí của công tác đào tạo và giảng dạy cho toàn bộ nhân viên trong
công ty là khá lớn. Khó quy trách nhiệm đúng sai khi có sự cố hay hư
hỏng máy móc xảy ra do công nhân đứng máy và nhân viên bảo trì cùng
chia sẻ công việc bảo trì.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tạ Thị Kiều An, N. T. (06/2010). Giáo trình Quản trị chất lượng. Thành phố Hồ Chí
Minh: NXB Thống kế.

You might also like