You are on page 1of 3

Trong thời đại công nghiệp 4.

0, việc bảo trì trở thành một khía cạnh rất quan trọng đối
với sự phát triển của các ngành công nghiệp khác nhau. Bảo trì không chỉ đảm bảo cho
hoạt động sản xuất liên tục và hiệu quả mà còn giúp tăng năng suất, giảm chi phí và đảm
bảo an toàn cho nhân viên.
1. Khái niệm
Theo định nghĩa của Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO), bảo trì là “tổng thể
các hoạt động kỹ thuật, quản lý và hành chính để giữ cho một mục tiêu hoạt động trong
tình trạng sử dụng cần thiết hoặc có thể sử dụng”. Điều này có nghĩa là bảo trì không chỉ
bao gồm việc sửa chữa khi thiết bị hỏng hóc, mà còn bao gồm các hoạt động bảo dưỡng
định kỳ, kiểm tra và đánh giá hiệu suất.
Total Productivity Development AB (Thụy Điển):
Bảo trì bao gồm tất cả các hoạt động được thực hiện nhằm giữ cho thiết bị ở một tình
trạng nhất định hoặc phục hồi thiết bị về tình trạng này.
2. Phân loại
 Bảo trì phản ứng/ không kế hoạch: chỉ diễn ra khi máy móc/ thiết bị bị hư hỏng.
Nhà quản lý mới bắt đầu sửa chữa khiến cho sản xuất bị trì trệ. Gồm có 2 loại:
 Bảo trì sửa chữa/ Khắc phục: thực hiện khi có vấn đề, hỏng hóc, sự có xảy ra.
Bảo trì sửa chữa thường bao gồm các nhiệm vụ như tháo gỡ, điều chỉnh, sửa
chữa, thay thế và sắp xếp lại các bộ phận, thiết bị.
 Bảo trì khẩn cấp/ sự cố: là bảo trì cần thiết khi thiết bị bị hỏng hóc hoặc thay
đối tình trạng bất ngờ dẫn đến rủi ro cho việc vận hành thiết bị.
 Bảo trì chủ động/ có kế hoạch
 Bảo trì phòng ngừa/ định kỳ
 Bảo trì dự đoán: dựa vào dữ liệu máy móc thu được để xđ tình trạng máy,
dự đoán khi nào cần bảo trì
 Bảo trì dựa trên điều kiện: thiết bị được quy định một loại các điều kiện đc
xem là hoạt động bình thường ngoài phạm vi đó là bất thường cần đc bảo
trì

3. Mục tiêu
a. Bảo trì thế hệ 1: Hư đâu sửa đó, hỏng đâu thay đó – chỉ sửa chữa khi hư hỏng, không
đòi hỏi kỹ thuật cao
Mục tiêu bảo trì thế hệ 1: là Sửa chữa và khôi phục máy móc khi bị hư hỏng
b. Bảo trì thế hệ 2: Bảo trì định kỳ theo kế hoạch và có hệ thống hơn. Có sự ra đời của
những hệ thống kiểm soát và lập kế hoạch bảo trì.
Mục tiêu bảo trì thế hệ 2: là tăng khả năng sẵn sàng của máy cao hơn; kéo
dài tuổi thọ của thiết bị hơn; Chi phí bảo trì thấp hơn.
c. Bảo trì thế hệ 3: Bảo trì kết hợp với giám sát tình trạng, Thiết kế đảm bảo khả năng
bảo trì, Thiết kế đảm bảo độ tin cậy, Thiết kế đảm bảo an toàn, Phân tích nguyên nhân
gốc rễ.
Mục tiêu bảo trì thế hệ 3: Khả năng sẵn sàng của máy cao hơn; Độ tin cậy của máy cao
hơn; An toàn hơn; Không tác hại đến môi trường; Chất lượng sản phẩm tốt hơn; Tuổi thọ
máy dài hơn; Hiệu quả kinh tế lớn hơn.
d. Mục tiêu bảo trì thế hệ 4: Khả năng sẵn sàng của máy cao hơn nữa; Độ tin cậy của
máy cao hơn nữa; An toàn hơn nữa (OSHAS 18000), Không tác hại đến môi trường (ISO
14000); Chất lượng sản phẩm tốt hơn (6 Sigma); Tuổi thọ máy dài hơn; Hiệu quả kinh tế
lớn hơn (Bảo trì tinh gọn)
4. Vai trò
Theo một báo cáo của Marketsand Markets, thị trường bảo trì dự kiến sẽ đạt giá trị 24,3
tỷ USD vào năm 2025, tăng trưởng với tỷ lệ CAGR 4,3% trong giai đoạn từ năm 2020
đến 2025. Điều này cho thấy rằng bảo trì có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát
triển của các ngành công nghiệp khác nhau.
 Phòng ngừa để tránh cho máy móc bị hỏng.
 Cực đại hóa năng suất.
 Làm cho tuổi thọ của máy lâu hơn nhờ đảm bảo hoạt động đúng yêu cầu
 Nâng chỉ số khả năng sẵn sàng của máy cao nhất và thời gian ngừng máy ít nhất
để chi phí bảo trì nhỏ nhất.
 Tối ưu hóa hiệu suất của máy
 Làm cho máy móc vận hành có hiệu quả và ổn định hơn, chi phí vận hành ít hơn,
đồng thời làm ra sản phẩm đạt chất lượng hơn.
 Tạo ra môi trường làm việc an toàn hơn.
5. Các thách thức đối với bảo trì trong thời đại 4.0
 Công nghệ thay đổi liên tục
Với sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ mới, các doanh nghiệp cần cập nhật
kiến thức và kỹ năng của mình để đáp ứng được các yêu cầu mới. Việc đào tạo nhân lực
chuyên sâu và đầu tư vào các công nghệ mới sẽ là điều cần thiết để các doanh nghiệp có
thể bảo trì được các hệ thống công nghiệp hiện đại.
 Bảo mật thông tin
Các hệ thống công nghiệp hiện đại đang được kết nối mạng để thu thập dữ liệu và cải
thiện hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc đưa các hệ thống
này vào mối nguy hiểm về bảo mật. Các doanh nghiệp phải đảm bảo rằng các hệ thống
của mình được bảo mật đúng cách và không bị tấn công bởi các hacker hoặc phần mềm
độc hại.
 Tình trạng thiếu hụt nhân lực kỹ thuật
Việc tìm kiếm và thuê nhân lực kỹ thuật chuyên sâu để bảo trì các hệ thống công nghiệp
hiện đại có thể rất khó khăn.
6. Các cơ hội với bảo trì trong thời đại 4.0
 Cải tiến và tối ưu hóa quy trình sản xuất
Bằng cách sử dụng các công nghệ tiến tiến, các chuyên gia bảo trì có thể cải tiến và tối ưu
hóa các quy trình sản xuất để đạt được hiệu quả và năng suất cao hơn. Điều này có thể
giúp tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm.
 Bảo trì dựa trên dữ liệu và hệ thống số
Với các dữ liệu, phân tích chi tiết được thu thập bởi phần mềm quản lý thì người quản lý
có thể dễ dàng phát hiện ra dấu hiệu tiềm ẩn của sự cố và sớm đưa ra các giải pháp để
giải quyết nhanh chóng trước khi vấn đề trở nên nghiêm trọng.
 Cơ hội tăng trưởng kinh doanh
Nếu được thực hiện đúng cách, việc bảo trì máy móc công nghiệp áp dụng công nghệ số
có thể giúp tăng cường tính hiệu quả và giảm chi phí hoạt động. Điều này có thể giúp
doanh nghiệp tăng lợi nhuận và tăng trưởng kinh doanh.

You might also like