You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HCM
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO


BÁO CÁO TIỂU LUẬN


MÔN: Quản lý bảo trì công nghiệp

Đề tài:
ĐỊNH NGHĨA, LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN BẢO TRÌ, TÌNH TRẠNG, BẢO TRÌ CỦA
VIỆT NAM SO VỚI CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI, THUẬN LỢI VÀ THÁCH
THỨC CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ỨNG DỤNG BẢO TRÌ HIỆN TẠI,
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO BẢO TRÌ Ở VIỆT NAM.

Môn Quản lý bảo trì công nghiệp

Giảng viên hướng dẫn Th.S Nguyễn Phương Quang

Lớp Thứ 6, tiết 1-3

Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Huyền 19124113

Nguyễn Thái Thùy Vân 19124207

Trần Lê Thái Nguyệt 19124151

Trần Đăng Khoa 19124122

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2022


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Họ và tên Nhiệm vụ Tỷ lệ hoàn thành Điểm


Nguyễn Thị Huyền Thuận lợi và thách thức 100%
Nguyễn Thái Thùy Vân Giới thiệu bảo trì 100%
Trần Lê Thái Nguyệt Định hướng bảo trì 100%
Trần Đăng Khoa So sáng và kết luận 100%
MỤC LỤC
Chương I: GIỚI THIỆU VỀ BẢO TRÌ....................................................................................................1
1.1. Định nghĩa bảo trì?............................................................................................................................1
1.1.1. Định nghĩa của Afnor (Tiêu chuẩn công nghiệp Pháp)...............................................................1
1.1.2. Định nghĩa của BS 3811: 1984 (British Standard = Tiêu chuẩn Anh quốc)................................1
1.1.3. Định nghĩa của Total Productivity Development AB (Thuỵ Điển).............................................1
1.1.4. Định nghĩa của Dimitri Kececioglu (Mỹ)...................................................................................1
1.1.5. Định nghĩa của DIN 31051 (Deutsche Industrie Norm : Tiêu chuẩn công nghiệp Đức).............1
1.1.6. Định nghĩa mới nhất của người Đức...........................................................................................2
1.2. Lịch sử phát triển bảo trì....................................................................................................................2
Chương II: BẢO TRÌ CỦA VIỆT NAM..................................................................................................5
2.1. Tình trạng bảo trì của Việt Nam........................................................................................................5
2.2. Thuận lợi và thách thức khi ứng dụng bảo trì hiện đại......................................................................5
2.2.1. Thuận lợi.....................................................................................................................................5
2.2.2. Thách thức..................................................................................................................................7
2.3. Định hướng phát triển bảo trì ở Việt Nam.........................................................................................8
2.3.1. Bảo trì theo tình trạng ( CBM-Condition-Based Maintenance)..................................................8
2.3.2. Bảo trì dự phòng (PM-Preventive Maintenance)........................................................................9
2.3.3. Bảo trì năng suất toàn diện (TPM-Total Productive Maintenance)...........................................10
2.4. So sánh giữa bảo trì thiết bị và chăm sóc y tế..................................................................................10
KẾT LUẬN...............................................................................................................................................12
Quản lý bảo trì công nghiệp Báo cáo giữa kỳ

Chương I: GIỚI THIỆU VỀ BẢO TRÌ


1.1. Định nghĩa bảo trì?
“Bảo trì là tập hợp tất cả các hoạt động nhằm duy trì trạng thái cần (necessary state) của
người lẫn thiết bị, thường thực hiện dưới 3 hình thức: bảo dưỡng, kiểm định và sửa chữa,
thay thế”.
1.1.1. Định nghĩa của Afnor (Tiêu chuẩn công nghiệp Pháp)
Bảo trì là tập hợp các hoạt động nhằm duy trì hoặc phục hồi một tài sản ở tình trạng nhất
định hoặc bảo đảm một dịch vụ xác định. Ý nghĩa của định nghĩa trên là tập hợp các hoạt
động, các phương tiện, các biện pháp kỹ thuật để thực hiện công tác bảo trì.
1.1.2. Định nghĩa của BS 3811: 1984 (British Standard = Tiêu chuẩn Anh quốc)
Bảo trì là tập hợp tất cả các hành động kỹ thuật và quản trị nhằm giữ cho thiết bị luôn ở
một tình trạng nhất định hoặc phục hồi nó về một tình trạng trong đó nó có thể thực hiện
chức năng yêu cầu. Chức năng yêu cầu này có thể định nghĩa như là một tình trạng xác
định nào đó.
1.1.3. Định nghĩa của Total Productivity Development AB (Thuỵ Điển)
Bảo trì bao gồm tất cả các hoạt động được thực hiện nhằm giữ cho thiết bị ở một tình
trạng nhất định hoặc phục hồi thiết bị về tình trạng này.
1.1.4. Định nghĩa của Dimitri Kececioglu (Mỹ)
Bảo trì là bất kì hành động nào nhằm duy trì các thiết bị không bị hư hỏng ở một tình
trạng đạt yêu cầu về mặt độ tin cậy và an toàn và nếu chúng bị hư hỏng thì phục hồi
chúng về tình trạng ban đầu.
1.1.5. Định nghĩa của DIN 31051 (Deutsche Industrie Norm : Tiêu chuẩn công
nghiệp Đức)
Theo DIN 31051, khái niệm “Bảo trì” gồm các hoạt động sau: Bảo dưỡng, kiểm định và
sửa chữa và thêm vào đó là các biện pháp theo trình tự được kê khai sau đây:
- “Để duy trì tình trạng lý tưởng (Tình trạng cần)”.
- “Để kiểm tra và đánh giá tình trạng thực”.
- “Để tái tạo lại tình trạng lý tưởng” của máy móc và thiết bị.
Trong mục này, điểm quan trọng nằm ở ranh giới của các biện pháp và cách thức nhìn
nhận khác nhau về các dự án kế hoạch bảo trì giữa các nước. Dễ dàng tìm thấy trong các
tài liệu hàng loạt các quan điểm và sự nhìn nhận khác nhau về bảo trì, triết lý về bảo trì,
chiến lược bảo trì và các biện pháp bảo trì, kế hoạch bảo trì,… Đặc biệt là khi so sánh các

1
Quản lý bảo trì công nghiệp Báo cáo giữa kỳ

nguyên tắc của Đức, châu Âu, Hoa kỳ hoặc của Nhật bản sẽ thấy một sự đa dạng phong
phú về các khái niệm.
1.1.6. Định nghĩa mới nhất của người Đức
Theo quan điểm của người Đức: tất cả các hoạt động bảo trì được tóm tắt ở đây dưới ba
khái niệm chính:
- Bảo dưỡng: biện pháp để bảo đảm trạng thái cần của các thiết bị trong một hệ thống.
- Kiểm định: Biện pháp xác định, đánh giá trạng thái thực của các thiết bị kỹ thuật trong
một hệ thống.
- Sửa chữa, thay thế là biện pháp phục hồi, tái tạo trạng thái cần của các thiết bị trong một
hệ thống. => Từ đây có thể suy ra bảo trì là các biện pháp để duy trì và tái tạo trạng thái
cần cũng như xác định và đánh giá trạng thái thực của các phương tiện kỹ thuật trong một
hệ thống. Dưới góc độ các quan niệm về kinh tế.
1.2. Lịch sử phát triển bảo trì

Cùng với sự phát triển của nền sản xuất công nghiệp, công việc và nhân sự bảo trì cũng
phải thay đổi một cách tương ứng, đặc biệt có rất nhiều thay đổi trong thế kỷ XX.
Như minh họa trên hình 1.3, quá trình phát triển của bảo trì cũng tuân theo những quy
luật khách quan. Chúng phát triển theo hình xoắn trôn ốc, trong đó điểm xuất phát của
chu kỳ mới là điểm kết thúc của chu kỳ cũ và có tính chất giống điểm xuất phát của chu
kỳ cũ nhưng ở mức độ phát triển cao hơn (qua một chu kỳ phát triển loài người đã văn
minh hơn nhưng tư thế lại trở về vượn người thuở xưa…)

2
Quản lý bảo trì công nghiệp Báo cáo giữa kỳ

Bảo trì đã hình từ rất sớm từ khi con người biết sử dụng công cụ sản xuất, tuy nhiên chỉ
trong vài thập niên gần đây khi khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, nền sản xuất đại công
nghiệp được áp dụng rộng rãi nên số lượng và chủng loại tài sản cố định như máy móc,
thiết bị, nhà xưởng,... có sự gia tăng khổng lồ.
Bảo trì đã trải qua bốn thế hệ

Thế hệ thứ nhất: : Bắt đầu từ thế kỷ XVIII cho đến chiến tranh thế giới thứ II:
Công nghiệp chưa phát triển, việc sản xuất và chế tạo sản phẩm được thực hiện bằng thiết
bị, máy móc đơn giản, lúc này thời gian ngừng máy ít ảnh hưởng đến sản xuất công việc
bảo trì cũng rất đơn giản. Bảo trì không ảnh hưởng lớn đến chất lượng và năng suất. Vì
vậy ý thức ngăn ngừa các thiết bị hư hỏng chưa được phổ biến trong đội ngũ quản lý.
Quan niệm lúc này là coi việc máy móc bị giảm chất lượng hay hỏng hóc là do bị “lão
hóa” nên bảo trì chủ yếu là sửa chữa các máy móc và thiết bị khi bị hư hỏng.
3
Quản lý bảo trì công nghiệp Báo cáo giữa kỳ

Thế hệ thứ hai: Từ sau chiến tranh thế giới II đến những năm 80 của thế kỉ XX:
Nhu cầu hàng hóa tăng trong khi nguồn nhân lực giảm sút. Vì thế, cơ khí hóa được thúc
đẩy để bù đắp sự thiếu hụt nguồn lực và điều này dẫn đến việc nhiều máy móc phức tạp
đã được đưa vào sản xuất. Công nghiệp trở nên phụ thuộc hơn vào máy móc thiết bị.
Do sự phụ thuộc vào máy móc tăng nên thời gian ngừng máy ngày càng được quan tâm.
Vì vậy, những hư hỏng của thiết bị có thể và nên được phòng ngừa để tránh làm mất thời
gian khi có sự cố xảy ra. Từ đó đã xuất hiện công tác “bảo trì phòng ngừa” với mục tiêu là
giữ thiết bị luôn hoạt động trong trạng thái ổn định chứ không phải đến khi hư hỏng mới
sửa chữa.
Trong những năm 1960 giải pháp bảo trì chủ yếu là đại tu thiết bị sau những khoảng thời
gian hoạt động nhất định. Chi phí bảo trì tăng đáng kể so với chi phí vận hành khác, giá
thành các thiết bị cũng tăng cao vì thế cần phát triển hệ thống kiểm soát, lập kế hoạch bảo
trì và tìm kiếm những giải pháp để tăng tối đa tuổi thọ của thiết bị.
Thế hệ thứ ba: Từ thập niên 80 thế kỷ XX đến nay: Công nghiệp thế giới đã có nhiều thay
đổi lớn. Những thay đổi này mong đợi và đòi hỏi bảo trì phải đáp ứng được yêu cầu: Khả
năng sẵn sàng và độ tin cậy cao hơn, an toàn cao hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn, không
gây tác hại môi trường, tuổi thọ thiết bị dài hơn, tăng hiệu suất đến tối đa, thời gian ngừng
máy ít hơn và hiệu quả kinh tế lớn hơn.
Thế hệ thứ tư: Là thế hệ của AI, Bắt đầu từ những năm 2010, khi mà khoa học kỹ thuật,
công nghệ đã có những bước tiến vượt bậc, con người đã ứng dụng tự động hóa và công
nghệ cao trong nhiều lĩnh vực sản xuất.

4
Quản lý bảo trì công nghiệp Báo cáo giữa kỳ

Chương II: BẢO TRÌ CỦA VIỆT NAM


2.1. Tình trạng bảo trì của Việt Nam

Theo tiêu chí bảo trì với 5 cấp bậc phổ biến, thì trình độ tại Việt Nam mới chỉ dừng lại ở
cấp độ 2, điều đó đồng nghĩa với việc năng lực làm việc của đội ngũ làm công tác bảo trì
tại Việt Nam tụt hậu 40 – 50 năm so với thế giới.

Trong những thập kỷ 60 của thế kỉ trước, các nước châu Âu đã vượt qua giai đoạn bảo trì
định kỳ và tiến hành bảo trì dựa trên tình trạng của thiết bị, về tới Việt Nam thì cơ chế
này mới chỉ dừng lại ở mức độ: bảo trì khi máy móc có trục trặc và bảo trì theo định kỳ
( đôi khi công tác bảo trì định kỳ còn dừng lại ở mức độ qua loa).

Theo chuyên gia, đặc thù của bảo trì công nghiệp ở Việt Nam là hình thức cơ hội, điều đó
có nghĩa là khi máy móc hỏng ở một bộ phận nào đó, thì đội ngũ bảo trì mới sửa chữa bộ
phận bị hỏng, và mới bảo trì luôn những bộ phận còn lại.

Theo các nghiên cứu mới nhất tại Việt Nam thì 50% máy móc thiết bị tại các công ty sản
xuất công nghiệp Việt Nam bị hư hại hoặc hư hỏng nghiêm trọng do công tác bảo trì thiết
bị, bảo trì trong công nghiệp ở Việt Nam quá , hoặc yếu kém.

2.2. Thuận lợi và thách thức khi ứng dụng bảo trì hiện đại

2.2.1. Thuận lợi

 Sau năm 1986, Việt Nam đã có những chính sách đổi mới, thu hút được vốn
đầu tư của nước ngoài. Sức đầu tư nước ngoài không ngừng gia tăng, nông
nghiệp đã được cơ giới hoá nhiều, nền công nghiệp đang trên đà phát triển
mạnh, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, đặc biệt các
ngành như: công nghệ thông tin, điện tử, tự động hóa, cơ khí,… đã phát triển
rất mạnh. Tính đến năm 2019, đã có 3.883 dự án FDI đăng ký đầu tư vào Việt
Nam với vốn đăng ký là 38.020 triệu USD, tăng 214% số lượng dự án đăng ký
và tăng 91,2% số vốn đăng ký so với năm 2010.

 Đời sống của người dân ngày một nâng cao, phương thức lao động đã thay đổi
rất lớn. Việt Nam đã có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất lớn. Ví dụ như:
Khu chế xuất Tân Thuận (TP. HCM), Khu chế xuất Linh Trung I, II, III (TP.
HCM), Khu công nghiệp công nghệ cao – chế xuất Long Thành (Đồng Nai).
Đây cũng là nơi tiếp nhận các công nghệ tiên tiến của nhiều nước trên thế giới

5
Quản lý bảo trì công nghiệp Báo cáo giữa kỳ

và cũng là nơi tập trung nhiều các loại máy móc và thiết bị sản xuất với nhiều
chủng loại phần lớn các thiết bị máy móc này được chế tạo và sản xuất ở nước
ngoài được đem đến Việt Nam để vận hành sản xuất.

 Quy mô, trình độ về công nghệ và kỹ thuật của nền kinh tế được nâng lên, cơ
cấu ngành công nghiệp đã chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa , giảm dần tỉ trọng các ngành thâm dụng tài nguyên, các ngành
công nghệ thấp, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghệ trung bình và công
nghệ cao.  Năng lực cạnh tranh công nghiệp đã được cải thiện đáng kể.

 Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, điều này trở thành
một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, làm tăng
sức mạnh tổng hợp quốc gia; thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất
khẩu, tranh thủ được khối lượng lớn vốn đầu tư, công nghệ, tri thức, kinh
nghiệm quản lý và các nguồn lực quan trọng khác; tạo thêm nhiều việc làm;
nâng cao dân trí và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Dẫn đến sự cần thiết các phương thức quản lý, bảo trì hiện đại. Đặc biệt là mô hình
hệ thống quản lý bảo trì thủ công dần được thay thế bằng hình thức quản lý bảo trì
được máy tính hoá (CMMS – Computerized Maintenance Management System)

Phần mềm quản lý bảo trì CMMS là phần mềm được thiết kế để quản lý dữ liệu liên quan
đến công việc bảo trì. Các chỉ số này được sử dụng trong việc lập kế hoạch bảo trì, tăng
hiệu suất làm việc của bộ phận, quản lý tài sản thiết bị, giảm thời gian chết của máy móc
thiết bị và giảm chi phí quản lý trong doanh nghiệp. Theo số liệu nghiên cứu của Opbase:
doanh nghiệp áp dụng phần mềm quản lý bảo trì CMMS có thể tiết kiệm 88% chi phí bảo
trì, giảm 32% thời gian chết trong doanh nghiệp, tăng 26% hiệu suất làm việc.

Sự xuất hiện của phần mềm quản lý bảo trì CMMS đã thay thế hoàn toàn sự cồng kềnh,
rườm rà của phương pháp bảo trì cũ. Một phần mềm quản lý bảo trì hiệu quả giúp doanh
nghiệp tiết kiệm thời gian bảo trì, tối ưu chi phí và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Một số ví dụ tiêu biểu:

- Một công ty bao bì nhựa tại TP. HCM giảm được 310 giờ ngừng máy ghép đùn
trong một năm và tiết kiệm được hơn 3 tỷ đồng.

6
Quản lý bảo trì công nghiệp Báo cáo giữa kỳ

- Tại công ty xi măng Pusan, Hàn Quốc, nhờ áp dụng hệ thống giám sát tình
trạng nên tránh được 80 giờ ngừng máy một năm và tiết kiệm được 1,5 triệu
USD.
- Một nghiên cứu mới đây của chính phủ Anh tiết lộ rằng công nghiệp của nước
này đã tiết kiệm được 1,3 tỉ USD nhờ áp dụng bảo trì phòng ngừa

2.2.2. Thách thức


 Công nghệ sản xuất các thiết bị máy móc ở Việt Nam còn hạn chế, do nhiều yếu tố
ảnh hưởng: đất nước ta còn nghèo, trình độ dân trí thấp, nông nghiệp chiếm đa số
dân số quốc dân, quá trình chuyển hóa từ nông nghiệp sang công nghiệp đang
trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
 Hầu hết các thiết bị, máy móc, dụng cụ, phụ tùng đang sử dụng trong nước đều
phải nhập từ nước ngoài. Việt Nam nhập về từ các nước EU trên 12 tỷ USD hàng
hoá, trong đó chủ yếu là máy móc, dây cáp điện. Đức là nước mà Việt Nam nhập
nhiều hàng hoá nhất với 3,6 tỷ USD, trong đó có 1,7 tỷ USD là hàng hoá máy móc,
thiết bị. Kỹ thuật càng phát triển, máy móc và thiết bị sẽ càng đa dạng và phức tạp
hơn. Trong quá trình vận hành sử dụng thiết bị, do quá trình sử dụng không đúng
phương pháp, nguyên tắc dẫn tới hư hỏng thiết bị. Mặt bằng chung trình độ văn
hóa và tay nghề của công nhân nước ta dù được cải thiện, song vẫn còn thấp, đã
ảnh hưởng không thuận đến việc tiếp thu khoa học - kỹ thuật, đến năng suất lao
động, chất lượng sản phẩm. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với tốc độ tăng năng
suất lao động như hiện nay, thì phải đến năm 2038, năng suất lao động của công
nhân Việt Nam mới bắt kịp Philippines, năm 2069 chúng ta mới bắt kịp được Thái
Lan.
 Công nhân đa phần từ tầng lớp nông dân nên tác phong công nghiệp chưa dễ dàng
được hình thành ngay mà cần phải có thời gian, văn hóa nông nghiệp ảnh hưởng
không nhỏ đến quá trình thực thi các phương thức quản lí mới trong công nghiệp.
 Sự chuyển đổi từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng
còn nhiều mới mẻ, gây không ít khó khăn cho các nhà quản trị doanh nghiệp.
 Việt nam từng là bãi rác công nghiệp: có một giai đoạn chúng ta nhập ồ ạt các thiết
bị công nghiệp kể cả thiết bị hư cũ (vẫn tốt hơn thiết bị lúc bấy giờ tại Việt nam).
Vì thế, các hướng dẫn sử dụng và bảo hành thiết bị khác nhau, gây nhiều khó khăn
cho người quản lý cũng như kỹ thuật bảo trì.
 Ở các nước tiên tiến, bảo trì và sản xuất là hai mặt của một vấn đề, đã sản xuất thì
phải có bảo trì, muốn sản xuất tốt thì phải bảo trì tốt và ngược lại. Ở Việt Nam thì
ngược lại, sản xuất mang lại lợi nhuận, còn bảo trì sẽ phát sinh chi phí. Việc bảo trì

7
Quản lý bảo trì công nghiệp Báo cáo giữa kỳ

không được xem trọng và dần bị quên lãng, chỉ có khoảng 10% các doanh nghiệp
tại Việt Nam áp dụng các phương pháp bảo trì.

Các doanh nghiệp cần nâng cao trình độ dân trí hay nói cách khác là đầu tư cho
con người, từ đó công việc sẽ được duy trì một cách trơn tru. Doanh nghiệp tiến bộ
và suy nghĩ thoáng hơn thì việc lập kế hoạch bảo trì sẽ phần nào giúp giảm chi phí
bảo trì, tối đa hóa tiềm năng thời gian hoạt động của thiết bị, từ đó sẽ khiến công ty
cũng phát triển hơn.

2.3. Định hướng phát triển bảo trì ở Việt Nam

Ngày nay, sản xuất công nghiệp thế giới đang đi theo xu hướng cá nhân hóa, linh hoạt,
thời gian giao hàng ngắn và nhanh chóng đổi mới sản phẩm nhờ ứng dụng rộng rãi các
thành tựu trong tự động hóa và công nghệ thông tin cho tất cả các khâu của quá trình sản
xuất. Cũng vì vậy mà các dây chuyền sản xuất và thiết bị ngày càng phức tạp, với sự kết
hợp những thành tựu của các lĩnh vực kỹ thuật khác nhau. Việc sử dụng một cách hiệu
quả thiết bị sẽ quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Trong thời kỳ hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam cần khẩn trương nâng cao năng lực
sản xuất và khả năng cạnh tranh để có thể đứng vững và thành công. Để đạt được mục
tiêu này, bên cạnh việc đầu tư nâng cấp, đổi mới thiết bị và công nghệ, việc sử dụng một
cách hiệu quả các nguồn lực sẵn có mang tầm quan trọng không kém. Hiện nay, ngành
bảo trì ở hầu hết các cơ sở trong nước đều khá lạc hậu và không được đánh giá đúng tầm
quan trọng của nó nên hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị của chúng ta vẫn còn thấp. Do
đó, một yêu cầu cấp thiết đặt ra để đạt được hiệu quả sử dụng trang thiết bị tối đa là
nhanh  chóng triển khai ứng dụng các công nghệ và kỹ thuật bảo trì hiện đại trong các
doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, phương  pháp  bảo dưỡng phổ biến vẫn là bảo trì dự phòng (PM- Preventive
Maintenance). Một vài nhà máy hiện đại mới ứng dụng phương pháp bảo trì theo tình
trạng thiết bị. Hơn nữa, do trình độ phát triển công nghiệp còn thấp và không đồng đều,
các trang bị máy móc có xuất xứ đa dạng, theo nhiều hệ tiêu chuẩn khác nhau đã gây
nhiều khó khăn cho công tác quản lý bảo trì. Do vậy hiệu quả sử dụng thiết bị thấp, các
hư hỏng đột ngột và tai nạn vẫn xảy ra. Điều này làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh
của các doanh nghiệp sản xuất nước ta. Để khắc phục tình trạng này, một yêu cầu đặt ra
hiện nay là nhanh chóng triển khai công nghệ bảo trì năng suất toàn diện TPM (TPM-
Total Productive Maitanance) vào các ngành công nghiệp trong nước. Một trong những
yêu cầu cấp bách hiện nay là triển khai và ứng dụng TPM một cách thích hợp và hiệu quả
ở Việt Nam, tránh tụt hậu quá xa về trình độ bảo trì.

2.3.1. Bảo trì theo tình trạng ( CBM-Condition-Based Maintenance)

8
Quản lý bảo trì công nghiệp Báo cáo giữa kỳ

Phương pháp này giúp can thiệp trước khi sự cố xảy ra để doanh nghiệp tiến hành sửa
chữa, tiết kiệm hơn về nguồn lực và ngăn ngừa nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất. Đặc điểm của bảo trì dựa theo tình trạng là việc kiểm soát thường trực, hoặc định kỳ
để xác định tình trạng của máy. Điều này giúp đội ngũ kỹ thuật lọc được khoảng thời gian
chính xác máy cần sửa chữa hoặc nâng cấp, tránh tình trạng ngừng hoạt động máy không
cần thiết.

Phương pháp bảo trì này sử dụng một vài thiết bị cảm biến, đo lường để tiến hành kiểm
tra cũng như phát hiện lỗi kịp thời. Đồng thời với sự hỗ trợ của hệ thống quản lý bảo trì
bằng máy tính CMMS sẽ giúp doanh nghiệp chủ động đảm bảo lịch trình kiểm tra, an
toàn máy và khai thác tối đa công suất cũng như thời gian sử dụng của tài sản, thiết bị,
máy móc.

Ưu điểm: 

 Đảm bảo an toàn máy, nhất là cho các thiết bị quan trọng.
 Chủ động và đảm bảo lịch trình sản xuất. 
 Khai thác tối đa công suất và thời gian sử dụng máy. 
 Tiết kiệm: Chỉ sửa chữa hay thay phụ tùng tùy theo tình trạng, giảm chi phí nhân
công và vật tư. 
 Đây sẽ là chiến lược bảo trì tối ưu, thường được áp dụng trong các nhà máy đòi hỏi
tính an toàn máy cao và hoạt động liên tục 24/24h như hoá chất, điện lực, xi măng
v.v… 

Nhược điểm: 

 Đầu tư cao về thiết bị và kiểm soát an toàn, phân tích


 Đòi hỏi có đội ngũ cán bộ bảo trì có trình độ cao, hoặc phải sử dụng công ty
chuyên trách bên ngoài.

Phương pháp bảo trì theo tình trạng tồn tại từ lâu, nhưng trước đây, ít được áp dụng trong
công nghiệp dân dụng, bởi vì sự phức tạp khó khăn trong việc chuẩn đoán chính xác tình
trạng máy. Cho đến những năm gần đây, nhờ sự tiến bộ vượt bậc trong các lĩnh vực điện
tử, vi tính và đo lường, đồng thời với sự đòi hỏi tăng năng suất, việc áp dụng phương
pháp Bảo trì theo tình trạng ngày càng phổ thông và đang từng bước thay thế phương
pháp bảo trì định kỳ trong các nhà máy.

2.3.2. Bảo trì dự phòng (PM-Preventive Maintenance)

9
Quản lý bảo trì công nghiệp Báo cáo giữa kỳ

Bảo trì dự phòng là bất cứ một hoạt động nào được thực hiện để kéo dài tuổi thọ của thiết
bị và tránh những hư hỏng trước thời hạn. Ví dụ: kiểm tra thiết bị, bôi trơn điều chỉnh
máy và kiểm tra dự đoán (bảo trì dự đoán) và bảo trì định kỳ, thường là thay thế chi tiết.  

Bảo trì dự phòng (Preventive Maintenance) được thực hiện qua việc kiểm tra thiết bị định
kỳ thường xuyên. Giải pháp này giúp thiết bị giảm khả năng hỏng hóc hoặc ngừng hoạt
động trong thời gian làm việc, làm tăng tính khả dụng và năng suất hoạt động của thiết bị
và máy móc. Bảo trì dự phòng (Preventive Maintenance) không chỉ giúp hoàn thành quá
trình bảo trì hiệu quả, giải pháp này còn hỗ trợ người dùng về mọi mặt. Chẳng hạn như:
thu thập dữ liệu để ghi lại lỗi, phân tích nguyên nhân gốc (RCA), xác định lỗi và sự cố
trong tương lai,…Nhờ đó, doanh nghiệp có thể nắm rõ tuổi thọ trung bình của các thiết bị
và máy móc và chuẩn bị trước các sản phẩm thay thế khi cần.

Ðiều này giúp làm tối thiểu tổn thất về năng suất, giảm chi phí đầu tư, chi phí bảo trì trực
tiếp và cho phép các chức năng của bảo trì được tiến hành một cách có hiệu quả. Tuy
nhiên, để đạt kết quả tốt nhất thì phải biết lựa chọn thích hợp các máy móc, thiết bị để áp
dụng CBM và áp dụng các phương pháp giám sát tốt nhất cho các máy đã chọn.

2.3.3. Bảo trì năng suất toàn diện (TPM-Total Productive Maintenance)

Bảo trì năng suất toàn diện (TPM-Total Productive Maintenance): Là bảo trì năng suất
được thực hiện bởi tất cả các nhân viên thông qua các nhóm hoạt động nhỏ nhằm tăng tối
đa hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị. TPM tạo ra những hệ thống ngăn ngừa tổn thất xảy
ra trong quá sản xuất nhằm đạt được mục tiêu " không tai nạn, không khuyết tật, không
hư hỏng". TPM được áp dụng trong toàn bộ phòng ban và toàn bộ các thành viên từ người
lãnh đạo cao nhất đến những nhân viên trực tiếp sản xuất

Phương pháp này sẽ giúp tối đa hóa hiệu suất thiết bị, nâng cao năng suất với một hệ
thống bảo trì được thực hiện trong suốt vòng đời của thiết bị, đồng thời nâng cao ý thức

10
Quản lý bảo trì công nghiệp Báo cáo giữa kỳ

và sự hài lòng với công việc của người lao động. Khi vận hành máy móc thiết bị sẽ không
bị xảy hao hụt, đảm bảo không có sự cố dừng máy, không để xuất hiện phế phẩm xảy ra,
giảm thiểu chi phí sản xuất sinh ra do máy hỏng, máy dừng,...TPM có thể giải quyết các
yếu tố quyết định trong cạnh tranh: năng suất (Productivity), chất lượng (Quality), chi phí
(Cost), giao hàng (Delivery), tinh thần làm việc (Moral), an toàn – sức khoẻ & môi trường
(Safely – Health & Environment), nó giúp cho nhà sản xuất giải phóng các trở ngại trên
con đường đạt đến mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói TPM là phương
pháp bảo trì được xem là mục tiêu hàng đầu mà các doanh nghiệp VN đang hướng đến.

2.4. So sánh giữa bảo trì thiết bị và chăm sóc y tế


Theo như chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm bảo trì ở các thiết bị ở trên thì chăm sóc sức
khỏe có nhiều công việc tương tự nhau.
Chăm sóc sức khỏe là việc duy trì hoặc cải thiện sức khỏe thông qua việc phòng ngừa,
chẩn đoán để điều trị hoặc chữa đúng các bệnh lý, các chấn thương
Qua đó các khái niệm chúng ta có thể thấy được nhiều sự tương đồng trong các công việc
Cùng so sánh bảo trì thiết bị và chăm sóc sức khỏe trên các công việc sau:
Bảo trì thiết bị Chăm sóc sức khỏe
Bảo dưỡng là biện pháp để bảo đảm Có những thực phẩm bổ sung để
trạng thái cần của các thiết bị trong đảm bảo cho sức khỏe con người có
một hệ thống. thể sinh hoạt một cách bình thường
Để giúp các chi tiết như piston, như bổ sung Vitamin C để tránh
xilanh… làm việc một cách bình cảm lạnh, vitamin A hỗ trợ mắt,
thường và trơn tru hơn nên cần có phát triển thị lực, vitamin B1 bảo
chất bôi trơn chính là dầu nhớt vệ tim mạch, tăng cường não bộ.

Kiểm định là phương pháp xác Chúng ta nên khám sức khỏe định
định, đánh giá trạng thái thực của kỳ, giúp đánh giá đúng tình sức
các thiết bị kỹ thuật trong một hệ khỏe hiện tại, phát hiện sớm những
thống. dấu hiệu bất thường để có kế hoạch
Kiểm định máy phát điện là để điều trị kịp thời, tiết kiệm thời gian,
11
Quản lý bảo trì công nghiệp Báo cáo giữa kỳ

đánh giá lại tình trạng kỹ thuật an chi phí và kéo dài cuộc sống có
toàn của máy theo các quy chuẩn chất lượng., việc này là cách tốt
và kiểm định định kỳ trong quá nhất để bảo vệ cơ thể.
trình sử dụng là điều rất cần thiết

Sửa chữa và thay thế là biện pháp Cấy ghép tạng là phương pháp thay
phục hồi, tái tạo trạng thái cần của thế một cơ quan suy yếu bằng một
các thiết bị trong một hệ thống. Khi cơ quan khỏe mạnh khác
các gai trên vỏ xe máy đã quá mòn Những bệnh nhân bị suy gan cấp
ta nên thay vỏ xe mới để cho việc rất nguy hiểm đến tính mạng, vì đó
đi lại được bảo đảm an toàn. nên tiến hành thay thế gan để tăng
tỉ lệ sống và chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân sau ghép cũng được
đảm bảo gần như bình thường

KẾT LUẬN
Như đã nói ở trên, các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là doanh nghiệp Việt Nam thường
hay gặp khó khăn trong công tác hệ thống được tài sản thiết bị cũng như bảo trì và sửa
chữa. Mặc dù nhiều lãnh đạo cũng đã đánh giá được tầm quan trọng của công việc này,
thế nhưng làm thế nào cho hệ thống, linh hoạt và chính xác thì vẫn là nỗi băn khoăn. Kỹ
thuật bảo trì thì luôn luôn phát triển theo thời gian, chúng ta cần có nhiều biện pháp học
hỏi, tiếp thu và cập nhật những kiến thức mới về bảo trì trong công nghiệp.

12
Quản lý bảo trì công nghiệp Báo cáo giữa kỳ

Thực trạng bảo trì của Việt Nam tuy có nhiều thuận lợi nhưng cũng còn rất nhiều khó
khăn, vì chúng ta đã tụt hậu và đi sau thế giới 40-50 năm. Tuy nhiên, đi sau không phải
lúc nào cũng là nhược điểm. Nhờ đi sau chúng ta dễ dàng thấy được những khuyết điểm
của người đi trước mắc phải, từ đó có thể né tránh và chọn hướng đi tắt, phù hợp với tình
hình Việt Nam. Theo đà phát triển của đất nước, chúng ta ngày càng sử dụng nhiều trang
thiết bị hiện đại, đa chủng loại do đó yêu cầu về nhu cầu về bảo trì là rất lớn. Chắc chắn
Việt Nam sẽ phát triển mạnh về quản lý cũng như kỹ thuật bảo trì trong những năm tới
đây.

13

You might also like