You are on page 1of 27

BTL TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ GVHD: Ts.

Nguyễn Văn Tình

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Viện Cơ Khí
Bộ môn Công Nghệ Chế Tạo Máy
♦♦♦♠☺♠♦♦♦

 
TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ

BÀI TẬP LỚN CHỦ ĐỀ 7


TỔ CHỨC BẢO DƯỠNG, BẢO TRÌ
MÁY MÓC, THIẾT BỊ

Giáo viên Ts. Nguyễn Văn Tình


hướng dẫn:
Lớp lý thuyết: 124458
Nhóm: 1 Điểm
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thành Hiếu 20171308
Nguyễn Đức Trường 20171851
Vũ Đăng Hòa 20171331
Đỗ Thiên Định 20171156

Hà Nội, 5/2021
1
BTL TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ GVHD: Ts. Nguyễn Văn Tình

2
BTL TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ GVHD: Ts. Nguyễn Văn Tình

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ.............................................................................................3
DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................3
LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................................4
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM.........................................................................5
1.1. Khái niệm bảo trì công nghiệp......................................................................5
1.2. Quá trình phát triển của bảo trì thiết bị công nghiệp.....................................5
1.3. Vai trò của bảo trì ngày nay:.........................................................................8
CHƯƠNG II: PHÂN LOẠI BẢO TRÌ......................................................................9
2.1. Các loại hư hỏng của thiết bị...........................................................................9
2.2. Phân loại bảo trì...............................................................................................9
2.2.1. Bảo trì không kế hoạch............................................................................10
2.2.2. Bảo trì có kế hoạch..................................................................................10
2.3. Lựa chọn giải pháp bảo trì.............................................................................13
CHƯƠNG III: TỔ CHỨC BẢO DƯỠNG, BẢO TRÌ MÁY MÓC, THIẾT BỊ
TRONG NHÀ MÁY................................................................................................15
3.1. Các nguyên tắc tổ chức bảo dưỡng, bảo trì....................................................15
3.1.1. Giao đầu việc cụ thể, theo một phương thức cụ thể và giới hạn tối đa cho
phép....................................................................................................................15
3.1.2. Kiểm tra tiến độ công việc một cách định kỳ, chứ không đợi đến hết thời
gian cho phép.....................................................................................................15
3.1.3. Đo lường trước, kiểm soát sau.................................................................15
3.1.4. Tính toán lại khối lượng công việc và tối ưu số lượng nhân viên tổ bảo
trì........................................................................................................................15
3.2. Quy trình bảo dưỡng, bảo trì máy móc, thiết bị.............................................15
3.2.1. Xây dựng mục tiêu bảo trì, bảo dưỡng thiết bị........................................15
3.2.2. Lên phương án bảo trì, bảo dưỡng thiết bị...............................................16
3.2.3. Cơ cấu tham gia bảo trì bảo dưỡng thiết bị..............................................16
3.3. Quy trình bảo trì, bảo dưỡng trong thực tế....................................................17
Hình 3.2. Sơ đồ sửa chữa, thay thế trang thiết bị máy móc...............................18

3
BTL TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ GVHD: Ts. Nguyễn Văn Tình

CHƯƠNG IV: TỔ CHỨC BẢO DƯỠNG, BẢO TRÌ MÁY MÓC THIẾT BỊ Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY..........................................................................................19
4.1. Trên thế giới...................................................................................................19
4.2. Tại Việt Nam..................................................................................................19
4.3. Liên hệ bảo trì tại Việt Nam..........................................................................19
Danh mục tài liệu tham khảo...................................................................................23

4
BTL TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ GVHD: Ts. Nguyễn Văn Tình

DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình 1. 1 Các chiến lược bảo trì................................................................................5
Hình 1. 2 Những mong đợi đối với bảo trì.................................................................8

Hình 2. 1 Phân loại bảo trì.........................................................................................9


Hình 2. 2 TPM.........................................................................................................12
Hình 2. 3 Chi phí bảo trì..........................................................................................13

Hình 3. 1 Sơ đồ quy trình bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị, máy móc....................18
Hình 3. 2 Sơ đồ sửa chữa, thay thế trang thiết bị máy móc.....................................19

Hình 4. 1 Sơ đồ nhà máy Vĩnh Tân 2......................................................................21


Hình 4. 2 hệ thống giám sát tuổi thọ các chi tiết quan trọng trong lò hơi (BLO)....21
Hình 4. 3 Tối ưu hóa quá trình điều khiển các quy trình công nghệ cháy trong lò
hơi (CTO).................................................................................................................22
Hình 4. 4 Tối ưu hóa nhiệt độ hơi chính vào tua bin (STO)....................................22
Hình 4. 5 Tối ưu quá trình thổi bụi (SBO)...............................................................23
Hình 4. 6 Thay thế bộ chèn gió bị hở của bộ sấy không khí....................................23

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1. 1 So sánh các chiến lược bảo trì...................................................................7

5
BTL TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ GVHD: Ts. Nguyễn Văn Tình

LỜI NÓI ĐẦU


Cơ khí được coi là trái tim của quá trình công nghiệp hóa và đang có tốc độ
phát triển nhanh chóng. Tương lai, nhu cầu nhân lực về ngành này tiếp tục tăng, các
nhà máy cơ khí cũng không ngừng mở rộng. Những nhà máy lớn có số lượng máy
móc thiết bị nhiều, số lượng thiết bị máy móc bị hư theo thời gian là khá lớn, chi
phí để sửa chữa và thay thế thiết bị trở nên rất lớn. Việc thay thế thiết bị hoặc sửa
chữa cũng làm gián đoạn quá trình sản xuất, gây thêm các tổn thất do hệ thống tạm
ngừng hoạt động. Một trong những giải pháp đã áp dụng hiệu quả chính là áp dụng
các chế độ bảo dưỡng hệ thống thiết bị cơ khí. Việc áp dụng bảo dưỡng công
nghiệp vào nhà máy đã mang lại lợi ích lớn, ngăn ngừa sự gián đoạn trong quá trình
sản xuất. Để giảm thiểu chi phí khấu hao các nhà máy thường áp dụng các chế độ
bảo dưỡng công nghiệp. Thực tế cho thấy việc áp dụng các chế độ bảo dưỡng hệ
thống thiết bị cơ khí giảm được chi phí so với việc sắm các máy móc thiết bị kỹ
thuật mới [1].
Bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu được cách thức tổ chức bảo dưỡng, bảo
trì thiết bị công nghiệp trong doanh nghiệp.

6
BTL TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ GVHD: Ts. Nguyễn Văn Tình

CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM


1.1. Khái niệm bảo trì công nghiệp.
Bảo trì thiết bị công nghiệp là mọi việc làm có thể nhằm duy trì hoặc khôi
phục một thiết bị tới một điều kiện xác định để có thể tạo ra sản phẩm mong muốn.
1.2. Quá trình phát triển của bảo trì thiết bị công nghiệp.
Bảo trì thiết bị công nghiệp xuất hiện từ khi con người biết sử dụng dụng cụ
lao động. Bảo trì trước đây thì không được chú trọng.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển không ngừng của công nghệ dẫn
đến số lượng thiết bị, máy móc và dây chuyền sản xuất tăng đột biến thì bảo trì
thiết bị công nghiệp cũng được chú trọng hơn. Bảo trì thiết bị công nghiệp được coi
trong nghiên cứu và phát triển từ những năm 1990.
Hằng năm, các công ty trên thế giới chi 69 tỷ USD cho bảo trì (1996) và nó sẽ
không ngừng gia tăng.
Trong những năm gần đây, tư duy dần chuyển đổi từ bảo trì sửa chữa sang bảo
trì theo độ tin cậy.

Hình 1. 1 Các chiến lược bảo trì [2]

7
BTL TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ GVHD: Ts. Nguyễn Văn Tình

Bảng 1. 1 So sánh các chiến lược bảo trì


Loại bảo trì Bảo trì thay Bảo trì Bảo trì có Bảo trì Bảo trì
thế phục hổi kế hoạch phòng chiến lược
ngừa
Ích lợi Lợi ích Tận dụng Không bị Tăng lợi Duy trì sự
kinh tế tối đa thời bất ngờ thế cạnh chủ động
ngắn hạn gian trước trước hư tranh
hư hỏng hỏng

Động lực để Duy trì Giảm thời Tránh hư Tăng hệ số Duy trì sự
bảo trì ngân sách gian dừng hỏng sử dụng tăng
eo hẹp máy máy trưởng

Tính chất Để mặc hư Phản ứng Thực hiện Xây dựng Sáng tạo
hỏng sự vụ, sự kỷ luật, tổ tinh thần
việc chức học hỏi

 Các giai đoạn bảo trì:


- Bảo trì lần 1: trong thời gian bảo hành, hiệu chỉnh máy về định mức làm việc
tối ưu.
- Bảo trì lần 2: Duy trì mức độ làm việc của máy (hoạt động định mức làm
việc) gồm cả bảo trì bảo dưỡng và bảo trì thay thế.
- Bảo trì lần cuối: Khi các tính năng làm việc của máy suy thoái (tuổi đời của
máy già) bảo dưỡng để duy trì, để kéo dài thêm tuổi thọ của máy, chuẩn bị
sang giai đoạn phế liệu, sản phẩm mang độ chính xác không còn cao (giai
đoạn này gắn liền với giai đoạn thay thế).
 Các thế hệ bảo trì:
- Thế hệ I:
 Từ xa xưa đến trước chiến tranh thế giới thứ 2.
 Nền công nghiệp còn chưa phát triển.
 Chế tạo và sản xuất bằng máy móc đơn giản.
 Thời gian ngừng máy ít ảnh hưởng đến sản xuất.
Do đó:
 Công việc bảo trì cũng khá đơn giản.

8
BTL TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ GVHD: Ts. Nguyễn Văn Tình

 Bảo trì không ảnh hưởng lớn về chất lượng cũng như năng suất lao động.
 Ý thức ngăn ngừa thiết bị hư hỏng chưa được phổ biến trong đội ngũ
quản lí.
 Không cần thiết phải có các phương pháp bảo trì hợp lí cho các máy móc.
Bảo trì trong giai đoạn này chỉ là sửa chữa các máy móc và thiết bị khi có hư
hỏng xảy ra.
- Thế hệ thứ II: thời kỳ CTTG II
 Chiến tranh làm nhu cầu các loại hàng hóa tăng lên.
 Nhân lực cung cấp cho ngành công nghiệp lại sụt giảm.
 Cơ khí hóa đã được phát triển bù đắp lại nguồn nhân lực bị thiếu.
 Vào những năm 50, máy móc được đưa vào sản xuất nhiều hơn và phức
tạp hơn.
 Công nghiệp bắt đầu phụ thuộc nhiều vào máy móc, sự phụ thuộc ngày
càng tăng.
 Thời gian ngừng máy ngày càng được quan tâm nhiều hơn.
Nếu công tác bảo trì trong nhà máy thì con người sẽ kiểm soát được
máy móc, ngược lại máy móc sẽ hư hỏng gây khó khăn cho con người.
Do đó:
 Hư hỏng của trang bị và dây truyền nên phòng là chính.
 Tránh mất thời gian khi hư hỏng hay tình huống khẩn cấp xảy ra.
 Bắt đầu xuất hiện khái niệm bảo trì phòng ngừa mà mục tiêu chủ yếu là
giữ không cho thiết bị luôn hoạt động ở trạng thái ổn định chứ không phải
sửa chữa khi hư hỏng.
Trong những năm 60, bảo trì công nghiệp chủ yếu là đại tu lại thiết bị
trong những khoảng thời gian nhất định. Chi phí bảo trì cũng đã bắt đầu gia
tăng đáng kể so với chi phí vận hành khác, điều này dẫn đến việc phát triển
những hệ thống kiểm soát và lập kế hoạch bảo trì. Tổng vốn đầu tư cho tài
sản cố định đã gia tăng đáng kể nên người ta bắt đầu tìm kiếm những giải
pháp để có thể tăng tối đa tuổi thọ của các tài sản này.
- Thế hệ thứ III: từ những năm 70 đến nay.
Công nghệ của thế giới đã có những thay đổi lớn lao và nó đòi hỏi,
mong đợi ở bảo trì nhiều hơn.

9
BTL TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ GVHD: Ts. Nguyễn Văn Tình

Hình 1. 2 Những mong đợi đối với bảo trì.


1.3. Vai trò của bảo trì ngày nay:
- Phòng ngừa tránh cho máy móc bị hư hỏng.
- Cực đại hóa sản xuất.
- Đảm bảo máy móc, thiết bị hoạt động đúng yêu cầu và liên tục tương ứng với
tuổi thọ của máy lâu hơn.
- Tăng khả năng sẵn sàng của máy cao nhất và thời gian ngừng máy là nhỏ nhất.
- Cải tiến liên tục quá trình sản xuất.
- Tối ưu hóa hiệu suất của máy.
- Máy móc vận hành ổn định và hiệu quả hơn, chi phí vận hành ít hơn, đồng thời
làm ra sản phẩm đạt chất lượng cao hơn.
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, máy móc và thiết bị cũng ngày càng
đa dạng và phức tạp hơn. Những thách thức chủ yếu đối với những nhà quản lý bảo
trì hiện đại bao gồm:
- Lựa chọn kỹ thuật bảo trì thích hợp nhất: tương tác máy móc, trong quá trình sử
dụng thiết bị kịp thời phát hiện những hư hỏng,… Ví dụ như kỹ thuật đo rung,
khi máy móc hoạt động tạo ra tiếng kêu, rung bất thường thì thường xảy ra hư
hỏng ở đâu đó.
- Phân biệt được các loại hư hỏng trong máy móc.
- Đáp ứng mọi mong đợi của chủ thiết bị, người sử dụng thiết bị và của toàn xã
hội.
- Thực hiện công tác bảo trì có kết quả cao nhất.
- Hoạt động công tác bảo trì với sự hỗ trợ và hợp tác tích cực của mọi người có
liên quan.

10
BTL TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ GVHD: Ts. Nguyễn Văn Tình

CHƯƠNG II: PHÂN LOẠI BẢO TRÌ


2.1. Các loại hư hỏng của thiết bị.
- Hư hỏng ban đầu: hư hỏng từ vật liệu cấu thành, hư hỏng do nhà cung cấp.
- Hư hỏng cơ hội: hư hỏng mang tính ngẫu nhiên, xảy ra trong chu kỳ sống của
thiết bị với tốc độ bình thường.
- Hư hỏng do lạm dụng, làm sai: hư hỏng do thiết bị được sử dụng vượt quá công
suất, tải trọng thiết kế, hoặc sai mục đích sử dụng.
- Hư hỏng do ăn mòn: loại hư hỏng này chắc chắn xuất hiện sau thời gian dài
phục vụ, khiến thiết bị không còn khả năng sử dụng.
2.2. Phân loại bảo trì.

Hình 2. 1 Phân loại bảo trì [3]

11
BTL TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ GVHD: Ts. Nguyễn Văn Tình

2.2.1. Bảo trì không kế hoạch.


Bảo trì không có kế hoạch là bảo trì được thực hiện mà không có kế hoạch
trước và không có thông tin trong lúc thiết bị hoạt động cho đến khi xảy ra hư
hỏng. Nếu có một hư hỏng nào xảy ra thì thiết bị đó sẽ được sửa chữa hoặc thay
thế.
Bảo trì không có kế hoạch bao gồm:
- Bảo trì phục hồi: thực hiện sau khi xảy ra hư hỏng đột xuất nào đó, thiết bị sẽ
được sửa chữa hoặc thay thế những bộ phận để khôi phục chức năng làm việc
trong điều kiện nhất định.
- Bảo trì khẩn cấp: là bảo trì cần được thực hiện ngay sau khi có hư hỏng xảy ra
để tránh những hậu quả nghiêm trọng tiếp theo.
2.2.2. Bảo trì có kế hoạch.
Bảo trì có kế hoạch là bảo trì được thực hiện có kế hoạch và có thông tin
trong lúc thiết bị đang hoạt động đến khi hư hỏng.
Bảo trì có kế hoạch bao gồm:
a, Bảo trì phòng ngừa:
Bảo trì phòng ngừa là hoạt động bảo trì được lập kế hoạch trước (theo năm,
theo quý hay theo ngày), được thực hiện theo một trình tự nhất định nhằm phát hiện
các hư hỏng, ngăn ngừa các hư hỏng xảy ra trước khi chúng phát triển đến mức làm
ngừng máy và gián đoạn sản xuất.
Mục đích của bảo trì phòng ngừa:
- Tăng thời gian sử dụng thiết bị.
- Giảm khả năng hư hỏng của thiết bị trong khi đang vận hành.
- Giảm thời gian dừng sản xuất: đối với những dây chuyền, hệ thống hiện đại
nếu bị ngừng sản xuất một lúc cũng gây thiệt hại vô cùng lớn.
- Ngăn ngừa bảo trì sửa chữa, cắt giảm chi phí vô hình: giảm hỏng hóc đồng
nghĩa giảm được chi phí bảo trì thiết bị.
- Xác định trước thời gian tối ưu để bảo trì sửa chữa: tìm ra thời gian ổn định
của hệ thống và kiểm tra định kỳ máy.
- Tránh sự tiêu thụ bất thường về năng lượng, chất bôi trơn.
- Cải thiện điều kiện làm việc của nhân công vận hành.
- Giảm ngân sách chung cho bảo trì: máy móc ít hỏng hơn, thời gian ngừng
máy cũng ít hơn.

12
BTL TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ GVHD: Ts. Nguyễn Văn Tình

- Phòng ngừa các nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động.
 Bảo trì phòng ngừa trực tiếp:
Bảo trì phòng ngừa trực tiếp là bảo trì được thực hiện định kỳ theo thời gian
hoặc theo tần số hư hỏng nhằm ngăn ngừa các hư hỏng xảy ra bằng cách tác động
và cải thiện một cách trực tiếp trạng thái vật lý của thiết bị, máy móc.
Điều kiện áp dụng:
- Cần nắm rõ cấu trúc các chi tiết thành phần.
- Độ mòn tối đa cho phép và chế độ phá hủy của các chi tiết đó.
- Thời gian tối ưu giữa mỗi lần hư hỏng của các chi tiết đó.
Đối tượng áp dụng:
- Các thiết bị tuân theo quy định an toàn theo yêu cầu của pháp luật: thiết bị
nâng hạ, chữa cháy, bình, bồn, băng tải, thang máy,..
- Các thiết bị có khả năng gây ra tai nạn nghiêm trọng: tất cả các thiết bị
chuyên chở công cộng máy bay, tàu hỏa,…
- Các thiết bị có chi phí hư hỏng cao: dây chuyển sản xuất tự động, các hệ
thống vận hành liên tục,…
- Các thiết bị có chi phí vận hành trở nên cao bất thường trong thời gian phục
vụ (khi thấy có sự bất thường).
 Bảo trì phòng ngừa gián tiếp:
Bảo trì phòng ngừa gián tiếp là tìm ra các hư hỏng ngay trong giai đoạn ban đầu
trước khi các hư hỏng có thể xảy ra. Các công việc bảo trì không tác động đến trạng
thái vật lý của thiết bị: xem các biểu hiện từ đó thu thập dữ liệu của thiết bị.
Điều kiện áp dụng:
- Có hệ thống giám sát tình trạng thiết bị.
- Các giới hạn độ mòn, độ rung, mức dầu, cường độ dòng điện,… của các thiết
bị đã được biết trước.
Đối tượng áp dụng: tất cả các thiết bị.
Kỹ thuật giám sát tình trạng là thiết bị giám sát tình trạng sẽ cung cấp thông tin
về các vấn đề của máy khi hoạt động, cái gì đã gây ra vấn đề đó nhờ vậy có thể lập
kế hoạch bảo trì có hiệu quả trước khi máy móc xảy ra hư hỏng. Áp dụng hai loại
kỹ thuật giám sát tình trạng để dễ phát hiện hoặc dự đoán các hư hỏng của máy
móc, thiết bị.

13
BTL TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ GVHD: Ts. Nguyễn Văn Tình

- Giám sát tình trạng khách quan: giám sát không thể thực hiện bằng các giác
quan của con người, mà thông qua đo đạc và giám sát bằng thiết bị.
- Giám sát tình trạng chủ quan: thực hiện bằng các giác quan của con người.
b, Bảo trì cải tiến.
Bảo trì cải tiến là thiết kế lại một số bộ phận, chi tiết nhằm khắc phục hư
hỏng hoặc để kéo dài thời gian sử dụng của các chi tiết, bộ phận và toàn bộ thiết bị.
Vd: máy móc hàng bãi CNC của Nhật khi ta mua về thì sẽ có rất nhiều hư
hỏng, cần thiết kế lại bo mạch mới, các chỗ bị hư hỏng,… Khi đó tuổi thọ của máy
sẽ tăng lên.
c, Bảo trì chính xác.
Bảo trì chính xác là thu thập dữ liệu của bảo trì dự đoán, để hiệu chỉnh môi
trường và các thông số vận hành nhằm cực đại hóa năng suất, hiệu suất và tuổi thọ
của máy.
d, Bảo trì năng suất toàn diện (TPM).
TPM – Total productive Maintenance.
Được thực hiện bởi tất cả các nhân viên thông qua các nhóm hoạt động nhỏ,
nhằm tăng tối đa hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị.

Hình 2. 2 TPM
e, Bảo trì theo độ tin cậy (RCM).

14
BTL TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ GVHD: Ts. Nguyễn Văn Tình

RCM – Reliability Centered Maintenance.


Tăng khả năng sẵn sàng của máy móc thông qua đánh gia định lượng nhu
cầu và kết quả thực hiện. Kết hợp xem xét lại công việc và kế hoạch bảo trì phòng
ngừa.
f, Bảo trì phục hồi.
Hoạt động được lập kế hoạch phù hợp với kế hoạch sản xuất, các phụ tùng.
Tài liệu kỹ thuật và nhân viên bảo trì đã được chuẩn bị trước khi tiến hành công
việc. Do vậy, chi phí bảo trì gián tiếp sẽ thấp hơn chi phí bảo trì trực tiếp.
g, Bảo trì khẩn cấp.
Dù các chiến lược bảo trì được áp dụng trong nhà máy có hoàn hảo đến đâu
thì những lần ngừng máy đột xuất cũng không thể tránh khỏi. Do đó, giải pháp bảo
trì khẩn cấp trong chiến lược bảo trì có kế hoạch vẫn là lựa chọn cần thiết. Những
bộ phận hay hỏng nếu giá không quá cao thì ta có thể mua các thiết bị, bộ phận dự
phòng để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
h, Bảo trì dự phòng.
Bố trí, lắp đặt máy/thiết bị song song với với máy/thiết bị hiện có. Mua sắm
và dự trữ trong kho một số chi tiết, phụ tùng để sẵn sang thay thế. Bảo trì trong thời
hiện đại được tổ chức với tiêu chí phòng bệnh hơn chữa bệnh để tối ưu chi phí.

Hình 2. 3 Chi phí bảo trì

15
BTL TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ GVHD: Ts. Nguyễn Văn Tình

2.3. Lựa chọn giải pháp bảo trì.


Lựa chọn giải pháp bảo trì bằng cách trả lời một loạt câu hỏi theo trình tự
sau:
1. Có thể thiết kế lại để tránh hư hỏng hay không?
2. Có thể kéo dài tuổi thọ của chi tiết hay không?
3. Có thể áp dụng giám sát tình trạng thiết bị trong quá trình vận hành
không?
4. Có thể giám sát tình trạng trong khi ngừng máy có kế hoạch không?
5. Có thể áp dụng thay thế định kỳ được không?
6. Có thể áp dụng chi tiết dự phòng được không?
Nếu trả lời “không” cho tất cả câu hỏi trên, tức là thiết bị sẽ được vận hành
cho đến khi hư hỏng.

16
BTL TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ GVHD: Ts. Nguyễn Văn Tình

CHƯƠNG III: TỔ CHỨC BẢO DƯỠNG, BẢO TRÌ MÁY MÓC, THIẾT BỊ
TRONG NHÀ MÁY.
3.1. Các nguyên tắc tổ chức bảo dưỡng, bảo trì.
3.1.1. Giao đầu việc cụ thể, theo một phương thức cụ thể và giới hạn tối đa cho
phép.
- Mục đích: tối ưu hóa hiệu suất của bảo trì.
- Cần phân tích công việc của bảo trì ra các công việc cụ thể.
- Quy trình thực hiện bảo trì, cũng như các thủ tục an toàn cần được tuân theo
triệt để.
- Xác định mức thời gian tối đa cho phép cho mỗi công việc.
3.1.2. Kiểm tra tiến độ công việc một cách định kỳ, chứ không đợi đến hết thời
gian cho phép.
- Mục đích: phát hiện và xử lí kịp thời vấn đề.
- Tần suất kiểm tra phải nhỏ hơn khoảng thời gian vấn đề lây lan và trở nên
nghiêm trọng.
- Cũng cần kiểm tra giữa các giai đoạn để chắc chắn việc bảo trì không vượt
quá thời gian cho phép.
3.1.3. Đo lường trước, kiểm soát sau.
- Mục đích: đảm bảo quá trình thực hiện công việc đúng như kỳ vọng.
- Trước khi kiểm soát công việc của người công nhân, cần đảm bảo công nhân
hiểu rõ các yêu cầu công việc, mong muốn và kỳ vọng kết quả công việc.
- Sau đó, khi công nhân thực hiện mới tiến hành kiểm soát.
3.1.4. Tính toán lại khối lượng công việc và tối ưu số lượng nhân viên tổ bảo
trì.
- Mục đích: không gây gánh nặng về chi phí.
- Số nhân viên tối ưu trong tổ bảo trì cần được tính toán dựa trên yêu cầu về
độ tin cậy, khối lượng công việc trong năm, quỹ lương cho phép.

17
BTL TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ GVHD: Ts. Nguyễn Văn Tình

3.2. Quy trình bảo dưỡng, bảo trì máy móc, thiết bị.
3.2.1. Xây dựng mục tiêu bảo trì, bảo dưỡng thiết bị.
Mục tiêu chính của bảo trì luôn là giúp máy móc có thể duy trì trạng thái
hoạt động tốt nhất. Công việc bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị phải thực hiện
được các nhiệm vụ chính bao gồm:
- Nâng cao độ tin cậy cho máy móc, thiết bị.
- Tối đa hóa chi phí ở mức thấp nhất.
- Thực hiện trách nhiệm với xã hội.
- Đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường.
Để đạt được mục tiêu này, điều tốt nhất mà các doanh nghiệp nên làm đó là
trước khi bảo trì bảo dưỡng thiết bị, nên chọn phương án bảo trì phù hợp với từng
loại máy móc, cũng như điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2.2. Lên phương án bảo trì, bảo dưỡng thiết bị.
Thiết bị sẽ được phân thành những loại chính như sau:
- Những thiết bị sống còn: sử dụng phương pháp bảo trì theo tình trạng (theo
dõi chất lượng sản phẩm, độ rung, hao mòn,…), kết hợp với phương pháp
bảo dưỡng định kỳ.
- Những thiết bị quan trọng: nên áp dụng phương pháp bảo trì theo tình trạng.
Cần lên kế hoạch sửa chữa những thiết bị hay linh kiện ngay lập tức sau khi
có dấu hiệu hư hỏng. Đối với những thiết bị không thể theo dõi tình trạng
được thì phải ngay lập tức kiểm tra ngay khi có cơ hội. Ví dụ như khi ngừng
máy hoặc tạm thời không dùng đến.
- Những loại thiết bị phụ trợ: áp dụng phương pháp sửa chữa khi hư hỏng hoặc
sửa chữa phục hồi vì nhìn chung những thiết bị này không quan trọng lắm
cho công việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Sửa chữa toàn nhà máy: đây được xem là thời gian kiểm tra và phục hồi các
hư hỏng đang tồn tại một cách toàn diện. Theo quy định của pháp luật thì
việc tiến hành sửa chữa toàn bộ nhà máy chỉ được thực hiện khi nhà máy
ngừng hoạt động nhiều ngày liền. Ngoài ra, đối với những thiết bị dễ cháy
nổ, có nhiều rủi ro thì cần phải ngưng sử dụng ngay lập tức, và có ngay
phương án sửa chữa kịp thời.
3.2.3. Cơ cấu tham gia bảo trì bảo dưỡng thiết bị.
Cơ cấu nhân sự tham gia quy trình bảo trì máy móc thiết bị sẽ bao gồm:

18
BTL TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ GVHD: Ts. Nguyễn Văn Tình

- Bộ phận kế hoạch: nhiều kỹ sư có kinh nghiệm sẽ cùng nhau lập nên một kế
hoạch vật tư, kế hoạch bảo trì định kỳ, kế hoạch kiểm tra thiết bị và kế hoạch
sửa chữa cho toàn thể nhà máy chi tiết.
- Bộ phận thực thi: sẽ bao gồm các kỹ sư và các công nhân tham gia vào công
đoạn sửa chữa trực tiếp (điện, tự động hóa, cơ khí).
Nhân lực bảo dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng vì dù có một kế hoạch bảo
trì máy móc thiết bị hoàn hảo nhưng tay nghề của thợ sửa chữa cũng như kỹ sư
giám sát kém thì hư hỏng máy móc thậm chí sẽ phát sinh nhiều hơn trước.
3.3. Quy trình bảo trì, bảo dưỡng trong thực tế [4].

Việc thực hiện bảo trì, bảo dưỡng thường áp dụng đối với các trang thiết bị, máy
móc mua mới và còn nằm trong thời gian bảo hành. Thời gian bảo trì, bảo dưỡng
được diễn ra định kỳ theo quy định của nhà sản xuất và tuỳ theo từng loại trang
thiết bị, máy móc.
 Sơ đồ quy trình bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị, máy móc.

19
BTL TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ GVHD: Ts. Nguyễn Văn Tình

Hình 3. 1 Sơ đồ quy trình bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị, máy móc
 Sơ đồ quy trình sửa chữa, thay thế trang thiết bị máy móc.

20
BTL TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ GVHD: Ts. Nguyễn Văn Tình

Hình 3. 2 Sơ đồ sửa chữa, thay thế trang thiết bị máy móc

21
BTL TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ GVHD: Ts. Nguyễn Văn Tình

CHƯƠNG IV: TỔ CHỨC BẢO DƯỠNG, BẢO TRÌ MÁY MÓC THIẾT BỊ Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY.
4.1. Trên thế giới.
Thế giới có năm cấp bậc bảo trì:
- Bảo trì khi máy hỏng.
- Bảo trì phòng ngừa: bảo trì định kỳ theo thời gian hoặc dựa trên tình trạng
thiết bị.
- Bảo trì dự báo trước khi máy hỏng: xu hướng.
- Bảo trì hiệu suất.
- Bảo trì hiệu suất tổng thể.
4.2. Tại Việt Nam.
Bảo trì công nghiệp chưa được chú trọng nhiều. Hiện nay, Việt Nam đang ở giai
đoạn đầu cấp độ 2, tụt hậu so với thế giới khoảng 40 – 50 năm. Khoảng 50% máy
móc, thiết bị tại các công ty bị hư hỏng hoặc hư hại do không được bảo dưỡng. Các
doanh nghiệp nước ngoài, liên doanh thì áp dụng quy trình tiên tiến của họ (như
Toyota, Honda, Ford,…).
 Nguyên nhân:
- Việt Nam từng là bãi rác công nghiệp của thế giới.
- Trình độ bảo dưỡng bị tụt hậu (cách tiếp cận, suy nghĩ về bảo dưỡng của
người Việt Nam).
Ở nước ngoài thì bảo dưỡng và sản xuất là hai mặt của vấn đề, sản xuất và bảo
dưỡng gắn chặt với nhau, coi bảo dưỡng cũng đóng góp lợi nhuận cho công ty. Còn
ở Việt Nam, bảo dưỡng và sản xuất là hai cánh tay, sản xuất là tay phải đem lại lợi
nhuận, bảo dưỡng là tay trái không sinh ra lợi nhuận.
Đây là thực trạng chủ yếu ở đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Còn các doanh nghiệp lớn đã có tư duy bảo trì một cách khoa học hơn.
4.3. Liên hệ bảo trì tại Việt Nam [5].
Bảo trì nâng cao độ tin cậy RCM là chiến lược bảo trì được ứng dụng phổ biến
trong các nhà máy công nghiệp ở các nước phát triển trên thế giới. Với chiến lược
này, nguồn lực phục vụ công tác bảo dưỡng được sử dụng tối ưu qua việc tập trung
vào xử lí triệt để vào các tồn tại hư hỏng của thiết bị một cách có chọn lọc dựa trên
tần suất sự cố và mức độ quan trọng của chúng ảnh hưởng như thế nào đến độ tin

22
BTL TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ GVHD: Ts. Nguyễn Văn Tình

cậy, hệ số khả dụng và hiệu suất của toàn nhà máy. Từ đó giúp cải thiện năng suất
của nhà máy đồng thời tiết kiệm chi phí bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên. Với
tính ưu việt của RCM, từ năm 2016 EPS đã thực hiện nghiên cứu ứng dụng giải
pháp này cho các nhà máy nhiệt điện công suất lớn trong tổng công ty phát điện 3.
Rõ nét nhất là dự án 5 gói giải pháp công nghệ nâng cao độ tin cậy và hiệu suất vận
hành nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 với công suất 1244MW.

Hình 4. 1 Sơ đồ nhà máy Vĩnh Tân 2


1. Lắp đặt hệ thống giám sát tuổi thọ các chi tiết quan trọng trong lò hơi (BLO).
Cài đặt hệ thống giám sát BLO để theo dõi, phân tích tình trạng tuổi thọ của lò hơi
trong suất quá trình vận hành, đánh giá được bộ phận nào sắp hư hỏng cần sửa
chữa, thay thế. Từ đó có thể đưa ra các phương án vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa
phù hợp.

Hình 4. 2 hệ thống giám sát tuổi thọ các chi tiết quan trọng trong lò hơi (BLO)

23
BTL TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ GVHD: Ts. Nguyễn Văn Tình

2. Tối ưu hóa quá trình điều khiển các quy trình công nghệ cháy trong lò hơi
(CTO). Hiệu chỉnh phân bố lệch gió, gió đầu vào và oxy thừa trong khói thoát, áp
suất lò hơi, bộ điều khiển nhiên liệu. Van gió thứ cấp điều khiển vị trí các cần điều
chỉnh tâm lửa trên các vòi đốt.

Hình 4. 3 Tối ưu hóa quá trình điều khiển các quy trình công nghệ cháy trong lò
hơi (CTO)

3. Tối ưu hóa nhiệt độ hơi chính vào tua bin (STO). Thực hiện tối ưu chu trình
kiểm soát nhiệt độ hơi nước đi vào tua bin, sử dụng phương pháp thay đổi bước
để hiệu chỉnh thay đổi dao động nhiệt độ hơi nước khi vào tua bin. Thiết lập bộ
điều khiển theo tần mới để tối ưu kiểm soát nhiệt độ hơi nước đi vào tuabin tích
hợp phần mềm điều khiển nhiệt độ hơi nước vào DCS.

Hình 4. 4 Tối ưu hóa nhiệt độ hơi chính vào tua bin (STO)

24
BTL TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ GVHD: Ts. Nguyễn Văn Tình

4. Tối ưu quá trình thổi bụi lò hơi (SBO), thay đổi nhóm thổi bụi thành 3 nhóm
thay vì 4 nhóm và thay đổi logic thổi theo lịch trình mới, giảm số lượng hơi không
cần thiết. Thực hiện sử lí các tồn tại hư hỏng vòi thổi bụi.

Hình 4. 5 Tối ưu quá trình thổi bụi (SBO)


5. Thay thế bộ chèn gió bị hở của bộ sấy không khí, thay thế 4 bộ chèn, điều
chỉnh hệ thống kiểm soát rò rỉ không khí LCS và đưa vào vận hành giúp tự động
điều chỉnh khe hở đảm bảo độ lọt gió trong trường hợp nhiệt độ khói thoát thay đổi.

Hình 4. 6 Thay thế bộ chèn gió bị hở của bộ sấy không khí


Kết quả sau khi thực hiện 5 giải pháp trên, hiệu suất tinh của nhà máy điện Vĩnh
Tân 2 tăng so với trước là 1,8%. Đồng thời cải thiện đáng kể khả năng kiểm soát tối
ưu các thông số vận hành lò hơi, tuabin hơi. Qua đó làm giảm được sự cố chủ quan
do con người đối với lò hơi của các tổ máy. Đảm bảo các tổ máy vận hành an toàn,
liên tục và ổn định.

25
BTL TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ GVHD: Ts. Nguyễn Văn Tình

26
BTL TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ GVHD: Ts. Nguyễn Văn Tình

Danh mục tài liệu tham khảo


[1]. https://vovgiaothong.vn/Nghe-toi-chon-Bao-tri-he-thong-thiet-bi-co-khi - 9/5/
2021
[2]. Bài giảng Bảo trì thiết bị công nghiệp – Ts. Nguyễn Ngọc Kiên – 2021
[3]. Bài giảng Bảo trì thiết bị công nghiệp – Ts. Nguyễn Ngọc Kiên – 2021
[4]. https://leanhhr.com/quy-trinh-bao-tri-bao-duong-sua-chua-thay-the-trang-thiet-
bi-may-moc-trong-doanh-nghiep.html - 12/5/2021
[5]. https://www.youtube.com/watch?v=N0hMqPFA02Y&t=62s – 12/5/2021

27

You might also like