You are on page 1of 26

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Cơ khí
Bộ môn Công nghệ Chế tạo máy

BÀI TẬP LỚN


Đề tài: Áp dụng mô hình Lean Six Sigma để cải tiến quá trình sản
xuất trong ngành công nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Tình


Danh sách thành viên nhóm 2:
Lương Xuân Đức - 20171168
Phạm Minh Hiển - 20171285
Trần Văn Dũng - 20171206
Lê Quốc An - 20171002

Hà Nội, 06/2021
BÀI TẬP LỚN GVHD: TS.NGUYỄN VĂN TÌNH

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội


Viện Cơ khí
Bộ môn Công nghệ Chế tạo máy

BÀI TẬP LỚN


Đề tài: Áp dụng mô hình Lean Six Sigma để cải tiến quá trình sản
xuất trong ngành công nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Tình


Danh sách thành viên nhóm 2:
Lương Xuân Đức - 20171168
Phạm Minh Hiển - 20171285
Trần Văn Dũng - 20171206
Lê Quốc An - 20171002

Hà Nội, 06/2021

2
BÀI TẬP LỚN GVHD: TS.NGUYỄN VĂN TÌNH

Lời nói đầu


Six Sigma hay 6 Sigma hay 6σ được xem là phương pháp giúp cải tiến quy trình
doanh và quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp. Thông qua hệ thống phương
pháp này các doanh nghiệp có thể thay đổi tư duy, gia tăng hiệu suất và giảm thiểu
sai sót, cải thiện lợi nhuận. 
Để có thể áp dụng được phương pháp Lean Six Sigma, song song với việc nghiên
cứu, trang bị đầy đủ những kiến thức sâu rộng về phương pháp cũng như khả năng
áp dụng Lean Six Sigma vào thực tiễn quản lí sản xuất cho đội ngũ kĩ thuật tương
lai là vô cùng quan trọng…Muốn thực hiện được điều này, ngoài việc học tập các
kiến thức cơ bản ở trên lớp, sinh viên cần phải nghiên cứu thêm các tài liệu, kiến
thức trên mạng xã hội hay thực tế trong các doanh nghiệp để có thể tự mình tổng
hợp các kiến thức đã học và đúc rút kinh nghiệm cho sau này.
Trong môn học “Tổ chức sản xuất cơ khí” này, chúng em được giao nhiệm vụ
nghiên cứu đề tài “Áp dụng mô hình Lean Six Sigma để cải tiến quá trình sản
xuất trong ngành công nghiệp khuôn mẫu”. Với những kiến thức đã được trang
bị, sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy cũng như sự cố gắng của cả nhóm nên đến nay
chúng em đã hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên trong quá trình nghiên
cứu, do năng lực bản than còn nhiều hạn chế nên có thể có nhiều thiếu xót. Do vậy,
chúng em rất mong được sự chỉ bảo thêm của thầy để có thể hoàn thiện thêm bài
nghiên cứu của cả nhóm.
Cũng thông qua môn học này, cùng với sự giảng dạy nhiệt tình của TS. Nguyễn
Văn Tình, đã giúp chúng em phần nào hiểu hơn, có cách nhìn tổng quát hơn về
cách thức tổ chức quản lí sản xuất thực tế trong các nhà máy, doanh nghiệp.
Cuối cùng chúng em xin cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của Thầy đã giúp
chúng em hoàn thành tốt bài nghiên cứu này.

Thực hiện

Sinh viên nhóm 2

3
BÀI TẬP LỚN GVHD: TS.NGUYỄN VĂN TÌNH

Mục lục

Danh mục hình ảnh.................................................................................................5


Danh mục bảng biểu................................................................................................6
Chương 1: Giới thiệu chung...................................................................................7
1.1 . Tổng quan..................................................................................................7
1.2. Lean là gì?......................................................................................................7
1.3. Six Sigma là gì?...........................................................................................7
Chương 2: Mô hình Lean Six Sigma....................................................................10
2.1. Mô hình Lean Six Sigma là gì?..................................................................10
2.2. Nguyên lí Mô hình Lean Six Sigma...........................................................11
2.3. Lợi ích của mô hình Lean Six Sigma.........................................................12
2.4. Hiệu quả của mô hình Lean 6 Sigma tích hợp..........................................13
Chương 3: Áp dụng Six Sigma vào doanh nghiệp – Quy trình DMAIC..........15
3.1. Vai trò của Hệ thống phần mềm khi triển khai Six Sigma......................19
3.1.1. Vai trò của Hệ thống phần mềm trong triển khai Six Sigma............19
3.1.2. Xu hướng tương lai...............................................................................20
3.1.3. Phần mềm thực sự giúp ích gì?............................................................20
3.2. Hệ thống phần mềm giúp ích như thế nào?..............................................20
3.3. Các loại hệ thống phần mềm......................................................................21
Chương 4: Liên hệ thực tế tập đoàn Samsung....................................................22
4.1. Bối cảnh ra đời Samsung:...........................................................................22
4.2. Six Sigma của Samsung - cải thiện quy trình để giành lợi thế dẫn đầu. 23
4.3. Kết quả.........................................................................................................25
Tài liệu tham khảo.................................................................................................26

4
BÀI TẬP LỚN GVHD: TS.NGUYỄN VĂN TÌNH

Danh mục hình ảnh

Hình 1 - Six Sigma vận hành dựa trên tìm kiếm và sửa chữa các khuyết tật trong
quy trình.....................................................................................................................8
Hình 2 - 5 Bước áp dụng Six Sigma vào doanh nghiệp...........................................10
Hình 3 – Tác dụng của Six Sigma...........................................................................15
Hình 4 – Nhà máy Samsung tại Thái Nguyên, Việt Nam.........................................22
Hình 5 – Đào tạo Six Sigma đến nhân viên của Samsung.......................................24

5
BÀI TẬP LỚN GVHD: TS.NGUYỄN VĂN TÌNH

Danh mục bảng biểu

Bảng 1: 6 cấp độ Sigma tương ứng với các độ lệch chuẩn[1]...................................9


Bảng 2: Top 6 thương hiệu điện thoại thông minh toàn cầu hàng đầu theo thị phần
trên toàn thế giới, 4Q15-1Q16 (năm 2016).............................................................25

6
BÀI TẬP LỚN GVHD: TS.NGUYỄN VĂN TÌNH

Chương 1: Giới thiệu chung

1.1. Tổng quan

Trong vòng một thế kỷ vừa qua, ngành công nghiệp trên thế giới đã đạt được hiệu
quả cao hơn bao giờ hết về cả sản lượng và chất lượng. Đặc biệt là khi các lý thuyết
và phương pháp cải tiến được đưa vào áp dụng sau những bài kiểm tra chặt chẽ.

Một trong những phương pháp có ảnh hưởng nhất trong số đó là Six Sigma. Bắt
đầu như một giải pháp hình thành trong sản xuất, phương pháp này nhanh chóng
phát huy hiệu quả và hiện đang được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực như chăm sóc
sức khỏe, tài chính,... bao gồm các công ty thuộc bảng xếp hạng Fortune 500 trên
toàn thế giới.

Lean Six Sigma là biến thể của Six Sigma. Mô hình Lean Six Sigma là sự kết hợp
giữa hệ thống Lean và hệ phương pháp 6 Sigma nhằm vừa giảm thiểu lỗi vừa loại
bỏ các hao phí trong quá trình sản xuất.

Để hiểu rõ Mô hình Lean Six Sigma đầu tiên bạn phải nắm rõ khái niệm của Lean
và Six Sigma.

1.2. Lean là gì?

Lean là phương pháp sản xuất tinh gọn, do hãng Toyota Nhật Bản khởi xướng áp
dụng với tên gọi TPS – Toyota Production System từ những năm 60. Áp dụng
Lean nhằm loại bỏ lãng phí và bất hợp lý trong quá trình sản xuất, cung cấp dịch
vụ, hướng mọi hoạt động của tổ chức theo hướng “tinh gọn” không có lãng phí, rút
ngắn thời gian cung cấp sản phẩm dịch vụ tới khách hàng. Phương pháp này đã
giúp Toyota và các hãng công ty của Nhật Bản tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội
trên thị trường toàn cầu với chất lượng ổn định, chi phí hợp lý và thời gian giao
hàng đúng hạn.

1.3. Six Sigma là gì?

Six Sigma (6 Sigma, hay 6σ) là một hệ phương pháp cải tiến quy trình kinh doanh
và quản lý chất lượng bằng cách dựa trên thống kê để tìm ra lỗi (khuyết tật), xác
định nguyên nhân của lỗi và xử lý lỗi nhằm làm tăng độ chính xác của quy trình.

7
BÀI TẬP LỚN GVHD: TS.NGUYỄN VĂN TÌNH

Hình 1 - Six Sigma vận hành dựa trên tìm kiếm và sửa chữa các khuyết tật
trong quy trình 

Six Sigma không phải là một hệ thống quản lý chất lượng giống như ISO 9001. Hệ
phương pháp này đem tới một tư duy mới cho các doanh nghiệp: thay vì tập trung
vào xử lý các sản phẩm lỗi, hãy đầu tư cải thiện quy trình để ngăn lỗi xảy ra, tạo lập
sự ổn định gần như hoàn hảo trong quá trình sản xuất và hoạt động kinh doanh. 

Six Sigma sử dụng phương pháp thống kê để đếm số lỗi phát sinh trong một quá
trình, sau đó tìm ra cách để khắc phục, đưa nó tới càng gần mức “không lỗi” càng
tốt. Chỉ khi nào một quy trình không tồn tại hơn 3,4 lỗi (hay khuyết tật) trên mỗi
một triệu cơ hội (sản phẩm), nó mới đạt được mức tiêu chuẩn của Six Sigma. 

Trong điều kiện thực tế, một quy trình Six Sigma có sự hoàn hảo đến mức
99,99966%. Đây là cấp độ Sigma thứ 6, với độ lệch chuẩn đại diện cho mức độ
trưởng thành nhất của một quy trình:

8
BÀI TẬP LỚN GVHD: TS.NGUYỄN VĂN TÌNH

Bảng 1: 6 cấp độ Sigma tương ứng với các độ lệch chuẩn[1]

9
BÀI TẬP LỚN GVHD: TS.NGUYỄN VĂN TÌNH

Chương 2: Mô hình Lean Six Sigma

2.1. Mô hình Lean Six Sigma là gì?

Mô hình Lean Six Sigma ( LSS) là một mô hình quản lý kết hợp có chọn lọc
giữa Sản xuất tinh gọn ( Lean Manufacturing) và Six Sigma ra đời vào những năm
90. Nó được xem là một xu thế mới trong việc lựa chọn các phương pháp và công
cụ cải tiến một cách hữu hiệu nhằm phát huy tốt nhất khả năng nội tại của tổ chức
để đồng thời đáp ứng cả ba yêu cầu quan trọng đối với khách hàng: giá cạnh tranh,
chất lượng tốt và thời gian giao hàng đúng hạn. Mô hình LSS đã được áp dụng
thành công tại các tập đoàn đa quốc gia như: GE, Xerox, Boeing, Samsung, LG,..
Có thể nói LSS là một phương pháp linh hoạt và toàn diện để đạt được và duy trì
sự thành công bền vững trong kinh doanh.

Hình 2 - 5 Bước áp dụng Six Sigma vào doanh nghiệp

10
BÀI TẬP LỚN GVHD: TS.NGUYỄN VĂN TÌNH

* Đối tượng áp dụng:

– Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ và có nhu cầu nâng cao
khả năng cạnh tranh thông qua loại bỏ lãng phí, rút ngắn thời gian sản xuất/ cung
cấp dịch vụ và nâng cao chất lượng sản phẩm.

– Tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu cải tiến nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng.

– Tổ chức, doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh
do chi phí đầu vào tăng cao, giá bán giảm, cần tái cấu trúc hoạt động.

2.2. Nguyên lí Mô hình Lean Six Sigma 

Khái niệm tinh gọn trong mô hình LSS tập trung vào việc giảm và loại bỏ tám loại
lãng phí trong sản xuất được viết tắt là DOWNTIME. Tám loại lãng phí đó là:

 - Lãng phí do khuyết tật sản phẩm (Defects). 

 - Lãng phí do sản xuất dư thừa (Overproduction). 

 - Lãng phí về thời gian vô ích (Waiting). 

 - Lãng phí nguồn nhân lực (Non-used talent).

 - Lãng phí vận chuyển (Transport).

 - Lãng phí do tồn kho (Inventory). 

 - Lãng phí do quá trình (Excess processing).

 - Lãng phí trong hoạt động (Motion). 

Tinh gọn ở đây nghĩa là tất cả các phương pháp, biện pháp hay công cụ giúp xác
định và loại bỏ sự lãng phí trong sản xuất. 

11
BÀI TẬP LỚN GVHD: TS.NGUYỄN VĂN TÌNH

2.3. Lợi ích của mô hình Lean Six Sigma

– Giảm chi phí sản xuất thông qua giảm thiểu lãng phí.

Lợi ích về tài chính khi áp dụng Lean Six Sigma là có thật, các doanh nghiệp đã
đưa ra những con số vô cùng đáng kể trong những năm qua khi áp dụng Lean Six
Sigma. Để minh chứng cho điều này, chúng ta có thể kể tới một số các doanh
nghiệp lớn dưới đây:

 Allied Signal đã tiết kiệm được hơn 800 triệu đô kể từ 1995.


 General Electric đã liên tục tăng trưởng, đạt lợi nhuận và tiết kiệm được
hơn 2 tỷ đô chi phí.
 Khi áp dụng các kỹ thuật Lean Six Sigma với phạm vi toàn quân của
quân đội Hoa kỳ, các chuyên gia dự đoán sẽ tiết kiệm được 2 tỷ đô.

– Rút ngắn thời gian sản xuất và cung cấp dịch vụ. Thực hiện đúng cam kết giao
hàng đúng hạn.

– Giảm thiểu sai lỗi trong quá trình sản xuất và cung cấp. Giảm tỷ lệ sản phẩm lỗi.

Các nhân viên thông thường rất khó để có thể tìm ra được gốc rễ của vấn đề để có
thể sửa chữa một cách tận gốc và kết quả là thời gian, năng lượng, nhân lực bị lãng
phí bị lãng phí vào những thay đổi hời hợt không đem lại nhiều lợi ích.

Lean Six Sigma giúp đơn giản hóa quy trình bằng cách hỗ trợ điều tra và hiểu rõ
quy trình để nhân viên có thể giải quyết tận gốc vấn đề đang gây ra những khiếm
khuyết mà khách hàng nhận thấy tại sản phẩm. Không chỉ dừng lại ở đó, Lean Six
Sigma cũng cung cấp cho đội ngũ chuyên viên kỹ năng phân tích dữ liệu để có thể
xác định vấn đề và đưa ra giải pháp hiệu quả.

– Không chỉ giúp tổ chức thực hiện những cam kết với khách hàng, khi áp dung
LSS tổ chức còn có khả năng nâng cao sự thỏa mãn bằng cách tạo ra các sản
phẩm/dịch vụ mới với mang lại nhiều giá trị gia tăng vượt trội so với đối thủ cạnh
tranh.

12
BÀI TẬP LỚN GVHD: TS.NGUYỄN VĂN TÌNH

– Xây dựng năng lực quản lý và giải quyết các vấn đề một cách hệ thống, khoa học
cho các cán bộ chủ chốt trong tổ chức thông qua việc học hỏi và áp dụng trong
thực tiễn các phương pháp và công cụ của LSS.

– Tạo nền tảng vững chắc cho việc xây dựng văn hóa chất lượng trong tổ chức.

2.4. Hiệu quả của mô hình Lean 6 Sigma tích hợp

Mô hình Lean 6 Sigma là mô hình kết hợp áp dụng đồng thời Lean và Six Sigma.
Mô hình này mang lại hiệu quả nhân đôi khi vừa loại bỏ hao phí vừa giảm thiểu lỗi
sai.

Mô hình Lean 6 Sigma là một trong các công cụ hữu hiệu hiện nay giúp xác định
và giảm thiểu các hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng (Non Value-Added) được
nhiều công ty, tập đoàn hàng đầu trên thế giới ứng dụng như: Toyota, Motorola,
GE,… đem lại lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp sản xuất trong vấn đề cải tiến
chất lượng.

Áp dụng mô hình Lean 6 Sigma sẽ giúp tổ chức chủ động phát hiện, giảm thiểu
lãng phí và các biến động trong quá trình cung cấp dịch vụ, tối ưu hóa giá trị cho
khách hàng, rút ngắn thời gian cung cấp nhằm đảm bảo duy trì khả năng cạnh tranh
vượt trội và tăng trưởng một cách bền vững.

Mô hình Lean 6 Sigma tích hợp các triết lý của Lean và 6 Sigma, các phương pháp
và quá trình được kết hợp hỗ trợ với nhau:

 Khung thực hiện của mô hình Lean 6 Sigma là 6 Sigma, nhưng cách tiếp cận
theo Lean được sử dụng đặc biệt trong việc thiết lập các mục tiêu và phương
pháp triển khai dự án cải tiến;
 PDCA của Lean và DMAIC của 6 Sigma có thể được sử dụng kết hợp linh
hoạt.

 Các công cụ phân tích quá trình, xác định chuỗi các hoạt động có giá trị,
Phân tích sự biến đổi của quá trình, có thể dùng đồng thời;
 Tăng tốc và giảm tối thiểu lãng phí có thể đạt được khi quá trình ổn định với
mức biến đổi nhỏ.

13
BÀI TẬP LỚN GVHD: TS.NGUYỄN VĂN TÌNH

Hai cách tiếp cận kết hợp cùng nhau tạo thành một chiến lược quản lý rất hiệu quả.
Một phương pháp quản lý nhằm giảm thiểu chi phí, một phương pháp nhằm nâng
cao chất lượng các quá trình và giảm sự biến đổi của sản phẩm/dịch vụ cung cấp.
Với mỗi mô hình, các công cụ, phương pháp kỹ thuật cụ thể sẽ cần được lựa chọn
để kết hợp với nhau, cũng như phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp.
Mục đích cuối cùng là giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của khách hàng một
cách tốt nhất, hiệu quả nhất.

14
BÀI TẬP LỚN GVHD: TS.NGUYỄN VĂN TÌNH

Chương 3: Áp dụng Six Sigma vào doanh nghiệp – Quy trình


DMAIC

Hình 3 – Tác dụng của Six Sigma

Lean Six Sigma được thực hiện theo phương pháp tiếp cận DMAIC bao gồm 5 giai
đoạn theo trình tự: Define ( Xác định), Measure ( Đo lường), Analysis ( Phân tích),
Improve ( Cải tiến) và cuối cùng là Control ( Kiểm soát). Mỗi giai đoạn được xác
định những hoạt động cụ thể mà nhóm dự án phải thực hiện bằng một hệ thống các
công cụ thích hợp.Tiến trình DMAIC là trọng tâm của các dự án cải tiến quy trình
Six Sigma. Các bước sau đây giới thiệu quy trình giải quyết vấn đề mà trong đó
các công cụ chuyên biệt được vận dụng để chuyển một vấn đề thực tế sang dạng
thức thống kê, xây dựng một giải pháp trên mô hình thống kê rồi sau đó chuyển đổi
nó sang giải pháp thực tế.

Bước 1: Xác định – Define (D)

Mục tiêu của bước Xác Định là làm rõ vấn đề cần giải quyết, các yêu cầu và mục
tiêu của dự án. Các mục tiêu của một dự án nên tập trung vào những vấn đề then
chốt liên kết với chiến lược kinh doanh của công ty và các yêu cầu của khách hàng.

15
BÀI TẬP LỚN GVHD: TS.NGUYỄN VĂN TÌNH

Đầu ra của giai đoạn xác định: Các dự án sẽ được triển khai trong dự án Lean Six
Sigma (là những vấn đề còn tồn tại về chất lượng bên trong của tổ chức )

Bước 2: Đo lường – Measure (M)

Mục tiêu của bước Đo Lường nhằm giúp hiểu thực trạng năng lực của tổ chức,
bước này có thể bao gồm:

– Đo lường năng suất lao động

– Đo lường khả năng đáp ứng yêu cầu khách hàng (cung cấp đơn hàng…)

– Đo lường sai lỗi, làm lại trong quá trình tạo ra sản phẩm

– Đo lường thời gian (Lead time, Cycle time, Takt time, Waste time,…)

– Thiết lập chi tiết quy trình sản xuất – để tìm ra những điểm nút cổ chai
(bottleneck) – là những điểm mà tại đó quá trình sản xuất bị ách tắc.

– Thiết lập những CTQ (Những điểm chất lượng trọng yếu) – là những yêu cầu về
tiêu chuẩn chất lượng tại những giai đoạn (Stage) của quá trình sản xuất.

– Đo mức Sigma – Là mức chỉ ra năng lực sản xuất của tổ chức trong vấn đề của
chất lượng sản phẩm tạo ra.

Bước 3: Phân tích – Analyze (A)

Trong bước Phân Tích, các thông số thu thập được trong bước Đo Lường được
phân tích để các giả thuyết về căn nguyên của dao động trong các thông số được
tạo lập và tiến hành kiểm chứng sau đó. Chính ở bước này, các vấn đề kinh doanh
thực tế được chuyển sang các vấn đề trên thống kê, gồm có:

– Xác định những điểm tạo ra giá trị gia tăng (Value added) và những điểm không
tạo ra giá trị gia tăng (Non – Value added).

– Xác định nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề tại các quy trình, công đoạn tạo ra
sản phẩm

16
BÀI TẬP LỚN GVHD: TS.NGUYỄN VĂN TÌNH

– Xác định những điểm gây tắc nghẽn (nút cổ chai) trong quá trình sản xuất.

Bước phân tích cho phép chúng ta sử dụng các phương pháp và công cụ thống kê
cụ thể để tách biệt các nhân tố chính có tính thiết yếu để hiểu rõ hơn về các nguyên
nhân dẫn đến khuyết tật:

– 5 Tại sao (Five Why’s) – sử dụng công cụ này để hiểu được các nguyên nhân sâu
xa của khuyết tật trong một quy trình hay sản phẩm, và để có thể phá vỡ các mặc
định sai lầm trước đây về các nguyên nhân.

– Đánh giá các đặc tính phân bố (Descriptive Statistics, Histograms) – công cụ này
dùng để xác minh đặc tính của các dữ liệu đã thu thập được là bình thường hay bất
bình thường nhằm giúp ta chọn các công cụ phân tích thống kê thích hợp về sau.

– Phân tích tương quan/Hồi qui (Correlation/Regression Analysis)- Nhằm xác định
mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào của quy trình và các kết quả đầu ra hoặc mối
tương quan giữa hai nhóm dữ liệu biến thiên.

– Đồ thị tác nhân chính (Main Effect Plot)- Hiển thị các tác nhân chính trong số
các tác nhân được nghiên cứu.

– Phân tích phương sai (ANOVA) – đây là công cụ thống kê suy luận được thiết kế
để kiểm tra sự khác biệt đáng kể giữa giá trị trung bình cộng (mean) giữa hai hoặc
nhiều tập hợp mẫu.

– Hoàn thành bảng FMEA (Failure Mode and Effect Analysis) – áp dụng công cụ
này trên qui trình hiện tại giúp ta xác định các hành động cải thiện phù hợp để ngăn
ngừa khuyết tật tái diễn.

– Các phương pháp kiểm chứng giả thuyết (Hypothesis testing methods) – đây là
tập hợp các phép kiểm tra nhằm mục đích xác định nguồn gốc của sự dao động
bằng cách sử dụng các số liệu trong quá khứ hoặc hiện tại để cung cấp các câu trả
lời khách quan cho các câu hỏi mà trước đây thường được trả lời một cách chủ
quan.

Bước 4: Cải tiến – Improve (I)

17
BÀI TẬP LỚN GVHD: TS.NGUYỄN VĂN TÌNH

Bước Cải Tiến tập trung phát triển các giải pháp nhằm loại trừ căn nguyên của dao
động, kiểm chứng và chuẩn hóa các giải pháp.

Các công cụ thường được áp dụng bao gồm:

– Quy hoạch mô phỏng dạng tế bào (Cellular Layout)

– Chuẩn hóa quy trình (Standard Work)

– Quản lý trực quan (Visual Management)

– Chất lượng từ gốc (hoặc cách gọi khác “Làm đúng ngay từ đầu”) – Poka yoke

– Sơ đồ chuỗi giá trị (Value Stream Mapping)

– Phương pháp 5S

– Duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể (TPM – Total Productive Maintenance)- Thời
gian chuyển đổi/Chuẩn bị (Changeover/setup time)

– Kanban

– Cân bằng sản xuất

– Hệ thống vừa đúng lúc JIT (Just In Time)

Bước 5: Kiểm soát – Control (C)

Mục tiêu của bước Kiểm Soát là thiết lập các thông số đo lường chuẩn để duy trì
kết quả và khắc phục các vấn đề khi cần, bao gồm cả các vấn đề của hệ thống đo
lường. Bước này bao gồm:

– Hoàn thiện hệ thống đo lường.

– Kiểm chứng năng lực dài hạn của quy trình.

– Triển khai việc kiểm soát quy trình bằng kế hoạch kiểm soát nhằm đảm bảo các
vấn đề không còn tái diễn bằng cách liên tục giám sát những quy trình có liên
quan.

18
BÀI TẬP LỚN GVHD: TS.NGUYỄN VĂN TÌNH

Các công cụ có thích hợp nhất trong bước này bao gồm:

– Kế hoạch kiểm soát (Control Plans): Đây là một hoặc tập hợp các tài liệu ghi rõ
các hành động, bao gồm cả lịch thực hiện và trách nhiệm cần thiết để kiểm soát các
tác nhân biến thiên đầu vào chính yếu với các chế độ hoạt động tối ưu.

– Lưu đồ quy trình với các mốc kiểm soát: Bao gồm một sơ đồ đơn lẻ hoặc tập hợp
các sơ đồ biểu thị trực quan các quy trình mới.

– Các biểu đồ kiểm soát qui trình bằng thống kê (SPC): Tập hợp các biểu đồ giúp
theo dõi các quy trình bằng cách hiển thị các dữ liệu theo thời gian giữa giới hạn
tiêu chuẩn cận trên (USL) và giới hạn tiêu chuẩn cận dưới (LSL) cùng với một
đường trung tâm (CL)

– Các phiếu kiểm tra (Check Sheets) – công cụ này cho phép chúng ta lưu giữ và
thu thập một cách có hệ thống các dữ liệu từ các nguồn trong quá khứ, hoặc qua sự
kiện phát sinh. Theo đó, các mẫu thức lặp lại và các xu hướng có thể được nhận
dạng và trình bày một cách rõ ràng.

3.1. Vai trò của Hệ thống phần mềm khi triển khai Six Sigma

Bên cạnh vai trò quan trọng của các chuyên gia Six Sigma cũng có một số yếu tố
khác đóng vai trò quan trọng không kém trong việc triển khai Six Sigma. Một
trong các yếu tố đó là hệ thống phần mềm đang ngày càng trở nên phổ biến và
không thể tách rời trong quá trình thực hiện Six Sigma.

3.1.1. Vai trò của Hệ thống phần mềm trong triển khai Six Sigma

Dường như các doanh nghiệp bị phụ thuộc quá nhiều vào chuyên môn và kỹ năng
của các chuyên gia Six Sigma, nhưng lại quên mất các quyết định trong Six Sigma
đều liên quan đến việc cải tiến chất lượng dựa trên các số liệu thống kê thu thập
được. Và để tính toán những số liệu ấy nhanh chóng thì hệ thống các phần mềm là
lựa chọn tối ưu nhất.

Hơn nữa, đôi khi các chuyên gia cũng sẽ bị các yếu tố khác tác động làm ảnh
hưởng đến việc thu thập và xử lý số liệu. Vì vậy, để tránh các tác động xấu đến kết

19
BÀI TẬP LỚN GVHD: TS.NGUYỄN VĂN TÌNH

quả, các doanh nghiệp đang có xu hướng tin tưởng sử dụng hệ thống phần mềm
nhiều hơn.

3.1.2. Xu hướng tương lai

Như với tất cả các công cụ cải tiến chất lượng và kỹ thuật, triển khai Six Sigma
cũng sẽ ngày càng phụ thuộc vào hệ thống phần mềm tiên tiến. Tuy nó không phải
là yếu tố chính nhưng chắc chắn nếu các quy trình kinh doanh ngày càng phổ biến
và phức tạp hơn thì việc sử dụng các hệ thống phần mềm là phương án tối ưu nhất
trong triển khai Six Sigma.

3.1.3. Phần mềm thực sự giúp ích gì?

Trên thực tế là hệ thống phần mềm được sử dụng ở mọi giai đoạn trong triển khai
Six Sigma.

Từ giai đoạn ban đầu như thu thập dữ liệu, tổng hợp, phân loại và phân tích cho
đến các quyết định quan trọng như cân nhắc các bên liên quan, xử lý những thay
đổi cải tiến… hệ thống phần mềm được ứng dụng xuyên suốt để đảm bảo rằng tất
cả mọi thứ được thực hiện một cách chính xác nhất và hiệu quả nhất.

Quyết định nâng cao chất lượng phải dựa vào các nguồn dữ liệu chính xác và đáng
tin cậy, hệ thống phần mềm giúp làm giảm đáng kể xác suất sai sót. Trong thực tế,
nó kết hợp hoàn hảo các kỹ năng chuyên nghiệp với các dữ liệu quan trọng và
thông tin trong quá trình kinh doanh và đáp ứng các nhu cầu, yêu cầu và mong đợi
của khách hàng.

3.2. Hệ thống phần mềm giúp ích như thế nào?

Hệ thống phần mềm được chứng minh là một sự trợ giúp tuyệt vời, vì các quy trình
kinh doanh hiện nay ngày càng phức tạp, tạo ra các số liệu thống kê đồ sộ không
thể được tóm tắt và đánh giá bằng tay. Hệ thống phần mềm có khả năng xử lý dữ
liệu rất lớn chỉ trong vòng vài giây, mà vốn dĩ phải mất cả tháng nếu thực hiện
bằng tay

20
BÀI TẬP LỚN GVHD: TS.NGUYỄN VĂN TÌNH

Các chuyên gia có thể đưa ra quyết định nhanh chóng và kịp thời nhờ vào hệ thống
phần mềm này. Điều này rất cần thiết trong tình hình cạnh tranh khốc liệt như ngày
này và tất nhiên những người đi trước thường là những người chiến thắng

3.3. Các loại hệ thống phần mềm

Có rất nhiều hệ thống phần mềm có thể ứng dụng váo việc triển khai các dự án Six
Sigma, nhưng nếu nhìn kĩ thì chúng được chia thành 2 nhóm chính.

Nhóm thứ nhất bao gồm các hệ thống phần mềm xử lý các số liệu thu thập được và
nhóm thứ hai là các phần mềm xử lý số liệu và đưa ra đánh giá

21
BÀI TẬP LỚN GVHD: TS.NGUYỄN VĂN TÌNH

Chương 4: Liên hệ thực tế tập đoàn Samsung

Hình 4 – Nhà máy Samsung tại Thái Nguyên, Việt Nam

4.1. Bối cảnh ra đời Samsung:

 Tập đoàn Samsung được thành lập năm 1938 tại Hàn Quốc, được công nhận
là tập đoàn sản xuất, tài chính và dịch vụ hàng đầu toàn cầu.
 Năm 1993, Samsung SH-700 có tỷ lệ lỗi quá cao, đến 11,8%. Dẫn đến việc
thu hồi và tiêu hủy toàn bộ hơn 150.000 sản phẩm.

→ Bước ngoặt cho việc thay đổi phương châm của Samsung, chuyển đổi trọng tâm
từ số lượng sang chất lượng và đáp ứng được các tiêu chuẩn toàn cầu.

22
BÀI TẬP LỚN GVHD: TS.NGUYỄN VĂN TÌNH

4.2. Six Sigma của Samsung - cải thiện quy trình để giành lợi thế dẫn đầu

Six Sigma của Chuỗi cung ứng Samsung được xây dựng dựa trên 2 nền tảng chính:

 Nền tảng 1: Phương pháp cốt lõi được phát triển bởi Nhóm kinh doanh
Chuỗi cung ứng (SCM Business Team, sau được đổi tên thành SBT). Nhóm
này đã nghiên cứu sáu cách tiếp cận Sigma khác nhau của các công ty toàn
cầu đã được lựa chọn từ trước (General Electric – GE, DuPont, Honeywell),
sau đó điều chỉnh và học hỏi.
 Nền tảng 2: Thiết kế phương thức cải tiến quy trình dựa trên những kinh
nghiệm thực tế của Chuỗi cung ứng Samsung nhằm hướng dẫn thực hiện
trong suốt các giai đoạn khác nhau.

Theo đó, Samsung đã cho ra đời nguyên lý Six Sigma của doanh nghiệp với
phương thức tiếp cận DMAEV:

 Define – Xác định: Xác định dự án tổng thể, bao gồm các vấn đề cần giải
quyết, (các) mục tiêu dự án và phạm vi, kết quả dự kiến, và tiến độ dự án.
 Measure – Đo lường: Hiểu được thực trạng năng lực của tổ chức, đo lường
năng suất lao động, thời gian (Lead time, Cycle time, Takt time, Waste
time), thiết lập chi tiết quy trình sản xuất, tìm ra những điểm nút cổ chai
(bottleneck) xảy ra trong quá trình sản xuất,…
 Analyze – Phân tích: Phân tích các thông số thu thập được trong bước Đo
Lường để giả thuyết về nguyên nhân của dao động và tiến hành kiểm chứng,
xác định những điểm tạo ra giá trị gia tăng (Value added) và những điểm
không tạo ra giá trị gia tăng (Non – Value added), xác định nguyên nhân gốc
rễ của các vấn đề, những điểm nút cổ chai trong quá trình sản xuất.

Một số phương pháp và công cụ thống kê được sử dụng trong bước này như
là: 5 Why’s, FMEA (Failure Mode and Effect Analysis), Các phương pháp
kiểm chứng giả thuyết, Đồ thị tác nhân chính (Main Effect Plot)

 Enable – Kích hoạt: tập trung phát triển các giải pháp nhằm loại trừ căn
nguyên của dao động, kiểm chứng và chuẩn hoá các giải pháp

23
BÀI TẬP LỚN GVHD: TS.NGUYỄN VĂN TÌNH

 Verify – Xác minh: thiết lập các thông số đo lường chuẩn để duy trì kết quả
và khắc phục các vấn đề khi cần, bao gồm cả các vấn đề của hệ thống đo
lường.

Bước này bao gồm: Hoàn thiện hệ thống đo lường, Kiểm chứng năng lực dài hạn
của quy trình, Triển khai việc kiểm soát quy trình

Ngoài ra, Samsung còn kết hợp 5 khái niệm tham số thiết kế:

 Process – Quy trình


 Operation rule & Policy – Quy tắc hoạt động & Chính sách
 Organization role & Responsibility – Vai trò tổ chức và Trách nhiệm
 Performance measure – Đo lường hiệu suất
 System – Hệ thống, mô hình hóa quy trình và kỹ thuật bản đồ chuỗi giá trị
và đầu tư liên quan đến chuỗi cung ứng phương pháp phân tích giá trị.

Hình 5 – Đào tạo Six Sigma đến nhân viên của Samsung

Về mặt nhân sự tại Samsung, Six Sigma được triển khai đến toàn bộ các cấp
bậc quản lý cũng như nhân viên trên tất cả các bộ phận, chứ không chỉ phổ
biến một cách chung chung cho các quản lý cấp cao.

24
BÀI TẬP LỚN GVHD: TS.NGUYỄN VĂN TÌNH

Sau 3 năm, số lượng các Master Black Belts, Black Belts và Green Belts  đã đạt
gần 15.000 người, tức gần 1/3 số nhân viên của họ. Năm 2004, công ty đặt ra mục
tiêu huấn luyện đào tạo về Six Sigma cho toàn bộ lực lượng lao động của họ, với
khoảng 49.000 người trong 89 văn phòng nằm tại 47 quốc gia khác nhau.

Mô hình này còn được mở rộng sang cả Marketing, Sales và ngay cả những bộ
phận phục vụ gián tiếp như kế toán, nhân sự, bộ phận nghiên cứu và phát triển sản
phẩm mới (R&D), và cuối cùng là đến toàn bộ chuỗi cung cấp.

4.3. Kết quả

Cho đến năm 2015, Samsung vươn lên vị trí thứ 8 trong số 25 công ty hàng đầu thế
giới về hiệu quả của Chuỗi cung ứng, một phần quan trọng trong năng lực sản xuất
của công ty.

Có thể thấy, Six Sigma đã giúp Samsung xác định được nguyên nhân thất bại  của
những sản phẩm trước đó và phục hồi rất nhanh. Thành công của Galaxy S6 đã
thực sự lột xác dòng flagship của Samsung. Sau đó, tiếp nối thành công, Samsung
Galaxy S7 và S7 edge vươn lên vị trí số 1 trong thị trường smartphone.  Không chỉ
áp dụng siêu quy trình này cho các dòng điện thoại flagship, Samsung còn ứng
dụng nó cho các sản phẩm ở dòng mid-end, ví dụ điển hình nhất là Samsung J7
Prime.

Bảng 2: Top 6 thương hiệu điện thoại thông minh toàn cầu hàng đầu theo thị phần
trên toàn thế giới, 4Q15-1Q16 (năm 2016)

25
BÀI TẬP LỚN GVHD: TS.NGUYỄN VĂN TÌNH

(Nguồn: TrendForce, Apr., 2016)

Tài liệu tham khảo

[1] Six Sigma là gì? Cẩm nang 6 sigma dành cho người mới tìm hiểu
[2] Lean Six Sigma – Mô hình cải tiến năng suất chất lượng
[3] Six Sigma và Cách Samsung ứng dụng siêu mô hình này

26

You might also like