You are on page 1of 86

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CƠ KHÍ
= = =  = = =

ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NGUYÊN LIỆU TẠI CÔNG TY


CỔ PHẦN THÉP HÒA PHÁT

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Chí Tâm


Sinh viên thực hiện : Nhóm 4
Lê Minh Tuấn An
Nguyễn Đức Điệp
Nguyễn Anh Dũng
Nguyễn Quang Khải
Lê Đại Thắng
Lớp : 20212ME6030001 – K14

Hà Nội – 2022
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
KHOA CƠ KHÍ VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
BM THIẾT BỊ & DỤNG CỤ CÔNG
NGHIỆP *****
PHIẾU GIAO BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Đề số: 4
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên lớp: 20212ME6030001 Khóa: K14
2. Tên nhóm: 4 Họ và tên thành viên trong nhóm :

TT Mã SV Họ và tên Ghi chú


1 2019605934 Lê Minh Tuấn An
2 2019605407 Nguyễn Đức Điệp
3 2019605412 Nguyễn Anh Dũng
4 2019605881 Nguyễn Quang Khải
5 2019605731 Lê Đại Thắng

II. NỘI DUNG


1. Tên chủ đề:
Phương pháp quản lý nguyên liệu tại Công ty cổ phần thép Hòa Phát
2. Hoạt động của sinh viên:
Chuẩn đầu
TT Nội dung
ra
1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp
2 Thực trạng công tác quản lý chất lượng của doanh nghiệp
L4.1
3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
4 Phân tích, đánh giá chất lượng sản phẩm tại doanh nghiệp
Cải tiến quá trình trong công tác quản lý chất lượng sản
5
phẩm. L4.2
6 Thiết lập phương pháp kiểm soát chất lương sản phẩm.
7 Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
L4.3
8 Vận dụng các phương pháp quản lý nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm tại doanh nghiệp.
3. Sản phẩm:
Thuyết minh: Trình bày các nội dung công việc đạt được ở mục 2, thể hiện
trên khổ giấy A4 với số trang từ 30-50 trang.
III. NHIỆM VỤ
1. Hoàn thành bài tập lớn theo đúng thời gian quy định (từ ngày …/…./2022 đến
ngày …/…/2022)
2. Báo cáo sản phẩm theo chủ đề được giao trước giảng viên và những sinh viên
khác.
IV. HỌC LIỆU THỰC HIỆN BÀI TẬP LỚN
1. Tài liệu học tập:
[1]. Thân Thanh Sơn, Giáo trình ứng dụng 7 công cụ trong kiểm soát chất lượng
sản phẩm, 2013.
2. Tài liệu tham khảo:
[2]. Nguyễn Đình Phan, Đặng Ngọc Sự, Giáo trình quản trị chất lượng, NXB Đại
học KTQD, 2012.
[3]. Phan Công Nghĩa, Giáo trình thống kê chất lượng, NXB Đại học KTQD,
2012.
[4]. Nguyễn Quang Toản , ISO 9000 & TQM, NXB Đại học quốc gia TP.HCM,
2001.
[5]. Bùi Nguyên Hùng, Phòng ngừa khuyết tật trong sản xuất bằng các công cụ
thống kê, NXB Thống kê, 2000.
[6]. Greg Brue, Six sigma for managers, 2002.
[7]. Dale H. Besterfield, Quality Control, Prentice Hall International Editions,
USA, 1994.
[8]. Tiêu chuẩn ISO 9000:2005, ISO 9001:2008, ISO 9004:2009.

Hà Nội, ngày......tháng......năm 2022.

P. TRƯỞNG KHOA GV. HƯỚNG DẪN

TS. Nguyễn Anh Tú Nguyễn Chí Tâm


Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

MỤC LỤC

Chương 1: Giới thiệu Công ty cổ phần thép Hòa Phát ..........................................5


1.1. Giới thiệu chung .......................................................................................... 5
1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty .......................................................................... 7
1.3.Các thành tựu mà Công ty cổ phần thép Hòa Phát đã đạt được từ trước đến
nay ..................................................................................................................... 12
1.4. Các thành tựu ở lĩnh vực khác ................................................................... 21
Chương 2.Thực Trạng Công Tác Quản Lý Chất Lượng Tại Công ty cổ phần thép
Hòa Phát ...............................................................................................................23
2.1. Đánh giá khái quát kết quả đạt được về việc thực hiện ISO 9001:2000 ... 23
2.2. Thực trạng áp dụng hệ thống QLCL ISO 9000 ......................................... 25
Chương 3 : Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Sản Phẩm Công ty cổ
phần thép Hòa Phát ..............................................................................................37
3.1. Đặc điểm thị trường tiêu thụ ...................................................................... 37
3.2. Đặc điểm sản phẩm .................................................................................... 37
3.3. Công nghệ sản xuất .................................................................................... 38
3.4. Đặc điểm nguyên vật liệu .......................................................................... 41
3.5. Trình độ nguồn nhân lực............................................................................ 42
Chương 4: Phân Tích Đánh Giá Cất Lượng Sản Phẩm Tại Doanh Nghiệp ........45
4.1. Những thành quả đạt được trong thời gian qua và các sản phẩm tiêu biểu.
........................................................................................................................... 45
4.2. Một số hạn chế trong công tác QLCLSP của Công ty cổ phần thép HP: .. 53
4.3. Tính toán số liệu, xác định độ tin cậy về chất lượng sản phẩm: ............... 53
4.4. Tính toán giá trị hao hụt hàng hóa do lỗi: .................................................. 55
Chương 5: Cải tiến quá trình trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm. .......57
5.1.Một số giải pháp cải tiến HTQLCL 9000 ................................................... 57
Chương 6. Thiết lập phương pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm ....................70
6.1. Kiểm tra chất lượng ( Inspection ) ............................................................. 70
6.2. Kiểm soát chất lượng ( Quality Control- QC) ........................................... 70
6.3. Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance – QA) ....................................... 72
6.4. Kiểm soát chất lượng toàn diện ( Total Quality Control – TQC ) ............ 72
6.5. Quản lý chất lượng toàn diện ( Total Quality Management – TQM ) ...... 72
6.6. Phương pháp 5s.......................................................................................... 72
Chương 7: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng của công ty 75
7.1. Thực hiện chính sách khuyến khích vật chất, tinh thần nhân viên ............ 75
7.2. Xây dựng và áp dụng hệ thống quản trị chất lượng theo ISO 9000 .......... 75

1
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

7.3. Đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ ....................................................... 76
7.4. Tìm kiếm các nguồn cung cấp nguyên phụ liệu ổn định, có uy tín ........... 77
Chương 8: Vận Dụng Các Phương Pháp Quản Lý Nhằm Nâng Cao Chất Lượng
Sản Phẩm Tại Doanh Nghiệp. ..............................................................................78
8.1. Nâng cao nhậm thức về quản lý chất lượng. ............................................. 78
8.2. Đổi mới công nghệ và nâng cao khả năng thiết kế chế tạo sản phẩm mới .
........................................................................................................................... 79
8.3. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, TQM hoặc HACCP . ... 80
8.4. Tăng cường công tác tiêu chuẩn hoá. ........................................................ 81
8.5. Phát triển công tác tư vấn về quản lý chất lượng . .................................... 81
8.6. Tăng cường quản lý nhà nước với quản lý chất lượng . ............................ 82

2
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

Lời mở đầu
Trải qua nhiều khó khăn thăng trầm trong suốt gần 3 thập kỷ hình thành và
phát triển, Tập đoàn Hòa Phát là nhà sản xuất thép có thị phần số 1 Việt Nam cả
về thép xây dựng và ống thép suốt nhiều năm qua. Đây là thành quả của việc
nghiêm túc thực hiện “tâm huyết dẫn đầu bằng chất lượng”, chinh phục khách
hàng bằng những sản phẩm có chất lượng ưu việt nhất.
Tại các đơn vị của Hòa Phát, mọi quá trình từ khâu đầu vào đến đầu ra đều
được kiểm soát nghiêm ngặt theo hệ thống quản lý chất lượng ISO như ISO
9001:2015 (Hệ thống quản lý chất lượng), ISO 17025:2017 (Yêu cầu chung về
năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn), ISO 14001:2015 (Hệ thống quản
lý môi trường).
Qua đây chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối
với các thầy cô của Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô
ở Khoa Cơ Khí của trường đã tạo điều kiện cho chúng em được học môn “ Quản
lí chất lượng sản phẩm”. Một môn học rất bổ ích đối với chúng em bây giờ cũng
như sau này. Và chúng em cũng xin chân thành cám ơn Thầy Nguyễn Chí Tâm
đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn chúng em hoàn thành tốt môn học này.
Trong quá trình làm bài báo cáo môn học, do kiến thức cũng như kinh
nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những
thiếu sót, chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp thầy, cô để chúng em
học hỏi được nhiều kĩ năng, kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn bài báo cáo tiếp
theo.

Chúng em xin chân thành cảm ơn !

3
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Đánh giá bảng điểm:
- Quá trình học tập : ………………………………..
- Điểm : ………………………………
Ngày…….Tháng......Năm
2020.
Giáo viên hướng dẫn:
(Ký và nghi rõ họ tên)

4
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

Chương 1: Giới thiệu Công ty cổ phần thép Hòa Phát

Hình 1: Công ty cổ phần thép Hòa Phát


1.1. Giới thiệu chung
Hòa Phát là Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Khởi đầu
từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa
Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực khác như Nội thất, ống thép, thép xây
dựng, điện lạnh, bất động sản và nông nghiệp. Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính
thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán
HPG.
Hiện nay, Tập đoàn hoạt động trong 05 lĩnh vực: Gang thép (thép xây dựng,
thép cuộn cán nóng) - Sản phẩm thép (gồm Ống thép, tôn mạ, thép rút dây, thép
dự ứng lực) - Nông nghiệp - Bất động sản – Điện máy gia dụng. Sản xuất thép là
lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ trọng 90% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn. Với
công suất 8 triệu tấn thép thô/năm, Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép lớn
nhất khu vực Đông Nam Á.

5
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

Tập đoàn Hòa Phát giữ thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng, ống thép
và thịt bò Úc. Hiện nay, Tập đoàn Hòa Phát nằm trong Top 10 doanh nghiệp tư
nhân lớn nhất Việt Nam, Top 10 DN lợi nhuận tốt nhất, Top 5 DN niêm yết có
vốn điều lệ lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Vốn hóa thị trường của
HPG đạt 11 tỷ đô la Mỹ, nằm trong top 15 công ty thép có mức vốn hóa lớn nhất
trong ngành thép thế giới.
Với triết lý kinh doanh “Hòa hợp cùng phát triển”, Hòa Phát dành ngân sách
hàng trăm tỷ đồng mỗi năm để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với
cộngđồng.
- Lịch sử hình thành:
• 10/2000: Thành lập công ty cổ phần thép Hòa Phát, nay là công ty TNHH
Thép Hòa Phát Hưng Yên.
• 8/2007: Thành Lập công ty cổ phần thép Hòa Phát Hải Dương, triển khai
khu liên hợp sản xuất gang thép tại Kinh Môn, Hải Dương.
• 12/2009: Khu Liên hợp Gang thép Hòa Phát hoàn thành đầu tư giai đoạn 1.
• 10/2013: Khu Liên hợp Gang thép Hòa Phát hoàn thành đầu tư giai đoạn 2,
nâng tổng công suất thép Hòa Phát lên 1,15 triệu tấn/năm.
• 2/2016: Hoàn thành đầu tư Giai đoạn 3 – Khu liên hợp gang thép Hòa Phát,
nâng công suất thép xây dựng Hòa Phát lên 2 triệu tấn/năm.
• 2/2017: Thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất, triển khai Khu
Liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất tại tỉnh Quảng Ngãi, quy mô 4
triệu tấn/năm với tổng vốn đầu tư 52.000 tỷ đồng, đánh dấu bước ngoặt phát
triển mới của Tập đoàn Hòa Phát.
• 7/2019: Vận hành thử nghiệm lò cao đầu tiên tại Khu liên gang thép Hòa
Phát Dung Quất.

6
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty

1.2.1. Cơ cấu sản xuất


Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức sản xuất của
Công ty được chia thành các bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất. Bộ phận sản
xuất gồm 4 phân xưởng:
• Phân xưởng Thiết kế khuôn: có nhiệm vụ chuẩn bị Khuôn đúc.
• Phân xưởng nguyên liệu: có nhiệm vụ chuẩn bị nguyên liệu và tỉ lệ.
• Phân xưởng đúc: có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm.
• Phân xưởng gia công: thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá và hoản thiện
sản phẩm.
Phân xưởng thiết kế khuôn sẽ là nơi bắt đầu cho quy trình sản xuất, cung cấp
đầu vào khuôn đạt chuẩn cho phân xương đúc. Còn phân xưởng Đúc tham gia
đảm bảo sự hoạt động tốt của máy móc dây chuyền và đúc sản phẩm. Để trợ giúp,
phục vụ cho công tác sản xuất này, Công ty còn tổ chức một số tổ đội khác. Những
đội này được bố trí xung quanh khu vực các phân xưởng để thực hiện kịp thời và
nhanh chóng những thao tác hỗ trợ; gồm 3 tổ đội:
• Đội bốc xếp: chịu trách nhiệm thực hiện công việc bốc dỡ vật tư, nguyên
liệu, hàng hóa theo quy định của Công ty.
• Đội xe: thực hiện vận chuyển và bảo quản sản phẩm từ Công ty đến các nhà
phân phối an toàn về số lượng, chất lượng và thời gian.
• Đội bảo vệ: có nhiệm vụ bảo vệ nguyên vẹn tài sản của Công ty, chống lại
mọi hành vi xâm phạm của Công ty.
Công ty đã xây dựng một dây chuyền chuyên môn hóa cao trong quá trình sản
xuất sản phẩm, có khả năng tận dụng được tối đa các nguồn lực của Công ty. Các
đơn vị trong Công ty đều liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến chất lượng sản
phẩm. Nếu một bộ phận không hoàn thành nhiệm vụ của mình, hoặc có sự sai sót

7
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

trong các công đoạn sản xuất thì sẽ ảnh hưởng tới kết quả chung của các bộ phận
dẫn đến việc đòi hỏi tinh thần trách nhiệm của từng bộ phận.
1.2.2. Bộ máy quản lí
a. Trách nhiệm, quyền hạn của ban Giám đốc Công ty
- Giám đốc: Giám đốc Công ty do Chủ tịch Công ty tuyển chọn, bổ nhiệm
hoặc kí hợp đồng có thời hạn, tối đa là 5 năm. Giám đốc là người đại diện theo
Pháp luật của Công ty, nếu Chủ tịch Công ty không kiêm Giám đốc Công ty.

* Các phòng ban gồm: * Các phân xưởng gồm:


- Phòng Hành chính - Phân xưởng thiết kế khuôn
- Phòng Kế hoạch vật tư - Phân xưởng nguyên liệu
- Phòng Xuất - Nhập khẩu - Phân xưởng đúc
- Phòng Tổ chức nhân sự - Phân xưởng gia công.
- Phòng Tài chính kế toán
- Phòng Thị trường
- Phòng Tiêu thụ
- Phòng Kĩ thuật – Công nghệ
- Phòng Quản lí chất lượng
- Phòng Kĩ thuật cơ điện
- Ban bảo vệ
- Giám đốc Công ty: điều hành toàn bộ hoạt động của công ty thông qua các
phòng ban chức năng, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Công ty và trước Pháp luật
về mọi hoạt động điều hành của Công ty.
- Phó giám đốc kỹ thuật: Giúp việc cho Giám đốc và là người đại diện lãnh
đạo chất lượng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về điều hành các công việc thuộc

8
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

lĩnh vực kĩ thuật của Công ty. Chịu trách nhiệm về công tác an toàn lao động, vệ
sinh công nghiệp và môi trường.
- Phó giám đốc kinh doanh: Giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm
trước Giám đốc về các vấn đề có liên quan tới lĩnh vực kinh doanh: xây dựng
chiến lược và chính sách tiêu thụ sản phẩm, lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng
năm đối với các loại, xây dựng mạng lưới các nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm
khắp cả nước...
Khi Giám đốc ủy quyền, hai phó giám đốc có chức năng và nhiệm vụ trực tiếp
giải quyết các công việc của Giám đốc.
b. Chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn của các phòng ban
- Phòng hành chính: Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện mọi công việc về
quản trị văn phòng, lưu trữ các hồ sơ, tài liệu, văn bản... công tác đối ngoại của
công ty, chăm lo về đời sống, sức khỏe, bữa ăn cho công nhân viên chức công ty,
thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản và các kế hoạch xây dựng sửa chữa lớn
hàng năm của công ty.
- Phòng tổ chức nhân sự: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những quy
định của Nhà nước và công ty trong công tác quản trị nhân sự, lao động, tiền
lương, tiền thưởng và thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động. Tổ
chức thực hiện công tác đào tạo, điều chỉnh lao động cho các đơn vị. Tổ chức thực
hiện công tác an toàn vệ sinh lao động. Thực hiện công tác bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm thân thể cho cán bộ công nhân viên. Quản lí toàn bộ hồ sơ của cán bộ công
nhân viên công ty theo quy định của Nhà nước và công ty.
- Phòng kế hoạch, vật tư: Thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho
Giám đốc xây dựng phương án chiến lược sản xuất kinh doanh ngắn, trung, dài
hạn. Xây dựng và điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch mua vật
tư, phụ liệu, phù hợp với yêu cầu sản xuất. Tiếp nhận, sắp xếp, bảo quản, cấp phát

9
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

vậtt tư cho các phân xưởng và các đơn vị trong Công ty. Sắp xếp quản lý hệ thống
kho tang do đơn vị mình quản lý...
- Phòng xuất nhập khẩu: Tham mưu cho Giám đốc trong việc điều hành và
quản lí kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Pháp
luật và các quy định của Công ty cổ phần thép Hòa Phát. Xây dựng kế hoạch xuất
nhập khẩu ngắn hạn và dài hạn của Công ty, trình Giám đốc Công ty phê duyệt và
tổ chức thực hiện. Tham gia công tác nghiên cứu thị trường, đánh giá nhu cầu
khách hàng nước ngoài đề xuất giải pháp xuất khẩu theo từng đối tác.
- Phòng tài chính- kế toán: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty và Nhà
nước về việc thực hiện Pháp luật và các quy định hiện hành về công tác tài chính,
kế toán, thống kê. Tổng hợp theo dõi kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, đề
xuất các biện pháp kinh tế phù hợp với tình hình thực tế. Xây dựng giá thành và
giá bán sản phẩm mới. Tính toán các chỉ tiêu tài chính, theo dõi công nợ và các
khoản nộp ngân sách. Tổ chức đánh giá và kiểm kê tài sản các đơn vị trong công
ty.
- Phòng kĩ thuật- công nghệ: Giữ vững và ổn định chất lượng sản phẩm đồng
thời không ngừng cải tiến chất lượng theo thị trường. Thực hiện các chức năng
công tác kỹ thuật của công ty, quản lý quy trình công nghệ sản xuất thép. Xây
dựng các tiêu chuẩn nguyên vật liệu, bán thành phẩm, sản phẩm. Quản lí các đề
tài tiến bộ kĩ thuật và áp dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.
- Phòng kỹ thuật cơ điện: có trách nhiệm theo dõi quản lý toàn bộ trang thiết
bị kỹ thuật, cơ khí thiết bị chuyên dùng, chuyên ngành, điện lạnh, điện hơi nước
cả về số lượng và chất lượng của công ty. Tham mưu cho Giám đốc về xây dựng
đề án đầu tư thiết bị. Tham gia dạy nâng cấp, nâng bậc cho công nhân viên trong
công ty.

10
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

- Phòng quản lý chất luợng: chịu trách nhiệm về công tác quản lý chất lượng
nguyên liệu, vật tư nhập kho và trước khi đưa từ kho vào sản xuât cũng như chất
lượng của sản phẩm trong quá trình sản xuất và thành phẩm trước khi xuất kho.
Theo dõi, giám sát, duy trì hệ thống chất lượng của công ty. Hàng năm lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện đánh giá chất lượng nội bộ theo sự phê chuẩn của đại
diện lãnh đạo chất lượng. Xây dựng và thực hiện kế hoạch chất lượng.
- Phòng thị trường: phòng có trách nhiệm nghiên cứu thị trường, nắm bắt các
thông tin thị trường để từ đó có căn cứ đề ra các chiến lược kinh doanh. Đồng thời
làm công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm mới, tham dò nhu cầu thị hiếu khách
hàng để từ đó cùng phòng tiêu thụ tham mưu cho Giám đốc về công tác tiêu thụ
sản phẩm, phát triển thị trường. Xây dựng hình ảnh của công ty và sản phẩm trên
thị trường trong nước và quốc tế thông qua việc tham gia các hội chợ triển lãm và
các chương trình khác nhằm đạt mục tiêu này.
- Phòng tiêu thụ: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác tiêu thụ sản
phẩm. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và báo cáo thống kê công tác tiêu thụ sản
phẩm ngày, tháng, quý, năm. Đề xuất với lãnh đạo công ty về công tác lựa chọn
và theo dõi hoạt động các nhà cung cấp, các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm
của công ty. Hỗ trợ phòng thị trường trong việc nghiên cứu xây dựng thị trường.
- Ban bảo vệ: Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về mọi hoạt động: an
ninh trật tự, quốc phòng quân sự địa phương của công ty theo quy định của nhà
nước. Tham mưu giúp viêc cho Đảng uỷ, Giám đốc công ty trong công tác bảo vệ
an ninh trật tự và công tác quốc phòng quân sự ở địa phương. Xây dựng và tổ chức
thực hiện các kế hoạch, phương án về công tác bảo vệ, phòng chống cháy nổ, quân
sự cuả công ty. Trực tiếp tuần tra, canh gác, kiểm tra kiểm soát người, hàng hoá,
phương tiện ra vào công ty. Tổ chức cứu chữa khi có tình huống cháy nổ xảy ra.
Đấu tranh và phát hiện kịp thời những trường hợp vi phạm nội quy.

11
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

- Bộ máy quản trị các phân xưởng


- Quản lý các hoạt động sản xuất tại phân xưởng.
- Căn cứ nhiệm vụ sản xuất tháng, quý, năm được công ty giao xây dựng
phương án tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất.
- Tham gia thực hiện giải quyết các khiếu nại của khách hàng.
- Trả lương cho cán bộ nhân viên theo đúng chế độ và quy định của công
ty.
- Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng bình hút.
- Ký duyệt các chứng từ có tính pháp quy về lĩnh vực có liên quan.
- Xây dựng và ban hành các quy định, hướng dẫn.
1.3.Các thành tựu mà Công ty cổ phần thép Hòa Phát đã đạt được từ trước
đến nay

1.3.1.Kết quả sản xuất kinh doanh


Nói về lý do dấn thân vào ngành thép, ông Trần Tuấn Dương – Phó Chủ
tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát kể, trước năm 1996, cả miền Bắc có duy nhất một
công ty làm ống thép ở Hải Phòng với sản lượng chỉ 2.000 tấn/tháng, rất ít. Đi
mua ống thép khó khăn quá, còn phải “lót tay” mới mua được nên chúng tôi bực
mình đi tìm hiểu xem làm thế nào và sang Đài Loan mua máy về, và thành lập
công ty sản xuất ống thép vào 20/8/1996. Từ 1-2 cái máy ban đầu, giờ Hòa Phát
có cả trăm máy cắt, uốn ống và trở thành Công ty sản xuất ống thép có thị phần
số 1 Việt Nam, tự tin hướng đến cột mốc 25.000 tỷ doanh thu, một con số rất ấn
tượng.
“Hồi đấy ít người, mệt mà vui”
Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát có tên gọi ban đầu là Công ty TNHH
Ống thép Đài Nam. Những ngày đầu là một máy cắt xẻ tôn đã cũ, một máy làm

12
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

ống trong nhà xưởng thuê lại ở Cầu Chùa, Kiêu Kỵ cùng hơn ba chục con người
hầu như chưa biết gì về sản xuất ống thép.
“Lúc đó anh Trần Tuấn Dương làm Giám đốc, anh Nguyễn Mạnh Tuấn,
anh Hoàng Đức Thuận (Giám đốc Tôn Hòa Phát hiện nay) và tôi làm mảng bán
hàng. Giai đoạn đầu rất thiếu thốn khó khăn, phương tiện đi lại không có, anh em
đi thị trường đều phải đi bằng xe máy, cả công ty chỉ có 1 chiếc ô tô cho giám đốc.
Có những lúc sếp Dương, sếp Tuấn cũng nhảy vào kiểm kê, đếm ống luôn. Hồi
đấy ít người, mệt mà vui!”, ông Nguyễn Thái Sơn – Phó Giám đốc Công ty nhớ
lại.
Ông Nguyễn Thái Sơn gọi những năm đầu của Ống thép Hòa Phát là thời
kỳ “tiền khởi nghĩa”. Ngoài các lãnh đạo kể trên, còn có rất nhiều gương mặt đã
gắn bó với “ngành ống” của Hòa Phát từ những ngày đầu đến nay, như chị Đỗ Hải
Yến – Phó Giám đốc Công ty, anh Nguyễn Đức Cơ – Giám đốc Nhà máy ống thép
Hòa Phát Hưng Yên, anh Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty ống thép Hòa
Phát Bình Dương Long An, anh Nguyễn Đức Tuấn – Giám đốc Công ty TNHH
MTV ống thép Hòa Phát Đà Nẵng, chị Đào Bích Hồng - Trưởng bộ phận Kho
Vận,.... Theo chị Hồng, sự quan tâm, thân tình như anh em một nhà của các lãnh
đạo Công ty đã khiến thế hệ của chị cũng như gần 2.700 con người hiện nay luôn
gắn bó lâu dài với Ống thép Hòa Phát, coi đây là gia đình thứ 2 của mình.

13
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

Từ chỗ ngày đầu mới thành lập chỉ có 2-3 máy uốn ống tại Nhà máy ở Hưng
Yên, đến nay Ống thép Hòa Phát đã có 06 Nhà máy tại cả ba miền với cả trăm dây
chuyền uốn ống, 05 dây chuyền sản xuất ống mạ nhúng nóng, 11 dây chuyền sản
xuất tôn mạ kẽm công suất thiết kế tất cả các Nhà máy đạt 1 triệu tấn/năm. Các
dòng sản phẩm chính của công ty gồm ống thép đen hàn có đường kính tối đa
325mm độ dày lên đến 12mm, ống thép tôn mạ kẽm, ống thép mạ nhúng nóng,
tôn cuộn mạ kẽm và một số sản phẩm thép công nghiệp khác.
1.3.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm và kết quả kinh doanh sản xuất:
Năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao là cơ sở
để Ống thép Hòa Phát gia tăng sản lượng bán hàng qua từng năm, chiếm lĩnh thị
phần trong nước và xuất khẩu. Doanh thu của ống thép Hòa Phát thực sự tăng
trưởng mạnh kể từ khi đầu tư nhà máy thép cán nguội tại Hưng Yên (2004) và
hoàn thành nhà máy ống thép tại Bình Dương năm 2010. Nếu doanh thu năm 2000

14
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

chỉ đạt mức 191 tỷ đồng thì đến năm 2010, con số này là trên 2.300 tỷ đồng, nghĩa
là doanh số tăng gấp hơn 12 lần trong 10 năm. Tốc độ tăng trưởng của công ty còn
nhanh hơn trong giai đoạn 2010-2015 khi chỉ sau 5 năm, doanh thu tăng tới trên
300% với trên 7.200 tỷ đồng vào năm 2015, nhờ đưa thêm nhà máy ống thép tại
Đà Nẵng và Long An đi vào hoạt động trong giai đoạn này.

Giai đoạn 2010-2020, sản lượng ống thép đã tăng 8 lần trong 10 năm. Về
thị phần, Hòa Phát đã xác lập và liên tục giữ vững vị thế số 1 trên thị trường ống
thép suốt 20 năm qua, hiện thị phần dao động ở mức 30-32%.

15
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

Trong năm 2021, đại dịch Covid-19 diễn ra ngày càng phức tạp trên phạm
vi cả nước, Ống thép Hòa Phát dự kiến đạt sản lượng khoảng 920.000 tấn, doanh
thu xấp xỉ 25.000 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 9% về sản lượng và 24,8% về
doanh thu so với 2020 và gấp hơn 330% so với năm 2015, một con số rất ấn tượng
và đáng tự hào. Công ty cũng đã chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để đáp ứng tối
đa nhu cầu đầu tư, xây dựng dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ sau khi dịch được kiểm
soát.
Song song với chiếm lĩnh thị trường trong nước, từ năm 2009 Ống thép Hòa
Phát đã bắt đầu quan tâm đến triển khai hoạt động xuất khẩu. Hòa Phát là một
trong những nhà xuất khẩu ống thép đầu tiên của Việt Nam có đủ nền tảng công
nghệ, kỹ thuật, chất lượng, sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế khắt
khe nhất. Từ đơn hàng 400 tấn đầu tiên vào Mỹ tháng 12/2009, Công ty đã lần
lượt chinh phục được 15 quốc gia, trong đó có những thị trường yêu cầu khắt khe
về chất lượng như Mỹ, Canada, Úc và nhiều quốc gia khác. Sản lượng xuất khẩu

16
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

năm 2019 đạt 24.000 tấn, gấp hàng chục lần so với 2009. Tốc độ tăng trưởng sản
lượng xuất khẩu trong những năm gần đây duy trì ổn định ở mức 5-10%/năm.
Lợi thế của Ống thép Hòa Phát là chủ động được nguồn nguyên liệu đầu
vào là thép cuộn cán nóng, sản phẩm của Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa
Phát Dung Quất, xuất xứ hàng hóa hoàn toàn của Việt Nam. Đây là lợi thế rất lớn,
đảm bảo chất lượng, sức cạnh tranh cho các sản phẩm ống thép Hòa Phát trên thị
trường quốc tế. Trong thời gian tới, Hòa Phát đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất
khẩu, tập trung vào các thị trường truyền thống như Mỹ, Canada, Úc và mở rộng
thêm thị phần xuất khẩu vào các khu vực Đông Nam Á và Nam Mỹ.
“Hòa hợp cùng phát triển”, Ống thép Hòa Phát và 500 đại lí như “anh em
trong gia đình”
Hiện nay, cứ 3 cây ống thép được bán ra ở VN thì có 1 cây ống thép là do
Hòa Phát sản xuất. Trong hội nghị khách hàng gần đây, ông Nguyễn Mạnh Tuấn,
Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Sản
phẩm Thép Hòa Phát chia sẻ, thành công của Ống thép Hòa Phát hiện nay là kết
quả của những nỗ lực không biết mệt mỏi của tập thể CBCNV Công ty, đặc biệt
là sự đồng hành, hợp tác khăng khít của các khách hàng đại lý, nhà cung cấp trên
cả nước suốt 1/4 thế kỷ qua.
Trên tinh thần “Hòa hợp cùng phát triển”, Ống thép Hòa Phát đã gây dựng
hệ thống 500 đại lí lớn nhỏ trên cả nước, tạo nên mối quan hệ mật thiết, hữu cơ
giữa nhà sản xuất với khách hàng, nhà phân phối. Rất nhiều đại lý đã gắn bó với
Hòa Phát từ những năm đầu tiên như Công ty Phúc Hà, Công ty Hà Dung, Cúc
Phương, Huyền Vinh, Khánh Duy, Vân Cộn, Triều Thâm,…
Bà Phạm Thị Phương Dung – Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Hà
Dung, cho biết: “Chúng tôi là một trong những đại lý phân phối sản phẩm ống
thép Hòa Phát ngay từ những ngày đầu. Trong quá trình hợp tác, chúng tôi luôn

17
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

nhận được sự lắng nghe, cầu thị và hỗ trợ kịp thời về sản phẩm, dịch vụ sau bán
hàng từ Hòa Phát, qua đó khách hàng ngày càng tin tưởng sử dụng ống thép Hòa
Phát”. Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Ngọc Vinh – Giám đốc Công
ty Huyền Vinh nói thêm: “Trong kinh doanh có những lúc thuận, có lúc khó. Tôi
coi anh em Hòa Phát như người trong gia đình, mà đã là gia đình thì không có gì
phải giấu giếm. Phải nói đúng, nói thật chứ. Sẵn sàng góp ý chân thành vì lợi ích
chung, cái gì chưa ổn thì cùng giải quyết, không để vướng mắc kéo dài. Như thế
nó dễ làm hơn, mới bền được”.
Trên góc độ thương hiệu, sản phẩm ống thép Hòa Phát là sự lựa chọn hàng
đầu của các nhà thầu cũng như khu vực dân dụng. Chứng minh cho điều này, ông
Nguyễn Quốc Hùng – Giám đốc Công ty Khánh Duy, một đại lí lớn khu vực
Thanh Hóa, Nghệ An cho biết: “Qua thời gian dài làm đại lí, tôi thấy thương hiệu
Ống thép đã ăn sâu vào lòng dân. Nhất là ở Nghệ An, người dân đến mua ống thép
đều hỏi: Đây có phải là ống thép Hòa Phát không? Đúng ống thép Hòa Phát mới
mua”.
Hướng đến mục tiêu 1,25 triệu tấn/năm và thị phần 35%
Để củng cố vị thế nhà sản xuất lớn nhất và uy tín thương hiệu của mình,
trong 5 năm tới, Ống thép Hòa Phát chủ trương tiếp tục mở rộng sản xuất, đầu tư
thêm các dây chuyền thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa; đa
dạng hóa sản phẩm hướng đến các thị trường xuất khẩu đòi hỏi tiêu chuẩn chất
lượng cao. Mục tiêu của Công ty đến năm 2025 sẽ đạt sản lượng 1,25 triệu tấn.
Để đạt được chỉ tiêu này, ngay từ bây giờ Hòa Phát đã triển khai thực hiện mở
rộng, cải tạo, nâng cấp đồng bộ cho từng nhà máy trên toàn quốc.
Cụ thể, Nhà máy ống thép Hòa Phát Hưng Yên trong năm 2021 hoàn thành
cải tạo nâng cấp các dây chuyền cắt, tẩy, cán, mạ dải nhằm nâng sản lượng nguyên
liệu tôn mạ kẽm (TMK) từ 400.000 tấn lên 850.000 tấn/năm. Đồng thời, nhà máy

18
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

đầu tư thêm hệ thống 8 lò ủ điện, cung cấp các sản phẩm tôn cán nguội ủ trắng,
đen công suất 60.000 tấn/năm. Với Nhà máy ống thép Hòa Phát Đà Nẵng, Công
ty sẽ đầu tư thêm dây chuyền sản xuất tôn mạ kẽm, nâng cấp đồng bộ các dây
chuyền nhằm đưa công suất sản xuất nguyên liệu TMK từ 130.000 tấn lên 250.000
tấn/năm vào năm 2022.
Trong giai đoạn từ năm 2022 – 2025, Công ty dự kiến đầu tư xây dựng mới
Nhà máy sản xuất ống thép Hòa Phát quy mô lớn nhất cả nước với đầy đủ các máy
móc, trang thiết bị hiện đại tiên tiến nhất hiện nay tại KCN Thuận Đạo, huyện Bến
Lức, tỉnh Long An. Với quy mô 16ha, Nhà máy sẽ thay thế nhà máy hiện tại, sản
xuất tất cả các loại ống thép, từ ống đen hàn, ống đen cỡ lớn đến 405mm, ống API,
ống đen cán nguội, ống tôn mạ kẽm, ống mạ kẽm nhúng nóng, nguyên liệu cán
nguội ủ đen, ủ trắng các loại, đồng thời cũng là Nhà máy chủ đạo sản xuất các đơn
hàng xuất khẩu của Công ty. Công suất dự kiến của Nhà máy mới tại Long An
này là 500.000 tấn/năm.
Ngoài ra, theo ông Nguyễn Thái Sơn – Phó Giám đốc Công ty Ống thép
Hòa Phát, việc trau dồi, đào tạo nâng cấp nguồn nhân lực đảm bảo chuỗi sản xuất-
bán hàng đạt hiệu quả cao trong tất cả các nhà máy và các khu vực trên cả nước
là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Tất cả nhằm thực hiện thành công chiến lược
tăng trưởng bán hàng trung bình 8-10%/năm và tập trung dành “hỏa lực” cho các
dòng sản phẩm cốt lõi là ống thép và nguyên liệu tôn mạ kẽm, nguyên liệu cán
nguội.

19
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

1.3.3. Thu nhập bình quân người lao động:


Những năm gần đây, số lượng lao động ngày càng giảm từ 1227 người năm
2005 xuống chỉ còn 948 người năm 2008, do Công ty chú trọng đầu tư theo chiều
sâu, sử dụng nhiều máy móc thiết bị hiện đại, tự động hóa; tay nghề công nhân
cũng được nâng cao.
Bảng 3: Tình hình lao động, tiền lương

Năm
Chỉ tiêu Đơn vị
2005 2006 2007 2008
Lao động tổng số Người 1227 1122 957 948
Tiền lương bình quân Triệu đồng/ 4.186 4.771 5.857 6.234
tháng người

20
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

1400
1200
1000
800 Lao động tổng số
600
Tiền lương bình
400
quân tháng
200
0
Đơn 2005 2006 2007 2008
Vị

Vậy nên thu nhập bình quân của CBCNV xu hướng tăng. Cụ thể:
Năm 2006, tiền lương bình quân tăng 0,585triệu đồng/người so với năm 2005,
tương ứng 13,98%.
Năm 2007, tiền lương bình quân tăng 1,086 triệu đồng/người so với năm 2006,
tương ứng 22,76%.
Năm 2008, tiền lương bình quân tăng 0,377 triệu đồng/người so với năm 2007,
tương ứng 6,44 %.
Vậy, bên cạnh công tác thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty cũng
luôn quan tâm đến đời sống người lao động.
1.4. Các thành tựu ở lĩnh vực khác

Trong nửa thế kỉ qua, cùng với những thành tựu về sản xuất,kinh doanh, các
mặt công tác khác như: công tác chăm lo đời sống cho người lao động, công tác
an toàn - bảo hộ lao động, phong trào thực hành tiết kiệm, công tác xã hội từ

21
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

thiện…của Công ty cổ phần thép Hòa Phát cũng đạt được những kết quả đáng
phấn khởi. Trước hết người lao động được đảm bảo việc làm và được lãnh đạo
công ty cùng các đoàn thể chú trọng nâng cao đời sống về mọi mặt. Phong trào thi
đua an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ, công tác quốc
phòng quân sự địa phương tại C.T được thực hiện tốt với phương châm đảm bảo
sản xuất an toàn, môi trường sạch đẹp. Công ty cổ phần thép Hòa Phát, Ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội và Công ty cổ phần thép Hòa Phát công nhận là đơn
vị an tòan và có thành tích suất sắc trong phong trào Xanh - Sạch - Đẹp.

22
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

Chương 2.Thực Trạng Công Tác Quản Lý Chất Lượng Tại Công
ty cổ phần thép Hòa Phát

2.1. Đánh giá khái quát kết quả đạt được về việc thực hiện ISO 9001:2000

2.1.1. Chất lượng sản phẩm


Chất lượng sản phẩm đã không ngừng được nâng cao, phù hợp với thị hiếu
người tiêu dùng. Để thấy rõ hơn tình hình chất lượng sản phẩm, ta đi vào nghiên
cứu chất lượng những sản phẩm chủ yếu
Ta thấy chất lượng toàn bộ sản phẩm năm 2008 cao hơn năm 2007 về cả 2 loại
chỉ tiêu:
• Về chỉ tiêu vật lí:
Tỷ lệ biến dạng năm 2008 so với năm 2007 ở cả hai loại thép và ống thép hầu
hết giảm, thể hiện qua số chênh lệch âm đã được tính theo bảng trên. Tỷ lệ lỗi
thép cũng tương tự, Công ty đã có những tiến bộ trong việc kiểm soát các chỉ tiêu
hóa học.
• Về chỉ tiêu cảm quan:
Nhìn chung, chất lượng các sản phẩm là chấp nhận được, đều từ mức trung
bình trở lên, không có chất lượng kém. Điểm cảm quan tất cả các thép hầu như
năm 2008 cao hơn 2007, mức chênh lệch điểm 2 năm là đáng kể và dương.
Tuy nhiên, ta thấy được chất lượng sản phẩm thép cuộn kém hơn nhiều so với
sản phẩm thép thanh. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu vật lí như trọng lượng, nứt sản
phẩm cũng đạt những con số còn khá cao: trọng lượng nứt trung bình > 1 tấn; còn
tỷ lệ biến dạng trung bình xấp xỉ 4%.
Sản phẩm được sản xuất ở phân xưởng đúc thép cuộn, lợi nhuận đơn vị kém
hơn các sản phẩm khác nhưng nhu cầu tiêu thụ cao. Máy móc ở đây cũ và lạc hậu
hơn so với phân xưởng gia công. Cho nên sản phẩm thép cuộn thường biến dạng,

23
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

nứt, oxi hóa, thoát cacbon, độ cứng không đạt, chất lượng nói chung kém hơn.
Như vậy, sản phẩm thép cuộn tuy đã phù hợp vơí người tiêu dùng cả về chất lượng
và giá cả nhưng Công ty cần đầu tư máy móc hiện đại hơn.
Sản phẩm thép thanh được sản xuất trên dây chuyền đồng bộ đạt tiêu chuẩn
TCVN 1651-1:2018, được tân trang lại hàng loạt. Đây là thuận lợi cho việc đảm
bảo chất lượng sản phẩm tháp thanh. Xét về chỉ tiêu cảm quan sản phẩm thép
thanh đạt chất lượng về tỷ lệ, độ cứng, mật độ cacbon, độ giòn.
2.1.2. HTQLCL tại Công ty được đảm bảo
Ngay từ năm 2001, Công ty đã chỉ đạo thực hiện áp dụng hệ thống quản lí
chất lượng ISO 9000 đảm bảo hiệu lực và hiệu quả. Sau khi áp dụng HTQL chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO, Công ty đã có một HTQL chất lượng ổn định, hoạt
động khá chặt chẽ và đồng bộ. Ngày 23/1/2003, Công ty đã được tổ chức Chứng
nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc tế QUACERT cấp Giấy chứng nhận phù hợp tiêu
chuẩn ISO 9000. Trong năm 2005, Công ty đã được Trung tâm chứng nhận sự
phù hợp QUACERT cấp lại Chứng nhận ISO 9000. Theo định kì của quá trình
chứng nhận hệ thống QLCL của tổ chức chứng nhận, Công ty sẽ được chứng nhận
lại nếu như duy trì tốt. Điều này được thể hiện qua các chỉ tiêu cụ thể như sau:
- Giảm hàng bán bị trả lại:
Ta thấy, qua các năm gần đây, Công ty đều vượt kế hoạch đề ra khi thực
hiện chương trình tiêu thụ về lượng hàng tiêu thụ được và lượng hàng bị gửi lại.
Nhờ thực hiện tốt quy trình sản xuất, kinh doanh, lượng sản phẩm sai hỏng giảm
hẳn và do đó lượng hàng bán bị gửi lại cũng giảm và một thành tựu đáng phát huy
đó là trong năm 2008, lượng hàng bán bị trả lại đã giảm xuống tối thiểu và bằng 0.
- Tiết kiệm nguyên vật liệu
Như vậy, tình hình tiêu hao nguyên liệu năm 2008 đã thực hiện tiết kiệm
tốt hơn định mức một lượng đáng kể trên các loại sản phẩm sản xuất. Đặc biệt là

24
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

loại sản phẩm thép thanh xuất khẩu, năm 2008 đã giảm được 20 tấn, tương ứng
hơn 4% lượng tiêu hao nguyên liệu so với định mức kế hoạch. Điều này cho thấy
Công ty đã ngày càng thực hiện tốt hơn hệ thống QLCL của mình đi đến hiệu quả
tiết kiệm nguyên liệu trong quá trình sản xuất.
2.2. Thực trạng áp dụng hệ thống QLCL ISO 9000

2.2.1. Trách nhiệm của lãnh đạo


a. Cam kết của lãnh đạo
Giám đốc Công ty cam kết huy động mọi nguồn lực để phát triển sản xuất
và thực hiện hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, nhằm luôn thoả
mãn khách hàng và các đối tác.
b. Hướng vào khách hàng
Công ty coi việc định hướng khách hàng là trung tâm của hoạt động kinh
doanh, là yếu tố chiến lược quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty trong
tương lai. Nhằm giữ vững và mở rộng thị trường, thu hút khách hàng, Công ty cố
gắng tìm hiểu nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng để đáp ứng ngày càng
tốt hơn những nhu cầu chính đáng của khách hàng.
Lãnh đạo Công ty từ sự tham mưu của Phòng Tiêu Thụ, Phòng Thị Trường
và các báo cáo liên quan theo định kì, nghiên cứu, tìm ra các yêu cầu cụ thể của
khách hàng về: số lượng, chất lượng hàng hóa, dịch vụ; những yếu tố thời gian,
địa điểm, loại hình phục vụ,… ; từ đó xây dựng, chỉ đạo phương pháp thực hiện.
Đánh giá sự thoả mãn của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ do
Công ty cung cấp, trên cơ sở đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu của khách
hàng thông qua quy trình cụ thể.
2.2.2. Mục tiêu chất lượng
Hàng năm, Công ty đề ra mục tiêu chất lượng cụ thể để thực hiện. Mục tiêu
chất lượng Công ty năm 2008:

25
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

• Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo hệ thống quản lí chất
lượng của Công ty đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9000.
• 100% CBCNV học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ kiểm tra chất lượng,
đáp ứng yêu cầu của hệ thống QLCL.
• Kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào, đảm bảo 100% đúng yêu cầu hợp đồng.
• Đảm bảo 100% sản phẩm ra ngoài thị trường đạt yêu cầu chất lượng.
Các mục tiêu trên được thực hiện thống nhất trong toàn Công ty. Căn cứ
vào mục tiêu chung toàn Công ty, các đơn vị xác định mục tiêu riêng cho mình
phù hợp đặc thù từng đơn vị. Các mục tiêu chất lượng này được treo trong từng
phòng cùng với chính sách chất lượng thể hiện quyết tâm áp dụng và duy trì hệ
thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 của toàn CBCNV. Kết quả là
trong năm 2008, Công ty đã thực hiện tốt các mục tiêu chất lượng đề ra.
2.2.3. Chính sách chất lượng
Giám đốc Công ty cam kết cung cấp đầy đủ nguồn lực để thực hiện có hiệu
lực và hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000, đảm bảo ổn định chất
lượng các loại thép, không ngừng cải tiến hệ thống quản lý chất lượng nhằm thoả
mãn tốt nhất yêu cầu của khách hàng. Khi có lỗi phát sinh, Công ty sẽ triệt để làm
rõ nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục kịp thời.
2.2.4. Hoạch định
Công ty xây dựng kế hoạch chất lượng trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh
doanh hàng năm với các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đồng thời nhằm thoả mãn các
yêu cầu của khách hàng. Công ty xác định và tiến hành xây dựng các quy trình,
các quá trình cần thiết cho hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với quy mô sản
xuất, dịch vụ của Công ty, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu của hệ thống quản
lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Đại diện lãnh đạo về chất lượng,

26
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

trưởng các bộ phận kiểm soát việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng và thường
xuyên tìm kiếm cơ hội để cải tiến.
2.2.5. Tổ chức thực hiện
a. Cơ cấu tổ chức hệ thống QLCL
Giám đốc và phó Giám đốc sản xuất là người chỉ đạo chung và chịu trách
nhiệm chính về chất lượng sản phẩm. Công tác QLCl chủ yếu tập trung ở 2 phòng:
Phòng QLCL và phòng KTCN. Phòng Kĩ thuật công nghệ có trách nhiệm soạn
thảo các thông số tiêu chuẩn cho từng công đoạn sản xuất, nghiên cứu các tiêu
chuẩn cơ sở, tiêu chuản của Tổng Công ty và truyền đạt xuống từng bộ phận.
Ngoài ra, phòng còn quản lí quy trình công nghệ sản xuất, sửa chữa máy móc, bảo
dưỡng, nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới.
Phòng Quản lí chất lượng có nhiệm vụ quản lí nguyên vật liệu, khuôn
đúc, chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, phát hiện sai sót, báo cáo để
Giám đốc chỉ thị khắc phục, giám sát chất lượng thành phẩm khi xuất kho, kiểm
tra kết luận nguyên nhân hàng bị trả lại. Hiện phòng có 37 nhân viên, chia làm 5
tổ:
+ Tổ văn phòng,
+ Tổ kiểm nghiệm phân xưởng đúc,
+ Tổ kiểm nghiệm phân xưởng nguyên liệu,
+ Tổ kiểm nghiệm phân xưởng gia công,
+ Tổ kiểm tra nguyên liệu.
Tuy có nhiệm vụ chuyên trách tại từng phân xưởng nhưng khi có yêu cầu,
các kiểm nghiệm viên đều có thể bổ sung, hoán đổi vị trí và phải đảm bảo công
việc tại vị trí mới. Tất cả các kiểm nghiệm viên đều được lựa chọn từ những công
nhân có năng lực trên dây chuyền và có tay nghề kiểm nghiệm (90% kiểm nghiệm
viên đều có trình độ trung cấp, còn lại là công nhân bậc 5/6).

27
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

Như vậy, với việc tổ chức hệ thống QLCl như trên, Công ty đã sắp xếp một
hệ thống khá gọn nhẹ , loại trừ tối đa sự dôi thừa các chi phí gián tiếp, trong đó,
Giám đốc trực tiếp tham gia vào nhiều hoạt động và có trách nhiệm chủ đạo trong
hệ thống QLCL nên nắm bắt được tình hình và định hướng hoạt động được theo
cách tối ưu.
Tuy nhiên, tất cả các đơn vị đều có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến chất
lượng sản phẩm nên đòi hỏi ý thức trách nhiệm của tất cả các bộ phận. Nhưng
công tác QLCL lại chủ yếu tập trung ở hai phòng QLCL và phòng KTCN cùng
với việc Giám đốc là người quyết định cao nhất trong Công ty làm giảm tính năng
động của các đơn vị, khiến cho một số lãnh đạo đơn vị khác chưa hình thành được
ý thức chủ động, ỷ lại vào những phòng chuyên trách trong công tác QLCL. Mặt
khác, do đặc thù tổ chức quản lí tại Công ty, các phân xưởng sản xuất nhận lượng
theo số lượng sản phẩm nên người công nhân chú trọng vào số lượng, thiếu ý thức
về chất lượng. Việc kiểm tra chất lượng nhiều lúc còn phụ thuộc vào các kiểm
nghiệm viên bộ phận chuyên trách. Vì thế, trên dây chuyền sản xuất còn phát sinh
nhiều lỗi, gây sai hỏng sản phẩm trên các công đoạn và dẫn đến sai hỏng cho thành
phẩm cuối cùng.
b. Hệ thống tài liệu
Các tài liệu của Hệ Thống QLCL của Công ty gồm:
- Sổ tay chất lượng.
- Các quy trình và quá trình theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9000.
- Các hướng dẫn.
- Các biểu mẫu.
- Các tài liệu cần thiết để đảm bảo cho việc hoạch định, tác nghiệp và kiểm
soát có hiệu lực trong việc thực hiện các quy trình, quá trình.
- Các hồ sơ chất lượng.

28
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

Văn bản của HTQLCL của Công ty được sắp xếp theo sơ đồ sau:

+ Tài liệu tầng 1: Sổ tay chất lượng xác định chính sách chất lượng, mục
tiêu chất lượng, và cơ cấu tổ chức quản lý chất lượng; các công việc cần làm để
đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn ISO 9000.
+ Tài liệu tầng 2: Các quy trình và quá trình của các công việc trong nhà máy.
Các quy trình nêu rõ: ai làm, khi nào, làm ở đâu, phương tiện gì, làm theo hướng dẫn
nào?
+ Tài liệu tầng 3: Các hướng dẫn chỉ rõ cách thức tiến hành một công việc cụ
thể.
+ Các biểu mẫu để thống nhất cách ghi chép, để phân loại và quản lý.
Kiểm soát hồ sơ:
+ Hồ sơ chất lượng của nhà máy được lưu giữ để chứng tỏ sự phù hợp với
các yêu cầu và hoạt động có hiệu quả của hệ thống QLCL.
+ Hồ sơ chất lượng đảm bảo dễ đọc, dễ tra cứu, dễ nhận biết và truy cập.
+ Hồ sơ chất lượng của nhà máy đảm bảo được lưu giữ, bảo vệ, phục hồi,
được phân loại và quy định thời gian lưu giữ và phương thức huỷ hồ sơ.
c. Hệ thống trang thiết bị, cơ sở hạ tầng cho QLCL

29
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

• Hiện trạng thiết bị sản xuất


Trong những năm gần đây, Công ty có những nỗ lực nhằm thực hiện đầu tư
chiều sâu, thay thế từng bước cho thiết bị cũ, lạc hậu đồng thời ứng dụng những
thành tựu khoa học mới vào trong sản xuất.
Ưu điểm:
- Dây chuyền sản xuất của Công ty là dây chuyền khép kín, từ khâu chuẩn
bị vật liệu đến khâu sản xuất thép. Nhờ đó giảm được sự tiêu hao nguyên vật liệu,
tiết kiệm cho sản xuất.
- Trên dây chuyền chế biến thép có lắp những máy kiểm tra chất lượng
sản phẩm như máy đo độ dày cacbon, độ bền… nhờ đó, người công nhân có thể
nắm bắt tình hình chất lượng nhờ quan sát các thông số công nghệ trên giây
chuyền.
- Nhìn chung hiệu suất sử dụng của các thiết bị tương đối cao, đều từ 80% trở lên.
Nhược điểm
- Trong dây chuyền đúc thép chỉ được thực hiện một lần nên tỷ lệ lỗi còn lớn
- Phân xưởng thép cuộn còn tập trung nhiều máy móc có hiệu suất sử dụng
thấp, năm sản xuất quá lâu, điều này đã dẫn tới chất lượng các sản phẩm thép cuộn
thấp hơn nhiều so với sản phẩm thép thanh.
• Công ty đã trang bị một số máy móc giúp đo lường một số chỉ tiêu vật lí
quan trọng như bảng sau:
Bảng 11: Thiết bị đo lường chỉ tiêu vật lí tại phân xưởng sản xuất (Nguồn:
phòng QLCL)

TT Thiết bị đo lường Nước sản xuất Số Lượng (cái) Năm sản xuất

1 Máy đo độ cứng Pháp 25 2001

30
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

2 Máy đo mật độ cacbon Pháp 31 2001

Tuy nhiên, những thiết bị này đều tập trung tại PX.Đúc 1 (thép thanh) vì đây
là PX phần lớn sản xuất thép để xuất khẩu nên đòi hỏi nghiêm ngặt hơn về chất
lượng. Trong khi đó tại PX. Đúc2 (thép cuốn) sử dụng phương pháp này ít hơn.
Do vậy, tỷ lệ phế phẩm thải ra trong quá trình đúc của PX. đúc Thép cuốn luôn
cao hơn so với PX đúc thép thanh.
• Phòng hóa nghiệm của Công ty được thành lập từ năm 1996. Hiện phòng
đang phân tích 03 chỉ tiêu hóa học nhưng hệ thống điện và hệ thống cấp thoát
nước cho phòng không đảm bảo tiện nghi và an toàn nếu như bổ sung thêm chỉ
tiêu.
Bảng 12: Hiện trang phòng Hóa nghiệm (Nguồn : Phòng KTCN)

Tên chỉ
Khu vực kiểm tra Thiết bị Hiện trạng
tiêu
- Cân phân tích Các thiết bị, dụng cụ
- Bộ nghiền mẫu hóa chất, đều được
Cacbon
- Nguyên liệu - Tủ sấy và tủ lạnh đầu tư từ năm 1996 trở
- Thành phẩm - Bộ chưng cất lại đây.
- Máy nung
Tạp chất - Bếp điện
- Bếp hóa lỏng

31
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

Phép thử cacbon của phòng hóa nghiệm là phương pháp cũ, chủ yếu dựa
vào tay nghê và kinh nghiệm của nhân viên. Thêm vào đó, kết quả xác định đường
tạp chất thực hiện bằng phương pháp giống nhau nên kết quả gần tương tự nhau.
Nhìn chung, các thiết bị đo lường - thử nghiệm của các đơn vị được sử dụng
và bảo quản đạt yêu cầu, các thiết bị được hiệu chuẩn đúng kế hoạch. Tuy nhiên,
các phép thử chưa mang lại kết quả chính xác do máy móc chưa được trang bị
hiện đại theo tiêu chuẩn.
d. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá trên từng công đoạn
• Kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào
Bảng 13: Chỉ tiêu kiểm tra nguyên liệu Nguồn: phòng QLCL

Chỉ tiêu kiểm tra Phương pháp kiểm tra


Cấp loại TC26-1-02
Cacbon Phương pháp PLIT và SMIT
Vùng nguyên liệu Cảm quan
Kiện nguyên liệu, khối lượng thép Cảm quan, cân
Độ ẩm Theo quy định của Công ty

Nguồn vật tư nhập từ nước ngoài như: cát manhezit, MgO, ...chưa có tiêu
chuẩn và phương pháp kiểm tra nên nhân viên kiểm tra chủ yếu dựa vào hợp đồng.
Điều này ảnh hưởng đến sự đảm bảo chất lượng đầu vào của vật tư phụ liệu.
Nhìn chung, việc mua sắm nguyên vật liệu đã được lên kế hoạch cẩn thận
nên Công ty đã giảm được chi phí tồn kho, nhờ đó mà giảm chi phí sử dụng nguyên
vật liệu. Công ty cũng thực hiện đáng giá nhà cung cấp, đây là một biện pháp tích
cực trong việc giảm chi phí nguyên liệu đầu vào.

32
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

Tuy nhiên, do thiếu thiết bị kiểm tra chất lượng nên việc kiểm tra vật tư phụ
thuộc vào nhà cung cấp. Công ty cần đầu tư một số thiết bị đo lường phục vụ một
số chỉ tiêu quan trọng như: độ nhẵn vật liệu, độ thông khí....
• Đánh giá chất lượng trong quá trình sản xuất
Công ty luôn xác định đảm bảo chất lượng sản phẩm không chỉ là nhiệm vụ của
nhân viên kiểm tra chất lượng mà là của mọi thành viên trong Công ty. Vì vậy, việc
kiểm tra chất lượng trên dây chuyền là trách nhiệm của mọi người tham gia sản xuất.
Công ty quy định rõ chỉ tiêu kiểm tra và phương pháp xác định. Ngoài
những chỉ tiêu kiểm tra trên dây chuyền, công nhân phân xưởng và kiểm nghiệm
còn theo dõi thông số công nghệ trên từng công đoạn.
Khi phát hiện có sự sai lệch thì báo ngay với người có trách nhiệm để khắc
phục. Bên cạnh đó, kiểm nghiệm phải theo dõi vệ sinh môi trường sản xuất và
nhiệt độ, độ ẩm để kịp nhắc nhở, không để ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
Sản phẩm qua mỗi công đoạn đều phải có xác nhận của kiểm nghiệm thì mới được
tiếp tục được đưa vào sản xuất. Nhờ đó, chất lượng sản phẩm nói chung đã được
cải thiện như đã phân tích ở phần trên.
• Đánh giá chất lượng thành phẩm
Hiện nay các tiêu chuẩn và hướng dẫn xác định chất lượng sản phẩm đã
được phổ biến theo hệ thống văn bản ISO do phòng quản lí chất lượng soạn thảo.
Công ty có hơn 40 tiêu chuẩn sản phẩm. Tiêu chuẩn sản phẩm được lập ra dựa vào
các tiêu chuẩn sau: Tiêu chuẩn Việt Nam; Tiêu chuẩn ngành; Tiêu chuẩn cơ sở.
Việc đánh giá chất lượng thành phẩm do trưởng phòng QLCL, trực tiếp
phụ trách. Các lô thép trước khi xuất kho phải có sự xác nhận của nhân viên kiểm
tra thành phẩm. Sản phẩm thép của Công ty có hai chỉ tiêu đánh giá chất lượng là
chỉ tiêu vật lí và chỉ tiêu hóa học. Chỉ tiêu hóa học bao gồm: Độ ẩm, cacbon, hàm
lượng hợp kim Fe và C. Chỉ tiêu vật lí bao gồm: kích thước thép, độ cứng, độ giòn,

33
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

…Để đánh giá chỉ tiêu hóa học, Công ty dùng phương pháp phân tích, còn đánh
giá chỉ tiêu vật lí, dùng đồng thời cả phương pháp phân tích và cảm quan.
Thang điểm của mỗi tiêu chuẩn là thang điểm 5, chất lượng tốt được 5 điểm,
khá từ 3-4 điểm, dưới 3 là trung bình và yếu. Sau đó nhân với hệ số quan trọng
của từng chỉ tiêu một rồi cộng lại sẽ ra điểm chất lượng chung cho thép. Thang
điểm chung cho thép là thang điểm 20. Nếu:
* 11,2 – 15,2 điểm: chất lượng trung bình.
* 5,2 – 18,2 xếp loại khá.
* > 18,2 xếp loại tốt.
Bảng 17. Điểm chất lượng cho thép cuộn (Nguồn Phòng QLCL)

Tiêu chuẩn Trung bình điểm Hệ số quan trọng Điểm quy đổi
Độ cứng 3.3 0.8 2.64
Độ bên 3.15 1 3.15
Mật độ cacbon 2.6 1.2 3.12
Bề mặt 2.2 0.6 1.32
Độ giòn 2.65 0.4 1.06
Tổng điểm 11.29

Như vậy, thép cuộn đạt chất lượng vì điểm chất lượng lớn hơn 11,2 nhưng chi vào
mức chất lượng trung bình.
Thành viên Hội đồng là những chuyên gia có nhiều kĩ năng, kinh nghiệm
trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm và chịu sự quản lí của chủ tịch Hội đồng
Cảm quan, Giám đốc. Họ thường là trưởng phó phòng các đơn vị, các thành viên
này đều đã được tham gia các khóa học do Tổng Công ty tổ chức. Điều này giúp
cho việc đánh giá mang lại kết quả chính xác.

34
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

Tuy nhiên, Công ty chưa có phòng đáng giá cảm quan nên việc tổ chức
đánh giá cảm quan trong phòng họp chưa đảm bảo các điều kiện môi trường xung
quanh như: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm...như quy định.

35
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

e. Hoàn thiện quy trình theo tiêu chuẩn ISO 9000


Quá trình đánh giá chất lượng nội bộ
Hình 3: Sơ đồ thực hiện xem xét đánh giá chất lượng nội bộ:
Công ty tổ chức đánh giá định kì 6 tháng 1
Kế hoạch lần, ngoài ra có thể đánh giá đột xuất khi cần

Phê duyệt thiết. Nội dung đáng giá: sự phù hợp của hệ
thống tài liệu đối với các yêu cầu của tiêu
Danh sách chuyên gia chuẩn ISO và đánh giá sự tuân thủ các quy
ĐGNB trình, hướng dẫn trong hệ thống tài liệu.
Thành lập nhóm chuyên Chuyên gia đánh giá nội bộ là cán bộ, công
gia
nhân của Công ty đã được đào tạo qua lớp
Lịch đánh giá đánh giá và có chứng chỉ. Việc lập và thông
báo chương trình đánh giá do Trưởng phòng
Điều mục đánh Quản Lý Chất Lượng thực hiện. Trưởng
giá
phòng Quản Lý Chất Lương có trách nhiệm
Đánh giá
theo dõi việc thực hiện hành động khắc
phục/phòng ngừa của các bộ phận sau đánh
Họp nhóm đánh
giá giá.

Yêu cầu hành động Vào tháng 1 hàng năm, Trưởng phòng QLCL
KP/PN lên “kế hoạch đánh giá nội bộ”, trình Giám
đốc xét duyệt, sau đó gửi các bộ phận liên
Sổ theo dõi
đánh giá quan. Chương trình đánh giá thì có cuộc họp
kết thúc, theo dõi hành động thực hiện
KP/PN.

36
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

Chương 3 : Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Sản Phẩm
Công ty cổ phần thép Hòa Phát

3.1. Đặc điểm thị trường tiêu thụ

Ngày nay, người tiêu dùng ngày càng khó tính hơn. Họ không chỉ để ý đến
hình thức, mẫu mã bên ngoài mà đang ngày càng chú ý nhiều về chất lượng bên
trong. Bên cạnh duy trì, mở rộng thị trường trong nước, Công ty cũng tích cực tìm
kiếm thị trường quốc tế. Thị trường xuất khẩu chính của Công ty trong thời gian
trước là: Liên Xô (cũ) , các nước trong khối Ả rập, Cộng hoà Séc. Gần đây, Công
ty đã và đang nghiên cứu mở rộng thị trường sang các nước Trung Đông và nhiều
nước khác.
Hiện nay trên thị trường có khoảng 21 doanh nghiệp sản xuất thép trong
nước thuộc Tổng công ty thép Việt Nam. Thị trường cạnh tranh đang ngày càng
khốc liệt khi thép nhập ngoại tràn vào sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Quản lí
chất lượng phải xác định được đầu vào của quá trình là khách hàng. Điều này
muốn thực hiện được phải cần đến công cụ thống kê, phân tích, xử lí thông tin
hiệu quả, đánh giá những yếu tố làm thỏa mãn khách hàng. Sự phát triển không
ngừng của khoa học công nghệ kéo theo sự biến động của thị trường, Công ty phải
cải tiến liên tục để bắt nhịp được những thay đổi đó. Công ty cũng cần đạt được
các mục tiêu chất lượng đề ra đông thời giảm khiếu nại khách hàng. Muốn thực
hiện điều đó, các quá trình tạo ra thép của Công ty phải được thực hiện theo nguyên
tắc làm đúng ngày từ đầu, đồng thời tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát
để giảm sai lỗi, khuyết tật, đảm bảo chất lượng.
3.2. Đặc điểm sản phẩm

Công ty kinh doanh trên nhiều lĩnh vực: sản xuất và kinh doanh các loại
thép; chế tạo, gia công, sửa chữa thiết bị máy móc chuyên ngành thép và các ngành

37
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

nghề khác nhưng mặt hàng chính vẫn là kinh doanh thép các loại, đây là sản phẩm
mang lại doanh thu chủ yếu. Hiện nay, Công ty đang sản xuất trên 6 loại sản phẩm
thép đa dạng về chủng loại, mẫu mã, đặc biệt là chất lượng. Các sản phẩm như:
phôi thép, thép cuộn, thép cuộn cán nóng, thép thanh, thép đặc biệt…Với mỗi loại
sản phẩm thì cần có những quy trình kiểm soát tương ứng nhằm hướng đến đảm
bảo chất lượng.
Thành phần chủ yếu của thép là Fe và C. Ngoài ra, mỗi loại cũng được pha
thêm các thành phần khác. Kết cấu sản phẩm khá phức tạp như vậy sẽ giúp cho
quá trình kiểm soát các khâu sản xuất các phần của thép khó hơn.Tuy vậy việc áp
dụng hệ thống ISO 9000 vẫn được thuận tiện. Công ty cần kiểm tra các công đoạn
nhập nguyên vật liệu, sản xuất bán thành phẩm, thành phẩm. Trong đó, kiểm tra
sản phẩm cần chú ý đến các chỉ tiêu: độ ẩm, hàm lượng Fe,C, tỷ lệ, độ cứng, tính
chịu nhiệt,..
Tuy nhiên, một đặc điểm nữa của sản phẩm thép là dễ bị ăn mòn, đặc biệt là
ở nhừng vùng có hàm lượng muối cao. Do vậy, Công ty cần có một quy trình bảo
quản chặt chẽ thép, tránh những thiệt hại do hư hỏng.
3.3. Công nghệ sản xuất

Quy trình chế biến, sản xuất:


Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Nhận nguyên liệu về đúng theo tỷ lệ, kiểm tra chất lượng từng mẻ.
Bước 2: Thiết kế khuôn đúc
- Vẽ và thiết kế trước khuôn đúc 2D, 3D,…
- Kiểm tra quá trình lắp đặt
Bước 3: Đúc
- Bỏ nguyên liệu đã chuyển bị vào lo nung
- Đổ lất lỏng sau khi nung vào khuôn

38
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

- Kéo ra và làm nguội tự nhiên khi đúng xong


Bước 4: Kiểm tra và gia công
- Kiểm tra độ bền, giòn, biến dạng… đúng tiêu chuẩn
- Cắt bỏ vụ thừa
- Vận chuyển tới phân xưởng bảo quản.
Trong các khâu của quy trình sản xuất thì có một khâu rất dễ phát sinh lỗi, đó
là các khâu: Đúc sản phẩm. Ở các khâu này, Công ty cần vạch rõ những tiêu chuẩn
cho từng công đoạn thuộc quy trình cụ thể để cho những người trực tiếp sản xuất
và kiểm tra có thể thực hiện đảm bảo theo yêu cầu. Như ở khâu chuẩn bị nguyên
vật liệu, việc xếp các loại vật liệu phải theo đúng công thức phối chế cho 1 lần
đúc; kiểm tra chất lượng nguyên liệu; thời gian chuẩn bị: 1 - 1,5 tiếng; tỷ lệ làm
ẩm: 98%; và cuối cùng, nhiệt độ trong bao phải đạt tiêu chuẩn.
Công ty sản xuất thép, máy móc thiết bị đòi hỏi sự thống nhất trong dây
chuyền sản xuất, dẫn đến việc cải tiến hay thay thế không thể diễn ra trong một
thời gian ngắn. Vì vậy, trình độ công nghệ hiện tại của Công ty là một yếu tố mà
Công ty không thể tác động để thay đổi ngay được nhưng cũng do đó mà có ảnh
hưởng lớn đến chất lượng các sản phẩm cũng như hệ thống quản lí chất lượng.
Công ty không chỉ đầu tư để nghiên cứu tìm ra các biện pháp kĩ thuật nhằm
khắc phục những máy móc đã lạc hậu mà còn đầu tư xây dựng mới, mua sắm,
lắp đặt nhiều phương tiện hiện đại như: máy chấn tôn thủy lực, máy ép, lò
luyện,… để tăng năng suất, chất lượng.

39
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

40
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

Các máy móc thiết bị có xuất xứ hầu hết là các nước có công nghệ phát triển
như: Anh, Đức, Pháp,Italy…Năm sản xuất hầu hết từ 1990 trở lại đây, các máy
phần lớn đang ở tình trạng tốt. Tuy nhiên, với việc đa dạng hóa sản phẩm hiện
nay, Công ty có hơn 6 loại thép, trong đó có tới 3 loại xuất khẩu. Điều này dẫn
đến việc máy móc luôn phải căn chỉnh để sản xuất nhiều loại khác nhau. Nhưng
do trình độ công nhân vẫn còn hạn chế, thiếu thợ bậc cao; các phụ liệu không đồng
bộ; một số thiết bị thay thế các chi tiết máy không đạt tiêu chuẩn, thời gian chết
máy làm ảnh hưởng đến năng suất chất lượng. Khó khăn như vậy nhưng nhìn
chung, Công ty cũng đã nỗ lực ứng dụng khoa học công nghệ, ghóp phần đảm bảo
chất lượng cũng như hiệu quả của hệ thống quản lí ISO 9000.

Nước sản
TT Số chủng loại
xuất
1 Anh Jul-17
2 Trung Quốc Apr-17
3 Nga Jan-17
4 Italy Jan-17
5 Pháp Jan-17
6 Đức Mar-17

Bảng 19. Tổng hợp máy móc thiết bị (Nguồn: Phòng KTCĐ)

3.4. Đặc điểm nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào của mọi quá trình sản xuất kinh doanh, đặc
biệt là ngành sản xuất thép, nó chiếm tỷ lệ lớn trong giá trị sản phẩm (65-70%).
Những nguyên vật liệu chính gồm: Fe và C, chiếm tỷ lệ từ 0,02% đến 2,06% sản
phẩm; và một số nguyên tố hóa học khác

41
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

Đặc điểm tổ chức sản xuất ở Công ty lại chủ yếu là sản xuất theo các đơn
hàng mà mỗi đơn hàng đều có những yêu cầu về quy cách, mẫu mã, chất lượng
khác nhau. Do vậy, nguyên vật liệu mà Công ty sử dụng rất đa dạng về chủng
loại. Điều này gây khó khăn cho cho công tác quản lí nguyên vật liệu đảm bảo
chất lượng ở tất cả các khâu. Công tác thu mua, bảo quản nguyên liệu có ý nghĩa
quan trọng trong quản lí và tổ chức hoạt động sản xuất của Công ty. Phòng quản
lí Chất lượng chịu trách nhiệm về tình hình nguyên vật liệu. Hàng tuần, hàng
tháng, các phân xưởng phải gửi báo cáo sử dụng vật tư để Công ty theo dõi, kiểm
tra theo những quy trình nhất định.

3.5. Trình độ nguồn nhân lực

Trình độ nhân lực ảnh hưởng đến quản lí chất lượng qua việc các nhân viên
có đủ khả năng áp dụng các tiêu chuẩn, yêu cầu bộ tiêu chuẩn ISO từ lí thuyết vào
thực tế hay không. Trình độ nhân lực cao giúp người lao động có quan điểm hệ
thống, hiểu được ISO là bọ tiêu chuẩn cho một hệ thống chất lượng chứ không
phải là tiêu chuẩn về riêng chất lượng sản phẩm và trách nhiệm quản lí chất lượng

42
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

thuộc về tất cả mọi thành viên. Nếu họ không hiểu thì hệ thống quản lí chất lượng
sẽ không đồng bộ. Có thể hiểu được ý nghĩa của ISO và các quá trình thì các
CBCNV mới có thể biến các quy định lí thuyết của ISO thành hiện thực. Trình độ
nguồn nhân lực không chỉ thể hiện ở việc hiểu ISO mà còn là trình độ chuyên môn
thực hiện ISO.
Lao động trực tiếp giảm từ 972 người năm 2005 xuống còn 729 năm 2008
, giảm 243 người, tương ứng 25%, chứng tỏ công ty đã xấy dựng một dây chuyền
sản xuất ngày càng tự động hóa, hiện đại, giảm sức người. Số lao động gián tiếp
cũng giảm mạnh cho thấy bộ máy quản lí được tinh giảm, gọn nhẹ hơn, giúp việc
phổ biến và áp dụng hệ thống ISO thuận lợi. Bên cạnh đó trình độ đội ngũ lao
động cũng được cải thiện, đến năm 2008, công ty đã không còn lao động phổ
thông. Số lượng người có trình độ trên đại học tăng theo các năm. Tuy nhiên, tỷ
lệ công nhân lành nghề chưa cao, năm 2008, tỷ lệ CN bậc 5-7 giảm chỉ còn gần
33 %, thấp hơn tỷ lệ CN bậc 3-4 (39%).

43
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008


Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ
Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng
trọng(%) trọng(%) trọng(%) trọng(%)
Tổng số CBCNV 1227 100 1122 100 957 100 948 100
Theo tính chất
Trực tiếp 972 79.22 900 80.21 747 78.06 729 76.9
Gián tiếp 255 20.78 222 19.79 210 21.94 219 23.1
Theo Trình độ
Trên đại học 5 0.41 5 0.45 4 0.42 6 0.63
Đại học, Cao đẳng 180 14.67 176 15.69 174 18.18 147 15.5
Trung cấp 40 3.26 37 3.3 33 3.45 27 2.85
CN kỹ thuật bậc 5-7 591 48.17 569 50.71 492 51.41 312 32.91
CN kỹ thuật bậc 3-4 350 28.52 270 24.06 197 20.59 372 39.24
CN kỹ thuật bậc 1-2 41 3.34 40 3.57 35 3.66 80 8.44
Lao động phổ thông 20 1.63 25 2.23 22 2.3 0 0
Theo tuổi
Dưới 30 tuổi 112 9.13 97 8.65 78 8.15 114 12.01
Từ 31 – 35 92 7.5 88 7.84 82 8.57 82 8.84
Từ 36 – 40 299 24.37 281 25.04 252 26.33 131 13.8
Từ 41 – 45 446 36.35 433 38.59 360 37.62 411 43.34
Từ 46 – 50 196 15.97 158 14.08 135 14.11 186 19.61
Từ 51 – 55 68 5.54 58 5.17 42 4.39 28 2.94
Trên 55 14 1.14 7 0.62 8 0.84 3 0.3

Bảng 20. Cơ cấu lao động Công ty từ năm 2005 đến 2008 ( Nguồn: Phòng
TCNS)
Tuy nhiên, ta có thể thấy độ tuổi trung bình CBCNV Công ty trên 41 tuổi,
cho thấy đội ngũ lao động tương đối già, sẽ không phát huy được sức trẻ và có thể
gây khó khăn trong triển khai những cải tiến theo hệ thống ISO, vì những người
già thường theo chủ nghĩa kinh nghiệm, ngại thay đổi.

44
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

Chương 4: Phân Tích Đánh Giá Cất Lượng Sản Phẩm Tại Doanh
Nghiệp

4.1. Những thành quả đạt được trong thời gian qua và các sản phẩm tiêu
biểu.

Mặt dù gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý chất lượng, song Công
ty đã có rất nhiều cố gắng, sản phẩm của Công ty đã được thị trường chấp nhận
và được đánh giá cao về chất lượng, người sử dụng cảm thấy yên tâm với các sản
phẩm của Công ty.
Trong công tác quản lý, Công ty đã tổ chức các nhóm lao động tập thể, tự
chịu trách nhiệm về khâu họ mà họ thực hiện và có chế thưởng phạt công minh.
Đây là những nền móng đầu tiên cho hoạt động của Nhóm chất lượng.
Các hoạt động thi đua nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm
cũng được Công ty thực hiện. Chính các hoạt động này đã góp phần không nhỏ
nâng cao chất lượng sản phẩm cho Công ty.
Vấn đề nghiên cứu và tiến tới áp dụng hình thành quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9000 đã thu hút sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong Công ty
và Công ty đã có kế hoạch áo dụng hình thành này trong thời gian tới. Đây là một
công tác hết sức quan trọng, nó sẽ giúp Công ty nâng cao uy tín và sức cạnh tranh
trên thị trường, không chỉ riêng thị trường trong nước mà còn cả thị trường nước
ngoài.
Các sản phẩm tiêu biểu:
1/ Thép dây thép cuộn
Thép cuộn là loại thép dạng dây, cuộn tròn, thường có bề mặt trơn nhẵn
hoặc có gân. Dây thép cuộn thường sẽ có đường kính thông dụng là: Ø6mm,
Ø8mm, Ø10mm, Ø12mm, Ø14mm.

45
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

1 cuộn thép cơ bản sẽ có trọng lượng khoảng 200 kg đến 459kg/cuộn tùy
theo Ø thép. Những trường hợp đặt hàng thì các hãng sản xuất có thể cung cấp
trọng lượng lên đến 1.300 kg/cuộn.
Thép cuộn phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về giới hạn chảy, độ bền tức thời,
độ dãn dài. Những thông số này thường được các kỹ sư xác định bằng phương
pháp thử kéo, thử uốn ở trạng thái nguội.
Sản phẩm thép dây cuộn thường được ứng dụng rất phổ biến trong gia công
kéo dây, xây dựng gia công, xây dựng công trình nhà ở, cầu đường, hầm…
Sản phẩm thép dây hiện nay cũng được sản xuất với nhiều dạng khác nhau.
Tuy nhiên, loại thép dây mạ kẽm đang là dòng sản phẩm được ứng dụng nhiều
nhất trên thị trường hiện nay

Thép dây mạ kẽm

46
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

2/ Các loại thép tròn


Thép tròn hiện nay sản xuất với nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau.
Nhằm mang lại khả năng phục vụ tốt nhất cho mọi công trình xây dựng
Các loại thép tròn được sử dụng phổ biến hiện nay là thép thanh vằn và thép
thanh tròn trơn. Hay chúng còn được nhiều người gọi với cái tên khác là thép cây.

Thép thanh vằn


Sản phẩm thép này thường được sử dụng nhiều cho các công trình xây dựng
dân dụng và công nghiệp. Thép đòi hỏi về độ dẻo dai, chịu uốn và độ dãn dài cao.
+ Thép thanh vằn hay còn gọi là thép cốt bê tông. Mặt ngoài có gân với các đường
kính phổ biến từ Ø10 đến Ø32.
+ Thép thanh tròn trơn có bề ngoài nhẵn trơn, chiều dài thông thường của nó là
11,7m / cây. Thép có đường kính thông dụng: từ Ø14 đến Ø25.
3/ Thép ống

47
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

Ống thép được cấu tạo rỗng bên trong, thành mỏng, trọng lượng khá nhẹ.
Với độ cứng vững, độ bền cao và có thể được sơn, xi, mạ để tăng thêm độ bền.
Các công trình xây dựng hiện nay sử dụng các loại thép ống ngày càng phổ
biến. Thép đa dạng về chủng loại và mẫu mã như: Thép ống đen, thép ống mạ
kẽm, ống thép nhúng nóng… Ngoài ra còn loại có thép ống hình oval. Hình dạng
thép ống cũng rất phong phú như: Hàn xoắn, thép ống mạ kẽm, thép ống hàn cao
tầng, thép ống hàn thẳng, thép ống đúc carbon…
Thép ống được ứng dụng cho các công trình xây dựng công nghiệp như:
Nhà thép tiền chế, giàn giáo chịu lực, hệ thống cọc siêu âm trong kết cấu nền
móng, trụ viễn thông, đèn chiếu sáng đô thị, trong các nhà máy cơ khí.
Chính vì sự đa dạng về ứng dụng này mà quy cách thép ống cũng được sản
xuất với nhiều kích thước, trọng lượng khác nhau. Bạn nên tham khảo và lựa chọn
loại quy cách phù hợp nhất cho nhu cầu sử dụng của mình. Để đảm bảo công trình
chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất

Thép ống

48
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

4/ Các loại thép hộp trên thị trường


Thép hộp hiện nay được đánh giá là loại vật liệu thép có ứng dụng đa dạng
nhất. Không chỉ được sử dung cho các công trình xây dựng làm cột kèo, khung
thép mái,… Mà sản phẩm thép hộp còn được ứng dụng vô cùng thực tế trong cuộc
sống hằng ngày. Như sử dụng làm chân bàn, ghế, làm cánh cống, cửa,…
Các loại thép hộp trên thị trường hiện nay được sản xuất với 2 dạng chính là thép
hộp vuông và thép hộp chữ nhật. Mỗi loại đều sẽ có quy cách đa dạng và khả năng
ứng dụng tương ứng.
Đặc biệt, không chỉ phát huy tối đa khả năng ứng dụng linh động. Mà giá
thép hộp các loại cũng được đánh giá là bình dân, phù hợp với mọi đối tượng sử
dụng. Do đó mà sản phẩm thép hộp đã và đang dần được phủ sóng trong mọi lĩnh
vực khác nhau

49
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

5/ Các loại thép hình trên thị trường


Hiện nay, thép hình trong xây dựng được ứng dụng khá phổ biến tại Việt
Nam. Sản phẩm thép hình hiện nay chia thành nhiều loại khác nhau như: Thép
hình chữ: I, H, V, U, T, C.
Ưu điểm của thép hình là chi phí thấp, thời gian lắp và dựng nhanh, chi phí
bảo trì thấp, dễ mở rộng cơi nới.
Thép hình được ứng dụng nhiều trong xây dựng nhà thép tiền chế, dầm cầu
trục, bàn cân, thùng xe, các công trình xây dựng, cơ khí, đóng tàu, làm khung cho
nhà xưởng…

Các loại thép hình


Mỗi loại thép hình đều có kết cấu và kiểu dáng khác nhau.Vậy nên mà chi
phí cho từng mẫu thép hình cũng sẽ có sự chênh lệch nhất định. Do đó bạn nên
tìm hiểu và tham khảo trước bảng báo giá cho các loại thép hình. Để có thể dự
tính được phù hợp chi phí vật liệu thi công cần thiết

50
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

Tiêu chí đánh giá loại thép nào tốt?


Chọn được thép loại nào tốt nhất để đảm bảo chất lượng công trình giá thành
phù hợp không hề đơn giản. Vì vậy bạn lưu ý một số tiêu chí sau:

• Tiêu chí về chuẩn kích thước để tránh thép “âm”


Những thương hiệu thép nổi tiếng như: Hòa Phát, thép Việt Đức, thép Việt
Ý…Đều có những sản phẩm “nhái” trôi nổi trên thị trường. Các loại thép nhái này
thường được “dân trong nghề” gọi là thép non hay thép “âm”. Giá thành rẻ hơn
thép chính hãng từ 300.000 – 500.000/tấn.
Nhìn bề ngoài, loại thép này không hề có sự khác biệt so với thép chuẩn.
Tuy nhiên, những người sành sỏi thì nhìn qua đều biết. Cụ thể loại thép này thường
có kích thước nhỏ hơn 0,5 – 0,8mm. Cấu tạo, phụ gia trong thép cũng rất khác so
với thép chính hãng. Vì vậy những đặc tính cần có của thép cũng không thể đảm
bảo.
Việc hao hụt về khối lượng tưởng không quan trọng nhưng lại ảnh hưởng
lớn tới chất lượng công trình. Những công trình lớn cần sử dụng tới hàng vạn
thanh thép mà dùng phải thép “dởm” sẽ làm giảm tuổi thọ công trình.
Những trường hợp công trình bị sập ngay khi còn đang thi công, đe dọa tính mạng
của con người. Do đó, chọn loại thép xây dựng nào tốt nhất bạn cần xem xét kỹ
kích thước của thép. Đừng vì tiết kiệm tiền mà “tiền vẫn mất mà tật mang”

• Thép nào có giá thành tốt nhất


Với những thương uy tín, thường giá các loại thép chuẩn luôn ổn định. Việc
thay đổi giá không quá nhiều.
Khi bạn đang băn khoăn chọn loại thép xây dựng loại nào? Mà được giới
thiệu loại thép giá “rẻ bất ngờ” thì hãy cẩn thận. Có thể đó chính là “chiêu trò”

51
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

của đại lý. Rất có thể chủ cửa hàng trà trộn thép kém chất lượng vào bán để thu
lời nhiều hơn.
Khi đó, tiền ít hơn không bao nhiêu, mà thiệt hại chính chất lượng thua xa
so với thép thật. Hệ quả là tiền mất mà luôn lo lắng về chất lượng công trình sẽ
như thế nào đây?
Vì vậy, trước khi quyết định chọn loại thép tốt nhất cho dự án xây dựng hay nhà
ở. Đừng quên tham khảo bảng giá chuẩn của các loại thép uy tín.

• Quan tâm tới tiêu chuẩn thép xây dựng


Thép có đạt chuẩn chất lượng hay không là một yếu tố lựa chọn của bạn nhé. Với
mỗi người, ngôi nhà là một trong những tài sản lớn nhất. Vậy tài sản đó sử dụng
vật liệu không đạt chuẩn thì bạn có yên tâm hay không?
Hiện nay Việt Nam đang áp dụng bộ tiêu chuẩn thép xây dựng phổ biến sau:
Tiêu chuẩn Nhật Bản: JIS G3505 – 1996, JIS G3112 – 1987.
Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 1651 – 1985, TCVN 1651 – 2008.
Tiêu chuẩn Hoa Kỳ: ASTM A615/A615M – 08.
Tiêu chuẩn Anh Quốc: BS 4449:1997.

52
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

Ngoài ra tiêu chuẩn thép xây dựng hiện nay sẽ cần đảm bảo khá nhiều
những thông số khác về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên, về cơ bản bạn cần chú ý chỉ lựa
chọn những loại thép đạt được 1 trong 4 tiêu chuẩn này
4.2. Một số hạn chế trong công tác QLCLSP của Công ty cổ phần thép HP:

Bên cạnh những thành tích trên, Công ty vẫn còn có một số hạn chế như
sau:
- Thứ nhất: Cán bộ quản lý chất lượng của Công ty còn yếu và thiếu, công tác đào
tạo đội ngũ cán bộ về lĩnh vực này của Công ty trong thời gian qua chưa được
quan tâm,
- Thứ hai: Hoạt động quản lý chất lượng chủ yếu của Công ty là hoạt động kiểm
tra, giám sát. Như vậy, Công ty mới chỉ thực hiện được một phần trong công tác
này theo đúng chức năng và nhiệm vụ của nó.
- Thứ ba: Công tác tuyên truyền, phổ biến về vai trò và tầm quan trọng của quản
lý chất lượng và chất lượng trong Công ty chưa được thực hiện triệt để, đại đa số
công nhân tham gia lao động sản xuất trong công ty chưa ý thức được điều này.
Bên cạnh các vấn đề trên, việc đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ cũng
chưa thực hiện được, các máy móc thiết bị được sản xuất tại Công ty đa số là cũ,
lạc hậu. Vì vậy, Công ty vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc giảm chi phí,
nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, do đó sức cạnh tranh trên thị trường
vẫn chưa lớn. Vấn đề này cần được lãnh đạo của Công ty quan tâm xem xét và có
kế hoạch cụ thể trong thời gia
4.3. Tính toán số liệu, xác định độ tin cậy về chất lượng sản phẩm:
Khi lấy 6 mẫu từ dây chuyền SX của công ty thép Hòa Phát. Mỗi mẫu 50
chi tiết. Thì có bảng số liệu sau:
Mẫu Số chi tiết bị lỗi
1 2

53
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

2 4
3 10
4 6
5 5
6 8
Tổng 35

Từ bảng số liệu ta xác định được kỳ vọng và phương sai:


2 + 4 + 10 + 6 + 5 +8
𝜇𝑏 = = 0,117
50.6
0,117.(1−0,117) 1/2
𝜎𝑏 = ( ) = 0,045
5

Xác suất xuất hiện phế phẩm trong mẫu 1 là:


𝜌 = 2/50 = 0,04 => ta xác định được các tỉ lệ phế phẫm cho các mẫu còn lại.
Ta có bảng như sau:
Mẫu Số chi tiết bị lỗi Tỉ lệ phế phẩm
1 2 0,04
2 4 0,08
3 10 0,2
4 6 0,12
5 5 0,1
6 8 0,16
Tổng 35
Ta xác định được giới hạn trên và dưới :
UCL = 0,117 + 3.0,045 = 0,252
LCL = 0,117 - 3.0,045 = - 0,018 ≈ 0
Ta có biểu đồ kiểm soát:

54
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

Từ biểu đồ cho thấy: Tỉ lệ các chi tiết bị lỗi đều nằm trong giới hạn cho phép có
nghĩa là không có điều gì bất thường xảy ra trong quá trình sản xuất.
4.4. Tính toán giá trị hao hụt hàng hóa do lỗi:

Bảng 5. Dạng lỗi của một lô thép thanh tròn trơn của Công ty Thép Hòa Phát
năm 2016(Đơn vị: Tấn)
STT Dạng lỗi Số lượng sản phẩm bị lỗi
1 Biến dạng 42
2 Nứt 212
3 Oxy hóa và thoát cacbon 18
4 Độ cứng không đạt 114
5 Các dạng lỗi khác 14
Tổng 400

Sau khi sắp xếp theo số sản phẩm lỗi của 1 lô trong bảng dưới đây, nhận thấy
rằng có 4 dạng lỗi gây ra hơn 80% sản phẩm lỗi trong 1 lô theo thứ tự ưu tiên là :

55
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

Số lượng
Tỉ lệ % các Lỗi tích Tỉ lệ % lỗi
STT Dạng lỗi sản phẩm
dạng lỗi lũy tích lũy
bị lỗi
1 Biến dạng 212 53 212 53
2 Nứt 114 28,5 326 81,5
Oxy hóa và thoát
3 42 10,5 368 92
cacbon
Độ cứng không
4 18 4,5 386 96,5
đạt
5 Các dạng lỗi khác 14 3,5 400 100
Tổng 400 100

Ta có biểu đồ Pareto:

Nhận xét: Trong các dạng lỗi trên, lỗi về biến dạng và nứt và hình dáng
chiếm tỉ lệ % lỗi tích lũy cao nhất. Công ty cần ưu tiên giải quyết 2 loại lỗi về Nứt
và biến dạng. Các loại lỗi còn lại chiếm % tỉ lệ thấp hơn 10% có thể giải quyết
sau.

56
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

Chương 5: Cải tiến quá trình trong công tác quản lý chất lượng
sản phẩm.

5.1.Một số giải pháp cải tiến HTQLCL 9000

Để duy trì tốt hơn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 Công ty cổ phần
thép Hòa Phát cần thực hiện một số phương pháp sau:

a. Cần có các chính sách đào tạo tốt hơn.

Nhằm nâng cao nhận thức về chất lượng và quản trị chất lượng cho bộ máy
quản trị của doanh nghiệp và cán bộ công nhân viên trong công ty cần phải được
đào tạo và hướng dẫn, quan niệm về thực chất của chất lượng, chất lượng sản
phẩm và hiểu biết về ISO 9000. Có như vậy hệ thống đảm bảo chất lượng mới
không ngừng cải tiến. Do vậy công ty cần phải áp dụng tốt hơn các biện pháp đào
tạo cụ thể sau:
* Đào tạo tại chỗ: Là hình thức đào tạo ngay trong quá trình làm việc, những người
có kinh nghiệm hướng dẫn những người chưa có kinh nghiệm. Nhưng vấn đề đặt
ra ở đây là những người được giao trách nhiệm đào tạo phải tận tình và có trách
nhiệm trong việc đào tạo. Sau quá trình đào tạo cần phải kiểm tra kết quả đào tạo
xem người được đào tạo đã hiểu được đến đâu, có phải đào tạo thên không, nguyên
nhân nào làm cho họ không hiểu đồng thời cần đưa ra các giải pháp để khắc phục
nguyên nhân còn tồn tại đó. Cách thức đào tạo cần phải dễ hiểu, có thể quá trình
học gắn liền với trong thực tế sản xuất.
* Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn theo các khoá học:
Các khoá học ngắn hạn hoặc dài hạn, trong giờ hoặc ngoài giờ làm việc.
Công tác đào tạo có thể tuân theo quy trình sau:
Quy trình này nhằm mục đích đưa ra những quy định có liên quan đến hoạt
động đào tạo nhằm đảm bảo tất cả mọi người có liên quan tới hệ thống chất lượng

57
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

có đủ trình độ để thực hiện nhiệm vụ được giao. Quy trình này áp dụng với toàn
thể cán bộ công nhân viên của công ty. Nội dung quy trình gồm: Xác định như
cầu đào tạo, lập kế hoạch đào tạo, thực hiện công tác đào tạo và lập hồ sơ đào tạo.

b. Xác định nhu cầu đào tạo:


Nhu cầu đào tạo xuất phát từ những trường hợp sau: đào tạo công nhân mới;
đào tạo cho những người thay đổi vị trí công tác; đào tạo để nâng cao trình độ cho
các cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ, quản lý; đào tạo để sử dụng trang thiết bị mới,
công nghệ mới, sản xuất các loại sản phẩm mới.
Nhu cầu đào tạo có thể chia làm hai lĩnh vực: đào tạo về kỹ thuật chuyên môn
nghiệp vụ và đào tạo để nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp theo tiêu chuẩn
quốc tế ISO 9000.

58
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

c. Lập kế hoạch đào tạo:


Kế hoạch đào tạo phải được thực hiện theo định hướng của công ty. Căn cứ
và chủ trương, định hướng của công ty và nhu cầu đào tạo cụ thể trong từng thời
gian, kế hoạch đào tạo cho cả năm được xây dựng và được Tổng giám đốc hoặc
phó Tổng giám đốc phê duyệt.
d. Thực hiện kế hoạch đào tạo:
+ Đào tạo công nhân sau khi tuyển chọn: Đào tạo về an toàn lao động và
phòng chống cháy nổ, công việc này do cán bộ phòng an toàn thực hiện. Về huấn
luyện phòng chống cháy nổ có thể thuê bộ phận phòng chống cháy nổ của công
an nghiệp vụ địa phương huấn luyện.Việc đào tạo và huấn luyện an toàn lao động
được thực hiện tối thiểu mỗi năm một lần cho công nhân cũ và mới.
+ Đào tạo tay nghề chuyên môn tại chỗ: Trưởng phó ca hoặc tổ trưởng
hướng dẫn công việc cho công nhân mới vào nhà máy hoặc người có trình độ tay
nghề thấp nhằm giúp đỡ kinh nghiệm kỹ năng công việc được giao. Đào tạo về

59
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm là phải làm đúng theo những gì đã viết nhất
là đối với công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Đào tạo cán bộ nhân viên quản lý: Bao gồm cán bộ nhân viên văn phòng và
các cán bộ phụ trách sản xuất trực tiếp loại hình này áp dụng hai hình thức:
+ Đào tạo huấn luyện tại chỗ: Giao tài liệu nghiên cứu, người có kinh
nghiệm hướng dẫn người chưa có kinh nghiệm; đào tạo nâng cao nghiệp vụ, kinh
nghiệm nghề nghiệp, ngoại ngữ thông qua các lớp hoặc khoá học: Trong nước,
Nước ngoài.
+ Thường xuyên mở các lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề, trình đồ
chuyên môn cho công nhân cán bộ kỹ thuật và các cán bộ ở các cấp quản trị đặc
biệt và khi mới nhập hệ thống dây truyền máy móc công nghệ hiện đại để chuẩn
bị sản xuất.
+ Công việc đào tạo ở trên đều nhằm mục đính giúp cho cán bộ công nhân
viên nhận thức rỏ được tránh nhiệm và quyền hạn của mình góp phần nâng cao
chất lượng sản phẩm.
e. Và một số biện pháp cụ thể khác như:
• Tăng cường công tác kiểm tra
Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm mục đích không còn những sản
phẩm không đạt yêu cầu và nhữn sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của người
tiêu dùng cũng như xã hội. Mà tại công ty, công tác kiểm tra chất lượng lại do
phòng KCS đảm nhận, vì vậy công ty cần tăng cường vai trò của phòng KCS,
kiểm tra ở đây phải mang tính đồng bộ, tức là kiểm tra mọi nhân tố có ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, kịp thời ngăn ngừa và hạn chế
tới mức thấp nhất những yếu tố gây ra phế phẩm (kiểm tra chặt chẽ từ chất lượng
nguyên vật liệu, các thông số kỹ thuật, máy móc thiết bị sau mỗi công đoạn sản
xuất cho đến khi hình thành sản phẩm) phải kiểm tra một cách tỉ mỉ, nếu phát hiện

60
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

sản phẩm khuyết tật phải loại bỏ ngay. Việc kiểm tra chất lượng của công ty lại
dựa vào những tiêu chuẩn chất lượng do công ty, Bộ, Ngành đề ra và được phân
công trực tiếp cho bộ phận chịu trách nhiệm là phòng KCS, đây là bộ phận nằm
ngoài dây chuyền sản xuất chính nên không có hoạt động tích cực đối với các hoạt
động của cả một hệ thống, hơn nữa trình độ nghiệp vụ kiểm tra chất lượng sản
phẩm của các nhân viên KCS cơ sở không được đồng đều, còn hạn chế về chuyên
môn nên thường gây ra căng thẳng giữa bộ phận trực tiếp sản xuất với bộ phận
kiểm tra chất lượng đồng thời công cụ trang bị cho việc kiểm tra đang còn thiếu
và đơn giản. Để khắc phục khó khăn này công ty có thể áp dụng một số các phương
pháp sau:

• Cam kết chất lượng đồng bộ.


Biện pháp này là động viên công nhân viên cam kết đảm bảo chất lượng công
việc do mình phụ trách hay đảm bảo chất lượng sản phẩm do mình sản xuất ra, thể
hiện trách nhiệm vinh dự của mỗi người trong tình hình về chất lượng sản phẩm

61
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

và hiệu quả kinh doanh của công ty. Công ty cần xây dựng chế độ trách nhiệm cụ
thể cho mỗi cá nhân, mỗi phần việc. Chế độ trách nhiệm cụ thể sẽ là một phương
tiện tốt để củng cố và nâng cao ý thức trách nhiệm chung. Nó thúc đẩy mọi người
quan tâm đến phần việc của mình và ảnh hưởng của nó đến các khâu sản xuất có
liên quan.
Đối với các sản phẩm nhiều người cùng làm như vậy, việc xác định trách
nhiệm của mỗi phần việc được xác định rõ ràng cụ thể là một việc hết sức cần
thiết. Chế độ trách nhiệm cụ thể còn quy định rõ phần do bản thân công nhân, cán
bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý trực tiếp chịu trách nhiệm.
Cần xác định rõ mỗi người lao động không những phải chịu trách nhiệm về
chất lượng sản phẩm trong khi sản xuất mà sau khi đã nghiệm thu, nhập kho hoặc
xuất xưởng, nếu phát hiện những sản phẩm đó không đảm bảo chất lượng thì người
sản xuất gây ra vẫn phải chịu trách nhiệm. Để thực hiện tốt chế độ trách nhiệm
đòi hỏi mọi người phải giữ gìn kỷ luật lao động, yêu cầu của kỷ luật lao động là
không cho phép ai làm sai những trình tự lao động đã được công ty quy định: triệt
để tuân theo thời gian làm việc mà nhà nước quy định, không cho phép người nào
đến muộn về sớm, tự ý đổi chỗ làm việc và trêu đùa trong khi làm việc.
Để thực hiện tốt kỷ luật lao động và chế độ trách nhiệm cụ thể, chúng ta
phải làm cho mọi người có ý thức tự giác, phải kiên trì giáo dục, đi đôi với xử lý
thích đáng những người vi phạm kỷ luật lao động.
• Cải tiến chất lượng toàn Công ty.
Hoạt động cải tiến chất lượng được tiến hành đều khắp ở các bộ phận từ lãnh
đạo sản xuất đến chuyên trách sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng
như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn bộ công ty làm thoả mãn nhu
cầu của khách hàng, của xã hội.
* Sử dụng hình thức ba kiểm tra:

62
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

Tức là công nhân sản xuất tự kiểm tra, đốc công và tổ trưởng sản xuất kiểm
tra, cán bộ KCS kiểm tra. Đây là hình thức được sử dụng rộng rãi thường xuyên
ở một số doanh nghiệp hiện nay, hình thức này đem lại hiệu quả cao về chất lượng
sản phẩm. Vậy công ty nên chú trọng hình thức này.
Công tác kiểm chất lượng sản phẩm phải được tiến hành theo phương thức
kiểm tra khách quan, tránh những lỗi ước lượng chủ quan như: “sờ bằng tay, nhìn
bằng mắt“. Do đó, công ty cần tạo điều kiện cho bộ phận kiểm tra kỹ thuật làm
việc được thuận lợi như: nơi làm việc, các máy móc dụng cu kiểm tra cần thiết.
Tuy nhiên trong bất cứ một trường hợp nào, việc kiểm tra của những nhân
viên kiểm tra kỹ thuật cũng không thay thế được trách nhiệm kiểm tra thường
xuyên của những cán bộ trực tiếp chỉ đạo sản xuất, từ Giám đốc công ty, quản đốc
phân xưởng đến tổ trưởng sản xuất. Trong đó, việc kiểm tra của ca sản xuất có
một vị trí đặc biệt quan trọng vì ca sản xuất là cơ sở chịu trách nhiệm về quản lý
kỹ thuật của doanh nghiệp.
Nói chung, trong ba khâu thì khâu kiểm tra là quan trọng nhất và quyết định
nhất là công nhân kiểm tra. Không có một đội ngũ kiểm tra kỹ thuật đông đảo nào
có thể kiểm tra bảo đảm và tỉ mỉ và không sót các sản phẩm sai hỏng do hàng trăm
công nhân trong công ty, không có biện pháp nào có thể thay đổi tinh thần tự giác
của công nhân. Do đó, công ty cần phát huy vai trò công nhân tự kiểm tra trong
việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Chỉ có kết hợp chặt chẽ công tác của nhân
viên chuyên trách kiểm tra, cán bộ chỉ đạo sản xuất với sự tham gia tích cực của
toàn thể công nhân thì công tác kiểm tra kỹ thuật mới có thể làm đầy đủ được.

63
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

f. Cải tạo môi trường làm việc và xây dựng cơ sở ha tầng.


Trong quản trị chất lượng con người là yếu tố quyết định đến chất lượng, vì
vậy để tạo điều kiện tốt cho người lao động làm việc có năng suất, có chất lượng
và hiệu quả thì các doanh nghiệp cần phải chú ý đến việc cải tạo môi trường làm
việc, đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trường sạch sẽ nhất,
an toàn nhất.
Hiện nay cơ sở vật chất của công ty phần lớn hệ thống cấp thoát nước đều đã
xuống cấp và hư hỏng nhiều, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người công nhân
trực tiếp sản xuất dẫn đến năng suất lao động cũng giảm. Chính vì vậy công ty cần
phải có một số biện pháp trước mắt và lâu dài để hạn chế nhược điểm trên như
sau:
- Cải tạo nâng cấp từng phần cơ sở hạ tầng:
- Để giảm bớt sự ô nhiễm ở phân xưởng cần đầu tư bố trí thêm các quạt thông gió,

64
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

hệ thống bóng điện tạo cho môi trường thông thoáng và đầy đủ ánh sáng đồng thời
lợp các tầm trần thoát âm để tránh được các bệnh nghề nghiệp tại phân xưởng sản
xuất.
- Công ty cần áp dụng triệt để biện pháp 5S vào trong toàn bộ công ty từ văn phòng
đến phân xưởng nhằm đảm bảo một không gian làm việc trong sạch và an toàn
cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty.

g. Tăng cường công tác điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trường
Tăng cường công tác điều tra, nghiên cứu thị trường trước tiên cần nghiên
cứu khả năng cạnh tranh trên thị trường về giá cả, chất lượng và các dự kiến thị
trường thay thế khi cần. Để sản xuất sản phẩm mới, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh,
hoàn thiện sản phẩm hiện có công ty cần chú trọng nghiên cứu nhu cầu thị trường,
thu thập và đánh giá các thông tin có liên quan đến ngành thép và đưa ra các giải

65
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

pháp nhằm nâng cao thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Đây là một biện pháp quan trọng làm cho sản phẩm của công ty thích ứng
với nhu cầu thị trường. Trong đó, công ty cần quan tâm đến chỉ tiêu chất lượng,
tính thích ứng, thông số kỹ thuật của sản phẩm. Mỗi chỉ tiêu này đều liên quan
đến chi phí sản xuất kinh doanh do đó khi sản xuất sản phẩm cần kết hợp chặt chẽ
với việc phân tích chi phí và giá thị trường.
Bên cạnh đó việc nghiên cứu nhu cầu của khách hàng là rất quan trọng vì
việc sản xuất sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng đó chính là hiểu
được nhu cầu của khách hàng mà mình phục vụ. Để làm tốt điều này công ty cần:
- Tổ chức thường xuyên các hội nghị khách hàng.
- Lắng nghe các khiếu nại, phàn nàn của khách hàng về sản phẩm của công ty.
- Nghiên cứu sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường để từ đó có
những điều chỉnh hợp lý cho phù hợp với sản phẩm của công ty mình.
- Sau khi thu thập thông tin về nhu cầu khách hàng cần tiến hành phân tích và đưa
ra phương án.
Để triển khai tốt phương án điều tra, nghiên cứu thị trường về chất lượng
sản phẩm Công ty cần thành lập một phòng nghiên cứu thiết kế sản phẩm tách rời
khỏi phòng kinh doanh hay phòng kỹ thuật bao gồm có:
- 1 kỹ sư có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết sâu về thị trường và sản phẩm làm
trưởng phòng.
- Một số công nhân có tay nghề cao, có uy tín trong phân xưởng, tổ sản xuất.
Công việc của phòng này bao gồm:
- Nghiên cứu, tìm hiểu những tiêu chuẩn, yêu cầu, thị hiếu của thị trường hiện nay
để tìm ra ưu nhược điểm của sản phẩm từ đó có những biện pháp khắc phục, sửa
chữa và có phương hướng hoàn thiện.
- Trực tiếp tham quan, học hỏi cung cách sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp

66
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

làm ăn có hiệu quả khác, đặc biệt là về chất lượng sản phẩm từ đó nghiên cứu cải
tiến sản phẩm của công ty để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

h. Công ty cần đảm bảo hơn về chất lượng nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu là yếu tố cấu thành nên chất lượng sản phẩm. Do vậy, chất
lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Nguồn
nguyên liệu của công ty chủ yếu là nhập khẩu nên phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
như: nhà cung ứng, quảng đường, giá cả...Vậy để ổn định và đảm bảo chất lượng
sản phẩm cần đảo bảo chất lượng nguyên vật liệu hơn nữa. Cụ thể doanh nghiệp
có thể thực hiện một số biện pháp sau:

67
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

- Tìm và lựa chọn nhà cung ứng lâu dài, ổn định, giá cả hợp lý và chất lượng phải
đảm bảo. Công ty cần tìn nhà cung ứng đáng tin cậy, xây dựng mối quan hệ lâu
dài và ổn định, hạn chế tốt đa việc thay đổi nhà cung ứng để tránh việc doanh
nghiệp mua nguyên vật liệu nỗi trôi trên thị trường không rõ xuất sứ, giá cả cao
chất lượng lại thấp điều đó sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

- Công ty cần phải hoàn thiện và đưa ra tiêu chuẩn nguyên vật liệu đối với cán bộ
chịu trách nhiệm thu mua nguyên vật liệu. Duy trì tốt vấn đề kiểm tra nguyên vật
liệu như: kiểm tra số lượng (trọng lượng phôi) và chất lượng như các thành phần
cấu tạo nên phôi thép (nguyên vật liêu) trước khi đưa vào nhập kho và sản xuất.
- Tìm kiếm các nhà cung ứng trong nước để dần thay thế các nhà cung ứng ở nước
ngoài.

68
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

- Đầu tư thích đáng cho công tác dự trữ, bảo quản nguyên vật liêu như: xây dựng
kho tàng, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra nguyên vật liệu và
cho công tác dự trữ, bố trí cán bộ có đủ trình độ chuyên môn, có tư cách đạo đức,
có tinh thần trách nhiệm trong công tác này... Đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu
cho sản xuất là một vấn đề quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm do vậy
công ty cần có các chiến lượng cụ thế càng tốt.

69
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

Chương 6. Thiết lập phương pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm

6.1. Kiểm tra chất lượng ( Inspection )

Là hoạt động như đo, xem xét, thử nghiệm , định cỡ một hay nhiều đặc
tính.Phương pháp này nhằm sàng lọc các sản phẩm không phù hợp với quy định.
Là một sự phân loại sản phẩm.
6.2. Kiểm soát chất lượng ( Quality Control- QC)

Các hoạt động và kỹ thuật mang tính tác nghiệp được sử dụng để đáp ứng
các yêu cầu chất lượng.Thực chất của kiểm soát chất lượng là chủ yếu nhằm vào
quá trình sản xuất gồm các yếu tố sau:
+ Kiểm soát con người:
- Được đào tạo
- Có kỹ năng thực hiện
- Có đủ tài liệu,hướng dẫn cần thiết

70
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

- Có đầy đủ công cụ làm việc


+ Kiểm soát phương pháp và quá trình:
- Lập quy trinh, phương pháp thao tác, vận hành…
- Theo dõi và kiểm soát quá trình
+ Kiểm soát đầu vào:
- Người cung cấp
- Dữ liệu mua nguyên liệu
+ Kiểm soát thiết bị:
-Phù hợp yêu cầu
-Được bào dưỡng hiệu chỉnh
+ Kiểm soát môi trường:
- Môi trường làm việc
- Điều kiện an toàn

Chu trình kiểm cho hoạt động kiểm soát chết lượng

71
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

6.3.Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance – QA)

Mọi hành động có kế hoạch và có hệ thống và khẳng định nếu cần, để đem
lòng tin thỏa đáng rằng sản phẩm thỏa mãn các yếu tố đã định đối với chất lượng.
6.4. Kiểm soát chất lượng toàn diện ( Total Quality Control – TQC )

TQC là một tư duy mới về quản lý , là một công cụ thường xuyên và là một
nền văn hóa trong công ty để đảm bảo phù hợp với các yêu cầu đa định bằng cách
đưa các yếu cầu của hệ thống chất lượng vào các quá trình lập kế hoạch đánh
giá.
6.5. Quản lý chất lượng toàn diện ( Total Quality Management – TQM )

Là phương pháp quản lý của một tổ chức , định hướng vào chất lượng , dựa
trên sự tham gia của mọi thành viên nhằm đem lại sự thành công dài hạn.
6.6 Phương pháp 5s

72
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

Phương pháp này có thể cho mọi hoạt động để quản lý chất lượng sản phẩm
và nâng cao hiệu quả.
1. SEIRI- Sàng Lọc : Loại bỏ những cái không cần thiết ra khỏi cái cần thiết .
2. SEITON- Sắp Xếp : Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp trật tự , đánh số ,dễ tìm, dễ
thấy, dễ kiểm tra.
3. SEISO – Sạch Sẽ: Vệ sinh nơi làm việc và luôn giữ nó sạch sẽ.
4. SEIKETSU – Săn Sóc : Xây dựng tiêu chuẩn cao về ngăn nắp sạch sẽ tại
nơi làm việc.
5. SHITSUKE: Sẵn Sàng : Đào tạo mọi người thực hiện các tiêu chuẩn thành
1 thói quen

73
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

74
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

Chương 7: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng
của công ty

7.1. Thực hiện chính sách khuyến khích vật chất, tinh thần nhân viên

Để khuyến khích việc thiết lập ý thức tự giác về thực hiện, áp dụng, duy trì
và chuyển đổi mở rộng hệ thống quản trị chất lượng đã xây dựng, công ty cần đề
ra các biện pháp thưởng, phạt về vật chất rõ ràng, phân minh bởi người lao động
tạo ra sản phẩm có chất lượng, chịu khó làm việc có trách nhiệm mà không được
thưởng trong khi người lười làm việc ẩu lại được thưởng hoặc có người có công,
có thành tích cũng như người không có thành tích đều sẽ được thưởng như nhau…
sẽ làm nản lòng người lao động dẫn đến việc làm không có trách nhiệm nữa, không
có ý chí phấn đấu. Cho nên đây là biện pháp có tính hiệu quả, không chỉ động viên
kịp thời những bộ phận, cá nhân làm tốt chất lượng theo yêu cầu đã quy định của
hệ thống chất lượng, phát huy tính sáng tạo và khả năng tiềm ẩn trong mỗi cá nhân
người lao động mà còn ngăn chặn ngay các hành động cố ý hay sơ suất vi phạm
các yêu cấu
7.2. Xây dựng và áp dụng hệ thống quản trị chất lượng theo ISO 9000

Đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về chất lượng cho cán bộ công
nhân viên là vấn đề quan trọng hàng đầu trong quản trị chất lượng. Đây là công
việc mà công ty đã thực hiện ngay từ khi tiến hành xây dựng hệ thống quản lý chất
lượng ISO 9000. Sauk hi đã được cấp giấy chứng nhận rồi, công việc đào tạo bồi
dưỡng kiến thức về ISO 9000 vẫn rất quan trọng. Nó không chỉ còn là tuyên
truyền, đạo tạo những kiến thức cơ bản, những hiểu biết chung vể ISO 9000 nữa
mà là đạo tạo, bồi dưỡng để nâng cao sự hiểu biết chung, khả năng áp dụng sáng
tạo, cải tiến và dần dần hoàn thiện hệ thống đã được chứng nhận và mở rộng áp
dụng cho toàn công ty. Có thể nói, đây chính là một khâu có ý nghĩa quyết định

75
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

đảm bảo cho sự thành công của công ty khi xây dựng hệ thống ISO 9000. Theo
tiến sĩ Karou Ishikawa – chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực quản trị chất lượng
tại Nhật Bản đã viết “ Quản lý chất lượng bắt đầu từ đào tạo và kết thúc cũng bằng
đạo tạo”
Một khi đã có sự cam kết về chính sách cải tiến chất lượng thì đạo tạo và
huấn luyện là một yếu tố hết sức quan trọng để thực hiện cải tiến chất luwonjg

Trong thực tế, trình độ tay nghề, lý luận cũng như hiểu biết về quản trị chất lượng,
triết lý cơ bản của hệ thống quản trị theo ISo 9000 ở công ty cổ phần Công ty cổ
phần thép Hòa Phát vẫn chưa thống nhất và hoàn thiện. Vì vậy, để thực hiện quản
trị chất lượng tố hơn, đáp ứng được những yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO thì công
ty phải thường xuyên tổ chức giáo dục và đạp tạo cập nhật những kiến thức về
tiêu chuẩn iso.

7.3. Đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ

Máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng sản phẩm sản xuất ra, nó là phương tiện để công tác nâng cao chất
lượng sản phẩm đạt hiệu quả cao. Việc đầu tư trang thiết bị mới hiện đại, đồng bộ
hóa dây chuyền sản xuất là một việc làm hết sức cần thiết nhưng cũng rất khó
khăn cho công ty bởi nó đòi hỏi nguồn vốn lớn, vậy nguồn vốn này cần huy động
ở đâu cho đủ là vấn đề nan giải. Hơn nữa, khi đổi mới trang thiết bị và mở rộng
sản xuất rồi thì lại phải làm sao cho máy móc làm việc liên tục, tránh tình trạng
phải ngừng hoạt động do thiếu việc. Trước mắt công ty cần đầu tư có trọng điểm,
Công ty vẫn còn để tồn đọng số máy móc thiết bị cũ, chưa thể đồng bộ hóa
tất cả các máy móc, dây chuyền sản xuất được cho nên máy móc thiết bị cũ thiếu
đồng bộ, hay gặp hỏng hóc, mất nhiều thời gian sửa chữa làm ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, những máy móc nào quá cũ, khó sửa chữa
công ty nên thanh lý dần và đầu tư mới thay thế.

76
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

Có thể nói, việc đầu tư vào máy móc thiết bị, công ty cần khuyến khích người
lao động tìm ra những bất cập, những nguyên nahan làm giảm năng suất, chất
lượng như dây chuyền sản xuất không đồng bộ, công nhân thiếu trách nhiệm trong
công việc…. để góp phần hoàn thiện và cải tiến chất lượng. Cùng với sự phát triển
của khoa học công nghệ, qua quá trình tự động hóa diễn ra ngày càng nhanh và
xác định sự thiếu đồng bộ như thế nào, ở bộ phận nào để đưa ra ý kiến đề xuất nên
đầu tư vào những bộ phận nào, chi phí ra sao… đồng thời sẽ giảm được lao động
thủ công, lao động chân tay, con người sẽ đỡ vất vả trong công việc
7.4. Tìm kiếm các nguồn cung cấp nguyên phụ liệu ổn định, có uy tín

Hiện nay, đôi lúc phía đối tác vẫn ủy thác cho công ty nhập nguyên phụ liệu
của một số công ty nước ngoài khác được chỉ định hoặc cho công ty quyển tự chủ
mua nguyên phụ liệu để sản xuất. Điều này sẽ tạo cho công ty có nguồn cung cấp
nguyên phụ liệu ổn định và đáng tin cậy, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty xúc
tiến phương thức mua đứt bán đoạn.
VIệc nghiên cứu lựa chọn nguyền hàng tốt góp phần đáp ứng kịp thời, chính
xác nhu cầu thị trường, thực hiện đúng thời hạn hợp đồng với chất lượng tố. Thu
mua là khâu quan trọng, là khâu đầu tiên quyết định trong quá trình sản xuất kinh
doanh đồng thời chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng phát triển ở giai đoạn sau
hay không
Trong thu mua nguyên liệu thép, vấn đề lựa chọn nguồn hàng rất quan trọng.
Cần phải chọn nguồn hàng phù hợp với điều kiện kinh doanh của daonh nghiệp
và đặc điểm thị trường.

77
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

Chương 8: Vận Dụng Các Phương Pháp Quản Lý Nhằm Nâng


Cao Chất Lượng Sản Phẩm Tại Doanh Nghiệp.

8.1. Nâng cao nhậm thức về quản lý chất lượng.

Đẩy mạnh công tác về đào tạo về chất lượng và quản lý chất lượng cho toàn
thể cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp .Về nhận thức đối với quản lý chất
lượng, trên thực tế đang tồn tại ba nhóm doanh nghiệp khác nhau .
Nhóm một , có số lượng ít gồm các giám đốc khá am hiểu kiến thức về quản lý
chất lượng , nhận thức dõ tầm quan trọng của chất lượng và có quyết tâm thay đổi
hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp , tạo phong cách làm việc mới , đưa
chiến lược chất lượng sản phẩm vào phương hướng chiến lược và kế hoạch của
doanh nghiệp, bảo đảm cơ chế và nguồn lực cho chiến lược và chính sách chất
lượng được thực hiện trên thực tế .
Nhóm hai , khá phổ biến gồm các giám đốc hiểu biết và quan tâm tới quản lý
chất lượng chưa đầy đủ và thường giao khoán các nhiệm vụ quản lý chất lượng
của doanh nghiệp cho bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm .
Nhóm ba , tương đối ít gồm các giám đốc nhận thức và tiếp thu kiến thức quản
lý chất lượng hạn chế , coi kiểm tra chất lượng như là nội dung chính của quản lý
chất lượng khoán trong toàn bộ vấn đề về quản lý chất
Như vậy, nâng cao nhận thức về vai trò và nội dung quản lý chất lượng
theo quan điểmt hiện tại là điều cần làm tích cực và đồng đều với tất cả các doang
nghiệp . Các doanh nghiệp cần đào tạo kiến thức và kĩ năng về chất lượng và quản
lý chất lượng cho mọi thành viên của doanh nghiệp từ giám đốc tới từng công
nhân. Nội dung và hình thức chuyển dịch đào tạo phải thích hợp với từng đối
tượng .

78
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

8.2 . Đổi mới công nghệ và nâng cao khả năng thiết kế chế tạo sản phẩm mới
.

Đổi mới công nghệ phải là khâu đột phá , là giải pháp cơ bản , trung tâm có
chiến lược tác động lâu dài tới chất lượng sản phẩm đang sản xuất và sản phẩm
mới , cũng như sản phẩm đa dạng hoá phải là mục tiêu đổi mới công nghệ . Hình
thức và phương thức đổi mới công nghệ phải phù hợp với điều kiện cụh thật của
từng doanh nghiệp . Trong điều kiện nguồn vốn còn hạn hẹp , cần kết hợp giũa
đổi mới có trọng điểm ở những khâu , những bộ phận then chốt với đầu tư , đổi
mới đồng bộ .
Mỗi doanh nghiệp cần xác định những sản phẩm quan trọng , mũi nhọn trong
từng giai đoạn để lựa chọn đầu tư đổi mới có trọng điểm , có nhiều cách đầu tư
đổi mới công nghệ , có thể mua thiết bị công nghệ , cũng có thể đổi mới nhờ liên
doanh với nước ngoài . kết hợp giữa đổi mới tuần tự và nhảy vọt , giữa công nghệ
hiện đại và công nghệ truyền thống được cải tiến để lựa chọn được công nghệ
thích hợp nhằm sản xuất ra sản phẩm có chất lượng phù hợp với nhu cầu của thị
trường trên cơ sở tiết kiệm chi phí .
Thiết kế sản phẩm mới là hoạt động sáng tạo để chuyể hoá các yêu cầu của
khách hàng thành kiểu dáng , đặc điểm và thông số kĩ thuật của sản phẩm , đủ sức
đáp ứng các nhu cầu của khách hàng . đây là khâu yếu nhất trong quản lý chất
lượng của doanh nghiệp nhà nước Việt Nam và các doanh nghiệp chưa coi trọng
công tá điều tra nghiên cứu nhu cầu của khách hàng , mặt khác khả năng , trình độ
thiết kế của đội ngũ cán bộn thiết kế còn yếu vàật , nên sản phẩm đơn điệu , chủng
loại nghèo nàn , mẫu mã nặng về bắt chước . để nâng cao năng lực thiêtd kế sản
phẩm mới , cần có sự kết hợp chặt chẽ , hiệu quả giữa phòng kinh doanh và bộ
phận Marketing với phòng kĩ thuật trong khâu thiết kế sản phẩm và giải pháp nâng

79
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

cao năng lực , trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác thiết kế , chế tạo sản phẩm
mới .
8.3 . Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, TQM hoặc HACCP .

Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng quản lý chất lượng , ISO 9000, TQM,
HACCP là hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến quán triệt được các quan điểm
nội dung quản lý chất lượng hiện đại , các doanh nghiệp ở hàng hoá ở hầu hết các
nước phát triển và đang phát triển áp dụng .
Mỗi hệ thống quản lý chất lượng trên đều có ưu điểm và điều kiện áp dụng
riêng , tuỳ hoàn cảnh điều kiện của từng doanh nghiệp . ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn
về chất lượng được quy định nhằm giúp các doanh nghiệp phấn đấu liên tục ,
không ngừng đảm bảo và nâng cao chất lượng phục vụ tốt nhất cho khác hàng (
bên trong và bên ngoài ) . doanh nghiệp được công nhận đạt chứng nhận ISO 9000
coi như được cấp giấy thông hành đi vào thị trường thên giới . Do vậy , phần lớn
các doanh nghiệp xuất khẩu đều phấn đấu để được cấp giấy chứng nhận đạt ISO
9000 .
TQM là một phương pháp quản lý chất lượng có hiệu quả mà nội dung của nó
là các tổ chức quản lý của một tổ chức tập chung vào chất lượng thông qua động
viên , thu hút mọi thành viên tham gia tích cựch vào quản lý chất lượng ở mọi cấp
, mọi khâu nhằm đạt được thành công lâu dài nhờ thoả mãn nhu cấp khách hàng
và đem lại lợi ích cho mọi thành viên , cho tổ chức đó và cho xã hội .
Nguyên tắc của TQM là qua chất lượng và nhận thức của khách hàng , lấy
phòng ngừa làm chính với phương châm làm đứng ngay từ đàu , tập trung vào
quản lý và cải tiến quy trình . Doanh nghiệp áp dụng TOMtuy không được tổ chức
nào chứng nhân nhưng nó là việc làm cải tiến thường xuyên liên tục , đồng bộ
nhằm làm cho chất lượng của doanh nghiệp tiến bộ không ngừng . Do đó bất cứ
doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng TQM . HACCP , hệ thống phân tích , xác

80
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

định và kiểm soát mối nguy hại trọng yếu ) được áp dụng trong ngành công nghiệp
chế biến thực phẩm .
8.4.Tăng cường công tác tiêu chuẩn hoá.

Các doanh nghiệp Việt Nam đã qua tiêu chuẩn hoá là biện pháp quan trọng để
đảm bảo và nâng cao chất lượng . Nhiều doanh nghiệp nhà nước đã xây dựng tiêu
chuẩn cho doanh nghiệp của mình và phấn đấu đạt tiêu chuẩn ngành , tiêu chuẩn
Việt Nam , tiêu chuẩn quốc tế . Tuy nhiên công tác tiêu chuẩn hoá còn các tồn tại
chủ yếu là chưa nhận thức đầy đủ về nội dung của tiêu chuẩn hoá , chủ yếu tiêu
chuẩn hoá chỉ tập trung vào khâu sản xuất , rất ít doanh nghiệp quan tâm đến tiêu
chuẩn hoá ở khâu hỗ trợ .
Hệ thống chỉ tiêu , tiêu chuẩn được xây dựng chủ yếu được căn cứ vào tình
hình thực tế hiện có của doanh nghiệp , chưa dựa vào nhu cầu của khách hàng .
Khi đành giá chất lượng vẫn chủ yếu dựa vào thực hiện các tiêu chuẩn đề ra còn
coi nhẹ sự đánh giá từ nhận thức của khách hàng .
Vì vậy để tăng cường công tác tiêu chuẩn hoá làm nên tảng cho quản lý chất
lượng cần chú ý các biện phápchú trọng xây dựng tiêu chuẩn doanh nghiệp đi đôi
với tiêu chuẩn Việt Nam , tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn quốc tế ; hoàn thiện và
điều chỉnh tiêu chuẩn đã lạc hậu , không phù hợp : áp dụng chế độ thưởng với cá
nhân và tập thể thuộc tiêu chuẩn chất lượng : xây dựng tiêu chuẩn cho các khâu
hỗ trợ và dịch vụ sản xuất như : bao gói , dịch vụ bán hàng ; phát triển công tác
chứng nhận hợp chuẩn .
8.5.Phát triển công tác tư vấn về quản lý chất lượng .

Phấn đấu theo hệ thống quản lý chất lượng TQM , ISO 9000 , HACCP là vấn
đề mới mẻ , hiện nhiều doanh nghiệp nhà nước vẫn còn nhiều lúng túng . Vì vậy
phát triển công tác tư vấn về quản lý chất lượng theo quan điểm và phương pháp
hiện đại là cần thiết .

81
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

Trung tâm năng suất chất lượng và các trung tâm chất lượng khu vực , I , II , III
thuộc tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong thời gian qua đã có những
hoạt động tích cực , đặc biệt là đã mở nhiều lớp đào tạo về quản lý chất lượng và
tiến hành hoạt động tư vấn về quản lý chất lượng nhưng nhìn chung các tổ chức
tư vấn về quản lý chất lượng và đội ngũ cán bộ làm tư vấn về quản lý chất lượng
còn thiếu và yếu, chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu. Bên cạnh đó, một số tổ chức quốc
tế cũng làm tư vấn về quản lý chất lượng nhưng gía con cao, nhiều doanh nghiệp
chưa đủ tiền thuê .
Do đó , cần có cơ chế và chính sách khuyến khích phát triển hệ thống tư vấn
quản lý chất lượng và miễn giảm chi phí đối với hoạt động tư vấn quản lý chất
lượng .
8.6 . Tăng cường quản lý nhà nước với quản lý chất lượng .

Trong nền kinh tế thị trường , đảm bảo và nâng cao chất lượng là trách nhiệm
của doanh nghiệp. Nhưng nhà nước có vai trò kiểm tra, giám sát, khuyến khích
tạo điều kiện cho quản lý chất lượng của doanh nghiệp, cụ thể là :
+ Định hướng chiến lược sản phẩm và dịch vụ , tăng cường hợp tác quốc tế với
các tổ chức quản lý quốc tế và chất lượng , đẩy mạnh việc phổ biến tuyên truyền,
quảng bá kiến thức về quản lý chất lượng , đầu tư cho các chương trình, đề tài
nghiên cứu và quản lý chất lượng , đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về
chất lượng cho các trung tâm và các địa phương hỗ trợ đào tạo về quản lý chất
lượng cho các doanh nghiệp.
+ Tổ chức quản lý và phát huy hiệu quả , hiệu lực của bộ máy nha nước về quản
lý chất lượng đó là tổng cụ và các chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng
+ Xây dựng tiêu chuẩn nhà nước, tiêu chuẩn ngành với một số sản phẩm quan
trọng đối với an ninh quốc phòng, sản xuất và đời sống nhân dân.

82
Bài Tập Lớn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm GVHD: Nguyễn Chí Tâm

+ Kiểm tra, kiểm soát để đầu tranh và sử lý những trường hợp làm hàng giả, hàng
kém chất lượng nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.
+ Đổi mới quản lý chất lượng là quản lý sản xuất kinh doanh có chất lượng . Quản
lý chất lượng là một bộ phận hợp thành quan trọng của quản lý sản xuất kinh
doanh. Nó phải phục vụ cho mục tiêu chung của quản lý sản xuất kinh doanh và
phù hợp , đồng bộ với các hoạt động quản lý khác của doanh nghiệp như quản lý
công nghệ , quản lý Marketing , quản lý nhân lực, quản lý tài chính ....
+ Đổi mới quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp nhà nước theo hướng thúc
đẩy tiến trình hội nhập của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam vào thị trường
thế giới và khu vực. Để hội nhập, cơ chế và phương pháp quản lý chất lượng của
các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam phải đảm bảo sự tương đồng quốc tế. Lựa
chọn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 hoặc TQM, HACCP cũng
như các hệ thống quản lý chất lượng khác phù hợp với đặc điểm và điều kiện của
doanh nghiệp là hướng phấn đấu của các doanh nghiệp nhà nước để hội nhập.
+ Đổi mới quản lý chất lượng phải hướng đến tạo sản phẩm có chất lượng đáp ứng
yêu cầu thị trường và với hi phí thấp nhất nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh của
sản phẩm.
+ Đa dạnh hoá các mức chất lượng phù hợp với giá cả và thu nhập của từng đối
tượng khách hàng.

83

You might also like