You are on page 1of 70

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH

GIÁO TRÌNH

Mô đun :Bảo dưỡng hệ thống truyền động cơ khí

NGHỀ: BẢO TRÌ HỆ THỐNG THIẾT BỊ CƠ KHÍ

Trình độ : Cao đẳng

1
2
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

3
LỜI GIỚI THIỆU

Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số
lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật
trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ
trên thế giới, lĩnh vực cơ khí chế tạo Việt đã có những bước phát triển đáng kể.

Chương trình khung Nghề Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí đã được xây
dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các
môđun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực
hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo theo các môđun đào tạo nghề
là cấp thiết hiện nay.
Mô đun: Bảo dưỡng hệ thống truyền động cơ khí là mô đun đào tạo nghề
được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong quá trình
thực hiện, nhóm biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu cơ khí trong và ngoài
nước, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất.

Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm
khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Ninh Bình, ngày tháng năm 2018


Tham gia biên soạn
1. Chủ biên: Đàm Văn Tới
2. Đỗ Hữu Việt
3. Nguyễn Thị Hạnh

4
MỤC LỤC
BÀI 1: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI BẢO DƯỠNGHỆ THỐNG
TRUYỀN ĐỘNG BẰNG CƠ KHÍ 12
BÀI 2: THÁO BỘ PHẬN TRUYỀN ĐỘNG BẰNG CƠ KHÍ 20
BÀI 3 : LÀM SẠCH VÀ KIỂM TRA CHI TIẾT SAU KHI THÁO 31
BÀI 4: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA NHỎ VÀ CHUẨN BỊ CHI TIẾT THAY
THẾ 41
BÀI 5: LẮP BỘ PHẬN TRUYỀN ĐỘNG CƠ KHÍ 54
BÀI 6 : THỬ BỘ PHẬN TRUYỀN ĐỘNG SAU BẢO DƯỠNG 63

5
Mục tiêu của mô đun:
Giúp cho học viên hiểu về cấu tạo, nguyên lý và đặc điểm lắp ghép của hệ
thống truyền động bằng cơ khí sử dụng trong các máy công cụ, làm cơ sở cho
việc tuân thủ quy trình bảo dưỡng; đồng thời rèn luyện cho họ kỹ năng tháo, bảo
dưỡng, sửa chữa nhỏ các chi tiết của hệ thống truyền động nhằm duy trì khả
năng làm việc của máy trong sản xuất.

Mục tiêu thực hiện :


Học xong mô đun này học viên có khả năng:
- Trình bày cấu tạo, nguyên lý và đặc điểm lắp ghép; nội dung các bước bảo
dưỡng của hệ thống truyền động bằng cơ khí.
- Tháo, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ các chi tiết của hệ thống truyền động bằng
cơ khí đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật.
- Chạy thử và kiểm tra, xử lý sai sót của hệ thống truyền động bằng cơ khí
sau khi bảo dưỡng.
- Làm việc cẩn thận, an toàn và năng suất.

Nội dung chính của mô đun:


BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG BẰNG CƠ KHÍ.
- Công tác chuẩn bị trước khi bảo dưỡng hệ thống truyền động bằng cơ khí.
- Tháo bộ phận truyền động bằng cơ khí.
- Làm sạch và kiểm tra chi tiết sau khi tháo.
- Bảo, dưỡng sửa nhỏ và chuẩn bị chi tiết thay thế.
- Lắp bộ phận truyền động bằng cơ khí.
- Thử bộ phận truyền động sau bảo dưỡng.

6
Khối các môn chung

Kỹ thuật an toàn và Nhập môn nguội sửa chữa Chuẩn bị cho bảo dưỡng và Nâng cao hiệu qủa lao
bảo hộ lao động máy công cụ sửa chữa máy động

Khối kỹ thuật cơ sở

Tháo rời máy có cấp chính xác Lựa chọn phương án công nghệ và vạch dấu chi tiết cần
thường cho sửa chữa

Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn


làm mát

Bảo dưỡng hệ thống an toàn Gia công các chi tiết cần sửa chữa có sự hỗ trở Gia công các chi tiết cần sửa chữa bằng
của máy dụng cụ cầm tay

Bảo dưỡng hệ thống phanh cữ

Bảo dưỡng hệ thống hiển thị


Sửa chữa Sửa chữa Sửa chữa chi tiết Sửa chữa Sửa chữa chi Sửa chữa
chi tiết trục các loại hộp thanh truyền và càng chi tiết bạc tiết dạng đĩa mặt trượt
gạt
Bảo dưỡng hệ thống điều
khiển

Bảo dưỡng hệ thống truyền


lực cơ khí

Lắp và điều chỉnh máy có cấp chính xác thường


Bảo dưỡng hệ thống truyền
lực bằng thuỷ lực (M017N7)

Bảo dưỡng hệ thống truyền


lực bằng khí nén (M018N8)
Bằng tốt nghiệp trình độ lành nghề + THPT hoặc tương đương C3
Bảo dưỡng cơ cấu chấp hành

7
Khối Văn hoá bổ trợ

Thiết kế cơ bản

Công nghệ chuyên môn

Kiểm tra chất lượng công


việc

Chẩn đoán và xử lý các hư


hỏng của máy

Tháo rời máy có cấp chính


xác cao

Sửa chữa các bộ phận


chính của hệ thống thuỷ
lực - khí nén (M036K)

Lắp và điều chỉnh máy có


cấp chính xác cao

Các môn chung –

Quản lý sản xuất và bồi


dưỡng thợ bậc thấp
8
Ghi chú:
Trước khi học mô đun: Bảo dưỡng hệ thống truyền động bằng cơ khí học
viên phải được học: Khối các môn chung; khối kỹ thuật cơ sở; kỹ thuật an toàn
và bảo hộ lao động; nhập môn nguội sửa chữa máy công cụ; chuẩn bị cho bảo
dưỡng và sửa chữa máy; nâng cao hiệu quả lao động; tháo rời máy có cấp chính
xác thường và thi đạt kết quả các nội dung trên để được công nhận theo tiêu chí
đánh giá.

9
CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CHÍNH TRONG MÔ ĐUN
Hoạt động 1: Học lý thuyết
Lĩnh hội những kiến thức cơ bản về:
- Nội dung công tác chuẩn bị để bảo dưỡng hệ thống truyền động bằng cơ khí.
- Cấu tạo, chức năng, nguyên lý làm việc của hệ thống truyền động bằng cơ khí
thường dùng trong máy công cụ.
- Vận dụng kiến thức vào quá trình tháo,lắp và bảo dưỡng đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật và an toàn.
Hoạt động 2: Học thực hành
Luyện tập kỹ năng lập các phiếu công nghệ tháo, lắp và bảo dưỡng hệ thống
truyền động bằng cơ khí của máy khoan K125, Trên cơ sở đó vận dụng để lập được
các phiếu công nghệ tháo, lắp và bảo dưỡng hệ thống truyền động bằng cơ khí của
các máy công cụ khác đạt yêu cầu kỹ thuật.
Hoạt động 3: Học thực hành
Luyện tập kỹ năng chuẩn bị các loại dụng cụ tháo, lắp và bảo dưỡng các hệ
thống truyền động bằng cơ khí đảm bảo khi thực hiện các công việc tháo, lắp, bảo
dưỡng được an toàn và có chất lượng theo yêu cầu kỹ thuật.
Hoạt động 4: Học thực hành
Luyện tập kỹ năng tháo hệ thống truyền động bằng cơ khí của máy khoan
kiểu K125; vận dụng được kỹ năng vào quá trình tháo các cơ cấu điều khiển trên
các máy công cụ khác đạt yêu cầu kỹ thuật.
Hoạt động 5: Học thực hành
Luyện tập kỹ năng làm sạch và kiểm tra các chi tiết trong hệ thống truyền
động bằng cơ khí của máy khoan kiểu K125; vận dụng được kỹ năng vào quá trình
làm sạch và kiểm tra các chi tiết trong hệ thống truyền động bằng cơ khí các máy
công cụ khác đạt yêu cầu kỹ thuật.
Hoạt động 6: Học thực hành
Luyện tập kỹ năng bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ và chuẩn bị chi tiết thay thế hệ
thống truyền động bằng cơ khí của máy khoan kiểu K125; vận dụng được kỹ năng
vào quá trình bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ và chuẩn bị chi tiết thay thế hệ thống truyền
động bằng cơ khí các máy công cụ khác đạt yêu cầu kỹ thuật.

10
Hoạt động 7: Học thực hành
Luyện tập kỹ năng lắp các chi tiết trong hệ thống truyền động bằng cơ khí
của máy khoan kiểu K125; vận dụng được kỹ năng vào quá trình lắp các chi tiết
trong hệ thống truyền động bằng cơ khí các máy công cụ khác đạt yêu cầu kỹ
thuật.
Hoạt động 8: Học thực hành
Luyện tập kỹ năng chạy thử sau khi bảo dưỡng hệ thống truyền động bằng
cơ khí của máy khoan kiểu K125; vận dụng được kỹ năng vào quá trình chạy thử
sau khi bảo dưỡng hệ thống truyền động bằng cơ khí các máy công cụ khác đạt yêu
cầu kỹ thuật.

YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH MÔ ĐUN


a / Về kiến thức:
Trả lời được 75% câu hỏi trắc nghiệm khách quan về:
- Cấu tạo, nguyên lý làm việc và đặc điểm lắp ghép của hệ thống truyền động
truyền động bằng cơ khí.
- Nội dung công tác bảo dưỡng hệ thống truyền động bằng cơ khí trong máy
công cụ.
b / Về kỹ năng:
- Tháo, làm sạch, kiểm tra các chi tiết trong hệ thống truyền động bằng cơ khí
- Bảo dưỡng, phát hiện, xử lý những thiếu sót, hư hỏng nhỏ của chi tiết hoặc
thay thế chi tiết cho hệ thống truyền động bằng cơ khí
- Vận hành và kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật hệ thống truyền động bằng cơ khí
được đánh giá bằng “ Quan sát sự thực hiện có bảng kiểm “. Học viên đạt yêu cầu
khi đạt 75% các tiêu chí của bảng kiểm.
c / Về thái độ:
- Tham gia hoc đạt 85% thời gian lý thuyết và100% thời gian thực hành quy
định của mô đun
- Chấp hành tốt các quy định về an toàn được đánh giá bằng “ Quan sát sự
thực hiện có bảng kiểm “. Học viên đạt yêu cầu khi đạt 75% tiêu chí của
bảng kiểm .

11
BÀI 1: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI BẢO DƯỠNGHỆ THỐNG
TRUYỀN ĐỘNG BẰNG CƠ KHÍ

Giới thiệu:
Nội dung bài học có tính quyết định đến chất lượng, năng suất cũng như
công tác an toàn cho người và thiết bị trước khi thực hiện các công việc bảo dưỡng
hệ thống truyền động bằng cơ khí của máy công cụ.

Mục tiêu thực hiện:


Học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc và đặc tính lắp ghép của hệ thống
truyền động bằng cơ khí trong máy công cụ.
- Lập phiếu công nghệ tháo, lắp, bảo dưỡng các cơ cấu truyền động cơ khí
trong máy.
- Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện, chất liệu cần cho việc bảo dưỡng theo quy
trình đã lập.
- Kiểm tra, xem xét và ghi được những mất mát ,hư hỏng hoặc không bình
thường của bộ phận cần bảo dưỡng.
- Thực hiện các công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp.

Nội dung chính:


- Cấu tạo, nguyên lý làm việc của bộ phận truyền động bằng cơ khí (hộp tốc độ,
hộp trục chính, chạy dao, bàn dao).
- Lập phiếu công nghệ tháo, lắp, bảo dưỡng hệ thống truyền động bằng cơ khí.
- Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư cho tháo lắp và bảo dưỡng.
- Xem xét kiểm tra thực trạng bên ngoài và bên trong của bộ phận truyền động
bằng cơ khí trước khi bảo dưỡng.
- Công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp trông quá trình làm việc.

12
Hoạt động 1: Học lý thuyết:
CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC VÀ ĐẶC ĐIỂM LẮP GHÉP CỦA HỆ
THỐNG TRUYỀN ĐỘNG BẰNG CƠ KHÍ
Địa điểm:
Phòng học lý thuyết.
Yêu cầu :
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý và đặc tính lắp ghép của một số hộp truyền
động điển hình; trên cơ sở đó vận dụng để nghiên cứu về cấu tạo, nguyên lý
của các loại hộp truyền động khác trong các máy công cụ.
- Biết và vận dụng được biểu mẫu, nội dung các bước khi lập phiếu công nghệ
tháo, lắp và bảo dưỡng chi tiết, bộ phận máy trên cơ sở trang thiết bị, dụng cụ
được trang bị đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đặt ra.

Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị :


- Vở ghi chép cá nhân
- Các loại dụng cụ vẽ cầm tay

Nguồn động liên quan :


- Bản trong về các hộp truyền động điển hình
- Bản trong về mẫu phiếu công nghệ tháo, lắp
- Bản trong về mẫu phiếu công nghệ bảo dưỡng
- Máy chiếu, màn chiếu
- Bản vẽ khai triển các hộp truyền động điển hình
- Máy tính

13
Nội dung:
1. Cấu tạo (hình 1a; 1b)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
0

12
Hình1a: Hộp tốc độ nhìn từ Hình1b: Hộp tốc độ nhìn từ trái
Hộp truyền phải
động bằng cơ khí (Hộp tốc độ) của máy khoan K125 có cấu tạo
bên trong gồm: 3 trục truyền động (I, II, III) và các cơ cấu truyền động bằng bánh
răng trụ răng thẳng; dùng tạo ra các số vòng quay khác nhau cho trục chính mang
dao khoan. Cấu tạo cụ thể như sau:
1. Vỏ hộp
2. Các bánh răng cố định lắp trên trục III
3. Trục truyền số III (Trục ống then hoa)
4. Trục trục truyền số II (Trục then hoa)
5. Khối bánh răng di trượt lắp trên trục II
6. Trục truyền số I (Trục có then bằng dẫn hướng)
7. Khối bánh răng di trượt lắp trên trục I
8. Trục dẫn hướng cho thanh răng của cơ cấu điều khiển
9. Thanh răng mang ngàm gạt của khối bánh răng di trượt lắp trên trục I
10. Bánh răng cố định lắp trên trục II

14
11. Thanh răng mang ngàm gạt của khối bánh răng di trượt lắp trên trục II
12. Vít điều chỉnh áp động lò xo của cơ cấu điều khiển

2. Nguyên lý:
Truyền động bắt đầu từ động cơ điện có: công suất N = 2.7 KW; số vòng
quay n = 1440 v/phút; qua bộ truyền đai thang có tỷ số truyền i = d1/d2, Truyền
vào trục I. Trên trục I có khối bánh răng di trượt gồm Z 1; Z2 và Z3 do đó có khả
năng tạo ra 3 cấp vòng quay khác nhau cho trục II bằng các tỷ số truyền
Z1 Z Z
i1 = ; i2 = 2 và i3 = 3 Trên trục II có khối bánh răng cố định là Z4 và Z5 cùng
Z4 Z5 Z7
khối bánh răng di trượt gồm Z6; Z7 và Z8 truyền chuyển động sang cho trục III bằng
Z6 Z Z
các tỷ số truyền i4 = ; i5 = 7 ; i6 = 8 . Trên trục III có các khối báng răng cố
Z9 Z10 Z11
định gồm Z9; Z10; Z11. Như vậy trục III sẽ có 9 cấp vòng quay khác nhau để truyền
cho trục chính mang dao khoan (Trục chính có một đầu là trục then hoa ăn khớp
với trục ống then hoa số III).
Tổng quát xích truyền động là như sau:

Z1 Z6 n
Z4 ZZ9 (v/ph)
Đ/ N=2.7K .iđ (I) Z2 (II) 7 (III trục
c W Z )
Z Z81 chính
Z35
n=1440v/ 0 mang
ph Z7 Z11 dao
khoan

3. Đặc đểm lắp ghép:


Hộp tốc độ máy khoan K125 có vị trí lắp phía trên cùng của thân máy với
chiều cao từ bệ máy lên là 1800mm. Mối ghép liên kết giữa hộp với mặt trên của
thân máy là mối ghép ren bằng các bu lông M12 (đầu chìm).
Bên ngoài hộp có 2 nắp đậy; nắp đậy phía sau nhằm che kín cho hộp; nắp đậy
phía trước có lắp 2 tay gạt của cơ cấu điều khiển và trục điều khiển mang các quạt

15
răng. Mối ghép giữa nắp với thành hộp là mối ghép ren bằng bu lông M8 (Đầu
chìm).
Bên trong hộp có 3 trục truyền động (I, II, III); định tâm cho trục là các ổ lăn
hướng kính có đặc tính lắp ghép vòng trong lắp với cổ trục là mối ghép chặt; vòng
ngoàI lắp với lỗ trên thành hộp là mối ghép trung gian. Để che kín và chặn vị trí
lắp ghép của ổ lăn trong lỗ của thành hộp, phía trên có một nắp ổ hình số 8 cho cả
3 đầu trục; phía dưới là bề mặt lắp ghép của thân máy. Mối ghép của nắp đậy đầu
trục (mặt bích) liên kết với thành hộp bằng mối ghép ren M8 (vít xẻ rãnh đầu
chìm).
Trên trục I có khối bánh răng di trượt Z1; Z2 và Z3. Đặc điểm lắp ghép của
khối bánh răng di trượt trên trcụ là mối ghép then hoa.
Trên trục II có khối bánh răng cố định là Z4 và Z5 cùng khối bánh răng di trượt
gồm Z6; Z7 và Z8 được lắp bằng mối ghép then hoa theo phương án định tâm bằng
đường kính ngoài.
Trên trục III là trục có lắp các bánh răng cố định Z 9; Z10; Z11 bằng mối ghép
then bằng và xác định vị trí của các bánh răng trên trục bằng vai trục; bạc cách và
vòng phanh.
Trục dẫn hướng cho thanh răng mang gàm gạt của cơ cấu đIều khiển các
bánh răng di trượt lắp với thành hộp là mối ghép trung gian và có 2 vít để khống
chế trục chuyển dịch dọc; trên trục dẫn hướng có 3 rãnh xẻ hình chữ V để xác định
vị trí làm việc của các bánh răng di trượt trong 2 khối. Các thanh răng mang ngàm
ngàm gạt lắp lỏng với trục dẫn hướng và trên mõi thanh răng có cơ cấu vít - lò xo
và viên bi nẽ vào rãnh chữ V trên trục khi điều khiển để xác định một vòng quay
cụ thể trên trục chính.
Bộ truyền đai thang có bánh đai bị động lắp với đầu trục I của hộp tốc độ
bằng mối ghép then bằng và một vòng phanh chặn.
Động cơ điện được lắp trên giá treo và giá treo lắp lên thân máy bằng mối
ghép ren M12 (đầu lục giác ngoài); để điều chỉnh sức căng của dây đai, đế động cơ
lắp với giá treo có 2 rãnh ô van với 2 bu lông M12 và cơ cấu trục ren M14 để tăng
giảm khoảng cách 2 trục của bánh đai.

16
Hoạt động 2: Thực hành.
Lập phiếu công nghệ tháo, lắp hộp tốc độ máy khoan K125.
Địa điểm:
Xưởng thực hành
Yêu cầu:
- Lập phiếu công nghệ tháo, lắp hộp tốc độ máy khoan K125 bằng các phương
tiện và các dụng cụ cho trước đảm bảo thời gian quy định và an toàn.
- Lập phiếu công nghệ bảo dưỡng hộp tốc độ máy khoan K125 hợp lý với điều
kiện về trang thiết bị và nguồn động có tại xưởng thực hành.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị, vật tư phục vụ cho công tác bảo dưỡng theo
thực trạng yêu cầu sau khi đã kiểm tra xem xét.

Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị:


- Giấy, bút.
- Bàn học.
- Máy tính, máy in.
Nguồn động liên quan:
- Bản vẽ khai triển của hộp tốc độ máy khoan K125.
- Hộp tốc độ máy khoan K125.
- Mẫu phiếu công nghệ tháo lắp.
- Bản liệt kê dụng cụ, thiết bị dùng cho tháo lắp và bảo dưỡng.
Nội dung:
1. Biện pháp an toàn:
a) Bàn nâng khi thực hiện việc xem xét kiểm tra thực trạng của hộp tốc độ
phải được kê, đỡ chắc chắn và mõi lần khảo sát chỉ được đứng lên bàn
một người.
b) Khi sử dụng máy tính để vẽ phảI có bản vẽ phác họa được giáo viên chấp
nhận.
2. Công tác chuẩn bị:
a) Chuẩn bị bút thước và đồ dùng để lập phiếu công nghệ tháo lắp.

17
b) Kê bàn nâng vào vị trí cuả máy K125 có hộp tốc độ cần bảo dưỡng.
c) Nghiên cứu bản vẽ lắp.
d) Xem xét thực trạng hộp tốc độ trước khi lập phiếu công nghệ bảo dưỡng.
3. Trình tự lập phiếu công nghệ:
a) Lập phiếu công nghệ tháo, lắp hộp tốc độ: Nội dung các bước tháo phảI
hợp lý và minh họa được các mối ghép điển hình cần chú ý khi tháo; tiêu
chuẩn kỹ thuật phải đảm bảo cho chi tiết và cơ cấu sau khi lắp.
b) Lập phiếu công nghệ bảo dưỡng: Chỉ ra được những công việc cụ thể
phảI thực hiện khi bảo dưỡng hộp tốc độ máy khoan K125 một cách
chính xác và hợp lý như: Thông các đường dẫn dầu; làm sạch bể chứa
dầu bôi trơn; thay thế ổ lăn cho các trục truyền; gia công thay thế then,
vít hoặc bu lông; dũa vát đỉnh răng khi có biến dạng đầu răng; đIều chỉnh
áp động của lo xo; làm sạch các màng rỉ sắt .v.v….
4. Kết thúc công việc chuẩn bị bảo dưỡng:
a) Rà soát và hiệu chỉnh phiếu công nghệ tháo lắp hộp tốc độ máy khoan
K125.
b) Rà soát và hiệu chỉnh phiếu công nghệ bảo dưỡng hộp tốc độ máy khoan
K125.
5. Bài tập bổ trợ:
Hãy thực hiện các công việc chuẩn bị để bảo dưỡng hộp truyền động của
máy tiện vạn năng T6M16 gồm: Hộp tốc độ; hộp chạy dao.

Hình 2a: Hộp chạy dao T6M16 Hình 2b: Hộp tốc độ t6M16

18
Yêu cầu:
Tự nghiên cứu và viết được cấu tạo, nguyên lý làm việc; đặc điểm lắp ghép
của 2 hộp truyền động cơ khí trên.
Lập phiếu công nghệ tháo, lắp của hai hộp tốc độ trên trong điều kiện trang
thiết bị hiện có của xưởng thực hành.
Lập phiếu công nghệ bảo dưỡng đường dầu bôi trơn và kiểm tra, điều chỉnh
các thông số kỹ thuật của cơ cấu khớp nối an toàn trên đầu ra của trục trơn trên hộp
chạy dao T6M16 và vị trí của hộp tốc độ để đảm bảo sức căng ban đầu của dây đai.

19
BÀI 2: THÁO BỘ PHẬN TRUYỀN ĐỘNG BẰNG CƠ KHÍ
Giới thiệu :
Nội dung bài học nhằm luyện tập kỹ năng tháo các mối ghép của các chi tiết,
cơ cấu và bộ phận truyền động của máy công cụ để tiến hành bảo dưỡng.

Mục tiêu thực hiện:


Học xong bài này học viên có khả năng:
- Tháo các mối ghép giữa bộ phận truyền động bằng cơ khí cần bảo dưỡng với
máy và các bộ phận khác của máy đúng theo chỉ dẫn trong quy trình đã lập.
- Vận chuyển các bộ phận đến vị trí bảo dưỡng đảm bảo an toàn cho người và
thiết bị.
- Tháo rời các chi tiết của bộ phận truyền động trong các hộp đúng quy trình,
đảm bảo an toàn.
- Lập bảng kê số lượng, mã hiệu của chi tiết sau khi tháo để tránh nhầm lẫn,
mất mát cho công việc tiếp theo.
- Thực hiện công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp khi tháo bộ phận truyền
động bằng cơ khí.

Nội dung chính:


- Tháo các mối ghép cuả bộ phận truyền động cần bảo dưỡng với máy.
- Tháo các mối ghép giữa các cơ cấu truyền động trong các hộp của máy.
- Lập bảng kê các chi tiết sau khi tháo.
- Công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp khi tháo bộ phận truyền động cơ khí.

Hoạt động 1: Học lý thuyết:


Hướng dẫn phiếu công nghệ tháo

Địa điểm:
Phòng học lý thuyết
Yêu cầu:

20
- Học viên trên cơ sở của phiếu công nghệ đã lập; trình bày các bước tháo
hộp tốc độ máy khoan K125 ra khỏi máy và tháo rời toàn bộ các chi tiết
của hộp đảm bảo hợp lý; an toàn. Trên cơ sở đó vận dụng để tháo được các
hộp truyền động bằng cơ khí khi được cung cấp các phiếu công nghệ tháo.
- Lập được bảng kê các chi tiết sau khi tháo đầy đủ và chính xác đúng biểu
mẫu quy định.
- Thực hiện công tác vệ sinh công nghiệp và an toàn khi tháo hộp tốc độ của
máy khoan K125 .
Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị:
- Vở ghi chép cá nhân
- Các loại dụng cụ vẽ cầm tay
Nguồn động liên quan:
- Bản trong về các hộp truyền động điển hình
- Bản trong về mẫu phiếu công nghệ tháo, lắp
- Bản trong về mẫu phiếu công nghệ bảo dưỡng
- Máy chiếu, màn chiếu
- Bản vẽ khai triển các hộp truyền động điển hình
1. Mẫu phiếu công nghệ tháo:
TT Tên nguyên Sơ đồ nguyên Chỉ dẫn kỹ thuật Dụng Thời
công, bước công cụ gian
(phút)
I Tháo hộp tốc độ
ra khỏi Thân
máy
1 Tháo bộ truyền - Dùng cơ cấu điều Clê dẹt 03
đai chỉnh làm giảm 17 - 19
khoảng cách 2 trục
trước khi tháo dây
đai

21
2 Tháo mối ghép - Nới lỏng đều 4 bu Clê lục 02
ren giữa hộp và lông lăng 12
thân máy

II Tháo nắp đậy và


nắp chặn đầu
trục
- Nguyên công tháo là các công việc có tính liên tục khi cần giải quyết một số
mối ghép để tách các liên kết của một cơ cấu hay bộ phận trong máy ra.
- Bước là những công việc thực hiện tháo các mối ghép có trong liên kết để đưa
được một chi tiết trong cơ cấu ra.
- Sơ đồ nguyên công, bước chỉ cần biểu diễn những mối ghép đặc biệt quan
trọng.
- Khi tiến hành tháo phải thực hiện nghiệm túc theo phiếu công nghệ đã vạch
ra.
2. Những chú ý khi tháo hộp tốc độ máy khoan K125:
- Hộp tốc độ máy khoan nằm ở vị trí trên cao (Hình 3) do đó khi tháo cần có bàn
nâng.
- Dây treo phải lồng đúng vị trí quy dịnh trên hộp.
- Di chuyển hộp xuống phải dùng cần cẩu nhỏ.
Hộp tốc độ

Bàn nâng khi vào vị trí


dùng tay khoá để
không lăn trên nền
xưởng

Hình 3: Vị trí bàn nâng hạ khi tháo hộp tốc độ máy khoan
K125 22
Hoạt động 2: Thực hành.
Tháo hộp tốc độ máy khoan K125
Địa điểm:
Xưởng thực hành
Yêu cầu:
- Tháo các mối ghép hộp tốc độ với thân máy đảm bảo đúng dụng cụ và chỉ dẫn
trong phiếu công nghệ.
- Tháo rời các chi tiết của hộp; bố trí sắp xếp các chi tiết sau khi tháo theo đúng
trình tự: Chi tiết nào tháo trước để xa; chi tiết nào tháo sau để gần; những chi
tiết trong cơ cấu , cụm máy để với nhau.
- Lập bảng kê có tên gọi chi tiết chính xác và đủ theo biểu mẫu quy định.
- Thực hiện các bước tháo đảm bảo vệ sinh công nghiệp và an toàn cho người,
dụng cụ và chi tiết.

Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị:


- Dẻ thô.
- Dầu madút.
- Dụng cụ tháo lắp (Theo phiếu công nghệ).
- Giấy , bút.
- Máy tính, máy in.
- Bàn nâng hạ.
- Cẩu nâng loại nhỏ
- Xe vận chuyển.
- Bàn tháo lắp.
- Máy khoan K125.
- Thiết bị phòng và chữa cháy nổ.

Nguồn động liên quan:


- Bản vẽ khai triển của hộp tốc độ máy khoan K125.
- Phiếu công nghệ tháo lắp đã lập.

23
- Mẫu bảng kê chi tiết.
- Xưởng thực hành.

Nội dung:
1. Biện pháp an toàn:
a) Khi tháo rời các chi tiết của hộp tốc độ máy khoan không làm biến dạng mặt
đầu trục; gãy các vòng phanh hãm và hư hỏng đầu vít, bulông.
b) Dụng cụ dùng trong khi tháo phải đúng quy cách; không làm rơi hoặc văng
dụng cụ.
c) Khi sử dụng cẩu nâng phải được sự cho phép của giáo viên.
d) Khi sử dụng máy tính để vẽ phải có bản vẽ phác họa được giáo viên chấp
nhận.
2. Công tác chuẩn bị:
a) Chuẩn bị bút thước và đồ dùng để lập bảng kê chi tiết.
b) Kê bàn nâng vào vị trí cuả máy K125 có hộp tốc độ cần bảo dưỡng.
c) Nghiên cứu bản vẽ lắp.
d) Xem xét thực trạng hộp tốc độ trước khi tháo.
e) Sắp xếp những dụng cụ tháo cho công việc tháo hộp tốc độ máy khoan K125
(Theo chỉ dẫn của phiếu công nghệ).
f) Lau sạch bên ngoài hộp tốc độ trước khi tháo.
3. Trình tự tháo:
a) Tháo hộp tốc độ ra khỏi thân máy (Hình 4):

24
- Đứng lên mặt bàn nâng.
- Giảm khoảng cách 2 trục của bộ truyền đai.
- Tháo dây đai.
- Tháo các bu lông liên kết hộp tốc độ với thân máy.
- Lông dây vào vị tri nâng hộp tốc độ.
- Nâng hộp tốc độ bằng máy cẩu và hạ vào xe di chuyển.
b) Di chuyển hộp về vị trí bàn tháo theo quy định:
- Trong khi di chuyển không để hộp bị lăn hoặc va đập vào thành
xe.

c) Tháo bơm dầu bôi trơn (Hình 5):

Hình 5: Tháo bơm dầu bôi trơn

- Tháo đường ống hút và ống xả của bơm: Mối ghép liên kết của
đầu nối thân bơm với các ống xả và hút là mối ghép ren M14 có
cụm van bi (không tháo rời các chi tiết của cụm van).
- Tháo thân bơm: Thân bơm liên kết với mặt trên của thành hộp
bằng mối ghép ren M8 đầu chìm; sau khi tháo các bu lông ra ta
lấy nguyên cụm thân bơm ra khỏi hộp (không lấy pít tông ra
khỏi xi lanh).
d) Tháo buly đai thang lắp trên đầu trục I của hộp tốc độ (Hình 6):

25
Hình 6: Tháo puly

- Tháo vòng phanh hãm ngoài.


- Tháo bánh đai: Bánh đai liên kết với trục bằng mối ghép then
bằng.

e) Tháo các nắp và nắp chặn đầu trục:


- Tháo nắp hộp phía trước (Hình 7): Nắp này được lắp ghép với
thân hộp bằng các bu lông M8 đầu chìm trên nắp có 2 tay gạt và
cụm quạt răng của cơ cấu điều khiển

Hình 7: Tháo nắp trước


- Tháo nắp sau (Hình 8): Nắp này được lắp ghép với thân hộp
bằng các bu lông M8 đầu chìm.
-

26
Hình 8: Tháo nắp sau
- Tháo nắp chặn đầu trục (Hình 9): Nắp đậy có hình số 8 che kín
phía trên cho 3 đầu trục trong hộp tốc độ; nắp lắp ghép với
thành hộp bằng 8 bu lông đầu chìm

Hình 9: Nắp chặn đầu trục


f) Tháo trục I (Hình 10):
Trục ( I ) là trục bậc; đầu trục phía ngoài có lắp bu ly đai; phía trong
có khối bánh răng di trượt được dẫn hướng băng một then bằng. Để tháo
trục I trước hết ta phải tháo tất cả các vòng phanh hãm có trên đầu trục;
sau đó dùng tông đồng hay tông nhôm và búa cầm tay đóng dọc theo
chiều từ đầu trục lắpvới bu ly đai .

27
Hình 10: Trục I và các chi tiết lắp trên trục của máy khoan
K125
Chú ý :
- Khi đầu trục đã ra khỏi ổ lăn và ổ lăn phía đối diện đã ra khỏi
thành hộp ta dùng tay đỡ khối bánh răng phía trong hộp và tay
kia rút trục ra.
- Khi lấy các chi tiết lắp trên trục ( I ) ra ngoài hộp phải để đúng vị
trí quy định theo nguyên tắc để khi lắp không nhầm vị trí của các
chi tiết trên trục.
i)Tháo trục II (Hình 11):
Là trục then hoa, trên trục có khối bánh răng di trượt ( hai bánh răng)
và một bánh răng cố định có đường kính lớn. Sau khi tháo nắp
chăn đầu trục ta căn cứ vào kết cấu của trục là đường kính phần then hoa
lớn hơn phần đường kính phần cổ trục lắp bánh răng cố định nên chiều
tháo trục ( II) phải thực hiện từ phía đầu trục có lắp bánh răng cố định.
Để tháo trục ( II) trước hết ta tháo vít chặn trên bánh răng cố định và hai
vòng phanh đầu trục. Sau đó dùng tông đồng hay tông nhôm và búa cầm
tay đóng dọc trục từ phía bánh răng cố định để lấy trục ra giống như khi
tháo trục ( I)

Hình 11: Trục II và các chi tiết lắp trên trục của máy khoan
K125
g) Tháo trục III (Hình 12):
Trục ( III) là trục ống then hoa; trên trục có hai bánh răng cố định.
Trục này được tháo ra từ phía đầu trục có lắp bánh răng cố định. Với chú
ý khi sử dụng dụng cụ tháo ta nên dùng ống thép có đường kính ngoài

28
của ống nhỏ hơn đường kính ngoài của trục từ 1 đến 1,5mm và đường
lính trong của ống nhỏ hơn đường kính trong của trục từ 1 đến 1,5mm để
không làm biến dạng đầu trục.

Hình 12: Trục III và các chi tiết lắp trên trục của máy
khoan K125
4. Kết thúc công việc tháo hộp tốc độ máy khoan K125
a) Kiểm tra số lượng chi tiết đã tháo ra và sắp xếp lại theo vị trí từng cụm
b) Lau chùi, bảo quản dụng cụ, trang thiết bị sau khi tháo
5. Bài tập bổ trợ:
Hãy thực hiện các công việc tháo rời các chi tiết của hộp chạy dao và hộp
tóc độ máy
Tiện T6M16 theo phiếu công nghệ đã lập ở bài tập bổ trợ trước .

Hình 13a: Hộp chạy dao T6M16 Hình 13b: Hộp tốc độ
T6M16
Yêu cầu:

29
- Các nhóm theo sự phân công thực hiện các bước tháo rời toàn bộ các chi
tiết của hộp chạy dao và hộp bàn dao máy T6M16; Tự kiểm tra và hiệu chỉnh
những nội dung chưa hợp lý trong phiếu công nghệ của từng cá nhân đã lập trước
đây.
- Sau khi tháo rời các chi tiết của hộp chạy dao và hộp bàn dao mỗi nhóm
phải lập được bảng kê đúng tên gọi của các chi tiết trong bộ phận đó.

30
BÀI 3 : LÀM SẠCH VÀ KIỂM TRA CHI TIẾT SAU KHI THÁO
Giới thiệu:
Bài học nhằm tạo cho học viên luyện tập kỹ năng sử dụng các loại dụng cụ
và trang thiết bị thông dụng để làm sạch các màng dầu, mỡ hay màng ô xuýt sắt
trên chi tiết máy trước khi tiến hành kiểm tra chất lượng và phân loại chi tiết và
thực hiện các công việc bảo dưỡng; sửa chữa. Thực hiện tốt nội dung công việc
này không những đảm bảo cho việc kiểm tra phân loại chi tiết được chính xác mà
nó còn là điều kiện cho công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp trong quá trình
bảo dưỡng và sửa chữa máy.
Mục tiêu thực hiện:
Học xong bài học này học viên có khả năng:
- Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc và phương pháp sử dụng thiết bị,
phương tiện làm sạch, các dụng cụ kiểm tra dùng trong quá trình tháo các cơ
cấu truyền động.
- Làm sạch các chi tiết bằng chất tẩy rửa và các thiết bị, dụng cụ đã lựa chọn
trong phiếu.
- Thổi khô, sắp xếp các chi tiết sau khi đã làm sạch đúng vị trí và chức năng
làm việc.
- Kiểm tra, xác định các khuyết tật hoặc hư hỏng của chi tiết.
- Thực hiện công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp khi làm sạch và kiểm tra
chi tiết.
Nội dung chính:
- Cấu tạo, nguyên lý làm việc và phương pháp sử dụng thiết bị, dụng cụ làm
sạch.
- Chất liệu và phương pháp tẩy rửa chi tiết.
- Thổi khô chi tiết bằng khí nén.
- Kiểm tra chất lượng chi tiết sau khi làm sạch.
- Công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp khi làm sạch và kiểm tra chi tiết

Hoạt động 1: Học lý thuyết :

31
CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG
THIẾT BỊ, CHẤT LIỆU LÀM SẠCH
1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của thiết bị làm sạch thường dùng
a) Thiết bị làm sạch:
Trong một số trường hợp, do máy, thiết bị để lâu ngày; các chi tiết bị tạo
thành màng ô xít sắt bao bọc bên ngoài đo đó ta phải làm sạch màng ô xít sắt đó.
Thiết bị và dụng cụ làm sạch thường dùng cho người thợ sửa chữa máy là:
- Máy cầm tay chạy bằng khí nén :

Hình 14: Máy mài cầm tay chạy bằng khí


nén
Cấu tạo bên ngoài như máy khoan cầm tay; phía trong có động cơ khí nén.
Nguồn khí nén lấy từ hệ thống khí nén của nhà máy ( nếu có) hoặc từ bình nén khí
lư động . Dụng cụ làm sạch là bánh chải có các sợi kim loại có đường kính từ 0,5
đến 0,7mm. Bánh chải được lắp vào đầu trục của máy nhờ bầu cặp; chi tiết cần làm
sạch được gá lên hai mũi tâm của thiết bị gá chuyên dùng tại xưởng hoặc trên êtô
của bàn nguội . Khi mở máy chạy đủ tốc độ quy định ta tỳ nhẹ động và di chuyển
cho bánh chải qua lại trên vùng có màng ô xít sắt bao bọc trên chi tiết .
b) Thùng rửa chi tiết :

32
2
3

4 6
5 CT CT CT CT

7
1

Hình 15: Thiết bị rửa chi tiết


- Cấu tạo (Hình 15):
1- Thùng chứa chất liệu rửa chi tiết
2- Hệ thống ống dẫn
3- Các Van xả ( tay khóa )
4- Động cơ điện xoay chiều
5- Bơm chất lỏng (loại bơm bánh răng hoặc cánh gạt)
6- Ngăn rửa.
7- Lưới lọc.
- Nguyên lý làm việc :
Chất liệu làm sạch là chất lỏng được đổ vào ngăn (a) có lắp bơm đạt mức 2/3
chiều cao của lòng thùng; chi tiết cần rửa sắp xếp trên dàn (a) của thùng chứa sao
cho khoảng cách giữa các chi tiết là 30mm đến 50mm; vị trí đặt chi tiết trên dàn (a)
chỉ được phép nằm trong khoảng có lỗ phun của ống dẫn.Trước khi mở máy phải
đậy nắp thùng lại .
Đóng công tắc điện cho bơm làm việc ổn định vận tốc và từ từ mở van xả
theo thứ tự từ hai phía của các ống dẫn gắn trên thành thùng và nắp thùng. Chất
lỏng sẽ phun ra từ các lỗ của ống dẫn với vận tốc khoảng 100m/giây nhờ vậy bụi
bẩn và dầu mỡ bôi trơn lâu ngày bị phân hủy và kết dính trên bề mặt của chi tiết sẽ
được làm sạch. Chất lỏng sau khi làm sạch chi tiết được dẫn về ngăn (b) của thùng
chứa thông qua màng lọc tinh chảy vào ngăn (a); cặn bẩn nằm lại ngăn (b) của
thùng chứa, do đó cứ sau 10 lần rửa chi tiết ta phải dọn sạch ngăn (b) một lần.

33
Để chi tiết được tẩy rửa toàn phần, sau khi mở van lần thứ nhất ta tắt động
cơ của bơm và mở nắp thùng để xoay chi tiết đi một góc 180 rồi tiếp tục phun lần
thứ hai . Sau khi đã rửa xong phải để nguyên chi tiết trong thùng khoảng 5 phút
cho chất liệu trên chi tiết chảy hết mới lấy chi tiết ra .
b) Chất liệu dùng để tẩy rửa chi tiết :
Ta có thể sử dụng bảng dưới đây để chọn chất liệu khi rửa chi tiết của hộp
tốc độ cho phù hợp với vật liệu chế tạo của chi tiết
Thành phần dung dịch và chế độ làm việc của dung dịch tẩy dầu hóa học

Kim loại tẩy Thành phần dung dịch ( g/l ) Nhiệt Thời
gian
dầu mỡ Na OH Na2CO3 Na3PO4. Na2SiO3 độ oc
12H2O
Kim loại đen 20 - 60 20 - 30 10 - 20 5 - 10 80 - 90 20 - 40
Đồng và hợp
kim đồng 10 - 15 50 - 60 50 - 60 3-5 80 - 90 20 - 40
Nhôm kẽm
chì 20 - 25 20 - 25 5 -10

Học thực hành:


Làm sạch chi tiết
Địa điểm:
Xưởng thực hành
Yêu cầu:
Làm sạch các màng ô xít sắt có trên bề mặt của các chi tiết của hộp tốc độ
bằng bánh chải và máy cầm tay chạy bằng khí nén .

Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị:


- Máy cầm tay chạy bằng khí nén; bình khí nén
- Bánh chải
- Bàn nguội, êtô

34
Nguồn động liên quan:
- Bản chỉ dẫn sử dụng máy cầm tay chạy bằng khí nén
- Tài liệu phát tay về an toàn khi làm sạch chi tiết bằng bánh chải kim loại

Nội dung:
1. Điều kiện an toàn
- Chi tiết cần làm sạch phải gá lắp chắc chắn lên thiết bị gá kẹp
- Khi làm sạch phải đeo khẩu trang, găng tay
- Vị trí làm sạch phải bố trí ở cuối hướng gió để không ảnh hưởng đến người
khác
2. Công tác chuẩn bị
a) Gá lắp chi tiết lên êtô
b) Lắp ống nối dẫn khí nén của máy vào bình khí nén
c) Gá lắp bánh chải vào máy
d) chạy thử máy làm sạch
3. Trình tự làm sạch
a) Làm sạch màng ô xít sắt trên các chi tiết trong hộp tốc độ
b) Làm sạch màng ô xít sắt trên các chi tiết trong hộp tốc độ của hộp chạy dao
Các chi tiết sau khi đã được làm sạch hết các màng ô xít sắt phải được bố trí theo
cơ cấu và đúng vị trí quy định để thuận lợi cho công việc tẩy rửa dầu mỡ.

Học thực hành:


Rửa các chi tiết của hộp tốc độ
Địa điểm:
Xưởng thực hành
Yêu cầu:
Chọn đúng loại chất liệu dùng rửa sạch dầu, mỡ bám trên các chi tiết của hệ
thống điều khiển bằng thùng rửa thông dụng đảm bảo yêu các chi tiết không còn
dầu, mỡ bám trên bề mặt.

35
Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị:
- Thùng rửa
- Chất liệu rửa dầu mỡ

Nguồn động liên quan:


- Bản chỉ dẫn sử dụng thùng rửa
- Tài liệu phát tay về vật liệu chế tạo các chi tiết

Nội dung:
1. Điều kiện an toàn.
a) Khi rửa chi tiết phải deo găng tay cao su; khẩu trang
b) Nắp thùng phải kiểm tra đảm bảo kín khít để không có sự văng té dầu ra
ngoài
c) Sau mỗi lần rửa, tắt bơm và để khoảng 5 phút để dầu trên chi tiết và thành
thùng ngưng đọng hết về khoang chứa mới lấy chi tiết ra .
2. Công tác chuẩn bị.
a) Kiểm tra thùng rửa: Nắp thùng phải đảm bảo kín khít; các van xả ở vị trí
không làm việc
b) Kiểm tra bơm và công tắc điện: Bơm làm việc đúng chiều quay, không có
tiếng ồn
c) Đổ chất liệu đã chọn vào ngăn chứa: Đảm bảo lượng chất lỏng làm sạch
chiếm 2/3 thể tích ngăn chứa

3. Trình tự thực hiện.


a) Rửa các chi tiết của hộp tốc độ
- Sắp xếp các chi tiết vào giàn rửa của thùng: khoảng cách giữa các chi tiết
là 30mm.
- Đậy nắp thùng: Cài mấu giữ nắp thùng vào thân thùng
- Mở bơm : Đóng công tắc động cơ điện cho bơm làm việc đạt vòng quay
ổn định

36
- Mở van xả: Thứ tự mở các van phía trước; tiếp tục mở van phía sau và
van phía trên của nắp thùng; mỗi van mở trongkhoảng 30 - 40 giây rồi
đóng lại mới mở van tiếp theo
- Xoay chi tiết ở vị trí rửa thứ hai: Sau khi phun rửa lần thứ nhất ta tắt
động cơ điện để ngừng hoạt động của bơm trong vòng 5 phút; sau đó mở
nắp thùng và xoay chi tiết đi một góc 1800 để rửa lần thứ hai
- Lấy chi tiết ra: Các chi tiết rửa xong được lấy ra để̉ vào nơi quy đinh ̣
b) Các chi tiết của hộp tốc độ cha ̣y dao
Trình tự thực hiện các bước giống như khi rửa các chi tiết của hô ̣p tốc độ
c) Kết thúc công việc rửa: sau khi rửa xong phải kiểm tra xem còn có những chi
tiết nào chưa sạch vì màng dầu, mỡ bám quá chắc ta dùng mũi cạo để tẩy và rửa
lại bằng tay.

Học thực hành:


Thổi khô chi tiết
Địa điểm:
Xưởng thực hành

Yêu cầu:
Thổi khô các chi tiết của hộp tốc độ bằng khí nén đạt yêu cầu không còn
chất liệu làm sạch bám trên chi tiết.

Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị:


- Máy cầm tay chạy bằng khí nén; bình khí nén
- Bàn sửa chữa
- Khay để chi tiết

Nguồn động liên quan:


- Bảng chỉ dẫn sử dụng máy nén khí
- Tranh an toàn khi thổi khô chi tết bằng khí nén

37
Nội dung:
1. Điều kiện an toàn
a) Vị trí thổi khô chi tiết bằng khí nén phải đúng nơi quy định; không được hướng
thổi về phía có người .
b) Căn cứ vào độ lớn của chi tiết để bố trí cách thổi cho phù hợp; không làm cho
chi tiết va đập vào nhau trong khi thổi
c) Kết thúc việc thổi phải đóng van xả mới di chuyển hướng thổi ( không được cầm
vòi khí nén quay quanh trong không gian làm việc )
2. Công tác chuẩn bị
a) Kiểm tra nơi thổi bằng khí nén: Phải đảm bảo khô ráo, không có người làm việc
phía trước hướng thổi
b) Kiểm tra máy và bình khí nén : Dây dẫn từ bình đến vị trí thổi phải đủ; áp suất
trog bình nén khí phải đủ áp quy định .
3. Trình tự thực hiện
a) Thổi khô các chi tiết của hộp tốc độ
- Sắp xếp các chi tiết vào vị trí để thổi khí nén
- Điều chỉnh áp suất cần để thổi khô các chi tiết
- Thổi khô các chi tiết
- Tắt máy thổi khí nén
- Lấy các chi tiết ra khỏi vị trí thổi và để vào nơi quy định
b) Thổi khô các chi tiết của hộp tốc độ chạy dao
Trình tự thực hiện như khi thổi khô các chi tiết của hộp tốc độ
c) Kết thúc công việc thổi khô chi tiết: Các chi tiết sua khi đã được thổi khô phải
kiểm tra lần cuối sao cho trên bề mặt không còn bụi bẩn, ẩm ướt; Nếu có phải dùng
dẻ khô lau sạch và chuyển đến vị trí để kiểm tra.
Học thực hành:
Kiểm tra chất lượng chi tiết
Địa điểm:
Xưởng thực hành
Yêu cầu:

38
Kiểm tra các chi tiết của hộp tốc độ; xác định mức độ sai hỏng và phân loại
ra các dạng : Những chi tiết dùng lại; những chi tiết phải thay thế; những chi tiết
cần bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ .

Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị:


- Bàn sửa chữa
- Khay đựng chi tiết
- Thước cặp 1/20; Panme
- Giẻ lau
- Dầu công nghiệp

Nguồn động liên quan:


- Tài liệu phát tay về các chỉ tiêu kỹ thuật của chi tiết
- Giấy bút ghi chép các thông số kiểm tra

Nội dung:
1 . Điều kiện an toàn
a) Các dụng cụ đo trước khi đo kiểm phải dùng dẻ lau sạch bề mặt tiếp xúc với chi
tiết
b) Trong quá trình đo không được làm rơi hay va chạm mạnh vào dụng cụ đo
2. Công tác chuẩn bị
a) Chuẩn bị dụng cụ đo: Nhận đủ các loại dụng cụ đo cần thiết để kiểm tra chi tiết
b) Chuẩn bị giấy bút ghi chép kết quả đo
c) Đọc và ghi nhớ các chỉ tiêu kỹ thuật của chi tiết cần kiểm tra: Sai lệch kích
thước, độ không song song, độ không vuông góc cho phép.v.v.
3. Trình tự thực hiện
a) Kiểm tra các chi tiết của hộp tốc độ
b) Kiểm tra các chi tiết của hộp tốc độ chạy dao
c) So sánh các kết quả kiểm tra với chỉ tiêu kỹ thuật của chi tiết
d) Phân loại chi tiết: Những chi tiết dùng lại; những chi tiết phải thay thế; những
chi tiết cần bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ .

39
4. Kết thúc công việc kiểm tra
Sau khi kiểm tra và phân loại xong phải sắp xếp các chi tiết vào các khay đựng
quy định để thuận tiện cho các công việc bảo dưỡng và sửa chữa tiếp theo.
5. Bài tập bổ trợ:
Hãy thực hiện các công việc Làm sạch và kiểm tra chi tiết của hộp chạy dao
và hộp tóc độ máy tiện T6M16 theo phiếu công nghệ đã lập ở bài tập bổ trợ trước .

Hình 16a: Hộp chạy dao T6M16 Hình 16b: Hộp tốc độ T6M16

Yêu cầu:
- Các nhóm theo sự phân công thực hiện các bước Làm sạch và kiểm tra chi
tiết toàn bộ các chi tiết của hộp chạy dao và hộp bàn dao máy T6M16; Tự kiểm tra
và hiệu chỉnh những nội dung chưa hợp lý trong phiếu công nghệ của từng cá nhân
đã lập trước đây.
- Sau khi Làm sạch và kiểm tra chi tiết các chi tiết của hộp chạy dao và hộp
bàn dao mỗi nhóm phải lập được bảng kê xác định tình trạng kỹ thuật chi tiết.

40
BÀI 4: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA NHỎ VÀ CHUẨN BỊ CHI TIẾT THAY
THẾ
Giới thiệu :
Bài học có nội dung cung cấp một số kiến thức cơ bản về các phương pháp
công nghệ áp dụng khi bảo dưỡng; sửa chữa nhỏ chi tiết; luyện tập các kỹ năng bảo
dưỡng, sửa chữa nhỏ cho các chi tiết trong hộp tốc độ của máy khoan K125; trên
cơ sở đó vận dụng vào quá trình bảo dưỡng hộp tốc độ cho các máy công cụ khác
đạt yêu cầu kỹ thuật .
Mục tiêu thực hiện :
Học xong bài học này học viên có khả năng :
- Trình bày phương án công nghệ để bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ chi tiết của hệ
thống truyền động bằng cơ khí phù hợp với điều kiện tại phân xưởng.
- Kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng nhỏ của chi tiết đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Lựa chọn các chi tiết cần thay thế đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và chức năng
làm việc.
- Thực hiện công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp khi bảo dưỡng, sửa chữa
nhỏ.
Nội dung chính :
- Các phương pháp công nghệ dùng cho bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ chi tiết.
- Bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ các chi tiết truyền động bằng cơ khí.
- Lựa chọn các chi tiết thay thế đảm bảo điều kiện làm việc.
- Kiểm tra các chi tiết thay thế và sữa chữa.
- Công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp khi sữa chữa nhỏ và thay thế.

41
Hoạt động I: Học lý thuyết
CÁC PHƯƠNG PHÁP CÔNG NGHỆ ÁP DỤNG CHO BẢO DƯỠNG VÀ
SỬA CHỮA NHỎ CHI TIẾT

I/ Các phương pháp gia công cơ khí.


I.1. Phương pháp công nghệ tiện.

Hình 17: Máy tiện vạn năng


a) Khả năng của của phương pháp gia công cơ bằng tiện :
- Tiện các mặt trụ trong và ngoài
- Tiện mặt côn trong, côn ngoài
- Tiện ren trong, ren ngoài
- Tiện xén mặt đầu, cắt đứt
- Tiện các mặt định hình
b) Độ chính xác và độ nhẵn bề mặt đạt được khi tiện

42
Phương pháp gia công Cấp chính xác Giá trị thông Quy đổi ra
Kinh tế Đạt được số (tiêu chuẩn
Ra (m ) cũ)
Tiện bước tiến dọc
Tiện phá 15 - 14 - 25 - 100 2
Tiện nửa tinh 12 - 14 - 6,3 - 12,5 3
Tiện tinh 7-9 6 16 - 3,2 6
Tiện mỏng 6 5 0,4 - 0,8 7
Tiện bước tiến ngang
Tiện phá 16 - 17 - 25 - 100 2
Tiện nửa tinh 14 - 15 - 6,3 - 12,5 3
Tiện tinh 13 - 14 8-9 3,2 5
Tiện mỏng 8 - 11 7 0,8 - 1,6 6

I.2. Phương pháp công nghệ phay.

Hình 18: Máy phay CNC

a) Khả năng của phương pháp công nghệ phay


- Phay mặt phẳng

43
- Phay rãnh
- Phay mặt đầu
- Phay ren
- Phay răng
- Phay các mặt định hình
b) Độ chính xác và độ nhẵn bề mặt đạt được khi phay

Phương pháp gia công Cấp chính xác Giá trị thông Quy đổi ra
Kinh tế Đạt được số (tiêu chuẩn
Ra (m ) cũ)
Phay bằng dao phay
trụ
Phay thô 12 -14 - 25 - 50 3 - 4
Phay tinh 11 - 3,3 - 6,3
Phay mỏng 8-9 6-7 1,6 6
Phay bằng dao phay
mặt mút

Phay thô 12 - 14 - 25 - 50 3 - 4
Phay tinh 11 - 3,3 - 6,3
Phay mỏng 14 - 15 - 1,6 6

I.3. Phương pháp công nghệ bào


a) Khả năng công nghệ của bào
- Bào mặt phẳng
- Bào cắt đứt
- B ào rãnh
- Bào các mặt định hình

44
b) Độ chính xác và độ nhẵn bề mặt đạt được khi bào
Phương pháp gia công Cấp chính xác Giá trị thông Quy đổi ra
Kinh tế Đạt được số (tiêu chuẩn
Ra (m ) cũ)
Bào
Bào thô 12 - 14 - 12,5 - 25 2 - 4
Bào tinh 11 - 13 - 3,2 - 6,3
Bào mỏng 8 - 10 7 0,8 - 1,6 6

I.4. Phương pháp công nghệ khoan

Hình 19: Máy khoan

a) Khả năng công nghệ của khoan


- Khoan được các lỗ có đường kính từ 0,1mm đến 80mm
- Khoan các lỗ trụ và lỗ côn
- Khoan các lỗ đặc, khoan mở rộng lỗ
- Khoan các lỗ suốt và không suốt

45
- Khoan các lỗ giao nhau và có vị trí bất kỳ trên chi tiết
b) Độ chính xác và độ nhẵn bề mặt đạt được khi khoan

Phương pháp gia công Cấp chính xác Giá trị thông Quy đổi ra
Kinh tế Đạt được số (tiêu chuẩn
Ra (m ) cũ)
Khoan
Khoan các lỗ 15mm 12 - 14 10 - 11 6,3 - 12,5 3
Khoan các lỗ  15mm 12 - 14 10 - 11 12,5 - 25 4

I.5. Phương pháp công nghệ doa.


a) Doa chỉ thực hiện được trên các lỗ có sẵn sau khi khoan hoặc tiện nhằm nâng
cao độ chính xác và độ nhẵn bề mặt.
- Doa các lỗ trụ
- Doa các lỗ côn
b) Độ chính xác và độ nhẵn bề mặt đạt được khi doa
Phương pháp gia công Cấp chính xác Giá trị thông Quy đổi ra
Kinh tế Đạt được số (tiêu chuẩn
Ra (m ) cũ)
Doa
Doa nửa tinh 9 - 10 8 6,3 - 12,5 4
Doa tinh 7-8 16 - 3,2 5
Doa mỏng 7 6 0,4 - 0,8 6

I.6. Phương pháp công nghệ mài


a) Khả năng công nghệ của mài
- Mài mặt phẳng
- Mài các mặt trụ, mặt côn trong và ngoài
- Mài các mặt rãnh
- Mài các mặt định hình

46
b) Độ chính xác và độ nhẵn bề mặt đạt được khi mài
Phương pháp gia công Cấp chính xác Giá trị thông Quy đổi ra
Kinh tế Đạt được số (tiêu chuẩn
Ra (m ) cũ)
Mài tròn
Nửa tinh 8 11 - 3,2 - 6,3 4
Tinh 6-8 0,8 - 1,6 5
Mỏng 5 10,2 - 0,4 9
Mài rà
Tinh 6-7 - 0,4 - 3,2 8
Mỏng 5 0,1 - 1,6 12

I.7. Phương pháp công nghệ dũa nguội.

Hình 20: Công nghệ dũa nguội

a) Khả năng công nghệ của dũa


- Dũa các mặt phẳng
- Dũa các mặt cong trong, cong ngoài

47
- Dũa rãnh
- Dũa các mặt định hình
b) Độ chính xác và độ nhẵn bề mặt đạt được khi dũa nguội
Phương pháp gia công Cấp chính xác Giá trị thông Quy đổi ra
Kinh tế Đạt được số (tiêu chuẩn
Ra (m ) cũ)
Dũa nguội 8 -11 6-7 1,6 - 2,5 6
I.8. Phương pháp công nghệ cạo.
a) Khả năng công nghệ của cạo
- Cạo mặt phẳng
- Cạo mặt cong
b) Độ chính xác và độ nhẵn bề mặt đạt được khi cạo

Phương pháp gia công Cấp chính xác Giá trị thông Quy đổi ra
Kinh tế Đạt được số (tiêu chuẩn
Ra (m ) cũ)
Cạo
Cạo thô 11 8-9 1,6 - 6,3 7
Cạo tinh 8-9 6-7 0,1 - 0,8 8

II/ Các phương pháp sửa chữa nhỏ chi tiết.


II.1. Phương pháp hàn.

Hình 21: Máy hàn


48
a) Khả năng công nghệ của hàn trong phục hồi sửa chữa chi tiết :
- Có thể bù đắp lại kích thước của bề mặt chi tiết khi bị hao mòn lớn
- Hàn đắp các vết nứt, thủng trên chi tiết
- Hàn nối chi tiết bị gãy
b) Phạm vi áp dụng : Chỉ thực hiện với nhũng chi tiết có yêu cầu độ bền không
cao và sau khi hàn không cần nhiệt luyện.
Sau khi hàn sửa phải qua các nguyên công gia công cơ khí mới đảm bảo các
yêu cầu về độ chính xác và độ nhẵn bề mặt
II.2. Phương pháp phụ thêm từng phần kích thước cho chi tiết
a) Khả năng công nghệ của phương pháp phụ thêm từng phần kích thước cho
chi tiết
- Có thể bù các kích thước bị hao mòn của chi tiết
- Thay thế phần tử kích thước bị hư hỏng
- Trợ động cho các vết nứt, gãy sau khi hàn
b) Phạm vi áp dụng : Phương pháp phụ thêm từng phần kích thước cho chi
tiết chỉ áp dụng cho những trường hợp không chịu tải lớn; độ chính xác và độ
nhẵn không yêu cầu cao.
Sau khi đã phụ thêm tùng phần kích thước ta phải kết hợp với các phương pháp
bào, phay hoặc tiện .v.v. mới đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật của chi tiết.
III/ Các câu hỏi :
1. Nghiên cứu đặc điểm công nghệ về một số phương pháp gia công cơ khí nhằm
mục đích gì trong quá trình bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ chi tiết của hệ thống
điều khiển ?
2. Tại sao sau khi hàn và phụ thêm từng phần kích thước cho chi tiết ta phải
chọn một phương pháp gia công cơ khí mới hoàn thiện việc sửa chữa chi tiết ?

Hoạt động II: Thực hành :

49
Bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ các chi tiết của hộp tốc độ
Địa điểm:
Xưởng thực hành
Yêu cầu:
- Thực hiện các công việc bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ các chi tiết của hộp tốc độ
máy khoan kiểu K125 đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật; trên cơ sở đó vận dụng
được kiến thức, kỹ năng vào việc bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ cho các hộp tốc độ
của những máy công cụ khác.
- Thực hiện các công việc bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ đảm bảo vệ sinh công
nghiệp và an toàn.

Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị:


- Thép 45 có kích thước 30mmx30mm dày 8mm.
- Dũa nguội
- Thước cặp 1/20
- Que hàn
- Máy khoan; máy mài hai đá; máy hàn hồ quang điện
- Bàn sửa chữa

Nguồn động liên quan:


- Bản trong về công nghệ sửa chữa nhỏ mặt làm việc của chi tiết cần bảo
dưỡng.
- Tài liệu phát tay bảng tra ổ lăn.
- Máy chiếu, màn chiếu.

Nội dung:
1. Điều kiện an toàn
a) Nơi bảo dưỡng, sửa chữa phải khô ráo; đủ ánh sáng
b) Khi hàn phải mang trang phục bảo hộ đúng quy định
2. Công tác chuẩn bị

50
a) Chuẩn bị dụng cụ, vật tư cho sửa chữa và bảo dưỡng : Chỉ dưa ra những dụng
cụ, vật tư cho công việc sẽ làm
b) Kiểm tra các dụng cụ ,thiết bị : Tất cả dụng cụ thiết bị phải đảm bảo tiêu chuẩn
quy định
c) Nghiên cứu phiếu hướng dẫn công nghệ sửa chữa và bảo dưỡng
3. Trình tự thực hiện
a) Bảo dưỡng các chi tiết của hộp tốc độ máy khoan đứng K125
- Tẩy các vết xước trên bề mặt của then hoa: Dùng dao cạo mặt phẳng cạo sạch
tất cả vết xước trên các bề mặt then.
- Làm sạch các mặt lắp ghép hộp tốc độ: Các lỗ lắp trục phải lau sạch bụi bẩn
bằng dẻ lau mềm
- Làm sạch các lỗ; rãnh, máng dẫn chất liệu bôi trơn : Phương pháp bôi trơn cho
các chi tiết trong hộp tốc độ máy khoan K125 là do một bơm dầu riêng cung cấp
qua hệ thông ống dẫn vaò các ổ trục và bánh răng. Do đó việc làm sạch hệ thống
bôi trơn trong hộp tốc độ gồm: Thông đường ống hút và xả của bơm; làm sạch các
lỗ rãnh ở các đầu trục và máng chứa dầu lắp phía dưới của hộp tốc độ.
b) Dũa sửa đỉnh răng của các bánh răng: Dùng dũa mịn dũa vát 2ì45 0 tất cả các
đầu răng của bánh răng.
c) Dũa tẩy các vết và màng ôxít sắt bám trên trục và mặt đầu của bánh răng.

Hình 22: Dũa tẩy các vết và màng ô xít sắt

d) Bảo dưỡng ổ lăn: Tất cả các ổ lăn sau khi đã tháo ra và rửa sạch, thổi khô phải
kiểm tra về các thông số kỹ thuật: Độ đảo hướng kính, độ đảo mặt đầu. Nếu đang

51
nằm trong phạm vi cho phép dùng lại được thì phải bảo quản bằng giấy chống ẩm
và dầu bôi trơn. Những ổ lăn nào có vết tróc rỗ hoặc độ đảo đã vượt quá trị số cho
phép phải thay thế ổ mới theo tiêu chuẩn quy định trong tài liệu hướng dẫn sử dụng
máy (lý lịch máy)
e) Hàn đắp các răng của bánh răng bi mẽ: Răng của bánh răng bị mẽ ta dùng dũa
làm đều vết mẽ sau đó gia công dưỡng bằng đồng lá hay các mẩu gạch chịu lửa để
lắp vào rãnh của răng nhằm che không cho ngọn lửa hàn ảnh hưởng đến các răng
khác của bánh răng, đồng thời định dạng cho phần kim loại hàn đắp trên phần răng
bị mẽ. Khi chon que hàn phải chú ý vật liệu chế tạo que hàn có cơ tính tương
đương với cơ tính vật liệu chế tạo bánh răng. Sau khi hàn xong phải để nguội hẳn
mới dũa sửa phần răng được hàn đắp theo biên dạng của răng cũ.
4. Kết thúc công việc bảo dưỡng các chi tiết của hộp tốc độ:
- Sau khi đã thực hiện các công việc bảo dưỡng trên; các chi tiết phải kiểm tra
lại lần cuối theo tiêu chuẩn kỹ thuật . Nếu còn thiếu sót phải xử lý ngay để
đảm bảo cho công việc lắp được nhanh và tin cậy .
- Bảo quản các chi tiết sau khi bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; thu dọn dụng cụ và
nơi làm việc.
5. Bài tập bổ trợ:
Hãy thực hiện các công việc bảo dưỡng, Sửa chữa nhỏ và chuẩn bị chi tiết
thay thế của hộp chạy dao và hộp tóc độ máy tiện T6M16 theo phiếu công nghệ đã
lập ở bài tập bổ trợ trước .

Hình 23a: Hộp chạy dao T6M16 Hình 23b: Hộp tốc độ T6M16

52
Yêu cầu:
- Các nhóm theo sự phân công thực hiện các bước bảo dưỡng, Sửa chữa nhỏ và
chuẩn bị chi tiết thay thế của hộp chạy dao và hộp bàn dao máy T6M16; Tự
kiểm tra và hiệu chỉnh những nội dung chưa hợp lý trong phiếu công nghệ của
từng cá nhân đã lập trước đây.
- Sau khi bảo dưỡng, Sửa chữa nhỏ và chuẩn bị chi tiết thay thế của hộp chạy
dao và hộp bàn dao mỗi nhóm phải lập được bảng kê xác định tình trạng kỹ
thuật các chi tiết sau khi bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ.

53
BÀI 5: LẮP BỘ PHẬN TRUYỀN ĐỘNG CƠ KHÍ
Giới thiệu:
Bài học có nội dung cung cấp một số kiến thức cơ bản về các phương pháp
công nghệ áp dụng khi bảo dưỡng; sửa chữa nhỏ chi tiết; luyện tập các kỹ năng bảo
dưỡng, sửa chữa nhỏ cho các chi tiết trong hệ thống điều khiển của máy khoan
K125; trên cơ sở đó vận dụng vào quá trình bảo dưỡng hệ thống điều khiển cho các
máy công cụ khác đạt yêu cầu kỹ thuật .

Mục tiêu thực hiện :


Học xong bài này học viên có khả năng:
- Tập hợp được các chi tiết đã bảo dưỡng đúng quy định.
- Lựa chọn dụng cụ, thiết bị để lắp bộ phận truyền động theo phiếu công nghệ.
- Lắp ráp các chi tiết thành cơ cấu, lắp các cơ cấu thành bộ phận và lắp các bộ
phận lên máy.
- Kiểm tra điều kiện làm việc các bộ phận truyền động bằng cơ khí.
- Bôi trơn các bộ phận truyền động đúng chỉ dẫn trong phiếu công nghệ.
- Thực hiện công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp khi lắp bộ phận truyền
động bằng cơ khí.

Nội dung chính:


- Các nguyên tắc chung khi tập hợp chi tiết của hệ thống truyền động bằng cơ
khí.
- Tính năng, tác dụng của các dụng cụ lắp và phương pháp sử dụng.
- Lắp hệ thống truyền động bằng cơ khí.
- Bôi trơn cho hệ thống truyền động bằng cơ khí.
- Công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp lắp bộ phận truyền động
bằng cơ khí.

54
Hoạt động 1:
Học lý thuyết
Địa điểm:
Phòng học lý thuyết tại xưởng
Yêu cầu:
Thực hiện các bước lắp các chi tiết và cơ cấu của hộp tốc độ máy khoan
đứng K125 đúng theo phiếu công nghệ và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật; trên cơ sở
đó vận dụng vào việc lắp các hộp truyền động cho các máy công cụ khác đạt chất
lượng và hiệu quả cao.
Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị:
- Các chi tiết của hộp tốc độ máy khoan đã bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ
- Dụng cụ tháo lắp cầm tay thông dụng
- Bàn nâng hạ
- Xe đẩy
- Dầu công nghiệp
- Cần cẩu loại nhỏ
Nguồn động liên quan:
- Bản vẽ khai triển hộp tốc độ; hộp chạy dao
- Phiếu công nghệ tháo lắp đã lập
Nội dung:
1. Điều kiện an toàn
a) Vị trí lắp phải khô ráo; đủ ánh sáng
b) Các chi tiết đã kiểm tra đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
c) Dụng cụ lắp phải đúng tiêu chuẩn và quy cách
2. Công tác chuẩn bị
a) Chuẩn bị dụng cụ: Tất cả dụng cụ dùng để lắp các chi tiết , cơ cấu của hộp tóc
độ phải dưa ra dủ và chính xác

55
b) Tập hợp các chi tiết của các các cơ cấu (Trục I; II; III )
c) Nghiên cứu phiếu hướng dẫn công nghệ lắp

3. Trình tự thực hiện


a. Lắp trục I:
- Lắp ổ lăn vào đầu trục: Chỉ lắp 1 ổ lăn lên đầu trục như (hình 24):

Hình 24: Lắp ổ lăn váo đầu trục

- Lồng đầu trục nhỏ (có cổ lắp bu ly đai ) qua lỗ thành hộp và lần lượt lắp khối
bánh răng lên trục
- Lắp ổ lăn lên đầu trục kia : Sau khi đã lắp hết các chi tiết lên trục ( I) vào phía
trong của hộp tốc độ, ta mới klắp tiếp ổ lăn thứ hai để định tâm cho trục trên lỗ của
thành hộp.
- Lắp các vòng phanh chặn đầu trục ;

56
b. Lắp trục II: Trình tự lắp giống như lắp trục ( I). Nhưng chú ý trên trục hai có
hai bánh răng cố định phải lắp trước và lắp vòng phanh chặn vào rãnh trên trục rồi
mới lắp khối bánh răng di trượt.
c. Lắp trục ( III): Là trục ống then hoa có lắp 3 bánh răng cố định; vị trí của các
bánh răng được xác định bằng các vòng bạc cách, khi lắp phải đặt các vòng bạc
này đúng quy định để các bánh răng đảm bảo ăn khớp đúng khi dịch chuyển các
bánh răng di trượt trên trục ( II)
d. Kiểm tra các trục sau khi lắp : Sau khi lắp xong các trục truyền động của hộp
tốc độ ta phải tiến hành kiểm tra theo các chỉ tiêu kỹ thuật sau:
- Khi dùng tay để quay (các trục truyền quay độc lập) các trục phải quay nhẹ
nhàng, không có hiện tượng vấp hay nặng
- Các bánh răng di trượt chuyển động nhẹ nhàng khi vào và ra khớp
- các chi tiết lắp cố định trên các trục không bị dịch chuyển dọc
- Các ổ lăn phải hướng mặt số ra ngoài
e. Lắp nắp chặn đầu trục hình số 8 (Hình 25): Đùng tay vặn đều các bu lông; sau
đó dùng Clê lục giác siết các bu lông đối diện nhau

Hình 25: Lắp nắp chặn đầu trục hình số


g. Lắp bu ly đai (Hình 26): 8
- Lắp bánh đai vào đầu trục (I): Mặt đầu của moay ơ bánh đai phải tỳ sát lên vai
của gờ trục

57
Hình 26: Lắp bánh đai vào đầu trục I

- Lắp vòng phanh chặn bánh đai (Hình 27):

Hình 27: Lắp vòng phanh chặn bánh đai


h. Lắp bơm dầu bôi trơn:
- Lắp cụm van xả và hút vào thân bơm (Hình 28)

58
Hình 28: Lắp cụm van xả và hút vào thân bơm
- Lắp bơm lên vị trí xá định trên thân hộp
- Lắp ống hút (Hình 29): Đầu cuối của ống hút có bầu lọc lưới; vị trí của bầu lọc
phải nằm cách đáy của máng chứa dầu từ 15 ữ 20 mm.

Hình 29: Lắp đường ống hút


- Lắp ống xả (Tương tự đường ống hút)
- Lắp bạc lệch tâm điều khiển pít tông của bơm
i. Lắp trục dẫn hướng và thanh răng của cơ cấu điều khiển
- Lắp hai trục dẫn hướng và hai trục thanh răng vào hộp
- Điều chỉnh áp động của lò xo nén lên viên bi trên rãnh chữ V của trục dẫn hướng
(Hình 30)

59
Hình 30: Điều chỉnh áp lực lò xo nénlên viên bi trên rãnh chữ
Theo phương trình cân bằng động V là: PL - mg = 0 ( trong đó PL là động nén
của lò xo do ta điều chỉnh; mg là trọng động của khối bánh răng di trượt). Theo
kinh nghiệm thực tiễn vì các khối bánh răng lắp trên trục ở vị trí thẳng đứng nên
khi điều chỉnh ta cho PL> mg từ 5 ữ 10 Niu Tơn để khi máy làm việc bị rung động
nhưng cơ cấu điều khiển không tự rơi xuống làm thay đổi tốc độ của máy đột ngột
gây hư hỏng chi tiết và ảnh hưởng xấu đến công việc khi khoan
k. Lắp nắp trước (Hình 31): Nắp này có cụm tay gạt và quạt răng của cơ cấu điều
khiển. Do đó khi lắp ta nhìn qua cửa của nắp đậy phía sau để đặt vị trí của quạt
răng cho đúng một vị trí vào khớp của hai khối bánh răng di trượt, vị trí ddos ấn
định một cấp vòng quay của trục chính đã ghi trên bảng phía ngoài của nắp đậy.
Sau đó lắp các bu lông M8 và siết chặt nắp với thân hộp

Hình 31: Lắp nắp trước


l. Lắp nắp sau : Nắp phía sau được lắp bằng 8 bu lông M8 (Hình 32)

60
Hình 32: Lắp nắp sau
n. . Lắp hộp tốc độ lên thân máy : Sau khi đã lắp các chi tiết vào hộp, ta vận
chuyển hộp đến vị trí của máy để lắp hộp lên thân máy.
m. Lắp dây đai (Hình 33) : Sau khi lắp đủ các dây đai vào hai bánh đai ta điều
chỉnh sứac căng của dây đai bằng cách dùng Clê dẹt 17 - 19 quay vít trên giá động
cơ điện để làm tăng khoảng cách hai trục cho đến khi dùng ngón tay cái ấn lên mặt
đai thì dây đai võng xuống từ 5 ữ 8mm là đạt yêu cầu

Hình 33: Lắp và căng dây đai


o.. Lắp nắp đậy phía trên của hộp : Nắp đậy phía trên của hộp tốc độ máy khoan
K125 là nắp bảo hiểm của bộ truyền đai; nắp được lắp với thân hộp bằng 3 bu lông
M12 dài 110 mm.

61
4. Kết thúc công việc lắp
- Lau chùi bên ngoài toàn m áy
- Thu dọn dụng cụ, trang thiết bị dùng để lắp

Bài tập bổ trợ


Hãy thực hiện các công việc lắp hộp chạy dao và hộp tốc độ máy tiện
T6M16 theo phiếu công nghệ đã lập ở bài tập bổ trợ trước .

Hình 34a: Hộp chạy dao T6M16 Hình 34b: Hộp tốc độ
T6M16
Địa điểm : Xưởng thực hành
Dụng cụ, vật tư, trang thiết bị có tại xưởng
Yêu cầu:
- Các nhóm theo sự phân công thực hiện các bước bảo dưỡng, Sửa chữa nhỏ và
chuẩn bị chi tiết thay thế của hộp chạy dao và hộp bàn dao máy T6M16; Tự
kiểm tra và hiệu chỉnh những nội dung chưa hợp lý trong phiếu công nghệ của
từng cá nhân đã lập trước đây.

62
BÀI 6 : THỬ BỘ PHẬN TRUYỀN ĐỘNG SAU BẢO DƯỠNG
Giới thiệu :
Bài học nhằm giúp cho học viên biết thực hiện nhiệm vụ cuối cùng của người thợ
sửa chữa trước khi tiến hành bàn giao máy cho cơ sở sử dụng để sản xuất đảm bảo
độ tin cậy cao.
Mục tiêu thực hiện :
Học xong bài này học viên có khả năng :
- Trình bày nội dung các bước chạy thử và kiểm tra hệ thống truyền động bằng
cơ khí sau khi bảo dưỡng.
- Chạy thử và xử lý những sai sót của các cơ cấu trong bộ phận truyền động
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
- Thực hiện công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp khi chạy thử máy.

Nội dung chính :


- Nội dung các bước chạy thử, kiểm tra hệ thống truyền động bằng cơ khí.
- Chạy thử và xử lý sai sót của hệ thống.
- Công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp khi kiểm tra, chạy thử máy.

Hoạt động 1: Học lý thuyết


Quy trình chạy thử bộ phận truyền động sau khi bảo dưỡng
1. Thử máy bằng tay.

63
Hình 35: Thử máy bằng tay
Để kiểm tra và thử ta cho máy ở trạng thái chết và thực hiện các bước sau:
- Đổ dầu bôi trơn vào máng chứa
- Ngắt cầu dao điện về vị trí an toàn
- Dùng tay gạt để đưa các bánh răng di trượt ăn khớp ở các tốc độ
- Dùng tay, quay đầu trục và kiểm tra trạng thái làm việc của các bánh răng và cơ
cấu điều khiển
- Qua mắt dầu kiểm tra xem dầu bôi trơ có lên hay không.
Nếu trong bước kiểm tra này phát hiện thấy có hiện tượng phát ra tiếng ồn hoặc va
đập hay dấu hiệu không bình thường thì phải xử lý đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật .
2. Thử máy chạy không tải .

Hình 35: Thử máy không tải


Máy chỉ được chạy khi các yếu tố kỹ thuật khi kiểm tra máy chết đã xử lý
triệt để; trình tự cho máy chạy không tải như sau:
- Đóng cầu dao điện của máy
- Gạt cho các bánh răng di trượt ở vị trí ra khớp
- ấn công tắc cho động cơ điện làm việc và kiểm tra bộ truyền đai

64
- Tắt công tắc điện cho máy dừng hẳn
- Gạt cho các bánh răng di trượt ở vị trí vào khớp : Sau mỗi lần kiểm tra ở tốc độ
này, để kiểm tra tốc độ khác ta tiến hành tắt máy và thay đổi tốc độ rồi mới mở cho
máy chạy
- Xử lý các sai sót phát hiện được khi cho máy chạy không tải
3. Thử máy chạy có tải.

Hình: Thử máy có tải

Các cơ cấu sau khi thử không tải có thể làm việc bình thường, khi có tải
trọng tác dụng thường phát sinh rung động; tiến ồn hoặc phát nhiệt cao quá mức
cho phép.
Để chạy thử có tải hộp tốc độ máy khoan K125 ta làm như sau :
- Lựa chọn các thông số thử có tải:
+ Dùng phôi thép chế tạo có hàm lượng các bon trung bình ( thép 45 )
+ Chọn công suất cắt của máy đạt 85% Công suất cho phép của động cơ
+ Điều kiện cắt : Có tưới nguội
- Gá lắp dụng cụ cắt và phôi :
- Mở máy và khoan thử

65
Quá trình thử có tải, nếu không có hiện tượng gì khác thường coihử như các chi
tiết, cơ cấu của hộp tốc độ đã đạt yêu cầu kỹ thuật .
Hoạt động 2: Thực hành
Thử hộp tốc độ máy khoan sau khi bảo dưỡng

Địa điểm: Xưởng thực hành

Yêu cầu : Thực hiện thử hộp tốc độ máy khoan sau khi đã bảo dưỡng đảm bảo
đúng trình tự của phiếu công nghệ. Phát hiện các hiện tượng chưa đạt yêu cầu của
chi tiết hay cơ cấu khi làm việc; phân tích đúng nguyên nhân và xử lý các sai sót
của hộp tốc độ đạt yêu cầu kỹ thuật .
.
Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị :
- Giấy bút
- Các loại dụng cụ tháo, lắp cầm tay thông dụng
- Bàn nâng hạ
- Dẻ lau
- Mũi khoan Ö 22mm
- ống côn moóc số 3
- Phôi thép 45 có kích thước 40 x 40 x 70 mm
- Êtô bàn gá máy khoan
- Máy khoan có hộp tốc độ đã bảo dưỡng
Nguồn động liên quan :
- Bảng tra chế độ cắt khi khoan
- Bảng kê các hiện tượng hư hỏng thường gặp trong hộp tốc độ máy khoan
K125
- Tài liêu hướng dẫn sử dụng máy khoan K125

1. Biện pháp an toàn :


a) Trang phục bảo hộ : Quần áo, giày, mũ phải gọn gàng
b) Thiết bị : bàn nâng hạ phải kê đúng vị trí và chắc chắn

66
c) Dụng cụ cắt và gá lắp phải đảm bảo an toàn khi sử dụng
2. Công tác chuẩn bị :
a) Lau sạch bên ngoài toàn máy
b) Viết trình tự các bước thử hộp tốc độ máy khoan K125
c) Chuẩn bị dụng cụ tháo, lắp và sửa chữa khi có hư hỏng của hộp tốc độ
d) Chuẩn bị mũi khoan; êtô bàn gá máy khoan
3. Trình tự thực hiện thử máy K125
a) Thử hộp tốc độ bằng tay.

Hình 35: Thử máy bằng tay

- Đổ dầu bôi trơn vào máng chứa phía dưới của hộp tốc độ đủ định mức quy định
- Ngắt cầu dao điện về vị trí an toàn
- Dùng tay gạt để đưa các bánh răng di trượt ăn khớp ở các tốc độ
- Dùng tay, quay đầu trục (III) và kiểm tra trạng thái làm việc của các bánh răng
và cơ cấu điều khiển
- Qua mắt dầu kiểm tra xem dầu bôi trơ có lên hay không.
Nếu trong bước kiểm tra này phát hiện thấy có hiện tượng phát ra tiếng ồn hoặc va
đập hay dấu hiệu không bình thường thì phải xử lý đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật .
c) Thử cho hộp tốc độ chạy không tải.

67
- Đóng cầu dao điện của máy
- Gạt cho các bánh răng di trượt ở vị trí ra khớp
- Ân công tắc cho động cơ điện làm việc và kiểm tra bộ truyền đai
- Tắt công tắc điện cho máy dừng hẳn
- Gạt cho các bánh răng di trượt ở vị trí vào khớp : Sau mỗi lần kiểm tra ở tốc độ
này, để kiểm tra tốc độ khác ta tiến hành tắt máy và thay đổi tốc độ rồi mới mở cho
máy chạy
3. Thử máy chạy có tải.

68
- Lựa chọn các thông số thử có tải:
+ Tính tốc độ vòng quay trục chính máy khoan theo công thức sau:
1000. v
n=
 .d
+ Dùng phôi thép chế tạo có hàm lượng các bon trung bình ( thép 45 )
+ Chọn công suất cắt của máy đạt 85% Công suất cho phép của động cơ. Đối với
máy khoan K125
+ Điều kiện cắt : Có tưới nguội
- Gá lắp dụng cụ cắt và phôi :
- Mở máy và khoan thử
Quá trình thử có tải, nếu không có hiện tượng gì khác thường coihử như các chi
tiết, cơ cấu của hộp tốc độ đã đạt yêu cầu kỹ thuật .
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN
1. Trinh độ thợ: Hiện nay theo cấp trình độ đào tạo chia ra
- Trung cấp nghề
- Cao đẳng nghề

69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo dục học đại học - Đại học Quốc gia Hà nội xuất bản năm 2000 ( tài
liệu lưu hành nội bộ )
2. Tâm lý học và giáo dục học chuyên nghiệp
3. Sổ tay thợ sửa chữa cơ khí - Tác giả: Tô Xuân Giáp – Nhà xuất bản : Đại
học và giáo dục chuyên nghiệp 1991
4. Sửa chữa thiết bị công nghiệp.
5. Thiết bị công nghệp.
6. PGS. TS Trần Văn Địch - Th.S Lưu Văn Nhang - Th.S Nguyễn Thanh Hải :
Sổ tay gia công cơ - Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật - Hà Nội 2002.

70

You might also like