You are on page 1of 8

Nguyên Võ Lan Trinh

- HIỂN LÂM CÁC:


Được xây dựng vào năm 1821-1822, công trình cao 13m và là tòa nhà
cao nhất trong Đại Nội.Tòa lầu này có 3 tầng được xây vào thời vua Minh
Mạng: tầng 1 được chia làm 3 gian 2 chái mỗi gian có trổ một cửa vòm. Yếu tố
chính tạo nên sự bền vững của tòa nhà trước gió bão là hệ thống 24 chiếc cột gỗ,
trong đó có 4 cột chính mỗi cột cao 12m xuyên suốt cả 3 tầng của tòa nhà. Toàn
bộ hệ thống cột kèo thì đều được chạm trỗ tinh vi khéo léo hình rồng cách điệu.
Hướng mắt lên phía trên cửa của gian giữa chúng ta sẽ thấy tấm hoành phi lớn
đề ba chữ “Hiển Lâm Các” theo chữ hán trên nền sơn màu lục, khung chạm 9
con rồng vờn mây sơn son thếp vàng.
Còn gian bên phải đây thì có bắc chiếc cầu thang lên tầng trên. Cầu thang
được trang trí rất cầu kỳ: hai tay vịn chia thành các ô hộc trang trí hình chữ
“thọ”, chữ “vạn” và đường nét kỷ hà. Ðầu và cuối tay vịn thì đều được các nghệ
nhân chạm nổi hình đầu và đuôi rồng uốn lượn mềm mại.
Hiển Lâm Các là nơi ghi lại công lao của các vua nguyễn và các công
thần đã có công dựng nước và giữ nước nên được vua Minh Mạng rất chú ý xây
dựng.Chính vì thế mà Hiển Lâm Các được xem là một trong những công trình
kiến trúc tuyệt xảo độc đáo trong các công trình kiến trúc ở hoàng thành bởi, nó
được kiến trúc vừa cân xứng vừa hài hòa với bối cảnh thiên nhiên tươi đẹp của
xứ Huế.Cũng chính vì thế mà công tác bảo tồn và tôn tạo rất được chú ý.Ngày
nay, Hiển Lâm Các mà chúng ta đang đứng không khác gì so với 188 năm trước
đây.
- CUNG DIÊN THỌ
Cung Diên Thọ, một biệt cung nằm ở phía Tây trong Hoàng thành, cung
được xây dựng vào năm 1804 dưới thời vua Gia Long, đây là nơi ăn ở của các
bà Hoàng Thái Hậu (thân mẫu của nhà vua). Cung Diên Thọ là một trong những
cung điện được xây dựng sớm nhất trong Hoàng thành và có nhiều tên gọi như:
Trường Thọ, Từ Thọ, Gia Thọ, Ninh Thọ và Diên Thọ.Cung Diên Thọ là nơi
diễn ra các nghi lễ cung đình như: Tết Nguyên đán, Tết Nguyên Tiêu, Tết Đoan
Ngọ, lễ Ngự tân cung, lễ Thánh thọ và lễ tang Hoàng Thái Hậu. Cung Diên Thọ
là một tổ hợp kiến trúc được bố trí đăng đối, khoảng 20 công trình lớn nhỏ vừa
phong phú về loại hình (điện, tạ, lầu, các) vừa đa dạng về phong cách kiến trúc,
bởi chúng được xây dựng và cải tạo trong những thời kỳ lịch sử khác nhau . Sở
hữu diện tích lên đến 17.500 m2nên cung Diên Thọ là sự kết nối giữa các công
trình nhỏ như điện Thọ Ninh, Diên Thọ Chính điện, lầu Tịnh Minh,… Sau khi
nhà Nguyễn sụp đổ năm 1945, chỉ có mỗi khu vực cung Diên Thọ vẫn còn giữ
nguyên vẹn.
-CA HUẾ
Ca Huế đây là một thể loại âm nhạc truyền thống ở Huế nói riêng và Việt Nam
nói chung. Với sự kết hợp giữa ca và đàn đã tạo nên những bản nhạc giản dị,
gần gũi với đời sống. Sự tinh tế của ca và đàn làm cho Ca Huế trở nên đặc biệt
hơn, nhưng ca Huế lại mang nét địa phương từ giọng nói, giọng ca của người
Huế là chiếc cầu nối giữa nhã nhạc cung đình và âm nhạc dân gian. Nói đến nét
đẹp cố đô thì chắc hẳn rằng Huế chính là nơi hội tụ những nét đẹp đặc trưng
mang đậm nét cố đô từ những yếu tố thiên nhiên cho đến kiến trúc. Tất cả vẻ
đẹp của Huế đều được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Khánh
- Điện Thái Hòa
Điện Thái Hòa là công trình kiến trúc quan trọng nhất trong Hoàng Cung
triều Nguyễn. Là nơi diễn ra các đại lễ và các cuộc họp đại triều với sự tham gia
của Vua, hoàng thân quốc thích và các đại thần. Tên Điện Thái Hòa lấy gốc từ
Kinh Dịch. Chữ “Hòa” có nghĩa là hòa hợp, hài hòa, “Thái Hòa” là khí âm
dương hội hợp mà dung hòa với nhau. Vua trị vì thiên hạ cần phải giữ cho được
sự hòa hợp tốt đẹp giữa dương và âm, cương và nhu thì mới hữu ích cho vạn
vật.
Công trình kiến trúc này được khởi công xây dựng ngày 21/2/1805 và hoàn
thành vào tháng 10/1805. Khi ấy Điện Thái Hòa nằm cách vị trí hiện nay
khoảng 45m về phía Tây Bắc. Tháng 3 năm 1833 khi quy hoạch lại và hoàn
chỉnh hệ thống kiến trúc ở Đại Nội, Vua Minh Mạng đã cho dời Điện Thái Hòa
về phía Nam, xây dựng đồ sộ, nguy nga hơn. Từ đó về sau ngôi Điện này còn
được tu bổ nhiều lần.
Điện Thái Hòa được xây dựng theo kiểu nhà kép gọi là “trùng thiềm điệp
ốc” hay “trùng thiềm trùng lương” (mái chồng lên nhau, nhà nối liền nhau).
Diện tích mặt bằng ngôi điện là 1.360m2. Nền điện cao hơn tầng sân chầu thứ
nhất 1m và cao hơn mặt đất 2,35m. Ngôi nhà chính ở phía sau là chính điện
(hay chính doanh) có 5 gian hai chái, ngôi nhà phía trước gọi là tiền điện (hay
tiền doanh) có bảy gian hai chái. Hai nhà trước và sau được nối lại với nhau
bằng một mái thừa lưu hay còn gọi là mái vỏ cua.
Toàn bộ hệ thống sườn nhà của ngôi Điện được làm bằng gỗ lim. Các hàng cột
gồm 80 cái đều sơn vẽ rồng thếp vàng uốn quanh. Giữa tiền điện, gần trên mái
treo tấm biển sơn son thếp vàng với ba chữ “Thái Hòa Điện” rất lớn, bên cạnh
có hàng chữ nhỏ ghi năm xây dựng đầu tiên (1805), năm làm lại (1883) và năm
đại tu (1923). Phía trong cùng, ở gian giữa chính điện đặt ngai vua ba tầng bệ
gỗ, bên trên treo bửu tán bằng pháp lam ngũ sắc trang trí chín con rồng. Ngai và
bửu tán đều thếp vàng chói lọi rực rỡ. Các tuồng gỗ ở nhà trước được soi chỉ,
chạm khắc và sơn thếp rất đẹp. Trên trần gỗ mỗi căn đều treo lồng đèn trang trí
thơ văn và hình ảnh cách điệu chạm trổ theo lối “nhất thi nhất họa”.
Mái điện trước đây được lợp ngói hoàng lưu ly (ngói ống tráng men vàng) được
chia làm ba tầng chồng mí lên nhau gọi là mái chồng diêm hoặc trùng thiềm.
Giữa hai tầng mái trên là dải cổ diêm chạy quanh bốn mặt tòa nhà, được chia ra
từng ô, hộc trang trí hình vẽ và thơ văn trên những miếng đồng tráng men nhiều
màu (pháp lam) theo lối nhất thi nhất họa. Trên nóc điện, bờ mái đều chắp hình
rồng theo kiểu lưỡng long triều nguyệt và hồi long. Giữa nóc tiền điện trang trí
bầu rượu bằng pháp lam.
Sân chầu còn được gọi là Bái đình hay Long trì (sân rồng), là sân phía
trước Điện Thái Hòa, nơi các quan đại thần đứng sắp hàng theo phẩm hàm,
quay mặt vào Điện Thái Hòa làm lễ đại triều. Ở trong Điện Thái Hòa chỉ có Vua
ngự trên ngai vàng, các Hoàng thân và 4 vị đại thần cao nhất (tứ trụ) đứng chầu.
Điện Thái Hòa là cung điện rộng lớn, uy nghi, tráng lệ nhất trong hệ thống kiến
trúc cung đình còn lại ở Huế.
Điện Thái Hòa là một công trình nằm trong Quần thể di tích Cố đô Huế (Quần
thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào
ngày 11 tháng 12 năm 1993
- Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành là vòng thành thứ 03 nằm bên trong Hoàng Thành. Tử
Cấm Thành là khu vực sinh hoạt dành riêng cho vua và hoàng thất
Tử Cấm Thành có 10 cửa, mặt nam chỉ có một cửa duy nhất thông với Điện
Thái Hòa là Đại Cung Môn. Bên trong Tử Cấm thành có khoảng 50 công trình
kiến trúc với quy mô lớn nhỏ khác nhau được phân chia làm nhiều khu vực,
tổng số công trình đó biến động qua các thời kỳ lịch sử.
Điện Cần Chánh là công trình kiến trúc bằng gỗ có qui mô lớn và giữ vai
trò quan trọng trong Tử Cấm Thành. Điện được xây dựng vào tháng 4 năm 1804
và hoàn tất vào năm 1805. Trải qua 143 năm trị vì (1802 – 1945), 13 vị vua
triều Nguyễn đều làm việc tại tòa nhà này. Tên Cần Chánh (có nghĩa là: cần
mẫn công việc chánh sự, hàm ý nhắc nhở các vị vua không được sao nhãng việc
nước). Kiến trúc chính điện kết cấu 05 gian và 02 chái kép, tiền điện có 07 gian
và 02 chái đơn. Chức năng chính của điện Cần Chánh là nơi: Tổ chức lễ thường
triều mỗi tháng. Tại đây cũng thường diễn ra các buổi yến tiệc và ca múa trong
những dịp khánh hỷ của quốc gia và hoàng gia. Dưới thời vua Bảo Đại, lễ tấn
phong Nam Phương Hoàng hậu đã được tổ chức long trọng ở ngôi điện này. Rất
tiếc, điện Cần Chánh đã bị phá hủy trong cơn binh lửa tháng 02 năm 1947. Hiện
nay ngôi điện này chỉ còn lại phần nền móng. Đánh giá chung về cả nghệ thuật
kiến trúc, trang trí nội thất và sự bài trí các hiện vật của điện Cần Chánh, sử
sách triều Nguyễn đã miêu tả: đây là ngôi điện đẹp nhất trong Tử Cấm Thành, là
công trình kiến trúc hoành tráng và là một kiệt tác kiến trúc nghệ thuật cung
đình mang đậm bản sắc dân tộc của cố đô Huế.
Tả Vu và Hữu Vu: là hai công trình xây dựng đầu thế kỷ 19. Tả Vu là toà
nhà dành cho quan văn, còn Hữu Vu là toà nhà dành cho quan võ có phẩm hàm
từ nhất phẩm đến tứ phẩm, chuẩn bị nghi thức trước khi thiết triều; là nơi làm
việc của Cơ Mật Viện; nơi tổ chức thi đình và tổ chức yến tiệc. Công trình đã
từng được tu sửa 02 lần vào năm Thành Thái thứ 10 (1898). Đến năm 1923
nhân dịp chuẩn bị cho lễ “Tứ Tuần Đại Khánh” của vua Khải Định, nhà Tả vu
Hữu vu một lần nữa được tu sửa và có quy mô, hình dáng kiến trúc như ngày
ngày nay. Trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1988, hai công trình đã được
các chuyên gia Ba Lan hỗ trợ phục hồi phần mái và gia cố một phần nhằm bảo
vệ các họa tiết còn sót lại. Năm 2013 dự án bảo tồn và tu sửa công trình Tả vu
Hữu vu với sự bảo trợ của Bộ Ngoại giao CHLB Đức, các bức tranh tường và
trần tòa nhà đã được phục hồi hoàn chỉnh, trả lại diện mạo cho công trình. Hiện
nay công trình nhà Tả vu dùng để tổ chức trưng bày chuyên đề về Nhã nhạc
cung đình và triển lãm về di sản văn hóa Huế.
- Thế Miếu
Triều Nguyễn từ vua Gia Long đến Bảo Đại đã trải qua 143 năm trị vì với
13 vị vua. Các vua triều Nguyễn đều rất chuộng Nho giáo mà theo đạo này quan
niệm chết không phải là hết mà là sự tiếp nối của một đời sống khác và sự tồn
tại của họ là sự thờ phụng của con cháu – đó chính là tục thờ cúng ông bà tổ tiên
ngàn đời nay của cư dân Việt. Cũng vì đạo hiếu đó mà vua Minh Mạng vào
những năm 1921 đã xây dựng Thế Miếu để thờ vua Gia Long.
Ngôi miếu này nằm trên khuôn viên hình chữ nhật có diện tích khoảng 2ha. Tòa
nhà chính có 9 gian 2 chái kép, mỗi gian là án thờ một vị vua. Có tất cả 10 vị
vua Nguyễn đang được thờ tại đây. Các án thờ của các vị vua còn lại đều sắp
theo nguyên tắc “tả chiêu, hữu mục.
- Cửu đỉnh
Cửu đỉnh được đúc vào năm 1836, vào thời Minh Mạng. Cửu đỉnh được
dùng làm biểu tượng cho sự giàu đẹp, thống nhất của đất nước và ước mơ triều
đại mãi vững bền. Trên mỗi đỉnh có khắc một tên riêng bằng chữ Hán, tên được
lấy từ miếu hiệu (tên để thờ cúng) của một vị vua nhà Nguyễn và được xem là
biểu tượng của vị vua đó. Chẳng hạn như: “Cao” – vua Gia Long, “Nhơn” – vua
Minh Mạng, “Chương” – vua Thiệu Trị, “Anh” – vua Tự Đức, “Nghị” – vua
Kiến Phúc, “Thuần” – vua Đồng Khánh, “Tuyên” – vua Khải Định, còn “Dũ”
và “Huyền” thì chưa rõ tượng trưng cho vua nào.
Mới nhìn 9 đỉnh hình như giống nhau, nhưng trong thực tế chúng đều khác
nhau: khác nhau về trọng lượng khác nhau về bộ chân, cũng như bộ quai ở trên.
Nhưng cái khác nhau đặc biệt nhất là 17 hình chạm chung quanh mỗi đỉnh.
Mười bảy hình chạm nổi chung quanh mỗi đỉnh gồm những gì tiêu biểu của đất
nước từ Lạng Sơn xuống tận mũi Cà Mau và được qui lại trong các chủ đề: tinh
tú, sông núi, biển cả, thuyền bè, xe cộ, các sản vật quí giá trên rừng, dưới biển
của nước Việt Nam đầu thế kỷ XX. Tổng cộng có 153 cảnh vật được chạm khắc
tỉ mỉ và tinh vi trên hông 9 chiếc đỉnh.
- ĐẠI NỘI HUẾ
Trong suốt thời gian 300 năm (1636-1945), Huế đã từng là Thủ phủ của các
chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại nhà Tây Sơn, rồi đến Kinh
đô của quốc gia thống nhất dưới sự trị vì của 13 triều vua Nguyễn (1802-1945).
Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng những di sản văn hóa vật thể và
phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc
Việt Nam. Các vua, chúa nhà Nguyễn đã xây dựng tại nơi đây một hệ thống
kiến trúc bao gồm: Thành hào, cung điện, đền đài, lăng tẩm để phục vụ cho đời
sống cung đình và trị vì đất nước trong quá khứ. Đến hôm nay những công trình
đó đã đi vào lịch sử của dân tộc, với những giá trị nổi bật toàn cầu về lịch sử –
văn hóa – kiến trúc – khoa học… Ngày 11/12/1993 Quần thể di tích kiến trúc
này đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá nhân loại, với tiêu chí số
04: kinh đô điển hình của nhà nước phong kiến Phương Đông. Tổng thể di tích
còn lại hiện nay là đỉnh cao của sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và cảnh quan
thiên nhiên, là bức tranh rõ nét về chân dung Kinh đô xưa của Việt Nam, hội tụ
những đặc trưng của bản sắc văn hóa Việt Nam, đồng thời chứa đựng những sắc
thái văn hóa riêng của vùng đất Thuận Hóa- Phú xuân -Thừa Thiên Huế. Tiêu
biểu trong quần thể di tích cố đô Huế là Kinh thành cổ kính. Kinh thành là vòng
thành bao bọc ngoài cùng, phía trong còn có 02 vòng thành (Hoàng Thành và
Tử Cấm Thành). Ba vòng thành này bố trí đăng đối trên một trục dũng đạo
xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc, bao gồm: Kinh Thành, Hoàng Thành, Tử
cấm Thành.
Chúng ta đang có mặt tại cổng Ngọ Môn, một trong 4 cổng dẫn vào Hoàng
thành. Ngọ Môn vừa là cổng chính vừa là bộ mặt của Hoàng thành, được xây
dựng vào năm 1833 dưới triều vua Minh Mạng. Ngọ Môn chỉ được mở khi vua
ra vào Hoàng thành và có đoàn ngự đạo theo hầu hoặc khi tiếp kiến các sứ thần
ngoại quốc. Kiến trúc Ngọ Môn có hai phần: Phần lầu là lễ đài và nền đài cao
gần 5m, xây trên mặt bằng hình chữ U vuông góc. Nền đài Ngọ Môn được xây
bằng gạch vồ, đá thanh và đồng thau.
Ở chính giữa nền đài trổ 3 lối đi song
song nhau. Ngọ Môn dành cho vua đi, Tả Giáp Môn và Hữu Giáp Môn dành
cho quan văn,
quan võ trong đoàn ngự đạo. Kế bên là hai lối đi nữa mang tên Tả Dịch Môn và
Hữu Dịch Môn dành cho lính tráng, voi ngựa theo hầu.
Tiếp theo là phần lễ đài của Ngọ Môn còn được gọi là lầu Ngũ Phụng, để miêu
tả ngắn gọn về kiến trúc của Ngọ Môn, ca dao xưa có câu:
“Ngọ Môn năm cửa chín lầu,
Một lầu vàng tám lầu xanh ba cửa thẳng hai cửa
quanh.”
Lầu ở đây chính là để nói đến lầu Ngũ Phụng – tòa nhà này được ví như 5
con chim phụng hoàng đang đậu liền nhau. Tất nhiên đây chỉ là cách gọi hình
tượng lấy từ điển tích xưa, còn trên thực tế lầu Ngũ Phụng là cả một tổ hợp kiến
trúc gồm 9 chiếc lầu được ghép nối tiếp liền mạch với nhau. Bộ mái chính giữa
của lầu Ngũ Phụng lợp ngói Hoàng lưu ly (màu vàng) vì đây là nơi dành cho
vua ngồi dự lễ, tám bộ còn lại lợp ngói Thanh lưu ly (màu xanh), đây là vị trí
của các quan. Nơi đây ngày xưa vẫn thường diễn ra các lễ lạc quan trọng nhất
của triều Nguyễn như lễ Ban sóc (ban lịch mới), Truyền Lô (tuyên đọc tên tiến
sĩ tân khoa) mà chúng ta có thể thấy được khung cảnh của lễ này qua bức tranh
ở đằng kia. Và một sự kiện rất quan trọng đó là ngày 30 tháng 8 năm 1945, tại
Ngọ Môn vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của Việt Nam, đã thoái vị và trao chính
quyền lại cho chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Rời cửa Ngọ
Môn bây giờ chúng ta đang đi trên cây cầu Trung Đạo:
Đây là cây cầu bắc qua
một cái hồ xây rất đẹp, hồ này gọi là hồ Thái Dịch. Ở mỗi đầu cầu đều có một
phượng môn, trụ bằng đồng chạm mây nổi quấn quanh rất ngoạn mục, trên
ngách được trang hoàng bằng pháp lam năm màu rực rỡ.
Nhân
- CẦU TRÀNG TIỀN
Cầu Tràng Tiền là một cây cầu nằm trên sông Hương, kết nối hai bên thành phố
Huế. Cầu được xây dựng vào năm 1899, là một trong những công trình kiến trúc
tiêu biểu của thành phố cổ Huế.
Theo truyền thống, tên cầu "Tràng Tiền" xuất phát từ việc cầu được xây
dựng trên địa bàn phường Tràng Tiền, nơi đây từng là trung tâm buôn bán sầm
uất của thành phố. Cầu có chiều dài khoảng 400 mét, với 7 nhịp và 8 trụ cầu.
Cầu Tràng Tiền đã trải qua nhiều lần sửa chữa và nâng cấp, tuy nhiên vẫn
giữ được sự hoài cổ và độc đáo của một công trình kiến trúc cổ xưa. Cầu cũng
là điểm đến du lịch hấp dẫn của Huế, thu hút đông đảo du khách đến chiêm
ngưỡng cảnh quan đẹp và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của thành phố cổ.
Vì vậy, có thể nói rằng, Cầu Tràng Tiền là một trong những biểu tượng của
thành phố Huế, mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc của đất nước.

- CẦU PHÚ XUÂN HUẾ


Cầu Phú Xuân là một cây cầu lớn nằm trên sông Hương, kết nối hai bên
thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cầu được xây dựng vào năm 2011, thay
thế cho cây cầu cũ đã xuống cấp.
Cầu Phú Xuân có chiều dài khoảng 2,6 km, với 6 làn xe và 2 lề đường
rộng rãi. Cầu được thiết kế với hình dáng cong nhẹ, tạo ra một cảm giác mềm
mại, nhẹnhàng, đồng thời giúp giảm thiểu áp lực cho cầu trong quá trình hoạt
động. Cầu được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng hiện đại, giúp tăng tính an
toàn cho người đi đường.
Cầu Phú Xuân là một trong những công trình giao thông quan trọng của
thành phố Huế, giúp kết nối hai bên sông Hương, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc đi
lại của người dân và du khách. Cầu cũng là một trong những điểm đến du lịch
hấp dẫn của thành phố, nơi du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh quan đẹp của
sông Hương và thưởng thức không khí trong lành của thành phố cổ.
Với vị trí và giá trị quan trọng của mình, Cầu Phú Xuân đã trở thành một
biểu tượng của thành phố Huế, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế và du
lịch của khu vực.
- CẦU ĐI BỘ GỖ LIM
Cầu đi bộ gỗ Lim Huế (tên gọi đầy đủ là Cầu Trần Thị Lý) là một công trình
kiến trúc độc đáo nằm trên sông An Cựu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Cầu được xây dựng vào năm 2011 với chiều dài 30m, rộng 2m và được thiết kế
bằng gỗ Lim, một loại gỗ quý hiếm và chắc chắn.
Cầu đi bộ gỗ Lim Huế được xây dựng nhằm tôn vinh nghề làm gỗ truyền
thống của người Huế và mang lại một không gian sống động, gần gũi với thiên
nhiên cho cộng đồng địa phương và khách du lịch. Cầu được trang trí tinh tế với
các bức tượng và cây cầu treo độc đáo, kết hợp với cảnh quan xanh mát của
sông An Cựu, tạo nên một bức tranh hoàn hảo của thiên nhiên.
Cầu đi bộ gỗ Lim Huế là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn của
thành phố Huế, thu hút nhiều khách du lịch đến để thưởng ngoạn cảnh đẹp và
trải nghiệm không khí yên bình của khu vực. Nơi đây cũng là một địa điểm lý
tưởng cho những người yêu thích chụp ảnh, thử thách bản thân bằng cách đi bộ
trên cầu treo hoặc đơn giản chỉ để tận hưởng không khí tĩnh lặng, hòa mình vào
thiên nhiên.
Với giá trị văn hóa, nghệ thuật và thiết kế độc đáo của mình, Cầu đi bộ gỗ
Lim Huế đã trở thành một biểu tượng của thành phố Huế, góp phần quảng bá vẻ
đẹp và giá trị văn hóa của đất nước.

You might also like