You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG LÝ SINH

Chương 1: Nhiệt động học của hệ thống sống

1. Hệ nhiệt động

- Là một tập hợp của số lượng lớn những phần tử vật chất được giới hạn
trong một không gian nhất định, cách biệt với môi trường xung quang.

- Theo mối quan hệ với môi trường chia ra làm 3 loại hệ nhiệt động:

+ Hệ cô lập

+ Hệ kín

+ Hệ mở

2. Sự sống

- Sự sống theo Mednhicov: “ sự duy trì và tự tái tạo một cách tích cực

các cấu trúc đặc thù kèm theo tiêu tốn năng lượng”

- Các đặc trưng:

+ Có cấu trúc phức tạp và tổ chức tinh vi: cơ thể sinh vật cũng được tạo

nên từ các nguyên tố hóa học trong tự nhiên nhưng cấu trúc bên trong vô

cùng phức tạp bao gồm vô số các hợp chất hóa học.

+ Có sự chuyển hóa năng lượng phức tạp: thu nhận năng lượng từ môi

trường ngoài và biến đổi nó để xây dựng và duy trì tổ chức phức tạp đặc

trưng cho sự sống.

+ Thông tin của sự sống thì ổn định, chính xác và liên tục: liên quan đến

các quá trình sống chủ yếu như sinh sản, phát triển, tiến hóa và các phản

ứng thích nghi.

3. Các thông số trạng thái của hệ


a. Năng lượng

- Là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng sinh công của vật. “Thước đo”
cho sự chuyển vận của vật chất => năng lượng là khả năng làm thay đổi trạng thái
hoặc thực hiện công năng lên một hệ vật chất.

Đơn vị: Jun, Calo, kW.h, eV ... kg.m^2.s^-2

- Năng lượng trong trọng trường gồm: Động năng, Thế năng, Nội năng

b. Nội năng

- Nội năng là năng lượng dự trữ toàn phần của tất cả các dạng chuyển động
và tương tác của tất cả các phần từ nằm trong hệ.

- Gồm: năng lượng chuyển động tịnh tiến của phân tử, năng lượng e- trong
ngtu, năng lượng hạt nhân của phân từ, năng lượng dạo động, năng lượng quay của

các phân tử, năng lượng liên kết bề mặt ở giữa các pha ...

- Ngoại trừ: Động năng của chuyển động tập thể của hệ và thế năng tương
tác của hệ với môi trường bên ngoài ( trọng trường ).

- U = 3/2nRT đối với khí lý tưởng

4. Định lý I của nhiệt động học

- Nhiệt lượng Q mà hệ nhận được trong một quá trình bất kỳ sẽ bằng công A
mà hệ sinh ra cộng với sự biến đổi nội năng U của hệ

Đối với hệ kín: ∆Q = ∆A + ∆U

∆Q > 0 Khi hệ thu nhiệt

∆Q < 0 Khi hệ mất nhiệt

- Hệ quả: Từ nguyên lý thứ nhất ta có thể suy ra một số hệ quả sau:

+ Đối với một hệ cô lập (A = Q = 0)

ΔU = 0 hay U = const

Vậy: Nội năng của một hệ cô lập là một đại lượng bảo toàn.
Xét một hệ cô lập gồm 2 vật chỉ trao đổi nhiệt với nhau: gọi Q1 và Q2 là nhiệt
lượng mà chúng nhận được thì:

Q = Q1 + Q2 = 0 ⇒ Q1 = -Q2

Nếu Q1<0 (vật 1 tỏa nhiệt) thì Q2>0 (vật 2 thu nhiệt) và ngược lại.

Vậy: Trong một hệ cô lập gồm 2 vật chỉ trao đổi nhiệt, nhiệt lượng do vật này toả
ra bằng nhiệt lượng mà vật kia thu vào.

+ Hệ biến đổi theo một chu trình

Hệ là một máy làm việc tuần hoàn, nghĩa là nó biến đổi theo một quá trình kín hay
chu trình. Sau một dãy các biến đổi hệ trở về trạng thái ban đầu. Như vậy sau một
chu trình ΔU = 0⇒ A = -Q

Vậy: Trong một chu trình, công mà hệ nhận được có giá trị bằng nhiệt do hệ toả ra
bên ngoài, hay công do hệ sinh ra có giá trị bằng nhiệt mà hệ nhận vào từ bên
ngoài.

5. Định luật Heccer và ví dụ minh họa

6. Cân bằng nhiệt lượng ở cơ thể sống . Phân biệt trạng thái cân bằng dừng và
cân bằng nhiệt động
- Là trạng thái mà hệ không có bất kỳ sự biến đổi nào và các thông số trạng
thái không biến đổi theo thời gian.

Khi ở trạng thái cân bằng nhiệt động thì hệ không còn khả năng sinh công.

7. Khái niệm gradien và entropy. Định luật II nhiệt động học: Nội dung và
chứng minh.

Nguyên lý thứ hai cho biết khả năng cũng như xu hướng của các quá trình
trong hệ.

Đối với hệ sống, người ta xét trên 3 đại lượng:

- Gradien

- Entropy ( S )

- Các hàm nhiệt động

7.1. Gradien

- Gradien – của 1 tham số nào đó là hiệu giá trị của tham số đó ở 2 điểm chia
cho khoảng cách giữa hai điểm đó.

vd: gradien nồng độ dC/dx = (C2-C1)/dx

- Gradien là 1 đại lượng vecto


- Gradien nồng độ, gradien điện thế ... như vậy sự có mặt của gradien tạo ra
khả năng thực hiện công của tế bào sống.

7.2. Entropy

* Định nghĩa 1: Entropy – Nhiệt rút gọn

- Q/T – nhiệt rút gọn

- Tổng đại số nhiệt rút gọn trong chu trình Carnot “thuận nghịch” bằng 0.

- Entropy – hàm trạng thái, đặc trưng cho trạng thái của hệ.

- Quan tâm đến sự biến thiên entropy hơn là giá trị tuyết đối của nó.

- Sự biến thiên entropy trong quá trình thuận nghịch có giá trị bằng tổng
nhiệt rút gọn:

+ Ở quá trình thuận nghịch đẳng nhiệt

ΔS = S2 – S1 = dQ/T

+ Ở quá trình thuận nghịch đoạn nhiệt: ΔS = 0

+ ΔS > 0 ⬄ ΔS > ∫dQ/T

=> Entropy đặc trưng cho tính một chiều, tính bất thuận nghịch của quá trình.

*Định nghĩa 2: Entropy (S) - Mức độ hỗn hoạn của hệ

- Entropy còn đặc trưng cho mức độ hỗn loạn của hệ, “thước đo” độ bất trật
tự của hệ.

- Xác suất nhiệt động ω: số các trạng thái vi mô tương ứng với trạng thái vĩ
mô của hệ.

S = k lnω k: hằng số

ω >= 1

Vậy Entropy được hiểu là mũi tên thời gian và đặc trưng cho sự hỗn độn nguyên tử
Chương 3: Hóa lý – Hóa keo và tính thấm của tế bào và mô

1.

You might also like