You are on page 1of 61

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

BỘ MÔN LOGISTICS VÀ CHUỖI CUNG ỨNG

BÀI 3
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG MẠI CỦA DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT

1
Bài 3: Tổ chức và quản lý hoạt động thương mại
củadoanh nghiệp sản xuất

I. Khái quát về hoạt động thương mại doanh


nghiệp trong chuỗi cung ứng
II. Tổ chức mua sắm và quản lý vật tư
III. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp
IV. Tổ chức bộ máy quản lý thương mại doanh
nghiệp
V Dự trữ sản xuất và phương pháp định mức
2
Bài 3: Tổ chức và quản lý hoạt động thương mại
của doanh nghiệp sản xuất

I. Khái quát về hoạt động thương mại doanh nghiệp


 Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành
vi thương mại của thương nhân, bao gồm việc mua bán hàng
hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến
thương mại nhằm mục đích thu lợi nhuận hoặc thực hiện các
mục tiêu kinh tế - xã hội.
 Chức năng thương mại là một hoạt động kinh tế quan trọng
trong hoạt hoạt động sản xuất kinh doanh
3
Bài 3: Tổ chức và quản lý hoạt động thương mại
của doanh nghiệp sản xuất

I. Khái quát về hoạt động thương mại doanh


nghiệp (tiếp)
 Tiêu thụ sản phẩm đã trở thành một bộ phận chiếm vị trí đặc
biệt quan trọng trong hoạt động thương mại của doanh nghiệp
 Ở doanh nghiệp sản xuất, chức năng thương mại không chỉ
dừng lại ở tiêu thụ sản phẩm mà còn ở các hoạt động bảo đảm
các yếu tố đầu vào cho sản xuất
 Nhưng để thực hiện hai chức năng trên doanh nghiệp phải
tham gia vào hệ thống các mối quan hệ kinh tế phức tạp 4
Bài 3: Tổ chức và quản lý hoạt động thương mại
của doanh nghiệp sản xuất

I. Khái quát về hoạt động thương mại doanh


nghiệp (tiếp)
 Mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm bao giờ cũng gắn liền
với một khối lượng lớn công việc vận chuyển và bảo quản
hàng hoá.
 Như vậy, nội dung chủ yếu của hoạt động thương mại doanh
nghiệp bao gồm tất cả các hoạt động liên quan và phục vụ quá
trình mua sắm vật tư cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm : tài
chính, luật pháp, dịch vụ, vận tải, kho tàng.v.v... 5
II. Tổ chức mua sắm và quản lý vật tư

Quá trình sản xuất là quá trình con người sử dụng tư


liệu lao động để tác động vào đối tượng lao động ,nhằm
tạo ra những giá trị sử dụng khác nhau

VTKT
Lao động Sản phẩm dịch vụ
Doanh
Bản quyền, li xăng.. nghiệp
Vốn

Bảo đảm vật tư (hậu cần vật tư) là một tất yếu.
6
Thương mại DN trong C.C.U

"Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực
tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng
không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn công ty vận tải, nhà
kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó. Những chức năng này bao gồm, nhưng
không bị hạn chế, phát triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài
chính và dịch vụ khách hàng".
Về cấu trúc:
Chuỗi cung ứng đơn giản

Nhà Công Khách


cung ty hàng
cấp
7
Chuỗi cung ứng mở rộng

Nhà Nhà Công Khách Khách


cung cung ty hàng hàng
cấp cấp

Nhà cung
cấp dịch
vụ
II. Tổ chức mua sắm và quản lý vật tư
1. Xác định nhu cầu

Phân tích đánh Xác định nhu Xây dựng kế Xác định các
giá quá trình cầu hoạch yêu cầu phương thức
quản lý vật tư. đảm bảo vật tư

Quản lý dự trữ và Lựa chọn người


bảo quản cung ứng

Lập và Tổ chức
Cấp phát vật tư Thương lượng và
thực hiện kế
nội bộ đặt hàng
Tổ chức quản lý hoạch mua sắm
vật tư nội bộ vật tư
Quyết toán vật tư Theo dõi đơn
hàng và tiếp nhận
vật tư

Sơ đồ 4.1: Mô hình tổ chức mua sắm và quản lý vật tư


9
II. Tổ chức mua sắm và quản lý vật tư

1. Xác định nhu cầu


a. Phương pháp trực tiếp:
Phương pháp này có 4 cách tính:
Phương pháp tính theo mức sản phẩm: Nhu cầu được
tính bằng cách lấy mức tiêu dùng vật tư cho một sản phẩm
nhân với số lượng sản phẩm sản xuất.

10
II. Tổ chức mua sắm và quản lý vật tư

1. Xác định nhu cầu


a. Phương pháp trực tiếp:
Phương pháp tính theo mức sản phẩm: Công thức tính:
n
Nsp   Qsfi .msfi
i 1
Trong đó:
Nsx - Nhu cầu vật tư dùng để sản xuất sản phẩm trong kỳ.
Qsfi - Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ kế hoạch
msfi - Mức sử dụng vật tư cho đơn vị sản phẩm .
n - Chủng loại sản phẩm
11
II. Tổ chức mua sắm và quản lý vật tư

1. Xác định nhu cầu


a. Phương pháp trực tiếp:
- Phương pháp tính theo mức chi tiết sản phẩm: (tiếp)
Nhu cầu được tính bằng cách tổng cộng tích giữa mức
tiêu dùng vật tư cho một chi tiết sản phẩm nhân với số
lượng chi tiết sản phẩm.
12
II. Tổ chức mua sắm và quản lý vật tư

1. Xác định nhu cầu


a. Phương pháp trực tiếp:
n
Nct   Qcti.mcti
i 1
Trong đó:
Nct - Nhu cầu vật tư dùng để sản xuất các chi tiết sản phẩm trong kỳ.
Qcti - Số lượng chi tiết sản phẩm sẽ sản xuất trong kỳ kế hoạch
mcti - Mức sử dụng vật tư cho một đơn vị chi tiết sản phẩm.
n - Chủng loại chi tiết
13
II. Tổ chức mua sắm và quản lý vật tư
1. Xác định nhu cầu
a. Phương pháp trực tiếp
- Phương pháp tính theo mức của sản phẩm tương tự: kỳ kế hoạch
doanh nghiệp dự định sản xuất những sản phẩm mới nhưng sản
phẩm này chưa có mức sử dụng vật tư.
Công thức tính:

Nsx = Qsf.mtt .K
Trong đó:
Nsx - Nhu cầu vật tư dùng để sản xuất sản phẩm trong kỳ.
Qsf - Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ kế hoạch .
mtt - Mức tiêu dùng vật tư của sản phẩm tương tự .
K - Hệ số điều chỉnh giữa hai loại sản phẩm. 14
II. Tổ chức mua sắm và quản lý vật tư

1. Xác định nhu cầu


a. Phương pháp trực tiếp
- Phương pháp tính theo mức của sản phẩm đại diện:
Sản phẩm sản xuất có nhiều cỡ loại khác nhau nhưng khi
lập kế hoạch vật tư chưa có kế hoạch sản xuất cho từng cỡ
loại cụ thể

15
II. Tổ chức mua sắm và quản lý vật tư

1. Xác định nhu cầu


Phương pháp trực tiếp
- Phương pháp tính theo mức của sản phẩm đại diện
Công thức tính:

Nsx = Qsf mđd


Trong đó:
Nsx - Nhu cầu vật tư dùng để sản xuất sản phẩm trong kỳ.
Qsf - Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ kế hoạch .
mđd - Mức sử dụng vật tư của sản phẩm đại diện .
16
II. Tổ chức mua sắm và quản lý vật tư

b. Phương pháp tính dựa trên cơ sở số liệu về thành


phần chế tạo sản phẩm
Nhu cầu được xác định theo ba bước:
Bước1: Xác định nhu cầu vật tư để thực hiện
n kế hoạch tiêu thụ sản
phẩm.
Nt   QiHi
i 1

Trong đó:
Qi - Khối lượng sản phẩm thứ i theo kế hoạch tiêu thụ trong kỳ.
Hi - Trọng lượng tinh của sản phẩm thứ i
n - Chủng loại sản phẩm 17
II. Tổ chức mua sắm và quản lý vật tư

b. Phương pháp tính dựa trên cơ sở số liệu về thành


phần chế tạo sản phẩm.
Nhu cầu được xác định theo ba bước:
Bước 2: Xác định nhu cầu vật tư cần thiết cho sản xuất
sản phẩm có tính đến tổn thất trong quá trình sử dụng.
Ni
Nvt = ------------
k
Trong đó:
Nvt - Nhu cầu vật tư để sản xuất sản phẩm trong kỳ kế
hoạch.
K - Hệ số thu thành phẩm. 18
II. Tổ chức mua sắm và quản lý vật tư

b. Phương pháp tính dựa trên cơ sở số liệu về thành


phần chế tạo sản phẩm.
Nhu cầu được xác định theo ba bước:
Bước 3: Xác định nhu cầu về từng loại vật tư hàng hoá.

Ni = Nvt hi
Trong đó:
Ni - Nhu cầu vật tư thứ i.
hi - Tỷ lệ % của loại vật tư thứ i
19
II. Tổ chức mua sắm và quản lý vật tư

c. Phương pháp tính nhu cầu dựa trên cơ


sở thời hạn sử dụng.
Nhu cầu được tính theo công thức

Pvt
Nsx=------------
T
Trong đó:
Pvt - Nhu cầu hàng hoá cần có cho sử dụng
T - Thời hạn sử dụng 20
II. Tổ chức mua sắm và quản lý vật tư

d. Phương pháp tính theo hệ số biến động


Nsx = Nbc x K1 x K2
Trong đó:
Nbc - Số lượng vật tư sử dụng trong năm báo cáo
K1 - Nhịp độ phát triển sản xuất kỳ kế hoạch
K2 - Hệ số tiết kiệm vật tư năm kế hoạch so với năm báo
cáo 21
II. Tổ chức mua sắm và quản lý vật tư

e. Phương pháp tính nhu cầu sản phẩm dở dang


Tính nhu cầu vt cho sp dở dang:
Một là: Tính theo mức chênh lệch sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu
kỳ - hiện vật
Căn cứ vào mức chênh lệch sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ
kế hoạch cùng với mức tiêu dùng vật tư cho một đơn vị sản phẩm
để xác định nhu cầu vật tư, theo công thức:
Ndd = (Qdd2- Qdd1)msf
Trong đó:
Ndd - Nhu cầu vật tư cho sản phẩm dở dang.
Qdd2 - Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ kế hoạch.
Qdd1 - Số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ kế hoạch.
msf - Mức tiêu dùng vật tư cho đơn vị sản phẩm.
22
II. Tổ chức mua sắm và quản lý vật tư

d. Phương pháp
Tính nhu cầu vật tư cho sp dở dang:
Hai là: tính theo giá trị
Công thức tính:
Qcd2 - Qcd1
Nsx=---------------------x Nkh
Gkh
Trong đó:
Qcd2 - Giá trị hàng chế dở cuối năm kế hoạch.
Qcd1 - Giá trị hàng chế dở đầu năm kế hoạch.
Gkh - Toàn bộ giá trị sản lượng sản phẩm năm kế hoạch
Nkh - Số lượng vật tư cần dùng trong năm kế hoạch
23
II. Tổ chức mua sắm và quản lý vật tư
2. Nghiên cứu thị trường vật tư
Trả lời được câu hỏi sau đây:
- Trên cơ sở phương án sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp nên sử dụng loại vật tư nào có hiệu quả nhất? Chất
lượng và số lượng vật tư hàng hoá như thế nào ?
- Mua sắm vật tư ở đâu, thị trường trong nước hay ngoài
nước? mua khi nào? mức giá vật tư trên thị trường là bao
nhiêu?
- Phương thức mua bán vật tư và giao nhận vật tư như
thế nào? 24
II. Tổ chức mua sắm và quản lý vật tư

3. Lập kế hoạch cung ứng vật tư ở doanh


nghiệp
Trình tự lập kế hoạch (4 bước):
Giai đoạn chuẩn bị. : Nghiên cứu và thu thập các
thông tin về thị trường các yếu tố sản xuất; chuẩn bị
các tài liệu về phương án sản xuất - kinh doanh; rà xét
bổ xung và xây dựng hệ thống mức tiêu dùng vật tư,
tính toán lượng vật tư tồn kho ở các phân xưởng, các
25
công đoạn sản xuất và cả doanh nghiệp ...
II. Tổ chức mua sắm và quản lý vật tư

3. Lập kế hoạch mua sắm vật tư ở doanh nghiệp


Trình tự lập kế hoạch (tiếp)
Hai là giai đoạn xác định số lượng vật tư tồn kho đầu kỳ kế
hoạch và lượng vật tư động viên tiềm lực nội bộ doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp, số lượng vật tư này thường được xác
định theo phương pháp ước tính và phương pháp định mức.
Ođk = Ott +Nh - X
Trong đó:
Ođk - Tồn kho ước tính đầu kỳ kế hoạch.
Ott - Tồn kho thực tế tại thời điểm lập kế hoạch.
Nh - Lượng vật tư ước nhập kể từ thời điểm lập kế hoạch đến đầu năm kế hoạch.
X - Lượng vật tư ước xuất ra kể từ thời điểm lập kế hoạch đến đầu năm kế hoạch.
26
II. Tổ chức mua sắm và quản lý vật tư

3. Lập kế hoạch mua sắm vật tư ở doanh nghiệp


Trình tự lập kế hoạch (tiếp)
Ba là giai đoạn tính toán các loại nhu cầu vật tư của doanh
nghiệp.
Bốn là giai đoạn kết thúc của việc lập kế hoạch mua sắm vật tư
và xác định số lượng vật tư hàng hóa cần phải mua về cho doanh
nghiệp.

N  P
ij ij
27
II. Tổ chức mua sắm và quản lý vật tư

4. Công tác kế hoạch nghiệp vụ về hậu cần vật tư cho sản


xuất
a. Ý nghĩa và nội dung công tác kế hoạch nghiệp vụ.
- Cung ứng vật tư kịp thời, đầy đủ và đồng bộ cho sản xuất.
- Sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực của doanh
nghiệp.
- Góp phần nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành
sản phẩm.
- Nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất... 28
II. Tổ chức mua sắm và quản lý vật tư

4. Công tác kế hoạch nghiệp vụ về hậu cần vật


tư cho sản xuất
b. Kế hoạch hậu cần vật tư quý
Kế hoạch hậu cần vật tư quý của doanh nghiệp lập theo
danh mục vật tư cụ thể
Khi lập kế hoạch vật tư quý, đòi hỏi phải xác định
chính xác lượng vật tư tồn kho ước tính, lượng vật tư gối
đầu và lượng vật tư mua sắm.
29
II. Tổ chức mua sắm và quản lý vật tư

4. Công tác kế hoạch nghiệp vụ về hậu cần vật tư


cho sản xuất
b. Kế hoạch hậu cần vật tư quý.
Cơ sở để lập kế hoạch : Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trong quý;
định mức tiêu hao vật tư cụ thể cho từng sản phẩm; tồn kho thực tế
từng tên gọi vật tư cụ thể; số lượng từng tên gọi vật tư dự kiến nhập
vào và dự kiến xuất ra cho tiêu dùng sản xuất; lượng dự trữ cuối quý
theo từng quy cách vật tư; các tài liệu liên quan đến chất lượng vật tư
...

30
II. Tổ chức mua sắm và quản lý vật tư

4. Công tác kế hoạch nghiệp vụ về hậu cần vật tư cho


sản xuất
c. Kế hoạch vật tư tháng và các biện pháp giải
quyết thừa thiếu vật tư.
-Kế hoạch này lập sau khi đã biết được khả năng thoả mãn đơn
hàng của các đơn vị kinh doanh và lập trước tháng kế hoạch khoảng
từ 7-10 ngày.
- Kế hoạch hậu cần vật tư hàng tháng khác với kế hoạch vật tư
hàng quý là ở chỗ có các cột phản ánh thừa thiếu vật tư và những
biện pháp giải quyết thừa thiếu đó
31
III. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

Nghiên cứu thị Thông Lập các kế


Thị trường tin thị
trường hoạch tiêu thụ
trường
sản phẩm

Thị trường

Quản lý hệ thống
phân phối
Sản phẩm
Hàng hóa
Dịch vụ
Quản lý dự trữ và
hoàn thiện SP Dịch vụ
Phối hợp và tổ
chức các hoạt
động có kế hoạch Giá, doanh số
Quản lý lực lượng
bán

Phân phối và giao


Tổ chức bán hàng tiếp
và cung cấp dịch
vụ Ngân quỹ

32
Sơ đồ 4.2 : Mô hình tiêu thụ sản phẩm
III. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

1. Nghiên cứu thị trường sản phẩm


Phải giải đáp được các vấn đề sau :
- Đâu là thị trường có triển vọng đối với sản phẩm của doanh
nghiệp?
- Khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường
đó ra sao ?
- Doanh nghiệp cần phải xử lý những biện pháp gì có liên quan
và có thể sử dụng những biện pháp nào để tăng khối lượng sản
phẩm tiêu thụ ?
33
III. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

1. Nghiên cứu thị trường sản phẩm


- Những mặt hàng nào, thị trường nào có khả năng tiêu thụ với
khối lượng lớn phù hợp với năng lực và đặc điểm sản xuất của
doanh nghiệp ?
- Với mức giá nào thì khả năng chấp nhận của thị trường là lớn
nhất trong từng thời kỳ.
- Yêu cầu chủ yếu của thị trường về mẫu mã, bao gói, phương
thức thanh toán, phương thức phục vụ ...
- Tổ chức mạng lưới tiêu thụ và phương thức phân phối sản
phẩm.
34
III. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

2. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm


Nội dung cơ bản: khối lượng tiêu thụ sản phẩm về hiện vật và
giá trị có phân theo hình thức tiêu thụ, cơ cấu sản phẩm và cơ cấu
thị trường tiêu thụ và giá cả tiêu thụ ...
Trong xây dựng kế hoạch tiêu thụ có thể sử dụng phương pháp
cân đối, phương pháp quan hệ động và phương pháp tỷ lệ cố định...
Trong đó, phương pháp cân đối là phương pháp chủ yếu.

35
III. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

3. Chuẩn bị hàng hoá để xuất bán


Là hoạt động tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh
trong khâu lưu thông
Các nghiệp vụ : tiếp nhận, phân loại, lên nhãn hiệu sản
phẩm, bao gói, sắp xếp hàng hoá ở kho - bảo quản và ghép
đồng bộ để xuất bán cho khách hàng
36
III. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

4. Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm


Dựa vào đặc điểm sản phẩm, các điều kiện vận
chuyển, bảo quản, sử dụng... người ta có thể thực
hiện qua kênh trực tiếp hoặc kênh gián tiếp.

37
III. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

4. Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm


Kênh tiêu thụ trực tiếp là hình thức doanh nghiệp xuất
bán thẳng sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối
cùng không qua một khâu trung gian nào. Hình thức tiêu
thụ này có ưu điểm là giảm đuợc chi phí lưu thông, thời
gian sản phẩm tới tay người tiêu dùng nhanh hơn, các
doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với người tiêu
dùng... 38
III. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

4. Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm (tiếp)
Kênh tiêu thụ gián tiếp có thể tiêu thụ được một khối lượng lớn
hàng hoá trong thời gian ngắn nhất, từ đó thu hồi vốn nhanh, tiết
kiệm chi phí bảo quản, giảm hao hụt...
Tuy nhiên hình thức này làm cho thời gian lưu thông hàng hoá
dài hơn, tăng chi phí tiêu thụ và doanh nghiệp khó có thể kiểm soát
được các khâu trung gian...(chú ý khác với giao hàng trực tiếp và giao hàng
theo lộ trình định sẵn- mức giao hàng theo tải trọng-trong phân phối)
39
III. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

5. Tổ chức các hoạt động xúc tiến, yểm trợ


cho công tác bán hàng
Hoạt động xúc tiến bán hàng là toàn bộ các hoạt động
nhằm tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội bán hàng trong hoạt
động tiêu thụ sản phẩm
Những nội dung chủ yếu : Quảng cáo, chào hàng,
khuyến mại, tham gia hội chợ triển lãm...
40
III. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

6. Tổ chức hoạt động bán hàng


- Hoạt động bán hàng là hoạt động mang tính nghệ thuật,
tác động đến tâm lý người mua nhằm đạt mục tiêu bán được
hàng
-Người bán phải đặc biệt quan tâm đến quá trình tác
động vào tâm lý của khách hàng
Để bán được nhiều hàng các doanh nghiệp phải đáp ứng
các yêu cầu của khách hàng như: chất lượng, mẫu mã, giá
cả... và phải biết lựa chọn các hình thức bán hàng phù hợp.
41
III. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

7. Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu


thụ sản phẩm
- Phân tích, đánh giá, quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ là
căn cứ để doanh nghiệp có các biện pháp thúc đẩy tiêu
thụ.
-Mỗi doanh nghiệp phải làm rõ được những điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp
trong quá trình thực hiện kế hoạch tiêu thụ.
42
IV. Tổ chức bộ máy quản lý thương mại
doanh nghiệp

Công tác hậu cần vật tư ở doanh nghiệp có những nội dung
chủ yếu sau đây:
- Xác định đúng đắn nhu cầu vật tư cho hoạt động sản xuất -
kinh doanh và lập các kế hoạch mua sắm vật tư.
- Lập đơn hàng vật tư kỹ thuật và ký hợp đồng cung ứng với các
tổ chức kinh doanh, theo dõi việc thực hiện hợp đồng đã ký.
- Tìm kiếm các nguồn vật tư bổ sung để thoả mãn đầy đủ các
nhu cầu của doanh nghiệp.
- Tổ chức tiếp nhận vật tư về số lượng và chất lượng và thực
hiện bảo quản tốt vật tư.
43
IV. Tổ chức bộ máy quản lý thương mại
doanh nghiệp

- Theo dõi thường xuyên tình hình dự trữ sản xuất và


có những biện pháp cụ thể, kịp thời bảo đảm mức dự trữ
sản xuất hợp lý.
- Tổ chức đảm bảo vật tư theo hạn mức cấp phát cho
các phân xưởng và tổ đội sản xuất trong doanh nghiệp,
thường xuyên kiểm tra việc sử dụng những vật tư đã cấp
ra.
- Thực hiện hạch toán vật tư và báo cáo tình hình bảo
đảm vật tư của doanh nghiệp.
44
IV. Tổ chức bộ máy quản lý thương mại
doanh nghiệp
Trong tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp có những
nhiệm vụ
- Nghiên cứu nhu cầu thị trường và những yêu cầu của khách
hàng về sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp.
- Tổ chức tốt quá trình tiêu thụ sản phẩm sản xuất.
- Ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm và theo dõi việc thực hiện hợp
đồng đã ký.
- Tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ trong quá trình tiêu thụ sản
phẩm của doanh nghiệp.
- Thực hiện việc hạch toán sản phẩm và báo cáo tình hình tiêu
thụ sản phẩm.
45
IV. Tổ chức bộ máy quản lý thương mại
doanh nghiệp

Để thực hiện những nhiệm vụ trên và tuỳ thuộc vào


quy mô của doanh nghiệp, tính chất sản xuất, danh mục
vật tư sử dụng, các điều kiện cung ứng và tiêu thụ,
doanh nghiệp phải tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh.
Phần lớn các doanh nghiệp đều tổ chức một phòng
kinh doanh đảm nhiệm mua sắm vật tư và tiêu thụ sản
phẩm
Phòng kinh doanh thường được tổ chức theo nguyên
tắc chức năng 46
IV. Tổ chức bộ máy quản lý thương mại
doanh nghiệp

Ưu điểm là chức năng được chuyên môn hoá:


- Tổ kế hoạch chuyên làm nhiệm vụ tính toàn nhu cầu, lập kế
hoạch cung ứng, lập đơn hàng, lập các phiếu lĩnh vật tư theo hạn
mức, phân tích các hoạt động kinh tế của phòng;
- Tổ tiếp liệu chuyên lo việc mua sắm vật tư, theo dõi việc thực
hiện cung ứng đầy đủ kịp thời, đồng bộ và chính xác cho doanh
nghiệp;
- Tổ kho chuyên lo việc tiếp nhận, bảo quản, cấp phát vật tư
- Đội vận tải chuyên làm nhiệm vụ chuyên chở vật tư hàng
hóa.
47
V. Dự trữ sản xuất và phương pháp định mức

1. Khái quát dự trữ hàng hóa và dự trữ sản xuất


2. Phương pháp định mức dự trữ sản xuất
3. Theo dõi và điều chỉnh dự trữ ở doanh nghiệp

48
Khái quát về dự trữ

- Tổng quan về dự trữ hàng hóa,vật tư (Khái


niệm dự trữ, nguyên nhân dự trữ, phân loại dự
trữ, chỉ tiêu quản lý dự trữ...)
- Tất cả vật tư hiện ở doanh nghiệp sản xuất
đang chờ để bước vào tiêu dùng sản xuất trực
tiếp gọi là dự trữ sản xuất (DTsx)
- DTsx phụ thuộc : đặc điểm sản xuất, cung
ứng, vận chuyển và tiêu dùng vật tư.
49
Nhân tố ảnh hưởng

Nhân tố ảnh hưởng đến lượng dự trữ sản xuất:


- Lượng vật tư tiêu dùng bình quân trong một ngày đêm của
doanh nghiệp.
- Mức xuất hàng tối thiểu một lần của doanh nghiệp thương mại.
- Trọng tải, tốc độ của phương tiện vận tải.
- Chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp thương mại, cung ứng
đầy đủ, kịp thời, đồng bộ và chính xác,
- Định kỳ sản xuất vật tư của doanh nghiệp sản xuất.
- Tính chất thời vụ của sản xuất, vận tải và tiêu dùng vật tư.
-Thuộc tính tự nhiên của các loại vật tư. Có những loại vật tư
mà thời gian dự trữ lại do thuộc tính tự nhiên của chúng quyết định.
50
Cơ cấu dự trữ sản xuất
- Dự trữ thường xuyên (DTtx)
- Dự trữ bảo hiểm (DTbh)
- Dự trữ chuẩn bị (DT Ch.b)
- (Dự trữ thời vụ- DTtv)

51
Về các loại dự trữ sản xuất
Dự trữ thường xuyên
Dùng để bảo đảm cho sản xuất của doanh nghiệp tiến hành liên tục giữa hai
kỳ cung ứng nối tiếp nhau .
Dự trữ này có đặc điểm nó biến động từ tối đa đến tối thiểu.
Dự trữ bảo hiểm
- Mức tiêu dùng bình quân ngày đêm thực tế cao hơn so với kế hoạch
- Lượng vật tư nhập thực tế ít hơn so với mức dự kiến trước, trong lúc chu
kỳ cung ứng và tiêu dùng bình quân ngày đêm vẫn như trước.
- Chu kỳ cung ứng thực tế dài hơn, trong lúc lượng hàng cung ứng và mức
tiêu dùng bình quân trong ngày đêm vẫn như trước.
Dự trữ chuẩn bị:
-Tất cả các loại vật tư đều phải qua các thủ tục nhập kho và xuất kho (kiểm
tra số lượng và chất lượng, xếp hàng vào kho và đưa hàng ra, lập các chứng từ
nhập, xuất...).
-Dự trữ chuẩn bị tương đối cố định.
-Tính chất thời vụ của sản xuất, tiêu dùng và vận chuyển vật tư đòi hỏi phải
có dự trữ thời vụ
52
Phương pháp định mức

Định mức dự trữ sản xuất là việc quy định


lượng vật tư tối thiểu phải có theo kế hoạch ở
doanh nghiệp để bảo đảm cho quá trình sản xuất
của các đơn vị tiêu dùng tiến hành được liên tục
và đều đặn.

53
Phương pháp định mức dự trữ

Phương pháp định mức dự trữ thường xuyên


Phương pháp : xác định ttx, cần phải dùng các số liệu thực
tế về các lần cung ứng của kỳ báo cáo. Theo phương pháp
này ttx được tính theo công thức sau:

Tn .Vn
Trong đó: t
Vn
Tn - Thời gian cách quãng giữa hai kỳ cung ứng liền nhau
Vn - Số lượng vật tư nhận được trong một kỳ cung ứng.
54
Định mức dự trữ bảo hiểm

Phương pháp định mức


Dự trữ bảo hiểm là nhằm đảm bảo có đủ vật tư cho sản xuất
trong mọi tình huống
Nguyên tắc chung để xác định lượng dự trữ bảo hiểm hợp lý
là nghiên cứu kỹ các lần cung ứng theo chu kỳ và theo số lượng
cung ứng từng lần, lượng tiêu dùng bình quân một ngày đêm và
các nguyên nhân khác dẫn đến vi phạm việc bảo đảm vật tư cho
sản xuất bình thường.
55
Định mức dự trữ bảo hiểm

Phương pháp định mức


Phương pháp 1: Theo phương pháp này, lượng dự trữ tương đối được định ra,
căn cứ vào thời gian cần thiết để khôi phục lại dự trữ thường xuyên sử dụng
hết trước khi nhập lô hàng mới về doanh nghiệp. Trong trường hợp đó, dự trữ
tương đối được tính theo công thức:
tbh = t1 + t2 + t3
Trong đó:
t1 - Thời gian cần thiết cho doanh nghiệp thương mại chuẩn bị lô hàng xuất
gấp theo yêu cầu của khách hàng
t2 - Thời gian hàng trên đường đi được xác định bằng cách lấy khoảng cách từ
doanh nghiệp thương mại đến doanh nghiệp sản xuất chia cho tốc độ của
phương tiện vận tải.
t3 - Thời gian cần thiết để doanh nghiệp sản xuất hàng và chuẩn bị đưa vào
sản xuất.
56
Định mức dự trữ bảo hiểm
Phương pháp định mức
Phương pháp 2: Dựa vào số liệu cung ứng thực tế kỳ báo cáo, rút
ra những lần có chu kỳ cung ứng thực tế lớn hơn chu kỳ cung
ứng bình quân, cộng các kết quả lại rồi chia cho số lần chênh
lệch, theo công thức:

tbh 
 chª nh lÖch cao hon chu kú cung øng binh quan
m
Trong đó:
m - Số lần chênh lệch cao hơn
∑ (Tn’ – TTx) Vn’
Hoặc: Tbh =
∑ V n’

57
Định mức dự trữ chuẩn bị

Phương pháp định mức


Những công việc chuẩn bị đặc biệt đòi hỏi phải có
thời gian lâu hơn, phải tính dự trữ chuẩn bị (gọi là dự
trữ chuẩn bị đặc biệt).
Mức tương đối của dự trữ chuẩn bị đặc biệt, căn cứ
vào thời gian cần thiết để chuẩn bị vật tư trước khi đưa
vào tiêu dùng sản xuất mà xác định.

58
DTtc

DTbh

DTch

DTsx max = DTtc + DTbh + DTch

DTsx min = DTbh + DTch

59
Phương pháp theo dõi dự trữ

- Phương pháp theo dõi và điều chỉnh liên tục


Khi mức dự trữ thực tế = mức dự trữ tối thiểu + nhu
cầu vật tư trong thời gian đặt hàng thì người ta tiến hành
đặt hàng với số lượng đúng bằng mức dự trữ thường
xuyên.
- Phương pháp theo dõi và điểu chỉnh định kỳ
Thời điểm đặt hàng được xác định theo lịch trình. Số
lượng đặt hàng = (mức dự trữ tối đa) - (mức tiêu dùng
vât tư bình quân ngày đêm)* (thời gian đặt hàng)
60
Câu hỏi thảo luận và ôn tập

1. Bản chất và vai trò của thương mại doanh nghiệp sản xuất.
2. Những nội dung cơ bản của quá trình bảo đảm vật tư cho sản
xuất ở doanh nghiệp
3. Hệ thống các chỉ tiêu của kế hoạch mua sắm vật tư và phuơng
pháp xác định.
4. Phân tích những nội dung chủ yếu của hoạt động tiêu thụ sản
phẩm ở doanh nghiệp.
5. Bộ máy quản lý hoạt động thương mại doanh nghiệp.
6. Dự trữ sản xuất và phương pháp định mức
7. Dự trữ thường xuyên, đặc điểm và phương pháp định mức
8. Dự trữ bảo hiểm,đặc điểm và phương pháp định mức
9. Phương pháp kiểm tra và điều chỉnh dự trữ
61

You might also like