You are on page 1of 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ


CHUYÊN NGÀNH: Kinh tế & Kinh doanh Nông nghiệp,Kinh tế Đầu tư,
Quản lý Nguồn nhân lực, Thẩm định giá, Bất động sản

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: KINH TẾ HỌC VI MÔ ỨNG DỤNG (Applied


Microeconomics)
2. Mã học phần:
3. Số tín chỉ: 3
4. Bộ môn phụ trách giảng dạy: Kinh tế học
5. Trình độ: Đại học
6. Phân bổ thời gian (giờ tín chỉ đối với các hoạt động)
a. Lên lớp: 45 tiết
b. Thực tập:
c. Tự học, tự nghiên cứu: 30 tiết
7. Điều kiện tiên quyết:
a. Kinh tế vi mô (ECO501001)
b. Toán dành cho Kinh tế và Quản trị (MAT508001)
c. Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh (STA508005)
8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Môn học này là sự tiếp nối của môn Nguyên lý Kinh tế học vi mô (Principles of
Microeconomics), nhấn mạnh đến việc ứng dụng các nguyên lý và phương pháp tiếp
cận kinh tế để ra quyết định quản lý trong các tổ chức.
Môn học giúp người học hiểu được các nguyên lý để thúc đẩy mục tiêu của tổ chức
cũng như hiểu biết tốt hơn về môi trường kinh doanh bên ngoài, những vấn đề mà các
nhà quản lý phải đối mặt trong phạm vi chức năng của tổ chức cũng như các chiến
lược mà họ phải tính đến. Ngoài ra, người học cũng sẽ được áp dụng các kỹ thuật
phân tích và công cụ định lượng để kết nối các khái niệm đã học đến việc đo lường và
đưa ra quyết định. Mục tiêu chính của môn học là để phát triển các công cụ hữu ích
cho các môn học khác, là nền tảng cho nhiều chuyên ngành khác nhau như tài chính,
marketing, chiến lược kinh doanh cũng như các khóa học quản trị.
9. Nội dung môn học:
Môn học gồm các phần sau:
Phần 1 những vấn đề cơ bản trong kinh tế học vi mô; thị trường& hiệu quả phân phối
nguồn lực.
Phần 2 các thất bại của thị trường và vai trò của chính phủ.
Phần 3 lý thuyết về hành vi người tiêu dùng; tiêu dùng trong điều kiện có rủi ro.
Phần 4 hành vi của người sản xuất và các phân tích ứng dụng.
Phần 5 các cấu trúc thị trường và các mô hình cạnh tranh, độc quyền.
Phần 6 chiến lược cạnh tranh, định giá sản phẩm và lý thuyết trò chơi.

10. Mục tiêu của học phần:


Sau khi học xong môn học này, sinh viên có khả năng
(1) Vận dụng được lý thuyết để giải thích các hiện tượng kinh tế và ra quyết
định trong các tình huống có liên quan;
(2) Phân tích, phản biện các chính sách kinh tế vi mô của chính phủ hướng tới
hiệu quả và khả thi.
(3) Phân tích tình huống và ra quyết định tiêu dùng trong điều kiện có rủi ro.
(4) Nhận diện và ứng dụng các lý thuyết về thị trường cạnh tranh, xây dựng
các chiến lược hoạt động và phát triển doanh nghiệp;
11. Nhiệm vụ của sinh viên:
a. Đọc bài giảng, giáo trình, bài đọc thêm và làm bài tập trước khi đến lớp;
b. Dự giờ giảng lý thuyết trên lớp đầy đủ;
c. Tham gia thảo luận và làm các bài kiểm tra.
12. Tài liệu học tập:
a. Giáotrình chính:
- [BP] Baye, M., & Prince, J. (2016) Managerial Economics & Business Strategy
(9th ed). McGraw-Hill Education.
- [PR] Pindyck, R. S., & Rubinfeld, D. L. (2012). Microeconomics (8th ed.).
Pearson
(SV có thể tham khảo Kinh tế học vi mô. Robert S. Pindyck và Daniel L.
Rubinfeld. Tái bản lần thứ ba, bản dịch tiếng Việt của Nhà xuất bản Thống kê,
năm 1999 hoặc các bản dịch mớ ihơn)
b. Tài liệu tham khảo:
- Mankiw, N. G. (2011). Nguyên lý Kinh tế học vi mô (Ấn bản thứ 6) Bản dịch tiếng
Việt của Nhà xuất bản Cengage Learning phối hợp với Đại học Kinh tế TP.HCM,
năm 2014.
- Graham, R. J (2013). Managerial economics for dummies.
13. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
Điểm học phần của học viên được tính dựa trên những trọng số sau:
- Điểm quá trình: 50%, trong đó:
o Kiểm tra giữa kỳ: 20%
o 3 bài tập nhóm, mỗi bài 10%
o Chuyên cần: mỗi buổi vắng học không phép bị trừ 1 điểm quá trình.
- Thi cuối kỳ: 50%
14. Thang điểm: 10, theo học chế tín chỉ.
15. Nội dung chi tiết học phần
Buổi Nội dung giảng dạy Tài liệu Chuẩn bị của SV Đáp ứng
đọc mục tiêu
Buổi 1 Kinh tế học vi mô và các
vấn đề của nó
Buổi 2 Cung-Cầu thị trường và
hiệu quả phân phối nguồn
lực
Buổi 3 Thất bại của thị trường và
vai trò của chính phủ
Buổi 4 Hành vi của người tiêu
dùng
Buổi 5 Tổ chức doanh nghiệp và
bản chất của ngành
Buổi 6 Các mô hình thị trường độc
quyền nhóm.
Buổi 7 Lý thuyết trò chơi

Buổi 8 Các chiến lược định giá


Buổi 9 Các chiến lược kinh doanh

You might also like