You are on page 1of 3

Tình hình nước ta sau cách mạng tháng 8

Cách mạng Tháng Tám thành công đã lật đổ ách thống trị của chế độ thực dân phong
kiến, thiết lập nên nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra một kỷ nguyên mới
trong lịch sử dân tộc Việt Nam: kỷ nguyên Độc lập - Tự do.
Tuy nhiên, khi vừa ra đời chính quyền cách mạng non trẻ đã phải đương đầu với muôn
vàn khó khăn, thử thách.
Giai đoạn 1945 – 1954: Giai đoạn khó khăn nhất về kinh tế
Thời kỳ 1945-1954 là thời kỳ đầu tiên xây dựng chế độ kinh tế mới ở Việt Nam và đây là
giai đoạn khó khăn nhất, gian khổ nhất vì vừa phải kháng chiến chống giặc cứu nước, vừa
phát triển kinh tế trong điều kiện nghèo nàn, thiếu thốn.

Nông nghiệp :
Chính sách áp bức bóc lột của thực dân Pháp và phát xít Nhật những năm trước đó đã để
lại những hậu quả rất nặng nề. Với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, bị tàn phá nặng nề
bởi chiến tranh, nạn đói, lũ lụt lớn, hạn hán kéo dài, vụ mùa năm 1945 thất thu do có lụt
lớn làm 9 tỉnh Bắc Bộ vỡ đê; một nửa số ruộng đất không canh tác được.

Đời sống nhân dân, nhất là người lao động vô cùng khó khăn, tình trạng thiếu lương thục
trầm trọng. Nạn đói xảy ra hồi đầu năm 1945 liên tiếp hoành hành đe dọa sinh mệnh của
hàng ngàn người dân trong huyện ( khiến 2 triệu người chết, hàng vạn người có nguy cơ
bị chết đói.,) hơn 95% dân số trong huyện mù chữ. Tệ nạn xã hội như: rượu chè, cờ bạc,
mê tín, dị đoan... do xã hội cũ để lại nặng nề, dịch bệnh phát sinh ở nhiều vùng trong
huyện.... Đây là một thử thách lớn, đe doạ nghiêm trọng đối với sự phát triển của cách
mạng.
Hình 1 Nạn đói 1945

Tình hình công thương nghiệp cũng bị sa sút, ngưng trệ tương tự tình hình nông
nghiệp:
- Công nghiệp khai thác mỏ chỉ còn hoạt động bằng khoảng 1 phần 10 so với trước;
còn công nghiệp chế biến hầu như tê liệt hoàn toàn. Sản xuất tiểu, thủ công nghiệp
cũng bị đình đốn, giảm sút mạnh.
- Về thương nghiệp: cả nội, ngoại thương đều bị tê liệt, xuất nhập khẩu sa sút.
Tiếp theo là khó khăn về giao thông vận tải:
Tuy các tuyến đường sắt, đường biển, đường sông còn tiếp tục hoạt động nhưng các
phương tiện vận tải phần lớn vẫn nằm trong tay chủ người Pháp, nên cũng gặp trở ngại;
vận tải đường bộ thì rất khó khăn vì thiếu xăng dầu (nhiều ô tô khách và ô tô tải phải
chạy bằng khí than củi (gazogene), thiếu săm lốp và phụ tùng thay thế, cầu đường ở nhiều
nơi bị đánh phá trong chiến tranh thế giới thứ hai chưa được khôi phục xong, một số đoạn
còn phải tăng - bo. Việc giao lưu buôn bán giữa 2 miền Nam, Bắc cũng bị ách tắc. Than ở
miền Bắc không chuyên chở vào Nam được, gạo trong Nam cũng không ra Bắc được.
Giá cả hàng hóa tăng vùn vụt.
Tình hình tài chính: kiệt quệ khi quyền phát hành tiền tệ vẫn còn nằm trong tay Pháp.
Quân Quốc dân đảng Trung Hoa vào Việt Nam đem theo tiền quan kim và quốc tệ đang
mất giá ép chính phủ ta phải tiêu dùng cũng gây rối loạn tiền tệ. Kho bạc hoàn toàn trống
rỗng. Lạm phát phi mã, giá gạo từ 4 - 5 đồng/tạ, đến giữa năm 1945 đã lên tới 700 - 800
đồng/tạ. GDP bình quân đầu người năm 1945 chỉ đạt 60 đồng, tương đương 35 USD.
Bức tranh tài chính-tiền tệ hiện lên vô cùng ảm đạm.

Tình hình chính trị: phức tạp, hệ thống chính quyền còn non trẻ chưa có nhiều kinh
nghiệm lãnh đạo, khối đại đoàn kết toàn dân cần có thời gian củng cố. Chính phủ Hồ Chí
Minh vừa mới thành lập, chưa được một nước nào trên thế giới công nhận nên gặp nhiều
khó khăn trong đối ngoại. Bọn phản động ngóc đầu dậy ráo riết hoạt động. Đất nước bị
bao vây bởi nhiều kẻ thù dã tâm.
=> Vừa mới ra đời, chính quyền cách mạng Việt Nam non trẻ đã phải đối phó với “giặc
đói”, “giặc dốt”, và “giặc ngoại xâm. Các ngành sản xuất đều bị sa sút, ngưng trệ, hàng
hóa trở nên khan hiếm, thị trường rơi vào tình trạng đình đốn, tiêu điều. Cuộc sống của
nhân dân đã rớt xuống mức cùng cực khôn tả.

https://vnexpress.net/nan-doi-lich-su-nam-at-dau-3130107.html

https://tapchinganhang.gov.vn/diem-nhan-kinh-te-viet-nam-tu-sau-cach-mang-thang-tam-
nam-1945-den-nay.htm

https://sonla.gov.vn/1289/31002/72118/557596/cac-thoi-ky-phat-trien/giai-doan-1945-
1954

You might also like