You are on page 1of 8

1.4.3.

Sự cố môi trường

Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên,
gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng (khoản 10 Điều 3 Luật Bảo vệ môi
trường năm 2014).

Sự cố môi trường có thể xẩy ra do:

- Nguồn gốc tự nhiên:

+ Bão, lũ, lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa axít, mưa đá, biến
động khí hậu và thiên tai khác;

+ Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh,
công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng;

- Nguồn gốc nhân sinh:

+ Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu,
tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hoá dầu và các cơ sở công nghiệp
khác;

+ Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt
nhân, kho chứa chất phóng xạ.

Quá trình ứng xử:

Ví dụ: Điển hình như vụ án Formosa xảy ra vào tháng 04 năm 2016. Do công ty Formosa xả thải
nguồn nước ô nhiễm đã khiến hàng 100 tấn cá chết và tràn vào 4 tỉnh Hà tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên Huế nước ta.
Ví dụ: Vụ Công ty bột ngọt Vedan đã gây ra 80%-90% ô nhiễm cho sông Thị Vải, huyện Long Thành,
tỉnh Đồng Nai được Cục Cảnh sát môi trường - Bộ Công an Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và
Môi trường Việt Nam phát hiện ngày 13 tháng 9 năm 2008.
1.4.1. Suy thoái môi trường

Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh
hưởng xấu đến con người và sinh vật (khoản 9 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014).

Ví dụ: Năm 2012, Việt Nam có 131.520 ha rừng ngập mặn, mất 67% diện tích so với năm 1943
(408.500 ha)
1.4.4. Tai biến môi trường

"Tai biến môi trường là quá trình gây mất ổn định trong hệ thống môi trường".

Ðó là một quá trình gây hại vận hành trong hệ thống môi trường gồm 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn nguy cơ (hay hiểm hoạ): Các yếu tố gây hại tồn tại trong hệ thống, nhưng chưa phát triển
gây mất ổn định.

+ Giai đoạn phát triển: Các yếu tố tai biến tập trung lại, gia tăng, tạo trạng thái mất ổn định nhưng
chưa vượt qua ngưỡng an toàn của hệ thống môi trường.

+ Giai đoạn sự cố môi trường: Quá trình vượt qua ngưỡng an toàn, gây thiệt hại cho con người về sức
khoẻ, tính mạng, tài sản,... Những sự cố gây thiệt hại lớn được gọi là tai hoạ, lớn hơn nữa được gọi là
thảm hoạ môi trường.

Các loại tai biến môi trường:

- Các ổ dịch địa phương: sốt rét, sán,…

- Biến nạp di chuyền (VD: giống ngô không nảy mầm)

- Mất cân bằng loài

- Bùng phát dịch hạch

- Ô nhiễm các loài thích nghi

- Vũ khí sinh hóa: (đạn pháo có vi trùng dịch hạch)

- Khai thác quá mức: (phá rừng, đánh cá bằng chất nổ)

Ví dụ: Đại dịch COVID-19 (Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019) là một đại dịch bệnh truyền
nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2 và các biến thể của nó đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu
với tâm dịch đầu tiên tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc đại lục, bắt nguồn từ một
nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân
5.2.2.2. Các mục tiêu cụ thể PTBV đến năm 2030

- Mục tiêu 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi

- Mục tiêu 2. Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông
nghiệp bền vững

- Mục tiêu 3. Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi

- Mục tiêu 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập
suốt đời cho tất cả mọi người

- Mục tiêu 5. Đạt được bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái

- Mục tiêu 6. Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi
người

- Mục tiêu 7. Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi
trả cho tất cả mọi người

- Mục tiêu 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất
và việc làm tốt cho tất cả mọi người

- Mục tiêu 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm
và bền vững, tăng cường đổi mới

- Mục tiêu 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội

- Mục tiêu 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường
sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng

- Mục tiêu 12. Đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững

- Mục tiêu 13. Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai

- Mục tiêu 14. Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững

- Mục tiêu 15. Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh
thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất

- Mục tiêu 16. Thúc đẩy xã hội hòa bình, dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh vì sự phát triển bền
vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách
nhiệm giải trình và có sự tham gia ở các cấp

- Mục tiêu 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền
vững

You might also like