You are on page 1of 32

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

THỰC TRẠNG NHIỄM SALMONELLA TRÊN THỊT GÀ


TỪ CHUỒNG TRẠI ĐẾN QUÁ TRÌNH GIẾT MỔ VÀ
TRÊN THỊT TƯƠI BÀY BÁN NGOÀI CHỢ

Giảng viên hướng dẫn : Ths.Nguyễn Vĩnh Hoàng


Nhóm thực hiện : Nhóm 1

Hà Nội – 2021
Nhó m 01

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1

STT Họ và tên Mã sv Lớp Đánh giá

1 Nguyễn Anh Thái Anh 647139 K64CNTPC 9

2 Nguyễn Thị Hoàng Anh 642753 K64CNTPC 10

3 Nguyễn Vũ Quỳnh Anh 645350 K64CNTPC 10

4 Vũ Ngọc Ánh 642397 K64CNTPC 9

5 Ngô Hoàng Anh 642158 K64CNTPC 9

6 Đặng Công Ảnh 645731 K64CNTPC 10

7 Nguyễn Tú Anh 647089 K64CNTPC 9

8 Đoàn Thị Ánh 647022 K64CNTPC 9

9 Vi Thị Ánh 647132 K64CNTPC 10

10 Nguyễn Thị Ngọc Ánh 646992 K64CNTPC 9

11 Nguyễn Thị Hoàng Anh 647002 K64CNTPC 9

2
Nhó m 01

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

I. Salmonella là gì? 6

1. Khái niệm 6

2. Phân loại 6

3. Đặc điểm 7

4. Yếu tố độc lực của Salmonella 8

II. Thực trạng nhiễm salmonella ở thịt gà 8

1. Thực trạng nhiễm salmonella trên thế giới 8

2. Thực trạng nhiễm salmonella tại Việt Nam 9

2.1. Chuồng trại 11

2.1.1 Trại gà giống 11

2.1.2. Trong cơ sở ấp trứng 12

2.1.3. Trong các trang trại chăn nuôi 14

2.2. Giết mổ 15

2.2.1. Các giai đoạn nhiễm Salmonella trong quá trình giết mổ: 17

2.3. Bày bán 18

III. Con đường lây nhiễm vi khuẩn Salmonella 20

1. Con đường lây nhiễm Salmonella ở gà 20

2. Con đường lây nhiễm Salmonella ở người 20

IV. Triệu chứng khi bị nhiễm Salmonella 21


3
Nhó m 01

1.Triệu chứng ở gà khi bị nhiễm 21

1.1. Triệu chứng ở gà con 22

1.2. Triệu chứng ở gà trưởng thành 23

2. Triệu chứng ở người khi bị nhiễm 23

V. Các biện pháp phòng ngừa phòng tránh 24

1. Các biện pháp phòng ngừa phòng tránh nhiễm Salmonella ở gà 24

2. Các biện pháp phòng ngừa phòng tránh nhiễm Salmonella ở người 25

3. Các biện pháp phòng ngừa phòng tránh nhiễm Salmonella trong chuỗi cung
ứng thịt gà 27

3.1. Từ chuồng gà 27

3.2. Đối với gà trong quá trình giết mổ 28

3.3. Đối với gà tươi bày bán ngoài chợ 28

VI. KẾT LUẬN 30

Nguồn tài liệu tham khảo 32

4
Nhó m 01

MỞ ĐẦU

Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể,
đảm bảo cho sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng có thể là nguồn gây bệnh
nếu không đảm bảo vệ sinh. Về lâu dài, thực phẩm không những tác động thường
xuyên đối với sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống. Sử
dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính
với các triệu chứng dễ nhận thấy những vấn đề nguy hiểm là sự tích lũy dần các
chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể.

Thịt gà là nguồn thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn của người Việt.
Ngoài mang đến chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe thì thịt gà cũng là một mối
nguy hại cho sức khỏe nếu không được sử dụng chế biến đúng cách, đặc biệt ăn
thịt gà sống, tái.

Thịt gà không được chế biến đúng cách có thể gây ra các bệnh sau: nhiễm
bệnh giun xoắn ,bệnh nhiễm E.coli, bệnh sán dây, bệnh sán phổi, bệnh nhiễm
Salmonella,…

Trong năm 2017, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố mẫu thịt gà lấy tại Hà
Nội và TP.Hồ Chí Minh cho kết quả 30-40% mẫu nhiễm khuẩn Salmonella (gây
tiêu chảy). 80% thịt gà bày bán ở những khu chợ bán đồ tươi sống và 76% được
giết mổ tại các cơ sở nhỏ, mất vệ sinh. Sở dĩ vi khuẩn Salmonella trở nên phổ biến
như vậy ở Việt Nam, một phần nguyên nhân bởi các lò giết mổ nhỏ lẻ và tự phát
không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xuất phát từ những thực tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thực
trạng nhiễm Salmonella trên thịt gà từ chuồng trại đến quá trình giết mổ và trên
thịt tươi bày bán ngoài chợ”.

5
Nhó m 01

I. Salmonella là gì?

1. Khái niệm

Salmonella thuộc họ Enterobacteriaceae (vi khuẩn đường ruột), trực thuộc vi


khuẩn Gram(-), có nhiều lông ở xung quanh có khả năng di động. Salmonella có
khả năng tự dưỡng, nhiệt độ tối thích là 37°C.

Hình 1: Salmonella và salmonella trên thịt gà

2. Phân loại

Về phân loại khoa học Salmonella được xếp vào:

+ Giới : Bacteria

+ Ngành: Proteobacteria

+ Lớp: Gramma Proteobacteria

+ Bộ: Enterobacteriales

+ Họ: Enterobacteriaceae

+ Giống: Salmonella lignieres 1900

6
Nhó m 01

Có hai loài vi khuẩn Salmonella: Salmonella bongori và Salmonella enterica.

 Salmonella bongori: Salmonella bongori thường được coi là một vi khuẩn


của động vật máu lạnh , không giống như các thành viên khác trong chi và
chúng thường được liên kết với các loài bò sát
 Salmonella enterica: Salmonella enterica được chia thành sáu phân loài và
hơn 2500 serovar (huyết thanh hình). Là loại vi khuẩn có thể sống trong các
ống ruột của người và động vật và gây nên hiện tượng ngộ độc thực phẩm
trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

3. Đặc điểm

Salmonella nhạy cảm với nhiệt độ, thời gian đun nấu có thể phá hủy vi khuẩn ở
60°C trong vòng 45 phút, ở 70°C trong vòng 2 phút và 85°C trong vòng 1 giây. Vi
khuẩn này có thể tồn tại trong các thực phẩm khô như sữa bột và có thể tồn tại thời
gian dài ở thực phẩm đóng băng như các loại thịt gà.

Vi khuẩn Salmonella có sức sống và sức đề kháng tốt. Vi khuẩn này chịu được
lạnh, ở nước đá sống 2 - 3 tháng, nước thường > 1 tháng, trong rau quả 5 - 10 ngày,
trong phân 1 đến vài tháng.

Vi khuẩn salmonella là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm hàng đầu thế giới.
Trong đó đáng chú ý là Salmonella Typhi và Salmonella Paratyphi A,B gây nên
bệnh thương hàn ở người.

Nhiễm vi khuẩn Salmonella là tình trạng nhiễm vi khuẩn Salmonella trong dạ


dày và ruột. Bệnh này tương tự như viêm dạ dày. Nội độc tố của vi khuẩn
salmonella gây ra ảnh hưởng rất xấu tại ruột, nội độc tố sẽ làm tổn thương niêm
mạc ruột (kích thích ruột gây đau bụng, làm chảy máu, hoặc có thể gây thủng ruột).

7
Nhó m 01

4. Yếu tố độc lực của Salmonella

Vi khuẩn Salmonella có thể tiết ra 2 loại độc tố: Ngoại độc tố và nội độc tố.

Nội độc tố của Salmonella rất mạnh gồm 2 loại: Gây xung huyết và mụn loét,
độc tố ở ruột gây độc thần kinh, hôn mê, co giật.

Ngoại độc tố chỉ phát hiện khi lấy vi khuẩn có độc tính cao cho vào túi colodion
rồi đặt vào ổ bụng chuột lang để nuôi, sau 4 ngày lấy ra, rồi lại cấy truyền như vậy
từ 5 đến 10 lần, sau cùng đem lọc, nước lọc có khả năng gây bệnh cho động vật thí
nghiệm. Ngoại độc tố chỉ hình thành trong điều kiện invivo và nuôi cấy kỵ khí.
Ngoại độc tố tác động vào thần kinh và ruột.

II. Thực trạng nhiễm salmonella ở thịt gà

Trên thế giới thực phẩm, ngộ độc do thực phẩm nhiễm salmonella đang là
nguy cơ đe doạ sức khoẻ cộng đồng ở hầu hết các nước phát triển và đang phát
triển. Gia cầm và sản phẩm gia cầm là nguồn mang mầm bệnh Salmonella truyền
sang người phổ biến nhất. Ngộ độc thường xảy ra ở dạng ổ dịch nhỏ, người bệnh
có triệu chứng sốt, đau bụng, ỉa chảy và đôi khi bị nôn. Đến này đã có hơn 3000
serotype salmonella được phát hiện, tuy nhiên chỉ có khoảng 250 serotype gây
bệnh cho người, trong đó Salmonella enteritidis và Salmonella typhimurium được
coi là mầm bệnh truyền qua thực phẩm quan trọng nhất.

1. Thực trạng nhiễm salmonella trên thế giới

Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 76 triệu ca bệnh do thực phẩm gồm 325000 ca
nhập viện và 5000 người chết, trong đó Salmonella là một trong những nguyên
nhân chính gây thiệt hại mất 10-83 tỷ đồng.

8
Nhó m 01

Tại Canada ghi nhận có tổng cộng 18 vụ bùng phát và gồm 600 trường hợp
WGS xác nhận nhiễm Salmonella từ năm 2015-2019 do sản phẩm từ gà.

Tỷ lệ nhiễm Salmonella trong gà thương phẩm sống ở Malaysia được báo


cáo là 14,9%.

Dominguez và cộng sự đã phân tích các đợt bùng phát ở Catalonia, Tây Ban
Nha từ 1990-2003, trong số 1652 vụ bùng phát có 871 (52%) là do Salmonella.

Dallal et aI.(2010) nghiên cứu sự lưu hành và tỷ lệ đề kháng kháng sinh của
các chủng Salmonella trên thịt gà thu nhập tại các cửa hàng bán lẻ ở Tehran, Iran,
kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm Salmonella là 75%(143/190) và đã đề kháng với
nalidixic acid(82%), tetracycline(69%), trimethoprim(63%) và streptomycin(52%)
và 85 chủng vi khuẩn phân lập được đa kháng kháng sinh chiến 68,5%. Cui et al.
(2016) đã báo cáo có 172 chủng Salmonella được thu thập từ 1148 mẫu được lấy
từ trại gà giống, gà thịt, lò mổ và chợ bán lẻ tại Trung Quốc,trong số 172 chủng vi
khuẩn phân lập có 96,51% Salmonella đã đề kháng với một hoặc nhiều kháng
sinh,trong đó 61,05% chủng vi khuẩn có kiểu hình đa kháng thuốc.

Trong cộng đồng, ô nhiễm thịt gà bị nhiễm Salmonella trong quá trình giết
mổ và tiêu thụ có thể là nguyên nhân gây ra 30-70% số ca bệnh tiêu chảy (EFSA
2010). Trong quần thể động vật, tỷ lệ nhiễm Salmonella trong các loại thịt gà ở các
nước thường có tỷ lệ khoảng 50% trở lên (Little CL và cs.2008).

2. Thực trạng nhiễm salmonella tại Việt Nam

Theo tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ (2019), kết quả nghiên trên
thế giới cho thấy tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella trên gà khá cao và Salmonella
phân lập được thường có tỉ lệ đề kháng cao với kháng sinh.

9
Nhó m 01

Tại Việt Nam, các nghiên cứu về sự hiện diện của vi khuẩn Salmonella trên
thịt gà cũng được thực hiện trong các năm gần đây.

Salmonella là vi khuẩn tương đối phổ biến. Có khoảng 1,2 triệu trường hợp
nhiễm khuẩn Salmonella mỗi năm, và 1 triệu trong những trường hợp đó là do thực
phẩm, chiếm 83%. Cùng với Salmonella, chúng ta cũng dễ dàng bị nhiễm khuẩn E.
coli và Listeria. Đó là một trong những nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm.
Năm 2021, Theo kết quả nghiên cứu trên tổng số 380 mẫu thịt (lợn, bò, gà)
tươi sống được lấy ngẫu nhiên tại các chợ truyền thống trên địa bàn TP Hồ Chí
Minh cho thấy được bảng tỷ lệ sau:

Bảng 2.1. Tỷ lệ thịt tươi sống nhiễm salmonella ở TP.HCM

Dương tính Âm tính

Mẫu Tổng số Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
mẫu mẫu

Thịt gà 126 63 50 63 50

Thịt bò 123 33 26,83 90 75,17

Thịt gà 131 65 49,62 66 50,38

Tổng 380 161 42,37 219 57,63

(Theo Khoa học kỹ thuật công nghệ Việt Nam)

10
Nhó m 01

2.1. Chuồng trại

Phạm Thị Ngọc và ctv(2016) tiến hành điều tra tình hình nhiễm Salmonella
trong chuỗi sản xuất thịt gà ở Hà Nội cho thấy tỷ lệ Salmonella dương tính ở chuỗi
sản xuất từ cơ sở gà giống là 32,8% (61/186), cơ sở ấp trứng chiếm 11% (30/273),
trại gà nông hộ là 32,08% (60/187).

Ngoài ra theo kết quả nghiên cứu và phân tích chuỗi sản xuất thịt gà trên địa
bàn các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Gia Lâm - Thành phố Hà Nội (2015) cho thấy
vi khuẩn Salmonella trong giai đoạn lây nhiễm chuồng trại:

2.1.1 Trại gà giống

Bảng 2.2: Tỷ lệ nhiễm Salmonella trong các mẫu thu nhập tại trại chăn nuôi
gà giống

Loại mẫu (n: số mẫu) Số mẫu nhiễm Tỷ lệ(%)

Salmonella spp

Nguồn nước sử dụng (n=3) 0 0

Thức ăn (n=3) 0 0

Trứng gà (n=3) 22 24.4

Mẫu ổ nhớp (n=90) 39 43.3

Tổng (186) 61 32.8

11
Nhó m 01

số mẫu nhiễm Salmonella spp tỷ lệ (%)

61

43.3
39
32.8

22 24.4

0 0 0 0

Nguồn nước sử Thức ăn Trứng gà Mẫu ổ nhớp Tổng


dụng

Hình 2: Biểu đồ Tỷ lệ nhiễm Salmonella trong các mẫu thu nhập tại trại

chăn nuôi gà giống

→ Kết quả cho thấy: Các mẫu nước và thức ăn hoàn toàn âm tính với Salmonella
trong khi mẫu ổ nhớp dương tính lên tới 43,3 % và 24,4% đối với mẫu trứng gà.

2.1.2. Trong cơ sở ấp trứng

Bảng 2.3: Tỷ lệ nhiễm Salmonella trong các mẫu thu thập tại lò ấp trứng

Loại mẫu (n: số mẫu) Số mẫu nhiễm Tỷ lệ(%)

Salmonella spp

Lau dụng cụ ấp (n=3) 0 0

Lau vỏ trứng (n=90) 15 16.7

Trứng bình thường 2 2.2

12
Nhó m 01

(n=90)

Trứng tắc 13 14.4

(n=90)

Tổng (273) 30 11

số mẫu nhiễm Salmonella spp tỷ lệ (%)


30

16.7
15 14.4
13
11

2 2.2
0 0

Lau dụng cụ ấp Lau vỏ trứng Trứng bình thường Trứng tắc Tổng

Hình 3: Biểu đồ Tỷ lệ nhiễm Salmonella trong các mẫu thu nhập tại lò ấp
trứng

→ Với 273 mẫu thu thập tại lò ấp trứng, tỷ lệ Salmonella dương tính phân lập
được lần lượt là 2,2% và 16,7% đối với các mẫu trứng bình thường và lau vỏ trứng.
Các mẫu lau dụng cụ đều cho kết quả âm tính

Mẫu lau vỏ trứng tại các cơ sở ấp trứng có tỷ lệ thấp hơn tại trại gà bố mẹ
(24,4%). Đó là do trứng đã được qua xử lý diệt trùng trước khi đưa vào lò ấp có rất
nhiều cơ hội để giảm thiểu sự ô nhiễm Salmonella sang gà mới nở trong quá trình

13
Nhó m 01

ấp trứng

Salmonella có thể được tìm thấy ở vỏ hộp đựng trứng ở phòng bảo quản
trứng, tại cơ sở gà bố mẹ, tại dụng cụ và phương tiện vận chuyển gà con đến trại
chăn nuôi nông hộ và tại chính môi trường xung quanh của cơ sở ấp trứng. Tất cả
các nguy cơ trên đều có thể dẫn đến sự ô nhiễm chéo Salmonella lên vỏ trứng gà,
từ đó vi khuẩn sẽ xuyên qua vỏ trứng và xâm nhập vào bên trong. Đó chính là một
trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng trứng tắc và tỷ lệ trứng tắc do
nguyên nhân Salmonella là 14,4%

2.1.3. Trong các trang trại chăn nuôi

Bảng 2.4. Tỷ lệ nhiễm Salmonella trong các mẫu thu thập tại trại chăn nuôi gà
nông hộ

Loại mẫu (n: số mẫu) Số mẫu nhiễm Tỷ lệ(%)

Salmonella spp

Nguồn nước sử dụng (n=3) 0 0

Thức ăn (n=3) 0 0

Nền chuồng (n=6) 4 66.6

Mẫu ổ nhớp (n=175) 56 32

Tổng (187) 60 32.08

14
Nhó m 01

số mẫu nhiễm Salmonella spp tỷ lệ (%)

66.6
60
56

32

4
0 0 0 0 0

Nguồn nước sử dụng Thức ăn Nền chuồng Mẫu ổ nhớp Tổng

Hình 4: Biểu đồ Tỷ lệ nhiễm Salmonella trong các mẫu thu nhập tại trại chăn
nuôi gà nông hộ

→ Kết quả cho thấy: Tại các trang trại chăn nuôi gà nông hộ, mẫu ổ nhớp có tỷ lệ
nhiễm Salmonella 32% (56/175), mẫu nền chuồng có tỷ lệ nhiễm là 66,6% (4/6),
mẫu nước và thức ăn đều cho kết quả âm tính. Kết quả này kéo tỷ lệ nhiễm chung
của cả đàn xuống còn 30,08%.

2.2. Giết mổ

Ở vùng nông thôn và ngoại ô Việt Nam, những lò mổ gia cầm nhỏ (điểm giết
mổ gia cầm) đã phát triển một cách tự phát và hiện nay chủ yếu ở quy mô nhỏ lẻ.
Sự đầu tư trang thiết bị và dụng cụ giết mổ ở những điểm giết mổ này khá đa dạng
do vậy điều kiện vệ sinh cũng rất khác nhau. Lò mổ là một mắt xích quan trọng
trong chuỗi thực phẩm. Điều kiện vệ sinh kém có thể là một trong những nguyên
nhân gây ô nhiễm vi sinh vật thực phẩm, làm cho lò mổ nhỏ trở thành một khâu
yếu nhất trong chuỗi sản xuất thực phẩm và sự ô nhiễm vi sinh vật luôn chứa đựng
nguy cơ cao truyền lây bệnh từ động vật sang người.

15
Nhó m 01

Phạm Thị Ngọc và ctv(2016) tiến hành điều tra tình hình nhiễm Salmonella
trong chuỗi sản xuất thịt gà ở Hà Nội cho thấy tỷ lệ Salmonella dương tính ở cơ sở
giết mổ với ss42,3(143/330) và điểm giết mổ 36,9(157/425).

Theo báo cáo của Sở công thương năm 2012, mỗi ngày Hà Nội tiêu thụ trên 350
tấn thịt gà. Trong đó khoảng 70-80% lượng thịt này tiêu thụ trên địa bàn thành phố
được cung cấp bởi các lò mổ thủ công trên địa bàn các huyện lân cận như Thường
Tín, Đông Anh, Hoài Đức mà ở đó ngành thú y chưa thực sự kiểm soát được các
hoạt động của các hộ giết mổ nhỏ lẻ vì hầu hết các hộ kinh doanh này nằm phân
tán trong khu dân cư phương thức giết mổ là phân tán ngay tại hộ gia đình gây khó
khăn cho công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các nghiên cứu gần đây nhất của Trần Thị Hạnh và cộng sự (2011) cho thấy:

● Tỷ lệ nhiễm Salmonella trên bề mặt thân thịt gà giết mổ thủ công là

83,33%

● Tỷ lệ nhiễm Salmonella trên bề mặt thân thịt gà giết mổ công nghiệp là

6,67%

● Tỷ lệ nhiễm Salmonella trên bề mặt thân thịt gà giết mổ thủ công so với

giết mổ công nghiệp (p=0,0008), chứng tỏ hình thức giết mổ thủ công là
yếu tố rủi ro cao gây ô nhiễm Salmonella trên thân thịt gà.
Sở dĩ vi khuẩn Salmonella trở nên phổ biến như vậy ở Việt Nam, một phần
nguyên nhân bởi các lò giết mổ nhỏ lẻ và tự phát không đảm bảo các yêu cầu vệ
sinh an toàn thực phẩm. Theo Cục Thú y, tính đến hết năm 2015, cả nước có
khoảng 30.750 cơ sở giết mổ, trong đó có 910 cơ sở giết mổ tập trung, 100 % được
cơ quan thú y kiểm soát. Có trên 29.840 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ với công suất 1- 3
16
Nhó m 01

con gia súc, gia cầm/ngày, trong đó có hơn 8.000 cơ sở được kiểm soát, chiếm tỷ lệ
27%. Như vậy, gần 22.000 điểm giết mổ nhỏ lẻ chưa được kiểm soát.

2.2.1. Các giai đoạn nhiễm Salmonella trong quá trình giết mổ:
Qua các thùng, vật chứa để vận chuyển gia cầm sống
Biện pháp : sau khi vận chuyển thì chúng ta phải rửa các loại thùng chứa ,
xe vận chuyển tránh tình trạng lây nhiễm chéo từ đàn này sang đàn khác
Qua nguồn nước làm gà
Biện pháp :
 Sử dụng dòng nước ngược kết hợp với tốc độ dòng nước chảy mạnh
 Dùng nhiệt độ tối ưu để giảm mức độ salmonella
 Dùng hóa chất được chỉ định, các chất điều chỉnh độ pH

 Các bể nước cần phải làm sạch vào cuối giai đoạn chế biến

Qua quá trình làm lông


Biện pháp:
 Ngăn ngừa lông dính vào thiết bị
 Rửa liên tục thiết bị và thân thịt
 Thường xuyên điều chỉnh và bảo dưỡng thiết bị làm sạch các bộ phận
của máy mọc, thường xuyên kiểm tra và thay thế các đầu đánh lông
Quá trình moi ruột: Khi gà bị nhiễm salmonella mà trong quá trình moi ruột bị
vỡ sẽ dẫn đến tình trạng các con khác sẽ bị nhiễm theo

Biện pháp :

 Phải có sự đồng đều về kích thước, cân nặng của gà trong một mẻ mổ

17
Nhó m 01

 Điều chỉnh cẩn thận kích thước phù hợp với con
gà, thường xuyên bảo dưỡng thiết bị

Quá trình lọc thịt:


Biện pháp: cần giữ môi trường kiểm soát nhiệt độ và chế biến ngay hoặc phả
i thêm đá lạnh để giảm thiểu sự phát triển của salmonella

2.3. Bày bán

Hầu hết gà giết mổ ngay tại chợ, gà được nhốt vào những chiếc lồng chật
hẹp, người tiêu dùng mua con nào thì người bán hàng thịt con đó, hoặc gà giết mổ
sẵn và được bày bán trên mặt bàn, có mặt bàn bằng gỗ, có mặt bàn ốp bằng đá, mặt
bàn bọc bằng inox, nhưng sau đó người bán hàng còn lót thêm lên mặt bàn tấm bìa
cát tông, miếng giẻ để thấm nước, dao chặt thịt gà có quầy dùng dao inox, có quầy
dùng dao bằng sắt.Tuy nhiên, mỗi quầy chỉ dùng một thớt để chặt thịt gà suốt cả
buổi bán hàng. Nhiều quầy bán thịt gà, còn dùng một xô nước để rửa chung các
con gà, miếng thịt gà trước khi chặt thành miếng nhỏ cho khách hàng. Đó cũng là
nguyên nhân làm tăng nguồn lây nhiễm vi khuẩn Salmonella giữa các thân thịt cho
người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thịt gà được mua từ chợ.

Đại diện đơn vị nghiên cứu lâm sàng đại học Oxford (OUCRU), bà Nguyễn
Thị Nhung, nhà vi sinh vật học cho biết tỷ lệ nhiễm khuẩn Salmonella trong thịt
cao so với các nghiên cứu ở Châu Âu. Bà Nhung dẫn số liệu giám sát từ Liên minh
Châu Âu năm 2014 chỉ ra tỷ lệ mẫu thịt gà (mỗi mẫu 25g) nhiễm Salmonella là
2,26%. Trong khi thành phố HCM, tỷ lệ nhiễm Salmonella ở mẫu thịt gà là 71,8%.
Ở thành phố HCM, thịt gà mua ở chợ truyền thống không những chứa Salmonella
mà còn là một lượng lớn vi khuẩn. Bà ước tính có khoảng 1500 khuẩn Salmonella
trong mỗi gam thịt gà ở chợ truyền thống.

18
Nhó m 01

Năm 2014 Tại TP.Hồ Chí Minh sau khi lấy 1.618 giám sát tại chợ đầu mối
Bình Điên, Hóc Môn, Thủ Đức và đại lý gạo, điều, cơ quan giám sát chia ra các
nhóm sản phẩm được lấy mẫu gồm: Thịt gà, thịt heo, rau ăn lá (muống, cải), cá
biển (thu, ngừ, nục), rau ăn quả (cà chua, đậu đỗ) và gạo, hạt điều. Trong đó thịt gà
phát hiện Salmonella trong 105/231 mẫu kiểm nghiệm (chiếm 45,45%)

Năm 2021 Kết quả nghiên cứu trên tổng số 380 mẫu thịt (lợn, bò, gà) tươi
sống được lấy ngẫu nhiên tại các chợ truyền thống trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
cho thấy, tỷ lệ nhiễm Salmonella spp. là 42,37%. Trong đó, tỷ lệ nhiễm đối với thịt
gà là 49,62%.

Nguồn lây

 Lây qua quá trình rã đông gà


 Lây qua việc phân chia bộ phận thịt gà để bán, các bàn chặt thịt gà, thớt,
dao, khăn lau
 Lây nhiễm qua việc để thịt tiếp xúc trực tiếp với bề mặt đất để mổ thủ công

Biện pháp

 Rửa dưới vòi nước đang chảy để loại bỏ bớt vi khuẩn


 Loại bỏ ổ tái chế thân thịt bị nhiễm một cách hợp lý
 Dùng phương pháp hóa học hoặc vật lý để khử khuẩn
 Cần có các vị trí treo thịt hợp lý tốt nhất nên vệ sinh lại
 Khi thân thịt rơi xuống sàn cần phải bị loại bỏ hoặc chế biến dưới điều
kiện cụ thể

19
Nhó m 01

III. Con đường lây nhiễm vi khuẩn Salmonella

1. Con đường lây nhiễm Salmonella ở gà

Có 3 con đường lây nhiễm Salmonella chủ yếu ở gà gồm:

Lây trực tiếp từ gà mẹ qua gà con thông qua phôi hoặc vỏ trứng (vi khuẩn từ
buồng trứng xâm nhập vào phôi hoặc từ lỗ huyệt lây lan qua vỏ trứng, rồi vào
trong máy ấp trứng và truyền lây cho gà con.)

Gà bị bệnh lây sang cho những con khỏe mạnh (gà con mới nở trong máy ấp
trứng bị nhiễm bệnh và lan truyền bệnh cho gà con ấp cùng máy; hoặc gà bệnh hay
gà sống sót sau bệnh trở thành vật mang trùng làm lây lan cho những con khác)

Lây gián tiếp qua việc dùng chung thức ăn, nước uống. Hoặc tiếp xúc
với dụng cụ chăn nuôi, chất thải bị nhiễm bệnh. Trong đó, quan trọng nhất là
lây nhiễm qua phân chứa mầm bệnh.

Tuy nhiên 2 con đường từ mẹ sang con và từ gà bệnh sang gà khỏe mạnh là
hai con đường lây lan chủ yếu.

2. Con đường lây nhiễm Salmonella ở người

Do ăn phải thực phẩm, uống nước bị nhiễm khuẩn không được nấu chín.
Con người có thể nhiễm vi khuẩn này nếu ăn thịt nấu chưa chín mà đã nhiễm
salmonella. Việc ăn trứng sống hoặc chưa được nấu chín, hoặc uống sữa hay sử
dụng các chế phẩm từ sữa nhiễm Salmonella có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm
nhập vào cơ thể. Đây là đường lây quan trọng và thường gây dịch lớn.

20
Nhó m 01

Đôi khi những loại thực phẩm khác như trái cây và rau củ có thể nhiễm
Salmonella thông qua việc chăm bón bằng phân chuồng. Động vật thân mềm cũng
có thể bị nhiễm nếu chúng tiếp xúc với chất thải nhiễm khuẩn trong nước.

Chó, mèo và những loài động vật gặm nhấm đôi khi có thể nhiễm
salmonella. Rùa cạn và rùa nước ngọt có thể là vật mang salmonella. Việc tiếp xúc
với động vật bị nhiễm hoặc phân của chúng cũng có thể cho phép sự truyền nhiễm
đến con người. Vi khuẩn có thể đi từ tay của bạn đến miệng và vào ống tiêu hóa
của bạn, sinh sôi nảy nở và gây triệu chứng. Một khi bạn nhiễm salmonella, bạn
cũng có thể là nguồn lây cho những người xung quanh nếu bạn không tuân thủ
những biện pháp giữ vệ sinh nghiêm ngặt để phòng chống sự lây lan vi khuẩn cho
những người khác.

Những lò giết mổ gia cầm nhỏ, tự phát xuất hiện. Sự đầu tư trang thiết bị và
dụng cụ giết mổ ở những điểm giết mổ này khá đa dạng và do vậy điều kiện vệ
sinh cũng rất khác nhau. Lò mổ là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thực phẩm.
Điều kiện vệ sinh kém có thể là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm vi sinh
vật thực phẩm, làm cho lò mổ nhỏ trở thành một khâu yếu nhất trong chuỗi sản
xuất thực phẩm, và sự ô nhiễm vi sinh vật luôn chứa đựng nguy cơ cao truyền lây
bệnh từ động vật sang người.
Do tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, người mang vi khuẩn qua chất thải,
chân, tay, đồ dùng bị nhiễm khuẩn,… Đường lây này thường gây dịch nhỏ, tản
phát.

IV. Triệu chứng khi bị nhiễm Salmonella

1.Triệu chứng ở gà khi bị nhiễm

Có nhiều chủng Salmonella nhưng chỉ có 3 chủng gây bệnh chủ yếu là:

21
Nhó m 01

 Salmonella gallinarum: gây bệnh thương hàn trên gà lớn và gà


con.
 Salmonella typhimurium: gây bệnh phó thương hàn trên gà con và
gà lớn.
 Salmonella pullorum: gây bệnh bạch lỵ trên gà con 3 tuần tuổi.

Trong đó, bệnh thương hàn trên gà thuộc type bệnh nguy hiểm, tốc độ gây
thiệt hại nhanh, lây lan nhanh, do vậy người chăn nuôi cần hiểu về bệnh và có
phương án phòng bệnh sớm, hiệu quả.

Bệnh thương hàn ở gà có thời gian ủ bệnh khoảng từ 3 - 4 ngày, ở thể cấp
tính tỷ lệ chết cao, từ 70 - 100%. Tùy vào từng lứa tuổi của gà mắc bệnh và độc lực
của vi khuẩn mà bệnh thương hàn gà có các triệu chứng khác nhau, cụ thể:

1.1. Triệu chứng ở gà con

Trong quá trình ấp, nếu theo dõi có thể phát hiện đàn gà bị bệnh hay không:

 Cuối ngày 18, khi chuyển gà từ máy ấp sang máy nở, dấu hiệu đầu tiên là gà
mổ mỏ nhưng phôi chết nhiều.
 Nếu phôi không chết thì yếu ớt, còi cọc.
 Cuối ngày 21, gà con bị chết do quá yếu không đạp vỡ vỏ chui ra được.
 Gà bị tiêu chảy, phân trắng xuất hiện chất nhầy
 Quan sát sẽ thấy phân dính vào hậu môn, đóng cục
 Tỷ lệ chết cao thường ở hai thời kỳ:
 Thời kỳ đầu: Ngày thứ 5-7 sau khi nở, gà con chết do nở từ trứng bị
nhiễm bệnh.
 Thời kỳ hai: Cuối tuần lễ thứ 2 (ngày 13-15), gà con chết do bị nhiễm
bệnh từ máy ấp.
22
Nhó m 01

1.2. Triệu chứng ở gà trưởng thành

Các triệu chứng nhiễm salmonella ở gà trưởng thành bao gồm:

 Thường hay mắc ở thể ẩn tính.


 Gà bệnh thường có biểu hiện tiêu chảy phân loãng màu xanh, khát nước,
mào nhợt nhạt.
 Gà mái bị bệnh xoang bụng tích nước do viêm buồng trứng và viêm phúc
mạc, bụng gà trễ xuống đứng dáng đứng “chim cánh cụt”.
 Gà ốm yếu, giảm ăn, sụt cân.
 Với gà đẻ, tỷ lệ đẻ giảm.

2. Triệu chứng ở người khi bị nhiễm

Triệu chứng có thể tiến triển từ 12 đến 72 tiếng sau khi nhiễm khuẩn. Các
triệu chứng thường kéo dài trong vòng từ 4-7 ngày và bao gồm:

 Tiêu chảy (đi tiêu ra phân lỏng từ 3 lần trở nên trong 1 ngày)
 Nôn ói
 Sốt

Ở bệnh thương hàn, triệu chứng có thể đa dạng hơn. Những chủng
Salmonella gây bệnh thương hàn có thể xâm nhập vào hệ thần kinh, phổi, xương...
Các triệu chứng có thể gặp trong thương hàn bao gồm:

 Sốt cao liên tục(từ 39C trở nên)


 Tiêu chảy hoặc táo bón
 Bụng to căng trướng
 Phát ban
 Nhức đầu, ù tai
23
Nhó m 01

 Mệt mỏi, chán ăn


 Ho khan
 Li bì, hôn mê (ít gặp)

V. Các biện pháp phòng ngừa phòng tránh

1. Các biện pháp phòng ngừa phòng tránh nhiễm Salmonella ở gà

Ngày nay, mục tiêu của chúng ta là kiểm soát và loại bỏ tất cả các
loài Salmonella và mầm bệnh ra khỏi hệ thống chăn nuôi gà giống. Vai trò của trại
nuôi gà giống chính là cung cấp đàn bố mẹ không bị nhiễm Salmonella cho ngành
công nghiệp gà thịt, là một khâu quan trọng trong hệ thống chăn nuôi nhằm giảm
thiểu hoặc loại bỏ Salmonella ra khỏi thành phẩm cuối cùng, giúp đáp ứng các yêu
cầu xuất khẩu ngày càng nghiêm ngặt.
Tầm quan trọng của việc ngăn chặn sự lây nhiễm Salmonella là tránh đưa
mầm bệnh đi vào các trang trại nuôi gia cầm, các trại ấp trứng và các nhà máy sản
xuất thức ăn chăn nuôi thông qua một chương trình an toàn sinh học hiệu quả. Điều
này đòi hỏi phải thiết lập các rào cản và thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn
các nguồn lây nhiễm mầm bệnh phổ biến nhất.
Để giảm Salmonella trong thành phẩm cần phải thực hiện các biện pháp can
thiệp và chương trình an toàn sinh học trước khi xuất chuồng.

Loài gặm nhấm là vectơ truyền lây chính và là nguồn chứa mầm
bệnh Salmonella. Bên cạnh ảnh hưởng của chúng trong việc tăng sự ô nhiễm môi
trường thì chúng cũng có thể truyền lây mầm bệnh sang các chuồng và trang trại
khác một cách hiệu quả. Do đó, điều quan trọng là phải ngăn chặn sự xâm nhập
của các loài gặm nhấm vào thức ăn, nước và ngăn chặn chúng ẩn náu bằng cách:

24
Nhó m 01

 Xây dựng các chuồng nuôi chống các loài gặm nhấm (như cửa kim
loại và sàn bê tông)
 Loại bỏ các khu vực ẩn náu tiềm tàng trong và ngoài trại nuôi
 Vứt bỏ những con gia cầm chết và thức ăn không sử dụng, hoặc cho
thức ăn vào khay đúng giờ và đảm bảo
 Kiểm tra định kỳ, đặt mồi và bẫy các loài gặm nhấm - điều đặc biệt
quan trọng là cần có nhân viên chú ý quản lý quy trình này.

Quy trình dọn dẹp chuồng trại và khử trùng là một phần không thể thiếu trong
chương trình an toàn sinh học. Các quy trình này được yêu cầu thực hiện giữa các
giai đoạn phát triển để loại bỏ hoặc giảm lượng Salmonella và các mầm bệnh khác
có thể lây nhiễm sang các đàn tiếp theo.

2. Các biện pháp phòng ngừa phòng tránh nhiễm Salmonella ở người

Vi khuẩn Salmonella có nhiều type và có sức đề kháng rất cao, có thể sống
hàng tháng ở ngoài môi trường. Vi khuẩn này có thể bị giết chết ở nhiệt độ 55 độ C
trong vòng 30 phút. Nếu sử dụng cồn và các loại thuốc sát khuẩn khác cũng có thể
tiêu diệt được vi khuẩn này trong thời gian từ 3 - 5 phút.

 Rửa tay thật kỹ là cách tốt nhất để ngăn ngừa lây lan các bệnh nhiễm khuẩn
đường ruột. Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm sau khi đi vệ sinh, thay tã,
chạm vào động vật và trước khi ăn hoặc chế biến thức ăn
 Không để các loại bò sát vào những nơi cho trẻ nhỏ ân hoặc tắm. Không cho
các loài bò sát lưỡng cư vào trong nhà có trẻ dưới 5 tuổi hoặc những người
có hệ miễn dịch suy yếu.
 Nấu kĩ tất cả các loại thịt, đặc biệt là thịt gà.
 Không ăn trứng sống hoặc nấu chưa chín.

25
Nhó m 01

 Để thịt và gia cầm sống tách biệt khỏi cách loại đồ ăn khác trong bếp. Rửa
đĩa và các đồ được sử dụng để chứa thịt sống trước khi sử dụng chứa những
đồ khác.
 Tránh ăn trứng sống. Khi ăn trứng, nấu tới ít nhất 70 độ C để diệt
Salmonella. Cocktail trứng, sốt trứng và các thực phẩm có chứa trứng sống
khác nên tránh sử dụng nhiều nhất có thể.
 Rửa rau và quả sạch trước khi ăn.
 Hãy chú ý cẩn thận trong việc chuẩn bị sữa cho bà bầu và trẻ em. Nên cho
trẻ sơ sinh bú hơn là dùng sữa công thức.
 Nên uống sữa tiệt trùng.
 Rã đông thịt và gia cầm trong tủ lạnh thay vì ở nhiệt độ phòng.
 Cho thức ăn vào tủ lạnh ngay.
 Rửa thớt và kệ bếp dùng để chế biến thịt hoặc gia cầm ngay sau khi sử dụng
để tránh lây nhiễm chéo sang các loại thực phẩm khác.
 Để thịt sống, trái cây chưa rửa sạch cách xa các thực phẩm đã nấu chín
 Chỉ mua và sử dụng các sản phẩm chế biến sẵn ở những nơi cung ứng đáng
tin cậy, có điều kiện bảo quản tốt
 Sử dụng thiết bị và các dụng cụ nhà bếp riêng để chế biến thực phẩm sống
và chín.
 Những người bị nhiễm Salmonella và đang làm việc trong ngành công
nghiệp dịch vụ ăn uống không nên trở lại làm việc cho đến khi họ không bị
tiêu chảy trong ít nhất 48h.

26
Nhó m 01

3. Các biện pháp phòng ngừa phòng tránh nhiễm Salmonella trong chuỗi cung
ứng thịt gà

3.1. Từ chuồng gà

Vệ sinh cơ học chuồng trại hằng ngày (rửa dọn chuồng nuôi, dụng cụ, không
để phân bẩn tích tụ trong trại).

Phun sát trùng 1-2 lần/tuần tùy thuộc điều kiện từng trại và dịch tễ vùng
chăn nuôi.

Đảm bảo các yếu tố môi trường, tiểu khí hậu để không có gì bất lợi xảy ra:
chuồng trại không được quá nóng hay lạnh, không được quá ẩm thấp, quá bẩn,
nước đầy đủ và luôn sạch…

Chế độ dinh dưỡng hợp lý theo từng giai đoạn, từng giống gà khác nhau.

Tăng sức đề kháng bằng các loại thuốc bổ, vitamin, khoáng chất…

Ngoài ra, do Việt Nam là một đất nước có rất nhiều mầm bệnh tiềm ẩn nên
đa phần muốn phòng bệnh tốt đều phải dùng đến kháng sinh trộn vào trong thức ăn
hoặc nước uống cho vật nuôi. Tùy thuộc vào kết quả kháng sinh đồ của từng khu
vực trong từng thời điểm mà chọn dùng loại kháng sinh nào. Một số dòng kháng
sinh thường dùng để phòng bệnh Salmonella là: Colistin, Norfloxacin,
Enrofloxacin, Halquynol.

Nếu gà đã bị nhiễm khuẩn salmonella lập tức cách ly những con yếu, bệnh
ra một khu vực riêng để điều tra. Sau đó:

 Khử trùng toàn bộ khu vực chuồng nuôi liên quan và ở gần khu vực
phát hiện bệnh trên gà

27
Nhó m 01

 Sử dụng các thuốc giải độc và tăng chức năng gan thận uống liên tục
cho đến khi khỏi bệnh.

 Bổ sung đồng thời vitamin tổng hợp, vitamin K để tăng sức đề kháng
cho gà.

 Bổ sung men tiêu hóa vào trong thức ăn, thúc đẩy và hỗ trợ gà trong
quá trình tiêu hóa.

3.2. Đối với gà trong quá trình giết mổ

Phải được kiểm tra thú y trước khi giết mổ để giảm nguy cơ các loại thịt
nhiễm Salmonella. Quá trình giết mổ phải đảm bảo vệ sinh và ngăn cách các khu
vực, tránh sự lây lan của vi khuẩn nhất là lây nhiễm chéo

Các cơ sở giết mổ cải tạo theo hướng giết mổ trên kệ inox hoặc treo, không
để thân thịt trực tiếp trên sàn

Sử dụng nguồn nước sạch, đảm bảo vệ sinh

Dụng cụ giết mổ phải đảm bảo vệ sinh thú y

Chỗ bảo quản thịt sau khi giết mổ cũng phải được đảm bảo sạch sẽ

3.3. Đối với gà tươi bày bán ngoài chợ

Vật dụng dùng pha lọc và chứa đựng thịt được làm bằng vật liệu bền, không
gỉ và dễ làm vệ sinh và khử trùng tiêu độc.

28
Nhó m 01

Các trang thiết bị, dụng cụ để bày bán, pha lọc, chứa đựng thịt phải riêng
biệt, không được dùng chung cho đối tượng hoặc công việc khác;

Làm sạch và khử trùng tiêu độc trang thiết bị, dụng cụ bày bán, pha lọc và
chứa đựng thịt trước và sau khi bán hàng;

Địa điểm phải cách biệt với các nguồn gây ô nhiễm, khu bán thực phẩm chín
hoặc khu bán thực phẩm ăn liền.

Nước dùng trong kinh doanh thịt phải đạt tiêu chuẩn nước ăn uống theo Quy
chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT của Bộ
Y tế

Phương tiện vận chuyển thịt phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y theo quy
định.

29
Nhó m 01

VI. KẾT LUẬN

Bệnh nhiễm khuẩn Salmonella ở gà là một trong những mầm bệnh truyền
lây giữa người và động vật ( động vật với động vật) thường xuyên nhất trên thế
giới và nó được phân lập cả trên người và thịt gà. Sự nhiễm khuẩn trực tiếp có thể
là do quá trình vệ sinh sát trùng sau giết mổ và thiết sự quản lý nước thải trong giết
mổ. Nguồn nhiễm khuẩn gián tiếp qua môi trường giết mổ (sàn không được vệ sinh
sạch sẽ).

Salmonellosis là một bệnh do vi khuẩn Salmonella được lây nhiễm qua


đường tiêu hóa. Tỷ lệ nhiễm cao của Salmonella đối với thân thịt cho thấy sự ô
nhiễm trong các giai đoạn sau của chuỗi giết mổ là rất cao. Điều này có thể do sự
có mặt của vi khuẩn trong môi trường, sự lây nhiễm chéo đối với các sản phẩm thịt
chưa chế biến hoặc chế biến chưa đủ. Cũng có thể do phương tiện di chuyển hoặc
dụng cụ giết mổ.

Hiện nay, số liệu trên cho thấy thực trạng nhiễm khuẩn Salmonella ở thịt gà
chiếm hàm lượng cao do nhiều nguyên nhân, cần phải áp dụng những biện pháp
thiết thực có tác dụng để cải thiện tình trạng này.

Vì vậy, để có được thịt gà chất lượng cao đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh và
an toàn thực phẩm cho người sử dụng thì việc quan trọng là đảm bảo các cơ sở
chăn nuôi, giết mổ phải đồng bộ các biện pháp kỹ thuật vệ sinh thú y và an toàn
sinh học trong các giai đoạn. Những người tham gia kinh doanh, chế biến và phân
phối thịt và sản phẩm từ gia cầm phải có đầy đủ bảo hộ lao động. Khi mua thịt gà
về sử dụng trong gia đình cần mua thịt có màu sắc, mùi vị và cảm quan bình
thường, có nguồn gốc và có dấu kiểm dịch thú y. Dụng cụ khi pha chế và chế biến
món ăn từ thịt gà cần đảm bảo sạch sẽ . Vệ sinh trước và sau khi chế biến thịt phải

30
Nhó m 01

rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Thịt gà phải nấu chín 100°C ít nhất 15 phút
mới được sử dụng.

31
Nhó m 01

Nguồn tài liệu tham khảo

(1) Ô NHIỄM SALMONELLA Ở CÁC ĐIỂM GIẾT MỔ GIA CẦM QUY MÔ


NHỎ TẠI CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

https://cgspace.cgiar.org/rest/bitstreams/19121/retrieve

(2) https://vi.wikipedia.org/wiki/Salmonella

(3) SALMONELLA FACTS IN VIETNAMESE

https://kingcounty.gov/depts/health/communicable-diseases/disease-control/
salmonellosis/vietnamese.aspx?fbclid=IwAR3F_OUElI5hb-
yepCrKIQvuXJJbX3LVcJXZ5lMb8yZwhL9NMx1Tw1z4q4Q

(4) TÌNH HÌNH NHIỄM SALMONELLA TRONG CHUỖI SẢN XUẤT THỊT
GÀ TẠI MỘT SỐ HUYỆN CỦA TP HÀ NỘI NĂM 2014-2015

https://tailieutuoi.com/tai-lieu/tinh-hinh-nhiem-salmonella-trong-chuoi-san-xuat-
thit-ga-tai-mot-so-huyen-cua-tp-ha-noi-2014-2015

(5) NGỘ ĐỘC THỨC ĂN DO VI KHUẨN SALMONELLA,


STAPHYLOCOCCUS, CLOSTRIDIUM BOTULINUM

https://hoibacsy.vn/ngo-doc-thuc-an-do-vi-khuan-salmonella-staphylococcus-
clostridium-botulinum/

32

You might also like